You are on page 1of 78

BÀI KHÓA LUẬN - Phạm Thị Út Vy

Thực tập tốt nghiệp (Đại học Nha Trang)

Scan to open on Studocu

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA
TRANG KHOA KẾ TOÁN – TÀI
CHÍNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU VÀ PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH GIA MINH

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Hữu Quy


Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Út Vy
Mã số sinh viên: 60137632

Khánh Hòa – Tháng 5/2022

1
Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)
LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận: “Kế toán công nợ phải thu và phải trả tại
công ty TNHH Thương mại và Du lịch Gia Minh” là công trình nghiên cứu của
riêng em. Toàn bộ tài liệu đã được sự cho phép của công ty Gia Minh. Ngoài ra,
các tài liệu hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu đã được trích dẫn nguồn gốc theo
quy định. Em xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của đề tài trước Nhà
trường.

Khánh Hòa, ngày 20 tháng 5 năm 2022


Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Út Vy

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn toàn thể giảng viên trường Đại
học Nha Trang đã quan tâm, dạy dỗ chỉ bảo tận tình cho em. Trải qua suốt 4
năm học tập tại trường em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức lẫn kinh nghiệm
từ các bạn và thầy cô trong trường em rất biết ơn về điều đó.
Để có thể hoàn thiện được bài khóa luận này thì em xin chân thành cảm
ơn các anh chị phòng kế toán cũng như các phòng ban khác đã tận tình giúp đỡ
em trong quá trình thực tập. Tuy thời gian thực tập không dài, nhưng trong 3
tháng thực tập em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế, hệ thống lại các
kiến thức đã học tập tại trường. Được làm trong môi trường làm việc thực tiễn,
học hỏi được nhiều điều bổ ích. Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh
nghiệm còn hạn chế của một sinh viên thực tập nên trong quá trình nghiên cứu
không tránh khỏi sự thiếu xót. Em mong thầy cô sẽ chỉ bảo đóng góp ý kiến tạo
điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức cho em để phục vụ cho công tác thực tế
sau này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của
các thầy cô và các anh chị tại công ty TNHH Thương mại và Du lịch Gia Minh
đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


MỤC LỤC

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, LƯU ĐỒ

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bất cứ ngành nghề nào cũng đều bao gồm nhiều mối quan hệ kinh tế liên
quan đến thanh toán như: thanh toán cho nhà nước, thanh toán cho cán bộ nhân
viên, thanh toán cho nhà cung cấp, cho người mua,... Nhưng chiếm mật độ
thường xuyên nhất là quan hệ thanh toán với người mua hàng và nhà cung cấp.
Các nghiệp vụ liên quan đến quan hệ này thường xuyên diễn ra cũng như
hình thức thanh toán và phương thức thanh toán cũng ảnh hưởng nhiều đến việc
ghi chép của kế toán lại thường xuyên biến đổi.
Với những thay đổi liên tục trong quan hệ thanh toán với người bán và
người mua ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy trách
nhiệm của kế toán cũng cao hơn, kế toán không chỉ chịu trách nhiệm ghi chép
mà còn phải chịu trách nhiệm thu hồi nhanh các khoản nợ và phải hạn chế
những rủi ro trong thanh toán.
Trong quá trình thực tập tại công ty em thấy được tầm quan trọng và ý
nghĩa đó nên em đã quyết định chọn đề tài “ Kế toán công nợ phải thu và phải
trả tại công ty TNHH Thương Mại và Du lịch Gia Minh”.
2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu
- Tìm hiểu về công tác kế toán công nợ phải thu, phải trả tại công ty TNHH
Thương Mại và Du lịch Gia Minh.
- Đưa ra những nhận xét về thực tế công tác kế toán công nợ phải thu, phải trả
tại công ty, đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán phải
thu và phải trả tại công ty nhầm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “ Kế toán công nợ phải thu và phải trả
tạo công ty TNHH Thương Mại và Du lịch Gia Minh”, các chứng từ liên quan
đến phải thu và phải trả của tháng 5 năm 2022 và các thông tin khác liên quan
đến công ty TNHH Thương mại và Du lịch Gia Minh.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về kế toán các khoản phải thu khách hàng,
khoản tạm ứng, phải trả cho nhà cung cấp, phải trả cho người lao động, thuế và
các khoản phải nộp nhà nước.
- Các nghiệp vụ, sổ sách, chứng từ phát sinh được lấy từ tháng 5 năm 2022.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng để thu thập thông tin từ giáo
trình, chuẩn mực, thông tư kế toán nhằm hệ thống lại cơ sở lý luận về kế toán
8

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


công nợ cũng như đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại
công ty.
- Phương pháp thống kê mô tả: Từ các số liệu thô ban đầu, kết hợp với kiến thức
tài chính để lập các bảng biểu nhằm làm rõ mọi biến động.
- Phương pháp phỏng vấn: Tiếp cận thực tế tại công ty, trực tiếp liên hệ với
nhân viên kế toán của công ty để nắm thông tin được rõ hơn.
5. Nội dung và kết cấu
Đề tài bao gồm 3 nội dung chính như sau:
 Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán công nợ các khoản phải thu và phải trả.
 Chương 2: Thực trạng công tác kế toán công nợ các khoản phải thu và phải
trả tại công ty TNHH Thương mại và Du lịch Gia Minh.
 Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán
công nợ phải thu và phải trả tại công ty TNHH Thương mại và Du lịch
Gia Minh.
6. Những đóng góp của đề tài
Phân tích chỉ ra một số tồn tại cần khắc phục trong công tác kế toán tại công
ty Gia Minh nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ nói chung.
Đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ
các khoản phải thu và phải trả tại công ty TNHH Thương mại và Du lịch Gia
Minh.

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI
THU, PHẢI TRẢ
1. Những vấn đề chung về kế toán công nợ
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm
Kế toán công nợ là một phần hành kế toán quan trọng trong toàn bộ công
tác kế toán của một doanh nghiệp, liên quan đến các khoản nợ phải thu và các
khoản nợ phải trả.
1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán
 Kế toán công nợ của nghiệp vụ phải thu
- Phải tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác rõ ràng các
nghiệp vụ phải thu theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán.
- Mở sổ chi tiết theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ phải thu, thường xuyên
đôn đốc kiểm tra thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn.
- Cuối tháng kế toán cần kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thu và lập biên
bản đối chiếu công nợ.
 Kế toán công nợ của nghiệp vụ phải trả
- Kế toán phải tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác rõ
ràng các nghiệp vụ phải trả theo từng đối tượng.
- Mở sổ chi tiết theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ phải trả và từng lần thanh
toán.
1.2. Kế toán phải thu khách hàng
1.2.1. Khái niệm
Phản ánh khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải
thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm hàng hóa, bất động
sản, TSCĐ. Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh các khoản phải thu của
người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khôis lượng công tác XDCB đã
hoàn thành.
1.2.2. Chứng từ
- Hóa đơn bán hàng;
- Phiếu chi (chi hộ khách hàng);
- Phiếu thu (thu tiền hoặc nhận tièn ứng trước);
- Biên bản bù trừ công nợ...
1.2.3. Tài khoản sử dụng

10

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


Kế toán sử dụng tài khoản 131 – Phải thu khách hàng để theo dõi khoản
nợ phải thu của khách hàng

TK 131 – Phải thu khách hàng

- Số tiền phải thu của khách hàng phát -Số tiền khách hàng đã trả nợ
sinh trong kỳ khi bán sản phẩm, hàng
hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, dịch vụ, các - Doanh thu số đã bán bị người mua
khoản đầu tư tài chính; trả lại (có thuế GTGT hoặc không có
thuế GTGT )
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước
- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng của khách hàng
ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng
so với Đồng Việt Nam). - Số tiền giảm giá cho khách hàng
sau khi đã giao hàng và khách hàng
có khiếu nại
- Số tiền chiết khấu thanh toán và
chiết khấu thương mại cho người
mua.
- Đánh giá lại các khoản phải thu
bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá
ngoại tệ giảm so với Đồng Việt
Nam)
Số tiền còn phải thu của khách hàng

Sơ đồ 1.2.1: Kết cấu của tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”

Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền
nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo
từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo
từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên “ Tài sản”
và bên “ Nguồn vốn”.
1.2.4. Sơ đồ và phương pháp hạch toán:
 Sơ đồ hạch toán:

11

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


TK 511 TK 131
TK 111,112

Doanh thu bán sản phẩm, Khách hàng thanh toán tiền

hàng hóa hoặc ứng trước


TK 33311 TK 152,153,156,611

Khách hàng thanh toán nợ


bằng hàng tồn kho
Thuế TK 1331
GTGT
TK 515 (nếu có) TK 331

Bù trừ nợ với người bán (cùng

một đối tượng khách hàng)


TK 2293
Doanh thu từ hoạt đồng tài
chính Nợ khó đòi xử lý xóa sổ

TK 642
TK 711
Phần chưa
lập dự phòng
Thu nhập do thanh lý TK 635
nhượng bán TSCĐ

chưa thu tiền Chiết khấu thanh toán

TK 511

TK 33311 Chiết khấu thương mại, giảm

giá hàng bán, hàng bán bị trả


Thuế GTGT (nếu lại
TK 33311
12
Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)

Thuế GTGT (nếu

có)
Sơ đPồh1ư.ơ2n.2g: pShơáđpồhhạạcchhtotoáánn: các khoản phải thu
khách
(1) Khi bánhàng
sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ chưa thu được ngay bằng
tiền (kể các khoản phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu của bênn giao ủy
thác), kế toán ghi nhận doanh thu, ghi:
a) Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng
chịu thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi
trường, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo
giá bán chưa thuế, các khoản thuế gián thu phải nộp được tách riêng ngay
khi ghi nhận doanh thu ( kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp
trực tiếp), ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá
chưa có thuế)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
b) Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi
nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ kế toán xác định
nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
(2) Kế toán hàng bán bị khách hàng trả lại:
Nợ TK 5213 – Hàng bán bị trả lại (giá bán chưa có thuế)
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (số thuế GTGT của
hàng bán bị trả lại, chi tiết cho từng loại thuế)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
(3) Kế toán chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán:
a) Trường hợp số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán đã ghi ngay
trên hóa đơn bán hàng, kế toán phản ánh doanh thu theo giá đã trừ chiết
khấu, giảm giá (ghi nhận theo doanh thu thuần) và không phản ánh riêng
số chiết khấu, giảm giá;
b) Trường hợp trên hóa đơn bán hàng chưa thể hiện số tiền chiét khấu thương
mại, giảm giá hàng bán do khách hàng chưa đủ điều kiện để được hưởng

