You are on page 1of 11

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Đại hội III của Đảng đã đưa ra “nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước”
là của ai ?

a. Cách mạng XHCN ở miền Bắc


b. Cách mạng XHCN ở miền Nam
c. Cách mạng XHCN ở miền Trung
d. Cách mạng ở 3 miền Nam, Trung, Bắc.

2. “Chủ trương mở mặt trận ngoại giao, kết hợp quân sự, chính trị với ngoại giao, đưa tới đàm phán
Hội nghị Pari” là xuất phát từ đâu?

a. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 của Đảng


b. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 13 của Đảng
c. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 15 của Đảng
d. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 của Đảng.

3. Đảng ta xác dịnh: “Đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam” từ khi nào?

a. Đại hội III của Đảng


b. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (7-1954)
c. Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (3-1955)
d. Hội nghị Trung ương lần thứ 13 (12-1957).

4. Đảng ta nhận định: “Phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu
tranh của nhân dân miền Nam” từ khi nào?

a. Đại hội III của Đảng


b. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (7-1954)
c. Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (3-1955)
d. Hội nghị Trung ương lần thứ 13 (12-1957).

5. Đảng ta nhận định: “Mục tiêu và nhiệm vụ của cách mạng là củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc
tiến dần lên CNXH” là khi nào ?

a. Hội nghị Trung ương lần thứ 13 (12-1957)


b. Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (1-1953)
c. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (7-1954)
d. Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (3-1955).

6. Hội nghị Trung ương 15 của Đảng (1-1959) bàn về nội dung gì ?

a. Cách mạng XHCN miền Bắc


b. Cách mạng 2 miền Nam Bắc
c. Cách mạng miền Nam
d. Chiến tranh chống Pháp.

7. Hội nghị Trung ương 15 của Đảng (1-1959) bàn về nội dung gì ?

a. “…. Đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách
mạng của nhân dân”
b. “Mục tiêu và nhiệm vụ của cách mạng là củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên
CNXH”
c. “phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân
dân miền Nam”
d. Chiến tranh chống Pháp.

8. Những lực lượng quân đội nước ngoài nào có mặt ở miền Bắc Việt Nam với tư cách là quân đồng
minh sau tháng 8-1945?

a. Trung Quốc và Anh.

b. Trung Quốc và Pháp.

c. Trung Quốc và Liên Xô.

d. Trung Quốc và Hoa Kỳ.

9. Những lực lượng quân đội nước ngoài nào có mặt ở miền Nam Việt Nam với tư cách là quân đồng
minh sau tháng 8-1945?

a. Trung Quốc và Anh

b. Trung Quốc và Pháp

c. Anh và Pháp

d. Trung Quốc và Hoa Kỳ.

10. Những tổ chức phản động nào của nguời Việt sống lưu vong đã theo quân Tưởng về Việt nam
chống phá cách mạng?

a. Việt Cách và Đại Việt

b. Việt Quốc và Đại Việt

c. Đại Việt và Lập Hiến

d. Việt Quốc và Việt Cách.

11. Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá tình hình nước ta
như thế nào ?

a. Vận mệnh dân tộc ta như ngàn cân treo sợi tóc
b. Vận mệnh dân tộc ta gặp khó khăn

c. Vận mệnh dân tộc ta vô cùng khó khăn, nguy hiểm

d. Vận mệnh dân tộc ta có những thách thức to lớn.

12. Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” (25-11-1945) của Trung ương Đảng xác định tính chất của cách
mạng Đông Dương trong thời kỳ mới là gì ?

a. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

b. Cách mạng dân tộc giải phóng

c. Cách mạng dân tộc dân chủ

d. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

13. Chỉ thị “ Kháng chiến kiến quốc” (25-11-1945) của Trung Ương Đảng xác định kẻ thù
chính của ta là ai ?

a. Quân Tưởng

b. Thực dân Anh

c. Đế quốc Mỹ

d. Thực dân Pháp.

14. Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” (25-11-1945), Đảng đưa ra nguyên tắc gì để đấu tranh
với quân Tưởng ?

a. Hoa – việt đồng minh

b. Hoa – Việt thân thiện

c. Hoa – Việt đồng chí

d. Hoa – Việt hợp tác.

15. Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” (25-11-1945), Đảng đưa ra nguyên tắc gì để đấu tranh
với thực dân Pháp?

a. Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế- văn hóa

b. Độc lập về chính trị, nhân nhượng về văn hóa

c. Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế

d. Độc lập về kinh tế, nhân nhượng về chính trị.

16. Chúng ta thực hiện hoà hoãn với quân Tưởng nhằm mục đích gì?
a. Tập trung lực lượng kháng chiến chống Pháp ở miền Nam

b. Chuẩn bị lực lượng để kháng chiến chống Tưởng ở miền Bắc

c. Chuẩn bị lực lượng để chống Tưởng và Pháp trên cả nước

d. Chuẩn bị lực lượng để kháng chiến toàn quốc.

