You are on page 1of 23

4/5/2024

QUẢN LÝ
BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP
CHƯƠNG 2. ĐỘ TIN CẬY
& KHẢ NĂNG SẴN SÀNG

NỘI DUNG
1. ĐỘ TIN CẬY
 Định nghĩa Độ tin cậy
 Tầm quan trọng của Độ tin cậy
 Độ tin cậy và đặc tính chất lượng
 Độ tin cậy của hệ thống
2. KHẢ NĂNG SẴN SÀNG
 Chỉ số Khả năng sẵn sàng
 Chỉ số Hỗ trợ bảo trì
 Chỉ số Khả năng bảo trì
 Năng suất và Chỉ số Khả năng sẵn sàng
 Tính toán Chỉ số Khả năng sẵn sàng
 Chỉ số Khả năng sẵn sàng trong các hệ thống sản xuất khác
nhau
 Chỉ số Hiệu quả thiết bị toàn bộ 2

1
4/5/2024

ĐỘ TIN CẬY

ĐỊNH NGHĨA ĐỘ TIN CẬY

• Độ tin cậy: là xác suất của một thiết bị hoạt động theo chức
năng đạt yêu cầu trong khoảng thời gian xác định và dưới một
một điều kiện hoạt động cụ thể.
• Độ tin cậy là thước đo hiệu quả hoạt động của một hoặc một hệ
thống thiết bị (chất lượng sản phẩm, khả năng lợi nhuận, năng
lực sản xuất - Hiệu suất nhà máy).

2
4/5/2024

TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỘ TIN CẬY

• Độ tin cậy là yếu tố quan trọng trong công tác bảo trì bởi vì độ tin
cậy của thiết bị càng thấp thì nhu cầu bảo trì càng cao.
• Đối với những hệ thống lớn như máy bay, phi thuyền, dây
chuyền sản xuất công nghiệp, độ tin cậy đóng vai trò quan trọng.
Tất cả các thành phần trong hệ thống được thiết kế đảm bảo độ
tin cậy riêng nhằm đảm bảo độ tin cậy của hệ thống.
• Trên thế giới đã có những kinh nghiệm tương tự như: Một điện
trở nhỏ trị giá 10 Cent khi có sự cố có thể làm hỏng chuyến bay
của một tên lửa trị giá 300.000USD.
• Trong thực tế tổn thất về độ tin cậy không nhất thiết vì sự hư
hỏng của những bộ phận phức tạp, có khi chỉ do làm sai chức
năng của những bộ phận đơn giản như lắp ráp sai linh kiện điện,
thuỷ lực,…

ĐỘ TIN CẬY VÀ ĐẶC TÍNH CHẤT LƯỢNG

• Độ tin cậy là một đặc tính chất lượng.


• Độ tin cậy thường được thể hiện bằng:
oThời gian hoạt động trung bình đến khi hư hỏng, nếu sản
phẩm chỉ được sử dụng một lần rồi bỏ - MTTF (Mean Time
To Failure)
oThời gian hoạt động trung bình giữa những lần hư hỏng, nếu
sản phẩm có thể được sử dụng nhiều lần sau khi phục hồi -
MTBF (Mean Time Between Failures)
 Như vậy Chỉ số Độ tin cậy là thời gian hoạt động trung
bình của một thiết bị giữa các lần ngừng máy do bảo trì.

3
4/5/2024

HÀM SỐ ĐỘ TIN CẬY

Hàm số độ tin cậy:


R(t) = e-⅄t

Trong đó:
• R(t): Độ tin cậy tại thời điểm t
• ⅄ : Tỷ lệ hư hỏng

ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG

Hệ thống nối tiếp:


• Nếu một thiết bị ngừng thì cả hệ thống ngừng.

Rs= R1.R2.R3.R4.....Rn

Trong đó:
• Rs: độ tin cậy của hệ thống nối tiếp
• n: số đơn vị trong hệ thống
• Ri: độ tin cậy của thành phần thứ i (I = 1, 2, 3, …., n)

4
4/5/2024

ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG

Hệ thống song song:


• Tất cả các thiết bị được lắp song song với nhau, hoạt động tại
cùng một thời điểm.
• Nếu ngừng một trong các thiết bị thì các thiết bị còn lại vẫn hoạt
động được nên tổn thất không nhiều
Rps= 1 – (1-R1)(1-R2)….(1-Rn)

Trong đó:
• Rps: độ tin cậy của hệ thống song song
• n: số đơn vị trong hệ thống
• Ri: độ tin cậy của thành phần thứ I
(i= 1, 2, 3, …., n)

ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG

Hệ thống hỗn hợp (nối tiếp-song song):

Chuyển sang hệ thống nối tiếp tương đương:

10

5
4/5/2024

ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG

Ví dụ: Một máy bay có 2 động cơ họat động độc lập. Ít nhất một
động cơ phải họat động bình thường để máy bay vẫn bay. Độ tin
cậy của động cơ 1 và động cơ 2 lần lượt là 0,99 và 0,98.
Tính xác suất của các chuyến bay thành công của máy bay?

