You are on page 1of 4

1.

Vai trò của Nhà nước được thể hiện như thế nào và quan trọng ra sao trong quá
trình cải cách và áp dụng các chính sách công nghiệp ở Hàn Quốc

Với cuộc đảo chính của tướng Park Chung-hee vào năm 1961, một chính sách kinh tế
bảo hộ đã được đưa ra nhằm thúc đẩy một giai cấp tư sản phát triển dưới cái bóng của Nhà
nước để kích hoạt lại thị trường nội địa. Tướng Park đã quốc hữu hóa hệ thống tài chính để
mở rộng cánh tay quyền lực của nhà nước nhằm can thiệp vào nền kinh tế thông qua các kế
hoạch 5 năm. Yếu tố quan trọng nhất trong quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng là việc áp
dụng chiến lược hướng ngoại vào đầu những năm 1960. Chiến lược này đặc biệt phù hợp vào
thời điểm đó vì Hàn Quốc là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, có tỷ lệ tiết kiệm thấp và thị
trường nội địa nhỏ. Các sáng kiến của chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình
này. Thông qua mô hình công nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu, chính phủ Hàn Quốc khuyến
khích các tập đoàn phát triển công nghệ mới và nâng cao hiệu quả sản xuất nhằm cạnh tranh
trên thị trường toàn cầu vốn có tính cạnh tranh cao.

=> Sự can thiệp và đưa ra chính sách kịp thời của Nhà nước đã đưa Hàn Quốc vươn lên
và có những thành tựu nhất định trong công nghiệp, từ đó cho thấy vai trò lãnh đạo quan
trọng của Nhà nước

Chính sách xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp theo từng vùng của Hàn
Quốc đã tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp và đạt được hiệu quả
kinh tế. Chính quyền quân sự của Tổng thống Park Chung Hee đã ban hành nhiều biện pháp
nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu công nghiệp chế biến, chế tạo. Hàn Quốc bãi bỏ lệnh
cấm vận thương mại với Nhật Bản, sau đó áp dụng một loạt biện pháp nhằm khuyến khích
các doanh nghiệp nhanh chóng gia tăng xuất khẩu. Tổng thống Park Chung Hee họp định kỳ
hàng tháng với lãnh đạo ngành và các doanh nghiệp công nghiệp, qua đó các nhà lãnh đạo
này báo cáo những cố gắng của họ để đáp ứng các chỉ tiêu xuất khẩu mà tự họ đề ra. Để đáp
lại việc doanh nghiệp hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra, Tổng thống và Chính phủ phải giải quyết
câu hỏi là có thể giúp đỡ doanh nghiệp nhiều hơn nữa hay không, hoặc cần phải rà soát và dỡ
bỏ ngay những trở ngại cho sự phát triển của doanh nghiệp do chính bộ máy quan liêu của
Chính phủ tạo ra. Đối với những doanh nghiệp tư nhân đồng ý thực hiện kế hoạch của chính
phủ, sẽ có các khoản vay lãi suất thấp cung ứng cơ sở hạ tầng, và các ưu đãi khác. Kết quả là,
hầu hết các ngành công nghiệp ưu tiên đã có lợi nhuận tốt và nhiều doanh nghiệp thật sự đã
trở thành những nhà xuất khẩu lớn các sản phẩm công nghiệp nặng. Tháng 6/2014 Chính phủ
Hàn Quốc đã chính thức đưa ra chiến lược “Cải cách công nghiệp sản xuất 3.0”. Chiến lược
này đồng nghĩa với CMCN 4.0 phiên bản Hàn Quốc và là một phần trong sáng kiến hàng đầu
của Tổng thống Park Gun-hye về “Kế hoạch kinh tế sáng tạo” trước đó.

=> Qua những dẫn chứng trên có thể thấy Chính phủ Hàn Quốc luôn sát sao với các
chính sách phát triển công nghiệp, linh hoạt thay đổi chiến lược, đồng thời đưa ra các biện
pháp khuyến khích để thúc đẩy các doanh nghiệp

Tóm lại, Chính phủ Nhà nước Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra và
thúc đẩy các chính sách, nhờ sự áp dụng chính sách kịp thời và gắt gao, Chính phủ Nhà nước
Hàn Quốc đã đưa đất nước phát triển và vươn lên sau sự tàn phá của chiến tranh, trở thành
nước công nghiệp hàng đầu thế giới.

