You are on page 1of 3

Câu 1: Cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Châu Âu.

Hãy nêu các nguyên tắc nền tảng để tiến hành các chính

sách của Châu Âu, tại sao nguyên tắc này được sử dụng để điều hành chính sách chủ chốt của Châu Âu ?

- Trách nhiệm bảo vệ ATTP cho người tiêu dùng châu Âu trước tiên thuộc về Ủy ban châu Âu, cụ thể hơn là Cục Y tế và ATTP, còn được gọi là

DG SANCO .DG SANCO là Cục chịu trách nhiệm về khung pháp lý ATTP, quản lý ATTP ở cấp độ châu Âu, cũng như về bảo vệ tất cả các

công dân châu Âu khỏi các nguy cơ ATTP.

- “Điều hành đối thoại” là nguyên tắc nền tảng để tiến hành các chính sách của châu Âu.

 Khái niệm này tương ứng với việc nhà nước cho phép thay thế một phần các quan hệ mệnh lệnh thông thường với người dân bằng các hình

thức làm việc qua hợp đồng, hoặc thương thuyết & khuyến khích, nhằm hướng đến một hiệu quả chính sách cao hơn.

Nhìn chung, quản trị nhà nước kiểu mới chấp nhận cạnh tranh trên thị trường, ví dụ như cho phép một doanh nghiệp tư nhân cung cấp dịch vụ công của nhà

nước nếu doanh nghiệp này đảm bảo chất lượng dịch vụ tương đương với chi phí thấp hơn.

Câu 2; Trình bày cấu trúc quản lí và đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm

- Cấu trúc quản lý an toàn thực phẩm được đứng đầu bởi DG SANCO. Ủy ban châu Âu có vai trò tương đương với một chính phủ liên quốc gia

bao gồm 28 cục. Mỗi Cục có vai trò như một Bộ trong chính phủ quốc gia và được lãnh đạo bởi một Cục trưởng hay “Bộ trưởng châu Âu” là

đại diện một nước thành viên.

- Đánh giá nguy cơ được tổ chức thành hai cấp:

+ cấp châu Âu, cơ quan đóng vai trò đầu não chính là cơ quan ATTP châu Âu EFSA. EFSA chịu trách nhiệm đánh giá nguy cơ ATTP một cách

thuần túy, khoa học và độc lập, trên cơ sở phối hợp các chặt chẽ với các cơ quan ATTP quốc gia.

+ cấp quốc gia thành viên, mỗi nước đều có một cơ quan ATTP quốc gia, hoạt động trên cùng nguyên tắc độc lập với cơ quan quản lý của

chính phủ.

Câu 3: Vẽ sơ đồ và trình bày hệ thống quản lí an toàn thực phẩm của liên minh Châu Âu.

- Hệ thống ATTP của EU chỉ là một tập hợp các cơ quan, được đặt dưới sự điều phối của DG SANCO và EFSA như trong hình vẽ, logic hoạt

động của các cơ quan này hoàn toàn do 3 trụ cột quyết định.
Câu 4: Cho biết các hình văn bản có tính lập pháp của liên minh Châu Âu. So sánh sự khác nhau giữa các văn bản này. Vai trò phân tích nguy cơ

độc lập của cơ quan thực phẩm Châu Âu.

- Liên minh châu Âu có 2 hình thức văn bản có tính lập pháp, tức là được Ủy ban châu Âu đề xuất và sau đó phải được Hội đồng châu Âu và

Quốc hội châu Âu thông qua, đó là Chỉ thị, và Quy định.

- Chỉ thị là một văn bản ghi rõ các mục tiêu mà EU hướng đến, nhưng các nước thành viên được tự do lựa chọn phương thức để hoàn thành.

Quy định là một văn bản có tính bắt buộc cao hơn, được áp dụng như nhau tại mọi nước thành viên. Luật thực phẩm chung về hình thức là một

quy định, với số dẫn chiếu là Quy định 178/2002 CE. Nó là một văn bản pháp lý mà các nước thành viên phải triệt để tuân thủ, không có ngoại

lệ. Luật thực phẩm chung quy định các nền tảng pháp lý cho vấn đề ATTP của EU.

 Vai trò của việc phân tích nguy cơ độc lập:

+Đặt ra chuẩn mực khoa học độc lập trong lĩnh vực đánh giá mối nguy ATTP, đóng góp vào việc giúp vận hành tốt thị trường chung châu Âu

Câu 5: Cơ sở pháp lý an toàn thực phẩm của Châu Âu, nêu mục đích hướng đến của luật thực phẩm chung Châu Âu.

Cục Y tế và ATTP (DG SANCO) của Ủy ban châu Âu chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở pháp lý và điều phối các hoạt động ATTP của EU. Các

Quy định ATTP sẽ được áp dụng đồng bộ tại tất cả các nước thành viên. DG SANCO có nhiệm vụ theo sát việc thực thi các quyết định này. Trước hết, đó

là gói pháp lý chính có tên là gói “Vệ sinh thực phẩm”, bao gồm quy định nền tảng là Luật &ực phẩm chung (CE 178/2002) và 4 Quy định chi tiết được

luật triển khai là:

 Quy định CE 852/2004 quy định các nguyên tắc vệ sinh thực phẩm.

 Quy định CE 853/2004 quy định các nguyên tắc vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc động vật.

 Quy định CE 882/2004 quy định các nguyên tắc thanh tra kiểm tra.

