You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH


—o0o—

BÀI BÁO CÁO

Tên đề tài: PHÂN TÍCH SỰ THẤT BẠI CỦA KEM


ĐÁNH RĂNG DẠ LAN

Giáo viên hướng dẫn : TS Phan Hoàng Long


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hồng Thiên Ân
Nguyễn Thị Trà
Nguyễn Phan Hà Nhi
Võ Bá Thông
Nguyễn Thị Thuỳ Trúc
Trần Tuyết Nhi
Lớp : 48K30
ĐÀ NẴNG, 2022
1
MỤC LỤC
1.TÓM TẮT NỘI DUNG:...............................................................................................................3
1.1. Giới thiệu:............................................................................................................................3
1.2. Mục đích: “Phân tích lý do thất bại của Kem đánh răng Dạ Lan”..................................3
1.3. Mô tả:...................................................................................................................................3
1.4. Kết luận:..............................................................................................................................4
2. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KEM ĐÁNH RĂNG DẠ LAN4
2.1. Thông tin chung:.................................................................................................................4
2.2. Quá trình hình thành và phát triển:.................................................................................6
3. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ DẪN ĐẾN THẤT BẠI :..............................................8
3.1. Bối cảnh quốc tế:.................................................................................................................8
3.2. Bối cảnh công nghệ:............................................................................................................9
3.3. Bối cảnh văn hóa - xã hội:..................................................................................................9
3.4.Bối cảnh kinh tế:..................................................................................................................9
3.5.Bối cảnh chính trị, pháp luật:...........................................................................................10
3.6.Bối cảnh tự nhiên:..............................................................................................................10
3.7. Bối cảnh nhân khẩu học :.................................................................................................11
4. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VI MÔ DẪN ĐẾN THẤT BẠI :............................................12
4.1. Khách hàng:......................................................................................................................12
4.2. Đối thủ cạnh tranh:..........................................................................................................12
4.3. Nhà cung cấp:....................................................................................................................13
4.4. Thị trường lao động:........................................................................................................13
5.CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG DẪN ĐẾN THẤT BẠI :.................................14
5.1. Nguồn nhân lực:................................................................................................................14
5.2. Người thừa hành:..............................................................................................................14
5.3. Nguồn lực về vật chất:......................................................................................................14
5.4. Nguồn lực vô hình:............................................................................................................15
6. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, CÁC ĐỀ XUẤT ĐỂ CÔNG TY TRÁNH KHỎI THẤT BẠI
HOẶC THÀNH CÔNG:...............................................................................................................15
7. KẾT LUẬN:..........................................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................19

2
1. TÓM TẮT NỘI DUNG:
1.1. Giới thiệu:
1.1.1. Thông tin chung
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
1.2. Mục đích: “Phân tích lý do thất bại của Kem đánh răng Dạ
Lan”.
1.3. Mô tả:
Trong quá trình hình thành và phát triển của bất cứ doanh nghiệp
nào cũng không thể biết trước được là doanh nghiệp của mình sẽ
thành công hay thất bại.
Việc phân tích lý do của sự thành công hay thất bại của 1 sản phẩm/
dịch vụ sẽ giúp tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, ảnh
hưởng của các yếu tố chủ quan cũng như khách quan. Từ đó, đưa ra
các quyết định đúng đắn trong kinh doanh.
Bài báo cáo gồm các nội dung chính như sau:
 Các yếu tố môi trường vĩ mô dẫn đến thất bại
- Bối cảnh quốc tế
- Bối cảnh công nghệ
- Bối cảnh văn hóa xã hội
- Bối cảnh kinh tế
- Bối cảnh chính trị, pháp luật
- Bối cảnh tự nhiên
- Bối cảnh nhân khẩu học
 Các yếu tố môi trường vi mô dẫn đến thất bại
- Khách hàng
- Đối thủ cạnh tranh
- Nhà cung cấp
3
- Thị trường lao động
 Các yếu tố môi trường bên trong dẫn đến thất bại

- Nguồn nhân lực


- Đạo đức nghề nghiệp
- Nguồn lực về vật chất
- Nguồn lực vô hình...
 Bài học kinh nghiệm là gì ? Vào thời điểm đó doanh nghiệp có
thể đã làm gì để tránh khỏi thất bại đó hoặc để có thể thành
công hơn nữa ?
1.4. Kết luận:
2. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT KEM ĐÁNH RĂNG DẠ LAN
2.1. Thông tin chung:
 Tên sản phẩm: Kem đánh răng Dạ Lan