13

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


hoặc chưa trừ chiết khấu (doanh thu gộp). Sau thời điểm ghi nhận riêng
khoản chiết khấu giảm giá để định kỳ điều chỉnh giảm doanh thu gộp, ghi:
Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211,5212) (giá chưa
có thuế)
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (số thuế của
hàng giảm giá , chiết khấu thương mại)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (tổng số tiền giảm
giá).
(4) Số chiết khấu thanh toán phải trả cho người mua do người mua thanh
toán tiền mua hàng trước thời hạn quy định, trừ vào khoản nợ phải
thu của khách hàng, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Số tiền chiết khấu thanh toán)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
(5) Nhận được tiền do khách hàng trả (kể cả tiền lãi của số nợ - nếu có),
nhận tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng bán hàng hoặc
cung cấp dịch vụ, ghi:
Nợ TK 111,112,...
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (phần tiền lãi).
(6) Phương pháp kế toán các khoản phải thu của nhà thầu đối với khách
hàng liên quan đến hợp đồng xây dựng:
a) Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo
tiến độ kế hoạch:
- Khi kết qur thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng
tin cậy, kế toán căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với
phần công việc đã hoàn thành (không phải hóa đơn) do nhà thầu tự xác
định, ghi:
Nợ TK 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Căn cứ vào hóa đơn được lập theo tiến độ kế hoạch để phản ánh số tiền
khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây
dựng
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

14

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


b) Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo
giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng
được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, căn
cứ vào hóa đơn, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp ( 33311).
c) Khoản tiền thưởng thu được từ khách hàng trả phụ thêm cho nhà thầu khi
thực hiện hợp đồng đạt hoặc vượt một số chỉ tiêu cụ thể đã được ghi trong
hợp đồng, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
d) Khoản bồi thường thu được từ khách hàng hay các bên khác để bù đắp
cho các chi phí không bao gồm trong giá trị hợp đồng (như sự chậm trễ,
sai sót của khách hàng và các tranh chấp về các thay đổi trong việc thực
hiện hợp đồng), ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 511 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
e) Khi nhận được tiền thanh toán khối lượng công trình hoàn thành hoặc
khoản ứng trước từ khách hàng, ghi:
Nợ các TK 111,112,...
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
(7) Trường hợp khách hàng không thanh toán bằng tiền mà thanh toán
bằng hàng (theo phương thức hàng đổi hàng), căn cứ vào giá trị vật
tư, hàng hóa nhận trao đổi (tính theo giá trị hợp lý ghi trong Hóa đơn
GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng của khách hàng) trừ vào số nợ phải
thu của khách hàng, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 156 – Hàng hóa
Nợ TK 611 – Mua hàng (hàng tồn kho kế toán theo phương pháp
KKĐK)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng

15

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


(8) Trường hợp phát sinh khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể
thu nợ được phải xử lý xóa sổ, căn cứ vào biên bản xử lý xóa nợ, ghi:
Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số đã lập dự
phòng)
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số chưa lập dự phòng)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
(9) Kế toán khoản phải thu về phí ủy thác tại bên nhận ủy thác xuất nhập
khẩu:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng cà cung cấp dịch vụ
(5113)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
(10) Khi lập Báo cáo tài chính, số dư nợ phải thu của khách hàng bằng
ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập
Báo cáo tài chính.
- Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá Đồng Việt Nam,
ghi: Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).
- Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá Đồng Việt Nam,
ghi: Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
1.3. Kế toán thuế giá trị giá tăng được khấu trừ
1.3.1. Khái niệm
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ
dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Thuế GTGT đầu vào bằng (=) Tổng số thuế GTGT ghi trên Hóa đơn
GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ
nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu, hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phí
nước ngoài theo quy định của Bộ tài chính áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân
nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức
đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
1.3.2. Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn GTGT
- Tờ khai thuế GTGT
16

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


- Bảng kê
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào
- Báo cáo thuế GTGT
- Bảng quyết toán thuế GTGT
1.3.3. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Tài khoản này
dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn
được khấu trừ của doanh nghiệp.

TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

- Số thuế GTGT đầu vào được - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ ;
khấu trừ
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào
không được khấu trừ;
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa
mua vào nhưng đã trả lại, được giảm
giá;
- Số thuế GTGT đầu vào đã được
hoàn lại.

Số thuế GTGT đầu vào còn được


khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào
được hoàn lại nhưng NSNN chưa
hoàn trả

Sơ đồ 1.3.1: Kết cấu của tài khoản 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ

Tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ:
Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hóa, dịch vụ
mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ.
- Tài khoản 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: Phản
ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định
dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, của quá
trình mua sắm bất động sản đầu tư.

17

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


1.3.4. Sơ đồ và phương pháp hạch toán:
 Sơ đồ hạch toán:

TK 111, 112, 331 TK 133 TK 111,112,331

Mua vật tư, TSCĐ


Trả lại hàng cho người bán

TK 152, 156,
211, 213,...
TK 152, 153

TK 111, 112, 331


Mua vật tư hàng hóa
dùng ngay

TK 621, 627, 641,


642, 241,...

TK 111, 112,
331

Mua hàng hóa bán


ngay

18
Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)
TK 632

Sơ đồ 1.3.2: Sơ đồ hạch toán thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.

 Phương pháp hạch toán:


(1) Khi mua hàng tồn kho, TSCĐ, BĐSĐT, nếu thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213, 217, 611 (giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331,1332)
Có các TK 111,112,331,...(tổng giá thanh toán).
(2) Khi mua vật tư, hàng hóa, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh
doanh, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642, 241, 242,....(giá chưa có thuế GTGT0
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK 111,112,331,.. .(tổng giá thanh toán)
(3) Khi mua hàng hóa giao bán ngay cho khách hàng (không qua nhập kho),
nếu thuế GTGT được khấu trừ,ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK 111, 112, 331,.. .(tổng giá thanh toán).
(4) Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ:
- Kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng
số tiền phải thanh toán cho người bán (theo tỷ giá giao dịch thực tế), thuế
nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu
có), chi phí vận chuyển, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211
Có TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312) (nếu thuế GTGT đầu
vào củ hàng nhập khẩu không được khấu trừ)
Có TK 3332 – Thuế tiêu thu đặc biệt

19

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập
khẩu) Có TK 33381 – Thuế Bảo vệ môi trường
Có các TK 111,112,...
- Nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331,1332)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312)
(5) Trường hợp hàng đã mua và đã trả lại hoặc hàng đã mua được giảm giá
do kém, mất phẩm chất: Căn cứ vào chứng từ, xuất hàng trả lại cho bên
bán và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị hàng đã mua và
đã trả lại người bán hoặc hàng đã mua được giảm giá, thuế GTGT đầu
vào không được khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 111,112,331 (tổng giá thanh toán)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu
vào của hàng mua trả lại hoặc được giảm giá)
Có các TK 152, 153, 156, 211,... (giá mua chưa có thuế
GTGT)
(6) Trường hợp không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ.
a) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213 ( giá mua chưa có thuế
GTGT) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu
vào)
Có các TK 111, 112, 331,...
b) Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ,
không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT. Đối với
số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán
trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
(7) Vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hỏa hoạn, bị
mất, xác định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường,
nếu thuế GTGT đầu vào của số hàng hóa này không được khấu trừ:
- Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất
chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý,ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331,1332).
- Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất
khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền về số thu bồi thường của
các tôt chức, cá nhân, ghi:

20

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


Nợ các TK 111,334,... (số thu bồi thường)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu được tính vào chi phí)
Có TK 138 – Phải thu khác (1381)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu xác định được
nguyên nhân và có quyết định xử lý ngay).
(8) Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào
số thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
(9) Khi được hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331).
1.4. Kế toán phải thu khác
1.4.1. Khái niệm
Phải thu khác là các khoản phải thu không mang tính chất thương mại , gồm
những nội dung chủ yếu sau:
- Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên
nhân, phải chờ xử lý;
- Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể (trong và
ngoài doanh nghiệp) gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hóa, tiền
vốn,... đã được xử lý bắt bồi thường;
- Các khoản cho bên khác mượn bằng tài sản phi tiền tệ (nếu cho mượn
bằng tiền thì phải kế toán cho vay trên TK 1283);
- Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi dự án, chi đầu tư XDCB,
chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê
duyệt phải thu hồi;
- Các khoản chi hộ phải thu hồi, như các khoản bên nhận ủy thác xuất nhập
khẩu chi hộ, cho bên giao ủy thác xuất khẩu về phí ngân hàng, phí giám
định hải quan, phí vận chuyển, bóc vác, các khoản thuế,...
- Các khoản phải thu phát sinh khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước,
như: Chi phí cổ phần hóa, trợ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, hỗ trợ
đào tạo lại lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa,...
- Tiền lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài
chính;
- Các khoản phải thu khác ngoài các khoản trên.
1.4.2. Chứng từ sử dụng
- Giấy báo nợ

21

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


- Phiếu thu
- Bảng lương,...
1.4.3. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 138 – Phải thu khác. Tài khoản này dùng để phản ánh các
khoản nợ phải thu ngoài phạm vi đã phản ánh ở các tài khoản phải thu (TK 131,
136) và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu này.

TK 138 – Phải thu khác

- Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết - Kết chuyển giá trị tài sản thiếu
- Phải thu của cá nhân, tập thể (trong vào các tài khoản liên quan theo
và ngoài doanh nghiệp) đối với tài sản quyết định ghi trong biên bản xử
thiếu đã xác định rõ nguyên nhân và lý;
có biên bản xử lý ngay; - Kết chuyển các khoản chi phải
- Số tiền phải thu về tiền lãi cho vay, thu về cổ phần hóa doanh nghiệp
lãi tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận được nhà nước;
chia từ các hoạt động đầu tư tài chính; - Số tiền đã thu được về các khoản
- Các khoản chi hộ bên thức ba phải nợ phải thu khác.
thu hồi, các khoản nợ phải thu khác; - Đánh giá lại các khoản phải thu
- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá
ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ ngoại tệ giảm so với Đồng Việt
tăng so với Đồng Việt Nam). Nam)

Các khoản nợ phải thu khác chưa thu


được.

Sơ đồ 1.4.1: Kết cấu của tài khoản 138 “ Phải thu khác ”

Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số đã thu
nhiều hơn số phải thu (trường hợp cá biệt và trong chi tiết của từng đối tượng cụ
thể).
Tài khoản 138 – Phải thu khác, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý: Phản ánh giá trị tài sản thiếu
chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý.

