You are on page 1of 3

1.

Bối cảnh ký kết:


Đế quốc Áo-Hung tham chiến trong Đệ nhất thế chiến với mục đích khẳng định vị thế
của một cường quốc và bảo vệ đế quốc thoát khỏi sự dòm ngó của các nước phe Hiệp
ước. Tuy nhiên, vai trò của Đế quốc Áo-Hung rất mờ nhạt trong cuộc chiến, khi ở mặt
trận phía Đông liên tiếp bại trận trước quân Nga và chỉ trong tình trạng cầm chân được
quân ý ở mặt trận phía Nam. Đến cuối năm 1916, quân Đức liên tiếp thua trận kéo theo
sự thất bại liên tiếp của các nước Đồng minh và rơi vào thế bị động. Ngày 4/11/1916, Đế
quốc Áo-hung đầu hàng phe Hiệp ước và bị tách thành hai nước riêng biệt là Áo mới và
Hung mới. Kể từ ngày 28/6/1919, sau hiệp ước Versailles ký kết với Đức, các nước
thắng trận trong phe Hiệp ước lần lượt ký hòa ước với các nước thua trận, trong đó có
nước Áo mới trong hiệp ước Saint-Germain.
2. Lễ ký kết:
Ngày 10/9/1919, lễ ký kết hiệp ước giữa hai lực lượng là Cộng hòa Áo mới và các
quốc gia thắng trận thuộc phe Hiệp ước trong thế chiến thứ nhất tại cung định Saint-
Germain ở miền Bắc nước Pháp. Tuy nhiên kết quả của hòa ước Saint-Germain không
được chính quyền Hoa Kỳ phê chuẩn, do đó, nước Áo phải ký với Mỹ ở Hiệp ước “Hòa
bình Mỹ-Áo” năm 1921. Bởi vì nội dung các điều khoản của hòa ước này có trong đó
nội dung của hiệp ước Hội Quốc Liên.
3. Nội dung hòa ước
3.1. Về lãnh thổ:
Sự tồn tại của Đế quốc Áo-Hung, một trong những đế quốc lớn nhất Châu Âu trước
thế chiến thứ nhất, chính thức chấm dứt sứ mệnh của mình. Tên quốc gia tự chọn ban
đầu của nước “Cộng hòa Đức-Áo” đã phải đổi thành “Cộng hòa Áo”. Người dân nước
Áo, đặc biệt là người Đức gốc Áo nói rằng thuật ngữ tên gọi mới của quốc gia là sự một
sự khắc nghiệt vì họ ủng hộ cho “một quốc gia dân tộc Đức duy nhất”. Điều khoản 88 đã
ghi rõ rằng không cho phép sáp nhập Áo vào Đức: "Nền độc lập của Áo là bất khả xâm
phạm nếu không có sự đồng ý của Hội Quốc Liên. Do đó Áo bảo đảm trong trường hợp
không có sự cho phép của Hội Quốc Liên thì sẽ kiềm chế bất kỳ hành động nào có thể
trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc bằng bất cứ phương diện nào làm tổn hại đến tính độc lập
của mình và nhất là trước khi Áo được gia nhập Hội Quốc Liên và can dự vào các vấn đề
của một Cường quốc khác." Điều này có nghĩa là nước Áo không được xâm phạm trực
tiếp hay gián tiếp đến nền độc lập của chính quốc gia mình, không được tham gia các
liên minh chính trị hoặc kinh tế với Đế chế Đức nếu không có sự cho phép của Hội đồng
Liên đoàn các quốc gia. Dó đó, sự suy yếu kinh tế của Áo sau này dẫn đến việc ủng hộ ý
tưởng Anschluss (liên minh chính trị) với Đức Quốc xã mà điều khoản 88 của hòa ước
được gọi là "nỗ lực tiền Anschluss".
Đế quốc Áo-Hung chính thức tách thành hai nước độc lập là Áo và Hung Lãnh thổ
của Đế quốc Áo-Hung bị thu hẹp đến mức tối đa, lên tới hơn 60% tổng lãnh thổ trước