 Các sản phẩm Kem đánh răng Dạ Lan:

4
🦷 Kem đánh răng Dạ Lan For Family:

🦷 Kem đánh răng Dạ Lan ngừa sâu răng hàng ngày:

🦷 Kem đánh răng Dạ Lan trà xanh:

5
🦷 Kem đánh răng Dạ Lan ngừa sâu răng toàn diện:

2.2. Quá trình hình thành và phát triển:


 Năm 1988, ông Trịnh Thành Nhơn sáng lập cơ sở Sơn Hải ở
Thành phố Hồ Chí Minh, sản xuất kem đánh răng Sonhai bán
ra thị trường nhưng doanh số rất thấp. Về sau, ông đổi tên sản
phẩm thành Dạ Lan, theo tên một chương trình phát thanh

6
được yêu thích thời bấy giờ, với hình ảnh một ông già mặc áo
dài cười với hàm răng trắng bóng. Vợ chồng ông Nhơn đưa Dạ
Lan đi chào bán khắp nơi, từ miền Tây ra tận miền Trung.
 Năm 1989, ông Nhơn mạnh dạn đăng ký tham gia hội chợ
xuân ở Hà Nội nhằm quảng bá cho Dạ Lan nhưng cũng không
bán được bao nhiêu. Không mang hàng về lại miền Nam, ông
quyết định tặng cho các tiểu thương chợ Đồng Xuân, từ đó
nhãn hiệu Dạ Lan mới được nhiều người miền Bắc biết đến,
nhiều kiện hàng được chở từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà
Nội để buôn bán.
 Từ năm 1993 đến 1995, Dạ Lan là nhãn hiệu chiếm tới 30% thị
phần kem đánh răng ở Việt Nam, chỉ sau kem đánh răng P/S
(chiếm hơn 65%). Dạ Lan còn được xuất khẩu sang
Campuchia, Lào và Trung Quốc.
 Từ năm 1995, chính sách mở cửa của nền kinh tế Việt Nam đã
tạo điều kiện cho các tập đoàn, công ty đa quốc gia ồ ạt đầu tư
vào Việt Nam làm ăn. Công ty Hóa Mỹ phẩm Sơn Hải của ông
Trịnh Thành Nhơn quyết định liên doanh với công ty Colgate -
Palmolive. Khi ấy, công ty Sơn Hải được định giá là 3,2 triệu
đô la Mỹ (chiếm 30% vốn). Tuy nhiên, công ty liên doanh
Colgate - Sơn Hải đã đưa nhãn hiệu kem đánh răng Colgate
vào thế chỗ cho Dạ Lan, khiến Dạ Lan biến mất dần khỏi thị
trường Việt Nam. Nhưng chỉ vài năm sau, công ty liên doanh
Colgate - Sơn Hải đã giải thể để trở thành công ty liên doanh
Colgate - Palmolive Việt Nam, còn ông Nhơn mang theo Dạ
Lan rút ra khỏi liên doanh.
 Từ năm 2009, ông Nhơn đã phục hồi lại nhãn hiệu kem đánh răng
Dạ Lan sau hơn 10 năm vắng bóng tại Việt Nam qua công ty Hóa
Mỹ phẩm Quốc tế (ICC) với các nhãn hiệu bột giặt Bay và dầu
gội Veo.

7
Công cuộc tái sinh của kem đánh răng Dạ Lan đã không thể
thành công như mong đợi. Hiện nay, kem đánh răng này chỉ
được tiêu dùng chủ yếu ở các vùng nông thôn, còn ở các đại lý
và siêu thị, nó hoàn toàn vắng bóng trên các kệ hàng.
Ngày 20 tháng 7 năm 2020, một lô kem đánh răng Dạ Lan khi
vừa xuất ra thị trường đã bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi vì không
đảm bảo chất lượng theo quy định. Theo kết quả điều tra, sản
phẩm không đảm bảo yêu cầu về giới hạn vi sinh vật trong mỹ
phẩm theo quy định của Hội đồng mỹ phẩm ASEAN.
3. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ DẪN ĐẾN THẤT
BẠI :

3.1. Bối cảnh quốc tế:


Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Chiến tranh lạnh kết thúc,
các nước Đông Nam Á bắt đầu hành trình khôi phục thị trường
bằng việc mở cửa cho các doanh nghiệp, công ty nước ngoài
nhằm thu hút vốn đầu tư, do đó có rất nhiều doanh nghiệp,
công ty lớn nước ngoài muốn “nhảy” vào thị trường đang trên
đà khôi phục này. Đặc biệt, sự phát triển của kem đánh răng
Dạ Lan trong thị trường Việt Nam đã thu hút sự chú ý của
Colgate - nhãn hàng toàn cầu với nhiều nhà máy lớn lúc bấy

8
giờ. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại về sau
của kem đánh răng Dạ Lan.

