4. Hậu quả của xung đột trong làm việc nhóm

You might also like

You are on page 1of 4

4.

Hậu quả của xung đột trong làm việc nhóm


I. Xung đột tích cực
Khi nhắc đến xung đột đa phần ai cũng sẽ nghĩ đến xu hướng tiêu cực nhưng thực
chất nó cũng đem lại lợi ích nhằm thúc đẩy sự phát triển của nhóm. Nếu xung đột
ở trong mức độ cho phép nào đó có thể sẽ là động lực mang tính đột phá giúp tăng
hiệu quả làm việc của nhóm. Bởi vì khi thảo luận mỗi cá nhân sẽ bày tỏ quan điểm
suy nghĩ riêng của mình, điều này giúp phát triển khả năng tư duy và sáng tạo rất
tốt. Qua quá trình thảo luận, người trưởng nhóm dễ dàng nhận ra được tiềm năng,
điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên để phân công công việc sao cho đem lại
hiệu quả cao nhất. Xung đột cũng là một sự tăng cường liên kết, kết nối mọi thành
viên trong nhóm gần nhau hơn, hiểu nhau hơn về tính cách, sở thích, tác phong
làm việc,…Không những vậy, xung đột còn tạo động lực cho mỗi cá nhân trong
nhóm phải cố gắng nỗ lực hết sức mình để không bị tụt lại phía sau so với người
thành viên khác.
II. Xung đột tiêu cực
Xung đột làm cho không khí làm việc bị ngột ngạt, căng thẳng, thậm chí ở mức độ
cao hơn còn gây ra thái độ thù địch với nhau vì không tìm được tiếng nói chung.
Từ đó mất thiện cảm trong mắt các thành viên khác, khiến đối phương không
muốn hoặc hạn chế hợp tác làm việc chung với bạn trong một nhóm nào khác nữa.
Xung đột làm giảm đi sự đoàn kết trong nhóm và cạnh tranh thiếu lành mạnh với
những nhóm khác. Đồng thời làm giảm hiệu quả công việc do năng lượng cũng
như thời gian lẽ ra dành cho công việc nhưng lại chỉ bận tâm về vấn đề mâu thuẫn.

→ Như vậy, dù là xung đột tích cực hay tiêu cực thì chúng ta cũng cần phải đưa ra từng
giải pháp riêng cụ thể. Nếu là xung đột tích cực, ta cần quản lý xung đột để đảm bảo xung
đột đi đúng hướng nhằm phát huy tính tích cực của xung đột, giúp nhóm ngày càng phát
triển. Nếu là xung đột tiêu cực, chúng ta cần có những giải pháp phù hợp, nhanh chóng
để hạn chế ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa các thành viên cũng như công việc
chung của cả nhóm

5. Các cách giải quyết xung đột


Giải quyết xung đột nhóm là một phần không thể thiếu trong việc duy trì mối quan hệ
làm việc hiệu quả trong một tổ chức hoặc môi trường làm việc. Dưới đây là một số
phương pháp phổ biến để giải quyết các mâu thuẫn và tạo ra sự hòa thuận trong nhóm:

