You are on page 1of 3

CÁC ĐÁP ÁN VẬN DỤNG CAO

1. Các cụm từ: Phù hợp (đáp ứng) thực tiễn, lịch sử, khách quan là đáp án luôn đúng
2. Khi Đảng ra đời là thì đảng luôn đúng. Giải phóng dân tộc (Luận cương chính trị và Phong
trào dân chủ 36-39 tạm gác khẩu hiệu dân tộc)
3. Mọi nguyên nhân thắng lợi của các cuộc chiến quan trọng nhất là nguyên nhân chủ quan (Sự
lãnh đạo của Đảng và Hồ CHí Minh, đoàn kết toàn dân). Nguyên nhân khách quan chỉ là tiền
đề và cơ sở.
4. Hình thức mặt trận ở nước ta có vai trò: Tập hợp lực lượng, đoàn kết dân tộc, đấu tranh
chính trị, vai trò hậu phương, hình thành cơ sở nhà nước sơ khai (MT Việt Minh).
5. Đặc điểm quan trọng nhất của giai đoạn 1919 – 1930 là: Song song tồn tại 2 khuynh hướng
dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản. Cả 2 khuynh hướng này đều cố gắng vươn lên giải
quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra. (Giống nhau)
So với trước 1930: Có đảng lãnh đạo, hình thành liên minh công – nông, lần đầu tiên tấn công
trực diện vào kẻ thù – giành chính quyền (đỉnh cao)
Những phòng trào trước đó: Góp phần, tạo tiền đề, cơ sở cho sự phát triển phong trào.
6. Cương lĩnh chính trị vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đặt vấn đề giải phóng dân
tộc lên hàng đầu, xác định lực lượng cách mạng là toàn thể nhân dân yêu nước (coi trọng đoàn
kết dân tộc), giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước, coi độc lập - tự do là cốt lõi
– Giống với hội nghị TW 8 (khác thành lập chính phủ cộng hòa so công – nông - bình).
7. Sự giống nhau giữa phong trào 1930 – 1931, 36-39, 39-45: Thể hiện sự sáng tạo của Đảng
trong phân hóa kẻ thù, đều có đấu tranh chính trị, điều chỉnh chủ trương kịp thời, đều có sự
lãnh đạo của Đảng, đều đề ra nhiệm vụ chiến lược là giải phóng dân tộc.
8. Sự khác nhau nhau giữa phong trào 36-39 và 1930 – 1931, 39-45: Giai đoạn 36 -39 tạm gác
khẩu hiệu giải phóng dân tộc, đấu tranh dân chủ, không có đấu tranh vũ trang, không có chủ
trương thành lập chính phủ, chưa thành lập chính quyền, còn 2 phong trào kia ngược lại.
9. Sự khác giữa 30 – 31 và 36 – 39, 39- 45: Chưa có hình thức mặt trận, vẫn đề ra nhiệm vụ
ruộng đất, lần đầu tiên liên minh công – nông hình thành trong thực tiễn.
10. Sự giống giữa 30 – 31 và 39- 45: Đều đã giành chính quyền, đều đặt vấn đề giải phóng dân
tộc lên hàng đầu, tấn công trực diện vào kẻ thù chủ yếu của dân tộc (không ảo tưởng về kẻ
thù), chủ trương thành lập chính phủ, đấu tranh vũ trang (39-45 mới thành lập lực lượng vũ
trang)
11. Sự khác biệt của hội nghị trung ương 8 (5/1941) với các hội nghị trước đó là: Đặt vấn đề
giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng nước (thể hiện nhiệm vụ quốc tế vì đã giúp cả lào và
Cam Pu Chia), thành lập mỗi nước một mặt trận riêng với Việt Nam độc lập đồng minh (Thể
hiện nhiệm vụ quốc tế đứng về phe đồng minh chống phát xít), đề ra chủ trương thành lập lực
lượng vũ trang (đội cứu quốc quân), thành lập căn cứ địa cách mạng. Chủ trương đi từ khởi
nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.
12. Giống nhau của cương lĩnh chính trị (Nguyễn Ái Quốc) và hội nghị trung ương 8: Đặt vấn
đề giải phóng dân tộc hàng đầu, lực lượng cách mạng là toàn thể dân tộc yêu nước (đoàn kết),
chủ trương thành lập chính phủ, và đều nêu ra khuôn khổ Việt Nam.