22

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


Về nguyên tắc trong mọi trường hợp phát hiện thiếu tài sản, phải truy tìm
nguyên nhân và người phạm lỗi để có biện pháp xử lý cụ thể. Chỉ hạch toán vào
tài khoản 1381 trường hợp chưa xác định được nguyên nhân về thiếu, mất mát,
hư hỏng tài sản của doanh nghiệp phải chờ xử lý. Trường hợp tài sản thiếu đã
xác định được nguyên nhân và đã có biên bản xử lý ngay trong kỳ ghi vào các
tài khoản liên quan, không hạch toán qua tài khoản 1381.
- Tài khoản 1385 – Phải thu về cổ phần hóa: Phản ánh số phải thu về cổ
phần hóa mà doanh nghiệp đã chi ra, như: Chi phí cổ phần hóa, trợ cấp
cho lao động thôi việc, mất việc, hỗ trợ đào tạo lại lao dộng trong doanh
nghiệp cổ phần hóa,...
- Tài khoản 1388 – Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu của doanh
nghiệp ngoài phạm vi các khoản phải thu phản ánh ở các TK 131, 133,
136 và TK 1381, 1385, như: Phải thu các khoản cổ tức, lợi nhuận, tiền
lãi; Phải thu các khoản phải bồi thường do làm mất tiền, tài sản;...
1.4.4. Sơ đồ và phương pháp hạch toán:
 Sơ đồ hạch toán:

TK 151, 152,153, TK 138 (1381) – Tài sản


thiếu chờ xử lý
154, 155, 156, 157
TK 111, 1388, 334
Thu bồi thường cá nhân, tổ
Giá trị HTK mất mát hao hụt chức theo quyết định xử lý

về tiền và tài sản mất mát,


hao hụt
TK 111, 112
TK 632
Giá trị HTK mất mát, hao
Tiền mất mát khi kiểm kê chờ
hụt sau khi trừ (-) phần thu
xử lý
bồi thường theo QĐ xử lý
TK 211 được tính vào GVHB
TK 811
TSCĐ phát hiện thiếu khi
kiểm kê chờ xử lý Giá trị còn lại của TSCĐ
được tính vào tổn thất
của DN

TK 214

Hao mòn

23
Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)
TSCĐ

Sơ đồ 1.4.2 (a): Sơ đồ hạch toán tài sản thiếu chờ xử lý

TK 138 (1388) – Phải thu khác

TK 241, 642 TK 111, 112

Các khoản chi không được Khi thu được các khoản
duyệt phải thu hồi phải thu, nhận được tiền
bồi thường của các tổ
chức, cá nhân

TK 211
TK 2293
TSCĐ phát hiện thiếu khi
kiểm kê (nếu có QĐ xử lý Số chênh lệch bù đắp
ngay ) bằng DP phải trả khó đòi

TK 214

HMLK TK 111, 334

TK 515 Bồi thường của cá nhân,


tập thể có liên quan
Phải thu LN, cổ tức được chia
từ HĐ đầu tư góp vốn
TK 642
Tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi
Được tính vào chi phí
TK 111, 112
SXKD
Các khoản bên nhận ủy thác
XNK thanh toán hộ bên giao TK 3388
ủy thác
Thanh toán bù trừ các

24
Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)
TK 413
Các khoản đơn vị nhận ủy
thác XNK đã chi hộ
TK 413
Chênh lệch tỷ giá tăng do đánh
giá lại các khoản mục tiền tệ có Chênh lệch tỷ giá giảm do
gốc ngọai tệ đánh giá lại c khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ

Sơ đồ 1.4.2 (b): Sơ đồ hạch toán phải thu khác

 Phương pháp hạch toán:


(1) Tài sản cố định hữu hình dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phát
hiện thiếu, chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381) (giá trị còn lại của
TSCĐ) Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định (giá trị hao
mòn)
Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá).
(2) TSCĐ hữu hình dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc hoạt động
phúc lợi phát hiện thiếu, chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi
giảm TSCĐ:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) (TSCĐ
dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án)
Nợ TK 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại ) (TSCĐ
dùng cho hoạt động phúc lợi)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá).
Đồng thời phản ánh phần giá trị còn lại của tài sản thiếu chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381)
Có TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (TSCĐ dùng cho hoạt động sự
nghiệp, DA).
(3) Trường hợp tiền mặt tồn quỹ, vật tư, hàng hóa, ... phát hiện thiếu khi
kiểm kê:
a) Khi chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381)

25

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


Có các TK 111,152,155,156.
b) Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thiếu, căn cứ
vào quyết định xử lý, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (cá nhân, tổ chức nộp tiền bồi thường)
Nợ TK 1388 – Phải thu khác (cá nhân, tô chức phải nộp tiền bồi thường)
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (số bồi thường trừ vào lương)
Nợ TK 632 – Giá vôn hàng bán (giá trị hao hụt mất mát của hàng tồn kho
sau khi trừ số thu bồi thường theo quyết định xử lý)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu qua kiểm kê
phải tính vào tổn thất của doanh nghiệp)
Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý.
c) Trường hợp tài sản phát hiện thiếu đã xác định được ngay nguyên
nhânvaf người chịu trách nhiệm thi căn cứ nguyên nhân hoặc người chịu
trách nhiệm bồi thường, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388 – Phải thu khác) ( số phải bồi thường)
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (số bồi thường trừ vào lương)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá trị hao hụt, mất mát của hàng tồn kho
sau khi trừ số thu bồi thường theo quyết định xử lý)
Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có các TK 152, 153, 155, 156
Có các TK 111, 112
(4) Các khoản cho mượn tài sản tạm thời, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388)
Có các TK 152, 153, 155, 156,...
(5) Các khoản chi hộ bên thứ ba phải thu hồi, các khoản phải thu khác, ghi
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388)
Có các TK liên quan.
(6) Kế toán giao dịch ủy thác xuất – nhập khẩu tại bên nhận ủy thác:
a) Khi bên nhận ủy thác chi hộ cho bên giao ủy thác, ghi:
26

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (nếu bên giao ủy thác chưa ứng tiền)
Nợ TK 3388 – Phải trả phải nộp khác (trừ vao tiền nhận của bên giao ủy
thác)
Có các TK 111,112,...
b) Khi được doanh nghiệp ủy thác xuất khẩu thanh toán bù trừ với các
khoản đã chi hộ, kế toán doanh nghiệp nhận ủy thác xuất khẩu ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả khác (3388)
Có TK 138 – Phải thu khác (1388).
c) Kế toán chỉ chi tiết các giao dịch thanh toán xuất – nhập khẩu ủy thác
được thực hiện theo hướng dẫn của tài khoản 338 – Phải trả khác; Kế
toán các khoản phải thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế nhập
khẩu tại bên giao và nhận ủy thác thực hiện theo hướng dẫn của tài khoản
333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
(7) Định kỳ khi xác định tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận được
chia phải thu, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. ( số đã thu được tiền)
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
(8) Khi thu được tiền của các khoản nợ phải thu khác, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 138 – Phải thu khác (1388).
(9) Khi có quyết định xử lý nợ phải thu khác không có khả năng thu hồi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt ( số bồi thường của cá nhân, tập thể có liên
quan) Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (số bồi thường trừ vào
lương)
Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (nếu được bù đắp bằng khoản
dự phòng phải thu khó đòi).
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số hạch toán vào chi phí)
Có TK 138 – Phải thu khác (1388 – Phải thu khác).

27
Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)
(10) Khi các doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán các khoản phải thu khác
(đang được phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán) cho công ty mua bán
nợ, ghi:
Nợ các TK 111,112,... (số tiền thu được từ việc bán khoản nợ phải thu)
Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số chênh lệch được bù đắp
bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi)
Nợ các TK liên quan (số chênh lệch giữa giá gốc khoản nợ phải thu khó đòi
với số tiền thu được từ bán khoản nợ và số đã được bù đắp bằng khoản dự
phòng nợ phải thu khó đòi)
Có TK 138 – Phải thu khác (1388).
(11) Khi phát sinh chi phí cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, ghi:
Nợ TK 1385 – Phải thu về cổ phần hóa ( chi tiết chi phí cổ phần hóa)
Có các TK 111, 112, 152, 331,...
(12) Khi kết thúc quá trình cổ phần hóa, doanh nghiệp phải báo cáo và
thực hiện quyết toán các khoản chi về cổ phần hóa với cơ quan quyết
định cổ phần hóa. Tổng số chi phí cổ phần hóa, chi trựo cấp cho lao
động thôi việc, mất việc, chi hỗ trợ đào tạo lại lao động,... được trừ (-)
vào số tiền thu bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước thu được từ cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước, ghi:
Nợ TK 3385 – Phải trả về cổ phần hóa (tiền thu bán cổ phần thuộc vốn NN)
Có TK 1385 – Phải thu về cổ phần hóa.
(13) Các khoản chi hoạt động sự nghiệp, dự án, chi đầu tư XDCB, chi phí
SXKD nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác
Có các TK 161, 241, 641, 642,...
(14) Khi lập Báo cáo tài chính, số dư nợ phải thu khác có gốc ngoại tệ
được đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài
chính:
- Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá Đồng Việt Nam, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).
- Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá Đồng Việt Nam, ghi:

28

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có TK 138 – Phải thu khác
1.5. Kế toán phải trả người bán
1.5.1. Khái niệm
Nợ phải trả cho người bán là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát
sinh từ các giao dịch mua chịu về vật tư, thiết bị, dụng cụ, hàng hóa, dịch vụ,...
của nhà cung cấp mà doanh nghiệp phải thnah toán từ các nguồn lực của mình.
Nợ phải trả cho người bán, người nhận thầu xây dựng cơ bản, cung cấp
lao vụ, dịch vụ là những khoản phát sinh trong quá trình thanh toán có tính chất
tạm thời mà doanh nghiệp chưa thanh toán cho các bên do chưa đến hạn thanh
toán hoặc trong thời hạn thanh toán theo hợp đồng đã ký kết.
Nợ phải trả cho người bán, người nhận thầu xây dựng cơ bản, cung cấp
lao vụ, dịch vụ hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả để theo dõi chặt
chẽ tình hình thanh toán cho từng đối tượng.
1.5.2. Chứng từ sử dụng
- Hợp đồng kinh tế
- Hóa đơn GTGT
- Phiếu nhập kho
- Giấy báo nợ
- Phiếu chi,...
1.5.3. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 331 – Phải trả cho người bán. Tài khoản nay dùng để phản
ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người
bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người bán TSCĐ, BĐSĐT, các
khoản đầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Tài khoản này cũng
được dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người
nhận thầu xây lắp chính, phụ. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ
mua trả tiền ngay.

29

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


TK 331 – Phải trả cho người bán

- Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng - Số tiền phải trả cho người bán vật
hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ
thầu xây lắp; và người nhận thầu xây lắp;
- Số tiền ứng trước cho người bán, người - Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá
cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của một
chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ, số vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận,
khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành khi có hóa đơn hoặc thông báo giá
bàn giao; chính thức;
- Số tiền người bán chấp nhận thuận giảm - Đánh giá lại các khoản phải trả cho
giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo người bán bằng ngoại tệ (trường hợp
hợp đồng; tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt
- Chiết khấu thanh toán và chiết khấu Nam).
thương mại được người bán chấp thuận
cho doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ
phải trả cho người bán;
- Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém
phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người
bán;
- Đánh giá lại các khảon phải trả cho
người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ
giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam).