17. Thực chất của việc giải tán Đảng cộng sản Đông Dương (11-1945) là gì?

a. Thành lập một đảng mới

b. Xoá tên Đảng.

c. Đảng rút vào hoạt động bí mật

d. Đảng tạm ngừng hoạt động.

18. Mục đích ký Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) với Pháp của chính phủ ta là gì?

a. Đuổi quân Tưởng về nước, tránh đương đầu một lúc với nhiều kẻ thù

b. Tranh thủ sự ủng hộ của Pháp để buộc Tưởng phải rút nhanh quân về nước

c. Tranh thủ sự ủng hộ của Pháp để tập trung đánh Tưởng

d. Đánh quân Tưởng.

19. Nguyên nhân nào dẫn đến bùng nổ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta ?

a. Do nhân ta không chịu nổi ách thống trị của thực dân Pháp

b. Do âm mưu của thực dân Pháp là cướp nước ta một lần nữa

c. Do thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn

d. Do thưc dân Pháp gay hấn ở Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Đông Dương xác định tính chất của cuộc kháng chiến chống Pháp là gì?

a. Các tính chất dân chủ

b. Giải phóng dân tộc

c. Giải phóng dân tộc và các tính chất dân chủ khác

d. Giải phóng giai cấp.

21. Phương châm đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp là gì ?

a. Tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là
chính

b. Tiến hành chiến tranh du kích nhằm tiêu hao dần lực lượng quân Pháp
c. Tiến hàng chiến tranh tổng lực để nhanh chóng kết thúc cuộc kháng chiến

d. Tiến hành chiến tranh nhân dân.

22. Đại hội III của Đảng Lao động Việt Nam tổ chức vào năm nào ?

a. 1960

b. 1951

c. 1945

d. 1976.

23. Đại hội III của Đảng Lao động Việt Nam tổ chức ở đâu ?

a. Pác Bó

b. Hà Nội

c. Tuyên Quang

d. Hóc Môn.

24. Chính cương của Đảng lao động Việt Nam xác định đối tuợng chính của cách mạng là
gì ?

a. Thực dân Pháp

b. Đế quốc Mỹ

c. Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ

d. Thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

25. Chính cương của Đảng lao động Việt Nam xác định đối tuợng phụ của cách mạng là
gì ?

a. Tư sản mại bản

b. Phong kiến

c. Trung, tiểu địa chủ

d. Phong kiến phản động.

26. Yêu cầu lịch sử của cách mạng Việt nam sau tháng 7-1954 là gì?

a. Đảng phải tìm ra con đường đánh Mỹ và tay sai

b. Đảng phải tìm ra con đường xây dựng CNXH ở miền Bắc
c. Đảng phải tìm ra con đường giải phóng miền Nam và con đường quá độ lên CHXN
ở miền Bắc

d. Đảng phải tìm ra con đường đánh Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

27. Tư tưởng chỉ đạo cực kỳ quan trọng đối với cách mạng niền Nam của nghị quyết TW 15( khoá
2) tháng 1/1959 của Đảng là gì ?

a. Nhân dân miền Nam phải dùng con đường cách mạng bạo lực để tự giải phóng
mình

b. Nhân dân miền Nam giữ gìn lực lượng bằng cách phát động phong trào đấu
tranh chính trị của quần chúng

c. Nhân dân miền Nam giữ gìn lực lượng bằng cách phát động phong trào đấu
tranh vũ trang tự vệ

d. Nhân dân miền Nam phải dùng con đường hòa bình để giành chính quyền.

28. Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước được nêu ra trong HNTW nào của Đảng?

a. Hội nnghị Trung Ương 11 khoá III (3-1965) và Hội nnghị Trung Ương 12 khoá III
(12-1965)

b. Hội nnghị Trung Ương 15 khoá II (1-1959 )

c. Hội nnghị Trung Ương 11 khoá III (3-1965)

d. Hội nnghị Trung Ương 12 khoá III (12-1965).

29. Phương châm chiến lược chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân
ta là gì ?

a. Đánh nhanh, thắng nhanh

b. Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh

c. Đánh chắc, tiến chắc

d. Đánh lâu dài.

30. Dự kiến “ Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B.52 đánh ra Hà Nội trước khi chúng chịu thua
trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam” là của ai ?

a. Chủ tịch Hồ Chí Minh

b. Đại tướng Võ Nguyên Giáp

c. Tổng bí thư Lê Duẩn

d. Thủ tướng Phạm Văn Đồng.


31. Hội nnghị Trung Ương 21, khoá III (7-1973) của Đảng xác định con đường phát triển của cách
mạng miền Nam là gì ?

a. Con đường hoà bình để thống nhất nước nhà

b. Con đường bạo lực cách mạng

c. Con đường nhân nhượng để giải quyết vấn đề nội bộ ở miền Nam

d. Con đường đàm phán giải quyết vấn đề nội bộ ở miền Nam.

32. Kẻ thù chính của chúng ta trong giai đoạn 1945-1946 là ai?

a. Quân Tưởng

b. Quân Anh

c. Quân Mỹ

d. Quân Pháp.

