You are on page 1of 5

1

UBND THÀNH PHỐ PHỦ LÝ HƯỚNG DẪN CHẤM


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ÔN
VÀO LỚP 10 THPT
(HDC có 05 trang) Môn: Ngữ văn

I. Hướng dẫn chung


- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng
quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm và biểu điểm;
khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. Những bài viết chưa thật đủ ý
toàn diện nhưng trình bày được một số nội dung sâu sắc, có những kiến giải hợp lí
cho những quan điểm riêng vẫn được đánh giá cao.
II. Hướng dẫn cụ thể và biểu điểm
Phần Câu Nội dung Điểm

Đọc hiểu 3,0

1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5

2 Theo tác giả, chính những khó khăn thử thách sẽ góp phần nhào nặn bạn
0,5
trở thành một phiên bản tốt hơn.
Tác dụng câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn văn bản:
- Gồm 4 câu hỏi tu từ:
Làm cách nào để có thể đứng vững giữa muôn vàn cạm bẫy, khó khăn,
I thử thách? Làm cách nào để có thể luôn hiên ngang vững vàng trên đôi
3 chân của mình và mở rộng vòng tay chào đón những điều mà cuộc đời 0,75
mang đến? Điều gì giúp chúng ta vượt qua khó khăn trở ngại? Điều gì
dẫn đường chỉ lối cho ta đi xuyên qua màn đêm sóng gió để đạt được
điều mong muốn?
- Tác dụng:
+ Làm cho câu văn sinh động hấp dẫn hơn về mặt diễn đạt.
+ Nhấn mạnh, tạo ấn tượng, tập trung chú ý cho người đọc.
+ Giúp bộc lộ cảm xúc của tác giả đối với việc đón nhận và vượt qua các
khó khăn trở ngại.
4 Trọng tâm cuộc đời là những điều quan trọng nhất đối với cuộc đời con
người. Mỗi người phải dựa vào đó để làm mục tiêu, từ đó suy nghĩ quyết
định mọi hành động, việc làm; đó cũng là thước đo để điều chỉnh bản 0,5
thân và tạo sức mạnh vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc
sống.
HS trả lời theo quan điểm cá nhân: có thể đồng tình/không đồng tình/
2

đồng tình một phần trên cơ sở lập luật chặt chẽ, phù hợp với chuẩn mực
đạo đức và pháp luật.
Có thể tham khảo:
- Khẳng định đồng tình/không đồng tình/ đồng tình một phần (0,25) 0,75
- Giải thích ngắn gọn lí do (0,5)
Gợi ý: Trường hợp đồng tình. Xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Em đồng tình với quan điểm đó vì khi có được trọng tâm cuộc đời
của bản thân mình thì mọi hoạt động đều có mục đích và suy nghĩ chín
chắn, giúp ta không đi sai đường và không phải thất vọng sau này. Nếu có
khó khăn, cạm bẫy, nó sẽ là động lực để ta đứng dậy bước tiếp.
II Làm văn 7,0

