You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


--------------------------------------------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT


TẠI CÔNG TY TNHH HON CHUAN VIETNAM

MÔN HỌC:
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU

Giảng viên: GS.TS. Hồ Đức Hùng


Học viên: Nguyễn Tuấn Anh
MSHV: 2383401012001

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2024


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................................ 2


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT ................................................................................................ 2
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP .......................................................... 3
1. Giới thiệu về tập đoàn Taiwan Hon Chuan Enterprise ........................................................ 3
2. Công ty TNHH Hon Chuan Vietnam................................................................................... 5
2.1. Lịch sử hình thành ............................................................................................................... 5
2.2. Lĩnh vực kinh doanh ............................................................................................................ 6
2.3. Tệp khách hàng chính .......................................................................................................... 7
II. PHÂN TÍCH SWOT CÔNG TY TNHH HON CHUAN VIETNAM ................................. 8
1. Tổng quan về mô hình phân tích SWOT ............................................................................. 8
2. Phân tích SWOT tại Công ty TNHH Hon Chuan Vietnam ................................................. 9
III. NHẬN ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC .................................................................. 12
1. Nhận định về công ty: ........................................................................................................ 12
2. Đề xuất chiến lược kinh doanh: ......................................................................................... 13
2.1. Chiến lược cạnh tranh tổng thể của Michael Porter. ......................................................... 13
(a) Chiến lược cạnh tranh chi phí thấp .................................................................................... 13
(b) Chiến lược khác biệt hóa ................................................................................................... 14
2.2. Chiến lược đại dương xanh. .............................................................................................. 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 16

-1-
DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Trụ sở chính tập đoàn Hon Chuan tại Đài Loan ................................................................. 3
Hình 2. Dòng sản phẩm và dịch vụ chính của tập đoàn .................................................................. 4
Hình 3. Các sản phẩm sáng tạo của Hon Chuan .............................................................................. 5
Hình 4. Logo công ty ....................................................................................................................... 5
Hình 5. Các chứng nhận công ty đạt được ...................................................................................... 6
Hình 6. Các sản phẩm chính của Hon Chuan Vietnam.................................................................... 7
Hình 7. Mô hình các chiến lược cạnh tranh tổng thể của Michael Porter ..................................... 13

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ


1. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
2. VSIP : Vietnam-Singapore Industrial Park
(Khu công nghiệp Việt Nam – Singgapore)
3. NVL : Nguyên vật liệu

-2-
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1. Giới thiệu về tập đoàn Taiwan Hon Chuan Enterprise

Công ty Hon Chuan được thành lập từ năm 1969 và ban đầu có tên “Công ty TNHH Công nghiệp
Taifeng” ở thành phố Chương Hóa. Sau khi xem xét, công ty đã dời trụ sở đến thị trấn Xiushui,
thành phố Chương Hóa. Vào năm 1978, được đổi tên thành Công ty TNHH Hon Chuan Enterprise.
Sau này do mở rộng hoạt động sản xuất nên năm 1988 Công ty chuyển về Khu công nghiệp Đài
Trung và bắt đầu ổn định hoạt động kinh doanh.
Trong những năm qua, Công ty đã dần đặt nền móng cho hoạt động tại Đài Loan và tích cực mở
rộng cơ sở ở nước ngoài. Năm 2009, Hon Chuan đã lên kế hoạch đưa vào vận hành tòa nhà trụ sở
toàn cầu, mặt ngoài của tòa nhà được thiết kế theo hình chiếc chai lớn nhất thế giới với vách kính
và hệ thống đèn đẹp mắt và độc đáo. Năm 2010, xây dựng tầng hầm thứ 2, tầng 11 trên mặt đất và
tòa nhà cao 50m, tổng diện tích xây dựng là 14.658 mét vuông (khoảng 4.434 mét vuông).

