You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
---o0o---

BÀI THI KẾT THÚC MÔN QUẢN TRỊ HỆ THỐNG THÔNG TIN

ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG


CNTT TẠI TH TRUE MILK
GVHD: ThS. VÕ THÀNH ĐỨC

NHÓM THỰC HIỆN: 16

TRẦN THỊ DIỄM ÁI _ 35221021211

TRẦN THỊ YẾN NHI_ 35221021014

TRẦN NGỌC TÚ THANH _ 35221020405

HUỲNH MINH THÚY VY_ 35221020072

NGUYỄN TƯỜNG VY _ 35221020169

TP.HCM, tháng 7 năm 2023.


MỤC LỤC

PHẦN I: GIỚI THIỆU CÔNG TY.............................................................................................3


1.1 Giới thiệu chung về tập đoàn TH Group..........................................................................3
1.2. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn TH......................................................................................4
PHẦN II: HIỆN TRẠNG VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÔNG
TY................................................................................................................................................. 8
2.1. Các hệ thống thông tin được ứng dụng tại tập đoàn TH................................................8
2.1.1. Ứng dụng công nghệ quản lý nguồn nhân lực..........................................................8
2.1.2. Ứng dụng công nghệ quản lý phân phối....................................................................8
2.2 Mô tả hệ thống công việc Acumatica của TH True Milk...............................................10
2.2.1. Mô tả hệ thống công việc Acutimaca sử dụng trong công ty TH True Milk.........10
2.2.2. Mô hình hệ thống công việc – hệ thống đặt hàng tại TH True Mart.....................14
2.2.3. Sơ đồ chức năng chéo...............................................................................................15
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN.....................17
3.1. Hiệu quả của hệ thống thông tin mang lại.....................................................................17
3.1.1. Quản lý nguồn nhân lực...........................................................................................17
3.1.2. Quản lý chuỗi phân phối..........................................................................................17
3.2. Những hạn chế của hệ thống thông tin..........................................................................18
3.2.1. Hạn chế trong quản lý nhân sự................................................................................18
3.2.2. Hạn chế trong quản lý chuỗi phân phối..................................................................19
3.3. Đề xuất nâng cao trình độ số hóa của doanh nghiệp....................................................19
PHẦN I: GIỚI THIỆU CÔNG TY
1.1 Giới thiệu chung về tập đoàn TH Group
Tập đoàn TH bắt đầu được thành lập vào năm 2008 ở Nghệ An với sự tư vấn tài chính của Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á. Nhà sáng lập, chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH là
bà Thái Hương, đồng thời cũng là Tổng giám đốc của Ngân Hàng. Đây là một thương hiệu sữa
Việt 100% chuyên cung cấp các sản phẩm được sản xuất từ sữa
Với tiêu chí giữ nguyên tinh túy thiên nhiên trong từng sản phẩm, tập đoàn đã tập trung đầu tư
vào các trang thiết bị và nguồn nhân lực. Cùng lúc đó tập đoàn đã ứng dụng các công nghệ hệ
thống quản lý hiện đại và các quy trình sản xuất từ khâu chăn nuôi đến các khâu phân phối các
sản phẩm đến khách hàng. Với mục đích phục vụ khách hàng những sản phẩm sạch, an toàn, bổ
dưỡng và tươi ngon nhất.
Các sản phẩm hiện nay của TH: sữa tươi thanh trùng, topkid, sữa chua, sữa hạt, kem, bơ,
phomat và nước uống giải khát, trà túi lọc…
1.2. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn TH
Giám đốc tài chính

Giám đốc Marketing

Giám đốc nghiên cứu và


phát triển

Giám đốc nhân sự

Chủ tịch Tập đoàn Tổng giám đốc

Giám đốc nhà máy sữa


TH

Giám đốc kiểm soát chất


lượng

Giám đốc vận hành khối


trang trại

Giám đốc cấp cao chiến


lược
Công ty Cổ Phần Chuỗi Thực Phẩm TH (phân phối): là công ty phụ trách phân phối và tiêu thụ
sản phẩm
Công ty Cổ phần Thực Phẩm Sữa TH: là nơi cung cấp các nguyên liệu sữa. Tại đây hệ thống
trang trại chăn nuôi cung cấp sữa cho nhà máy chế biến đã được xây dựng.
Công Ty Cổ Phần Sữa TH (nhà máy): nơi thực hiện sản xuất ra các sản phẩm, tại đây các trang
thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ các nước G7 và châu Âu. Các hệ thống được hoạt động theo
chuẩn ISO 9001 và các sản phẩm phải theo chuẩn ISO 22000 với mục đích đáp ứng an toàn vệ
sinh thực phẩm.
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị

Trợ lý TGĐ Tổng giám đốc

Giám đốc công ty TH True Milk

PGĐ PGĐ PGĐ PGĐ PGĐ


Marketing tài chính trang trại nhân sự sản xuất

Trưởng phòng Trưởng phòng Trưởng phòng Trưởng phòng


Trưởng phòng

Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên

(Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần thực phẩm sữa TH-True Milk)

PHẦN II: HIỆN TRẠNG VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÔNG
TY
2.1. Các hệ thống thông tin được ứng dụng tại tập đoàn TH
2.1.1. Ứng dụng công nghệ quản lý nguồn nhân lực
Để có được một tập đoàn TH vững mạnh hiện nay, trước khi có một hệ thống ERP hoàn hảo thì
toàn bộ các quy trình quản lý nguồn nhân lực đều thực hiện trên phần mềm Microsofl Excel bao
gồm các hoạt động quản lý dữ liệu, tính lương, chấm công và bảo hiểm… chính vì thực hiện
toàn bộ trên phần mềm Microsofl Excel đã gây ra những khó khăn trong quá trình công tác quản
lý:
- Dữ liệu lộn xộn, không có sự đồng bộ hóa các mẫu dữ liệu quản lý.
- Do TH có các tệp sản phẩm đa dạng vì vậy các hệ thống báo cáo và bảng biểu biến đổi liên tục
chưa được hoàn thiện.
- Là một tập đoàn lớn nhưng chưa thống nhất trong quy trình chấm công, giờ làm việc, tăng ca
và bù 1 đến 2 giờ làm việc cho những ngày nghỉ, điều này gây khó khăn cho phần mềm trong
quá trình xử lý.
- Cơ chế tính lương của tập đoàn khá phức tạp, vì là một doanh nghiệp có nhiều ngành nghề,
mỗi ngành đều có đặc thù công việc khác nhau
- Cách tính bảo hiểm khá phức tạp, chồng chéo do là tập đoàn đa ngành và có nhiều công ty FDI
Nhận thấy được nhiều điều bất lợi trong công tác quản trị nguồn nhân lực bằng phần mềm
Microsofl Excel, chính vì vậy tập đoàn TH đã triển khai áp dụng phần mềm công nghệ SAP để
cải thiện các hoạt động về quản lý nguồn nhân lực
Các giải pháp quản lý nguồn nhân lực SAP tích hợp cùng với các công tác chính như đào taok
đội ngũ nhân viên mới, hệ thống quản lý đào tạo (LMS), hệ thống tuyển dụng, quản lý hiệu suất
và bồi dưỡng đội ngũ nhân viên tiềm năng cùng với phân tích chỉ số nhân sự… các công cụ này
đều được tích hợp hoàn toàn và tương tác với nhau trong quá trình quản lý. Cùng với những ưu
điểm dễ sử dụng, nhanh gọn vẫn cung cấp được đầy đủ thông tin và phát huy tối đa các bài báo
cáo phân tích cần thiết mang đến một hệ thống tốt hơn cho các nhà quản lý.
Hiện nay với mục đích mang lại những giá trị tốt nhất đến người tiêu dùng bằng cách cải thiện
chất lượng sản phầm, năng suất và dịch vụ, tập đoàn TH đã triển khai nâng cấp hệ thống lên
SAP S/4 HANA (High – performance Analytic Appliance) kết hợp giữa phần cứng và các cơ sở
dữ liệu. Nền tảng này giúp tập đoàn ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại và khoa học
quản trị, làm cho các dịch vụ, công cụ bán hàng, năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm,
cùng lúc đó đồng bộ, tối ưu hóa và phân tích đo đạc năng lượng một cách chính xác và thông
minh hơn.
2.1.2. Ứng dụng công nghệ quản lý phân phối
TH Milk là công ty thuộc TH Group, nhà sản xuất hàng đầu về các loại sản phẩm từ sữa tại Việt
Nam
Công ty không chỉ đầu tư vào cơ sở sản xuất và nghiên cứu khoa học hiện đại mà công ty còn
mở rộng hệ thống kênh phân phối toàn quốc. Khi mới thành lập thì công ty chủ yếu hoạt động
trên bán hàng GT, tức là nhân viên bán hàng phải tìm các cửa hàng để thực hiện các hoạt động
bán hàng tiêu chuẩn và giới thiệu các săn phẩm, hầu hết các dữ liệu đều nhập bằng tay vào cuối
ngày. Điều này làm việc quan sát thị trường bị hạn chế và không nắm bắt được các khuyến mãi
của đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm mới trên thị trường, không gian trưng bày của sản phẩm…
dẫn đến việc công ty không phản ứng kịp với các chiến lược cạnh tranh của đối thủ. Một khó
khăn lớn của công ty cần phải đối mặt đó là hạn sử dụng của các sản phẩm (6 tháng kể từ ngày
sản xuất) công ty cần phải nắm rõ hạn sử dụng tại các cửa hàng bán lẻ như công ty đề ra các
khuyến mãi kịp thời nhằm đẩy nhanh việc bán các sản phẩm.
