You are on page 1of 5

Trung tâm Chí Dũng

PHÂN TÍCH HỆ TIÊN ĐỀ TRIẾT HỌC

PHÊ PHÁN THEO GÓC NHÌN VĂN HỌC

[Thạch Mô Ny – Cần Thơ – 2017]

Cố vấn: Phan Chí Dũng

I. Đặt vấn đề
Hiện nay, dưới thời đại của công nghệ tiên tiến, các nhu cầu giải trí của con
người ngày càng cao. Điều đó cũng dẫn đến việc văn học không
còn trở thành mảnh đất để con người tìm lấy chốn bình an làm nơi
tri thức hội tụ. Bên cạnh đó, việc dạy và học văn trên nhà trường
với những ý nghĩa đích thực bị xem nhẹ cũng là nguyên nhân
khiến những giá trị về nhân sinh quan trong các tác phẩm văn học
không còn dễ dàng được tiếp cận như xưa.

Vì vậy, nhu cầu về việc khám phá bản chất của những vấn đề được chôn sâu
dưới lớp từ ngữ thông thường làm cho ta cần phải tìm về cội nguồn
để tạo ra sự tiêu hoại của những cái cũ và xây dựng nên những cái
mới trong văn học. Triết học phê phán chính là cái nền cho sự ra
đời của hình thức phê bình văn học mà điển hình là văn học phê
phán để thiết lập nên nhân sinh quan cho chính chủ thể tiếp nhận
của nó. Bởi mỗi thời đại, thời kì và giai đoạn văn học bao giờ cũng
được bắt đầu từ việc phá vỡ những hình thức nghệ thuật đã trở
thành những công thức luật lệ của giai đoạn văn học trước bằng
những đổi mới nghệ thuật.
Thông qua việc phân tích hệ tiên đề triết học phê phán theo góc độ văn học, tôi
hy vọng có thể làm sáng tỏ và vận dụng được những ý nghĩa của
triết học phê phán vào trong việc dạy và học văn hiện nay.

Phân tích Hệ tiên đề triết học phê phán theo góc nhìn văn học
Trung tâm Chí Dũng

Sơ đồ Hệ thống các tiên đề của Triết học phê phán

THẤY
BIẾT
SÂU
SẮC CHỦ
TƯ DUY THỂ NGÔN NGỮ

NGHIÊN ĐÁNH PHẢN


CỨU GIÁ ÁNH

VẬT VẬT
CHẤT VẬT
CHẤT
1 CHẤT
2 …
TINH TINH BẢN
TINH
THẦN THẦN CHẤT
THẦN
1 2

BIẾN ĐỔI

II. Nội dung


Trước hết, ta cần làm rõ khái niệm: Văn học phê phán là gì? Văn học phê phán là loại
hình mở rộng của phê bình văn học. Đối tượng của Văn học phê phán là
văn học. Trong đó, người ta hay đi vào phê phán: Nội dung, nghệ thuật
của một tác phẩm; các chủ nghĩa trong văn học; trường phái văn học;
phong trào văn học; văn học sử; lý luận văn học; dẫn luận văn học;…
Do tiến trình văn học được vận hành dựa trên mối quan hệ biện chứng
giữa quá trình phá vỡ các điển mẫu đã trở nên cũ kĩ với quá trình sáng
tạo ra các điển mẫu 2mới mẻ nên những vấn đề đưa ra phê phán càng trở