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn
2,0
khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc tìm kiếm cho mình
một điểm tựa vững chắc đối với mỗi con người trong cuộc sống.
a) Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân 0,25
đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: suy nghĩ về
ý nghĩa của việc tìm kiếm cho mình một điểm tựa vững chắc đối với mỗi 0,25
con người trong cuộc sống.
c) Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao
1 tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng để làm rõ ý nghĩa
của việc tìm kiếm cho mình một điểm tựa vững chắc đối với mỗi con
người trong cuộc sống. HS có thể lựa chọn nhiều cách trình bày khác
nhau, có thể tham khảo các ý sau:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Ý nghĩa việc tìm kiếm cho mình một điểm tựa vững chắc
+ Một điểm tựa vững chắc của con người trong cuộc sống là nơi để mỗi
người nương dựa, là nơi tiếp cho họ sức mạnh, niềm tin, động lực sống,
nơi mang lại cảm giác ấm áp, bình yên,…Trong cuộc sống, không ai có
thể chắc chắn rằng cuộc đời mình thuận lợi mãi mãi. Có thể đến một lúc 1,0
nào đó công việc của chúng ta sẽ gặp bất trắc, trở ngại.
+ Một điểm tựa vững chắc giúp con người được an ủi, che chở, giúp đỡ,
vỗ về nâng bước. Từ đó, những thất bại, rủi ro vấp phải sẽ nhanh chóng
được vượt qua, con người sẽ có thêm tự tin để bước tiếp.
+ Một điểm tựa vững chắc giúp con người thực hiện những ước mơ, hoài
bão hay vượt qua những khó khăn, trở ngại.
- Nếu con người không có điểm tựa vững chắc cho bản thân sẽ dễ dàng bị
chùn bước, bỏ cuộc trước khó khăn, thử thách,…
- Bài học nhận thức và hành động.
+ Mỗi người cần có nhận thức đúng đắn để thấy rằng việc tìm kiếm cho
mình một điểm tựa vững chắc có ý nghĩa thiết thực, tạo sức mạnh tinh
3

thần vượt qua bao thử thách của cuộc đời;


+ Mỗi người cần có hành động đúng đắn: sống để yêu thương, gắn bó với
người thân trong gia đình, với bạn bè, với cộng đồng…
d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ
về vấn đề nghị luận. 0,25
đ) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trích trong bài Đoàn thuyền
5,0
đánh cá của Huy Cận. Từ đó nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp của người
lao động trong thời kì hiện nay.
a) Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận văn học (nghị luận về một
đoạn thơ): có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề 0,25
nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm; Kết bài khái quát nội
dung nghị luận.
b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: cảm nhận về bốn khổ thơ giữa bài thơ Đoàn 0,25
thuyền đánh cá của Huy Cận.
c) Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao
tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Trên cơ sở hiểu biết
2 về tác giả, tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá và đoạn thơ, cảm nhận sâu sắc
vẻ đẹp của đoạn thơ ở các phương diện nội dung và nghệ thuật. Có thể
trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý chính sau:
* Mở bài:
- Giới thiệu vài nét về tác giả và văn bản.
0,25
- Vị trí và nội dung của đoạn trích: Nằm ở phần giữa của bài thơ, miêu tả
cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.
* Thân bài:
1, Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi thăm dò luồng cá bủa lưới vây
giăng (khổ thơ thứ nhất)
- Những hình ảnh thơ đẹp, giàu sức khơi gợi liên tưởng: lái gió, buồm
trăng, mây cao, biển bằng để dựng lên một khung cảnh thiên nhiên đẹp 3,0
đẽ, thơ mộng và làm nổi bật tầm vóc lớn lao hòa nhập với thiên nhiên, vũ
trụ của đoàn thuyền. Hình ảnh con thuyền hiện lên đầy thi vị, thấm đượm
cảm hứng lãng mạn.
- Đoạn thơ còn sử dụng một loạt động từ: dò, dàn đan, vây giăng để làm
toát lên khí thế lao động khẩn trương của ngư dân. Công việc ấy được
miêu tả giống như một trận đánh hừng hực khí thế quyết thắng.
2, Vẻ giàu đẹp của biển đêm (khổ thơ thứ 2)
- Vẻ đẹp của biển đêm được miêu tả qua các hình ảnh cá, đêm, sao.
- Tác giả sử dụng phép liệt kê và nhân hóa để miêu tả hình ảnh cá. Biển
có nhiều loại cá quý, cá ngon. Tác giả đặc biệt miêu tả con cá song (Cá
4