Với nền tảng phủ sóng toàn quốc của mạng 3G, chính vì vậy mà công ty đã triển khai nâng cấp
hệ thống và công việc bán hàng tiêu chuẩn bằng cách sử dụng công nghệ điện toán đám mây
Acumatica tích hợp với ERP để theo dõi các hoạt động bán hàng và cập nhật thông tin trong
thời gian từ các cửa hàng. Điều này giúp cho công ty đo lường được năng suất bán hàng tại các
nhà phân phối
Việc TH Milk quyết định sử dụng Acumatica do:
- Cho phép các hệ thống tích hợp với hệ thống phần mềm ERP là SAP hiện tại của công ty
- Các thông tin được lưu trữ dữ liêu trên hệ thống đám mây
- Tối ưu hóa các hoạt động bán hàng làm tăng năng suất làm việc
- Bản quyền không giới hạn số lượng người sử dụng điều này không làm cản trở số người đang
sử dụng và giúp cho sự tặng trưởng của hệ thống phân phối trong tương lai
Với ứng dụng AiM DMSpro, mạng phụ sóng toàn quốc cùng và được cung cấp các thiết bị máy
tính bảng, công ty đã đào tạo nhân viên bán hàng để giúp họ bán hàng ở bất cứ nơi nào, đồng bộ
hóa trong thời gian thực, đề xuất các đơn hàng và được cập nhật các thông tin dữ theo thời gian
nhờ vào Digital MCP.
Nhờ vào ứng dụng AiM mà nhân viên đồng bộ các dữ liệu bán hàng vào buổi sáng với máy chủ
của TH Milk, điều này không tốn 30 – 60 phút so với trước đây, giúp cho họ nhận được bảng
báo giá nhất hay các thông tin về chương trình khuyến mãi. Họ cũng có thể đề xuất cho các cửa
hàng về sản phẩm thích hợp và số lượng sản phẩm nhờ vào các thông tin mua bán chi tiết của
từng cửa hàng. Khi xác nhận được đơn hàng, nhân viên sẽ đăng nhập vào ứng dụng, chuyển tiếp
thông tin vào máy chủ của công ty mà không cần phải đợi đến cuối ngày tổng hợp chuyển tiếp
các thông tin cho bộ phận bán hàng.
Với nền tảng công nghệ trên web đã giúp cho TH Milk nhận biết được dữ liệu bán hàng tại các
cửa hàng, các sản phẩm hiện có ở các cửa hàng và kho phân phối, giúp cho họ thiết lập ra các kế
hoạch bán hàng và tối ưu hóa các chi phí tồn kho
Kiểm soát hiệu quả năng lực bán hàng qua ứng ứng dụng AiM giúp giám sát các hoạt động qua
trực tuyến, lịch sử cửa hàng mà nhân viên bán hàng đã đi khảo sát. Điều này giúp cho người
quản lý xác nhận nhân viên đã hoàn thành đúng các chỉ tiêu doanh thu được giao (tăng hiệu suất
bán hàng)
Có được sự hỗ trợ của nhà cung cấp DMSpro, hoạt động 24/7 của trung tâm Call Center và có 3
văn phòng ở các thành phố lớn nên các nhà phân phối gặp vấn đề đều có thế gọi đến để được hỗ
trợ xử lý và các nhân viên của nhà cung cấp DMSpro sẽ đến để hỗ trợ.
2.2 Mô tả hệ thống công việc Acumatica của TH True Milk
Lịch sử hình thành
Sản phẩm Acumatica ERP được giới thiệu vào năm 2008, sau đó một năm là các phiên bản tại
chỗ và SaaS Acumatica là giải pháp quản lí và hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise
Resource Planning-ERP) trên công nghệ sử dụng trong môi trường điện toán đám mây. Hệ thống
ERP của Acumatica được xây dựng dựa trên nền tảng xRP trên web độc quyền của hãng và được
cấp phép tại chỗ.
Các tính năng cơ bản của Acumatica ERP
- Quản lí tài chính và kế toán: Hệ thống Acumatica ERP cung cấp các tính năng quản lý tài chính
như kế toán tổng hợp, quản lý tài sản cố định, quản lý ngân sách và dự án, hạch toán công nợ và
công nợ khách hàng, quản lý tiền lương, và tạo báo cáo tài chính.
- Quản lí nhân sự: Quản lý nhân sự: Hệ thống giúp quản lý thông tin nhân viên, quá trình tuyển
dụng, quản lý tiến lương và các chế độ phúc lợi nhân viên. Nó cũng có thể giúp tích hợp với các
công cụ quản lý hiệu suất và đánh giá nhân viên.
- Quản lý kho và vận chuyển: Acutimaca ERP hỗ trợ quản lý quá trình nhập khẩu, xuất khẩu, lưu
trữ và phân phối hàng hóa. Hệ thống cung cấp các tính năng quản lý số lượng tồn kho, đặt hàng,
đặt hàng tự động, theo dõi giao hàng và quản lý vận chuyển.
- Quản lý sản xuất: Hệ thống Acutimaca ERP có khả năng quản lý quy trình sản xuất, lịch trình
sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, theo dõi tiến độ, quản lý nguyên vật liệu và quản lý chất lượng.
- Quản lý khách hàng và CRM: Acutimaca ERP cung cấp các công cụ để quản lý thông tin khách
