You are on page 1of 4

TOAN TÍNH CỦA CÁC BÊN

1. Toan tính của phe Liên minh


1.1. Áo – Hung
Giới cầm quyền Áo – Hung tham gia vào khối Liên minh với mong
muốn thực hiện tham vọng làm bá chủ vùng Balkan. Bởi vì tại thời điểm
này, Áo – Hung lo sợ rằng phong trào giải phóng dân tộc Pan – Slavic tại
Serbia sẽ gây ảnh hưởng đến sự thống nhất, làm suy yếu sức mạnh và vị thế
của đế chế Áo – Hung. Đồng thời, Áo – Hung không muốn Nga tận dụng
cơ hội này để tiến hành bành trướng sức ảnh hưởng tại khu vực Balkan.
Vì vậy, mối quan tâm hàng đầu của Áo – Hung là tìm đồng minh giúp
đỡ họ đàn áp phong trào giải phóng của Serbia nhằm ổn định lại trật tự của
quốc gia. Sau đó, Áo – Hung đã có được tấm “séc trắng” (carte blanche) –
lời cam kết của Hoàng đế Wilhelm khi ông hứa rằng sẽ dành sự hỗ trợ
trung thành của Đức cho Áo – Hung. “Without Germany’s backing, the
conflict in the Balkans might have remained localized.” (Amanda
Onion , Missy Sullivan , Matt Mullen và Christian Zapata, nnk., 2009).
([dịch: Nếu không có sự ủng hộ của Đức, cuộc xung đột ở khu vực Balkan
có thể vẫn chỉ là một cuộc xung đột cục bộ.]). Với sự giúp đỡ của Đức, Áo
– Hung càng thẳng thừng hơn trong các hành động trừng phạt các quốc gia
ở vùng Balkan, nhất là sau sự kiện thái tử Áo – Hung Franz Ferdinand bị
ám sát bởi một người Serbia.
Mọi toan tính của Áo – Hung đều là những nỗ lực cuối cùng để chứng
tỏ mình vẫn còn là một cường quốc trước sự nhòm ngó của các thế lực
khác, đặc biệt là Nga.
1.2. Đức
Đến cuối thế kỷ XIX, Đức là một quốc gia thống nhất ở giữa lòng châu
Âu, là đối trọng đáng gờm với nhiều cường quốc khác. Nhờ vào việc áp
dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp, Đức dần trở thành
cường quốc kinh tế ở châu Âu, trong khi Anh đang mải mê phát triển
thương mại, Pháp dần bị lạc hậu trong lĩnh vực công nghệ và Nga vẫn chưa
thể trở thành một nước tư bản hoàn chỉnh. Mặc dù vô cùng lớn mạnh nhưng
Đức lại có rất ít thuộc địa. Lí do là bởi các cường quốc già như Anh, Pháp
và Nga đã nắm hầu hết các thuộc địa tiềm năng trên thế giới. Dù chậm chân
trong vấn đề thuộc địa nhưng với vị thế đang lên của mình, Đức đã đẩy
mạnh các tham vọng chiếm lĩnh thuộc địa và mong muốn chia lại thế giới.
Ý đồ muốn làm bá chủ thế giới, áp đặt ách thống trị lên phần lớn các nước,
đặc biệt là châu Âu và Trung Cận Đông và chiếm đoạt thuộc địa thuộc sở
hữu Anh, Pháp được Đức thể hiện rất rõ ràng.
Hơn nữa, những xung đột ở khu vực Balkan cũng nằm trong những
toan tính của quốc gia này. Chính phủ Đức cho rằng, một cuộc chiến tranh
giữa Đức và Nga không thể tránh khỏi nếu Đức muốn giành quyền kiểm
soát vùng Balkan. Tuy nhiên, khi nhận ra ý đồ của Đức, những đồng minh
của Nga là Pháp và Anh đã có những phản ứng ngay lập tức, được biểu
hiện qua việc các nước này tích cực chạy đua vũ trang nhằm chuẩn bị cho
những mâu thuẫn có thể nổ ra. Chính vì lí do này, Đức quyết định giúp đỡ
và trở thành đồng minh với Áo – Hung để nhận được sự hỗ trợ từ quốc gia
này trong cuộc chiến sắp xảy ra. Bên cạnh đó, một trong những nguyên do
khiến Đức lựa chọn Áo – Hung là vì hai quốc gia đã là đồng minh thân cận
của nhau từ những thập kỷ trước.