Hình 1. Trụ sở chính tập đoàn Hon Chuan tại Đài Loan

Tập đoàn Taiwan Hon Chuan là một trong những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất bao bì
tại Đài Loan. Với hơn 50 năm kinh nghiệm và sự phát triển không ngừng, Hon Chuan đã khẳng
định được vị thế của mình trong ngành công nghiệp bao bì toàn cầu. Tập đoàn đã xây dựng một hệ

-3-
thống sản xuất hiện đại và chất lượng cao, từ khâu thiết kế, nghiên cứu và phát triển sản phẩm đến
sản xuất và phân phối:

- Tên quốc tế đầy đủ: Taiwan Hon Chuan Enterprise Co., Ltd.
- Vốn góp: 2,877,858,790 Tân Đài tệ (~89,064,644.47 Đô-la Mỹ)1
- Doanh thu 2023: 26.41 tỷ Tân Đài tệ (~817,438,758.79 Đô-la Mỹ)
- Quy mô nhân sự: 4,787 người (Đài Loan - 1,508 người/ Trung Quốc - 1,729 người/ Đông
Nam Á - 1,429 người/ Châu Phi – 121 người)
- Nhà máy sản xuất: Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Mã Lai, My-
an-ma, Cam-pu-chia, Mo-zam-bích, Nhật Bản,…

Hình 2. Dòng sản phẩm và dịch vụ chính của tập đoàn

Với tầm nhìn và cam kết về chất lượng, Hon Chuan đã xây dựng được danh tiếng với khách hàng
toàn cầu. Công ty không chỉ tạo ra các sản phẩm bao bì đa dạng và chất lượng, mà còn đảm bảo sự
bảo vệ môi trường và an toàn cho người tiêu dùng. Tập đoàn Taiwan Hon Chuan luôn nỗ lực để
đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường, phát triển các dòng sản phẩm mang tính sáng tạo cao
và đồng thời đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp bao bì trên toàn cầu.

1
Tỷ giá USD:NTD = 1: 32.3058 tại https://www.xe.com/ ngày 01/04/2024

-4-
Hình 3. Các sản phẩm sáng tạo của Hon Chuan

2. Công ty TNHH Hon Chuan Vietnam

2.1.Lịch sử hình thành

Một trong những đối tác chiến lược lâu năm của Hon Chuan là tập đoàn Uni-President (Đài Loan),
sau khi triển khai các dự án với Uni-President với mô hình In-house năm 2007 (đặt máy móc trong
nhà xưởng của khách hàng) tại nhà máy VSIP I (Thành phố Thuận An, Bình Dương). Nhận thấy
tiềm năng phát triển ngành bao bì và nước giải khát tại thị trường Đông Nam Á nói chung và tại
Việt Nam nói riêng, năm 2011, Tập đoàn Hon Chuan thành lập nhà máy chính thức và văn phòng
tại khu công nghiệp VSIP II, có tên là Hon Chuan Vietnam.
Kế thừa kinh nghiệm trên 50 năm từ tập đoàn và 16 năm kinh nghiệm trong ngành tại thị trường
Việt Nam, Hon Chuan Vietnam đã và đang phấn đấu trở thành một trong những nhà sản xuất bao
bì nhựa PET, HDPE hàng đầu Việt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

- Tên đầy đủ: Công ty TNHH Hon Chuan Vietnam


- Địa chỉ: Số 29, Đường số 7, Khu công nghiệp VSIP2,
Phường Hòa Phú, Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương Hình 4. Logo công ty

-5-
- Người đại diện: Dai- Hung Chuan
- Quy mô nhân sự: 200 nhân viên
- Địa điểm kinh doanh:
+ Văn phòng, nhà máy chính: KCN VSIP 2 – Thành phố Thủ Dầu Một
+ Nhà máy sản xuất: KCN VSIP 2A - Thành phố Tân Uyên
+ Xưởng In-House MSI (Masan Dĩ An)
+ Xưởng In-House MMB (Masan Miền Bắc)
+ Xưởng In-House MHG (Masan Hậu Giang)
Hon Chuan Vietnam cũng đã đạt được các chứng nhận quan trọng trong ngành như HACCP, GMP,
FSSC và ISO. Chứng tỏ sự cam kết của Hon Chuan trong việc đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực
phẩm và vệ sinh cao nhất cho đối tác.

