You are on page 1of 5

5.1.

Điểm mạnh
 Phong cách ẩm thực độc đáo: hình thức lẩu băng chuyền là yếu tố
khác biệt lớn nhất giữa Kichi Kichi và các nhà hàng lẩu truyền thống.
Mô hình độc đáo giúp Kichi Kichi dễ tạo sự tò mò và ghi dấu ấn riêng
với khách hàng.
 Lợi thế người đi đầu: Việc đi tắt đón đầu giúp Kichi Kichi thu
được lợi nhuận lớn từ sự lên ngôi của những xu hướng trải nghiệm ẩm
thực mới. Lợi thế người đi đầu cũng khiến khách hàng có ấn tượng tốt
và ghi nhớ Kichi Kichi nhiều hơn.
 Nhận diện thương hiệu tốt: nhờ 13 năm thâm niên hoạt động cùng
quy mô lớn, Kichi Kichi đã thành công xây dựng sự hiện diện của
thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Khi nhắc đến lẩu băng chuyền
chắc chắn Kichi Kichi sẽ là cái tên được nhớ tới đầu tiên.
 Chất lượng dịch vụ và sản phẩm khá tốt: Kichi Kichi đã hoạt động
được hơn 13 năm, qua thời gian chất lượng dịch vụ và sản phẩm không
ngừng được cải thiện.
5.2. Điểm yếu
 Chi phí hoạt động lớn: Với một chuỗi nhà hàng có quy mô lớn như
Kichi Kichi thì chi phí nguyên liệu, nhân sự, mặt bằng,…là một con số
không hề nhỏ. Việc cần chi phí hoạt động lớn khiến Kichi Kichi gặp khó
khăn hơn khi đối phó với các giai đoạn như Covid-19, suy thoái kinh tế.
 Ít không gian cho nhóm đông: do các vị trí ngồi trong nhà hàng
được đặt dọc theo băng truyền nên không gian của Kichi Kichi không
phù hợp với các buổi liên hoan, tụ tập đông người.
 Không thân thiện với trẻ nhỏ, người lớn tuổi: Với hình thức lẩu
băng chuyền, khách hàng phải tự lấy thức ăn, căn chỉnh bếp,… Điều này
khiến Kichi Kichi không phải một địa điểm lý tưởng để dùng bữa nếu có
trẻ nhỏ, người lớn tuổi đi cùng. Do những đối tượng này không thể tự
phục vụ và rất dễ gặp sự cố khi ở gần bếp và băng chuyền.
 Trang thiết bị cần đầu tư và bảo dưỡng thường xuyên: Kichi kichi
phải bỏ ra một khoản khá lớn cho việc đầu tư lắp đặt, bảo dưỡng trang
thiết bị. Đặc biệt là băng chuyền và bếp cá nhân – những thiết bị chuyên
dụng đối nhà hàng băng chuyền.
5.3. Cơ hội
 Đã có lượng khách ổn định: Trải qua thời gian hoạt động Kichi
Kichi đã hình thành danh tiếng và có được lượng khách hàng ổn định.
Điều này tạo cơ sở để Kichi Kichi có thể tiếp tục mở rộng, tăng trưởng.
 Mở rộng khu vực kinh doanh: Việc liên tục mở rộng chi nhánh ra
nhiều khu vực, tỉnh thành giúp Kichi Kichi thu hút thêm lượng khách
hàng từ các khu vực mới.
 Điều kiện sống phát triển dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu: Kinh tế
phát triển kéo theo đời sống người dân cũng đi lên. Người dân sẵn sàng
chi trả cho nhu cầu về trải nghiệm ẩm thực chất lượng hơn.
5.4. Thách thức
 Nhiều đối thủ cạnh tranh: Hiện nay thị trường buffet lẩu là một
miếng bánh béo bở được rất nhiều thương hiệu cùng nhau san sẻ. Từ
những chuỗi nhà hàng lớn như Haidilao, Manhwa, lẩu Phan,… đến
những thương hiệu nhỏ hơn đều đang cạnh tranh trong thị trường này.
 Quy mô quá lớn gây khó khăn cho việc quản lý: Với quy mô hơn
100 cơ sở trên khắp cả nước, việc quản lý nhằm đảm bảo đồng bộ về
chất lượng sản phẩm, dịch vụ là một thách thức rất lớn đối với Kichi
Kichi.
6. Chiến lược Marketing của Kichi Kichi: Mô hình marketing mix 7P
Mô hình marketing 7P là mô hình phát triển tương đối toàn diện. 7P
trong mô hình này bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place
(Kênh phân phối), Promotion (Quảng bá), People (Con người), Process
(Quy trình) và Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình).
6.1. Product (Sản phẩm)
Kichi Kichi cung cấp sản phẩm chính là buffet lẩu. Dù chỉ có một sản
phẩm chính là lẩu nhưng khách hàng vẫn có rất nhiều sự lựa chọn.
Khách hàng có thể thưởng thức tới 5 loại nước lẩu cùng gần 100 món
nhúng.

