You are on page 1of 2

Đề cương Sinh cuối kì I

I/ Nguyên phân
- Nguyên phân gồm 4 kì:
+ Kì đầu ( bắt đầu đóng xoắn )
+ Kì giữa ( đóng xoắn cức đại )
+ Kì sau ( bắt đầu tháo xoắn )
+ Kì cuối ( NST tháo xoắn nhiều )
* Kết quả:
- Từ 1 tế bào mẹ (2n) qua quá trình nguyên phân tạo ra 2 tế bào con (2n)
* Ý nghĩa:
- Nguyên phân là phương thức để tế bào sinh sản và cơ thể phát triển, đồng thời duy trì ổn
định của bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá
thể và qua các thế hệ của những loài sinh sản vô tính.
II/ Giảm phân
- Giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục, ở các cơ quan sinh sản
- Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp. NST chỉ nhân đôi 1 lần vào kì trung gian trước lần
phân bào I
* Kết quả:
- Từ 1 tế bào mẹ (2n) qua 2 lần phân bào liên tiếp ( giảm phân ) tạo ra 4 tế bào con (n)
III/ Phương pháp nghiên cứu di truyền ở người
1. Nghiên cứu phả hệ
- Phả hệ là bản ghi chép các thế hệ
- Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của 1 tính
trạng nhất định trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ, người ta có thể xác
định được đặc điểm di truyền.
* Một số kí hiệu:

: Nam : Vợ chồng

: Nữ

: bình thường : bị bệnh

2. Nghiên cứu trẻ đồng sinh


- Trẻ đồng sinh là những đứ trẻ được sinh ra trong cùng 1 lần sinh.
+ Sinh đôi cùng trứng: Cùng kiểu gen, cùng giới tính.
+ Sinh đôi khác trứng: Khác kiểu gen, có thể cùng hoặc khác giới tính.
* Ý nghĩa:
- Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp người ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và vai trò của môi
trường đối với sự hình thành tính trạng, sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính
trạng số lượng và tính trạng chất lượng.
- Giống như ở động vật và thực vật, con người cũng có những tính trạng rất ít hoặc hầu như
không chịu ành hường của môi trường. Ngược lại, có những tính trạng chịu ảnh hưởng rất lớn
của môi trường nên rất dề bị biến đổi.
IV/ Bệnh và tật di truyền ở người
1. Một vài bệnh di truyền ở người
- Bệnh Đao là do cặp NST 21 có 3 NST
+ Biểu hiện: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí,
khoảng cách giữ hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn. Về sinh lí, bị si đần bẩm sinh và không có
con.
- Bệnh Tớcnơ do cặp NST 23 ở nữ chỉ có 1 NST
+ Biểu hiện: lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.
+ Trưởng thành nhưng không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí và không có con.
- Bệnh ung thư máu do mất 1 đoạn NST thứ 21.
- Bệnh bạch tạng: đột biến gen lặn
+ Biểu hiện: Da và tóc màu trắng, mắt màu hồng.
- Bệnh câm điếc bẩm sinh: đột biến gen lặn
2. Một số tật di truyền ở người
- Tật khe hở môi-hàm
- Bàn chân mất ngón, dính ngón
- Bàn tay có nhiều, mất một số ngón
3. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền
- Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô
nhiễm môi trường.
- Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh.
- Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc
hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên.
V. AND
1. Cấu tạo hóa học của phân tử AND( Axit đêôxiribônuclêic)?
- ADN được cấu tạo từ các nguyên tử: C, H, O, N, P.
- ADN có khối lượng và kích thước rất lớn (Đại phân tử)
- Mỗi phân tử AND được cấu tạo từ nhiều đơn phân.
- Mỗi đơn phân ADN được cấu tạo bởi 4 loại niclêôtit: A, T, G, X.
- ADN có tính đa dạng là do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtít.
- ADN có tính đặc thù là do trình tự sắp xếp, số lượng, thành phần sắp xếp khác nhau của
thành phần nuclêôtít.
2.Cấu trúc không gian của phân tử ADN:
- Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn phải theo chu kì, mỗi
chu kì xoắn gồm 10 cặp nucleotit. (Chiều dài 34 A°)
- Các loại nucleotit trên 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung:
A – T; G – X (bằng các liên kết hidro)

You might also like