Ngoài ra, các công ty, doanh nghiệp như P&G, Unilever,...
cũng xâm nhập vào thị trường Việt Nam với tốc độ như vũ
bão.
3.2. Bối cảnh công nghệ:
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật giúp cho kem đánh răng
ngày càng được cải tiến tối ưu về chất lượng làm trắng răng,
ngăn ngừa sâu răng,... từ đó xuất hiện nhiều công thức làm
kem đánh răng mới được thị trường ưa chuộng hơn, mà tại thời
điểm đó với một đất nước đang trên đà khôi phục như Việt
Nam thì việc cải tiến công nghệ và công thức làm kem đánh
răng là một bài toán vô cùng khó, do đó sự xâm nhập thị
trường của các dòng kem đánh răng mới đã tạo nên tâm lý so
sánh sản phẩm của người tiêu dùng, và lẽ đương nhiên sản
phẩm chưa tối ưu sẽ bị khai trừ.
3.3. Bối cảnh văn hóa - xã hội:
Những thay đổi trong tư tưởng, quan niệm của người Việt Nam
về cái đẹp: không còn chuộng nhuộm răng đen, biết coi trọng
sức khỏe răng miệng hơn, nhận ra những lợi ích to lớn từ việc
có một hàm răng trắng, chắc khỏe,... đã làm gia tăng nhu cầu
sử dụng dòng sản phẩm kem đánh răng trong thị trường Việt
Nam, do đó thị trường của kem đánh răng ngày càng được chú
trọng khiến cho nhiều doanh nghiệp, công ty nước ngoài về
dòng sản phẩm này càng mong muốn sẽ thống trị được thị
trường hàng tiêu dùng Việt Nam.
3.4. Bối cảnh kinh tế:
Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động
và phát triển của thị trường. Các yếu tố kinh tế bao gồm tốc độ
tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát kinh tế, cơ cấu thu nhập và
9
mức tăng trưởng thu nhập, sự thay đổi cơ cấu chi tiêu trong
dân cư, cơ sở hạ tầng kinh tế mà trực tiếp là hệ thống giao
thông, bưu chính và các ngành dịch vụ khác.
Những năm 90 của thế kỷ XX, vấn đề vĩ mô hàng đầu của Việt
Nam là xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tiếp cận với dòng chảy của khu vực và quốc tế, xóa bỏ
nền kinh tế bao cấp.
 Nền kinh tế còn nhiều bấp bênh, biến động, chưa ổn định.
Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và biến động khiến cho doanh
nghiệp sản xuất kem đánh răng Dạ Lan càng khó khăn hơn
trong việc cải tiến và đổi mới công nghệ làm kem đánh răng,
cũng như “lấy lại” thị phần đã bị “cướp” bởi Colgate.
3.5. Bối cảnh chính trị, pháp luật:
Thực hiện chính sách “mở cửa” nhằm để các công ty, doanh
nghiệp nước ngoài trao đổi mua bán với thị trường trong nước,
điều này có 2 mặt : cơ hội và thách thức. Về cơ hội, việc mở
cửa này sẽ giúp cho các công ty, doanh nghiệp Việt Nam có cơ
hội liên doanh, đầu tư và hợp tác với các công ty, doanh nghiệp
lớn nước ngoài nhằm học hỏi, trao đổi và giới thiệu sản phẩm
của mình ra toàn cầu. Nhưng song song với đó, nó đem lại khá
nhiều thách thức khi các công ty, doanh nghiệp Việt Nam chưa
có chỗ đứng chắc chắn do nền kinh tế còn thiếu hụt, kiến thức
và kinh nghiệm về thương trường còn hạn chế, từ đó đã dẫn
đến những thất bại đáng tiếc của nhãn hiệu kem đánh răng làm
mưa làm gió một thời - Dạ Lan.
3.6. Bối cảnh tự nhiên:
Nhờ sự phong phú về các loại thực vật, dược liệu,... mà nguồn
nguyên liệu cung cấp cho việc sản xuất kem đánh răng cũng vô
cùng dồi dào và đa dạng, nhưng do công nghệ khai thác chưa
tân tiến nên không được tận dụng triệt để, bằng chứng là những
năm về sau, chất lượng kem đánh răng Dạ Lan bị đánh giá

