You are on page 1of 6

- Nền giáo dục phong kiến: Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí

Minh đã bỏ nhiều công sức phân tích sâu sắc nền giáo dục phong kiến và
thực dân, chuẩn bị tư tưởng cho việc xây dựng một nền giáo dục của nước
Việt Nam độc lập sau này. Người đã phê phán gay gắt nền giáo dục phong
kiến: tầm chương, kinh viện, xa rời thực tế, bất bình đẳng, trọng nam
khinh nữ...
- nền giáo dục thực dân: ngu dốt đồi bại, xảo trá, nguy hiểm hơn cả là sự
dốt nát.

-
- Nền giáo dục hiện đại:

o Mục tiêu: thực hiện 3 chức năng của văn hóa bằng giáo dục. Dạy và
học là nhằm mở mang dân trí, nâng cao kiến thức; bồi dưỡng những
tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp, những phẩm chất trong sáng
và phong cách lành mạnh cho con người, đào tạo con người có ích cho
xã hội. Đó là đào tạo những con người mới vừa có đức, vừa có tài,
những công dân biết làm chủ, để đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc

o Nội dung:
 Văn hoá: nền văn hóa giáo dục mới ở Việt Nam, Hồ Chí Minh
đã đề xuất phương hướng và nội dung học tập của các cấp học
(đại học, trung học, tiểu học)
 Chính trị: học chính trị là học chủ nghĩa Mác – Lênin và đường
lối quan điểm của Đảng để hiểu rõ nhiệm vụ cách mạng, đồng
thời xây dựng cho bản thân mình một phương pháp nhận thức
đúng đắn trước những diễn biến phức tạp của cuộc sống, để từ
đó vững tin vào lý tưởng cách mạng, tránh những sai lầm vấp
ngã
 Khoa học, kỹ thuật: cần phải học tập khoa học, kỹ thuật để có
thể theo kịp và vươn lên trong thời đại mới, nơi mà cuộc cách
mạng khoa học của nhân loại đang phát triển như vũ bão, công
nghệ kỹ thuật được đầu tư phát triển.

 Chuyên môn nghề nghiệp: cần chú trọng xây dựng và bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên có đạo đức cách mạng, yêu nghề, giỏi
về chuyên môn, thuần thục về phương pháp. Mỗi giáo viên phải
là một tấm gương sáng về đạo đức, về học tập.
 Lao động: Học tập để mở mang dân trí phải bắt đầu từ việc làm
sao để mọi người dân Việt Nam đều biết đọc, biết viết, đều
thoát khỏi nạn mù chữ mà chủ nghĩa thực dân đã để lại, từ đó
có những kiến thức cần thiết phục vụ cho lao động sản xuất và
cho xây dựng cuộc sống mới. Người phát động phong trào
“bình dân học vụ”, “bổ túc văn hóa” rộng rãi trên đất nước ta,
đem lại những kết quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
o Phương châm, phương pháp:
 Phương châm: học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực
tế, học tập phải kết hợp với lao động; phải kết hợp thật chặt chẽ
ba khâu: gia đình, nhà trường và xã hội; thực hiện dân chủ bình
đẳng trong giáo dục.

 Phương pháp giáo dục phải phù hợp với mục tiêu giáo dục.
Cách dạy phải phù hợp với trình độ người học, phù hợp với lứa
tuổi dạy từ dễ đến khó; phải kết hợp học tập với vui chơi, giải
trí lành mạnh, phải dùng biện pháp nêu gương gắn liền với
phong trào thi đua. Học ở mọi lúc, mọi nơi, học mọi người, học
suốt đời, coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại.
o Về đội ngũ giáo viên: xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất, yêu
nghề, có đạo đức, giỏi chuyên môn, thuần thục về phương pháp,
người đi giáo dục phải được giáo dục phải có tinh thần “Học không
biết chán, dạy không biết mỏi”

You might also like