33. Tại Đại hội nào của Đảng, ta thông qua chủ trương tiến hành đồng thời hai chiến lược cách
mạng ở hai miền Nam Bắc, đó là CM XHCN miền Bắc và CM DTDCND ở miền Nam?

a. Đại hội III

b. Đại hội IV

c. Đại hội V

d. Đại hội VI.

34. Theo Đại hội III của Đảng (1960), chiến lược cách mạng nào giữ vai trò quyết định đối với cách
mạng cả nước?

a. Cách mạng XHCN ở miền Bắc

b. Cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân miền Nam

c. Cả hai chiến lược Cách mạng có vai trò như nhau

d. Sự ủng hộ của Quốc tế giữ vai trò quyết định nhất.

35. Theo Đại hội III của Đảng (1960), chiến lược cách mạng nào giữ vai trò quan trọng đối với cách
mạng cả nước?

a. Cách mạng XHCN ở miền Bắc

b. Cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân miền Nam

c. Cả hai chiến lược Cách mạng có vai trò như nhau


d. Sự ủng hộ của Quốc tế giữ vai trò quyết định nhất.

36. Sau khi thất bại trong chiến lược "Chiến tranh đơn phương", Mỹ chuyển sang thực hiện
chiến lược nào?

a. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ"

b. Chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh"

c. Lần lượt các chiến lược chiến tranh

d. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt".

37. Sau khi thất bại trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mỹ chuyển sang thực hiện chiến
lược nào?

a. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ"

b. Chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh"

c. Lần lượt các chiến lược chiến tranh

d. Chiến lược "Chiến tranh một phía".

38. Sau khi thất bại trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Mỹ chuyển sang thực hiện chiến
lược nào?

a. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"

b. Lần lượt các chiến lược chiến tranh

c. Chiến lược "Chiến tranh một phía"

d. Chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh".

39. Sau khi thất bại trong chiến lược "Chiến tranh một phía", Mỹ chuyển sang thực hiện chiến
lược nào?

a. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"

b. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ"

c. Chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh"

d. Lần lượt các chiến lược chiến tranh trên.

40. Ngay trước khi tiến hành chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", Mỹ đã thực hiện chiến
lược nào?

a. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"

b. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ"


c. Chiến lược " Chiến tranh một phía"

d. Lần lượt các chiến lược chiến tranh trên.

41. Ngay trước khi tiến hành chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mỹ đã thực hiện chiến lược
nào?

a. Chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh "

b. Chiến lược " Chiến tranh một phía"

c. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ"

d. Lần lượt các chiến lược chiến tranh trên.

42. Ngay trước khi tiến hành chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Mỹ đã thực hiện chiến lược
nào?

a. Chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh "

b. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ"

c. Chiến lược " Chiến tranh một phía"

d. Chiến lược " Chiến tranh đặc biệt".

43. Luận điểm “cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp là chiến tranh chính
nghĩa” nằm trong mục nào?

a. Mục đích kháng chiến

b. Chính sách kháng chiến

c. Tính chất kháng chiến

d. Phương châm tiến hành kháng chiến.

44. Luận điểm “cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp là dân tộc giải phóng
và dân chủ mới” nằm trong mục nào?

a. Mục đích kháng chiến

b. Chính sách kháng chiến

c. Phương châm tiến hành kháng chiến

d. Tính chất kháng chiến.

45. Sau năm 1946, trong kháng chiến chống Pháp, Luận điểm “kháng chiến toàn dân” nằm trong mục
nào?

a. Phương châm tiến hành kháng chiến


b. Mục đích kháng chiến

c. Chính sách kháng chiến

d. Tính chất kháng chiến.

46. Sau năm 1946, trong kháng chiến chống Pháp, Luận điểm “kháng chiến toàn diện” nằm trong
mục nào?

a. Mục đích kháng chiến

b. Phương châm tiến hành kháng chiến

c. Chính sách kháng chiến

d. Tính chất kháng chiến.

47. Sau năm 1946, trong kháng chiến chống Pháp, Luận điểm “kháng chiến dựa vào sức mình là
chính” nằm trong mục nào?

a. Mục đích kháng chiến

b. Phương châm tiến hành kháng chiến

c. Chính sách kháng chiến

d. Tính chất kháng chiến.

48. Sau năm 1946, trong kháng chiến chống Pháp, Luận điểm “thực hiện đại đoàn kết toàn dân” nằm
trong mục nào?

a. Mục đích kháng chiến

b. Chính sách kháng chiến

c. Phương châm tiến hành kháng chiến

d. Tính chất kháng chiến.

49. Sau năm 1946, trong kháng chiến chống Pháp, Luận điểm “thực hiện thêm bạn bớt thù” nằm
trong mục nào?

a. Mục đích kháng chiến

b. Chính sách kháng chiến

c. Phương châm tiến hành kháng chiến

d. Tính chất kháng chiến.

50. Sau năm 1946, trong kháng chiến chống Pháp, Luận điểm “bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu
dài” nằm trong mục nào?
a. Mục đích kháng chiến

b. Chính sách kháng chiến

c. Phương châm tiến hành kháng chiến

d. Tính chất kháng chiến.

You might also like