10
thấp, kém đa dạng về loại mặt hàng và gần như không còn giữ
được uy tín, thương hiệu ban đầu.
3.7. Bối cảnh nhân khẩu học :
Quy mô và tốc độ tăng dân số ở Việt Nam năm 1995 :
 Tổng dân số : 74.910.461 người
 Số nữ giới : 33.813.900 người
 Tỉ lệ gia tăng dân số : 1,96%
 Tuổi trung bình : 22,3
 Tỉ lệ dân thành thị : 22,3%
Tại thời điểm phát triển của kem đánh răng Dạ Lan, những
người lựa chọn sử dụng dòng sản phẩm này đa số là những
người thuộc thế hệ 7x, 8x. Kem đánh răng Dạ Lan dường như
đã trở thành một phần tuổi thơ của họ, nhưng sau đó khi độ
tuổi sử dụng này được mở rộng, đồng nghĩa với việc nhu cầu
về sự đổi mới, đa dạng về loại sản phẩm và chất lượng ngày
càng phong phú hơn. Với những lý do đó, việc Dạ Lan đánh
mất thị trường vào tay Colgate đã khiến cho nhu cầu của người
tiêu dùng đã cao nay càng thêm cao, khi Colgate sở hữu những
dòng sản phẩm không chỉ đem lại sự đa dạng mà còn cả chất
lượng.
Tỉ lệ dân thành thị ngày càng lớn chứng tỏ việc tiếp cận đến sự
hiện đại, đổi mới ngày càng phát triển và được củng cố, người
tiêu dùng sẽ được tiếp cận với đa dạng các nhãn hiệu, mặt hàng
cũng như những công nghệ mới từ đó sẽ có sự khắt khe, khó
tính hơn trong việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng. Điều đó đã
trở thành một trong những trở ngại to lớn với nhãn hiệu Dạ
Lan trên con đường khôi phục vị thế, khi thực tế chứng minh
nhãn hiệu này ở thời điểm hiện tại chỉ được tìm thấy ở các
vùng nông thôn thay vì thành thị, vì ở vùng thành thị người
tiêu dùng thường chuộng các mặt hàng ngoại với công nghệ và
chất lượng được đảm bảo.

11
4. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VI MÔ DẪN ĐẾN THẤT
BẠI :
4.1. Khách hàng:
Phân thành 2 thị trường chính : thị trường tiêu dùng và thị
trường đại lý.
 Thị trường tiêu dùng : người tiêu dùng luôn chú trọng đến
chất lượng, sự đa dạng của sản phẩm và giá trị mà họ
nhận được có xứng với chi phí đã bỏ ra hay không. Mặc
dù ở thời điểm hiện tại, mức giá của kem đánh răng Dạ
Lan rất rẻ so với mặt bằng chung, chỉ 28.000 vnđ/ 1 tuýp,
trong khi mức giá của các hãng kem đánh răng như
Colgate và P/S dao động từ 30.000 vnđ- 50.000 vnđ,
nhưng sự lựa chọn của người tiêu dùng vẫn là những
hãng kem này, nguyên nhân chính đến từ việc chất lượng
của Dạ Lan đã không còn đạt chuẩn, thậm chí vào năm
2020, một lô kem đánh răng Dạ Lan vừa tung ra thị
trường đã bị Bộ Y Tế yêu cầu thu hồi. Điều đó càng đem
đến sự lo ngại đối với người tiêu dùng trong việc lựa chọn
tin dùng nhãn hiệu kem đánh răng này.
 Thị trường đại lý : sự thiếu hụt về chất lượng, độ uy tín
của sản phẩm và sự cạnh tranh vô cùng khó khăn trong
việc giành thị phần với các nhãn hiệu kem đánh răng khác
đã khiến cho Dạ Lan khó có thể mở rộng trong phân phối
thị trường, hiện nay để tìm kiếm được 1 tuýp kem đánh
răng Dạ Lan trên các kệ siêu thị, tạp hóa, đại lý phân
phối,... là một điều vô cùng khó, nơi dễ bắt gặp nhãn hiệu
này chủ yếu là các vùng nông thôn hoặc nơi có mức sống
thấp.
4.2. Đối thủ cạnh tranh:
Phân làm 2 loại đối thủ cạnh tranh chính : Đối thủ cạnh tranh
trực tiếp và đối thủ cạnh tranh gián tiếp.

