You are on page 1of 34

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------

TIỂU LUẬN

VẬN DỤNG KIẾN THỨC TRIẾT HỌC


MÁC - LÊNIN VÀO QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN DỰ ÁN TÁI CHẾ GIẤY
PAPERMANENT

Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Ngọc Anh


MSSV: 22510100889
Lớp: KT22A2 - Nhóm 1
Môn: Triết học Mác – Lênin
Giảng viên: Lý Ngọc Yến Nhi

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022


1
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn cô Lý Ngọc Yến Nhi, giảng
viên môn Triết học Mác – Lênin đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn,
giúp đỡ và đưa ra những lời khuyên cho nhóm chúng em trong suốt
quá trình thực hiện dự án.
Đồng thời, xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn trong và ngoài dự án
đã nhiệt tình tham gia, giúp đỡ và ủng hộ trong suốt quá trình, để dự
án có thể diễn ra một cách tốt đẹp và suôn sẻ nhất. TP.HCM, tháng 12
năm 2022
Ngô Thị Ngọc Anh

2
Mục lục
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................2 I.
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN PAPERMANENT..........................................5 1.
Lý do thực hiện dự án (Why) .......................................................................................5 2.
Mục tiêu của dự án .......................................................................................................5 3. Kế
hoạch sơ bộ thực hiện dự án theo mô hình 4W1H2C5M.......................................5 3.1.
4W1H......................................................................................................................5 3.2.
2C5M......................................................................................................................7 4. Kết quả
dự án................................................................................................................8 4.1.
Fanpage:.................................................................................................................8 4.2. Kết
quả kinh doanh................................................................................................8 4.2.1. Thực
chi...........................................................................................................8 4.2.2. Tổng doanh
thu ...............................................................................................9 4.2.3. Doanh thu mỗi ngày
........................................................................................9 4.2.4. Tổng
kết...........................................................................................................9
II. NHIỆM VỤ CỦA CÁ NHÂN VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHI
TRIỂN KHAI DỰ ÁN PAPERMANENT .........................................................................10
1. Nhiệm vụ của cá nhân theo phân công của nhóm......................................................10
3. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: .......................................................................11
3.1. Thành quả đạt được:............................................................................................11 3.2.
Hạn chế:................................................................................................................11
III. VẬN DỤNG KIẾN THỨC TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VÀO QUÁ TRÌNH THỰC
HIỆN DỰ ÁN CỦA BẢN THÂN (vận dụng tối thiểu 5 nội dung)....................................11
1. Liên hệ kiến thức Triết học Mác - Lênin vào quá trình thực hiện nhiệm vụ của bản
thân..................................................................................................................................11
1.1. Vận Dụng 2 Quan Điểm.......................................................................................11
1.1.1. Quan Điểm Toàn Diện...................................................................................11 a.
Cơ Sở Lý Thuyết .............................................................................................11 b.Phân
tích tình huống cụ thể trong quá trình thực hiện dự án: ......................12 c. Khẳng
Định, Kết Luận....................................................................................13 1.1.2 Quan
Điểm Lịch Sử - Cụ Thể ........................................................................14 a. Cơ Sở Lý
Thuyết .............................................................................................14 b. Phân Tích Tình
Huống Cụ Thể Trong Quá Trình Thực Hiện Dự Án..........15 c. Khẳng Định, Kết
Luận....................................................................................16 1.1.3 Quan Điểm Phát
Triển...................................................................................16 a. Cơ Sở Lý Thuyết
.............................................................................................16 b. Phân tích tình huống
cụ thể trong quá trình thực hiện dự án:......................17 c. Khẳng Định, Kết
Luận....................................................................................19 1.2 Vận Dụng Các Cặp
Phạm Trù .............................................................................19 1.2.1 Cái riêng và cái
chung....................................................................................19

3
a. Cơ Sở Lý Thuyết .............................................................................................19
b. Phân tích tình huống cụ thể trong quá trình thực hiện dự án:......................20
c. Kết Luận, Bài Học Kinh Nghiệm....................................................................20
1.2.2 Nguyên nhân và kết quả.................................................................................21
a. Cơ Sở Lý Thuyết .............................................................................................21
b. Phân tích tình huống cụ thể trong quá trình thực hiện dự án:......................21
c. Kết Luận, Bài Học Kinh Nghiệm....................................................................22
1.2.3. Nội dung và hình thức ..................................................................................23
a. Cơ Sở Lý Thuyết .............................................................................................23
b. Phân tích tình huống cụ thể trong quá trình thực hiện dự án:......................23
c. Kết Luận, Bài Học Kinh Nghiệm....................................................................24
1.3 Vận Dụng Quy Luật Cơ Bản Của Phép Biện Chứng Duy Vật............................25
1.3.1 Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về
chất và ngược lại .....................................................................................................25
a. Cơ Sở Lý Thuyết .............................................................................................25
b. Phân tích tình huống cụ thể trong quá trình thực hiện dự án:......................25
c. Kết Luận, Bài Học Kinh Nghiệm....................................................................27
1.3.2 Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa những mặt đối lập ..........................27
a. Cơ Sở Lý Thuyết .............................................................................................27
b. Phân tích tình huống cụ thể trong quá trình thực hiện dự án:......................28
c. Kết Luận, Bài Học Kinh Nghiệm....................................................................29
1.3.3 Quy luật phủ định của phủ định....................................................................29
a. Cơ Sở Lý Thuyết .............................................................................................29
b. Phân tích tình huống cụ thể trong quá trình thực hiện dự án:......................30
c. Kết Luận, Bài Học Kinh Nghiệm....................................................................30
2. Phương hướng khắc phục những hạn chế dựa trên sự vận dụng Triết học Mác –
Lênin ...............................................................................................................................31
3. Bài học kinh nghiệm và cảm nhận sau quá trình thực hiện dự án............................32

4
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN PAPERMANENT
1. Lý do thực hiện dự án (Why)
- Nhu cầu giải quyết số lượng lớn giấy bỏ từ những bài bị vẽ hỏng.
- Thấy được tiềm năng trong mối quan tâm của xã hội đối với phong trào sống xanh, sử
dụng các sản phẩm tái chế.
- Hoạt động thiện nguyện dựa trên lợi nhuận từ doanh thu khi bán các sản phẩm từ giấy
tái chế của nhóm sẽ góp phần giúp đỡ những mảnh đời khó khăn còn tồn tại ngoài xã hội.
- Định hướng mở rộng quy mô hoạt động của dự án, phát triển lên thành một CLB
chuyện hoạt động về bảo vệ môi trường trong khuôn khổ trường Đại học Kiến trúc TP
HCM nên cần đầu tư cụ thể vào Dự án PAPERMANENT.
2. Mục tiêu của dự án
- Khuyến khích sử dụng các sản phẩm từ giấy tái chế.
- Tuyên truyền về phương pháp tái chế giấy cũ thành giấy mới tối ưu hơn.
- Thiện nguyện dựa trên lợi nhuận từ việc kinh doanh giấy tái chế.
3. Kế hoạch sơ bộ thực hiện dự án theo mô hình 4W1H2C5M
3.1. 4W1H
What Sản phẩm giấy tái chế
4W1H

Where - Sản xuất sản phẩm: tại gia


- Giao hàng: tại trường Đại học Kiến trúc TPHCM hoặc giao tận nhà.

When 21.11.2022 đến 25.12.2022

Who Bảng phân công

How Tái chế giấy -> Giấy mới -> Vẽ thiệp -> Bán -> Lợi nhuận -> Làm
việc thiện nguyện

BẢNG PHÂN CÔNG


STT TÊN CÔNG VIỆC

Giai đoạn sản xuất - bán Giai đoạn từ thiện Giai đoạn báo cáo
sản phẩm

BAN CHƯƠNG TRÌNH

1 Dương Lê - Phân công công việc - Báo cáo sơ đồ kế


Minh Uyên - Quản lí kế hoạch tổng dự án hoạch - Lập bảng phân
(Nhóm - Giám sát tiến độ công nhân sự
trưởng -
- Giám sát studio làm giấy + phơi giấy
Trưởng ban)

5
- Phụ trách các bài hình ảnh -Tham gia phát
sản phẩm cơm đêm từ thiện
- Hỗ trợ chào bán sản phẩm
2 Bùi Thị Thuỳ - Đưa ý tưởng -Tham gia phát - Báo cáo, tổng hợp
Nhiên - Viết bài Content Makerting- cơm đêm từ thiện tư liệu, video về
PR - Lên bài truyền thông - Quay phim và hình ảnh hậu trường
- Hỗ trợ ban thực hiện làm chụp ảnh quá trình
giấy, vẽ, kiểm soát quy trình phát cơm và từ
làm giấy - Hỗ trợ leader lên thiện
kế hoạch, timeline, phân công
và chỉnh hình ảnh sản phẩm
- Quay phim hậu trường
làm giấy và họp nhóm

3 Ngô Thị Ngọc - Thủ quỹ - Tham gia phát - Tổng kết doanh
Anh - Thư ký cuộc họp cơm đêm từ thiện thu - Làm
- Quản lí nguồn hàng PowerPoint
- Hỗ trợ ban thực hiện làm
giấy
4 Nguyễn Thị - Cùng ban chương trình xây -Tham gia phát - Báo cáo thuyết
Thủy Hoa dựng kế hoạch, timeline cho cơm đêm từ thiện trình - Thuyết trình
dự án
- Lên bài truyền thông, mở
rộng nhiều nguồn truyền
thông, giám sát hiệu quả
truyền thông
- Tư vấn khách hàng qua
page - Bán hàng

- Quay phim, chụp hình ảnh hậu trường


5 Lưu Anh Tuấn - Phụ trách mảng design - Tham gia phát - Thống kê số liệu
bìa, logo dự án cơm đêm từ thiện fanpage
- Kêu gọi truyền thông
BAN THỰC HIỆN

6 Phan Trần - Hỗ trợ lên idea design bài - Khảo sát nơi - Bảng thu hoạch
Minh Tâm viết - Thiết kế trang truyện phân phát đồ ăn từ Thiện Nguyện
chạy truyền thông thiện - Tham gia
- Hỗ trợ ban thực hiện phát cơm đêm từ
thiện

1 Lý Hà Linh - Phân công nhiệm vụ ban -Tham gia phát - Báo cáo quá trình
(Trưởng ban) thực hiện cơm đêm từ thiện làm dụng cụ sản xuất
- Hỗ trợ team chạy tiến độ giấy

