You are on page 1of 34

LẠM PHÁT

Nhóm 4
Mục lục

I. Khái niệm lạm phát và cách phân loại lạm phát

II. Diễn biến lạm phát 2021

III. Diễn biến lạm phát 2022

IV. Thực trạng, nguyên nhân và biện pháp ổn định lạm phát 2023
Tên thành viên

1. Ngô Thị Trang Anh


2. Bùi Đức Thắng
3. Đào Quỳnh Anh
4. Nguyễn Thị Hải Yến
5. Nguyễn Mai Phương
6. Trần Thu Nha Trang
7. Hoàng Hằng Nga
8. Nguyễn Khải Hưng
I. Khái niệm

Hiện nay, lạm phát được định nghĩa là sự tăng lên liên tục của mức giá
chung hoặc là quá trình đồng tiền liên tục giảm giá. Điều này không có
nghĩa là giá của mọi hàng hóa và dịch vụ đồng thời phải tăng lên theo
cùng một tỷ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bình tăng lên. Trong bối cảnh
lạm phát, một đơn vị tiền tệ mua được ngày các ít đơn vị hàng hóa và
dịch vụ hơn. Hay nói một cách khác, chúng ta sẽ phải chi nhiều tiền hơn
để mua một giỏ hàng hóa và dịch vụ nhất định.
Phân loại lạm phát
• Căn cứ vào mặt định lượng:
- Lạm phát vừa phải
- Lạm phát phi mã
- Siêu lạm phát

• Căn cứ vào mặt định tính:


- Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng
- Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường
- Lạm phát thông thường và lạm phát lõi
• Căn cứ theo mức độ của tỷ lệ lạm phát:
- Lạm phát thấp
- Lạm phát cao
II. Diễn biến lạm phát 2021
1. Tổng quan
• Năm 2021, dịch Covid - 19 tiếp tục gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế thế
giới. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nỗ lực duy trì mức tăng trưởng GDP dương, vào
nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Mục tiêu kép là đẩy lùi dịch
bệnh và phát triển kinh tế.

Nguồn: Báo tạp chí điện tử Cán cân thương mại năm 2021. (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Nguồn: Tổng cục thống kê
2. DIỄN BIẾN LẠM PHÁT 2021:

Nguồn: Tổng cục thống kê Nguồn: Tổng cục thống kê


NGUYÊN NHÂN TĂNG CPI NĂM 2021: NGUYÊN NHÂN LÀM GIẢM CPI TRONG NĂM 2021:

Nguồn: Tổng cục thống kê Nguồn: Tổng cục thống kê


3. NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU LÀM TĂNG LẠM PHÁT 2021:
Đơn vị: % tăng so với năm trước

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước


Một số yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát giai đoạn 2018 - 2022
1. Tổng cầu của nền kinh tế suy giảm
2. Nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa giúp nhiều nền kinh tế phục hồi đà tăng trưởng, nhưng đi kèm
với đó là lạm phát tăng cao
3. Giá năng lượng, đặc biệt là giá xăng, dầu tăng

Nguồn: Báo điện tử Chính Phủ


4. Giá nhiên vật liệu nhập khẩu tăng cao
5. Một số nguyên nhân khác:
4. Tác động

4.1. Tác động tích cực

Nguồn: Cổng thông tin tài chính - chứng khoán


4.2. Tác động tiêu cực:

a. Đối với người tiêu dung


- Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu tăng giá: Lạm phát khiến cho giá của hàng hóa dịch
vụ tăng cao. Đặc biệt là giá của hàng hóa thiết yếu, đồ tiêu dùng.
b. Đối với chính phủ
Tác động làm giảm thu ngân sách nhà nước do:
- Giá dầu và giá các nguyên nhiên liệu đầu vào sản xuất tang
- Thu nhập còn chưa kịp điều chỉnh với sự tang mạnh của giá cả hang hóa
=> giảm sức mua và tiêu dùng của toàn nền kinh tế, gây ảnh hưởng tới tăng trưởng
kinh tế và thu ngân sách nhà nước.
c. Đối với doanh nghiệp

- Gây áp lực cho hoạt động sản xuất: Đối với doanh nghiệp sản xuất, trong thời gian giãn cách phải
chịu tổn thất vì không bán được hàng, đóng cửa thời gian dài.

