You are on page 1of 12

1.

Môi trường vĩ mô
1.1 Môi trường kinh tế

Yếu tố kinh tế

Mối liên kết chặt chẽ giữa tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng GDP với hoạt động của
Vietnam Airlines đã được thể hiện trong thời gian gần đây. Mặc dù đối mặt với ảnh
hưởng của lạm phát nhưng Vietnam Airlines vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng đáng kể.

Chính sách và đường lối quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và
đang hướng tới việc phát huy nội lực của các thành phần kinh tế. Điều này giúp thúc đẩy
quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong tương lai, dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện
những biện pháp này để nâng cao năng suất và độ dốc của nền kinh tế.

Môi trường đầu tư trong nước đang trải qua những cải tiến đáng kể. Việc khuyến
khích đầu tư vào các dự án có quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt là những dự án sử dụng nhiều
lao động và giảm bớt các thủ tục đầu tư phức tạp đang được coi là một yếu tố quan trọng
để kích thích sự phát triển của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines không tránh khỏi sự
ảnh hưởng của những biến động trong nền kinh tế, chẳng hạn như các yếu tố tốc độ tăng
trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, chính sách thuế, mức độ kiểm soát và cải cách thâm nhũng,
tình trạng khan hiếm nguồn nhiên liệu, chính phủ thực hiện các cam kết của AFTA và
cam kết khi gia nhập WTO... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngưồn hàng hóa trao đổi mua bán
trên thị trường có nghĩa là sẽ tác động đến sản lượng vận chuyển hàng hóa của Vietnam
Airlines. Tuy nhiên, nếu kinh tế Việt Nam trong những năm qua mặc dù bị ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997, dịch viêm đường hô hấp cấp
(SARS) năm 2002, dịch cúm gia cầm năm 2004 - 2006, đợt khủng hoảng thị trường đầu
hỏa làm cho giá nhiên liệu tăng liên tục đột biến từ năm 2004 đến nay nhưng Vietnam
Airlines vẫn không ngừng lớn mạnh và có tốc độ tăng trưởng vượt trội so với toàn ngành
giao thông vận tải trong nước. Theo đánh giá của cơ quan hợp tác Nhật Bản (JOC), nếu
mức tăng trưởng GDP hàng năm là 8% thì mức tăng trưởng vận tải đường hàng không
trung bình từ 5% đến 7%. Cũng như “Cập nhập Triển vọng phát triển Châu Á năm 2006”
của ADB dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 7,8% trong năm và đạt 8,0%
trong năm tài khóa 2007, báo cáo đánh giá cao Việt Nam với dự kiến đạt tốc độ tăng
trưởng mạnh mẽ vì có sự cải thiện trong môi trường kinh doanh và triển vọng trở thành
thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Rõ ràng khi nền kinh tế xã hội phát
triển, lượng đầu tư trong nước cũng như nước ngoài gia tăng sẽ làm tăng lượng hàng hóa
trao đổi mua bán trên thị trường đồng nghĩa với nhu cầu vận chuyển sẽ gia tăng. Với
những tín hiệu về triển vọng nền kinh tế Việt Nam như trên chắc chắn sẽ làm gia tăng lưu
lượng hàng hóa giao dịch thông qua các cảng hàng không, điều đó sẽ góp phần làm cho
Vietnam Airlines đạt tỷ lệ tăng trưởng cao trong những năm tới.

Yếu tố chính trị pháp luật

Là một doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước hoạt động trong lĩnh vực vận
chuyển hàng không và dịch vụ đồng bộ, Vietnam Airlines đóng vai trò quan trọng trong
việc xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia. Trong thời gian gần đây, sự phát triển của doanh
nghiệp đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ chính phủ, thể hiện qua việc được ưu tiên về
vay vốn, các biện pháp bảo hộ kinh doanh và các chính sách tài chính.

Hệ thống pháp luật liên quan đến vận chuyển hàng không cũng đã được Nhà nước
hoàn thiện, bao gồm cả việc tham gia đầy đủ vào các công ước quốc tế. Điều này tạo điều
kiện pháp lý thuận lợi để các hãng hàng không Việt Nam phát triển.