Hình 5. Các chứng nhận công ty đạt được

2.2.Lĩnh vực kinh doanh

Hiện nay, Hon Chuan vẫn đã đang và sẽ cung cấp đa dạng các sản phẩm bao bì nhựa, bao gồm:
- Chai PET: chai nhựa nước giải khát, nước mắm,…. với nhiều kích thước, kiểu dáng và màu sắc
khác nhau. Đa dạng về công dụng (chiết gas, chiết nóng, chiết aseptic,..) và mẫu mã.
- Phôi PET (28mm, 29252): là hình dạng nguyên của chai, từ phôi gia nhiệt thổi và định hình ra

2
Các tiêu chuẩn quốc tế về loại cổ chai

-6-
các loại chai với nhiều kích thước và màu sắc khác nha. Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại
(Husky - Canada).
- Nắp HDPE (28mm, 2925): nhiều màu sắc và thiết kế khác nhau (có in, không in), đáp ứng được
các yêu cầu của khách hàng. Các sản phẩm nắp HDPE của Hon Chuan Vietnam được sản xuất từ
nguyên liệu nhựa HDPE nguyên sinh chất lượng cao trên dây chuyền Sacmi của Ý.
Các sản phẩm bao bì nhựa của Hon Chuan Vietnam được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, với
quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng đồng đều và ổn định.

Hình 6. Các sản phẩm chính của Hon Chuan Vietnam

2.3.Tệp khách hàng chính

Với danh sách khách hàng đa dạng, Hon Chuan Vietnam đã xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài
và tin cậy với các thương hiệu nổi tiếng trong ngành đồ uống và thực phẩm như: Suntory Pepsico,
Masan, Coca-Cola, Kirin, Uniben, URC...

Hình 7. Danh sách các khách hàng lớn của Hon Chuan

-7-
II. PHÂN TÍCH SWOT CÔNG TY TNHH HON CHUAN VIETNAM
1. Tổng quan về mô hình phân tích SWOT

Phân tích SWOT là một trong 5 bước hình thành chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành mục
tiêu và kế hoạch chiến thuật, xây dựng cơ chế kiểm soát chiến lược.
Việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự
logic dễ hiểu, dễ trình bày giúp các nhà quản trị có thể dễ dàng thảo luận và đưa ra quyết định
trong mọi quá trình.
Nguyên tắc của mô hình SWOT là tập trung kết quả nghiên cứu thành 4 nhóm:
- Strengths (sức mạnh - ưu thế): Lợi thế của Hon Chuan là gì? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử
dụng? Ưu thế mà các bên liên quan thấy được ở công ty Hon Chuan là gi? Phải xem xét vấn đề
trên nhiều phương diện. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh.
- Weaknesses (điểm yếu - hạn chế): Có thể cải thiện điều gì ở Hon Chuan? Cần tránh làm gì? Phải
xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Các bên liên quan bên ngoài có thể nhìn thấy
yếu điểm mà công ty không thấy. Vì sao đổi thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn Hon Chuan? Lúc
này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.
- Opportunities (cơ hội): Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào Hon Chuan đã biết?
Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay phạm vi trong
nước, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vực hoạt động của công
ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số..., từ các sự kiện diễn ra trong khu vực.
- Threats (thách thức): Những trở ngại Hon Chuan đang gặp phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm
gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi
công nghệ có nguy cơ gì với Hon Chuan hay không? Có yếu điểm nào đang bị đe dọa?

Mô hình SWOT được sử dụng để xác định các yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển chiến
lược kinh doanh và định hình các hướng đi tốt nhất cho công ty. Phân tích SWOT cung cấp cái
nhìn toàn diện về tình hình hiện tại và môi trường kinh doanh, từ đó giúp Hon Chuan tận dụng cơ
hội, khắc phục điểm yếu, tận dụng sức mạnh và đối phó với mối đe dọa.

-8-
2. Phân tích SWOT tại Công ty TNHH Hon Chuan Vietnam

Cơ hội (Opportunities) Đe dọa (Threats)


