You are on page 1of 39

CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN CUỐI KÌ I K 10

BÀI 9
Câu 1: Trao đổi chất ở tế bào là

A. sự trao đổi các chất giữa tế bào và môi trường.

B. tập hợp các phản ứng hoá học diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các chất giữa
tế bào và môi trường.

C. tập hợp các quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra trong tế bào và sự trao đổi
các chất giữa tế bào và môi trường.

D. tập hợp các phản ứng hoá học diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các chất qua
lại giữa các tế bào với nhau.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: B

Trao đổi chất ở tế bào là tập hợp các phản ứng hoá học diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các
chất giữa tế bào và môi trường.

Câu 2: Các hình thức trao đổi chất qua màng gồm

A. khuếch tán và thẩm thấu.

B. vận chuyển chủ động và xuất nhập bào.

C. vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.

D. vận chuyển thụ động và xuất nhập bào.


Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: C

Có hai hình trao đổi chất qua màng gồm vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về sự khuếch tán các chất qua màng?

A. Diễn ra theo chiều gradient nồng độ.


B. Chỉ diễn ra khi có sự chênh lệch nồng độ hai bên màng.

C. Là hình thức vận chuyển chủ yếu của các ion khoáng.

D. Có sự tiêu tốn năng lượng ATP nhưng với mức độ thấp.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A

Sự khuếch tán các chất qua màngdiễn ra theo chiều gradient nồng độ, không tiêu tốn năng
lượng ATP, có thể diễn ra khi nồng độ hai bên màng chênh lệch hoặc cân bằng. Đây là hình
thức vận chuyển các chất có thể đi qua lớp lipid kép.

Câu 4: Các chất thường được vận chuyển thụ động theo hình thức khuếch tán tăng
cường là

A. cácchất khí và các phân tử ưa nước.

B. các chất khí và các phân tử kị nước.

C. các phân tử ưa nước và các ion.

D. các phân tử kị nước và các ion.


Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: C

Các phân tử ưa nước như đường, amino acid đi qua lớp lipid với tốc độ rất thấp, còn các ion
khoáng thì hầu như không đi qua được nên chúng thường được vận chuyển thụ động theo
hình thức khuếch tán tăng cường.

Câu 5: Khuếch tán tăng cường khác khuếch tán đơn giản ở điểm là

A. có tiêu tốn năng lượng ATP.

B. cần có protein vận chuyển.

C. khuếch tán trực tiếp qua lớp lipid kép.

D. vận chuyển ngược chiều gradient nồng độ.


Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: B

Khuếch tán tăng cường cần có protein vận chuyển còn khuếch tán đơn giản là hình thức
khuếch tán trực tiếp qua lớp lipid kép.

Câu 6: Sự thẩm thấu là

A. sự di chuyển của các phân tử nước qua màng bán thấm ngăn cách giữa hai
vùng có nồng độ chất tan khác nhau.

B. sự di chuyển của các phân tử khí qua màng bán thấm ngăn cách giữa hai vùng
có nồng độ chất tan khác nhau.

C. sự di chuyển của các phân tử chất tan qua màng bán thấm ngăn cách giữa hai
vùng có nồng độ chất tan khác nhau.

D. sự di chuyển của các phân tử đường qua màng bán thấm ngăn cách giữa hai
vùng có nồng độ chất tan khác nhau.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A

Sự thẩm thấu là sự di chuyển của các phân tử nước qua màng bán thấm ngăn cách giữa hai
vùng có nồng độ chất tan khác nhau.

Câu 7: Nguyên lí của sự thẩm thấu là

A. nước di chuyển từ nơi có thế nước cao sang nơi có thế nước thấp hơn.

B. nước di chuyển từ nơi có ít phân tử nước sang nơi có nhiều phân tử nước hơn.

C. nước di chuyển từ nơi có nồng độ chất tan cao sang nơi có nồng độ chất tan
thấp hơn.

D. nước di chuyển từ nơi có áp suất thẩm thấu cao sang nơi có áp suất thẩm thấu
thấp hơn.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A
Nước di chuyển từ nơi có nhiều phân tử nước (nồng độ chất tan thấp, thế nước cao, áp suất
thẩm thấu thấp) sang nơi có ít phân tử nước (nồng độ chất tan cao, thế nước thấp, áp suất
thẩm thấu cao).

Câu 8: Dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào thì được
gọi là dung dịch

A. ưu trương.

B. nhược trương.

C. đẳng trương.

D. bão hòa.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: C

Khi dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào thì được gọi là dung
dịch đẳng trương.

Câu 9: Cho tế bào hồng cầu ếch vào môi trường A thấy tế bào hồng cầu bị teo lại.
Môi trường A là

A. môi trường bão hòa.

B. môi trường ưu trương.

C. môi trường đẳng trương.

D. môi trường nhược trương.


Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: B

Môi trường ưu trương là môi trường có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan trong tế
bào → Khi cho tế bào động vật vào môi trường ưu trương, nước từ tế bào bào đi ra ngoài
môi trường dẫn đến hiện tượng teo bào.

Câu 10: Cho tế bào biểu bì của thài lài tía vào môi trường NaCl 10 % sẽ xuất hiện
hiện tượng nào sau đây?
A. Cả tế bào co lại.