Tuy nhiên, việc tự do hóa không gian không tạo ra cơ hội đồng đều cho tất cả các
hãng hàng không do sự chênh lệch về năng lực giữa các doanh nghiệp. Sự cạnh tranh
ngày càng khốc liệt khi số lượng hãng hàng không trên một đường bay tăng lên một cách
đáng kể, làm tăng áp lực đối với các hãng không có tiềm lực mạnh về công nghệ và tài
chính như Vietnam Airlines.
Sự ổn định hệ thống chính trị chính là một trong nhưng yếu tố ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển một quốc gia cũng như chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, yếu
tố này thường được đưa ra xem xét trước khi doanh nghiệp quyết định đầu tư mở rộng thị
trường đặc biệt trong định hướng phát triển mạng đường bay của những doanh nghiệp vận
tải hàng không. Chẳng hạn như tình hình an ninh tại lraq, tại Libang, Thailand vừa qua,
các hãng hàng không thường hủy các tuyến đường bay đến các khu vực này vì lý do an
ninh và hệ thống chính trị bất ổn, do kinh doanh hàng không ở những khu vực này thường
có mức độ rủi ro cao.

+ Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị,
ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt
cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ
tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.

+ Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế
thu nhập… sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.

+ Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống
độc quyền, chống bán phá giá …

+ Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó
có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương mại,
chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh,
bảo vệ người tiêu dùng…

Việc Chính phủ Việt Nam bỏ đánh thuế 15% đối với nhiên liệu nhập khẩu, đầu tư
cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lai được xem là là bước đi quan trọng.
Việt Nam đã triển khai tốt việc chuyển đổi vé giấy sang vé điện tử, tiếp theo cần thúc đẩy
vận tải hàng hoá thông qua các giao dịch điện tử để phục vụ xuất khẩu. Chính vì vậy
ngành hàng không Việt Nam “là một điểm sáng trong khi vẫn phải trải qua các thách thức
chung của ngành hàng không toàn cầu”.
Vietnam Airlines nằm trong số các công ty trực thuộc sự quản lý của Chính
phủ,đây chính là ưu thế do được hậu thuẫn về vốn, bảo hộ kinh doanh, các chính sách về
tài chính đặc biệt trong các thời kỳ bão khó khăn do tác động của khủng bố chiến tranh và
dịch bệnh và giá nhiên liệu... hiện đang giữ vị thế độc quyền khai thác tại Việt Nam. Tuy
nhiên, hệ thống pháp luật trong nước từng bước được điều chỉnh hoàn thiện, minh bạch
hơn và phủ hợp với xu hướng hội nhập (ASEAN,APECMTO,..), đặc biệt là luật hàng
không quốc tế tham gia kinh doanh tại Việt Nam, điều này sẽ làm hạn chế sự bảo hộ của
Nhà nước đối với Vietnam Airlines, tuy nhiên đấy cũng là cơ hội để Vietnam Airlines
khẳng định lại vị thế của mình trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường khai thác vận
tải hàng không. Việt Nam đang được xem là điểm đến an toàn trong khu vực, đây cũng là
tín hiệu cho biết số lượng khách du lịch và các nhà đầu tư sẽ đến tham quan và thăm dò
thị trường đầu tư, triển vọng lượng đầu tư sẽ tăng cao trong những năm tới và lượng hàng
hoá trao đổi trên các thị trường cũng sẽ gia tăng.

Yếu tố tự nhiên

Vị trí địa lý của Việt Nam khá thuận lợi cho sự phát triển của ngành Hàng
không,với vị trí nằm rìa Đông Nam Châu Á, nằm giữa con đường hàng không quốc tế nối
từ đông sang tây, từ bắc xuống nam thích hợp cho việc xây dựng mạng đường bay giữa
Mỹ-Úc với các chuyến bay ngắn trong khu vực Đông Nam Á và nội địa của Việt Nam.