1.3. Bulgaria
Sau khi giành độc lập vào năm 1878, Bulgaria trở thành một vương
quốc độc lập tuy nhiên đường biên giới được thiết lập ở Hội nghị Berlin
1878 đã không làm Bulgaria thỏa mãn. Vào tháng 6/1913, Bulgaria đã bất
ngờ tấn công vào liên minh các quốc gia Balkan (Balkan League), gây ra
chiến tranh lần thứ hai ở bán đảo này với mục đích mở rộng lãnh thổ.
Nhưng đã bị Serbia, Hy Lạp và Romania đánh bại nhanh chóng chỉ sau một
tháng. Sau Hiệp định Bucharest (8/1913), Bulgaria đã bị trừng phạt nặng nề
sau chiến tranh. Ngược lại, Serbia lại được hưởng nhiều lợi ích, tiêu biểu là
việc được mở rộng gần gấp đôi lãnh thổ, khiến mâu thuẫn giữa hai quốc gia
trở nên càng thêm sâu sắc.
Từ thất bại đó, Bulgaria luôn muốn tìm cơ hội phục thù và giành lại
những lãnh thổ đã mất. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra năm 1914,
nước này giữ thái độ trung lập bất chấp sự lôi kéo của cả hai phe tham
chiến. Nhưng đến năm 1915, chính phủ Bulgaria cho rằng phe Liên minh
Trung tâm sẽ giành chiến thắng cộng với những tham vọng sẵn có về lãnh
thổ nhằm vào Serbia – đồng minh của Anh và Pháp nên Bulgaria đã theo
phe Liên minh và tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất.
1.4. Đế chế Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ)
Cũng giống như Bulgaria, ban đầu Đế chế Ottoman giữ thế trung lập
cho đến năm 1914 khi gia nhập phe Liên minh vì những mâu thuẫn với
Anh, Pháp, Nga. Có thể nhận định, việc tham gia vào phe Liên minh để
tham chiến là một nỗ lực cuối cùng để duy trì đế chế đang đứng trên bờ vực
lạc hậu, bị chèn ép ở khu vực Cận Đông bởi Anh và Pháp; ở Kavkaz và
Balkan ở Nga. Đế chế Ottoman từ lâu đã không còn hùng mạnh, thậm chí
người Thổ lúc đó bị gọi là “con bệnh của châu Âu”. Đế quốc Ottoman
mong muốn giữ vững sự kiểm soát của mình ở những vùng đất gần nước
Nga, đảm bảo sự an toàn biên giới và có thể kìm hãm Nga. Hơn nữa, giữa
Đức và Ottoman cũng là hai quốc gia có mối quan hệ kinh tế gắn bó với
nhau.
2. Toan tính của phe Hiệp ước
2.1. Anh
Chính sách đối ngoại của Anh luôn là duy trì sự cân bằng quyền lực ở
châu Âu. Cuối thế kỷ XIX, sau khi thống nhất, tiềm lực của Đức ngày càng
được nâng cao làm cho các đế quốc già như Anh phải lo sợ, nhất là sự đe
dọa đến sức mạnh hải quân mà người Anh luôn tự hào.
Đầu thế kỷ XX, Anh đã dần kéo Pháp về phe của mình khi tìm cách
hóa giải những xung đột xoay quanh quyền lợi của hai nước ở châu Phi.
Anh đã hợp tác với Pháp trong các vấn đề về thuộc địa ở Ai Cập và Maroc
khiến cho quan hệ giữa Anh và Pháp đã trở nên gắn bó hơn và là bước
chuẩn bị để đối phó với Đức trong giai đoạn sau này. Theo Hiệp ước Luân
Đôn được kí năm 1904, Pháp sẽ rút khỏi Sudan và Ai Cập, còn Anh thừa
nhận lãnh thổ Maroc là thuộc Pháp.
