You are on page 1of 3

Bối cảnh xã hội của nước Đức lúc bấy giờ :

- Cho đến giữa thế kỉ XIX , Đức vẫn còn là một nước nông nghiệp , đa số dân
cư tập trung ở nông thôn, các thành thị nhỏ.
- Sau khi nước Đức thống nhất (18/01/1871) , chủ nghĩa tư bản Đức phát triển
nhanh chóng , chỉ 4 năm, sau chiến tranh Pháp – Phổ , tốc độ phát triển kinh
tế của Đức đã bằng ¼ thế kỉ trước đó .
- Đến cuối TK XIX , Đức lúc đó bắt đầu xuất hiện nhiều khu công nghiệp lớn.
- Chỉ trong 1 thời gian ngắn, Đức đã vượt Anh, Pháp, đứng đầu Châu Âu và
thứ hai thế giới ( sau Mĩ )
- Đức chiếm ngôi vị số 1 châu âu trong một số ngành công nghiệp mới như
là : điện , hoá chất .
- Đến năm 1905 . Đức đã có 385 tổ chức độc quyền , bao gồm 12000 xí
nghiệp lớn và nắm giữ các ngành sản xuất chủ yếu.
- Do công nghiệp phát triển, quý tộc địa chủ Đức có điều kiện sử dụng máy
móc và kĩ thuật mới trong nông nghiệp .

Tình hình chính trị của nước Đức cuối TK XIX – đầu TK XX :
Đối nội:
- Hiến pháp 1871 quy định nước Đức là một Liên bang gồm 26 bang và 3 thành
phố tự do ( Hamburg, Bremen, Luberck) , theo chế độ quân chủ lập hiến. 

=> Đây là mô hình nhà nước tư sản , vai trò của quý tộc tư sản hoá rất lớn , quyền
lực tập trung chủ yếu vào tay tư sản và quý tộc tư sản hoá

( Junkers ) Phổ . Đây là lực lượng lãnh đạo việc thống nhất Đức bằng vũ lực . Liên
minh này có thế lực lớn về chính trị , vì là lực lượng quý tộc , có tước vị phong
kiến cao , có ruộng đất lớn ở nông thôn .

- Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và
quý tộc tư sản hoá, đứng đầu là Hoàng đế Vin-hem I và Thủ tướng Bixmác. 
- Mặc dù có Hiến pháp, có Quốc hội, nhưng chế độ chính trị ở Đức thời kì này
không phải là chế độ đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ nửa chuyên chế, áp
dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức.

- Vào năm 30 cuối TK XIX , cùng với xu hướng chung của chủ nghĩa tư bản thế
giới , tư bản Đức đã chuyển qua giai đoạn đế quốc chủ nghĩa .

Đối ngoại:
- Công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa, ráo riết chạy đua vũ trang để thoả
mãn nhu cầu của giới cầm quyền.

- Lấy cớ mâu thuẫn giữa Nga và Áo-Hung trong giành thế lực ở Baikan , năm 1879
Đức đã kí một hiệp ước bí mật với Áo- hung nhằm chống lại Nga và Pháp

- Sau đó lợi dụng mâu thuẫn ở Tunisia giữa Italia và pháp , Đức đã lôi kéo thêm
Itaia vào đồng minh của mình. Liên minh Đức –Áo-Hung-italia là chỗ dực để Đức
chống lại Nga và Pháp trong tương lai .

- Đức còn đẩy mạnh can thiệp vào Trung Cận Đông ( là nơi có ảnh hưởng mạnh
mẽ của Anh và có nhiều dầu lửa ) thông qua việc thuyết phục Sultan Thổ Nhĩ Kỳ ,
ký một hiệp định vào năm 1903 , cho Đức xây dựng một con đường sắt nối liền
Đức với Irac , còn được gọi là đường sắt 3B , nối liền Berlin – Byzantium –
Baghdad . Có tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế và chính trị đối với Đức , từ đó
hướng tới Ấn Độ thuộc địa của Anh .

- Mâu thuẫn giữa Đức với Anh, Pháp càng thêm sâu sắc.

=> Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc
Đức.

Nhận Xét : Có thể thấy , đường lối đối ngoại của Đức vào những năm cuối thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX , là thực hiện “ chính sách thế giới” . Với sức mạnh kinh tế cà
chính trị đang trỗi dậy , Đức mâu thuẫn gay gắt với Anh , Pháp ( hai nước có nhiều
thuộc địa nhất ) tích cực chạy đua vũ trang , gây chiến tranh xâm lược nhằm chia
lại thế giới .
 Câu hỏi : Chủ trương của giới cầm quyền Đức trong việc giải quyết mâu
thuẫn giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là ?
A. Tiến hành chiến tranh , nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường
B. Chủ động đàm phán lại với các nước đế quốc, phân chia lại thị trường
C. Liên minh với các nước đế quốc để đẩy nhanh quá trình xâm lược thuộc
địa
D. Gây chiến với các nước đế quốc láng giềng , xâm chiếm đất đai

You might also like