Với những đặc điểm trên mạng đường bay của Vietnam Airlines xây dựng theo mô
hình "trục- nan" với tần suất khai thác cao, dịch vụ trung chuyển tốt tại Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh, tạo ưu thế cạnh tranh với các luồng vận chuyển hàng hoá quốc tế
đi/đến Đông Dương, Đông Nam á; từng bước đưa Việt Nam thành trung tâm trung
chuyển hàng không khu vực, cạnh tranh trực tiếp với các trung tâm trung chuyển lớn như
Hongkong, Bangkok, Singapore. VietnamAirlines sẽ chủ động hợp tác thương mại song
phương với các hãng hàng không quốc tế, mở rộng các đường. bay, khắc phục những hạn
chế chủ quan, từng bước lựa chọn đối tác tiến tới gia nhập liên minh toàn cầu phủ hợp xu
thế phát triển chung của thế giới và năng lực thực tế của Vietnam Airlines, nếu vận dụng
tốt vị thế các yếu tố tự nhiên của Việt Nam sẽ góp phần gia tăng đáng kể sản lượng khai
thác hàng hoá của hãng trên các thị trường này, tuy nhiên Vietnam Airlines vẫn chưa khai
thác triệt để lợi điểm này.

Yếu tố về công nghệ và khoa học kỹ thuật

Đặc thù của ngành vận tải hàng không là tốc độ ứng dụng công nghệ mới, công
nghệ tiên tiến vì đây là loại hình kinh doanh đặc biệt đòi hỏi phải có độ an toàn khai thác
cao, nếu x ảy ra sơ suất dẫn đến tai nạn thì hậu quả rất thảm khốc và hầu như không phục
hồi được phần tài sản bị hư hỏng. Đội máy bay của Vietnam Airlines luôn được nâng cấp
theo công nghệ hàng không mới, chủ yếu sử dụng công nghệ của các hãng sản xuất máy
bay nổi tiếng như AIRBUS, BOEING.... kết hợp với công tác cải tiến về cấu trúc, thân
máy bay, động cơ, hệ thống điều khiến để nâng cao hiệu suất khai thác và tầm hoạt động
của máy bay.

Sự phát triển về khoa học công nghệ đã tạo ra những thế hệ máy bay mới có các
thông số kỹ thuật đáp ứng tốt hơn yêu cầu vận chuyển hàng không dân dụng như tầm hoạt
động xa hơn, sức đẩy của động cơ mạnh hơn, sức chứa máy bay lớn hơn, độ ồn thấp hơn,
tiết kiệm nhiên liệu hơn..... Đó chính là thế hệ các loại máy bay Boeing 777, Boeing 767,
Airbus A320, A321... mà Vietnam Airlines đang khai thác. Đây là một trong những nhân
tố quan trọng quyết định đến chất lượng, hiệu quả kinh tế cũng như lợi thế cạnh tranh của
sản phẩm vận tải hàng không.

Môi trường văn hóa - xã hội

Với mong muốn nâng tầm ẩm thực Việt trở thành một nghệ thuật đáng tôn vinh,
không chỉ là niềm tự hào dân tộc, mà còn là điểm chạm văn hóa đầu tiên chào đón khách
nước ngoài tới Việt Nam, đầu bếp Luke Nguyễn đã cùng với hãng hàng không Vietnam
Airlines đưa các món ăn được thiết kế, chế biến và trình bày đậm đà bản sắc Việt trên mỗi
chuyến bay.

2. Môi trường vi mô
2.1. Yếu tố nhân lực

Công ty bao gồm các đơn vị thành viên là các doanh nghiệp hoạch toán độc lập,
hoạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp có liên quan gắn bó với nhau về tổ chức, lợi ích
kinh tế, công nghệ thông tin, đào tạo nghiên cứu hoạt động của ngành hàng không nhằm
tích tụ tập trung phân công chuyên môn hóa cho nguồn nhân lực.

Đội ngũ cán bộ - công nhân viên được đào tạo có trình độ với công việc cùng với
ứng dụng công nghệ tin học quản lý tiên tiến đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của vận tải
hàng không.

Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác đào tạo
cán bộ công nhân viên theo từng ngành và các thành viên đảm nhiệm từng chức năng
được phân thành các nhóm như sau:

+ Kinh doanh vận tải hàng không.

+ Kinh doanh bay dịch vụ.

+ Cung ứng các dịch vụ hàng không đồng bộ.