B. Cả tế bào trương phồng lên.

C. Khối nguyên sinh chất của tế bào co lại.

D. Khối nguyên sinh chất của tế bào trương phồng lên rồi vỡ.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: C

Môi trường NaCl 10 % là môi trường ưu trương đối với tế bào thực vật → Khi cho tế bào
thực vật vào môi trường NaCl 10 %, tế bào thực vật bị mất nước nhưng do có thành tế bào
cứng chắc nên chỉ có khối nguyên sinh chất của tế bào co lại, tách khỏi thành tế bào (hiện
tượng co nguyên sinh).

Câu 11: Trong môi trường nhược trương, tế bào động vật bị trương lên rồi vỡ còn
tế bào thực vật thì chỉ bị trương lên mà không bị vỡ ra là do

A. tế bào thực vật có lục lạp.

B. tế bào thực vật có kích thước lớn.

C. tế bào thực vật có không bào trung tâm.

D. tế bào thực vật có thành tế bào cứng chắc.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: D

Tế bào thực vật có thành tế bào cứng chắc nên khi nhiều phân tử nước đi vào trong tế bào sẽ
làm tế bào trương lên và gây áp lực lên thành tế bào dẫn đến sự ngăn cản các phân tử nước
khác đi vào. Nhờ đó, dù đặt tế bào thực vật trong môi trường nhược trương thì tế bào cũng
không bị vỡ.

Câu 12: Điểm khác nhau cơ bản của vận chuyển chủ động so với vận chuyển thụ
động là

A. có sự vận chuyển các chất ngược chiều gradient nồng độ và tiêu tốn năng
lượng.
B. có sự vận chuyển các chất cùng chiều gradient nồng độ và tiêu tốn năng lượng.

C. có sự vận chuyển các chất ngược chiều gradient nồng độ và không tiêu tốn năng
lượng.

D. có sự vận chuyển các chất cùng chiều gradient nồng độ và không tiêu tốn năng
lượng.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A

Vận chuyển chủ động là sự vận chuyển các chất ngược chiều gradient nồng độ và tiêu tốn
năng lượng. Vận chuyển thụ động là sự vận chuyển các chất cùng chiều gradient nồng độ và
không tiêu tốn năng lượng.

Câu 13: Các hình thức trao đổi chất qua màng sinh chất tiêu tốn năng lượng gồm

A. vận chuyển chủ động, xuất bào, thẩm thấu.

B. vận chuyển chủ động, xuất bào, nhập bào.

C. vận chuyển chủ động, khuếch tán, nhập bào.

D. vận chuyển chủ động, xuất bào, khuếch tán.


Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: B

Các hình thức trao đổi chất qua màng sinh chất tiêu tốn năng lượng gồm: vận chuyển chủ
động, xuất bào, nhập bào.

Câu 14: Điểm khác nhau giữa hình thức xuất nhập bào với các hình thức vận
chuyển chủ động khác là

A. có sự tiêu tốn năng lượng.

B. không có sự tiêu tốn năng lượng.

C. có sự tham gia của kênh protein.

D. có sự biến dạng của màng sinh chất.


Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: D

Hình thức xuất nhập bào không có sự tham gia của các kênh protein vận chuyển mà các chất
được vận chuyển nhờ sự biến dạng của màng sinh chất.

Câu 15: Cho các hoạt động sau:

(1) Hấp thụ nước ở rễ cây

(2) Trao đổi khí O2 và CO2 ở phổi

(3) Tuyến tụy tiết enzyme, hormone

(4) Hấp thụ glucose ở ống thận

Số hoạt động có sự tham gia của hình thức vận chuyển chủ động là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: B

Hình thức vận chuyển chủ động: (3), (4).

Hình thức vận chuyển thụ động: (1), (2).

Câu 1: Khi nói về phương thức vận chuyển thụ động, phát biểu nào sau đây là sai?

 Không tiêu tốn năng lượng, các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ thấp đến
nơi có nồng độ cao
 Có tiêu tốn năng lượng, các chất di chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có
nồng độ cao
 Không tiêu tốn năng lượng, các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến
nơi có nồng độ thấp
 Diễn ra với tất cả các chất khi có sự chênh lệch nồng độ giữa trong và ngoài
màng tế bào

Câu 2: Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan

 Luôn ổn định
 Cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào

 Thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào

 Bằng nồng độ chất tan trong tế bào


Câu 3: Nhóm chất nào sau đây chỉ đi qua màng theo con đường xuất và nhập bào?

 Chất có kích thước nhỏ, mang điện


 Chất có kích thước nhỏ, phân cực

 Chất có kích thước nhỏ

 Chất có kích thước lớn


Câu 4: Cho các nhận định sau về việc vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận
định nào sai?

 Các ion Na+, Ca+ vào trong tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất
 CO2 và O2 khuếch tán vào trong tế bào qua lớp kép photpholipit

 Các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào nhờ kênh protein đặc biệt là
“aquaporin”

 Glucozo khuếch tán vào trong tế bào nhờ kênh protein xuyên màng
Câu 5: Hiện tượng thẩm thấu là:

 Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng


 Sự khuếch tán của chất tan qua màng

 Sự khuếch tán của các ion qua màng

 Sự khuếch tán của các chất qua màng

Câu 6: Sự vận chuyển chủ động và xuất nhập bào luôn tiêu hao ATP vì

 Tế bào chủ động lấy các chất nên phải mất năng lượng
 Vận chuyển ngược chiều nồng độ hoặc cần có sự biến dạng của màng sinh
chất
 Phải sử dụng chất mang để tiến hành vận chuyển

 Các chất được vận chuyển có năng lượng lớn

Câu 7: Trong cấu trúc của màng sinh chất, loại protein giữ chức năng nào dưới đây
chiếm số lượng nhiều nhất?

 kháng thể
 dự trữ

 cấu tạo
 vận chuyển

Câu 8: Điều nào trong số này là bắt buộc đối với tất cả các phản ứng trao đổi chất?