2 Nguyễn Trần - Làm giấy, làm khung - Khảo sát vị trí các - Tổng hợp tư liệu
Tiến Đạt vị trí bán đồ ăn ,tổng Thiện Nguyện (hình
hợp tư liệu về quá ảnh/video/…)
trình từ thiện
-Tham gia phát
cơm đêm từ thiện

6
3 Mai Viết Minh Trí - Làm giấy, làm khung - Khảo sát vị trí các - Bảng thu hoạch
vị trí phân phát đồ Thiện Nguyện
ăn, làm sản phẩm - Tổng hợp tư liệu về
cho dự án quá trình từ thiện
-Tham gia phát
cơm đêm từ thiện

4 Hoàng Thị - Tham gia vào quá trình - Đóng góp lên - Báo cáo quy trình
Yến Tâm làm giấy, làm khung kế hoạch từ làm giấy
- Chụp hình ảnh hậu trường thiện

5 Phạm Khánh -Làm khung lưới, làm giấy - Khảo sát vị trí các - Tổng hợp tư liệu về
Minh vị trí phát quà ,tổng quá trình từ thiện
hợp tư liệu về quá
trình từ thiện, làm
sản phẩm
cho dự án
6 Nguyễn Tấn - Làm giấy, chạy vặt, tài trợ -Tham gia phát - Tổng hợp tư liệu
Minh Thiện quỹ nhóm cơm đêm từ thiện Thiện Nguyện (hình
- Làm video ảnh/video/…)
recap đêm từ
thiện

3.2. 2C5M
Control - Kế hoạch chi tiết cho cả dự án và cho mỗi tuần
2C - Phân ban và bầu ra trưởng ban để quản lí

Check - Báo cáo tiến độ mỗi tuần


- Kiểm tra vấn đề tồn đọng và hướng khắc phục
- Thống kê quỹ và sao kê

Man - Nhân lực nhóm


5M - Tình nguyện viên lớp khác

Money - Chi: vốn tự thân dưới 250,000đ


- Thu: 500,000 - 800,000đ

Material - Giấy: kêu gọi quyên góp trong nhóm


- Khung giấy, màu vẽ, phụ kiện trang trí: có sẵn
- Lưới cước
- Vải phơi giấy (có sẵn)

7
Machine - Máy xay sinh tố (có sẵn)
- Thủ công

Method Quy trình thực hiện

*Quy trình thực hiện:


Chuẩn bị Khung, giấy đã qua sử dụng, nước, thau, ly nhựa, máy xay, máy sấy, bàn ủi, vải. -
Ngâm mềm giấy đã qua sử dụng. Xé, vò giấy để quá trình diễn ra nhanh hơn.
- Khi giấy đã mềm, thêm nước và xay nhuyễn để tạo bột giấy.
- Đổ phần bột giấy ra một cái thau mới. (Ở bước này chúng ta có thể thêm màu
hoặc cà phê để tạo màu cho giấy được bắt mắt hơn)

Thực hiện - Phơi giấy: trải tấm vải ra sàn (hoặc mặt bằng có thể đón
- Nhúng khung gỗ đã chuẩn bị sẵn vào thau đựng bột giấy nắng), lấy khung đã có bột giấy úp lên miếng vải, khi đó
(hoặc lấy ly để múc). Lúc này ta sẽ có được phần bột giấy phần bột giấy sẽ rơi xuống và nằm trên miếng vải.
nằm trên khung. (Ở bước này có thể rải thêm hoa khô - Chờ đến khi giấy khô và làm mẻ giấy tiếp theo
trang trí)

4. Kết quả dự án
4.1. Fanpage:
Tiêu chí Dự kiến Thực tế
(Tính đến ngày 25/12)

Số lượt lịke 200+ 206

Số lượt theo dõi 200+ 246

Tổng lượt tương tác trên fanpage 1000+ 4215

Tổng lượt tiếp cận 2000+ 12200

4.2. Kết quả kinh doanh


4.2.1. Thực chi
STT Ngày mua Nội dung Số tiền

1 26/11/2022 Lưới sắt 140.000đ

2 07/12/2022 Đèn chụp ảnh sản phẩm 25.0000đ

TỔNG 165.000đ

8
4.2.2. Tổng doanh thu
ST Sản phẩm Số lượng Doanh thu
T

1 Bookmark 36 640.000đ

2 Thiệp giáng sinh 6 420.000đ

3 Tranh đặt vẽ theo yêu cầu 1 500.000đ

TỔNG 1.560.000đ

4.2.3. Doanh thu mỗi ngày


Ngày Doanh thu
07/12 30.000đ

08/12 155.000đ

09/12 185.000đ

10/12 55.000đ

11/12 30.000đ

12/12 45.000đ

14/12 220.000đ

15/12 100.000đ

18/12 200.000đ

19/12 500.000đ

20/12 40.000đ

TỔNG 1.560.000đ

4.2.4. Tổng kết


∙ Sau khi tổng kết doanh thu và bảng thực chi, dự án đã tính được lợi nhuận
thông qua công thức: LỢI NHUẬN = DOANH THU - CHI PHÍ Cụ thể:
o Doanh thu: 1.560.000đ
o Thực chi: 165.000đ
o Lợi nhuận: 1.395.000đ
∙ Lợi nhuận 1.395.000đ sẽ được dùng 100% vào hoạt động thiện nguyện mà
dự án đã cam kết thực hiện.
∙ Về mặt truyền thông thông qua fanpage, các tiêu chí được đề ra đã vượt qua
được các chỉ tiêu ban đầu, đạt hơn 200 lượt thích cũng như tiếp cận đến
gần 12000 người dùng facebook ở thời điểm hiện tại.
∙ Về mặt sản phẩm, chúng em đã bán được 43 sản phẩm, với doanh thu
1.560.000đ, đem lại lợi nhuận 1.395.000đ, vượt quá chỉ tiêu đề ra ban
đầu: từ 500,000đ - 800,000đ. Nhìn chung, doanh thu của dự án chủ yếu
thu được từ sản phẩm chính là bookmark.
∙ Với tổng lợi nhuận thu được sau khi kết thúc dự án là 1.395.000đ đã được sử
dụng trong quá trình thiện nguyện như sau :
o 30 suất cơm tối: 30.000đ/suất
o 22 gói bánh mì: 9.000đ/gói
o 30 hộp sữa: 10.000đ/hộp
Tổng cộng có 22 phần quá (gồm cơm, bánh mì và sữa) và 8 phần quà
(gồm cơm và sữa)

9
II. NHIỆM VỤ CỦA CÁ NHÂN VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ KHI TRIỂN KHAI DỰ ÁN PAPERMANENT
1. Nhiệm vụ của cá nhân theo phân công của nhóm
Giai đoạn sản xuất - bán sản phẩm - Thủ quỹ
- Thư ký cuộc họp
- Quản lí nguồn hàng
- Hỗ trợ ban thực hiện làm giấy

Giai đoạn từ thiện - Tham gia phát cơm đêm từ thiện

Giai đoạn báo cáo - Tổng kết doanh thu


- Làm PowerPoint

2. Quá trình thực hiện nhiệm vụ của bản thân


Giai đoạn sản - Thủ quỹ - Thực hiện việc kiểm kê quỹ 3 ngày 1 lần
xuất - bán sản theo quy trình
phẩm - Kiểm tra, kiểm soát và quản lý các loại
chứng từ trước khi thu, chi: Biên lai chuyển
khoản - Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tài
chính, quản lý tiền quỹ của dự án
- Lưu trữ chứng từ thu chi tiền
- Tạm ứng và quyết toán chi phí
- Nhắc nhở thanh toán tiền hàng

- Thư ký cuộc họp - Ghi chép và tổng hợp nội dung các cuộc
họp để phục vụ việc quản lý điều hành
- Tập hợp tình hình số liệu, tra tìm tài liệu
tham khảo khi cần thiết
- Chuẩn bị phương tiện ghi chép lại thông
tin đối với các cuộc họp
- Lập bản chương trình hẹn gặp: Ngày, giờ,
gặp ai, thuộc tổ chức nào, ở đâu, cần hồ sơ gì,

- Quản lí nguồn hàng - Thống kê, định giá sản phẩm


- Kiểm soát hàng tồn kho
- Tạo đơn, kiểm soát đơn hàng, thông tin
giao hàng và quá trình thanh toán

- Hỗ trợ ban thực hiện Tham gia vào quá trình tái chế giấy
trong quá làm sản
phẩm

Giai đoạn từ thiện - Tham gia phát cơm Bận việc đột xuất ở Đoàn Hội Khoa
đêm từ thiện

Giai đoạn báo cáo - Tổng kết doanh thu - Thống kê các nguồn thu, chi, lợi nhuận -
Kiểm kê, kê khai chứng từ cho công tác
báo cáo cuối dự án

- Làm PowerPoint Tổng hợp hình ảnh, nội dung từ các thành
viên
10
3. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
3.1. Thành quả đạt được:
*Thủ quỹ :
- Hoàn thành tốt và trước thời hạn các nhiệm vụ được giao.
- Quản lí quỹ, thu chi rõ ràng, minh bạch, có minh chứng đầy đủ.
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong các hoạt động nằm ngoài nhiệm vụ
chính. *Thư ký các cuộc họp:
- Có tư duy hệ thống, sắp xếp nội dung một cách hợp lí, rõ ràng, dễ
hiểu. - Chủ động nhắc Trưởng ban khi sắp đến deadline của Nhóm.
*Quản lí nguồn hàng:
- Liên tục cập nhật nguồn hàng, hàng tồn kho.
- Thường xuyên nhắc nhở, trao đổi với ban hoạ sĩ về deadline.
3.2. Hạn chế:
*Thủ quỹ: Cập nhật quỹ 3 ngày 1 lần thay vì mỗi ngày dẫn đến việc dễ nhầm lẫn cũng
như khó khăn trong khâu kiểm soát, phải kiểm tra, rà soát nhiều lần gây mất thời gian.
*Phát cơm: Bận công việc gấp ở Đoàn khoa nên không thể tham gia đêm thiện
nguyện. *Quản lí nguồn hàng:
- Quản lí nguồn hàng còn chưa được hệ thống và chuyên nghiệp.
- Chưa có quy trình cụ thể trong việc cập nhật hàng hoá với đội ngũ bán hàng dẫn đến
nhầm lẫn về số lượng hàng tồn kho cũng như gặp khó khăn khi tổng kết nguồn thu.

