You are on page 1of 159

G IÁ O TRÌIXIH

XHY DƯNG. BflO VE CHÚ QUYẼN LHNH ĨHŨ,


BIÊN GIÓI QUỐC GIO VÀ BIẾN ĐÀO VIÊT NRM
_
(DÙNG CHO ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN GIÁO DỤC QUỐC PHỒNG VÀ AN NINH)

I NGUYÊN
HỌC LIỆU

9597

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM


___________ Bộ GIÁO DỤC VÁ ĐÀO TẠO___________
ThS. Kiều Hữu Hải ( Chủ biên)
ThS. Hoàng Minh Long, ThS. Nguyễn Quang Lợi, ThS. Trương Đình Qiý

GIÁO TRÌNH
XÂY DỤNG, BẢO VỆ CHỦ QUYỂN LÃNH THỔ,
BIÊN GIỚI QUỐC GIA VÀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
(Dùng cho dào tạo giáo viên, giăng viên giáo dục quốc phòng và an rinh)

(T á i b ả n lấ n th ứ h a i)

Người Hiệu đính: TS. Trần Cõng Trục

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM


MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI Đ À U ......................................................................................................................... 5


Chương 1. HIÉU BIÉT CHUNG VẺ LÃNH THỒ QUỐC GIA VÁ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
1.1. Lãnh thồ, biên giới quốc g ia ........................................................................................... 7
1.2. Lănh thổ, biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.................................... 14
Câu hòi ôn tậ p ........... ............................................................................................................... 33
Chương 2. QUAN ĐIÉM CỦA ĐÁNG, NHÀ NƯỚC TA VÊ XÂY DỰNG VÀ BÁO VỆ CHỦ
QUYÊN LÃNH THỒ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA
2.1. Một số kinh nghiệm bảo vệ lảnh thổ, biẽn giới quốc gia của ông cha ta........................ 34
2.2. Quan điểm, nội dung và giải pháp cúa Đảng, Nhá nước ta về xây dựng vá bào vệ
lãnh thồ, biên giới quốc g ia ............................................................................................ 36
Câu hói õn tậ p ........................................................................................................................... 46
Chựơng 3. QUY CHÉ PHÁP LÝ VÊ BIÊN GIỚI QUỐC GIA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
3.1 Một số vắn đề cơ bản cúa pháp luật quốc tế về biẻn giới quốc g ia ............................. 47
3.2 Quy chế pháp lý vè biẻn giới quốc gia trẽn đất liền nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam 48
3.3. Quy chế pháp lý về bíèn giới quốc gia trẽn bién nước Cộng hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam 63
Câu hỏi ôn tậ p ........................................................................................................................... 72
Chương 4. CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BÀO VỆ BIẺN GIỚI QUỐC GIA
4 1 Một số đặc điểm về biên giới......................................................................................... 73
4 2. Quan điểm của Đàng ta vè biẽn giới và quàn lý, báo vệ biên giới quốcg ia ................. 75
4 3 Nguyên tắc, nội dung, hình thức quản lý, bảo vệ biên giới.......................................... 77
4 4. Đấu tranh phòng chống phản động ờ khu vực biên giới............................................... 83
Càu hói òn tậ p ........................................................................................................................... 89
Chương 5. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BÁO VỆ BIÊN, ĐẢO TRONG THỜI
KỲ MỚI
5.1 Biển Đông và vùng biển, đảo nước Cộng hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam................... 90
5.2. Nội dung báo vệ biên, đảo trong thời kỳ m ới................................................................. 125
5.3. Một số giải pháp tăng cường bảo vệ biển, đảo trong thời kỳ m ới................................ 140

Câu hòi ôn tậ p ........................................................................................................................... 154


TÀI LIẸU THAM K H ÁO ............................................................................................................. 155
L ờ in ó ib ầ u

Lãnh thổ, biên giới quốc gia là vấn đẻ hệ trọng liên quan trực tiếp đến chủ quyền
của mỗi quốc gia, dân tộc; được quy định cụ thể trong Hiến chương Liên hợp quốc và
các văn bàn luật pháp quốc tế, đồng thời nó cũng trở thành một trong những nguyên tắc
quan trọng hàng đầu trong quan hệ quốc tẻ. Lịch sứ dựng nước và giữ nước của dân tộc
Việt Nam luôn khắng định việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ, biên giới quốc gia là nhiệm vụ
trọng yếu cùa đất nước. Vì vậy, hiện nay việc xây dựng và bảo vệ lãnh thổ, biên giới
quốc gia là nhiệm vụ của toàn Đảng, loàn dân, toàn quân, của tất cả các cắp, các
ngành, các đoàn thể và hệ thống chinh trị - xã hội.
Giáo trình đề cập đến những vấn đề cơ bàn vể lãnh thổ, biên giới quốc gia; quan
điểm của Đảng, Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ lãnh thổ, biên giới quốc gia; quy
chế pháp lý; công tác quản lỷ, báo vệ biên giới quốc gia. Một số giải pháp tăng cường
bảo vệ biển, đảo Việt Nam trong thời kỳ mới. Trên cơ sở đó xây dựng ỷ thức, trách
nhiệm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giữ gin, phát triển tài nguyên, môi trường, kinh tế - xã
hội Việt Nam.
Giáo trinh dùng cho đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an
ninh trong các cơ sở giáo dục đại học.
Mặc dù, tập thể tác giả đã rất cố gắng trong việc biên soạn, song chắc chắn giáo
trinh vẫn còn những thiếu sót nhất định. Tập thể tác giả rắt mong nhận được những ỷ
kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà giáo cùng đông đảo bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Chương 1
HIÉU BIẾT CHUNG VÊ LÃNH THÒ QUỎC GIA VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA

1.1. LÃNH THÓ QUỐC GIA, BIÊN GIỚI QUỐC GIA


1.1.1. Lãnh thổ quốc gia
a) Khái niệm
Lãnh Ihố quốc gia, là phạm vi không gian được giới hạn bời biên giới quốc gia, thuộc
chú quyền hoàn toàn và đầy đù cùa một quốc gia, trong đó quốc gia có quyền định ra một
chê độ pháp lý cho việc quản lý, bào vệ các quyền và lợi ích cùa quốc gia trong phạm vi lânh
thồ dó.
Lãnh thổ thuộc chù quyền quốc gia bao gồm: Vùng đất (kề cà các đảo và quần đào), vùng
biên ( nội thủy và lãnh hải) và vùng trời. Theo luật pháp quốc tế và các điều ước quốc tế, lãnh thổ
quốc gia còn bao gồm phần lãnh thồ quốc gia đặc biệt như: vùng tiếp giáp lãnh hài, vùng đặc
quyền về kinh tế và thềm lục địa thuộc quyền chú quyền và quyền tài phán quốc gia, đại sứ quán,
lãnh sự quán, tàu thuyền nhà nước, tàu thuyền quân sự... Chủ quyền đối với lãnh thổ quốc gia là
tuyệt đối và bất khá xâm phạm. Riêng đối với lãnh thồ đặc biệt, các quốc gia sở hữu thực hiện các
quyền và lợi ích cùa mình, nhưng phải tuân thù luật pháp cùa nước sở tại và luật pháp quốc tế cũng
như các điều ước quốc tế liên quan đă ký kết và các quy chế chung được áp dụng đối với lãnh thố
đặc biệt.
h) Vị trí, tầm quan trọng của lảnh thổ quốc gia
Lãnh thổ quốc gia là một trong ba yếu tố cơ bàn hợp thành quốc gia bao gồm: Lãnh thổ,
Dân cư, Nhà nước. Nó gấn liền với lợi ích về chinh trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
của mỗi quốc gia. Do đó, lãnh thổ quốc gia là cơ sớ, nền tảng vật chất cho mỗi quốc gia tồn
tại và phát triển trong phạm vi lãnh thố của mình. Đồng thời, lãnh thổ quốc gia còn liên quan
với các quốc gia khác, trước hết là các quốc gia láng giềng hoặc các quốc gia trong khu vực.
Lành thổ quốc gia là điều kiện vật chất, là môi trường sống, sinh tồn và phát triển của
mỗi quôc gia, dân tộc; không có lãnh thố thì không có quốc gia đúng nghĩa cùa nó.
Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia đã trở thành vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, dân tộc.
c) Thành phần cùa lãnh thổ quốc gia
Lãnh thồ quốc gia bao gồm ba bộ phận cấu thành là: Vùng đất, vùng nước và vùng trời.
Ngoài ra, còn có các bộ phận lãnh thồ quốc gia khác gọi là lãnh thổ quốc gia đặc biệt (bổ sung).
- Vùng đất lãnh thổ quốc gia:
Vùng đất thuộc lãnh thổ quốc gia bao gồm toàn bộ đất liền, các hài đào và tầng ngầm
dưới lòng đất; giới hạn dộ sâu cùa tầng đất ngầm được tính từ bề mặt cùa quả đất đến tâm
quả đất.
Quốc gia có toàn quyền sứ dụng toàn bộ vùng đất thuộc chủ quyền quốc gia của mình. Chù
quyền này được đảm bảo và điều chinh bằng hệ thống pháp luật; Nhà nước quy định các vùng và
chế độ pháp lý cùa từng vùnậ, có toàn quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, cũng
như định ra các quy chế bảo vệ các tài nguyên đó.
- Vùng nước thuộc lãnh thổ quốc gia:
Là sông ngòi, ao, hồ, kênh, rạch, biền nội địa, vùng nước nội địa, nội thủy, lãnh hài...
thuộc chủ quyền quốc gia. Theo luật pháp quốc tế, vùng nước trong khái niệm lãnh thồ quốc
gia bao gồm: Vùng nước nội địa, vùng nước biên giới, nội thủy, càng biển, cửa sông cháy ra
biển, nước ờ vịnh tự nhiên, vùng nước lịch sứ và vịnh lịch sử, lãnh hài.
+ Vùng nước nội địa gồm: Toàn bộ phần nước các sông ngòi, ao, hồ, kênh, rạch(kể cả tự
nhiên và nhân tạo) nam trong vùng đất hoặc biền nội địa.
+ Vùng nước biên giới gồm: Nước ờ các sông, ngòi, ao, hồ, kênh,rạch, biền nội địa có
đường biên giới đi qua. v ề bản chất thì vùng này cũng là vùng nước nội địa nhung do vị trí
đặc biệt cùa chúng mà việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nó phải được các nhà nước có chung
đường biên giới thóa thuận ký kết, đàm bào tôn trọng lợi ich cùa hai bên.
Ví dụ: Sông Hồng đoạn chảy qua tình Lào Cai Việt Nam và tinh Vân Nam Trung Quốc.
+ Nội thủy là vùng nước biển có chiều rộng giới hạn bởi một bên là đường cơ sờ và một
bên là bờ biền. Vùng nước này có nhiều bộ phận như: Cảng biền, cứa sông chảy ra biền, nước
ờ vịnh tự nhiên.
+ Vùng nước lịch sử là vùng nước thuộc các biển, vịnh, vùng neo đậu tàu, eo biển, cứa
sông hoặc giữa các đảo có cấu tạo địa lý đặc biệt, ăn sâu vào đất liền; là một bộ phận gắn liền
với lục địa, có ý nghĩa đặc biệt chiến lược về an ninh quốc gia, về kinh tế mà nước ven biền
đã chiếm hữu, sử dụng, khai thác từ lâu đời, không bị các nước khác ngăn cản, phản đối.
+ Vịnh lịch sừ là những vịnh mà nhà nước đó đã sừ dụng, khai thác từ lâu đời, có chú
quyền đầy đủ, toàn vẹn và tuyệt đối.
+ Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng nhất định nằm phía ngoài đường cơ sở cùa quốc
gia ven biền, tiếp liền với vùng nước nội thùy (hoặc vùng nước quẩn đảo đối với các quốc gia
quần đào) chiều rộng của lãnh hài do từng quốc gia quy định. Theo Công ước Luật Biển quốc
tế 1982, bề rộng cùa lãnh hái không dược quá 12 hài lý tính từ đường cơ sò.
- Vùng trời lãnh thồ quốc gia:
Trong hiệp định quốc tế về đi lại trên không ký ngày 13/10/1929 ở Paris (Pháp) đã quy
định: "Các nước ký kết công nhận ràng mỗi nước có chủ quyền hoàn toàn và đặc biệt đối với
không phận thuộc phạm vi lãnh thổ cùa mình", từ đó vấn đề chù quyền đối với vùng trời lãnh
thồ quốc gia đã trở thành một phạm trù pháp lý quốc tế. Vùng trời là một bộ phận gắn liền với
vùng đất, vùng nước cùa lãnh thổ quốc gia, nó có ý nghĩa về an ninh, quốc phòng cho mỗi quốc
gia. Pháp luật các nước quy định độ cao cùa vùng trời rất khác nhau, một số nước đã lấy độ cao
cùa quỹ đạo nơi hiện đang có vệ tinh nhân tạo hoạt động; một số nước lấy đến hết độ cao của
bầu khí quyển, còn một so nước khác không quy định cụ thể độ cao của vùng trời.
Luật pháp quốc tế chưa có quy định cụ thề về giới hạn vùng trời lãnh thồ quốc gia.
Như vậy, vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt cùa quốc gia, phương tiện bay
cùa nước ngoài chi được phép bay vào hoặc bay qua khi được nước chủ nhà cho phép.
Ngoài ba thành phần cơ bản trên, lành thồ quốc gia còn có một thành phần nữa đó là lãnh
thổ quốc gia đặc biệt được hình thành trong quá trinh phát triển cùa các thành phần lãnh thô
quốc gia và sự phát triển của quan hệ quốc tế bao gồm:
+ Trụ sờ làm việc và nơi ờ cùa cơ quan đại diện ngoại giao, phương tiện giao thông (ô tô,
tàu biến, máy bay) cùa một nước dược phép hoạt động hoặc neo đậu tại sân ga, bến cảng nước
sờ tại; tàu biển, phương tiện bay mang quốc kỷ đi trên vùng biển, vùng trời quôc tế; dây cáp,
ống dẫn ngầm nẳm trên lãnh thồ một nước khác hoặc nằm ngoài lãnh thổ cùa bất cứ một nước
nào; lãnh thô cho mượn hay nhượng lại có thời hạn. Lãnh thô quốc gia đặc biệt được hưởng
quyền bất khá xâm phạm nhung phái phục tùng luật pháp nước sớ tại và luật pháp quốc tế.
+ Sông quốc tế là dòng chảy qua lãnh thô nhiều nước, tàu có thê đi lại được, mờ ra cho tàu
buôn một số nước đi lại theo một hiệp ước, hiệp định giữa các nước đó với nhau. Tính chất chủ
quyền lănh thô trên sông quốc tế thê hiện quyền quán trị cùa nước đó, đông thời quyên tự do đi lại
của các nuúc tham gia ký kết.
+ Kênh dào quốc tế là kênh được đào qua lục địa nối liền các biển của các đại dương và
được mờ ra cho tàu các nước qua lại theo công ước quốc tế. Chù quyền các nước có kênh đào
được đảm bảo băng sự quán trị và thu lệ phí nhưng phái mờ ra cho tàu cùa tất cà các nước qua
lại kể cà tàu quân sự. Trong chiến tranh không được biến kênh đào thành bãi chiến trường và
vẫn được mớ ra cho tàu của các bên tham chiến đi lại.
+ Eo biển quốc tế là dài nước nối liền hai biển cùa hai đại dương hoặc nối liền biền với
đại dương và được mở ra cho tàu các nước qua lại theo quy định của công ước quốc tế. Luật
pháp quốc tế xác định chù quyền cơ bản cùa quốc gia ờ hai bờ eo biển, nhumg mặt khác cũng
xác định quyền đi lại tự do cùa tàu buôn và tàu quân sự cùa tất cả các nước.
Đối với quốc gia ven biển thì ngoài vùng biền thuộc chù quyền quốc gia còn có các vùng
biển thuộc quyền chù quyền và quyền tài phán quốc gia: Vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa.
d) Chủ quyền, quyền chú quyèn và quyền tài phán quốc gia
- Chủ quyền quốc gia bao gồm 2 nội dung'. Quyền tối cao cùa quốc gia trong phạm vi
lãnh thổ cùa mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong phạm vi lãnh
thổ của mình, quốc gia có quyền tối cao về lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mọi vấn đề chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cùa quốc gia phải do quốc gia đó quyết định, các quốc gia khác
cũng như các tổ chức quốc tế không có quyền can thiệp, mọi tồ chức, cá nhân cư trú trên lãnh
thồ quốc gia đó phải tuân theo pháp luật quốc gia nếu điều ước quốc tế mà quốc gia đó ký kết
hoặc tham gia không có quy định khác. Chù quyền quốc gia trên biển cũng bao hàm những
nội dung trên.
- Quyền chủ quyền là quyền riêng biệt cùa quốc gia được thực hiện trong phạm vi vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đây là quyền có nguồn gốc chù quyền, mang tính chất chù
quyền. Quốc gia ven biển thực hiện quyền chù quyền của mình trong việc thăm dò, khai thác,
bào vệ, quàn lý tái nguyên, bảo vệ môi trường và các hoạt động khác theo quy định của Luật
Biển quốc tế.
- Quyền tài phán là kết quá của chù quyền và quyền chủ quyền có tác dụng bổ trợ tạo ra
môi trường để thực thi chù quyền và quyền chủ quyền. (Quyền tài phán gắn bó chặt chẽ với
lãnh thố quốc gia. Tuy vậy, quyền tài phán cũng có thể thực thi ớ nơi mà quốc gia đó không
có chủ quyền. Quyền tài phán nói một cách cụ thể là thẩm quyền ra các quyết định, quy phạm,
thẩm quyền giám sát việc thực hiện; thẩm quyền xét xử cùa Tòa án đối với một lĩnh vực
cụ thể.
1.1.2. Bicn giói quốc gia
a) K hái niệm
Biên giới quốc gia là hàng rào pháp lý xác định giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng trời
và lòng đất thuộc chù quyền quốc gia; là nơi phân chia chù quyền của một quốc gia nảy với
một quốc gia khác hoặc với các vùng biến thuộc quyền chù quyền và quyền tài phán cùa quốc
gia đó.
Đường biên giới quốc gia phải là đường cụ thể được vạch ra rõ ràng trên mặt đất, mặl
nước, được đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống cột mốc và các dấu hiệu khác, được vẽ
trên các bản đồ và ghi trong các hiệp ước, hiệp định, nghị định biên giới. Biên giới quốc gia
về thực chất là sự liên kết của nhiều mặt để tạo nên một hinh khối, trong đó chứa đựng một
vùng đất, vùng nước, vùng trời thuộc lãnh thổ quốc gia. Các mặt biên giới đó có phương
thẳng đúng đi từ tâm quả đất qua đường biên giới lên không trung bao gồm: Mặt phẳng
(tương úng với đoạn biên giới phẳng), mặt cong (tương ứng với đoạn biên giới cong) và
một mặt cầu (giới hạn độ cao vùng trời lãnh thố quốc gia). Các mặt biên giới này chi là
những mặt tưởng tượng được suy ra từ đường biên giới, do vậy giữa hai khái niệm biên giới
quốc gia và đường biên giới quốc gia là một bộ phận của biên giới quốc gia. Nhưng nếu xét
về mặt cơ sờ (điều kiện) để hình thành biên giới quốc gia thì đường biên giới quốc gia
quyết định trực tiếp đến việc xác lập biên giới quốc gia.
b) S ụ hình thành biên giới quốc gia
- Khi các quốc gia cổ đại đầu tiên ra đời, giữa các quốc gia còn có nhiều lãnh thố vô chú,
đó là những địa vật tự nhiên như: Rừng núi, sông ngòi, sa mạc, biển cả, phần lãnh thồ vô chủ đó
được gọi là "miền biên giới" hay "miền biên thùy", đây là hinh thức sơ khai đầu tiên của biên
giới quốc gia.
- Bước vào thời đại văn minh, cùng với sự xuất hiện và sự xác lập tinh trạng xã hội có giai
cấp thì nhà nước cũng xuất hiện và biên giới được hình thảnh ngày càng hoàn thiện, ban đầu
thường lấy núi, sông, biển là những vật trờ ngại lớn. Thời kỳ đó, trình độ khoa học kỹ thuật còn
kém, do vậy, lúc đó chi nhằm mục đích phục vụ cho một quốc gia có biên giới tương đối nhỏ hẹp
và có phạm vi hoạt động hạn chế.
Ví dụ: Lịch sử thế giới cổ đại cho thấy từ lưu vực sông Nin, Tigre, Euphzate cho đến lưu
vực sông Án, sông Hồng, sông Hoàng Hà các nhà nước đầu tiên đều xuất hiện và được củng cố
trong những vùng biên giới địa lý nhỏ hẹp, sau đó thì mở rộng phạm vi lãnh thổ quốc gia ra các
phía. Phạm vi lãnh thố đầu tiên cùa những quốc gia có biên giới tương đối nhỏ hẹp đó về sau
được gọi là "miền đất tổ"; "miền đất gốc", "lãnh thổ bản địa", "cương vực thời dựng nước" hoặc
"nôi của nền văn minh dân tộc” của nhãn loại. Sau khi những nhả nước đầu tiên ra đời trên
phạm vi toàn thế giới, đến cuối thời kỳ đầu lịch sử cận đại chi còn miền Bác cực, Nam cực và
vùng biển cà cùa các đại đương là chưa được chù quyền hóa, còn tất cà các lãnh thồ khác đều
trờ thành có chủ, thuộc chú quyền nhà nước.
Lãnh thồ các quốc gia tiếp giáp nhau là dấu hiệu báo trước của việc hình thành các nhà
nước phong kiến, trinh độ kỹ thuật và khà năng quản lý nhà nước ngày càng phát triển, các
quốc gia không ngùng củng cố và mờ rộng lãnh thổ cùa mình, phần lãnh thổ vô chú dần dần
bị thu hẹp lại, lãnh thổ các quốc gia xích lại tiếp giáp nhau dẫn tới đường biên giới xuất hiện.
Một số đường biên giới đầu tiên có thể trùng hợp với ranh giới các làng mạc, thành phố, tinh
lỵ có thể là bức tường thành, là sông, suối, khe sâu, vách đá, đường biên giới lúc đó cũng chi
là để phân chia lãnh thổ trên mặt đất.
Do sự phát triển của xã hội, sự tác động cùa khoa học và công nghệ làm cho lãnh thồ quốc
gia không ngùng được mở rộng ra ngoài biển, lên không trung, tầng đất ngầm dưới mặt đất.
Vì vậy, hình thức dường biên giới không còn phản ánh đầy đủ thực tiễn mới trong lịch sử, hình
Ihức vùng biên giới được xác định để cùng với hinh thức đường biên giới tạo nên khái niệm đầy
dủ về biên giới quốc gia.
c) Các hình thức biên giới quốc gia
Biên giới quốc gia bao gồm: Biên giới trên đất liền, biên giới trên biển, biên giới trong
lòng đất và biên giới trên không.
Biên giới trên đất liền:
Đường biên giới trên đất liền là đường phân chia lãnh thố giữa các quốc gia có chung đường
biên giới, chạy trên phần đất liền, đảo, trên sông, hồ, kênh đào biên giới và biền nội địa.
Đường biên giới này thường là kết quả của việc ký kết các điều ước quốc tế giữa các quốc
gia hoặc là quyết định cùa cơ quan tài phán quốc tế. Trên thực tế còn tồn tại một số trường hợp
biên giới được ấn định trên cơ sớ các điều ước tô nhượng lãnh thổ giữa các quốc gia (trường
hợp Hồng Công, Ma Cao trước đây).
- Biên giới trên biền:
Biên giới trên biển là ranh giới ngoài của lãnh hải của các quốc gia ven biển.
Theo Công ước Luật Biền năm 1982, ranh giới ngoài cùa lãnh hải không vượt quá 12 hải
\ý tinh từ đuờng cơ sở dùng đề tính chiều rộng lãnh hài. Các quốc gia ven biền tự xác định
đường cơ sờ cùa mình phù hợp với Công ước này.
Trong trường hợp hai quốc gia có bờ biển đối diện nhau hoặc kề nhau nhưng khoảng
cách giữa hai hệ thống đường cơ sở cùa hai quốc gia nhó hơn 24 hải lý, các quốc gia sẽ
phài tiến hành đàm phán để hoạch định biên giới trong vùng lănh hải chồng lấn này trong
khi các bên chưa đàm phán hoạch định xong, thì mọi hoạt động của các bên liên quan
không được vượt quá đường trung tuyến, tức là con đường mà các điểm theo đó cách đều
các điểm gần nhất cùa các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải cùa mỗi quốc
gia, trừ khi có sự thóa thuận khác giữa các quốc gia này.
- Biên giới trong lòng đất:
Biên giới trong lòng đất là mặt phẳng thẳng đứng, đi theo các đường biên giới trên đất
liền và biên giới trên biển, kéo dài đến tâm của trái đất. Trong thực tiễn quốc le, biên giới này
được các quốc gia mặc nhiên thừa nhận.
- Biên giới trên không:
Biên giới trên không là ranh giới xác định phạm vi vùng trời cùa một quốc gia bao gồm
hai phần khác nhau:
Phần thứ nhất, biên giới bên sườn được xác định dựa trên đường biên giới trên đất liền
và biên giới trên biển, kéo dài "vuông góc" với mặt đất và mặt biển lên không trung với độ
cao xác định (trường hợp nếu có quy định cụ thể về độ cao của vùng trời).
Phần thứ hai, biên giới ờ trên cao để phân định ranh giới giữa vùng trời thuộc quyền cùa
quốc gia và khoảng không vũ trụ phía trên; trong thực tiễn quốc tế, chưa có quy định thống nhất
nào về độ cao của đường biên giới trên không.
(!) Nguyên tắc xác định đường biên giới quốc gia
Theo điều ước quốc tế hình thành các nguyên tác xác định đường biên giới quốc gia như sau:
- Hiệp thương giữa các nước có chung biên giới để hoạch định đường biên giới quốc
gia. Đe thực hiện nguyên tắc này có thề áp dụng một trong ba hình thức sau: Đàm phán trực
tiếp; điều đình hoà giải; lập ban trọng tài.
Trong ba hình thức trên, đàm phán trực tiếp là phương pháp tối ưu nhất được áp dụng rộng
rãi, phố biến để giải quyết vấn đề biên giới giữa các nước.
Trong trường hợp xác định lại đường biên giới thi các nước có chung biên giới cũng phái
hiệp thương giải quyết, không bên nào được tự ý đơn phương tiến hành.
- Nhà nước tự quy định đường biên giới quốc gia trên biển tiếp giáp với biền công dựa
trẽn cơ sờ luật pháp quốc tế.
- Đối với biên giới lòng đất và biên giới quốc gia trên không, các quốc gia thường xác
định bàng việc tuyên bố về chù quyền lãnh thổ của minh mang tính chất nguyên tấc chứ
không tiến hành các giai đoạn xác định như ở biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới
quốc gia trên biển.
- Đường biên giới quốc gia do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất xác định bằng các
đạo luật, tuyên bố cùa nhà nước hoặc thông qua các hiệp định ký kết với các nước có chung
biên giới.

e) X ác lập biên giới quốc gia


- Xác lập biên giới quốc gia là việc hoạch định và cố định biên giới quốc gia; đây là hoạt
động pháp lý có ý nghĩa cao.
- Các giai đoạn cùa quá trình xác lập biên giới quốc gia:
Các giai đoạn của quá trinh xác lập đường biên giới trên đất liền thướng có bốn giai đoạn
đó là: Xác định nguyên tắc xác lập đường biên giới; hoạch định biên giới; phân giới và cắm
mốc quốc giới trên thực địa; quàn lý đường biên giới và bào vệ mốc quốc giới. Đây !à cơ sờ
cho sự ốn định và hợp tác giữa các quốc gia có chung đường biên giới.
+ Thoà thuận xác định nguyên tắc xác lập đường biên giới quốc gia.
Trong giai đoạn này, bước đằu hai quốc gia cần thống nhất các nguyên tác cơ bản đề tiến
hành việc xác lập biên giới. Các nguyên tắc cơ bàn mà các quốc gia xác định thường đề cập đến
hai vấn đê: Hình thức giãi quyết và căn cứ giải quyết.
t- Hoạch định biên giới quôc gia.
Hoạch định biên giới là mô tà hướng đi cùa đường biên giới bang lời văn và thê hiện rõ
hướng đi cùa đường biên giới trên bàn đồ hay sơ dồ kèm theo các thù tục chuyển đường biên
giới đã xác định ra thực địa. Hoạch định biên giới là giai đoạn quyết định có giá trị pháp lý
cao nhât được thề hiện đầy đủ và lả cơ sở đề tiến hành lạm phân giới, cắm mốc.
+ Phân giới và cấm mốc quốc giới trên thực địa.
Phân giới, căm môc trên thực địa là việc chuyên đường biên giới theo hiệp ước hoạch định
ra ngoài thực địa và được cố định đường biên giới bằng hệ thống mốc giới trên thực địa.
Sau khi ký hiệp ước hoạch định biên giới, các quốc gia phài tiến hành phân giới cắm
mốc trên thực địa. Phân giới cấm mốc đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đường
biên giới tại thực địa để tạo điều kiện cho các quốc gia cùng nhau hợp tác, bảo vệ, quản lý
và phát triển quan hệ hợp tác láng giềng hữu nghị. Các quốc gia thực hiện đầy đù chú quyền
lãnh thô của mình, khi toàn bộ đường biên giới được xác định chính xác trên thực địa; phân
giới, cam mốc quốc giới trên thực địa có các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc song phương Quá trình giài quyết biên giới giữa hai quốc gia độc lập, có chù
quyền phái do hai quốc gia đó cùng tiến hành, phân giới cám mốc là một giai đoạn quan trọng
cùa quá trình đó, nên phải do hai bên cùng tiến hành. Đề thực hiện nguyên tẳc này, hai bên cần
phải thành lập một tổ chức song phương (Uỷ ban Liên hợp phân giới cắm mốc) đề cùng nhau
tiến hành công việc.
Nguyên tác thống nhai: Đường biên giới là một thề thống nhất, các mốc quốc giới là một
hệ thống - thống nhất, do đó dù tồ chức tiến hành phân giới cắm mốc theo phương pháp nào
(làm đồng loạt hay cuốn chiếu...) thì đều phái thực hiện theo phương pháp và quy cách thống
nhất dưới dự chi đạo trực tiếp cùa Uý ban Liên hợp phân giới cấm mốc.
Nỵuyén lắc khách quan và khoa học: Phải đảm bảo tính chính xác khách quan, khoa học khi
tiến hành phân giới cẮm mốc trên thực tế. Các hoạt động phân giới căm mốc trên thực địa phài
được ghi chép đầy đủ trong các hồ sơ, biên bản, sơ đồ do đại diện cùa hai bên ký kết; bất kỳ một
sứa đổi, điều chinh nào so với biên giới đã hoạch định đều phải có sự thóa thuận rõ ràng và ghi
nhận cùa hai bên.
Nguyên lắc trong việc xây dựng hoặc lựa chọn mốc giới: Mốc giới chính là biểu hiện vật
chất, đánh dấu, ghi nhận đường biên giới đã được hoạch định rõ ràng, thể hiện sự phân định
rạch ròi thẩm quyền cùa từng quốc gia. Thông thường, mốc giới là những vật thể do con
người chế tạo ra và có đặc tính trường tồn. Khi lựa chọn hoặc xây dựng mốc giới, các quốc
gia hữu quan phải căn cứ vào nhiều tiêu chí để mốc giới phát huy hết tính năng, bền vững, dễ
nhận biết.
+ Xác lập biên giới quốc gia trên biển thường được tiến hành theo hai trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất: Neu hai quốc gia nằm kề nhau hoặc nằm đối diện nhau thì biên
giới sẽ được xác định trên cơ sở thoả thuận cùa các quốc gia hữu quan theo một điều ước
quốc tế về biên giới cụ thể do các quốc gia đã ký kết với nhau. Trường hợp này chi tiến hành
các hoạt động ở giai đoạn hoạch định biên giới là chính. Trong điều ước quốc tế về biên giới
có mô tả ti mi về phương hướng các đặc điểm và vị trí cùa đường biên giới trên biền với các
đặc điểm ở các tọa độ cụ thể và chính xác trên bản đồ đi kèm với điều ước.
Trường hợp thứ hai: Việc xác định biên giới quốc gia của một nước ven biển không ánh
hưởng, đụng chạm gì tới các vùng biển của quốc gia khác mà chi giới hạn lãnh thồ cùa quốc
gia đó với các vùng biển công tiếp liền. Trường hợp này biên giới quốc gia do chinh quốc gia
ven bờ tự quy định phù hợp với những quy định chung cùa pháp luật quốc tế; việc xác định
này phài được công bố chinh thức trên hải đồ tỷ lệ lớn để các quốc gia khác biết.

1.2. LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1.2.1. L ãn h thổ thuộc chủ quyền của n ư ớ c C ộ n g hòa xã hội chủ nghĩa V iệt Nam
a) Lãnh thổ nước Cộng hòa xă hội chù nghĩa Việt Nam
- Khái niệm: Lãnh thồ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phạm vi không gian
bao gồm: Vùng đất (kể cả các đảo và quần đảo), vùng trời, vùng biển (nội thủy và lãnh hải)
được giới hạn bời biên giới quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn đầy đù và tuyệt đối cùa nhà
nước Cộng hòa xẫ hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lãnh thồ Việt Nam còn bao gồm phần lãnh thổ quốc gia đặc biệt. Việt Nam thực hiện
chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình đối với các phần lãnh thồ đặc
biệt, nhưng phải tuân thủ luật pháp của nước sờ tại và luật pháp quốc tế cũng như các điều
ước quốc tế liên quan mà việt Nam đã ký kết và các quy chế chung được áp dụng đối với lãnh
thổ dặc biệt.
- Thành phần của lãnh thồ quốc gia Việt Nam.
Lãnh thồ quốc gia Việt Nam là sự thống nhất, toàn vẹn và bất khả xâm phạm. Ngày
28/11/2013, Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Hiến pháp Nước CHXHCN Việt
Nam (sửa đồi); Điều 1, Hiến pháp năm 1992 quy định: "Nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt
Nam là một nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các
hải đào, vùng biển và vùng trời"; ngoài ra, còn được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế
như: Hiệp định Giơnevơ về Việt Nam (1954); Hiệp định Paris về Việt Nam (27/01/1973).
Chính phú Việt Nam đã công bố các vãn bản kể trên để xác định các thành phần lãnh thồ
thuộc chú quyền của nước Cộng hòa xâ hội chù nghĩa Việt Nam. Theo các văn bản đó, thành phần
lãnh thổ quốc gia Việt Nam bao gồm: Vùng đất, vùng nước, vùng trời và lãnh thổ đặc biệt.
+ Vùng đất:
Phần đất lục địa với diện tích bề mặt khoảng 330.972,4 km2 (Báo cáo số
1809/BC/BTNMT ngày 15/05/2014); phần đất các đảo trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa; tầng đất ngầm phía dưới vùng đất, vùng nước thuộc lãnh thồ Việt Nam. Phạm vi
vùng đất được xác định trên toàn bộ mặt đất, các đảo và lòng đất ngầm nằm trong biên giới
quốc gia của Việt Nam.
+ Vùng nước:
Vùng nước nội địa: Sông, suối, ao, hồ trong nội địa. Nước ờ sông, suối biên giới (vùng
nước biên giới) vùng biền Việt Nam.
Luật Biền Việt Nam năm 2012 quy định về các vùng biển của việt Nam như sau:
Nội thúy: Vùng nước tiếp giáp với bờ biền, ở phía trong đường cơ sớ và là bộ phận lãnh
thổ cùa Việt Nam (Điều 9). Ngoài ra, vùng nước lịch sứ cũng được coi là thành phần nội
thúy cùa Việt Nam.
Vùng nước lịch sú: Vùng nước do những điều kiện địa lý đặc biệt, có ý nghĩa quan, trọng
với kinh tế, an ninh, quốc phòng của Việt Nam hoặc cùa Việt Nam với các quốc gia khác
cùng quá trình quản lý, khai thác sừ dụng lâu đời được nước Cộng hoà xâ hội chủ nghĩa Việt
Nam và các quốc gia hữu quan thỏa thuận, sử dụng theo một quy chế đặc biệt bàng việc ký
kết điều ước quốc tế.
Vi dụ: Hiệp định về vùng nước lịch sử ký ngày 07/7/1982 tại Thành phố Hồ Chi Minh
giữa Việt Nam và Campuchia quy định "Vùng nước lịch sử chung" căn cứ vào các điều kiện
lịch sứ, địa lý, kinh tế và quốc phòng. Đó là vùng được giới hạn bởi các bờ biển tinh Kiên
Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thồ Chu cùa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và bờ biển tinh Kampot, đến nhóm đào PouloWai của Vương quốc Campuchia. Vùng này
được hai bên coi như đặt dưới chế độ nội thủy và đặt dưới chế độ quán lý chung về đánh bát
cá, tuần tra và kiềm soát trong khi chờ đợi và giài quyết đường biên giới trên biển trong vùng
nước lịch sử.
Iãiih hài: Vùng biển có chiều rộng 12 hài lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài
cùa lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển cùa Việt Nam (Điều 11).
Ngoài vùng nước thuộc chủ quyền lẫnh thổ quốc gia, Việt Nam còn có các vùng biển
thuộc quyền chù quyền và quyền tài phán quốc gia:
Vùng tiếp giáp lãnh hài: Vùng biển tiếp liền và nằm ngoàilãnh hài Việt Nam, cỏ chiền
rộng 12 hài lý tinh từ ranh giới ngoài cùa lãnh hải (Điều 13).
Vùng đặc quyển kinh tế: Vùng biển tiếp liền và nàm ngoàilãnh hải Việt Nam,hợp với
lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hái lý tinh từ đường cơ sở (Điều 15).
Thềm lục địa: Vùng đáy biền và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nàm ngoài lãnh hải
Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên cùa lãnh thồ đất liền, các đào và quần đào cùa
Việt Nam cho đến mép ngoài cùa rìa lục địa.
Trong trường hợp mép ngoài cùa rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đù 200 hải lý thì
thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép
ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sờ thì thềm lục địa nơi đó được
kéo dài không quá 350 hài lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường
đẳng sâu 2.500m (Điều 17 Luật Biền Việt Nam).
Điều 20, Luật Biển Việt Nam quy định về nội thủy, lãnh hài, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cùa đảo, quần đào:
Đào thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thi có nội
thúy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hài, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đảo đá không
thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thi không có vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa. Nội thủy, lãnh hái, vùng tiếp giáp lãnh hài, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa cùa các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các Điều 9, 11,
13, 15 và 17 Luật Biển Việt Nam và được thể hiện băng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính
phù nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam công bố.
+ Vùng trời:
Tuyên bố ngày 05/6/1984 cùa Chính phú về vùng trời Việt Nam như sau:
Vùng trời của Việt Nam là khoáng không gian ờ trên đất liền, nội thủy, lãnh hải và các hài
đào Việt Nam thuộc chú quyền hoàn toàn và riêng biệt cùa nước Cộng hòa xà hội chù nghĩa
Việt Nam. Khi bay trong vùng trời cùa Việt Nam các phương tiện nước ngoài phải tuyệt đối
tuân theo pháp luật của Việt Nam, phải chịu sự kiểm soát và hướng dẫn vể mọi mặt cùa các nhà
đương cục có thẩm quyền cùa Việt Nam và tuyệt đối không được tiến hành dưới bất kỳ hình
thức nào những hoạt động xâm phạm đến chù quyền và an ninh hoặc gây hại tới nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việt Nam chưa tuyên bố về độ cao vùng trời là bao nhiêu, nhung khi Việt Nam phóng thành
công vệ tinh viễn thông V1NASAT1 đã khẳng định với thế giới về độ cao vùng trời 36.000km mà
luật pháp quốc tế đương nhiên thừa nhận.
+ Lãnh thố đặc biệt:
Trụ sờ làm việc và nơi ở cùa cơ quan đại diện ngoại giao, phương tiện giao thông (ô tô,
tàu biển, máy bay) của Việt Nam được phép hoạt động hoặc neo đậu tại sán ga, bến cảng
nước sở tại; tàu biển, phương tiện bay mang quốc kỳ Việt Nam đi trên vùng biển, vùng trời
quốc tế; dây cáp, ống dẫn ngầm của Việt Nam nằm trên lãnh thổ một nước khác hoặc năm
ngoài lãnh thổ của bất cứ một nước nào. Lãnh thổ quốc gia đặc biệt được hường quyền bấi
khả xâm phạm nhưng phải phục tùng luật pháp nước sở tại và luật pháp quốc tế.
b) Chủ quyền nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt N am ở trong phạm vi lãnh thồ
quốc gia
- Lịch sừ hình thành, phát triển chù quyền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hình thành và phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước. Từ khi các vua Hùng
dựng nước Văn Lang, cùng với dựng nước là quá trình tổ tiên ta phải thường xuyên đấu
tranh chống lại sự xâm lược của phong kiến phương Bắc để bảo vệ đất nuớc, khẳng định
chú quyền lãnh thồ của mình.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03/02/1930) đã lãnh đạo cách mạng việt Nam giành
được độc lập thống nhất đất nước (30/4/1975); chủ quyền Việt Nam ngày càng được hoàn
thiện và cùng cố bền vững, nó được thể hiện qua bản Tuyên ngôn Độc lập và các tuyên bố của
Chính phủ ta về chủ quyền lãnh thổ trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam ngày
12/5/1977 và tuyên bố về đường cơ sờ dùng để tính chiều rộng lãnh hài Việt Nam ngày
12/11/1982.
Quan điểm cùa Dàng và Nhà nước Việt Nam về chù quyền lãnh thổ quốc gia:
+ Kiên quyết báo vệ độc lập chù quyền và toàn vẹn lãnh thồ thuộc chù quyền Việt Nam.
t Tôn trọnu độc lập chù quyền toàn vẹn lãnh thổ nước khác trên cơ sờ nguyên tấc cùng
chung sống hoà bình.
+ Giái quyết tranh chấp lành thồ bằng đàm phán thương lượng, tôn trọng chủ quyền lãnh
thô cúa nhau.
+ Kiên quyết đập tan mọi ý dò xâm lược cùa kè Ihù chống lại Nhà nước Việt Nam và sự
áp đật chính trị, nô dịch cùa nước khác.
1.2.2. Bicn giới quốc gia nưóc Cộng hòa xă hội chủ nghĩa Việt Nam
11) Khái niệm
Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng
theo đường đó đế xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đào, các quần đảo, trong đó có quần
đào Hoàng Sa và quằn đảo Trường Sa, vùng biến, lòng đất, vùng trời cùa nước Cộng hòa xã hội
chù nghĩa Việt Nam (Điều I, Luật Biên giới quốc gia).
Điểu 5 Luật Biên giới quốc gia quy định:
- Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia
nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.
- Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và được phân giới, cắm mốc trên thực
địa bằng hệ thống mốc quốc giới.
- Biên giới quốc gia trên biền được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hài đồ
là ranh giới phía ngoài lãnh hải cùa đất liền, lãnh hài cùa đảo cùa Việt Nam được xác định
theo Công ước cùa Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các điềuướcquốc tếgiữaCộng
hoà xã hội chú nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hài, vùng đặc quyền về kinh tế và
thềm lục địa xác định quyền chù quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam theo Công ước cùa Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa
Cộng hoà xã hội chù nghĩa Việt Nam và cáo quốc gia hữu quan.
- Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đúng từ biên giới quốc gia trên đấtliề
và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.
Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biền là mặt thẳng đứng từ các đườngranh giới phía
ngoài cùa vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chú quyền,
quyền tài phán cùa Cộng hoà xã hội chù nghĩa việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về
Luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
các quốc gia hữu quan.
- Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và
biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.
b) S ự hình thành biên giới quỏc ỵia trên đất liền
Biên giới quốc gia nước Cộng hoậ xã hội chù nghĩa Việt Nam được hinh thành theo lịch
sử dựng nước và giữ nước cùa dân tộc, tồng cộng chiều dài khoáng 4.610km. Biên giới
phía Bắc giáp Trung Quốc có chiều dài 1.440,566 km, biên giới phía Tây giáp Lào có chiều
dài khoảng 2.067km, biên giới phía Tây Nam giáp với Campuchia có chiều dài khoáng
1.137 km.
- Từ khi lập nước đến thế kỳ X IX (thời kỳ nhà Nguyễn):
+ Biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Thời kỳ Nhà nước Văn Lang: Theo Dư địa chí trong "Nguyễn Trãi cương vực", Vãn
Lang xưa kia bao gồm hầu hết các tinh miền Bắc nước ta và sang đến tận Giang Nam phía
Nam Trung Quốc, cho đến tận Hoành Sơn (Đèo Ngang của nước ta). Năm 111 trước Công
nguyên, nhà Hán xâm lược Âu Lạc đã gộp nước ta vào bàn đồ Trung Quốc. Năm 905 cuộc khới
nghĩa của họ Khúc giành thẳng lợi đã xây dựng nhà nước tự chú đầu tiên trong lịch sử hơn 1000
năm dô hộ của phong kiến phương Bắc. Đầu nhà Lý mới chi với đến dài đất thuộc lưu vực
sông Đà và đặt tên là châu Lâm Tây và châu Đặng. Phía Bấc châu ấy là nước Ngưu Hồng; đến
năm 1334, nhà Trần đã thu được đất Ngưu Hồng vào bản đồ nước ta. Nhà Trần đã đặt dài đấl
miền Tây Bắc sông Đà là châu Mường Lễ và sang nhà Lê thì đổi là châu Phục Lễ. Biên giới
nước ta ờ phía Tây Bắc cuối nhà Trần đầu nhà Lê gồm phần đất Tây Bắc sông Đà vả thượng
lưu sông Mã. Thời Hậu Lê, phủ Gia Hung sau cuộc nổi dậy cùa Hoàng Công Chất bị dập tắt.
Cảnh Hung năm thứ 36 chúa Trịnh đã thu phục đất Mường Thanh đặt làm châu Ninh Biên
(Điện Biên ngày nay) lấy Mộc Châu chia làm châu Đài Bắc, Mã Nam. Cho đến cuối đời Cảnh
Hưng, Châu Mã Nam bị sáp nhập vào bản đồ Trung Quốc.
Lịch sừ đấu tranh hình thành biên giói phía Tây Bắc trài qua hàng ngàn năm, phong kiến
Trung Quốc với tư tường "Bình thiên hạ” đã nhiều lần xâm chiếm nước ta, muốn xóa bò biên giới
quốc gia giữa hai nước hòng biến nước ta thành quận, huyện cùa Trung Quốc song, dân tộc Việt
Nam với ý chí kiên cường và truyền thống chống ngoại xâm đã kiên quyết chống xâm lược, bảo
vệ nền độc lập, bảo vệ bờ cõi, biên cương phía Bắc nước ta vẫn hình thành rõ rệt và ồn định.
+ Biên giới Việt Nam - Lào.
Dưới triều Nguyễn: Biên giới Việt Nam - Lào từ miền thượng du sông Mâ tinh Thanh Hóa
trờ vào. Theo Đại Nam nhất thống chí thì đất phù Trấn Man (thượng du Thanh Hoá) vốn là đất
cùa bốn châu: Trình Cộ (Chiềng Cộ), Mường Chi, Sơn Thôi, và châu sầm Nưa cùa nước Ai
Lao. Ớ phía Tây Nghệ An (cũ), miền thượng du sông Lam, cuối đời nhà Trần là Châu Mật (có
sách gọi là Châu Kiềm); phía Tây Nam châu Mật là đất Bồn Man (tương đương với tinh Xiêng
Khoáng nước Lào ngày nay). Đến thời Minh Mệnh, biên giới lãnh thổ nước ta đã gồm cà đất đai
các tinh Sầm Nưa và Xiêng Khoảng. Ớ miền Tây Quàng Trị, năm đầu Minh Mệnh đã đặt dải đất
này thành năm châu phụ thuộc đạo Cam Lộ, biên giới lẫnh thổ nước ta đến tận sông Mê Kông.
+ Biên giới Việt Nam - Campuchia.
Biên giới chung có tinh chất liên tục giữa Việt Nam và Campuchia bẩt đầu xuất hiện
vào năm 1623; các tinh miền Nam Việt Nam hình thành hoàn chinh vào năm 1757. Cuối
năm 1833, phong kiến Xiêm đánh toàn bộ Campuchia và một phần đất Việt Nam (Hà Tiên,
Châu Đốc). Năm 1834, quân Nguyễn đã phản công chiếm lại toàn bộ Campuchia, vua Minh
Mệnh đã bò ché độ báo hộ lập chấn Tây Thành gồm 32 phú và 2 huyện. 25 vệ sờ dọc biên
giới Việt Nam - Xiêm La. Như vậy, sau 212 năm (1623-1835) toàn bộ lành thổ Campuchia
đà bị nhà Nguyễn thôn tính, biên giới Tây Nam cùa Việt Nam giáp biên giới Xiêm La.
Trong vòng 13 nám (1834 - 1847) vương quốc Campuchia bị tạm thời xoá bó tên trên bàn
đô lịch sử Dông Nam Á.
Năm 1847. phong kiến nhà Nguyền trà lại đắt cho Campuchia, quốc gia Campuchia tiếp
tục tồn tại. biên giới Việt Nam - Campuchia được tái lập. Cho đến khi Pháp xâm lược các tinh
Nam Bộ Việt Nam 1858 biên giới Việt Nam - Campuchia không có gì thay đồi.
Thài kỳ' Pháp xâm lược Việt Nam đen năm 1945:
+ Biên giới Việt Nam - Trung Quôc.
I liệp ước Ha Man ký tại Sài Gòn ngày 25/8/1883 chia cẳt nước ta làm ba kỳ: Nam Kỳ là
thuộc địa của Pháp; Trung Kỳ và Bác Kỳ là đấl báo hộ cùa Pháp. Ngày 06/6/1884 thực dân
Pháp cường ép Triều đình Huế phãi ký kết một hiệp ước mới nữa gọi là hiệp ước Patenotre
thay thê ba hiệp ước trước đó. Theo hiệp ước này, Triều đình Huế phái trao hết các quyên
hành lại cho chúng, khẳng định Pháp bào hộ toàn vẹn lãnh thồ Việt Nam và đại diện Việt
Nam trong mọi quan hệ quốc tế; Thực dân Pháp đã phân định ranh giới lãnh thổ giữa Việt Nam
và Trung Quốc. Hiệp ước Thiên Tân ngày 09/6/1885 "Hoà binh, hữu nghị, thương mại" do Chinh
phù Mãn Thanh và chính phủ Pháp đã được ký kết. Trong đó tại Điều 3 Hiệp ước ấn định: "Trong
thời hạn 6 tháng kể từ ngày ký hiệp ước những uỳ viên được cấp cao hai bên chì định sẽ tới tại chỗ
để khào sát biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ. Họ sê đặt ờ mọi nơi xét thấy cần thiết nhũng
mốc giới để làm cho giới tuyến được thấy dễ dàng". Tiếp đó, ngày 26/6/1887, tại Bắc Kinh, đại
diện Pháp và Nhà Thanh đã ký Công ước về hoạch định biên giới giữa Trung Quốc và Bẳc Kỳ.
Nội dung cùa Công ước có hai điểm quy định rõ việc xác lập đường biên giới giữa Trung Quốc và
Bẳc Kỳ trên đất liền.
Ngày 20/6/1895 đại diện Pháp và Nhà Thanh ký tiếp Công ước bổ sung Công ước
Hoạch định biên giới Bẩc Kỳ và Trung Quốc ngày 26/6/1887.
Còng ước bổ sung gồm 5 điều nhằm sứa đồi và bổ sung một số điều không phù hợp
trong Công ước kv ngày 26/6/1887; trong đó tại Điều 4 chi rõ: Các viên chức và nhà đương
cục do hai bên chi định sẽ được giao trách nhiệm tiến hành việc cắm mốc phù hợp với các bàn
đồ do uỳ ban hoạch định biên giới vẽ và ký theo đường biên giới nói trên.
+ Biên giới Việt Nam - Lào.
Sau khi thực dân Pháp xâm lược đã từng xảy ra các cuộc tranh chấp giữa thực dân Pháp
với nước Xiêm; nước Xiêm muốn nhân cơ hội triều Nguyễn suy yếu mà lấn chiếm vùng đất
Ai Lao đã nội thuộc nước ta. Thực dân Pháp một mặt muốn mượn cớ đất Ai Lao vốn lả đất
cùa Việt Nam, một mặt sai phái đoàn Pa-vi đi phú dụ các tù trướng người Ai Lao, nên buộc
nước Xiêm phài ký Hiệp ước nãm 1893, thừa nhận miền đất ở hữu ngạn sông Mê Kông cho
Pháp chiếm lĩnh. Thực dân Pháp bèn đem các đất: Trấn Man (ờ Thanh Hoá), Lạc Biên, Trấn
Ninh, Trấn Định. Trấn Tĩnh (ờ phía Tây Nghệ Tĩnh), cùng 9 châu thuộc đạo Cam Lộ (Quảng
Trị) hợp với các đất khác Pháp chiếm được của Ai Lao để tách thành một xứ ờ Đông Dương
và sau này thành nước Lào.
+ Biên giới Việt Nam - Campuchia.
Tháng 3/1870 một ủ y ban hỗn hợp giữa Pháp và Miên đã phân chia biên giới Việt Nam
dẫn đến thỏa ước ngày 09/7/1870 ký giữa vua Nô-Rô-Đôm và Thống đốc Nam kỳ. Với thòa
ước này Pháp đã cất một phần đất của Việt Nam cho Campuchia để đền đáp công cùa phong
kiến Miên đã giúp Pháp tấn công Nam Bộ. Các vùng đất đó là Lục Sơn, Trực Sâm, Mật Luật
vả Chân Sâm, hiện nay nằm sát biên giới Việt Nam. v ề mặt hoạch định thực địa tháng 9/1870
chi mới hoạch định được miền Bắc Tây Ninh lập 16 bia gỗ. Từ tháng 3/1872 đến năm 1876
tiếp tục dựng từ cột mốc thứ 17 đến cột mốc 23 từ Tây Ninh xuống đến Đầm Chít, cuối tinh
Châu Đốc, giáp tinh Hà Tiên.
Năm 1872 Công sứ Hà Tiên nhận nhiệSi vụ ấn định đường biên giới giữa Hà Tiên và
Campuchia dẫn đến thòa hiệp được ký kết giữa Thống đốc Nam Kỳ và Nô-rô-đôm ngày
15/7/1873. Việc hoạch định được thực hiện bàng cách dựa và đo đường dây thép, lấy cột
trục đường dây thép làm cột mốc biên giới. Một số sửa đồi đường biên giới ở đoạn này đã
được Nô-rô-đôm ký nhận ngày 12/3/1914; đến ngày 31/7/1914 toàn quyền Đông Dương ra
Nghị định ấn định biên giới giữa Campuchia bảo hộ và Nam Kỳ thuộc địa từ Bác Tây Ninh
đến Hà Tiên.
Nghị định ngày 31/7/1924 ấn định biên giới giữa Hà Tiên - KamPôt, Tây Ninh - Preyveng,
Thù Dầu Một - Kônpôngchàm có đặt cột mốc hoạch định. Nghị định ngày 30/3/1932 ấn định
việc hoạch định biên giới từ sông Dak Dam đến sông Dakplei. Nghị định ngày 06/12/1935 sừa
đổi biên giới giữa Châu Đốc và Kandal, nơi tiếp giáp sông Mê Kông và sông Bassai (Hậu
Giang). Nghị định ngày 11/12/1936 điều chinh biên giới giữa Châu Đốc và Preyveng. Nghị định
ngày 16/7/1942 chuyền cù lao Khánh Hoà từ Kandal về Châu Đốc, cắt réo đất dọc kênh Binh
Chi có chiều rộng 150 thước thuộc Châu Đốc chuyển về Kandal.
Riêng ranh giới từ sông Dakplei đến vùng ngã 3 biên giới Việt Nam - Lào - Micn chưa
có tài liệu văn bàn nào ấn định cụ thể, mà chi dựa vào đường ranh giới quy định trên bản đồ
hành chính và bản đồ quân sự cúa Pháp.
- T ừ năm 1945- 1975:
+ Biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Từ năm 1949 - 1966, quan hệ hai nước rất hữu nghị; cuối năm 1956 (từ ngày 06 đến ngày
09/11/1956), 5 tinh biên giới của Việt Nam và Trung Quốc (Hải Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng;
Quàng Đông, Ọuàng Tây) họp bàn các vấn đề biên giới, gồm 10 vấn đề, đã đi đến thỏa thuận về
quán lý biên giới.
Ngày 02/11/1957, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi thư cho Ban
chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc xác nhận thóa thuận giữa 5 tinh biên giới,
nhưng riêng vấn đề quốc giới được nêu: "quốc giới là một vấn đề quan trọng cần giài quyết
theo những nguyên tác pháp lý hiện có hoặc xác định lại do chính phũ hai nước quyết định.
Nhất thiết cấm các nhà chức trách và các đoàn thể địa phương thương lượng với nhau để cắm
mốc lại hoặc cắt nhượng đất cho nhau".
Tháng 4/1958 Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trả lời đồng ý với những ý kiến
cùa Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về công tác biên giới Việt - Trung.
Cuối nám 1974 cuộc dàm phán vê biên giới lãnh thố giữa Việt Nam và Trung Ọuôc được
tiến hành. Trong cuộc đàm phán này hai bén chi trao đồi các vấn đề liên quan đến Vịnh Bắc
Bộ nhung không đạt được thoà thuận nào. vi hai bên chưa thống nhất quan điêm.
+ Biên giới Việt Nam - Lào.
Trước nãm 1945, việt Nam và Lào đêu là các xứ bào hộ nằm trong Đông Dưcmg thuộc
Pháp, ranh giới giữa xứ Ai Lao và các xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ là ranh giới hành chinh; vấn đề
biên giới lành thổ. chù quvền quốc gia chưa được đặt ra. Sau khi giành độc lập (1945), Việt
Nam và Lào trờ thành quốc gia độc lập, có chù quyền. Ranh giới hành chinh trước đây đương
nhièn trở thành biên giới giữa hai nước, được chính quyền và nhân dân hai nước thừa nhận và
tôn trọng, đoàn kết hỗ trợ nhau cùng tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp nên chưa có điều
kiện để giài quyết vấn để biên giới, lãnh thồ; cả Đông Dương là một chiến trường nên hai nước
đều không đặt ra vấn đề quản lý biên giới lãnh ihồ.
Sau năm 1954, vấn đề biên giới, lãnh thồ tuy đã được chính quyền cùa hai nước quan
tâm, đã từng bước có các cuộc tiếp xúc, đàm phán để giài quyết nhưng tinh hình biên giới nói
chung cũng như vấn đề quản lý biên giới chưa có gì thay đổi. Trong suốt thời gian trên, việc
quàn lý toàn diện về biên giới, lãnh thổ cùa Nhà nước chưa làm được. Nhân dân, cán bộ, bộ
đội của hai nước qua lại biên giới không cẩn thú tục gì, thậm chí nhiều nơi không có trạm
kiểm soát cửa khâu cùa hai bên.
+ Biên giới Việt Nam - Campuchia.
Trước năm 1954, tuy chế độ pháp lý cùa các xứ Trung Kỳ, Nam Kỳ (Việt Nam) và Cao
Miên (Campuchia) có khác nhau nhưng đều nằm trong Đông Dưcmg thuộc Pháp. Cũng như Việt
Nam và Lào, sau khi giành được độc lập Campuchia trở thành quốc gia độc lập có chủ quyền.
Ranh giới hành chính giữa các xứ đương nhiên trớ thành biên giói thực tế giữa hai nước Việt Nam
và Campuchia (đường biên giới này được thể hiện duy nhất và đầy đù trên các loại bàn đồ địa hình
do Pháp xuất bản trước năm 1954). Trong thời gian này, cũng như Việt nam, Campuchia phải tiến
hành cuộc kháng chiến chống Pháp. Cả Đông dương (cũ) là một chiến trường nên vấn đề biên giới
lãnh thồ chưa có điều kiện giải quyết và thực tế chưa có việc quản lý biên giới.
Sau năm 1954, Việt Nam và Campuchia đặt vẩn đề phân định đường biên giới cho đến năm
1964 quan điểm co bàn của phía Campuchia về bièn giới lânh thồ là đòi Việt Nam trà lại cho
Campuchia 6 tinh Nam Kỳ và đào Phú Quốc.
Từ năm 1964 - 1967 Chính phú Campuchia do Quốc trưởng Nô-Rô-Đôm Sihanuok đứng
đầu chính thức đề nghị Việt Nam công nhận Campuchia chia về đường biên giới hiện tại.
Cụ thể là đường biên giới trên bàn đồ Bonne tỳ lệ 1: 100.000 cùa sở địa dư Đông Dương
thông dụng trước năm 1954 với 9 điềm đã sửa đổi, cạo xóa, vẽ lại đường biên giới với tổng
diện tích là 100km2 (Đăk Lăk 1 điểm, Long An 3 điểm, Đồng Tháp 2 điểm, An Giang 3
điểm). Trong năm 1967, Việt Nam dân chủ cộng hòa và mặt trận dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam đã chính thức công nhận và cam kết tôn trọng độc lập chù quyền cùa Vương
quốc Campuchia trong đường biên giới hiện tại.
- Từ năm 1975 đến nay:
+ Biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Các vòng đàm phán về biên giới, lãnh thổ giữa việt Nam và Trung Quốc diễn ra ớ Bắc Kinh
từ tháng 10/1977 đến tháng 6/1978; năm 1979 tại Hà Nội và Bắc Kinh ớ cấp Thứ trưởng ngoại
giao. Tại cuộc đàm phán này, vấn đề biên giới trên đất liền, ta kiên trì nguyên tắc phải giữ nguyên
trạng đường biên giới đã được quy hoạch trong Công ước Pháp - Thanh 1887, 1895. Phía Trung
Quốc cũng nhất trí căn cứ vào hai công ước đó để đàm phán, nhưng cho ràng cần có sự điều chinh
để đi đến một đường biên giới mới theo hiện trạng quản lý thực tế hoặc gần với hiện trạng quàn lý
thực tế (cuộc đàm phán không đạt được thỏa thuận nào).
Đặc biệt sau khi binh thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc (1991) từ năm 1992,
đàm phán lần thứ 4 diễn ra đã ký thỏa thuận về nhũng nguyên tác cơ bàn giài quyết vấn đề biên
giới, lành tho giữa Việt Nam - Trung Quốc. Trong thòa thuận này hai bên đề ra mục tiêu đàm
phán giải quyết 3 vấn đề: Hoạch định biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc;
phân Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam - Trung Quốc; tìm ra một giải pháp cơ bàn lâu dài cho vấn đề
trên biển.
v ề biên giới trên đất liền hai bên đã nhất trí một số nguyên tắc như sau:
Hai bên đồng ý căn cứ vào Công ước Hoạch định biên giới ký giữa đại diện nhà Thanh và
Pháp ngày 26/6/1887 và Công ước bổ sung Công ước Hoạch định biên giới ngày 20/6/1895,
cùng các văn kiện bàn đồ hoạch định và cẩm mốc biên giới kèm theo đã được Công ước và
Công ước bố sung nói trên xác nhận hoặc quy định, cũng như các mốc quốc giới cắm theo quy
định, đối chiếu xác nhận lại toàn bộ đường biên giới trên đất liền giữa hai nước việt Nam -
Trung Quốc. Trao trà cho nhau vô điều kiện các khu vực do hai bên quản lý quá đường biên
giới điều ước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cá biệt có thể xem xét điều chinh nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho nhau quàn lý biên giới.
Thực hiện thõa thuận trên từ nẫm 1994 đến tháng 12/1999 hai bên đã tiến hành 6 vòng
đàm phán cấp chính phủ và 16 vòng đàm phán cấp nhóm công tác liên hợp. Hai bên đã tập
trung tiến hành rà soát, đối chiếu để giải quyết các khu vực loại c đến ngày 30/12/1999 thì
giải quyết xong. Hai bên cũng thành lập ra nhóm soạn thảo hiệp ước, sau 3 vòng đàm phán,
nhóm này đã hoàn tất việc soạn thảo Hiệp ước biên giới đất liền. Ngày 30/12/1999 tại Hà Nội,
hai nước ký Hiệp ước Hoạch định biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, nhằm xây dụng
đường biên giới pháp lý yên ổn và hợp tác lâu dài.
Quá trình phân giới cắm mốc được tiến hành từ năm 2001 cho đến ngày 3 1/12/2008,
Việt Nam và Trung Quốc đã ra Tuyên bố chung về việc hoàn thành công tác phân giới cắm
mốc trên toàn luyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc đúng thời hạn.
+ Biên giới Việt Nam - Lào:
Tháng 02/1976 cuộc hội đàm giữa hai Bộ Chính trị hai nước diễn ra tại Hà Nội đã thoả thuận
những nguyên tắc giãi quvết vấn đề biên giới giữa hai nước, trong đó hai bên thống nhất: Đường
biên giới Việt Nam - Lào là đường biên giới trên bàn đồ của Sờ địa dư Đông Dương xuất bản năm
1945 (vào thời điêm hai nhà nước mới tuyên bo độc lập), tỷ lệ 1: 100.000 trong trường hợp bàn đồ
năm 1945 thiếu mánh nào thì mảnh đó được thay thế bằng một mảnh thích hợp của gần năm 1945
nhất. Nguyên tắc giài quyết này được Bộ Chính trị hai nước áp dụng theo nguyên tắc Ưópossidetis
(Anh đang có cái gì trong tay, anh hãy làm chù cái đó).
Ngày 18/7/1977, Hiệp ước Hoạch định biên giới Việt Nam - Lào được ký kết. Đây là
hiệp ước biên giới đầu tiên do Việt Nam đàm phán và ký kết với một nước tiếp giáp về biên
giới quốc gia cũa mình theo đúng luật pháp quốc tế.
Ngày 24/01/1986 hai nước ký hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa
CHXHCNVN và CHDCND Lào ngày 18/7/1977.
- Năm 1978 hai bên tiến hành phân giới, cắm mốc trên bộ và công việc phân giới, cắm mốc đó
được hoàn thành cùng năm.
- Ngày 24/01/1986 ký Nghị định thư về phân giới cắm mốc và ngày 16/10/1987 ký Nghị định
thư bố sung Nghị định thư về phân giới cắm mốc ngày 24/01/1986.
Từ khi thục hiện dự án đến nay hai bên đã xác định 765 vị trí /807 cột mốc và xây dựng
xong 699 vị trí/739 cột mốc hoàn thành 88,5% kế hoạch. Hai nước quyết tâm hoàn thành công
tác cẩm mốc trên thực địa vào tháng 6/2013 và kết thúc dự án vào năm 2014.
+ Biên giới Việt Nam - Campuchia.
Từ thấng 5/1975 đến tháng 02/1978 tập đoàn phản động Pônpốt đưa ra 39 điểm đòi
hòi về lãnh thố và lấy cớ để gây chiến tranh biên giới. Sau khi nước Cộng hoà nhân dân
Campuchia ra đời; Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia được ký
kết ngày 18/12/1979. Thực hiện hiệp ước này, từ năm 1982 hai bên đã tiến hành đàm
phán về biên giới và ngày 20/07/1983 đã ký kết Hiệp uớc về nguyên tắc giải quyết vấn đề
biên giới.
Nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới, tại Điều 1 của Hiệp ước chi rõ: "Trên đất liền hai
bên coi đường biên giới hiện tại giữa hai nuớc thể hiện ưên bản đồ ti lệ 1:100.000 cùa Sở địa
dư Đông Dương (SGI) thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất (kèm theo 26
mảnh bàn đồ đã được hai bên xác nhận) là đường biên giới-quốc gia giữa hai nước. Ở nơi nào
đường biên giới chưa được vẽ trên bản đồ hoặc chưa hợp lý thì sẽ cùng bàn bạc giải quyết
trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, vi lợi ích của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam -
Campuchia, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế".
Ngày 27/12/1985 Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Campuchia
đã được ký kết tại Phnômpênh. Thực hiện hiệp ước trên từ năm 1986, hai bên đã tiến hành việc
phân giới cắm mốc trên thực địa. Năm 1989 sau khi hai bên đã phân ranh được 207km đường
biên giới cắm được 72 mốc quốc giới (thuộc 3 tinh: Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp của Việt
Nam) phía Campuchia lấy lý do kỹ thuật và bản đồ đã đơn phương tạm dừng và sau đó dừng
hẳn việc phân giới cắm mốc trên thực địa biên giới đất liền giữa 2 nước.
Tính từ khi bắt đầu triên khai công tác phân giới cắm mốc đến nay, hai bên đã xác định
239/314 vị trí; xây dựng 279/372 cột mốc. Hiện nay, việc phân giới cắm mốc biên giới trên đất
liền Việt Nam - Campuchia có một số khó khăn: Còn 75 vị trí/93 cột mốc chưa xác định được vị
trí do chưa thống nhất chuyền vè đường biên giới trên bàn đồ sang thực địa; hai bên còn nhận
thức khác nhau về hướng đi đường biên giới tại một số vị trí.
c) S ự hình thành và phát triển biên giới quốc gia trên biển
Bờ biển Việt Nam dài 3.260km giáp với Biển Đông, các vùng biển và đảo thuộc chủ quyền,
quyền chủ quyền, quyền tài phán cùa nước ta có ranh giới chung với 9 nước và vùng lãnh thổ (Trung
Quốc, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippin, Brunei, Singapore, Đài Loan).
- Từ khi lập nước đền the ký XIX (thời kỳ nhà Nguyễn).
ở vùng biền Đông Bắc: Trong thời kỳ phong kiến, hai nước Việt Nam, Trung Quốc chưa
xác định đường biên giới trong Vịnh Bắc Bộ, nhưng qua một số tài liệu lịch sừUiì thấy hai
nước đều đã có ý thức về cương giới đối với vùng biển gần bờ và chủ quyền đối với các đáo
ven bờ đã được phân định.
Cuốn "Lĩnh ngoại đại đáp" cùa Chu Khứ Phi, một viên quan nhà Tống viết năm 1178 ghi
rằng: Sông ở Khâm Châu (Trung Quốc) chảy ra biển có dòng nước gọi là Thiên Phân Dao,
dòng nước này phân chia thành hai nhánh, một nhánh chảy ra biền "Giao Chi", Thiên Phân
Dao là "định giới" (tức là định giới trên biển) giữa Trung Quốc và Giao Chi.
Sau này nhà Trần nâng Trang Vân Đồn thành Trấn Vân Đồn trực thuộc triều đình. Năm
1226, thuỳ quân nhà Trần đi tuần biên giới đến Ô Lôi (hiện nay thuộc Khâm Châu, Quảng
Đông). Nhà Lê đặt tuần kiểm tra các cửa biển để quàn lý, thu thuế các tàu thuyền nước ngoài.
- Thời kỳ Pháp xăm lược Việt Nam đến năm 1945.
Từ cuối tháng 3/1887 đến tháng 6/1887 diễn ra cuộc đàm phán về biên giới trong Vịnh Bắc
Bộ giữa Pháp và Trung Quốc do Uỳ ban Hoạch định biên giới tiến hành. Công ước Hoạch định
biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc ngày 26/6/1887 chi rõ: Những đáo ờ phía Đông, kinh
tuyến Paris 1050 43' Đông, nghĩa là cùa đường Bẳc Nam đi qua mũi phía Đông cùa đào Trà c ố
hang Vạn Chú tạo thành biên giới, cũng thuộc về Trung Quốc; các đào Cô Tô và những đảo
khác ờ phía Tây kinh tuyến này thuộc về An Nam. Bàn đồ vùng Móng Cái và Trúc Sơn kèm
theo công ước có vạch một đường đó theo hướng Bắc Nam với chú thích: Đường Kinh tuyến
Paris 105043' Đông đi qua mũi phía Đông đảo Trà c ồ tạo thành biên giới từ điểm mà đường
vạch của uỷ ban dừng lại, đường đi này cách bờ biển khoảng 10 km.
Ở phía Nam: Các Chúa Nguyễn sau khi xác lập chú quyền Việt Nam đối với các đảo dọc
bờ biển miền Trung và miền Nam như cồ n c ỏ , Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đào, đầu thế kỷ XVIII
đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên các đảo trong Vịnh Thái Lan.
Vấn đề các đào trong vịnh Thái Lan. Theo Công văn số 867 ngày 31/01/1939 do toàn
quyền Brevie ký chi rõ: “Vị trí của những đảo rải thành chuỗi dài dọc bờ biển Cao Miên,
một trong các đảo nằm sát với bờ biển này... đứng về mặt lôgic và địa lý, các đào đó cần
dược đặt dirới quyền hành chính của nước này. Tôi cho là không dể tinh trạng hiện thời
kéo dài hơn nữa, khiến cư dân trên các đảo khi có việc cần liên hệ với chinh quyền Nam
Kỳ phải đi qua biển rộng hoặc là phải đi vòng qua lãnh thổ Cao Miên. Vi vậy, tôi đâ
quyết định tất cà các hòn đảo nằm ở phía Bắc của mội đường thẳng với góc bờ biển, bát
đầu từ biên giới Cao Miên và Nam kỳ và làm thành một góc 140° với Kinh tuyến Bắc,
theo đúng bàn đồ kèm theo đây, từ nay trờ đi sẽ thuộc quyền quản lý hành chính cửa Cao
Miên. Đặc biệt, chính quyền bảo hộ Cao Miên sẽ đảm nhiệm vấn đề cành sát cùa các đảo
đó. Tất cả các đào nằm ớ phía Nam đường này, gồm cả toàn đảo Phú Quốc sẽ tiếp tục đặt
dưới quyền hành chính cùa xứ Nam Kỳ. c ầ n phải hiểu là đường giới tuyến được vạch ra
như vậy chạy vòng theo phía Bắc cùa đảo Phú Quốc, cách các điểm xa nhất cùa bờ biển
phía bắc đảo đó 3km”. Cuối tháng 4/1939 Juleo Brévíe khẳng định thêm rằng: “Đương
nhiên là ờ đây chi nói đến vấn đề hành chính và cảnh sát, còn vấn đề lệ thuộc vào lãnh thổ
cùa những hòn đảo này là còn hoàn toàn bào lưu”. Nội dung của thông tin trên cho thấy,
đường Juleo Brévíe chi là đường phân chia ranh giới về vấn đề quản lý hành chính và
cảnh sát, không phải là đường biên giới phân chia lãnh thổ giữa Nam Kỳ và Cao Miên
dưới thời thuộc Pháp.
Đối với các đào xa bờ: Theo các chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý quốc tế, Nhà nước Việt
Nam là Nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và xác lập chù quyền đối với hai quần đào
Hoàng Sa và Trường Sa, khi chúng còn là đất vô chủ. việc chiếm hữu và thực thi chù quyền là
thật sự, rõ ràng, tự do, hòa binh; phù hợp với nguyên tắc luật pháp và thông lệ quốc tế. Việt Nam
có đầy đù căn cứ pháp lý và bàng chúng lịch sừ để chứng minh chân lý đó. Nhà nước phong kiến
Việt Nam đã làm chù hai quần đào Hoàng sa và Trường Sa từ thế ký XVII.
Các chúa Nguyễn đã thành lập các đội Hoàng Sa, Bẩc Hải để hàng năm ra khai thác và
quản lý khu vực hai quần đảo này; đồng thời triều Nguyễn cũng quan tâm đến việc củng cố
chù quyền Việt Nam trên hai quần đảo. Các hoàng đế Gia Long, Minh Mạng liên tiếp phái
thúy quân ra Hoàng Sa, Trường Sa khảo sát, đo đạc, vẽ bản đồ, lập miếu, dựng bia...
Từ năm 1884, chính quyền pháp ở Đông Ducmg tiếp tục thực hiện và cùng cố chủ quyền
Việt Nam trên hai quần đảo: Tiến hành khảo sát khoa học, dựng bia chù quyền, dụng đèn
biển, lập trạm khí tượng, đài vô tuyến điện, đưa quân ra đồn trú, lập thành đơn vị hành chính
trên quần đảo Hoàng Sa thuộc tinh I hìra Thiên Huế, sát nhập quần đào Trường Sa vào tinh Bà
Rịa. Tiếp dó các chính quvền Việt Nam luôn Ihực thi và bào vệ chù quyền của Việt Nam trên
hai quần đáo. Cho đến đầu thế kỷ XX, không có nước náo tranh chấp chù quyền trẽn hai quần
đào này đối với Việt Nam.
- Từ năm 1945 - 1975.
Trước khi thực dãn Pháp đô hộ nước ta, Việt Nam chưa có tuyên bố về phạm vi các vùng
biền thuộc chù quyền cùa minh, mặc dù lúc đó nước ta có những thương cảng lớn như Vân Đồn,
Hội An và cỏ chế độ ihu thuế. Thời Pháp thuộc, quy định lãnh hải lúc đầu là 3 hải lý, sau là
10 hãi lý và cuối cùng là 20 hài lý cho toàn Đông Dương. Năm 1965, Chính phú Việt Nam cộng
hòa quy định lãnh hài rộng 3 hái lý. Năm 1971 quy định vùng đánh cá là 15 hài lý, năm
1972 quy định vùng đánh cá đặc quyển là 50 hài lý và thềm lục địa theo Công ước Luật Biên
năm 1958.
- Từ năm 1975 - nay.
Tuyên bố của Chính phù ta về các vùng biển, thềm lục địa và đường cơ sở dùng đề tính chiều
rộng lãnh hài Việt Nam
Ngày 12/5/1977, Việt Nam đã ra tuyên bố về các vùng biển và thềm lục địa cùa nước
Cộng hòa xã hội chù nghía Việt Nam.
Ngày 12/11/1982 Việt Nam ra tuyên bố về đường cơ sờ: "Đường cơ sờ dùng để tinh chiều rộng
của lục địa Việt Nam là đoạn thẳng nối liền các điềm có toạ độ ghi trong phụ lục đính theo tuyên
bố này. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam từ điểm tiếp giáp “0” cùa hai
đường cơ sở dùng đề tính chiều rộng lãnh hải nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước
Cộng hòa nhàn dân Campuchia nàm giữa biển trên đường thẳng nối liền quần đào Thồ Chu và đào
Poulovvai đến đào cồn c ỏ theo các toạ độ ghi trong phụ lục nói trên được vạch trên bản đồ tỷ lệ
]: 100.000 cúa Hài quân nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1979. Đường cơ sờ dùng để tính chiều
rộng lãnh hải của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được quy định cụ thể trong một văn
kiện khác".
+ Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012 gồm 7 chương 55 điều. Luật Biển
Việt Nam 6/2012 quy định về đường cơ sờ, nội thủy, lãnh hái, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đào Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác
thuộc chú quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia cùa Việt Nam; hoạt động trong vùng
biên Việt Nam; phát triền kinh tế biển; quàn lý và báo vệ biền, đào.
Tuyên bố cùa Chính phù về vùng biển thềm lục địa, tuyên bố về đường cơ sờ dùng để tính
chiều rộng lãnh hài Việt Nam và đặc biệt Luật Biển Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây
là lần đầu tiên Nhà nước Việt Nam chính thức có bộ luật quy định phạm vi từng vùng biển và
thềm lục địa Việt Nam, thống nhất quy định chủ quyền và quyền chủ quyền cùa nước ta đối với
từng vùng biền và thềm lục địa. Trên cơ sở đó để các nước biết mà tôn trọng, đồng thời cũng là cơ
sờ pháp lý để nhân dân và các lực lượng vũ trang của ta tiến hành quàn lý, báo vệ các vùng biển và
thêm lục địa của minh.
vấn đề ranh giới các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam: Quanh bờ Biến Đóng có 9
nước gồm Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia,
Brunei và Philippin. Căn cứ vào quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm
19823, mỗi nước đều có tuyên bố về các vùng biển, đảo của mình. Những tuyên bố đcm
phương này xuất phát từ những quan điểm và ý đồ khác nhau, thậm chí không dựa vào các
tiêu chuẩn quy định cùa Công ước Luật Biển năm 1982 như yêu sách cùa Trung Quốc, nên đã
tạo ra những khác biệt dẫn đến các tranh chấp trên Biển Đông rất căng thẳng và phức tạp. Với
chủ trương nhất quán là giải quyết mọi tranh chấp về biên giới, lãnh thổ với các nước láng
giềng bằng thương lượng hoà bình, Việt Nam đã và đang giải quyết có hiệu quả các vùng biển
chồng lấn với các nước cụ thể:
+ Phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc: Các vòng đàm phán cấp chính phù
bắt đầu từ năm 1974 và trong các năm 1977-1978 nhung không đi đến kết quả vì lập trường hai
bên cách xa nhau. Từ năm 1992 đến nay, hai nước đã tiến hành bảy vòng đàm phán chinh thức cấp
chinh phù, 18 vòng đàm phán cấp chuyên viên cùa nhóm công tác liên hợp. Các giai đoạn cơ bản
cùa đàm phán là: Năm 1993 hai bên đã ký kết thoả thuận về những nguyên tác cơ bàn. Năm 1996,
hai bên đi vào đàm phán thực chất. Năm 1997-1998 hai bên đưa ra các đường phương án không
chinh thức cùa mỗi bên.
Ngày 25/12/2000 Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp
định Hợp tác nghề cá ờ Vịnh Bắc Bộ. Đây là một sự kiện rất quan trọng không những đối với quan
hệ Việt - Trung mà còn đối với cả khu vực.
Theo hiệp định trên, hai bên đồng ý xác định đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ bằng 21 điểm có toạ độ địa lý xác định nối
tuần tự với nhau bàng các đoạn thăng. Đường phân định từ điểm số 1 đến điểm số 9 quy định tại
Điều 1 của Hiệp định là biên giới lãnh hải cùa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ. Mặt thẳng đứng đi
theo đuờng biên giới lãnh hải của hai nước phân định vùng trời, đáy biển và vùng đất dưới đáy
biển của hai nước. Đường phân định từ điểm số 9 đến điểm số 21 quy định tại Điều 1 cùa Hiệp
định là đường ranh giới giữa vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh Bắc
Bộ. Đường biên giới này đi cách đào Bạch Long Vĩ, điểm gần nhất về phía Đông là 15 hải lý,
giành cho đào khoảng 25% hiệu lực trong phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Bãi
Bạch Tô Nham (Trung Quốc) và các đảo Chàng Đông, Chàng Tây (Việt Nam) có hiệu lực nhất
định trong phân định lãnh hải theo đường phân định, phía Trung Quốc được hưởng 46.77% diện
tích vịnh, Việt Nam được hưởng 53,23% diện tích vịnh.
+ Đối với Campuchia: Từ năm 1964 - 1967, Campuchia đề nghị các đảo phía Bấc đường do
toàn quyền Đông Dương vạch ra năm 1939 là thuộc về Campuchia, cộng thêm quẩn đảo Thổ Chu
và nhóm phía Nam quần đảo Hải Tặc, nhưng Việt Nam không nhất tri quan điểm ữên.
Ngày 18/02/1979 hai nước Việt Nam - Campuchia đã ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác
toàn diện; ngày 07/7/1982 tại thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp
định vùng nước lịch sử. Trong khi chờ đợi giải quyết đường biên giới trên biển giữa hai nước
trong vùng nước lịch sử, hai bên vẫn tiếp tục lấy đường Brevíe làm đường phân chia đảo
trong khu vực này. Việc tuần tiễu, kiểm soát trong vùng nước lịch sứ sẽ do hai bên cùng tiến
hành. Như vậy, giữa Việt Nam và Campuchia chưa có đường biên giới trên biển, nhưng chủ
quyền cùa mỗi bên đối với các dào trên vùng biển giữa hai nước đã được xác định theo đường
gọi là đường Brevie 1939. Hiện nay hai bên đang tích cực đàm phán để phân định đường biên
giới quốc gia trên biền giữa hai nước.
+ Đoi với Indonesia: Bờ biển giữa Việt Nam và Indonesia cách nhau 250 hải lý, do đó trước
kia không có vấn đề biên giới phái giài quyết. Đến nay, do sự phát triền cùa luật pháp quốc tê vẽ
biên, hai bên phái phán định vùng biên.
Năm 1972, Indonesia và chính quyền Sài Gòn đàm phán vòng một. Quan điểm cùa
Indonesia, là phán định theo trung tuyến giữa các đào xa nhất cùa hai bên (thường gọi là quan
điểm đào - đảo). Quan điềm cúa chính quyền Sài Gòn là theo bờ biển Việt Nam và bờ biền Boméo
(thướng gọi lá quan điếm bờ - bờ), tạo nên vùng tranh chấp rộng khoảng 37.000km2.
Từ năm 1978 hai nước nối tiếp đàm phán, quan điềm lúc đầu cúa Indonesia, vẫn là trung
tuyến đào - dào. quan điểm cùa Việt Nam theo định nghĩa về thềm lục địa là sự trải dài tự nhiên
của lục địa, do đó ranh giới hai bên nên theo đường Thavveg (một rãnh ngầm ngăn cách hai thềm
lục địa, từ đó tạo nên vùng tranh chấp rộng khoáng 98.000km2). Việt Nam không giữ quan điểm
cùa chinh quyền Sài Gòn vì hội nghị biển lần thứ 3 cúa Liên hợp quốc đã đưa ra khái niệm mới về
thềm lục địa và giải pháp công bẳng.
Tháng 02/1993 Indonesia đề nghị Việt Nam đàm phán về phân định thềm lục địa trên cơ sờ
luật pháp quốc tế. Với sự nỗ lực cùa chinh phủ hai nước, ngày 26/6/2003, tại Hà Nội, Việt Nam và
Indonesia đã ký kếl Hiệp định Phân định ranh giới thềm lục địa giữa hai nước (có hiệu lực từ
29/5/2007).
Đến nay, hai nước đã tiến hành 18 vòng đàm phán để phân định thềm lục địa (trong đó có 10
vòng cấp chuyên viên, 1 vòng cấp chính phú, 7 vòng tham khảo cấp chuyên viên) thu hẹp được
vùng chồng lấn xuống còn khoáng 4.500km2. Qua 10 vòng họp cấp chuyên viên phân chia được
37.500 km3, trong đó Việt Nam được M.OOOkm2.
+ Đổi với Malaysia: Giữa Việt Nam và Malaysia tồn tại một vùng chồng lấn vùng
biển và thềm lục địa rộng khoàng 2.800km2. Vùng này hình thành bời đường ranh giới
thềm lục địa do chính quyền Sài Gòn công bố năm 1971 và đường ranh giới thềm lục địa
thể hiện trên hài đồ cùa Malaysia công bố năm 1979. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do
chính quyền Sài Gòn có tinh đến đào Hòn Khoai và các đảo của hai bên; còn Malaysia lại
tinh đến các đào ven bờ cùa mình mà bó qua Hòn Khoai của Việt Nam (Hòn Khoai cách
bờ biển Việt Nam có 6,5 hài lý).
Tháng 5/1992 hai nước đàm phán ờ Kualalampur và đã ký thoả thuận hợp tác thăm dò,
khai thác chung vùng chồng lấn, giao cho các công ty dầu lừa cùa hai nước ký các dàn xếp
thương mại và tiến hành hợp tác thăm dò, khai thác. Việc phân định vùng chồng lấn sẽ giải
quyết sau; việc hợp tác giữa hai ngành dầu khí đang tiến triển binh thường. Ngoài ra, vùng
khai thác chung giữa Việt Nam và Malaysia rộng 7.250km2 có khoảng 800km2 có liên quan
tới Việt Nam.
Theo hiệp định về phân định ranh giới biển ký ngày 09/8/1997 giữa việt Nam và Thái Lan
đã thoà thuận sè cùng Malaysia giải quyết vấn đề này qua đàm phán. Ba nước tiến hành đàm phán
vòng 1 tại Hà Nội vào tháng 02/1998, vòng 2 tại Malaysia vào tháng 10/1998. Ba bên thống nhất
khai thác chung vùng chồng lấn giữa ba nước. Ba bên tiến hành họp vòng 1 tổ chức không chính
thức tại Malaysia vào tháng 02/1999 đề bàn hình thức hợp tác và dự thảo các văn kiện để Chính
phù ba nước ký kết. Giữa Việt Nam và Thái Lan có một vùng chồng lấn hình thành từ đường ranh
giới thềm lục địa Việt Nam do chính quyền Sài Gòn công bố năm 1971 và đường ranh giới với
thềm lục địa cùa Thái Lan công bố năm 1973. Sở đĩ có vùng chồng lấn này là do phía Việt Nam
tinh cho đảo Thổ Chu 100% hiệu lực, còn Thái Lan thi phủ nhận hoàn toàn hiệu lực cùa đảo Thồ
Chu. mặc dù đảo Thổ Chu khi đó có tới 500 dân và có một đời sống kinh tế riêng, vùng chồng lấn
này diện tích rộng khoảng 6.000km2.
+ Đồi với Thái Lan: Từ nãm 1992 - 1997 giữa Việt Nam và Thái Lan đã qua 9 vòng đàm
phán cấp chuyên viên. Tháng 8/1997 Việt Nam và Thái Lan đã ký Hiệp định về phân định
ranh giới trên biển giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan. Theo hiệp định thi Thái Lan công nhận
đảo Thổ Chu có 32,5% hiệu lực, do đó mà Việt Nam được 32,5% diện tích vùng chồng lấn.
Đường ranh giới này vừa là ranh giới thềm lục địa vừa là ranh giới vùng đặc quyền kinh tế
cùa hai nước. Hai bên thừa nhận quyền tài phán, quyền chủ quyền của mỗi nước đoi với vùng
thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế theo ranh giới nói trên.
v ề vùng khai thác chung giữa Thái Lan và Malaysia có một khu vực liên quan đến Việt
Nam thì Việt Nam và Thái Lan thoả thuận sẽ cùng Malaysia giải quyết qua đàm phán. Trường
họp có một cấu tạo mó dầu; mỏ khi tự nhiên hoặc mò khoáng sản nằm vắt ngang qua ranh giới
giữa hai bên thì các bên thông báo cho nhau mọi thông tin liên quan và thoà thuận về cách thức
khai thác, lợi nhuận sẽ được chia công bằng.
li) Chủ quyền cùa Việt N am dối với hai quần đáo Hoàng Sa và Trường Sa
Quần đào Hoàng Sa nầm trong khoáng 15° 45’đếnl7° 15’vĩ Bẩc, từ 111° đến 113° kinh
Đông cách đào Lý Sơn, Quảng Ngãi hơn 120 hài lý, cách đảo Hài Nam (Trung Quốc) khoáng
140 hái lý; bao gồm trên 30 đáo trong vùng biển rộng khoảng 16.000 km .
Quần đảo Trường Sa trải dài từ khoáng 06°50’đ ếnl2°00’vĩ Bấc, từ 111° 30’đến I 17° 20’
kinh Đông; gồm trên 100 hòn đào, bẵi cạn, cồn san hô và bãi ngầm trên vùng biển rộng
khoảng 180.000 km2, đào gần nhất cách Cam Ranh khoảng 248 hài lý, cách đảo Hài Nam
(Trung Ọuốc) khoảng trên 600 hải lý.
Cho đến đầu thế kỳ XX, không cỏ nưỡc nào tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo đối
với Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùa Việt Nam đã bị
nhiều nước yêu sách và trớ thành đối tượng tranh chấp gay gắt về chủ quyền.
- Đ ổi với Trung Quốc: Đầu năm 1907, Nhật Bàn chiếm đào Đông Sa làm cho các nhà
cẩm quyền miền Nam Trung Quốc quan tâm đến các đảo trên Biển Đông. Tháng 5/1909
tổng đốc Lưỡng Quàng - Trương Nhân Tuấn phái Đô đốc Lý Chuẩn đem ba pháo thuyền ra
thăm chớp nhoáng một vài đảo, đổ bộ lên đảo Phú Lâm rồi về. Đến năm 1921, chính quyền
miền Nam Trung Quốc ra quyết định nhập quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (gọi là Tây
Sa) vào đào Hải Nam. Từ đó bẳt đầu có sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Pháp (thay mặt
Việt Nam ờ thời điểm đó) về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và từ những năm 1930 trên
quần đào I rường Sa. Trong khi đó Công hàm cùa Công Sứ Trung Quốc ờ Pari gừi Bộ
Ngoại giao Pháp năm 1932 cho rằng, các đào Trưởng Sa là bộ phận lãnh thồ Trung Ọuốc xa
nhất về phia Nam.