13. Giống nhau giữa các chiến dịch trong chống pháp (45 - 54): Tiêu diệt bộ phận sinh lực
địch, chiến trường chính và vùng sau lưng địch, đều phá sản các kế hoạch của Pháp – Mĩ, đều
thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân.
14. Hậu phương trong các cuộc chiến: Không phân biệt rạch ròi với tiền tuyến, là cơ sở cho
chính quyền sơ khai và cơ sở hình thành cho xã hội mới. Không phải là nơi bất khả xâm phạm
với kẻ thù, là nơi cung cấp tiềm lực cho tiền tuyến (sức người, sức của). Hậu phương thể hiện
rõ nhất trong 2 cuộc kháng chiến, còn 30 – 45 không rõ vì nước ta là một nước thuộc địa,
không có vùng giải phóng.
15. Đấu tranh ngoại giao qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ: Có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau và tác động lẫn nhau: Chống Pháp quân sự (Điện Biên Phủ) tạo đà thắng lợi cho
ngoại giao (Giơ - Ne-vơ). Chống Mĩ đấu tranh ngoại giao (Pa-ri 1973) tạo đà cho thắng lợi
quân sự (chiến dịch Hồ Chí Minh - 1975).
16. Sự khác nhau của CM tháng 8/1945 với kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ: Không có đấu
tranh ngoại giao, không có sự giúp đỡ của quốc tế, lực lượng chính trị đóng vai trò quan trọng
nhất, cuộc khởi nghĩa vũ trang. Còn 2 cuộc kháng chiến ngược lại (chiến tranh cách mạng kết
hợp giữa bảo vệ và giải phóng).
17. Sự giống nhau của CM tháng 8/1945, kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ: Đều có sự lãnh
đạo và sáng tạo trong phương pháp đấu tranh của Đảng, Hồ Chí Minh. Đều huy động tổng lực
sức mạnh đoàn kết dân tộc. Đều kết hợp nông thôn với thành thị, chính trị với vũ trang. Đều
thực hiện thế trận chiến tranh nhân dân.
18. Sự giống nhau của cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ: Đều huy động tối đa sức mạnh nội
lực, đều phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại (sự ủng hộ của quốc tế). đều thực
hiện thế trận chiến tranh nhân dân, lực lượng vũ trang đóng vai trò quyết định, chiến tranh cách
mạng, diễn trong thời điểm các cường quốc có sự hòa hoãn. Đều diễn ra trong thời chiến tranh
lạnh.
19. Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ quân sự của Đảng trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước:
Kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy
20. Điểm giống nhau giữa Điện Biên Phủ 1954 và Hồ Chí Minh 1975: huy động tổng hợp sức
mạnh nội lực dân tộc. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
21. Điểm khác của Hồ Chí Minh 1975 so với Điện Biên Phủ 1954 về kết quả và ý nghĩa: Đánh
dấu mốc kết thúc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, chấm dứt ách thống trị thực
dân.
22. Điểm giống nhau Giơnevơ 1954 và hiệp định Pari 1973: Các nước cam kết tôn trọng những
quyền dân tộc cơ bản của nhân dân VN. Khác Giơ-ne-vơ vẫn cho quân đội nước ngoài ở lại,
Pa-ri là phải “cút khỏi” VN.
23. Giống nhau của Chiến dịch Tây Nguyên và Đông Xuân 1953 – 1954: Đánh vào nơi địch
tương đối yếu (sơ hở) nhưng có tầm chiến lược quan trọng.
24. Ý nghĩa quan trọng nhất của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước là: Tạo
điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, bảo vệ tổ quốc
25. Sự kiện đánh dấu Hoàn thành nhiệm vụ “đất nước VN là một, đân tộc VN là một”: Kì họp
khóa VI – 1976.
26. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội.

You might also like