III. VẬN DỤNG KIẾN THỨC TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VÀO QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN DỰ ÁN CỦA BẢN THÂN (vận dụng tối thiểu 5 nội dung) 1. Liên hệ
kiến thức Triết học Mác - Lênin vào quá trình thực hiện nhiệm vụ của bản thân
1.1. Vận Dụng 2 Quan Điểm
1.1.1. Quan Điểm Toàn Diện
a. Cơ Sở Lý Thuyết

∙ Cơ sở khách quan của quan điểm Toàn Diện:


Quan điểm Toàn Diện xuất phát từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
Theo đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát toàn cảnh thế giới trong những
mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật , hiện tượng. Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong
nhiều mối liên hệ, tác động qua lại với nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu đối tượng cụ thể
cần tuân thủ nguyên tắc toàn diện.

∙ Yêu cầu của quan điểm Toàn Diện:

11
o Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể
thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối
liên hệ với các sự vật khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp) của chính thể đó; “cần
phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan
hệ gián tiếp”me của sự vật đó”, tức là trong chỉnh thể thống nhất của “tổng hòa
những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với những sự vật khác”.
o Bên cạnh đó, cần phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối
tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại (mối liên hệ
qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự
vật, hiện tượng đó) bởi chỉ có như vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được
đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ
và tác động qua lại của đối tượng.
o Ngoài ra, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và
với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián
tiếp; trong không gian, thời gian nhất định, tức là cần nghiên cứu cả
những mối liên hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán tương
lai: Trong mỗi thời đại, mỗi tiến trình lịch sử, ở mỗi khu vực nhất định, con
người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn những mối liên
hệ. Bởi vậy, tri thức đạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối, không đầy đủ
trọn vẹn
=> Vì vậy cần tránh Tuyệt Đối Hóa những tri thức đã có tại thời điểm đó, khước từ
tuyệt đối bổ sung, cải tiến, phát triển những tri thức vốn có.

∙ Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy mặt này mà
không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn trải, không thấy
mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy biện (đánh tráo các mối liên hệ cơ
bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép vô nguyên
tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến
=> Quan điểm toàn diện chân thực đòi hỏi phải xem xét về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ
của sự vật đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của
sự vật hay hiện tượng đó.

b.Phân tích tình huống cụ thể trong quá trình thực hiện dự án:
* Tình huống 1: Không Lường Trước Những Biến Cố Có Thể Xảy Ra Trong
Quá Trình Tái Chế Giấy

∙ Theo kế hoạch, dự tính 2 buổi đầu sẽ hoàn thành tất cả số lượng giấy tái chế thô
yêu cầu cho sản phẩm.

12
∙ Tuy nhiên, có nhiều sự cố khách quan bất ngờ:

o Thời tiết: trời không đủ nắng như mong muốn nên thời gian giấy khô kéo
dài trong điều kiện số lượng khung ít.
o Máy xay giấy bị quá tải và hư hỏng làm chậm quá trình nghiền bột giấy.
Nguyên nhân: giấy baohong (chuyên dùng vẽ màu nước) có thành phần
cotton với tính chất dai, khó xay nhuyễn với máy xay công suất nhỏ.
=>Số buổi bị đôn lên 2 lần (4 buổi) kèm chi phí phát sinh (máy xay bằng

tay) ∙ Nhìn nhận nguyên nhân dựa vào quan điểm toàn diện:

Không xem xét kỹ điều kiện thời tiết và tính chất của đối tượng tác động nên xảy
ra sự cố trong quá trình tái chế giấy.
* Tình huống 2: Tồn Hàng Thiệp Noel

∙ Trong 2 đợt hàng đầu, tình hình kinh doanh khả thi khi số lượng bookmark sold
out khá nhiều (15-20 chiếc)

∙ Nhận thấy tình hình khả quan, đợt hàng Noel nhóm đẩy chất lượng và giá thành
một sản phẩm lên (từ 15.000-30.000 lên 35.000-55.000) vì nghĩ rằng lượng tiêu
thụ sẽ tốt.

∙ Tuy nhiên, số lượng thiệp bán ra giảm sút. (7 chiếc)

∙ Nhìn nhận nguyên nhân dựa vào quan điểm toàn diện:

o Giá thành cao đã thu hẹp tệp khách hàng.


o Concept thiệp Giáng sinh chỉ phù hợp trong một mùa cuối năm nên thời
gian sử dụng không kéo dài, dẫn đến lượng thiệp bán ra giảm sút.
=> Như vậy, việc không đánh giá đúng nhu cầu khách hàng và xem xét tính thời
vụ của concept thiệp đã dẫn đến tình trạng tồn hàng trong đợt hàng này.

c. Khẳng Định, Kết Luận

∙ Việc vận dụng quan điểm toàn diện đã cho nhóm cái nhìn sâu, rộng, đúng đắn về
vấn đề tồn đọng của đợt hàng Noel. Nhờ vào việc áp dụng quan điểm tòa diện
mà nhóm đã có thể phát hiện và hiểu ra được lý do cũng như hậu quả tất yếu
của các quyết định chưa đúng đắn, nhận thức và cố gắng khắc phục những
hạn chế, nhanh chóng giải quyết các vấn đề trên bằng cách giảm giá thành và
rút kinh nghiệm cho dự án sắp tới.

∙ Từ vấn đề nêu trên nhóm càng nhận thức rõ hơn về vai trò quan trọng của quan
điểm toàn diện khi nhìn nhận một vấn đề trong kinh doanh:Khách quan về mọi
hoạt động và quyết định. Phải đặt việc mua bán trong mối quan hệ với nhu cầu

13
thực tiễn của khách hàng. Có nghĩa là, phải làm sao vừa thỏa mãn nhu cầu mua
của khách hàng, vừa đảm bảo khả năng bán hết hàng hoá.

1.1.2 Quan Điểm Lịch Sử - Cụ Thể


a. Cơ Sở Lý Thuyết

∙ Cơ sở khách quan của quan điểm Lịch Sử Cụ Thể:

Quan điểm Lịch sử- Cụ thể xuất phát từ nội dung của Nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến và nguyên lý về sự phát triển. Theo đó, mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều tồn
tại, vận động và phát triển trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể khác
nhau. Điều kiện không gian và thời gian này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất, đặc
điểm của sự vật đó.
Cùng một sự vật nhưng nếu xem xét về tồn tại trong những điều kiện khác nhau thì sẽ
đem lại tính chất, đặc điểm khác nhau, thậm chí có thể làm thay đổi hoàn toàn bản chất
ban đầu của sự vật

∙ Yêu cầu của quan điểm Lịch Sử -Cụ Thể:


o Thứ nhất: Nguyên tắc lịch sử cụ thể yêu cầu phải nghiên cứu sự vật, hiện
tượng trong sự vận động và phát triển trong từng giai đoạn cụ thể của nó; biết
phân tích mỗi tình hình cụ thể trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực
tiễn là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố của nội dung nguyên tắc lịch
sử cụ thể. Thông qua tái tạo sự vật, hiện tượng, mô tả sự kiện cụ thể theo
trình tự nghiêm ngặt của sự hình thành, diễn biến, kết quả của sự vật, hiện
tượng.
o Thứ hai: Nguyên tắc lịch sử cụ thể yêu cầu phải nhận thức được vận động có
tính phổ biến, là phương thức tồn tại của vật chất.
o Thứ ba: Nguyên tắc lịch sử cụ thể không chỉ yêu cầu nhận thức những thay
đổi diễn ra trong sự vật, hiện tượng, nhận thức những trạng thái chất lượng thay
thế nhau, mà còn yêu cầu chỉ ra được các quy luật khách quan quy định sự vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng, quy định sự tồn tại hiện thời và khả năng
chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng mới thông qua sự phủ định. =>Chỉ khi tìm
ra được mối liên hệ giữa các trạng thái chất lượng, tạo nên lịch
sử hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng thì mới có thể giải thích được
các đặc trưng về chất lượng và số lượng đặc thù của nó, bản chất thật sự của sự
vật đó.
o Thứ tư: Nguyên tắc lịch sử cụ thể còn đòi hỏi phải xem xét các sự vật, hiện
tượng trong các mối liên hệ cụ thể của chúng.

14
o Thứ năm: Nhận thức sự vật, hiện tượng theo nguyên tắc lịch sử cụ thể về bản
chất chính là nhận thấy các mối liên hệ, sự biến đổi của chúng theo thời gian,
không gian tồn tại khác nhau của mỗi mặt, mỗi thuộc tính, đặc trưng của sự
vật, hiện tượng;
=>Mặt khác, cần thời tránh khuynh hướng giáo điều, trừu tượng, không cụ
thể. Ngoài ra, cũng cần đề phòng khuynh hướng tuyệt đối hóa tính cụ thể,
không thấy sự vật, hiện tượng trong cả quá trình vận động, biến đổi
b. Phân Tích Tình Huống Cụ Thể Trong Quá Trình Thực Hiện Dự Án

* Tìm hiểu và xác định căn cứ trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể: ∙
Biểu hiện trực tiếp:
o Điều kiện khách quan:

▪ Giảng viên giao bài tập làm dự án theo nhóm về chủ đề bất kì, với
yêu cầu áp dụng các kiến thức đã học trong học phần Triết Học
Marz-Lenin đồng thời liên quan đến chuyên ngành sinh viên đang
học.

▪ Trong trường chưa tồn tại bất kì một câu lạc bộ hay tổ chức nào liên
quan trực tiếp đến mục tiêu nhóm đang hướng đến - tái chế giấy
trong tương lai gần và thành lập dự án bảo vệ môi trường trong
tương lai xa.

▪ Còn tồn tại nhiều mảnh đời khó khăn ngoài xã hội, đặc biệt trong
giai đoạn sau dịch COVID-19 và Khủng hoảng kinh tế đang diễn ra
hiện nay.
o Điều kiện chủ quan: bắt nguồn từ thực tiễn sinh viên trong nhóm đang học
khối ngành Kiến Trúc, với nhu cầu giải quyết số lượng lớn giấy bỏ tồn
đọng nhiều trong quá trình học tập, mong muốn góp phần bảo vệ môi
trường và hoạt động thiện nguyện.
=> Như vậy, thông qua quá trình thảo luận giữa các thành viên, nhóm đã xem xét
hoàn cảnh, điều kiện và các nhân tố tác động đến dự án một cách cẩn thận, kỹ
lưỡng theo nhiều giai đoạn đã, đang và sẽ có thể xảy ra để đi đến quyết định chung
về định hướng dự án.

∙ Biểu hiện ẩn sau các hệ quả:

o Phong trào sống xanh, bảo vệ môi trường ngày càng được lan rộng. o
Nhu cầu đóng góp giá trị của bản thân cho cộng đồng
* Phân tích sâu và toàn diện đối tượng:

∙ Nhóm đã có sự đầu tư khảo sát về số lượng lớn giấy thải của mỗi sinh viên (trung
bình 10 tờ./sinh viên/ 1 tuần)
15
∙ Tiềm năng khai thác đối tượng (giấy thải của sinh viên) luôn tồn tại do giấy là họa

cụ luôn được sử dụng trong trường.