hàng, quản lý quan hệ khách hàng, và quản lý quá trình bán hàng và dịch vụ sau bán hàng. Hệ
thống cũng hỗ trợ tích hợp với các công cụ quản lý quan hệ khách hàng (CRM).
- Quản lý dự án: Hệ thống có tính năng quản lý dự án, theo dõi tiến độ, phân bổ tài nguyên, quản
lý công việc và lập kế hoạch dự án. Nó cũng cung cấp các công cụ để theo dõi chi phí và hiệu
suất dự án.
- Báo cáo và phân tích: Acutimaca ERP cho phép tạo và tùy chỉnh báo cáo về các khía cạnh khác
nhau của doanh nghiệp. Hệ thống cũng cung cấp tính năng phân tích dữ liệu để hỗ trợ quá trình
ra quyết định.
2.2.1. Mô tả hệ thống công việc Acutimaca sử dụng trong công ty TH True Milk.
a) Tiếp nhận, đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Khách hàng đặt hàng thông qua trang web của công ty, thông tin của khách hàng về thông tin
liên hệ, lịch sử mua hàng, dịch vụ yêu cầu và thông tin tài chính… đã được lưu trữ. Đối với
khách hàng mới bạn cũng có thể tạo và cập nhật thông tin trong hệ thống.
Đối với những khách hàng sỉ mua với số lượng lớn họ có thể yêu cầu báo giá. Khi đó bạn cũng
có thể sử dụng Acutimaca ERP để tạo đề xuất báo giá dựa trên các sản phẩm và dịch vụ được yêu
cầu. Hệ thống có thể tính toán giá cả, áp dụng các chiết khấu và thuế và tạo báo giá chính thức.
b) Xử lí đơn hàng
Khi khách hàng đồng ý với báo giá, bạn cũng có thể tạo đơn hàng trong hệ thống Acumatia ERP.
Đơn hàng này bao gồm thông tin về sản phẩm, số lượng, giá và các yêu cầu từ khách hàng cũng
như những lưu ý khác. Hệ thống cũng có thể theo dõi trạng thái đơn hàng, từ giai đoạn xử lý đến
giao hàng.
c) Kiểm tra và soạn hàng
Sau khi hệ thống tiếp nhận đơn hàng nó sẽ đưa ra một mã đơn, bạn dùng mã này để in phiếu xuất
hàng và gửi phiếu này đến kho thành phẩm. Nhân viên soạn hàng sẽ kiểm tra số lượng, mã sản
phẩm và tiến hành lấy hàng từ kho, đóng gói và chất lên phương tiện vận chuyển.
d) Xác nhận đơn hàng và bàn giao cho đơn vị vận chuyển
Acutimaca ERP cho phép bạn lập lịch giao hàng dựa trên thông tin trong đơn hàng và tình trạng
hàng tồn kho. Bạn có thể xác định thời gian giao hàng, phương tiện vận chuyển và địa điểm giao
hàng. Khi đến ngày giao hàng, hệ thống Acutimaca ERP giúp bạn quản lý quá trình xuất kho
hàng hóa từ kho và chuẩn bị cho việc giao hàng. Bạn có thể tạo danh sách kiểm tra hàng hóa, in
nhãn và tạo các tài liệu cần thiết cho giao hàng. Nhân viên đóng hàng cho phương tiện vận
chuyển ra khỏi bãi, tiến hành kiểm kê số lượng và cho ra khỏi công ty bắt đầu bước giao hàng
e) Quản lí thanh toán
Sau khi giao hàng, Acutimaca ERP cho phép bạn quản lý quá trình thanh toán từ khách hàng. Hệ
thống ghi nhận thông tin về thanh toán, xử lý các phương thức thanh toán khác nhau và cập nhật
tình trạng thanh toán trong hồ sơ khách hàng.
f) Báo cáo và phân tích
Cuối cùng, hệ thống Acutimaca ERP cung cấp các công cụ báo cáo và phân tích để bạn có thể
theo dõi hiệu suất bán hàng, doanh số, lợi nhuận và các chỉ số quan trọng khác. Bạn có thể tạo
báo cáo theo nhiều tiêu chí và xem các dữ liệu phân tích để đưa ra quyết định kinh doanh.
HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG BÁN LẺ CỦA TH TRUE MILK
Tập đoàn TH sản xuất và bán nhiều dòng sản phẩm khác nhau như các loại Sữa chua, Sữa tươi,
Nước tinh khiết, Nước ngọt, Nước trái cây, Phô mai, Bơ, …
Các sản phẩm của TH có mặt hầu hết trong các hệ thống cửa hàng tiện lợi, bách hóa, siêu thị
trong nước, trung tâm thương mại. Ngoài ra, TH còn quản lý việc bán hàng bằng cách gián tiếp
thông qua đại lý, đây là hình thức bán lẻ tiện dụng vì người tiêu dùng có thế mua sắm mọi lúc
mọi nơi.
TH True Milk đã thực hiện Mô hình phân phối đa kênh, nhiều cấp và bao phủ thị trường.
Phân phối sản phẩm đa kênh, nhiều cấp của TH True Milk bao gồm:
1. Flagship store “TH true mart”
TH True Milk đã mở chuỗi cửa hàng bán lẻ mang tên TH True Mart với hơn 300 cửa hàng trên
toàn quốc, TH True Milk đã tiên phong về chất lượng, dịch vụ nhờ theo mô hình hiện đại.