chiến tranh. Các quốc gia mới hình thành trên sự tan rã của Đế Quốc Áo-Hung bao gồm
Nam Tư và Tiệp Khắc trên 2 tỉnh Danube và Alpine, nơi có số lượng người nói tiếng
Đức nhiều ở Đế chế Áo-Hung trước đây. Hòa ước buộc nước Áo mới phải thừa nhận nền
độc lập của Hungary, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư (Vương quốc Slovenes, Croatia và
Serbia) và đường biên giới được xác lập bởi hòa ước. Các vùng lãnh thổ còn lại là miền
đông Galiciam, Trento, miền nam Tirol, Trieste và Istria đều nhượng cho Ý, Ba Lan,
Romania,... và những nước trong phe Hiệp ước. Cụ thể là Sudetenland và Bohemia thuộc
Đức vào tay Tiệp Khắc, Nam Tyrol và Istria (bao gồm cả cảng Adriatic ở Trieste) vào
tay Vương quốc Ý; Kranjska, Hạ Steiermark, Dalmatia vào tay Vương quốc của người
Serb, Crotia và Slovene.
Đồng thời, tuyên bố hủy bỏ Định ước Berlin năm 1885 với lý do trên thế giới không
còn lãnh thổ vô chủ nữa nên "Nguyên tắc chiếm hữu thật sự" không còn giá trị pháp lý
mà thay vào là thiết lập thuyết "quyền phát hiện": một vùng lãnh thổ thuộc về quốc gia
nào đã phát hiện ra vùng lãnh thổ đó đầu tiên.
Theo điều khoản 177, Cộng hòa Áo cùng với "Liên minh bộ tứ" bao gồm Đức, Áo-
Hung, Đế chế Ottoman và Bulgaria đều phải nhận hết trách nhiệm cho sự khơi màu
chiến tranh. Do đó, các quốc gia này phải bồi thường tổn thất chiến tranh cho các nước
Hiệp ước và chịu sự áp chế quân đội.
3.2. Về quân đội
Trên đất liền, Cộng hòa Áo chuyển giao đường sắt bà các chi tiết khác liên quan đến
sự tan rã của một đế chế lớn thành một số quốc gia độc lập nhỏ. Trên biển, hải quân Áo-
Hung phải chia cắt và phân bổ lực lượng cho các nước Đồng minh khác; loại bỏ hạm đội
tàu chiến và thương thuyền trên biển Adriatic và sông Danube. Lực lượng vũ trang phải
được giảm đến mức tối đa: quân đội không quá 300.000 quân; nhằm ngăn chặn ý thức
phục thù của Áo.
3.3. Về bồi thường chiến phí
Khoản tiền để bồi thường chiến phí do Ủy ban bồi thường các nước thắng trận xác
định. Tuy nhiên khoản chiến phí phải bồi thường không được đề cập chính xác không có
khoản tiền nào được chi trả bởi Cộng hòa Áo.
4. Tác động của hòa ước
Hòa ước đã vi phạm nghiêm trọng đến nguyên tắc tự quyết của một dân tộc đã ký kết
trong hòa ước Hội Quốc Liên. Các điều khoản đều hướng đến những người dân tộc Đức
ở Cộng hòa Áo phải nằm dưới sự thống trị của Tiệp Khắc và Ý, quan trọng là ngăn cấm
hình thành đoàn kết dân tộc Đức.
Cộng hòa Áo được tạo ra bởi một hòa ước làm kiệt quệ dân tộc về tài chính và cả quân
sự, tạo nên tâm lý mất mát dân tộc: Sự giảm mạnh về dân số, lãnh thổ và tài nguyên so
với đế chế cũ, đáng chú ý nhất là Vienna, một kinh đô không có đế chế.
Như vậy, hiệp ước Saint-Germain trong hệ thống hòa ước Versailles đã đưa ra các điều
khoản cấm mọi liên minh giữa Áo và Đức, giải quyết biên giới Áo, tạo nên kỷ nguyên
Đệ nhất Cộng hòa.

You might also like