⇒ Như vậy, nhóm đã có sự phân tích chặt chẽ, toàn diện, vận dụng các mối liên
hệ tốt để tiến hành dự án tái chế giấy.

c. Khẳng Định, Kết Luận


Tóm lại, nhóm nghiên cứu đã có sự nhìn nhận, phân tích, đánh giá điều kiện hoàn
cảnh lịch sử cụ thể để có thể đưa ra kết luận và giải pháp mang tính đặc thù.. Trong
từng giai đoạn của quá trình hoạt động dự án, nhóm đã phân tích từng điều kiện cụ thể
tác động đến dự án và khả năng mua hàng của người tiêu dùng, phân tích các mối
tương quan, các mối liên hệ phổ biến để có những giải pháp hợp lý, giúp tối ưu hoá
hoạt động kinh doanh. Tuy trong quá trình còn tồn tại những khó khăn, nhóm vẫn nhìn
nhận các yếu tố chi phối đến hoàn cảnh, xâu chuỗi các dữ kiện thu thập được để đưa ra
quyết định linh hoạt phù hợp điều kiện. Chính nhờ sự tuân thủ tốt quan điểm lịch sử -
cụ thể, nhóm đã có hướng đi đúng trong dự án đầu tiên, tạo nên tiền đề vững chắc cho
các hoạt động trong tương lai.
1.1.3 Quan Điểm Phát Triển
a. Cơ Sở Lý Thuyết
∙ Cơ sở khách quan của quan điểm Phát Triển:
Nguồn gốc của sự phát triển là quá trình giải quyết mâu thuẫn trong bản thân sự vật.
Phát triển dùng để chỉ quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. Quá trình đó diễn ra không phải
lúc nào cũng theo đường thẳng, mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có những bước lùi
tạm thời.

∙ Vận động là mọi biến đổi nói chung. Khái niệm này có ngoại diên lớn hơn khái niệm
phát triển.

∙ Phát triển là sự vận động có khuynh hướng tạo ra cái mới hợp quy luật. Phát triển
gắn liền với sự ra đời của cái mới này.
=>Nhờ có sự phát triển, cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của sự vật
cũng như chức năng vốn có của nó ngày càng hoàn thiện hơn. Như thế, phát triển là một
trường hợp đặc biệt của sự vận động.

∙ Yêu cầu của quan điểm Phát Triển:


o Thứ nhất: Khi xem xét các sự vật, hiện tượng, ta phải đặt nó trong sự
vận động và phát triển.
Ta cần phải nắm được sự vật không chỉ như là cái nó đang có, đang hiện
hữu trước mắt, mà còn phải nắm được khuynh hướng phát triển tương lai,

16
khả năng chuyển hóa của nó. Bằng tư duy khoa học, ta phải làm sáng tỏ
được xu hướng chủ đạo của tất cả những biến đổi khác nhau đó.
Quan điểm phát triển hoàn toàn đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ, định
kiến. Tuyệt đối hóa một nhận thức nào đó về sự vật có được trong một hoàn
cảnh lịch sử nhất định, xem đó là nhận thức duy nhất đúng về toàn bộ
sự vật trong quá trình phát triển tiếp theo của nó sẽ đưa chúng ta đến sai lầm
nghiêm trọng.
o Thứ hai: Không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát
triển trong thực tiễn.
Ta cần phải xác quyết rằng các sự vật, hiện tượng phát triển theo một quá
trình biện chứng đầy mâu thuẫn. Do đó ta phải công nhận tính quanh co, phức
tạp của quá trình phát triển như một hiện tượng phổ biến, đương nhiên.
Quan điểm phát triển đòi hỏi phải có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan đối
với mỗi bước thụt lùi tương đối của sự vật, hiện tượng. Bi quan về sự thụt lùi
tương đối sẽ khiến chúng ta gặp phải những sai lầm tai hại.
o Thứ ba: Phải chủ động tìm ra phương pháp thúc đẩy sự phát triển của sự
vật, hiện tượng.
Ta phải tích cực, chủ động nghiên cứu, tìm ra những mâu thuẫn trong mỗi
sự vật, hiện tượng. Từ đó, xác định biện pháp phù hợp giải quyết mâu thuẫn để
thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.
Việc xác định những biện pháp cũng cần căn cứ vào từng giai đoạn, hoàn
cảnh cụ thể của sự vật, hiện tượng. Vì sự phát triển diễn ra theo nhiều giai đoạn,
từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
o Thứ tư: Phải tích cực học hỏi, tích lũy kiến thức khoa học và kiến thức thực
tiễn.
Tuyệt đối tránh bảo thủ, trì trệ trong tư duy và hành động.
Sự phát triển được thực hiện bằng con đường tích lũy về lượng để tạo ra sự
thay đổi về chất. Do đó, chúng ta phải luôn nỗ lực, chăm chỉ lao động để làm
cho sự vật, hiện tượng tích lũy đủ về lượng rồi dẫn đến sự thay đổi về chất.

b. Phân tích tình huống cụ thể trong quá trình thực hiện dự án:
*Giai đoạn 1: Công tác lên ý tưởng, kế hoạch và phân công nhân sự

∙ Thành lập team qua việc chọn các thành viên trong lớp.

∙ Sau khi thành lập nhóm và bầu ra nhóm trưởng, nhóm tiến hành họp để tổng hợp ý kiến của

từng thành viên và cùng nhau phát triển ý tưởng chung của dự án.

17
∙ Trải qua quá trình tranh luận và bác bỏ, các thành viên đã cùng thảo luận và đi đến thống

nhất chung về một ý tưởng có ý nghĩa và mang tính khả thi nhất. Kết quả cuối cùng là định
hướng dự án theo hướng tái chế giấy và xa hơn là thành lập một tổ chức bảo vệ môi
trường.

∙ Nhân sự của nhóm được chia thành 2 ban : Chương Trình và Thực Hiện, trưởng ban thống

nhất chung và phân chia công việc cho từng thành viên.

∙ Ban Chương trình sẽ phụ trách quản lí tổng quan dự án, làm công tác truyền thông, lên lịch

trình cho toàn bộ dự án và công tác tài chính.


=>Như vậy, trong giai đoạn 1, nhóm đã vận dụng một cách đúng đắn quy luật phát triển của
triết học Mác - Lenin trên những phương diện như sau:
o Lên kế hoạch và phương hướng triển khai, phát triển của toàn dự án.
o Tổng hợp, tiếp thu ưu điểm của những ý tưởng cũ để tạo tiền đề, cơ sở phát triển ý tưởng
mới phù hợp với thời lượng môn học cũng như quỹ thời gian của các thành viên. Sẵn
sáng tiếp thu những ý tưởng mới, sáng tạo và mang tính khả thi cao.
*Giai đoạn 2: Công Tác Chuẩn Bị Nguyên Vật Liệu, Làm Khung, Tái Chế Giấy, Làm Sản
Phẩm

∙ Nhóm trưởng chuẩn bị nguyên vật liệu và phân chia công việc cho từng thành viên trong ban

thực hiện làm 3 khung lưới phục vụ công đoạn tái chế giấy.

∙ Toàn bộ 2 ban tập trung và cùng nhau làm thử nghiệm mẻ giấy đầu tiên nhưng thất bại do

một số yếu tố khách quan (thời tiết, dụng cụ) và rút kinh nghiệm cho lần tái chế giấy tiếp
theo.
∙ Sau 3 buổi làm giấy có nhiều tiến triển nhờ rút kinh nghiệm từ những khuyết điểm trong buổi

làm giấy đầu tiên (mật độ giấy mỏng/ dày, cong vênh, rách giấy,...), nhóm đã dần quen và
hoàn thành chỉ tiêu về số lượng giấy cần thiết.

∙ Nhân lực 2 ban cùng tiến hành làm sản phẩm (thiệp, bookmark, tranh) để chuẩn bị cho giai

đoạn truyền thông và kinh doanh.


=>Như vậy, trong giai đoạn 2, nhóm đã vận dụng một cách đúng đắn quy luật phát triển của
triết học Mác - Lênin trên những phương diện như sau:
o Trong quá trình làm sản phẩm, nhóm liên tục rút kinh nghiệm, học hỏi từ những thất bại
cũ và cải tiến phương pháp cho những lần mới.
o Trưởng ban phân công công việc phù hợp và chuyên môn hóa hơn cho từng thành viên
sau khi hiểu rõ hơn về quy trình hoạt động cũng như năng lực của mỗi cá nhân. *Giai đoạn 3:
Công Tác Truyền Thông, Kinh Doanh Sản Phẩm

∙ Ban Chương Trình phụ trách Truyền thông sản phẩm, đăng bài và Thủ Quỹ phụ trách công

tác tài chính cho toàn bộ dự án

∙ Ban Thực Hiện tiếp tục chạy deadline, từng thành viên chạy KPI đã được phân công nhằm

cung cấp đủ sản phẩm cho từng đợt bán.


=>Như vậy, trong giai đoạn 3, nhóm đã vận dụng một cách đúng đắn quy luật phát triển của
triết học Mác - Lenin trên những phương diện như sau
o Vận dụng những thành quả của các giai đoạn trước để làm tiền đề phát triển cho những
hoạt động tiếp theo của dự án
18
o Vận dụng và kết hợp những thành quả riêng, những công sức, nỗ lực chuẩn bị của từng
cá nhân để tạo nên sự thành công cho các đợt bán hàng.
c. Khẳng Định, Kết Luận
Như vậy, việc tiếp nhận các đánh giá để rút ra kinh nghiệm chính là bước chống lại tư tưởng
bảo thủ của bản thân, mở đường tiếp nhận cái mới và khắc phục thiếu sót của mình, làm tiền đề cho
sự phát triển về sau. Quan điểm phát triển được nhóm quán triệt và triển khai thông qua nhận thức
được rằng sự phát triển cần trải qua nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn trong dự án có những yêu cầu,
đặc điểm cũng như là thời hạn khác nhau. Chính vì vậy mà từng thành viên trong nhóm họp thường
xuyên để có thể đưa ra những cách thức giải quyết các vấn đề khác nhau nảy sinh trong từng giai
đoạn cũng như là chuẩn bị cho những giai đoạn tiếp theo.
1.2 Vận Dụng Các Cặp Phạm Trù
*Phạm trù là những khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những
mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất
định.
*Phạm trù là sự mở rộng tối đa các khái niệm, là một khái niệm lớn chứa đựng một tập
hợp các khái niệm có cùng thuộc tính.
1.2.1 Cái riêng và cái chung
a. Cơ Sở Lý Thuyết
∙ Phạm trù cái riêng, cái chung
o Cái riêng: một sự vật hiện tượng, một quá trình nhất định.
o Cái chung: những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những quan hệ… lặp
lại phổ biến ở nhiều sự vật hiện tượng.
o Cái đơn nhất: những đặc tính, những tính chất… chỉ tồn tại ở một sự vật hiện
tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác

∙ Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung


o Cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan
o Cái chung tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng, không có cái chung
tuyệt đối
o Cái riêng tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung, không có cái riêng
tuyệt đối
o Cái riêng là cái toàn bộ, đa dạng phong phú; cái chung là cái bộ phận, sâu
sắc, bản chất
o Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện
xác định

∙Ý nghĩa phương pháp luận


o Cần phải nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng. Muốn nắm được cái
chung thì phải xuất phát từ những cái riêng.

