You are on page 1of 3

Tổng quát nội dung chính của đề tài:

Trong các vụ án hôn nhân và gia đình, ngoài việc các bên đương sự xin ly hôn,
tranh chấp chia tài sản chung, nợ chung thì tranh chấp quyền nuôi con cũng là
dạng tranh chấp trong mà Tòa án thụ lý, giải quyết, bởi cả cha và mẹ đều mong
muốn là người trực tiếp nuôi dưỡng con mình.
Tiểu luận giải thích các vấn đề liên quan đến việc căn cứ xác định người trực
tiếp nuôi con khi cha mẹ ly hôn. Khi Toà án thụ lý các vụ án hôn nhân và gia
đình có tranh chấp về quyền nuôi con. Sau ly hôn, pháp luật vẫn đảm bảo
quyền lợi của con. Toà án phải thực hiên nguyên tắc tôn trọng sự thoả thuận
giữa các bên có liên quan nên việc tự thỏa thuận giữa vợ và chồng về việc nuôi
dưỡng con sau ly hôn luôn được khuyến khích.
Tuy nhiên, nếu không có thỏa thuận, Tòa án sẽ can thiệp để xem xét và quyết
định một cách hợp lý, luôn tập trung vào lợi ích của con. Toà án sẽ xem xét
giao quyền trực tiếp nuôi con cho cha hoặc mẹ có đầy đủ các điều kiện để nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục. Trường hợp có bất cứ yêu cầu nào khác về quyền
nuôi con, người có quyền trước tiên sẽ là cha mẹ của đứa bé. Quy định này=>
quy định này là quy định nào, điều mấy khoản mấy. Khó quá đảm bảo rằng
con được trải qua một môi trường ổn định và được trông nom, chăm sóc một
cách tốt nhất sau khi ly hôn của cha mẹ. Tất cả những quyền và nghĩa vụ này
được thiết lập để đảm bảo con nhận được sự quan tâm và hỗ trợ cần thiết, bất
kể hoàn cảnh sau ly hôn. Các thông tin điều chỉnh về việc quyền nuôi con sẽ
được giải quyết như thế nào, cách xác định ngừoi trực tiếp nuôi con, những
minh chứng, yếu tố, thông tin cần cung cấp để phục vụ cho việc tham gia tố
tụng. Bên cạnh đó là một số vấn đề khác liên quan đến quyền nuôi con như là
việc hạn chế quyền thăm con sau ly hôn của người trực tiếp nuôi con sẽ được
giải quyết như thế nào? Điều đó sẽ làm ảnh hưởng như nào đến tư tưởng, hành
vi và sự phát triển của con? => này để t xem xét lại
Số liệu ly hôn:
○ Số vụ ly hôn tăng nhanh trong những năm gần đây đã là một thực trạng xã
hội cần nhìn nhận. Số liệu thống kê cho thấy: Số vụ ly hôn ở Việt Nam hiện
ở mức 60.000 vụ/năm, tương đương 0,75 vụ/1.000 dân. Tỷ lệ ly hôn so với
kết hôn là 25%, có nghĩa cứ 4 cặp vợ chồng đi đăng ký kết hôn thì một đôi
ra tòa.
○ Theo báo Pháp luật: Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, năm
2022 đã có trên 500.000 vụ ly hôn được thụ lý. Trong số đó, 70% vụ thuộc
về các gia đình trẻ trong độ tuổi từ 18-30 xuất phát từ những mâu thuẫn do
lối sống khác nhau, môi trường khác nhau, những xung đột và bất đồng
quan điểm...
plo.vn
Chương 1: Ly hôn.....chưa nghĩ ra hết tên đặt tên dùm nhé.
1.1
Theo khoản 14 Điều 13 Luật hôn nhân và gia đình: “Ly hôn là việc chấm dứt
quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.
Tại Điều 81 Mục 1 Chương 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định về
việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.

Dù đã chấm dứt mối quan hệ vợ chồng nhưng cả bố lẫn mẹ vẫn còn quyền và
nghĩa vụ đối với con của mình. Khi ly hôn, pháp luật vẫn đảm bảo quyền lợi
của con. Việc thỏa thuận giữa vợ và chồng về việc nuôi dưỡng con sau ly hôn
luôn được khuyến khích. Tuy nhiên, nếu không có thỏa thuận, Tòa án sẽ can
thiệp để xem xét và quyết định một cách hợp lý, luôn tập trung vào lợi ích của
con.
○ Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn giữ quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc,
nuôi dưỡng, và giáo dục con khi chưa thành niên (dưới 18 tuổi), con đã
thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao
động và không có tài sản để tự nuôi sống mình, theo quy định của Luật hôn
nhân gia đình 2014, Bộ luật dân sự 2015 và các luật khác có liên quan;