• Rps = 1-(1-0,99)(1-0,98) = 0,9998


• Vậy tỷ lệ bay thành công của máy bay là 99,98%

11

TỶ LỆ HƯ HỎNG

• Hư hỏng: là sự phá hủy đột ngột diễn ra cục bộ trên bề mặt ma


sát hay các chi tiết chịu lực uốn, kéo, nén, xoắn khi biến dạng
dẻo vượt quá giới hạn cho phép. Trên một thể tích vĩ mô của vật
liệu, làm suy giảm chức năng làm việc của cặp ma sát hay các
chi tiết, cụm chi tiết.
• Tỷ lệ hư hỏng của thiết bị được định nghĩa như số lần thiết bị sự
cố trên đơn vị thời gian.

ố ầ ư ỏ
λ (%) = ∗ 100%
ố ế ị

ố ầ ư ỏ
λ=
ố ờ ế ị ạ độ

12

6
4/5/2024

THỜI GIAN TRUNG BÌNH GIỮA CÁC LẦN HƯ HỎNG

Độ tin cậy thường được thể hiện bằng:


• MTTF (Mean Time To Failures): Thời gian hoạt động trung bình
đến khi hư hỏng, nếu sản phẩm chỉ hoạt động một lần
• MTBF (Mean Time Between Failures): Thời gian hoạt động trung
bình giữa những lần hư hỏng, nếu sản phẩm có thể sử dụng
nhiều lần sau khi hồi phục
 Như vậy, chỉ số tin cậy là thời gian trung bình của một thiết bị
hoạt động giữa các lần ngừng máy.

MTBF =
λ

13

THỜI GIAN TRUNG BÌNH GIỮA CÁC LẦN HƯ HỎNG

Ví dụ: 20 máy điều hoà được lắp để sử dụng trong 1000 giờ hoạt
động, trong thời gian này 1 máy hư sau 200 giờ và 1 máy hư sau
600 giờ.
Tính ⅄, MTBF?

• λ (%) = *100% = 10%

• λ= . .
= 0,000106 lần/giờ

• MTBF = = 9,3434 giờ


0,000106

14

7
4/5/2024

KHẢ NĂNG SẴN SÀNG

15

CHỈ SỐ KHẢ NĂNG SẴN SÀNG

• Chỉ số Khả năng sẵn sàng là số đo hiệu quả bảo trì và được
xem là số đo khả năng hoạt động của thiết bị mà không xảy ra
vấn đề gì. Chỉ số này phụ thuộc vào đặc tính của hệ thống kỹ
thuật và hiệu quả của công tác bảo trì.
• Chỉ số khả năng sẵn sàng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất
trong quá trình sản xuất. Chỉ số khả năng sẵn sàng càng thấp thì
sản lượng càng thấp
• Chỉ số khả năng sẵn sàng gồm 3 thành phần:
o Chỉ số độ tin cậy
o Chỉ số hỗ trợ bảo trì
o Chỉ số khả năng bảo trì

16

8
4/5/2024

CHỈ SỐ KHẢ NĂNG SẴN SÀNG

17

CHỈ SỐ HỖ TRỢ BẢO TRÌ

• Chỉ số hỗ trợ bảo trì được đo bằng thời gian chờ trung bình
(Mean Waiting Time, MWT) đối với các nguồn lực bảo trì khi
ngừng máy.
• Chỉ số hỗ trợ bảo trì chịu ảnh hưởng của tổ chức và chiến lược
từ bộ phận sản xuất và bảo trì.
• Chỉ số hỗ trợ bảo trì thể hiện khả năng của một tổ chức trong
những điều kiện nhất định, cung cấp các nguồn lực theo yêu cầu
để bảo trì một thiết bị

18

9
4/5/2024

CHỈ SỐ KHẢ NĂNG BẢO TRÌ

• Chỉ số khả năng bảo trì được đo bằng thời gian sửa chữa trung
bình (Mean Time to Repair, MTTR). Thời gian sửa chữa trung
bình chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các bản thiết kế thiết bị nghĩa là
nó được xác định tuỳ thuộc vào giai đoạn thiết kế.
• Chỉ số này thể hiện khả năng một thiết bị, trong những điều kiện
sử dụng xác định được, duy trì hoặc phục hồi lại tình trạng mà
nó có thể thực hiện các trình tự và các nguồn lực nhất định trong
những điều kiện nhất định.
• Để gia tăng chỉ số khả năng sẵn sàng phải có khả năng gia tăng
chỉ số độ tin cậy, giảm chỉ số hỗ trợ bảo trì và chỉ số khả năng
bảo trì.