19
o Cần phải cụ thể hóa cái chung trong mỗi hoàn cảnh, điều kiện cụ thể => khắc
phục bệnh giáo điều, máy móc hoặc cục bộ, địa phương.
o Vận dụng các điều kiện thích hợp cho sự chuyển hóa giữa cái chung và cái
đơn nhất.
b. Phân tích tình huống cụ thể trong quá trình thực hiện dự án: Dự án
PAPERMANENT thuộc GREE-SURRECTION là cái riêng vì nó là một quá trình nhất định.

∙ Nhiều cái chung làm nên cái riêng là dự án PAPERMANENT:

o Dự án kinh doanh các sản phẩm từ giấy tái chế được làm thủ công
o Hoạt động thiện nguyện mua cơm cho những người có hoàn cảnh khó khăn, cống
hiến cho cộng đồng.
o Dự án thuộc khuôn khổ môn học Triết học Mác - Lênin
o Dự án được vận hành theo 2 ban: Chương trình và Thực hiện
o Tiếp cận khách hàng, người xem qua hoạt động truyền thông
=> Những cái chung nêu trên đều là yếu tố, đặc điểm lặp lại phổ biến, có thể gặp ở
nhiều hoạt động, dự án khác.

∙ Cái đơn nhất làm dự án có đặc trưng riêng biệt:

o Dự án tái chế giấy vẽ màu nước kết hợp mô hình kinh doanh so với quy mô trong
lớp.
o Ý tưởng truyền tải và lan tỏa qua tên PAPERMANENT (Paper + Permanent : giấy +
trường tồn)
o Bản thân mỗi thành viên tham gia dự án là một cá nhân độc nhất.
o Sản phẩm cuối cùng được sáng tác bởi chính các thành viên trong nhóm. => Những
đặc tính này chỉ tồn tại ở dự án PAPERMANENT tạo nên điểm khác biệt, thu hút khách
hàng lựa chọn ủng hộ dự án.

∙ Những đặc điểm chung và cái đơn nhất hợp lại tạo thành cái riêng “PAPERMANENT”. ∙

Những cái chung nêu trên không tuyệt đối vì nó tồn tại trong dự án và thông qua dự án để biểu
hiện ra ngoài. Dự án này cũng không phải cái riêng tuyệt đối vì nó cũng mang những đặc điểm
chung, có trùng lặp với một số sự vật, hiện tượng khác. Mặt khác, PAPERMANENT là cái toàn
bộ vì nó bao gồm nhiều thành phần, yếu tố phong phú, đa dạng khác nhau; những cái chung
trong dự án trên là cái bộ phận vì nó mô tả đặc điểm, tính chất của PAPERMANENT. Đồng
thời, giữa cái chung và cái đơn nhất có sự chuyển hóa trao đổi lẫn nhau vì xét trên từng hệ quy
chiếu khác nhau (trên thị trường /trên quy mô trường/ trên quy mô các dự án trong môn triết học/
cộng đồng, xã hội) thì một số yếu tố vừa là cái chung vừa là cái đơn nhất.
c. Kết Luận, Bài Học Kinh Nghiệm

∙ Nhờ hiểu được cái chung, cái riêng và mối quan hệ giữa chúng, nhóm đã biết được lợi thế cạnh

tranh của mình nằm ở đâu, đặt trong hoàn cảnh diễn ra dự án để tìm ra khách hàng mục tiêu,
phương hướng marketing và truyền thông, tiếp cận khách hàng, thu hút sự chú ý.

20
∙ Xuyên suốt quá trình thực hiện dự án, những ý tưởng và hướng giải quyết "đơn nhất" của các

thành viên sẽ trở thành cái chung nếu được đề xuất và được lựa chọn, trở thành hướng giải
quyết chung tốt nhất cho cả nhóm. Đây là một dự án chung của nhóm nên việc thống nhất
các cái riêng của từng cá nhân thành cái chung là một điều hết sức quan trọng. Hiểu được
cặp phạm trù cái chung và cái riêng sẽ giúp cho các thành viên có cái cùng hướng nhìn đến
mục đích chung của dự án, tránh những suy nghĩ hay hướng đi sai lệch, giúp dự án được
hoàn thành như ngày hôm nay.

1.2.2 Nguyên nhân và kết quả


a. Cơ Sở Lý Thuyết

∙ Phạm trù nguyên nhân, kết quả

o Nguyên nhân: sự tác động giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các
sự vật hiện tượng với nhau tạo ra sự biến đổi nhất định.
o Kết quả: những biến đổi được tạo ra bởi nguyên nhân
o Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện

∙ Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

o Quan hệ nhân – quả: mối quan hệ khách quan bao hàm tính tất yếu.
o Nguyên nhân: trước, kết quả: sau
o Một nguyên nhân => một hoặc nhiều kết quả; một kết quả do một hoặc nhiều
nguyên nhân tạo nên
o Nguyên nhân, kết quả có thể “thay đổi vị trí cho nhau”
o Không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng

∙ Ý nghĩa phương pháp luận

o Không thể phủ nhận quan hệ nhân – quả.


o Phải biết phân biệt chính xác các loại nguyên nhân để có phương pháp giải quyết
đúng đắn, phù hợp.
o Phải có cái nhìn toàn diện và lịch sử - cụ thể trong phân tích, giải quyết và ứng dụng
quan hệ nhân quả
b. Phân tích tình huống cụ thể trong quá trình thực hiện dự
án: Nguyên nhân:
o Nguyên nhân sâu xa của dự án: Xuất phát từ yêu cầu của môn học là cần
thấy được sự tồn tại và mối liên hệ của Triết học, cụ thể là nội dung của phép
Biện chứng Duy vật trong mọi hoạt động thực tiễn, mọi sự vật luôn tồn tại
khách quan trong cuộc sống hằng ngày của mọi người, trong đó có cả sinh
viên, từ đó hiểu rõ và áp dụng các bài học Triết học vào thực tiễn cuộc sống
hằng ngày.
o Nguyên nhân trực tiếp của dự án: Đến từ việc suy nghĩ và thảo luận ý
tưởng dự án của các thành viên trong nhóm, thông qua buổi họp có sự thảo

21
luận và thống nhất giữa các thành viên để đi đến quyết định cuối cùng về một
ý tưởng tổng hợp từ các ý kiến cá nhân của các bạn trong nhóm.

∙ Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả


o Quan hệ nhân – quả: mối quan hệ khách quan bao hàm tính tất yếu: bởi có
nguyên nhân thì sẽ có kết quả: Khi ý tưởng dự án được duyệt và đưa vào hoạt
động thực tiễn thì ắt sẽ có kết quả dù tích cực hay tiêu cực.

▪ Đối với trường hợp dự án được thực thi thì kết quả là có sản phẩm và
doanh thu, tốt hơn nữa khi tiến độ dự án khả quan là sản phẩm chất lượng
tốt, số lượng đủ yêu cầu và doanh thu đạt chỉ tiêu, đủ kinh phí cho việc
thiện nguyện như đề án ban đầu. Qua đó có đầy đủ dữ liệu chính xác, cụ
thể để báo cáo giảng viên. Đồng thời tạo tiền đề vững chắc để mở rộng
quy mô, phát triển dự án trong các giai đoạn tiếp theo.

▪ Ngược lại, nếu dự án trục trặc, không thể tiếp tục hoạt động thì vẫn luôn
có kết quả. Tuy nhiên trong giả định này thì kết quả sẽ là sự thất bại khi
không có sản phẩm, không doanh thu, không có đủ thông tin dữ liệu để
báo cáo.
o Một nguyên nhân dẫn đến nhiều kết quả. Tương tự, một kết quả có thể do
nhiều nguyên nhân dẫn đến:
Kết quả dự án PAPERMANENT được tạo thành bởi nhiều nguyên nhân:
nguyên nhân sâu xa và trực tiếp được đề cập ở trên, năng lực và sự đóng góp,
cống hiến của từng thành viên, khả năng hoạt động nhóm tốt, sự dẫn dắt đúng
hướng của nhóm trưởng, sự giúp đỡ từ những bạn bè xung quanh,... Ngược
lại, một nguyên nhân như sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong
team có thể dẫn đến nhiều kết quả như tốc độ chạy deadline nhanh, chất
lượng sản phẩm đồng nhất, kết quả doanh thu cao,...
o Bên cạnh đó, nguyên nhân và kết quả có sự thay đổi linh hoạt vị trí cho nhau.
Một sự việc, hiện tượng có thể vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả tùy theo
thời điểm mà nó được xét. Nó có thể là nguyên nhân của sự việc đứng sau
nó, cũng có thể là kết quả của sự việc đứng trước nó.
Dự án là kết quả của yêu cầu bài tập do giảng viên đưa ra, đồng thời là
nguyên nhân dẫn đến sự phát triển lên quy mô lớn hơn trong tương lai sắp tới
thành câu lạc bộ (dự kiến). Vì vậy, không có nguyên nhân đầu tiên, cũng
không có kết quả cuối cùng vì các sự việc,hiện tượng đều có liên hệ nhất định
và vận động linh hoạt trong từng điều kiện, hoàn cảnh khác nhau.
c. Kết Luận, Bài Học Kinh Nghiệm

22
Nhờ có việc nhìn nhận rõ ràng mối quan hệ nhân - quả, nhóm đã áp dụng vào giải
quyết các tình huống trong vận hành dự án, xem xét dưới góc nhìn đa chiều, đến gốc rễ
của các vấn đề và kịp thời định hướng giải quyết khi có sự phát sinh ngoài ý muốn. Điển
hình là việc làm sản phẩm thủ công từ giấy tái chế. Quyết định lựa chọn những sản phẩm
này là kết quả thu được từ quá trình xem xét kết hợp đa dạng nguyên nhân: nhu cầu xử lí
giấy thải từ chính bản thân các thành viên trong nhóm; xu thế sống xanh, sống sạch, bảo
vệ môi trường ngày càng được lan rộng; thau đựng bột giấy không vừa với khung đã làm
sẵn đã được khắc phục nhanh chóng bằng cách khác;... 1.2.3. Nội dung và hình thức
a. Cơ Sở Lý Thuyết
∙ Phạm trù nội dung, hình thức
o Nội dung là phạm trù triết học chỉ tổng hợp tất cả các mặt, các yếu tố, các quá
trình tạo nên sự vật, hiện tượng.
o Hình thức là phạm trù triết học chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật,
hiện tượng. là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của
sự vật

∙ Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức


o Giữa nội dung và hình thức: có sự thống nhất: cùng một nội dung có thể được
thể hiện qua nhiều hình thức, cùng một hình thức có thể truyền tải được nhiều
nội dung.
o Nội dung quyết định hình thức.
o Hình thức có tính tác động trở lại với nội dung.
o Nội dung và hình thức có sự chuyển hóa lẫn nhau.