1. Khí hậu ngày một nóng lên 1. Thị trường ngày có nhiều đối
→ Nhu cầu nước giải khát thủ cạnh tranh với quy mô vừa và
tăng cao → Nhu cầu bao bì nhỏ, dễ dàng thay đổi theo yêu
tăng theo. cầu khách hàng.
2. Thị trường nước giải khát 2. Chính phủ ngày càng quan tâm
Việt Nam dự kiến đạt 18 tỷ tới vấn đề môi trường, chính sách
USD vào năm 2024, tăng EPR (trách nhiệm mở rộng của
trưởng 6-7%/năm → là thị nhà sản xuất) đã được nhà nước
trường tiềm năng. triển khai áp dụng. Người tiêu
MA TRẬN SWOT 3. Việt Nam tham gia nhiều dung dần nói không với sản phẩm
Hiệp định thương mại tự do bao bì nhựa.
(FTA) như CPTPP, EVFTA, 3. Giá NVLtheo giá thị trường
RCEP,... giúp mở rộng thị biến động, khó đoán trước.
trường xuất khẩu. 4. Chi phí điện nước, nhân công
4. Các chính sách cấm rượu ngày một tăng theo quy định của
bia giúp đẩy mạnh mức tiêu chính phủ.
thụ nước ngọt, nước giải khát. 5. Các cuộc chiến tranh quốc tế
5. Thị trường yêu cầu các sản khiến vận tải giao thương đình
phẩm mới, độc đáo, có tính trệ, giá xăng dầu tăng cao.
khác biệt.
Điểm mạnh (Strenghth) Phối hợp S-O Phối hợp S-T
S1 S2 S4 S5 + O1 O2 S1 S6 S10 + T1 T3 T5
1. Hơn 50 năm kinh - Tận dụng kinh nghiệm và uy - Tận dụng kinh nghiệm và uy tín
nghiệm trong ngành bao tín lâu năm để tiếp cận khách lâu năm cũng như đội ngũ nhân
bì, chiết rót. hàng tiềm năng trong thị viên giỏi để tạo dựng lợi thế cạnh
trường bao bì đang phát triển. tranh. Giảm thiểu sức cạnh tranh

-9-
2. Đội ngũ kỹ thuật lành - Phát triển các sản phẩm bao từ các đối thủ trong ngành.
nghề, dày dạn kinh bì sáng tạo, đáp ứng nhu cầu - Phát triển các sản phẩm và dịch
nghiệm. ngày càng cao của khách vụ khác biệt hóa, đáp ứng nhu
3. Giữ được uy tín với hàng. cầu độc đáo của khách hàng.
tệp khách hàng lớn, thân - Mở rộng thị phần bằng cách - Xây dựng thương hiệu mạnh để
thiết lâu năm cung cấp dịch vụ khách hàng củng cố vị thế trên thị trường.
4. Máy móc sản xuất chuyên nghiệp và hiệu quả. - Khai thác nhiều hơn một đơn vị
hiện đại, dây chuyền - Tận dụng uy tín của các cung ứng nguyên vật liệu, đa
công suất lớn. chứng nhận quốc tế để tiếp dạng hóa nguồn cung, tránh
5. Đạt được nhiều chứng cận khách hàng cao cấp. trường hợp phụ thuộc vào giá cả
nhận quốc tế, được công S2 S3 S8 + O2 O3 của 1 nhà cung cấp.
nhận bởi hai đối tác lớn - Nâng cao năng lực sản xuất - Dùng kinh nghiệm lâu năm về
là Pepsi và Coca. để đáp ứng nhu cầu ngày càng ngành, thị trường và nền kinh tế
6. Đội ngũ R&D giỏi, tăng của thị trường nước giải để dự đoán giá nguyên vật liệu,
sáng tạo và chịu khó tìm khát. đề ra phướng hướng chiến lược
tòi thử nghiệm, các sản - Tận dụng uy tín và mối quan giảm thiểu rủi ro.
phẩm cải tiến. hệ với khách hàng hiện tại để S2 S6 S10 + T2
7. Lấy chất lượng làm mở rộng thị trường sang các - Nâng cao năng lực sản xuất để
tôn chỉ sát xuất, hệ thống nước xuất khẩu. đáp ứng các yêu cầu của chính
quản lý chất lượng S4 S6 S9 + O5 sách EPR. Bộ máy quản lý chặt
nghiêm ngặt. - Tận dụng tối đa các nguồn chẽ mức tiêu thụ nhựa, sản lượng
8. Mạng lưới nhà máy lực (nhân lực, tài lực và vật hàng năm.
rộng khắp toàn cầu. lực) để mở rộng, cải tiến và - Phát triển các sản phẩm bao bì
9. Tài chính vững, không tạo ra các sản phẩm dẫn đạo thân thiện với môi trường tuân
vay nợ ngân hàng. thị trường, hướng tới các sản theo quy định về bảo vệ môi
10. Bộ máy quản lý khá phẩm mới như: giảm trọng trường.
chặt chẽ. lượng, nhựa tái sinh (recycled S4 S10 + T4
PET), thân thiện môi trường. - Tăng cường tự động hóa sản
xuất để cắt giảm chi phí nhân

