You are on page 1of 4

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN


VĂN
-----□□&□□-----

BÀI TẬP GIỮA KỲ HỌC PHẦN:


TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ THIẾT KẾ Ý TƯỞNG

Lớp môn học: LIT1054 6


Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thanh Việt

HÀ NỘI, 2024

1
Danh sách thành viên nhóm 5

Tên thành viên Mã số sinh viên


Vũ Khánh Linh 23030916
Lê Thị Long 23031445
Nguyễn Thanh Ngân 23030783

Nguyễn Minh Ngọc 23031453

Nguyễn Yến Nhi 23031719


Nguyễn Thị Yến Nhi 23030784
Nguyễn Thị Ngọc Mai 23031446
Bùi Thị Mơ 22031505
Triệu Trà My 23031703

2
Đề tài: Thiết kế địa điểm nhận và trả đồ thất lạc cho sinh viên
trường đại học KHXH&NV

BƯỚC 1 (Thấu cảm): (Video phỏng vấn)


BƯỚC 2 (Xác định vấn đề):
Tại các trường đại học nói chung và trường ĐH KHXH&NV nói riêng, việc đánh
mất đồ đạc vẫn là vấn đề xảy ra thường xuyên, tuy nhiên, các biện pháp giải quyết vấn đề
trên vẫn tồn tại nhiều bất cập. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi đã quyết định tìm hiểu về
những bất cập này, đồng thời, tìm kiếm biện pháp tối ưu để giải quyết những bất cập ấy.
Thông qua bước empathize (thấu cảm), nhóm đã xác định được những điểm bất cập xoay
quanh vấn đề đánh mất đồ đạc của sinh viên trường như sau:
- Đối với người bị mất: không xác định được điểm tìm kiếm, phải tìm kiếm ở nhiều
nơi, đi hỏi nhiều người, thỉnh thoảng đăng confession nhưng phải mãi mới được duyệt bài
dù - rằng đang cần tìm lại đồ gấp, cũng có những trường hợp có người nhặt hộ và đăng
lên confession trường để trả hay gửi ở phòng bảo vệ nhưng vì không biết nên không liên
hệ để nhận lại.
- Đối với người nhặt được: dù rằng muốn trả cho người bị mất, nhưng không biết
phải làm sao để liên hệ với họ, có những người cũng ngại giữ đồ của người mất cho đến
khi tìm được chủ nhân của nó, hoặc tương tự như trường hợp của người bị mất, người
nhặt được đồ đăng bài confession để trả hay gửi lại ở phòng bảo vệ cũng không chắc chắn
được rằng món đồ ấy có thực sự được trao lại cho người mất hay không.
- Như vậy, vấn đề được đặt ra ở đây là sự bất tiện về việc thiếu một địa điểm cố
định, có thể hỗ trợ cho sinh viên nhanh nhất có thể.
BƯỚC 3 (Đề xuất ý tưởng):
Dựa trên vấn đề đã xác định được, nhóm đề xuất thiết kế một căn phòng để tập kết
đồ đạc bị đánh mất của sinh viên, cũng sẽ là địa điểm mà người bị mất đồ đến để nhận lại
đồ bị mất, căn phòng sẽ có tên gọi là “Lost & Found Nhân văn ”.

3
- Cấu tạo phòng:
+ Có kệ, giá đựng đồ, tủ nhiều ngăn, có bàn cho người quản lý, máy scan.
+ Phân chia từng loại vật phẩm thành tủ khác nhau: tài liệu, thẻ, đồ điện tử, sách,...
+ Có camera trong phòng để đảm bảo an toàn.
- Hoạt động:
+ Có nhóm quản lý (trực vào sáng 2, 4, 6 và chiều 3, 5, 7).
+ Có page: chủ yếu dùng để nhận thông tin và hỗ trợ đăng bài tìm đồ.
+ Tiến hành liên kết với ĐTN HSV trường để xin cấp gcn cho người đến gửi đồ.
- Cách thức hoạt động:
+ Người nhặt được đồ sẽ mang đến phòng => quản lý sẽ lưu lại thông tin người gửi
=> scan hình ảnh đồ vật bị mất, đồng thời, tìm kiếm thêm hình ảnh khác của loại đồ
vật đấy => người đến nhận sẽ xác minh đồ vật mình đánh mất bằng cách chọn đúng
hình ảnh => nếu xác minh đúng thì sẽ được nhận đồ.
+ Sau 1 khoảng thời gian nhất định sẽ đặt bàn ở sân trường để trao cơ hội cuối cùng
cho người mất đồ, bên cạnh đó cũng quảng bá được Phòng tìm đồ.
+ Sau mỗi học kỳ, ban quản lý sẽ tiến hành thu dọn phòng một lần để xử lý những
đồ vật không có người nhận, đồ sẽ được phân loại, những đồ còn có khả năng sử dụng và
còn tốt thì sẽ được gửi đi quyên góp, đồ tái chế được sẽ dùng để tái chế.
- Chức năng:
+ Tiếp nhận đồ vật thất lạc, lên danh sách và thu thập thông tin từ người nhặt được.
+ Đối chiếu, trao trả đồ vật bị thất lạc cho người đánh rơi.
+ Cung cấp một lượng điểm rèn luyện, cổ vũ tinh thần làm việc tốt của sinh viên.
+ Quảng bá hình ảnh sinh viên trường làm việc tốt.
BƯỚC 4 (Tạo mẫu): Nhóm tiến hành thiết kế căn phòng bằng mô hình 3D
BƯỚC 5 (Kiểm chứng)

You might also like