Hinh 1.4. Đại Nam nhát thống toàn đò Việt Nam


vẽ 1834 đâ có Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa thuộc lănh thổ Việt Nam

Trong chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bán chiếm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
thành căn cứ hài quân ở Thái Binh Dương. Năm 1951 tại Sanphranxisco đại biểu Liên Xô đề
nghị trao hai quần đáo cho Trung Quốc, nhưng đề nghị này bị bác bỏ với 46 phiếu trống, 3
phiếu thuận. Tại hội nghị này đại biểu Việt Nam khẳng định hai quần đảo Trường Sa và Hoàng
Sa thuộc chủ quyền Việt Nam từ lâu đời, không có nước nào phàn đối. Vãn kiện cùa hội nghị đã
ghi về hai quẩn đảo là: "Nhật Bản từ bó mọi quyền, danh nghĩa đòi hỏi đối với hai quần đảo",
nhưng không hề thừa nhận hai quần đảo là của Trung Quốc. Trong hoà ước giữa Trung Quốc
và Nhật Bản ký ngày 28/4/1952, Trung Quốc ghi nhận việc từ bó mọi quyền đối với hai quần
đảo, nhưng không có điểm nào nói về Nhật Bản trao trả lại cho Trung Quốc hai quần đào,
cũng không nói gi đến yêu sách cùa Trung Quốc với hai quần đảo.
Năm 1956 lợi dụng tình hình phức tạp Pháp rút khỏi Đông Dương. Việt Nam chưa tiếp
quản được hai quần đào, Trung Quốc đã chớp nhoáng đưa lực lượng quân sự ra chiếm đóng
nhóm phía Đông đảo Hoàng Sa; Đài Loan chiếm đảo Ba Bình trên quần đảo Trường Sa. Năm
1974, Trung Quốc dùng một lực lượng hải quân, không quân đánh chiếm nhóm phía Tây quần
đào Hoàng Sa từ tay chính quyền Sài Gòn và ráo riết củng cố quần đảo Hoàng Sa. Năm 1988
Trung Quốc dùng lực lượng chiếm 6 điểm trên quần đảo Trường Sa và ra sức củng cố những
điềm này để chuẩn bị những bước tiến lâu dài.
Theo quy định cùa luật pháp quốc tế thi mọi hành động sứ dụng vũ lực để xâm chiếm
lãnh thồ đều vô giá trị, không đem lại danh nghĩa chủ quyền, do vậy các hành động của phía
Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa (nám 1956, năm 1974) và đối với Trường Sa (năm
1988) đều không có giá trị pháp lý.
Hiện nay, Philippin chiếm giữ 10 vị trí, gồm 7 đào, đá san hô, 3 bãi cạn rạn san hô; Trung
Quốc (kề cả Đài Loan) chiếm giữ 9 vị trí; Malaysia 7 đào; Việt Nam 21 đảo.
- Doi với Philippin: vốn là nước không có quyền gì đối với quần đảo Trường Sa vì theo
Hiệp định Paris năm 1898 giữa Mỹ và Tây Ban Nha thì Tây Ban Nha giao Philippin cho Mỹ
và đã xác định phạm vi quần đào Philippin trên bản đồ không bao gồm một đảo nào cùa quần
đảo Trường Sa.
Từ năm 1971 đến 1980, Philippin đã tranh thù đưa quân ra chiếm 8 đào trên quần đảo
Trường Sa và ra sức cúng cố vị trí của mình. Năm 1979, Philippin công bố sắc lệnh cùa Tổng
thống coi toàn bộ quần đào Trường Sa (trừ đảo Trường Sa mà Philippin gọi là quần đào Kalayaan)
là lãnh thổ Philippin.
Từ năm 1978 - 1994, Việt Nam và Philippin đã thỏa thuận ờ các cấp: Bộ trường Ngoại
giao, Thù tướng Chinh phú, Tổng thống và Chủ tịch nước là sẽ giải quyết mọi tranh chấp giữa
liai nước bằng thiíơng lượng hòa binh trên tinh thần hữu nghị, hòa bình và tin cậy lẫn nhau.
Ngày 07/11/1995, Bộ Ngoại giao hai nước đã thoà thuận về 9 nguyên tắc ứng xử cơ bản
irên quần đảo Trường Sa. Nội dung cơ bản cùa thoả thuận đó là: Hai bên đồng ý thông qua
thương lượng hòa bình, tìm kiếm giải pháp cơ bản cho vấn đề tranh chấp chú quyền trên quần
đào Trường Sa. Kiềm chế không sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực, thức đẩy hợp tác song
phương hoặc đa phương về bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, khí tượng, phòng chống
thảm hoạ, tìm kiếm cứu nạn, chống cướp biển và kiểm soát ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài
nguyên biển ở quần đảo Trường Sa. Bào đảm tự do hàng hải theo quy định cùa luật pháp quốc
tế, thúc đẩy đối ngoại song phương hoặc đa phương để xây dựng lòng tin cậy lẫn nhau, tăng
cường hợp tác giải quyết dứt điểm tranh chấp chủ quyền Trường Sa.
Dổi với Malaỵsia: Ngàv 03/02/1971, Sứ quán Malaysia tại Sài Gòn gừi công hàm cho
Bộ Ngoại giao Sài (ìòn hòi rằng: Quấn dào Trướng Sa có thuộc Cộng hoà Việt Nam hay không?
Cộng hoà Việt Nam có yêu sách đổi với quần đào đó không?
Ngày 20/4/1971. Chinh quvền Sài Gòn đã thòng báo cho Sứ quán Malaysia rằng, quần đảo
Trường Sa thuộc lãnh thồ Việt Nam và mọi hành vi xâm phạm đến chù quyền Việt Nam ở quần
đào này sẽ bị coi là vi phạm luật pháp quốc tế. Tháng 12/1979 Chinh phù Malaysia cho xuất bàn
bàn đồ gộp vào lãnh thổ Malaysia một khu vực rộng hàng vạn km thuộc khu vực phía Nam
quần đào Trường Sa. trong đó có dào An Bang và bãi Thuyền Chài nơi Việt Nam đang đóng
quân. Trong hai năm (1983-1984) Malaysia cho quân chiếm đóng 3 bãi đá ngầm ở Nam quần
đảo Trường Sa là Hoa Lau, Kỳ Vân, Kiệu Ngựa. Tháng 6/1999 Malaysia chiếm thêm 2 đảo
Thám Hiểm và Én Ca và 2 bãi cạn; từ đó, họ ra sức cùng cố vị tri và thể hiện sự có mặt cùa
Malaysia trên 2/5 bẵi đá ngầm và trên hai đào đó. Chính phù Việt Nam và Chính phủ
Malaysia đã nhiều lần khẳng định sẽ giải quyết mọi tranh chấp giữa hai nước bàng thương
lượng hòa binh.

CÂU HỐI ÔN TẬP

1. Quan điếm xác lập chù quyền lãnh thổ quốc gia lả gi?
2. Thành phần cùa lãnh thổ quốc gia là gì? Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chủ
quyền quốc gia như thế nào?
3. Nêu sự hình thành và phát triến biẽn giói quốc gia trên đẩl liền qua các thời kỳ.
4. Nêu sự hinh thành và phát triển biên giới quốc gia trên biển qua các thửi kỳ.

WÌTXD...VỂT N AM 33
Chương 2
QUAN ĐIẾM CỦA ĐẢNG , NHÀ NƯỚC TA VÈ X Â Y DỰNG VÀ BÀO VỆ
LÃNH THỐ, BIÊN GIỚI Q U Ố C GIA

2.1. MỘT SỐ KINH NGHIỆM BẢO VỆ LÃNH THỐ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA CỦA
ÔNG CHA TA
2.1.1. T rách nhiệm quán lý, bảo vệ bicn giới quốc gia trước hết là trách nhiệm của Nhà nước,
của triều đình T rung irơng
- Bảo vệ biên giới quốc gia luôn được thể hiện ờ quyết tâm, kế sách, chiến lược rõ ràng để
bào vệ chù quyền lãnh thồ qua các triều đại "Sông núi nước Nam, Vua Nam ở" (Lý Thường
Kiệt); "Cõi bờ sông núi đã riêng" (Nguyễn Trãi). “ Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào
lại vứt bỏ? Phải kiên quyết tranh luận; chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn có thể sai
sứ sang Bắc triều bày tò phái trái. Nếu ai đem một thước, 1 tấc đất cùa Thái Tổ làm mồi cho
giặc thì tội phái tru di” (Đại Việt sừ ký Toàn thư, tập 2, trang 250).
"Biên phòng hảo vị trù phương lược.
Xã tắc ung tu kế cửu an".
Nghĩa là: Biên phòng tất khéo mưu phưcmg lược,
Xã tắc nên tìm kế cửu an - (Lê Thái Tổ)
Thần không dám bò một phần đất hoang - (Quang Trung).
- Từng bước xây dựng hệ thống pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc quàn lý, bào vệ
lãnh thổ, biên giới, tiêu biểu có bộ luật: Lê triều hình luật (Luật Hồng Đức thời Lê) đã có 2 1
điều trong tổng số 772 điều nói về biên giới, bảo vệ biên giới; "Điều 71: Những ai trốn cừa
ải, vượt biên giới ra nước ngoài thì bị chém... người giữ cừa ải (coi xét cừa biển cùng vậy)
không biết thì bị lưu đày châu xa; Điều 73: Ai bán ruộng đất nơi biên cương cho nước ngoài
thi bị chém".
Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long thời Nguyễn) đã có 11 điều nói về biên giới và quàn
lý bảo vệ biên giới.
2.1.2. S ử d ụ n g chính sách "M cm dẻo p h ư ơ ng xa" (N hu V iễn)
Mục đích cùa chính sách là nhàm sử dụng lực lượng tại chỗ, đoàn kết toàn dân, tạo sức
mạnh tồng hợp tại chỗ để bảo vệ chù quyền lãnh thồ.
Chính sách trên được thể hiện ở các biện pháp: Nhà nước tìm mọi cách để nắm chặt tầng lớp
trên (cường quyền, tộc quyền và thần quyền), các thủ lĩnh dân tộc niềm núi (biện pháp thổ quan),
vì tiếng nói cùa họ tác động rất mạnh tới quần chúng, triều đình thông qua họ để nấm dân, đoàn
kết toàn dân, giữ dân, giữ đất, họ là "tai mẩt" cho triều đình trong bảo vệ chù quyền lãnh thổ.
Triều đình dùng" biện pháp hôn nhân", gả công chúa người Việt cho thủ lĩnh miền núi (kể
cà các vua lân bang Chiêm Thành, Chân Lạp) để họ làm phò mã triều đình, là "gia nhân", ràng
buộc trách nhiệm, là "tôi trung" cùa triều đình trong bảo vệ biên giới, mờ mang bờ cõi.
Biện pháp "nâng niu" sức dân biên giới là biện pháp kinh tế, văn hóa, xă hội... để phát huy
sức mạnh cùa kinh tế tại chỗ. lực lượng báo vệ biên giới tại chỗ. mỗi người dân là một "chiến sĩ
biên phòng" canh giừ biên cương cùa Tố quốc.
2.1.3. Thực hiện một cách hiệu quả chính sách "kinh tế kết hợp giữ biên cương Tố quốc"
Chính sách này thể hiện ờ các biện pháp sau: Biện pháp đồn điền, sứ dụng binh linh làm
đồn điền ớ vùng biên giới, tạo lực lượng tại chỗ, kết hợp phát triển kinh tế - trấn giữ biên
cương. Đồn điền ở biên giới là "một chước hay. bền vững cho biên cương: Lúc vô sự thì ở
yên cày cấy. quân thừa lương, dàn thừa ăn; lúc có việc thi bào vệ cho nhau, dân đều là quân,
giữ vững, đánh thì tháng. Đó là mưu kế tốt nhất đề đù lương, đù quân, có thề giữ vững bờ cõi,
biên cương và phòng bị giặc ngoài" (Vua Minh Mệnh). Đây chinh là biện pháp "tĩnh vi nông,
động vi binh" lúc vô sự mọi người là dân (nông dân), khi chiến tranh mọi người là quân”,
"tịch thô tráng biên" (mớ rộng biên cương, làm mạnh biên giới) cùa Nhà nước. Biện pháp đưa
dân ra biên giới, khai phá, mở làng ấp, phát triển kinh tế kết hợp bào vệ chú quyền (Hà Tiên,
An Giang. Tày Ninh... thời Nguvễn). Mớ các "bạc dịch trường” (chợ biên giới) để vừa lưu
thõng hàng hóa, vừa nắm tinh hình địch, chù động đối phó (thời Lý ớ biên giới Lạng Sơn,
Cao Bằng, thời Lý - Trần ở ven biển, thời Nguyền ờ An Giang, Tây Ninh...).
2.1.4. Ket hụp sức mạnh ngoại giao với sức mạnh quân sự
Chính sách ngoại giao khôn khéo, tranh biện kiên quyết lúc thế nước cường thịnh để đòi đất,
nhưng mềm dèo, giữ hòa hiếu với nước láng giềng lớn, quan hệ hữu nghị với nước láng giềng để
giữ bờ cõi, không gây hiềm khích, oán thù.
“Nối hai nước tình hòa hiếu
Tắt muôn đời lứa chiến tranh
Đất nước vẹn toàn là thượng sách
Cốt sao cho dân được an ninh.” - (Lê triều hình luật).
Ngoài tranh biện ngoại giao còn dùng sức mạnh quân sự, chù động tấn công trước để tự
vệ "Tiên phát chế nhân" (Lý Thường Kiệt), hạn chế sức mạnh địch, báo vệ toàn vẹn chù
quyền thời Lý ờ phía Bấc, thời Nguyễn ờ Tây Nam.
2.1.5. Kết hợp nhiều th ứ quân tạo sức m ạnh to lớn tro n g quản lý, bảo vệ biên giới
Triều đình luôn kết hợp sứ dụng dân binh, hương binh, quân các thồ tủ, châu mục, lực
lượng tại chỗ để bào vệ quê hương làng, bàn biên giói với "cơ binh" (quân các địa phưcmg
trấn, tinh) và kinh binh (quân triều đình trung ương). Đây là "hình ảnh" cùa sự kết hợp "ba thứ
quân", tạo sức mạnh, có hiệu quà rất lớn trong bào vệ chủ quyền biên giới qua nhiều thế ký.
Chọn và cử những người hiền tài về cả võ tướng, văn quan, cỏ tri thức về kinh tế - văn hóa,
am hiểu phong tục tập quán các dân tộc đề trấn giữ những nơi "cồ họng" có vị tri chiến lược,
nhạy cảm, phức tạp về dân tộc, tôn giáo để vừa "trị nước" vừa bào vệ chù quyền. (Thời nhà Trần
sừ dụng Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư rất hiệu quả; thời nhà Nguyễn có Lê Văn Duyệt, Nguyễn
Tri Phương. Thoại Ngọc Hầu... vừa khai phá, mở mang bờ cõi, vừa phòng thù bào vệ chù quyền Tây
Nam rất thành công).
Vừa chống đỡ với sức ép bành trướng lãnh thổ của ngoại bang ở phía Bắc. các Vua,
Chúa triều Nguyễn (thế kỳ XVI - XIX) vừa tận dụng điều kiện, cơ hội thuận lợi để khai phá
mờ rộng vùng đất phía Nam (Trung Bộ và Nam Bộ). Đó là sự thắng lợi cùa các biệr pháp:
Hôn nhân, sử dụng lực lượng lưu dân người Việt, lực lượng người Hoa kiều, người Chàm., để
khai phá mở rộng đất đai, tận dụng đề nghị giúp đỡ của Chân Lạp và được nước Chân Lạp trả
ơn bàng đất đai.

2.2. QUAN ĐIẾM, NỘI DUNG VÀ GIÁI PHÁP CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA VÉ XÂY
DỰNG VÀ BÀO VỆ LÃNH THỐ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA
2.2.1. Q uan điểm của Đ ảng ta về xây dựng và báo vệ lãnh thổ, biên giới quốc gia
a) Xây dựng, bảo vệ biên giới quốc gia là một nội dung quan trọng cùa sự nghiệp xây
dựng và bào vệ tồ quắc Việt N am xã hội chù nghĩa
Tứ thời Hùng Vương dựng nước đến cuối thế kỷ XIX dưới triều Nguyễn, dân tộc Việt
Nam đã luôn phải đưcmg đầu với nhiều âm mưu hành động xâm lược cùa ngoại bang từ nhiều
phía. Song dân tộc Việt Nam vẫn tồn tại, phát triển với sức sống mẫnh liệt trên một lãnh thô
thống nhất ngày càng được củng cố vững chắc. Đặc biệt từ khi có Đàng Cộng sản Việt Nam
ra đời, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta luôn giữ gìn, phát huy truyền thong cùa dân tộc, cùa
ông cha ta đề non sông Việt Nam luôn thống nhất.
Lãnh thổ và biên giới quốc gia là một bộ phận hợp thành quan trọng, không thể tách rời
của Tồ quốc Việt Nam xã hội chù nghĩa. Lãnh thồ và biên giới quốc gia là yếu tố cơ bán bảo
đàm cho sự ồn định cùa đất nước Việt Nam. Lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự khẳng định chủ
quyền cùa Nhà nước Việt Nam, bao gồm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong
phạm vi lãnh thồ, gồm cả vùng đất, vùng trời, nội thuỷ, lãnh hải và lành thổ đặc biệt của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, xây dựng và bào vệ lãnh thổ, biên giới quốc gia
là một nội dung đặc biệt quan trọng cùa xây dụng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chù
nghĩa. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa không thể thành
công nếu lãnh thổ, biên giới quốc gia không được xây dựng và bảo vệ tốt.
b) Lãnh thổ, biên giới quắc gia là thiêng liêng bấ t khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam
Lãnh thổ quốc gia v iệt Nam là nơi sinh ra và lưu giữ, phát triền con người và những giá
trị cùa dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dụng nước và giữ nuớc, biết bao
thế hệ người Việt Nam đã đem công sức mồ hôi, xương máu để giữ gln độc lập và xây dựng
giang sơn đất nước thống nhất toàn vẹn, tươi đẹp như ngày nay. Nhờ đó mà con người Việt
Nam, dân tộc Việt Nam có thể tồn tại, sinh sống, vươn lên phát triển một cách độc lập, bình
đảng với các quốc gia khác, dân tộc khác trong cộng đồng quốc tế; những giá trị, truyền
thống, bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam được khảng định, lưu truyền và phát triển sánh
vai với các cường quốc năm châu.
Lãnh thồ, biên giới quốc gia là kết quả đấu tranh dựng nước và giữ nước cùa dân tộc
Việt Nam suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử. Từ thủa Hùng Vương dựng nước đến thời đại
Hồ Chí Minh, đứng ứước kẻ thù to lớn và hung bạo, dân tộc Việt Nam luôn có ý thức và
quyết tâm bào vệ. Dù phải trải qua hàng trục cuộc chiến tranh lớn nhò, phái chịu dưới ách đô
hộ của các thế lực phong kiến thực dân, đế quốc, người Việt Nam luôn phất cao hào khí anh
hùng, lòng tự hào. tự tôn dân tộc trong dựng nước và giữ nước, xây dựng và giữ gin biên cương,
lãnh thồ quốc gia, xây dựng và báo vệ tồ quốc. Tư tưởng "Sông núi nước Nam vua Nam ờ”, cùa
ông cha ta dược tiếp nối khẳng định và nâng lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh. Chù tịch
Hồ Chí Minh đã từng dạy: "Các vua Hùng dã có công dựng nước, Bác cháu ta phài cùng nhau giữ
lấy nước”.
Lănh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam là thiêng liêng bất khà xâm phạm cùa dân tộc Việt
Nam. Nhà nước, nhân dân Việt Nam quyết tâm giữ gìn và bào vệ chù quyền thiêng liêng bất
khá xâm phạm đó.
Quan điểm tư tường đó cùa Đàng và Bác Hồ đã được thể hiện Irong Hiến pháp 1946 của
nước Việt Nam dân chú cộng hoà khẩng định nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là
báo toàn lành thồ. giành độc lặp hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền lảng dân chú.
Điều 13 Hiến pháp 1992 xác định rõ: "Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khá xâm phạm.
Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chú quyền toàn vẹn lãnh thố của tố quốc đều bị
nghiêm trị theo pháp luật”.
Luật Biên giới quốc gia Việt Nam quy định: "Biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội
chù nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khà xâm phạm. Xây dựng quàn lý, bảo vệ biên giới
quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với toàn vẹn lãnh thổ, chù quyền quốc gia, góp
phẩn giữ vững ổn định chính trị, phát triền kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh
cùa đất nước".
Điều 2 Hiến pháp năm 1946 cùa nước Việt Nam dân chù cộng hoà, khẳng định đất nước
Việt Nam là một khối thống nhất Bắc - Trung - Nam không thể phân chia. Các bàn Hiến pháp
năm 1959, 1980, 1992 cũng đều khẳng định nước Cộng hoà xã hội chù nghĩa Việt Nam là một
nước độc lập có chù quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hài đáo, vùng
biển và vùng trời.
Vản kiện dại hội XI cùa Đàng, trong Cưcmg lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên Chú
nghĩa xã hội (bồ sung, phát triển năm 2011) đã kháng định:
Mục tiêu, nhiệm vụ cùa quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chác độc lập, chù quyền,
thống nhất, toàn vẹn lẫnh thồ cùa Tổ quốc, bảo vệ Đàng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội
chú nghĩa, giữ vững hoà bình, ồn định chính trị, bảo đám an ninh quốc gia và trật tự, an toàn
xã hội; chù động ngăn chận, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế
lực thù địch đoi với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
c) Xây dựng biên giới hòn bình, hữu nghị, ồn định; giải quyết các vấn đề tranh chấp
thông qua đàm phán hoà bình, tôn trọng độc lập, chù quyền, loàn vẹn lãnh thồ và lợi ích
chính đáng cùa nhau
Xuất phát từ lịch SŨ hình thành biên giới quốc gia mà Đàng, Nhà nước ta đề ra chú trương
fà kiên tri thông qua đàm phán hòa bình, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng
phát triển với các nước có liên quan trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thồ,
bình đẳng cùng có lợi đề tìm ra giái pháp cơ bản, hợp lý mà hai bên có thể chấp nhận được.
Trong khi tiến hành đàm phán, hai bên không tiến hành những hoạt động làm phức tạp thêm
tình hình: không sứ dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, bàn bạc kịp thời và giãi quyết thóa
đáng những vấn đề này sinh, cùng hợp tác xây dựng biên giới hòa binh, hữu nghị, ồn định lâu
dài. góp phần giữ vững ổn định khu vực và thế giới.
về những vấn đề tranh chấp chù quyền đối với lẵnh thổ trên bộ, hải đào, trên biển do lịch
sử để lại hoặc mới này sinh, Đàng và Nhà nước ta khẳng định: “Việt Nam luôn sẵn sàng thương
lượng hoà bình để giải quyết một cách có lý, có tình”. Việt Nam ùng hộ việc giải quyết mâu
thuẫn, bất đồng trong khu vực thông qua đoi thoại, thương lượng hoà binh, không sử dụng vũ
lực hay đe doạ sử dụng vũ lực. Nhung Việt Nam cũng sẵn sàng tự vệ chống lại mọi hành động
xâm phạm lãnh thổ đất liền, vùng trời, vùng biển và lợi ích quốc gia cùa Việt Nam.
Vấn đề tranh chấp chủ quyền ờ Biển Đông, quan điểm nhất quán cùa Việt Nam là: Việt Nam
có các quyền hợp pháp đối với vùng biển, đào cùa Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quẩn
đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam có đầy đù chứng cứ lịch sử và cơ sờ pháp lý về vấn đề
này. Tuy nhiên, vi hòa bình, lợi ích an ninh chung, Việt Nam sẵn sàng đàm phán hoà bình đề giài
quyết, trước mẩl là đạt tới sự thoả thuận về “Bộ quy tẳc ứng xử” (COC) trong khi tiếp tục tim kiếm
giải pháp lâu dài cho vấn đề Biển Đông.
Đây là quan điềm hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển cùa thời đại ngày nay. Giữ
vững chù quyền, toàn vẹn lãnh thồ, biên giới quốc gia của Tổ quốc; tôn trọng chủ quyền, xây
dựng biên giới hữu nghị, thân thiện với các quốc gia láng giềng; quán triệt đường lối, chính
sách đối ngoại cùa Đảng và Nhả nước, thực hiện phương châm vừa hợp tác, vừa đấu tranh,
mưu trí, khôn khéo đề giữ vững độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng biên giới
hoà bình, hữu nghị, hợp tác tạo thế ổn định lâu dài, phục vụ tốt chinh sách mờ cửa, giao lưu
hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực.
Vãn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định chính sách nhất quán là: "Tôn
trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lânh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau... giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình".
Điều 11 Luật Biên giới quốc gia tiếp tục khẳng định: "Nước Cộng hoà xã hội chù nghTa
Việt Nam thực hiện chính sách xây dựng biên giới hoà binh hữu nghị, ồn định lâu dài với các
nước láng giềng; giải quyết các vấn đề biên giới quốc gia thông qua đàm phán trên cơ sở tôn
trọng độc lập, chù quyền toàn vẹn lãnh thổ và lợi ich chính đáng của nhau".
d) Xây dựng và bào vệ lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự nghiệp cùa toàn dăn, dưới sự
lãnh đạo của Đáng, Sự quán lý thống nhất cùa Nhà nước, lực lượng vũ trang là nòng cốt
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng độc lập chù quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, biên giới
quốc gia, đồng thời xác định bảo vệ biên giới quốc gia gán liền với bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chù nghĩa. Đó là nhiệm vụ thiêng liêng của toàn Đàng, toàn dân, toàn
quân. Đảng Cộng sàn Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vĩệt Nam xã
hội chù nghĩa. Nhà nước thống nhất quản lý việc xây dựng, bào vệ lãnh thổ, biên giới quốc
gia; có chính sách ưu tiên đặc biệt xây dựng khu vực biên giới vũng mạnh về mợi mặt. Mặt
trận Tồ quốc Việt Nam và các tồ chức thành viên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của minh có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nghiêm chinh
chấp hành đường lối, chính sách cùa Đàng, Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết về Chiến lược
bào vệ Tố quốc trong tình hình mới...
Ọuân đội Nhân dân việt Nam là lực lượng nòng cốt với nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh
thồ cùa Tồ quốc, bào vệ các quyền và lợi ích quốc gia. Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng
cốt chuyên trách phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính
quyền địa phương trong hoạt động quàn lý, bào vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự,
an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy dịnh cùa pháp luật.
2.2.2. Nội dung xây dựng báo vệ lãnh thổ, biên giói quốc gia
a) Xây dựng và hão vệ hỉnh thồ quốc gia
- Xây dựng và bào vệ lãnh thồ quốc gia là thực hiện tồng thể các giải pháp, biện pháp
trên các lĩnh vực chinh trị, kinh tế văn hóa xã hội, đối ngoại và quốc phòng, anninh nhằm
thiết lập và bảo đám quyền làm chù một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đù vềmọimặt lập
pháp, hành pháp và tư pháp cùa quốc gia trong phạm vi lãnh thô, bao gôm vùng đât, vùng
trời, nội thúy, lãnh hài và lãnh thổ đặc biệt cùa quốc gia.
Báo vệ lãnh thô quốc gia lả sử dụng tông hợp các lực lượng và biện pháp chông lại sự
xâm phạm, phá hoại dưới mọi hình thức đê giữ gìn toàn vẹn lãnh thô quôc gia.
Xây dựng và báo vệ lãnh thố quốc gia Việt Nam là yêu cẩu tất yếu, là nhiệm vụ quan
trọng của sự nghiệp xây dựng và báo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chú nghĩa.
- Nội dung xây dựng và bào vệ lãnh thổ quốc gia Việt Nam gồm:
+ Xây dụng, phát triển mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại và quốc
phòng, an ninh của đất nước.
+ Xác lập và bào vệ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp của Việt Nam trên mọi mặt chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong phạm vị lãnh thố cùa mình.
+ Bào vệ sự toàn vẹn lânh thổ cúa đất nước, bao gồm vùng đất, vùng trời, nội thủy, lãnh
hài và lãnh thổ đặc biệt cùa Việt Nam: Đấu tranh làm thất bại mọi âm mun và hành động phá
hoại, vi phạm chú quyền, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.
+ Bảo vệ sự thống nhất lãnh thổ cùa đất nước, thống nhất về quyền lập pháp, hành pháp và
tư pháp trên phạm vi lãnh thồ Việt Nam; mọi âm mưu, thù đoạn của các thế lực thù địch cà bên
trong lẫn bên ngoài hòng phá hoại quyền lực tối cao cùa Việt Nam.
Nội dung xây dựng và bào vệ lãnh thổ quốc gia gắn bó chặt chẽ và đặt trong tổng thể chiến
lược bão vệ Tổ quốc. Làm tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ lãnh thổ quốc gia là trực tiếp góp
phẩn xây dựng và bào vệ Tồ quốc Việt Nam xâ hội chú nghĩa.
b) Xây dựng và bào vệ biên giới quốc gia
- Xây dựng và bào vệ biên giới quốc gia là thực hiện tổng thề các biện pháp để bảo vệ
lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên, môi trường, lợi ích quốc gia; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội ở khu vực biên giới.
Do vị trí địa lý và chính trị, trong lịch sừ dựng nước và giũ nước của dân tộc Việt Nam,
việc xây dựng và bào vệ biên giới quốc gia luôn là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với sự
ổn định và phát triển đất nước. Xây dựng, bào vệ biên giới quốc gia là một nội dung cùa xây
dựng và bảo vệ chú quyền quốc gia, là một biện pháp hiệu quả chống lại sự xâm phạm lãnh
thồ Tồ quốc.
Trong hòa binh, bào vệ biên giới quốc gia là tổng thể các biện pháp mà hệ thống chính
trị, xã hội, các lực lượng vũ trang khu vực biên giới áp dụng nhằm tuần tra, giữ gìn nguyên
vẹn, chống lại sự xâm phạm biên giới quốc gia. Khi có xung đột hoặc chiến tranh, các biện
pháp bảo vệ biên giới quốc gia được thể hiện rõ qua các trạng thái sẵn sàng chiến đấu:
Thường xuyên, tăng cường và ý chí cao.
- Nội dung xây dụng bảo vệ biên giới quốc gia.
Luật Biên giới quốc gia cùa nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam năm 2003 xác
định: "Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp cùa toàn
dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước và nhân dân thực hiện kết hợp phát triển kinh tế
- xà hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại”; xây dựng, bảo vệ bao gồm các nội
dung sau:
+ Ưu tiên đầu tư xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện về chinh trị, kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh; có chính sách ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khu vực
biên giới định cư ổn định, phát triền và sinh sống lâu dài ờ khu vực biên giới; điều chinh dân cư
theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng và an ninh khu vực biên giới.
+ Tảng cường, mờ rộng quan hệ đối ngoại các cấp trên khu vực biên giới; phát triển kinh
tế đối ngoại, tăng cường hợp tác nhiều mật xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ồn dịnh lâu
dài với các nước láng giềng.
+ Bào vệ toàn vẹn lãnh thổ cùa Tố quốc là sừ dụng tống hợp các lực lượng và biện pháp
cùa Nhà nước chống lại sự xâm phạm, phá hoại dưới mọi hình thức để giữ gìn toàn vẹn chù
quyền lănh thổ và biên giới quốc gia.
+ Bào vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường là sứ dụng tống hợp các biện pháp đấu tranh ngăn
chặn mọi hành động xâm phạm tài nguyên, đặc biệt là xâm phạm tài nguyên trong lòng đất, trên
biền, trên không, thềm lục địa của Việt Nam. Ngăn chặn, đấu tranh với mọi hành động phá hoại,
húy hoại, gây ô nhiễm môi sinh, môi trường khu vực biên giới, bảo đảm cho người Việt Nam,
nhân dần khu vực biên giới có môi trường sinh sống bền vững, ồn định và phát triển lâu dài.
+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên khu vực biên giới là thực thi quyền lực chính trị tối cao
(quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp) cùa Nhà nước Cộng hòa xã hội chú nghĩa việt Nam trên
khu vực biên giới; chống lại mọi hành động xâm phạm về lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội cùa đất
nước trên khu vực biên giới. Bảo đảm mọi lợi ích của người việt Nam phải được thực hiện ở
khù vực biên giơi theo luật phảp việt Nam, phù hợp vôi luật pháp quốc tế và các hiệp định mà
Việt Nam ký kết với các nước hữu quan.
+ Giữ gìn an ninh chính tri, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Đập tan mọi âm mưu
và hành động gây mất ổn định chinh trị và trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới quốc gia.
Đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành động chia rẽ đoàn kết dân tộc, phá hoại sự ổn định, phát
triển khu vực biên giới.
+ Phối hợp với các nước, đấu tranh ngăn chặn mọi hành động phá hoại tinh đoàn kết, hữu
nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước láng giềng; trấn áp mọi hành động khủng
bố, tội phạm xuyên biên giới quốc gia.
c) Trách nhiệm cùa côrtỊỊ dân trong xây (lựnịỊ vù báo vệ lãnh (hồ, biên giới quốc gia.
Mọi công dũn Việt Num dền có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bản vệ thồ, biên giới
quốc gia Việt Nam
Trách nhiệm của còng dân Việt Nam trong xây dựng và bào vệ lãnh tho, biên giới quốc
gia Việt Nam được Nhá nước ban hành cụ thề trong Hiến pháp và luật. Điều 44 Hiến pháp
nước Cộng hoà xã hội chú nghĩa Việt Nam năm 1992 (sứa đồi) quy định: "Bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chú nghía, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp cùa toàn dân. Công dân
phái làm đầy đu nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định. Điều 1 Luật Nghĩa
vụ quân sự chi rõ: "Bào vệ Tồ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng cao quý cùa còng dân. Công dân
phái làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”. Điều 10 Luật Biên
giới quốc gia cũng xác định: "Xây dựng, quàn lý, bào vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới
là sự nghiệp cùa toàn dân do Nhà nước thống nhât quàn lý”.
Thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bào vệ lãnh thổ. biên giới quốc gia, mọi
công dân nước Cộng hoà xã hội chú nghĩa Việt Nam không phân biệl thành phần xã hội, dân
tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nơi cư trú phái:
- Có nghĩa vụ và trách nhiệm xây dụng và bào vệ lãnh thố, biên giới quôc gia. Hiên pháp
1992 (sửa đồi) nêu rõ: "Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền thống nhất và
toàn vẹn lãnh thồ cùa Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dụng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa đều bị nghiêm trị theo pháp luật”. Đồng thời, phái luôn nêu cao ý thức quốc phòng và an
ninh, xây dụng ý thức, thái độ và trách nhiệm bào vệ Tồ quốc: có những hành động thiết thực góp
phần vào sự nghiệp bào vệ Tồ quốc Việt Nam xã hội chù nghĩa.
- Chấp hành nghiêm chinh Hiến pháp, pháp luật cùa Nhà nước, trước hết thực hiện nghiêm
và đầy đù Luật Quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Biên giới quốc gia cùa nước Cộng hoà
xã hội chú nghĩa Việt Nam.
- Tuyệt đối trung thành với Tồ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận
và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. “Công dân phải trung thành với Tồ quốc, làm nghĩa
vụ quần sự, được giáo dục về quốc phòng và huấn luyện về quân sự; tham gia dân quân tự vệ,
phòng thú dân sự; chấp hành nghiêm chinh các biện pháp cùa Nhà nước và người có thẩm
quyền khi đất nước có tình trạng chiến tranh hoặc tinh trạng khẩn cấp về quốc phòng".
2.2.3. Một số giãi pháp bão vệ bicn giói quốc gia
a)Tăng cưìmg sự lãnh đạo cùa Dáng, quăn lý cùa nhà nuvc về biên giói quốc gia
- Tăng cường sự lãnh đạo tập trung, thống nhất cùa Trung ương Đảng, quàn lý cùa Nhà
nước, mà trực tiếp là các cấp uý đàng, chính quyền địa phương có biên giới đối với nhiệm vụ
xây dựng và bào vệ biên giới là nhân tố quyết định ồn định lâu dài biên giới quốc gia.
Tăng cường sự lảnh đạo cùa Đáng đối với biên giới quốc gia trước hết cần tập trung vào nội
dung chù yếu:
Bộ Chính trị Trung ương Đàng trực tiếp lành đạo, chì đạo các vấn đề đối nội, đối ngoại,
quan hệ biên giới; đàm phán giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thồ, xây dựng khu vực biên
giới vũmg mạnh toàn diện.
cấp uỷ đàng địa phương có biên giới lãnh đạo, chi đạo các vấn đề cụ thể thuộc thẩm
quyền địa phương như: Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân và
củng cố hệ thống chính trị cơ sờ, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, quản lý bảo vệ an ninh,
trật tự, chống tội phạm, chống buôn lậu trên biên giới.
Tăng cường và nâng cao chất lượng lãnh đạo cùa các tồ chức Đàng đối với các nhiệm vụ
quàn lý, bào vệ chù quyền an ninh, biên giới quốc gia nhằm bảo đàm kết hợp chặt chẽ thế và
lực tồng hợp an ninh biên giới với an ninh quốc gia; giữa an ninh biên giới với quốc phòng;
giữa an ninh biên giới với xây dụng kinh tế - xã hội.
Tăng cường sự lãnh đạo của đáng và quàn lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ, bảo vệ vững
chẳc chủ quyển an ninh biên giới trong mọi điều kiện, hoàn cành cần phải cùng cố, phát huy vai
trò quàn lý thống nhất của Nhà nước đối với biên giới quốc gia; quy định nhiệm vụ cùa các Bộ,
ngành, các lực lượng và phân cấp trách nhiệm cho các địa phương có biên giới trong nhiệm vụ
quàn lý. bào vệ biên giới, an ninh, trật tự phù hợp với các hiệp định, quy chế về biên giới.
- Mọi chủ trương giải quyết về lãnh thổ, biên giới; ký kết các hiệp định với nước ngoài
liên quan đến biên giới quốc gia đều phải do Nhà nước thống nhất quản lý, khác phục tình
trạng tuỳ tiện, lạm quyền làm tổn hại đến lợi ích quốc gia. Xây dựng hệ thống vãn bản pháp
luật về biên giới và các văn bán dưới luật để điều chinh các quan hệ về biên giới tạo hành lang
pháp lý cho các lực lượng thực hiện chức năng quàn lý nhà nước về biên giới quốc gia.
b) H uy dộng toàn dân tham gia bão vệ biên giới
- Theo quan diếm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tường Hồ Chí Minh, cách mạng lả sự
nghiệp của quần chứng. Đàng, Nhà nước ta trong quá trinh lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc,
xây dụng và bào vệ tố quốc đã vận dụng sáng tạo quan điềm này, luôn lấy dân làm gốc trong mọi
hoạt động cùa mình.
- Kế thừa truyền thống cùa ông cha ta về chính sách "kinh tế kết hợp giữ biên cương Tồ
quốc"; lập các dồn điền roi đưa dân ra lập thành các làng bản ờ vùng biên cương, hình thành
từng cụm từng khu dân cư và được giao quàn lý, bảo vệ từng đoạn, từng vùng biên giới cùa
đất nước, với hệ thong, tổ chức, hinh thức phương pháp theo quy định của từng triều đại, từng
thời kỳ.
- Thực tiễn, sự thành công của nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, vùng biên
giới dưới sự lãnh đạo cùa Đàng ta trong những năm vừa qua đã được chứng minh. Trước mọi
diễn biến tinh hình khó khăn phức tạp trong nước, trên thế giới cũng như mối quan hệ biên
giới với các nước láng giềng tiếp giáp đều có sự tham gia đóng góp. công sức to lớn của nhân
dân. Trên các mặt xây dựng vùng biên giới ổn định vững mạnh, tạo môi trường, địa bàn, cơ sờ
thuận lợi cho hoạt động bảo vệ chiến đấu. Trực tiếp tham gia bảo vệ biên giới quốc gia, bào
vệ vùng biên giới trong trạng thái thường xuyên và tham gia đấu tranh, chiến đấu khi có tranh
chấp, xung đột, chiến tranh xảy ra.
Lịch sử dụng nước và giữ nước của dân tộc ta, lúc bình thường cũng như khi có đụng độ
xâm lấn; chiến tranh xâm lược của giặc ngoại xâm qua các triều đại, chính quyền nhà nước đều
dựa và huy động đến sức người, sức của trong dân, đặc biệt là sức dân tại chỗ để bào vệ vùng
biên giới (vùng biên cương, biên ải).
Trong bối cánh tiềm lực. khá năng cùa đất nước ta hiện nay và những năm sắp tới.
việc tập trung đầu tư trang bị. phương tiện thiết bị hiện đại có tính năng chiến đấu cao.
chưa thể dáp ứng dầy đù trong thời gian ngán, cho nén vấn đề dựa vào dân và lây quần
chúng nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia. bào vệ vùng biên giới càng
không thể thiểu.
- Nội dung cơ bàn cùa giãi pháp huy động sử dụng lực lượng toàn dân bào vệ biên giới
quõc gia bào vệ vùng biên giới trong tình hình mới là:
Nhân dân các dân tộc. cấp uý, chính quyền địa phương, các lực lượng, các ngành chức
năng ở vùng biên giới, trực tiếp tham gia quản lý, bào vệ biên giới quôc gia, vùng biên giới theo
chức năng và cơ chế tự quán đối với đường biên, cột mốc, dấu hiệu đường biên giới, lãnh thồ tài
nguyên, môi tnrờng theo luật pháp và sự hướng dẫn cùa lực lượng chuyên ngành. Tích cực xây
dựng nền biên phòng toán dân vững mạnh và trực tiếp thực hiện trách nhiệm chính trị cùa tô
chức. nghTa vụ cùa công dân gãn với giữ gìn bào vệ quyên lợi cùa dân cư ờ vùng biên giới.
Các câp, các ngành, các tô chức chính trị, xã hội ở tuyến sau thực hiện nhiệm vụ bào vệ biên
giới quốc gia, bào vệ vùng biên giới băng sự hỗ trợ giúp đỡ theo các kê hoạch, chương trình
cho vùng biên giới. Khi xung đột hoặc chiến tranh biên giới xày ra thi chi viện sức người, sức
cùa cho vùng biên giới theo sự điều động cùa Nhà nước.
- Nhìrng biện pháp tiến hành chù yếu:
Nhà nước sớm hoàn thiện chiến lược về xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội bảo vệ cho
vùng biên giới. Trong đó. một số vấn đề cần phải dược quan tâm, tập trung giải quyết cơ bàn,
ốn định, khấn trương; đó là công tác định canh, định cư theo ý định chiến lược giao đất, giao
rừng kết hợp với giao trách nhiệm quàn lý, bào vệ từng đoạn đường biên giới, cột mốc cho
từng hộ gia dinh, từng làng bản, xã với sự đầu tư kinh phí cùa Nhà nước và sự hướng dẫn của
lực lượng chuyên trách; thực hiện chủ trương đưa dân ra sát đường biên giới, các đảo để tận
dụng tiềm năng cùa mọi vùng lãnh thổ phát triển kinh tế, đồng thời gắn với tăng.cường quốc
phòng, an ninh trên biên giới. Đầu tư xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống tổ
chức chính trị ờ vùng biên giới đề xây dựng một môi trường đú khả năng cho thực thi chiến
lược đã vạch ra, trước mẳt cần tập trung tồ chức thực hiện có kết quà Nghị quyết 22 cùa Bộ
Chinh trị, Quyết định 72 cùa Chính phù về phát triển kinh tế xã hội ớ miền núi vùng dân tộc
biến thành hiện thực, đem lại quyền lợi cụ thể cho người dân để họ tự giác gắn bó và thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ vùng biên giới.
Tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm, bồi dưỡng nâng cao dân trí cho đồng bào các
dân tộc trong vùng biên giới ngang tầm với tinh hình và yêu cầu cùa chiến lược bào vệ xây
dựng phái triển đất nước ờ vùng biên giới trong thời kỳ mới. Đồng thời, phải gắn liền với việc
tồ chức hướng dẫn hành động chuẩn bị cho thực hành khi cẩn đến.
Tiếp tục động viên quân dân cà nước thi hành tốt Quyết định số 16/HĐBT ngày
22/02/1989 cùa Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chinh phù) về ngày biên phòng toàn dần. Bằng
giáo dục học tập theo chương trình chính khoá trong hệ thống giáo dục phổ thông; thề chế hoá
trách nhiệm, nghĩa vụ cúa từng ngành, từng cấp trong sự nghiệp bảo vệ biên giới quốc gia;
bảo vệ vùng biên giới phù hợp với tinh hinh cùa giai đoạn mới.
c) Xâv dựng chiến lược quốc gia về biên giới
Xây dựng chiến lược quốc gia về biên giới là một trong những giải pháp chù yếu, có tính
cấp bách đoi với nước ta để bào vệ và giữ vững được ồn định lâu dài về biên giới, nội dung
chiến lược bao gồm:
- Xây dựng các chương trình quốc gia về phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống
cùa nhân dân ở khu vực biên giới.
- Xây dựng, cùng cố cơ sở chinh trị xã hội các huyện, thị, xã biên giới vững mạnh, xây
dựng kết cấu hạ tầng ờ biên giới.
- Xây dựng lực lượng vũ trang nòng cốt chuyên trách bào vệ biên giới vững mạnh về mọi mặt.
- Xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân, gắn với thế trận
quốc phòng và an ninh bào vệ biên giới.
- Xây dụng công trinh bảo vệ biên giới, công trình phòng thú, chiến đấu.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp cùa đất nước, trực tiếp là sức mạnh cùa lực lượng tại chỗ
ớ biên giới, đấu tranh chống tội phạm, nhất là hoạt động tinh báo, gián điệp, sẵn sàng chiến
đấu khi chiến tranh xảy ra.
(!) Thực hiện phương cliâm tạo thế lừ xa, thông qua hoạt động đối ngoại, hợp lác
quốc tế, cúng cố phái triển quan hệ láng giềng hữu nghị với các nước tiếp giáp
Tạo thế từ xa để giữ vững ổn định lâu dài biên giới quốc gia thông qua các hoạt động
tăng cường hợp tốc toàn diện với các nước láng giềng (các nước có chung biên giới và
ASEAN), thực hiện chính sách mở cừa, hợp tác hữu nghị, mờ rộng hợp tác đa phương, giao
lưu, hợp tác kinh tế biên giới hợp tác liên doanh, phát triển kinh tế biển, kinh tế biên giới trên
các lĩnh vực: Dầu khi, hải sàn, khoáng sản, lâm nghiệp, du lịch báo vệ môi trường, kết hợp
với hoạt động ngoại giao quốc phòng.
- Đối vói các tuyến biên giới phía Bắc: Gio vững ổn định, thực hiện phương châm vừa hợp
tác vừa đấu tranh đề giữ vững biên giới, bảo vệ chù quyền đi đôi với tăng cường hữu nghị, thực
hiện phương châm mềm mà chặt. Trong phát triển kinh tế cần chú ý khai thác lợi thế cùa ta đối với
thị trường Trung Quốc.
- Đối với các tuyến biên giới phía Tây, Tây Nam: Giữ vững ổn định, đẩy mạnh họp tác
toàn diện với Lào. Tập trung phát triển kinh tế, quan hệ buôn bán với Lào và Campuchia để
thông qua hợp tác để hạn chế bất đồng và loại trừ tác nhân bên ngoài gây mất đoàn kết, chia
rẽ quan hệ Việt Nam với Lào và Campuchia.
- Đối với vùng biển, đảo: Tâng cường đầu tư, xây dựng cơ sờ đánh bát, chế biến, hoạt
dộng xa bờ, kết họp kinh tế với quốc phòng và an ninh. Đầu tư xây dựng các đảo, quần đảo có
dân và các lực lượng phòng thù thành cơ sớ kinh tế quốc phòng vững mạnh, tăng cường sức
mạnh kinh tế và phòng thú biển từ xa.
- Đối với các nước ASEAN: Có chính sách ưu đãi để thu hút các công ty đa quốc gia
vào làm ăn với Việt Nam, nhất là các dự án trên biển, thông qua lợi ích kinh tế đề ràng buộc
họ với ta tạo đối trọng trong quan hệ đối tác, quan hệ khu vực và quốc tế.
ej Đàm phán giải quyết các vấn để tổn tại về biên giới với các nước có liên quan
Đám phán đế giài quyết các vấn đề về biên giới, lãnh thồ là giái pháp chù yếu, phô biên
hiện nay cùa cộng đồng quốc tế Diều 33, Hiến chương Uên hợp quốc quy định: Các bên trong
một vụ tranh chấp mà việc kéo dài có thể đe doạ việc duy tri hoà binh và an ninh quốc tế phái
cố gáng giãi quyết trước hết bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng
tài, toà án. cầu viện những cơ quan hoặc hiệp định khu vực hoặc bằng các phương thức hoà
binh khác tuỳ theo sự lựa chọn cùa họ.
Mục tiêu đàm phán cùa la với các nước là giãi quyêt dứt điêtn các vân đê tranh châp, xác
lập đường biên giới hoà bình, bền vững, ồn định lâu dài, xoá bò những nguyên nhân dẫn đên
tranh chấp, lấn chiếm và sự quàn lý tạm thời hiện nay. Dựa vào những yếu tô pháp lý (luậl pháp
quốc tế. tư liệu, bàn đồ, bàng chứng quản lý lâu đời đề tham khảo trong đàm phán), cùng nhau
đàm phán, ký kết hiệp ước bô sung biên giới cũ và phân giới, cám mốc trên thực địa. Trong đàm
phán giài quyết các vấn đề biên giới với các nước láng giềng nên tiến hành theo cách: De trước
khó sau, đù điều kiện, cơ sờ pháp lý, tài liệu giài quyết trước; chưa đú tài liệu, chứng cứ pháp lý
giải quyết sau; giài quyết vấn đề biển, đào phải kiên tri, kiềm chế, khôn khéo, không để sơ hớ để
họ tạo cớ gây căng thẳng, xung đột.
- Biên giới Việt Nam Trung Quốc.
Mặc dù Hiệp ước Biên giới đấl liền giữa hai nước được ký kết ngày (30/11/1999) đã
được Quốc hội hai nước phê chuẩn, nhưng vẫn phải dựa vào Hiệp định Tạm thời về giải
quyết công việc trên vùng biên giới (ngày 07/11/1991) đế quản lý bảo vệ biên giới cho
đến khi hoàn thành việc phân giới, cẳm mốc quốc giới trên thực địa, đồng thời tăng cường
quan hệ đối ngoại biên phòng đề thực hiện nghiêm chinh Hiệp ước đã được ký kết. Tập
trung đàm phán để phân giới, cám mốc trên thực địa, đến năm 2008 hoàn thành cấm mốc
trên toàn tuyến.
- Biên giới Việt Nam - Lào.
Tàng cường quan hệ giữa lực lượng bào vệ biên giới, chính quyền hai bên biên giới phối hợp
quản lý, bào vệ biên giới, xây đựng biên giới hòa bình, hữu nghị, đồng thời thường xuyên phối
hợp trong đấu tranh chống vi phạm quy chế biên giới.
- Biên giới Việt Nam - Campuchia.
Trên cơ sờ Hiệp ước Biên giới 1985 và Hiệp ước bổ sung (2005), tăng cường quan hệ phối
hợp để phân giới cám mốc phấn đấu hoàn thành vào tháng 12/2008.
- Vùng biển Việt Nam - Trung Quốc.
Tuy chinh phù hai nước đã ký Hiệp định Vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa
trên Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá ngày 25/12/2000 và có hiệu lực ngày 30/6/2004.
Nhưng phía Trung Quốc vẫn muốn mờ rộng phạm vi điều tra ra ngoài vùng đánh cá chung
nhằm trì hoãn thảo luận kế hoạch điều tra liên hợp ờ vùng đánh cá chung, đòi mở rộng phạm
vi điều tra đặc biệt là tài nguyên, khoáng sàn và dầu khí. Do vậy, vừa tăng cường công tác
quán lý, vừa tiếp tục đàm phán, đấu tranh với Trung Quốc để thực thi Hiệp định Phân định
Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá.
- Vùng biến Việt Nam - Campuchia.
Trên cơ sờ hiệp định về vùng nước lịch sừ 1982 đã được hai nước ký kết, tiếp tục đàm
phán để xác định biên giới trên biển.
Đối với các nước và vùng lãnh thồ có vùng biền chồng lấn với Việt Nam: Ta mới ký kết
với Thái Lan Hiệp định Phân định ranh giới trên biển. Đối với Malaysia ta mới thỏa thuận
được việc khai thác tài nguyên trên vùng biển chồng lấn. cần tiếp tục đàm phán với các nước:
Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippin, Campuchia, Đài Loan đề giải quyết vùng biền
đảo chồng lấn, chù quyển lãnh thổ có tranh chấp để có một vùng biển ổn định trong khu vực.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu một số kinh nghiệm bão vệ biên giới của õng cha ta.
2. Trinh bày quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về xây dựng vá bảo vệ chủ quyền lãnh thố,
biên giới quốc gia.
3. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gi? Trinh bày nội dung xây dựng bảo vệ chủ quyên lãnh thồ
quốc gia.
4. Biên giới quốc gia là gì? Trinh bày nội dung xây dựng bảo vệ biên giới quốc gia
5. Trinh bày giải pháp bảo vệ chủ quyền lănh thố, biẽn giới quốc gia.
6. Tại sao nói tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về biên giới quốc gia
lá nhân tố quyết định ổn định lâu dài biên giới quốc gia?
7. Nêu trách nhiệm của công dân trong xây dựng vá bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới
quốc gia.
Cliương 3
QUY CHẾ PHÁP LÝ VÈ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
NƯỚC CỌNG HOÀ XÃ HỌI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