 Sự tổng hợp các phân tử sinh học


 Sự có mặt của chất ức chế
 Sự có mặt của chất xúc tác
 Sự phân hủy các phân tử sinh học

Câu 9: Nồng độ chất tan trong môi trường ưu trương có đặc điểm gì ?

 Luôn ôn định
 Cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào
 Bằng nồng độ chất tan trong tế bào

 Thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào

Câu 10: Sự vận chuyển của các phân tử nước từ dung dịch đến tế bào chất xảy ra
trong?

 Môi trường đẳng trương


 Dung dịch ưu trương

 Dung dịch đẳng trương

 Dung dịch nhược trương

Câu 11: Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên?

 Một áp suất phân cách


 Một áp suất vận chuyển

 Một áp suất thẩm thấu


 Một áp suất chất tan

Câu 12: Nếu quá trình phân huỷ ATP (thuỷ phân) bị ức chế, thì kiểu di chuyển nào
sau đây qua màng tế bào cũng bị ức chế?
 Sự truyền đi của một chất tan so với gradien nồng độ của nó
 Sự di chuyển của oxy vào tế bào

 Chuyển động của nước qua aquaporin


 Sự khuếch tán dễ dàng của một chất có thể thẩm thấu

Câu 13: Ý nghĩa của bản chất thấm có chọn lọc của màng tế bào là…

 Nó chỉ được tạo thành từ các phân tử hữu cơ được chọn


 Nó không cho phép vận chuyển một số chất từ vùng có nồng độ cao hơn đến
vùng có nồng độ thấp hơn

 Chuyển động của các phân tử hữu cơ chỉ xảy ra ở nồng độ xác định

 Nó cho phép sự di chuyển của các phân tử nhất định vào và ra khỏi tế bào
trong khi sự di chuyển của các phân tử khác bị ngăn cản
Câu 14: Chọn ý đúng: Chất vận chuyển thuận lợi là?

 Giúp khuếch tán thuận lợi


 Thay đổi cấu trúc

 Vận chuyển các phân tử một cách thụ động

 Thay đổi cấu trúc, vận chuyển các phân tử và tạo điều kiện khuếch tán
Câu 15: Khái niệm về prôtêin xuyên màng thu được từ kết quả của kỹ thuật nào?

 Sao chép đông cứng-đứt gãy


 Sao chép phân đoạn đông lạnh

 Sao chép phân đoạn

 Cả ba kỹ thuật trên đều sai


Câu 16: Xác định: Điều nào không đúng về cấu tạo của màng sinh chất?

 Màng sinh chất là màng hai lớp lipid


 Các protein có trên bề mặt của màng sinh chất được gọi là protein tích phân
 Màng sinh chất được cấu tạo bởi lipid và protein

 Lipit có phần cuối kỵ nước và ưa nước được gọi là lipit lưỡng tính

Câu 17: Trao đổi chất ở tế bào là gì?

 Là tập hợp các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các chất
giữa tế bào với môi trường
 Là tập hợp các phản ứng vật lý diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các chất
giữa tế bào với môi trường

 Là tập hợp các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các chất
giữa tế bào với tế bào

 Là tập hợp các phản ứngvật lý diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các chất
giữa tế bào với tế bào

Câu 18: Bào quan làm nhiệm vụ phân giải chát hữu cơ để cung cấp ATP cho tế bào
hoạt động là

 lục lạp
 lưới nội chất

 ty thể
 bộ máy Gôngi

Câu 19: Loại bào quan có 2 lớp màng (màng kép) là


 lizoxom
 ty thể và lục lạp
 không bào

 lưới nội chất

Câu 20: Cho các nhận định sau về phương thức vận chuyển các chất qua màng tế
bào. Nhận định nào sai?

 Xuất bào và nhập bào là kiểu vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng
của màng sinh chất
 Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất không tiêu tốn
năng lượng

 Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển cần năng lượng để vận
chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.

 Sự vận chuyển các chất qua màng tế bào chủ yếu nhờ phương thức vận
chuyển thụ động

BÀI 8.

Câu 1: Các thành phần chính cấu tạo nên tế bào nhân thực gồm

A. màng sinh chất, tế bào chất, nhân.

B. màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.


C. thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, nhân.

D. thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A

Các thành phần chính cấu tạo nên tế bào nhân thực gồm: màng sinh chất, tế bào chất, nhân.

Câu 2: Cho các phát biểu sau:

(1) Màng sinh chất có tính khảm động với 2 thành phần chính là phospholipid và
protein.

(2) Các phân tử cholesterol ở màng tế bào động vật có vai trò đảm bảo tính lỏng
của màng.

(3) Các phân tử phospholipid trên màng có vai trò làm tín hiệu nhận biết, tham gia
tương tác, truyền thông tin giữa các tế bào.

(4) Màng sinh chất có tính thấm chọn lọc giúp kiểm soát sự vận chuyển các chất đi
vào và đi ra khỏi tế bào.

Số phát biểu đúng khi nói về màng sinh chất là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: C

Các phát biểu đúng là: (1), (2), (4).

(3) Sai. Các phân tử glycoprotein và glycolipid trên màng có vai trò làm tín hiệu nhận biết,
tham gia tương tác, truyền thông tin giữa các tế bào.