+ Cung ứng các dịch vụ thương mại các cảng hàng không sân bay.

Tổng số lao động tính đến năm 2016 là 6.199 người.

Việt Nam Airline đã hạn chế tuyển lao động mới, thực hiện tổ chức lại lao động,
duy trì ổn định và điều hành linh hoạt lao động. Bên cạnh đó Việt Nam Airline đã chú
trọng nâng cao năng suất, chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có.

Chế độ chính sách cho công nhân viên:

+ Được kí kết hợp đồng lao động.

+ Bảo hộ lao động.

+ Chế độ nghỉ ngơi thực hiện theo pháp luật hiện hành.

+ Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,bảo hiểm thất nghiệp.
+ Được khám sức khỏe định kì hàng năm theo quy định của công ty.

+ Được hưởng các chế độ phúc lợi như: mua vé máy bay giảm giá cước cho bản
thân và thân nhân, được hỗ trợ nghỉ mát hàng năm tùy theo kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.

+ Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, được đào tạo và phát triển các
kĩ năng phù hợp với vị trí công việc.

2.2 Khả năng tài chính

Tăng trưởng ổn định trong tổng tài sản trung bình 8.26%/ năm từ việc đầu tư phát
triển đội tàu bay. Trong giai đoạn 2011-2015, doanh nghiệp đã đầu tư đội tàu bay từ 67
chiếc lên 86 chiếc. So với ngành tăng trưởng tài sản CAGR của VNA trong giai đoạn này
chỉ khoảng 8.31% vẫn thấp hơn Vietjet là 92% và trung bình khu vực là khoảng 10%.

Tỷ lệ đòn bảy nợ vay còn cao. Tỷ lệ nợ dài hạn tăng mạnh từ 47% lên 54% là do
việc đầu tư phát triển đội tàu bay và năm 2015 thì doanh nghiệp đã mua và thuê 7 chiếc
làm cho nợ vay cũng như đòn bảy tăng cao.

Biên lợi nhuận đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp. Biên lợi nhuận của VNA đã
cải thiện từ 0.6% lên 3% chủ yếu từ tăng trưởng chung của nền kinh tế và ngành. Nguyên
nhân là :

+ Áp lực cạnh tranh từ dối thủ Vietjet: Lợi nhuận của VNA giảm bởi sự nổi lên
của hàng không giá rẻ vì vậy để cạnh tranh liên tục thì VNA phải giảm giá vé để giữ chân
khách hàng.

+ Ảnh hưởng bởi các chi phí khấu hao, nhiên liệu, bán hàng, quản lý và sửa chữa.
Chi phí nhiên liệu chiếm tới 40%-45% doanh thu của VNA do giá xăng dầu tăng.

+ Biến động tỷ giá: Dòng tiền của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn khi 70% chi
phí được trả bằng USD, trong khi chỉ có 10-15% nguồn thu từ dòng tiền này.
Tăng trưởng chung của nền kinh tế (GDP): Ngành công nghiệp hàng không là một
trong những ngành có biến động cùng chiều với tăng trưởng GDP. GDP của VN năm
2016 là 6.21% cao hơn các nước trong khu vực Asean.

2.3 Cơ sở vật chất trang thiết bị

VNA đang khai thác 19 sân bay rải rác từ Bắc đến Nam.

Nhiều sân bay đang xuống cấp nghiêm trọng đặc biệt là các sân bay lớn, không đủ
tiêu chuẩn vầ cơ sở hạ tầng, dịch vụ, phương tiện thông tin, kỹ thuật, nhà ga quá tải.
Chính vì vậy cần phải đầu tư về chiều sâu như nâng cấp các sân bay, đầu tư về trang thiết
bị kỹ thuật hiện đại và mở rộng các sân bay.

Trang thiết bị hiện đại sẽ thu hút được nhiều khách hàng và có tiềm năng về thị
tường quốc tế rất lớn và đầy triển vọng, đây là một thị trường quan trọng và ní mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho ngành hàng không VN. Vì thế quy mô và cơ sở hạ tầng sẽ tăng
mạnh.

Hiện nay đội máy bay của VNA đang khai thác có khoảng 22 máy bay hiện đại.