- Dẫn đến tình trạng phá sản xảy ra nhiều ở các công ty quy mô nhỏ, ti lệ thất nghiệp gia tăng

Nguồn: Vneconomy (Tạp chí kinh tế Việt Nam)


III. Lạm phát 2022
I. Bối cảnh vĩ mô
1.1.Bức tranh kinh tế toàn cầu:
• Xung đột Nga - Ukraine từ tháng 02/2022
• Thị trường du lịch quốc tế phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19
• Thương mại toàn cầu tăng trở lại
1.2. Kinh tế Việt Nam năm 2022: Phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch

- Tốc độ tăng trưởng GDP:


• GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022
do nền kinh tế khôi phục trở lại.

Nguồn: Tổng cục thống kê


2. Diễn biến tình hình lạm phát
- Lạm phát năm 2022 được kiểm soát ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2022 tăng
3,15% so với năm trước

Nguồn : Tổng cục thống kê


Nguồn: Tạp chí công thương
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2022 so với cùng kỳ năm trước có xu hướng tăng liên tục qua các
tháng, duy nhất giảm tốc độ tăng vào tháng 2 và tháng 8, tương ứng là 1,42% và 2,86%.
3. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tăng lạm phát năm 2022:

(1) Chi phí đầu vào sản xuất tăng gây lạm phát chi phí đẩy

(2) Giá nhập khẩu hàng hóa tăng làm tăng sức ép lạm phát nhập khẩu

(3) Giá năng lượng, đặc biệt là giá xăng, dầu tăng làm tăng lạm phát

(4) Quy mô cung tiền và tăng trưởng tín dụng cao

(5) Một số nguyên nhân khác: Chính sách Zero-Covid của Trung Quốc đẩy lạm phát gia tăng.
(1) Chi phí đầu vào sản xuất tăng gây lạm phát chi phí đẩy:

Nguồn: Tạp chí Ngân Hàng


(2) Giá nhập khẩu hàng hóa tăng làm tăng sức ép lạm phát nhập khẩu

Nguồn: consosukien
(3) Giá năng lượng, đặc biệt là giá xăng, dầu tăng làm tăng lạm phát

Nguồn: Tạp chí Ngân Hàng


(4) Quy mô cung tiền và tăng
trưởng tín dụng cao
- Ước tính năm 2022, hệ thống ngân
hàng đã bơm ra nền kinh tế hơn 1,5
triệu tỷ đồng - mức tăng lớn nhất 5 năm
trở lại đây xét về giá trị tuyệt đối. Tính
chung đến cuối năm 2022, tổng dư nợ
tín dụng toàn nền kinh tế ước đạt
11,958 triệu tỷ đồng

(5) Một số nguyên nhân khác: Chính


sách Zero-Covid của Trung Quốc đẩy
Nguồn:langsontv
lạm phát gia tăng.
Vậy diễn biến lãi suất của năm 2022 liên quan gì đến lạm phát của năm này ?
• Xu hướng thắt chặt chính sách tài chính - tiền tệ ở các nước.

• NHNN đã điều chỉnh tăng đồng bộ các mức lãi suất. NHNN đã có 02 lần tăng lãi suất trong vòng
1 tháng (lần 1 vào 23/9, lần 2 hiệu lực từ 25/10) với mức tăng cụ thể:

(i) Tăng 02 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức tăng 2% và 02 lần lãi suất tiền gửi tối đa
bằng VND kỳ hạn dưới 6 tháng tại tổ chức tín dụng (TCTD) (ngày 23/9 và ngày 25/10/2022) với
mức tăng tăng 0,8 - 2%/năm;

(ii) Tăng 1%/năm lãi suất cho vay tối đa bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên (vào ngày
25/10/2022).
• Lãi suất tái chiết khấu cũng tăng từ 2,5% lên 4,5%, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 4% lên 6%, lãi suất
cho vay 12 tháng tăng từ 8% lên 9,5%... cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp.