Câu 3: Chức năng của thành tế bào thực vật là


A. bảo vệ, tạo hình dạng đặc trưng và tham gia điều chỉnh lượng nước đi vào tế
bào.

B. tham gia hô hấp tế bào giúp tạo ra phần lớn ATP cho các hoạt động sống của tế
bào.

C. tham gia quang hợp giúp tổng hợp các chất hữu cơ để tích lũy năng lượng và
xây dựng tế bào.

D. sửa đổi, phân loại, đóng gói và vận chuyển các sản phẩm tổng hợp từ lưới nội
chất đến các bào quan khác hay xuất ra màng.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A

Thành tế bào thực vật bao phủ bên ngoài màng sinh chất làm nhiệm vụ bảo vệ, tạo hình dạng
đặc trưng và tham gia điều chỉnh lượng nước đi vào tế bào.

Câu 4: Các bào quan có cấu trúc màng kép trong tế bào nhân thực gồm

A. nhân, ti thể, lục lạp.

B. ribosome, ti thể, lục lạp.

C. nhân, không bào, peroxisome.

B. peroxisome, lysosome, không bào.


Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A

Nhân, ti thể, lục lạp là các bào quan có cấu trúc màng kép trong tế bào nhân thực.

Câu 5: Tại sao nói nhân là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào?

A. Vì nhân chứa protein mang các gene mã hóa DNA tham gia các hoạt động sống
của tế bào.

B. Vì nhân chứa DNA mang các gene mã hóa protein tham gia các hoạt động sống
của tế bào.
C. Vì nhân chứa rRNA mang các gene mã hóa protein tham gia các hoạt động sống
của tế bào.

D. Vì nhân chứa rRNA mang các gene mã hóa DNA tham gia các hoạt động sống
của tế bào.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: B

Nhân chứa DNA mang các gene mã hóa protein tham gia các hoạt động sống của tế bào. Do
đó, nhân là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào.

Câu 6: Bào quan được xem là "nhà máy năng lượng" của tế bào là

A. ti thể.

B. lục lạp.

C. lưới nội chất.

D. lysosome.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A

Ti thể là nơi diễn ra quá trình hô hấp tế bào tạo ra ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt
động sống của tế bào → Ti thể được xem là "nhà máy năng lượng" của tế bào.

Câu 7: Trong các loại tế bào sau đây, loại tế bào nào có chứa nhiều ti thể nhất?

A. Tế bào biểu bì.

B. Tế bào hồng cầu.

C. Tế bào cơ tim.

D. Tế bào xương.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: C
Trong các loại tế bào trên, tế bào cơ tim của cơ thể người có nhiều ti thể nhất vì loại tế bào
này cần nhiều năng lượng cho sự hoạt động liên tục.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự khác nhau giữa lục lạp và ti
thể?

A. Ti thể là bào quan có màng kép còn lục lạp là bào quan có màng đơn.

B. Ti thể có khả năng tổng hợp ATP còn lục lạp không có khả năng tổng hợp ATP.

C. Lục lạp có khả năng chuyển hóa quang năng còn ti thể không có khả năng này.

D. Lục lạp có chứa DNA và ribosome còn ti thể không có chứa DNA và ribosome.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: C

A. Sai. Ti thể và lục lạp đều là bào quan có màng kép.

B. Sai. Ti thể và lục lạp đều là bào quan có thể tổng hợp ATP.

D. Sai. Ti thể và lục lạp đều có chứa DNA và ribosome.

Câu 9: Không bào trung tâm ở tế bào thực vật có thể chứa

A. các chất dự trữ hoặc chất thải hay sắc tố.

B. DNA vòng kép, ribosome 70S, các loại enzyme.

C. enzyme chuyển hóa hydrogen và enzyme phân giải acid béo.

D. hỗn hợp các loại enzyme phân giải protein và nucleic acid.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A

Không bào trung tâm ở tế bào thực vật có thể chứa các chất dự trữ như protein, acid hữu cơ,
đường, muối khoáng hoặc chất thải hay sắc tố.

Câu 10: Bộ khung tế bào là mạng lưới gồm

A. vi ống, sợi trung gian.


B. vi ống, vi sợi.

C. vi sợi, sợi trung gian.

D. vi ống, vi sợi, sợi trung gian.


Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: D

Bộ khung tế bào là mạng lưới gồmvi ống, vi sợi, sợi trung gian.

Câu 11: Nhóm bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào động vật mà không có ở tế
bào thực vật?

A. Trung thể và lysosome.

B. Bộ máy Golgi và peroxisome.

C. Bộ máy Golgi và lysosome.

D. Lục lạp và không bào trung tâm.


Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A

- Trung thể và lysosome là nhóm bào quan chỉ có ở tế bào động vật mà không có ở tế bào
thực vật.

- Lục lạp và không bào trung tâm là nhóm bào quan chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở
tế bào động vật.

- Bộ máy Golgi và peroxisome là nhóm bào quan có cả ở tế bào động vật và thực vật.

Câu 12: Tại sao tế bào không bị độc do sản phẩm của quá trình oxi hóa (H2O2)?

A. Vì tế bào có không bào chứa enzyme phân giải H2O2 thành nước và oxygen.

B. Vì tế bào có lysosome chứa enzyme phân giải H2O2 thành nước và oxygen.

C. Vì tế bào có peroxisome chứa enzyme phân giải H2O2 thành nước và oxygen.

D. Vì tế bào có bộ máy Golgi chứa enzyme phân giải H2O2 thành nước và oxygen.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: C

Peroxisome là bào quan chứa các enzyme chuyển hydrogen từ các chất khác nhau như chất
độc, alcohol đến oxygen tạo ra hydrogen peroxide, sau đó được các enzyme khác phân giải
thành nước và oxygen.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ribosome?