3.1. MỌT SỐ VÂN ĐÈ c ơ BÀN CỦA PHÁP LUẠT QUỐC TẾ VÈ BIÊN Giới QUỐC GIA
3.1.1. Nguycn tắc toàn vẹn lãnh thố và bất khá xâm phạm biên giới quốc gia
- Toàn vẹn lãnh thổ và bất khà xâm phạm biên giới quốc gia là một nguyên tắc cơ bàn
cùa pháp luật quốc tế hiện đại, bắt nguồn từ nguyên tấc tôn trọng chủ quyền quốc gia. Nguyên
tăc tôn trọng chù quyền quốc gia xuất hiện trong pháp luật quốc tế, lúc đầu như là một quy
phạm tập quán được thừa nhận rộng rãi trong quá trình áp dụng lâu dài và giống nhau trong thực
tiễn quan hệ quốc tế. Ngày nay, nguyên tấc tôn trọng chú quyền quốc gia đã trờ thành quy phạm
có tính điêu ước. Nó được ghi nhận trong hâu hết các văn bàn pháp lý quốc tế quan trọng, song
phương cũng như đa phương. Bất khả xâm phạm là không được xâm phạm biên giới lãnh thổ
cùa một quốc gia khác bàng cách sừ dụng vũ lực hoặc đe dọa sừ dụng vũ lực. Luật Quốc tế cấm
sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vôi lực xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ cùa một quốc gia. Không
được xâm phạm đường biên giới đã được đánh dấu bằng các dấu hiệu rõ ràng, cụ thể, không
được vi phạm che độ pháp lý cùa khu vực biên giới.
- Toàn vẹn lãnh thồ là cấm chia cắt, xâm chiếm lãnh thổ quốc gia. Mọi quốc gia không
được phép sứ dụng lãnh thổ cúa mình để tiến hành các hoạt động gây hại cho quốc gia khác,
xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp cùa quốc gia trên đất liền (kể cả trên hải đảo), trên
biển (kể cà vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa), trên không cũng như trong lòng đất là vi
phạm Luật Quốc tế và hoạt động vi phạm đó phải bị lẻn án và trừng phạt.
Điều 1 Tuyên bố ngày 24/10/1970 về các nguyên tắc cơ bàn cùa pháp luật quốc ú ghi:
"Mỗi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc đe dọa dùng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực để vi phạm biên
giới quốc tế hiện có cùa một nước khác, hoặc dùng nó làm phương tiện để giải quyết các tranh
chấp quốc tế kể cả tranh chấp lãnh thổ và các vấn để liên quan đến biên giới các nước".
3.1.2. Nguycn tắc giài quyết tranh chấp về bicn giói, lãnh thố bằng phương thức hòa bình
Chú quyền và toàn vẹn lãnh thố là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc. Lãnh thổ và biên
giới quốc gia gấn bó với nhau như hình với bóng, do đó pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán
quôc tê đêu thừa nhận tính bất khâ xâm phạm cùa biên giới quốc gia. Nghị quyết 1514 cùa Đại hội
đồng Liên hợp quốc nảm 1960 khẳng định: "Chấm dứt mọi hành động vũ trang và mọi biện pháp
đàn ap dưới bất cứ hình thức nào chống các dân tộc phụ thuộc, để cho phép các dân tộc đó thực
hiện hòa binh và lự do, độc lập hoàn toàn và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia cùa họ được tôn ưọng".
Nghị quyết 26/25 năm 1970 của Liên hợp quốc về nguyên tẮc giải quyết tranh chấp biên
giới lãnh thổ nhấn mạnh: "Các quốc gia có nghĩa vụ không được dùng vũ lực hoặc đe dọa
dùng vũ lực để xâm phạm các đường biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác hoặc
như biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cà Iranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề
liên quan đến đường biên giới quốc gia", "mọi hành động thụ đấc lãnh thố bằng đe dọa hoặc
bằng sử dụng vũ lực không được công nhận là hơp pháp"
Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc quy định: "Các bên trong một vụ tranh chấp biên 'iới mà
việc kéo dài có thể đe dọa việc duy tri hòa binh và an ninh quốc tế phải cố gáng giải quyết, tr rởc hết
bàng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giài, trọng tài, tòa án, cầu viện những íơ quan
hoặc hiệp định khu vực, hoặc các phương thức hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của họ".

3.1.3. N guyên tăc về xác đ ịnh biên giói quốc gia


Biên giới quốc gia phải do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất xác định bằng íác văn
bản pháp luật hoặc thông qua các điều ước quốc tế với các nước có chung biên giới.
Các nước có chung biên giới (và/hoặc) ranh giới trên biển cần thông qua đàm fhán đề
giải quyết vấn đề biên giới quốc gia.
Đối với biên giới (và/hoặc) ranh giới của các vùng biển thuộc quyền chú quyền vì quyền
tài phán quốc gia mà không liên quan đến một nước khác thì do Nhà nước có chủ quyền tự
xác định biên giới (và/hoặc) ranh giới đó phù hợp với quy định cùa Công ước Liên hẹp quốc
về Luật Biển năm 1982.
3.1.4. Xây d ự n g lực lưựng chuyên trá c h bảo vệ biên giới quốc gia
Lực lượng chuyên trách bào vệ biên giới do Nhà nước tố chức, được giao nhiệm vụ
chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Hình thức tổ chức, tên gọi, cơ chế quản lý,
chi huy lực lượng chuyên trách bảo vệ biên giới do Nhà nước xác định dựa trên cơ sờ truyền
thống, tính chất đặc biệt, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ biên giới và trạng thái đất nước (thời bình,
thời chiến). Dù tổ chức theo hình thức nào cũng phải bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống
nhất từ Trung ương đến cơ sở làm nòng cốt trong công tác quản lý, bảo vệ chù quyền an ninh
biên giới, bảo đảm được các yêu cầu về an ninh, quốc phòng và đối ngoại.
Ví dụ: Nhà nước Cộng hoà xã hội chù nghĩa Việt Nam xây dựng lực lượng chuyên trách
nòng cốt bào vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia là lực lượng Bộ đội Biên phòng.

3.2. QUY CHẾ PHÁP LÝ VÈ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN ĐÁT LIẾN NƯỚC CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
3.2.1. Q uy chế p h áp lý về biên giới quốc gia trên đ ấ t liền
a) K hái niệm
Quy chế pháp lý về biên giới quốc gia trên đất liền Việt Nam là tồng hợp những nguyên
tấc, quy phạm pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, điều chỉnh những quan hệ xã hội phát
sinh trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ớ
khu vực biên giới đất liền và hợp tác thực hiện quy chế biên giới với các nước láng giềng.
Tiến hành xây dựng và ban hành các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội về
quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia cùa mình và để thực hiện các điều ước quốc tế mà mình đã
ký kết với các nước hữu quan.
Các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gin an
ninh trật tự ở khu vực biên giới, có những mối quan hệ xã hội thuộc nội bộ cùa một quốc gia
do pháp luật quốc gia điều chinh, nhưng cũng có nhũng mối quan hệ xã hội vượt ra ngoài
phạm vi cùa một quốc gia do pháp luật quốc tế điều chinh.
Quy chế pháp lý biên giới quốc gia trên đất liền Việt Nam được hình thành trên cơ sở
các nguyên lác, quy phạm pháp luật thuộc hệ thôna pháp luật quôc tê và các nguyên tắc, quy
phạm pháp luật thuộc hệ thống pliáp luật quốc gia của Việt Nam.
Các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế điều chình mối quan hệ giữa Nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt Nam với các chù thê khác cùa Luật Quôc tê vê những vân đê
có liên quan đến công tác quán lý. bào vệ biên giới quốc gia và hợp tác quốc tế để thực hiện
các điều ước quốc tế mà việt Nam đà ký kết, gia nhập với các nước hữu quan.
Các nguyên tắc, quy phạm pháp luật cùa Việt Nam điều chinh các mối quan hệ giữa Nhà
nước Việt Nam với các cơ quan, tố chức và cá nhân về những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực
quàn lý, bào vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự ở khu vực biên giới.
b) Vui trì)
Quy chế pháp lý về biên giới quốc gia có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quàn
lý, bào vệ biên giới quốc gia nhằm giữ vững ổn định dường biên giới, xây dụng biên giới hoà
bình, hữu nghị với các nước láng giềng, đồng thời giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an
toàn xã hội ớ khu vực biên giới. Trong công tác quàn lý, bào vệ biên giới quốc gia, quy chế
pháp lý về biên giới quốc gia có những vai trò sau:
- Quy chế pháp lý về biên giới quốc gia trên đất liền là phương tiện hữu hiệu nhất đề bào
vệ lãnh thồ, quàn lý, bào vệ biên giới quốc gia.
Chù quyển quốc gia là thuộc tính chinh trị pháp lý không thề tách rời cùa quốc gia, nội
dung cùa nó bao gồm: Quyền tối cao cùa quốc gia trong phạm vi lãnh thồ cùa minh và quyền
độc lập cùa quốc gia trong quan hệ quốc tế.
- Quy chế pháp lý về biên giới quốc gia trên đất liền là phương tiện để giài quyết tranh
chấp về biên giới, lãnh thồ giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới.
Luật Quốc tế hiện đại quy định hệ thống các nguyên tắc cơ bản là cơ sớ pháp lý để giải
quyết các quan hệ quốc tế, trong đó có nhửng nguyên tắc rất quan trọng để giài quyết các
tranh chấp về biên giới, lânh thồ như: Nguyên tác giài quyết các tranh chấp quốc tế bằng các
biện pháp hòa binh; nguyên tẳc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc
tế; nguyên tác không can thiệp vào công việc nội bộ cùa quốc gia khác; nguyên tẳc dân tộc tụ
quyết. Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau, cùng nhau giải quyết các tranh chấp về
biên giới, lãnh thổ bằng các biện pháp hòa binh do các quốc gia hữu quan tự lựa chọn phù hợp
với quy định cùa luật quốc tế hiện đại.
- Giãi quyết các tranh chấp về biên giới, lãnh thồ tuân theo các quy định sau: Chi có chính
quyền Trung ương cùa các nước mới có quyền quyết định các vấn đề về biên giới, lãnh thồ.
Các tranh chấp về biên giới lãnh thổ phải được giài quyết bằng các biện pháp hòa binh: Đàm
phán, ngoại giao, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án quốc tế.
Điều 18 Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của chinh phú quỵ định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Biên giới quốc gia quy định: Việc giải quyết vấn đề về biên
giới, lãnh thổ liên quan đến nước láng giềng thông qua đàm phán theo quy định của luật pháp
và chi đạo cùa Chính phù. Nghiêm cấm việc tự thòa thuận sứa đổi đường biên giới quốc gia
hoặc làm thay đối đường biên giới quốc gia.
Trong quan hệ quốc tế, quốc gia vẫn có quyền sử dụng lực lượng vũ trang để tự vệ.
Tuy nhiên, việc sử dụng lực lượng vũ trang để tự vệ chi được phép thực hiện khi có sự xâm
lược rõ ràng; tự vệ vũ trang chi áp dụng khi có sự tấn công vũ trang cùa kẻ xâm lược nhầm
bảo vệ toàn vẹn lãnh thồ quốc gia. Nội dung chính cùa quyền tự vệ chính đáng là quyền cùa
các quốc gia đánh trả các hành vi tấn công xâm lược của đối phương.
Điều 51, Hiến chương Liên hợp quốc quy định: “Không có một điều khoản nào trong
Hiến chương này làm tổn hại đến quyền tự vệ cá nhân hay tập thể chính đáng trong trường
hợp thành viên Liên hợp quốc bị tấn công vũ trang cho đến khi Hội đồng Bào an chưa áp
dụng các biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”.
Nhả nước ta luôn tôn trọng các nguyên tác cơ bản cùa Luật Quốc tế, kiên trì giải quyết
các tranh chấp, bất đồng về biên giới, lãnh thồ với các nước hữu quan bàng biện pháp hòa
bình, trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị, láng giềng thân thiện.
3.2.2. Nội d u n g quy chế p h áp lý về biên giói quốc gia trê n đ ấ t liền
a) Quy định vế quán lý, báo vệ biên giới quốc gia trên đất nền Việl Nam
Biên giới nước Cộng hoà xã hội chù nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khá xâm
phạm. Xây dựng và quàn lý, bảo vệ biên giới quốc gia cỏ ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với sự toàn vẹn lành thổ, chú quyền quốc gia, góp phần giữ vững ồn định chính trị, phát
triển kinh tế - xã hội, táng cường quốc phòng và an ninh cùa đất nước Việt nam. Mục đích
cùa còng tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là duy trì, giữ gìn đường biên giới quốc gia,
bảo đàm sự bất khả xâm phạm biên giới quốc gia, giữ vững chù quyền, toàn vẹn lãnh thổ,
giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới; xây dựng biên giới hoà bình, hữu
nghị, ốn định lâu dài với các nước láng giềng, giải quyết tốt các mối quan hệ về biên giới,
lãnh thổ với các quốc gia hữu quan, tạo môi trường ồn định để phát triển đất nước.
- Quy định về trách nhiệm quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên đất liền.
Điều 44, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) của Việt Nam quy định: "Bào vệ Tồ quốc Việt
Nam xã hội chù nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Nhà nước củng cố
và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân, nòng cốt là các lực lượng vũ
trang nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vũmg chăc Tồ quốc".
Điều 36, Luật Biên giới quốc gia Việt Nam quy định:
Chính phù thống nhất quàn lý nhà nước về biên giới quốc gia; quy định nhiệm vụ, quyền
hạn, phạm vi trách nhiệm phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tinh,
thành phố trực thuộc trung ương nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên
giới quốc gia. Bộ Quốc phòng chù trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an chịu trách
nhiệm trước Chinh phù thực hiện quàn lý nhà nước về biên giới quốc gia.
Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn cùa mình có trách nhiệm
thực hiện quàn lý nhà nước về biên giới quốc gia.
- Điều 19, Nghị định số 140/2004/ NĐ-CP ngày 25/6/2004 cùa Chinh phù quy định chi
tiết thi hành một số điều Luật Biên giới quốc gia quy định trách nhiệm quản lý, bào vệ biên
giới quốc gia và khu vực biên giới:
Quán lý. báo vệ biên giới quốc gia là trách nhiệm cùa Nhà nước, cùa các cơ quan, tổ
chức, lực lượng vũ trang, chinh quyền các cấp và của toàn dân trực tiếp và thường xuyên là
chinh quyên, nhân dãn khu vực biên giới.
Cơ quan, tồ thức, cá nhân có nghĩa vụ, trách nhiệm tôn trọng đường biên giới quốc gia,
nghiêm chinh chấp hành và thực hiện pháp luật về biên giới quốc gia; tích cực tham gia bào
vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; phối hợp
giúp đỡ Bộ đội Biên phòng đấu tranh phòng ngừa và chống các hành vi xâm phạm chú quyền,
lãnh thô. biên giới quốc gia, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ bào vệ biên giới quốc gia, các đơn vị thuộc lực lượng vũ
'.rang nhân dân phái căn cứ váo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định cùa Luật Biên
giới quốc gia và các quy định cùa pháp luật về biên giới quốc gia.
Bộ dội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, chủ tri phối hợp với lực lượng
Công an nhãn dân, các ngành hữu quan, các địa phương trong hoạt động quàn lý, bào vệ biên
giới quốc gia. giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
Bộ dội Phòng không - Không quân có trách nhiệm quàn lý, bảo vệ biên giới quốc gia
trên không và phối hợp với Bộ đội Biên phòng bào vệ biên giới quốc gia trên biển.
Các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân làm nhiệm vụ ở khu vực biên giới có trách
nhiệm phổi hợp với Bộ đội Biên phòng, Bộ đội Phòng không - Không quân bào vệ biên giới
quốc gia. Bộ quy định phạm vi trách nhiệm cụ thể và quy chế phối hợp giữa các lực lượng
thuộc chủ quyền trong quản lý, bào vệ biên giới quốc gia.
- Trách nhiệm quản lý, bào vệ biên giới quốc gia cùa các bộ, ngành, chính quyền địa
phương còn được quy định từ Điều 26 đến Điều 32 Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày
25/6/2004 cùa Chính phù quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Biên giới quốc gia:
+ Trách nhiệm cùa Bộ Quốc phòng (Điều 26).
Chú tri, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an hướng dẫn, chi đạo Uỷ ban nhân dân
các tinh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quàn lý nhà nước về biên giới quốc gia.
Phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện nhiệm vụ đàm phán giải quyết các vấn đề về biên giới
lãnh thổ. Chù trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất xây dựng và
chì đạo thực hiện chiến lược, chính sách về biên giới. Chù tri, phối hợp với Bộ Công an thực
hiện nhiệm vụ quản lý, báo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu
vực biên giới. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức soạn thào văn bản quy
phạm pháp luậl về biên giới, chinh sách đối với lực lượng quàn lý, bào vệ biên giới trinh cấp
có thẩm quyền quyết định và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện. Xây dựng Bộ đội Biên
phòng vững mạnh, đàm bào chì huy tập trung, thống nhất; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ nghiệp vụ, quân sự, pháp luật, đối ngoại để thực hiện vai trò nòng cốt, chuyên trách quản
lý, bào vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
Nghiên cứu, úng dụng khoa học và công nghệ phục vụ quàn lý, bảo vệ biên giới quốc
gia; để xuất Chinh phù chi đạo xây dựng các công trình để cố định biên giới quốc gia, công
trình phục vụ hoạt động quán lý, bào vệ biên giới quốc gia; đầu tư kinh phí, trang bị phương
tiện kỹ thuật cho các lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Tồ chức sơ kết, tồng kết
công tác quàn lý, bào vệ biên giới quốc gia, giừ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ờ khu vực
biên giới và thực hiện chế độ báo cáo Chinh phù và thông báo cho các bộ, ngành liên quan.
Chù trì, phối hợp với các bộ. ngành, địa phương tuyên truyền, pho biến, giáo dục pháp luật về
biên giới quốc gia; tổ chức kiểm tra, thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xừ lý vi phạm
pháp luật về quàn lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Hợp tác quốc tế về công tác biên phòng và
tiến hành công tác đổi ngoại biên phòng để phối hợp quàn lý, bào vệ biên giới qucc gia, xây
dụng biên giới hoà binh, hữu nghị với các nước láng giềng.
+ Trách nhiệm cùa Bộ Ngoại giao (Điều 27).
Chù tri, phối hợp với các bộ, ngành đề xuất chủ trương, chính sách về biên giới lành thổ và
quản lý nhà nước về biên giới quốc gia. Chú trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành
liên quan giúp Chinh phủ xác định biên giới quốc gia, phạm vi chù quyền, quyền chủ quyền cùa
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên đất liền, trên biển, trên không, các hải đảo, thềm
lục địa và tổ chức đàm phán về xác định biên giới, phân giới cắm mốc và xử lý những vấn đề
liên quan với các nước láng giềng. Phối hợp với Bộ Quốc phòng chi đạo, hướng dẫn Uỳ ban
nhân dân các tinh, thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới quốc gia thực hiện chức năng
quán lý nhà nước về biên giới quốc gia. Chú tri, phối họp với Bộ Quốc phòng trình Thủ tưcmg
Chính phú chi đạo hoặc hướng dẫn xử lý theo thẩm quyền các vấn đề phát sinh trong hoạt động
của các ngành, các địa phương liên quan đến chù quyền, quyền chủ quyền cùa nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên đất liền, trên biển, trên không, các hài đào và thềm lục địa.
Phối hợp với Bộ Quốc phòng đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn Bộ đội Biên phòng về pháp luật,
Điều ước quốc tế về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, nghiệp vụ đối ngoại và giải quyết vụ
việc liên quan đến biên giới và người nước ngoài.
+ Trách nhiệm cùa Bộ Công an (Điều 28).
Phối hợp với Bộ Quốc phòng chi đạo, hướng dẫn Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ
bào dám an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi
phạm pháp luật khác ở khu vực biên giới. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại
giao và các bộ, ngành liên quan xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng để thực hiện
nhiệm vụ quản lý, kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh theo
quy định cùa pháp luật. Phối hợp với Bộ Quốc phòng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
nghiệp vụ công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội cho lực lượng chuyên trách quản lý,
bào vệ biên giới quốc gia. Phối hợp với Bộ Quốc phòng trong việc trao đồi tình hinh; thống
nhất chủ trương chi đạo đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật
khác về an ninh, trật tự, an toàn xã hội ờ khu vực biên giói. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an
ninh quốc gia, phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện hợp tác an ninh biên giới.
+ Trách nhiệm cùa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (Điều 29).
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn cùa mình các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phú có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ
Công an trong công tác quản lý nhà nước về biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật.
+ Trách nhiệm cùa Bộ đội Biên phòng (Điều 30).
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có trách nhiệm làm tham mưu cho Bộ Quốc phòng về
công tác quàn lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ờ khu vực
biên giới và xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng. Nhũng vấn đề liên quan đến xây dựng,
quàn lý, bào vệ bicn giới quốc gia. khu vực bicn giới và giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội
ở khu vực biên giới, cứa khấu. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng được chú động báo cáo, quan
hệ trực tiếp với các cơ quan chức năng cùa Đảng, Nhà nước, các bộ, các ngành liên quan,
Uý ban nhân dân tinh, lliành phố trực thuộc Trung ương, lực lượng bảo vệ biên giới, chính
quyền nước tiếp giáp dề trao đồi giải quyết, dồng thời báo cáo Bộ Quốc phòng. Bộ đội
Biên phònu hoạt động llieo quy định cùa pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết
hoặc gia nhập có liên quan đến biên giới quốc gia. an ninh, trật tự, an toàn xã hội ờ khu vực
bicn giới và tại các cứa khẩu. Bộ đội Biên phòng được bố tri lực lượng, phương tiện phù hợp
để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quán lý, bào vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự
an toàn xã hội ở khu vực biên giới và tại các cửa khâu; kiềm tra, kiểm soát qua lại biên giới,
ra vào khu vực biên giới, vành đai biên giới; kiểm soái nhập cánh, xuất cảnh tại các cừa khẩu
(trừ cừa khẩu hàng không do Bộ Công an quàn lý); đấu tranh phòng chống tội phạm, chống
buôn lậu, gian lận thương mại và thực hiện công tác đối ngoại biên phòng, sẵn sàng chiến đấu
chống xung đột vù Irang và chiến tranh xâm lược theo quy định cùa pháp luật. Chù trì, phối
hợp với các lực lượng vù trang, các ngành liên quan làm tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ
đạo tố chức xây dựng nền biên phòng toàn dân, thê trận biên phòng toàn dân.
+ Trách nhiệm Uỳ ban nhân dân các cấp nơi có biên giới quốc gia (Điều 31).
Thực hiện quàn lý nhà nước về biên giới quốc gia tại địa phương mình theo quy định của
pháp luật và chi đạo, hướng dần cùa Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành có liên quan. Xây dựng
khu vực biên giới vững mạnh về chinh trị, kinh tế văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh; xây
dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh trong thế trận quốc
phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân tại địa phương. Xây dựng quy hoạch, bố trí dân
cư, xây dựng cơ sở hạ tầng, sắp xếp lại sán xuất ỡ khu vực biên giới; kết hợp phát triển kinh tế
văn hoá - xã hội với cùng co, tăng cường quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới. Chi đạo
các lực lượng, các ban, ngành và phát động phong trào quần chúng nhân dân ở địa phương
phối hợp với Bộ đội biên phòng để quàn lý, bào vệ biên giới quốc gia; giữ gìn an ninh, trật tự,
an toàn xẵ hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm trong khu vực biên giới theo quy định của
pháp luật. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan.
Xây dựng và thực hiện các dự án phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội đối với từng tiểu
vùng, tạo sự thay đồi bộ mặt kinh tế, xẵ hội ở khu vực biên giói.
Động viên các doanh nghiệp hoạt động ở khu vực biên giới hỗ trợ việc xây dựng các cơ
sớ hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, xẫ hội.
Vận động, khuyến khích các tồ chức, địa phương cà nước kết nghĩa, liên doanh và hỗ trợ
các địa phương ớ khu vực biên giới.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia.
Thực hiện quan hệ đối ngoại với chính quyền địa phương nước láng giềng theo quy định
của pháp luật và điều ước quốc tế về biên giới.
+ Trách nhiệm cùa công dân (Điều 32).
Mọi công dân việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ bào vệ biên giới quốc gia của nước
Cộng hoà xã hội chú nghĩa Việt Nam, xây dựng khu vực biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự, an
toàn xă hội ớ khu vực biên giới. Nếu phát hiện các hành vi xâm phạm biên giới, phá hoại an
ninh, trật tự an toàn xã hội ờ khu vực biên giới phái báo cho đồn biên phòng hoặc chinh quyền
địa phương, cơ quan nhà nước nơi gần nhất đề thông báo kịp thời cho Bộ đội Biên phòng xứ
lý theo quy định của pháp luật.
- Quy định về lực lượng, biện pháp quàn lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Để quản lý, bào vệ tốt biên giới quốc gia phài phát huy sức mạnh tồng hợp cùa các lực
lượng, của cả hệ thống chính trị, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ biên giới quốc gia, đồng thời
vận dụng tổng hợp các biện pháp công tác biên phòng. Trong khu vực biên giới, Bộ đội Biên
phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các lực
lượng đứng chân trên địa bàn và làm tham mưu cho chính quyền địa phương trong việc thực
hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự ờ khu vực biên giới.
Các đơn vị vũ trang, các cơ quan chuyên ngành ờ khu vực biên giới phải tuân thủ các quy
định cùa quy chế pháp lý biên giới quốc gia, phối hợp với Bộ đội Biên phòng quản lý, bào vệ
biẻn giới quốc gia.
- Quy định về kiểm tra, kiểm soát việc ra, vào khu vực biên giới, vành đai biên giới.
Nghị định số 34/2000/ NĐ - CP ngày 18/8/2000 của Chính phù quy định: Để quản lý, bảo
vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, chống buôn lậu, gian lận thương mại, cản cứ vào tinh hình cụ
thể, Uỳ ban nhân dân tình biên giới báo cáo Chính phủ thành lập các trạm kiểm soát liên hợp cố
định hoặc lưu động ờ những nơi cần thiết trên các trục đường giao thông (đường bộ, đường
sát, đường sông) thủy nội địa ra, vào khu vực biên giới đề kiểm tra, kiềm soát người, phương
tiện, hàng hoá ra vào khu vực biên giới, thành phần bao gồm: Bộ đội Biên phòng, Công an,
Hài quan, Quản lý thị trường, Thuế vụ.
Tại các trạm kiểm soát liên hợp các cơ quan thực hiện theo chức năng chuyên ngành, uỷ
ban nhân dân tinh chi định cơ quan chù trì và ban hành quy chế phối hợp hoạt động của các
cơ quan đó.
Ờ những nơi cần thiết, Bộ đội Biên phòng được tổ chức các trạm kiểm soát cố định để
kiểm tra việc ra, vào vành đai biên giới, khi cần thiết được tồ chức các đội tuần tra kiểm soát
lưu động.
Tư lệnh Bộ đội Biên phòng căn cứ vào tình hình cụ thể cùa tùng địa bàn, chi đạo Bộ chi huy
Bộ đội Biên phòng các tình (thành phố) tồ chức các trạm kiềm soát cố định hoặc tồ chức các đội
tuần tra, kiểm soát lưu động để kiểm soát việc ra, vào khu vực biên giới.
- Quy định về việc hạn chế, tạm dừng các hoạt động ở khu vực biên giới, vành đai biên giới:
+ Điều 14 Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng quy định: "Đe đàm bảo an ninh quốc gia, an
toàn tính mạng của nhân dân, ngăn chặn dịch bệnh lan truyền, theo quvền hạn do Chinh phủ
quy định, người chi huy Bộ đội Biên phòng được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng
các hoạt động cũng như việc qua lại biên giới ở những khu vực nhất định trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác và phải báo cáo ngay lên trên cấp có thẩm quyền, đồng thời phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định đó".
+ Quy định về việc hạn chế, tạm dùng các hoạt động ờ khu vực biên giới được quy định
tại Điều 5 Nghị định số 02/1998/NĐ-CP ngày 06/01/1998 cùa Chính phù quy định chi tiết thi
bành một số điều của Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng quy định tại Mục II Thông tư số
2866/1998/TT-BQP ngày 12/9/1998 của Bộ Quốc phòng về hướng dẫn thi hành Nghị định
trên và quỵ định tại Điều 17 Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14/3/2005 của Chính phú về
Quy chế cứa kháu bicn giới đất liền:
Trong trường hợp vì ]ý do quốc phòng và an ninh, lý do đặc biệi khác hoặc theo đê nghị
cùa nước hữu quan; quyền quyết định hạn chế hay tạm dừng các hoạt động và qua lại biên
giới được quy định như sau:
Thù tướng Chinh phú quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động tại các cửa khẩu
quốc tế theo đề nghị cùa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (dối với các trường hợp khác thực hiện
theo quy định của pháp luật).
Chú tịch Uỳ ban nhân dân cấp tinh quyết định việc hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt
động qua lại biên giới tại các cửa khẩu phụ theo đề nghị của chì huy trướng Bộ đội Biên
phòng cấp tinh.
Chi huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tinh (thành pho).
Quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động tại cửa khẩu chính (trừ cửa khẩu quốc
tế) không quá 06 giờ.
Quyêt định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động tại cửa khẩu phụ hoặc đường qua lại
tạm thời không quá ! 2 giờ.
Đồn trường đồn biên phòng được quyền hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động tại cứa
khẩu phụ hoặc đường qua lại tạm thời không quá 06 giờ.
Đồn trưởng đồn biên phòng được quyền hạn chế hoặc tạm dừng một hoạt động ở vành
đai biên giới thuộc phạm vi đồn quán lý không quá 12 giờ.
Khi ra quyết định hạn chế hoặc tạm dừng một số hoạt động ớ vành đai biên giới, qua lại
biên giới, đồn trưởng đồn biên phòng phải báo cáo chi huy trưởng Bộ chi huy Bộ đội Biên
phòng cấp tỉnh, chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, chi huy trưởng bộ chì huy quân sự huyện,
trường công an huyện và thông báo cho Uỷ ban nhân dân xã sở tại, các đom vị, cơ quan đóng
trong địa bàn để thực hiện.
b) Quy định về xuất cảnh, nhập cành, quá cảnh, qua lại biên giới đối với người,
phương tiện và quy định về xuất khấu, nhập khẩu hàng hod
— Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 cùa chính phú quy định chi tiết thi hành
một sỗ điều cùa Luật Biên giới quổc gia quy định: Việc mờ cửa khẩu và nơi mò ra cho qua lại
biên giói, nâng cấp cửa khẩu, đóng cứa khẩu; xác định, công bố các tuyển đường bộ, đường sắt,
dường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không cho việc quá cành thực hiện theo quy
định c ùa pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế đẵ được ký kết .với các nước láng giềng.
Hcạt động nhập cành, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cánh và qua lại biên giới
quốc gia cùa cư dân trong khu vực biên giới tại cứa khẩu thực hiện theo quy chế cửa khẩu
do Chánh phù quy định và pháp luật có liên quan. Tại các cứa khẩu biên giới đường bộ, cửa
khẩu đtrờng sắt, cửa khẩu đường thuỹ nội địa, cửa khẩu đường hàng hải (càng biển) cứa
khẩu đường hàng không, các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm soát nhập cảnh, xuất
cánh, mập khẩu, xuất khẩu, quá cành và qua lại biên giới theo quy định cùa pháp luật. Tại
cứa k;hiu biên giới đường bộ, cứa khẩu đường sát, cửa khẩu đường thuỹ nội địa trong khu
vực biên giới, cửa khẩu đường hàng hải (càng biến), Bộ đội Biên phòng chủ trì phối hợp
với các lực lượng liên quan để quàn lý, bảo vệ an ninh trật tự. an toàn xã hội trong khu vực
cửa khẩu. Tại các cửa khẩu đường hàng không,' cơ quan an ninh của Bộ Công an chú trì
phối hợp với các cơ quan liên quan để quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong
khu vực cứa khẩu. Các cơ quan chức năng quản lý nhà nước tại cửa khẩu ihực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn theo quy định cùa pháp luật.
- Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14/3/2005 cùa Chính phú về Quy chế cửa khẩu
biên giới đất liền quy định: Cừa khẩu quốc tế được mờ cho người, phương tiện, hàng hoá
cùa Việt Nam, nước láng giềng và nước thứ ba xuất, nhập qua biên giới quốc gia. Cửa khẩu
chinh được mở cho người và phương tiện, hàng hoá cùa Việt Nam, nước láng giềng xuất,
nhập qua biên giới quốc gia. Cửa khẩu phụ được mờ cho người phương tiện, hàng hoá cùa
Việt Nam và nước láng giềng ở khu vực, vùng biên giới qua lại biên giới. Khu vực cứa
khẩu có cám biền báo: "Khu vực cửa khẩu", và được chia làm nhiều khu vực (trong đó có
the có khu vực cấm).
Thủ tục qua lại biên giới quốc gia tại các cửa khẩu phụ được tiến hành tại trạm kiềm soát
biên phòng theo quy định cùa pháp luật.
- Trách nhiệm cùa đồn biên phòng có cứa khẩu: Kiểm tra, kiểm soát hộ chiếu, giấy tờ có
giá trị thay hộ chiếu, hành lý cùa người, phương tiện xuất nhập cảnh, đóng dấu kiềm chúng hộ
chiếu, giấy iờ có giá trị thay hộ chiếu, phối hợp với các lực lượng khác đấu tranh chống buôn
lậu, gian lận thương mại và hoạt động cùa bọn tội phạm; cấp thị thực cho người nước ngoài
theo thông báo của Bộ Công an và Bộ Ngoại giao; cấp giấy chứng nhận tạm trú cho người
nước ngoài theo sự uý quyền cùa Bộ Công an.
Đồn trưởng đồn biên phòng cửa khẩu chủ tri, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành tại cửa khẩu và chính quyền địa phương giải quyết những vấn đề liên quan đến
hoạt động quàn lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn
xã hội ờ khu vực cửa khẩu.
c) Quy định về các hoại động ở khu vực biên giới đất liền Việt Nam
- Nghị định 34/2000/NĐ-CP ngày 18/8/2000 cùa chính phủ về quy chế khu vực biên giới đất
liền Việt Nam quy định:
+ Khụ vực biên giới đất liền Việt Nạm bao gọro các xã, phường thị trấn, có địa giới hành
chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền là một phần lãnh thồ của Việt Nam
đặt dưới chủ quyền hoàn toàn, đầy đù tuyệt đối cùa Việt Nam. Các hoạt động ờ khu vực biên
giới được điều chinh bởi các quy định cùa các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Naưn đã
ký kết, gia nhập và các quy định của pháp luật việt Nam. Trong đó, có những quy định được
áp dụng chung trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và có những quy định chỉ áp dụng ờ khiu vực
biên giới.
+ Trong khu vực biên giới có vành đai biên giới; vành đai biên giới là phần lãnh thổ) nằm
tiếp giáp với đường biên giới quốc gia có chiều sâu tính từ đường biên giới trở vào ncni hẹp
nhất là lOOm, nơi rộng nhất không quá lOOOm, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính
phủ quy định.
Trong khu vực bicn giới ớ những nơi cần thiết, quan trọng hoặc trong từng thời điểm cẩn
thiết dể đàm háo cho an ninh, quốc phòng, kinh tể thi xác định vùng cấm. Vùng cấm là phần lãnh
thô nằm trong khu vực biên giới dược áp dụng một số biện pháp hành chính đê hạn chê việc cư
trú, đi lại, hoạt động cùa công nhân. Vùng cấm được quàn lý, bảo vệ theo quy định cùa pháp luật
hiện hành vá quy chế quàn lý, bào vệ do cơ quan quvết định vùng cấm đó ban hành.
Phạm vi cụ thề cùa vành đai biên giới, vùng cấm do Uý ban nhân dân tinh biên giới xác
định sau khi đà thông nhât với Bộ Quốc phòng. Bộ Công an. các ngành hữu quan và báo cáo
chính phủ. Khu vực biên giới, vành đai biên giới, vùng cấm phải có biển báo cam ở nơi cần
thiết, dễ nhận biết.
Mọi hoạt động trong khu vực biên giới phài tuân theo quy định cùa pháp luật Việt Nam
và các điều ước quốc te mà Việt Nam ký kết. Trong trường hợp nhiều điều ước quốc tế mà
Việt Nam ký kết có quy định khác với quy định cùa pháp luật Việt Nam thì áp dụng quy định
cùa điều ước quốc tế.
- Những người dân cư trú ở khu vực biên giới gồm:
+ Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới.
+ Người có giấy phép cùa cơ quan công an tinh biên giới cho cư trú ở khu vực biên giới.
Đối tượng này bao gồm những người đến xây dựng vùng kinh tế mới theo kế hoạch và quy
hoạch của Uỷ ban nhân dân tinh biên giới hoặc những người đến khu vực biên giới để đoàn tụ
với gia đinh (cha. mẹ, vợ, chồng hoặc con) hiện có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới.
+ Người thuộc cơ quan, tồ chức, đơn vị lực lượng vũ trang có trụ sở làm việc thường xuyên ở
khu vực biên giới (nếu những người này nghi hưu, thôi việc mà có yêu cầu ờ lại khu vực biên giới
và đã đăng ký hộ khẩu tập thể ờ khu vực biên giới thi phái chuyển đăng ký hộ khẩu thường trú
theo quy định cùa pháp luật).
Nhũng người đến làm ăn, sinh sống ờ khu vực biên giới trước khi Nghị định số
34/2000/NĐ-CP có hiệu lực, nhưng chưa đăng ký hộ khẩu hoặc chưa được công an tinh cấp
giấy phép thì đồn biên phòng phối hợp với công an, chính quyền sỡ tại tiến hành kiểm tra xem
xét từng trường hợp, nếu họ đù điều kiện cư trú ở khu vực biên giới thì hướng dẫn họ đến nơi
cư trú theo quy hoạch cùa địa phưcmg và làm thủ tục đăng ký hộ khẩu theo quy định cùa pháp
luật. Neu họ thuộc diện không được cư trú ờ biên giới thì đồn biên phòng thống nhất với cơ
quan công an tham mưu cho chính quyền địa phương giáo dục, vận động yêu cầu họ rời khỏi
khu vực biên giới.
- Những người được lạm trú, lưu trú tại khu vực cứa khẩu:
+ Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên của cơ quan quán lý nhà nước chuyên ngành và các cơ quan
liên quan có trụ sờ hoặc văn phòng làm việc tại khu vực cửa khẩu.
+ Nhân viên các cơ quan, tồ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ thương mại tại khu vực cửa
khẩu phải có giấy phép do Uỳ ban nhân dân hoặc cơ quan quàn lý chuyên ngành cấp theo
thẩm quyền. Các trường hợp phải lun trú tại khu vực cửa khẩu (do chưa hoàn thành thù tục
xuất cành đối với người, phưcmg tiện; xuất khẩu đối với hàng hoá, phương tiện bị hư hòng)
thi phải xin phép và chịu sự kiểm tra, kiểm soát cùa đồn biên phòng cửa khẩu.
- Những người không được cư trú ờ khu vực biên giới:
+ Người không thuộc diện đối tượng được cư trú ở khu vực biên giới.
+ Người đang thi hành quyết định của cơ quan có thầm quyền cam cư trú ở khu vực bién giới.
+ Người nước ngoài (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết có quy định khác).
- Quy định về việc ra vào khu vực biên giới trên đất liền Việt Nam:
+ Đối với công dân v iệt Nam khi vào khu vực biên giới phải có giấy chúng minh thư
nhân dân hoặc giấy tờ do công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú cấp. Cán bộ chién sĩ lực
lượng vũ trang, cán bộ công chức của cơ quan, tổ chức khi vào khu vực biên giới về việc
riêng phải có giấy chứng minh thư nhân dân, chứng minh thư cùa quân đội, công an, trường
hợp vào khu vực biên giới công tác phài có giấy giới thiệu cùa cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp.
Neu họ muốn vào vành đai biên giới hoặc vào vùng cấm thì phải tuân theo các quy định của
vành đai biên giới hoặc quy định cùa vùng cam.
Nhừng người không được vào khu vực biên giới Việt Nam: Người không có giấy tờ hợp lệ để
được vào khu vực biên giới. Người đang bị khới tố về hình sự, người đang bị toà tuyên án, tuyên
phạt quản chế ờ địa phương (trừ những trường hợp đang có hộ khẩu thường trú ờ khu vực biên giới).
+ Quy định đối với người nước ngoài đang công tác tại các cơ quan Trung ương vào khu
vực biên giới phải có giấy phép cùa Bộ Công an cấp, nếu người nước ngoài đang tạm trú tại
địa phương vào khu vực biên giới phải có giấy phép do công an tinh nơi tạm trú cấp; các cơ
quan, tồ chức cùa Việt Nam khi đưa người từ nước ngoài vào khu vực biên giới phái có đủ
giấy tờ theo quy định và phái cừ cán bộ đi cùng để hướng dẫn và thông báo cho Công an, Bộ
đội Biên phòng tỉnh, thành phố nơi đến. Người nước ngoài đi trong tổ chức đoàn cấp cao
(đoàn từ cấp bộ trướng và tương đương trở lên) vào khu vực biên giới, được cơ quan, tồ chức
Việt Nam mời (cơ quan chú quản) thì phải cử cán bộ đi cùng và có trách nhiệm thông báo cho
Bộ đội Biên phòng, công an tỉnh nơi đến biết. Việc đi lại, hoạt động trong khu vực biên giới
Việt Nam cùa những người trong khu vực biên giới nước tiếp giáp thực hiện theo hiệp định về
Quy chế biên giới giữa hai nước. Người nước ngoài đi lại, hoạt động trong vành đai biên giới,
vùng cấm phải theo quy định của vành đai biên giới, vùng cấm.
- Quy định về việc ra vào, cư trú trong vành đai biên giới Việt Nam.
Chi nhũng người được cư trú ở khu vực biên giới cùa Việt Nam mới được cư trú, đi lại,
hoạt động trong vành đai biên giới, những người khác khi vào vành đai biên giới phải có giấy lờ
hợp lệ để được vào khu vực biên giới (giấy chứng minh thư hoặc giấy tờ do cơ quan công an
cấp xã nơi cư trú cấp; nếu họ đi công tác thi phải có giấy giới thiệu cùa cơ quan, đơn vị trực tiếp
quàn lý) và phải trực tiếp trình báo đồn biên phòng hoặc uý ban nhân dân xã sờ tại để thông báo
cho đồn biên phòng. Ngirời đến trình báo phái nói rõ mục đích, nội dung, thời gian, danh sách
người, phương tiện, phạm vi hoạt động trong vành đai biên giới. Trong thời gian họ đi lại hoạt
động trong vành đai biên giới phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn cùa Bộ đội Biên
phòng. Neu hết thời gian cho phép đi lại, hoạt động trong vành đai biên giới mà chưa giải quyết
xong công việc thì phải xin gia hạn tạm trú và thông báo cho đồn biên phòng sở tại biết.
- Quy định về lưu trú khi vào khu vực biên giới.
Người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài đù điều kiện vào khu vực biên giới nếu
ờ qua đêm thì phải thực hiện các quy định về lưu trú.
Gia đình, cơ sờ chữa bệnh, khách sạn nhà nghi, cơ sờ khác khi có người từ đù 18 tuồi
trở lên lưu trú phái có trách nhiệm thông báo lưu trú với công an xã. phường thị trấn (thông
báo trực tiếp hoặc qua điện thoại trước 23 giờ, nếu cư trú sau 23 giờ thi thông báo ngay
sáng hôm sau). Trường hợp ông bà, cha mẹ. vợ chồng con cái, anh chị em ruột đến lưu trú
nhiều lân thi chi cần thông báo lưu trú một lần.
- Quy định về khai báo tạm văng:
Điều 32 Luật Cư trú quy định: Bị can. bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù, người
bị kết án tù hưởng án treo; người đang bị cải tạo không giam giữ; nguời bị quán chế; người đang
chấp hành các biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn; người bị áp dụng các biện pháp đưa
vào cơ sở giáo dục, cơ sờ chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhimg đang hoãn châp hành hoặc tạm
đình chi thi hành khi đi khói nơi cư trú từ một ngày trờ lên có trách nhiệm khai báo tạm váng tại
công an xà. Người đang trong dộ tuôi nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khói huyện, quận, thị
xã, thành phố trực thuộc tinh nơi mình cư trú từ 3 tháng trờ lên cũng phải khai báo tạm váng
(quy định Irên được áp dụng chung trên phạm vi toàn nước Việt Nam).
- Quy định về việc ra vào vùng cấm.
Vùng cấm được quàn lý, bào vệ theo quy định cùa pháp luật hiện hành và nội quy cùa
từng vùng cấm đó. Những người không có trách nhiệm muốn vào vùng cấm phải được phép
cùa cơ quan quán lý vùng câm đó.
- Quy định về việc ra vào, đi lại trong khu kinh tế cừa khẩu, khu du lịch, thương mại
dịch vụ và khu kinh tế khác được mờ ra cho hoạt động của người, phương tiện Việt Nam và
nước ngoài liên quan đến khu vực biên giới thực hiện theo quy chế riêng do chính phủ quy
định đối với tùng khu vực đó.
Nếu các đối tượng vào vành đai biên giới thì phái thực hiện theo quy định chung, áp
dụng đối với vành đai biên giới, tức là họ phài trình báo đồn biên phòng hoặc uý ban nhân dân
xã, phường sở tại, chịu sự kiểm tra, kiểm soát và hướng dẫn cùa Bộ đội Biên phòng.
- Quy định về một số hoạt động khác ờ khu vực biên giới:
+ Việc quay phim, chụp ành, ghi hình, vẽ cành vật trong khu vực biên giới không được
thực hiện ở những nơi có biền cấm các hoạt động nói trên.
+ Các phương tiện vào khu vực biên giới thì chú phương tiện phái đăng ký tại trạm kiểm
soát biên phòng về số lượng người đi trên phương tiện, thời gian, phạm vi, nội dung hoạt
dộng, khi phương tiện không hoạt động phài neo, đỗ tại bến, bãi theo quy định và phải chấp
hành nội quy bến bãi.
Trong thời gian ờ khu vực biên giới, mọi hoạt động cùa người, phương tiện phải chịu sự
hướng dẫn, kiềm tra, kiềm soát cùa Bộ đội Biên phòng, công an, chính quyền địa phương (trừ
đơn vị quàn đội, công an vào khu vực biên giới làm nhiệm vụ theo lệnh do cấp có thẩm quyền
cùa Bộ Quốc phòng hoặc BỘCông an).
- Nghiêm cấm các hoạt động sau đây ờ khu vực biên giới:
+ Làm hư hóng, xè dịch cột mốc biên giới, dấu hiệu đường biên giới, biển báo khu vực
biên giới, vành đai biên giói, vùng cấm.
+ Làm thay đổi dòng chảy sông, suối biên giới.
+ Xâm canh, xâm cư qua biên giới.
+ Bấn súng qua biên giới, gây nổ, đốt nương rẫy trong vành đai biên giới.
+ Vượt biên giới quốc gia trái phép, chứa chấp, chì đường, chuyên chờ, che gi;u bọn
buôn lậu vượt biên trái phép.
+ Khai thác trái phép lâm thố sàn và các tài nguyên khác.
+ Buôn lậu, vận chuyền trái phép chất vũ khí, chất cháy, chất nổ, chai độc hú, ma
tuý. văn hoá phẩm độc hại và hàng hoá cấm nhập khẩu, xuất khẩu qua biên giới.
+ Săn bắn thú rừng quý hiếm, đánh bắt cá bằng vật liệu nổ. kích điện, chất độc 'à các
hoạt động gây hại trên sông, suối biên giới.
+ Thài bò các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường hệ sinh thái.
+ Có hành vi khác làm mất trật tự, trị an ở khu vực biên giới.
- Nghiêm cấm các hoạt động sau đây ờ khu vực cửa khẩu:
+ Các hành vi làm thay đổi dấu hiệu, hướng đi cùa đường biên giớiquốc gia, làn thay
đổi dòng chảy tự nhiên của sông suối biên giới, gây hư hại mốc quốc giớivà các cônị trình
thiết bị khác, các loại biền báo khu vực cửa khẩu, vành đai biên giới, vùng cấm.
+ Sừ dụng hộ chiếu, giấy tờ giả, tồ chức, dẫn đuờng, chuyên chờ người xuất, nhậf cảnh
trái phép.
+ Kích động hoặc có hành vi phá hoại an ninh, gây mất trật tự công cộng, khônị chấp
hành hoặc ngăn cản việc kiểm tra, kiềm soát cùa lực lượng quàn lý chuyên ngành, sử dụng,
buôn bán, vận chuyển, tuyên truyền tài liệu, sách báo, văn hoá phẩm độc hại.
+ Buôn lậu, vận chuyển hoặc sử dụng trái phép hàng hoá, tiền tệ, các loại vũ khi, chất nồ,
chất cháy, chất độc hại, chất phóng xạ, ma túy và các loại hàng hóa khác mà nhà nưới cấm
xuất, nhập khẩu.
+ Buôn bán phụ nữ, tré em.
+ Dùng phương tiện đưa đón người, chuyên trở, xếp dỡ hàng hoá không đúng nci quy
định, đi vào khu vực cấm.
+ Người, phương tiện ra, vào khu vực cứa khẩu không đù giấy tờ và chưa hoàn thành các
thù tục theo quy định.
+ Vứt bỏ các loại chất thải làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.
+ Các hoạt động khác trái với quy định của pháp luật hiện hành.
d) Hợp tác quốc tế, trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia giữa Bộ đội Biên [hòng
với các lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới nước tiếp giáp
Nghị định 89/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 cùa Chính phủ về hoạt động đối ngoại biên
phòng (có hiệu lực từ ngày 02/12/2009) quy định:
- Nguyên tắc hoạt động đối ngoại biên phòng:
+ Giữ vững độc lập chù quyền, toàn vẹn lãnh thố quốc gia; binh đẳng, hũu nghị và cùng
có lợi.
+ Phú hợp với chú trương, đường lối cùa Đang, pháp luật cùa Nhà nước; các điều ước
quốc tế mà Cộng hóa xã hội chù nghĩa Việt Nam là thánh viên và tập quán quốc tế.
+ Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. thấm quyền và hoạt động theo phương châm vừa
hợp tác vừa dấu tranh góp phần xây dựng biên giới hòa binh, hữu nghị, ồn định chính trị, bảo
đảm quốc phòng và an ninh.
+ Trong quan hệ đối ngoại phái bào đàm an toàn nội bộ, giữ nghiêm kỹ luật, thận trọng,
chặt chẽ theo đúng nội dung, chương trinh kế hoạch đã được phê duyệt.
- Nội dung hoạt động đôi ngoại biên phòng:
+ Thực hiện vá tham gia đàm phán, trao đồi. hội đàm định kỳ hoặc độl xuất với các cơ
quan hữu quan tương ứng cùa nước láng giêng về tình hình thực hiện Hiệp định vê Quy chê
biên giới, các Thóa thuận về công tác biên phòng; hoạt động quàn lý, bào vệ biên giới, tình
hình an ninh, trật tự; phòng chông thiên tai. dịch bệnh... d khu vực biên giới, cửa khâu và giãi
quyết các vụ việc liên quan đên hai bên biên giới thuộc thâm quyền theo quy định cúa pháp
luật và tập quán quốc tế.
+ Phổi hợp với lực lượng bào vệ biên giới nước láng giềng Irong quàn lý, bảo vệ biên
giới và hệ thống mốc quốc giới, giữ gìn an ninh, trật tự khu vực biên giới, cửa khẩu; kịp thời
phát hiện, giài quyết có hiệu quá hoạt động xâm canh, xâm cư, vưọrt biên trái phép, ngăn chặn,
đau tranh chống buôn lậu, mua bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, chất ma túy, cướp, buôn
bán người qua biên giới, hoạt động rữa tiền, khùng bố, các tội phạm khác và các hoạt động
tuyên truyền kích động gây rối an ninh, chia rẽ quan hệ hữu nghị, đoàn kếl giữa chính quyền
và nhân dân hai bên biên giới.
+ Trao trà, tiếp nhận người, tang vật, phương tiện vi phạm Hiệp định về Quy chế biên giới.
+ Tiếp xúc, gặp gỡ nhân viên, cán bộ cùa lực lượng bào vệ biên giới nước láng giềng
hoặc thăm viếng xà giao theo quy định.
+ Thực hiện các hoạt động đối ngoại biên phòng khác.
- Chế độ bảo mật trong hoạt động đối ngoại biên phòng:
+ Tuyệ! đối giữ bí mật nhà nước, bí mật quốc phòng và an ninh khi thực hiện hoạt động
đối ngoại biên phòng. Nghiêm cấm mọi quan hệ trái phép, phát ngôn làm lộ bí mật nhà nước,
làm phương hại đến quốc phòng và an ninh và quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng
giềng.
+ Việc sừ dụng tói liệu, tư liệu, mẫu vật thuộc bi mật quân sự, bí mật nhà nước phục vụ cho
việc trao đối, làm việc phài chấp hành đúng quy định của pháp luật về bào vệ bí mật nhà nước.
+ Không được lợi dụng quan hệ đối ngoại để buôn bán, trao đổi, tặng, biếu và nhận quà
nhằm mục đích trục lợi.
- Hình thức hoạt động đối ngoại biên phòng:
+ Quan hệ tiếp xúc trực tiếp thông qua hội đàm được thực hiện trong các trường hợp sau:
Đàm phán việc thực hiện điều ước quốc tế về biên giới quốc gia; trao đổi, hội đàm định kỳ,
đột xuất để phối hợp giải quyết các vụ việc xảy ra trên biên giới hoặc các vụ việc liên quan
đến công tác quản lý, bào vệ biên giới, giữ gin an ninh, trật tự ờ khu vực biên giới, cứa khẩu.
Gặp gỡ làm việc trên đường biên giới hoặc tại một địa điềm thích hợp đề trao đồi tinh hình
thường xuyên hoặc đột xuất; phối hợp thực hiện những nội dung được quy định trong Hiệp
định về Quy chế biên giới hoặc giài quyết vụ việc xảy ra ờ khu vực biên giới, cừa khảu.
Phối hợp thực hiện tuần tra song phương kiềm tra đường biên giới, mốc quốc giới theo kế
hoạch hoặc đột xuất. Trao trà, tiếp nhận người, tang vật, phương tiện vi phạm Hiệp định về
Quy chế biên giới; việc trao trả và tiếp nhận người vi phạm được thực hiện tại cửa khẩu biên
giới hoặc địa điểm khác trên đường biên giới do hai bên thóa thuận.
Thư mời được thực hiện trong các trường hợp sau: Mời Bạn hoặc Bạn mời sang làm việc
nhầm trao đồi tình hình, giài quyết các vụ việc liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ biên
giới, giữ gìn an ninh, trật tự ờ khu vực biên giới, cừa khẩu theo phân cấp hoặc chi đạo cùa
Thủ tướng Chinh phú. Mời bạn hoặc bạn mời sang thăm xã giao chúc mừng nhân dịp ngày lễ.
ngày tết, ngày truyền thống và các hoạt động khác.
+ Quan hệ tiếp xúc gián tiếp như thư thông báo. trao đổi được thực hiện trong các trường
hợp sau:
Tinh hình liên quan đến công tác quản lý, bào vệ biên giới quốc gia; thực trạng đường
biên giới, mốc quốc giới, việc thực hiện Hiệp định về Quy chế biên giới và các điều ước quốc
tế ve biên giới liên quan; nội dung làm việc, hội đám cùa các ngành chuyên môn ờ địa phương
theo kế hoạch thóa thuận; thông báo cho nước láng giềng biết các vụ tai nạn, án mạng mà nạn
nhân là người bên nước bạn; thông báo trao trà những người vượt biên giới trái phép, những
đối tượng bị ta bắt giữ xét thấy cần trao trà hoặc thông báo đối tượng bên ta đang truy tim để
phối hợp truy tim, bát giữ; tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra ờ khu vực biên giới; thông báo
các nội dung khác theo chi đạo cùa cơ quan cấp trên trực tiếp; thư thông báo được thực hiện
theo định kỳ hoặc đột xuất thông qua phương tiện thông tin hoặc sĩ quan liên lạc và tùy theo
tinh chất, mức độ cùa vụ việc để thực hiện cho phù hợp.
Thư phàn kháng được thực hiện khi nước láng giềng có các hoạt động sau: Vi phạm chủ
quyền lãnh thồ, an ninh biên giới trên đất liền, trên biền, trên không và lòng đất; xê dịch, phá hoại
mốc quốc giới, làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm thay đổi dòng chày
tự nhiên cùa sông, suối biên giới; xâm canh, xâm cư ờ khu vực biên giới, xây dựng các công trinh
làm ảnh hường đến vị tri pháp lý đường biên giới và trái với Hiệp định về Quy chế biên giới; che
giấu, tiếp tay cho tội phạm, buôn bán vận chuyển trái phép vũ khí, chất nồ, chất độc hại, ma túy,
buôn lậu, buôn bán người qua biên giới, rửa tiền, hoạt động khùng bố, đẩy người qua biên giới.
Tiiyên truyền xuyên tạc đường lối, chinh sách của Đàng, pháp luật của Nhà nước Việl Nam; kích
động chia rẽ quan hệ hữu nghị với việt Nam; phá hoại hòa bình, ổn định ở khu vực biên giới với
Việt Nam; các hoạt động khác vi phạm Hiệp định về Quy chế biên giới.
+ Quan hệ tiếp xúc xã giao.
Tồ chức đoàn sang thăm xã giao hoặc tiếp đón lực lượng chức năng nước láng giềng
sang thăm nhân dịp ngày lễ, ngày tết, ngày truyền thống cùa hai bên; thăm hòi, chia buồn khi
có quốc tang, thiên tai, hỏa hoạn hoặc tham gia các hoạt động khác.
- Biện pháp hoạt động đối ngoại biên phòng:
+ Khi thực hiện đối ngoại biên phòng phải chuẩn bị chu đáo về mọi mặt và tuân thủ các
nguyên tấc về lễ tân ngoại giao, tổ chức đón, tiếp, làm việc và tiễn khách.
t Trong quan hệ tiếp xúc, làm việc phái thực hiện đúng nội dung, kế hoạch, chương trình dà
được phê duyệt; trường hợp có thay đồi so với chương trình, kế hoạch phái báo cáo câp có thân)
quyền theo quy định; mọi hoạt dộng làm việc, tiếp xúc phái thực hiện thông qua phiên dịch.
+ Nội dung trao đồi, làm việc giữa hai bên phái dược ghi đầy đủ, chi tiết vào biên bàn.
Biên bán phái lập bằng hai thứ tiếng, tiếng Việt Nam và tiếng nước láng giềng; trong trường
hợp cẩn thiết có thể lập thành ba thứ tiếng (Việt Nam. tiếng nước láng giềng và tiếng Anh
hoặc tiếng Pháp) có chữ kỷ của hai trưởng đoàn. Trường hợp có nội dung mới phát sinh hoặc
vượt quá phạm vi thẩm quyền thi ghi nhận, báo cáo cấp trên xin ý kiến chi đạo; nếu bạn từ
chối hoặc phù nhận nội dung ta nêu ra thi ghi vào biên bàn để bào lưu ý kiến; sau khi làm việc
phải có vàn bàn báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
+ Căn cứ Hiệp định về Quy chế biên giới và thỏa thuận cùa hai bên đê xác định câp quan
hệ; thành phần gặp gỡ. trao đồi. hội đàm và giái quyết những vấn đề có liên quan đến hai bên
biên giới cho phù hợp.
Tóm lại: Quy chế pháp lý về biên giới quốc gia trên đất liền Việt Nam được hình thành trên
cơ sờ nguyên tắc, quy phạm pháp luật thuộc hệ thống pháp luật quốc tế và các nguyên tắc quy
phạm pháp luật thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam. điều chinh những quan hệ xã hội phát sinh
trong lĩnh vực quàn lý bào vệ biên giới quốc gia giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ờ khu vực
biên giới đất liền và hợp tác thực hiện quy chế biên giới với các nước láng giềng.