• Việc NHNN điều chỉnh tăng lãi suất là giải pháp kịp thời, thể hiện sự chủ động và linh hoạt
3. Tác động

• Tích cực:

1. Giá hàng hóa tăng, điển hình là giá xăng dầu tăng đã bổ sung thêm nguồn thu cho ngân
sách nhà nước
2. Hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh, cùng với giá hàng hóa tăng nên thu cân đối từ hoạt
động xuất nhập khẩu cũng tăng, ước đạt 280 nghìn tỷ đồng, tăng 29,7% so với năm 2021.

• Tiêu cực
1. Gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Giá dầu và giá các nguyên nhiên liệu
đầu vào cho sản xuất tăng đã làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh trong
nước.
2. Giá cả hàng hóa tăng cao cũng ảnh hưởng đến chi đầu tư phát triển và việc triển khai
các dự án đầu tư công.
IV. Phân tích thực trạng lạm phát 2023 cùng nguyên nhân,
biện pháp ổn định lạm phát.

1. Tổng quan nền Kinh tế Việt Nam năm 2023

- Thứ nhất, tăng trưởng GDP cả năm 2023 ước đạt khoảng 5,05%, thấp hơn so với mục tiêu Quốc

hội đề ra 6,5%

- Thứ hai, vốn thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 ước đạt 625,3 nghìn tỷ đồng, tăng

21,2% so với năm trước

- Thứ ba, thu hút FDI vẫn ổn định, hơn 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm trước.

- Thứ tư, cán cân thương mại ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư kỷ lục ước đạt

28 tỷ USD.
2. Thực trạng lạm phát Việt Nam năm 2023

2.1. Thực trạng Lạm phát 2023


- Năm 2023, lạm phát bình quân cả năm Việt Nam ở mức 3,25%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra kiểm
soát lạm phát trong mức 4,5%

- Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8%, giảm thuế môi trường với nhiên liệu bay
từ 1.500 đồng/lít xuống 1.000 đồng/lít; chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê
đất khoảng 200 nghìn tỷ đồng,...
Bảng 3.2.1.1: Tốc độ tăng CPI các tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm
trước. Nguồn:(Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Bảng 3.2.1.2: Tốc độ tăng/giảm CPI năm 2023 so với năm trước.
Nguồn (Tổng cục Thống kê)
2.2. Mối liên hệ giữa Lạm phát và Lãi suất năm 2023
- Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất điều hành (tháng 3, 4, 5, 6/2023),
với mức giảm 0,5-2,0%/năm
- Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4,5%/năm xuống 3,0%/năm
- Lãi suất tái cấp vốn từ 6%/năm xuống 4,5%/năm
- Lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ mức 1,0%/năm
xuống 0,5%/năm
- Lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 6,0%/năm xuống
4,75%/năm
- Lãi suất tiền gửi bình quân phát sinh mới của các ngân hàng thương mại trong 5 tháng đầu năm
2023 ở mức khoảng 6,1%/năm, giảm 0,37%/năm so với cuối năm 2022; lãi suất cho vay bình quân
VND phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 9,07%/năm
- Ngân hàng Nhà nước đã điều hành tỷ giá hối đoái VND/USD, năm 2023 chỉ tăng 3% (tương
đương với lạm phát)
3. Nguyên nhân Lạm phát 2023
3.1. Phạm vi toàn cầu:
- Xung đột quân sự Nga – Ukraine, đứt gãy chuỗi cung ứng
- Chính sách tiền tệ thắt chặt, tổng cầu suy yếu
- Thời tiết cực đoan ,sản xuất và tiêu dùng lương thực mất cân đối.
3.2. Phạm vi quốc gia

a. Giá năng lượng trong nước giảm (xăng, dầu, gas)