19

NĂNG SUẤT VÀ CHỈ SỐ KHẢ NĂNG SẴN SÀNG


• Nếu thực hiện quản lý bảo trì đúng sẽ giúp năng suất trong quá
trình sản xuất tăng . Sản xuất phụ thuộc phần lớn vào năng lực
các thiết bị lắp đặt, tuy nhiên chúng còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác như: các tổn thất do bảo trì, các tổn thất chất lượng,
chạy không máy, làm ảnh hưởng đến sản xuất và năng suất. Để
sử dụng 100% năng lực, thiết bị phải hoạt động liên tục và
không được ngừng tại bất kỳ thời điểm nào khi nó đã được lên
kế hoạch hoạt động, nghĩa là chỉ số khả năng sẵn sàng thấp thì
sản lượng càng thấp.
• Công tác bảo trì sẽ ảnh hưởng đến chỉ số khả năng sẵn sàng
với một mức độ cao nên năng suất cũng bị ảnh hưởng trực tiếp.
Khi đầu tư vào bảo trì, thời gian hoàn vốn để tăng năng suất
phải được tính toán. Năng suất tăng làm tăng sản lượng, tăng
chất lượng, giảm vốn đầu tư....
• Khi lập kế hoạch đầu tư vào công tác bảo trì thì yếu tố đầu tiên
phải tính toán là tìm ra chỉ số khả năng sẵn sàng sau khi dự án
đã thông qua. Yếu tố thứ hai là phải tính toán để tìm ra có bao
nhiêu chỉ số khả năng sẵn sàng mới sẽ ảnh hưởng đến năng
suất và sản lượng
20

10
4/5/2024

NĂNG SUẤT VÀ CHỈ SỐ KHẢ NĂNG SẴN SÀNG


Mỗi % chỉ số khả năng sẵn
sàng gia tăng có thể đạt
được bằng các hoạt động
bảo trì, nhờ vậy năng suất và
lợi nhuận sẽ gia tăng .

Ảnh hưởng của bảo trì đến năng suất và hiệu quả trong sản xuất 21

NĂNG SUẤT VÀ CHỈ SỐ KHẢ NĂNG SẴN SÀNG


• Các hoạt động từ công tác bảo trì sẽ làm gia tăng số % của chỉ số
khả năng sẵn sàng, nhờ vậy năng suất sẽ gia tăng và làm lợi
nhuận cao hơn
• Mối quan hệ giữa các chỉ số khả năng sẵn sàng và thời gian
tương
Chỉ số khảứng: Thời gian Khả năng không sẵn
năng sẵn sàng không sẵn sàng
(%) sàng (%) Năm Tháng Ngày
0 100 8760 h 730 h 24 h
50 50 4380 h 365 h 12 h
80 20 1752 h 146 h 4,8 h
90 10 876 h 73 h 2,4
99 1 87,6 h 7,3 h 14,4’
99,9 0,1 8,76 h 43’ 1,4’
99,99 0,01 53’ 4,3’ 8,6’’
99,999 0,001 5,3’ 26” 0,86”
99,9999 0,0001 32” 2,6” 0,086”
6 giờ một ngày - chỉ số sử dụng là 0,66 / 8 giờ một ngày - chỉ số sử dụng là 0,33
22

11
4/5/2024

TÍNH TOÁN CHỈ SỐ KHẢ NĂNG SẴN SÀNG


• Chỉ số Khả năng sẵn sàng:
MTBF
A= *100%
MTBF + MWT + MTTR

MTBF
Hoặc A= *100% ; MDT = MWT +
MTBF + MDT
MTTR

Hoặc A= *100%

Trong đó:
o A: Chỉ số khả năng sẵn sàng
o MTBF (Thời gian trung bình giữa hai lần hư hỏng) = Độ tin cậy
o MDT (Thời gian ngừng máy trung bình)
o MWT (Thời gian chờ đợi trung bình) = Chỉ số Hỗ trợ bảo trì
o MTTR (Thời gian sửa chữa trung bình) = Chỉ số Khả năng bảo trì
o T : Tổng thời gian máy hoạt động (time up for production) 23

