You are on page 1of 2

I.

Lực hấp dẫn


- Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn.
- Lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa, xuyên qua khoảng không gian giữa
các vật.

II. Định luật vạn vật hấp dẫn

1. Định luật:
Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng
của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

2. Công thức:
m1 m2
F ℎd=G 2
r
Trong đó:

m1, m2: là khối lượng của hai chất điểm,


R: là khoảng cách giữa 2 vật;
G = 6,67.10-11 Nm2/kg2 gọi là hằng số hấp dẫn.

3. Điều kiện áp dụng định luật


- Khoảng cách giữa 2 vật rất lớn so với kích thước của chúng, khi đó 2
vật được coi là 2 chất điểm.
- Các vật đồng chất và có dạng hình cầu. Khi ấy r là khoảng cách giữa hai
tâm và lực hấp dẫn nằm trên đường nối tâm.

III. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn.

- Trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất
và vật đó.
-> Cụ thể: Đối với các vật nằm trong trường hấp dẫn của Trái Đất cách
mặt đất một khoảng h đều chịu lực hút của Trái Đất, lực này gọi riêng là
trọng lực, trọng lực có điểm đặt tại trọng tâm của vật, luôn có phương
thẳng đứng chiều từ trên xuống hướng vào tâm Trái Đất. Độ lớn của
trọng lực gọi là trọng lượng.
+ Trọng lực đặt vào một điểm đặc biệt của vật, gọi đó là trọng tâm của
vật.
+ Độ lớn của trọng lực tính như sau:
mM
F ℎd=G 2
=mg=P
(r +ℎ)
Trong đó:

m: là khối lượng của vật (kg)


M và R là khối lượng và bán kính của Trái Đất
H: là độ cao của vật so với mặt đất (m)
- Ta cũng có P = mg nên gia tốc rơi tự do:
M
g= 2
(R ±h)
Trong đó:
g: gia tốc rơi tự do (m/s2)
m: khối lượng của vật cần tính trọng lượng (kg)
M: khối lượng của Trái Đất (kg)
R: bán kính của Trái Đất (m)
h: độ cao (độ sâu) của vật so với mặt đất (m)
P: độ lớn của trọng lực (N)

You might also like