12
 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
- Quốc tế : Các công ty, doanh nghiệp nổi tiếng toàn cầu như
Unilever-nơi sở hữu nhãn hiệu kem P/S hay Colgate-
Palmolive-nơi sỡ hữu nhãn hiệu kem Colgate và sự xuất hiện
của rất nhiều nhãn hiệu kem đánh răng mới như : Sensodyne,
Close up, Aquafresh,.. sở hữu những công nghệ tân tiến, sự đa
dạng về tính năng và mặt hàng, cộng thêm tâm lý luôn cho
rằng các mặt hàng của nước ngoài sẽ có chất lượng tốt và uy
tín hơn, do đó thị phần của các nhãn hiệu kem đánh răng kể
trên chiếm phần lớn thị phần, cụ thể Unilever chiếm 65% thị
phần, Colgate chiếm 25% thị phần.
- Nội địa : sự cạnh tranh của các nhãn hiệu nội địa có phần lép
vế so với các nhãn hiệu nước ngoài nhưng vẫn có một vị trí
nhất định. Một số nhãn hiệu có thể kể đến như : kem đánh răng
dược liệu Ngọc Châu, kem đánh răng dược liệu Sao Thái
Dương,v.v…
 Đối thủ cạnh tranh gián tiếp :
- Sự xuất hiện của các loại nước súc miệng, chỉ nha khoa, miếng
dán trắng răng,... đã và đang mở rộng thị phần.
4.3. Nhà cung cấp:
Nguồn cung ứng chưa đạt chất lượng chuẩn, chưa đa dạng và
còn phụ thuộc. Chính vì nguồn cung chưa đáp ứng được chất
lượng nên sản phẩm kem đánh răng Dạ Lan đã đánh mất lòng
tin và cơ hội khôi phục thương hiệu của mình trên thương
trường khốc liệt hiện tại.
 Sự giảm sút về chất lượng và uy tín nhãn hiệu.
4.4. Thị trường lao động:
Tại thời điểm sa sút, nguồn lao động chưa có chuyên môn cao,
chưa có nhiều kiến thức về việc sử dụng máy móc, công nghệ
mới để có thể vực dậy nhãn hiệu. Về sau, trên chặng đường
khôi phục, nhà lãnh đạo chưa có chính sách phù hợp để giữ
13
chân nhân viên, khó cạnh tranh trong việc chiêu mộ nhân viên
với các công ty, doanh nghiệp lớn như Unilever, P&G,...
5. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG DẪN ĐẾN
THẤT BẠI :
5.1. Nguồn nhân lực:
Đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, vấn đề khó
khăn nhất là việc giữ nhân tài. Lúc bấy giờ nhà quản trị chưa
có sự nhìn nhận đúng đắn về giá trị của những lao động để giữ
chân được những nhân tài (như chính sách lương thưởng, hay
những ghi nhận thích đáng, tạo môi trường cạnh tranh lành
mạnh để thu hút người tài).
5.2. Người thừa hành: là những người trực tiếp triển khai một
công tác làm việc và kh có nghĩa vụ và trách nhiệm hoạch định
tổ chức triển khai, chỉ huy và giám sát hoạt đoognj giải trí của
những ng khác.
Sự thiếu hiểu biết về kiến thức, các kỹ năng và không lường
trước được những thủ thuật khi liên doanh của các cá nhân
trong doanh nghiệp. Nhà quản trị không được cố vấn đầy đủ
cũng như giúp đỡ trong việc soạn thảo hợp đồng. Lúc đó, việc
liên doanh với nước ngoài còn quá mới mẻ và hầu như chả ai
có kinh nghiệm về vấn đề này.
Sau khi quay lại thị trường, ông Trịnh Thành Nhơn gầy dựng
nên Công ty Hóa mỹ phẩm Quốc Tế (ICC) với niềm tin rằng:
“Nếu kinh doanh không hiệu quả, mình có thể bán nó đi” (như
câu chuyện liên doanh Dạ Lan với Colgate đã từng xảy ra
trước đó).
5.3. Nguồn lực về vật chất:
Không có đủ ngân sách để điều tra thị trường và tạo ra được
các dòng sản phẩm kem đánh răng mới có hương vị đặc trưng.
Hệ thống kiểm soát chất lượng chưa hiệu quả; doanh nghiệp
chưa đầu tư đổi mới công nghệ. Nên sản phẩm bị thu hồi do