2. Vì sao trong giai đoạn đầu, chính sách công nghiệp của Trung Quốc chú trọng vào
phát triển công nghiệp nhẹ, coi công nghiệp nhẹ là chiến lược ưu tiên hàng đầu mà
không phải các ngành công nghiệp khác?

Vì trong giai đoạn này, nền kinh tế Trung Quốc chưa có tiềm lực mạnh mẽ, mới chỉ
giai đoạn khôi phục và bắt đầu phát triển kinh tế, nên Trung Quốc ưu tiên các ngành công
nghiệp nhẹ có các đặc tính phù hợp với điều kiện lúc đó của Trung Quốc : vốn đầu tư ít, thời
gian thu hồi vốn nhanh; qui trình sản xuất không phức tạp; sử dụng nhiều lao động và nguồn
nguyên liệu tại chỗ (chủ yếu từ nông nghiệp), tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị, cải
thiện đời sống, tăng nhanh tích lũy.

3. Trong quá trình thực hiện chính sách công nghiệp hướng vào xuất khẩu, Đài Loan
có được xem là quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào FDI hay không khi dòng vốn FDI
chỉ chiếm 11% tổng vốn trong năm 1971 nhưng lại đóng góp tới 80% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Đài Loan. Và Đài Loan đã làm gì để giảm sự phụ thuộc vào
FDI nhưng nền kinh tế vẫn có thể tự chủ và chống chịu tốt trước các cú sốc bên
ngoài.

Một đặc điểm quan trọng khác của sự phát triển dựa vào xuất khẩu của Đài Loan
trong giai đoạn này là tầm quan trọng to lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, đóng
góp chính của các khoản đầu tư nước ngoài này không phải là dòng vốn vào mà là chuyển
giao và phổ biến tri thức và kiến ​ ​ thức, kỹ năng, cả về công nghệ sản xuất và các lĩnh vực
như tiếp thị và phân phối. Điều này dẫn đến sự đa dạng hóa công nghiệp và cải tiến chất
lượng nhanh chóng đáng kể - thường là điều kiện tiên quyết để đạt được những thành công
trong hoạt động xuất khẩu - trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển dựa vào xuất khẩu
của Đài Loan. Do đó có thể nói là Đài Loan sau này không còn quá phụ thuộc vào FDI
4. Tại sao sản xuất các sản phẩm công nghiệp hiện tại của Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở
giai đoạn gia công, lắp ráp. Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá là một trong
những nước có năng lực cạnh tranh toàn cầu ở mức trung bình cao, và công nghiệp
là ngành chủ lực trong nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, theo nhóm bạn, giai đoạn
sắp tới Việt Nam nên tập trung phát triển những lĩnh vực công nghiệp nào để đạt
được lợi thế, cũng như khả năng tăng trưởng cao nhất

Thứ nhất, do thiếu vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến. Việc đầu tư vào các công nghệ
mới và hiện đại để sản xuất các sản phẩm công nghiệp đòi hỏi một khoản đầu tư lớn từ các
doanh nghiệp và chính phủ. Thứ hai, năng lực của các nhà cung ứng chưa mạnh. Các doanh
nghiệp nội địa có trình độ công nghệ thấp hơn nhiều so với các nước, năng lực tổ chức sản
xuất và quản lý chưa đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư FDI. Thứ ba, cơ sở hạ tầng
kém, giao thông và vận tải không thuận tiện, gây khó khăn cho việc vận chuyển nguyên liệu
và sản phẩm. Thứ tư, chính sách, pháp luật hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
còn hạn chế, không đủ thuận lợi để doanh nghiệp phát triển.

