You are on page 1of 4

4. Chiến lược phân phối và thu hồi.

4.1 Chiến lược phân phối:


TH True Milk là thương hiệu phân phối sản phẩm đa kênh, nhiều cấp, bao
gồm:
4.1.1 Flagship store “TH true mart”
Hiện nay TH có 333 cửa hàng TH true mart trên toàn quốc theo mô hình hiện
đại, tiên phong về dịch vụ và chất lượng.
4.1.2. Kênh phân phối truyền thống
Đối với kênh phân phối truyền thống, TH True Milk lựa chọn phân phối nhiều
cấp bao gồm nhà phân phối, đại lý bán buôn, cửa hàng bán lẻ (tạp hóa). Đội
ngũ bán hàng lên đến cả nghìn người để phát triển thị trường.
4.1.3. Kênh phân phối hiện đại
Các sản phẩm của TH True Milk hiện có mặt ở hầu hết các siêu thị lớn như
Vinmart, Top market, Fuji mart, Aeon mall,…và chuỗi các cửa hàng tiện lợi
như Circle K, 7 eleven.
Trong hệ thống phân phối của TH true Milk được thiết kế dưới 2 kênh là phân
phối trực tiếp và phân phối gián tiếp:
Kênh phân phối trực tiếp: TH lựa chọn 2 loại hình là chuỗi cửa hàng TH
true Mart và đặt hàng trực tuyến- giao hàng tận nơi. Hình thức đặt hàng trực
tuyến khách hàng chỉ cần để lại thông tin qua các phương tiện như điện thoại
hay máy tính. Sau đó nhân viên sẽ kiểm tra thông tin khách hàng và gọi điện
xác nhận đặt hàng thành công. Đơn hàng sẽ được chuyển đến trung tâm điều
phối hoặc cửa hàng TH true Mart gần nhất và giao hàng đến tay người tiêu
dùng trong 48h và đơn hàng được miễn phí vận chuyển.
Kênh phân phối gián tiếp: bao gồm có kênh cấp 1 và kênh cấp 2.
Cấp 1: Đây là quá trình hàng hoá được vận chuyển từ nhà sản xuất đến các
cửa hàng bán lẻ như các siêu thị Big C, Lotte, Metro, cửa hàng tạp hoá, cửa
hàng tiện lợi, cuối cùng mới đến tay người tiêu dùng.
Cấp 2: Ở Cấp 2 sản phẩm sẽ đi từ nhà sản xuất đến các đại lý rồi đến điểm
bán lẻ như hàng tạp hoá, chợ. Thông qua nhà đại lý trung gian rồi đến bán
buôn và cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Ưu điểm của kênh phân phối gián
tiếp: Mức độ bao phủ của sản phẩm rộng, tạo sự thuận tiện cho khách hàng dễ
dàng tìm kiếm và mua sản phẩm ở bất kỳ ở đâu. Nhược
điểm của kênh phân phối gián tiếp: Quản lý khó, vận chuyển hàng hóa qua bên
trung gian nên đến tay người tiêu dùng sẽ lâu. Kênh phân phối gián tiếp nhiều
cạnh tranh.
4.1.4. Key account
TH True Milk đang trên cuộc đua cung ứng sản phẩm của nhóm key account
như trường học, cửa hàng thức uống, nổi bật là chương trình “sữa học đường”.
4.2. Chiến lược thu hồi & quy trình thu hồi:
4.2.1 Chiến lược thu hồi:

Logistics ngược được thực hiện dựa trên các nguyên nhân như: thu hồi các sản
phẩm không bán được, các sản phẩm bị khuyết tật, đã sử dụng,… nhằm nâng
cấp, sửa chữa, tái sử dụng một phần. Để thực hiện được Logistics ngược phải
trải qua 4 bước:

 Bước 1 – “Tập hợp”: các hoạt động thu hồi các sản phẩm không bán được,
sản phẩm không còn nguyên vẹn, bao bì và vận chuyển về địa điểm thu hồi.
 Bước 2 – “Kiểm tra”: tại điểm thu hồi sẽ thực hiện các bước kiểm tra chất
lượng sản phẩm/hàng hóa, tiến hành chọn lọc và phân loại. Đây là bước
quan trọng nên cần làm kĩ lưỡng để khôngảnh hưởng đến những bước tiếp
theo.
 Bước 3 – “Xử lý”: sau khi thu hồi ngược lại thì doanh nghiệp có những
cách xử lý như sau:
o Tái sử dụng trực tiếp hoặc bán lại
o Phục hồi lại sản phẩm như: sửa chữa sản phẩm bị lỗi, sản xuất lại, tháo để
lấy phụ tùng,…
o Xử lý rác thải bằng việc thiêu đốt hoặc làm sao cho giảm thiểu được tác
động đến môi trường
 Bước 4 – “Phân phối lại”: lúc này các hoạt động Logistics sẽ diễn ra như
bình thường như là hoạt động lưu trữ, vận chuyển và bán hàng.