Số tiền còn phải trả cho người bán,


người cung cấp, người nhận thầu xây

30

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


Sơ đồ 1.5.1: Kết cấu của tài khoản 331 “ Phải trả cho người bán ”

Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số
tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho
người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng cân đối kế toán,
phải lấy số dư chi tiết cuae từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi 2 chỉ
tiêu bên “ Tài sản” và “ Nguồn vốn”.
1.5.4. Sơ đồ và phương pháp hạch toán:
 Sơ đồ hạch toán:

TK 331 – Phải trả cho người bán


TK 111,112 TK 151, 152, 153,
156, 611,...

Ứng trước tiền cho người Mua vật tư hàng hóa nhập kho
bán
TK 133

TK 515 Thuế GTGT


TK 211, 213
Chiết khấu thanh toán

TK 152, 153, Đưa TSCĐ vào sử dụng


156, 211, 611

Giảm giá, hàng mua trả lại TK 111, 112, 131,....

Khi nhận hàng bán đại lý đúng


TK 133
giá hoa hồng
Thuế GTGT
(nếu có )
TK 711
TK 151, 152, 156, 211
Trường hợp khoản NPT
Phí ủy thác nhập khẩu phải
cho người bán không tìm
ra chủ nợ đơn vị nhận ủy thác
TK 511
TK 133
31
Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)
Hoa hồng đại lý được

hưởng Thuế GTGT (nếu có )

TK 3331
Thuế
GTGT TK 413

(nếu có) Chênh lệch tỷ giá tăng khi


TK 413 cuối kỳ đánh giá lại các khoản
Chênh lệch tỷ giá giảm phải trả người bán bằng ngoại
khi cuối kỳ đánh giá cả tệ

khoản phải trả người


bán bằng ngoại tệ

S ơ đ ồ 1 .5 .2 : Sơ đ ồ hạch toán các khoản phải trả người bán


 Phươ ng p h á p h ạ ch to á n:
(1) Mua vật tư hàng hóa chưa trả tiền người bán về nhập kho trong trường
hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
hoặc khi mua TSCĐ:
a) Trường hợp mua trong nội địa, ghi:
- Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 157, 211, 213 (giá chưa có thuế
GTGT) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 331 – Phải trả vho người bán (tổng giá thanh toán).
- Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị vật tư,
hàng hóa, TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán).
b) Trường hợp nhập khẩu, ghi:
- Phản ánh giá trị hàng nhập khẩu bao gồm cả thuế TTĐB, thuế XK, thuế
BVMT (nếu có), ghi:
Nợ các TK 152, 156, 157, 211, 213
Có TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 3332 – Thuế TTĐB (nếu có)
Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu, nếu
có) Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường.

32

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


- Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).
(2) Mua vật tư, hàng hóa chưa trả tiền người bán về nhập kho trong trường
hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê, định kỳ:
a) Trường hợp mua trong nội địa:
- Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng (giá chưa có thuế
GTGT) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).
- Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị vật tư,
hàng hóa bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán)
b) Trường hợp nhập khẩu, ghi:
- Phản ánh giá trị hàng nhập khẩu bao gồm cả thuế TTĐB, thuế XK, thuế
BVMT (nếu có), ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng
Có TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 3332 – Thuế TTĐB (nếu có)
Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu, nếu
có) Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường
- Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ,ghi:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).
(3) Trường hợp đơn vị có thực hiện đầu tư XDCB theo phương thức giao
thầu, khi nhận khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao của bên nhận
thầu xây lắp, căn cứ hợp đồng giao thầu và biên bản bàn giao khối lượng
xây lắp, hóa đơn khối lượng xây lắp hoàn thành:
- Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 241 – XDCB dở dang (giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán)

33

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


- Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ khi giá trị đầu tư
XDCB bao gồm thuế GTGT (tổng giá thanh toán).
(4) Khi ứng trước tiền hoặc thanh toán số tiền phải trả cho người bán vật tư,
hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có các TK 111, 112, 341,...
- Trường hợp phải thanh toán cho nhà thầu bằng ngoại tệ, kế toán phải quy
đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh
(là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch).
- Trường hợp đã ứng trước tiền cho nhà thầu bằng ngoại tệ, kế toán ghi
nhận giá trị đầu tư XDCB tương ứng với số tiền đã ứng trước theo tỷ giá
giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước. Phần giá trị đầu tư XDCB còn
phải thanh toán (sau khi đã trừ đi só tiền ứng trước) được ghi nhận theo tỷ
giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh.
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá giao dịch thực tế)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu tỷ giá giao dịch thực tế thấp hơn tỷ giá
ghi sổ kế toán của TK tiền)
Có các TK 111, 112,...(tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (nếu tỷ giá giao dịch thực tế
cao hơn tỷ giá ghi sổ kế toán của TK tiền).
(5) Khi nhận lại tiền do người bán hoàn lại số tiền đã ứng trước vì không
cung cấp được hàng hóa, dịch vụ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 331 – Phải trả cho người bán.
(6) Nhận dịch vụ cung cấp (chi phí vận chuyển hàng hóa, điện, nước, điện
thoại, kiểm toán, tư vấn, quảng cáo, dịch vụ khác) của người bán:
- Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 156 – Hàng hóa (1562)
Nợ TK 241 – XDCB dở dang
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
Nợ các TK 623, 627, 641, 642, 635, 811
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

34

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).
- Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị dịch vụ
bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán).
(7) Chiết khấu thanh toán mua vật tư, hàng hóa doanh nghiệp được hưởng
do thanh toán trước thời hạn phải thanh toán và tính trừ vào khoản nợ
phải trả người bán, người cung cấp, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
(8) Trường hợp vật tư, hàng hóa mua vào phải trả lại hoặc được người bán
chấp thuận giảm giá do không đúng quy cách, phẩm chất được tính trừ
vào khoản nợ phải trả cho người bán, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu
có) Có các TK 152,153,156,611,...
(9) Trường hợp các khoản nợ phải trả cho người bán không tìm ra chủ nợ
hoặc chủ nợ không đòi và được xử lý ghi tăng thu nhập khác của doanh
nghiệp, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 711 – Thu nhập khác
(10) Đối với nhà thầu chính, khi xác định giá trị khối lượng xây lắp phải trả
cho nhà thầu phụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết, căn cứ vào hóa đơn,
phiếu giá công trình, biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành
và hợp đồng giao thầu phụ, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng số tiền phải trả cho nhà thầu
phụ gồm cả thuế GTGT đầu vào).
(11) Trường hợp doanh nghiệp nhận bán hàng đại lý, bán đúng giá, hưởng
hoa hồng.
- Khi nhận hàng bán đại lý, doanh nghiệp chủ động theo dõi và ghi chép
thông tin về hàng nhận đại lý trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính.
- Khi bán hàng nhận đại lý, ghi:

35

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


Nợ các TK 111, 112, 131,...(tổng giá thanh toán)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (giá giao bán đại lý + thuế)
Đồng thời doanh nghiệp theo dõi và ghi chép thông tin về hàng nhận bán đại
lý đã xuất bán trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính.
- Khi xác định hoa hồng đại lý được hưởng tính vào doanh thu hoa hồng về
bán hàng đại lý, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
- Khi thanh toán tiền cho bên giao hàng đại lý, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (giá trị trừ (-) hoa hồng đại lý)
Có các TK 111,112,....
(12) Kế toán phải trả cho người bán tại đơn vị giao ủy thác nhập khẩu:
- Khi trả trước một khoản tiền ủy thác mua hàng theo hợp đồng ủy thác
nhập khẩu cho đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu mở LC... căn cứ các chứng
từ liên quan, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (chi tiết cho từng đơn vị nhận ủy thác)
Có các TK 111,112,...
- Khi nhận hàng ủy thác nhập khẩu do bên nhận ủy thác giao trả, kế toán
thực hiện như đối với hàng nhập khẩu thông thường.
- Khi trả tiền cho đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu về số tiền hàng nhập khẩu
và các chi phí liên quan trực tiếp đến hàng nhập khẩu, căn cứ các chứng
từ liên quan, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (chi tiết cho từng đơn vị nhận ủy thác)
Có các TK 111,112,...
- Phí ủy thác nhập khẩu phải trả đơn vị nhận ủy thác được tính vào giá trị
hàng nhập khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 156, 211,...
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (chi tiết từng đơn vị nhận ủy thác)

36

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


- Việc thanh toán nghĩa vụ thuế đối với hàng nhập khẩu thực hiện theo quy
định của TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
- Đơn vị nhận ủy thác không sử dụng tài khoản này để phản ánh các nghiệp
vụ thanh toán ủy thác mà phản ánh qua các TK 138 và 338.
(13) Khi lập Báo cáo tài chính, số dư nợ phải trả cho người bán bằng ngoại
tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo
tài chính:
- Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam,
ghi: Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
- Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam,
ghi: Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán.

1.6. Kế toán phải trả người lao động


1.6.1. Khái niệm
Khoản phải trả người lao động là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát
sinh từ sự kiện nợ người lao động vè tiền lương, tiền công, tiền thưởng, Bảo
hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của họ, cụ thể:
+ Tiền lương, tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà
người lao động bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán
theo kết quả cuối cùng. Tiền lương, tiền công của người lao động được xác định
dựa trên cơ sở số lượng và chất lượng lao động mà người lao động đã đóng góp
cho doanh nghiệp. Tiền lương của cá nhân trong doanh nghiệp luôn gắn với lợi
ích của doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung. Do vậy tiền lương là
một đòn bẩy kinh tế thúc đẩy việc nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành
sản phẩm, tăng lợi nhuận. Ngoài ra, mức lương thỏa đáng sẽ tạo nên sự gắn kết
giữa người lao động và lợi ích của doanh nghiệp. Đối với người lao động, tiền
lương tiền công là thu nhập mà họ nhận được khi tham gia lao động. Thu nhập
này được dùng để tái xuất sức lao động mà họ bỏ ra trong quá trình sản xuất. Do
đó các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả sức lao động của cán bộ công
nhân viên để tiết kiệm chi phí tiền lương trong tổng chi phí hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Tiền thưởng là một loại thù lao bổ sung ngoài lương nhằm khuyến khích
người lao động tích cực lao động sản xuất.

37

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


+ Các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập người lao động như các khoản
phụ cấp lương, tiền ăn ca,...
1.6.2. Chứng từ sử dụng
- Bảng chấm công
- Bảng chấm công làm thêm giờ
- Bảng thanh toán tiền lương
- Giấy đi đường
- Bảng thanh toán tiền thưởng
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài
- Hợp đồng giao khoán
- Biên bản thanh lý, nghiệm thu hợp đồng giao khoán
- Bảng kê trích nộp các khoản trích theo lương
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
1.6.3. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 334 – Phải trả người lao động. Tài khoản này dùng dể phản
ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao
động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội
và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.