 Quy định CE 854/2004 quy định các nguyên tắc thanh tra kiểm tra thực phẩm có nguồn gốc động vật. Cơ sở pháp lý của Hệ thống ATTP châu

Âu 143

Bên cạnh đó cơ sở pháp lý ATTP còn bao gồm các Quy định về các ngưỡng an toàn cho phép (tương đương với các quy chuẩn trong hệ thống Việt Nam).

Đó là:

 Quy định CE 1881/2006 quy định các hàm lượng tối đa chất nguy hại trong thực phẩm (aflatoxine, dioxine, kim loại nặng…)

 Quy định CE 396/2005 quy định các ngưỡng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên thực phẩm.

 Quy định CE 2073/2005 quy định các chỉ tiêu vi sinh vật của thực phẩm.

- Những mục đích hướng đến của Luật thực phẩm chung EU (QĐ. CE 178/2002)

 Luật hướng đến Sự an toàn và lòng tin của người tiêu dùng. Nó nhằm bảo vệ chặt chẽ sự an toàn người tiêu dùng châu Âu khi tiêu thụ thực

phẩm.

 Luật hướng đến chuẩn hóa các quy định ATTP thực phẩm của các nước thành viên. Tránh tình trạng các quy định này ngăn cản tự do trao đổi

thương mại.

 Luật đặt nền tảng cho phân tích nguy cơ, (và phương pháp 3R) coi đó là phương pháp nền tảng đề xác định một cách chính xác bản chất các

nguy cơ ATTP, đồng thời cho phép ra các quyết sách phù hợp trên cơ sở cân đối các lợi ích liên quan.

 Luật quy định trách nhiệm ATTP chính thuộc về các chủ thể sản xuất kinh doanh thực phẩm. Họ là những người “có thể đảm bảo an toàn tốt

nhất cho hoạt động sản xuất của mình. Do đó cần phải là người chịu trách nhiệm chính theo dõi ATTP sản phẩm mình làm ra”.

 Luật trình bày sự cần thiết phải có một cơ sở khoa học đánh giá nguy cơ độc lập.

 Luật hướng đến xây dựng một hệ thống cảnh báo nhanh trong những trường hợp khẩn cấp (RASFF)

Câu 6: Luật thực phẩm chung Châu Âu được thiết kế dựa trên các trụ cột nào? Trình bày nội dung của các trụ cột đó?
Có 3 trụ cột chính

 Trụ cột 1: Phân tích nguy cơ

Sử dụng phân tích nguy cơ để ra các quyết định liên quan đến ATTP. Trong hệ thống ATTP châu Âu, phân tích nguy cơ được tách thành 3

bước là

+ 1. Đánh giá nguy cơ

+ 2. Quản lý nguy cơ

+ 3. Thông tin về nguy cơ

Cấu trúc này còn được gọi là phương pháp 3R. Hoạt động của phương pháp này như sau: trước tiên Đánh giá nguy cơ phải được tiến hành trên cơ sở thuần

túy, khoa học để biết chính xác mối nguy mà xã hội phải đối mặt. Sau đó cơ quan quản lý sẽ đưa ra giải pháp thích hợp để Quản lý nguy cơ, trên cơ sở

những thiệt hại lợi ích và những xáo trộn xã hội mà các giải pháp này có thể gây ra. Cuối cùng, cơ quan quản lý sẽ thông tin về nguy cơ cho người tiêu

dùng, trong đó giải thích mối nguy và giải trình nội dung quyết định.

 Trụ cột 2: Thanh tra – Giám sát

Trụ cột này tập hợp các biện pháp quản lý của Nhà nước dưới hai dạng là thanh tra và giám sát.

+ Thanh tra là một phương pháp quản lý cũ, theo đó nhà chức trách đặt ra các quy định, rồi gửi thanh tra đi kiểm tra định kỳ xem các cơ sở sản

xuất & kinh doanh có tuân thủ các quy định này không. Quá trình thanh tra kết thúc bằng việc lập một biên bản, trên đó ghi rõ có hay không có sai phạm.

Trong trường hợp có sai phạm thì có thể áp dụng các chế tài phạt.

+ Giám sát là một phương pháp khác biệt, xây dựng trên tinh thần là cơ sở sản xuất kinh doanh phải tự chịu trách nhiệm chính về vệ sinh

ATTP; nhà chức trách chỉ giám sát, và kiểm tra một cách ngẫu nhiên. Cũng đồng nghĩa với việc phải sàng lọc những cơ sở sản xuất, và tăng kiểm tra ngẫu

nhiên với những cơ sở có khả năng chấp hành thấp.

 Trụ cột 3: Trách nhiệm của chủ thể sản xuất và kinh doanh

Trách nhiệm của các chủ thể tham gia chuỗi thực phẩm đi liền với nguyên tắc phòng ngừa, theo đó nếu không biết xác suất xảy ra rủi ro nguy

hại là bao nhiêu thì phải có biện pháp phòng ngừa như thể rủi ro này chắc chắn sẽ xảy ra.

Trụ cột 3 đặc biệt dẫn chiếu đến các Quy định CE 852/2004 và CE 853/2004, yêu cầu bắt buộc các chủ thể phải sử dụng phương pháp phân tích

mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn HACCP. Cụ thể, các chủ thể tham gia chuỗi thực phẩm phải tự mình xây dựng HACCP, tự đánh giá các điểm tới hạn

có thể gây nguy hiểm trong hệ thống của mình và tự đưa ra giải pháp kiểm tra ATTP nội bộ tại các điểm tới hạn này. Đảm bảo ATTP là trách nhiệm chính

của chủ thể sản xuất kinh doanh. Nhà chức trách chỉ hướng dẫn, giám sát và tiến hành kiểm tra khi cần thiết.

You might also like