A. Ribosomelà bào quan không có màng bao bọc, có ở cả tế bào nhân thực và
nhân sơ.

B. Ribosome gồm 2 tiểu phân là tiểu phân lớn và tiểu phân bé chỉ gắn với nhau khi
thực hiện chức năng.

C. Trong tế bào nhân thực, ribosome có kích thước lớn (80S) và chỉ xuất hiện ở
trong tế bào chất.

D. Ribosome được cấu tạo từ rRNA và protein, có chức năng là nơi tổng hợp
protein của tế bào.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: C

C. Sai. Trong tế bào nhân thực, ribosome có ở bào tương và một số bào quan như ti thể và
lục lạp.

Câu 14: Tế bào nào sau đây có lưới nội chất trơn phát triển?

A. Tế bào biểu bì.

B. Tế bào gan.

C. Tế bào hồng cầu.

D. Tế bào cơ.


Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: B
Lưới nội chất trơn có rất nhiều loại enzyme thực hiện chức năng tổng hợp lipid, chuyển hoá
đường, phân huỷ các thuốc và các chất độc → Trong các tế bào trên, tế bào gan có lưới nội
chất trơn phát triển nhất.

Câu 15: Ở tế bào động vật, nếu trung thể bị mất đi thì hiện tượng nào sau đây sẽ
xảy ra?

A. Các hoạt động sống của tế bào bị rối loạn.

B. Tế bào sẽ chết hoặc sinh trưởng chậm.

C. Quá trình phân chia của tế bào bị rối loạn.

D. Quá trình nhân đôi của nhiễm sắc thể bị rối loạn.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: C

Trung thể là bào quan giúp hình thành thoi phân bào có vai trò trong quá trình phân chia tế
bào → Ở tế bào động vật, nếu trung thể bị mất đi thì quá trình phân chia của tế bào bị rối
loạn.

Câu 1: Sinh vật nào có trình tự tăng cường Enhacer?

 vi khuẩn lam
 thể thực khuẩn

 nấm men
 virut

Câu 2: Trung thể là gì?

 Là bào quan không có màng nằm ở gần nhân trong tế bào động vật
 Là bào quan có màng nằm ở gần nhân trong tế bào động vật

 Là bào quan không có màng nằm ở gần nhân trong tế bào thực vật

 Là bào quan có màng nằm ở gần nhân trong tế bào thực vật

Câu 3: Chọn câu trả lời đúng từ các số đã cho:

1. Thành tế bào bảo vệ tế bào về mặt cơ học và hóa học khỏi môi trường của nó.
2. Các loại tế bào khác nhau có thành tế bào được cấu tạo từ những vật liệu
giống nhau.

3. Các loại tế bào khác nhau có thành tế bào được tạo thành từ các vật liệu khác
nhau.

 1,2
 2

 3

 1

Câu 4: Chọn ý đúng: Loại bào quan nào sau đây được gọi là túi tự tử?

 Lysosome
 Dictyosome

 Ribôxôm

 Thực bào
Câu 5: Cấu tạo của lớp thịt vỏ gồm có gì?

 Gồm nhiều tế bào lớn hơn, một số tế bào chứa lục lạp
 Gồm những tế bào sống

 Gồm những tế bào có vách mỏng

 Gồm những tế bào có vách dày hóa gỗ và không có chất tế bào

Câu 6: Loại phân tử ADN nào vừa có ở tế bào nhân sơ vừa có ở tế bào nhân thực?

 Phân tử ADN mạch thẳng


 Phân tử ADN mạch vòng
 Phân tử ADN mạch vòng và protein histon

 Phân tử ADN mạch thẳng và protein histon

Câu 7: Điều gì có thể xảy ra nếu một số lượng lớn lizoxom của tế bào bị vỡ ra?

 Tế bào đó không thể tổng hợp protein


 Tế bào đó sẽ bị đột biến

 Tế bào đó và các tế bào lân cận có thể bị phá hủy


 Tế bào đó không có hiện tượng gì đáng kể

Câu 8: Sự co thắt cơ bản nào đối với mọi nhiễm sắc thể nhìn thấy?

 Ribosome
 Kinetochores

 Tâm động
 Histones
Câu 9: Vị trí tổng hợp rRNA trong tế bào là gì?

 Chất nhiễm sắc


 Hạt nhân
 Tâm thể

 Không gian hạt nhân

Câu 10: Tế bào nào trong số các tế bào này thiếu nhân?

 Tế bào biểu bì
 Tế bào sinh khối ở người

 Tế bào lympho của động vật linh trưởng

 Tế bào ống rây của thực vật có mạch


Câu 11: Những thành phần cấu tạo chính của tế bào nhân thực là?

 màng sinh chất, chất nền ngoại bào, thành tế bào, nhân, tế bào chất
 ti thể, lục lạp, lưới nội chất, bộ máy Golgi, lysosome

 nhân, ribosome, lưới nội chất, bộ máy Golgi

 không bào trung tâm, peroxisome, ribosome, trung thể, bộ khung tế bào

Câu 12: Tính thẩm thấu chọn lọc là mô tả của ?

 màng sinh chất


 lưới nội chất

 thành tế bào

 khung tế bào
Câu 13: Chức năng của màng sinh chất là gì ?