TK 334 – Phải trả cho người lao động

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền


thưởng có tính chất lương, bảo hiểm Các khoản tiền lương, tiền công,
xã hội và các khác đã trả, đã chi, đã tiền thưởng có tính chất lương, bảo
ứng trước cho người lao động. hiểm xã hội và các khoản phải trả,
phải chi cho người lao động.
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương,
tiền công của người lao động.

Các khoản tiền lương, tiền công,


tiền thưởng có tính chất lương và
các khoản khác còn phải trả cho
người lao động.
Sơ đồ 1.6.1: Kết cấu của tài khoản 334 “ Phải trả cho người lao động ”

38

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ tài khoản 334 rất
cá biệt – nếu có phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền
công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.
Tài khoản 334 – Phải trả người lao động có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3341 – Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả
và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh
nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và
các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.
- Tài khoản 3348 – Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải
trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác
ngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu
có) có tính chất về tiền công và các khoản khác thuộc về thu nhập của
người lao động.
1.6.4. Sơ đồ và phương pháp hạch toán:
 Sơ đồ hạch toán:

TK 334 – Phải trả người lao


TK 138, 141, TK 241, 622, 623,
333, 338 627, 641, 642

Các khoản phải khấu trừ vào Lương và các khoản phụ cấp
lương và thu nhập của người phải trả cho NLĐ phải trả cho
lao động NLĐ

TK 111, 112
TK 335
Ứng và thanh toán tiền lương
và các khoản khác cho NLĐ Phải trả tiền lương nghỉ phép
của CNSX (nếu DN trích trước )

TK 511 TK 353

Khi chi trả lương, thưởng Tiền lương phải trả NLĐ từ quỹ
và các khoản khác cho NLĐ KT – PL
bằng SP, HH

39
Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)
TK 33311 TK 338 (3383)

Thuế GTGT
đầu ra
BHXH phải trả CNV
(nếu có )

Sơ đồ 1.6.2: Sơ đồ hạch toán các khoản phải trả cho người lao động

 Phương pháp hạch toán:


a) Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao
động, ghi:
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
Nợ các TK 622, 623, 627, 642
Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341,3348)
b) Tiền thưởng trả công nhân viên:
- Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, ghi:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3531)
Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341)
- Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341)
Có các TK 111,112,...
c) Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (đơn vị có trích trước tiền lương nghỉ phép)
Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341)
d) Tính tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn,..) phải trả cho công
nhân viên, ghi:
40

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3383)
Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341)
e) Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên và
người lao động khác của doanh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tiền thu bồi thường
về tài sản thiếu theo quyết định xử lý...ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 141 – Tạm ứng
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 138 – Phải thu khác.
f) Tính tiền thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên và người lao động
khác của doanh nghiệp phải nộp Nhà nước, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335)
g) Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên và
người lao động khác của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341,3348)
Có các TK 111, 112,...
h) Thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên và người lao động
khác của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341,3348)
Có các TK 111, 112,...
i) Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao
động khác của doanh nghiệp bằng sản phẩm, hàng hóa, kế toán phản
ánh doanh thu bán hàng không bao gồm thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341,3348)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
j) Xác định và thanh toán các khoản khác phải trả cho công nhân viên và
người lao động của doanh nghiệp như tiền ăn ca, tiền nhà, tiền điện
thoại, học phí, thẻ hội viên...:
41

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


- Khi xác định được số phải trả cho công nhân viên và người lao động của
doanh nghiệp, ghi:
Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642
Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341,3348)
- Khi chi trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341,3348)
Có các TK 111, 112,....

1.7. Kế toán các khoản thanh toán với Nhà nước:


1.7.1. Khái niệm:
Khoản thanh toán với Nhà nước phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp
chủ yếu liên quan đến các khoản thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế xuất, nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,
thuế tài nguyên,…và các loại thuế khác. Doanh nghiệp phải có trách nhiệm tính
toán đầy đủ số thuế phải nộp và nộp đủ, kịp thời theo quy định của luật thuế.
Ngoài ra còn có các loại phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác như lệ phí giao
thông, cầu phà…
1.7.2. Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn thông thường.
- Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB.
- Các loại chứng từ khác theo mẫu quy định riêng cho từng loại thuế như
biên lai thu thuế, tờ khai thuế, các mẫu phụ lục,…
- Các tờ khai thuế (GTGT,TNDN,XNK)
- Thông báo nộp thuế
- Biên lai nộp thuế
- Giấy nộp tiền vào kho bạc
1.7.3. Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi tình hình thanh toán với Ngân sách về thuế, phí, lệ phí, kế toán
sử dụng tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”.

TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

- Số thuế GTGT đã được khấu trừ - Số thuế GTGT đầu ra và số thuế


trong kỳ. GTGT hàng nhập khẩu phải nộp.
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản 42 - Số thuế, phí, lệ phí và các khoản
phải nộp, đã nộp vào ngân sách Nhà khác phải nộp vào ngân sách Nhà
nước. nước.
Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)
Số thuế, phí, lệ phí và các khoản
khác còn phải nộp vào ngân sách

Sơ đồ 1.7.1: Kết cấu của tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà

Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số
thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước.

Tài khoản 333 có 9 tài khoản cấp 2:


- TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
- TK 3332: Thuế Tiêu thụ đặc biệt
- TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu
- TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp
- TK 3335: Thuế thu nhập cá nhân
- TK 3336: Thuế tài nguyên
- TK 3337: Thuế nhà đất, tiền thuê đất
- TK 3338: Các loại thuế khác (thuế môn bài, thuế trước bạ…)
- TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (lệ phí giao thông, lệ phí
cầu phà...)
1.7.4. Sơ đồ và phương pháp hạch toán:
 Sơ đồ hạch toán:

43

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp NN
TK 133
TK 111, 112, 131
Thuế GTGT
Thuế GTGT đầu vào được khấu đầu ra Tổng giá TT
trừ

TK 111, 112, 131


TK 511, 515, 711
Thuế GTGT của hàng bán bị trả
lại, giảm giá hàng bán hoặc CKTM Thuế XK, Thuế TTĐB
Thuế GTGT theo pp khấu trừ
TK 531, 521
TK 152, 153, 156, 211,...

Thuế NK, thuế TTĐB của


hàng NK phải nộp NSNN

TK 334, 627,
641, 642
TK 711

Các khoản thuế được NSNN


hoàn lại ghi tăng TN khác Thuế TNCN phải nộp

44
Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)
TK 627

Thuế tài nguyên, thuế sử


TK 111, 112 dụng đất nông nghiệp của

Khi nộp thuế và các khoản phải nộp NSNN


khác vào NSNN TK 642

Thuế môn bài, thuế nhà đất,


tiền thuê đất phải nộp NSNN

TK 8211

Chi phí thuế TNCN


hiện hành

Sơ đồ 1.7.2: Sơ đồ hạch toán các khoản phải nộp Nhà nước


 Phương pháp hạch toán:
Kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
(1) Cuối tháng, tiến hành xác định số thuế GTGT phải nộp của từng hoạt động, kế
toán ghi sổ bằng bút toán:
Nợ TK 511, 512: Giảm doanh thu tiêu thụ trong kỳ
Nợ TK 515: Giảm doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 711: Giảm thu nhập hoạt động khác
Có TK 3331 (33311): Số thuế GTGT phải nộp.
(2) Khi nhập khẩu hàng hoá, vật tư, tài sản thuộc diện chịu thuế TTĐB, số thuế phải
nộp được ghi tăng trị giá vật tư, hàng hoá, tài sản:
Nợ TK liên quan (151, 152, 153, 156, 211…): Tăng giá thực tế vật tư, HH,
TS Có TK 333 (3332): Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khâu nhập
khẩu.
(3) Khi bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB, hoặc thuế xuất khẩu,
doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, kế
toán ghi:
Nợ TK liên quan (131, 1368, 111, 112…): Tổng giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ
tiêu thụ

45
Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)
Có TK 511, 512: Doanh thu tiêu thụ (giá bán có thuế TTĐB, không có thuế
GTGT)
Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT phải nộp.
(4) Phản ánh số thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu phải nộp:
Nợ TK 511: Giảm doanh thu tiêu thụ
Có TK 333 (3332): Số thuế TTĐB phải nộp
Có TK 333 (3333): Số thuế xuất khẩu phải nộp.
Số thuế TNCN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế của người lao động, kế toán ghi:
Nợ TK 334: Giảm số tiền phải trả cho người lao động
Có TK 333 (3335): Số thuế TNCN thu hộ Nhà nước.
(5) Liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Căn cứ số thuế TNDN phải nộp vào ngân sách Nhà nước hàng quý theo quy
định, kế toán ghi:
Nợ TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Khi tạm nộp tiền thuế TNDN vào ngân sách Nhà nước, kế toán
ghi: Nợ TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 111, 112…
- Cuối năm, khi xác định số thuế TNDN phải nộp của năm tài chính:
+ Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộp, kế toán
ghi sổ số chênh lệch:
Nợ TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn số thuế TNDN tạm nộp, kế toán
ghi ngược lại bút toán trên.
(6) Liên quan đến các khoản thanh toán khác với Ngân sách:
- Số thuế tài nguyên phải nộp:
Nợ TK 627 (6278): Tăng chi phí sản xuất chung
Có TK 333 (3336): Số thuế tài nguyên phải nộp.
- Số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp:

46

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


Nợ TK 642 (6425): Tăng chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 333 (3337): Số thuế nhà đất, tiền thuế đất phải nộp.
- Số thuế môn bài phải nộp:
Nợ TK 642 (6425): Tăng chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 333 (3338 - Thuế môn bài): Số thuế môn bài phải nộp.
- Số lệ phí trước bạ phải nộp (tính vào giá trị tài sản):
Nợ TK 211: Tăng nguyên giá TSCĐ
Có TK 333 (3339 - Lệ phí trước bạ): Số lệ phí trước bạ phải nộp.
- Số phí, lệ phí khác phải nộp:
Nợ TK 642 (6425): Tăng chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 333 (3339 – Chi tiết từng loại): Số phí, lệ phí phải nộp.
Khi nộp các khoản thuế và các khoản phí, lệ phí vào ngân sách Nhà nước, căn cứ
vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 333 (chi tiết từng loại): Số thuế, phí, lệ phí từng loại đã nộp cho Nhà nước
Có TK liên quan (111, 112, 311…)
1.8. Kế toán phải trả, phải nộp khác
1.8.1. Khái niệm
Các khoản phải trả khác là các khoản phải trả, phải nộp ngoài các khoản
phải trả, phải nộp đã phản ánh ở các tài khoản khác thuộc nhóm TK 331 đến TK
337). Tài khoản này cũng được dùng để hạch toán doanh thu nhận trước về cá
dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và các khoản chênh lệch giá phát sinh
trong giao dịch bán thuê lại tai sản là thuê tài chính hoặc thuê hoặc động.
1.8.2. Chứng từ sử dụng
- Biên bản xử lý tài sản thừa
- Giấy nộp tiền
- Hóa đơn,...
1.8.3. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác, có 8 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết: Phản ánh giá trị tài sản
thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có
thẩm quyền. Trường hợp giá trị tài sản thừa đã xác định được nguyên

