You are on page 1of 3

1.

Đánh giá về Hệ thống các hòa ước Versailles (1919-1920)

* Hoàn cảnh triệu tập Hội nghị

- Cuộc CTTG thứ nhất giữa hai phe Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga) và phe Liên minh (Đức, Áo –
Hung và Italia) đã kết thúc ngày 11.11.1918. Cuộc chiến tranh này đã đưa tới sự thay đổi sâu sắc
trong tương quan lực lượng giữa các nước đế quốc, đồng thời cũng thay đổi căn bản nội dung,
tính chất của quan hệ quốc tế.

- Hệ thống ĐQCN không còn nguyên vẹn nữa. Nước Nga XHCN ra đời.

* Diễn biến Hội nghị.

- Hội nghị khai mạc ngày 18-1-1919 và kéo dài suốt năm sau.

- Trong thời gian Hội nghị đã diễn ra sự bất đồng sâu sắc giữa các đồng minh trước đây:

+ Mỹ tìm cách giành bá chủ thế giới. Tổng thống Mỹ Wilson trong “Chương trình 14 điểm” đã
đề ra việc cần thiết phải thành lập Hội Quốc Liên, Mỹ muốn thông qua tổ chức này lãnh đạo thế
giới bằng sức mạnh kinh tế và chính trị của mình.

+ Pháp lại muốn làm suy yếu nước Đức đến tối đa nhằm thiết lập quyền bá chủ ở châu Âu. Pháp
đòi sáp nhập vùng than Sarre và các miền đất khác của Đức ở bờ tây sông Ranh, giúp đỡ các
nước Đông Nam Âu (Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumani...) nhằm xây dựng khối liên minh chống Đức
và nước Nga Xô viết.

+ Anh tìm cách làm suy yếu sức mạnh kinh tế và hải quân Đức bằng cách giành được các thuộc
địa của Đức vào đế quốc Anh. Anh cũng tìm cách ngăn chặn Pháp mạnh lên và muốn sử dụng
Đức làm đối thủ, cản trở sự bá quyền của Pháp ở châu Âu.

*Kết quả::

- Quyết định thành lập Hội Quốc Liên

- 5 bản hòa ước của các nước bại trận:

• 26-6-1919 Hòa ước Versailles với Đức

- Đức phải trả lại cho Pháp 2 tỉnh Alsace và Lorraine; cắt nhượng cho Bỉ các khu vực Eupen
Malmedy và Moresnet; cắt cho Ba Lan các khu vực Pomerania, Poznan, phần lớn Tây Phổ, một
phần Đông Phổ, và một phần Silesia; và cắt cho Đan Mạch vùng Bắc Slesvig

- Đức phải hạn chế thấp nhất lực lượng vũ trang của mình.

- Đức đã phải trả khoảng 132 tỉ mác vàng cho các nước thắng trận trong phe Hiệp ước

• 10-9-1919, Hòa ước Saint – Germain với Áo


- Đế quốc Áo Hung chấm dứt sự tồn tại của mình. Tách ra thành 2 quốc gia độc lập.

- Một phần đất đai được cắt cho Ý, Ba Lan, Rumania..

• 27-11-1919, Hòa ước Neuilly với Bulgaria

- Bulgaria phải cắt một phần đất đai cho Hi Lạp, Nam Tư, Rumania.

- Trả một khoản bồi thường chiến tranh là 2.25 tỷ franc vàng trong 37 năm.

• 4-6-1920, Hòa ước Trianon với Hungary

- Cắt nhiều vùng lãnh thổ cho Nam Tư, Tiệp Khắc và Rumania, lãnh thổ thu hẹp còn 1/3 và bồi
thường chiến tranh một khoản lớn tiền.

• 10-8-1920, Hòa ước Sèvres với Thổ Nhĩ Kì

- Syria, Libanon, Palestine, Irag tách hoàn toàn ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, đặt dưới sụ quản lý của Hội
Quốc Liên. Thổ Nhĩ Kỳ mất 80% lãnh thổ.

- Thổ Nhĩ Kỳ cũng phải trả tiền bồi thường chiến tranh và giảm bớt lực lượng quân sự.

* ĐÁNH GIÁ

Hệ thống Hòa ước Versailles (1919 - 1920) là các hòa ước hoàn toàn bất lợi cho các nước bại
trận, nó làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa nước bại trận và nước thắng trận, cũng như giữa các
nước thắng trận với nhau.

- Các nước bại trận phải bồi thường các khoản rất lớn, gây nặng nề về mặt tài chính

- Các nước bại trận phải cắt bớt thuộc địa, lãnh thổ cho các nước thắng trận, làm mất đi những tài
nguyên mà các nước bại trận đang có

- Bên cạnh đó, các nước thắng trận cũng không giải quyết đc những vẫn đề về thuộc địa với
nhau.

2.Đánh giá về Hệ thống các hòa ước Washington (1921-1922)

* Hoàn cảnh triệu tập

- Do sự ra đời của Hội Quốc Liên lẫn hòa ước Versailles không giải quyết được những mâu
thuẫn giữa các nước thắng trận

- Ngoài ra, còn có mâu thuẫn đáng chú ý giữa Anh - Mĩ và Mĩ - Nhật ở Viễn Đông và Thái Bình
Dương ngày càng trở nên gây gắt

* Diễn biến hội nghị:


- Ngày 12-11-1921, hội nghị Washington được khai mạc với sự tham gia của 9 nước là Anh,
Pháp, Mĩ, Ý, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Trung Quốc.

- Chương trình nghị sự chính thức của hội nghị bao gồm 2 nội dung chính là:

+ Một là, vấn đề hạn chế lực lượng hải quân và các quy chế về việc sử dụng các loại vũ khí chiến
tranh mới.

- Hai là, vấn đề Viễn Đông và Thái Bình Dương ( Trung Quốc, Syberia, và các đảo ủy trị )

You might also like