 Bao bọc và bảo vệ toàn bộ phần bên trong của tế bào, ngăn cách chúng với
bên ngoài tế bào
 Kiểm soát sự vận chuyển các chất đi vào và đi ra khỏi tê bào

 Tương tác và truyền thông tin giữa các tế bào

 Tất cả các ý trên


Câu 14: Ý kiến nào sau đây không phải nói về màng sinh chất?

 có tính thẩm thấu chọn lọc


 các phân tử phospholipid có đuôi kị nước quay vào nhau

 các đầu ưa nước quay ra phía ngoài hoặc phía trong màng

 các đầu ưa nước tiếp xúc với môi trường nước xung quanh và cho hầu hết
các phân tử đi qua dễ dàng
Câu 15: Phân tử nào quyết định tính thấm của màng sinh chất?

 phospholipid
 glycolipid

 cholesterol

 Protein xuyên màng

Câu 16: Đặc điểm không có ở tế bào nhân thực là

 Có màng nhân, có hệ thống các bào quan


 Có thành tế bào bằng peptidoglican
 Các bào quan có màng bao bọc
 Tế bào chất được chia thành nhiều xoang riêng biệt

Câu 17: Nhân điều khiển mọi họa động trao đổi chất của tế bào bằng cách:

 ra lệnh cho các bộ phận, các bào quan ở trong tế bào hoạt động
 thực hiện tự nhân đôi ADN và nhân đôi NST để tiến hành phân bào

 điều hòa sinh tổng hợp protein, protein sẽ thực hiện các chức năng
 thực hiện phân chia vật chất di truyền một cách đồng đều cho tế bào con

Câu 18: Trong thành phần của nhân tế bào có:

 axit nitric
 axit clohidric

 axit phôtphoric
 axit sunfuric

Câu 19: Nhân của tế bào nhân thực không có đặc điểm nào sau đây?

 Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân
 Nhân chứa nhiều phân tử ADN dạng vòng
 Nhân chứa chất nhiễm sắc gòm ADN liên kết với protein

 Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép

Câu 20: Những bộ phận nào của tế bào tham gia việc vận chuyển một protein ra
khỏi tế bào?

 riboxom, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào


 bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
 Lưới nội chất trơn, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào

 Lưới nội chất hạt, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào

BÀI 10.

Câu 1: Dạng năng lượng chủ yếu trong tế bào là

A. năng lượng cơ học.

B. năng lượng hoá học.

C. năng lượng điện.

D. năng lượng nhiệt.


Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: B

Dạng năng lượng chủ yếu trong tế bào là năng lượng hoá học.

Câu 2: Các dạng năng lượng trong tế bào có liên quan đến sự chuyển động của
các phần tử vật chất là

A. năng lượng hoá học, năng lượng nhiệt, năng lượng cơ học.

B. năng lượng hoá học, năng lượng điện, năng lượng cơ học.

C. năng lượng hóa học, năng lượng điện, năng lượng nhiệt.

D. năng lượng cơ học, năng lượng điện, năng lượng nhiệt.


Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: D

Năng lượng cơ học, năng lượng điện, năng lượng nhiệt là các dạng năng lượng trong tế bào
có liên quan đến sự chuyển động của các phần tử vật chất.

Câu 3: Sự chuyển hoá năng lượng trong tế bào là


A. quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

B. quá trình biến đổi dạng năng lượng hóa năng thành dạng năng lượng nhiệt
năng.

C. quá trình biến đổi năng lượng trong hợp chất này thành năng lượng trong hợp
chất khác.

D. quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, từ năng lượng trong
hợp chất này thành năng lượng trong hợp chất khác.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: D

Sự chuyển hoá năng lượng trong tế bào là quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang
dạng khác, từ năng lượng trong hợp chất này thành năng lượng trong hợp chất khác.

Câu 4: Các thành phần cấu tạo nên phân tử ATP gồm

A. nitrogenous base adenine, 3 gốc phosphate, đường ribose.

B. nitrogenous base adenine, 2 gốc phosphate, đường ribose.

C. nitrogenous base thymine, 3 gốc phosphate, đường ribose.

D. nitrogenous base thymine, 2 gốc phosphate, đường ribose.


Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A

Các thành phần cấu tạo nên phân tử ATP gồm nitrogenous base adenine, 3 gốc phosphate,
đường ribose.

Câu 5: ATP là hợp chất cao năng vì

A. liên kết giữa gốc phosphate và đường ribose trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải
phóng ra năng lượng.

B. liên kết giữa hai gốc phosphate trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng
lượng.
C. liên kết giữa gốc phosphate và base adenine trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải
phóng ra năng lượng.

D. liên kết giữa đường ribose và base adenine trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải
phóng ra năng lượng.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A

ATP là hợp chất cao năng vì liên kết giữa gốc phosphate và đường ribose trong ATP rất dễ
bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.

Câu 6: Cho các hoạt động sau:

(1) Tổng hợp các chất hoá học cần thiết cho tế bào.

(2) Vận chuyển chủ động các chất qua màng.

(3) Sinh công cơ học.

(4) Vận chuyển thụ động các chất qua màng.

Số hoạt động cần sử dụng năng lượng ATP là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: C

Trong các hoạt động trên, hoạt động cần sử dụng năng lượng ATP là: (1), (2), (3).

Câu 7: Enzyme là

A. chất xúc tác sinh học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, không bị biến đổi khi
kết thúc phản ứng.
B. chất xúc tác hoá học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, không bị biến đổi khi
kết thúc phản ứng.