Menu đa dạng là một đặc điểm cần thiết đối với nhà hàng lẩu băng
chuyền. Vì nếu món ăn trên băng chuyền liên tục lặp đi lặp lại sẽ nhanh
chóng khiến khách hàng thấy nhàm chán.
Kichi Kichi cũng thường xuyên sáng tạo các sản phẩm mới theo mùa để
thu hút khách hàng. Ví dụ như set xiên phô mai Ki-chese, combo hải sản
Happy Kichi bear,…
Ngoài dịch vụ buffet trực tiếp tại nhà hàng, Kichi Kichi còn có các set
lẩu tại gia. Khách hàng có thể đặt hàng theo combo hoặc gọi món với
định lượng giống như tại nhà hàng. Đây là một động thái mới cho thấy
sự thích nghi của thương hiệu với giai đoạn khó khăn do dịch Covid-19
đồng thời cũng mở rộng sản phẩm để đáp ứng mọi nhu cầu của khách
hàng.
6.2. Price (Giá cả)
Hiện nay Kichi Kichi chỉ áp dụng một mức giá buffet duy nhất cho toàn
bộ chuỗi nhà hàng. Giá buffet áp dụng cho buổi trưa là 279,000đ; giá
buổi tối và cuối tuần 299,000đ. Giá này đã bao gồm nước lẩu và toàn bộ
đồ nhúng. Ngoài ra khách hàng có thể gọi thêm đồ uống với mức giá từ
30.000 – 89.000 đồng (trừ một số loại rượu cao cấp).
Đây là một mức giá không quá ưu đãi khi so sánh với các thương hiệu
khác trong thị trường buffet lẩu. Nhưng với định vị thương hiệu và chất
lượng của Kichi Kichi thì mức giá này là khá phù hợp.
6.3. Place (Kênh phân phối)
Trong chiến lược Marketing của Kichi Kichi, có thể thấy địa điểm là
một yếu tố rất được chú trọng. Hiện nay Kichi Kichi sở hữu hơn 100 nhà
hàng trên toàn quốc. Các nhà hàng đều nằm tại vị trí đắc địa như trung
tâm thương mại hoặc trên tuyến đường chính.
Ngoài ra Kichi Kichi còn sử dụng hệ thống giao hàng G-deli chuyên biệt
của Golden Gate. Do đó mỗi đơn hàng đều được kiểm soát chính xác về
số lượng, thời gian giao hàng và được vận chuyển bằng xe đông, thùng
lạnh, thùng mát chuyên dụng.
6.4. Promotion (Quảng bá)
Để có thể mở rộng khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ, thì quảng
bá (promotion) là một thành phần không thể thiếu trong chiến lược
Marketing của Kichi Kichi.
Do nhắm tới nhóm khách hành trẻ nên Kichi Kichi đẩy mạnh truyền
thông trên các mạng xã hội như Facebook (qua Fanpage) và Tiktok (qua
KOL).
Đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 12 năm, Kichi Kichi ghi dấu ấn với chiến
dịch “Niềm vui tiếp nối”. Phim ngắn sáng tạo, đánh trúng insight khách
hàng đã đem lại những con số ấn tượng. Chỉ sau một tuần đầu ra mắt,
phim ngắn đã đạt được 7.000.000 lượt view, gần 5.000 lượt tương tác,
và rất nhiều bình luận khen ngợi.