Thạch Mô Ny
Trung tâm Chí Dũng

nên quan trọng và có vai trò nhất định đối với việc sinh và diệt của
những trào lưu quá quãng hoặc đương thời.
Trở về với chất liệu làm nên các tác phẩm văn chương, ngôn ngữ là thứ vũ khí sắc
bén mà nhà văn, nhà thơ gọt giũa để đem những đứa con tinh thần của
mình đến gần hơn với độc giả. Ta có thể cảm, hiểu và khóc cười cùng
người nghệ sĩ khi ta dùng chính tư duy và ngôn ngữ của mình để đón
nhận và phân tích những vấn đề nảy sinh trong quá trình cảm thụ và
đánh giá những vấn đề trong văn học chỉ thông qua mặt chữ. Chính vì
vậy, đôi khi ta sẽ cảm thấy khó hiểu với một từ nào đó khi nó không
phải từ gốc thuần Việt. Quá trình này nếu ta cảm thấy khó khăn mà bỏ
cuộc thì việc dễ buông xuôi, không nắm bắt được nội dung tác phẩm là
đều hiển nhiên huống chi đến việc phân tích mặt đúng, sai, hay, dở của
vấn đề được đề cập.
Cũng chính nhờ công cụ tư duy và ngôn ngữ, ta có thể dễ dàng trong việc nghiên cứu,
đánh giá hay phản ánh các vấn đề văn học dựa trên những trường tư
tưởng khác nhau của chủ thề (độc giả). Chẳng hạn, trong quá trình học
và đọc tác phẩm Chí Phèo, ban đầu người đọc đôi khi chỉ nhận ra những
hàm nghĩa mà chúng ta được giảng dạy trên nhà trường. Đó là sự phản
ánh hình tượng người nông dân bị tha hóa trước cách mạng tháng Tám,
phê phán xã hội hiện thực bất công và bồi dưỡng lòng nhân đạo, tình
thương yêu đối với những kiếp đời khổ hạnh. Dựa trên vật chất (thân
xác và của cải) và tinh thần của Chí Phèo ta đánh giá cảm quan như vậy.
Phải chăng, ta đang dựa trên trường tư tưởng của chủ nghĩa Mác để
phân tích. Vậy, nếu người đó dùng phân tâm học để lý giải thì sao? Từ ý
thức và đặc biệt sự khai thác vô thức lại đem đến cho chính chủ thể cách
nhìn hoàn toàn khác. Bản năng tính dục cũng như bản năng xâm hại
trong tác phẩm đều chi phối Chí Phèo theo cả hai mặt tốt và xấu. Vì tính
dục của bà Ba mà Chí phải đi tù. Nhưng nhờ sự “hớ hênh” của Thị Nở
mà thiên tính thiện trong Chí được đánh thức. Cũng thế, vì bị Bá kiến
xâm hại nên Chí trở thành quỷ dữ làng Vũ Đại. Song khi bản chất thiện
trong Chí sống lại, Chí đã xâm hại trở lại Bá Kiến, giết chết y để chứng

Phân tích Hệ tiên đề triết học phê phán theo góc nhìn văn học
Trung tâm Chí Dũng

tỏ giá trị làm người của mình sẽ không bị phai mờ. Tính biện chứng
trong vận động tính cách, hành vi của nhân vật thể hiện qua các mặt đối
lập đã cho ta thấy bản chất của con người và quy luật vận động tất yếu
của xã hội đặt trên sự vận động bản năng trong vô thức của từng cá thể.
Còn nếu chủ thể xét trên Siêu lý học, toàn bộ tâm bất thiện với tham,
sân, si sẽ được giải thích để chỉ rõ ràng đâu là nhân khiến Chí Phèo
hành động mà tạo ra quả như vậy. Hơn hết, nếu nhìn lại và soi chiếu thì
bản thân chúng ta phải chăng cũng đang là Chí Phèo ở ngoài đời thực?
Xét từ trường tư tưởng này đến trường tư tưởng khác qua quá trình biến
đổi của những hiện tượng vật chất và tinh thần được định nghĩa bằng
những khái niệm định sẵn sẽ phải thay mới bằng vật chất và tinh thần
mới hơn để tiến đến việc xác định bản chất của vấn đề. Đến khi nào bản
chất đã được lộ rõ thì tự thân những vấn đề trong văn học sẽ không còn
diễn ra quá trình phê phán nữa.
Trong quá trình phân tích từng khía cạnh của văn học, người đọc cũng tác động trở lại
chính ý thức của mình để thấy rõ ràng vấn đề đang phân tích. Việc phủ
định những quan niệm cũ để xác lập và xây dựng nên những quan niệm
mới sẽ góp phần giúp nhận thức và tư tưởng của chủ thể ngày càng phát
triển với cái thấy biết ngày càng sâu sắc. Và đó cũng chính là mục đích
mà Văn học phê phán muốn hướng tới.

III. Kết luận


Với những phân tích và luận giải trên tôi mong rằng bản thân đã đem triết học phê
phán đến gần hơn với các bạn. Mỗi cách nhìn ở mỗi lĩnh vực khác
nhau sẽ đem đến cho ta những lý giải khác nhau trên cùng một bình
diện. Vì vậy, rất mong chờ để đón nhận các góc nhìn phân tích khác
từ các bạn.
Bên cạnh đó, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn để bài báo
cáo được hoàn thiện hơn.
4

Thạch Mô Ny
Trung tâm Chí Dũng

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2016), Giáo trình Tiến trình văn học (152tr), ISBN:
9786049198308, NXB Đại học Cần Thơ, 2016.
[2] Phan Chí Dũng (2017), Giáo trình các lớp tài năng, thư viện Chí Dũng (lưu hành nội
bộ).
[3] Lê Huy Bắc, “Chí Phèo” dưới cái nhìn phân tâm học, tct:
http://nguvan.hnue.edu.vn/…/tab…/103/newstab/82/Default.aspx, ntc: 27/12/2017.

Phân tích Hệ tiên đề triết học phê phán theo góc nhìn văn học

You might also like