You are on page 1of 1

CHƯƠNG 2.

SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

1. Khái niệm từ
Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ độc lập về ý nghĩa và hoàn chỉnh về hình thức.
2. Từ đồng nghĩa: Những từ khác nhau về âm thanh và chữ viết, tương đồng với nhau về nghĩa, có
phân biệt với nhau về sắc thái ngữ nghĩa, phong cách hoặc cả hai.
3. Từ trái nghĩa: Những từ có nghĩa trái ngược nhau trong một quan hệ tương liên. Chúng khác nhau
về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic.
4. Từ đồng âm: Những từ giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa.
5. Từ đa nghĩa: Từ có hai hoặc nhiều hơn hai ý nghĩa, các nghĩa này có quan hệ chặt chẽ với
nhau.
6. Từ thuần Việt: Bộ phận từ trùng với bộ phận từ vựng gốc của tiếng Việt, biểu thị sự vật, hiện
tượng cơ bản nhất, tồn tại từ rất lâu.
7. Từ Hán Việt: Những từ du nhập từ tiếng Hán, được Việt hóa về âm đọc, có thể có thêm ý nghĩa
sắc thái biểu cảm, đặc tính mới từ Hán không có.
8. Cách đọc Hán Việt: Cách đọc chữ Hán ở Việt Nam của người Việt, bắt nguồn từ hệ thống ngữ
âm tiếng Hán thời Đường (VIII-IX) được dạy ở Giao Châu, đã được Việt hóa cho phù hợp hệ thống
ngữ âm tiếng Việt thời đó, cách đọc này tách xa cách đọc của người Hán.

YÊU CẦU CỦA VIỆC DÙNG TỪ TRONG VĂN BẢN TIẾNG VIỆT
1. Đúng về âm thanh và hình thức cấu tạo
2. Đúng về nghĩa (cái được biểu đạt)
3. Đúng về quan hệ kết hợp (ngữ pháp)
4. Thích hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản
5. Tránh lặp từ, thừa từ, sáo rỗng, lạm dụng từ vay mượn

You might also like