14
không đáp ứng yêu cầu về giới hạn vi sinh vật trong sản phẩm
mỹ phẩm theo quy định của Hội đồng mỹ phẩm ASEAN.
5.4. Nguồn lực vô hình: những tài sản kh nhìn thấy đc như kiến
thức ,kĩ năng cá nhân , mối quan hệ giữa căc nhà bán lẻ doanh
nghiệp,.....
Định vị sai vào phân khúc quá quen thuộc, trong khi có quá
nhiều nhãn hàng cạnh tranh.
Tổ chức hệ thống phân phối đến tay người tiêu dùng không dễ
dàng và khó có thể cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia;
Marketing không có sự đổi mới. Chiến lược đánh bóng tên tuổi
bằng cách liên kết với các khu du lịch để fuiwr quà tặng và
viết tên sản phẩm của mình. Cứ mỗi quâyg bán tapj hoá tặng
vài cuốn lịch và 10 ống kem đánh răng
=>Sau 3 năm, các nhân sự marketing và sales ICC lần lượt ra
đi, bỏ lại sản phẩm tồn kho tại nhà máy và đóng bụi trên các kệ
hàng trong siêu thị...
Tiến trình hội nhập nền kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng
nhanh chóng, phức tạp với sự cạnh tranh rất gay gắt trên thị
trường trong và ngoài nước.
->Thị trường cạnh tranh nguồn nhân lực: Ngoại “săn”, nội
“giữ”
6. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, CÁC ĐỀ XUẤT ĐỂ CÔNG
TY TRÁNH KHỎI THẤT BẠI HOẶC THÀNH CÔNG:
 Bài học rút ra :
 Bài học về cách xây dựng và bảo vệ Thương hiệu. Thương
hiệu là một tài sản của doanh nghiệp, cần phải được bảo vệ,
giữ gìn và phát triển.
 Qua sự thất bại của công ty Dạ Lan, cho thấy khi muốn liên
doanh với một doanh nghiệp nước ngoài nào đó thì chúng ta
cần bình tĩnh tìm hiểu rõ về họ và mục đích khi họ muốn liên
doanh với chúng ta là gì. Không nên để lợi ích trước mắt che đi
mất tầm nhìn. Ta có thể thấy rõ rằng với những câu nói thuyết
15
phục đầy hoa mỹ như nếu liên doanh, nhãn hàng DL còn đi xa
hơn nữa, tôi sẽ đưa công nghệ của Mỹ vào để sản xuất lưongj
lớn hàng hoá tốt hơn xuất khẩu vào những nước láng giềng
như Thái Lan, Campuchia. Ngoài chuyện tiền bạc họ còn vẽ
lên một kế hoạch tăng trưởng doanh số trong vòng 5 năm liên
tiếp khiến bản thân ông trịnh thành nhơn mê muội, xem đây
như cơ hội quý hơn cả vàng kim cương. Sau đó liên doanh loại
bỏ cái tên dạ lan và thay bằng colgate
 Cần phải đọc rõ bản hợp đồng của hai bên tránh xảy ra sai sót
đáng tiếc.
 Các doanh nghiệp Việt nên bớt cạnh tranh thiếu lành mạnh mà
hãy cùng hợp tác, đoàn kết để tạo nên một tập đoàn vững
mạnh.
 Bài học lớn về liên doanh thời mở cửa =>Liên doanh không
phải sai lầm. Mà sai lầm là sự thiếu hiểu biết, không lường
trước được những thủ thuật trong liên doanh.
 Lưu ý liên doanh là phương thức mà công ty muốn được chia
sẻ quyền sở hữu đối với một đối tâc trong hoạt động kinh
doanh. Hoạt động cùng chung một mục tiêu khi liên doanh
 Các đề xuất để doanh nghiệp tránh khỏi thất bại
và thành công hơn : hiện tại trong lớp mình có bạn
nào đã và đang, mong muốn khởi khiệp hay lập
nghiệp bằng hình thức kinh doanh trong tương lai kh
nào?
Kinh doanh là hoạt động kinh tế của cá nhân hoặc
của một tổ chức với mục đích thu lợi nhuận
1. Áp dụng Thái độ Tư duy Cầu tiến
 Hãy vạch ra tầm nhìn của doanh nghiệp để thấy rõ hướng đi
đúng nhất
2. Tiến hành phân tích SWOT thường xuyên về hệ thống kinh
doanh của bạn