3.3. QUY CHÉ PHÁP LÝ VÉ BIÊN GIỚI QUỔC GIA TRÊN BIẾN NƯỚC CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHÙ NGHĨA VIỆT NAM
3.3.1. Quy chế pháp lý vồ bicn giói quốc gia trên biến
a) Khái niệm
Quy chế pháp lý về biên giới quốc gia trên biển Việt Nam là tổng hợp những nguyên tắc, quy
phạm phát luật quốc tế và pháp luật Việt Nam điều chinh những quan hệ xã hội phát sinh trong
lĩnh vực quản lý, bào vệ, sử dụng, khai thác phát triển kinh tế biển, thực thi chú quyền, quyền chù
quyền, quyền tài phán và các lợi ích quốc gia trên biển và hợp tác thực hiện các điều ước quốc tế
có liên quan.
- Nhả nước Cộng hoà xã hội chú nghĩa Việt Nam tiến hành xây dựng và ban hành các
quy định pháp luật điều chinh các qụan hệ xà hội về quản lý, báo vệ biên giới quốc gia trên
biền và đề thực hiện các điều ước quốc tế đã ký kết với các nước hữu quan.
- Các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực quàn lý, báo vệ biên giới quốc gia trên biển,
giữ gin an ninh, trật tự ở các vùng biền, bảo vệ chù quyền, quyền chù quyền và quyền tài phán
trên các vùng biển Việt Nam.
- Quy chế pháp lý biên giới quốc gia trên biển Việt Nam được hình thành trên cơ sờ các
nguyên tăc, quy phạm pháp luật thuộc hệ thống pháp luật quốc tế (Công ước Liên hợp quốc về
Luật Biền biền năm 1982) và các nguyên tấc, quy phạm pháp luật thuộc hệ thống pháp luật quốc
gia của Việt Nam (Luật Biển Việt Nam 2012).
- Các nguyên tắc quy phạm pháp luật quốc tế điều chinh mối quan hệ giữa Nhà nước
Cộng hoà xã hội chú nghĩa Việt Nam với các chù thể khác của Luật Quốc tế về những vấn đề
có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển và hợp tác quốc tế để
thực hiện các điều ước quốc te mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập với các nước hữu quan.
- Các nguyên tắc, quy phạm pháp luật điều chinh các mối quan hệ giữa Nhà nước Việt
Nam với các cơ quan, tổ chức và cá nhân về những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực quàn lý,
bảo vệ biên giới quốc gia trên biển, giữ gìn an ninh, trật tự các vùng biển.
Quy chế pháp lý về biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam được hình thành và ngày
càng được hoàn thiện trên cơ sờ các quy định cùa điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam đã
ký kết gia nhập và các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến công tác quản lý, bảo
vệ các vùng biển Việt Nam.
b) Vui trò
- Quy chế pháp lý về biên giới quốc gia trên biển việt Nam có một vị tri, vai trò hết sức quan
trọng trong công tác quản lý, bảo vệ các vùng biển Việt Nam; là phương tiện hữu hiệu đề báo vệ
chú quyền, quyền chù quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển Việt Nam.
Trên đất liền chủ quyền quốc gia là riêng biệt, đầy đù, tuyệt đối. Chú quyền cùa quốc
gia trên biển cũng bao gồm những nội dung cốt lõi như nội dung chù quyền của quốc gia trên
đất liền, tuy nhiên chủ quyền quốc gia trên các vùng biển không hoàn toàn đồng nhất với chù
quyền quốc gia trên đất liền.
Quy chế pháp lý về biên giới quốc gia trên biển là cơ sờ pháp lý, phương tiện để đấu tranh
bào vệ toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia và xừ lý các hành vi vi phạm pháp luật trên biển được
công bằng nghiêm minh. Giải quyết tốt các tranh chấp xung đột trên biền sẽ góp phần vào việc
ngăn chặn tình trạng xung đột chiến tranh, duy tri hòa bình và an ninh trong khu vực.
- Quy chế pháp lý về biên giới quốc gia trên biển Việt Nam quy định nhiệm vụ,
quyền hạn cùa các cấp, các ngành, các lực lượng trong quản lý, bào vệ các vùng biển Việt
Nam. đồng thời tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho các tổ chức và mọi công dân tiến
hành các hoạt động khai thác, sử dụng các vùng biển Việt Nam.
3.3.2. Nội d u n g quy chế p h á p lý về biên giới quốc gia trê n biến
Tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải tôn trọng chù quyền, toàn
vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia cùa Việt Nam,
tuân thú quy định cùa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.
Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bào hộ quyền và lợi ích hợp pháp cùa tàu thuyền, tổ
chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt
Nam và pháp Luật Quốc tế có liên quan.
a) Quy chế pháp lý các vùng biển thuộc chù quyển quốc gia Việt Nam
- Quy chế pháp lý vùng nội thuý Việt Nam:
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghTa Việt Nam thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối
và đầy đù đối với nội thúy như trên lãnh thồ đất liền.
+ Tàu, thuyền nước ngoài muốn vào nội thuý Việt Nam phải thực hiện chế độ xin phép
trước. Tuỳ theo tinh chất, đặc điểm về hoạt động cùa tùng tàu, thuyền mà thời gian và thù tục
xin phép trước có sự khác nhau.
Qu) định thù tục xin phép đến cảng biển việt Nam đối với một số loại tàu, thuyền đặc thù:
Tàu. thmền nước ngoài có dộng cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu thuyền chuyên chờ các
chất phórii xạ. chất nguy hiểm độc hại khác muốn vào nội thuỷ Việt Nam phải được Thủ tướng
Chinh phi Việt Nam cho phép.
Đổi với tàu, thuyền nước ngoài đến Việt Nam theo lời mời chính thức cùa Chính phú Việt
Nam khi vào càng biển Việt Nam thực hiện theo thú tục riéng.
Đối với tàu quân sự nước ngoài đến thăm việt Nam phái xin phép qua đường ngoại giao
trừ khi co thoà thuận khác giữa hai Chính phú, trước khi vào lãnh hải Việt Nam thuyền trưởng
phái thôrg báo cho Bộ Quốc phòng Việt Nam qua Cục Đối ngoại đề to chức đón tiếp.
Điềi 6, Nghị định 55/CP ngày 01/10/1996 cúa Chính phù về hoạt động cùa tàu quân sự
nước ngoài vào thăm nước Việt Nam quy định: Việc xin phép vào thăm cùa tàu quân sự (trừ
tàu thăm chính thức) thực hiện qua đường ngoại giao chậm nhất là 30 ngày trước ngày tàu dự
kiến váo càng (trừ khi có thoà thuận khác giữa hai Chính phủ). Sau khi được phép vào thăm,
48 giờ trróc khi vào lãnh hái Việt Nam thuyền trướng tàu quân sự nước ngoài phái thông báo
cho Bộ Cuốc phòng Việt Nam qua Cục Đối ngoại đế tồ chức đón tiếp.
Đối với tàu, thuyền nước ngoài tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, nghề cá,
cứu hộ, rục vớt tài sàn chìm đắm, lai dảt, huấn luyện, thể thao xây dụng công trinh biển, khảo
sát, thărr dò, khai thác tài nguyên trong vùng biển Việt Nam phải xuất trình giấy phép hoặc
văn bản ỉhấp thuận cùa cơ quan có thẩm quyền cùa Việt Nam.
Thi tục tàu, thuyền đến, rời cáng biển Việt Nam: Trước khi tàu, thuyền dự kiến đến
cảng, chj làu, người quản lý tàu hoặc người được uý quyền (gọi là người làm thủ tục) phải
gứi cho cảng vụ hàng hài bản thông báo tàu đến cảng (có thể gửi bàn khai chung). Tàu,
thuyền <Ển Việt Nam lần đầu và các loại tàu, thuyền đặc thù ở trên phải gửi bàn thông báo
chậm nhit là 24 giờ; đối với các loại tàu, thuyền khác phải gửi bàn thông báo chậm nhất là 08
giờ trưỚ! khi dự kiến đến cảng; sau đó người làm thú tục phải báo chính xác thời gian tàu,
thuyền \ào cảng. Trường hợp xày ra tai nạn hoặc vì lý do khách quan khác (xin cấp cứu cho
thuyền viên, hành khách, tránh bão, chuyển giao người, tài sản tàu, thuyền đã cứu vớt được
trên biểr, khắc phục sự cố, tai nạn hàng hải) mà tàu, thuyền buộc phải vào cảng biển (kề cả
nội thuỳnóì chung) cùa Việt Nam thì thuyền trường phài tìm mọi cách thông báo cho cơ quan
có thẩmquyền cùa Việt Nam nơi gần nhất, có nghĩa vụ chứng minh rõ lý do về hoạt động của
mình vàphài tuân theo sự hướng dẫn cùa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Sai khi được phép vào càng tàu, thuyền phải làm thù tục vào cảng, địa điểm làm thù tục tại
trụ sớ cHnh hoặc văn phòng đại lý của cảng vụ hàng hải trừ những trường hợp đặc biệt (lý do
kiểm dịci hoặc tàu khách) mới làm thù tục tại tàu.
Đố với tàu, thuyền có tải trọng từ 200DWT trở xuống mang cờ của quốc gia có chung biên
giới vởi Việt Nam khi đến cảng biển tại khu vực biên giới Việt Nam với quốc gia đó được miễn
giàm mộ số giấy tờ khi làm thù tục rời cảng. Trước khi rời cảng thuyền trưởng phải làm thủ tục
rời càn;g /à chi được phép rời cảng khi được Giám đốc Cảng vụ hàng hái cấp giấy phép.
+ Cuyền tài phán cùa quốc gia Việt Nam đối với tàu, thuyền nước ngoài trong nội thuỳ:
Đối với tàu, thuyền quân sự và tàu cùa nhà nước nước ngoài không dùng vào mục đích

h ìt x d .h ề t n m -a
65
thương mại khi hoạt động hợp pháp trong nội thuý Việt Nam được hường quyền miễn trừ
tuyệt đối về tư pháp và được coi là bất khả xâm phạm. Cơ quan chức năng cùa Việi Nam
không có quyền bất giữ, khám xét hoặc áp dụng các biện pháp tố tụng khác. Tuy nhiên, các
loại tàu, thuyền trên vi phạm pháp luật cùa Việt Nam, Việt Nam có quyền lệnh cho tàu,
thuyền vi phạm rời khôi nội thuỷ cùa mình trong một thời hạn nhất định, yêu cẩu Chinh phù
nước có làu xử lý người vi phạm và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tàu gây ra (giải
quyết qua đường ngoại giao).
Đối với tàu quân sự nước ngoài đến thăm Việt Nam vi phạm luật sẽ bị xử lý theo pháp
luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy
định khác; với thành viên trên tàu quân sự: Mọi hành vi vi phạm pháp luật của các thành viên
trên tàu đều bị xử lý theo pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp các điều ước quốc tế mà Việt
Nam đã ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.
Quốc gia, tổ chức quân sự quốc tế mà tàu mang cờ phái chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại mà
tàu, các thành viên trên tàu gây ra. Trưởng đoàn (thuyền trưởng) phải chịu trách nhiệm về những
hậu quà do hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam cùa các thành viên trên tàu trong thời gian thực
hiện chuyến thăm tại Việt Nam.
Đối với tàu, thuyền dân sự (kể cả tàu thuộc quyền sở hữu cùa nhà nước nước ngoài dùng
vào mục đích thương mại). Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có quyền kiểm tra, khám xét,
bắt giữ, xử lý người, phương tiện vi phạm pháp luật cùa Việt Nam (kể cả những trường hợp các
thuỷ thù vi phạm pháp luật khi hoạt động trên bờ). Việc khám xét, bát giữ và các thủ tục tư pháp
khác đều do pháp luật cùa Việt Nam quy định. Nếu vi phạm nghiêm trọng thì tàu, thuyền có thể
bị giữ lại hoặc bị tịch thu làm vật bảo đảm cho vụ kiện dân sự, trừ các trường hợp pháp luật của
Việt Nam cũng như điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết có quy định khác.
+ Đối với hành vi vi phạm hình sự, dân sự diễn ra trên nội bộ của một tàu, thuyền nước
ngoài, luật áp dụng là luật của quốc gia mà tàu mang cờ, Quốc gia Việt Nam chi can thiệp:
Nếu hành vi do một người ngoài thuý thủ đoàn thực hiện; nếu thuyền trưởng yêu cầu chính
quyền sở tại can thiệp; nếu hậu quả của nó ảnh hường đến an ninh, trật tự của cảng.
- Quy chế pháp lý vùng lãnh hài Việi Nam:
Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đù và toàn vẹn đối với lãnh hài và vùng
trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp
quốc về Luật Biển năm 1982. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua
không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền
đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền
cùa Việt Nam. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên
cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế m à nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Các phương tiện bay nước ngoài không
được vào vùng trời ở trên lânh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phù Việt
Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên. Nhà nưởc Việt Nam có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong
lãnh hải Việt Nam.
+ Chế độ di qua không gây hại của tàu, thuyền nước ngoài trong lãnh hài được quy định tại
Điều 23 Luật Hiên Việt Nam:
Di qua lãnh hái là việc tàu thuyền nước ngoài di trong lãnh hài Việt Nam nhằm một
trong các mục đích sau:
Đi ngang qua nhưng không đi vào nội thúy Việt Nam. không neo đậu lại trong một công
trình cáng, bến hay nơi trú đậu ờ bên ngoài nội thúy Việt Nam; đi vào hoặc rời khói nội thúy
Việt Nam hay đậu lại hoặc rời khói một công trình càng, bến hay nơi trú đậu ờ bên ngoài nội
thủy Việt Nam.
Việc đi qua lãnh hải phải liên tục và nhanh chóng, trừ trường hợp gặp sự cô hàng hài, sự cô bât
khá kháng, gặp nạn hoặc vì mục đích phải cứu giúp người, tàu thuyền hay tàu bay đang gặp nạn.
Việc đi qua không gây hại trong lãnh hài không được làm phương hại đến hòa binh, quốc
phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự, an toàn trên biền. Việc đi qua cùa tàu thuyền nước ngoài
trong lãnh hải Việt Nam bị coi là gây phương hại đên hòa bình, quốc phòng, an ninh cùa Việt
Nam, irậl lự an toàn xã hội nếu tàu thuyền đó tiến hành bất kỳ một hành vi nào sau đây:
Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thồ cùa Việt
Nam; đe dọa hoặc sừ dụng vũ lực chống lại độc lập, chù quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc
gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bàn cùa pháp luật quốc tế được quy
định trong Hiến chương Liên hợp quốc; luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khi
nào, dưới bất kỳ hình thức nào; thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh cùa
Việt Nam; (uyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh cùa Việt Nam; phóng đi, tiếp
nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền; phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân
sự lên tàu thuyền; bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy
định của pháp luật Việt Nam về hài quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh; cố ý gây ô nhiễm
nghiêm trọng môi trướng biển; đánh bắt hải sàn trái phép; nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái
phép; làm ảnh hường đến hoạt động cùa hệ thống thông tin liên lạc hoặc cùa thiết bị hay công
trình khác của Việt Nam; tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.
+ Nghĩa vụ khi thực hiện quyền đi qua không gây hại được quy định tại Điều 24, Luật
Biến Việt Nam.
Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải việt Nam, tồ chức, cá nhân nước
ngoài có nghĩa vụ tuân thù quy định cùa pháp luật Việt Nam về nội dung sau: An toàn hàng hái
và điều phối giao thông đường biển, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông; bảo vệ thiết bị và
hệ thống bào đảm hàng hài, thiết bị hay công trình khác; bảo vệ đường dây cáp và ống dẫn; bảo
tồn tài nguyên sinh vật biển; hoạt động đánh bắt, khai thác và nuôi trồng hải sản; gìn giữ môi
trường biển, ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển
và đo đạc thúy văn; hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cành.
+ Thuyền trướng tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc chuyên chở
chất phóng xạ, chất độc hại hoặc nguy hiểm, khi đi trong lãnh hải Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:
Mang đầy đù tài liệu kỹ thuật liên quan tới tàu thuyền và hàng hóa trên tàu, tài liệu về bảo
hiểm dân sự bắt buộc; sẵn sàng cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùa Việt Nam
mọi tài liệu liên quan đến thông số kỹ thuật cùa tàu thuyền cũng như của hàng hóa trên tàu; thực
hiện đầy đú các biện pháp phòng ngừa đặc biệt đúng theo quy định cùa pháp luật Việt Nam và các
điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam là thành viên áp dụng đối với các
loại tàu thuyền này; tuân thủ quyết định của cơ quan có thầm quyền của Việt Nam về việc áp dụng
biện pháp phòng ngừa đặc biệt, kề cả cấm không được đi qua lãnh hải Việt Nam hoặc buộc phải
rời ngay khỏi lãnh hải Việt Nam trong trường hợp có dấu hiệu hoặc bàng chúng rõ ràng về khả
năng gây rò ri hoặc làm ô nhiễm môi trường.
Theo quy định cùa pháp luật Việt Nam: Tàu, thuyền nước ngoài có động cơ chạy bàng
nãng lượng hạt nhân, tàu, thuyền chuyên chở các chất phóng xạ, chất nguy hiểm độc hại khác
khi hoạt động trong lãnh hải Việt Nam phải được Thú tướng Chính phủ Việt Nam cho phép,
có đủ hồ sơ tài liệu kỹ thuật cần thiết và phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo
quy định cùa pháp luật, đồng thời phải tuân thù quy định về việc bảo hiểm trách nhiệm dân
sự; các phương tiện đi ngầm phải đi ờ tư thế nồi và phải treo cờ quốc tịch trừ trường hợp được
phép cùa Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phú
cùa quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ.
Để đàm bào quốc phòng, an ninh của Việt Nam Thủ tướng Chính phù có thể tạm thời
đình chì việc đi qua không gây hại trong lãnh hái Việt Nam.
- Quyền tài phán hình sự đối với tàu thuyền nước ngoài (Điều 30, Luật Biển Việt Nam):
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn cùa mình, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có
quyền tiến hành các biện pháp để bắt người, điều tra đối với tội phạm xày ra trên tàu thuyền
nước ngoài sau khi rời khỏi nội thủy và đang đi trong lãnh hải Việt Nam.
Đối với tội phạm xảy ra trên tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hài Việt Nam
nhung không phái ngay sau khi rời khòi nội thủy Việt Nam, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên
biển có quyền tiến hành bắt người, điều tra trong các trường hợp sau đây: Hậu quà của việc
phạm tội ảnh hưởng đến Việt Nam; việc phạm tội có tính chất phá hoại hòa bình của Việt
Nam hay trật tự trong lãnh hải Việt Nam; thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc
viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu thuyền mang cờ yêu cầu sự giúp đờ cùa các cơ quan có
thẩm quyền cùa v iệt Nam; để ngăn chặn hành vi mua bán người, mua bán, tàng trữ, vận
chuyển trái phép chất ma túy.
Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biền không được tiến hành bất kỳ biện pháp nào trên
tàu thuyền nước ngoài đang đi trong lãnh hải Việt Nam để bắt giữ người hay điều tra việc
phạm tội đã xảy ra trước khi tàu thuyền đó đi vào lãnh hải Việt Nam nếu như tàu thuyền đó
xuất phát từ một cảng nuớc ngoài và chi đi trong lãnh hải mà không đi vào nội thủy Việt
Nam, trừ trường hợp cần ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm môi trường biển hoặc để thực hiện
quyền tài phán quốc gia quy định tại Điềm b Khoản 1 Điều 16 Luật Biển Việt Nam.
Việc thực hiện biện pháp tố tụng hình sự phải phù hợp với quy định cùa pháp luật Việt
Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.
- Quyền tài phán dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài được quy định tại Điều 31 Luật
Biển Việt Nam:
Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển không được buộc tàu thuyền nước ngoài đang đi
trong lãnh hài phải dừng lại hoặc thay đổi hành trinh chì vi mục đích thực hiện quyền tài phán dân
sự đối với cá nhân đang ở trên tàu thuyền đó.
Lực lượng tuần tra, kiềm soát trên biển không được tiến hành các biện pháp bắt giữ hay xừ lý
về mặt dân sụ đối với tàu thuyền nước ngoài đang đi Irong vùng biền Việt Nam, trừ nội thủy, trừ
trường hợp việc thi hành các biện pháp này liên quan đến nghĩa vụ đã cam kết hay trách nhiệm
dân sự mà tàu thuyền phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc đề được đi qua vùng biển Việt Nam.
Lực lượng tuần tra, kiếm soát trên biền có thể áp dụng các biện pháp bắt giữ hay xử lý
tàu thuyên nirớc ngoài nhằm mục đích thực hiện quyền tài phán dân sự nếu tàu thuyền đó
đang đậu trong lãnh hài hoặc di qua lãnh hái sau khi rời khói nội thúy Việt Nam.
- Quv định việc thiết lập vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt
Nam được quy định tại Điều 26 Luật Biển Việt Nam:
Đe bảo vệ chủ quyền, quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia hoặc an toàn hàng hải, bảo
vệ tài nguyên, sinh thái biển, chống ô nhiễm, khác phục sự cố, thảm họa môi trường biển,
phòng chống lây lan dịch bệnh, Chính phú thiếl lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế
hoạt động trong lãnh hái Việt Nam.
Việc thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hài Việt Nam phải
được thông báo rộng rãi trong nước và quốc tế trong 'Thông báo hàng hải”, theo tập quán hàng
hải quốc tế. chậm nhất là 15 ngày trước khi áp dụng hoặc thông báo ngay sau khi áp dụng trong
trường hợp khẩn cấp.
b) Quy chế pháp lý các vùng biến thuộc quyền chủ quyền Việt Nam
- Quy chế pháp lý vùng tiếp giáp lãnh hài Việt Nam:
Chế độ pháp lý vùng tiếp giáp lãnh hài khác về bản chất so với vùng lãnh hài. Đây là
vùng biển mà quốc gia ven biền được hưởng các quyền mang tính chất chù quyền trên những
lĩnh vực nhất dịnh được pháp luật quốc tế thừa nhận chung. Điều 33 Công ước Luật Biền
1982 quy định: "Trong một vùng tiếp giáp với lãnh hải của mình gọi là vùng tiếp giáp, quốc
gia ven biển có thể thi hành sự kiềm soát cần thiết nhằm: Ngăn ngừa những vi phạm đối với
các luật và quy định hải quan, thuế khoá; y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải cùa
mình. Trừng trị những vi phạm đối vái các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thồ hay
trong lãnh hải cùa minh". Các quy định của Luật Quốc tế đối với vùng tiếp giáp lãnh hải cũng
được áp dụng đối với vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam, một số quy định còn được Việt Nam
quy định cụ thể hoá cho phù hợp với đặc điểm, tinh hinh về kinh tế xã hội cùa việt Nam.
Điều 14 Luật Biển Việt Nam quy định chế độ pháp lý cùa vùng tiếp giáp lãnh hải: Nhà
nước Cộng hoà xã hội chù nghĩa Việt Nam thực hiện quyền chú quyền, quyền tài phán quốc
gia và các quyền khác quy định tại Điều 16 cùa Luật Biển Việt Nam với vùng tiếp giáp lãnh
hải. Nhà nước thực hiện kiềm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng
trị hành vi vi phạm pháp luật về hái quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thồ
hoặc trong lành hải Việt Nam.
- Quy chế pháp lý vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Điều 16 Luật Biển Việt Nam quy định trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước Việt
Nam thực hiện:
+ Quyền chú quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng
nước bên trẽn đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biền; về các hoạt động khác nhàm thăm
dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế; quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sừ dụng đảo
nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi
trường biền; các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.
+ Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp. ong dẫn
ngầm vậ hoạt động sử dụng biển hợp pháp cùa các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh
tế cùa Việt Nam theo quy định cùa Luật Biển Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích
quốc gia trên biển cùa Việt Nam. Việc láp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận
bằng văn bản cùa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
+ Tồ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sừ dụng, khai thác tài nguyên,
nghiên cứu khoa học, lẳp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam là thành
viên, hợp đồng được ký kết theo quy định cùa pháp luật Việt Nam hoặc được phép cùa Chính
phù Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan.
+ Các quyền có liên quan đến đáy biền và lòng đất dưới đáy biển quy định tại điều này
được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật Biền v iệt Nam.
Trong vùng đặc quyền kinh tế cùa Việt Nam tàu thuyền nước ngoài không được tiến
hành các hoạt động sau: Tiến hành các hoạt động có hại cho việc phòng thù, cho hoà binh, an
ninh trật lự cùa Việt Nam; gây nhiễu đối với hoạt động thông tin liên lạc, máy móc thiết bị
của Việt Nam; gây ô nhiễm mòi trường biển một cách cố ý nghiêm trọng; cản trờ các hoạt
động giao thông hàng hải hoặc càn trớ hoạt động khai thác nguồn lợi biển cùa cá nhân hay tổ
chức Việt Nam; đo đạc khảo sát, thăm dò, đánh bắt hài sản trái phép.
Ngoài ra, ớ vùng đặc quyền kinh tế theo luật pháp quốc tế, tàu, thuyền cùa lực lượng vũ trang
cùa quốc gia ven biển có quyền khám xét, bắt giữ tàu, thuyền nước ngoài, trừ tàu quân sự và tàu
nhà nước cùa nước ngoài sử dụng vào mục đích công vụ (không hoạt động thương mại) nếu thấy
ràng: Tàu, thuyền đó đang hoạt động cướp biền; tàu, thuyền đó đang hoạt động buôn bán, chuyên
chờ nô lệ, các chất ma tuý. Tàu, thuyền đó đang truyền các bán tin phát thanh vô tuyến hoặc vô
tuyến truyền hình trái với Luật Quốc tế; tàu, thuyền đó không có quốc tịch; tàu, thuyền đỏ treo cờ
hoặc không treo cờ nhung trong thực tế mang quốc tịch của quốc gia ven biển.
r Qụỵ chế pháp lý thềm lục địạ Việt Nam đựợc qụy định tại Điều 18 Luật Biển Việt Nam:
Nhà nước Việt Nam thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai
thác tài nguyên. Quyền chù quyền có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt
động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên cùa thềm lục địa nếu không có sự đồng
ý cùa Chính phủ Việt Nam.
Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan
nhàm bất kỳ mục đích nào ờ thềm lục địa. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn
ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác cùa các quốc gia khác ờ thềm lục địa Việt
Nam theo quy định cùa Luật Biển Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã
hội chù nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyển chú quyền, quyền tài
phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển cùa Việt Nam.
Việc lấp đặt dây cáp và ổng dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bàng văn bãn của cơ quan
nhà nước có thầm quyền cua việt Nam. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò.
sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học. lẳp đặt thiết bị và công trinh ờ thềm lục
địa cùa Việt Nam trên cơ sờ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam
là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định cùa pháp luật Việt Nam hoặc được phép cùa
Chinh phũ Việt Nam, phù họp với pháp luật quôc tê có liên quan.
- Quy định cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam tại Điều 37 Luật
Biển Việt Nam.
Trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, tồ chức, cá nhân không được
tiên hanh các hoạt động sau đầy: Đe dọa chù quyên, quôc phòng, an ninh cùa Việt Nam; khai
thác trái phép tài nguyên sinh vặt, đánh bắt hái sàn trái phép; khai thác trái phép dòng chảy,
năng lượng gió và lài nguyên phi sinh vật khác: xây dựng, lăp đặt, sừ dụng trái phép các thiêt
bị. công trinh nhàn tạo; khoan, dào trái phép; tiến hành nghiên cứu khoa học trái phép; gây ô
nhiễm môi trường biển; cướp biển, cướp có vũ trang; các hoạt động bất hợp pháp khác theo
quy định cùa pháp luậl Việt Nam và pháp luật quôc tê.
Q u ố c g ia b ở M ế n c ó
quyÀn c h ề t t l Hến
quan
« T h u ế q u i* Tàu bay
+Tki c h in h đ ư v c qu y én
+B »n phòng
♦Yií t ự d o q u a l?l

Tâu ttiuyÀn đ irợ c Ọr d o đi lại

BiẲnc

Vùng đ ặ c qu y ến kinh tẩ

C h ió c g ia v a n b « ể n d u y c q u y ể n k lw
B á c Cải n g u y è n tr o n g l õ n g t x i n

Vùng ttiỏm lục địa


ÒuẨc gia v en b iến đ ư ợ c quyèri k hai Ợvác tài
nguyên trên d ãy b iến v à tro n g lòng đ ẩ t d iró i
đáy biến

Hình 3.1. Quy

-C h ế độ pháp lý cùa đào. quần đào quy định tại Điều 21 Luật Biển Việt Nam
Nhà nước thực hiện chủ quyền trên đảo, quần đào cùa Việt Nam. Chế độ pháp lý đối với
vùng nội thúy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cùa
các đảo, quần đào được thực hiện theo quy định tại các Điều 10, 12, 14, 16 và 18 cùa Luật
Biển Việt Nam.
- Quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài được quy định tại Điều 41, Luật Biển Việt Nam:
+ Lực lượng luần tra, kiém soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi
phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nếu các tàu thuyền này đang ờ trong nội thủy,
lãnh hái và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam.
+ Quyền truy đuối được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiềm soát trên biển đã phát
tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại đề tiến hành
kiềm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành. Việc truy đuổi có thề được tiếp tục ờ ngoài
ranh giới cùa lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hài Việt Nam nếu được tiến hành liên tục,
không ngắt quãng.
+ Quyền truy đuối cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền
tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân
tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
+ Việc truy đuổi của các lực lượng tuần tra, kiểm soát Việt Nam chấm dứt khi tàu thuyền
bị truy đuổi đi vào lãnh hải cùa quốc gia khác.'
- Trách nhiệm cùa tàu quân sự và tàu thuyền còng vụ cùa nước ngoài khi hoạt động trong vùng
biền Việt Nam dược quy định tại Điều 28 Luật Biền Việt Nam:
+ Tàu quân sự của nước ngoài khi hoạt động trong vùng biền Việt Nam mà có hành vi vi
phạm pháp luật Việt Nam thì lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biền cùa Việt Nam có quyền
yêu cầu các tàu thuyền đó chấm dứt ngay hành vi vi phạm, rời khỏi lãnh hải Việt Nam ngay
lập tức nếu đang ở trong lãnh hải Việt Nam. Tàu thuyền vi phạm phải tuân thù các yêu cầu,
mệnh lệnh cùa lực lượng tuần tra, kiềm soát trên biến cùa Việt Nam.
+ Trường hợp tàu quân sự, tàu thuyền công vụ của nước ngoài hoạt động trong vùng biến
Việt Nam mà có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật quốc tế có liênquan thi
quốc gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất hoặc thiệt hạido tàu thuyền
đó gây ra cho Việt Nam.
Quy chế pháp lý các vùng biển Việt Nam quy định về nhiệm vụ, quyền hạn cùa các lực
lượng tuần tra, kiểm soát trên biền; quy định về trách nhiệm quàn lý, bảo vệ các vùng biển
Việt Nam, quy định về các hoạt động cùa người, tàu thuyền trong khu vực biên giới biển;
quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong quản lý, bào vệ các vùng biển Việt Nam.

CÀU HỐI ÔN TẠP

1. Trinh bày một số vấn đề cơ bản của luật pháp quốc tế vè biên giới lãnh thổ
2. Trinh bày nội dung quy chế pháp lý về biên giới quốc gia trẽn đất liền Việt Nam
3. Quy chế pháp lý về biên giới quốc gia trên biển là gi?
4. Quy chế pháp lý các vùng bién thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam là gì?
5. Quy chế pháp lý các vùng biẻn thuộc quyền chủ quyền Việt Nam là gi?
Chương 4
CÔNG TÁC QUÁN LÝ, BÀO VỆ BIÊN GIỜI QUỐC GIA

4.1. MỌT SỐ ĐẠC ĐIÉM VÊ BIẺN GIỜI


4.1.1. Đặc điểm về dịa hình, (hòi tiết, khi hậu
Đường biên giới đất liền Việt Nam dài 4.610km tiếp giáp với ba nước Cộng hoà nhân
dân Trung Hoa, Cộng hoà dân chú nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia. Bờ biến nước ta
dài 3.260km với vùng biển rộng khoảng ] triệu km . vùng đặc quyền kinh tế lớn gấp 3 lần
diện tích lục địa.
Địa hình vùng biên giới phần lớn là rừng núi hiềm trờ, nhiều sông suối, khe vực, kênh
rạch, sình lầy. Giao thông đi lại rất khó khăn, nhất là mùa mưa, cơ sở hạ tầng chưa phát triển
(65 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm).
Khi hậu, thời tiết khắc nghiệt, nhất là vùng cao biên giới. Khí hậu chia làm 2 mùa rỏ rệt:
Mùa mưa bào xảy ra lũ quét, nước dâng cao, sạt núi, trôi đường, sập cầu cống, làm giao thông
bị chia cắt, ách tắc. Mùa khô hanh thường kéo theo hạn hán, cháy rừng, thiếu nước sinh hoạt,
nước tưới tiêu sàn xuất, gây khó khăn cho việc quy hoạch ồn định dân cư biên giới; vùng biên
giới nhiều nơi sương mù dày đặc, tuyết phù, sương muối. Tuyến biên giới Tây Nam mùa mưa
lũ là mùa ngập nước. Tuyến biển - đào thường xuyên bị tác động ảnh hường cùa thiên tai, bão
lũ, sóng thần, triều cường gây nhiều hậu quả thiên tai nặng nề, khó khăn cho các hoạt động
quàn lý, bào vệ biên giới, hạn chế việc cơ động lực lượng, phương tiện đối phó với các tình
huống đột xuất xảy ra.
4.1.2. Đặc điếm về dân cư, chinh trị
a) Đặc điểm về dân cư
Khu vực biên giới, vùng biến, đảo nước ta có 1.029 xã, phường, thị trấn, thuộc 203
huyện, 44 tình (thành phô) cỏ biền gìờì vởì 1,7 triệu hộ, khoảng 7,2 triệu người quy tụ 42 dân
tộc thiêu số và dân tộc kinh sinh sống.
Trên các vùng biên giới dân cư phân bố không đồng đều, đại bộ phận là đồng bào các
dân tộc thiểu số sống xen kẽ với nhau. Đất rộng, người thưa, phần lớn có quan hệ dân tộc,
thân tộc. dòng họ với cư dân bên kia biên giới. Sự chênh lệch về mức sống vật chất tinh
thân cùa đồng bào giữa các vùng, các dân tộc, đặc biệt là vùng cao biên giới vẫn còn
khoảng cách lớn. Tình trạng đói nghèo ờ vùng dân tộc và miền núi còn chiếm tỷ lệ cao, mặt
băng dân trí thấp, còn nhiều hù tục lạc hậu, có vùng người mù chữ và không biết tiếng phổ
thông chiếm tới 70%, cơ sờ y tế còn yếu kém, thiếu nước sạch, tỳ lệ suy dinh dưỡng tré em
trên 40%, mức hướng thụ văn hoá thấp.
b) Đặc điểm về chính trị
Cơ sờ chinh trị ở một số địa bàn biên giới còn yếu kém, nội bộ mất đoàn kết, quàn lý
điều hành kém hiệu quả, một số cán bộ bị tha hoá, biến chất, tham nhũng, buôn lậu, hoặc tiếp
tay cho buôn lậu làm mất lòng tin của nhân dân. Đội ngũ cán bộ dân tộc vừa thiếu, vừa yếu
nên hạn chế về lãnh đạo, điều hành ảnh hường đến quàn lý, bào vệ chủ quyền an ninh biên
giới, cá biệt một số nơi bị địch lợi dụng khống chế. Do nhiều tác động, khó khăn về đời sống,
việc ihực hiện chính sách cùa Đảng và Nhà nước kém hiệu quả, những sai phạm, sơ hờ của ta
bị địch lợi dụng phá hoại nên chính trị chưa thật ồn định, lòng dân chưa yên, "thế trận lòng
dân" chưa vững chấc, còn tiềm ẩn nhiều nhân tố mất ổn định.
Các dân tộc trong đại gia đinh các dân tộc Việt Nam, ngày nay đã trớ thành những thành viên
trong cộng đồng người Việt Nam, bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng làm chủ đất nước.
Các dân tộc có truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm bào vệ Tổ quốc, cần cù lao động, xây dụng
quê hương đất nước. Sự đan xen gấn bp giữa các dân tộc người Việt Nam rất sâu sắc, không có
vấn đề về phân chia lãnh thố, tộc người rõ rệt như các nước khác. Đó là yếu tố rất cơ bàn, là truyền
thống để bảo đàm đoàn kết dân tộc, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ cùa Tồ quốc Việt Nam.
4.1.3. Đặc điếm về kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh
Trên các tuyến biên giới có 21 cứa khấu quốc tế, 17 cứa khấu chinh, 141 cửa khẩu phụ, 2 cửa
khâu dường sắt liên vận quốc tế, 25 cứa khau cảng biển. Ngoài ra, còn hàng trăm đường tiều ngạch
qua lại biên giới và các cứa khẩu sông, cửa lạch, đó là những thuận lợi rất cơ bàn để mở rộng giao
lưu hợp tác quốc tế, phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tiềm nảng kinh tế biển.
Kinh tế chậm phát triển, đời sống khó khăn, có 308 xã đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn
vùng núi biên giới, bờ biển, hải đảo. Tỷ lệ đói nghèo 30% (cá biệt có nơi hơn 70%) trong đó
còn nhiều hộ chưa có điện tháp sáng và nước sạch để sinh hoạt. Trong những năm qua, nhất là
từ khi Đảng, Nhà nước có chủ trương đổi mới, bộ mặt kinh tế, văn hoá - xã hội ờ các vùng
dân tộc, miền núi biên giới nước ta đã có nhiều tiến bộ và có những biến đổi toàn diện, sâu
sác; nhiều công trình được đầu tư vào vùng đân tộc thiểu số, vùng núi biên giới như: Giao
thông, thuỷ lợi, nước sạch, điện, đường, trường, trạm y tế, chợ biên giới, phát thanh truyền
hình, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm là điều kiện vật chất quan trọng làm cho nhiều
vùng trước đây còn là vùng xa xôi hẻo lánh (Mường Tè, Phong Thổ hay Đồng Văn, Mèo Vạc,
Mường Lát, Sa Thầy), thi nay những địa danh ấy đã tiếp cận với những trung tâm của đất
nước một cách dễ dàng. Nhiều vùng đồng bào thực hiện định canh, định cư, chuyển đồi cơ
càu sán xuất từ canh tác du canh, du cư, thuần nông, tự túc, lự cấp sang sàn xuất theo hướng
định canh, thâm canh, phát triển kinh tế hàng hoá và dịch vụ.
Quân đội tham gia xây dựng phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng các khu vực
quôc phòng và an ninh trên địa bàn chiến lược, biên giới, ven biển đang được triển khai tích
cực, góp phân giải quyết việc làm, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, đời song đồng bào từng bước được cài thiện; kết hợp bào đảm quốc phòng và an
ninh ở địa bàn chiến lược biên giới trên cơ sở bố tri lại dân cư theo quy hoạch cùa sản xuất và
mục tiêu lâu dài cùa quốc phòng và an ninh, hình thành nên các làng, xã biên giới, tạo nên
vành đai biên giới trong thế trận biên phòng và quốc phòng toàn dân báo vệ Tổ quốc.
Tinh hinh an ninh, trật tự xã hội, nối lên là di cư tự do còn đang diễn ra phức tạp, đồng
bào ở các vùng biên giới phía Bác di cư tự do vào phía Nam, nhiều vùng biên giới còn bỏ
trông, không có dân. Một bộ phận dân di chuyền đến phía Tây tiếp giáp với Lào làm tăng
thêm phức tạp cho an ninh biên giới.
Tinh hình phát triển dạo Tin lành ờ các tinh miền núi phía Bẩc và Tây Nguyên, một số tà
đạo cùng thâm nhập vào vùng dán tộc, những phẩn tứ xấu lợi dụng vấn đê dân tộc, tôn giáo
nhàm mục tiêu "tôn giáo hoá vùng dân tộc ít người", thù đoạn hoạt động cùa chúng là tuyên
truyền, kích động gây mất ồn định xã hội. Chúng câu kết chặt chẽ giữa bọn phàn động trong
nước và ngoài nước phát triển đạo Tin lành vào địa bàn Tây Nguyên cùng với mưu đồ lập nhà
nước "Đề Cìa tự trị", phát triển đạo Tin lành Vàng Chứ vào vùng biên giới phía Bắc cùng với
mục tiêu chinh là thành lập "Vương quốc người H'Mông". những phần tử cực đoan người
Khơmc ờ Campuchia. vu cáo Việt Nam xâm chiếm đất đai, xuyên tạc lịch sử, kích động thành
lập Nhà nước Khơme Crôm tự trị ờ Nam Bộ nhằm chia rẽ phá hoại khối đại đoàn kết dần tộc,
phá hoại quan hộ hữu nghị tôt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Campuchia.
i loạt động cùa bọn tội phạm như: Cướp vũ trang, buôn lậu trên biển, buôn lậu qua biên
giới, buôn lậu ma tuý. vũ khí. buôn bán tiên giá. buôn bán phụ nữ trẻ em, vượt biên trái phép,
đánh cá bàng chất nô, kích điện, huý diệt môi trường; tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ
quyền vùng biển Việt Nam đánh bát trộin hài sàn; các tệ nạn xã hội như: Mại dâm, tiêm chich,
nghiện hút ma tuý ớ vùng biên giới đang trở thành van đề nóng bòng, ánh hướng nghiêm
trọng đến việc báo vệ an ninh, Irật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, bờ biền.

4 .2. QUAN ĐIÉM CÚA ĐẢNG TA VẺ BIÊN GIỚI VÀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIÊN GIỚI
Q U Ổ C GIA
4.2.1. Ọ uãn lý báo vệ bicn giói quốc gia là nhiệm vụ chung cùa toàn Đ áng, toàn dân, cùa
các cấp, các ngành
Quan điềm này thê hiện tư tường nhât quán, quan trọng, xuyên suôt trong chì đạo và tô
chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng, bào vệ Tổ quốc nói chung, xây dựng và bào vệ
chù quyền an ninh biên giới nói riêng.
- Nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia là nội dung quan
trọng cùa chiến lược xây dựng, bào vệ Tồ quốc Việt Nam xã hội chú nghĩa. Nhiệm vụ này rất
toàn diện, không chi bào vệ vững chắc chù quyền lãnh thồ quốc gia trên biển, trên đất liền mà
còn phải giữ vững an ninh chinh trị, trật tự xã hội, chống xâm nhập trái phép, chống buôn lậu
qua biên giới, bào vệ tài nguyên môi trường, Đồng thời, phái xây dựng biên giới hoà bình,
hữu nghị, hợp tác. phát triển với các nước láng giềng.
Nghị quyết 11/NQ-TW ngày 08/8/199S của Bộ chính trị chi rô: "Xây dựng và bảo vệ biên
giới quốc gia là nhiệm vụ chung cùa loàn Đảng, toàn dân, cùa tất cà các ngành, các cấp cùa Nhà
nước và các đoàn thể". Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đàng đối với nền Biên phòng
toàn dân là vấn đề có tính nguyên tắc. Phải kết họp chặt chẽ giữa xây dụng với phát huy vai trò tố
chức quản lý cùa cả hệ thống chính quyền các cấp, sự tham gia cùa nhân dân trong cà nước, má
trực tiếp là đồng bào các dân tộc ờ khu vực biên giới. Đó là cơ sờ phát huy sức mạnh tồng hợp cùa
toàn dân, của cà hệ thống chinh trị xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, bảo vệ vững
chắc độc lập chù quyền và toàn vẹn lãnh thổ cùa Tổ quốc.
- Để thực hiện tốt quan điểm này, cấp uỷ chính quyền địa phucmg các cấp, các ngành, các
đoàn thể quần chúng cẩn phái xây dựng mối quan hệ gẩn bó giữa các dân tộc, các dòng họ, giữa
các tôn giáo với nhau thành một khối đại đoàn kết. Động viên được sức mạnh của cộng đồng
dân cư dưới sự lãnh đạo, chi đạo cùa cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương. Xây dựng cơ sờ hạ
tầng vững mạnh, tạo điều kiện cho nhân dân địa phương phát ưiển kinh tế - xã hội, phát triển
sàn xuất, xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí. Đồng thời, làm tốt công tác tham mưu
cho Đảng, Nhà nước, cho cấp uỷ, chính quyền địa phương thực hiện dự án đưa dân ra biên giới,
nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, xây dựng phòng tuyến nhân dân bảo vệ biên giới.
Trước hết, chú trọng các địa bàn hiện nay chưa có dân, hoặc dân cư còn đang thưa thớt.
4.2.2. Q uăn lý, bảo vệ biên giới quốc gia phải dự a vào d â n , trự c tiếp là đ ồ n g bào các dãn
tộc ỡ khu vực biên giới
- Quan điểm dựa vào dân, nhất là đồng bào các dân tộc ờ khu vực biên giới tham gia quản lý,
bảo vệ lãnh thổ biên giới quốc gia được bắt nguồn từ những kinh nghiệm quý báu cùa dân tộc qua
các thế hệ nối tiếp nhau. Nghiên cứu lịch sử và thực tiễn bào vệ biên giới quốc gia nước ta cho
thấy, vấn đề cốt lõi, xuyên suốt trong kế sách giữ nước, bào vệ biên giới cùa ông cha ta là: Dựa
vào dân, nhất là các dân cư ở khu vực biên giới. V.I.Lênin cũng đã chi rõ: "Trong chiến tranh, ai
có nhiều lực lượng hậu bị hon, ai có nhiều nguồn lực lượng hơn, ai kiên tri đi sâu vào quẩn chúng
nhân dân hơn, thì người đó thu được thắng lợi". Chù tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Nhân dân có
hàng triệu tai, hàng triệu mắt, hàng triệu tay chân. Cho nên chúng ta phải dựa vào dân để hoạt
động. Khi tồ chức được dân, đoàn kết được dân thì việc gì cũng làm được".
- Xuất phát từ vai trò to lớn đó cùa quần chúng, lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản
lý, bào vệ biên giới cần phải biết dựa vào dân, tuyên truyền, giáo dục tồ chức được nhân dân
tham gia quản lý, bảo vệ và giữ gìn an ninh trật tự ở khu vực biên giới. Xây dựng được thế
trận lòng dân ở các xã biên giới, nhất là trong đồng bào dân tộc, tôn giáo; xây dựng và cùng
cố trận địa chinh trị, tư tưởng trong nhân dân. Quá trình tuyên truyền, vận động nhân dân cần
chú ý: Lời nói là phái đi đôi với việc làm, nói ít làm nhiều, cầm tay chi việc. Đây chính là vấn
đề mấu chốt có ý nghĩa chiến lược lâu dài.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp cùa các lực lượng, của hệ thống chính trị, tồ chức xã hội tham
gia bào vệ biên giới. Xây đựng nền biên phòng toàn dân cũng như xây dựng, bảo vệ biên giới quốc
gia có nhiều lực lượng tham gia. Mỗi lực lượng được Đảng, Nhà nước quy định rõ chức năng,
nhiệm vụ cụ thể khác nhau, song cùng chung một mục đích là góp phần xây dựng và bảo vệ vững
chác Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phát huy sức mạnh tồng hợp cùa các lực lượng, các ban
ngành ở khu vực biên giới là yêu cầu tất yếu khách quan, là nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ công tác biên phòng trong thời bình cũng như khi cá chiến tranh xảy ra.
Nghị quyết Đại hội Đảng VIII khẳng định: "Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân,
của cả hệ thống chính trị, từng bước tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh của đất nước,
xây dựng vũng chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an
ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân, nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang, bảo
vệ vững chắc độc lập, an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước".
4.2.3. Q u ản lý, bảo vệ bicn giới phải xây d ự n g lực lirọng vũ tra n g nòng cốt, chuyên trá c h
th ự c sự v ữ ng m ạnh
- Ngày 19/11/1958 Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đàng khoá u đã ra nghị
quyết số 58/NQ-TW, Chính phủ ban hành nghị định số 100-TTg ngày 03/3/1959 quyết định
thành lập lục lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) là lực lượng
chuyêi trách, làm nòng cốt trong quàn lý. hào vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
- Từ dó đến nay đà có nhiều nghị quyết cùa Đàng và các văn bản quy phạm pháp luật cùa
Nhá rước vè xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bào vệ biên giới quốc gia, thê
hiện rì quan điểm, tư tường chi đạo, chù trương, biện pháp, chiến lược với tinh thần cơ bản xuyên
suốt lả xây dựng lực lượna Bộ đội Biên phòng vững mạnh về mọi mặt, tổ chức lãnh đạo, chi huy
tập trmg. thống nhất từ Trung ương đến cơ sờ. Đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ công tác biên
phòng trong từng thời kỳ, đù sức để Bộ đội Biên phòng hoàn thành nhiệm cụ trong tinh hình mới.
Phù hcp với tinh chất riêng cùa lực lượng là quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

4 .3. NGUYÊN TÁC, NỌI DUNG, HÌNH THỨC QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIỀN GIỞI
4.3.1. Nguyên lắc q u àn lý, bào vệ biên giói
a) Quàn lý lập trung thống nhất dưới sự lãnh đạo cùa Đàng và A'hà nước
- V trí: Là nguyên tác chù đạo kháng định vai trò lành đạo cùa đàng và sự chi đạo tập trung
thống nhít cùa Nhà nước trong quán lý, bào vệ biên giới. Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện nhiệm
vụ quàn ý, bào vệ biên giới quốc gia, trong đó Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, trực tiếp
phải đặt Jưới sự lãnh đạo cùa Đảng uý Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương).
- Cơ sớ: Biên giới quốc gia do các Nhà nước có chung biên giới xác lập dựa trên cơ sờ luật
pháp quóc tế, khẳng định chù quyền cùa Nhà nước đối với lãnh thổ quốc gia, là cả một quá trinh
lâu dài điu tranh, bảo vệ cùa mỗi quốc gia, dân tộc.
Quin lý, bào vệ biên giới quốc gia liên quan đến chù quyền toàn vẹn lãnh thổ, đến chính
sách đối nội, đối ngoại, đến kinh tế, quốc phòng, an ninh.
- hội dung:
+ Quàn lý, bảo v ệ biên giới quốc gia phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đàng, Nhà nước quàn
lý tập tring thống nhất, phân cấp cho chính quyền địa phương, kết hợp chặt chẽ giữa trung
ương vàđịa phương.
Biéi giới quốc gia là vấn đề rất nhạy cảm nên phải đặt dưới sự lãnh đạo cùà Đảng, Nhà
nước míi đảm bảo được sự ồn định biên giới, lãnh thổ, ổn định về chính trj - xă hội và bảo
đàm chc sự phát triển toàn diện trên tất cả cảc mặt.
+ Biên giới quốc gia là thể thống nhất, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc giạ là
nhiệm VI quan trọng đặc biệt cùa Nhà nước nên phài đảm bào sự tập trung thống nhất cùa
Nhà nưcc bàng pháp luật trên tất cà các lĩnh vực đối với biên giới quốc gia, làm cho các chính
sách, phíp luật về biên giới của Nhà nước được chấp hành nghiêm chinh và thống nhất.
Nhi nước 10 chức ra bộ máy và lực lưựng chuyên trách làm nòng cốt để quản lý, bảo vệ
biên giớ theo quy định của pháp luật.
Nhi nước phân trách nhiệm, quyền hạn quản lý, bảo vệ biên giới cho chính quyền các cấp
kết hợp ịiữa Trung irơng với địa phương, khắc phục tình trạng thiếu trách nhiệm, buông lòng
quản lý,sơ hờ kém hiệu quả hoặc tuỳ tiện đặt ra các quy định trái với pháp luật của Nhà nước về
quàn lý,bảo vệ biên giới gây tổn hại đến an ninh quốc gia, lợi ích kinh tế, gây khó khăn cho các
hoạt độn; quản lý, bảo vệ biên giới của các ngành, các lực lượng.
b) Phát huy sức mạnh tống hợp xâv dựng với quản lý, bào vệ
- VỊ tri: Là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt chỉ rõ trách nhiệm cùa toàn Đàng, toàn dân, toàn
quân, cùa các ngành, các cấp trong quản lý, bảo vệ biên giới.
- Cơ sở: Cách mạng là sự nghiệp cùa dân, do dân và vì dân. Vì vậy, bảo vệ biên giới
cũng phải dựa vào dân, trực tiếp là nhân dân các dân tộc ở khu vực biên giới. Quán lý bảo vệ
biên giới là nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích mọi mặt và thành quà của
quốc gia.
- Nội dung: Phát huy sức mạnh tổng hợp cùa cả nước trong quàn lý, bào vệ biên giới
phài dựa vào nhân dân và vai trò tham mưu của lực lượng nòng cốt, chuyên trách, kết hợp
chặt chẽ giữa xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới.
Địa bàn biên giới là nơi có nhiều khó khăn phức tạp, là nơi cư trú cùa hầu hết đồng bào dân
tộc thiểu số. Do kinh tế chậm phát triển, đời sống cùa đồng bào các dân tộc trên biên giới gặp
nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu nên dễ bị kẻ địch và
các phần từ xấu lợi dụng mua chuộc, sử dụng vào các hoạt động chống phá ta, gây mất ổn định về
an ninh trật tự ờ khu vực biên giới. Cơ sở chính quyền các xã, bản ở khu vực biên giới còn nhiều
hạn chế. Vì vậy, muốn dựa vào dân đề quản lý, bào vệ biên giới, Nhà nước phải có chính sách ưu
tiên đầu tư phát triển kinh tế, xã hội ờ địa bàn biên giới, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cùa
đồng bào các dân tộc. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật cùa Nhà nước cho đồng bào các dân tộc, nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng cho nhân
dân, trên cơ sở đó tồ chức hướng dẫn cho nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ biên giới.
c) Bảo vệ chủ quyền gắn liền với bào vệ lợi ích quốc gia
- Vị tri: Là nguyên tấc quan trọng thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa quàn lý bảo vệ chủ
quyền biên giới phải gán liền với bảo vệ an ninh quốc gia.
- Cơ sà: Công tác quản lý bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới phải gắn liền với bào vệ
an ninh quốc gia, an ninh kinh tế, trật tự an toàn xâ hội. Sự gắn kết giữa các moi quan hệ đó
tồn tại thống nhất, hữu cơ trong một Nhà nước độc lập, có chù quyền do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo. Sự kết họp chặt chẽ giữa các nội dung đó là một tất yếu lịch sử trong thời kỳ
mới. Bời vì, mục đích của quản lý, bảo vệ chù quyền, an ninh biên giới phục vụ và gắn chặt
với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia. Quản lý, bảo vệ chù quyền, an ninh biên giới có vị trí
quan trọng chống lại nguy cơ xâm phạm an ninh quốc gia.
- Nội dung: Quản lý, bảo vệ chù quyền, an ninh biên giới quốc gia gắn liền với bào vệ
an ninh quốc gia, an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích quốc gia, tài nguyên,
môi trường.
Trong các giai đoạn mới, các thế lực thù địch đang đẩy mạnh hoạt động "diễn biến hoà
binh", bạo loạn, lật đổ hòng xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghTa ở Việt Nam xoá bỏ sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam; bọn phản động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo lôi kéo quần chúng
chống lại chính quyền cách mạng, kích động ly khai, tự trị, gây bạo loạn; bọn tội phạm trong,
ngoài biên giới hoạt động xâm phạm trật tự an toàn xã hội, tinh mạng tài sản cùa nhân dân.
Mặt trái của toàn cầu hoá đang gây tác hại tàn phá môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên;chính
sách chù quyền của Mỹ và các thế lực thù địch đang đe đoạ độc lập, chủ quyền cùanuớc ta.
Giữ vững chú quyền, an ninh biên giới sẽ tạo ra sự ổn dịnh và phát triền trên tất cà các lĩnh vực
cùa đới sống xã hội. Ngược lại. sự ổn định, phát triền toàn diện của cả nước sẽ tạo điêu kiện đê
quan lý, bảo vệ chủ quyển an ninh biên giới chặt chẽ, an toàn hơn. Đe thực hiện tốt mối quan hệ
này, ngoai việc thực hiện tốt quyết tâm, kế hoạch bào vệ biên giới, phài thường xuyên xây dựng
các phirưtig án. kế hoạch phản gián, chông bạo loạn và thường xuyên tó chức luyện tập theo
phương an. Hiệp đồng chặt chẽ giữa Bộ đội Biên phòng với các lực lượng Công an trong nam
tình hình. quản lý địa bàn, đấu tranh chống tội phạm ờ khu vực biên giới. Đồng thời, tham gia
phát triẽn kinh tế, văn hoá, xã hội ớ địa phương, bào vệ lợi ích quốc gia ờ khu vực biên giới.
(!) PhúI huy ưu thế sức mạnh chính trị tinh thần, đoàn kết dân tộc
- Vị trí: Là nguyên tắc quan trọng thê hiện đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam,
nham phát huy ưu thế chính trị, tinh thần và sức mạnh đoản kết dân tộc trong quàn lý, báo vệ
biên giới.
Cơ sở: Biên giới quốc gia là thiêng liêng bất khá xâm phạm. Vì vậy, cần phải giáo dục
động viên tinh thần yêu nước, truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm cùa dân tộc; xây
dựng, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc, gắn bó máu thịt giữa các lực lượng vũ trang với
nhân dân các dân tộc để quàn lý, bào vệ biên giới. Sức mạnh đó đã được kiểm nghiệm bằng
thực tiễn lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước cùa dân tộc; thể hiện và được chứng minh
bằng đường lối quân sự và nghệ thuật quân sự Việt Nam.
- Nội dung: Trong quán lý, bảo vệ biên giới phải kết hợp chặt chẽ phát huy ưu the chinh
trị, tinh thần và sức mạnh đoàn kết dân tộc; nghĩa là phát huy ữuyền thống, phầm chất, ý chi
của dân tộc Việt Nam, nêu cao chù nghĩa yêu nước để tạo nên sức mạnh tổng họp trong sự
nghiệp bão vệ chủ quyền, an ninh biên giới. Ket hợp các hình thức hoạt động và các biện pháp
công tác biên phòng; kết hợp giữa tác chiến với địch vận (tuyên truyền đặc biệt) để đánh bại
kẻ thù. Kêt hợp chặt chẽ giữa quàn lý bầng hành chính pháp luật, cưỡng chế với tuyên truyền
thuyết phục làm cho mọi người có ý thức tự giác thấy rõ nhiệm vụ, quyền lợi và trách nhiệm
chấp hành pháp luật, tham gia bảo vệ biên giới.
4.3.2. Nội dung quăn lý bảo vệ biên giói
a) Quàn lý, báo vệ chù quyền biên giới trên đầt liền, trên biển, trên không và trong
lòng đất
- Nhà nước thông qua các hoạt động thiết lập chù quyền đối với lãnh thổ, chù quyền, quyền
chù quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển, quyền phân định biên giới lãnh thổ cùa minh
với các quốc gia khác; quyền xác lập quy chế pháp lý trên các vùng lãnh thổ cùa mình. Đồng thời,
Nhà nước tổ chức ra các lực lượng để quản lý, bảo vệ chù quyền biên giới quốc gia trên đất liền,
trên biển, vùng trời và lòng đất. Nhà nước còn thông qua các hoạt động ngoại giao độc lập, tự chủ
cùa minh trong quá trinh tham gia ký kết các điều ước quốc tế phù hợp với lợi ích chung của cộng
đồng quốc tế và lợi ích của Việt Nam để báo vệ được chù quyền, lợi ích cùa dân tộc.
- Hiến pháp 1992 khẳng định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước
độc lập, có chù quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng
biển và vùng trời”. Điều đó, thể hiện trong Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam về vùng lãnh
hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ngày
12/5/1977.
b) Quản lý, bào vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên khu vực biên giới
- Quàn lý, bảo vệ chù quyền biên giới gản liền với quản lý, bảo vệ an ninh chinh trị, trật
tự, an toàn xã hội trên khu vực biên giới.
Bộ đội Biên phòng phối hợp với các lực lượng, các biện pháp nghiệp vụ an ninh biên
phòng, cảnh sát đấu tranh chống bọn tình báo gián điệp phản động, bọn nội gián, bọn biến
chất thái hóa, bọn cơ hội, xét lại hoạt động chống phá cách mạng, câu kết với kẻ địch bên
ngoài gây bạo loạn, lật đố, làm mất ổn định chính trị; đấu tranh chống các loại tội phạm, giữ
vững trật tự, an toàn xã hội.
- Tăng cường sức mạnh quốc phòng, khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ
trang nhân dân đánh tháng chiến tranh xâm lược, xung đột vụ trang, can thiệp quân sự kết hợp
bạo loạn, lật đổ giữ vững ổn định biên giới, bảo vệ Đảng bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân.
Ket họp chặt chẽ giữa an ninh biên phòng với an ninh nội địa, nắm chắc tinh hình ngoại biên,
tình hình khu vực biên giới và tình hình an ninh nội địa, quản lý chắc đối tượng, địa bàn các
biến động trên địa bàn biên giới, phối hợp giữa tình báo biên phòng với phàn gián, trinh sát kỹ
thuật với điều tra hình sự, giữa nội biên với ngoại biên, giữa biên giới với nội địa để chù động
nắm đánh địch, tấn công tội phạm, giữ vững an ninh chinh trị và trật tự, an toàn xã hội trên địa
bàn biên giới, đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh trong bào vệ biên giới.
c) Quàn /ý, bảo vệ tài nguyên, m ôi trường và lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới và
vùng biền quốc gia
- Tài nguyên, môi trường lợi ích quốc gia luôn gắn liền với chú quyền quốc gia. Bộ đội
Biên phòng kết hợp chặt chẽ với các lực lượng kiểm lâm, bộ khoa học - công nghệ, bộ tài
nguyên và môi trường, bộ thuỷ sản, bộ công nghiệp và chính quyền địa phương tiến hành các
hoạt động tuần tra, kiểm soát, điều tra để phát hiện, ngăn chặn, bảt giữ, xứ lý các vi phạm về
tài nguyên, môi trường lợi ích quốc gia như bảo vệ rùng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nguồn
nước, nguyên liệu, động vật hoang dã quý hiếm, quặng mỏ chống thải chất độc hại gây ô
nhiễm môi trường nguồn nước trên các sông suối biên giới, vùng biển quốc gia.
- Trong tuyên bố của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12/5/1977 khẳng
định: “Nước cộng hoà xã hội chù nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò,
khai thác, bảo vệ và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng
nước, ờ đáy biển và lòng đất dưới đáy biền thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”.
- Căn cứ vào quy định của pháp luật, Bộ đội Biên phòng phối hợp với các lực lượng hải
quân, cảnh sát biển và các cơ quan, bộ, ngành để bảo vệ quản lý tài nguyên, môi trường, lợi ích
quốc gia trên biên giới và các vùng biển Việt Nam.
d) Quản lý, báo vệ công trình quốc phòng trên khu vực biên giới, các công trình bảo
vệ biên giới
Quản lý, bảo vệ công trinh quốc phòng trên khu vực biên giới, để chủ động đối phó chiến
tranh xâm lược, xung đột vũ trang trên biên giới, các công trinh chiến đấu, phòng thù và công
trình phục vụ chiến đấu, công trinh phòng tránh được xây dựng từ thời bình; các công trình
bảo vệ biên giới, công trình cố định đường biên giới để giữ vững ổn định biên giới quốc gia.
Các công trình quốc phòng trên khu vực biên giới có vị trí quan trọng trong nhiệm vụ phòng
thù, bảo vệ vững chấc chủ quyển biên giới.
Bộ dội Biên phòng là thành viên Irong khu vực phòng thú tình biên giới, là lực lượng
chuyên trách, nòng cốt trong quản lý, bào vệ chù quyền biên giới. Do đó, phái kết hợp chặt
chẽ quàn lý địa bàn khu vực biên giới, quàn lý bào vệ đường biên, cột mốc với bào vệ các
công trinh quốc phòng trên biên giới để tăng thêm tiềm lực quốc phòng trong phòng thú, bào
vệ biên giới.
e) Quán lý, bàu vệ việc thực thi pháp luật, quy chế biên giới và các điều ước quốc tế về
biên giới
Để tăng cường hiệu lực quàn lý nhà nước đối với biên giới quốc gia, Nhà nước ban hành
nhiều văn bàn pháp luật về biên giới, các văn bản pháp luật có liên quan đến biên giới, ký kêt
các hiệp định về biên giới với các nước láng giềng và các điều ước quốc tế về biên giới.
Đe quản lý bào vệ giữ vững chù quyền, an ninh, trật tự trên khu vực biên giới, Bộ đội Biên
phòng là cơ quan chù trì và phối hợp với các lực lượng duy trì việc chấp hành pháp luật về
biên giới, quy chế biên giới, các hiệp định về quy chế biên giới và điều ước quốc tế về biên
giới đề giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới, lợi ích quốc gia.
- Quản lý xuất, nhập cảnh, quá cánh tại các cửa khẩu biên giới và các cứakhấu
càng biển.
Dựa vào các văn bàn pháp luật cùa Nhà nước về xuất, nhập cành, các văn bảnpháp
luật khác có liên quan đến xuất, nhập cành, vận dụng các biện pháp công tác biên phòng để
kiểm soát, quàn lý việc qua lại biên giới đối với người, phương tiện và phối hợp hải quan
kiểm soát hàng hoá chống buôn lậu và gian lận thương mại, chống xâm nhập trái phép, vượt
biên, vượt biển trái phép, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xâ hội, an toàn kinh
tế, giữ vững ổn định biên giới, tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác quốc tế và tham gia hội
nhập kinh tế thế giới.
- Quàn lý hoạt động đối ngoại biên phòng.
Đồn biên phòng là cơ quan đại diện cho Nhà nước trên biên giới trong quan hệ với lực lượng
bào vệ biên giới với nước láng giềng, cùng phối hợp báo vệ sự ổn định cùa đường biên giới theo
Hiệp ước Biên giới giữa hai nước, phối hợp đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn biên giới, hợp
tác giài quyết những vấn đề phức tạp, tranh chấp xảy ra trên biên giới theo Hiệp định Quy chế biên
giới, góp phần xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị hợp tác phát triển giữa các nước.
4.3.3. Hình thức quản lý, bào vệ biên giói
a) Quàn lý, bảo vệ biên giới thường xuyên
Khái niệm: Bào vệ biên giới thường xuyên là hình thức quản lý, bảo vệ biên giới cơ bản và
pho biến nhất, được tiến hành trong tình hình hoạt động của địch và đối tượng ờ hai bên biên giới,
vùng biển ờ mức độ bình thường; tình hình an ninh chính tri, xã hội trong địa bàn không có diễn
biến đột xuất.
Trường hợp áp dụng: Khi tình hình an ninh chinh trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực
biên giới ốn định nhưng hoạt động của các đối tượng chống phá vẫn diễn ra thường xuyên,
gay go, phức tạp; khi địch hoặc nước tiếp giáp chưa có dấu hiệu hoạt động xâm phạm độc lập
chù quyền lãnh thồ quốc gia. Cà nước hoạt động theo thời bình, lực lượng vũ trang ờ trạng
thái sẵn sàng chiến đấu thường xuyên.
Tổ chức thực hiện: Các đom vị tổ chức quàn lý, bảo vệ biên giới theo quyết tâm, kế
hoạch đã đề ra. Trong bảo vệ biên giới thường xuyên phái đàm bào đủ quân số, trực tiếp quản
lý, bào vệ biên giới theo chi lệnh sẵn sàng chiến đấu, quân số còn lại làm các nhiệm vụ khác
như: Học tập, tập huấn, đi phép, đi công tác. Các chế độ trực chì huy, trực ban, trực chiến; các
chế độ sinh hoạt, học tập thực hiện theo quy định. Các quy định quàn lý, bào vệ biên giới,
vùng biển phải được duy trì nghiêm ngặt, sẵn sàng chù động đối phó với các tinh huống đột
xuất xảy ra, không để bị động bất ngờ.
b) Quản lý bảo vệ biên giới tăng cường
- Khái niệm: Quàn lý bảo vê biên giới tăng cường là hình thức quản lý, bào vệ biên
giới chặt chẽ, nghiêm mật với cường độ cao hơn bảo vệ biên giới thường xuyên.
- Trường hợp áp dụng: Khi tình hình an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội ở một
hướng (địa phương) hay nhiều hướng (địa phương) diễn ra phức tạp; khi cỏ tin tức chính xác, cụ
thể về hoạt động vũ trang cùa đối phương như: Tấn công vũ trang, tung gián điệp, biệt kích,
thám báo hoặc các hoạt động vi phạm khác; khi trong khu vực biên giới hai bên đang xảy ra bạo
loạn vũ trang, đang có thiên tai, dịch bệnh hoặc đang tiến hành diễn tập quân sự.
Trong khu vực quản lý đang tiến hành bao vây truy lùng, phá các vụ án mà đối tượng có
thề vượt biên giới để trốn thoát; khi có các vị đứng đầu Đàng và Nhà nước đến thăm và làm việc
ở khu vực biên giới; khi lực lượng Biên phòng nước tiếp giáp yêu cầu phối họp bảo vệ biên giới
tãng cường; khi có lệnh của cấp trên.
- Tô chức thực hiện: Các đơn vị tố chức quản lý, bào vệ biên giới theo quyết tâm, kế hoạch
đã được bổ sung điều chinh. Lực lượng, phương tiện tham gia quàn lý, bào vệ biên giới phái đảm
bào theo chí lệnh sẵn sàng chiến đấu: Tăng cường lực lượng, phương tiện (lực lượng hiệp đồng);
tăng cường về thời gian; tăng cường sự chi huy, chi đạo; tăng cường cơ sờ vật chất.
c) Quản lý bảo vệ biên giới trước khi có chiến tranh
Khái niệm: Bảo vệ biên giới trước khi có chiến tranh là hình thức quản lý, bảo vệ biên
giới được tiến hành chật chẽ, nghiêm ngặt hơn so với bào vệ biên giới tãng cường trong điều
kiện đối phương tiến hành các hoạt động tranh chấp, xung đột vũ trang trên biên giới, vùng
biển, đảo.
Trường hợp áp dụng: Khi an ninh chính trị trên một hướng (địa phương) hay nhiều
hướng (địa phương) bị đe đoạ; khi nước tiếp giáp tiến hành tranh chấp biên giới, xung đột vũ
trang; bọn phản động trong nước cấu kết với bọn phàn động bên ngoài tập hợp lực lượng, bạo
loạn lật đổ; khi có lệnh cùa cấp trên; khi có chi lệnh sẵn sàng chiến đấu cao.
Tổ chức thực hiện: Các đom vị tổ chức quản lý, bảo vệ biên giới theo quyết tâm, kế
hoạch A, A2.
d) Quản lý bào vệ biên giới khi có chiến tranh
Khái niệm: Bảo vệ biên giới khi có chiến tranh xày ra là hình thức đặc biệt được tiến
hành trong điều kiện khi có chiến tranh xâm lược xảy ra.
Trường hợp áp dụng: Khi có dấu hiệu xác định địch chuẩn bị chiến tranh xâm lược; an ninh
chính trị bị đe doạ; bọn phản động trong và ngoài nước cấu kết với nhau chờ thời cơ gây bạo loạn;
địch đang chuẩn bị lực lượng đề tiến hành chiến tranh xâm lược; khi có lệnh khấn cấp và lệnh tồng
động viên cua Chủ tịch nước.
Tô chức thực hiện: Bộ đội Biên phòng tồ chức Ihực hiện theo quyết tâm, kề hoạch A, A2.