C. chất xúc tác sinh học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, bị biến đổi khi kết thúc
phản ứng.

D. chất xúc tác hóa học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, bị biến đổi khi kết thúc
phản ứng.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A

Enzyme là chất xúc tác sinh học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, không bị biến đổi khi
kết thúc phản ứng.

Câu 8: Chất tham gia phản ứng do enzyme xúc tác được gọi là

A. cơ chất.

B. chất xúc tác.

C. phức hợp enzyme - cơ chất.

D. trung tâm hoạt động.


Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A

Chất tham gia phản ứng do enzyme xúc tác được gọi là cơ chất.

Câu 9: Enzyme là chất xúc tác đặc hiệu vì

A. mỗi enzyme thường xúc tác cho nhiều phản ứng.

B. mỗi enzyme thường xúc tác cho một phản ứng.

C. mỗi enzyme thường xúc tác cho hai phản ứng.

D. mỗi enzyme thường xúc tác cho ba phản ứng.


Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: B
Enzyme là chất xúc tác đặc hiệu vì mỗi enzyme thường xúc tác cho một phản ứng.

Câu 10: Vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất của enzyme
được gọi là

A. trung tâm hoạt động.

B. phức hợp enzyme - cơ chất.

C. phức hợp enzyme - sản phẩm.

D. cofactor.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A

Phân tử enzyme có một vùng nhỏ có cấu trúc không gian tương ứng với cơ chất, liên kết đặc
hiệu với cơ chất, làm biến đổi cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động.

Câu 11: Hầu hết các enzyme có bản chất là

A. protein.

B. carbohydrate.

C. lipid.

D. nucleic acid.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A

Hầu hết các enzyme có bản chất là protein.

Câu 12: Cho các giai đoạn sau:

(1) Enzyme xúc tác biến đổi cơ chất để hình thành sản phẩm của phản ứng.

(2) Cơ chất liên kết với trung tâm hoạt động của enzyme bằng các liên kết yếu và
tạo thành phức hệ enzyme – cơ chất.
(3) Sau khi phản ứng hoàn thành, sản phẩm rời khỏi enzyme, enzyme trở về trạng
thái ban đầu và có thể sử dụng trở lại.

Trình tự sắp xếp đúng thể hiện cơ chế tác động của enzyme đến phản ứng mà nó
xúc tác là

A. (1) → (2) → (3).

B. (1) → (3) → (2).

C. (2) → (1) → (3).

D. (2) → (3) → (1).


Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: C

Cơ chế tác động của enzyme đến phản ứng mà nó xúc tác diễn ra theo 3 giai đoạn là:

- Giai đoạn 1: Cơ chất liên kết với trung tâm hoạt động của enzyme bằng các liên kết yếu và
tạo thành phức hệ enzyme – cơ chất.

- Giai đoạn 2: Enzyme xúc tác biến đổi cơ chất để hình thành sản phẩm của phản ứng.

- Giai đoạn 3: Sau khi phản ứng hoàn thành, sản phẩm rời khỏi enzyme, enzyme trở về trạng
thái ban đầu và có thể sử dụng trở lại.

Câu 13: Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme gồm

A. chất hoạt hoá, chất ức chế, nồng độ cơ chất.

B. pH, nhiệt độ, nồng độ enzyme, nồng độ cơ chất.

C. chất hoạt hoá, chất ức chế, độ pH, nhiệt độ, nồng độ cơ chất.

D. chất hoạt hoá, chất ức chế, độ pH, nhiệt độ, nồng độ cơ chất, nồng độ enzyme.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: B

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme gồm: chất hoạt hoá, chất ức chế, độ
pH, nhiệt độ, nồng độ cơ chất, nồng độ enzyme.
Câu 14: Khi nhai kĩ cơm thấy có vị ngọt vì

A. tinh bột được chuyển hoá thành đường nhờ enzyme amylase trong nước bọt.

B. tinh bột được chuyển hoá thành đường nhờ enzyme protease trong nước bọt.

C. tinh bột được chuyển hoá thành đường nhờ enzyme pepsin trong nước bọt.

D. tinh bột được chuyển hoá thành đường nhờ enzyme lipase trong nước bọt.
Hiển thị đáp án
Đáp án đúng là: A

Khi nhai cơm, enzyme amylase trong nước bọt sẽ xúc tác cho quá trình biến đổi tinh bột
thành đường tạo ra cảm giác có vị ngọt.

Câu 1: Năng lượng chủ yếu của tế bào tồn tại

 dưới dạng điện năng


 dưới dạng nhiệt

 ở dạng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học


 dưới dạng hoặc hóa năng hoặc điện năng

Câu 2: Nói về ATP, phát biểu nào sau đây không đúng?

 Là đồng tiền năng lượng của tế bào


 Là một hợp chất cao năng

 Được sinh ra trong quá trình chuyển hóa vật chất và sử dụng trong các hoạt
động sống của tế bào

 Là hợp chất chứa nhiều năng lượng nhất trong tế bào


Câu 3: ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là
 Bazo nito adenin, đường deoxiribozo, 1 nhóm photphat
 Bazo nito adenozin, đường deoxiribozo, 3 nhóm photphat

 Bazo nito adenozin, đường ribozo, 2 nhóm photphat

 Bazo nito adenin, đường ribozo, 3 nhóm photphat


Câu 4: Cho các phân tử:

1. ATP
2. ADP

3. AMP

4. N2O

Những phân tử mang liên kết cao năng là

 (1), (2)
 (1), (3)

 (1), (2), (3)

 (1), (2), (3), (4)

Câu 5: Enzim có bản chất là:

 Prôtêin
 Mônôsaccrit

 Pôlisaccarit

 Photpholipit
Câu 6: Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng
lượng. nguyên nhân là do

 Phân tử ATP là chất giàu năng lượng


 Các nhóm photphat đều tích điện âm nên đẩy nhau
 Phân tử ATP có chứa 3 nhóm photphat

 Đây là liên kết mạnh

Câu 7: Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào các việc chính như:

1. Phân hủy các chất hóa học cần thiết cho cơ thể
2. Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào

3. Vận chuyển các chất qua màng

4. Sinh công cơ học

Những khẳng định đúng trong các khẳng định trên là

 (1), (3)
 (1), (2), (3)

 (2), (3), (4)


 (1), (2)

Câu 8: ATP là một hợp chất cao năng, năng lượng của ATP tích lũy chủ yếu ở

 Cả 3 nhóm photphat
 2 liên kết photphat gần phân tử đường

 2 liên kết giữa 2 nhóm photphat ở ngoài cùng


 Chỉ 1 liên kết photphat ngoài cùng

Câu 9: Enzym không có đặc điểm nào sau đây?

 Hoạt tính xúc tác mạnh


 Bị biến dổi sau phản ứng
 Bị bất hoạt ở nhiệt độ cao

 Tính chuyên hoá cao.

Câu 10: Cây xanh có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O dưới tác dụng
của năng lượng ánh sáng. Quá trình chuyển hóa năng lượng kèm theo quá trình này

 Chuyển hóa từ hóa năng sang quang năng


 Chuyển hóa từ hóa năng sang nhiệt năng

 Chuyển hóa từ nhiệt năng sang quang năng

 Chuyển hóa từ quang năng sang hóa năng


Câu 11: ATP được coi là “đồng tiền năng lượng của tế bào” vì

1. ATP là một hợp chất cao năng


2. ATP dễ dàng truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua việc chuyển
nhóm photphat cuối cùng cho các chất đó để tạo thành ADP

3. ATP được sử dụng trong mọi hoạt động sống cần tiêu tốn năng lượng của tế
bào

4. Mọi chất hữu cơ trải qua quá trình oxi hóa trong tế bào đều sinh ra ATP.

Những giải thích đúng trong các giải thích trên là


 (1), (2), (3)
 (2), (3), (4)

 (3), (4)
 (1), (2), (3), (4)

Câu 12: Nghiên cứu một số hoạt động sau

1. Tổng hợp protein


2. Tế bào thận vận chuyển chủ động ure và glucozo qua màng

3. Tim co bóp đẩy máu chảy vào động mạch

4. Vận động viên đang nâng quả tạ

5. Vận chuyển nước qua màng sinh chất

Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng ATP?

 4
 3

 2

 1

Câu 13: Enzym có khả năng làm giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng là vì
enzym có đặc điểm:

 Có tính chuyên hóa cao.


 Sử dụng năng lượng ATP.

 Có hoạt tính xúc tác mạnh.


 Thực hiện nhiều phản ứng trung gian
Câu 14: Enzvm có tính đặc hiệu cao là vì:

 Enzym là chất xúc tác sinh học được tạo ra ở tế bào có bản chất là prôtêin.
 Enzvm có hoạt tính mạnh, xúc tác cho các phàn ứng hoá sinh ở trong tế bào.

 Enzym bị biến tính khi có nhiệt độ cao, pH thay đồi


 Trung tâm hoạt động của enzym chỉ tương thích với loại cơ chất do nó xúc tác.

Câu 15: Ví dụ nào sau đây nói lên tính chuvên hoá của enzym?

 Amilaza chỉ thuỷ phân được tinh bột, không thủy phân được xenllulôzơ
 Trong 1 phút, một phân tử amilaza thuỷ phân dược 1 triệu phân tử amilôpectin

 Amilaza chỉ thuỷ phân được tinh bột, không thuv phân được xenllulôzơ

 Amilaza có hoạt tính xúc tác mạnh ở môi trường có pH từ 7 đến 8

Câu 16: Năng lượng trong tế bào tồn tại chủ yếu ở mấy dạng?

 1 dạng
 2 dạng

 3 dạng

 4 dạng
Câu 17: Năng lượng nào là năng lượng dự trữ trong các liên kết hóa học

 Năng lượng nhiệt


 Năng lượng điện

 Năng lượng cơ học


 Năng lượng hóa học
Câu 18: Ngoài bazơ nitơ, thành phần còn lại của phân tử ATP là

 3 phân tử đường ribôzơ và 1 nhóm phôtphat.


 3 phân tử đường đêôxiribôzơ và 1 nhóm phôtphat,

 1 phân tử đường ribỏzơ và 3 nhóm phôtphat.

 1 phân tử đường đêôxiribôzơ và 3 nhóm phôtphat.


Câu 19: Nhờ những đặc tính nào sau đây mà enzym có vai trò đặc biệt quan trọng
đổi với sự sống?

1. Hoạt tính xúc tác phụ thuộc vào nhiệt độ và độ pH môi trường.
2. Cỏ hoạt tính xúc tác mạnh và tính chuyên hoá cao.

3. Chịu sự điều hoà bởi các chất ức chế, chất hoạt hoá và ức chế ngược.

4. Tiến hành xúc tác cho các phán ứng ờ điều kiện thường

 1,2,3

 2,3,4
 1,3,4

 1,2,4

Câu 20: Phân tử nào dự trữ năng lượng?

 Tinh bột
 Glycogen

 Triglyceride

 Cả ba đáp án trên đều đúng

You might also like