16
 Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa)
là việc kiểm tra các lĩnh vực bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp của bạn.
3. Quản lý dòng tiền một cách hiệu quả
 Nếu không có dòng tiền nhất quán , doanh nghiệp của bạn cuối
cùng sẽ cạn kiệt và chết. Bạn cần phải có tiền vào, nếu không
bạn sẽ không thể thanh toán các khoản chi tiêu
4. Hãy tin vào bản thân và chuẩn bị cho những khoảng thời gian
tồi tệ
 Khi bạn phải đối mặt với những thử thách cá nhân bất ngờ gây
căng thẳng, tâm trí của bạn trở nên rối bời. Lòng tự trọng của
bạn có thể giảm sút, ảnh hưởng đến cách bạn nhìn nhận bản
thân.
 Hãy tiếp tục tin rằng bạn có thể vượt qua những trở ngại mà
bạn đang gặp phải. Đắm mình với mạng lưới mọi người hỗ trợ
phù hợp. Đừng bỏ cuộc.
5. Sự kiên trì, quyết tâm và tư duy tích cực
6. Luôn lấy khách hàng làm trung tâm
 Cho họ tham gia vào các chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch
chiến dịch tiếp thị và phát triển sản phẩm mới của bạn. Chia sẻ
các nghiên cứu điển hình của họ, xem xét quan điểm của họ,
tiếp thu phản hồi của họ (cả tốt và xấu) và khiến họ cảm thấy
mình quan trọng
7. Đặt các mục tiêu thông minh và phát triển các chiến lược có
thể đạt được để đạt được chúng
8. Chấp nhận rủi ro hợp lý và bước ra khỏi vùng an toàn của bạn
 Chấp nhận rủi ro kinh doanh hợp lý không phải là cờ bạc
một cách mù quáng mà không xem xét hậu quả. Hãy suy
nghĩ cẩn thận, cân nhắc các lựa chọn và kiểm tra chúng.

17
7. KẾT LUẬN:Thay mặt nhóm tổng kết về Doanh nghiệp
kem đánh răng dạ lan một thời được gắn mác là quốc
dân.
- Lòng tham của ông chủ Dạ Lan, vì muốn tận dụng nguồn lực
của doanh nghiệp nước ngoài để thương hiệu này phát triển
mạnh hơn, đem lại doanh thu nhiều hơn.
- Ông chủ Dạ Lan quá tin người và không tìm hiểu rõ về doanh
nghiệp mình hợp tác cũng như thiếu hiểu biết về thủ thuật
trong liên doanh.

- Vì còn yếu kém nhân lực cũng như những khâu sản xuất chưa
tân tiến như của doanh nghiệp nước ngoài. Và theo chuyên gia
thương hiệu Võ Văn Quang phân tích thì : " Công nghệ" là một
trong những chiêu mà các công ty đa quốc gia dùng để thâu
tóm doanh nghiệp Việt Nam.
- Sợ đối thủ P/S khi liên doanh với Unilever sẽ chiếm lĩnh thị
trường mạnh tại Việt Nam, là nguy cơ đe dọa lớn với Dạ Lan.
18
Nên Dạ Lan đã liên doanh với Colgate ( năm 1995) nhưng đã
không biết được âm mưu thâu tóm, chiếm đoạt đằng sau của
Colgate khi vẽ ra một bức tranh tươi đẹp, đó là hệ thống dây
chuyền công nghệ hiện đại, viễn cảnh tươi đẹp sau khi liên
doanh.
 Vậy là chỉ sau 1 tháng thay đổi chiến lược sản xuất, sản phẩm
bị khách hàng và thương nhân từ chối đón nhận. Không lâu sau
đó, Colgate dẹp bỏ Dạ Lan vì không có lợi nhuận. Thương hiệu
kem đánh răng quốc dân khi ấy đã bị :” bóp chết” chỉ sau vỏn
vẹn 3 tháng liên doanh và thế chỗ cho nó là kem đánh răng
Colgate.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tuyết, Đ. (2020, February 21). Kem đánh răng Dạ Lan. Cái