4.4. ĐÁU TRANH PHÒNG CHỐNG PHÀN ĐỌNG Ở KHU v ự c BIÊN GIỚI
Trong công cuộc xây dựng chù nghĩa xã hội ớ Việt Nam ngoài những phần tử phản động
cũ, dã xuất hiện nhóm phàn động mới; là nhừng phần từ trước đây không làm tay sai cho thực
dân đế quốc, có tên đã ít nhiều đi theo cách mạng, có đối tượng nguyên là đàng viên, cán bộ nhà
nước, bộ đội nay vì nhiều lý do khác nhau dần đến bất màn, thoái hoá, biến chất, có nhũng hoạt
động chống đôi chế độ. Một số dối tượng là con em giai cấp bóc lột, tuy được cách mạng nuôi
dưỡng nhung do hận thù giai cấp, có hành động chống lại Đảng cộng sản, chống lại chế độ Nhà
nước xã hội chủ nghĩa.
4.4.1. Nguyên nhân làm náy sinh phán (lộng
a) Do sự lôi kéo, kích động cùa kè địch
Các thể lực thù địch bên trong cũng như bên ngoài rất chú ý lôi kéo kích động, thậm chi
khống chế, cưỡng bức quần chúng và cán bộ ta tham gia vào các hoạt động xâm phạm an ninh
quốc gia. Thực tế đấu tranh cho thấy, có nhiều người trước sự tác động cùa các hoạt động phá
hoại lư tường, kích động lôi kéo cùa các phần tử thù địch đã tiến hành hoặc tham gia các hoạt
động xâm phạm an ninh quốc gia, chống Đảng, chống Nhà nước, đây là một nguyên nhân
quan trọng làm này sinh phàn động mới.
Sự kích động, lôi kéo của địch có thể diễn ra một cách gián tiếp hoặc trực tiếp. Hinh thức
kích động gián tiếp thường do các thế lực thù địch bên ngoài tiến hành thông qua các phương
tiện (hông tin đại chúng như các loại báo hình, báo nói, báo viết, mạng Internet...
Các phần tứ phàn động bên trong, thường trực tiếp gặp gô kích động, lôi kéo cán bộ và
quần chúng tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Hoạt động lôi kéo, kích động
cùa các phần từ thù địch diễn ra thường xuyên, liên tục tác động mạnh mẽ đến những người có
quan điếm sai trái, bất bình, bất mãn với đường lối, chính sách của Đàng cộng sàn khiến họ có
những hành vi chống lại Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chù nghĩa Việt Nam.
b) Do quyền lợi bị đụng chạm mà bất mãn sâu sắc với chế độ xã hội chù nghĩa lại
không tiếp thu sự giáo dục của cơ quan đoàn thể chính quyền cách mạng
Trong thực tiễn có nhiều người vì quyền lợi bị đụng chạm mà bất mãn với chế độ xã hội
chù nghĩa. Đó là những người mang trong mình những quan điểm tư tưởng đối lập với chù
nghĩa Mác - Lênin và tư tường Hồ Chi Minh, hành động trái với chính sách cùa Đàng có thể
chuyền thành hành động xâm phạm đến an ninh quốc gia. Vì vậv, người bất mãn sâu sắc với
chế độ xẫ hội chủ nghĩa chứa đựng những mầm mống, khà năng trờ thành phàn động mới.
Neu những vấn đề bất mãn về chinh trị cùa họ kéo dài không được giải quyết lại không có sự tác
động, giáo dục kịp thời cùa oác cơ quan đoàn thể chinh quyền hoặc họ từ chối sự tác động đó thì
họ dễ trở thành phản động mới. Từ bất mãn sâu sác với chế độ xã hội chù nghĩa đến phán động
mới là một quá trình thoái hoá biến chất về chính trị dẫn đến hành động chống lại chế độ xã hội
chù nghĩa.
c) Do phản ứng giai cáp và hận thù cách mạng
Thực tế cuộc đấu tranh chống phản động mới cho thấy nhiều đối tượng là con em giai
cấp bóc lột bị mất đi quyền lợi cúa giai cấp mình trong cuộc cách mạng xã hội chù nghĩa, nên
họ đã có những hành động phàn ứng với chế độ và tiến hành các hoạt động chống lại Đảng
Cộng sản, chống lại Nhà nước xã hội chú nghĩa. Đồng thời, một số người là thân nhân cùa
những đối tượng phạm tội đã bị Nhà nước trừng tri nhung do nhận thức không đúng đắn nên
sinh lòng oán hận chế độ và chọn con đường chống chế độ để giài quyết những hận thú cùa
minh. Ớ những đối tượng này, sự hận thù và lòng oán hận đẫ chi phối toàn bộ tâm tư, hành động
cùa họ và thúc đẩy họ trờ thành phản động mái.
(!) Do có những quan điểm tư tưởng chinh trị phản động
Trong thế giới ngày nay đang tồn tại nhiều luồng tư tường, quan điểm, học thuyết trái
ngược với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhiều tư tưởng, quan điểm, học
thuyết du nhập vào Việt Nam bàng nhiều con đường khác nhau. Một số người đã bị tiêm
nhiễm những quan điểm, tư tưởng chính trị phản động nên họ có những hoạt động chống lại
chế độ Nhà nước, chống Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên nhân này thường rơi vào các đối
tượng phản động mới thuộc loại cơ hội chính trị.
Các đối tượng trên thành phản động mới do có những quan điểm tư tưởng chính trị phàn
động thường tiến hành các hoạt động chống đối quyết liệt, gây ra những khó khăn phức tạp
trong công tác đấu tranh cùa ta.
e) Do nhận thức lệch lạc về bàn chất chế độ
Trong xã hội Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhũng khó khăn về kinh tế xã hội, chính trị;
tiêu cực, tham nhũng đã trờ thành quốc nạn. Có nhũng tiêu cực làm ành hưởng nghiêm trọng
đến quyền lợi chính đáng cùa quần chúng nhản dân, như hiện tượng các cán bộ cơ sờ làm sai
đường lối, chính sách, pháp luật cùa Đàng và Nhà nước. Chính những tiêu cực này đã gây ra
cho một số cán bộ và nhân dân nhận thức lệch lạc về bản chất của chế độ xã hội chù nghĩa,
thúc đẩy họ đi vào con đường xâm phạm an ninh quốc gia, chống lại chế độ.
Ngoài các nguyên nhân trên còn có những yếu tố khác thúc đẩy sự nảy sinh và phát triển
phản động mới như hoạt động chống đối của các thế lực thù địch, những tiêu cực trong đời sống
xã hội, những sai lầm, thiếu sót, yếu kém trong thực hiện đường, lối chính sách cùa Đàng và
pháp luật của Nhà nước; tất cả những yếu tố này tạo nên một môi trường xã hội tác động đến sự
này sinh phàn động mới; trong những trường hợp nhất định trở thành nguyên nhân hình thành
phản động mới. Chính vì vậy, trong phòng ngừa không chi xoá bỏ dần các nguyên nhân mà phải
xoá bỏ các điều kiện nảy sinh phản động mới, tạo ra một môi trường xã hội lành mạnh.
4.4.2. Phần loại phản động
a) Loại cơ hội chính trị
Các đối tượng cơ hội chinh trị là những phần từ đã tùng có quá trình gắn với cách mạng,
có trình độ nhận thức cao về chính trị, khoa học xã hội nhưng do bản chất cơ hội, hữu khuynh
nên khi tinh thế cách mạng có diễn biến phức tạp thi dao động và bị địch lôi kéo vào các hoạt
động chống Đảng cộng sản, chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chù nghĩa Việt Nam. Các đối
tượng cơ hội chính trị trước khi trở thành phàn động mới thường ờ trong nội bộ ta. trong các
tô chức cùa Đàng, trong bộ máy nhà nước hoặc trong các tố chức chinh trị xã hội khác thuộc
hệ thống chính trị cùa Việt Nam. Nhiều đối tượng đà hoặc đang giữ nhũng trọng trách, nhũng
cương vị cao trong bộ máy Đáng và Nhà nước.
//in/í thức hoạt động: Đối tượng này tiến hành các hoạt động chống Đáng, chống Nhà
nước là do chúng có quan điểm, chinh trị phản động đối lập với chù nghĩa Mác - Lênin và tư
tướng Hồ Chi Minh. Các hoạt động cùa chúng đều nhẩm hình thành trên thực tế một khuynh
hướng chống Đàng Cộng sản Việt Nam, chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ngay từ trong nội bộ, dần tạo thành tổ chức đối lập với Đàng, từ đó gây sức ép chinh trị
buộc Đàng phải thay đối đường lối, thay đồi định hướng xã hội chú nghĩa. Điều này rất phù
hợp với âm mưu diễn biến hoà bình cùa chù nghTa đế quốc chính vì vậy mà các thế lực thù
địch luôn tim mọi cách lợi dụng, kích động đề cao uy tín và tạo dụng các đối tượng cơ hội
chinh trị thành những “con bài”, và những "ngọn cờ” tập hợp lực lượng bên trong chống lại
chế độ nhầm thực hiện âm mưu “dùng cộng sàn đánh cộng sản” của chúng.
Tính chất: Loại cơ hội chính trị là loại nguy hiểm nhất trong các loại đối tượng phán
dộng mới. Tính chất nguy hiểm của bọn phản động mới nói chung thề hiện một cách tập trung
nhất ở nhóm này vì chúng có rất nhiều điều kiện thuận lợi đề tiến hành các hoạt động chống
Đảng, chống Nhà nước từ bên trong. Chúng nấm được hoặc tiếp cận được nhiều bí mật cùa
nội bộ ta. Có đối tượng còn có khả nâng tác động nhằm thay đồi đường lối đối nội, đối ngoại
cùa Đàng, hệ thống pháp luật theo khuynh hướng đi lệch hướng xã hội chú nghĩa trong quá
trinh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b) Loại bất mãn thoái hoá, biến chất
Là cán bộ, công nhân, viên chức đã nghi hưu, hoặc các đối tượng khác thoái hoá, biến
chất, bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, mua chuộc, trớ thành phản động mới. Nhũng
năm vừa qua số đối tượng phàn động mới là cán bộ cơ quan nhà nước, đoàn thể cách mạng,
lực lượng vũ trang nghi hưu chiếm tì lệ khá lớn trong số phàn động mới. Thực chất họ do bấl
binh, bất mân vì quyền lợi cá nhân bị đụng chạm, do ngộ nhận, do sa sút về phẩm chất chinh
trị mà thoái hoá, biến chất tiến hành các hoạt động chống đối Đàng cộng sàn, chống lại Nhà
nước xã hội chủ nghĩa.
Ngoài các loại phản động nói trên, xă hội còn có những người công dân bình thường khác vì
nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau mà nhũng hoạt động chống lại Nhà nước, chống lại
chế độ và trở thành phản động mới.
4.4.3. Thủ đoạn hoạt động và công tác đấu tranh phòng chống phản động
a) Thù đoạn hoại động
- Tuyên truyền phá hoại tư tường chính trị.
Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hoạt động phổ
biến nhất cùa bọn phản động mới. Chúng rất tích cực biên soạn, in sao phát tán các tài liệu có
nội dung phản động. Nội dung tuyên truyền của chúng cũng đa dạng nhưng tập trung chù yếu
vào tuyên truyền phá hoại các chú trương, đường lối chính sách cùa Đảng và Nhà nước, phù
nhận vai trò lãnh đạo xã hội cùa Đàng Cộng sàn và để phù hoạ với các thế lực thù địch bên
ngoài, chúng còn tập trung vào nhũng vấn đề “tự do”, “dân chủ” đề cao chù nghĩa tư bàn, nêu
ra những "học thuyết cách mạng mới”. Trong quá trinh tuyên truyền chống chế độ, bọn phản
động mới thường dùng những thù đoạn như: Lợi dụng vị tri công khai, cương vị công tác hợp
pháp; lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng đề tuyên truyền và phổ biến các quan
điểm lệch lạc, những tư tường phàn động đối lập cùa chúng tác động nhằm thay đồi đường
lối, chính sách cùa Đàng và pháp luật cùa Nhà nước.
Các đối tượng phàn động mới đặc biệt là loại cơ hội chinh trị thường lợi dụng vị trí, vai
trò cùa chúng trong xã hội để tiến hành hoạt động nhàm tác động thay đổi đường lối và chù
trương chính sách lớn của Đảng, sửa đồi hệ thống pháp luật theo hướng phủ nhận vai trò lãnh
đạo của Đảng, phù nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tường Hồ Chí Minh nhàm đưa đất nước
ta phát triển chệch định hướng xã hội chù nghĩa.
Chúng sừ dụng nhiều thú đoạn khác nhau, xâm nhập vào các cơ quan lãnh đạo cúa Đàng.
Nhà nước, vào các cơ quan tham mưu, nghiên cứu và hoạch định đường lối, chính sách, pháp
luật để tạo điều kiện sửa đồi đường lối đối nội, đối ngoại cùa Đàng, tạo ra cơ sở pháp lý đề
bác bó vai trò lãnh đạo xã hội cùa Đảng cộng sản. Chúng thông qua các diễn đàn hội thào,
nghiên cứu khoa học, báo chí, đài phát thanh, truyền hinh để đưa ra các luận điểm giả cách
mạng, giả khoa học nhằm tạo ra khuynh hướng, tư tưởng sai trái trong mọi tầng lớp nhân dân,
đề gây sức ép buộc Đáng và Nhà nước phải thay đồi đường lối chính sách và pháp luật.
Chúng tim mọi cách lồng các nguyên tắc, quan điểm luật tư sản vào nội dung hệ thống pháp
luật cùa ta đề từ đó từng bước "tư sàn hoá” pháp luật cùa việt Nam.
- Tập hợp lực lượng thành lập tổ chức phản động.
Trong hoạt động này, bọn phản động mới thường tuyên truyền, lôi kéo những phần từ
bất mãn với chế độ, nhất là nhũng đối tượng cơ hội hữu khuynh. Các tồ chức của chúng
thường do danh xưng và khẩu hiệu tuyên truyền mang tính chất cách mạng già hiệu như "đấu
tranh chống tiêu cực”, “dân chù”, “đa nguyên chính trị” . Tốc độ phát triển cùa tố chức khá
nhanh và manh động. Nhiều tố chức do bọn phàn động mới cầm đầu thường có cơ cấu, có hệ
thống tố chức, danh xưng cương lĩnh hành động rõ ràng cụ thể. Bên cạnh các tố chức có danh
xưng, hệ thống tồ chức, cương lĩnh trong những năm qua bọn phản động mới còn tìm cách lập
tổ chức dưới dạng “câu lạc bộ”, “nhóm nghiên cứu”, hoặc những “nhóm ma” không có danh
xung nhung tụ tập với nhau thường xuyên để bàn luận những vấn đề chính trị, xã hội, nói xấu
đả kích chế độ mà không có các dấu hiệu rõ rệt của một tổ chức phản động. Chúng còn sử
dụng thù đoạn “gây men”, “dấm sẵn” để tạo ra các khuynh hướng, các trào lưu đối kháng đối
lập trong Đảng, trong các đoàn thể quần chúng và trong xã hội, tạo ra các cơ sở xã hội để khi
cần có thể nhanh chóng tập hợp hình thành tổ chức phàn động. Đây chính là nhũng mầm
mong tiềm tàng, nguy hiểm gây ra sự mất ổn định về chính trị và xã hội.
Trong hoạt động tập hợp lực lượng lập tổ chức phản động, bọn phản động mới rất chú ý
tìm cách thao túng, lũng đoạn làm biến chất tổ chức công khai hợp pháp thành tổ chức phản
động. Có đối tượng phản động mới nằm ngay trong các tổ chức công khai hợp pháp đó.
Do vậy, chúng có thể lái chuyển, thay đổi mục đích, điều lệ, cũng như phương hướng hoạt
động của các tổ chức công khai hợp pháp này. từ đó làm biến chất tồ chức hoạt động cùa
các tố chức ta thành tổ chức phàn động. Thời gian gần đây, bọn phàn động mới không chi
tìm cách lập ra các lổ chức phán động mà còn tim cách công khai hoá, quốctê hoá tô chức
chính trị phàn động cùa chúng nhằm hợp thức hoá các hoạt động chốngđối. biến lô chức
cùa chúng thành tồ chức dối lập hoạt động công khai chống Đàng, chống Nhá nước.
Móc nối, cấu kêt với các thế lực thù địch bên ngoài.
Trong quá trình hoạt động chống Nhà nước Công hoà xã hội chù nghía Việt Nam. bọn
phàn động mới rất chú ý tới hoạt động móc nối. câu kết với các thế lực thù địch bên ngoài.
Những năm gần đây, bọn phàn động mới trong nước và bọn phản động lưu vong ờ nước ngoài
đều đẩy mạnh hoạt động câu kết với nhau. Bọn phàn động mới một mặt tìm cách thu thập tin
tức, nhất là những tin tức về nội bộ Đàng và Nhà nước, những bí mật quốc gia để cung cấp
cho các thế lực thù địch bên ngoài gây kích động, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ hòng
tạo ra những biến động chính trị, tạo ra cơ hội để chúng tiến hành lật đồ chế độ. Mặt khác,
chúng còn gửi các bài viết, bài nói, trả lời phóng vấn ra bên ngoài để các thế lực thù địch sử
dụng chống Đàng, chống Nhà nước việt nam.
Các thế lực thù địch bên ngoài và bọn phàn động mới bên trong còn lợi dụng sự giao lưu
quốc tế về văn hoá, khoa học kỹ thuật, đào tạo... đề hỗ trợ nhau trong hoạt động chống Nhà
nước Việt Nam. Dưới các danh nghĩa tham gia hội thảo, thăm thân, du lịch, đầu tư chúng có
điều kiện đưa bọn bên trong ra nước ngoài và đưa bọn bên ngoài vào trong nước để gặp gỡ
trao đổi, thống nhất phối hợp các hoạt động chống phá.
Nhiều trường hợp bọn phản động mới còn câu kết với các thế lực thù địch bên ngoài, lập
ra các tố chức phàn động hoặc tồ chức các vụ biếu tình phá rối an ninh. Hoạt động móc nối,
câu kết với các thế lực thù địch bên ngoài của bọn phản động mới là một trong những nét nổi
bật trong những năm gần đây. Nhìn chung trong hoạt động này, bọn phàn động mới thường
giữ vai trò thụ động và các thế lực bên ngoài lợi dụng điều khiển.
- Tổ chức kích động quần chúng phá rối an ninh, trật tự.
Các đối tượng phản động rấl chú trọng hoạt động phá rối an ninh, trật tự. Chúng thường
lợi dụng lịch sừ bán thân không có “vết”, thậm chí còn có công với cách mạng, lợi đụng diễn
dàn dân chù, đồi mới, lợi dụng danh nghĩa công khai cùa mình để kích động và lôi cuốn quần
chúng vào hoạt động chống phá an ninh, trật tự dưới các khẩu hiệu cách mạng giả danh như:
Chống tiêu cực, “chống tham nhũng”. Có trường hợp chúng lợi dụng biểu tình, bãi công, bãi
thị, bãi khoá có tính chất phá rối an ninh, trật tự. Trong những vụ này, chúng có thể kích động
và lôi kéo hàng trăm người tham gia, gây ra những hậu quả nặng nề về chính trị và kinh tế, xã
hội, đặc biệt là ở những khu vực đang tồn tại nhũng mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ nhân dân.
Loại hình hoạt động này nếu để phát triển sẽ có nguy cơ chuyển thành hoạt động bạo loạn, lật
đổ chính quyền.
b) Công tác đấu tranh phòng chống phản động
- Tăng cường công tác giáo dục đề có nhận thức đúng về đối tượng phàn động.
Phần từ phản động là những thành phần đa dạng trong xã hội đã từng là đồng nghiệp,
đồng đội; thậm chí là con em cùa chúng ta nhung vì một trong những nguyên nhân trên lác
dộng mà chống đối chế độ Nhà nước xã hội chú nghĩa, chống lại Đàng Cộng sàn. Vì vậy.
công tác đấu tranh phòng chống phản động là phái tăng cường giáo dục để có nhận thức đúng
về các phần từ phản động; nhận diện đúng, phân loại, làm rõ mức độ nguy hiểm cùa đối
tượng, từ đó có biện pháp đấu tranh phù hợp.
- Phòng ngừa ngăn chặn không để nảy sinh phản động.
Đây là vấn đề có tính chất chiến lược, làu dài, là tư tường chi đạo, là yêu cầu cao nhất
trong toàn bộ cuộc đấu tranh chống phản động mới. Tư tưởng này đòi hỏi toàn bộ quá trình
đấu tranh phải luôn luôn chú ý hạn chế, đi đến xoá bò các nguyên nhân, điều kiện này sinh
phàn động mới; phải kịp thời tác động ngăn chặn, không đế những người có khả năng trờ
thành phán động mới đi vào con đường chong chế độ Nhà nước xã hội chú nghĩa. Phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng đề làm tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn phát sinh
phản động: Tăng cường công tác nắm tình hình, quàn lý giáo dục con cái phần tử phàn cách
mạng cũ, mở rộng đường thoát cho họ. Kịp thời phát hiện, giài quyết tốt những sự bất binh
trong nhân dân do việc thi hành không đúng chính sách cùa cán bộ gây ra. Tăng cường quàn
lý, giáo dục cán bộ đảng viên không để xảy ra thoái hoá, biến chất, cần xác định những người
có khá năng trờ thành phàn động mới để tác động, giáo dục, cám hoá đưa họ trở về con đường
làm ăn lương thiện, đồng thời phài đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, bản chất cùa vấn đề, xác định
và phân biệt giữa thái độ bất mãn nhất thời với thái độ bất mãn đã đến mức độ chống đối có
tinh chất phản động để có hình thức, biện pháp tác động giáo dục cho phù hợp. Phái coi
phòng ngừa, ngăn chặn không đề phàn động mới náy sinh là công việc cùa cà hệ thống chính
trị, phải huy động được sự tham gia cùa quần chúng, cùa mọi cấp, mọi ngành, mọi đoàn thể
dưới sự lãnh đạo cùa Đảng.
- Coi trọng cảm hoá giáo dục.
Đây là một nội dung của chiến thuật đấu tranh chống phản động mới: Kết hợp chặt chẽ
giữa cảm hoá giáo dục và trấn áp các hoạt động chống đối cùa họ, trong đó cần đặc biệt coi
trọng cảm hoá giáo dục nhằm kéo họ về phía cách mạng, tạo điều kiện cho họ hối cải và tự từ bó
các hoạt động chống chù nghĩa xã hội.
Trong tình hình hiện nay đối sách với các đối tượng phàn động mới, đặc biệt chú ý đến
những người bất mãn sâu sác trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã
hội, số cơ hội hữu khuynh có quan điểm chính trị sai lệch; phái lấy tấn công chính trị, đối thoại,
cảm hoá giáo dục theo phuơng châm “còn nước còn tát” để cứu người là chính, không được
đẩy họ về phía thù địch. Trên cơ sở cảm hoá giáo dục để thu hẹp diện chống đối, cô lập nhũng
đối tượng chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam một cách cực đoan, quá
khích, móc nối với bên ngoài, tạo điều kiện để trấn áp có trọng điểm.
Để quán triệt tốt vấn đề này, trong đấu tranh chống phản động mới công tác cảm hoá
'giáo dục phải đi trước một bước, phải được tiến hành liên tục từ khi phát hiện đến khi xử lý
đối tượng; chống tư tưởng “nừa vời” trong giáo dục cám hoá đối tượng.
c) Công tác x ừ lý
Trong đấu tranh xử lý phản động phải hết sức thận trọng trên cơ sờ cân nhác các yêu cầu
chinh trị, nghiệp vụ và pháp luật. Phái phân tích mức độ chống đối của từng đối tượng cụ thề
để tính toán phân hoá, tranh thú tối đa, thu hẹp diện truy cứu trách nhiệm hình sự.
Dồi với số đối tượng hoạt động chống đối một cách công khai, trắng trợn, móc nối với
bèn ngoài phải kiên quyết trấn áp bàng nhiều hình thức khác nhau sao cho đối tượng và đồng
bọn nhụt ý chí chống đối nhưng không đẩy đối tượng vào đường cùng chống ta một cách
quyết liệt hơn. Trong trấn áp phản động dặc biệt là những đối tượng cơ hội chính trị hoặc
những đối tượng có uy tín với quần chúng nhân dân, thì việc bắt giữ phài được tính toán hết
sức thận trọng, phái trên cơ sớ pháp lý có đầy dù chứng cứ phạm pháp cùa đối tượng và trong
trường hợp cần thiết xét thấy nếu không thể áp dụng biện pháp nào khác.
Tóm lại, các phần tử phản động là một trong những đối tượng nguy hiềm, xâm phạm an
ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Hoạt động cùa các phần từ phản động đe doạ trực tiếp
đèn sụ tồn tại và vừng mạnh cúa chính quyền nhân dân. Đâu tranh chống phàn động là một bộ
phận đặc biệt quan trọng trong đấu tranh chống phàn cách mạng, góp phần thực hiện thắng lợi
công cuộc đổi mới và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

CÂU HỎI ÔN TẠP


1. Trình bày quan điểm của Đáng ta về biên giới và quản lý, bảo vệ biẽn giới quốc gia.
2. Trinh bày nguyên tắc, nội dung, hinh thức, quản lý bảo vệ bièn giới quốc gia.
3. Nêu nhận thức về phản động, thủ đoạn hoạt động và công tác đấu tranh phòng chống
phàn động
Chương 5
NỘI DUNG, GIẢI PHÁP TẢNG CƯ ỜNG BẢO VỆ BIÊN, ĐẢO
TRO NG TH ỜI KỲ MỚI

5.1. BIÊN ĐỎNG VÀ VÙNG BIÊN, ĐẢO NƯ ỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
5.1.1. Khái quát về Biển Dông

a) Tên gọi và vị tri dịu lý


Biền Đông là một biến rìa lục địa, ở phía tây Thái Binh Dương, là vùng biển nứa kín trải
rộng từ Singapore tới eo biền Đài Loan, bao phù một diện tích khoảng 3,5 triệu km2. Đây là
biên lớn thứ tư thế giới, sau biển Philippines, biển San Hô và biển Ả Rập, có vị trí quan trọng
về địa - chính trị, địa - kinh tế, địa - chiến lược... của khu vực và quốc tế.
Vùng biển này được gọi bàng nhiều tên khác nhau, tùy thuộc vào thói quen truyền thống
hay xuất phát từ những mục đích, động cơ khác nhau.

- Người Trung Quốc gọi là Wĩ:M (Nam Hài). Từ thời cận đại thì có thêm tên gọi là

j ^ ĩ Ị H ; Ị | (Nam Trung Quốc Hài) và ‘í 5 (Trung Quốc Nam Hái).

- Người Philippines gọi là Biến Luzon, gọi theo tên hòn đào Luzon của Phiiippines. Thời
gian gần đây thì gọi là Biến Tây Philippines.
Người Việt Nam gọi là Biến Đóng hay Be Đông. Đây là tên riêng do người việt Nam
dùng để gọi vùng biển này và tên gọi này đã đi vào tiềm thức, tâm khảm cùa người dân Việt
Nam từ bao đời nay: “Thuận vợ thuận chồng, tát Biến Đông cũng cạn. Thuận bè thuận bạn,
tát cạn Biến Đông " (Ca dao Việt Nam); chữ Hán viết là S / S (Đỏng Hài): “Quyết Đông Hái
chi thúy bất túc dĩ trạc kỳ ô. Khánh Nam Sơn chi trúc bất túc d ì thư kỳ ác " (Nước Biển Đông
không rửa sạch mùi. Trúc Nam sơn không ghi hết tội - Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi).
Vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, tên Biển Đông đẵ được Chính phù nuớc Cộng
hòa Xã hội chú nghĩa Việt Nam sừ dụng chính thức trong Công hàm gửi đến Tổ chức Khí
tượng Thế giới xin đăng ký thông báo tình hình khí tượng của vùng biển này, viết bằng tiếng
Anh là Bien Dong Sea.
Người phương Tây gọi biển này Ià South China Sea (tiếng Anh), Mer de Chine
méridionale (tiếng Pháp), Mar da China Meridional (tiếng Bồ Đào Nha). Những tên gọi này
thường được ghi trên các hải đồ của nhũng nhà hàng hải phương Tây có liên quan đến khu
vực này, trong các tài liệu khoa học, pháp lý, chính trị... cùa các cá nhân, tổ chức quốc tế.
Cũng cần nhấn mạnh ràng, về mặt pháp lý, tên gọi không phái là yếu tố có giá trị để
khẳng định chù quyền cùa một quốc gia đã đặt tên cho một khu vực địa lý nào đó. Chẳng hạn:
gọi là Ản Độ Dương không có nghĩa đại dương này thuộc về Ân Độ; vịnh Thái Lan không có
nghĩa là vịnh này hoàn toàn thuộc về Thái Lan; vịnh Bắc Bộ, không có nghĩa vịnh này là hoàn
toàn thuộc về Việt Nam.
Cho nên. dù Việt Nam gọi là Biên Đỏng thì người việt Nam không bao giờ cho răng
toàn bộ vùng biên này là cùa Việt Nam. Tương tự, người Philippines mới dãy gọi vùng biên
này là biển Táy Philippines, cũng không có nghĩa họ muốn đòi toàn bộ vùng biển này thuộc
về 1’liilippines. Sớ dĩ Philippines gọi như vậy có lẽ là dể đối phó với yêu sách cùa Trung Quôc
muốn chiếm trọn Biển Đông, khi nước này đặt hơn 80% diện tích Biền Đông trong “đường
lưỡi bò" (hay "đường 9 đoạn”, "đường chữ U”) mà Trung Quốc gọi là M/Ểi (Nam Hải), với
lập luận ràng: Trung Quốc có "danh nghĩa lịch sứ", "chù quyền lịch sử” và người Trung Quốc
đã từng "phát hiện, sản xuất, sinh sống, đặt tên...”, vì vậy mà “quốc tế đã công nhận và gọi
vùng biển này là South China Sea (biển Nam Trung Hoa)"... Có lẽ cũng vì the mà có không ít
học giá quốc tế cho ràng để tránh hiểu nhầm và bị lợi dụng, nên chăng quốc tế thống nhất gọi
vùng biển này là South Easl Asia Sea (Biển Đông Nam Á)?
Vi lý do nói trên, đối với người Việt Nam, khi gọi tên vùng biển này thì nên thống nhất
sử dụng là Biến Dông (viết hoa cả hai từ); trong các văn bàn tiếng Anh thì viết là Bien Dong
Sea, trong các văn bán tiếng Pháp là Mer de Bien Dong, mà không dịch là Easl Sea (tiếng
Anh) hay Mer de iE st (tiếng Pháp). Nếu cần có thề cho thêm tên quốc tế là South china Sea
trong các tài liệu nghiên cứu khoa học.
Biển Đông nàm ớ phía đông Việt Nam, trài dài từ vĩ tuyến 03° Bắc đến vĩ tuyến 26° Bắc
và từ kinh tuyến 100° Đông đến kinh tuyến 121° Đông. Có 9 nước và một vùng lãnh thổ tiếp
giáp Biển Đông, gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia,
Singapore, Thái l.an, Campuchia và vùng lãnh thổ Đài Loan.
Biền Đông là một trong những khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với các nước
thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Biền
Đông có ảnh hường trực tiếp tới đời sống của khoảng 300 triệu người.
Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương
với An Độ Dương, châu Âu với châu Á. Biển Đông nhận nước của các hệ thống sông lởn
trong khu vực như: sông Châu Giang (Trung Quốc); sông Hồng, sông Cửu Long (Việt Nam);
sông Chao Phraya (Thái Lan)... đồng thời gắn bó với các đại dương và các vùng biển lân cận
bằng các eo biền; có rất nhiều đào, quần đào lém nhò nằm rài rác khắp nơi. Những đào và
quần đào lớn trong Biền Đông là: Côn Đào, Phú Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa (Việt Nam), Hải
Nam (Trung Quốc) và Kalimantan (Malaysiá và Indonesia). Tròng Biển Đông cớ hai vịnh lớn
là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
b) Tiềm năng của Biển Đông
- vè kinh tế: về tài nguyên: Biến Đông đuợc đánh giá là biển giàu về tài nguyên sinh vật, có
2.000 loài cá khác nhau, trong đó hơn 100 loài cá có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, một số loài cá đã
bị tuyệt chúng ờ đại dương nhung vẫn còn ờ Biển Đông. Biển Đông có tiềm năng về đánh bẳt hài
sản, chiếm khoảng 10% về sản lượng đánh bắt hằng năm cùa toàn thế giới.
- về khoáng sàn: Biển Đông có các mỏ và nguồn sa khoáng biền phong phú, chú yếu
là than, thiếc, titan, silicat. .. Biển Đông là 1 trong 4 khu vực có trữ lượng dầu khí lớn cùa
Thế giới ở trên biển. Theo số liệu cùa nhiều nhà khoa học và cơ quan khoa học quốc tế dự
đoán Biển Đông chứa khoảng 130 tý thùng dầu và khí tự nhiên, do đó Biển Đông được coi
như vịnh Ba Tư thứ hai. Riêng khu vực Trường Sa có trữ lượng dầu khi khoảng 6 tỷ thùng,
trong đó khí chiếm khoảng 70%. Mới đây, phát hiện Biển Đông có tài nguyên mới gọi là
"băng cháy”, đây là tên gọi thông thường cùa hợp chất Mêtan và nước ở nhiệt độ thấp và áp
suất cao dưới đáy biển. Mêtan được bao bọc bởi các phần tử nước hình thành một dạng
băng trong suốt màu trắng. Do bề ngoài trông giống băng nhưng lại có tính chất cháy nên
gọi là “băng cháy”. Năng lượng tỏa ra từ 1m1 “băng cháy” tương đương năng lượng tòa ra
từ 180m! khí thiên nhiên. Trữ lượng băng cháy ờ Biển Đông chưa xác định số liệu cụ thể
(trữ lượng bảng cháy ở đáy đại dương toàn thế giới ước tính chiếm khoảng 10% tồng diện
tích đại dương; đù cho loài người sừ dụng trong khoáng 1 nghìn năm).
về giao thông: Biển Đông là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn
nhất trên thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải).
Hàng ngày có khoảng 200 - 300 tàu từ 5.000 tấn trớ lên qua lại (không kề dưới 5.000 tấn),
chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biền cùa thế giới. Là tuyến đường hàng hải và
hàng không huyết mạch có tinh chiến lược cùa các nước trong khu vực và thế giới; nối
liền Thái Bình Dương với Ản Độ Dương, châu Âu, Trung Đông với châu Á và giữa các
nước châu Á với nhau.
- về chinh trị: Biển Đỏng là nơi tập trung các mâu thuẫn chinh trị, kinh tế; nơi diễn
ra các tranh chấp phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia (kể cà các nước có chủ quyền và
không có chủ quyền, các nước trong khu vực và trên thế giới). Nếu khùng hoảng, sẽ dẫn
đến: Giao thông gián đoạn, thiệt hại về kinh tế; nhiều nền kinh tế suy thoái, ảnh hường
đến an ninh thế giới.
5.1.2. Biến, Đảo của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa V iệt Nam
a) Tổng quan
Việt Nam giáp với Biển Đông ờ ba phía: đông, nam và tây nam. Bờ biển Việt Nam dài
3.260 km, từ tinh Quảng Ninh đến tinh Kiên Giang, với các vùng biển và thềm lục địa, trung
bình cứ 100 km2 đất liền thì có 1 km bờ biển. Biển Đông có khoáng vài nghin đảo lớn nhỏ,
trong đó có trên 250 cấu trúc địa lý có diện tích khoảng 1 km2 gồm các đảo san hô/cồn cát, rạn
san hô, rạn san hô vòng, bãi cạn và bãi ngầm, phần lớn không có người sinh sống, đa phần bị
ngập trong nước biển khi triều cường, một số nàm ngầm dưới mặt nước. Các cấu trúc này
được chia làm ba nhóm quần đảo là: quần đào Đông Sa (Pratas) ở phía bắc, quần đảo Hoàng
Sa (Paracels), quần đảo Trường Sa (Spratlys) ờ giữa Biển Đông, cùng hai bãi là bãi ngầm
Macclesfield và bãi cạn Scarborough. Trong đó hai quần đào Hoàng Sa và Trường Sa cùng
hơn 2.570 hòn đào thuộc chủ quyền của Việt Nam ờ giữa Biển Đông hợp thành phòng tuyến
bảo vệ, kiểm soát và làm chù các vùng biển và thềm lục địa cùa Việt Nam.
Việt Nam không chi có phần lục địa “hình chữ S” mà còn có các vùng biển và thềm lục
địa rộng lớn trong Biển Đông thuộc chủ quyền, quyền chù quyền và quyền tài phán quốc gia.
Trong cáe vùng biển nước ta có trên 4.000 hòn đào, đá, bãi ngầm lớn nhỏ ở gần và xa bờ biển,
trong đó vùng biển Đông Bắc có trên 3.000 đảo, vùng biển Bắc Trung Bộ trẽn 40 đảo, còn lại
là các đảo thuộc vùng biển Nam Trung Bộ, vùng biển Tây Nam và hai quần đáo Hoàng Sa và
Trường Sa.
Các đáo trong các vùng biển Việt Nam phân hổ không đều, nám rải rác từ gần bờ đến xa
bờ. Hệ thống đào hinh thành vòng cung rộng lớn chạy suốt từ vịnh Bấc Bộ đen quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa, quần đáo phía nam và tây nam cùa đất nước, tập trung ở 4 khu vực:
- Vùng biền Đông Băc.
- Vùng biền miền Trung.
- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
- Vùng biền phía nam và vịnh Thái Lan.
Tổng diện tích các đào thuộc chủ quyền cùa Việt Nam vào khoáng 1.636,6 k m \ Irong đó
có khoảng 82 đào có diện tich lớn hơn 1 km2, chiếm 92% tồng diện tích các đảo; 23 đáo có
diện tích trên 10 km và 3 đào có diện tích trên 100 km .
Có thể phân hệ thống đào, quần đào thành ba tuyến:
Tuyến xa bờ: là những đào nàm ờ vị trí tiền tiêu, cửa ngõ, phên dậu của quốc gia, là hệ
thống phòng thủ từ xa, ờ đỏ có thề bố trí mạng thông tin tiền tiêu, đặt các trạm quan sát, các
trận địa phòng không v.v... để kiểm tra, kiểm soát bảo vệ lãnh thổ quốc gia, bao gồm vùng
đất. vùng biển, vùng trời cùa Tổ quốc. Những đào, quần đào lớn trong hệ thống này như: quần
đào Hoàng Sa, quần đào Trường Sa, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Thổ Chu...
Tuyến giữa: là những đào có diện tích khá lớn và điều kiện tự nhiên thuận lợi, có thể
xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tốt cho đời sống nhân dân và phát triển cho việc xây dựng các
công trình chiến đấu phòng thù, các hải càng, sân bay... Tuyến đảo này có các đào: Cô Tô, Lý
Sơn, quần đảo Nam Du, Phú Quý (Cù Lao Thu), Phú Quốc...
Tuyến ven bờ: gồm những đảo gần đất liền, thuận lợi cho phát triển ngư nghiệp, nông
nghiệp, tạo thành nơi trú đậu, tránh bâo cho tàu thuyền, có vai trò quan trọng trong việc giữ
gìn trật tự an ninh trên vùng biển ven bờ. Những đào lớn trong hệ'thống này là các đảo: Cái
Bầu, Cát Bà, Cồn cỏ, Hòn Tre, Hòn Khoai...
Mỗi vùng biển nước ta đều có từng cụm đảo khá liên hoàn, cả ba hệ thống đảo trớ thành
thế trận phòng thủ nhiều lớp nhiều tầng, giàu tiềm năng về kinh tế và vững về thế trận quốc
phòng, an ninh của Tồ quốc.
Các vùng biển và hải đảo việt Nam nằm trong Biển Đông có nhiều khụ vực khác nhau,
nhưng nổi bật và có những đặc điểm cần chú ý hơn là vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, hai quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa, một số đảo và quần đảo khác.
* Vịnh Bắc Bộ:
Vịnh Bắc Bộ nàm về phía tây bắc Biển Đông, được bao bọc bời bờ biển và hải đảo của
miền Bắc Việt Nam ờ phía tây; bởi lục địa Trung Quốc ở phía bắc; bởi bán đào Lôi Châu và
đào Hài Nam (Trung Quốc) ở phía đông. Vịnh Bắc Bộ trải rộng từ khoáng từ 105°36’ đến
I09°55’ kinh độ Đòng, từ 21°5’ đến 17°10’ vĩ độ Bẳc. Diện tích khoảng 126.250 km2, chiều
ngang nơi rộng nhất khoảng 310 km và nơi hẹp nhất khoảng 220 km. Vịnh Bắc Bộ là vịnh
tương đối nông, độ sâu trung bình khoáng 40 - 50 m, nơi sâu nhất khoảng 100 m; đáy biển
tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ. Thềm lục địa thuộc phần kéo dài tự nhiên cùa lục địa Việt
Nam ra biển khá rộng, độ dốc thoái và có một lòng máng sâu trên 70 m gần đào Hài Nam. Bờ
vịnh khúc khuỷu và ven bờ có nhiều đảo.
Vịnh Bắc Bộ có hai cứa thông với bên ngoài: Cừa phía nam ra trung tâm Biển Đông, nơi
hẹp nhất rộng khoảng 240 km; cửa phía đông qua eo biển Quỳnh Châu (nằm giữa bán đào Lôi
Châu và đảo Hài Nam) ra phía bác Biển Đông, nơi hẹp nhất khoảng 18 km.
* Vịnh Thái Lan:
Vịnh Thái Lan là phần phía tây cùa Biển Đông, là vùng biển nừa kin, nằm về phía tây
nam Việt Nam, nên người Việt Nam thường gọi là vùng biển Tây Nam [trên Cửu đinh cùa
triều Nguyễn ờ Huế có khắc hinh vùng biển này và ghi danh là B Ỉ S {Tây Hái)], với diện tích
khoảng 300.000 km2 được giới hạn bời bờ biển 4 nước: Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và
Campuchia, thông ra Biển Đông ờ phía nam bằng một cứa duy nhất hợp bới mũi Cà Mau
(Việt Nam) và mũi Trenggranu (Malaysia), cách nhau chừng 400 km. Vùng biển giữa việt
Nam - Campuchia có trên 100 đảo lớn nhỏ như: đảo Phú Quốc, quần đào Thổ Chu, đào Vai,
quần đào Hải Tặc, đào Phú Dự, hòn Tiên M ới... Trừ đảo Phú Quốc có diện tích khoảng 600
k m \ Thố Chu khoảng 10 km2. Phú Dự (25 km2) và Hòn Dừa (6 km2), còn lại phần lớn các
đảo đều có diện tích nhỏ từ vài trăm m2 đến 2 krrf. Tại vùng biển này, tài nguyên thiên nhiên
khá dồi dào, nhung đáng kể và có giá trị nhất vẫn là tài nguyên sinh vật biển và khoáng sán
chứa trong các trầm tích cùa thềm lục địa.
* Quan đào Hoàng Sa và quân đào Trường Sa:
Quẩn đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm trong khoảng từ 111° đến 113° kinh độ
Đông, từ 15°45’đến 17° 15’ vĩ độ Bắc, ở phía ngoài cừa vịnh Bắc Bộ, phía bấc Biển Đông,
trên con đường biển quốc tế từ châu Âu đến các nước ờ phía đông và đông bắc châu Á và
giữa các nước châu Á với nhau.
Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, bãi cạn, chia làm hai nhóm: nhóm An Vĩnh
(Amphitrite Group) ờ phía đông gồm khoảng 12 đảo, đá, bãi cạn..., trong đó có hai đào lớn là
Phủ Lâm và Linh Côn, mỗi đảo rộng khoảng 1,5 km2; và nhỏm Lưỡi Liềm (Crescent Group) ờ
phía tây gồm nhiều đảo xếp vòng cung, trong đó có các đào chính: Bắc, Hoàng Sa, Quang
Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hòa, Duy Mộng, Chim Yen, Tri Tôn... Riêng đảo Hoàng Sa có trạm
khi tượng cùa Việt Nam hoạt động từ năm 1938 đến 1947, được Tồ chức Khí tượng Quốc tế
đặt số hiệu 48.860 (số 48 chi khu vực Việt Nam).
Cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hài lý về phía nam là quần đào Trường Sa, bao
gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô, trải rộng trong khoảng từ 6°30’ đến 12° vĩ độ Bắc
và khoáng từ 111°30’ đến 117°20’ kinh độ Đông, cách Cam Ranh (Khánh Hòa, Việt Nam)
248 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 595 hài lý.
Quần đảo Trường Sa được chia làm tám cụm: Song Tứ, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh
Ton, Trường Sa, Thám Hiếm, Bình Nguyên. Song Từ Tây là đào cao nhất (cao từ 4 - 6 m lúc
thúy triều xuống); Ba Bình là đảo rộng nhất (0,6 km2) trong quần đảo này.
Điều kiện tự nhiên và khi hậu vùng này rất khắc nghiệt: nắng gió, giông bão thường
xuyên, thiếu nước ngọt, nhiều đảo không có cây.
Quần đào Trường Sa không chi ]à vị trí quân sự chiến lược án ngữ phía đông nam nước
ta mà còn là một vùng có trừ lượng tài nguyên khá lớn, có nhiều loại động, thực vật phong
phú, đa dạng.
Hai quân đào Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí hét sức quan trọng đối với đất nước ta.
Trước hêt, hai quần đào này năm giữa Biên Đôna, nơi có những tuyến đường hàng hải quan
trọng nhàt của thê giới đi qua. Ngoài ra, do vị trí nam trãi dài theo hưởng bờ biên Việt Nam,
Hoàng Sa và Trường Sa là nhũng vị trí tiền tiêu báo vệ sườn đông cua đất nước, cùng như các
vùng biên và thêm lục địa cùa Việt Nam. v ề kinh tẽ. hai quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa có
nhiều nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sán phong phú và đa dạng, đặc biệt là tài nguyên
dầu khí.

Đ Q u tn |

Hình 5.1. Sơ đè quần đảo Hoàng Sa (Huyện Hoàng sa thuộc thành phố Đà Nâng)

Quần đảo Trường Sa ờ phía nam Biển Đông bao gồm khoảng 138 đảo, đá, bãi ngầm,
vành đai san hô, nằm ữong khoảng từ 6°30’ đến 12° vĩ độ Bắc và khoảng từ 111°30’ đến
117°20’ kinh tuyến Đông, cách Cam Ranh 248 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 595
hài lý. Quần đảo Trường Sa được chia làm tám cụm: Song Tứ, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh
Ton, Trường Sa, Thám Hiếm, Bình Nguyên.
* Cụm Song Tứ: Cụm Song Từ là một tập hợp các thực thể địa lý nằm ờ phần tây bắc
cùa quần đảo Trường Sa. Gọi là Song Tứ vì cụm đào này gồm hai đào Song Tứ Đông và
Song Tứ Tây như một cặp đảo song sinh, nằm gần nhau và có kích thước gần như tương
đương. Cặp đảo này hợp cùng các rạn đá san hô như đá Nam, đá Bắc ở khu vực lân cận dể
tạo nên một vòng cung san hô lớn mà các tài liệu hàng hài quốc tế gọi là Norlh Danger
Reefs (rạn đá nguy hiểm phía bắc). Tuy nhiên, Việt Nam còn gộp hai rạn vòng ngầm dưới
nước ờ phía đông cùa rạn North Danger Reefs, cụ thề là bãi Đinh Ba và bãi Núi cầ u, vào
cụm Song Từ.
* Cụm Thị Tứ: Cụm Thị Tứ là một tập hợp các thực thề địa lý nằm ờ phía nam của cụm
Song Tử và phía bắc cùa cụm Loại Ta. Cụm này chi có một đào san hô là Thị Tứ (đảo lớn thứ
hai trong quần đảo Trường Sa), còn lại đều là các rạn đá như: rạn đá Hoài Ân, rạn đá Vĩnh
Hào, rạn đá Xu Bi (Subi Reef)... Rạn đá Xu Bi là thực thể tách biệt hẳn về phía tây nam so
với các thực thể còn lại. Trừ rạn đá Xu Bi thi đảo Thị Tứ và các rạn đá lân cận cùng nhau tạo
thành rạn đá Thị Tứ ( Thitu Reefs).
* Cụm Loại Ta: Cụm Loại Ta là tập hợp các thực thể địa lý nàm ở phía nam của cụm
Thị Tứ và phía bắc cùa cụm Nam Yết. Cụm này có hai đảo lớn là Loại Ta và Ben Lạc. Đào
Loại Ta là trung tâm của bãi san hô Loại Ta (Loaita Bank), v ề hai phía đông - lây cửa đào có
các cồn cát và rạn san hô như: bãi An Nhơn, bãi An Nhơn Bắc, bãi Loại Ta... Phía đông bắc
cúa bãi san hô Loại Ta có một rạn đá ngầm lớn tên là bãi Đường; đầu mút phía bắc cùa bãi
này có rạn đá ngầm gọi là rạn đá An Lão. Đảo Bến Lạc (đào lớn thứ ba trong quần đào
Trường Sa) và rạn đá Cá Nhám lại nằm tách biệt hẳn về phía đông các thực thể trên.
* Cụm Nam Yết: Cụm Nam Yết là một tập hợp các thực thể địa lý nằm ờ phía nam cụm
Loại Ta và phía bắc của cụm Sinh Tồn, gồm hàng loạt thực thể nổi bật như: đào Ba Bình (đảo
lớn nhất quần đảo Trường Sa), đào Nam Yết, đào Sơn Ca, đá Én Đất, đá Ga Ven (Gaven
Reef)... Đa số các thực thể địa lý thuộc cụm này hợp thành một bãi san hô dạng vòng có tên
gọi bãi san hô 77 Da (Tizard Bank). Ngoài ra, về phía tây của bãi san hô Ti Da còn có một số
thực thể nàm riêng biệt như đá Lớn, đá Chữ Thập...
* Cụm Sinh Tồn: Cụm Sinh Tồn ( Union Bank/Reefs) là một tập hợp các thực thể địa lý
nằm ờ phía nam cụm Nam Yết. Cụm này chi có một đảo san hô là đảo Sinh Tồn, một cồn cát
là Sinh Tồn Đông, còn lại là rất nhiều rạn đá như: Cô Lin (Collins R eef hay Johnson North
Reef), Gạc Ma Ụohnson Ree/haỵ Johnson South Reef), Len Đao (Lansdowne Reef)... Trong
số này, rạn đá Ba Đầu là rạn đá lớn nhất.
* Cụm Trường Sa: Cụm Trường Sa là một tập hợp các thực thể địa lý nằm dàn trài theo
chiều ngang từ tây sang đông ờ phía nam cùa các cụm Nam Yết, Sinh Tồn và phía bẩc của
cụm Thám Hiểm, chù yếu giữa hai vĩ tuyến 8° Bắc và 9° Bắc. Cụm này chi có một đảo san hô
là đào Trường Sa (còn gọi là đào Trường Sa Lớn), còn lại đều là rạn thường nói chung và rạn
vòng nói riêng như: rạn đá Tây, rạn đá Tiên Nữ, đào Phan Vinh (Hòn Sập), đào Trường Sa
Đông... Bốn thực thể theo thứ tự từ tây sang đông gồm: rạn đá Tây, đào Trường Sa Đỏng, rạn
đá Đông vò đá Cháu Viên, hợp thành rạn đá Luân Đôn (London Reefs) theo các tài liệu hàng
hải quốc tế.
* Cụm Thám Hiếm: Còn gọi là cụm An Bang là một tập hợp các thực thể địa lý ỡ phía
nam cùa quần đảo Trường Sa. Cụm này không có đảo san hô nào ngoài một cồn cát nổi bật là
An Bang (thường gọi là đảo An Bang). Nhìn chung phần lớn thực thể cùa cụm này tạo thành
mội vòng cung lớn với phần lõm hướng vẽ phía đông nam, trài dài từ đá Sác Lôt (Royal
Charlotle Reef), qua đá Công Đo (Commodore KeeỊ) đến bãi Trăng Khuyết (Half Moon
Shoaỉ). MỘI máng biển ngăn cách vòng cung này với thềm lục địa của đảo Boméo
(Indonesia).
* Cụm Bình Nguyên: Cụm Bình Nguyên là một tập hợp các thực thề địa lý hợp thành từ
phần phía Đông cùa quần đào Trường Sa, trong khu vực gần với đào Palavvan
(Philippines). Tuy cụm này có nhiều thực thê địa lý nhàt so với các cụm còn lại nhưng sô này
lại phân tán rái rác trên một vùng biển rộng lớn. Đáo Vĩnh Viễn và đào Bình Nguyên là hai đào
duy nhất cùa cụm này, trong đó đáo Bình Nguyên đang chịu tác động cùa hiện tượng xói mòn.
Số thực thê còn lại đêu là những rạn đá (rạn vòng) và các bãi ngâm.