- 10 -
công. Áp dụng các giải pháp tiết
kiệm năng lượng để giảm chi phí
điện nước.
- Tối đa hóa công suất máy móc,
nâng cao năng suất lao động để
bù đắp cho chi phí tăng cao.
Điểm yếu (Weaknesses) Phối hợp W-O Phối hợp W-T
1.Chưa mạo hiểm đầu tư W1 + O5 W3 W4 W6 + T1
các sản phẩm, dự án mới - Yêu cầu mới của thị trường - Cần có các tính toán lại để giảm
mạnh tay. cũng là cơ hội để công ty thiểu tỷ lệ hàng phế, hàng không
2. Chưa tự chủ được mạnh tay hơn trong việc đầu đạt, tìm cách giảm tối đa chi phí
nguồn nguyên vật liệu. tư các sản phẩm mới và có để có mức giá tốt hơn, tránh sự
Phụ thuộc vào nhà cung tiềm năng phát triển hơn. cạnh tranh của đối thủ.
ứng dù thời gian đặt hàng W2 W7 + O3 - Tăng cường các hoạt động
và giao hàng tương đối - Việc tham gia các Hiệp định quảng bá, các chiến dịch
lâu. thương mại tự do giúp mở Marketing (đăng bài tạp chí
3. Tỷ lệ hàng lỗi, hàng rộng thị trường xuất khẩu và ngành, tham gia triển lãm, tài trợ
chưa đạt còn cao. có thể tạo cơ hội để công ty các chương trình,…) nhằm chiếm
4. Năng lực cạnh tranh tiếp cận nguồn NVLmới. được ưu thế về mặt hình ảnh so
chưa thực sự cao so với - Nghiên cứu và thiết lập quan với các đối thủ cạnh tranh.
các đối thủ trong ngành. hệ đối tác với các nhà cung W2 + T3 T5
5. Nguồn nhân lực còn cấp NVLđáng tin cậy để đảm - Có tệp nhà cung ứng đáng tin
thiếu, chưa đủ. bảo nguồn cung ổn định. cậy, hợp tác lâu dài bằng các hợp
6. Mức đặt hàng tối thiểu - Tạo cơ hội quảng bá hình đồng dài hạn, tự chủ được nguồn
(MOQ) cao so với đối ảnh công ty trong thương mại NVL một phần nhằm giảm thiểu
thủ. quốc tế. giá cả tăng đột biến.
7. Chưa đầu tư nhiều cho W6 + O1 O4 - Tồn kho NVL để giảm thiểu rủi
công tác Marketing - Yêu cầu tăng cao của thị ro biến động giá.
trường tạo điều kiện cho công - Áp dụng các giải pháp tiết kiệm

- 11 -
ty giữ mức đặt hàng tối thiểu nguyên vật liệu.
và dễ đạt được mức giá đề ra. - Phát triển các giải pháp tái chế
phế phẩm do tỷ lệ phế .
W5 + T4
- Biến đe dọa thành nguy cơ,
robot hóa và công nghệ hóa sản
xuất để thay thế nguồn nhân lực
còn thiếu, tối ưu hóa chi phí trong
tình hình lương nhân công ngày
một tăng.

III. NHẬN ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC


1. Nhận định về công ty:
Từ ma trận SWOT đã phân tích bên trên, có thể thấy công ty Hon Chuan có nhiều điểm mạnh quan
trọng và chủ chốt như kinh nghiệm lâu năm và hiểu biết sâu rộng về ngành bao bì, đội ngũ kỹ thuật
lành nghề và giàu kinh nghiệm đi kèm với máy móc sản xuất hiện đại và dây chuyền công suất lớn.
Những yếu tố này tạo nên sự ổn định, sáng tạo và khả năng cạnh tranh của đơn vị.

Dù có những điểm mạnh vượt trội đó, công ty lại chưa thực sự mạo hiểm trong việc đầu tư vào các
sản phẩm và dự án mới để có thể chiếm lĩnh và dẫn đạo thị trường. Ảnh hưởng một phần bởi văn
hóa doanh nghiệp và văn hóa của lãnh đạo cấp cao, công ty có xu hướng ổn định và hướng tới sự
chắc chắn, lâu bền. Điều này có thể làm giảm khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp
trong thị trường khốc liệt, có phần tụt lại so với các đối thủ có khả năng thay đổi nhanh chóng và
định hướng đúng với thị trường.