3. Phân tích ma trận SWOT

3.1. Điểm mạnh (S):

Có thể nói điểm mạnh nhất của Vietnam Airlines là sự hậu thuẫn của Chính phủ
với mạng đường bay trải rộng khắp toàn quốc và toàn cầu. Quy mô tài chính lớn cùng đội
hình máy bay hiện đại, đa dạng tạo cho Vietnam Airlines thế mạnh về hình ảnh, độ tin
cậy. Vietnam Airlines đã được người dân khắp nước biết đến từ hàng chục năm nay, do
vậy, không cần phải quảng bá nhiều cũng đã được lựa chọn trong đầu khách hàng.
Vietnam Airlines là thành viên chính thức của. liên minh hàng không Skyteam do vậy
mạng đường bay quốc tế sẽ rộng hơn.

Tận dụng thời cơ những năm qua VN Airlines đã đẩy nhanh tiến độ các dự án mua
máy bay. Tính đến thới điểm này các dự án của VNa đã cơ bản hoàn thành với đội bay
gồm: 5 máy bay tầm xa B777, 20 máy bay tầm trung (B767,A320,A321), 11 chiếc máy
bay tầm ngắn như foker70 và atr72 và trong tương lai đội bay của hãng càng được bổ
sung Na đủ điều kiện cạnh tranhvới các nước trong khu vực.

Cơ sở hạ tầng của VN Airlines được hoàn thiện ,đảm bảo chất lượng quốc tế,đủ
điều kiện phục vụ chuyến bay quốc tế đi và đến. các dịch vụ bảo dưỡng máy bay tại các xí
nghiệp A75,A76 ngày càng được nâng cao về chất lượng đủ khả năng bảo dưỡng các máy
bay hiện đại.

Điểm mạnh nữa của VN là được sự hỗ trợ của hệ thống mặt đất, sân bay, tiếp vận,
xăng dầu, kho bãi...nên khả năng cạnh tranh rất cao.

Hệ thống công nghệ thông tin rất tiên tiến về bảo mật, tiện dụng : add infantkhông
phải qua hãng, qua email sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Hệ thống này cho phép
Jetstar phát triển đại lý rất nhiều mà không sợ mất kiểm soát.

Cung cấp dịch vụ bảo hiểm dành cho khách hàng đi tới bất kỳ điểm đến nào của
Hãng Hàng không VNA. An tâm tận hưởng chuyến bay của bạn với bảo hiểm. Với mức
phí hợp lý từ du khách sẽ hoàn toàn an tâm cho những tình huống xây ra ngoài dự kiến
với những quyền lợi thiết thực.

Thương hiệu mạnh được nhiều người biết đến. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp,
nhiệt tỉnh, chu đáo. Thời gian vận chuyển nhanh, thời gian quay vòng hoạt động nhanh.
Chiếm thị phần lớn đối với thị trường hàng không trong nước

3.2. Điểm yếu (W)

Vietnam Airlines: cơ chế điều hành nhà nước có thể dẫn đến việc ra quyết định
chậm, phụ thuộc. Mức độ linh hoạt trong điều hành chắc chắn sẽ không cao.

Mạng đường bay quốc tế quá ít, nhất là các tuyến bay dài so với các hãng lớn khác
của khu vực. Không tạo được điểm trung chuyển chính cho những sân bay quốc tế lớn ở
VN như các nước khác trong vùng.
Giá vé của Việt Nam Airlines quá cao. Không chỉ ở những đường bay nội địa,trên
đường bay quốc tế, giá vé của Vietnam Airlines cũng cao hơn nhiều hãng trong khu vực.
Cùng một chặng bay Hà Nội - Kuala Lumpur nhưng giá vé của Vietnam Airlines cao hơn
so với Malaysia Airlines tới 20 USD (420 USD sovới 400 USD, khứ hồi trong vòng 14
ngày). Ở chặng Hà Nội - Quảng Châu, nếu đi máy bay của Vietnam Airlines, hành khách
sẽ phải trả 308 USD/vé khứ hồi (trong vòng 45 ngày) nhưng cũng chặng bay trên, hãng
hàng không Phương Nam (Trung Quốc) chỉ bán với giá 298 USD/vé.

