You are on page 1of 3

Đề cương lí thuyết sinh học

Bài 9:
* Những diễn biến cơ bản của nst trong nguyên phân
Kì đầu:
- Nst bắt đầu co xoắn.
- Nhân và nhân con biến mất.
Kì giữa:
- Các nst co ngắn cực đại.
- Các nst tạo thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ( dây tơ vô sắc ).
Kì sau: Mọi nst kép tách thành 2 nst đơn phân li đồng đều về 2 cực tế bào.
Kì cuối:
- Màng nhân và nhân con xuất hiện
- Tế bào mẹ phân chia thành 2 tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu
* Ý nghĩa
- Đối với cơ thể đa bào nguyên phân giúp cơ thể lớn lên thay thế tế bào già, chết, tổn
thương.
- Đối với cơ thể đơn bào nguyên phân đóng vai trò chính làm quá trình sinh sản duy trì
nòi giống.
Bài 10:
* Những diễn biến cơ bản của nst trong nguyên phân
Giảm phân I
Kì đầu:
- Các nst kép co ngắn.
- Các nst kép trong cặp tương đồng có thể xảy ra tiết hợp và trao đổi chéo.
Kì giữa: Các nst kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
Kì cuối: Tế bài chất phân chia thành hai tế bài con.
Giảm phân II
Kì đầu: các nst co ngắn.
Kì giữa:
- Các nst kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
- Bộ nst kép phân chia thành 2 tb.
Kì cuối: Màng nhân và nhân con xuất hiện.
* Ý nghĩa:
Bài 21:
* Khái niệm: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, thường liên quan đến 1
cặp nu.
* Các dạng đột biến gen:
- Mất 1 cặp nu ;
- Thay 1 cặp nu ;
- Thêm 1 cặp nu.
* Nguyên nhân biến gen thường có hại cho sinh vật: vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài
hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những
rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.
Bài 25:
* Khái niệm: thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới
ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
* Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình:
- Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
- Tính trạng số lượng chủ yếu phụ thuộc vào môi trường ( kĩ thuật chăm sóc ).
- Tính trạng chất lượng phụ thuộc vào yếu tố giống ( gen ).
Bài 28:
* Trẻ đồng sinh: là những đứa trẻ cùng được sinh ra ở một lần sinh.
* Ý nghĩa nghiên cứu trẻ đồng sinh: giúp người ta hiếu rõ vai trò cùa kiểu gen và vai trò
của môi trường đối với sự hình thành tính trạng, sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đôi
với tính trạng sô lượng và tính trạng chất lượng.
Bài 29:
* Nhận biết bệnh đao: bé, lùn, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu, một mí
mắt, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn.
* Lứa tuổi hợp lí sinh con nhằm giảm thiểu bệnh đao: từ 25 - 34 là hợp lí nhất vì ở lứa
tuổi này tỉ lệ trẻ sơ sinh bị mắc bệnh Đao là rất thấp ( 11 - 13% ).
Bài 30:
* Một số bệnh, tật di chuyền ở người:
Bệnh:
- Bệnh đao ;
- Bệnh Tớcnơ.
Tật:
- Tật khe hở môi – hàm ;
- Bàn tay mất một số ngón ;
- Bàn chân mất ngón và dính ngón ;
- Bán tay nhiều ngón.
* Biện pháp hạn chế phát sinh:
- Chống sản xuất, thử, sử dạng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, hành vi gây ô nhiễm
môi trường.
- Hạn chế kết hôn và sinh con giữa những người có thể mang gen gây các tật, bệnh di
truyền.

You might also like