Thêm vào đó là việc Pháp liên kết với Nga vào năm 1894 đã làm cho
Anh không thể ngó lơ việc hợp tác với Nga vào năm 1907. Nhận thấy,
Cách mạng Nga 1905 – 1907 đã tác động sâu sắc đến hệ thống thuộc địa,
để duy trì hệ thống thuộc địa ở phương Đông, Anh thể hiện mong muốn
liên minh với Nga để đối phó phong trào cách mạng và phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc bằng việc kí Hiệp ước Anh – Nga năm 1907.
Các hành động của Anh nhằm chặn đứng tham vọng tranh giành thuộc
địa, chia lại thị trường của Đức. Ngăn cản ảnh hưởng của nước này, cố
gắng giới hạn Đức trong phạm vi châu Âu, không muốn Đức vươn lên trở
thành cường quốc trên biển vì lo sợ quyền lợi thương mại thuộc địa của
Anh bị đe dọa. Đồng thời, Anh còn muốn hạ Đế quốc Áo – Hung và Đế
quốc Ottoman xuống thành những quốc gia bình thường để chiếm lĩnh
quyền lợi tại khu vực Trung Cận Đông – nơi có rất nhiều dầu mỏ.
2.2. Pháp
Cũng như Anh, Pháp rất lo ngại về sự thống nhất và phát triển của
nước Đức. Pháp muốn chiếm giữ hoàn toàn hai vùng công nghiệp Alsace
và Lorraine từ Đức. Đó cũng chính là lý do, Pháp lợi dụng sự lỏng lẻo
trong Liên minh Ba hoàng đế giữa Nga và Đức để thành lập một liên minh
nhằm chống lại Đức. Pháp muốn Đức suy yếu để trừ đi những mối họa mà
Pháp lo sợ về sau.
2.3. Nga
Không khác gì hai đồng minh của mình, Đức cũng đang là mối nguy
lớn đối với Đế quốc Nga lúc bấy giờ. Ngoài ra, mối lo ngại của Nga cũng
đặt đến việc hai quốc gia nằm sát sườn mình là Áo – Hung. Nga muốn
kiềm chế sức mạnh của Áo – Hung để không ảnh hưởng đến lợi ích về địa
chiến lược, địa chính trị của mình ở vùng Balkan. Nhưng hiệp ước Berlin
đã động chạm đến những quyền lợi này và từ đó xuất hiện nhiều mâu thuẫn
giữa Nga và Đức. Thêm nữa, vì lần thua trận trong năm 1905 với Nhật Bản,
Nga nghĩ rằng tham gia một liên minh thì các đồng minh sẽ hỗ trợ Nga khi
cần thiết.
Nga muốn loại bỏ sự can thiệp và ảnh hưởng của Đức tại Ba Lan,
Ukraina và vùng Baltic. Đồng thời, Nga cũng muốn loại bỏ sự cản trở của
Đế quốc Ottoman và Đế quốc Áo – Hung khỏi vùng Kavkaz và Balkan,
thậm chí Nga còn có tham vọng xâm chiếm các cùng thuộc ảnh hưởng của
hai quốc gia này.
2.4. Italia
Đa phần các quốc gia mới vừa được thống nhất đều theo xu hướng
trung lập để hạn chế về mức tối thiểu các thiệt hại mà các cuộc chiến tranh
giành hay đặc biệt là chiến tranh mang lại. Italia cũng không phải ngoại lệ
nhưng vì muốn tìm cho mình một chỗ dựa vững chắc, Italia đã dần dần
tham gia vào các liên minh sau này.
Ngay từ đầu, Italia chỉ muốn các đồng minh của mình viện trợ để xây
dựng, củng cố hệ thống thuộc địa và trở thành các đế chế do mình thống trị
bên ngoài lãnh thổ, từ đó nâng cao vị thế từ một nước nhỏ thành một cường
quốc.
Italia vẫn là một nước đang lên, chưa định hình được tầm vóc quốc gia
nên mong muốn có một vai trò và tiếng nói lớn hơn ở châu Âu, đặc biệt là
khu vực Balkan.

You might also like