Hình 5.2. Sơ đè quần đảo Trường Sa (Huyện Trường Sa thuộe tình Khánh Hòa)

b) Nguồn lợi biển, đảo


Biển Việt Nam là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, tạo điều kiện
thuận lợi cho nước ta phát triển một nền kinh tế đa dạng như: khai thác khoáng sản (dầu khí),
phát triển đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, phát triển du lịch, giao thông đường biển...
Cụ thể:
* Nguôn tài nguyền sinh vật vô cùng phong phú:
Biển Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nguồn lợi sinh vật biền phong phú, đa
dạng về giống loài: có đến trên 160.000 loài, gần 10.000 loài thực vật và 260 loài chim sống ờ
biển. Trữ lượng các loài động vật ờ biển ước tính khoáng 32,5 tỳ tấn, trong đó, các loài cá
chiếm 86% tồng trữ lượng. Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá và nhiều loại tôm thuộc các

7
-GỈXC VỀTNAM-A
bộ, họ khác nhau. Trong đó có 110 loài cá và khoáng 50 loài tôm có giá trị kinh tế cao.
Trữ lượng cá ở vùng biển Việt Nam khoảng 3 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hàng
nâm là 1,3 - 1,4 triệu tấn, sản lượng tôm được phép khai thác từ 50.000 - 70.000 tấn. Các loài
động vật thân mềm ớ Biển Đông có trên 1.800 loài, trong đó có nhiều loại là thực phẩm
được nhiều người ưa thích như: mực, hải sâm, trai, ố c... Ngoài các nguồn lợi cá, tôm, động
vật thân mềm còn có các loài đặc sản biển có giá trị kinh tế cao rất đặc trưng cho vùng biển
Việt Nam như: hài âu, bồ nông, chim rẽ, hải yến, động vật đáy, cầu gai, các loại động vật làm
dược liệu...
Biển còn cung cấp cho con người nhiều loại rong biển có giá trị. Đây là nguồn thực
phấm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú. Biền Việt Nam có khoảng 638 loài
rong biền. Các loại rong biển này dễ gây trồng, ít bị mất mùa và cho năng suất thu hoạch cao
nên nó sẽ là nguồn thực phẩm quan trọng cùa loài người trong tương lai.
Trong số những lợi ich mà biển mang lại, kinh tế thúy sản chiếm vị tri đặc biệt quan
trọng, kể cả lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Bởi vì, thủy sản là nguồn tài nguyên tái tạo và
kinh tế thủy sản phát triển dựa trên nền tảng cùa các hệ sinh thái, nên có thể khảng định là
"còn biến, còn thúy sàn ", Đối với một nước đi lên từ xuất phát điểm thấp của nền kinh tế, còn
nghèo nàn và lạc hậu như nước ta, thủy sản lại càng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo
đảm và cài thiện sinh kế cho các cộng đồng dân cư sống ở các vùng nông thôn ven biển và hài
đảo. Mặc dù tiềm năng nguồn lợi hài sàn cùa nước ta rất lớn nhưng khá năng khai thác còn
hạn chế: chi mới tập trung khai thác ờ ven bờ, gây nên sự mất cân đối làm cho nguồn hài sàn
ven bờ nhanh chóng bị cạn kiệt.
Dê khai thác được nguồn lợi hái sàn xa bờ có hiệu quà, lừ năm 1997, Nhà nước la đã có
chù trương và cung cấp vốn ưu đãi cho việc đóng làu. mua sắm trang bị đánh băl xa bờ, đong
thời cũng ban hành một so cơ chế chính sách ưu đãi nham đây mạnh chương trình khai thác
hài sàn ớ các vùng biến xa bờ.
* Tài nguyên giao thông vận tài:
Vùng biền và ven biển Việt Nam năm án ngữ trên các tuyến hàng hài và hàng không
huyết mạch thông thương giữa Ẩn Độ Dương và Thái Binh Dương, giữa châu Âu, vùng
Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Biển Đông đóng vai
trò là chiếc “cầu nối” cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội
nhập và hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước trong khù
vực châu Á - Thái Binh Dương, khu vực phát triền kinh tế năng động và có một số trung tâm
kinh tế lớn cùa thế giới. Biển và vùng ven biển nước ta là cừa mở lớn, là “mặt tiền” quan
trọng cùa đất nước để thông ra Thái Bình Dương và mờ cửa inạnh mẽ ra nước ngoài. Biền
Việt Nam nằm trên trục đường giao thông đường biển quốc tế từ Thái Binh Dương sang Đại
Tây Dương, trong tương lai sẽ là tiềm năng cho ngành kinh tế dịch vụ trẽn biển (đóng tàu, sửa
chữa tàu, tìm kiếm cứu hộ, thông tin dẫn dắt...).
Việt Nam có đường bờ biển chạy theo hướng bắc - nam. Dọc theo chiều dài cùa đất
nước, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh nước sâu, cấu tạo địa chất rất thuận lợi để phát
triển càng biển trong đó có các cảng trung chuyển Container tầm cờ quốc tế (dọc bờ biển Việt
Nam có 10 điềm có thể xây dựng càng biển nước sâu và nhiều điềm càng trung bình với tổng
sản lượng hàng hóa vận chuyền có thể đạt 50 triệu tấn/năm); đồng thời cũng rất thuận lợi đê
xây đựng các cơ sở đóng tàu quy mô lớn. Ngoài ra, trung bình khoảng 20 km bờ biển lại có
một cửa sông. Phần lớn các sông ngòi đều chày theo hướng tây băc - đông nam và đồ ra biển.
Đáng chú ý là các hệ thống sông vùng duyên hải Quàng Ninh, hệ thống sông Hồng, hệ thống
sông Mã, hệ thống sông Cả, hệ thống sông Đông Trường Scm, hệ thống sông Đồng Nai - Vàm
Cỏ và hệ thống sông Cứu Long... Các hệ thống sông này đều có cửa thông ra biển thuận tiện
cho giao thông đường thúy từ đất liền ra biển và ngược lại. Sự hình thành mạng lưới cảng
biển cùng với các tuyến đường bộ, đường thủy, đường sắt ven biển vưcm tới các vùng sâu
trong nội địa, đến các tuyến đường xuyên Á cho phép vùng biển và vùng ven biên nước ta có
khà năng chuyển tải hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu qua mọi miền cùa Tổ quốc và ra nước
ngoài, đến Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Campuchia, góp phần thúc đẩy cực tăng trướng mới
về kinh tế trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch lự do giữa các nước ASEAN và Trung Quôc.
* Tài nguyên du lịch:
Đất nước Việt Nam chạy dài trên 15 vĩ độ địa lý (từ vĩ độ 6° Bắc đến 21° Bắc) nhưng lại
hẹp vẽ chiều ngang, khí hậu phân hóa, phong phú về tập quán dân tộc, bờ biên dài có nhiêu
bãi cát rộng, vũng, vịnh, hang động tự nhiên đẹp, eác dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển tạo
nhiều cành quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, các bán đào và các đảo lớn nhò liên kết với
nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới, tiêu biểu là quần thể núi và hang động
đá vôi ở vịnh Hạ Long đã được UNESCO xếp hạng là di sản thiên nhiên cùa thế giới.
Do hoàn cảnh tự nhiên, biển đảo có những sắc thái riêng không đâu có với gần 82 hòn
đảo ven bờ có diện tích trên 1 km2, trong đó 24 đào có diện tích trên 10 km2, các hệ sinh thái
đảo và xung quanh đảo được hình thành và phát triển trải qua hàng trăm năm rất độc đáo, hấp
dẫn. Đó là những nơi có không khi trong lành, nước biển trong và sạch, bãi cát trắng mịn, là
những nơi lý tường để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển đào, du lịch sinh thái như các
đảo: Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Côn Đáo, Phú Quốc...
Ngoài ra còn có các thắng cảnh tự nhiên trên đất liền nồi tiếng như Phong Nha, Bích
Động, Non Nước... và nhiều di tích lịch sử - văn hóa như: nhà thờ đá Phát Diệm, quần thể
kiến trúc cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, quần thể tháp Chăm ờ các tinh Trung
Bộ... đều tọa lạc ờ ven biển, kết hợp với các trung tâm kinh tế thương mại, thành phố du lịch
như: Hạ Long, Hải Phòng, Đà Năng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu... nằm trên tuyến du
lịch quốc tế có đù các điều kiện và khả năng để trờ thành tụ điểm du lịch biển đào.
Ngày nay sức thu hút cúa du lịch biển đào đã vượt ra ngoài các loại hình du lịch truyền
thống, phát triển với nhiều loại hình đa dạng hơn, phong phú hơn. Biển Việt Nam có đầy đù
điều kiện đề phát triển như:
- Nghi ngơi, dư&ng bệnh, tắm biển, tham quan ở vùng duyên hải hay ờ ngoài đào.
- Du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học vùng duyên hải, hải đảo, trong lòng biển.
- Du lịch thể thao với các hoạt động như: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhày sóng, đua thuyền,
bóng chuyền bãi biển.... Loại hinh du lịch này ngày càng hấp dẫn, thu hút đông đào du khách
vì sự gắn kết giữa rèn luyện sức khỏe với nghi dưỡng, trong khi việc đầu tư cơ sờ hạ tầng
không lớn, có thể tổ chức các loại thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế quanh năm.
- Du lịch hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.
* Tài nguyên không sinh vật:
Trong lòng đất dưới đáy biển, trong lớp bùn dưới đáy đại dương, vùng cát ven biền chứa
đù các loại khoáng sản quý hiếm, nhiều khi trữ lượng còn lớn hom gấp nhiều lần các mò trên
lục địa. Bước đầu cho thấy tiềm năng dầu khí trên thềm lục địa !à lớn nhất, sau đến các loại
khoáng sản rắn ven bờ. Chi riêng đáy Thái Bình Dương, ưác tính các kết cuội đa kim tập
trung thành những mò quan trọng có trữ lượng rất lớn: manganese khoảng 400 tý tấn; đồng
8,8 tỳ tấn; titanium 10 tỷ tấn; nicken 16,4 tỷ tấn; sắt 20 tỷ tấn, khí thiên nhiên ước tính có
khoảng 14.000 tỳ m3. Biển, thềm lục địa Việt Nam có khoảng 500.000 km2 nằm trong vùng
triển vọng có dầu khí. Trữ lượng dầu khí ngoài biển khơi miền Nam Việt Nam có thể chiếm
tới 25% trữ lượng dầu khí dưới đáy Biển Đông, có thể khai thác được 30 - 40 ngàn
thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít), khoảng 20 triệu tấn/năm. Trữ lượng dầu khí dự báo cùa toàn
thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tý tấn quy dầu. Ngoài dầu, Việt Nam còn có khí đốt với trữ
lượng khoáng 3 nghìn tý m3/năm. Đến nay, chúng ta đã xác định được tổng tiềm nảng và trữ
lượng dầu, khi tại các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sem, Cừu Long,
Malay-Thổ Chu, Vũng Tư Chính-Vũng Mây... khoảng từ 0,9 đến 1,2 tỳ m3 dầu và từ 2.100
đến 2.800 tỷ m3 khí. Trữ lượng khí đẫ được xác minh là trên 61 Otỹ m3. Trữ lượng khí đã được
thẩm lượng, đang được khai thác là 610 m’ và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào
khoảng 400 tỷ m3. So với các nước Đông Nam Á, trữ lượng dầu khí cùa nước ta đứng thứ ba,
sau Indonesia và Malaysia. Tuy mới ra đời, nhưng ngành dầu khí của ta đã trờ thành một
trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm lực kỹ thuật, vật chất lớn và hiện đại nhất trong
những ngành khai thác biển; đồng thời cũng là một trong những ngành xuất khẩu và thu nhiều
ngoại tệ nhất cho đất nước. Ngành công nghiệp khai thác dầu khí phát triển kéo theo sự phát
triển cùa một số ngành khác như công nghiệp hóa dầu, giao thông vận tải, thương mại trong
nước và khu vực.
Vùng biển nước ta nằm gọn trong phần phía tây cùa vành đai quặng thiếc Thái Bình
Dương, có trữ lượng thiếc lớn. Ngoài ra ven biển Việt Nam chứa đựng một tiềm năng to lớn
về quặng sa khoáng như titanium, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm... Trong đó, cát nặng, cát đen
là nguồn tài nguyên quý giá. Điều quan trọng là lĩnh vực ứng dụng các nguyên tố đất hiếm rất
phong phú và đa dạng. Trong luyện kim người ta chế tạo nhũmg vật liệu đặc biệt cho ngành
hàng không, vũ trụ và cho các lò phản ứng hạt nhân. Trong điện từ tin học, trong kỹ thuật điện
và ánh sáng (phát quang), trong các ngành gốm sứ, hóa chất... đều có sử dụng đất hiếm.
iircon: Các khoáng vật chứa Zr trong sa khoáng ven biển có zircon và zirtholit và
khoáng vật hiếm và ít có giá trị. Zircon phổ biến hom trong sa khoáng ven biển và là khoáng
vật có giá trị kinh tế nhất khi thu hồi zirconi. Trong sa khoáng ven biển Việt Nam, hàm lượng
và mức độ phồ biến cùa zircon chi đứng sau ilmenit. Dọc ven biển Việt Nam đều có các mó
sa khoáng, nhưng nhiều hơn cả ờ các tinh: Bình Thuận, Bình Định, Quảng Nam, Thanh Hóa,
Hà Tĩnh.
Sắt - mangan: Theo tài liệu khảo sát của tàu Atlante, ỡ Biển Đông có nhiều dấu hiệu kết
hạch sắt - manganese với hàm lượng có ích đủ cho yêu cầu công nghiệp. Tuy nhiên, dạng tài
nguyên này nằm ờ những độ sâu trên 2.000 m nên việc khai thác còn ớ tương lai. Mỏ sắt
Thạch Khê, Hà Tĩnh có giá trị công nghiệp lớn, trữ lượng 580 triệu tấn, song việc khai thác
đòi hỏi kỹ thuật cao và vôn đầu tư lớn.
Cát thạch anh (inh khiết: Đây là một trong những sa khoáng phổ biến và là khoáng sàn
chính ờ ven biền việl Nam, phân bố từ bắc tới nam. Các khu vực ven biền Vân Hài, Cát Bà,
Kỳ Anh, Quàng Bình, Đà Năng, Cam Ranh... có những bãi cát có ý nghĩa công nghiệp.
Công nghiệp thúy tinh cao cấp và công nghiệp vật liệu mới có một nhu cầu lớn về cát thạch
anh tinh khiết.
Thạch cao: Vùng ven biển Bình Thuận có những bãi thạch cao do hiện tượng đùn lên
trên bãi cát, trữ lượng không đáng kể. Tuy vậy, nếu kết hợp việc thu hồi thạch cao trong công
nghiệp muối thi việc thiêu thạch cao ờ nước ta cũng được bù đăp một phân nào.
Cát biến: Hiện nay cát biền đã trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng đối với ngành
xây dựng.
Muối và các hóa chắt biến chù yếu là NaCl: Đây là nguồn thực phẩm tối can thiết trong
cuộc sống và là nguyên liệu điều chế các hóa phẩm công nghiệp khác. Theo đánh giá sơ bộ,
tiềm năng diện tích để phát triền đồng muối vùng ven biền nước ta rất lớn, từ 50 - 60 nghìn
ha, trong đó khoảng 60 % tập trung ờ ven biền từ Quáng Ngãi đến Bình Thuận.
Tài nguyên vùng biển và ven biền nước ta được đánh giá rất phong phú và đa dạng,
phản bố rộng khắp trên dài đất liền ven biền đến các vùng nước ven bờ, các hải đảo và
các vùng biền khơi. Ven biển nước ta có khoảng 110 cứa sông đồ ra biền. Trung bình
khoảng 30km bờ biển có một cửa sông. Hiện nay, cả nước có hơn 90 cảng lớn, nhó, với
24.000m cầu cảng và 10 khu chuyển tải, có cầu cảng có thể tiếp nhận được tàu tới 50.000
DWT.
- Cả nước có 63 tinh thành thì 28 tinh thành có biển, trong đó có 12 huyện đào; trên 50%
số dân cùa nước ta sống ở các tinh ven biển. Đó là những điều kiện khách quan thuận lợi để
chúng ta phát triển một cách đa dạng các ngành kinh tế biển, bao gồm kinh tế biển khơi, kinh tế
ven biền và kinh tế hải đảo.
- Để khai thác tiềm năng và lợi thế cùa biển, đáp ứng đòi hỏi khách quan của công cuộc
xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới, ngày 06/5/1993, Bộ Chính trị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 03-QN/TW về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển
trong nhũng năm trước mắt, trong đó xác định: “Trờ thành một nước mạnh về biển là mục
tiêu chiến lược xuất phát từ yêu cầu và điều kiện khách quan cùa sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tồ Quốc Việt Nam”.
Chì thị số 20-CT/TW ngày 22/9/1997 cùa Bộ Chinh trị về đẩy mạnh phát triển kinh
tế biển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá khẳng định: “ Vùng biển, hải đảo và ven
biền là địa bàn chiến lược có vị tri quyết định đối với sự phát triển cùa đất nước ta; là
tiềm năng và thế mạnh quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Đại hội
Đại biếu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: “ Phát triển tổng hợp kinh tế biển và
ven biền, khai thác lợi thế cùa các khu vực cửa biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triền
cao, thúc đẩy các vùng khác. Xây dựng cán cứ hậu cần ớ một số đào đề tiến ra biển khơi”.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định, cần phái: “Xây dựng và thực
hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điếm; sớm đưa nước
ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gẩn với bảo vệ quốc phòng và
an ninh và hợp tác quốc tế”.
Biền không chi mang lại cho con người những nguồn lợi to lớn mà còn cung cấp cho con
người những nguồn năng lượng vô tận. Mặt khác, biển vẫn là môi trường tự nhiên rất khắc
nghiệt và nhiều biến động; nhiều hiện tượng thời tiết, thuỷ văn khắc nghiệt, vấn đề phòng
chống thiên tai, tìm kiếm - cứu nạn trên biển đang là vấn đề rất cấp bách, không chi đối nội,
mà còn đối ngoại và là trách nhiệm cùa nước chù nhà trên các vùng biền thuộc chủ quyền và
quyền tài phán quốc gia cùa minh.
b) Chính sách và Pháp luật biển Việt Nam
Nhà nước Việt Nam qua từng thời kỳ và với mỗi giai đoạn lịch sừ khác nhau đă từng
bước xây dựng và ban hành các chính sách, pháp luật về biển khá kịp thời và thích hợp với
đòi hòi của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính sách, pháp luật về biển luôn được
tồng kết theo tùng giai đoạn lịch sử nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc xây
dựng một hệ thống chính sách biển Việt Nam đồng bộ, khoa học, hiện đại, phù hợp luật pháp
quốc tế. Quá trinh này có thể chia ra làm ba giai đoạn:
- Trước năm 1945.
-T ừ n ă m 1945đến năm 1975.
-T ừ n ă m 1975 đến nay.
Chính sách, pháp luật về biển cùa Việt Nam trước năm 1945:
Trong thời kỳ này, việc xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật biển nhằm bảo vệ
độc lập dân tộc, chống ngoại xâm; đồng thời mờ rộng lãnh thồ về phía đông và nam.
ít nhất là từ thế ký XVII, Nhà nước Việt Nam đã tiến ra Biển Đông, chiếm hữu và thực
thi chù quyền cùa Việt Nam đối với hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa; tồ chức các
cuộc tuần tra trên biển để trấn áp nạn cướp biển; tổ chức phòng thủ bờ biển; tổ chức mạng
lưới thưcmg mại với tàu thuyền các nước. Vì khá năng hạn chế cũa tàu thuyền cùng với khí
hậu khấc nghiệt nên tàu thuyền đi qua Biển Đông thường men theo bờ biển Việt Nam. Vì vậy,
Nhà nước Việt Nam đã mở hai thương cảng lớn là Vân Đồn, Hội An- Cù Lao Chàm để giao
thương với nước ngoài.
Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức đội Hoàng Sa và Bắc Hải, thường xuyên
hoạt động tại khu vực 2 quần đảo này từ thế kỳ XVII. Những hoạt động này đã được nêu
rất rõ trong các sử liệu của Việt Nam như: Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (soạn
vẽ năm 1786), Phù biên tạp lục (biên soạn 1776), Đại Nam thực lục tiền biên (biên soạn
năm 1844).
Kê tiếp các chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn, rồi đến các vua nhà Nguyễn luôn ra sức cúng cố
chủ quyền cùa Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bộ chính sử cùa triều
Nguyễn Đại Nam thực lục chính biên (biên soạn vào thế ký XIX) có ghi chép về các chính
sách và hoạt động của triều Nguyễn đối với việc xác lập, thực thi và bảo vệ chú quyền liên tục
đối với hai quần đào Hoàng Sa và Trường Sa trong thời gian triều đại này cầm quyền ờ
Việt Nam.
Những hoạt động nói trên không những chi được ghi lại trong các sử sách mà điêu quan
trọng là Việt Nam đã thu thập được nhiều văn bằng, chiếu chi, châu bản... của chinh quyền
đương thời có liên quan đến các hoạt động chiếm hữu và thực thi chù quyền cùa Nhà nước
Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là những tư liệu có giá trị lịch sừ
và giá trị pháp lý để chứng minh và bảo vệ chú quyền cùa việt Nam đối với hai quần đào
Hoàng Sa và Trường Sa trước các cơ quan tài phán quốc tê.
Sau khi nhà Nguyễn ký Hiệp ước Patenotre với Pháp ngày 06/6/1884, với tư cách đại
diện cho Việt Nam về mặt đối ngoại, Pháp đã nhân danh Nhà nước Việt Nam tiến hành cai
quàn toàn bộ vùng lãnh thổ, vùng biển, hải đáo; ban hành các văn bản hành chinh nhà nước để
quàn lý hai quần đào Hoàng Sa và Trường Sa; dựng mốc chú quyền trên các đào lớn ờ hai
quần đảo này; đưa quân đội ra dồn trú trên các đào; xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng trên đào
như: dài khí tượng, hài đăng, Irạm phát sóng vô tuyến điện...; thực hiện và cúng co chủ quyền
Việt Nam trên hai quần đào Hoàng Sa và Trường Sa; tổ chức các chuyến đi nghiên cứu ờ hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; phàn đối những hành động của các nước xâm phạm chù
quyển của Việt Nam ớ hai quẩn đào này; mở rộng phát triển ngành hàng hài, áp dụng luật
biển cùa chinh quốc đối với thuộc địa để khai thác tài nguyên cùa việt Nam...
Chính sách, pháp luật biển Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975:
Trong giai đoạn này, nước ta đang tập trung cho chiến tranh giài phóng dân tộc, giành lại
hòa bình trên cả hai miền đất nước. Do đó, chinh sách, pháp luật biển trong thời kỳ này chù
yếu là giữ gìn bảo vệ an ninh trên biền, chống xâm nhập từ phía biển, bảo vệ chú quyền quốc
gia trên các hải đào. Tư tướng chinh sách này được thể hiện rất rõ qua câu nói cùa Chù tịch
Hồ Chi Minh với cán bộ chiến sì hái quân vùng Đông Bắc ngày 15/3/1961: "Ngày trước la
chi có đêm và rừng. Ngày nay, la có ngày, có trời, có biên. Bờ biên ta dài và đẹp, ta phái biẽl
giữ gìn lấy nó.
Ngày 03/10/1945, Chú tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 14 thành lập Bộ Giao thông
Công chính, trong đó ùy ban Thương thuyền có trách nhiệm quản lý ngành vận tải thủy trong
cà nước.
Ngày 07/9/1951, tại Hội nghị hòa binh với Nhật Bán tổ chức ở San Francisco (Hoa Kỳ),
Thù tướng kiêm Ngoại trưởng Chính phú Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu, tnrởng phái
đoàn Việt Nam long trọng tuyên bố trước sự chứng kiến cúa 51 nước tham dự rằng hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ lâu đời cúa Việt Nam. Lời xác nhận chủ quyền đó của
phái đoàn Việt Nam được ghi vào vãn kiện cùa Hội nghị San Francisco (1951) với đa số tán
thành và không hề có bất kỳ một phản ứng chống đối hay một yêu sách nào của tất cả các
quốc gia tham dự. Giá trị pháp lý về tuyên bố chù quyền cùa Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị San Francisco không những được khẳng định đối với
các quốc gia tham dự Hội nghị mà còn đối với những quốc gia cũng như các chính quyền
không tham dự bời những ràng buộc cùa Tuyên cáo Cairo (27/11/1943) và Tuyên bo Potsdam
(02/8/1945). Đây là những văn bàn pháp lý quan trọng liên quan đến việc thực thi chú quyền
biển, đào, là cơ sở khẳng định hai quần đào Trường Sa và Hoàng Sa cùa Việt Nam.
Sau Hiệp định Geneva về lập lại hòa binh ở Đông Dương (20/7/1954), nước ta bị
chia cắt thành hai miền: miền Bắc và miền Nam với vĩ tuyến 17° Bắc là giới tuyến chia cắt
tạm thời.
Ở miền Bắc, chính sách biển tập trung xây dựng chú nghĩa xã hội và hỗ trợ đồng bào
miền Nam đấu tranh giải phóng dân tộc thong nhất nước nhà. Chính quyền Việt Nam Dân chù
Cộng hòa ở miền Bắc đã xây dựng các hợp tác xã nghề cá, các cơ sở nghiên cứu khoa học về
đại dương. Trong quan hệ quốc tế, Việt Nam đã ký với Trung Quốc các hiệp định nghề cá vào
các năm 1957, 1960, 1963, Hiệp định nghiên cứu biển trong vịnh Bắc Bộ vào năm 1961 và
mờ rộng lãnh hài tới 12 hải lý. Chính sáchrbién của Việt Nam Dân chú Cộng hòa trong thời
gian này mới chi dừng lại ỡ việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển, chưa có được định
hướng phát triển, tìm kiếm nguồn lợi từ biền.
Ờ miền Nam, chính quyền việt Nam Cộng hòa đã có những đóng góp nhất định trong
việc xây dựng 4 công ước về biển tại Hội nghị Geneva năm 1958. Chính quyền việt Nam
Cộng hòa duy trì chiều rộng lãnh hài 3 hải lý, mờ rộng phạm vi vùng đánh cá 50 hài lý cho
vùng biển thuộc miền Nam Việl Nam; phân thềm lục địa miền Nam Việt Nam thành 33 lô và
tiến hành đấu thầu một số lô cho các công ty dầu lứa nước ngoài vào thăm dò, khai thác; phân
chia một số vùng biển thềm lục địa với một số nước láng giềng ờ vùng biển Tây Nam, trong
vịnh Thái Lan và thực hiện công khai, liên tục và thực tiễn các hoạt động thực thi và bảo vệ
chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cụ thể:
- Năm 1956, Sớ hầm mò, kỹ nghệ và tiểu thương công nghiệp miền Nam tồ chức cuộc
khảo sát trên 4 đảo Hoàng Sa, Quang Ảnh, Hữu Nhật, Duy Mộng.
- Ngày 22/02/1959, chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giữ 82 người Trung Quốc đổ
bộ lên các đảo: Hữu Nhật, Duy Mộng và Quang Hòa trong quần đảo Hoàng Sa.
- Năm 1971, chính quyền Việt Nam Cộng hòa một lần nữa khẳng định quần đảo Trường
Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, đáp lại đòi hỏi chủ quyền cùa Malaysia và Philippines về quần
đảo Trường Sa.
- Năm 1973, chính quyền Việt Nam Cộng hòa sáp nhập các đảo: Trường Sa, An
Bang, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Ai, Sinh Tồn, và các đào phụ
cận vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tinh Phước Tuy. Viện Kháo cứu Nông nghiệp thuộc
Bộ Phát triển Nông nghiệp và Điền địa của chinh quyền Việt Nam Cộng hòa tiến hành
khảo sát đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa. Bộ Kế hoạch và Phát triển Quốc gia
cùa chính quyền v iệt Nam Cộng hòa tiến hành khảo sát nguồn tài nguyên phosphate ở
quần đảo Hoàng Sa.
- Ngày 19/1/1974, chinh quyền Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố lên án Trung Quốc xâm
chiếm nhóm đào phía tây của quần đảo Hoàng Sa.
- Ngày 14/2/1974 Chính phù Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố tái khẳng định quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.
Sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975), Chính phù Cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam tiếp tục khẳng định chù quyền của Việl Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
Tháng 9/1975. đoàn đại biểu Chính phù Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt
Nam tham dự Hội nghị Khí tượng Thế giới ờ Colombo (Sri Lanca) đã tuyên bố quần đảo
1loáng Sa là cùa Việt Nam và yêu cầu Tổ chức Khí tượng Thế giới tiếp tục ghi tên trạm khí
tượng Hoàng Sa cùa Việt Nam trong danh mục các trạm khí tượng cùa Tổ chức Khi tượng
The giới.
Có thể nói, trong giai đoạn này, đất nước ta đang trong tình trạng chiến tranh và bị chia
cát nén chưa có điều kiện hoạch định chính sách phát triển ra biển. Mối quan tâm chù yếu cùa
Việt Nam là giữ gin và bảo vệ an ninh trên biển, chống xâm nhập tử hướng biển; bào vệ chù
quyền quốc gia trên các hải đào việt Nam nên cũng chưa có được một khuôn khố pháp lý đầy
đủ, phù hợp với xu hướng chung cùa luật biển quốc tế và do đó đã hạn chế một phần hoạt
động mở rộng ra biền.
Chinh sách, pháp luật biển Việt Num ỊỊÍai (loạn từ sau năm 1975 dền nay:
a. Giai đoạn 1976 - 1986 (Giai đoạn định hình xây dựng chinh sách biên quôc gia):
Trong văn kiện Đại hội Đàng toàn quốc lần thứ IV (tháng 12/1976), Đàng và Nhà nước
Việt Nam đà đề cập đến một nền kinh tế mới - kinh tế biển: "xây dựng ngành hái sán nước la
thành một ngành công nghiệp quan trọng... phái triên nhanh đội tàu biên, quàn lý lỏl hệ
thõng càng biên
Ngày 12/5/1977, Chính phù Việt Nam ra Tuyên bố về các vùng biến cùa Việt Nam: vùng
lãnh hải rộng 12 hài lý, vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hài lý, vùng đặc quyền kinh tẻ rộng
200 hải lý tinh từ đường cơ sở để tinh chiều rộng lãnh hài Việt Nam và thềm lục địa.
Điều I Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các năm 1980, 1992 và
2013 đều quy định: "Nước Cộng hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam là mộI nước độc lập, có chú
quyển, thông nhất và toàn vẹn lãnh thô, bao gôm đãI liền, vùng trời, vùng biên và các hài
đào". Cùng với quy định này, chiến lược tiến ra biền cùa Việt Nam là một bước dài trong
việc xác định các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chù quyền cùa Việt Nam.
Ngày 29/1/1980, Hội đồng Chính phú nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban
hành 2 nghị định quan trọng liên quan đến chính sách biển cùa Việt Nam là: Nghị định số 30-
CP về quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển cùa nước Cộng hòa
xã hội chú nghĩa Việt Nam và Nghị định số 31-CP quy định việc tàu thuyền đánh cá nước
ngoài tiên hành hoạt động nghề cá cùa làu thuyền nước ngoài trẽn cạc vùng biên cùa nước
Cộng hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam.
Tại Đại hội Đảng loàn quốc lần thứ V (tháng 3/1982), Đàng đã nêu rõ các ngành kinh
tế biền đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ này, đặc biệt là ngành thúy sản, giao thông vận
tài biển.
Ngày 12/11/1982, Chính phù Việt Nam ra Tuyên bó về đường cơ sớ dùng để tinh chiểu
rộng lãnh hài Việt Nam.
Có thể nói, hệ thống các văn bản pháp luật về biển, đảo cùa nước ta trong giai đoạn này
đã đưa ra được những quy định cơ bản, là nền tàng pháp lý cho việc hoạch định và thực thi
các chinh sách biển.
b. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay (Giai đoạn hoạch định và thực thi các chính sách biên):
Tại các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986), lần thứ VII (tháng 16/1991),
lần thứ VIII (tháng 7/1996), lần thứ IX (tháng 4/2001), lần thứ X (tháng 4/2006). Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục đề cập mạnh mẽ đến vấn đề quản lý, bảo
vệ chù quyền và khai thác tiềm năng biển, đảo:
- Đại hội Đảng lần thứ VI đã nhấn mạnh: “xác định phát triển kinh tể biên là ngành kinh
tế mũi nhọn cùa nước la Đồng thời, Đảng ra chinh sách tăng cường sự hiện diện của Việt
Nam trên quần đảo Trường Sa.
- Đại hội Đảng lần thứ VII đã thông qua phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế biển
và bào vệ chù quyền biển, quyền lợi quốc gia trên biển nước ta đến năm 2000 là: "lừng bước
khai thác toàn diện các tiểm năng to lớn cùa biển, phát triến kinh tế hài đáo, làm chú lãnh hài
và thêm lục địa, thực hiện chú quyển đổi với vùng đặc quyên kinh lẻ Quan điêm mới trong
chính sách biển lần này là quan điểm tổng hợp, toàn diện, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc
phòng, an ninh trên biển.
- Đại hội Đảng lần thứ VIII, Đảng tiếp tục nhấn mạnh vị trí và tầm quan trọng của việc
phát triển kinh tế biển. Lúc này, kinh tế biển được nâng lên một tầm cao mới, mức độ toàn
diện hơn: "phái triên kinh tế biên đi đôi với tăng cường bào vệ chù quyền và lại ich quốc gia,
bào vệ lài nguyên và môi trường sinh thái biến
- Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ
năm 2001 đến năm 2010, trong đó lần đầu tiên đã đưa ra một đề mục riêng về kinh tế khu vục
biển và hải đào là "Xảy dựng phát triến kinh tế biến và hái đáo, phát huy thế mạnh đặc ihù
cùa hơn 1 triệu km2 thềm lục địa. Tăng cường điểu tra cơ bàn làm cơ sớ cho các quy hoạch,
kế hoạch phát triến kinh tế biển. Đay mạnh nuôi trồng, khai thác, chế biến hài sàn, thăm dò,
khai thác và chế biến dầu khí, phát triển đóng tàu thuyền và vận tài biến; mờ mang du lịch;
báo vệ môi trường; tiến mạnh ra biến và làm chù vùng biển. Phát triển tổng hợp kinh tể và
ven biên, khai thác lợi thế cùa khu Mực cứa biến, hài cáng đế tạo thành vùng phát triển cao,
thúc đây các vùng khai thác. Xây dựng căn cứ hậu can ở một số đào để tiến ra biến khơi";
"Phát Irién mạnh và phát huy vai trò chiến lược cùa kinh tế biến kết hợp với bảo vệ an ninh
vùng biên".
- Đặc biệt, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ưcmg Đảng khóa X đã ban hành
Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020,
trong đó nhấn mạnh: "Thế kỳ X X Iđ ư ợ c thế giới xem là "thế kỳ cùa đại dưcmg". Các quốc
gia có biên đều rất quan tâm đến biến và coi trọng việc xây dựng chiến lược biến. Khu
vực Biên Đông, trong đó có vùng biên Việt Nam, có vị tri địa - kinh tế và địa - chính trị
rât quan trọng". Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 đã đề ra hàng loạt phương
hướng nhiệm vụ cơ bản và giải pháp chủ yếu tiến ra biển xa. Đây cũng là chiến lược toàn
diện nhằm phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Thực hiện nghị quyết cùa Đại hội Đảng, Nhà nước ta đâ đề ra rất nhiều chủ trương,
chính sách và biện pháp quan trọng nhằm tăng cường quàn lý nhà nước về biển; quyết tâm
xây dựng thế và lực đù mạnh, đàm bảo đù đấu tranh lâu dài. bào vệ chú quyền quôc gia trên
biển, đồng thời phát triển thực lực kinh tế biển.
Cũng trong thời gian này, Việt Nam tham gia và thực thi các điều ước quốc tế dựa trên
nguyên tác cơ bàn cùa luật quốc tế về tự nguyện thực hiện các cam kết quốc te trên cơ sở có đi
có lại. Việt Nam thực thi một cách nghiêm túc các công ước, điều ước, hiệp định quốc tế về biển
đáo... mà chúng ta tham gia. Việc tham gia các điều ước quốc tế về biền không chi giúp Việt
Nam có căn cứ pháp lý xác định chù quyền, quyền chù quyền, quyền tài phán đối với vùng biển,
thềm lục địa quốc gia mà còn thúc đẩy việc xây dựng, sứa đổi, bổ sung các văn bàn quy phạm
pháp luật trong nước cho phù hợp với các điều ước quốc tế về biển và tinh hinh thực tiễn của
Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã tham gia 73 điều ước quốc tế đa phương về biển.
Hiện nay, Việt Nam tiến hành đàm phán giải quyết các vấn đề phân định các vùng biên
và thềm lục địa với các nước láng giềng. Việt Nam dã phân định được vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa với Thái Lan năm 1997; phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa trong vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc năm 2000; phân định thềm lục địa với Indonesia
năm 2003; thòa thuận tiến hành hợp tác khai thác chung khu vực thềm lục địa chồng lân với
Malaysia nàm 1992; tham gia ký kết Tuyên bố ứng xứ cùa các bén ớ Biên Đông giữa ASEAN
và Trung Quốc (DOC) năm 2002; phối hợp với Malaysia nộp Báo cáo chung về khu vực thềm
lục địa mờ rộng ớ phía nam Biên Dông và Báo cáo riêng cùa Việt Nam vê khu vực thêm lục
địa a khu vực phia Bắc Biển Đông vào năm 2009...
Việt Nam còn cần tiếp tục đàm phán với các nước xung quanh Biển Đông để hoạch định
ranh giới các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn:
- Với Trung Ọuốc: Vùng biển chồng lấn ờ cửa vịnh Bấc Bộ.
- Với Indonesia : Vùng thềm lục địa chồng lấn.
- Với Malaysia : Vùng biển chồng lấn 2.800km2 ở Vịnh Thái Lan.
- Với Campuchia: Hoạch định vùng nước lịch sứ chung và vùng biển chồng lấn ngoài
vùng nước lịch sứ chung.
- Với Thái Lan va Malaysia: Vùng biển chồng lấn giữa 3 nước trong vịnh Thái Lan.
Ngoài ra, Việt Nam còn tiếp lục xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa cùa
quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có liên quan đến các vùng biển và thềm lục địa
cùa các nước như Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei...
Có thể nói, hệ thống chính sách, pháp luật biển trong giai đoạn hiện nay là tương đối đầy
đù, toàn diện, là cơ sớ pháp lý quan trọng cho việc thực hiện chiến lược tiến ra biển cùa Việt
Nam trên cơ sờ tôn trọng các quyền và lợi ích cùa quốc gia ven biển, lợi ích cùa cộng đồng,
phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế.
Khái quái hệ thống văn bàn quy phụm pháp luật về biển cùa Việt Nam:
Nhận thức rõ vai trò to lớn cùa biển, Đảng và Nhà nước ta đã xác định việc xây dựng,
hoàn thiện hệ thống luật biển và hài đảo là rất quan trọng.
Theo Báo cáo số 171/BC-BTP ngày 29/10/2008 cùa Bộ Tư pháp gửiThú tướngChính
phù thì Việt Nam đã sớm tham gia Công ước cùa Liên hợp quốc về Luật Biến năm1982 và
các điều ước quốc tế về biển, các cơ quan chức năng ban hành hơn 500 vãn bản quy phạm
pháp luật ờ cấp trung ương và gần 400 văn bản quy phạm pháp luật ờ cấp địa phương liên
quan đến biền, đảo đang còn hiệu lực.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật này đóng vai trò quan trọng, điều chinh tồng thể
các lĩnh vực liên quan đến biển, đào, trong đó, các lĩnh vực có nhiều văn bản quy phạm pháp
luật điều chinh nhất là thương mại, dịch vụ hàng hải, quy hoạch các khu kinh tế, cầng biển,
bào vệ, khai thác, sử dụng các tài nguyên liên quan đến biền, đào; quốc phòng, an ninh vùng
biền, đào.
N hững nội dung cơ bản cùa các văn bản quy phạm pháp luật về biển cùa Việt Nam:
* Pháp luật về bào vệ chù quyển và an ninh Việt Nam:
Việt Nam là quốc gia có bờ biển trải dài, trong lịch sử đã nhiều lằn bị tấn công, xâm
lược theo đường biển. Hiện nay, tình hình tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông vẫn
diễn ra phức tạp, hoạt động phạm tội trên biền ngày càng gia tăng. Bảo vệ vững chẳc chù
quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng không chi đối với lịch sử dân tộc, mà
còn là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc và đất nước ta phát triển bển vững. Nguyện
vọng và cũng là lợi ích cao nhất cùa dân tộc Việt Nam là giữ vững môi trường hòa bình, ổn
dịnh, hợp tác cùng phát triển. Ý thức được điều đó, Việt Nam đã sớm xây dựng một cơ sớ
pháp lý vững chác để khẳng định chù quyền quốc gia và bào vệ an ninh biên giới trên biển và
hài đảo:
- Hiên pháp nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam các năm 1980, 1992 và 2013
luôn khăng định: "Nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chú
quyên, thống nhất và loàn vẹn lãnh thô, bao gồm đất liền, các hài đào, vùng biến và vùng
trời " (Điều 1).
- Tuyên bo ngày 12/5/1977 cùa Chinh phú nước Cộng hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam về
lãnh hài, vùng đặc quyển kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
- Tuyên bố ngày 12/11/1982 cùa Chính phú nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam
về đưcmg cơ sờ dùng đế tính chiểu rộng lãnh hài.
Một số văn bản quan trọng điều chinh hoạt động này như:
- Luật Biến Việt Nam năm 2012.
- Luật Biên giới quốc gia năm 2003.
- Luật An ninh quốc gia năm 2004.
- Pháp lệnh thù tục bắt giữ tàu biển số 05/2008/PL-UBTVQH12 ngày 10/9/2008 của
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
- Pháp lệnh Cành sát biến Việt Nam số 0Ỉ/2008/PL-UBTVQH12 ngày 05/2/2008 của
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội...
* Pháp luật vể đám báo (rật tự, an loàn trên biên:
Hệ thống pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về chức năng, cơ cấu tổ chức,
quyên hạn và nhiệm vụ cùa các cơ quan, đơn vị tham gia vào công tác quàn lý và có rất nhiều
văn bàn quy pháp luật quy định các biện pháp xử lý đối với cá nhân, tồ chức vi phạm pháp
luật trên biền, như:
- Các văn bản được ban hành để điều chinh hoạt động cùa các cơ quan thực hiện chức
năng quán lý nhà nước trên biên:
+ Luật Dân quân lự vệ năm 2009 quy định về tồ chức và hoạt động cùa lực lượng dân
quân tự vệ.
+ Pháp lệnh Bụ đội biên phòng năm 1997 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn
và cơ cấu tồ chức cùa bộ đội biên phòng.
+ Pháp lệnh Lực lượng cánh sát biến năm 1998 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyên
hạn, phạm vi hoạt động và cơ cấu tổ chức cùa lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.
Ngoài ra còn nhiều nghị định, thông tư cùa Chính phủ về việc quàn lý, bảo vệ an ninh,
trật tự tại các cửa khẩu, khu vực biên giới.
- Việc xử lý hành vi vi phạm trên biền cũng được quy định tại:
+ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam.
+ Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999.
+ Bộ luật Dãn sự Việt Nam năm 2005.
+ Pháp lệnh X ứ lý vi phạm hành chinh năm 2002.
+ Nghị định số 92/1999/NĐ-CP ngày 04/9/1999 về x ù phạt vi phạm hành chinh trong
lĩnh vực hàng hài.
+ Nghị định số 1Ỉ7/2004/NĐ-CP ngày 16/6/2004 về xứ phụ! vi phạm hành chinh trẽn
các vùng biên và thềm lục địa nước Cộng hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam...
* Pháp luật ve sứ dụng, khai thác và bào vệ tài nguyên biên:
Vùng biển Việt Nam rộng gấp ba lần đất liền, với nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú
nhưng không phải là vô tận. Việc sứ dụng, khai thác không hợp lý cùng với sự suy thoái chất
lượng môi trường biển sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên, suy thoái các hệ sinh thái và tính đa
dạng sinh học...
Để ngăn ngừa hậu quả, phát triển bền vững những nguồn tài nguyên biền, Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua các dự luật quan trọng như:
- Luật Thúy sàn Việl Nam năm 2003 có phạm vi điều chỉnh tương đối rộng về hoạt động
thủy sàn, bao gồm việc khai thác, nuôi trồng, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, bảo vệ, phát
triển nguồn lợi thúy sản... trên các vùng biền Việt Nam.
- Luật Dầu khí năm 1993 (sửa đồi, bồ sung các năm 2000, 2005 và 2012) tạo cơ sờ pháp
lý cho các bên Việt Nam và giữa các bên Việt Nam với các bên nước ngoài trong việc đầu tư,
thăm dò, hợp tác, liên doanh, đầu tư khai thác các sản phẩm dầu khí trên các vùng biển, thềm
lục địa cùa Việt Nam.
- Luật Tài nguyên nước năm 1998 áp dụng đối với việc quản lý, bào vệ, khai thác, sừ
dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả t£c hại do nước gây ra.
Ngoài ra còn có nhiều nghị định, thông tư cùa Chính phù hướng dẫn thi hành, bồ sung
sửa đồi về quản lý, quy định bào vệ, khai thác tài nguyên biền.
* Pháp luật vè giao thông vận lải biên:
Việt Nam có bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh, càng thuận lợi đề xây dựng
ngành giao thông đường biển hiện đại kéo theo các ngành kinh tế khác phát triển. Để giao
thông đường biển phát triển mạnh, hoạt động hiệu quả và trở thành ngành vận tải hiện đại
Irong hệ thống vận tải quốc tế, nhiều văn bản pháp luật được ban hành như:
- Bõ luật Hàng hài Việt Nam năm 1990 (sửa đồi, bồ sung năm 2005).
- Luật Giao thông đường thúy nội địa năm 2004.
- Luật Biển Việt Nam năm 2012, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2013 (Điều 25 quy định
về tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải).
- Nghị định số 89/2011/NĐ-CP ngày 10/10/2011 cùa Chinh phú về vận tái đa phương thức.
- Nghị định số 48/2011/NĐ-CP ngày 21/6/2011 cùa Chính phù quy định xứ phụI vi
phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hài.
- Quyết định số 1601/QĐ-TTg cùa Thú tướng Chính phú ngày 15/10/2009 phê duyệt
Quy hoạch phát triên vận tới biến Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
* Pháp luật ve du lịch biên, đào Việt Nam:
Với bờ biền dài, hàng loạt những bãi tám cát trắng, nước trong xanh trải dài ven biển,
nhiều đảo ven bờ là những điều kiện thuận lợi cho du lịch biển Việt Nam phát triển. Để ngành
du lịch phát triển bền vững, Quốc hội đã ban hành Luật Du lịch năm 2005 và nhiều nghị định
cùa Chính phú, thông tư hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thề thao và Du lịch được ban hành tạo
cơ sở pháp lý cần thiết cho các hoạt động đầu tư phát triển mạnh mẽ ngành du lịch biển, đảo
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Quyết định 2473/QĐ-TTg cua Thú tướng chinh phù ngày 30/12/2011 vế việc phê duyệt
Chiến lược phái triên du lịch biên ViệI Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030...
* Pháp luậl vể nghiên cứu khoa học biên:
Trong bối cành nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt và quá trình biến đôi
khí hậu toàn cáu gia tăng, việc nghiên cứu các điểu kiện tự nhiên và tài nguyên - khoáng sán
Biến Đông nhằm khai thác các nguồn lợi, bảo vệ môi trường, giúp ngư dân bám biền, xác
định chủ quyền lãnh thồ trên Biển Đông là rất cần thiết. Dù còn nhiều khó khăn trong việc
triền khai nghiên cứu khoa học liên quan đến biển, song trong vài năm trở lại đây, các nhà
khoa học việt Nam đã bắt đầu có nhiều nghiên cứu có giá trị. Để tạo cơ sờ pháp lý khuyến
khích phát triển khoa học biển, Quốc hội đã ban hành Luật Khoa học Cóng nghệ năm 2000,
trong đó có đề cập đến hoạt động khoa học nghiên cứu về biển; Nghị định 242/HĐBT ngày
5/8/1991 ban hành quy định về việc các bẽn nước ngoài và phương tiện nước ngoài vào
nghiên cứu khoa học ở các vùng biên Việt Nam.
* Pháp luật ve bào vệ môi trường biên:
Công tác bảo vệ môi trường biền trong những năm qua đã được Đáng và Nhà nước ta
quan tâm, thông qua việc ban hành các chù trương, chính sách, văn bàn quy phạm pháp luật từ
cấp trung ương đến địa phương. Lần đầu. Luật Báo vệ mói trường năm 2005 đã dành một
mục gồm 4 điều quy định về bào vệ môi trường biển (từ Điều 55 đến Điêu 58) và các văn
bản hướng dẫn thi hành có ý nghĩa trực tiếp, quan trọng nhất đến bào vệ môi trường biên
Việt Nam.
Cụ thề hóa các quy định của Luật Báu vệ môi trường nám 2005, ngày 6/3/2009. Chính
phú đã ban hành Nghị định số 25/2009/NĐ-CP về quan lỳ lổng hợp lài nguyên và bảo vệ mói
trường biên, hài đáo. Nước ta cũng đã ban hành Chiến lược Biên Việt Nam đến năm 2020.
lầm nhìn 2030, trong đó hướng tới các chính sách và hành động nhằm hiểu hơn về biền, đào,
gin giữ nguồn vốn tự nhiên, chât lượng môi trường. Đặc biệt, Luật Biên Việt Nam năm 2012
đã có một điều quy định cụ thề về gìn giữ, bão vệ tài nguyên và môi trường biển (Điều 35).
Dự thảo Luật Tài nguyên, môi trường biến và hài đào vừa được Chính phủ trình Quốc
hội tại kỳ họp thứ 8. khóa XIII và đang nhận được góp ý của các đại biểu Quốc hội, nếu được
thông qua sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc khai thác, sứ dụng và bào vệ tài nguyên
biển, hải đảo.
Luật Biển Việt Nam:
Luật Biển Việl Nam được ban hành vào năm 2012 là sự kiện pháp lý rất cần thiết và
quan trọng cùa quy trình xây dựng luật pháp cùa Nhà nước Việt Nam trong mối liên quan với
các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Có 3 lý do đề lý giải về sự kiện này, đồng thời cũng cho thấy mối quan hệ giữa Luật
Biền Việt Nam và luật biền quốc tế:
Thứ nhắt, sau khi ký Công ước cùa Liên hợp quốc về Luật Biến năm 1982, việt Nam đã
phê chuẩn Công ước vào năm 1994, chính thức trờ thành thành viên Công ước. Việc nhanh
chóng nội luật hóa, biến các quy định của Công ước thành quy định cụ thể trong hệ thống luật
pháp trong nước là yêu cầu tất yếu. Tất nhiên, mọi quy định của Luật Biển Việt Nam không
được trái với những quy định của luật biển quốc tế mà chi được phép cụ thể hóa một cách phù
hợp các chế định, quy định cùa luật biển quốc tế.
Thứ hai, trước Hội nghị luật biển Liên hợp quốc lần 3 dẫn đến việc thông qua Công ước
cùa Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, để đáp úng nhu cầu cùa công tác quàn lý nhà riước
đối với các hoạt động trên biển, Việt Nam đã có những văn bàn quy phạm pháp luật về biến
nhưng chưa đầy đù, toàn diện, chưa thích hợp để xử lý mối quan hệ ngày càng phát triển, các
hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên biển, đặc biệt trong tình hình tranh chấp
phức tạp thì các văn bàn đó chưa đáp úng được. Do vậy không thể không có luật biển quốc
gia đề đáp ứng tất cả đòi hói đó và hom nữa, điều đó cũng thể hiện trách nhiệm và tính nghiêm
túc của Việt Nam với tư cách là thành viên chính thức cùa Công ước của Liên hợp quốc ve
Luật Biên năm 1982.
Thứ ba, xu hướng thế giới hiện nay là hướng ra biển và đại dương. Trên thực tế, việc
khai thác nguồn lợi đại dương, từ giao thông hàng hài, tài nguyên sinh vật và không sinh vật,
khai thác dầu khí càng ngày càng phát triền, đưa đến lợi ích rất lớn với quốc gia, đặc biệt quốc
gia ven biền như Việt Nam, một quốc gia ven biển có bờ bi.ển dài, vùng biển rộng. Sự nghiệp
phát triền kinh tế gán với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trong tình hình hiện nay đòi
hói Việt Nam phải vươn ra biển để khai thác và bảo vệ, quản lý biển là đòi hòi tất yếu. Nếu
không kịp thời có luật điều chinh ngay những hoạt động đó phù hợp luật pháp quốc tế, phù
hợp quan hệ chính trị ngoại giao trong khu vực và các nước thi có thề dẫn tới xung đột, ảnh
hưởng tới hòa binh và ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để quàn lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biền, đào
cùa nước ta. Với bờ biển dài và các vùng biển rộng lớn, kinh tế biển đóng vai trò hết sức quan
trọng đoi với sự nghiệp xây dụng và phát triển của nước ta. Việc xây dựng và ban hành Luật
Biển Việt Nam là nhu cầu tất yếu nhằm phục vụ công cuộc phát triền kinh tế cùa Việt Nam.
N ội dung chinh cùa Luật Biển Việt N am năm 2012:
Luật Biến Việt Nam năm 2012 bao gồm 55 điều được bố trí trong 7 chương.
Chương I: Quy định chung, gồm có 7 điều, quy định phạm vi điều chinh, giài thích thuật
ngữ, luật áp dụng, nguyên tắc quản lý, bào vệ biển, hợp tác quốc tế về biển, quàn lý nhà nước
về biển.
Chương II: Quy định các vùng biến Việt Nam, gồm 14 điều, quy định về cách xác định
hệ thống đường cơ sở dùng đế tính chiều rộng lãnh hài, chế độ pháp lý cùa các vùng biển
thuộc chù quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, vấn đề đảo, quần đảo và chế
độ pháp lý cùa chúng.
Chương III: Hoạt động cùa người và phưomg tiện trong các vùng biến Việt Nam, gồm 20
điều, quy định quyền, nghĩa vụ của phương tiện nước ngoài khi đi qua không gây hại trong
các vùng biển Việt Nam, quy định tuyến hàng hài, phân luồng giao thông...
Chương IV: Phát triển kinh tế biến, gồm 5 điều, quy định các nguyên tấc phát triển kinh
tế biển, các ngành nghề kinh tế biển, quy hoạch phát triển kinh tế biển, vấn đề đầu tư, hợp tác
thăm dò khai thác tài nguyên biển, bảo vệ môi trường...
Chương V: Tuần tra, kiếm soát trên biến, gồm 3 điều, quy định chức năng, nhiệm vụ của
lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển.
Chương VI: X ừ lý vi phạm, gồm 4 điều, quy định về thù tục dẫn giải, địa điểm xử lý vi
phạm, các đổi tượng vi phạm là người nước ngoài...
Chương VII: Điều khoán thi hành. Hiệu lực thi hành là từ ngày 01/01/2013.
Các vùng biển và thềm lục địa thuộc chù quyền, quyền chù quyền và quyền tài phán
của Việt Nam:
Theo quy định của Công ước cùa Liên hợp quốc về Luật Biến năm 1982 thì các quốc gia
ven biển có các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chù quyền và quyền tài
phán quốc gia như sau:
- Vùng nội thủy.
- Vùng lãnh hải.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải.
Thềm lục địa.