4.2.1 Quy trình thu hồi sản phẩm:


Xác định sản phẩm cần thu hồi: Theo dõi và kiểm tra chất lượng sản phẩm để
phát hiện ra bất kỳ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu
dùng. Nếu cần, tiến hành thu hồi sản phẩm từ khách hàng và các kênh phân
phối.
Phân loại và đánh giá mức độ nguy hiểm: Xác định mức độ nguy hiểm của
vấn đề và sản phẩm bị ảnh hưởng. Sản phẩm có thể được phân loại thành các
loại độc hại và không độc hại, để quyết định cách xử lý phù hợp.
Lập kế hoạch thu hồi: Thiết lập một kế hoạch chi tiết cho quá trình thu hồi,
bao gồm việc xác định thời gian, địa điểm, phạm vi và phương tiện cần thiết để
thu hồi sản phẩm.
Thông báo và giao tiếp: Thông báo cho cơ quan quản lý và khách hàng về vấn
đề và quyết định thu hồi sản phẩm. Giao tiếp một cách kịp thời và minh bạch
với cả khách hàng và công chúng là rất quan trọng để duy trì uy tín và niềm tin
của thương hiệu.
Thu hồi sản phẩm: Thực hiện quá trình thu hồi sản phẩm theo kế hoạch đã
được thiết lập, đảm bảo rằng mọi sản phẩm bị ảnh hưởng đều được thu hồi một
cách an toàn và hiệu quả.
Xử lý và loại bỏ sản phẩm: Xử lý sản phẩm thu hồi một cách an toàn và thích
hợp, tuân thủ các quy định pháp lý và tiêu chuẩn môi trường. Đảm bảo rằng
không có sản phẩm bị ảnh hưởng nào được trở lại thị trường.
Đánh giá và cải thiện: Sau quá trình thu hồi, đánh giá kết quả và học hỏi từ
các vấn đề xảy ra để cải thiện quy trình thu hồi trong tương lai.
4.3 Cấu trúc chuỗi cung ứng thu hồi:
Nguyên vật liệu → Nhà sản xuất → Nhà phân phối → Người tiêu dùng
↑ ↓
Tái phân phối & hạ giá ← Phục hồi ← Kiểm tra & phân loại ← Thu hồi sản phẩm

Loại bỏ
4.4 Các dạng chiến lược thu hồi:

 Thu hồi toàn bộ: Thu hồi toàn bộ lô sản phẩm nếu có sự cố hoặc vấn đề
nghiêm trọng đe dọa sức khỏe của người tiêu dùng.
 Thu hồi phần: Thu hồi chỉ các sản phẩm từ các lô cụ thể hoặc khu vực
cụ thể nếu phát hiện ra vấn đề nhất định.
 Thu hồi tự nguyện: Quyết định tự nguyện thu hồi sản phẩm mà công ty
tin rằng có vấn đề, nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và duy trì
uy tín của thương hiệu.
 Thu hồi bắt buộc: Tuân thủ yêu cầu của cơ quan quản lý hoặc luật pháp
để thu hồi sản phẩm nếu có rủi ro đối với sức khỏe công cộng hoặc vi
phạm các quy định liên quan.
 Chiến lược phân loại sản phẩm: Phân loại và chỉ thu hồi các sản phẩm
từ các lô cụ thể mà được xác định có vấn đề, giúp giảm thiểu ảnh hưởng
đến toàn bộ dòng sản phẩm.
 Chiến lược quản lý rủi ro: Áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro trước
đó để giảm thiểu nguy cơ của vấn đề xảy ra và cần phải thu hồi sản phẩm.
 Chiến lược tái sử dụng hoặc tái chế: Sau khi thu hồi, công ty có thể áp
dụng các chiến lược tái sử dụng hoặc tái chế để xử lý sản phẩm thu hồi
một cách bền vững.

You might also like