3.3. Cơ hội (O)

Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới - WTO đã tạo tiền đề cho
ngành vận tải hàng không nước ta có những bước tiến xa hơn trong tương lai.

Vietnam Airlines đang có cơ hội trải rộng đường bay khắp toàn cầu và các đường
bay trong nước. Với việc sở hữu nhiều lợi thế và đường bay, cũng như hậu thuẫn của
chính phủ, Vietnam Airlines nếu biết tận dụng sẽ trở thành tập. đoàn lớn trên châu lục.

Công nghệ phát triển:

- Công nghệ thông tin truyền thông hiện đại giúp VNA quảng bá hình ảnh doanh
nghiệp tốt hơn.

- Hiện đại hóa phương thức thanh toán nhằm đáp ứng kịp thời. nhu cầu khách
hàng, đặt vé nhanh chóng tiện lợi. VD: Booking online,

- Tiếp cận các dòng máy bay tiên tiến.

Du lịch phát triển tốt cùng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong môi trường an
ninh, chính trị ổn định. Nhu cầu du lịch ngày càng gia tăng là cơ hội cho việc phát triển
tour ngắn ngày phục vụ du khách có nhu cầu nghỉ dưỡng cuối tuần. Đồng thời cũng là cơ
hội để mở rộng đường bay quốc tế trong các dịp lễ lớn.

Theo hiệp hội vận tải Hàng không quốc tế (IATA) tương lai của ngành hàng
không. Nam rất khả quan. Vào năm 2014, Việt Nam được dự kiến sẽ trở thành thị trường
vận chuyển hành khách, hàng hóa quốc tế phát triển nhanh thứ ba trên thế giới (sau Trung
Quốc, Brazil) và là thị trường vận chuyển hành khách nội địa phát triển nhanh thứ hai sau
Trung Quốc.

3.4. Nguy cơ - Thách thức(T)

Chính sách “mở của bầu trời” tạo thuận lợi cho các hãng hàng không quốc tế thâm
nhập vào thị trường vận tải hàng. hóa xuất khẩu của nước ta. Chỉ trong vòng 4 năm từ
năm 2002 đến năm 2006, số lượng hãng hàng không có mặt tại Việt Nam đã tăng từ 19
hãng lên 31 hãng, tạo áp lực cạnh tranh to lớn đối với Vietnam Airlines.

Thị trường khách bên ngoài vào VN đang có sự cạnh tranh khá mạnh mẽ. Tổngthị
trường châu Âu ra vào VN giảm, do có sự cạnh tranh của các hãng hàng không Trung
Đông đang ồ ạt vào VN.

VNA chỉ có bốn đường bay từ Tây Âu (Paris, Frankfurt, London, Matxcơva),nếu
hành khách từ các thành phố lớn khác ở châu Âu đến VN họ phải di chuyển đến bốn điểm
này. Trong khi các hãng hàng không Trung Đông đang bay đến tất cả các thành phố ở
châu Âu. Chẳng hạn hãng Emirates bay đến 33 thành phố ở châu Âu với tần suất 1-2
chuyến/ngày, họ gom khách về các nước Trung Đông sau đó bay về VN với tần suất một
chuyến/ngày bằng máy bay lớn. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hãng hàng
không khác.

Vietnam airlines có nguy cơ bị cạnh tranh gay gắt, mất dần thị phần khi các doanh
nghiệp khác tham gia như: Mekong air, Trãi nguyên, Vietlet airasia,Indochina airlines...

Nhiều năm qua, Vietnam Airlines không được ngân sách cấp thêm vốn. Vốn nhà
nước gần đây tăng lên chủ yếu do ghi nhận vốn góp khi chuyển Công ty Vinapro về
Vietnam Airlines; do chuyển phần vốn nhà nước tại Jetstar Pacific từ SCIC về. Nhà nước
chỉ cấp vốn cho dự án của Vietnam Airlines lập Công ty Hàng không Cambodia Angkor
Air. Tổng cộng các khoản, vốn nhà nước tại Vietnam Airlines vẫn thấp hơn vốn chủ sở
hữu.

You might also like