Là một quốc gia ven biền, Việt Nam đã xác định các vùng biển và thềm lục địa cùa mình
trước khi Liên hợp quốc thông qua Cõng ước cùa Liên hợp quốc vể Luật Biên năm 1982. Điêu
đó đã dược thể hiện trong Tuyên bố cùa Chinh phù Việl Nam ngày 12/5/1977. Sau khi Liên
hợp quốc thông qua Công ước cùa Liên hợp quốc về Luật Biến năm 1982, năm 1994 Quốc hội
Việt Nam dã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước cùa Liên hạp quốc vé Luật Biên năm
1982, qua đó Việl Nam chính thức trờ thành thành viên cúa Công ước. Việc quy định các
vùng biền và thềm lục địa Việt Nam được cụ thể hóa trong nhiều văn bản như: Luật Biên Việt
Nam năm 2012, Luật Biên giới quốc gia năm 2003, Luật Hàng hài năm 2006, Luật Dầu khí
năm 1993 (sứa đồi năm 2002, 2005 và 2012)... Theo đó, Việt Nam đã khẳng định cụ thể phạm
vi, chế độ pháp lý, quyền hạn và nghĩa vụ của mình đối với các vùng biển và thềm lục địa cùa
Việt Nam.
Hệ thống đường cơ sở dùng để tinh chiều rộng lãnh hải cùa Việt Nam:
Muốn xác định được giới hạn, phạm vi cùa các vùng biển, trước hết phải xác định được
đường cơ sờ. Đường cơ sờ là đường dùng để tính chiều rộng lãnh hài, vùng tiếp giáp lãnh hài,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đường cơ sờ không phải là đường biên giới quốc gia
trên biển.
Đường cơ sở đã được nhẩc đến trong Tuyên bổ ngày 12/5/1977 cùa Chính phú nước
Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam về lãnh hái, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyển kinh tẽ và
thềm lục địa Việt Nam; Tuyên bố ngày 12/11/1982 cùa Chính phù nước Cộng hòa xã hội chú
nghĩa Việt Nam vế đường cơ sớ dùng đê tinh chiểu rộng lãnh hài; Luật Biên giới quôc gia
năm 2003
Khoán 1 Điều 4 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 quy định: "Đường cơ sờ là đường
gãy khúc nôi liền các điẽm được lựa chọn lại ngăn nước thúy Iriêu thấp nhâl dọc theo bờ biên
và các đào gần bờ do Chính phù Việt Nam xác định và công bố
Điều 8 Luật Biên Việt Nam năm 2012 xác định: "Đường cơ sở dùng đê lính chiểu rộng
lãnh hài Việt Nam là đường cơ sớ thăng đã được Chính phù công bo
Theo Tuyên bố ngày 12/11/1982 cùa Chính phù Việt Nam, hệ thống đường cơ sở ven bờ
lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điềm, ký hiệu từ AI (Hòn Nhạn thuộc quần đào Thổ
Chu, Kiên Giang) đen điểm AI 1 (đảo c ồ n Cò, Quàng Trj) và có ghi tọa độ. Hệ thống này
chưa phải là hệ thống kin vì còn tồn tại điểm 0 năm trên vùng nước lịch sử Việt Nam -
Campuchia và đóạn đường cơ sở trong vịnh Bắc Bộ.
Việc bổ sung, sửa đối một số điểm cùa đường cơ sờ cùa Việt Nam là công việc mà
Chinh phũ và các cơ quan chức năng đang triển khai, nhàm đạt được mục đich và những yêu
cẩu đề ra cho phù hợp với những quỷ định cùa Công ước cùa Liên hợp quốc về Luật Biến năm
1982 và thông lệ quốc tế.
Vùng nội thủy cùa Việt Nam và chế độ pháp lý cùa vùng rtội thúy:
Vùng biền phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển Việt Nam là vùng nội thủy của
Việt Nam. Điều này được nói cụ thể trong Điều 7 Luật Biên giới quốc gia năm 2003: "Vùng
nội thúy cùa Việt Nam bao gồm: các vùng nước phía trong đường cơ sờ " (Khoản 1); vùng
nước càng được giới hạn bời đường nôi các điêm nhô ra ngoài khơi xa nhát cùa các công
trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ cùa hệ thong càng " (Khoán 2).
Điều 9 Luật Biên Việt Nam năm 2012 quy định: "Nội thúy cùa Việt Nam là vùng nước
tiếp giáp với bờ biến, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh tho cùa Việt Nam
Ngày 7/7/1982, Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp định về vùng nước lịch sử chung
giữa hai nước ờ ven bờ tinh Kiên Giang và Kampot. Vùng nước lịch sử này cũng theo chế độ
nội thùy.
Việc hoạch định biên giới vùng nội thủy giữa Việt Nam và các quốc gia láng giềng có
bờ biển tiếp liền, liền kề hay đối diện được xác định bằng điều ước quốc tế giữa Việt Nam với
các quốc gia hữu quan, phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc tế.
Vùng nội thủy được coi như lãnh thổ trên đất liền cùa mỗi quốc gia. Điều 10 Luật Biển
Việt Nam năm 2012 quy định: "Nhà nước thực hiện chù quyển hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ
với nội thúy như Irẽn lãnh thổ đất liền".
Các nước ven biển đã có những quy định rất chặt chẽ đối với các hoạt động của tàu thuyền
nước ngoài ở nội thủy. Tàu thuyền ntrớc ngòàí muốn vào, ra vùng nội thùy phải được phép của
quốc gia ven biển và phải tuân theo luật lệ của nước ven biển. Quốc gia ven biển có quyền
không chấp nhận sự xin phép đó. Khi xét thấy cần thiết, quốc gia ven biển có quyền cấm các tàu
thuyền nước ngoài ra vào các thương cảng. Quy chế pháp lý cho các phương tiện tàu, thuyền
nước ngoài khi ờ trong nội thủy được quy định cụ thể trong một số văn bản sau đây:
Nghị định 30-CP ngày 29/01/1980 cùa Hội đồng Chinh phú về Quy chế cho tàu thuyền
nước ngoài hoại động trên các vùng biến cùa Việt Nam đã quy định: 'Tàu thuyền nước ngoài
khi ở trong nội thủy Việt Nam, ngoài sắc cờ cùa nước mà tàu mang quốc tịch, phải treo quốc
kỳ Việt Nam ờ đinh CỘI làu cao nhai phía trước, phái chấp hành đầy đù các quy định ve đèn
tin hiệu phù hợp vói các loại tàu và hoại động cùa tàu, do các cơ quan có thâm quyển Việt
Nam ban hành và phù hợp với các quy định chung cùa luật quôc lê vê giao thông trẽn biên
(Điều 8); Trong nội thúy và lãnh hái Việt Nam, làu thuyền nước ngoài phải đi nhanh chỏng,
Hên lục, theo đúng tuyến đường và đúng các hành lang quy định, không được vào các khu vực
cấm (Điều 9); Tàu ngầm nước ngoài (bao gom tàu ngẩm quán sự và dân sự) khi được phép
vào vùng tiếp giúp lãnh hài, lãnh hái và nội thúy Việt Nam và khi đậu trong các càng Việt
Nam, nhaI thiết phái ớ tư thế nôi, phái Ireo cờ cùa nước mà tàu đó mang quôc lịch Tàu ngâm
nước ngoài cũng phai chấp hành đẩy đù các quy định cho các loại tàu nôi nước ngoài đi
trong vùng liếp giúp lãnh hài. lãnh hài và nội thúy Việt Nam và khi trú đậu trong các cáng
Việt Nam (Điều 10).
Nghị định 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 cùa Chính phù vè Quy chế khu vục biên
giới biên quy định: "Khu vực biên giới biên tinh từ biên giới quôc gia trên biên vào hê! địa
giới hành chính các xã, phường, thị Iran giáp biên và đào, quản đáo (Khoản 1 Điêu 2);
Người, làu thuyên cùa Việt Nam và nước ngoài hoại động trong khu vực biên giới biên phái
có đây đú giây tờ, trang bị đàm bào an loàn theo quy định cùa pháp luật; hoại động đúng
mục đích, phạm vi, thời gian cho phép, đi đúng luồng, tuyên và phái chịu sự giám sát, kiêm
tra, kiêm soái, xứ lý cùa các cơ quan có thâm quyên cùa Việt Nam (Điêu 5).
Như vậy, quy che pháp lý cùa vùng nội thủy Việt Nam do pháp luật Việt Nam quy định.
Điều đó đã được ghi nhận trong các văn bán pháp luật của Việt Nam có liên quan, phù hợp
luật pháp quốc tế. Tính chất chù quyền quốc gia đối với vùng biền này - đó là chú quyển hoàn
loàn, tuyệt đoi và đầy đù, mọi tàu thuyền nước ngoài ra vào vùng nội thủy phải tuân thù pháp
luật Việt Nam nói riêng và cúa quốc gia ven biển nói chung.
Lãnh hãi cùa Việt Nam và chế độ pháp lý cùa lãnh hài:
Lãnh hài cùa Việt Nam được quy định lần đầu tiên trong Tuyên bố của Chính phủ ngày
12/5/1977. Sau đó, dựa trên Công ước cùa Liên hợp quốc về Luật Biến năm 1982 và Luật
Biên giới quốc gia năm 2003, Nghị định số I40/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 cùa Chính phù
quy định chi tiết một số điểu cúa Luật Biên giới quốc gia năm 2003 đã quy định: "Lãnh hài
Việt Nam là vùng biến rộng 12 hài lý tính từ đường cơ sở ra phia ngoài, trong trường hợp
điêu ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các nước láng giếng có quy định khác (hì áp dụng
theo điếu ước quốc tế đó. Lãnh hài Việị Nam gồm: lãnh hài cùa đấl liền và lãnh hái cùa các
đào, lãnh hài cùa các quan đào Việt Nam " (Khoản 1 Điều 6).
Năm 2012, Luật Biến Việt Nam được Quốc hội thông qua, Điều 11 của Luật này quy
định: ' Lãnh hài là vùng biển có chiểu rộng 12 hài lý tính lừ đường cơ sờ ra phía biển. Ranh
giới ngoài cùa lãnh hái là biên giới quốc gia Irên biển cùa Việl Nam ",
Như vậy, lãnh hài cùa Việt Nam là một dải biển ven bờ nằm ngoài và tiếp liền với nội
thủy cùa nước ta, có chiều rộng là 12 hải lý tính từ đường cơ sớ ven bờ lục địa Việt Nam và
thuộc chủ quyền hoàn toàn cùa nước ta trên biển. Ranh giới bên ngoài cùa lãnh hài là đường
biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam, đường này chạy song song với đường cơ sờ và
cách đường co sở 12 hải lý.
Lãnh hái của các đảo, quần đào xa bờ, cùa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa rộng 12 hài
lý tính từ đường cơ sờ dùng đề tính chiều rộng lãnh hài của các đào thuộc các quần đào đó.
Việc hoạch định biên giới lãnh hài giữa Việt Nam và các quốc gia láng giềng có bờ biền
tiếp giáp hay đối diện được xác định bằng điều ước quốc te giữa Việt Nam và các quốc gia
hữu quan, phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc tế.
Lãnh hài là lãnh tho của quốc gia trên biên, thuộc chù quyển cùa quốc gia đó. Do đó,
chế độ pháp lý cùa lãnh hài mang tinh chú quyển quốc gia. Điều 6 Nghị định 140/2004/NĐ-
CP ngày 25/6/2004 quy định chi tiết một sô điểu cùa Luật Biên giới quôc gia năm 2003 đã
nêu rõ: Việt Nam thực hiện chú quyển đầy đù và loàn vẹn đói với lãnh hài cùa mình cũng như
đói với vùng trời, đáy biên và lòng đất dưới đáy biến cùa lãnh hài (Khoản 2); Tàu thuyền
nước ngoài đi qua không gáy hợi trong lãnh hái Việt Nam không được làm phương hại đến
hòa bình, an ninh, trật tự, môi trường sinh thái cùa Việt Nam theo quy định cùa pháp luật Việt
Nam và điểu ước quốc tế mà Việt Nam kỷ kết hoặc gia nhập (Khoản 4).
Điều 12 Luật Biến Việt Nam năm 2012 đã quy định rõ chế độ pháp lý của lãnh hài:
- Nhà nước thực hiện chú quyên đáy đù và loàn vẹn đôi với lãnh hái và vùng trời, đáy
biên và lòng đâl dưới đáy biên cùa lãnh hài phù hợp với Công ước cùa Liên hợp quôc vé Luật
Biến năm 1982.
- Tàu thuyền cùa tất cà các quốc gia được hướng quyển đi qua không gãy hại trong lãnh
hài Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi Ihực hiện quyển đi qua không gây hại trong
lãnh hài Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thâm quyển cùa Việt Nam.
- Việc đi qua không gây hại cùa tàu thuyên nước ngoài phái được thực hiện trên cơ sớ
lôn trọng hòa bình, độc lập, chù quyển, pháp luật Việt Nam và điếu ước quôc lê mà nước
Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam là ihành viên
- Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ờ trên lãnh hải Việt Nam,
trừ trường hợp được sự đồng ý cùa Chinh phú Việt Nam hoặc thực hiện theo điểu ước quốc tế
mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Nhà nước có chù quyển đối với mọi loại hiện vật kháo co, lịch sứ trong lãnh hài
Việt Nam.
Ờ trong lãnh hải, tính chất chù quyền có điểm khác với vùng nội thủy: trong vùng nội
thủy, Việt Nam thực hiện chú quyền đầy đù, tuyệt đối và loàn vẹn, còn trong lãnh hải, Việt
Nam thực hiện chu quyển đay đù và loàn vẹn. Như vậy, chù quyền trong nội thúy quy định
chặt chẽ hơn ở trong lãnh hải và có tính chũ quyền tuyệt đối. Còn ở trong lãnh hải thì quy
định thông thoáng hơn do tàu thuyền nước ngoài được hướng quyển đi qua không gây hại
trong lãnh hải cùa các quốc gia ven biển.
Quy định việc đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam còn được nêu rõ tại Điều
23 Luật Biến Việt Nam 2012:
1. Đi qua lãnh hài là việc làu thuyển nước ngoài đi trong lãnh hái Việt Nam nhằm một
trong các mục đích sau:
a. Đi ngang qua nhưng không đi vào nội Ihúy Việt Nam, không neo đậu lạitrong mộI
công trình càng, bến hay nơi trú đậu ờ bên ngoài nội thúy Việt Nam.
b Đi vào hoặc rời khỏi nội thúy Việt Nam hay đậu lại hoặc rời khói một công trình
cáng, bên hay nơi trú đậu ớ bên ngoài nội thúy Việt Nam.
2. Việc đi qua lãnh hài phái liên lục và nhanh chỏng, trừ trường hợp gặp sự cô hàng hài,
sự cô hắt khá kháng, gặp nạn hoặc vì mục đích phái cứu giúp người, làu ihuvén hay tàu bay
đartịi íỊặp nạn.
3. Việc đi qua khủng gây hại trong lãnh hài không được làm phutmg hại đêu hòa bình,
quác phóng, an ninh cùa Việt Nam, Irậl tự an toàn trên biên.
Như vậy, tất cà các loại tàu dân sự và tàu quân sự đều được hưởng chế độ này. không
phân biệt đôi xứ, kê cá tàu ngầm cùng như tàu chạy bằng năng lượng nguyên từ, tàu chở chât
phóng xạ hay chất độc hại. Tuy nhiên, mỗi loại tàu thuyền sẽ có quy định riêng, vi dụ:
- Điều 29, Luật Biên Việt Nam năm 2012 quy định: Tàu ngầm khi đi ờ trong lãnh hài
phủi đi ờ chế độ nôi và phái treo cờ cùa nước minh.
- Điêu 19 Luật Biên giới quôc gia năm 200Ỉ quy định: Tàu chạy băng nàng lượng
nguyên lư hay chờ châl phóng xạ phái thông báo trước cho quốc gia ven biên và chịu sự kiêm
soái rál chặl chẽ của quôc gia ven biên.
- Điều 4 Nghị định số 104/2012/NĐ-CP ngày 05/12/2012 quy định đối với tàu quân sự
nước ngoài đến nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam quy định:
/. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phái được phép cùa các cơ quan quàn lỳ nhà
nước có thâm quyền cùa Việt Nam theo quy định cùa Nghị định này.
2. Tàu quân sự nước ngoài đên Việt Nam phái tôn trọng, luân thú các quy định cùa pháp
luật Việt Nam, quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp cá thỏa thuận khác giữa quốc gia
có tàu và các cơ quan quàn lỷ nhà nước có thâm quyển cùa Việt Nam qua đường ngoại giao
trước khi làu đến Việt Nam.
3. Chương trình hoạt động của tàu và các thành viên trên tàu phái thực hiện theo kế
hoạch đã thỏa thuận, trường hợp có sự Ihay đoi, phát sinh phái được phép cùa các cơ quan
quán lý nhà nước có thấm quyển cùa Việt Nam.
4. Khi làu quân sự nước ngoài đên lãnh hài Việt Nam đê vào càng:
a) Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải hoạt động ớ trạng thái noi trên mặt
nước và phái treo cờ quốc tịch, trừ trường hợp được phép cùa Chinh phú Việt Nam hoặc theo
ihóa thuận giữa Chinh phù Việt Nam và chính phú cùa quốc gia mà làu thuyền đó mang cờ;
b) Bên ngoài thăn tàu phải ghi rõ số hiệu, tên tàu;
c) Đưa toàn bộ vũ khi về tư thế quy không hoặc ớ trạng thái bảo quàn;
d) Dừng lại ớ vùng đón trà hoa nêu đê làm thú tục nhập cành và theo hướng dẫn cùa
càng vụ, hoa tiêu Việt Nam;
đ) Chi được sứ dụng các thiết bị can thiết bào đám cho an toàn hàng hài và tần số liên
lạc đã đăng ký;
e) Đen đúng càng biên theo luyến đường và hành lang quy định.
5. Tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hài Việt Nam phái treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã
hội chú nghĩa Việt Nam ờ vị tri ngang bang vói quốc kỳ cùa nước có tàu quân sự. Trường hợp
tàu quân sự nước ngoài muốn treo cờ lê, cờ lang, kéo còi trong các dịp nghi lễ của nước
mình, Thuyền trưởng/Trướng đoàn phái xin phép và được Càng vụ hàng hài hoặc cáp có
thâm quyển tại cáng biến, cáng quân sự nơi tàu neo đậu chấp thuận
6. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam muốn di chuyên từ càng biên này sang càng
biên khác cùa Việl Nam (chuyến cảng) phái ghi rõ tại Cóng hàm để nghị và Tờ khai (Mau 1
hoặc Mâu 2) và được Bộ Quôc phòng chấp thuận băng văn bản.
Đồng thời, các tổ chức cá nhân nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại
trong lãnh thổ Việt Nam phải có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về
các nội dung được nêu trong Khoản 1 Điều 24 Luật Biến Việt Nam năm 2012 như sau:
- An toàn hàng hài và điều phối giao thông đường biến, tuyến hàng hài và phân luồng
giao thông.
- Báo vệ các thiết bị và các hệ thống bào đàm hàng hài và thiêt bị hay công trình khác.
- Báo vệ các đường dây cáp và ong dan
- Bào lon tài nguyên sinh vật biên.
- Hoại động đánh bắt, khai ihác và nuôi trong hái sàn.
- Giữ gìn môi trường biến và ngăn ngừa, hạn chế, chế ngự ô nhiễm môi trường biên.
- Nghiên cứu khoa học biên và đo đạc thúy văn.
- Hài quan, thuế khóa, y lê, xuâl nhập cành.
Luật pháp Việt Nam cũng cho phép tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua
không gây hại trong lãnh hải Việt Nam khả năng được dừng trú trong trường họp bất khá
kháng hay các sự cố hàng hải ảnh hường đến an toàn hàng hải và tính mạng của hành khách.
Tuy nhiên, tàu thuyền này phải lập tức thông báo với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ờ
nơi gần nhất và chịu sự kiểm tra, kiểm soát cùa các nhà chức trách ViệtNamnhàm xác định
nguyên nhân cùa tàu bị nạn, tính chân thực cùa lý do đưa ra và tuân thủcácchidẫn của nhà
chức trách Việt Nam (Điều 6 Nghị định 30-CP ngày 29/01/1980 cùa Chinh phù quy định cho
tàu thuyền quân sự nước ngoài).
Điều 3 Luật Biển Việt Nam năm 2012 quy định việc đi qua của một tàu thuyền nước
ngoài bị coi như phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh cùa quốc gia ven biển, nếu như
ớ trong lãnh hải, tàu thuyền này tiến hành một trong bất kỳ hoạt động nào sau đây:
- Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại độc lập, chú quyền và toàn vẹn lãnh tho Việt Nam.
- Đe dọa hoặc sứ dụng vũ lực chống lại độc lập, chú quyển và toàn vẹn lãnh thố của
quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bàn cùa pháp luật quốc tế
được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc.
- Luyện tập hay diễn tập với bất cứ kiếu, loại vũ khí nào; dưới bất kỳ hình thức nào.
- Thu thập thông Un gáy thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh cùa Việl Nam.
- Tuyên truyền nham gây hại cho quốc phòng hay an ninh cùa Việt Nam.
- Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền.
- Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phưcmg tiện quân sự lên tàu thuyền.
Bổc, dỡ hùng hóa, liến bạc hay đưa người lên, xuông làu thuyên trái với quy định cùa
pháp luật Việt Nam về hái quan, thuế, y lể hoặc xuất nhập cành
Cố V gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biên.
Đánh băl hai sàn trái phép.
- Nghiên cứu, điều tra, thăm dà Irái phép.
Làm ánh hướng đến hoại động cùa hệ thống thông tin liên lạc hoặc cùa Ihiêl bị hay
công trình khác của Việl Nam.
Tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đên việc đi qua.
Như vậy, đi qua không gây hại (qua lại hòa bình) trong vùng lãnh hài, là đi ngang qua
nhưng không rẽ vào nội thúy, hoặc đi qua lânh hải đề vào nội thủy, hoặc từ nội thùy đi ra
lãnh hái. Việc đi qua không gây hại phải thực hiện đi liên tục, nhanh chóng, không được
dừng hay neo đậu. Tuy nhiên, chi có ngoại lệ cho việc dừng lại và thả neo trong trường hợp
gặp phải những sự cố thông thường về hàng hải hoặc vi một trường hợp bất khả kháng, hay
mắc nạn hay vì mục đích cứu giúp người, tàu thuyền hay phương tiện bay đang lâm nguy
hay mắc nạn.
Ngoài ra, pháp luật Việt Nam còn quy định cụ thể thù tục quá cành cho tàu thuyền nước
ngoài (Điều 32 Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 cùa Chinh phù vể quàn lý càng
biên và luông hàng hài).
* Quyển bào vệ và nghĩa vụ cùa các quốc gia ven biến trong lãnh hái:
- Quốc gia ven biển có quyền:
+ Quy định các hành lang hàng hải cho tàu thuyền qua lại trong lãnh hải, thiết lập hệ
thống phân chia tuyến luồng trong lãnh hải. Riêng các khu vực hay các eo biển quan trọng,
các nước ven biển còn quy định thời gian cho tàu thuyền nước ngoài được phép đi qua.
+ Trong trường hợp cần thiết, để bảo đảm an ninh cùa mình, quốc gia ven biền có thể
tạm thời đình chi việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài tại các
khu vực nhất định trong lãnh hải của mình bàng cách công khai tuyên bố theo đúng thù tục,
nhưng không được phân biệt đoi xừ về mặt thực tế giữa tàu thuyền cùa quốc gia này vói tàu
thuyền cùa quốc gia khác.
- Ọuốc gia ven biển phải có nghĩa vụ:
+ Không được gây trở ngại cho việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài
trong lãnh hải nếu không có lý do chính đáng.
+ Không được áp đặt cho tàu thuyền nước ngoài những nghĩa vụ dẫn đến sự cản trớ hoặc
hạn chế việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền này.
+ Không được phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay trên thực tế đối với tàu thuyền của
một quốc gia nhất định.
+ Không được thu lệ phí đối với tàu thuyền nước ngoài chi vì họ đi qua lãnh hải, trừ khi
có những lệ phí về dịch vụ giúp cho việc qua lại của tàu thuyền.
+ Quốc gia ven biển có nghĩa vụ phải thòng báo thích đáng mọi nguy hiềm về hàng hài
mà minh biết trong lãnh hải cùa minh.
Vùng tiếp giáp lãnh hài cùa Việt Nam và chế độ pháp lý cùa vùng tiếp giáp lãnli hải:
Luật Biển Việt Nam năm 2012 đã quy định: "Vùng tiếp giáp lãnh hái là vùng biến tiếp
liền và nam ngoài lãnh hài Việt Nam, có chiểu rộng 12 hài lý lính từ ranh giới ngoài của lãnh
hai". Như vậy, vùng tiếp giáp lãnh hái là vùng biển nằm ngoài vùng lãnh hải và tiếp liền với
lãnh hải, tại đó các quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền có tính riêng biệt... phạm vi vùng
tiếp giáp lãnh hải không được vượt quá 24 hải lý tinh từ đường cơ sớ.
Theo nội dung cùa Tuyên bố ngày 12/5/1977, Chính phủ Việt Nam thực hiện việc kiểm
soát cần thiết trong phạm vi vùng biển rộng 12 hài lý tiếp liền với lãnh hải và tạo với lãnh hài
thành vùng biển rộng 24 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, nhằm
ngăn ngừa và trừng trị những vi phạm về hải quan, thuế khóa, quy định về y tế, di cư và nhập
cư trên lãnh thồ hoặc trong lãnh hải Việt Nam (Điểm 2).
Khoản c Điều 3 Nghị định 30-CP ngày 29/01/1980 cùa Chinh phù quy định cho làu
thuyển quân sự nước ngoài (bao gồm cả tàu chiến và tàu bồ trợ) muốn vào vùng tiếp giáp lãnh
hài cùa Việt Nam phải xin phép Chính phủ Việt Nam (qua đường ngoại giao) ít nhất 30 ngày
trước, và sau khi được phép vào, phải thông báo cho các nhà đương cục quân sự Việt Nam
(qua Bộ giao thông vận tài nước CHXHCN Việt Nam) 48 giờ trước khi bát đầu đi vào vùng
tiếp giáp lãnh hài Việt Nam.
Điều 14 Nghị định 30-CP ngày 29/01/1980 cùa Chính phù quy định cho tàu thuyền quân
sự nước ngoài quy định tàu thuyền nước ngoài có trang bị vũ khí cố định và vũ khí lưu động ớ
trên tàu, truớc khi vào vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải và nội thủy Việt Nam, phải đưa toàn
bộ các vũ khí đó về tư thế bảo quản, cụ thể là: Đạn phái tháo khói nòng súng, cất vào hòm
đạn có khóa; Nòng súng, khóa nòng phái bôi đầy mỡ và cất trong bao hoặc phù vài bạt.
Điều 14 Luật Biến Việt Nam năm 2012 quy định cụ thề về chế độ pháp lý cùa vùng tiếp
giáp lãnh hải như sau:
- Nhà nước thực hiện quyển chù quyển, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác quy
định tại Điêu 16 cùa Luật này đôi với vùng liếp giáp lãnh hải.
- Nhà nước thực hiện kiếm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hài nhảm ngăn ngừa và trừnp
trị hành vi vi phạm pháp luật về hái quan, thuế, y tế, xuất nhập cánh xày ra trên lãnh tho hoặc
trong lãnh hải Việt Nam.
Vùng đặc quyền về kinh tế của Việt N am và chế độ pháp lý cùa vùng đặc íỊUvền vể
kinh tế:
Điều 15 Luật Biến Việt Nam năm 2012 quy định: " Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biến
tiếp liền và nam ngoài lãnh hái Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biến có chiều
rộng 200 hải lý tinh từ đường cơ sở ”.
Theo định nghĩa trên thì vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nàm ở phía ngoài lãnh hải
và tiếp liền với lãnh hài. Như vậy, lãnh hải không phải là một phần của vùng đặc quyền kinh
tế, nhưng vùng tiếp giáp lãnh hải được coi như một phần cùa vùng đặc quyền kinh tế.
Phạm vi vùng đặc quyền kinh tế gồm khối nước, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển và
vùng trời phía trên cùa khối nước rộng 200 hài lý tinh từ đường cơ sở.
Quyền lực cùa quốc gia ven biền ờ trong vùng đặc quyền kinh tê chính là quyên chú
quyền, không phái là quyền lực quốc gia đối với lãnh thố vì vùng đặc quyển kinh tế không
phái là lãnh thô quôc gia.
Vùng đặc quyền kinh tế được đặt dưới chế độ pháp lý riêng. Nó không hoàn toàn theo
chế độ pháp lý quốc gia hay pháp lý quốc tế mà có phần theo pháp luật quốc gia, có phần theo
pháp luật quốc tê. Nói một cách khác, vùng đặc quyền kinh tê là vùng biên có tinh chât đặc
thú. mang nặng tinh thóa hiệp.
Dựa trên Điều 56 Công ước cùa Liên hợp quôc vể Luật Biên năm 1982, Điêu 16 Luật
Biên Việt Nam năm 2012 đã quy định rõ ràng chế độ pháp lý cùa vùng đặc quyền kinh tế:
/. Trong vùng đặc quyên kinh tế, Nhà nước thực hiện:
a. Quyển chú quyển về việc thăm dò, khai thác, quàn lý và bào tồn lài nguyên thuộc
vùng nước bên trên đáy biên, đáy biên và lòng đất dưới đáy biên; vê các hoại động khác
nhăm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế.
b. Quyển tài phán quốc gia vế láp đặt và sư dụng đào nhãn lạo, thiết bivà công trình
trên biên: nghiên cứu khoa học biên, bào vệ và gìn giữ môi trường biên.
c. Các quyển vò nghĩa vụ khác phù hạp với pháp luật quốc tế.
2. Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hài, hàng không; quyển đặt dây cáp, ống dẫn
ngầm và hoạt động sứ dụng biên hạp pháp cùa các quốc gia khác trong vùng đặc quyến kinh
tế cùa Việt Nam theo quy định của Luật này và điều ước quốc tể mà nước Cộng hòa xã hội
chú nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyển chù quyến, quyên tài
phán quôc gia và lợi ích quốc gia trên biên cùa Việt Nam.
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phái có sự chấp thuận bằng văn bàn cùa cơ quan
nhà nước có thám quyển cùa Việt Nam.
3. To chức, cá nhân nước ngoài dược tham gia thăm dò, sứ dụng, khai thác tài nguyên,
nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyển kinh tế cùa Việt
Nam trẽn cơ sớ các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam là thành
viên, hợp đồng được kỷ kết theo quy định cùa pháp luậl Việt Nam hoặc được phép cùa Chính
phú Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan.
4. Các quyển có liên quan đến đáy biến và lòng đất dưới đáy biển quy định tại Điểu này
được thực hiện theo quy định tại Điểu 17 và Điểu 18 cùa Luật này.
Hiện nay, chúng ta chù yếu khai thác tài nguyên hải sản trong vùng nước kế cận ven bờ
từ 50 m nước trớ vào, khu vực xa bờ nước ta mới chi có rất ít các đội tàu đánh bắt xa bờ. Như
vậy, một phần rất lớn tài nguyên hài sàn trong vùng đặc quyền kinh tế còn chưa được khai
thác, quản lý một cách đầy đù và hiệu quả.
Theo thống kê thì hàng năm có hàng vạn lượt tàu thuyền đánh cá nước ngoài đánh bắt cá
trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam với khối lượng tài nguyên mất mát rất
iớn. Do đó, chúng ta cần phải thi hành các biện pháp thích hợp và đồng bộ, phù hơp với các
quy định của luật pháp quốc tế và luật pháp quốc gia nhàm tăng cường quản lý và khai thác
vùng dặc quyền kinh tế cùa đất nước.
Thềm tục địa của Việt N am và chế độ pháp lý cùa thềm lục địa:
Điêu 17 Luật Biên Việt Nam năm 2012 quy định: "Thêm lục địa là vùng đáy biên và
lòng đất dưới đáy biên, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hài Việt Nam, trên toàn bộ phân kéo dài
lự nhiên cùa lãnh thô đất liền, các đào và quân đào cùa Việt Nam cho đên mép ngoài cùa rìa
lục địa. Trong trường hạp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sớ chưa đù 200 hài
lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp
mép ngoài cùa rìa lục địa này vượl quá 200 hái lý tinh từ đường cơ sớ thì thềm lục địa nơi đó
được kéo dài không quá 350 hài lỳ tinh từ đường cơ sờ hoặc không quá 100 hài lý tính từ
đường đắng sâu 2.500 mét.
Điều 18 Luật Biển Việt Nam năm 2012 quy định chế độ pháp lý thềm lục địa Việt Nam
như sau:
- Nhà nước thực hiện quyển chú quyển đối với thềm lục địa về ihăm dò, khai Ihác
tài nguyên.
- Quyến chú quyến quy định lại Khoán 1 Điểu này có tinh chái đặc quyên, không ai có
quyển tiến hành hoạt động thảm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên cùa thềm lục
địa nếu không có sự đồng ý cùa Chính p h ù Việt Nam.
- Nhà nước có quyền khai thác lòng đấl dưới đáy biến, cho phép và quy định việc khoan
nhâm bát kỳ mục đích nào ớ thểm lục địa
- Nhà nước tôn trọng quyển đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biên hợp
pháp khác cùa các quốc gia khác ớ thêm lục địa Việt Nam theo quy định cùa Luật này và các
điểu ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm
phương hại đến quyển chù quyển, quyển tài phán quốc gia vò lợi ích quốc gia trên biên cùa
Việt Nam. Việc lắp đật dây cáp và ống dẫn ngầm phái có sự chấp thuận bằng văn bàn cùa cơ
quan nhà nước có thẩm quyển cùa Việt Nam.
- To chức, cà nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sứ dụng, khai thác tài
nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ờ thềm lục địa của Việt Nam
trẽn cơ sờ điểu ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam là thành viên,
hợp đổng ký kết theo quy định cùa pháp luật Việt Nam hoặc được phép cùa Chính phú
Việt Nam.
Có thể nói, chế độ pháp lý đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển cùa thềm lục
địa là giống với chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế. Điểm khác nhau cơ bàn là
vùng đặc quyền kinh tế phải tuyên bố, còn thềm lục địa là điều đương nhiên, đồng thời cơ
sờ khoa học và pháp lý xác định chúng cũng khác nhau. Thềm lục địa là sự trải dài tự
nhiên của lục địa và trong một số trường hợp thềm lục địa có thể mở rộng ra ngoài giới
hạn 200 hài lý đến tối đa là 350 hài lý, còn vùng đặc quyền kinh tế chì có thể mở rộng tối
đa 200 hải lý.
N hận xét, đánh giá hệ thống văn bàn quy phạm về biển Việt Nam:
Việt Nam đã ban hành nhiều văn bàn để luật hóa, cụ thề hóa theo từng lĩnh vực cùa các
điều ước quốc tế về biển. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về biển, đào của Việt Nam
bước đầu đã tạo điều kiện và cơ sờ pháp lý cho việc tăng cường quàn lý nhà nước trên biển,
làm cơ sờ điều chinh các hoạt động trên biển đối với các vấn đề xác định phạm vi và chê độ
pháp lý cùa từng vùng biển cụ thể; khẳng định chù quyền, các quyền chù quyền, quyên tài
phán quốc gia, các quyền và lợi ích quốc gia đối với từng vùng biền, thềm lục địa cùa Việt
Nam; tăng cường quản lý nhà nước về biền, đào; giải quyết vấn đề hoạch định ranh giới giữa
các vùng biền và thềm lục địa chồng lấn với các nước láng giềng; tạo cơ sờ và điều kiện cho
việc phát triển các ngành kinh tế biền, tăng cường hợp tác quốc tế trên biển; bảo vệ môi
trưởng và sinh thái biền; thúc đẩy phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ biển; tăng cường
khả năng kiểm soái biển, bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh trật tự trên biển và hài đào. Vê
cơ bản, các văn bàn quy phạm pháp luật về biển cùa Việt Nam hoàn toàn phù hợp với các quy
định cùa các điều ước quốc tế về biến mà Việt Nam là thành viên.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống văn bản pháp luật về biền cùa ta còn tồn tại
những hạn chế, bất cập sau:
- Hệ thống văn bàn quy phạm pháp luật về biển, đào vẫn còn thiếu tinh đồng bộ, chưa
đằy đù và rái rác, chù yếu phục vụ cho công tác quàn lý nhà nước cùa từng ngành, tùng lĩnh
vực, thiếu các văn bàn hướng dẫn cụ thể chi tiết - nhất là đối với các văn bàn quy phạm pháp
luật còn mang tinh định hướng, nguyên tác chung chung - để các cơ quan chuyên môn quàn lý
nhà nước tổng hợp về biển và hải đào ở địa phương có thể thực hiện được các nhiệm vụ,
quyền hạn cùa mình.
- Việc phối hợp giữa trung ương và địa phương và giữa các ngành với nhau chưa thực
sự nhuần nhuyễn.
- Việc quy định phạm vi giới hạn quàn lý, bào vệ và hoạt động giữa các lực lượng chức
năng (hải quân, biên phòng, cành sát biển...) còn chồng chéo, chưa được rõ ràng và cụ thể. >
- Việc hệ thống hóa, sửa đồi, bổ sung và hoàn thiện các vàn bản quy phạm pháp luật liên
quan đển biền, đảo; việc phồ biến, tuyên truyền pháp luật về biển, đảo dã được tiến hành
nhưng chưa thường xuyên, rộng khắp.
- Chính sách, pháp luật về biển ban hành chưa được nghiên cứu, đánh giá tác động kinh
tế - xã hội, hoặc nếu có nghiên cứu, đánh giá thì cũng chưa toàn diện, dẫn tới tình trạng lúng
túng trong áp dụng.
Một số phương hướng, giãi pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật trong tiến trình hội
nhập quốc tế:
* Phương hướng:
- Cần sứa đổi, bồ sung các đạo luật và chính sách chuyên ngành phù hợp với những
định hướng tổng quát ờ tầm vĩ mô và những mục tiêu quản lý tổng hợp của chinh sách biển
quốc gia.
- Xây dựng chính sách biển, đảo quốc gia toàn diện, tổng quát như: xác định mục tiêu;
những nguyên tác cơ bản áp dụng trong quản lý tống hợp biển; xác định cụ thề những chủ thề
tham gia vào việc quàn lý biển; những chương trinh quàn lý có thể thực hiện.
- Phài tính toán từng bước thực hiện thích hợp đề xây dựng và triền khai những kế
hoạch quàn lý tương thích với khà năng và mục tiêu chung của các ngành kinh tế biền.
- Thành lập cơ chế phối hợp liên ngành quản lý biển, đào gồm đại diện cúa các Bộ,
ngành, địa phương liên quan đến quàn lý, khai thác biền; tính đến sự tham gia rộng rãi cùa các
tầng lớp dân cư.
* Giái pháp:
- Rà soát, hệ thống hóa các văn bản pháp luật về biển; sừa đổi, bồ sung các quy định
không còn phù hợp; ban hành các văn bàn pháp luật mới về biển, đảo nhàm từng bước tiến
hành xây dựng cho được một hệ thống đồng bộ các luật và văn bàn quy phạm pháp luật về
biển, đảo mang tính pháp lý cao, điều chinh các lĩnh vực hoạt động trên biển, trên cơ sở phù
hợp với pháp luật và tinh hinh thực tiễn quốc tế, thể hiện rõ quan điềm, lập trường và đáp ứng
yêu cầu cùa Nhà nước Việt Nam trong tăng cường quản lý, khai thác, đấu tranh bào vệ chủ
quyền biển, đảo.
- Hoàn thiện chính sách, pháp luật quản lý theo ngành, theo lãnh thố; khắc phục những
bất cập cùa cơ chế quản lý theo ngành trong thời gian qua.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về quàn lý, bảo vệ và phát triển
bền vững biển, hải đào cặn đuợc thực hiện một cách đồng bộ từ trung ương tới địa phương.
- Tồ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, có chính sách ưu tiên, thu hút nguồn
nhân lực có trình độ chuyên môn về quản lý, khai thác sử dụng và về pháp luật hỗ trợ công tác
quản lý, công tác xây dựng pháp luật cũng như hoạt động đấu tranh bảo vệ chù quyền về biển.
- Nâng cao năng lực toàn diện đối với lực lượng bảo vệ, giữ gìn trật tự, an ninh, an toàn
trên biển.
- Tích cực hội nhập quốc tế, tham gia ký kết các điều ước quan trọng về biển, trờ thành
thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, hành xử theo luật pháp quốc tế.
- Mờ rộng giao lưu, hợp tác khu vực và quốc tế về biển. Chủ động đàm phán, đối thoại
với các quốc gia về các vấn đề liên quan đến biển cửa Việt Nam trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau
và bảo đàm chù quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Hình 5.3. Mốc chủ quyền đảo Trường Sa của Việt Nam
5.2. NỌ1 DUNG BÁO VỆ BIÊN, ĐÁO TRONG THỜI KỲ MỚI
5.2.1. Nguyên tắc, chính sách q u ản lý và băo vệ biến, đảo
a) Nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển, đảo
Điều 4, Chương 1 Luật Biển Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa
Việi Nam khóa x n i kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012 ghi rõ, về nguyên tắc quản lý và
bảo vệ bién, đảo.
- Quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt
Nam, phù hợp với Hiến chương Liên họp quốc và các điều ước quốc tế khác mà nước Cộng
hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền,
quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đào và quần đào, bào vệ tài
nguyên và môi trường biển.
- Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng
các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên họp quốc về Luật Biển năm 1982,
pháp luật và thực tiễn quốc tế.
h) Chính sách quán lý và bảo vệ biển, đáo
Điều 5, Chương 1 Luật Biển khẳng định về chính sách quàn lý và bảo vệ biển, đảo của Nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền,
quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bào vệ tài nguyên
và môi trường biển, phát triền kinh tế biển.
- Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quàn lý, sú dụng, khai thác,
bào vệ cấc vùng biển, đảo và quẩn đảo một cách bền vững, phục vụ mục tiêu xây dựng, phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đẩu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp đụng thành tựu khoa
học-kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triền kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và
môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với điều kiện của từng vùng biển, bào
đàm yêu cầu quốc phòng và an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng, chíníi sách,
pháp luật về biển.
- Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thùy sản cùa ngư dân trên các vùng biền, bảo hộ hoạt
dộng của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quố:
te mà nước Cộng hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của
quốc gia ven biển có liên quan.
- Đầu tư bào đảm hoạt động cùa các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên
biển, nâng cấp cơ sờ hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo. phát triển
nguồn nhân lực biển.
- Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh song trên các đảo và quần đảo; chê
độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bào vệ các vùng biển, đào và quần đảo.
5.2.2. M ục tiêu bảo vệ biến, đ ả o
Mục tiêu bào vệ biển, đảo trong thời kỳ mới là giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thô, lợi ích quốc gia trên biển, gẳn liền với chú nghĩa xã hội; lấy giữ vững môi trường
hoà bình, ồn định lâu dài là lợi ích cao nhất.
a) Giữ vững độc lập chù quvền toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia trên biến gắn liền
với chủ nghĩa x ã hội
- Bước vào thế kỷ XXI, cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát triền mạnh mẽ,
đây nhanh xu the toàn cầu hoá kinh tế, tạo ra những mặt tích cực và mặt tiêu cực; những cơ
hội và thách thức trong quá trình hội nhập cùa nước ta và các nước. Trong khu vực Đông
Nam Á, mặc dù hội nhập, hợp tác, hoà bình, ổn định đang là xu hướng chung, chiếm ưu thể
nhưng vẫn đang tồn tại những nhân tố gây mất ổn định, có tác động không ít đến sự phát triền
năng động, bền vững cùa các nước ASEAN. v ấn đề tranh chấp các quyền và lợi ích trên Biển
Đông vẫn chưa được giải quyết, vì có sự can thiệp cùa các nước lớn, chủ yếu là sự tranh giành
ảnh hưởng,, giàn xếp giữa Trung Quốc và Mỹ gia tẵng, tác động tới chính sách một sô nước
ASEAN, làm phức tạp thêm tình hình và sự gán kết giữa các nước trong khu vực vốn đã lòng
lèo càng thêm lòng lẻo.
- Trong bối cảnh mới của thế giới và khu vực như vậy, giải quyết đúng đắn mối quan
hệ song phương và đa phương giữa nước ta với các nước là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ lớn,
quyết định đến vận mệnh của quốc gia, dân tộc: Hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển hay
mất ổn định, chiến tranh, nghèo đói, tụt hậu. Hội nghị Trung ương 8 của Đảng (khoá IX) đẫ
xác định: “Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chù nghĩa xã hội; lấy việc giữ
vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của đất
nước” . Quán triệt tinh thần đó trong bảo vệ biển, đảo, chúng ta phải kiên tri mục tiêu giữ
vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thồ, lợi ích quốc gia, dân tộc trên biền gán liền với
chù nghĩa xã hội; đồng thời phải lấy giữ vũng môi trướng hoà bình, ổn định lâu dài là lợi
ích cao nhất.
Giữ vững độc lập. chú quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc trên biên găn liên
với chủ nghĩa xã hội là trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng cùa mỗi công dân Việt Nam. Trong
Hiến pháp 1980 và 1992, đã quy định: “Nước Cộng hoà xã hội chú nghĩa Việt Nam là một nước
độc lập, có chú quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thố, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biên
và các hải đào". Điều 13 Hiến pháp 1992 còn nói rõ hơn: “Tồ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
là thiêng liêng bất khá xâm phạm". Bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thồ là một trong những
nguvên tắc cơ bàn được pháp luật quốc tế hiện đại công nhận. Nó bát nguồn từ nguyên tấc tôn
trọng chú quyền quốc gia đối với lãnh thổ. Bất khả xâm phạm lãnh thồ có nghĩa là không được
xâm phạm lãnh thồ cùa một quốc gia bằng vũ lực hay các áp lực khác. Còn toàn vẹn lãnh thổ có
nghĩa là nghiêm cấm chia căt lãnh thổ hoặc xâm chiếm một phân lãnh thô của bát kỳ quôc gia
nào. Hai khái niệm này tuy còn nhiều điểm giống nhau nhung lại độc lập với nhau. Chúng có
thê xem là hai mặt cùa nguyên tãc bât khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thồ.
- Điều 2 Khoán 4 cùa Hiến chương Liên hợp quốc đã ghi rõ: “Tất cả các thành viên
liên hợp quốc cần phải tự kiềm chế, không được đe doạ hoặc sừ dụng vũ lực để chống lại sự
toàn vẹn lãnh thố hoặc nền độc lập chính trị cùa bất kỳ nước nào hoặc bằng bất cứ cách nào
khác trái với các mục đích cùa Liên hợp quốc”. Mặc dù độc lập, chú quyền, toàn vẹn lãnh
thồ và lợi ich quốc gia cùa các dân tộc đã được pháp luật quốc tế công nhận, trong các nước
đế quốc và các thế lực bành trướng vẫn luôn tìm mọi âm mưu, quý kế, thủ đoạn để xâm
phạm. Thực tiễn lịch sừ cùa dân tộc ta cho thấy, để thực hiện được mục tiêu giữ vững độc
lập, chù quyền lãnh thồ và lợi ích quốc gia, dân tộc, toàn Đáng, toàn quân, toàn dân ta đã
phái trài qua gần nửa thế kỷ đấu tranh gian khổ, hy sinh bao xương máu mới giành được.
Đồng thời cũng cho thấy, chi có Đàng Cộng sán và Nhà nước xã hội chủ nghĩa mới đem lại
ấm no, tự do và hạnh phúc cho nhân dân ta.
- Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đến nay đẫ đạt
được nhiều thành tựu rất to lớn, giờ đây trong những năm tới, nhân dân ta quyết tâm đẩy
mạnh công cuộc đồi mới đề xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chù
nghĩa, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chù, văn minh. Đối với việt Nam,
Tổ quốc là Tổ quốc xẫ hội chủ nghĩa. Tổ quốc gắn với Đàng Cộng sản và chế độ xã hội chủ
nghĩa, gắn với sự nghiệp đổi mới do Đàng ta lãnh đạo.
Kiên quyết bào vệ độc lập, chù quyền, trọn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, dân tộc trên
biến phải gắn với chù nghĩa xã hội, gắn với bào vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã
hội chủ nghĩa; gắn với bảo vệ sự nghiệp đổi mới và bản sắc vản hoá dân tộc. Bảo vệ độc lập,
toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, dân tộc là mục tiêu bất di, bất địch của Đàng, Nhà nước
và nhân dân ta.
b) Giữ vững môi trường hoà bình, ồn định lâu dài là lợi ích cao nhất
- Trải qua những chặng đường đầy khó khăn, gian khổ cùa hai cuộc kháng chiến liên
tiếp, hết chống thực dân Pháp lại chống đế quốc Mỹ để giài phóng dân tộc, giành độc lập,
thống nhất đất nước, các cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bấc, nhân dân ta đã
hun đúc cho mình tình yêu hoà binh thiết tha, niềm mong muốn sự ồn định lâu dài, bền vũng
đề xây dựng và phát triển đất nước.
Trong những năm qua, chúng ta đã kiên trì phấn đấu theo đường lối đối ngoại cùa Đàng
lá "Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phương hoá, đa
dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy cùa các nước trong
cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triền” để phá thế bị bao vây cấm
vận. tạo môi trường hoà bình ồn định, tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi cho công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đây là một trong những Ihành tựu quan trọng nhât cùa
Đàng, Nhà nước và nhân dân ta sau 20 nãm đổi mới.
- Từ Đại hội VII, Đảng ta đã đề ra đường lối đối ngoại độc lập, tự chù, đa phương hoá, đa
dạng hoá các mối quan hệ quốc tế theo tinh thần Việt Nam muốn là bạn với tất cà các nước cộng
đồng trong thế giới. Đường lối đối ngoại này đến nay vẫn đang tiếp tục được quán triệt, phát
triển để giữ vững hoà bình, ổn định lâu dài.
Tư tưởng mờ rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương các quan hệ quốc tế
trong dường lối đối ngoại của Đàng ta thề hiện quan điểm độc lập tự chú, không để bất cứ một
thế lực nào lôi kéo. Độc lập lự chù chính là tự mình quyết định các vấn đề đường lối, chính
sách, các mục tiêu và các quyết sách về hoạt động đối nội và đối ngoại phù hợp với lợi ích và
nghĩa vụ quốc gia, thích ứng với xu thế thời đại. Đó chinh là thực hiện quyền tự quyết trong
quan hệ quốc tế, không chịu sự áp đặt về ý đồ và quyền lợi từ bất cứ phía nào. Đa phương hoá là
nói đến nhiều đối tác trong quan hệ, nhung vẫn có ưu tiên nhất định đối với các đối tác truyền
thống và "đối tác chiến lược”; đa dạng hoá là nói đến việc sừ dụng nhiều hình thức quan hệ đê
thực hiện đa phương hoá. Đây là chinh sách ngoại giao mềm dẻo "thêm bạn, bớt thù”, tạo điều
kiện quốc tế thuận lợi để tranh thủ các nguồn lực bên ngoài cho phát triền đất nước.
- Đại hội XI, Đàng ta tiếp tục khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chù động và
tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế cùa đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một
nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách
nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hoà binh, độc lập dân tộc, dân chù và
tiến bộ xã hội trên thế giới”.
- Thời gian qua, Đàng và Chinh phũ ta một mặt đã chủ động, tích cực đấu tranh kiên quyết
với những hoạt động xâm phạm chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc của ta, chống âm mưu “diễn
biến hoà binh” và các hoạt động lợi dụng chiêu bài “dân chù”, “tự do tôn giáo” để can thiệp vào
công việc nội bộ của nước ta. Mặt khác cũng rất chủ động, tích cực giài quyết từng bước những
tồn tại về biên giới lãnh thổ trên biển và đất liền với các nước liên quan nhằm cùng cố và thúc đẩy
các quan hệ hữu nghị, hợp tác, góp phần củng cố hoà bình, an ninh khu vực, đồng thời tăng cường
thê và lực cùa đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta
đã ký Thoả thuận Khai thác chung vùng biển chồng lấn với Malaysia, đã ký Hiệp định Phân định
vùng biển chồng lấn với Thái Lan và thực hiên tuần tra chung trên vùng biển chồng lấn, đã ký
Hiệp định về biên giới trên bộ và phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc, đã ký Hiệp định Phân
định ranh giới thềm lục địa với Indonesia, và đang xúc tiến đàm phán với Campuchia để đi tới ký
Hiệp định về biên giới trên biển.
- Mục tiêu bảo vệ biển, đào là sự thể hiện cụ thể đường lối nhất quán cùa Đảng, Nhà
nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nó phù hợp với mục tiêu chung cùa
Đảng và nhân dân ta là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để đạt được mục tiêu bào vệ biền, đáo cần giài
quvết đúng đẳn các vấn đề liên quan tới biển, đào trẽn cơ sờ nấm vững và điều chinh các mối
quan hệ trên biền giữa quốc gia, dân tộc với cộng đồng quốc tê một cách hợp lý băng cách kêt
hợp hài hoà lợi ích quốc gia. dân tộc trên biến với lợi ích cùa dân tộc khác theo tinh thân tón
trọng độc lập, chù quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ cùa nhau, hợp tác đôi bẽn
cùng có lợi. Kết hợp với tận dụng sức mạnh thời đại, trên cơ sở nội lực là chinh. Sự đồng tình,
giúp đỡ cùa cộng đồng quốc tế có thể tranh thủ được nhiều hay ít cũng như sức mạnh cùa thời
đại có thể tận dụng được hay không là tuỳ thuộc vào ta, có phát huy được tinh thần độc lập, tự
lực, tự cường, có làm rỏ trách nhiệm và nghĩa vụ cùa nước ta đối với các vấn đề khu vực và
toàn cầu thi mới có thể nắm vũrng và điều chình các mối quan hệ trên biền giữa quốc gia, dân
tộc với cộng đồng quốc tế một cách hợp lý.
5.2.3. Nhiệm vụ, lực lưọng, phươ ng thứ c q u ản lý, bảo vệ biến, đ ả o và thềm lục địa trong
thòi kỳ mói
a)Nhiệm vụ bão vệ biển, đảo trong thời k ị mới
- Bào đàm sự tôn trọng các quyền và lợi ích chinh đáng cùa quốc gia trong Biển Đông,
bào vệ sự toàn vẹn các vùng biển đào cùa Tổ quốc.
Bảo vệ chú quyền quốc gia trên biển, có thể hiểu theo nghĩa rộng là bào vệ các quyền và
lợi ích cùa quốc gia trong phạm vi các vùng biền và thềm lục địa theo các chế độ pháp lý
khác nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, trên. Bảo vệ chù quyền quốc gia đối với các hài
đào, quần đảo cùa Việt Nam trong Biển Đông, đặc biệt là các quần đào cùa Việt Nam đang bị
các nước nhảy vào xâm chiếm, tranh chấp.
Đàng ta đề ra chú trương vận động ngư dân đánh bẩt hài sàn xa bờ, dài ngày và phát
triền mạnh kinh tế biển kết hợp với bào vệ vùng biển, xuất phát từ chù trương “làm chủ bằng
khai thác” “khai thác đề làm chủ”.
Một trong những nguyên nhân khiến cho tinh trạng trên chậm chấm dứt là sự yếu kém
về khả năng khai thác tài nguyên biển của nước ta. Trước khi thực hiện chương trình đánh cá
xa bờ, ngành hái sán nước ta mới chi khai thác ờ vùng nước ven bờ (độ sâu 30m trở lại),
chiếm khoáng 10% diện tích cùa vùng đặc quyền về kinh tế. Các hoạt động nghiên cứu khoa
học, kháo sát môi trường và tài nguyên chưa đáp ứng được yêu cầu của khai thác trên toàn bộ
diện tích của vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.
Đẩy mạnh các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên xa bờ là rất cấp thiết. “Chiến
lược phát triền kinh tế - xã hội 2001-2010” trong văn kiện Đại hội IX cùa Đảng khẳng định:
"Tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sờ cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển.
Đẩy mạnh nuôi, trồng, khai thác, chế biến hải sàn, thăm dò khai thác và chế biến dầu khí, phát
triền đóng tàu thuyền và vận tài biển, mờ mang du lịch, bảo vệ môi trường, tiến ra biển và làm
chù các vùng biển”.
Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định bằng quyết tâm: “Phát triển mạnh đi trước một
bước một số vùng kinh tế ven biển và hài đào, phát triển một số hệ thống càng biển, vận tải
biển, khai thác và chế biến dầu khi, hải sàn, dịch vụ biển, đẩy nhanh ngành công nghiệp đóng
tàu biển và công nghiệp khai thác, chế biến hái sản”.
Càn trớ lớn nhất trên con đường tiến ra khai thác và làm chủ biển khơi cúa nhàn dân ta
hiện nay là âm mưu và hành động bành trướng lãnh thổ trên biền cũa Trung Quốc. Chù quyền
và toàn vẹn lãnh thổ cùa quốc gia đang bị xâm phạm: Toàn bộ quần đão Hoàng Sa và nhiêu đào,
bãi đá trong quần đảo Trường Sa đang bị nước ngoài chiếm đóng, các hành động lấn chiếm, mở
rộng lành thổ cùa nước ngoài vẫn đang tiếp diễn.
Trong nhiều năm liên tục cho đến nay, tàu thuyền nước ngoài thường xuyên xâm nhập
thềm lục địa phía Đông Nam nước ta, tiến hành khảo sát thăm dò tài nguyên, đồng thời gây
càn trờ cho ta trong việc thăm dò, chuẩn bị khai thác dầu khí, gây ra tình hình rất căng thẳng,
hòng tạo ra những “vùng tranh chấp mới”, để thu hẹp vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục
địa cúa nước ta.
Hiện nay, trên một phần diện tích không nhò của vùng đậc quyền về kinh tế và thềm
lục địa của nước ta chưa được hoạch định ranh giới rõ ràng với một số nước có bờ biền đối
diện hoặc liền kề. Do đó, bào vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, giữ vững hòa bình và ổn
định trên các vùng biển là điều kiện kiên quyết, là tiền đề cần thiết để phát triển, khai thác
biển và từng bước tiến ra biển một cách vững chẩc. Muốn khai thác lợi ích của biển, trước
hêt, phái làm chù biển một cách vững chắc. Tăng cường quốc phòng và an ninh trên biển để
tạo điều kiện cho phát triền kinh tế biển là nội dung cấp thiết hàng đầu trong bào vệ biển,
đáo trong thời kỳ mới.
“Xây dựng quốc gia Việt Nam mạnh về biển và phát triển kinh tế biển trờ thành mũi
nhọn cùa nền kinh tế quốc dân là một mục tiêu chiến lược, đồng thời là một nhiệm vụ bức
bách đang đặt dân tộc ta trước thách thức lớn trên Biển Đông”. Thách thức lớn đó là: “Chúng
ta phài thật sự thức tinh, ý thức về biển của cả dân tộc, làm chù được biển của mình, phát triển
mạnh kinh tế biển gắn với bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nước ta trên biển, một
lần nữa vươn lên thành quốc gia mạnh về biển ờ Đông Nam Á hay là để cho quốc gia khác lấn
lướt chúng ta trên biển, thu hẹp các vùng biển của chúng ta, đặt dân tộc ta trong tình trạng tụt
hậu, bị động, lệ thuộc trên Biển Đông” . Vượt qua thách thức lớn trên Biển Đông là trách
nhiệm lịch sử của thế hệ người Việt Nam hôm nay đối với các thế hệ mai sau, là sự tiếp nối
cuộc đấu tranh oanh liệt, đầy hy sinh của dân tộc ta vì độc lập, tự do và thống nhất Tồ quốc
trong thế kỳ XX.
- Bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và văn hóa trên biển và vùng ven biển.
Biển là môi trường có điểu kiện thiên nhiên khắc nghiệt và nhiều biến động, lại là môi
trường mở, thường xuyên có sự giao lưu quốc tế, nên đòi hỏi về bảo đảm an ninh chính trị, trật
tự, an toàn xã hội lại càng cao hcm. Diễn biến cùa tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã
hội trên biển rất phức tạp, đặc biệt là phải tiến hành trong điều kiện quy chế pháp lý không đồng
nhất giữa các vùng nước khác nhau trên biển; các luồng văn hoá, tư tường độc hại dễ dàng từ
biên xâm nhập vào đất liền. Vùng ven biển là vùng chuyển tiếp giữa biển với đất liền, là căn
cứ để tiến ra biển và là nơi thu nhận các nguồn lợi khai thác được từ biển. Biển và vùng ven
biển gắn bó rất chặt chẽ với nhau cả về kinh tế lẫn quốc phòng và an ninh. Từ xưa tới nay,
quan hệ giữa biển và bờ vẫn là: Bờ có mạnh thì biển mới mạnh, biển có mạnh thì mới che chở
cho bờ phát triển.
Việc xác định ranh giới vùng ven biền phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu và hoạt động
cùa từng lĩnh vực, do đó thường mang tinh chất ước lệ, là "ranh giới mềm”, có thể trùng hoặc
không trùng với ranh giới hành chính. Ở nước ta hiện nay, "trong thu thập, xừ lý và tính toán
các số liệu đáp ứng yêu cầu cùa quy hoạch tồng thể phát triển kinh tế biền và vùng ven biển trên
phạm vi cả nước, phẩn không gian trén đất liền cùa vùng ven biển được xác định theo một "ranh
giới cứng, gồm địa giới hành chính cúa toàn bộ các thành phố và các huyện thị giáp biên từ
Móng Cái đến Hà Tiên". Đoi với quốc phòng và an ninh, ranh giới này là chưa đù mà phái vận
dụng một "ranh giới mềm” cho phù họp với từng loại địa hình và tinh hình kinh tê - xã hội cùa
từng địa phương.
Nội dung chù yếu cùa bào vệ an ninh chinh trị, trật tự, an toàn xã hội và văn hóa trên
biển và vùng ven biến là:
+ Bào vệ an ninh quốc gia trên mọi lĩnh vực: Chính trị, tư tường, vãn hóa, khoa học công
nghệ, quốc phòng và an ninh. Ngăn chặn kịp thời người và phương tiện xâm nhập đất liền đề tiên
hành các hoạt động phá hoại, gây rối, làm gián điệp, truyền bá văn hoá đôi trụy và thực hiện các
hành vi tội phạm khác.
+ Bào vệ lao động sàn xuất, tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân trên biền và
ven biển.
+ Bào đàm trật tụ, an toàn giao thông trên biền và ven biền.
+ Báo vệ môi trường, xử lý các vụ ô nhiễm môi trường.
+ Phòng chống và khác phục hậu quá thiên tai.
+ Thực hiện tìm kiếm - cứu nạn.
+ Phòng ngừa và chế ngự các xung đột vì tranh giành lợi ích giữa các tổ chức và cá nhân
trong sử dụng và khai thác biển.
Trong những năm qua, công tác bào vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên biền
và vùng ven biển đã có nhiều thành tích, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn ổn định chính
trị - xã hội cùa đất nước, tạo được môi trường thuận lợi cho phát huy nội lực và thu hút đầu tư
cùa nước ngoài để phát triển kinh tế biển. Bên cạnh đó cũng còn những yếu kém và cơ sở cần
khác phục.
+ Công tác bảo vệ trật tự an ninh chính trị trên biển chưa đáp ứng được các yêu cầu mới do
chú quyền và quyền tài phán trên biển cùa quốc gia được mờ rộng các hoạt động thăm dò, khai
thác, sử dụng biển ngày càng tăng và đa dạng, bao gồm nhiều loại đối tượng (trong nước, nước
ngoài, nhiều thành phần kinh tế).
+ Nạn buôn lậu, cướp biển, đánh bắt cá bất hợp pháp, sử dụng chất nổ, kích điện và chất
độc để khai thác hài sàn kéo dài trong nhiều năm, đến nay chưa chấm dứt. Nạn buôn lậu trên
biển có nhiều hướng gia lăng và diễn biến phức tạp bằng những thù đoạn tinh vi, xảo quyệt,
có phương tiện hiện đại và tồ chức chặt chẽ.
+ Hiện tượng tranh chấp ngư trường dẫn đến xung đột giữa tàu cá trong nước và với tàu cá
nước ngoài không được phát hiện và xử lý kịp thời, chưa kiểm soát được chặt chê hoạt động của
tàu thuyền trên biển, nhất là ở ngoài khơi xa.
+ Nguy cơ ô nhiễm biển đang ngày càng gia tăng, môi trường sinh thái bị phá hoại, có
nơi nghiêm trọng.
+ Vi lợi ích cục bộ, một số tổ chức, ngành đơn phương đứng ra hợp tác với một số đối
tượng, gây thiệt hại về kinh tế; sừ dụng phương tiện cùa Nhà nước tham gia buôn lậu, trốn
thuế, hoặc bao che tiếp tay cho bọn buôn lậu; không bào đàm việc quàn lý nhà nước về an
ninh, trật tự trên biển.
Các lực lượng, các ngành bảo vệ an ninh trên biển trong thời gian qua hoạt động trong điều
kiện khó khăn về khách quan cũng như chủ quan. Tuy tạm thời môi trường an ninh chính tri. trật
tự trên biển tương đối ồn định nhưng trên thực tế, tinh hình mặt biển vẫn hết sức "phức tạp và chứa
đựng nhiều nguy cơ: Tài nguyên sinh vật trong vùng nội thuý, lãnh hài bị khai thác bừa bãi, ngày
càng cạn kiệt, vùng biển xa ngoài khơi, tàu nước ngoài hoạt động chưa kiểm soát được, buôn lậu
đường biền đang ờ tình trạng nghiêm trọng, trấn cướp xảy ra nhiều, có vụ hết sức nghiêm trọng, an
toàn môi sinh ờ mức báo động, vành đai hái đảo phòng thù ven biển còn có mặt lóng léo, đối
phương có thể lợi dụng sơ hở để thâm nhập.
Trong nhũng năm tới, hành động tranh chấp biển, đào trên vùng biển nước ta còn tiếp
tục diễn biến phức tạp và quyết liệt, sẽ ành hưởng tới an ninh, trật tự trên biền và vùng ven
biển, cũng như trong nội địa; “cửa mở lớn” cúa đất nước sẽ tiếp tục mờ rộng hơn, tàu thuyền
và người nước ngoài ra vào nước ta ngày càng nhiều hơn, những Ihứ độc hại lợi dụng vào
theo cũng sẽ tăng lên: Tệ nạn xã hội, các hành vi phạm pháp tiếp tục diễn ra phức tạp. Tinh
hình đó đòi hói chúng ta phải tăng cường khà năng bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội và
văn hoá ờ trên biển và vùng ven biển, nhằm đáp úng yêu cầu ngày càng cao cùa sự nghiệp xây
dựng và bào vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
- Bào vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đồi
mới trên hướng bién.
Đàng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chú nghĩa là một thể thống nhất; Nhà
nước ta đặt dưới sự lãnh đạo cùa Đảng, là Nhà nước xã hội chù nghĩa, cùa dân, do dân, vì
dân. Vì vậy, báo vệ Đảng gắn liền với bảo vệ Nhà nước, bào vệ nhân dân và chế độ xã hội
chú nghĩa.
+ Bảo vệ Đàng trước hết là bảo vệ lý tưởng và mục tiêu cách mạng cùa Đảng, cụ thề
trong giai đoạn hiện nay là bào vệ đường lối xây dựng chù nghĩa xã hội của Đảng, làm cho
đường lối đó đi vào cuộc sống và thực hiện thăng lợi trên đất nước ta. Bảo vệ Đàng không
đơn thuần chi bàng các biện pháp vũ trang, mà phải bằng cuộc đấu tranh sâu sắc trên tất cà
các lĩnh vực chinh trị - tư tường, văn hoá - xã hội, kinh tế, ngoại giao, giáo dục...
+ Trong điều kiện Đàng cầm quyền, bảo vệ Đảng là bảo vệ sự lãnh đạo của Đàng đối với
Nhà nước, bào đảm mọi đường lối chú trương cùa Đàng được thực hiện tháng lợi thông qua hệ
thống văn bàn pháp luật và sự điều hành cùa Nhà nước.
+ Để giữ vững quyền lãnh đạo cùa Đảng, cần phái xây dựng, chinh đốn, nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, lên tầm cao với đòi hỏi của sự lãnh đạo đất nước trong thời
kỳ mới; đồng thời phài cùng cố và làm tăng lòng tin cùa quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp
lãnh đạo cùa Đàng và điều hành của Nhà nước. Mục tiêu chiến lược: “Xây đựng nước ta trở
thành một nước mạnh về biển” có vai trò quyết định đối với thành công cùa sự nghiệp đồi mới
do Đãng ta khới xướng và lãnh đạo. Vì vậy, phấn đấu đạt được mục tiêu chiến lược đó là thiết
thực bào vệ sự nghiệp đồi mới. làm tăng thêm lòng tin cùa nhân dân đối với Đàng, Nhà nước và
chế độ xà hội chú nghĩa.
+ Trong quá trình đổi mới đất nước. Đảng đà có chi thị, nghị quyết chuyên đề về phát
triển kinh tế biển, nhờ đó "kinh tế biển nước ta có bước phát triến đáng kể, đang phát huy vai
trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân”. Đàng cùng chi ra: “Trong phát triền kinh tế biền cũng
dang bộc lộ một số mặt yếu kém do nhặn thức về biền chưa đầy đú; thiếu chiến lược phát
triển tổng thể. Các ngành và các địa phương phát triển kinh tế biển chưa theo một quy hoạch
lổng thế. chưa hinh thành cơ cấu có hiệu quá kinh tế - xã hội cao”. Đại hội Đại biêu toàn quôc
lần thứ X cùa Đảng, sau khi nêu lên những thành tựu quan trọng cùa sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc trong 5 năm qua, đã chi ra nguyên nhân cùa những yếu kém, khuyết điềm,
trong đó. có "tư duy của Đảng trẽn một số lình vực chậm đổi mới; sự chi đạo tổ chức thực
hiện nghị quyết, chú trương chính sách cùa Đảng chưa tốt; một bộ phận cán bộ, đàng viên, kê
cà một số cán bộ chù chốt, yếu kém về phẩm chất, năng lực”. Vì vậy, để bào vệ sự nghiệp đôi
mới do Đàng khới xướng và lãnh đạo, phải báo vệ công cuộc lao động sản xuất, tính mạng và tài
sán cùa nhân dân ờ trẽn biển và ven biển, chống thiên tai, địch hoạ và các rủi ro khác; bảo vệ lợi
ích và quyền công dân cùa nhân dân đã đưực các chính sách của Đàng và pháp luật của Nhà nước
thừa nhận; bào vệ môi trường sống, bào đám cho nhân dân được sống trong môi trường tự nhiên
và môi trường vãn hoá - xã hội trong sạch, lành mạnh.
+ Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, thiên tai, lũ lụt xày ra
liên tiếp, gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế, tính mạng và tài sản cùa nhân dân. Đảng, Nhà
nước và các lực lượng vũ trang đã có những cố gắng lớn trong việc nghiên cứu giúp nhân dân
phòng chống và khắc phục hậu quà thiên tai, lũ lụt ớ trên biền và vùng ven biền, làm tăng thêm
lòng tin yêu cùa nhân dân đối với Đàng và chế độ xã hội chù nghĩa. Mặt khác, trong vấn đề này
chúng ta cũng còn có những bất cập, những trường hợp “lực bất tòng tâm”. Vì vậy, bào vệ môi
trường "nâng cao năng lực dự báo thời tiết và khả năng phòng chống thiên tai, hạn chế thiệt hại”
ờ trên biển và vùng ven biển, là những biện pháp cần thiết cần được tiến hành để bảo vệ ngày
càng có hiệu quả hơn cuộc sống cùa nhân dân trong điều kiện khác nghiệt, đầy biến động và bất
ngờ của môi trường biển.
Những nội dung bào vệ biến, đào trên đây cố quan hệ chặt chẽ với nhau, đan xen vào nhau
thành một chình thể. Các hoạt động kinh tế trên biển, tự nó đã là biểu hiện của quyền làm chủ và
bào vệ lợi ích quốc gia ở trên biển; hơn nữa còn làm chú một cách hòa bìrth thường xuyên nhất và
hợp pháp nhất. Hoạt động kinh tế chi có thể tiến hành được ở những nơi chú quyền và toàn vẹn
lãnh thổ, quốc gia, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo vệ vững chắc. Sự phát triển cùa
quốc phòng và an ninh phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân; mặt khác trong
tinh hình hiện nay, tăng cường quốc phòng và an ninh trên biển lại là “điều kiện tiên quyết và
tiền đề cần thiết” để tiến hành các hoạt động kinh tế trên biển; đồng thời cũng nhằm bào vệ
Đàng, bảo vệ Nhà nước xã hội chù nghĩa và nhân dân trên hướng biển.
Công tác an ninh chính trị ở trên biển mang cả hai tính chất đối nội và đối ngoại, nên gắn
bó chặt chẽ hơn với quốc phòng; ớ trên biển, quân đội (Hài quân, Bộ đội Biên phòng) phải
trực tiếp làm nhiệm vụ an ninh. Một hành vi phạm pháp của tàu thuyền nước ngoài, nếu xừ lý
không đúng sẽ dẫn đến căng thẳng trong quan hệ với nước chủ quàn cùa con tàu.
Thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mật cùa Đảng và năng
lực quản lý, điều hành cùa Nhà nước đối với sự nghiệp bảo vệ biển, đảo là yếu tố quan trọng
hàng đầu trong cuộc đấu tranh vì một nước Việt Nam xã hội chù nghĩa mạnh về biền trong thế
kỷ mới.
b) Các lực lượng làm nhiệm vụ quản lý, bào vệ chù quyền các vùng biển, đào và thềm
lục địa Việt Nam
- Quy định cùa pháp luật Việt Nam về các lực lượng làm nhiệm vụ quàn lý, bảo vệ chù
quyền các vùng biển, đảo và thềm lục địa:
Đe bảo vệ, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, báo vệ cuộc sống làm ăn binh thường
của nhân dân ta trên các vùng biển, đồng thời thực hiện đầy đù nghĩa vụ quốc tế cùa một quốc gia
ven biển, Việt Nam đã tổ chức, duy trì thường xuyên các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ và quản
lý, giữ vững trật tự. an ninh trên các vùng biển thuộc chú quyền, quyền chù quyền và quyền tài
phán cùa nước ta.
+ Công tác quản lý, bảo vệ và giữ vững chủ quyền biển, đảo cùa Việt Nam là nghĩa vụ,
trách nhiệm của toàn Đàng, toàn quân và toàn dân ta, mà không phái là trách nhiệm cùa
riêng một lực lượng nào. Trách nhiệm quàn lý, bào vệ các vùng biền Việt Nam được quy
định trong nhiều văn bàn quy phạm pháp luật, như Luật Biên giới quốc gia (Điều 31, 36,
37), Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng (Điều 1), Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004
cùa Chính phù quy định chi tiết thi hành một số điều cúa Luật Biên giới quốc gia (Điều 26
và 32); Nghj định 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 cùa Chính phù về Quy chể khu vực
biên giới biển (Điều 22).
Điều 9 Nghị định 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ quy định: "Quàn lý và
bảo vệ biên giới quốc gia trên biển, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên
giới biển là trách nhiệm, nghĩa vụ cùa các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang, chinh
quyền địa phương và mọi công dân".
+ Nghị định 30-CP ngày 29/01/1980 cùa Hội đồng Bộ trường (nay là Chính phủ) đã quy
định Quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển cùa Việt Nam.
Điều 21, Chương III đã nêu: Việc kiểm soát trên biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam được giao cho các lực lượng: Hải quân nhân dân và các đơn vị Quân đội nhân dân
Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ các đảo; Bộ đội Biên phòng Việt Nam; Cảnh sát nhân dấn
Việt Nam làm nhiệm vụ tuần tra trên biển; các lực lượng nửa vũ trang trên các thuyền vận tài và
tàu thuyền yêu cầu công tác và có mang dấu hiệu rõ ràng; các lực lượng kiểm soát chuyên
môn cùa các ngành: Hải quan, Y tế, Kiểm dịch làm nhiệm vụ kiểm soát từng mặt công tác cùa
ngành mình.
Khoán 5 Điều 111 Công ước Luật Biển năm 1982 quy định: "Quyền truy đuồi chi có thể
được thực hiện bởi các tàu chiến hay các phương tiện quân sự hoặc các tàu hay phương tiện
bay khác có mang các dấu hiện ờ bên ngoài chi rõ ràng ràng, các tàu hay phương tiện bay đó
được sữ dụng cho cơ quan nhà nước và được phép làm nhiệm vụ này". Như vậy, lực lượng
tuần tra. kiểm soát trên biển phải là lực lượng vũ trang (Quân đội, Công an) hoặc cùa lực
lượng khác dược Nhà nước trao quyền nhưng phái phù hợp với quy định cùa điều ước quốc tế
má Việt Nam là thành viên.
Ví dụ: Hiệp định hợp tác nghề cá ờ Vịnh Bấc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc ký ngày
25/12/2000 quy định lực lượng kiểm soát cùa Việt Nam bao gồm: Cành sát biển, Bộ đội Biên
phòng. Hài quân. Thanh tra bào vệ nguồn lợi thuỳ sản.
+ Quyết định số 13-HĐ/PT ngày ] 1/02/1986 cùa Hội đồng Bộ trường đã nhấn mạnh về việc
tăng cường công tác bào vệ chù quyền và an ninh các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Tại
Mục II quyết định này đã phân công phạm vi tuần tra kiểm soát trên các vùng biền và thềm lục địa
như sau: Bộ đội hài quân phụ trách chù yếu là vùng lãnh hài, vùng tiếp giáp lãnh hài, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam; Bộ đội Biên phòng phụ trách vùng nội thủy, lành hài và
làm nòng cốt cho hoạt động cùa dân quân, tự vệ trên biến; lực lượng công an nhân dân phụ trách
việc bào vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trên biển, các bến đậu. các nơi trung chuyền,
các bến bãi bốc dỡ hàng hoá dân sự, các công trình nổi trên biển, các cửa sông lớn; Bộ Giao thông
vận tái, Bộ Thuỷ sàn (nay lá Bộ Nông nghiệp và Phát triền nông thôn), Tồng Công ty Dâu khi (nay
là Tập đoàn Dầu khí quốc gia), hải quan không ấn định phạm vi phụ trách riêng.
+ Pháp lệnh số 03/2008/PL-UBTVQH12 ngày 26/01/2008 cùa Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội về lực lượng cành sát biền Việt Nam đã quy định: Cánh sát biền Việt Nam là lực lượng
chuyên trách của Nhà nước, thực hiện chức năng quàn lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đàm
việc chấp hành pháp luật cùa Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành
viên trên các vùng biển và thềm lục địa cùa Việt Nam.
+ Để quàn lý và bảo vệ khu vực biên giới biển, Chính phù đã ban hành Nghị định số
161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 quy định về quy chế khu vực biên giới biển. Theo đó, khu
vực biên giới biển đã được quy chế hoá như sau:
Chính phú thống nhất chi đạo các hoạt động quản lý bào vệ biên giới quốc gia trên biển
và duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển; Bộ Quốc phòng chủ trì,
phối họp với Bộ Công an thống nhất hướng dẫn chi đạo Uỳ ban nhân dân các cấp ven biển tổ
chức quàn lý bào vệ biên giới quốc gia giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực
biên giới biền theo quy định cùa Pháp luật; Bộ Ngoại giao chi đạo, hướng dẫn các bộ, ngành,
uý ban nhân dân các cấp thực hiện chính sách xây dựng biên giới, các điều ước quốc tế về
biên giới Việt Nam đã ký kết với các nước hữu quan, phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn
Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ đối ngoại và giài quyết công việc liên quan đến hai
bên biên giới; Bộ Công an chi đạo, hướng dẫn các Bộ, ngành, uỷ ban nhân dân các cấp báo vệ
an ninh khu vực biên giới biền; gắn an ninh biên giới với an ninh nội địa, phối hợp với Bộ
Quốc phòng chi đạo hướng dẫn Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo đàm an ninh, trật
tự và đấu tranh phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới biển; cán bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phù trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà
nước về biên giới quốc gia, phối họp với Bộ Quốc phòng chì đạo, hướng dẫn uý ban nhân dân
các cấp thực hiện xây dựng, quàn lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an
toàn xã hội trong khu vực biên giới biển theo quy định cùa pháp luật: Uỷ ban nhân dân các
cấp trong phạm vi nhiệm vụ cùa mình, thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia theo
quy định cùa Chinh phủ, theo hướng dẫn, chi đạo cùa Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành chức
năng. Xây dựng quy hoạch sản xuất gắn với quy hoạch dân cư, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cùa nhân dân ở khu vực biên giới; kết hợp xây dụng cơ sờ hạ tầng, phát triển kinh tế
- xã hội với cùng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới biển. Chi đạo các
lực lượng, ban, ngành ớ địa phương phối hợp với Bộ đội Biên phòng trong hoạt động quàn lý,
bào vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự ờ khu vực biên giới biền thuộc địa phương
quản lý (Điều 22).
+ Trên cơ sớ Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chinh phú quy định
về quy chế biên giới biển, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 89/2004ATT-BQP ngày
19/6/2004 để hướng dẫn thực hiện Nghị định nói trên. Theo đó: Bộ đội Biên phòng là lực
lượng nòng cốt chuyên trách, chủ trì phối hợp với các lực lượng quân đội, công an, cảnh sát
biển, hài quan và các lực lượng liên quan khác trong việc thực hiện nhiệm vụ quàn lý, bào vệ
biên giới quốc gia trên biển. Như vậy, các lực lượng chuyên trách báo đám an ninh, quốc phòng
trên biền bao gồm: Cảnh sát biển, Bộ bội Biên phòng, hải quân, hoạt động phối hợp giữa các lực
lượng này sè do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. Các lực lượng kiểm tra, kiểm soát chuyên
ngành gồm: Kiếm ngư, thanh tra giao thông, hài quan, thanh tra môi trường, y tế và Tập đoàn
pầu khí Việt Nam.
- Nhiệm vụ cùa các lực lượng tham gia quản lý, bảo vệ chù quyền biển, đảo Việt Nam
được quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật:
+ Nghị định 30-CP ngày 29/01/1980 của Hội đồng Bộ trường (nay là Chính phù) về quy
chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của Việt Nam. Tại Điều 22 Nghị
định này quy định nhiệm vụ cho các lực lượng kiểm soát trên các vùng biển cùa Việt Nam, đó là
bào vệ chù quyền và các quyền của Việt Nam trên các vùng biền, chống lại mọi âm mun và
hành động xâm phạm dirới mọi hình thức các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam (Điểm a);
Giám sát, kiểm soát các tàu thuyền nước ngoài hoạt động irong nội thuý, lânh hải, vùng tiếp
giáp lãnh hài Việt Nam, trong việc chấp hành nghị định này và các luật lệ, quy định hiện hành
về hài quan, y tế, tài chính, xuất cành, nhập cành, di cư, nhập cư cùa Việt Nam (Điềm b); giúp
đỡ các cơ quan khác có nhiệm vụ quàn lý trên biền thực hiện tốt chức năng kiểm soát đã được
Nhà nước giao phó (Điểm c).
+ Theo Pháp lệnh Lực lượng Cành sát biển Việt Nam năm 2008, lực lượng cành sát biển
Việt Nam có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
Trong nội thuỳ, lãnh hải và vùng nước cảng biển cửa Việt Nam, lực lượng Cảnh sát biển
Việt Nam có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước
quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên để bào vệ chù quyền; giữ gìn an ninh, trật tự,
an toàn; bảo vệ tài nguyên, phòng, chống ô nhiễm môi trirờng; phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh
chống các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép và mua bán người, vận chuyển, mua bán
trái phép hàng hoá, vũ khí, chất nồ, chất ma tuý, tiền chất và các hành vi vi phạm pháp luật
khác (Điều 6).
Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, lực
luựng Cành sát biển Việt Nam có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo quy định cùa pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên để bảo vệ quyền chủ
quyền, quyền tài phán; bào vệ tái nguyên, phòng, chống ô nhiễm môi trường; phát hiện, ngăn
chặn vá đấu tranh chống các hành vi buôn lậu. cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu
thuyền, vặn chuyền trái phép và buôn bán người, vận chuyển, mua bán trái phép các chât ma
tuý (Điều 7). Lực lượng Cành sát biển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tê trong
phạm vi chức nãng, nhiệm vụ, quyền hạn cùa mình theo quy định của pháp luật Việt Nam
và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên để góp phần giữ gìn an ninh,
trật tự. hoà bình và ồn định trên các vùng biển (Điều 8). Ngoài ra, lực lượng Cành sát biên
Việt Nam có nhiệm vụ thu thập, tiếp nhận thông tin, xử ]ý kịp thời và thông báo cho cơ quan
chức năng có liên quan theo quy định cùa pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan
mà Việt Nam là thành viên; tham gia tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục sự cố trên biển và thực hiện
các hoạt động báo vệ môi trường, tồ chúc ứng phó sự cố môi trường biển (Điều 9), phối hợp với
các lực lượng khác bào vệ tài sân cùa Nhà nước, tính mạng tài sàn cùa người và phương tiện hoạt
động hợp pháp trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, phối hợp với các đơn vị khác cùa lực
lượng vũ trang để bảo vệ chù quyền, an ninh quốc gia trên các hài đào, vùng biển thuộc lãnh thô
cùa Việt Nam và quyền chù quyền trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm iục địa cùa Việt Nam.
+ Tham gia quản lý, bảo vệ chù quyền biền, đào Việt Nam còn có lực lượng Bộ đội Biên
phòng: Là lực lượng vũ trang nhân dân của Đàng, của Nhà nước Việt Nam, là một thành phân
của Quân đội Nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chù quyền,
toàn vẹn lãnh thồ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hài đáo, vùng biền... Bộ
đội Biên phòng có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát bào vệ biên giới lãnh thổ quốc gia trên biển
theo quy định cùa pháp luật Việt Nam.
+ Nghị định 25/2008/NĐ-CP ngày 04/3/2008 cùa Chính phú quy định về chức năng, nhiệm
vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, Nghị định đã quy định Chinh
phù giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý tổng hợp và thống nhất
về biển và các hải đảo (Điều 1).
+ Theo nội dung cúa Luật Dân quân tự vệ năm 2009 (số 43/2009/QH12 ngày
23/11/2009) thì trong thành phần cùa dân quân tự vệ bao gồm cà dân quân tự vệ biển
(Điểm c); dân quân tự vệ có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu
để báo vệ địa phương, ca sở; phối hợp với các đom vị Bộ đội Biên phòng, Hái quân, Cành
sát biền và lực lượng khác bảo vệ chù quyền, an ninh biên giới quốc gia và chù quyền,
quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam (Khoản 1, Điều 8); dân quân tự vệ có quy
mô tố chức cấp xã ven biển, xã đảo tổ chức tiểu đội, trung đội dân quân biển (Điểm b,
Điều 18), Cơ quan, tồ chức tổ chức tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn tự vệ. Cơ quan,
tố chức có phương tiện hoạt động trên biển tổ chức tiểu đội, trung đội, hải đội, hải đoàn
tự vệ biển (Điểm c, Điều 18).
+ Thông tư số 89/2004/TT-BQP ngày 19/6/2004 cúa Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phù quy định về
Quy chế khu vực biên giới biển, đã nhấn mạnh đến các vấn đề: Tuần tra, kiểm soát, phát hiện,
ngăn chặn, bát giữ và xử lý những cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài vi phạm pháp
luật Việt Nam hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; đãng ký, quản
lý, kiểm tra người, tàu thuyền ra vào các bến bãi, khu vực neo đậu làm ăn, sản xuất kinh
doanh và các hoạt động dịch vụ khác ở khu vực biên giới biền; quàn lý, duy tri an ninh, trật tự
an toàn tại các bến bãi, khu vực neo đậu cùa tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài ở khu vực
biên giới biền.
- Quyền hạn cùa các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra. kiểm soát trên biển:
Đe thực hiện được những nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, Đàng và Nhà nước đã giao
trọng trách quan trọng này cho các cơ quan, đơn vị và đà được cụ thể hoá trong pháp luật. Nghị
định 30-CP ngày 29/01/1980 của Chinh phủ đã quy định các quyền sau đây cho các lực lượng tuần
tra, kiểm soát trên biền;
+ Ra lệnh cho các tàu thuyền nước ngoài kéo quốc kỳ của Việt Nam hoặc cùa nước mà
tàu mang quốc tịch và trà lời những câu hỏi cần thiết để xác định quốc tịch cùa tàu thuyền đó,
lý do và tính hợp pháp cùa các tàu thuyền đó hoạt động trong nội thuý, lãnh hải và vùng tiếp
giáp lãnh hài Việt Nam hoặc trả lời về những dấu hiệu khả nghi xâm phạm đến các quyền của
Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
+ Ra lệnh cho các tàu thuyền nước ngoài phái dừng lại để kiểm tra, khám xét khi có dấu
hiệu khà nghi xâm phạm đến chủ quyền và các quyền khác của Việt Nam trong vùng biền
Việt Nam; lập biên bán, bắt giữ tàu thuyền và người phạm pháp, thu thập mọi tang chúng của
các vụ vi phạm và dẫn giải tàu thuyền đó về các càng hoặc bến đậu để giao cho cơ quan có
thâm quyền xử lý; khi cần thiết, dùng biện pháp quân sự với những tàu, thuyền phạm pháp
không chịu tuân theo mệnh lệnh, hoặc có ý định chống lại mệnh lệnh bằng vũ lực; áp dụng
quyền truy đuồi những tàu phạm pháp bỏ chạy.
+ Đối với lực lượng Cành sát biển Việt Nam, nhiệm vụ kiểm tra, kiềm soát trên biển đã
được ghi nhận trong Pháp lệnh năm 2008. Theo đó, lực lượng Cành sát biền Việt Nam có nhiệm
vụ tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân hoạt động trên biển; phối
hợp với các lực lượng khác bào vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản cùa người và
phương tiện hoạt động hợp pháp trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam; phối hợp với
các đơn vị khác cùa lực lượng vũ trang để bảo vệ chú quyền, an ninh quốc gia trên các hài đảo,
vùng biển thuộc lãnh thổ của Việt Nam và quyền chù quyền, quyền tài phán trên vùng đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa cùa Việt Nam (Điều 10).
+ Bộ đội Biên phòng cũng có các quyền tương tự như lực lượng cảnh sát biền trong khi thi
hành nhiệm vụ, theo đó tại Điều 15 Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng năm 1997 đã quy định; Bộ đội
Biên phòng cỏ quyền trực tiếp truy đuổi, bát giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật trong nội
thuỳ, lãnh hải Việt Nam ra ngoài phạm vi lãnh hải Việt Nam theo pháp luật Việt Nam và điều
ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Bộ đội Biên phòng được nổ súng trong các
trường hợp: Để bắt người có hành vi phạm tội mà chạy trốn; hoặc chạy trốn khi đang bị dẫn
giải, bị giữ, bị giam do có hành vi phạm tội.
+ Các đối tượng được trang bị vũ khí quàn dụng đã được cụ thể hoá trong Pháp lệnh số
16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 cùa Uỳ ban Thường vụ Quốc hội về quản lý, sử dụng vũ
khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ: Quân đội nhân dân; công an nhân dân; dân quân tự vệ; kiểm
lâm, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu cùa hải quan, đơn vị hải quan cửa khẩu và an ninh
hàng không (Điều 13).
+ Quy định về việc sừ dụng vũ khi cũng được định chế trong nội dung cùa Nghị định sô
I6I/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 cùa Chính phù về Quy chế khu vực biên giới biển. Cụ thề
tại Diều 213 đã nhấn mạnh: Trong khu vực biên giới biển, Bộ đội Biên phòng và các lực
lượng làm nhiệm vụ bào vệ biên giới quốc gia được bố tri lực lượng, phương tiện, tiến hành
các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng các loại phương tiện, vũ khí, khí tài, kỹ thuật quân sự. công
cụ hỗ trợ và xây dựne các công trình phục vụ nhàm quàn lý, bào vệ biên giới quốc gia trên
biển, giữ gìn an ninh, trật tự. an toàn xã hội trong khu vực biên giới biền.
- Trang phục, phù hiệu cùa các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên các vùng
biển và thêm lục địa Việt Nam.
Nghị định số 30-CP ngày 29/01/1980 của Chính phủ đã quy chế hoá các quy định cho
tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển Việt Nam. Theo đó, khi làm nhiệm vụ,
tàu thuyền cùa các lực iượng kiểm soát trên biền cúa Việt Nam phài mang quốc kỳ Việt Nam
cùng với cờ hiệu ngành chuyên môn của mình. Các nhân viên phài mang huy hiệu, phù hiệu
theo quy định. Nhân viên cùa các lực lượng kiềm soát không chính quy phải có giấy uý nhiệm
của nhà chức trách có thẩm quyền và phái mang dấu hiệu rõ ràng.
Dối với Bộ đội Biên phòng, quy định về quân hiệu, cấp hiệu, lễ phục, quân kỳ, phù hiệu
kiểm soát, biền công tác, cờ hiệu, giấy chứng minh đã được quy định tại Nghị định số 78-CP
ngày 18/6/1997 cùa Chính phù.
Lực lượng Cành sát biển việt Nam có cờ hiệu, phù hiệu và trang phục riêng được quy định
tại Điều 21 Pháp lệnh số 03/2008/PL-UBTVQH12 ngày 26/01/2008.
Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phù cũng có quy định tương
tự (Điều 24), theo đó trong khu vực biên giới biển, khi làm nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ, nhân
viên cùa các ngành chức năng phải mặc trang phục, đeo biền, phù hiệu kiểm soát theo quy
định cúa pháp luật; phương tiện làm nhiệm vụ phải treo quốc kỳ, cờ hiệu.
c) Phương thức bảo vệ biển, đào và thềm lục địa trong thời kỳ mới
- Nội dung phương thức bảo vệ biển, đáo trong thời kỳ mới.
Đại hội Đáng IX đã khẳng định "Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tồng hợp của khối
đại đoàn kết toàn dân, cùa cà hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo cùa Đàng, kết hợp sức mạnh dân
tộc vớị sức mạnh thời đại, sức mạnh cùa lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân với sức mạnh
của lực lượng và thế trận an ninh nhân dân”. Đồng thời, xác định “Tăng cường quốc phòng, giữ
vùng an ninh và toàn vẹn lãnh thố là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên cùa Đảng, Nhà nước và
cùa toàn dân...”. Quán triệt các quan điểm đó cùa Đảng vào đặc điểm tình hình trên biển nước ta
trong những nảm qua và dự kiến sự phát triển tình hình trong những năm tới, có thể xác định
phương thức bào vệ biển, đào là trên cơ sở nền quốc phòng toàn dân và thế chiến tranh nhân dân
Irên hướng biển, lấy khu vực phòng thú ven biển làm chỗ dựa, lực lượng hài quân làm nòng cốt;
phát huy sức mạnh tồng hợp cùa cả nước dưới sự lãnh đạo của Đàng, kết hợp chặt chẽ sức mạnh
cùa mọi ngành, mọi lực lượng trên hướng biển, vận dụng linh hoạt các hinh thức đấu tranh với tinh
thần tự lực là chính để quàn lý, bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trẽn các vùng biển; duy trì, giữ
vững an ninh trật tự, an toàn xã hội trên biển và vùng ven biển; sẵn sàng ngăn chặn, đấy lùi, đánh
thẳng các hành động bạo lực cùa kẻ thù để bảo vệ biển, đảo.
- Biện pháp thực hiện:
+ Trong bối cảnh hiện nay và trong những năm tới, tình hình trên Biền Đông còn diễn
biến phức tạp. Khi xử lý các tình huống xảy ra trên biền cần hết sức khẩn trương, thận
trọng. Phái nâng cao tinh thần cảnh giác, không mơ hồ, chù quan khi phân tích, đánh giá
tinh hình trên biển, dự báo đúng âm mưu, ý đồ, khả năng, thú đoạn cúa các đối tượng để có
biện pháp đối phó kịp thời, phù hợp. Đồng thời, phái kiên quyết đau tranh đẳy lùi bốn nguy
cơ mà Đảng ta đã chi rõ; chù động phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra các tình huống
phức tạp như: Biến động chính trị trong nước; bạo loạn lật đố, ly khai ở một vùng hoặc
nhiêu vùng, gây nguy cơ chia cẳt đất nước; xung đột vũ trang và chiến tranh trên biển do
tranh chấp chủ quyền, tài nguyên với các nước quanh Biển Đông, có sự can thiệp, thỏa
thuận, đứng đàng sau các thế lực ngoài khu vực.
+ Phài tâng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, trên hướng
biển thông qua việc đấy mạnh thực hiện các giải pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lấy xây
dụng khu vực phòng thù kết họp với các khu vực phát triển kinh tế ờ các tinh, thành ven biền, hải
đáo làm trọng điềm đề là chỗ dựa cho các lực lượng làm kinh tế biển và quản lý bào vệ biển, đảo.
+ Báo vệ biển, đào là sự nghiệp cùa toàn dân, cùa hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo
cùa Đàng, sự quản lý điều hành của Nhà nước đế phát huy sức mạnh tồng hợp của mọi lực
lượng dân sự và quân sự trên hướng biển, trong đó nòng cốt là lực lượng hải quân nhân dân;
vận dụng linh hoạt các hình thức đấu tranh, đặc biệt là kết hợp giữa đấu tranh chinh trị trên
mặt trận đối ngoại với đấu tranh quân sự. Trong đó, đấu tranh chinh trị, ngoại giao là yếu tố
hàng đầu, đấu tranh quân sự là yếu tố cơ sờ tạo ra sức mạnh quyết định, đồng thời phải lấy
yêu tô nội lực, dựa vào sức mình là chinh để ngăn chặn, đẩy lùi xung đột vũ trang và giành
tháng lợi trong mọi tình huống để bào vệ biển, đảo.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bào vệ biển, đảo cần nhận thức đầy đủ nhiệm vụ bào
vệ vững chảc độc lập, chù quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc trên biển phải luôn
luôn gắn với bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội và bản sắc dân tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước,
nhân dân và chế độ xă hội chủ nghĩa. Đây là mục tiêu, là nghĩa vụ và trách nhiệm thiêng liêng
cùa mọi công dân việt Nam. Đồng thời, khi triển khai thực hiện nhiệm vụ, phương thức bảo vệ
biên, đào cần giữ vững môi trường hòa bình, ồn định lâu dài làm lợi ích cao nhất. Do đó, chúng
ta luôn nỗ lực, chù động phòng ngừa là chính, sẵn sàng ngăn chặn, đẩy lùi và đánh thắng các
hành động bạo lực cùa kẻ thù để bảo vệ biển, đào.

