You are on page 1of 4

8.

3 Các phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài


Với xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, doanh nghiệp ngày càng có nhiều đối
thủ cạnh tranh cả trong nước và quốc tế, người tiêu dùng trong nước có hạn.
Do vậy cần phải mở rộng và thâm nhập thị trường quốc tế.
Vậy thâm nhập thị trường là gì ?
- Thâm nhập thị trường quốc tế là một tiến trình mà doanh nghiệp vận dụng toàn bộ
các điều kiện tài nguyên của mình để khia thác những cơ hội trên thị trường thế
giới. Là quá trình doanh nghiệp bán các sản phẩm/dịch vụ vào một thị trường mới,
nơi mà họ chưa tùng triển khai các các hoạt động bán hàng trước đây.
- Thâm nhập thị trường trong tiếng anh là: Market penetration.
VD: Starbuks nhượng quyền với 23.000 cửa hàng trên toàn cầu, Vinamilk xuất khẩu
các sản sữa đa dạng đến gần 60 quốc gia trên thế giới như Singapore, Nhật Bản,
New Zealand, Úc…
Có 5 năm phương thức thậm nhập thị trường chủ yếu:
• Xuất khẩu.
• Bán bản quyền.
• Nhượng quyền kinh doanh.
• Liên doanh.
• Lập công ty con.
8.3.1 XUẤT KHẨU:
• Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành
vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn
bên ngoài.
• VD: Cà phê Trung Nguyên đã xuất khẩu hơn 60 quốc gia trên thế giới, tiêu
biểu như Mỹ, Asean, Nhật Bản, Canada, Singapore, Trung Quốc...
ƯU ĐIỂM:
• Mức độ đầu tư ít, rủi ro thấp.
• Doanh nghiệp có thể khai thác được lợi thế vị trí và lợi thế kinh tế theo quy
mô.
• Đa dạng hóa khách hàng.
• Giảm sự phụ thuộc vào thị trường trong nước.
NHƯỢC ĐIỂM:
• Doanh nghiệp không kiểm soát được hoạt động Marketing và phân phối tại
thị trường nước ngoài.
• Hàng rào thuế
• Sản phẩm sẽ khó phù hợp với thị trường nước ngoài.
8.3.2 BÁN BẢN QUYỀN:
• Doanh nghiệp cho phép đối tác sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ, thương hiệu,
thiết kế hoặc hình thức sản xuất kinh doanh của mình.
• VD: Công ty Microsoft bán bản quyền cho người dùng.
Misa bán bản quyền cho người dùng.
ƯU ĐIỂM:
• Sự độc lập, tính linh hoạt trong quá trình hoạt động.
• Chi phí ít hơn so với nhượng quyền do không phải trả phí bản quyền định
kỳ.
• Phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất và chế tạo.
NHƯỢC ĐIỂM:
• Doanh nghiệp mất quyền kiểm soát đối với hoạt động sản xuất, marketing.
• Ít sự hỗ trợ từ bên bán.
• Có thể bị cạnh tranh trực tiếp bởi các đối tác khi hợp đồng hết hiệu lực.
• Hạn chế khả năng phối hợp chiến lược giữa các thị trường.
8.3.3 NHƯỢNG QUYỀN:
• Là hoạt động thương mại, trong đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu
bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ theo các điều kiện.
• VD: HIGHLAND COFFE nhượng quyền thương hiệu với hơn 300 quán
trải dài trên khắp 24 tỉnh thành , JOLLIBEE nhượng quyền thương hiệu với
gần 900 cửa hàng trên oàn cầu...
ƯU ĐIỂM
• Doanh nghiệp có thể xâm nhập vào các thị trường nước ngoài mà vẫn tiết
kiệm được chi phí, không phải chịu rủi ro có liên quan
NHƯỢC ĐIỂM:
• Tạo phức tạp, khó khăn cho trong việc quản lý, kiểm soát hệ thống và chất
lượng. Cản trở doanh nghiệp phối hợp chiến lược toàn cầu
8.3.4 LIÊN DOANH:
• Hai hoặc nhiều công ty cùng liên kết đóng góp tài sản (dây chuyền sản
xuất, bằng phát minh, thương hiệu, hay các yếu tố quan trọng khác trong
kinh doanh) thiết lập một công ty mới mà cả hai cùng chia sẻ quyền sở hữu
và kiểm soát chung.
• VD: Công ty HENIKEN ASIAN PACIFIC liên doanh tổng công ty thương
mại Sài Gòn.

Lever Việt Nam liên doanh với Công ty xà phòng Hà Nội và


Tổng công ty hoá chất Việt Nam

ƯU ĐIỂM:
• Chia sẻ rủi ro, tận dụng đối tác về kinh nghiệm, tri thức (marketing, sản
xuất, nghiên cứu, phát triển...) và sự ưu đãi của nước chủ nhà đối với doanh
nghiệp liên doanh.
NHƯỢC ĐIỂM
• Doanh nghiệp mất quyền tự chủ trong kinh doanh, chia sẻ lợi ích, lợi
nhuận, khó khăn trong công tác quản lý do có sự khác biệt về văn hóa,
phong cách quản lý do vậy sẽ dẫn đến xung đột, mâu thuẫn nội bộ.
8.3.5 LẬP CÔNG TY CON:
• Là việc doanh nghiệp thành lập một cơ sở kinh doanh mới, một công
ty con ở một thị trường nước ngoài thông qua việc: bỏ vốn đầu tư xây
dựng cuộc sống mới hoặc mua lại các doanh nghiệp có sẵn trên thị
trường nội địa, chuyển liên doanh thành công ty 100% vốn.
VD: Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam SEV
Công ty TNHH Panasonic Việt Nam

ƯU ĐIỂM
• Doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát, quản lý hoạt động kinh doanh của
mình, không phải san sẻ lợi nhuận.
NHƯỢC ĐIỂM
• Doanh nghiệp sẽ phải mất thời gian, chi phí để tìm hiểu, thâm nhập thị
trường, xây dựng kênh phân phối của riêng mình, phải chịu rủi ro cao hơn
khi thành lập và vận hành một cơ sở kinh doanh mới ở một thị trường mới.

You might also like