Có nhiều cơ hội cho công ty tăng trưởng và tăng kích thước thị trường. Thị trường nước giải khát
Việt Nam đang dự kiến tăng trưởng 4.8-5.3% mỗi năm và việc tham gia các Hiệp định thương mại
tự do có thể mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như tiếp cận nguồn NVL mới. Tuy nhiên, cơ hội
có thì cũng sẽ có những đe dọa hữu hình, vô hình. Thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh và khả

- 12 -
năng thay đổi nhanh chóng theo yêu cầu của khách hàng. Điều này đặt ra thách thức cho doanh
nghiệp trong việc duy trì và mở rộng thị phần. Chính sách môi trường ngày càng nghiêm ngặt và
xu hướng của người tiêu dùng chuyển sang sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường
cũng có thể là một đe dọa đối với công ty.

2. Đề xuất chiến lược kinh doanh:


2.1.Chiến lược cạnh tranh tổng thể của Michael Porter.

Chiến lược cạnh tranh tổng thể của Michael Porter là một khung tư duy chiến lược phát triển bởi
nhà chiến lược học Michael Porter. Chiến lược này tập trung vào việc xác định và xây dựng lợi thế
cạnh tranh của một doanh nghiệp trong ngành công nghiệp cụ thể. Porter định nghĩa lợi thế cạnh
tranh là khả năng của một doanh nghiệp phát triển và duy trì một vị thế độc đáo trong ngành công
nghiệp, giúp tạo ra giá trị vượt trội và thu hút khách hàng.

Hình 8. Mô hình các chiến lược cạnh tranh tổng thể của Michael Porter

(a) Chiến lược cạnh tranh chi phí thấp


Với điểm mạnh là đội ngũ kỹ thuật lành nghề, đội ngũ quản lý chặt chẽ và máy móc tân tiến, Hon
Chuan có thể theo đuổi chiến lược chi phí thấp nhằm dẫn đạo thị trường bao bì, một mặt vẫn duy
trì chất lượng tốt, một mặt cắt giảm chi phí và tối ưu hóa máy móc cùng các nguồn lực. Chiến lược

- 13 -
này vừa có thể đáp ứng tiêu chí giá thành của khách hàng, lại có được nhiều tệp khách hàng với
nhiều quy mô khác nhau, phủ sóng ngành bao bì Việt Nam:
- Tập trung vào bài toán tối ưu hóa quá trình sản xuất và hoạt động để giảm thiểu chi phí. Có thể
bao gồm việc sử dụng công nghệ tiên tiến, tối ưu hóa hiệu suất máy móc, quản lý nguồn nhân lực
hiệu quả và tối đa hóa sự hiệu quả của chuỗi cung ứng.
- Đào tạo nhân viên để nâng cao năng suất làm việc và hiệu quả hoạt động.
- Tìm kiếm các cơ hội để mua NVL và thành phẩm với giá thấp hơn từ các nhà cung cấp hoặc qua
việc đàm phán hợp đồng mua hàng lớn.
- Tổ chức quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt để giảm thiểu lỗi sản xuất và lãng phí.

(b) Chiến lược khác biệt hóa


Bằng cách tạo ra những sản phẩm độc đáo và tùy chỉnh cho từng nhóm khách hàng. Điều này có
thể đảm bảo rằng công ty đáp ứng đầy đủ nhu cầu và yêu cầu của từng phân khúc, tạo ra lợi thế
cạnh tranh và độc nhất vô nhị, ngày càng đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Từ những cơ hội và điểm mạnh đang có, Hon Chuan có thể tận dụng đội ngũ nhân viên sản xuất
lành nghề, năng suất, đội ngũ nghiên cứu và phát triển sáng tạo, có tầm nhìn, từ đó đi theo chiến
lược khác biệt hóa. Mặc dù đề xuất chiến lược này, ban lãnh đão phải thay đổi chiều hướng và hành
vi kinh doanh của công ty, chuyển hướng từ tính ổn định, chắc chắn sang tính mạo hiểm:
- Các sản phẩm bảo vệ môi trường như loại nắp dính liền với chai (tránh rơi rớt trong khi sử dụng
và ra ngoài môi trường, thuận tiện cho việc thu gom và tái chế,…) mặc dù thị trường Việt Nam
chưa có nhu cầu, nhưng trong tương lai sẽ có sự chuyển đổi giữa loại nắp thông thường và loại nắp
này. Đây cũng là sản phẩm chưa có trên thị trường Việt Nam, có thể phát triển mạnh tay để tạo sự
khác biệt hóa.
- Tiến hành các dự án giảm trọng lượng, ngày một cải tiến để chai nhẹ hơn, giảm lượng nhựa và
rác thải ra ngoài môi trường (Chai nhẹ hơn cho môi trường thêm xanh)
- Đề xuất các dòng sản phẩm nhựa tái sinh, điều không phải đơn vị nào cũng có thể làm được, tạo
ra sự khác biệt hóa đối với ngành và khách hàng.

