You are on page 1of 2

6.

Dị tật bẩm sinh cần được can thiệp


Tại Việt nam, tỷ lệ trẻ sinh ra bị sứt môi – hở vòm khoãng 1/700 đến 1/600

Về nguyên nhân: có 2 nhóm nguyên nhân gây bệnh:

- Nguyên nhân bên trong: do di truyền từ cha mẹ sang con

- Nhóm nguyên nhân bên ngoài: Là những yếu tố tác động đến người mẹ trong thời kỳ mang
thai, cụ thể là trong khoãng thời gian từ tuần lễ thứ 4 đến thứ 12 của thai kỳ. Đó là các yếu tố vật lý (tia
X), hóa học (Dioxin, Thalidomid), vi sinh (nhiễm Rubella, cúm…), sử dụng thuốc không đúng, hoặc tình
trạng sức khỏe và thói quen sống của người mẹ lúc mang thai (bị stress, suy dinh dưỡng, béo phì, hút
thuốc, uống rượu, …)

Tiêu chuẩn chung để phẫu thuật Sứt môi – hở vòm:

- Phẫu thuật sứt môi: trẻ từ 3 tháng đến 6 tháng tuổi, cân nặng từ 7-8 kg

+ Thông thường, nguyên tắc “ba số 10” thường được áp dụng chung để chọn thời điểm phẩu thuật
môi cho bệnh nhân nhi: 10 tuần tuổi, nặng 10 pound, Hb = 10mg/ml.

- Phẫu thuật khe hở vòm: trẻ từ 12 tháng đến 18 tháng tuổi, cân nặng > 12kg

Kế hoạch điều trị toàn diện nên được xác lập từ khi người mẹ mang thai được chẩn đoán thai nhi
bị dị tật khe hở môi, hàm ếch. Người mẹ đến bệnh viện sẽ được tư vấn tiền sản, hỗ trợ tâm lý, hướng dẫn
kế hoạch điều trị toàn diện khe hở môi và hàm ếch cho trẻ ngay sau khi sinh.

Theo đó, sau sinh một tuần, trẻ cần được đưa đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa thăm khám,
theo dõi; hướng dẫn nuôi bé ăn; làm Taping và làm NAM cho trẻ để giới hạn khe hở và chỉnh sửa xương
ổ răng và lỗ mũi biến dạng do khe hở gây ra. Việc này giúp cho các bước phẫu thuật khi trẻ được 3-4
tháng dễ dàng hơn, đạt hiệu quả thẩm mỹ cao (đường mổ được thẳng, sẹo nhỏ, hàm ếch dễ đóng hơn) và
ít số lần phẫu thuật chỉnh sửa hơn.
Bác sĩ cũng sẽ tư vấn và lập kế hoạch điều trị toàn diện cụ thể cho từng bé từ bước chuẩn bị mổ,
các phẫu thuật cần thiết theo thời gian, quá trình điều trị răng, chỉnh răng, ghép xương ổ răng, phẫu thuật
chỉnh hàm... cho đến những phẫu thuật bổ sung như thẩm mỹ, phục hình.

You might also like