∙Ý nghĩa phương pháp luận


o Khi xem xét sự vật cần căn cứ vào nội dung tuy nhiên không được tách rời nội
dung và hình thức, xem nhẹ hình thức hoặc tuyệt đối hóa một trong hai mặt. o Trong hoạt
động thực tiễn, cần làm cho nội dung và hình thức phù hợp với nhau, nếu hình thức
không phù hợp với nội dung thì phải thay đổi hình thức. b. Phân tích tình huống cụ thể
trong quá trình thực hiện dự án:
Phạm trù
o Nội dung chính của dự án: tái chế giấy thành các sản phẩm thân thiện môi
trường (bookmark, thiệp giáng sinh,...), kinh doanh và vận động gây quỹ cho
hoạt động thiện nguyện. Tất cả những lợi nhuận có được từ việc bán hàng đều
sẽ được dùng để hỗ trợ những mảnh đời khó khăn, cụ thể ở đây là phát cơm từ
thiện.
o Hình thức dự án được thể hiện đa dạng:

23
▪ Sản phẩm tái chế được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau:

bookmark, thiệp, tranh vẽ theo yêu cầu.

▪ Kinh doanh qua hình thức bán hàng trực tiếp và online thông qua kênh
fanpage. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh, thúc đẩy doanh thu còn thể
hiện qua hình thức truyền thông với các ấn phẩm hình ảnh, bài viết quảng
bá sản phẩm mang tính giải trí, bắt kịp xu hướng (câu chuyện liên quan
đến Linh vật World Cup 2022) và phù hợp các dịp lễ hội
trong năm (Thiệp Noel cho mùa Giáng Sinh)

∙ Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức


o Giữa nội dung và hình thức: có sự thống nhất - cùng một nội dung có thể được thể
hiện qua nhiều hình thức, cùng một hình thức có thể truyền tải được nhiều nội
dung:

▪ Như đã phân tích ở trên, cùng một nội dung kinh doanh các mặt hàng sản
phẩm từ giấy tái chế, có thể có nhiều hình thức kinh doanh online hoặc
offline. Hoặc bản thân sản phẩm tái chế cũng được thể hiện dưới nhiều
hình thức đa dạng như thiệp, bookmark, tranh vẽ,...

▪ Ngược lại, một hình thức có thể diễn đạt nhiều nội dung: bài đăng truyền
thông về sản phẩm đợt đầu tiên của dự án đã bao hàm nhiều nội dung
như: quảng bá cho sản phẩm đợt 1, truyền tải sứ mệnh, mục tiêu chung
của dự án, các công đoạn tạo ra sản phẩm, bước tiếp theo trong tương lai,
thu hút lượt tương tác,...
o Nội dung và hình thức có sự tác động qua lại, nội dung quyết định hình thức bởi để
truyền tải một nội dung nào đó thì hình thức thể hiện phải thực sự phù hợp và có
khả năng lan tỏa, tiếp cận mạnh. Ngược lại, hình thức cũng tác động trở lại nội
dung. Một hình thức có sức thu hút người xem cao sẽ đòi hỏi nội dung có một số
điều chỉnh nhất định để tối ưu hóa lợi thế của hình thức. Cụ thể, khi so sánh lợi thế
cạnh tranh giữa các phương tiện truyền thông, nhóm quyết định dùng fanpage trên
Facebook vì nó tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng với đối tượng khách hàng mục tiêu
là các bạn sinh viên. Với hình thức truyền thông qua fanpage này, nội dung mặc dù
giữ nguyên sườn ý cơ bản của nó nhưng vẫn phải đảm bảo một số yêu cầu nhất
định như thông tin chính kết hợp với các chi tiết ấn tượng gây chú ý, các câu khẩu
hiệu.
c. Kết Luận, Bài Học Kinh Nghiệm
Dựa trên mối liên hệ giữa nội dung và hình thức, nhóm xác định phương hướng làm
việc, xây dựng nội dung cụ thể. Sau đó, các hình thức sẽ được cân nhắc và chọn lọc sao
cho phù hợp, hiệu quả truyền tải tốt. Từ hình thức chọn được, quay lại xem xét điều

24
chỉnh nội dung. Từ sự tự phản ánh đó giúp nhóm tránh được sự rời rạc giữa nội dung và
hình thức. Hai mặt đều có vai trò quan trọng, không tuyệt đối hóa mặt nào. Chính vì
những lựa chọn và cân nhắc kỹ lưỡng trong quá trình kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội
dung và hình thức, dự án đã được thực hiện một cách phù hợp, tăng hiệu quả trong nhiều
phương diện như: mức độ truyền thông đạt hiệu quả rất cao vượt xa dự kiến, các mặt
hàng tiêu thụ nhanh chóng ở giai đoạn đầu tiên,…
1.3 Vận Dụng Quy Luật Cơ Bản Của Phép Biện Chứng Duy Vật
1.3.1 Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất
và ngược lại
a. Cơ Sở Lý Thuyết
Vai trò, vị trí của quy luật => chỉ ra cách thức/ phương thức của sự phát triển

∙ Khái niệm chất, lượng

o Chất: tính quy định khách quan vốn có, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính
cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác.
o Lượng: tính quy định vốn có của sự vật về: số lượng, quy mô, tốc độ, nhịp
điệu…
=>Sự phân biệt chất và lượng trong quá trình nhận thức chỉ mang tính tương

đối ∙ Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

o Sự vật hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng,
thay đổi về lượng => thay đổi về chất.
o Khái niệm độ
o Khái niệm điểm nút
o Khái niệm bước nhảy
o Chất mới ra đời tác động trở lại lượng mới => quá trình diễn ra liên tục tạo nên
phương thức của sự vận động, phát triển

∙Ý nghĩa phương pháp luận


o Tôn trọng cả hai loại chỉ tiêu chất và lượng, nhận thức toàn diện.
o Cần từng bước tích lũy về lượng để có thể thay đổi chất, đồng thời phát huy tác
dụng của chất mới.
o Khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh, bảo thủ hữu khuynh.
o Vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy.
o Phát huy vai trò của tính năng động chủ quan.
b. Phân tích tình huống cụ thể trong quá trình thực hiện dự án:

∙ Sự lựa chọn chủ đề và hình thức triển khai dự án


Việc lựa chọn chủ đề và hình thức triển khai dự án được tiến hành như sau theo
từng bước cụ thể:

25
Đầu tiên, tất cả các thành viên trong nhóm được giao nhiệm vụ suy nghĩ về một chủ
đề cũng như cách triển khai chủ đề đó sao cho hợp lý nhất có thể. Với những thời hạn
được đặt ra rõ ràng và cụ thể, tất cả các thành viên trong nhóm mỗi người đã có cho bản
thân mình một ý tưởng và hướng thực hiện kế hoạch ấy.
Sau đó, nhóm tiến hành các đề tài được trình bày. Kết quả cụ thể thu được quyết
định dự án theo hướng bảo vệ môi trường, cụ thể cho giai đoạn này là dự án tái chế giấy.
Ta có thể thấy rằng quy luật lượng chất đã thể hiện vai trò của mình ở việc khi một ý
tưởng nhận được nhiều sự đồng thuận thì đến một lúc nào đó khi số lượt bình chọn của ý
tưởng đó vượt quá sự tín nhiệm đối với các chủ đề còn lại sẽ được đưa vào bàn luận một
cách sâu sắc hơn để chứng minh tính khả thi và tối ưu của nó, tăng thêm sự tin tưởng
của các thành viên về đề tài được chọn. Đến một lúc nào đó, sự tín nhiệm ấy lớn dần và
được đưa vào vận hành một cách chính thức. Tại thời điểm này, ý tưởng ấy không còn là
của riêng một cá nhân nào nữa mà đã chuyển thành một dự án của tất cả thành viên
trong nhóm. Nói một cách khác, hiện tượng đổi chất đã diễn ra tại đây, từ cái riêng
chuyển thành cái chung, từ cái bộ phận thành cái toàn thể với một hình thức hoàn toàn
mới mẻ.

∙ Tính hoàn thiện của dự án


Một trong những yếu tố đóng góp vào sự hoàn thiện của dự án chính là sự phân
công công việc cho từng thành viên. Áp dụng bản chất của quy luật lượng - chất rằng
“Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông
qua bước nhảy; đồng thời chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi mới
về lượng của sự vật, hiện tượng”, nhóm trường đã tiến hành chia 2 ban và đồng thời giao
các đầu việc về cho các trường ban triển khai. Các trưởng ban sau khi nhận được nhiệm
vụ lại phân nhỏ những phần việc ấy thành các công việc chi tiết cụ thể và chia đều cho
các thành viên trong ban của mình. Sau khi đã nắm rõ được nhiệm vụ của mình, từng
thành viên thực hiện công việc của mình.
Các công việc nhỏ đơn lẻ của từng cá nhân hoàn thành đóng góp vào sự vận hành
trơn tru của cả nhóm. Khi tích đủ lượng, chất sẽ biến đổi, trở nên hoàn thiện hơn. Nhờ
vậy, ngày càng có nhiều công việc được hoàn thành, thúc đẩy tiến độ dự án. Điều này
thúc đẩy tốc độ hoàn thành và mức độ đầu tư công việc cao hơn các giai đoạn trước,
biểu hiện điển hình cho việc khi chất thay đổi, chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra
những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng.
∙ Hoạt Động Thiện Nguyện
Quy luật lượng chất thể hiện bản chất của nó trong sự thay đổi từ lợi nhuận sang vật
phẩm, cụ thể ở đây là từ tiền sang các phần cơm.