- Năm 2023, do có xu hướng giảm giá do giá thế giới điều chỉnh giảm, hỗ trợ kiểm soát lạm phát, chỉ số giá
nhóm xăng dầu trong nước giảm 11,02%, giá dầu hỏa giảm 10,02% so với năm 2022, làm CPI chung giảm
0,4 điểm phần trăm và chỉ số giá nhóm gas giảm 6,94% so với năm 2022, làm CPI chung giảm 0,1 điểm phần
trăm.

Nguồn: Báo Tuyên Quang online Nguồn: Data energy


b. Giá lương thực, thực phẩm được kiểm soát tốt

- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống lại có mức tăng thấp hơn nhiều, bình quân 3,44% (trong đó,
thực phẩm tươi sống chỉ tăng 2,33%), sức cầu trong nước không tăng đột biến, thời tiết tương đối
thuận lợi, giá phân bón ít biến động, giá thức ăn chăn nuôi giảm, số lượng đàn gia súc gia cầm
tăng, Việt Nam sản xuất được vắc-xin kiểm soát dịch tả lợn châu Phi…
d. Sự phối hợp của các chính sách kinh tế vĩ mô
- Tháng 01/2023 lạm phát so với cùng kỳ tăng 4,89%, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam CSTT chủ
động, quyết liệt giảm 04 lần lãi suất điều hành
- CSTK gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất trong nước, giảm 2%
thuế giá trị gia tăng (VAT), giảm tiền thuê đất
d. Tỷ giá được điều hành linh hoạt, hỗ trợ kiểm soát lạm phát nhập khẩu
- Tỷ giá tăng khiến giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao, tăng chi phí sản xuất và tạo áp lực lạm phát nhập khẩu.
Trong năm 2023, NHNN đã điều hành tỉ giá linh hoạt, nhằm ổn định thị trường ngoại tệ. Kết quả là năm 2023,
VND mất giá khoảng 2,9% so với USD
- Từ nửa cuối quý 3 và nửa đầu quý 4/2023, NHNN đã chủ động phát hành hơn 360.000 tỷ đồng tín phiếu ngân
hàng trung ương.
- Giúp giảm mạnh áp lực tỷ giá hối đoái, giảm bớt dư thừa thanh khoản. Đây cũng là động thái phòng ngừa rủi
ro lạm phát có thể quay lại nếu tỷ giá hối đoái biến động tăng.

Nguồn: Tạp chí ngân hàng


4. BIỆN PHÁP CHỐNG LẠM PHÁT VÀ ỔN ĐỊNH KINH TẾ

4.1. Đối với chính phủ


- Thứ nhất, theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, có các biện pháp ứng phó phù
hợp
- Thứ hai, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài
khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác
- Thứ ba, đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ.
4.2. Đối với các Bộ, ngành, địa phương
- Thứ nhất, theo dõi sát diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu ,có các biện pháp kiểm soát,
bình ổn giá.
- Thứ hai, xây dựng, tính toán liều lượng và thời điểm điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do Nhà
nước quản lý (điện, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục) phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát
- Thứ ba, tăng cường công tác thông tin, truyền thông
4.3.CÁ NHÂN ỨNG PHÓ VỚI LẠM PHÁT

- Để ứng phó với tình hình lạm phát, các cá nhân nên cắt giảm các hạng mục chi tiêu không cần thiết.
- Đưa ra các lựa chọn tiêu dùng thông minh
- Dành một phần thu nhập để tiết kiệm và đầu tư vào các loại tài sản có khả năng bảo vệ giá như vàng, bất động
sản, cổ phiếu,...

Nguồn: Báo Công thương


- Đa dạng hóa đầu tư
- Giữ cho mức nợ được kiểm soát.

You might also like