Hệ thống TH True Mart kết nối với các kênh thương mại điện tử (shopee, lazada, …) để thực
hiện xử lý các đơn hàng và đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong thời gian sớm
nhất.
Khách hàng có thể mua hàng bằng nhiều cách, đó là mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng TH
True Mart gần nhất, hoặc đặt hàng trực tuyến trên hệ thống website của tất cả các cửa hàng và
sẽ được hệ thống xử lý giao hàng tận nơi cho khách hàng.
Đối với hình thức đặt hàng trực tuyến, chỉ cần có các phương tiện như điện thoại hay máy tính
là khách hàng có thể đặt hàng dễ dàng. Khách hàng vào trang bán hàng của TH True Mart, lựa
chọn các mặt hàng mà mình cần mua và thêm vào giỏ hàng, xác nhận đặt hàng, hình thức thanh
toán là tiền mặt hay chuyển khoản. Sau khi xác nhận các thông tin đã xong, đơn hàng sẽ được
gửi về trung tâm điều hành hệ thống bán hàng của TH True Mart, nhân viên sẽ kiểm tra thông
tin khách hàng và gọi điện thoại hoặc gửi mail đến khách hàng sớm nhất để xác nhận đơn hàng
đã được đặt thành công. Kế tiếp là nhân viên sẽ kiểm tra và lựa chọn cửa hàng TH True Mart
gần nhất để giao đơn hàng đến nơi khách hàng yêu cầu. Nhân viên giao hàng của TH True Mart
sẽ giao hàng trong vòng 48h và miễn phí vận chuyển. Nhân viên sẽ phải đính kèm theo hóa đơn
bán hàng cho khách hàng ký xác nhận khi họ đã nhận được đúng và đủ các mặt hàng mà họ đã
đặt. Sau đó nhân viên sẽ thu tiền đối với khách hàng chọn hình thức thanh toán là tiền mặt. Sau
khi kết thúc đơn hàng, khách hàng sẽ tham gia đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ và thái độ
của nhân viên bán hàng, nhân viên giao hàng.
2. Kênh phân phối truyền thống
TH True Milk lựa chọn phân phối nhiều cấp gồm các nhà phân phối, các đại lý, các cửa hàng
tạp hóa từ vừa đến lớn. Mô hình phân phối này giúp cho ngành hàng FMCG tối ưu hóa chi phí
Logistics và vận hành, giúp tiếp cận thị trường sâu, rộng và nhanh hơn.