47

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


nhân và có biên bản xử lý thì được ghi ngay vào các tài khoản liên quan,
không hạch toán qua tài khoản 338 (3381).
- Tài khoản 3382 – Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh
toán kinh phí công đoàn ở đơn vị.
- Tài khoản 3383 – Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán
bảo hiểm xã hội ở đơn vị.
- Tài khoản 3384 – Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán
bảo hiểm y tế ở đơn vị.
- Tài khoản 3385 – Phải trả về cổ phần hóa: Phản ánh số phải trả về tiền
thu bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước, khoản chênh lệch giữa giá trị thực
tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước
chuyển thành công ty cổ phần lớn hơn giá trị thực tế phần vốn Nhà nước
tại thời xác định giá trị doanh nghiệp.
- Tài khoản 3386 – Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích và
thanh toán bảo hiểm thất nghiệp ở đơn vị.
- Tài khoản 3387 – Doanh thu chưa thực hiện được: Phản ánh số hiện có
và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong
kỳ kế toán. Doanh thu chưa thực hiện gồm doanh thu nhận trước như: Số
tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho
thuê tài sản; khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ
nợ; và các khoản doanh thu chưa thực hiện khác như: Khoản chênh lệch
giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền
ngay, khoản doanh thu tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc số
phải chiết khấu giảm giá cho khách hàng trong chương trình khách hàng
truyền thống... Không hạch toán vào tài khoản này các khoản:
+ Tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
+ Doanh thu chưa thu được tiền của hoạt động cho thuê tài sản, cung cấp
dịch vụ nhiều kỳ (doanh thu nhận trước chỉ được ghi nhận khi đã thực thu
được tiền, không được ghi đối ứng với TK 131 – Phải thu của khách
hàng).
- Tài khoản 3388 – Phải trả, phải nộp khác: Phản ánh các khoản phải trả
khác của đơn vị ngoài nội dung các khoản phải trả đã phản ánh trên các
tài khoản khác từ TK 3381 đến TK 3387.

48

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

- Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài - Giá trị tài sản thừa chờ xử lý (chưa
khoản liên quan theo quyết định ghi biên bản xác định rõ nguyên nhân); giá trị tài
xử lý; sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể
- Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị; (trong và ngoài đơn vị) theo quyết
định ghi trong biên bản xử lý do xác
- Số BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp định ngay được nguyên nhân;
cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh - Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
phí công đoàn. vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc
khấu trừ vào lương của công nhân
- Doanh thu chưa thực hiện tính cho từng kỳ viên;
kế toán; trả lại tiền nhận trước cho khách
hàng khi không tiếp tục thực hiện việc cho - Các khoản thanh toán với công nhân
thuê tài sản; viên về tiền nhà, điện, nước ở tập thể;

- Số phân bổ khoản chênh lệch giữa giá bán - Kinh phí công đoàn vượt chi được
trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả cấp bù;
tiền ngay (lãi trả chậm) vào chi phí tài chính; - Số BHXH đã chi trả công nhân viên
- Kết chuyển chênh lệch giá bán lớn hơn giá khi được cơ quan BHXH thanh toán;
trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là 49
thuê - Doanh thu chưa thực hiện phát sinh
tài chính ghi giảm chi phí sản xuất, kinh trong kỳ;
doanh;
- S ố c hê n h l ệ c h giữa giá bán trả
Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctc g r o u p 2 @ g m a i l . c o m )
chậm,
- BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã trích
chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc
KPCĐ được để lại cho đơn vị chưa chi
tiết.
- DT chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ
kế toán;
- Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ

Sơ đồ 1.8.1: Kết cấu của tài khoản 338 “ Phải trả, phải nộp khác ”
Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ: Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã
nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội đã chi trả công
nhân viên chưa được thanh toán và kinh phí công đoàn vượt chi chưa được cấp
bù.
1.8.4. Sơ đồ và phương pháp hạch toán:
 Sơ đồ hạch toán:

TK 338 – Phải trả, phải nộp khác TK 111, 152,


TK 338, 411, 153, 156, 211
642, 711
Giá trị tài sản thừa chưa xác định
Xử lý số tài sản phát nguyên nhân (theo giá trị hợp lý)

hiện thừa khi kiểm kê

Trích BHXH, TK 154, 642


TK 111, 112 BHYT, KPCĐ,
Chi nộp tiền BHXH, BHTN
BHYT,KPCĐ, BHTN,
50
Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)
TK 334

Trừ vào lương


TK 334

BHXH phải trả cho công


nhân viên TK 111, 112

Doanh thu nhận trước


TK 111, 112

Chỉ tiêu KPCĐ tại đơn vị TK 333 (3331)

Thuế GTGT

TK 511

Phân bổ doanh thu nhận


trước cho từng kỳ

Sơ đồ 1.8.2: Sơ đồ hạch toán các khoản phải trả, phải nộp khác

 Phương pháp hạch toán:


(1) Trường hợp phát hiện tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân phải
chờ giải quyết:
a) Kế toán phản ánh giá trị tài sản thừa theo giá trị hợp lý tại thời điểm phát
hiện để ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ các TK 111, 152, 153, 156, 211 (theo giá trị hợp lý)
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381)
b) Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền về số tài sản thừa, kế toán
căn cứ quyết định xử lý ghi vào các tài khoản liên quan, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả,phải nộp khác (3381)
Có TK 411 – Vốn dầu tư của chủ sở
hữu Có TK 441 – Nguồn vốn đầu tư
XDCB
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388)

51
Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 711 – Thu nhập khác.
(2) Kế toán tài sản thừa khi cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước
- Khi nhận được thông báo hoặc quyết định cổ phần hóa của cơ quan có
thẩm quyền, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm kiểm kê, phân loại
tài sản doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng tại thời điểm xác định giá trị
doanh nghiệp. Căn cứ vào Báo cáo kết quả kiểm kê tiền tại thời điểm xác
định giá trị doanh nghiệp, kế toán phản ánh giá trị tiền thừa qua kiểm kê,
ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết
Trường hợp thừa tài sản: Doanh nghiệp chủ động theo dõi và ghi chép
thông tin tài sản phát hiện thừa qua kiểm kê trong phần thuyết minh Báo cáo
tài chính.
- Kế toán xử lý tài sản thừa, thiếu trong kiểm kê: Đối với tài sản phát hiện
thừa qua kiểm kê, căn cứ vào “ Biên bản xử lý tài sản thừa, thiếu qua
kiểm kê” ghi:
Nợ TK 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (nếu tài sản thừa của người bán)
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388)
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (đối với tài sản thừa không xác
định được nguyên nhân hoặc không tìm được chử sở hữu).
(3) Kế toán BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
- Khi trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, ghi:
Nợ các T K 622, 623, 627, 641, 642 (số tính vào chi phí SXKD)
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (số trừ vào lương người lao động)
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386)
- Khi nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382,3383, 3384, 3386)
Có các TK 111, 112,...
- BHXH phải trả cho công nhân viên khi nghỉ ốm đau, thai sản..., ghi:

52

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3383)
Có TK 334 – Phải trả người lao động.
- Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382)
Có các TK 111, 112,...
- Kinh phí công đoàn chi vượt được cấp bù, khi nhận được tiền, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382).
(4) Khi vay, mượn vật tư, hàng hóa, nhận góp vốn hợp đồng hợp tác kinh
doanh không hình thành pháp nhân, ghi:
Nợ các TK 111 112, 152, 153, 156,...
Có các TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.
(5) Hạch toán doanh thu chưa thực hiện về cho thuê TSCĐ, BĐS đầu tư theo
phương thức cho thuê hoạt động, doanh thu của kỳ kế toán được xác định
bằng tổng số tiền cho thuê hoạt động TSCĐ, BĐS đầu tư đã thu chia cho
số kỳ thu tiền trước cho thuê hoạt động TSCĐ, BĐS đầu tư (trừ trường
hợp được ghi nhận doanh thu một lần đối với toàn bộ số tièn nhận
trước):
- Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về cho thuê TSCĐ, BĐS đầu tư
trong nhiều năm, kế toán phản ánh doanh thu chưa thực hiện theo giá
chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...(tổng số tiền nhận trước)
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33331)
- Khi tính và ghi nhận doanh thu của từng kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113,5117)
- Trường hợp hợp đồng cho thuê tài sản không được thực hiện phải trả lại
tiền cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (giá cho thuê chưa có thuế GTGT)

53

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (số tiền trả lại cho người đi thuê và
thuế GTGT của hoạt động cho thuê TSCĐ không thực hiện được)
Có các TK 111, 112,...(số tiền trả lại)
(6) Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp:
- Khi bán hàng trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ của kỳ kế toán theo giá bán trả tiền ngay, phần chênh lệch
giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá ban trả tiền ngay ghi vào tài khảon
3387 “ Doanh thu chưa thực hiện”, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,...
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (theo giá bán trả
tiền ngay chưa có thuế GTGT)
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (phần chênh lệch giữa giá bán
trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331).
- Hàng kỳ, tính, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả
chậm, trả góp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
- Khi thực thu tiền bán hàng trả chậm, trả góp trong đó gồm cả phần chênh
lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 131 – Phải thu khách hàng
- Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán:
+ Nếu bán sản phẩm, hàng hóa, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có các TK 154 (631), 155, 156, 157,...
+ Nếu thanh lý, bán BĐS đầu tư, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá trị còn lại của BĐS đầu tư)
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2147) (số hao mòn lũy kế - nếu
có)
Có TK 217 – BĐS đầu tư.