26
Sự gia tăng ngày một nhiều của lợi nhuận đến một mức độ nào đó sẽ đạt đủ mục tiêu
đề ra để dùng nó vào việc mua cơm. Lúc này tiền từ thiện đã được chuyển đổi sang
một công cụ trao đổi khác là cơm.
c. Kết Luận, Bài Học Kinh Nghiệm

∙ Kết luận:
Dựa vào việc ứng dụng các tính chất và quan điểm lý thuyết của quy luật lượng -
chất, nhóm đã có những góc nhìn và cách giải quyết hiệu quả hơn với các vấn đề phát
sinh trong quá trình vận hành dự án. Tuy nhiên, để quy luật lượng - chất phát huy
đúng vai trò của nó thì mỗi cá nhân trong tập thể cần phải nắm vững lý thuyết và áp
dụng hiệu quả vào công việc để từ đó tìm ra các giải pháp tối ưu. Bên cạnh đó, quy
luật lượng - chất đòi hỏi sự kiên trì, thấu đáo của mỗi thành viên và sự đoàn kết trên
toàn thể để đạt được hiệu quả.

∙ Bài học Kinh Nghiệm:


Thông qua dự án, nhóm đã nhận ra được tầm quan trọng và tính ứng dụng thực tiễn
của Quy luật lượng - chất nói riêng và Triết học Mác-Lênin nói chung. Trên cơ sở đó,
nhóm cũng đã nhận thức rằng bản thân từng thành viên cần không ngừng nâng cao tri
thức bản thân về những lĩnh vực trong cuộc sống, đặc biệt là Triết học Mác-Lênin.
Trái với nhận định của một bộ phận người học rằng Triết học là khô khan và hàn
lâm, Quy luật lượng - chất thuộc phạm vi Triết học Mác-Lênin đã chứng minh được
tính hữu dụng của nó trong công cuộc tìm ra lời giải cho những bài toán hóc búa phát
sinh khi vận hành dự án, cụ thể được trình bày như trên. Chính vì thế, bản thân mỗi
chúng ta không nên nhìn nhận sự vật hiện tượng một cách hời hợt mà phải tìm hiểu
bản chất rõ ràng để tìm ra hướng đi đúng đắn cho chính mình. Nắm bắt và áp dụng
được quy luật lượng - chất, chúng ta có thể tập trung để tích lũy lượng, phát triển bản
thân một cách nhẫn nại, kiên trì và đến một lúc nào đó, việc đổi chất tất yếu sẵn sàng
xảy ra. Khi ấy, chúng ta phải biết nắm bắt thời cơ, tránh trì trệ để đạt được những hoa
thơm trái ngọt trong cuộc sống. Bên cạnh đó, ta cần linh hoạt phát huy tính năng động,
chủ quan để “đi tắt, đón đầu”, xúc tiến quá trình đổi chất và không ngừng phát triển
theo thời gian.
1.3.2 Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa những mặt đối lập
a. Cơ Sở Lý Thuyết
Vai trò, vị trí của quy luật => chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự phát

triển ∙ Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn
o Mâu thuẫn: Mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối
lập của mỗi sự vật hiện tượng.

27
o Mặt đối lập: những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái

ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau ∙ Các tính chất
chung của mâu thuẫn
o Tính khách quan
o Tính phổ biến
o Tính đa dạng, phong phú
o Quá trình vận động của mâu thuẫn
Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với

nhau. ∙ Thống nhất giữa các mặt đối lập? =>Tương đối

∙ Đấu tranh giữa các mặt đối lập? => Tuyệt đối

∙ Thống nhất, đấu tranh => chuyển hóa giữa các mặt đối lập => mâu thuẫn cũ mất đi,
mâu thuẫn mới ra đời => tiếp tục đấu tranh giải quyết mâu thuẫn

∙ Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển

∙Ý nghĩa phương pháp luận


o Tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập
=> Nguyên tắc phân đôi cái thống nhất.
o Cần có quan điểm lịch sử - cụ thể trong nhận thức và giải quyết mâu thuẫn
b. Phân tích tình huống cụ thể trong quá trình thực hiện dự án:

∙ Cung - Cầu:
o Do đẩy mạnh quảng bá dự án, vội vã trong quá trình giới thiệu và kinh doanh
sản phẩm dẫn đến ban đầu cầu nhiều vượt quá số lượng cung. Điều đó cũng
phần nào làm giảm uy tín của nhóm khi vừa đăng thông báo đã không còn
hàng theo yêu cầu của người mua, một vài mặt hàng đã được bán trước khi
đăng bài.
o Để giải quyết mâu thuẫn này, nhóm đã quyết định đẩy mạnh trong khâu sản
xuất cũng như ngừng việc chào bán sản phẩm trước mỗi đợt hàng để giữ được
nguồn khách hàng tiềm năng.
o “Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, quá trình tác động, chuyển
hóa giữa hai mặt đối lập lại tiếp diễn làm cho sự vật hiện tượng luôn trong trạng thái vận
động và phát triển”. Sau khi nhập ngừng việc chào bán trước sản phẩm sức mua của các
bạn sinh viên đã không còn như trước nhưng số lượng cung lại còn thừa lại khá nhiều. Vì
vậy, nhóm đã quyết định thanh lý số hàng còn lại để kịp tiến độ quyên góp, thống kê và
báo cáo theo kế hoạch. ∙ Mong muốn - Khả năng:

Theo mong muốn ban đầu của nhóm, đợt sản phẩm giáng sinh với giá thành tương đối
cao sẽ được tiêu thụ một cách nhanh chóng, sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận tốt bổ

28
sung vào kinh phí cho buổi thiện nguyên. Thế nhưng vì nhiều nguyên nhân khách
quan như tính thời vụ của sản phẩm thiệp giáng sinh, giá thành thay đổi dẫn đến không
còn phù hợp với dự toán của đối tượng khách hàng mà dự án đang hướng tới là những
bạn trẻ, những bạn sinh viên trong và ngoài trường,... mà doanh thu không đúng như
kì vọng, hàng tồn đọng lại còn khá nhiều. Nhóm đã quyết định giảm giá thành sản
phẩm cũng như tiến hành các chương trình khuyến mãi để có thể nhanh chóng thu
được lợi nhuận kịp thời cho việc thiện nguyện.
c. Kết Luận, Bài Học Kinh Nghiệm

∙ Kết Luận: Trong quá trình làm việc nhóm luôn tồn tại song song nhiều mâu thuẫn
nhưng thông qua việc phân tích, tìm ra nguyên nhân và các hướng giải quyết, dự án
của nhóm đã có nhiều cơ hội để thay đổi, hoàn thiện hơn.

∙ Bài Học Kinh Nghiệm:


o Không ngừng trau dồi kiến thức cho bản thân để có thể giải quyết mâu thuẫn
tốt hơn.
o Không ngại đối mặt với mâu thuẫn, tiếp tục đưa ra các ý kiến của bản thân,
không ngừng sáng tạo để giải quyết các mâu thuẫn nhằm phát dự án và trau dồi
khả năng của bản thân.
o Khi đối mặt với mâu thuẫn cần giữ sự bình tĩnh, sáng suốt, hiểu rõ bản chất và
nguyên nhân của mâu thuẫn để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
1.3.3 Quy luật phủ định của phủ định
a. Cơ Sở Lý Thuyết
Vai trò, vị trí của quy luật => chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển

∙ Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng


o Phủ định: sự thay thế sự vật hiện tượng này bằng sự vật hiện tượng khác, trạng
thái tồn tại này bằng trạng thái tồn tại khác trong quá trình phát triển o Phủ định
biện chứng: sự phủ định tạo điều kiện, tiền đề cho sự phát triển => Tính khách
quan, tính kế thừa
o Phủ định của phủ định: Sự phủ định mang tính chu kỳ, sự vật hiện tượng qua

nhiều lần phủ định có vẻ lặp lại hình thái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. ⇨

Tính kế thừa
Tính lặp lại
Tính tiến lên

∙Ý nghĩa phương pháp luận


o Không được né tránh hay phủ nhận tính khách quan của quá trình phủ định
biện chứng
o Không được phủ định sạch trơn mọi yếu tố của cái cũ

29
o Biết phát hiện và bồi dưỡng cái mới, tạo điều kiện cho cái mới chiến thắng cái
lạc hậu, lỗi thời
o Vận dụng phương pháp kế thừa biện chứng trên tinh thần khoa học vào quá
trình phát huy truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
b. Phân tích tình huống cụ thể trong quá trình thực hiện dự án:
∙ Sản phẩm của từng Ban
Sản phẩm giấy tái chế ban đầu được thực hiện theo quy trình đã chuẩn bị trước. Thông
qua quá trình thực hiện, các thành viên rút ra được kinh nghiệm trong việc làm giấy tái
chế, thông qua sản phẩm cuối cùng để tìm ra giải pháp cho các vấn đề gặp phải (giấy bị
rộp, mặt giấy không được phẳng, giấy quá mỏng, quá dày, máy xay bị hỏng,..). Các buổi
làm việc tiếp theo, áp dụng những kinh nghiệm, những chỉnh sửa, quy trình làm việc của
nhóm dần được hoàn thiện và cho ra đời sản phẩm ngày một chất lượng, chỉnh chu với

mức độ hoàn thiện cao nhất trong khả năng và thời lượng của học phần Triết học. ∙ Lên ý
tưởng thực hiện dự án
o Ban đầu, có 5 thành viên trong nhóm lần lượt trình bày về các ý tưởng riêng
của bản thân, bao gồm mục tiêu, ý nghĩa, định hướng và phương thức hoạt
động dự án. Các thành viên còn lại trong nhóm lắng nghe và trình bày quan
điểm của về ý tưởng đó.
o Sau đó, các ý tưởng được phân tích thành ưu và nhược điểm, từ đó có cơ sở so
sánh tính khả thi và tính nhân văn để đi đến quyết định chung cuối cùng. o Ý tưởng
quyết định cuối cùng là tổng hợp những ưu điểm từ nhiều ý tưởng của các thành
viên trên. Các yếu tố không khả thi, không cần thiết được lược bỏ và tập trung
phát triển những mặt tích cực.
=> Cái mới ra đời là sự phát triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu
cực, lỗi thời, lạc hậu của cái cũ và chọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt còn thích hợp,
những mặt tích cực, bổ sung những mặt mới phù hợp với hiện thực

∙ Nội dung và hình ảnh trên trang fanpage của dự án


Phần nội dung và hình ảnh của những bài đăng trên Facebook của dự án cũng trải qua
nhiều lần phủ định, góp ý, chỉnh sửa để phù hợp hơn với chủ đề dự án. Cụ thể là logo và
ảnh bìa của dự án đã được chỉnh sửa qua không dưới 10 bản thiết kế để đi đến phương
án cuối cùng là logo hiện tại.
c. Kết Luận, Bài Học Kinh Nghiệm

∙ Kết luận
30
Quy luật phủ định của phủ định là một quy luật tất yếu, cần thiết cho mỗi hoạt động.
Nhóm đã dựa vào quy luật phủ định của phủ định để phủ định, xóa bỏ những mặt chưa
phù hợp và cải thiện, phát triển những mặt đúng đắn, phù hợp với dự án.