3. Kênh phân phối hiện đại


Kênh phân phối hiện đại là kênh siêu thị, các sản phẩm của TH True Milk có mặt hầu hết ở tất
cả các hệ thống siêu thị lớn nhỏ trên toàn quốc như Coop Mart, Aeon Mall, Winmart, … và các
cửa hàng tiện lợi như 7 Seven, Circle K, ... TH True Milk phân phối trực tiếp đến các siêu thị
với mức chiết khấu phụ thuộc vào quy mô và số lượng của siêu thị.

4. Key Account
Key Account là nhóm mang lại nguồn doanh thu lớn cho TH True Milk.
TH True Milk cung ứng các sản phẩm cho trường học, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng thức
uống, quán cà phê,… nổi bật là chương trình “Sữa học đường’’.
2.2.2. Mô hình hệ thống công việc – hệ thống đặt hàng tại TH True Mart

KHÁCH HÀNG
Người mua hàng các
sản phẩm TH True Milk
SẢN PHẨM
Sữa tươi, sữa chua, nước giải khát,
bơ, phô mai, …
QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG
- Tiếp nhận, đáp ứng yêu cầu của khách hàng
- Xử lý đơn hàng theo yêu cầu
- Kiểm tra và soạn hàng theo yêu cầu
- In hóa đơn, phiếu đề nghị thanh toán
- Xác nhận đơn hàng và giao hàng cho khách
- Xác nhận giao hàng thành công và xác nhận thanh toán
ĐỐI TƯỢNG THAM GIA THÔNG TIN CÔNG NGHỆ
- Người mua hàng - Đơn đặt hàng - Máy tính, điện
thoại của KH
- Nhân viên xác nhận đơn hàng - Hóa đơn thanh toán - Máy tính, điện thoại của NV
- Nhân viên giao hàng - Thông tin hàng hóa - Internet
- Thông tin khách hàng
2.2.3. Sơ đồ chức năng chéo
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN
3.1. Hiệu quả của hệ thống thông tin mang lại
3.1.1. Quản lý nguồn nhân lực
Triển khai phần mềm công nghệ SAP và nâng cấp lên SAP S/4 HANA trong công tác quản lý
nguồn nhân lực của tập đoàn TH đã mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả. Dưới đây là những lợi
ích mà các hệ thống thông tin này mang lại cho công tác quản lý nguồn nhân lực:
Đồng bộ và tổ chức dữ liệu: Việc sử dụng Microsoft Excel cho các quy trình quản lý nguồn
nhân lực có thể dẫn đến dữ liệu lộn xộn và thiếu sự đồng bộ. Sử dụng phần mềm SAP giúp tổ
chức dữ liệu một cách cấu trúc, đồng bộ và có tính nhất quán, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho
việc quản lý dữ liệu nhân sự và các quy trình liên quan.
Quản lý công việc và thời gian làm việc: Trước đây, tập đoàn TH chưa thống nhất trong quy
trình chấm công, giờ làm việc, tăng ca và bù giờ. Sử dụng phần mềm SAP cho phép xây dựng
các quy trình và quy định chính xác về chấm công và thời gian làm việc. Điều này giúp tăng
tính chính xác, đồng nhất và minh bạch trong quản lý thời gian làm việc của nhân viên.
Tính lương và bảo hiểm: Cơ chế tính lương phức tạp của tập đoàn TH được giải quyết thông
qua phần mềm SAP. Với tính linh hoạt và khả năng tùy chỉnh của SAP, công tác tính lương có
thể được thiết lập cho từng ngành nghề và đặc thù công việc khác nhau. Đồng thời, tính năng
quản lý bảo hiểm của SAP cũng giúp xử lý các khía cạnh phức tạp và chồng chéo trong việc
tính toán bảo hiểm cho các công ty FDI của tập đoàn.
Quản lý nhân sự toàn diện: SAP cung cấp các giải pháp quản lý nhân sự tích hợp, bao gồm đào
tạo, tuyển dụng, quản lý hiệu suất và bồi dưỡng nhân viên. Các công cụ như đào tạo đội ngũ
nhân viên mới, hệ thống quản lý đào tạo (LMS), quản lý hiệu suất và phân tích chỉ số nhân sự
giúp tạo ra một quy trình quản lý nhân sự toàn diện à hiệu quả hơn.
Tích hợp và phân tích dữ liệu: SAP S/4 HANA là một nền tảng hiệu suất cao giúp tập đoàn TH
tận dụng các công nghệ hiện đại và khoa học quản trị. Nền tảng này giúp đồng bộ, tối ưu hóa và
phân tích dữ liệu một cách chính xác và thông minh hơn. Nhờ đó, các nhà quản lý có thể tiếp
cận các báo cáo phân tích và thông tin quan trọng để đưa ra quyết định và biện pháp quản lý
nhân sự hiệu quả
3.1.2. Quản lý chuỗi phân phối