1) Cứng rắn, áp đảo


Cách này thường thể hiện một bên luôn muốn chiếm ưu thế, đặt lợi ích cá nhân
hoặc của nhóm mình lên trên lợi ích chung hoặc của nhóm đối lập. Bên chiếm ưu
thế thường sử dụng các biện pháp như sức mạnh, đe dọa hoặc áp đặt quyền lực để
đạt được mục tiêu của mình. Trong cách tiếp cận này, thường có một bên chiến
thắng và một bên thất bại (win-lose). Điều này có thể làm căng thẳng quan hệ giữa
các bên, tạo ra sự thù địch khi có bên thắng và bên thua, cũng như làm giảm lòng
tin và tinh thần đoàn kết trong nhóm. Tuy nhiên, đôi khi phong cách này cũng có
thể tạo điều kiện cho sự tiến bộ tích cực nếu bên thua cuộc nhận ra sai lầm của
mình và có thái độ học hỏi và cải thiện.
→ Phương pháp giải quyết xung đột này nên áp dụng khi:
- Vấn đề cần được giải quyết ngay lập tức hoặc không có tính quan trọng cao.
- Người ra quyết định tự tin rằng họ đúng.
- Xung đột không kéo dài và không xảy ra định kỳ.
2) Né tránh
Khi gặp xung đột, cá nhân hoặc nhóm thường tránh đề cập trực tiếp đến vấn đề và
có thể hy sinh mục tiêu của mình để tránh mâu thuẫn. Họ thường không quan tâm
đến nhu cầu của các bên, và không quan trọng việc giành chiến thắng hoặc thua
cuộc. Tuy nhiên, phương pháp này thường dẫn đến kết quả là mọi bên đều cảm
thấy thất vọng và mâu thuẫn không được giải quyết một cách triệt để, tạo điều kiện
cho việc xảy ra các xung đột tiếp theo. Hậu quả là nhóm không phát triển sau khi
trải qua xung đột và không có sự lãnh đạo rõ ràng trong nhóm.
→ Phương pháp giải quyết xung đột này nên áp dụng khi:
- Vấn đề không đáng kể.
- Vấn đề không liên quan đến lợi ích cá nhân.
3) Nhường nhịn
Nhường nhịn là một phương pháp xử lý xung đột tập trung vào việc duy trì và
củng cố mối quan hệ giữa các bên, thay vì chỉ nhìn vào việc đạt được lợi ích riêng
cho bản thân. Phương pháp này thường diễn ra ngược lại với cách tiếp cận cạnh
tranh(cạnh tranh: chiến thắng và bảo vệ quyền lợi cá nhân). Khi sử dụng phương
pháp nhường nhịn, cá nhân thường thể hiện sự thụ động hoặc sẵn lòng tuân theo,
thậm chí là đặt mong muốn của người khác lên trên mong muốn của bản thân. Họ
có thể hy sinh quyền lợi cá nhân để duy trì sự hòa thuận trong các mối quan hệ,
giữ cho tình hình ổn định giữa các cá nhân trong nhóm hoặc giữa các nhóm khác
nhau.
Đặc điểm chính của phương pháp này là sự chú trọng vào việc duy trì sự hòa thuận
và sự ổn định trong mối quan hệ. Người sử dụng phương pháp nhường nhịn
thường coi trọng sự rộng lượng và lòng vị tha, và có khả năng đồng ý với yêu cầu
của người khác, ngay cả khi không đồng ý hoặc không thích điều đó. Họ thường
coi việc duy trì mối quan hệ là quan trọng hơn việc thể hiện quyền lợi cá nhân.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng phương pháp nhường nhịn mà không
có sự cân nhắc cẩn thận có thể dẫn đến sự lạc quan quá mức và cảm giác bất mãn
trong tình hình xung đột, đặc biệt nếu một bên liên tục phải hy sinh mà không
được đền đáp.
→ Phương pháp giải quyết xung đột này nên áp dụng khi:
- Việc duy trì mối quan hệ quan trọng hơn việc thắng thua
- Giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp là sự ưu tiên hàng đầu đặt lên hàng đầu
4) Thỏa hiệp
Phương pháp giải quyết xung đột theo kiểu thoả hiệp đòi hỏi sự đồng thuận
giữa các bên, mỗi bên phải sẵn lòng hy sinh một phần quyền lợi của mình để đạt
được phần lợi ích khác. Trong quá trình này, hai bên cố gắng tránh sự không hòa
hợp và tìm ra một giải pháp mà mọi người đều cảm thấy hài lòng. Điều này
thường đòi hỏi một sự linh hoạt và sẵn lòng chấp nhận sự thay đổi từ cả hai phía.
Tuy nhiên, mặc dù phương pháp thoả hiệp có thể tạo ra kết quả có lợi cho cả
hai bên, nhưng nó cũng có thể gây ra những cảm xúc tiêu cực như tức giận, không
hài lòng hoặc thậm chí là sự căm phẫn nếu một bên cảm thấy mình đã phải hy sinh
quá nhiều. Việc này có thể gây ra sự mất niềm tin và ảnh hưởng đến mối quan hệ
trong tương lai giữa các bên.
Kết quả cuối cùng của phương pháp này có thể là cả hai bên đều có lợi hoặc
đều phải chịu thiệt sau khi xảy ra xung đột. Điều quan trọng là mỗi bên cần phải
cân nhắc và đánh giá kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng phương pháp này, và
sẵn lòng đàm phán để đạt được một thỏa thuận công bằng và bền vững.
→ Phương pháp giải quyết xung đột này nên áp dụng khi:
- Vấn đề khá quan trọng, cần đưa ra quyết định càng sớm càng tốt do vậy nhanh
chóng chấp nhận các yêu cầu của nhau
- Giải quyết xung đột quan trọng hơn cái tôi cá nhân.
5) Hợp tác
Phương pháp hợp tác trong giải quyết mâu thuẫn đặt mục tiêu cao cho cả kết quả
và mối quan hệ giữa các bên. Mỗi bên tham gia với thái độ tích cực và chủ động
đối với quá trình xung đột, và họ đặt mong muốn tiếp cận các quyết định quan
trọng có ảnh hưởng đến lợi ích của cả nhóm. Hợp tác là việc các bên cùng nỗ lực
hợp pháp để giải quyết mối quan tâm của cả hai bên. Trong quá trình này, tất cả
các bên đều tập trung vào việc đạt được sự đồng thuận và tìm kiếm giải pháp tốt
nhất cho cả hai bên, không chỉ tập trung vào lợi ích riêng của một bên. Đây được
xem là một phong cách mà cả hai bên đều có thể thắng (win-win), và nó đề cao sự
tôn trọng quyền lợi, trách nhiệm, và ý thức của tất cả các bên tham gia vào quá
trình giải quyết xung đột.
→ Phương pháp giải quyết xung đột này nên áp dụng khi:
- Vấn đề rất quan trọng
- Xử lý những tình huống không khẩn cấp.
- Mong muốn tạo dựng mối quan hệ lâu dài giữa các bên.
- Đã thử các phương pháp giải quyết khác nhưng đều thất bại

You might also like