5.3. M Ộ T SỐ GIẢ I PH Á P TĂNG CƯ Ờ NG BẢO VỆ BIÊN Đ Á O TRONG T H Ờ I KỲ M Ớ I


5.3.1. T ình hình quán lý, báo vệ chủ quyền biến, đảo và thềm lục địa cùa Nhà nước ta
tro n g th ò i gian qua
a) N hững thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo cùa Việt
N am từ 1986 đến nav
- Các ngành và địa phương.
Các ngành và địa phương đã tích cực xây dựng nhiều chiến lược, quy hoạch phát triển
các ngành, lĩnh vực liên quan đến biển. Thực hiện các chú trương cùa Đáng (Chi thị số 20-
CT/TW ngày 22/9/1997 cùa Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triền kinh tế biền theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá), chấp hành Chi thị 399/TTg của Thù tướng Chính phù, các
ngành, các địa phương đã tiến hành quy hoạch, trong đó rõ nhất là quy hoạch tông thẻ phát
triển ngành Thủy sàn đến năm 2010, các quy hoạch chuyên ngành Thuỷ sàn (khai thác xa
bờ. nuôi tôm và hái sàn ờ các vùng đồng bằng sông Hồng, miền Trung, đồng băng sông
Cửu Long, quy hoạch thông tin cứu nạn ngành thuý sàn...); chiến lược phát triền ngành dâu
khi; quy hoạch phát triển ngành tàu thuý; các quy hoạch về phát triển càng, tim kiêm cứu
nạn. Đen nay, các tinh ven biển đều có quy hoạch tống thể phát triển kinh tế - xã hội, trong
dó có nội dung định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực về biền. Ngoài ra, đã tiên hành
một số quy hoạch liên quan đến phát triền kinh tế biển như quy hoạch phát triền các đào
Phú Quốc, Phú Quý, Côn Đáo; quy hoạch phát triển một số khu kinh tế ven biền như Vân
Phong, Cam Ranh. Chân Mây, Chu Lai, Nhơn Hội...
- Quy mỏ kinh tế các vùng biền và ven biến.
Quy mô kinh tế các vùng biền và ven biển tăng lên, cơ cấu ngành, nghề có thay đôi cùng
với sự xuất hiện ngành kinh tế mới như khai thác dầu khí, du lịch, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn...
Năm 2000, GDP của kinh tế biển và vùng ven bàng 47% GDP cả nước. Năm 2005, GDP cùa
kinh tế biển và vùng ven biển bằng hơn 48% GDP cả nước, trong đó, GDP cùa kinh tế biển
chiếm khoảng gần 22% tổng GDP cà nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp cùa
ngành kinh tế diễn ra trên biền chiếm tới 98%, trong đó, khai thác dầu khí chiếm 64%; hải sản
14%; hàng hải (vận tài biển và dịch vụ cảng biển) 11%; du lịch biển trên 9%. Các ngành kinh
tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sữa chữa tàu biển, chế biến dầu khí,
chế biến thuỷ, hải sản, thông tin liên lạc bước đầu phát triển. Nhiều ngành kinh tế biển phát
triển mạnh như dầu khí, hải sán, du lịch.
Ví dụ: Năm 2005 ngành Dầu khi đã khai thác 18,6 triệu tấn dầu thô và 6,6 tỷ m3 khí;
đóng góp trên 7 tỷ USD cho xuất khẩu, tăng hcm năm 2004 gần 1,33 tỳ USD; nộp ngân sách
nhà nước trên 50.000 tý đồng, tăng 1.850 tỷ đồng so với năm 2004. Sản lượng khai thác
ngành hái sản năm 2005 đạt 1,8 triệu tấn; xuất khẩu chinh ngạch đạt hơn 2,6 tỷ USD. Ngành
Du lịch biển cũng phát triển mạnh, thu hút hàng năm 73% số lượt khách du lịch quốc tế trong
cà nước, đạt tốc độ tăng bình quân gần 13%/năm. Các ngành khác như vận tài biển, đóng, sửa
chữa tàu biển đã đóng góp cho sự phát triển chung cùa đất nước.
- Công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên và môi truờng biển.
Công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên và môi trường biển đã được quan tâm tốt
hơn. Các kết quà điều tra, nghiên cứu về biển đã cung cấp được sự hiểu biết khái quát về các
đặc trưng về điều kiện tự nhiên chú yếu cùa biển. Hệ thống pháp luật, các quy phạm về công
tác điều tra tài nguyên, quàn lý môi trường biển đã được xây dựng.
- v ề việc hình thành các trung tâm phát triển để ra biển.
Trong quá trình phát triển kinh tế mở, bước đầu đà hình thành các trung tâm phát triển
để ra biển. Đến nay, trên các vùng biển đã có các trung tâm kinh tế biển như các thành phố
Hạ Long, Hài Phòng (vùng biển Bắc Bộ); Huế, Đà Năng, Nha Trang - Cam Ranh (vùng biển
miền Trung); Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chi Minh (vùng biển phía Nam) và Rạch Giá, Cà
Mau, khu kinh tế đào Phú Quốc (vùng biển phia Tây Nam). Đây là những khu vực đã có sự
phát triền tổng hợp các ngành, nghề biển như hậu cần nghề cá; công nghiệp gắn với càng;
cảng biển và vận tài biển, du lịch biển, nghiên cứu khoa học về biển.
- Những phát triển mới ờ một số hải đảo.
Hiện nay, ờ những đảo có điều kiện phát triển đều có dân cư, kết cấu hạ tầng được tăng
lên rõ rệt nhờ nguồn vốn Biển Đông - hải đảo (hình thành hệ thống giao thông trên đảo, nhiều
đào gần bờ có điện lưới, các đào xa bờ có máy phát điện, một số đảo sừ dụng điện mặt trời,
trên các đào đã xây dựng các cơ sở cung cấp nước ngọt). Vai trò kinh tế của các đảo tăng lên
rõ rệt, nhiều đảo đã phát triển mạnh nghề cá, đặc biệt là đánh bắt xa bờ, phát triển du lịch, bào
vệ và phát triển rừng. Tương lai có nhiều đào như Vân Đồn, Cái Hài, Côn Đảo, Phú Quốc sè
phát triển thành những trung tâm để ra biển.
- v ề công tác đối ngoại liên quan đến biển.
Công tác đối ngoại liên quan đến biển đã đạt được một số kết quả quan trọng. Cho đến
nay, Việt Nam đã ký kết một số thoả thuận trên biển với các nước láng giềng: Hiệp định vùng
nước lịch sử Việt Nam - Campuchia (1982), thoả thuận khai thác chung vùng chồng lấn thềm
lục địa Việt Nam - Malaysia (1992), Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh
tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam - Trung Quốc ký kết năm 2000 (Quốc
hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định này ngày 15/6/2004) và Hiệp định Phân
định thềm lục địa Việt Nam - Indonesia (2003). Ngoài ra, Việt Nam cũng mờ diễn đàn trao
đồi về vấn đề chú quyền hai quần đảo với Philippin (1995), Trung Quốc (1995) và Malaysia,
tham gia ký kết các văn kiện mang tính chất khu vực về Biển Đông.
- v ề quốc phòng, an ninh trên biển.
Việt Nam đã đàm phán giài quyết phàn định ranh giới về biển giữa nước ta với một số
nước có biển trong khu vực; các lực lượng an ninh đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và bào
vệ chủ quyền trên biển. Ý thức bào vệ chù quyền quốc gia trên biển cùa người dân được nâng
lên rõ rệt.

b) N hững ưu điểm trong công lác quản lý, bảo-vệ chù quyền biển, đào cùa A'hà nước
la trong thời gian qua
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển cùa Luật Biển quốc tế và trật tự pháp lý quốc
tế mới trên các vùng biển, Đảng, Nhà nước và Chính phù Việt Nam đã ban hành nhiều nghị
quyết, luật, pháp lệnh, nghị định, tuyên bố khảng định chủ quyền, quyền chù quyền, quyền tài
phán quốc gia trên các vùng biển, đào và thềm lục địa Việt Nam; đề ra các chính sách, biện
pháp tảng cường phát triển kinh tế biền và bảo vệ chú quyền biển, đảo cùa Việt Nam.
Chính quyền và Đảng bộ các cấp, các lực lượng hài quân, cảnh sát biển, biên phòng, dân
quân tự vệ biển và các ngành khác đã thường xuyên tồ chức học tập, giáo dục về đường lối
chính sách, luật pháp, chủ quyền và lợi ích quốc gia trên các vùng biển Việt Nam; đồng thời độc
lập hoặc phối hợp với các lực lượng liên quan tiến hành tuần tra, kiểm soát bào đàm việc thực
hiện và thi hành các văn bàn luật pháp hiện hành, duy trì trật tự và an ninh, góp phần quản lý,
bảo vệ tốt chủ quyền biển, đảo của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt Nam.
Các lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý, bào vệ chủ quyền biền, đào cùa Việt
Nam đã tích cực tuần tra, kiểm soát trên các vùng biển. Đã xua đuồi. bắt giữ nhiều tàu thuyên
cùa nước ngoài xâm phạm vùng biên dánh băt hái sán, nghiên cứu, thăm dò dâu khí. Phát
hiện, xứ lý nhiều vụ vi phạm về an ninh, trật tự trên các vùng biển như: Vi phạm các nội dung
hợp dồng liên doanh, buôn lậu, cướp biển, dùng chất nồ, chất độc hại đánh cá, tranh chấp ngư
trường; từng bước lập lại kỷ cương trên biển. Thường xuyên nám tình hình trên các đào, bào
vệ chù quyền, quyền chú quyền, lợi ích quốc gia trên biền và xác lập kế hoạch bào vệ, quàn
lý. phát triển kinh tế biền. Đề xuất với chính phù sữa đổi, ban hành, bồ sung nhiều văn bàn
góp phấn tăng cường khá năng quàn lý bién, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế chủ động,
tích cực phát triển và khai thác tiềm năng cùa biển, tạo môi trường ổn định đê các quôc gia an
tâm hợp tác. liên doanh, liên kết làm ăn với Việt Nam.
c) Những hạn chế tronịỊ công tác quán lý, bào vệ biến, ílảo trong 5 năm (hực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đàng khoá X về chiến lược
biển Việt Num đến năm 2020
Kết luận số 60- K.L/TW về sa kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban
chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đánh giá
một số hạn chế sau:
- Chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp cùa các lực lượng làm nhiệm vụ quàn lý, bào
vệ và khai thác tài nguyên trên biển, đảo. Lực lượng quàn lý và bào vệ biển đảo chưa đủ
mạnh; sự phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương và địa phương, giữa các lục lượng chưa
kịp thời, thiếu chặt chẽ, chưa làm tốt nhiệm vụ hỗ trợ cho ngư dân ra khơi, bám biển. Việc
phân định và giải quyết một số vùng chồng lấn trên biển chưa được giài quyết. Chù trương
xây dựng các khu kinh tể - quốc phòng trên các vùng biển, đảo chậm được triển khai.
- Kinh tế biển phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Công tác quy hoạch yếu, đầu
tư phát triển một số ngành chưa hợp lý, quy mô hạn hẹp, nhất là ngành thuỷ sản, vận tài biền
và dịch vụ. Đầu tư kết cấu hạ tầng, càng biển dàn trài, thiếu cảng lớn có tầm khu vực và quốc
tế. Du lịch biền, đảo còn đom điệu, chất lượng và hiệu quá thấp. Một số khu công nghiệp và
khu chế xuất ven biển chưa phát huy hiệu quá, chưa thành lập được đặc khu kinh tế biển
mang tầm cỡ quốc tế. Hiệu quà đầu tư xây dựng một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm
nòng cốt phát triển kinh tế biển chưa đạt yêu cầu, quàn lý yếu, còn để xày ra tinh trạng thua
lỗ, gây thất thoát vốn, tài sàn Nhà nước. Thiếu cơ chế chính sách ƯU đãi để thu hút các thành
phần kinh tế cùng tham gia phát triển kinh tế biển.
- Đời sống dân cư sống bàng nghề biển còn nghèo và rất khó khăn. Cơ chế, chính sách
khuyến khích, ưu đãi cho ngư dân bám biển chưa được quan tâm đúng mức. Các giải pháp
ứng phó với biến đồi khí hậu và nước biển dâng thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp. Môi trường
biển đảo xuống cấp, tình trạng khai thác cạn kiệt tài nguyên biển chưa được ngăn chặn.
- Hệ thống các cơ sớ nghiên cứu khoa học, công nghệ biển còn thiếu, chất lượng yếu.
Phát triển nguồn nhân lực chưa đáp úng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng biền,
ven biển. Hợp tác với các nước có tiềm lực kinh tế, khoa học - công nghệ cao về biển còn
hạn chế.
- Bộ máy quàn lý nhà nước về biển, đào chưa đù mạnh thiếu sự chi đạo tập trung thống nhất;
phân công phân cấp, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ, thiếu sự kiểm tra đôn
đốc. Chưa xây dựng được quy hoạch quản lý và quy hoạch sử dụng không gian biển. Tồ chức triền
khai các quy hoạch, kế hoạch liên quan đến thực hiện nhiệm vụ trong chiến lược biển còn chậm.
5.3.2. M ột số giải p h áp tăn g cường bảo vệ biển, đào tro n g tình hình m ói
a) Tăng cường tiềm lực bảo vệ biển, đảo trên các lỉnh vực chinh trị, kinh tế - xã hội,
tư tưởng - văn hoá, khoa học giáo dục
- Mục tiêu: Hiểu rõ các giải pháp chủ yếu bảo vệ biển, đảo, vận dụng lý luận gắn với
thực tiễn cùa từng nơi (địa phương, bộ, ngành) để xem xét nhừng vấn đề liên quan đến bào vệ
biền, đảo và bảo vệ Tổ quốc.
Vùng ven biền nước ta đang xuất hiện ngày càng nhiều các cơ sở kinh tế thuộc thành phần
kinh tế tư bàn tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Kết hợp kinh tế với quốc
phòng và an ninh và quốc phòng và an ninh vói kinh tế đối với các thành phẩn kinh
tế này như thế nào, là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
của Đàng chì rõ, cần: “Xây dựng, bồ sung cơ chế lânh đạo cùa Đảng và quản lý cúa Nhà nước đối
với hoạt động quốc phòng, an ninh; khấn trương chì đạo xây dựng, ban hành các chiến lược quốc
gia: Chiến lược quốc phòng, chiến lược an ninh và các chiến lược chuyên ngành khác”.
- Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức gẳn liền với chình đốn, xây dụng Đàng.
Thực tiễn đấu tranh cách mạng và xây dựng đất nước trong những năm qua đã chứng
minh, nhân tố có ý nghĩa quyết định tạo ra những thăng lợi lớn cùa nhân dân ta là có sự lãnh
đạo sáng suốt, dúng đắn cùa Đàng. Xây dựng, chinh đốn Đảng đề Đàng thực sự trong sạch,
vững mạnh là nhiệm vụ then chốt hàng đầu nhàm bảo đảm giữ vững nhân tố tạo ra mọi tháng
lợi cùa nhân dân ta trong sự nghiệp xây dụng và bảo vệ Tồ quốc.
Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức là biện pháp quan trọng. Đại hội X của Đảng
đã xác định, cần phài: "Tiếp tục đồi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng
kiên thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ, công chức và cho toàn dân”, làm cho những quan
điểm, đường lối cùa Đảng, những chù trương, chính sách cùa Nhà nước đối với mọi người,
biên những chủ trương, đường lối lânh đạo sáng suốt cùa Đàng thành sức mạnh hành động
của cả dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tăng cường còng tác giáo dục, trước hết cần làm cho mọi người nhận rõ tình hình
phức tạp hiện nay đang đặt ra những vấn đề vừa cấp bách, vừa cơ bản đối với Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta, đó là những thời cơ và thách thức, đòi hòi chúng ta phải nâng cao cảnh
giác, tăng cường sức mạnh quốc phòng và an ninh; chú trọng giáo dục thống nhất nhận thức
vê đôi tượng và đối tác; nắm vững rthững đường lối, quan điềm, yêu cầu nhiệm vụ bào vệ
Tổ quốc trong thời kỳ đối mới, gắn xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội với nhiệm
vụ bào vệ Tổ quốc, bảo vệ biển, đảo. Một khi quần chúng nhân dân giác ngộ, nhất là thế hệ
trè thấu suốt mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, bào vệ biển, đảo;
ý thức về biển về dân tộc được thức tinh thì chúng ta sẽ vượt qua được thách thức, vươn lên
trờ thành một nước mạnh về biền để làm chù vùng biển cùa minh và khai thác biển làm giàu
cho đất nước.
Thực hiện tháng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ớ vùng ven biên, hái đảo làm
nên tàng giữ vững ổn định, bào vệ biền, đào.
Đại hội đại biểu lần thứ IX cùa Đảng đã quyết định Chiến lược phát triển kinh tê - xã hội
10 năm đầu thế kỷ XXI - Chiến lược đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định
hướng xã hội chù nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bán trớ thành một
nước công nghiệp.Thực hiện thấng lợi chiến lược phái triền kinh tế - xã hội 2001- 2010 ờ
vùng ven biển, hài đảo sẽ tạo nền tàng vật chất để không ngừng cải thiện đời sống nhân dân,
tạo điêu kiện xóa đói, giảm nghèo, giải quyết những vấn đề bức xúc cúa xã hội, chăm lo phát
triển vùng ven biên, hải đảo, đàm bào công bằng xã hội nhằm giữ yên lòng dân, cùng cô, tăng
cường niềm tin yêu Đàng và chế độ.
Kinh tế phát triển, xă hội ồn định thi súc mạnh quốc phòng và an ninh được tăng cường.
Đất nước có điều kiện đầu tư cho lực lượng vũ trang có trang bị kỹ thuật hiện đại, nhất là lực
lượng hài quân, không quân là những quân chúng sứ dụng nhiều vù khi trang bị kỹ thuật cao
trong tác chiến.
Kinh tế - xã hội phát triền ớ vùng ven biến, hải đảo sẽ là nguồn nội lực đàm bảo vững
chắc cho lực lượng vũ trang trên hướrig biển về mọi mặt, không chì về cơ sờ vật chất hậu cần
- kỹ thuật, lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn dược, mà còn cung cấp cho các lực lượng vũ
trang những con người toàn diện, có phẩm chất đ£0 đức và trình độ năng lực để hoàn thành tốt
nhiệm vụ bào vệ biền, đáo. Vì vậy, phài nỗ lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát
triển kinh tế gan liền với phát triển văn hoá - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa
đất nước.
- Bồi dưcmg nhân lực, xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ biển.
Trong thế ký XXi, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nồi bật trong quá trình phát triển
lực lượng sàn xuất, khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Vì vậy, bồi dưỡng nguồn
lực lao động, xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ biển là việc làm cấp thiết hiện nay để
phái triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; dồng thời cũng nhằm đáp
úng nhu cầu xây dựng các lực lượng vũ trang trong thời kỳ mới.
Những năm tới, dân số ven biển sẽ tăng nhanh hom, do có sự di chuyển dân cư từ các
vùng khác tới. Trong khi đó, nguồn lao động thực sự ờ vùng ven biển chì chiếm 10% tổng số
lao động. Trình độ học vấn của dân cu vùng nông thôn ven biển thấp; sự thiếu hiểu biết, hoặc
hiểu biết sai về biển dẫn đến hủy hoại tài nguyên và môi trường; gây khó khăn cho việc tiếp
thu công nghệ mới cũng như chù trương, chính sáng của Đảng và pháp luật cùa Nhà nước. Để
có thề “tranh thù ứng dụng ngày càng nhiều hơn ờ mức độ cao hom và phồ biến hơn nhũng
thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức” vào công cuộc
khai thác biển, chúng ta cần đẩy mạnh việc bồi dưỡng nguồn nhân lực ở vùng ven biển và ờ các
hài đào. Dân trí cũng là yếu tố rất quan trọng của việc xây dựng “thế trận lòng dân” trong thời
kỳ mới.
Số lượng cán bộ khoa học công nghệ biển có trình độ trên đại học ờ nước ta hiện nay chi
chiếm khoảng 1% tồng số người có trinh độ sau đại học, lại chua bao gồm đầy đủ các bộ môn
khoa học về biển. Vì vậy, đầy mạnh công tác đào tạo, làm tăng nhanh số lượng và chất lượng đội
ngũ cán bộ khoa học - công nghệ biển, đang là đòi hói cấp bách cùa sự nghiệp phát triển kinh tế
biên và tăng cường quốc phòng và an ninh trên biển. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa
học, công nghệ biển là biện pháp vừa đáp ứng yêu cầu kinh tế và quốc phòng an ninh trên biền,
vừa góp phần thiết thực phát triền đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ biển.
b) Tàng cường liềm lực quốc phòng và an ninh kết hựp với hoạt dộng đối ngoại hào
vệ biển, đáo
- Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trên biển.
Quản lý nhà nước trên biển là sự tác động có tồ chức và điều chinh bàng pháp luật cúa
Nhà nước đối với các quá trinh kinh tế - xà hội, các hoạt động cùa xã hội và hành vi của con
người trên biền nhàm duy trì và phát triển các mối quan hệ, các hoạt động theo đúng định
hướng của Nhà nước trong việc khai thác, thăm dò các tiềm năng cùa biền, thực thi chú
quyên, các quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, hài đảo và thềm
lục địa quốc gia.
Chức năng chủ yếu cùa Nhà nước quản lý trên biền là: Bảo đảm thi hành pháp luật cùa
Nhà nước và các điều ước quốc tế có liên quan mà Nhà nước đã ký kết hoặc tham gia trên
các vùng biển và thềm lục địa quốc gia; tổ chức và thực hiện tìm kiếm cứu nạn trên biền;
bào vệ và kiểm soát môi trường, xử lý các vụ ô nhiễm biền; quản lý và bảo đàm an toàn
hàng hải. Quản lý nhà nước trên biển là hoạt động mang lại lợi ích cho kinh tế - xã hội và
quôc phòng và an ninh. Vì vậy, trong những năm tới cần tạo ra những tiến bộ rõ nét trong
các hoạt động này.
Nhà nước quản lý xã hội bàng pháp luật và những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành
nhiêu văn bàn pháp luật về biển. Tuy nhiên, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một hệ thống
pháp luật về biển hoàn chinh gắn kết với nhau trong một chiến lược thống nhất để khai thác,
bảo vệ và quản lý biển. Có nhiều văn bản đã trờ nên lạc hậu, chưa cụ thể hoá tính chia cắt
và cục bộ trong quàn lý và tổ chức sản xuất cùa các ngành, địa phương trong khai thác biển
là tình trạng khá phổ biến. Sự chồng chéo, thiếu kết hợp chặt chẽ giữa các ngành và các địa
phương không những gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế biển và bào vệ chủ quyền trên
biên, mà còn là một nguyên nhân quan trọng làm giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi
trường biển.
Trong những năm trước mắt, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng về “bổ sung, xây dụng các vản bàn quy phạm pháp luật,
các chính sách xã hội có quan hệ đến nhiệm vụ quốc phòng và an ninh”, trong đó có các văn
bàn vi phạm pháp luật, các chính sách xã hội có quan hệ đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
trên hướng biền; hoàn thiện hệ thống pháp luật, khai thác và quản lý biển phù hợp với nền
kinh tế nhiều thành phần, nhiều ngành nghề, nhiều vùng, nhiều quy mô, nhiều trinh độ; phù
hợp với cơ chế thị trường có sự quàn lý của Nhà nước; phù hợp với đặc điểm cùa biển và
vùng ven biền là cứa mở lớn đề giao lưu với thế giới; đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế
với quốc phòng và an ninh.
Đe tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên biển, cùng với việc hệ thống pháp luật về
biển, cần phải tăng cường khả năng bào đàm thi hành pháp luật trên biển.
Bảo đảm thi hành pháp luật trên biền, kiểm soát, giám sát việc thi hành pháp luật trên
bicn và kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi phạm pháp ớ trên biến, bào đàm cho pháp luật
về biền cùa Nhà nước được thi hành nghiêm minh, nhằm các mục đích sau: Bào vệ chú
quyền, quyền chù quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển và thềm lục địa cùa
các quôc gia; bảo vệ các nguồn lợi biền cho đất nước; bào vệ tinh bên vững cùa tài nguyên và
môi trường biển, bảo đàm sự phát triển bền vững cùa kinh tế biển; duy trì an ninh trật tự, báo
đàm an toàn cho sản xuất, tính mạng và tài sản trên biển cùa Nhà nước và nhân dân; phòng
ngừa hạn chế các xung đột lợi ích giữa các ngành, các tổ chức, cá nhân trong sử dụng và khai
thác biển.
Trước đây, việc bào đảm thi hành pháp luật trên biền do lực lượng cùa các bộ ngành đàm
nhiệm, nên còn tinh trạng chồng chéo, sơ hở, việc đầu tư bị phân tán nên tốn kém mà hiệu quá
lại không cao. Để chuyển sang mô hình quản lý biển tập trung, ngày 07/4/1988 Chú tịch nước
ký lệnh công bố "Pháp lệnh Lực lượng Cành sát biển Việt Nam”. Theo quy định của pháp lệnh,
lực lượng Cảnh sát biển cùa việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, thực hiện chức
năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn, bào đảm việc chấp hành pháp luật cùa Việt Nam và các
điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hoà xã hội chù nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham
gia trên các vùng biển và thềm lục địa cùa Việt Nam.
Phạm vi hoạt động cùa cảnh sát biển là từ đường cơ sở trở ra đến ranh giới ngoài cùng cùa
vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa; trong phạm vi hoạt động này, Cảnh sát biển chù tri
phối hợp với các lực lượng hữu quan khác để thực hiện nhiệm vụ. Trong vùng nội thuý và các
vùng biển, khi có yêu cầu, cành sát biền có trách nhiệm phối hợp với chính quyền điạ phương,
Bộ đội Biên phòng, công an nhân dân, các lực lượng hải quan, giao thông vận tải, thuỷ sản, dâu
khi và các lực lượng khác đề thực hiện nhiệm vụ.
Để hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ và thực hiện các quyền bắt giữ, cưỡng chế,
truy đuối các tàu thuyền vi phạm pháp luật trong phạm vi được phân công. Cảnh sát biên cân
được trang bị các phương tiện hiện đại và cẩn thiết. Hiện nay, lực lượng cảnh sát biển của ta
mới được thành lập, phương tiện còn quá ít ỏi. khả năng quàn lý và hoạt động ờ biển xa còn
nhiều hạn chế, giữa khà năng và nhiệm vụ còn một khoảng cách lớn. Vì vậy, Nhà nước cần có
sự đầu tư thich đáng để đẩy nhanh nhịp độ phát triển lực lượng này để bào đàm thi hành pháp
luật trên biển được thực hiện tốt sẽ mang lại lợi ích lớn cho quốc gia.
Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt chuyên trách quản lý bảo vệ chù quyền toàn
vẹn lãnh thổ an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo vùng biển; là lực
lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quàn lý, bảo vệ đường biên giới quốc
gia trên biển, bảo đảm pháp luật trên biển, ngăn chặn các hành vi xâm phạm biên giới vượt
biển nhập cư trái phép, khai thác trộm tài nguyên và những hành vi khác xâm phạm đên chủ
quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự, gây hại đến môi trường ở khu vực biên giới (tức trong
lãnh hài). Ờ lãnh hải và các cảng xa bờ, Bộ đội Biên phòng phối hợp với cảnhsát biển và các
lực lượng khác để thực hiện nghiệp vụ công tác biên phòng.
Lực lượng an ninh và cành sát nhân dân là lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã
hội ớ vùng ven biển, các hải cảng, bến bãi xếp dỡ hàng hoá, các công trình nồi ờ cứa sông,
các bãi tắm, khu du lịch.
Vùng biền và ven biển là “cửa mở lớn” cùa đất nước đề giao lưu quốc tế. Cứa mớ càng
rộng càng đòi hòi phải nâng cao chất lượng cùa an ninh nhân dân và cảnh sát nhân dân để
ngăn chặn nhũng tệ nạn xã hội, những hành vi tội phạm, các hoạt động tình báo, gián điệp,
cư trú trái phép của người và phương tiện nước ngoài, giữ cho vùng ven biển phát triền năng
động, lành mạnh, an toàn và trật tự.
An ninh và Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp với Bộ đội Biên phòng, cánh sát
biên và hải quan trong việc kiểm tra. kiểm soát, xử lý các vụ vi phạm của tàu thuyền nước
ngoài, kiềm tra an loàn giao thông, truy quét tội phạm trên vùng nội thuỷ.
Dân quân tự vệ biển là lực lượng đông đào tham gia quàn lý biển trong khi lao động sản
xuất trên biển cần được huấn luyện để thực hiện các nhiệm vụ sau: Phát hiện và thông báo kịp
thời cho các cơ quan và lực lượng chức năng (Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, hài quân, an
ninh) những hiện tượng và hành vi phạm pháp trẽn biển. Dân quân tự vệ trên biển không được
quyên kiểm tra, kiềm soát, bắt giữ, truy đuối người và phương tiện trên biển, nhung lại cần có
khả năng theo dõi, bám sát các đối tượng phạm pháp để thông báo cho lực lượng chức năng
đên xử lý. Những tàu hoạt động trên biển xa có thể quan sát, phát hiện tàu ngầm, tàu mặt nước
của hải quân nước ngoài qua lại hoặc hoạt động trên vùng biển nước ta, báo cáo về cơ quan
chức năng. Cung cấp, hỗ trợ thiết bị và phương tiện cho các cơ quan và lực lượng chức năng
khi cân thiết để kiềm tra, kiểm soát trên biền.
Dân quân tự vệ trên biển còn cần được huấn luyện một số khoa mục quân sự cần thiết
khác như quan sát, bám sát nắm tình hình trên biển, bẳn mục tiêu trên biển, thà thuỷ lôi... để
có thể hiệp đồng tác chiến với hải quân và các lực lượng khác khi xảy ra chiến tranh hoặc
xung đột quân sự trên biển.
Ví dụ: Trong 3 năm (1997-1999), cả nước đóng mới gần 5.500 tàu đánh cá xa bờ; đến
nảm 2003 đã tăng tới 7000 tàu.
Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển lực lượng tự vệ biển hoạt động xa bờ. Phát triển
Dân quân tự vệ biền phải chọn lọc kỹ để bảo đảm độ tin cậy chác chắn về chinh trị; có cơ chế
quàn lý phù hợp với đặc điểm sản xuất trên biển; có chế độ huấn luyện và chính sách khuyến
khích phù hợp với nền kinh tế thị trường. Các tinh ở ven biển cằn kiện toàn ban chì đạo về biển
và hài đảo trở thành cơ quan thường trực cùa cấp uỷ và chính quyền tinh để giải quyết các vấn
đề về quàn lý biển trong phạm vi trách nhiệm của tinh (thành phố), cầ n đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, giáo dục pháp luật về biển cho nhân dân sống ở vùng ven biển, trên các hảiđảo và
các đối tượng trực tiếp lao động sàn xuất trên biển.
- Xây dựng thế trận “kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh” trên biển.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định, cần phải: “Kết hợp chặt
chẽ kinh tế - xã hội với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh
nhân dân, được thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cùa
cả nước, của các ngành, các địa phương và trong các dự án đầu tư lớn”. Vận dụng quan điểm
này vào nhiệm vụ bảo vệ biền, đảo trong thời kỳ mới, chúng ta cần xây dựng được thế trận
“kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh” trên biển.
Thế Irận "kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh” trên biển nằm trong thế trận quôc
phónu toàn dân và an ninh nhân dân của cá nước, về không gian, thể trận kết hợp kinh tê với
quốc phòng và an ninh trên biến, phái gắn kết chặt chẽ giữa biền, đào và lãnh thô ven biên.
Xây dựng thế trận kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh trên biền phái dựa vào các vùng
kinh tế. trước hết là các vùng kinh tế trọng điềm đã được quy hoạch, đề thực hiện kêt hợp
kinh tế với quôc phòng và an ninh; quốc phòng và an ninh với kinh tê trong các kê hoạch phát
triến vùng. Mỗi vùng được quy hoạch đều có những kế hoạch khác nhau để phát triên loàn
diện về chinh trị, kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, xây dựng kết câu hạ
tầng, đào tạo nguồn nhân lực bố tri dân cư.
Nội dung chinh cùa việc xây dựng thế trận kinh tế với quốc phòng và an ninh trẽn biên
là xây dựng các khu vực kinh tế - quốc phòng và an ninh; quốc phòng và an ninh - kinh tẽ
trên biên và ven biên. Trong khi quy hoạch các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, các
trung tám kinh te trọng diểtn ở ven biển, cần kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tê với bào
đảm quốc phòng và an ninh trong bố trí các cơ sờ vật chất - kỹ thuật cùng như trong xây
dựng kết cấu hạ tầng sao cho vừa phát huy hiệu quà kinh tế - xã hội, vừa sừ dụng được cho
quốc phòng, an ninh khi cần thiết. Thực chất là cần kết hợp chặl chẽ việc phát triền các đô
thị. xây dựng các khu kinh tế ven biền với xây dựng các khu vực phòng thú cùa các tinh,
huyện ven biển và huyện đáo.
Vi dụ: Xác định các vùng biển trọng điểm về quốc phòng và an ninh kết hợp với các
vùng kinh tể ờ ven biển như vùng biển Vịnh Bắc Bộ với đồng bằng sông Hồng và vùng
kinh lế trọng điểm bắc bộ; vùng quẩn đảo Trường Sa và Hoàng Sa với duyên hái Trung Bộ
và vùng kinh tế trọng điềm miền Trung; vùng biển khai thác dầu khí với miền Đông Nam
Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam, vùng Tây Nam; vùng biển Tây Nam với đồng
bằng sông Cửu Long.
Các vùng kinh tế ở ven biển là căn cứ, là hậu phương trực tiếp cùa các vùng biển trọng
diêm, bảo đảm khi cần thiết có thể huy động nguồn lực tại chỗ, đáp ứng yêu cầu xứ lý các tình
huống trên biển trong thời binh và cà khi xảy ra chiến tranh. Ờ những vùng biển trọng điểm cần
xác định rõ: Mục tiêu quốc phòng và an ninh; đối tượng đấu tranh; thành phần lực lượng vũ trang
làm nòng cốt; dự kiến các tinh huống có thể xáy ra và các biện pháp xứ lý, mức độ kiên quyết
trong xử lý. cần có chinh sách khuyến khích ngu dân khai thác hài sàn ờ các vùng biển trọng điểm
để khẳng định chú quyền và hỗ trợ các lượng vũ trang hoạt động. Bố trí các lực lượng làm kinh tế
biển cùa hải quân (với danh nghĩa các công ty khai thác hài sàn) hoạt động ở những khu vực căng
thẩng về quốc phòng và an ninh vừa sàn xuất, vừa làm nhiệm vụ quàn lý biền và làm chỗ dựa cho
ngư dân đến khai thác.

Hệ thống đào có tầm quan trọng đặc biệt đối với kinh tế biển, cần được xây dựng
thành những căn cứ vững chắc để tiến ra khai thác và hoạt động ớ biền xa, đồng thời là
tuyến phòng thú bào vệ đất liền. Đặc biệt chú trọng các đào: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Phú
Quý, Côn Đào, Hòn Khoai, Thổ Chu, Phú Quốc và quần đảo Trường Sa. Xây dựng các
huyện đảo trú phú về kinh tế, mạnh về chinh trị ,về quốc phòng và an ninh. Đầu tư thích
đáng cho xây dựng kết cấu hạ tầng trên các đào, phục vụ kinh tế, quốc phòng và an ninh.
Thực hiện tốt việc đưa dân từ đất liền ra đảo để phát triển kinh tế, xây dựng lực lượng vũ
trang tại chỗ. Trên các đáo và quần đào xa bờ cần cúng cố hệ thống công trình phòng thù và
xây dựng một số cơ sờ dịch vụ khai thác biển tăng thêm thành phần dân sự, thành phần kinh
tế, tăng tinh pháp lý của quyền sờ hữu.
- Xây dựng quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ biền, đào trong thời kỳ mới.
Đàng, Nhà nước ta thường xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng quân đội nhân dân, công
an nhân dân là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp quốc phòng và an ninh. Nghị quyết Đại hội
XI cùa Đàng đã khẳng định: “Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của
Đảng, sự quán lý tập trung thống nhất cùa Nhà nước đối với quân đội nhân dân, công an nhân
dân và sự nghiệp quốc phòng và an ninh”.
Văn kiện đại hội XI cùa Đảng, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
Chú nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định:
“Xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đáng, Nhà nước và nhân dân, được
nhân dân tin yêu. Xây dựng quân đội nhân dân với số quân thường trực hợp lý, có sức chiến
đấu cao; lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp” với những nội dung
cụ thề: Chăm lo nâng cao phẩm chất cách mạng, trình độ chinh trị, chuyên môn, nghiệp vụ
cho cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang; bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần, phù hợp với
tính chất hoạt động cùa quân đội nhân dân và công an nhân dân trong điều kiện mới.
Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo đàm cho các lực lượng vũ trang được
trang bị kỹ thuật tùng bước hiện đại”.
Dự kiến những tinh huống chiến lược có thể diễn ra trên vùng biển nước ta như sau:
Xung đột vũ trang trong tranh chấp biển đảo ớ những quy mô khác nhau; quy mô nhó, khi đối
phương thực hiện việc lấn dần (như đã xày ra năm ] 988); quy mô lớn khi đối phương sử dụng
vũ lực đánh chiếm toàn bộ. Tên lừa và máy bay cũa hải quân dối phương tham gia tiến công
bằng hỏa lực (tập kích đường không) vào lãnh thồ nước ta; phong tỏa đường biển để cô lập nước
ta với thế giới, hoặc cô lập từng vùng, ngản chặn sự giao lưu giữa các vùng cùa đất nước ta; sử
dụng một bộ phận lực lượng hải quân hỗ trợ các hoạt động bạo loạn lật đổ ờ ven biển, trên các
đào; địch đồ bộ đường biển tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta.
Các tình huống trên đây không diễn ra đơn độc, mà liên kết một số tinh huống như: Để
đánh chiếm toàn bộ quần đảo cùa ta, đối phương có thể phong tòa một số căn cứ, bến càng của
ta, hoặc dùng hỏa lực đánh phá ven biển; khi hỗ trợ bạo loạn lật đổ, địch có thể đổ bộ đường
biển hoặc lập kích hóa lực vào ven biển; đổ bộ đường biển tiến hành chiến tranh xâm lược có
thể diễn ra khi địch đang bao vây, phong tóa biển.
Đe có thề giành thang lợi trong bất cứ tình huống nào trẽn biển, Quân đội ta phải có sự phát
triển vượt bậc về sức mạnh chiến đấu trên cả ba chiều không gian cùa biển (trên mặt nước, dưới
mặt nước và vùng trời của biển).
Hài quân nhân dân được tổ chức, trang bị và huấn luyện để chuyên trách tác chiến trên
biển, giữ vai trò nòng cốt cùa nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân trên biển.
Trước mẳt, Hái quân ta cần xây dựng lực lượng không quân trong biên chế đù mạnh để tăng
cường khá năng tác chiến hiệp đồng trong không gian ba chiều cùa biển, khi giải quyết các
nhiệm vụ trên biển trong mọi tình huống. Hải quân nhân dân phải có khả năng gây tồn thất ở
mức độ nhất dinh cho hái quân địch ở trên biển, tạo điều kiện cho các lực lượng phòng thù bờ
biến đánh địch, bào vệ các mục tiêu trên biển và ven biền trong the trận chiến tranh của nhân
dân của cà nước, nham đánh bại mục đích chiến tranh cùa địch.
Không quân nhân dân có vai trò rất quan trọng trong tác chiến trên biền, vì vậy cần được
tổ chức, trang bị và huấn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ tác chiến trên biển, đù sức cùng hài
quân và các lực lượng vũ trang khác bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Tô
quốc trong mọi tinh huống; cùng hài quân đánh địch trẽn biển từ xa trong tác chiến chông
địch tiến công lừ hướng biển, gây tồn thất cho địch ở mức độ nhất định, góp phần cùng các
lực lượng phòng thủ bờ biển bào vệ đất liền.
Bộ đội Phòng không là lực lượng nòng cốt cùa chiến tranh nhân dân, trong tác chiên
dánh trà địch tập kích đường không từ hướng biền, bào vệ các mục tiêu ven bờ, ven biên.
Trong tác chiến chống địch tập kích phòng không từ biền cần hiệp đồng chặt chẽ bộ đội phòng
không với không quân và hái quân. Việc đổi mới trang bị cùa bộ đội phòng không, đáp úng yêu
cầu tác chiến phòng không bảo vệ lành thồ nói chung và vùng ven biền nói riêng là rất cấp thiêt.
Bộ đội lục quân (các quân khu. quân đoàn ờ ven biển) là lực lượng nòng cốt cùa quôc
phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân trên mặt đất, lực lượng chủ yếu trong tác chiên
phòng thù bờ biến và các đào gần bờ; đồng thời phài sẵn sàng tham gia tác chiển bảo vệ các
đào xa bờ.
Đề đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bào vệ biển, đảo và vùng ven biển trong thời kỳ mới, bộ đội
lục quân cần có những phát triển mới về tồ chức, trang bị, huấn luyện để trờ thành lực lượng
giòi tác chiến ờ mọi loại địa hình ven biền, nhất là ở địa hình đồng bằng và đô thị ven biển, cần
có những binh chùng hợp thành cùa lục quân (bao gồm bộ binh và pháo binh, xe tăng...) được
huấn luyện chu đáo về đổ bộ đường biến để chi viện tác chiến phòng thù đảo (gần bờ và xa bờ).
Đẩy nhanh nhịp độ công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân nói chung và kinh tế biền nói
riêng là rất cấp thiết nhằm tạo ra các cơ sở vật chất kỹ thuật cho xây dựng quân đội nhân dân
ngày càng hiện đại. Tập trung "đầu tư thích đáng cho công nghiệp quốc phòng, tận dụng năng
lực công nghiệp dân sinh phục vụ quốc phòng và an ninh”. Trong phát triển công nghiệp cùa đất
nước, cần “đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao. Xây
dựng có chọn lọc mội số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng sán xuất tư liệu sàn xuất cần thiết
trang bị cho các ngành kinh tế và quốc phòng”.
- Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế, tạo lập môi trường thuận lợi để
phát triển.
Trong điều kiện tình hinh hiện nay trên Biển Đông, hoạt động đối ngoại có vai trò hết
sức quan trọng có thể khai thác những nhân tố tích cực, hạn chế những nhân tố tiêu cực,
góp phần to lớn vào việc bào vệ chù quyền và lợi ích quốc gia, giữ vững hòa bình và ổn định
trên biến.
Kiên trì chù trương giài quyết tranh chấp trên biển bằng đàm phán hòa bình trên cơ sớ các
bên tôn trọng độc lập, chú quyền cùa nhau, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế, chúng ta
đã ký với Thái Lan Hiệp định về "Phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong Vịnh Thái
Lan” (1997); ký kết với Trung Quốc Hiệp định “Phân định Vịnh Bắc Bộ” và Hiệp định “Hợp
tác nghề cá giữa Việt Nam - Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ” (2000); ký Tuyên bố về cách ứng
xử cùa các bên ở Biến Đông (2002); ký với Indonesia Hiệp định Phân định ranh giới thêm lục
địa Việt Nam - Indonesia (2003).
Từ năm 2000 trở lại đây, nhất là sau sự kiện ngày 11/9/2001 với việc tăng cường sự hiện
diện về quân sự cùa Mỹ; sự dàn xếp cùa các nước lớn, chú yếu giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm
gia tăng sự phức tạp, đang đe doạ an ninh, ổn định và chú quyền quốc gia cùa các nước ở Đông
Nam Á. Một số nước ở ven Biển Đông tăng cường hợp tác với Mỹ, muốn dựa vào Mỹ đề giải
quyết bất ồn trong nước và tranh chấp ớ Biền Đông đã có những hành động biểu lộ thái độ cứng
răn hơn trong tranh chấp biển, đảo, nhưng Nhà nước ta vẫn kiên trì biểu lộ thiện chí, góp phần
làm giảm bớt căng thẳng trên Biển Đông.
Trong những năm tới, cuộc tranh chấp biển, đảo, đặc biệt là quần đào Trường Sa. có thể
diễn ra phức tạp hơn, quyết liệt hơn. Song chúng ta vẫn kiên trì chủ trương nhất quán là: “Mờ
rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, các trung
tâm chinh trị, kinh tế quốc tế lớn, các tồ chức quốc tế và khu vực theo các nguyên tắc tôn
trọng độc lập, chú quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ cúa
nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ; bình đẳng và cùng có lợi, giải quyết các bất đồng và
tranh chấp bàng thương lượng hoà bình; làm thất bại mọi âm mưu và hành động gáy sức ép,
áp đặt và cường quyền”.
Nhiệm vụ cùa công tác đối ngoại là: “Giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện
quốc tế thuận lợi cho công cuộc đồi mới, đẩy mạnh phát triền kinh tế - xã hội, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào
cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chù và tiến bộ
xã hội”.
Ở trên biển, hoạt động đối ngoại phải ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi nguy cơ phá vỡ hòa
bình, ổn định trong khu vực; ngăn chặn và làm thất bại ý đồ, hành động của nước ngoài tạo ra
nhũng “khu vực tranh chấp” hoặc làm “chuyện đã rồi” trên vùng biền và thềm lục địa của
nước ta.
Các hoạt động đối ngoại về kinh tế có vai trò tích cực trong việc phát triền quan hệ quốc
tế cùa nước ta trong lĩnh vực khai thác tài nguyên biền, giúp chúng ta nhanh chóng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế biển. Họp tác quốc tế và khu vực về nghiên cứu biền sẽ mang
lại lợi ích cho cà kinh tế, quốc phòng và an ninh, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học về biền;
đồng thời tăng cường được sự hiểu biết lẫn nhau, tăng thêm lòng tin giữa các bên hữu quan.
Tăng cường theo dõi, năm bắt kịp thời những phát triền mới về trật tự pháp iý và kinh tế cùa
khu vực và thế giới; tham gia các tồ chức của Liên hợp quốc và các tồ chức quốc tế khác về biển
và về kinh tế, nhằm thu được nhũng thông tin có ích cho việc hình thành, hoàn thiện hoặc điều
chinh các chiến lược biển, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư và công nghệ biển, mở rộng hợp tác
quốc tế và lao động với các nước.
Hợp tác quốc tế và khu vực bảo vệ môi trường biển và tìm kiếm, cứu nạn trên biển sẽ
mang lại hiệu quả hcm, có lợi hơn cho mỗi quốc gia, cho khu vực và thế giới, đồng Ihời cũng
góp phần thúc đẩy tiến trình đàm phán giải quyết tranh chấp giữa các nước hữu quan. Đầy
mạnh công tác tuyên truyền đối ngoại trong tất cả các ngành, các địa phương, các tô chức
quẩn chúng, làm cho the giới ngày càng hiểu rõ hơn về lịch sử, về đất nước và con người Việt
Nam. về đường lối đối ngoại và cơ sớ pháp lý cùa Việt Nam trong đấu tranh bào vệ chù quyền
và lợi ích quốc gia trên biên. Tiếp tục chuẩn bị kỹ hơn, đầy đù hơn cẳn cứ pháp lý vê chú quyén
cùa nước ta đối với hai quần đào Hoàng Sa vả Trường Sa, để sẵn sàng tiến hành cuộc đấu tranh
pháp lý trước cơ quan pháp luật quốc tế, khi có điều kiện, thời cơ thích hợp.
Hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế cần phái có "nội lực" mạnh làm hậu thuẫn; đó là
sức mạnh tồng hợp của cá nước dưới sự lãnh đạo cùa Đàng và sự điều hành cùa Nhà nước.
Thề hiện ở sự ổn định về chính trị, sự phát triển lành mạnh và bền vững về kinh tế - xã hội; sự
vững chẳc về quốc phòng và an ninh, "phối hợp chặt chẽ hoạt động ngoại giao cùa Nhà Nước,
hoạt động đỏi ngoại cùa Đãng và hoạt động đối ngoại cùa nhân dân”.
Vùng biển và vùng ven biền là “cứa mờ lớn” cùa đất nước, là nơi thường xuyêncósự giao
lưu, tiếp xúc quốc tế, thuận lợi cho hoạt động đối ngoại tại chỗ. Muốn phát huy được thuận lợi
này cần có đội ngũ cán bộ đối ngoại làm nòng cốt, có mặt ở các cơ quan, cơ sở kinh tế, văn
hoá... thường xuyên có sự giao tiếp với các cá nhân và tồ chức cùa nước ngoài. Vì vậy, cân phải
"Bồi dưỡng, rèn luyện bàn lĩnh chính tri nẳng lực, đạo đức, phẩm chất cùa đội ngũ cán bộ làm
công tác đối ngoại, kể cả kinh tế đối ngoại”.
- Tăng cường hoạt động pháp lý trên truờng quốc tế, tạo cơ sờ bảo vệ biển, đào bền vũng.
Trong lịch sử phát triền cùa nhân loại, các hoạt động pháp lý trên biền đã hinh thành
và phát triền để điều chinh, giải quyết những mâu thuẫn về quyền lợi trên biền giữa các
quốc gia, dân tộc. Điển hình là các Hội nghị do Liên hợp quốc chù trì, đặc biệt là hội nghị
lần thứ 3 đã kéo dài từ 1967 đến năm 1982 mới kết thúc bẳng sự ra đời “Công ước về
Luật Biển 1982”.
Trong nhũng năm qua Đảng, Nhà nước ta đã chủ động, tích cực đàm phán với các bên
hữu quan đề giài quyết những vấn đề về vùng biển chồng lấn, tranh chấp chù quyền biển, đào.
Các hiệp định về phân định ranh giới trên biến, thềm lục địa được ký kết giữa Việt Nam với
các nước là cơ sở pháp lý đề ta quàn lý, báo vệ chủ quyền an ninh và các quyền lợi quốc gia,
dân tộc trên các vùng biển khác nhau phù hợp với luật pháp quốc tế.
Tóm lại: Tìm ra giải pháp đúng, phù họp, đem lại hiệu quà cao là một việc khó khăn,
phức tạp, song thực hiện được những giài pháp đó trong thực tiễn còn khó khăn, phức tạp hơn
nhiều. Do vậy, phải có sự tham gia, góp sức cùa toàn Đàng, toàn quân, toàn dân; cùa nhiều
lực lượng, nhất là các bộ, ban, ngành, các địa phương trực tiếp liên quan tới biển, đảo dưới sự
lãnh đạo cùa Đàng, điều hành thống nhất cùa Nhà Nước.
CÂU HỐI ÔN TẬP

1. Nêu tầm quan trọng của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quố: Việt
Nam xã hội chú nghĩa.
2. Trinh bày một số nội dung trong hệ thống văn bán của Đáng, Nhá nước ta đã ban háih về
quán lý, bảo vệ chú quyền biển, đào
3. Trinh bày nguyên tắc, chính sách quản lý và bảo vệ biển, đảo trong thời kỷ mới,
4. Nêu mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ biển, đáo trong thời kỳ mới.
5. Nêu phương thửc bảo vệ biển, đảo trong thời kỳ mới.
6. Nêu những giải pháp chủ yéu đẻ củng cố, tăng cường tiềm lực bảo vệ biển, đảo trêi các
lĩnh vực chinh tri, kinh tế xã hội, tư tướng - văn hoả, giáo dục.
7. Nẽu nội dung tăng cường tièm lực quốc phòng và an ninh đé báo vệ biển, đáo
1. Chinh phu nước C ộng hoà xà hội chu nghĩa V iệt Nam. N ghị dinh sổ 30-CP vê quy chê chơ tùu
thuyền nước ngoài hoại động trẽn các vùng biên cua Việt Nam Hà Nội, 1980.
2. Chính phu nước C ộng hoà xã hội chu nghĩa Việt Nam. N ghị định sổ 02/1998 N D -C P quy định chi
liốt thi hành một so diêu cua Pháp lệnh Bộ d ội Biên phòng, Hà N ội, 1998.
3. Chinh phu nước C ộng hoà xã hội chu nghTa Việt Nam. Nghị định sô 34 2000 ND-CP, quy định vê
kiêm tra. kiêm so á i việc ra. vào khu vực biên giới, vành đai biên g iới, Hà N ội, 2000.
4. Chính phu nước Cộng hoà xă hội chu nghĩa Việt N am . 'N g h ị định sô 34/2000/ N i)-C P
quy dinh vể quan lý, bao vệ an ninh trật tự, an toàn xă hội chong buôn lậu, gian lận thương mại, Hà
Nọi. 2000.
5. Chính phu nước C ộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. N ghị định số 161 2003 N D -C P quy định về
quy chê biên giới biên, Hà Nội, 2003.
6. Chinh phu nước C ộng hoà xã hội chú nghĩa Việt Nam. N ghị định sổ ì 40 2004 ND-CP, quy định
chi tiết thi hành m ột ST5 điêu cua Luật tìiên giới quốc g ia , Hà Nội, 2004.
7. Chính phu nước C ộng hoà xã hội chú nghĩa Việt Nam. N ghị định sổ 32 2005 SD -C P . quy ché cưa
khâu biên giới đất liền, Hà Nội, 2005.
8. Chính phú nước C ộng hoà xã hội chú nghĩa Việt Nam. N ghị định số 32 2005/N Đ -C P quy định ve
Q uy chế cưa khâu biên giới đất nền, Hà N ội, 2005.
9. Chính phú nước Cộng hoà xà hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định sổ 89/2009/NĐ-CP cùa Chinh phu về
hoạt động đối ngoại biên phòng, Hà Nội, 2009.
10. Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Hài quán. Nhũng điểu cản biết ve 2 quần đao Hoàng Sa, Trường Sa và khu
vực• thềm lục địa phía nam (D K 1), Hái Phòng, 2011.
11. Dáng Cộng sàn Việt Nam. Vàn kiện Dại hội D ang toàn quốc lần th ứ VUI, Nxb. Chính trị Ọ uốc gia,
Hà Nội, 1996.
12. Đang Cộng sán Việt Nam. Văn kiện Dại hội Đ ang toàn quốc lần thứ IX, N xb. C hính trị Q uốc gia,
Hà Nội, 2001.
13. Đàng Cộng sán Việt Nam. Văn kiện Dại hội D àng toàn quốc lần th ứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2006.
14. Dáng Cộng sán Việt Nam. Văn kiện Đại hội D ang toàn quốc lần th ứ Xỉ. Nxb. C hính trị Q uốc gia,
Hà Nội, 201 \ .
15. Luật Dân quân tự vệ, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà N ội, 2010.
16. Đỗ ích Báu. D ấu tranh phòng chong p h á n động ờ khu vực biên g iớ i, N xb. Quân đội Nhân dân,
2011

17. Phạm Ngọc C ành; Lê Minh Xuân. G iáo trình giáo dục quốc phòng, tập 2 cuốn 1; N xb. Quân đội
Nhân dân, 2007.
18. Luật Biên giới quốc gia, Nxb. Chính trị Ọuổc gia, Hà Nội, 2004.
19. Quỵ chế pháp lý ve biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Ọuân đội
Nhân dân, Hà Nội, 2010.
20. Luật Biên Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012.
21. Vụ Giáo dục quốc phòng và an ninh, Biến, đại dương và chu quyển biên đao Việt Nam, Nxb. Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội, 2012.
CliịII trách nhiệm xuất bán:
Chủ tịch Hội đồng Thành víèn NGUYÊN ĐÚC THÁI
Tống Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCIl

Chịu trách nhiệm nội dung:


Tống biên tập PHAN XUẢN THÀNH

Tô chức và chịu trách nhiệm bán tliáo:


Phó l ổng biên lặp NGUYHN VÁN TỪNG
Giám đốc Công ly CP Sách ĐU DN NGÔ THỊ THANI1 BÌNH

Biên lập nội dung và sửa bán in:


VŨ BÁ SƠN
Trình bày bìa:
ĐINH XUÂN DŨNG
Thiết kế sách và chế bàn:
THANH SƠN

Công ty CP Sách Đại học - Dạy nghé, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
giữ quyền cõng bố tác phẩm.

GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG, BẢO VỆ CHỦ QUYỂN LÃNH T H ổ


BIÊN GIỚI QUỐC GIA VÀ BIEN đ ả o v i ệ t n a m
(Dùng cho đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh)

Mã số: 7X585y7-DAI
In 500 bản (QĐ in số : 98), khổ 17 X 24 cm.
Đơn vị in : In tại Công ty CP in Phúc Yên.
Đường Trần Phú, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
Số ĐKXB 3767-2017/CXBIPH/8-1413/GD.
Số QĐXB : 5702/QĐ-GD-HN ngày 7 tháng 11 năm 2017.
In xong và nộp lưu chiểu tháng 11 nãm 2017.
Mâ số ISBN : 978-604-0-07228-3

You might also like