Triển khai hệ thống Acumatica và ứng dụng AiM DMSpro đã mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả
cho công tác quản lý chuỗi phân phối của TH Milk. Những lợi ích mà các hệ thống thông tin
này mang lại:
Đồng bộ thông tin và quản lý dữ liệu: Sử dụng hệ thống Acumatica và ứng dụng AiM DMSpro
giúp đồng bộ thông tin bán hàng từ các nhân viên tại cửa hàng và cập nhật dữ liệu trong thời
gian thực. Điều này giúp công ty nắm bắt được các hoạt động bán hàng, chương trình khuyến
mãi, thông tin sản phẩm và không gian trưng bày tại các cửa hàng. Từ đó, công ty có thể phản
ứng kịp thời và tối ưu hóa các chiến lược cạnh tranh.
Tăng năng suất và hiệu quả làm việc: Sử dụng công nghệ điện toán đám mây và ứng dụng AiM
DMSpro cho phép nhân viên bán hàng của TH Milk làm việc ở bất kỳ địa điểm nào và đồng bộ
hóa dữ liệu bán hàng trong thời gian thực. Điều này giúp giảm thời gian và công sức trong việc
nhập dữ liệu thủ công, tăng năng suất làm việc và giúp nhân viên nhận được thông tin cập nhật,
báo giá và chương trình khuyến mãi nhanh chóng.
Quản lý tồn kho và chi phí hiệu quả: Hệ thống Acumatica và ứng dụng AiM DMSpro giúp TH
Milk theo dõi dữ liệu bán hàng tại các cửa hàng và kho phân phối, từ đó giúp tối ưu hóa kế
hoạch bán hàng và quản lý tồn kho hiệu quả. Công ty có thể đưa ra các quyết định thông minh
về quản lý tồn kho, điều chỉnh chi phí và tối ưu hóa hoạt động bán hàng.
Giám sát và đánh giá hiệu suất bán hàng: Ứng dụng AiM DMSpro giúp giám sát hoạt động bán
hàng qua trực tuyến và lịch sử cửa hàng mà nhân viên bán hàng đã khảo sát. Điều này giúp
người quản lý xác nhận nếu nhân viên đã đạt được các chỉ tiêu doanh thu được giao và giúp
tăng hiệu suất bán hàng.
Hỗ trợ khách hàng: Sự hỗ trợ từ trung tâm Call Center và nhà cung cấp DMSpro giúp giải quyết
các vấn đề và hỗ trợ xử lý cho các nhà phân phối. Các nhân viên của nhà cung cấp DMSpro sẽ
đến để hỗ trợ khi cần thiết, đảm bảo rằng công việc phân phối diễn ra một cách suôn sẻ và
khách hàng được hài lòng.
3.2. Những hạn chế của hệ thống thông tin
3.2.1. Hạn chế trong quản lý nhân sự
Sự phụ thuộc vào công nghệ: Một trong những hạn chế chính của việc ứng dụng hệ thống thông
tin là sự phụ thuộc vào công nghệ. Nếu hệ thống gặp sự cố hoặc không được duy trì và cập nhật
đúng cách, có thể gây ảnh hưởng đến quy trình quản lý nhân sự.
Chi phí đầu tư ban đầu: Triển khai hệ thống thông tin đòi hỏi một khoản đầu tư ban đầu, bao
gồm cả phần mềm, phần cứng, đào tạo và triển khai. Điều này có thể tạo ra một áp lực tài chính
ban đầu đối với doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Sự phức tạp trong quá trình triển khai: Triển khai hệ thống thông tin trong quản lý nhân sự đòi
hỏi quá trình triển khai phức tạp, bao gồm việc cấu hình, tích hợp và đào tạo nhân viên. Điều
này có thể tốn nhiều thời gian và nguồn lực, và đôi khi gặp khó khăn trong việc thay đổi quy
trình công việc hiện có.
Khả năng chống cản trở từ người dùng: Một hệ thống thông tin chỉ có thể hoạt động hiệu quả
khi người dùng chấp nhận và sử dụng nó một cách đúng đắn. Nếu người dùng không được đào
tạo đầy đủ hoặc không chấp nhận sự thay đổi, có thể gây trở ngại cho việc triển khai và sử dụng
hệ thống.
3.2.2. Hạn chế trong quản lý chuỗi phân phối
Yêu cầu kết nối internet ổn định: Để sử dụng hệ thống thông tin trong quản lý chuỗi phân phối,
yêu cầu có kết nối internet ổn định và đủ băng thông. Nếu kết nối internet không đảm bảo, có
thể làm gián đoạn hoặc làm chậm quá trình truy cập và trao đổi dữ liệu, ảnh hưởng đến hoạt
động của chuỗi cung ứng.
Sự tin cậy và bảo mật dữ liệu: Quản lý chuỗi phân phối đòi hỏi sự tin cậy và bảo mật dữ liệu.
Nếu hệ thống thông tin gặp sự cố hoặc dữ liệu bị lộ, có thể gây thiệt hại cho hoạt động của