Xem xét đến ý chí, nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên. Việc
lấy ý kiến của trẻ phải được tuân thủ dựa trên khoản 3 Điều 208 Bộ luật tố tụng
dân sự 2015. Tức là việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố
tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với
tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của trẻ; bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ; đặc biệt, việc lấy ý kiến phải đảm bảo giữ bí
mật cá nhân của trẻ. Nhưng ý kiến của con thường là ý kiến mang tính tham
khảo, định hướng là một phần để Toà án đi đến quyết định, kết luận.=> thêm án
lệ ví dụ về cái này i. Ê vì đây là toà gia đình và người chưa thành niên thì
sao được công bố mà có án lệ ta
○ Vợ và chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa
vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trong trường hợp thỏa thuận
không thành thì Tòa án sẽ quyết định người nào sẽ trực tiếp nuôi con, dựa
trên quyền lợi ở mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên, quyết định
của Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con;
Sự ưu tiên cho người mẹ trực tiếp nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi. Vì đây
là độ tuổi con rất cần sự chăm sóc trực tiếp của mẹ, người mẹ có những khả
năng và điều kiện thuận lợi hơn người cha để nuôi dưỡng con. Vì thế về
nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho người mẹ trực tiếp nuôi sau khi
vợ, chồng ly hôn. Toà án có quyền giao con cho người cha trực tiếp nuôi con
dưới 36 tháng tuổi nếu như người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông
nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù
hợp với lợi ích của con.
○ Trẻ dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ để trực tiếp nuôi dưỡng, trừ
trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc,
nuôi dưỡng, và giáo dục con hoặc nếu cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp
với lợi ích của con.
1.2
Tòa án quyết định dựa trên cơ sở đảm bảo quyền lợi mọi mặt của con. Cha mẹ
cần chứng minh mình có môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của con.
Đảm bảo về kinh tế lẫn tinh thần đáp ứng cho nhu cầu phát triển bình thường
của con:
○ Điều kiện về kinh tế: Đảm bảo về kinh tế lẫn tinh thần đáp ứng cho nhu cầu
phát triển bình thường của con. Được chứng minh thông qua các yếu tố:
thu nhập thực tế, tài sản, nơi ở cố định. Những giấy tờ cần cung cấp: hợp
đồng lao động, bản lương, giấy tờ khác, chứng minh nguồn thu nhập, giấy
tờ nhà, hợp đồng thuê nhà
○ Điều kiện về tinh thần (phẩm chất đạo đức Ken muốn dùng từ nào cũng
được ): Cha mẹ cần chứng minh tình cảm đối với con. Bản thân cha mẹ
phải có đủ tư cách, nhân cách đạo đức tốt, có đủ thời gian ở bên cạnh chăm
sóc, nuôi dưỡng con. Đáp ứng cho con có điều kiện vui chơi giải trí. Và
việc bản thân người đó trực tiếp chăm sóc, giáo dục con sẽ phù hợp hơn với
giới tính và đặc điểm của con. Hoặc những yếu tố khác nhằm chứng minh
bản thân phù hợp hơn để cho con có cuộc sống ổn định và phát triển hơn
khi ở bên người không được nuôi con. Ngoài ra 1 trong 2 người có thể
cung cấp thêm thông tin, chứng cứ chứng minh về việc đối phương không
đủ điều kiện để nuôi con cái như là thường xuyên không quan tâm, chăm
sóc, giáo dục con. Có hành vi bạo lực con, có lối sống đồi truỵ, tư cách đạo
đức không tốt. Và những yếu tố khác nhằm chứng minh bản thân phù hợp
hơn để cho con có cuộc sống ổn định và phát triển hơn khi ở bên người
không được nuôi con
○ Ngoài xem xét các điều kiện trên, Thẩm phán còn phải xem xét các điều
kiện phát sinh thực tế khác như: Một bên cha hoặc mẹ đã có con riêng khác
hay không? Thái độ, tình cảm của cha hoặc mẹ dành cho con như thế nào
thông qua việc chăm sóc gần gủi từ khi sinh trẻ ra đến thời điểm phát sinh
tranh chấp; tình cảm của trẻ đối với cha mẹ ra sao?
- Ví dụ như vụ việc ly hôn và giành quyền nuôi con của ca sĩ Diệp lâm Anh
và chồng cũ Nghiêm Đức. Diệp Lâm Anh giữ quyền nuôi con gái và chồng cũ
nuôi con trai. Theo báo Vietnamnet: Ngày 25/9, Tòa gia đình và người chưa
thành niên (TAND TP. HCM) đã tuyên án đối với vụ án ly hôn giữa diễn viên -
ca sĩ Diệp Lâm Anh và chồng cũ là doanh nhân Nghiêm Đức.
Theo HĐXX, ông Nghiêm Đức và bà Diệp Lâm Anh có công việc, thu nhập ổn
định, đảm bảo điều kiện tốt cho 2 con. Vì vậy, HĐXX quyết định giữ nguyên
Bản án sơ thẩm. Toà án ghi nhận sự tự nguyện của ông Nghiêm Đức về việc
chu cấp cho con gái 50 triệu đồng mỗi tháng.
vietnamnet.vn

You might also like