Việt Nam nên phát triển ngành công nghiệp điện tử vì đây là ngành công nghiệp đang
phát triển mạnh trên toàn cầu và có tiềm năng lớn trong tương lai. Đồng thời, Việt Nam đang
trên đà công nghiệp hóa, do đó, ngành công nghiệp điện tử được xem là một trong những
ngành có vị trí then chốt trong nền kinh tế và có nhiều sự tác động tích cực đến một số các
ngành công nghiệp khác. Việt Nam có nhiều tiềm năng để trở thành trung tâm sản xuất và
xuất khẩu thiết bị điện tử khi các tập đoàn lớn như Samsung, Apple… có xu hướng đặt nhà
máy sản xuất tại Việt Nam. Đặc biệt, khi nước ta bước vào thời kỳ công nghệ 4.0 và tham gia
sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu thì năng suất của ngành điện tử công nghiệp cũng đã
tăng lên rõ rệt.

Bên cạnh đó, Việt Nam có thể phát triển một số ngành công nghiệp khác như Công
nghiệp chế tạo máy (Việt Nam sở hữu một lực lượng lao động trẻ và giá rẻ, cùng với các
chính sách ưu đãi có thể thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài), Công nghiệp đóng tàu và
đóng thuyền (Việt Nam có lợi thế về địa hình ven biển và có nhiều cảng biển), Công nghiệp
chế biến thực phẩm (Việt Nam là quốc gia xuất khẩu nông sản lớn, vì vậy phát triển ngành
chế biến thực phẩm sẽ giúp tăng giá trị gia tăng cho nông sản Việt Nam).

5. Chính sách công nghiệp của các nước Đông Á có đạt được mục tiêu phát triển bền
vững và công bằng trong ngành công nghiệp không? Hãy nêu ví dụ cụ thể về sự
công bằng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hàn Quốc.
Các nước Đông Á thời kỳ bắt đầu tiến vào công nghiệp hóa phải đẩy mạnh sự phát
triển của các ngành công nghiệp, nhằm thoát khỏi sự tàn phá và khủng hoảng sau chiến tranh
cũng như bắt kịp sự phát triển của thời đại và có được 1 vị thế cạnh tranh nhất định trên
thương trường thế giới, sự đẩy mạnh này phần nào làm mất cân bằng và gây ô nhiễm môi
trường ở các nước Đông Á. Vì công suất hoạt động của các nhà máy đã thải ra môi trường
lượng lớn chất thải và tàn phá rừng để xây dựng các khu công nghiệp. Đây có thể coi là sự
đánh đổi, nhưng sau khi các nước đã phát triển và dần có được vị thế của riêng mình ở từng
ngành nhất định cũng như có đủ nguồn lực để đầu tư cho các phương án xanh và bền vững,
các nước này đã thực hiện đầu tư cho các hệ thống, biện pháp dùng năng lượng xanh sạch, để
không gây tác hại ảnh hưởng đến môi trường

Bên cạnh việc gây ô nhiễm môi trường do quá trình công nghiệp hóa thì trong quá
trình này còn xuất hiện sự phân biệt hóa giàu nghèo. Cụ thể lấy ví dụ ở Hàn Quốc ta có thể
thấy: khi mà chính sách và chính phủ quá chú trọng việc đầu tư công nghiệp cho các khu vực
phát triển như Seoul mà bỏ quên các vùng nông thôn. Cụ thể, việc chú trọng phát triển lĩnh
vực công nghiệp, chiến lược phát triển theo định hướng xuất khẩu ở Seoul khiến khu vực
nông thôn trở lên tương đối kém phát triển, sự chênh lệch thu nhập ngày càng tăng giữa khu
vực công nghiệp và nông nghiệp đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng vào những năm 1970
và cho đến nay vẫn là một vấn đề nan giải bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm nâng
cao mức thu nhập của nông dân và cải thiện mức tại khu vực sống nông thôn.

Việc phát triển không đồng đều giữa các khu vực và ô nhiễm môi trường cũng có thể
coi là những tác hại tiêu cực được gây ra từ các chính sách phát triển công nghiệp nêu trên và
chính phủ các nước vẫn đang nỗ lực để cứu vãn tình hình này.

You might also like