You are on page 1of 2

ĐỀ KIỂM TRA CHỌN HỌC SINH GIỎI THI KHU VỰC

LỚP 10 SINH, NĂM HỌC 2010 – 2011

Câu 1: Nuôi Ecoli trong môi trường có gluco và sorbitol sẽ xảy ra hiện tượng gì? Giải
thich. Vẽ sơ đồ minh họa.
Câu 2:dbbb2014 Hiện tượng thẩm thấu xảy ra trong những trường hợp nào? Tại sao tế
bào có thể hút nước theo cơ chế thẩm thấu ? Cây ngập mặn ( đước, sú, vẹt) thích nghi với
môi trường sống như thế nào?
HD: Hiện tượng thẩm thấu xảy ra lúc dung dịch ngăn cách dung môi hay dung dịch có
nồng độ cao hơn ( ưu trương) hay thấp hơn ( nhược trương) bằng 1 màng bán thấm.
Tế bào có thể hút nước theo cơ chế thẩm thấu vì:
+ Màng sinh chất của tế bào và chất sống có tính chọn lọc
+ Hệ không bào chứa các chất hòa tan có nồng độ nhất định tạo ra tiềm năng thẩm thấu
nhất định.
- Cây sú… sống trong môi trường đất mặn, thường tích lũy trong dịch bào 1 lượng muối
lớn tương ứng áp suất thẩm thấu hàng chục và đôi khi hang trăm atm => nên những cây
đó vẫn lấy nước được vào cơ thể.
Câu 3:
Các câu sau đây đúng hay sai ?giải thích
a. Quá trình lên men rượu là 1 quá trình oxi hóa hoàn toàn.
b. Các thuật ngữ viroit và virion là giống nhau.
c. Trong điều kiện kị khí, cường độ đường phân tăng gấp nhiều lần so với điều kiện
hiếu khí.
HD:
a. Sai,
b. Sai, viroit là phân tử AND hoặc ARN gây nhiễm cho tế bào thực vật có kích thước
nhỏ, mạch đơn, vòng, không được bao bọc bởi protein, không có gen mã hóa cho bất kì
prôtêin nào.
c. Đúng, vì trong điều kiện kị khí con đường dẫn truyền hidro bị ức chế ( NADH =>
NAD+), NADH phải nhường H+ hình thành axit lactic hoặc êtilic, nhờ đó NAD+ giải
phóng => gluco bị phân giải nhanh chóng.
Câu 4.
a. Dựa vào nhu cầu ôxi cần cho sinh trưởng thì động vật nguyên sinh, vi khuẩn uốn ván,
nấm men rượu và vi khuẩn giang mai được xếp vào các nhóm vi sinh vật nào?
b. Hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men ở vi sinh vật khác nhau như thế nào về sản
phẩm và chất nhận điện tử cuối cùng?
Hướng dẫn chấm:
a. Dựa vào nhu cầu ôxi cần cho sinh trưởng, các vi sinh vật được xếp vào các nhóm như sau:
- Hiếu khí bắt buộc: Động vật nguyên sinh; - Kị khí bắt buộc: Vi khuẩn uốn ván
- Kị khí không bắt buộc: Nấm men rượu; - Vi hiếu khí: Vi khuẩn giang mai
b. Phân biệt:
Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Lên men
- Chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi - Chất nhận điện tử cuối - Chất nhận điện tử cuối cùng là phân
phân tử. cùng là ôxi liên kết. tử hữu cơ.
- Ôxi hoá hoàn toàn nguyên liệu tạo ra - Sinh ra sản phẩm trung - Sinh ra sản phẩm trung gian và tạo
nhiều năng lượng ATP, CO2 và H2O. gian và tạo ra ít năng ra ít năng lượng ATP.
lượng ATP.
Câu 5: Người ta dùng một màng nhân tạo chỉ có 1 lớp phôtpholipit kép để tiến hành thí
nghiệm xác định tính thấm của màng này với glixêrol và ion Na+ nhằm so sánh với tính
thấm của màng sinh chất. Hãy dự đoán kết quả và giải thích.
- Glixêrol đi qua cả hai màng, vì glixêrol là chất không phân cực có thể thấm qua lớp phôtpholipit kép có cả
ở hai màng
- Ion Na+ chỉ qua màng sinh chất vì nó là chất tích điện, kích thước nhỏ → được vận chuyển qua kênh prôtein
đặc hiệu. Còn màng nhân tạo do thiếu kênh prôtein nên Na+ không qua được.
Câu 6:

You might also like