54
Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)
(7) Trường hợp bán và thuê lại TSCĐ là thuê tài chính có giá bán lớn hơn
giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại:
- Khi hoàn tất thủ tục bán tài sản, căn cứ vào hóa đơn và các chứng từ liên
quan, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...(tổng giá thanh toán)
Có TK 711 – Thu nhập khác (giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại)
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (chênh lệch giữa giá bán lớn
hơn giá trị còn lại TSCĐ)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
Đồng thời ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại cảu TSCĐ bán và thuê lại)
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn) (nếu có)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá TSCĐ).
- Định kỳ, kết chuyển chênh lệch lớn hơn (lãi) giữa giá bán và giá trị còn
lại của tài sản cố định bán và thuê lại ghi giảm chi phí sản xuất, kinh
doanh trong kỳ phù hợp với thời gian thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có các TK 623, 627, 641, 642,...
(8) Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết khoản lãi chênh lệch tỷ giá của giai
đoạn trước hoạt động (đang phản ánh trên tài khoản 3387 – Doanh thu
chưa thực hiện) phải kết chuyển toàn bộ số chênh lệch tỷ giá vào doanh
thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
(9) Kế toán các khoản phải trả về cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước:
- Khi thu tiền từ bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 3385 – Phải trả về cổ phần hóa.
- Kế toán các khoản chính sánh đối với người lao động dôi dư tại doanh
nghiệp: Căn cứ quyết định của cơ quan có thẩm quyền về xác định khoản

55

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


tiền phải sử dụng từ tiền thu bán cổ phần để hỗ trợ cho doanh nghiệp thực
hiện chính sách đối với người lao động dôi dư tại thời điểm quyết định cổ
phần hóa, ghi:
Nợ TK 3385 – Phải trả về cổ phần hóa
Có TK 334 – Phải trả người lao động
Khi thực tế trả tiền cho người lao động, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có các TK 111, 112
- Quyết toán chi phí cổ phần hóa: Khi kết thúc quá trình cổ phần hóa,
doanh nghiệp phải báo cáo và thực hiện quyết toán chi phí cổ phần hóa
với cơ quan quyết định cở phần hóa. Chi phí cổ phần hóa được trừu vào
tiền thu cổ phần hóa doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 3385 – Phải trả về cổ phần hóa
Có TK 1385 – Phải thu về cổ phần hóa (chi tiết chi phí cổ phần hóa).
Khi nộp tiền thu từ cổ phần hóa (sau khi trừ số chi phí cổ phần hóa) về
Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, tổng
công ty Nhà nước, công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con hoặc
Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp do Tổng công ty Đầu tư và
kinh doanh vốn Nhà nước giữ, ghi:
Nợ TK 3385 – Phải trả về cổ phần hóa
Có các TK 111, 112
- Trường hợp nếu tiền thu bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước, đơn vị không
sử dụng tiền thu bán cổ phần thì khoản lãi trả này trừ vào số phải nộp về
thu cổ phần hóa mà không ghi nhận vào chi phí tài chính, kế toán ghi:
Nợ TK 3385 – Phải trả về cổ phần hóa
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
Khi trả tiền cho các nhà đầu tư, ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có các TK 111, 112

56

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


- Kế toán khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời
điểm DNNN chuyển sang. Công ty cổ phần so với giá trị thực tế phần
vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
+ Trường hợp giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh
nghiệp chuyển thành Công ty cổ phần lớn hơn giá trị thực tế phần vốn
Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì số chênh lệch
tăng (lãi) phải nộp vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ
của Tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ trong tổ hợp
công ty mẹ - công ty con hoặc Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh
nghiệp do Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước giữ, ghi:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 3385 – Phải trả về cổ phần hóa
Khi nộp tiền thu từ cổ phần hóa (sau khi trừ số chi phí cổ phần hóa) về
Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, tổng
công ty Nhà nước, công ty mự trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con hoặc Quỹ
hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp do Tổng công ty Đầu tư và kinh
doanh vốn Nhà nước giữ, ghi:
Nợ TK 3385 – Phải trả về cổ phần hóa
Có các TK 111,112.
+ Trường hợp giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh
nghiệp chuyển sang Công ty cổ phần nhỏ hơn giá trị thực tế phần vốn Nhà nước
tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, thì số chênh lệch giảm (lỗ), phản
ánh như sau:
Trường hợp tập thể, cá nhân phải bồi thường, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388)
Có TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Khi nhận tiền của tập thể, cá nhân nộp tiền bồi thường, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 138 – Phải thu khác (1388)
Trường hợp chênh lệch giảm do nguyên nhân khách quan, hoặc chủ quan nhưng
vì lý do bất khả kháng mà người có trách nhiệm bồi thường không có khả năng
thực hiên việc bồi thường và đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết
định sử dụng số tiền thu từ bán cổ phần này để bù đắp tổn thất sau khi trừ đi
phần được bảo hiểm bồi thường (nếu có), ghi:
57

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


Nợ TK 3385 – Phải trả về cổ phân hóa
Có TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
(10) Kế toán các nghiệp vụ ở bên nhận ủy thác nhập khẩu
a) Khi nhận của doanh nghiệp giao ủy thác nhập khẩu tiền để mua hàng
nhập khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ các TK 111, 112,....
Có TK 338 – Phải trả khác (3388)
b) Khi chuyển tiền để ký quỹ mở LC (nếu thanh toán bằng thư tín dụng),
căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 244 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược
Có các TK 111, 112
c) Khi nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hóa cho bên giao ủy thác, kế toán
theo dõi hàng nhận ủy thác nhập khẩu trên hệ thống quản trị của mình và
thuyết minh trên Báo cáo tài chính về số lượng, chủng loại, quy cách,
phẩm chất của hàng nhập khẩu ủy thác, thời hạn nhập khẩu, đối tượng
thanh toán,..., không ghi nhận giá trị hàng nhận ủy thác nhập khẩu trên
Bảng cân đối kế toán.
d) Kế toán các nghiệp vụ thanh toán ủy thác nhập khẩu:
- Khi chuyển khoản ký quỹ mở L/C trả cho người bán ở nước ngoài như
một phần của khoản thanh toán hàng nhập khẩu ủy thác, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác
Có TK 244 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược
- Khi thanh toán cho người bán ở nước ngoài về số tiền phải trả cho hàng
nhập khẩu ủy thác, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (nếu bên giao ủy thác chưa ứng tiền mua hàng
nhập khẩu)
Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)
Có các TK 111, 112, 3388,...
- Thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, Thuế TTĐB phải nộp hộ
cho doanh nghiệp ủy thác nhập khẩu: Trong giao dịch xuất – nhập khẩu
ủy thác (phải có hợp đồng xuất – nhập khẩu ủy thác), bên nhận ủy thác
được xác định là người đại diện bên giao ủy thác để thực hiện các nghĩa
vụ với NSNN (người nộp thuế hộ cho bên giao ủy thác), nghĩa vụ nộp

58

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


thuế được xác định là bên giao ủy thác. Trường hợp này, bên nhận ủy
thác chỉ phản ánh số tiền thuế đã nộp vào NSNN là khoản chi hộ, trả hộ
cho bên giao ủy thác. Khi nộp tiền vào NSNN, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)
Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)
Có các TK 111, 112
e) Đối với phí ủy thác nhập khẩu và thuế GTGT ính trên phí ủy thác nhập
khẩu, căn cứ vào Hóa đơn GTGT và các chứng từ liên quan, kế toán phản
ánh doanh thu phí ủy thác nhập khẩu, ghi:
Nợ các TK 131, 111, 112,...(tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
f) Các khoản chi hộ khác cho doanh nghiệp ủy thác nhập khẩu liên quan đến
hoạt động nhận ủy thác nhập khẩu (phí ngân hàng, phí giám định hải
quan, chi thuê kho, thuê bãi chi bốc xếp, vận chuyển hàng,..), căn cứ các
chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (chi tiết cho từng doanh nghiệp ủy thác NK)
Có TK 111,112,...
g) Bù trừ các khoản phải thu và phải trả khác khi kết thúc giao dịch, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả khác
Có TK 138 – Phải thu khác
(11) Kế toán các nghiệp vụ ở bên nhận ủy thác xuất khẩu
a) Khi nhận ủy thác xuất khẩu vật tư, thiết bị, hàng hóa cho bên ủy thác, kế
toán theo dõi hàng nhận để xuất khẩu trên hệ thống quản trị của mình và
thuyết minh trên Báo cáo tài chính về số lượng, chủng loại, quy cách,
phẩm chất của hàng nhận xuất khẩu ủy thác, thời hạn xuất khẩu, đối
tượng thanh toán,.... không ghi nhận giá trị hàng nhận ủy thác xuất khẩu
trên Bảng cân đối kế toán. Thuế xuất khẩu phải nộp (nếu có) thực hiện
theo quy định của TK 133 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
b) Các khoản chi hộ bên giao ủy thác xuất khẩu, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388)
Có các TK 111, 112

59

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


c) Khi nhận được tiền hàng của người mua ở nước ngoài, kế toán phản ánh
là khoản phải trả cho bên giao ủy thác, ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 338 – Phải trả khác (3388)
d) Bù trừ các khoản thu phải trả khác, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả khác
Có TK 138 – Phải thu khác.
(12) Xác định số lợi nhuận, cổ tức phải trả cho các chủ sở hữu, ghi:
- Khi xác định số phải trả, ghi:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388).
- Khi trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388)
Có các TK 111, 112 (số tiền trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu)
Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân (nếu khấu trừ tạo nguồn số thuế
TNCN của chủ sở hữu).
(13) Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán đánh giá lại số dư các khoản phải
trả, phải nộp khác bằng ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế:
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI
THU, PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY
2. Giới thiệu chung về công ty
Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Gia Minh có mã số thuế 4201115093,
do bà Phạm Thị Xuân Nương làm đại diện pháp luật, được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh ngày 21/09/2009.

60

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


Công ty có ngành nghề kinh doanh chính là “Dịch vụ lưu trú ngắn ngày”, do
Chi cục Thuế Thành phố Nha Trang quản lý.
Địa chỉ trụ sở: 74A Hùng Vương, Phường Lộc Thọ, Thành phố Nha Trang,
Khánh Hòa.
2.1.Ngành nghề kinh doanh:
Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Gia Minh ngành nghề kinh doanh:
- Dịch vụ lưu trú ngắn ngày (ngành chính)
- Bán buôn thủy sản
- Bán buôn đồ uống không có cồn
- Vận tải hành khách đường bộ khác
- Bán lẻ hàng hóa khác chưa phân vào đâu
- Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu
- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình kác
- Đại lý du lịch
2.2.Chức năng nhiệm vụ của công ty
a) Chức năng:
Chức năng chính của công ty là dịch vụ lưu trú ngắn ngày đáp ứng nhu
cầu ăn uống, vui chơi giải trí, vận chuyển,...
b) Nhiệm vụ:
- Kinh doanh đúng ngành nghề, đúng mục đích đăng ký giấy phép kinh
doanh
- Tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật
- Thực hiện đầy đủ chính sách, chủ trương chế độ thuế Nhà nước theo quy
định của pháp luật
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường
- Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng kinh tế và chịu trách nhiệm về kết
qủa hoạt động kinh doanh của mình trước khách hàng về sản phẩm dịch
vụ do công ty thực hiện.
- Đáp ứng nhu cầu của khách hàng
2.3.Tổ chức quản lý tại công ty

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

BP BP BP B6P BP BP CÂY BP
KẾ LỄ BUỒNG 1 BẾP XANH + BẢO
TÂN NHÀ HỒ BƠI VỆ
Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)
Hình 2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Gia Minh

Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận:


Giám đốc: là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm
về các hoạt động của công ty, lập kế hoạch, chiến lược phát triển của công ty.
Phó giám đốc: là người trực tiếp theo dõi, điều hành các hoạt động của
công ty dưới sự kiểm soát của giám đốc.
Bộ phận kế toán: chịu trách nhiệm quản lý tài tình hình tài chính , phản
ánh chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và lập báo cáo đảm bảo tuân thủ
theo quy định của pháp luật và Nhà nước. Đồng thời theo dõi hạch toán chi tiết
đến tổng hợp, lập báo cáo tài chính và có nhiệm cụ báo cáo kết quả kinh doanh
hàng năm cho Giám đốc.
Bộ phận Lễ tân: chịu trách nhiệm tiếp đoán khách, làm thủ tục nhập
phòng và trả phòng, là người trực tiếp hướng dẫn, giải đáp mọi thắc mắc của
khách khi ở tại Resort.
Bộ phận Buồng: là bộ phận chịu trách nhiệm dọn dẹp, vệ sinh tất cả các
phòng, sắp xếp những thứ thiết yếu vào phòng cho khách; khi khách cần giặt ủi
thì bộ phận buồng sẽ đem đi giặt, phơi khô và đem vào phòng cho khách.
Bộ phận Nhà hàng: là bộ phận phục vụ khi khách ăn, uống tại nhà hàng.
Bộ phận Bếp: tiếp nhận thông tin món ăn từ nhà hàng, chuẩn bị nguyên
liệu và chế biến món ăn cho khách.
Bộ phận cây xanh + hồ bơi: chịu trách nhiệm dọn dẹp, cắt tỉa cây, tưới
cây, đảm bảo vệ sinh xung quanh resort. Bộ phận hồ bơi chịu trách nhiệm quan
sát và dảm bảo an toàn khi khách tắm ở hồ bơi.
Bộ phận bảo vệ: chịu trách nhiệm trông coi tài sản của công ty, hướng
dẫn khách đậu xe, đảm bảo an ninh trật tự tại công ty.
2.4.Tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.4.1. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
Chứng từ phải lập theo đúng quy định, ghi chép đầy đủ, kịp thời, đúng
với thực tế nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

62

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


Tổ chức luân chuyển chứng từ một cách khoa học, hợp lý đảm bảo
nguyên tắc thời gian luân chuyển ngắn nhất, không trùng lặp, không bỏ sót các
bộ phận chứng từ đã phát sinh.
2.4.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

2.4.3. Tổ chức công tác kế toán:


Doanh nghiệp sử dụng mô hình kế toán tập trung. Theo mô hình này tức
là hình thức mà toàn bộ doanh nghiệp chỉ có một phòng kế toán thực hiện và
chịu trách nhiệm tất cả các công việc liên quan từ thu nhận, xử lý, hệ thống hóa
các thông tin kế toán phục vụ cho đến quản lý kinh tế, tài chính đến công tác lưu
trữ hồ sơ, tài liệu, chứng từ kế toán của doanh nghiệp.
Mô hình này đảm bảo sự tập trung, thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ
đạo công tác kế toán.
• Niên độ kế toán: Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến
ngày 31 tháng 12 hàng năm.
• Đơn vị tiền tê: Công ty thực hiện việc ghi chép sổ sách kế toán
bằng tiền Đồng Việt Nam (VNĐ).
• Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định
trên cơ sở giá gốc.
• Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
• Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: bình quân
• Phương pháp khấu hao tài sản cố định: khấu hao theo phương pháp
đường thẳng
• Phương pháp nộp thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
• Hình thức sổ kế toán:

2.4.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán:


- Hình thức kế toán sử dụng:
Công ty sử dụng phần mềm kế toán SMILE (phần mềm SMILE là công
cụ hỗ trợ đắc lực để quản lý khách sạn hiệu quả. Không chỉ giúp cho quá
trình vận hành trở nên suông sẻ mà công việc các phòng ban tại khách sạn
cũng trở nên nhanh chóng, chính xác hơn. SMILE được chi nhỏ thành nhiều
phần mềm nhỏ hơn, phù hợp với từng bộ phận tại khách sạn, giúp cho việc
quản lý dễ dàng, nâng cao hiệu quả)
- Trình tự ghi sổ:
Sơ đồ 2.4
63

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO
HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH

SỔ KẾ TOÁN
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN -Sổ tổng hợp
CHỨNG TỪ + Sổ nhật ký
KẾ TOÁN
+ Sổ cái
-Sổ chi tiết
MÁY VI TÍNH

- Báo cáo tài chính


- Báo cáo kế toán
quản trị
Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày


In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra,
được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có
để nhập dữ liệu vào máy vi tính thep các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên
phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động
nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng (hoặc bất kì vào thời điểm cần thiết nào) , kế toán thực
hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối
chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và
luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ.
Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với
báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết
được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo
quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
- Hệ thống sổ kế toán sử dụng:

64

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


+ Sổ quỹ tiền mặt
+ Sổ quỹ tiền gửi ngân hàng
+ Sổ chi tiết các tài khoản
+ Sổ nhật ký chung
+ Sổ cái các tài khoản
2.4.5 Hệ thống báo cáo tài chính
- Bản cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Thuyết minh báo cáo tài chính
(Xem phụ lục)
2.5.Thực trạng kế toán các khoản phải thu, phải trả tại công ty
2.5.1. Kế toán phải thu khách hàng
2.5.1.1. Kế toán tăng các khoản phải thu khách hàng
2.5.1.1.1. Chứng từ, sổ sách sử dụng
• Chứng từ:
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Đơn đặt hàng, hợp đồng
- Phiếu xuất kho
• Sổ sách:
-Sổ nhật ký chung
-Sổ chi tiết TK 511, 3331, 131
-Sổ cái TK 511, 3331,131
2.5.1.1.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 131: Phải thu khách hàng
Tài khoản 5111: Doanh thu bán hàng
Tài khoản 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
Tài khoản 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
2.5.1.1.3 Quy trình luân chuyển chứng từ
2.5.1.1.4 Định khoản kế toán

2.5.1.1.5 Sơ đồ hạch toán


2.5.1.2 Kế toán giảm các khoản phải thu khách hàng

65

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


2.5.1.2.1 Chứng từ, sổ sách sử dụng
• Chứng từ:
- Giấy báo có
- Phiếu thu
• Sổ sách:
- Sổ chi tiết TK 1121, 1111, 131
- Sổ cái TK 1121, 1111, 131
- Nhật ký thu tiền gửi ngân hàng
2.5.1.2.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 131: Phải thu khách hàng
Tài khoản 1111: Tiền mặt
Tài khoản 1121: Tiền gửi tại ngân hàng
2.5.1.2.3 Quy trình luân chuyển chứng từ
2.5.1.2.4 Sơ đồ hạch toán
2.5.1.2.5 Nhận xét
2.5.2 Kế toán phải trả người bán
2.5.2.1 Kế toán tăng phải trả người bán do mua hàng hóa, dịch vụ
chưa thanh toán
2.5.2.1.1 Chứng từ, sổ sách sử dụng
• Chứng từ:
- Hóa đơn GTGT
- Đơn đặt hàng
- Phiếu nhập kho
- Bảng kê mua hàng
• Sổ sách:
- Sổ chi tiết TK 152, 1561, 6422, 133, 331
- Sổ cái TK 152, 1561, 6642, 133, 331
- Nhật ký mua hàng
2.5.2.1.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 331: Phải trả cho người bán
Tài khoản 1561: Hàng hóa
Tài khoản 152: Nguyên vật liệu
Tài khoản 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tài khoản 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
66

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


2.5.2.1.3 Quy trình luân chuyển chứng từ
2.5.2.1.4 Sơ đồ hạch toán
2.5.2.1.5 Nhận xét
2.5.2.2 Kế toán giảm các khoản phải trả người bán
2.5.2.2.1 Chứng từ, sổ sách sử dụng
• Chứng từ:
- Hóa đơn GTGT, giấy đề nghị thanh toán
- Ủy nhiệm chi, Giấy báo nợ
• Sổ sách:
- Sổ chi tiết TK 331, 1121
- Sổ cái TK 331, 1121
- Nhật ký chung
2.5.2.2.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 331: Phải trả cho người bán
Tài khoản 1121: Tiền gửi tại ngân hàng
2.5.2.2.3 Quy trình luân chuyển chứng từ
2.5.2.2.4 Sơ đồ hạch toán
2.5.2.2.5 Nhận xét
2.5.3 Kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước
2.5.3.1 Chứng từ, sổ sách sử dụng
• Chứng từ:
- Tờ khai thuế GTGT
- Tờ khai quyết toán thuế TNDN
- Giấy báo nợ
- Hóa đơn GTGT
- Bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra
• Sổ sách:
- Sổ chi tiết TK 333
- Sổ cái TK 333
- Sổ nhật ký chung
2.5.3.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 3334: Thuế TNDN

67

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


Tài khoản 3331: Thuế GTGT phải nộp
Tài khoản 3336: Thuế tài nguyên
Tài khoản 3338: Thuế môn bài
Đối với thuế GTGT công ty áp dụng mức thuế 10%

2.5.3.3 Quy trình luân chuyển chứng từ


2.5.3.4 Sơ đồ hạch toán
2.5.3.5 Nhận xét
2.5.4 Kế toán phải trả người lao động
2.5.4.1 Chứng từ, sổ sách sử dụng
• Chứng từ:
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán lương và BHXH
- Phiếu chi
• Sổ sách:
- Sổ chi tiết TK 334, 111
- Sổ cái TK 334, 111
- Nhật ký chi tiền mặt
2.5.4.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 334: Phải trả cho người lao động
Tài khoản 111: Tiền mặt Việt Nam Đồng
2.5.4.3 Quy trình luân chuyển chứng từ
2.5.4.4 Sơ đồ hạch toán
2.5.4.5 Nhận xét
2.5.5 Kế toán phải trả phải nộp khác
2.5.5.1 Chứng từ, sổ sách sử dụng
• Chứng từ:
- Danh sách công nhân viên nộp BHXH
- Bảng phân bổ và thanh toán BHXH
• Sổ sách:
- Sổ chi tiết TK 338, 334
- Sổ cái TK 338, 334

68

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)


2.5.5.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 334: Phải trả cho người lao động
Tài khoản 338: Phải trả, phải nộp khác
2.5.5.3 Quy trình luân chuyển chứng từ
2.5.5.4 Sơ đồ hạch toán
2.5.5.5 Nhận xét
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP
3.1. Nhận xét
3.1.1. Nhận xét về tổ chức công tác kế toán tại công ty
3.1.2. Nhận xét về tổ chức kế toán công nợ tại công ty
3.2. Giải pháp

69

Downloaded by Thanh Nguy?n (congtyctcgroup2@gmail.com)

You might also like