Kichi Kichi đang áp dụng 2 dạng chương trình khuyến mãi chính:
 Thứ nhất là các chương trình định kì: bao gồm Happy Monday
(giảm giá vào thứ 2 cuối cùng của tháng) và U22 (giảm giá cho thành
viên dưới 22 tuổi).
 Thứ hai là các chương trình thời vụ áp dụng trong một giai đoạn
nhất định. Ví dụ như giảm giá khi khai trương, tặng đồ uống khi check-
in,…
Hai hình thức này kết hợp vừa đảm bảo duy trì sự hiện diện của thương
hiệu đối với khách hàng cũ, vừa thu hút sự chú ý của khách hàng mới.
6.5. People (Con người)
“Nhân viên hạnh phúc thì khách hàng sẽ hài lòng” chính là chiến lược
nhân lực mà Golden Gate cũng như Kichi Kichi hiện đang áp dụng.
Kichi Kichi luôn chú ý đến việc làm hài lòng nhân viên – những khách
hàng nội bộ của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra đúng sự hạnh phúc của nhân
viên khiến nhân viên có nhiều động lực, yêu công ty và khách hàng.

Kichi Kichi đã thay đổi về văn hoá ghi nhận đóng góp, chú trọng hơn
đến việc chăm lo đời sống nhân viên. Điều này đã làm giảm 20% tỉ lệ
nhân viên nghỉ việc chỉ sau 1 năm áp dụng.
Về phía khách hàng, Kichi Kichi luôn theo đuổi tư duy dịch vụ lấy
khách hàng làm trung tâm. Trải nghiệm khách hàng được nâng cao
thông qua việc chuẩn hóa quy trình và áp dụng công nghệ.

Nhân viên Kichi Kichi sẽ phải tuân thủ những nguyên tắc nghiêm ngặt
về thời gian tiếp đón khách, gọi món, dọn bàn. Trong quá trình phục vụ
nhân viên sẽ chỉ xuất hiện khi khách hàng cần, cố gắng thao tác nhanh
gọn nhất để duy trì sự riêng tư cho khách hàng.
Các thông tin về chương trình khuyến mãi của Kichi Kichi sẽ được cập
nhật trên ứng dụng G-Spoon. Khách hàng cũng có thể tự kiểm đồ, tích
điểm, thanh toán thông qua Qr-code trên ứng dụng.
Tất cả nhằm đem đến cho khách hàng một trải nghiệm theo đúng phong
cách của Kichi Kichi: Cá nhân hơn và thỏa thích hơn. Việc đề cao yếu tố
con người trong chiến lược Marketing của Kichi Kichi chắc chắn đã góp
phần không nhỏ vào sự thành công của thương hiệu này.
6.6. Process (Quy trình)
Với một thương hiệu có quy mô lớn như Kichi Kichi thì việc đảm bảo
quy trình đồng nhất ở tất cả các chi nhánh là một điều rất khó. Tuy nhiên
Kichi Kichi đã thành công trong việc xây dựng một quy trình đồng nhất,
nhanh chóng, chính xác nhờ áp dụng công nghệ trong quản lý.
Kichi Kichi hiện đang triển khai giải pháp SAP S/4HANA Retail nhằm
tối ưu hóa các hoạt động của nhà hàng. Nền tảng này sẽ tích hợp toàn bộ
các hoạt động của Golden Gate cũng như Kichi Kichi vào một hệ thống
duy nhất. Điều này giúp kiểm soát chi phí tốt hơn, cải thiện các quy trình
liên quan đến bếp trung tâm và hoạt động bán hàng. Từ đó cho phép
Kichi Kichi đảm bảo sự thống nhất về chất lượng sản phẩm, dịch vụ,
quy trình phục vụ ở tất cả các chi nhánh. Tránh tình trạng chất lượng
không đồng đều giữa các cơ sở, gây ảnh hưởng danh tiếng thương hiệu.
6.7. Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình)
Bằng chứng hữu hình là một điểm mạnh đáng chú ý trong chiến lược
Marketing của Kichi Kichi. Chi nhánh của thương hiệu này thường được
đặt ở các vị trí đặc địa, dễ thấy, dễ ghi nhớ. Nếu nằm trong trung tâm
thương mại, sẽ có các biển quảng cáo cỡ lớn ở bên ngoài tòa nhà.

Cơ sở hạ tầng tại mỗi chi nhánh cũng được đầu tư đồng bộ. Không gian
được trang trí theo phong cách Nhật Bản với ba tone màu đỏ, đen, vàng.
Nội thất tối giản bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, đá, kim loại. Cùng
với đó là các bức tranh tường khổ lớn nhiều màu sắc, tạo cảm giác trẻ
trung, hiện đại.

You might also like