song như một ngọn đuốc đen hồng lấp lánh trên biển đêm. Cái đuôi cá
quẫy làm trăng tan trong nước, vàng sáng cả một vùng biển cả). Hình ảnh
thơ thật trữ tình, lãng mạn.
- Đêm được nhân hóa như một con người có hơi thở. Sao trên trời chiếu
xuống mặt nước Hạ Long. Những con sóng đuổi nhau vỗ bờ tưởng chừng
như sao đang lùa nước.
=> Bốn câu thơ miêu tả sự giàu đẹp của biển khơi mà như vẽ ra bức tranh
sơn mài rực rỡ với vẻ đẹp của bầy cá như các nàng tiên vũ hộ, với sắc
màu lấp lánh của biển đêm. Bút pháp lãng mạn và trí tưởng tượng phong
phú đã nối dài và chắp cánh cho hiện thực bay bổng trở nên kỳ ảo. Đây
chính là nét đặc sắc trong thơ Huy Cận.
3, Công việc đánh bắt cá của ngư dân (Khổ thơ thứ 3)
- Hai câu thơ: Ta hát bài ca gọi cá vào; Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
vừa tả công việc đánh cá (đánh cá bằng âm thanh) vừa cho cảm nhận
được chất thơ trong công việc. Không phải là người gõ thuyền đuổi cá
vào lưới mà là trăng gõ thuyền. Ánh trăng từ trên cao tỏa xuống theo
những con sóng vỗ vào mạn thuyền như gõ thuyền đuổi cá vào lưới.
Trăng không chỉ là buồm đưa con thuyền ra khơi mà trở thành bạn cùng
lao động chinh phục biển khơi của những người ngư dân.
- Hai câu thơ sau là lời cảm tạ của người ngư dân với biển khơi. Biển
được so sánh như người mẹ với tình thương bao la. Hình ảnh so sánh thể
hiện lòng biết ơn sâu nặng của những người ngư dân với biển khơi.
4, Cảnh kéo lưới (Khổ thơ thứ 4)
- Cảnh kéo lưới được miêu tả đầy ấn tượng vừa gợi tả thành quả rực rỡ
của chuyến ra khơi vừa khắc tạc bức tượng ngư dân đầy sức sống.
- Câu thơ: Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông cho ta hình dung khung cảnh
khoang thuyền đầy ắp cá. Sắc bạc của vẩy cá, sắc vàng của đuôi cá ngời
lên rạng đông của biển. Hình ảnh này còn cho phép ta liên tưởng: bình
minh của cuộc sống mới đang lóe lên từ thành quả lao động, được khởi
nguồn từ chính trong lao động
* Đánh giá khái quát
- Giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ: tiêu biểu cho phong cách thơ
Huy Cận (hiện thực mà lãng mạn bay bổng, hình ảnh thơ đẹp giàu sức khơi
gợi liên tưởng); đoạn thơ đã khắc họa bức tranh lao động của ngư dân trên
biển khơi đầy sức sống và ngập tràn niềm vui của những con người lao
động được làm chủ cuộc sống mới. Đó là vẻ đẹp của những con ngừơi lao
động mới hăng say đầy hào hứng phấn khởi trên miền Bắc những năm
5

đầu giải phóng.


* Liên hệ đến vẻ đẹp của những người lao động trong thời kì hiện nay
- Những người lao động trong thời kì hiện nay là hình ảnh đẹp, mang
hơi thở của cuộc sống, giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng
0,5
và phát triển đất nước giàu mạnh.
- Họ là những con người lao động hăng say, tập trung, tâm huyết, không
ngừng sáng tạo, chủ động trong mọi công việc,….
- Tích cực học hỏi, tìm tòi để mang lại hiệu quả cao trong công việc.
=> Dù ở thời kì nào, làm bất cứ công việc gì thì người lao động vẫn luôn
luôn là những người anh hùng trên mặt trận sản xuất.
* Kết bài: Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói 0,25
chung. Liên hệ, bộc lộ cảm xúc.
d) Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25

đ) Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0,25
cần nghị luận.

--- Hết ---

You might also like