chuỗi cung ứng và đồng thời đe dọa sự tin tưởng của đối tác và khách hàng.
Khó khăn trong tích hợp với hệ thống hiện có: Đối với các doanh nghiệp đã có sẵn hệ thống
quản lý khác, việc tích hợp hệ thống thông tin mới có thể gặp khó khăn. Cần có sự tương thích
và tích hợp tốt giữa hệ thống thông tin mới và các hệ thống hiện có để đảm bảo hoạt động mượt
mà và hiệu quả.
Cần sự đào tạo và thay đổi văn hóa: Việc triển khai hệ thống thông tin trong quản lý chuỗi phân
phối yêu cầu sự đào tạo và thay đổi văn hóa. Các nhân viên cần được đào tạo để sử dụng hệ
thống và thay đổi quy trình làm việc. Điều này có thể gặp phản đối và khó khăn từ một số nhân
viên.
3.3. Đề xuất nâng cao trình độ số hóa của doanh nghiệp
Đầu tư vào hệ thống thông tin tiên tiến: Công ty có thể đánh giá và đầu tư vào hệ thống
thông tin tiên tiến như ERP (Enterprise Resource Planning), CRM (Customer Relationship
Management) hoặc các giải pháp công nghệ khác. Các hệ thống này giúp tự động hóa và tối
ưu hóa các quy trình kinh doanh và quản lý, từ quản lý nguồn nhân lực, quản lý chuỗi cung
ứng đến quản lý khách hàng.
Tạo ra một chiến lược số hóa: Công ty nên phát triển một chiến lược số hóa rõ ràng và chi
tiết, xác định mục tiêu và phạm vi của việc số hóa trong công ty. Chiến lược này nên bao
gồm kế hoạch triển khai, đánh giá rủi ro, phân bổ nguồn lực và định rõ vai trò của các bộ
phận và nhân viên trong quá trình số hóa.
Đào tạo và nâng cao năng lực nhân viên: Để đảm bảo sự thành công của quá trình số hóa,
công ty cần đào tạo và nâng cao năng lực cho nhân viên. Điều này có thể bao gồm việc cung
cấp khóa đào tạo về công nghệ thông tin, kỹ năng quản lý dự án, hiểu biết về phân tích dữ
liệu và sử dụng các công cụ số hóa.
Tạo môi trường thích hợp cho số hóa: Công ty cần tạo ra một môi trường thích hợp để
khuyến khích và hỗ trợ quá trình số hóa. Điều này có thể bao gồm việc thiết lập một văn
hóa công ty ủng hộ sự thay đổi, tạo sự đồng thuận và sẵn lòng chấp nhận sự thay đổi. Công
ty cũng nên tạo ra cơ chế phản hồi từ nhân viên để thu thập ý kiến và đề xuất từ họ.
Tận dụng công nghệ mới và xu hướng số hóa: Công ty nên theo dõi và tận dụng các công
nghệ mới và xu hướng số hóa phù hợp với lĩnh vực hoạt động của mình. Ví dụ, công ty có
thể xem xét sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning), Internet of Things
(IoT) hoặc blockchain để cải thiện hiệu suất và tối ưu hóa các quy trình.
Xây dựng hệ thống phân tích dữ liệu và báo cáo: Công ty nên đầu tư vào việc xây dựng hệ
thống phân tích dữ liệu và báo cáo mạnh mẽ. Điều này giúp công ty có cái nhìn rõ ràng và
chính xác về hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra quyết định thông minh và phát triển chiến
lược dựa trên dữ liệu.
Khuyến khích sự sáng tạo và thử nghiệm: Công ty nên khuyến khích sự sáng tạo và thử
nghiệm các giải pháp số hóa mới. Điều này có thể bao gồm việc tạo ra không gian làm việc
linh hoạt, khuyến khích các nhóm làm việc đa chức năng và đặt sự sáng tạo và thử nghiệm
là một phần của quy trình làm việc hàng ngày.
Xây dựng hệ thống an ninh và bảo mật: Trong quá trình số hóa, công ty cần đảm bảo rằng
hệ thống thông tin và dữ liệu được bảo vệ an toàn và bảo mật. Điều này bao gồm việc áp
dụng các biện pháp bảo mật vật lý, mã hóa dữ liệu, xác thực người dùng và giám sát liên tục
để phát hiện và ngăn chặn các rủi ro an ninh.
Liên kết với đối tác công nghệ: Công ty có thể tìm kiếm và liên kết với các đối tác công
nghệ và nhà cung cấp dịch vụ để tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của họ trong quá trình
số hóa. Các đối tác này có thể cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ triển khai và khả năng tư
vấn trong việc xây dựng và phát triển hệ thống thông tin.

------ HẾT ------

You might also like