∙ Bài học kinh nghiệm


Mỗi thành viên đều phải tự nâng cao kiến thức của bản thân, tính tích cực, kiên trì mới
xây dựng được một kế hoạch hiệu quả cho tương lai thông qua quy luật phủ định của
phủ định.
Việc thảo luận để góp ý, chỉnh sửa cho các sản phẩm, kế hoạch của từng cá nhân và từng
ban là rất quan trọng, vì những góp ý, chỉnh sửa đó là cơ sở để cái cũ với những mặt
chưa phù hợp bị phủ định, loại bỏ và cái mới phù hợp hơn thay thế.

2. Phương hướng khắc phục những hạn chế dựa trên sự vận dụng Triết học Mác – Lênin
Hạn chế Phương hướng khắc phục

Không tìm hiểu kĩ về tính chất, đặc thù của Vận dụng quan điểm toàn diện, nhìn nhận tính
giấy baohong chuyên dùng vẽ màu nước chất của sự vật hiện tượng kĩ càng hơn để tìm ra
=> Chậm trễ tiến độ tái chế giấy; tốn thời gian, phương hướng khắc phục : ngâm lâu hơn, sử
chi phí của từng thành viên; hỏng máy xay. dụng máy xay cơ thay vì máy xay điện để hạn
chế tối đa rủi ro gây hư hỏng, tái chế trực tiếp
thay vì phải biến đổi giấy thông qua quá trình
ngâm, xay nhuyễn, phơi,..

Truyền thông: một nhân sự không theo đúng Tìm hiểu cụ thể vấn đề cá nhân đó đang gặp phải
tiến độ dự án do không có tác phong trong hoàn cảnh khi đó, từ đó điều chỉnh phân
=> Trễ tiến độ bài đăng logo công công việc phù hợp hơn và nhắc nhở cải
Một bạn trong nhóm bận nhiều việc cá nhân thiện lần sau.
nên vắng nhiều buổi làm chung với nhóm
=> Chưa tối ưu hóa được hiệu suất làm việc
cả nhóm

Không có sự phối hợp thống nhất kỹ càng giữa Vận dụng quy luật phát triển và phủ định của phủ
bên bán hàng và bên quản lí kho, tổng hợp sổ định để xây dựng một quy trình làm việc giữ thủ
sách => Khó khăn trong quản lí và tổng hợp sổ quỹ và đội ngũ bán hàng ngày càng khoa học:
sách trao đổi rõ ràng về đơn hàng, quy trình nhận
hàng và thanh toán, quá trình kiểm soát hàng
hoá,…. Thông tin được lưu trữ một cách chuyên
môn hoá hơn, có sheet thống kê cụ thể từng sản
phẩm cũng như từng nguồn thu chi quỹ được
công bố công khai và minh bạch

Xác định sai thời lượng của dự án: 7 tuần thay vì 7 Vận dụng quy
luật Phủ định của phủ định để loại bỏ

31
buổi học đi kế hoạch cũ, kịp thời xây dựng một kế hoạch
=>Xáo trộn lịch trình, một số công việc bị đôn mới đúng với thời lượng yêu cầu và phù hợp với
lên gấp. khả năng của nhóm: rút ngắn thời gian làm giấy,
tăng tần suất hoạt động của fanpage, gia tăng
nhân lực ở mỗi khâu của dự án,…

Thời tiết: không dự tính được thời tiết trong Vận dụng tổng hợp linh hoạt các quan điểm và các
các buổi làm giấy cặp phạm trù để tìm phương hướng phù hợp hơn:
=> Có một số buổi không hoàn thành chỉ tiêu sử dụng máy sấy, phơi trong nhà mà không bị phụ
do thời tiết không phù hợp thuộc vào thời tiết.

3. Bài học kinh nghiệm và cảm nhận sau quá trình thực hiện dự án

∙ Bài học kinh nghiệm

▪ Cần vận dụng quan điểm toàn diện và có cái nhìn sâu, rộng, đúng đắn
về tính chất, đặc điểm,.. của các đối tượng mà dự án dự định sẽ tác
động (giấy, …) và các vấn đang tồn đọng trong thực tiễn hoạt động dự
án (tồn hàng, trễ deadline,....) để hiểu rõ và có những phương pháp tác
động phù hợp

▪ Trong từng giai đoạn của quá trình hoạt động dự án, Vận dụng Quan
điểm Lịch Sử - Cụ thể, phân tích từng điều kiện cụ thể tác động đến dự
án, phân tích các mối tương quan, các mối liên hệ phổ biến để có
những giải pháp hợp lý, giúp tối ưu hoá hoạt động làm sản phẩm, kinh
doanh, truyền thông, giải quyết các vấn đề về nhân sự,...
▪ Cần xem xét các yếu tố chi phối đến hoàn cảnh, xâu chuỗi các dữ kiện

thu thập được để đưa ra quyết định linh hoạt phù hợp điều kiện nhằm
có hướng đi đúng trong dự án đầu tiên, tạo nên tiền đề vững chắc cho
các hoạt động trong tương lai.

▪ Cấn tiếp nhận các đánh giá để rút ra kinh nghiệm, không nên có tư
tưởng bảo thủ, tiếp nhận cái mới và khắc phục thiếu sót của mình, làm
tiền đề cho sự phát triển về sau. Tự đánh giá và nhìn nhận lại bản thân
để có phương hướng khắc phục và giải quyết cho các giai đoạn sau này
của dự án.

▪ Hiểu được cái chung, cái riêng và mối quan hệ giữa chúng, từ đó biết
được điểm mạnh, điểm yếu, ưu điểm cạnh tranh của nhóm và bản sắc
cá nhân riêng để có thể định hướng phát triển phù hợp. Hiểu rõ từng cá
nhân, “cái riêng” và phối hợp, đi đến thống nhất “cái chung”, định
hướng chung cho toàn bộ nhóm
32
o Cặp phạm trù Nguyên Nhân - Kết Quả

Nhìn nhận rõ ràng mối quan hệ nhân - quả, từ đó áp dụng vào giải quyết các tình huống
trong vận hành dự án, xem xét dưới góc nhìn đa chiều, đến gốc rễ của các vấn đề và kịp
thời định hướng giải quyết khi có sự phát sinh ngoài ý muốn.
o Cặp phạm trù Nội Dung - Hình Thức
Hiểu rõ mối liên hệ giữa nội dung và hình thức, xác định phương hướng làm việc , xác
định dụng ý, xây dựng nội dung cụ thể. Từ đó cân nhắc và chọn lọc hình thức sao cho
phù hợp, hiệu quả truyền tải tốt. Từ hình thức chọn được, quay lại xem xét điều chỉnh nội
dung. Chính vì những lựa chọn và cân nhắc kỹ lưỡng trong quá trình kết hợp nhuần
nhuyễn giữa nội dung và hình thức, dự án đã được thực hiện một cách phù hợp, tăng hiệu
quả trong nhiều phương diện.
o Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và
ngược lại: Nhìn nhận được tầm quan trọng và tính ứng dụng thực tiễn của Quy luật
lượng - chất . Tìm hiểu bản chất rõ ràng để tìm ra hướng đi đúng đắn cho chính
mình. Nắm bắt và áp dụng được quy luật lượng - chất, tập trung tích lũy lượng đến
một mức độ nhất định việc đổi chất tất yếu xảy ra.
o Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa những mặt đối lập

▪Không ngừng trau dồi kiến thức cho bản thân, không ngại đối mặt với mâu
thuẫn, tiếp tục đưa ra các ý kiến của bản thân, không ngừng sáng tạo để giải
quyết các mâu thuẫn nhằm phát triển dự án, đối mặt với mâu thuẫn cần giữ
sự bình tĩnh, sáng suốt, hiểu rõ bản chất và nguyên nhân của mâu thuẫn để
giải quyết một cách hiệu quả.
o Nên dựa vào quy luật phủ định của phủ định để phủ định, xóa bỏ những mặt chưa
phù hợp và cải thiện, phát triển những mặt đúng đắn, phù hợp với dự án. Khi hoạt
động nhóm cần tăng tính hiệu quả thông qua các phương pháp phản hồi, góp ý
nhằm nhận ra những điều tích cực, đúng đắn để phát huy, đồng thời loại bỏ các
khuyết điểm. K
o hi xây dựng kế hoạch cần phải vận dụng triệt để hơn những kiến thức đã được học
để dự đoán được nhiều tình huống , bỏ sớm những yếu tố gây cản trở, khó khăn
trong quá trình thực hiện.

∙ Cảm nhận của bản thân:

Đây là lần đầu tiên em được tham gia tự mình thành lập, tạo dựng nên một dự án
hoàn toàn mới, hơn thế nữa là một dự án về bảo vệ môi trường. Bản thân em cũng
như tất cả các thành viên trong nhóm đều rất bỡ ngỡ và còn nhiều thiếu sót dẫn
đến việc cần phải khắc phục nhiều hậu quả. Tuy nhiên qua quá trình thực hiện dự
án em cũng như các bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân mình,

33
nhiều trải nghiệm mởi mẻ và đương đầu với thử thách làm chúng em trở nên kiên
cường, bình tĩnh hơn khi xử lí các tình huống. Thông qua quá trình chạy dự án,
em cũng đã vận dụng được nhiều lí thuyết trên giảng đường vào thực tiễn, từ đó
nhận thấy được mối liên hệ giữa triết học và thực tiễn cuộc sống, tạo nên nền tảng
tri thức để áp dụng trong tương lai. Và cuối cùng, em hi vọng chút ít sức lực nhỏ
nhoi của nhóm mình có thể tạo ra một tác động gì đó đến cộng đồng, tuyên truyền
về vấn đề bảo vệ môi trường cũng như là giúp đỡ được cho một số lượng nhỏ
những người có hoàn cảnh khó khăn.

34

You might also like