- 14 -
Đối với chiến lược này, Hon Chuan đang có tiềm năng không chỉ phát triển ngắn hạn mà còn dài
hạn bởi với những điểm mạnh mà công ty có, còn có sự hỗ trợ về tài lực mạnh mẽ, hậu thuẫn bởi
công ty mẹ.

2.2.Chiến lược đại dương xanh.


Theo W. Chan Kim và Renee Mauborgne, bằng cách áp dụng chiến lược đại dương xanh, các công
ty có thể thay đổi quy luật của trò chơi và tạo ra lợi thế bền vững trong thị trường. Thay vì cạnh
tranh trực tiếp với các đối thủ trong một đại dương đỏ (thị trường đang có sự cạnh tranh gay gắt),
họ tìm kiếm các khoảng trống thị trường chưa được khai thác và tạo ra giá trị mới cho khách hàng.
Đại dương xanh không chỉ đề cập đến việc tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ mới, mà còn áp dụng
cho cả việc tái thiết kế chiến lược, quy trình kinh doanh và mô hình kinh doanh. Mục tiêu của đại
dương xanh là tạo ra sự khác biệt đáng kể và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp
trong thời gian dài.
Tiêu chí Chiến lược đại dương đỏ Chiến lược đại dương xanh
Tính cạnh tranh Có nhiều sự cạnh tranh Rất thấp
Đối thủ Nhiều đối thủ Ít đối thủ hoặc thậm chí không có đối thủ

Thị trường Khai thác thị trường đã có sẵn Tìm kiếm, khai phá và tạo ra thị trường mới

Giá trị và chi phí Có sự đánh đổi Không có sự đánh đổi


Chỉ sử dụng một trong 2 chiến
lược: hoặc là khác biệt hóa Có thể sử dụng kết hợp giữa 2 chiến lược:
Chiến lược
hoặc là dẫn đầu về chi phí để khác biệt hóa và dẫn đầu về chi phí
tạo lợi thế cạnh tranh

Để đối phó với các đe dọa và tận dụng cơ hội, Hon Chuan có thể kết hợp giữa hai chiến lược khác
biệt hóa và dẫn đầu về chi phí nếu ở trên để tập trung vào sáng tạo, cải thiện chất lượng sản phẩm
và phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường. Đồng thời, việc duy trì mối quan hệ với khách
hàng hiện tại và mở rộng thị trường xuất khẩu cũng là những cách quan trọng để đạt được sự cạnh
tranh và tăng trưởng bền vững.

- 15 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Prof.Dr.Ho Duc Hung. Chapter 6: Strategy Analysis And Choice (Strategy Tool) Global Strategy
Management

GÜREL, E. (2017, August 30). SWOT ANALYSIS: A THEORETICAL REVIEW. Journal of


International Social Research, 10(51), 994–1006. https://doi.org/10.17719/jisr.2017.1832

Chen, C. H., & Chan, A. K. (2018, March 26). From Asia to Africa: the international expansion
of Hon Chuan enterprise. Emerald Emerging Markets Case Studies, 8(1), 1–33.
https://doi.org/10.1108/eemcs-06-2017-0145

Co, S. (n.d.). Home - TAIWAN HON CHUAN GROUP. Taiwan Hon Chuan.
https://www.honchuan.com/en

Hon Chuan Vietnam: Phấn đầu trở thành nhà sản xuất bao bì nhựa đồ uống và thực phẩm hàng
đầu Việt Nam. (n.d.). https://vba.com.vn/hon-chuan-vietnam-phan-dau-tro-thanh-nha-san-xuat-
bao-bi-nhua-do-uong-va-thuc-pham-hang-dau-viet-nam.html

Ứng dụng ma trận swot để hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần afoli. (2017,
January 6). SlideShare. https://www.slideshare.net/slideshow/ng-dng-ma-trn-swot-hoch-nh-chin-
lc-kinh-doanh-ca-cng-ty-c-phn-afoli/70749401

- 16 -

You might also like