kết cho một huyền thoại. Kiemtienedu.com. Retrieved

19
December 6, 2022, from https://kiemtienedu.com/kem-danh-
rang-da-lan/
2. Wikipedia contributors. (2022, August 26). Dạ Lan (kem đánh
răng). Retrieved December 6, 2022, from
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A1_Lan_(kem_
%C4%91%C3%A1nh_r%C4%83ng)
3. HòA, K. (2019, October 21). Ông chủ kem đánh răng Dạ Lan:
Thành công phải đổi bằng nước mắt nhưng rồi ngậm ngùi nhìn
đứa con. . . Retrieved December 6, 2022, from
https://cafef.vn/ong-chu-kem-danh-rang-da-lan-thanh-cong-
phai-doi-bang-nuoc-mat-nhung-roi-ngam-ngui-nhin-dua-con-
tinh-than-bi-chim-vao-quen-lang-20191021111834952.chn
4. Admin. (2018, July 16). Dân số Việt Nam mới nhất (2022) -
cập nhật hằng ngày. DanSo.Org. Retrieved December 9, 2022,
from https://danso.org/viet-nam/
5. Studocu. (2021). Da Lan Colgate story - CÂU CHUYỆN LIÊN
DOANH DẠ LAN & COLGATE. Retrieved December 9, 2022,
from https://www.studocu.com/vn/document/international-
university-vnu-hcm/kinh-te-chinh-tri/da-lan-colgate-story/
26938194?fbclid=IwAR13owRVCVJQdhgK-9LzREkD_Orn-
eLb5d7Xdaw4YTqmbfpIO0OqDVWgjsY
6. VietNamNet News. (2021, November 6). Chiến lược quảng
cáo của hãng kem đánh răng Dạ Lan. Retrieved December 8,
2022, from https://vietnamnet.vn/loai-kem-danh-rang-nha-nha-
deu-co-thap-nien-90-lan-dau-nguoi-viet-mua-hang-trung-tivi-
789994.html
7. Neo L. H. H. H.-. (2020, November 10). Ông chủ kem đánh
răng Dạ Lan: Một cú bắt tay sai lầm với đối tác Mỹ, một đời đi
trả nợ “tình yêu.” Công Ty Cổ Phần VCCorp. Retrieved
December 9, 2022, from https://soha.vn/ong-chu-kem-danh-
rang-da-lan-bao-gio-toi-con-song-da-lan-van-se-con-tren-
nhung-ke-hang-20201106151434522.htm

20
8. Trang, N. (2019, October 23). Kem đánh răng Dạ Lan và câu
chuyện đầy cay đắng của doanh nhân Trịnh Thành Nhơn.
https://diendandoanhnghiep.vn/. Retrieved December 10, 2022,
from https://diendandoanhnghiep.vn/kem-danh-rang-da-lan-va-
cau-chuyen-day-cay-dang-cua-doanh-nhan-trinh-thanh-nhon-
159932.html
9. Kem đánh răng Dạ Lan trước cánh cửa 10% thị phần. (2009,
February 11). nhipcaudautu.vn. Retrieved December 8, 2022,
from https://nhipcaudautu.vn/doanh-nhan/kem-danh-rang-da-
lan-truoc-canh-cua-10-thi-phan-3263078/
10. Nguyên Nga-Hoàng Việt. (2013, July 1). Cuộc chiến
thương hiệu Việt - Kỳ 2: “Nàng” Dạ Lan đắng cay. Báo Thanh
Niên. Retrieved December 10, 2022, from
https://thanhnien.vn/cuoc-chien-thuong-hieu-viet-ky-2-nang-
da-lan-dang-cay-post395801.html
11. Lê T. (2017, October 23). [Xưa và nay] Kem đánh răng
Dạ Lan: Cái kết buồn cho ‘nàng’ Dạ Lan. VietnamFinance.
Retrieved December 7, 2022, from
https://vietnamfinance.vn/xua-va-nay-kem-danh-rang-da-lan-
cai-ket-buon-cho-nang-da-lan-20171023085809397.htm
12. Admin. (2022, July 14). Unilever, Colgate & câu chuyện
kem đánh răng Dạ Lan. ntp.nhipcaudautu.vn. Retrieved
December 10, 2022, from https://ntp.nhipcaudautu.vn/doc-
ntp/unilever-colgate-cau-chuyen-kem-danh-rang-da-lan-
3346622/
13. Vd. (2021, June 9). Thu hồi kem đánh răng Dạ lan do
không đảm bảo chất lượng. Copyright © 2021 Báo SKĐS
Online. Retrieved December 9, 2022, from
https://suckhoedoisong.vn/thu-hoi-kem-danh-rang-da-lan-do-
khong-dam-bao-chat-luong-169177374.htm
14. Anh Nguyên-Tiến Thành. (2019, April 21). Ông chủ kem
đánh răng Dạ Lan: ‘Liên doanh với Colgate là sai lầm lớn
nhất đời tôi.’ Baodautu. Retrieved December 10, 2022, from
21
https://baodautu.vn/ong-chu-kem-danh-rang-da-lan-lien-
doanh-voi-colgate-la-sai-lam-lon-nhat-doi-toi-d99026.html

22

You might also like