TÍNH TOÁN CHỈ SỐ KHẢ NĂNG SẴN SÀNG

• Độ tin cậy:
MTBF = (giờ/lần hư hỏng)

Trong đó:
o T : Tổng thời gian máy hoạt động (time up for production)
o a: Số lần ngừng máy để bảo trì

24

12
4/5/2024

TÍNH TOÁN CHỈ SỐ KHẢ NĂNG SẴN SÀNG

• Trong thực tế khó thấy sự khác nhau giữa thời gian chờ và thời
gian sửa chữa. Trong trường hợp đó thì sử dụng thời gian
ngừng máy, với Thời gian ngừng máy = Thời gian chờ + Thời
gian sửa chữa.
• Thời gian ngừng máy trung bình:
MDT = (giờ/lần hư hỏng)

Trong đó:
o T : Tổng thời gian ngừng máy để bảo trì
o a: Số lần ngừng máy để bảo trì

25

TÍNH TOÁN CHỈ SỐ KHẢ NĂNG SẴN SÀNG

T +T +T +T
MTBF =
4

T +T +T +T
MTBF =
4

T = (T - T ); T =(T −T )
26

13
4/5/2024

TÍNH TOÁN CHỈ SỐ KHẢ NĂNG SẴN SÀNG

• Khi tính toán, cần biết các dữ liệu:


o Số giờ hoạt động sản xuất (T )
o Thời gian ngừng máy để bảo trì (T )
o Số lần ngừng máy (a)

• Ví dụ: Tình trạng hiện tại: T = 940; T = 160 h; a = 70 lần


940
 MTBF = = 13,4
70
160
 MDT = = 2,3
70
 MTTR = 0,7
 MWT = 1,6
940 13,4
A = = 0,85 hay MDT = = 0,85 =
940 + 160 13,4 + 0,7 + 1,6
85%
27

TÍNH TOÁN CHỈ SỐ KHẢ NĂNG SẴN SÀNG

• Ví dụ (tiếp):
Bảng đánh giá các hoạt động bảo trì
Hiện tại Hoạt động Kết quả đánh giá
Số lần hư Giám sát tình trạng có hệ thống, công Tốt Chưa tốt
hỏng a = 70 tác bảo trì và bôi trơn định kỳ a = 30 a = 50
MTTR =0,7 - Bảo trì phòng ngừa gia tăng trong MTTR = 0,7 h MTTR = 0,7
h kế hoạch. MWT = 0,8 h
MWT = 1,6 h - Hệ thống thực hiện và các thủ tục h MWT = 1,2 h
MDT = 2,3 h để chuẩn bị và lập kế hoạch. MDT = 1,5 MDT = 1,9 h
- Cải thiện tài liệu kỹ thuật. h
- Cải thiện quản lý kho.

28

14
4/5/2024

TÍNH TOÁN CHỈ SỐ KHẢ NĂNG SẴN SÀNG

• Ví dụ (tiếp):
Kết quả tốt:
T = a x MDT = 30 x 1,5 = 45 h
T = T – Tdm = 1.100 – 45 = 1.055 h
1055
A= = 0,96
1055 + 45
 Sản xuất gia tăng 12,9% + các chi phí bảo trì thấp hơn

Kết quả chưa tốt:


T = a x MDT = 50 x 1,9 = 95 h
T = T – Tdm = 1.100 – 95 = 1.005 h
1005
A= = 0,91
1005 + 95
Sản xuất gia tăng 7,1% + các chi phí bảo trì thấp hơn

 Như vậy sản xuất gia tăng từ 7,1% đến 12,9%.


29

CHỈ SỐ KHẢ NĂNG SẴN SÀNG TRONG


CÁC HỆ THỐNG SẢN XUẤT KHÁC NHAU

• Hệ thống nối tiếp:

Atoàn bộ = A1 . A2 . A3 …. An
• Hệ thống song song:

Atoàn bộ = [A1.A2.A3.A4] + [A1.A2.A3.(1-A4)]


+ [A1.A2.A4.(1-A3)]+[A1.A3.A4.(1–A2)]
+[A2.A3.A4.(1–A1)]

• Hệ thống dự phòng:
Atoàn bộ = 1 - [(1 – A1) (1 – A2) (1 – A3) (1 – A4) ......... (1 – An)]
30

15
4/5/2024

BÀI TẬP

(1) Trong một nhà máy hoạt động 24 giờ mỗi ngày, người ta tiến
hành điều tra chỉ số khả năng sẵn sàng.
Cuộc điều tra xác định rằng có 300 lần ngừng máy không kế
hoạch do bảo trì xảy ra trong thời gian 6 tháng.
Thời gian ngừng máy tổng cộng là 600 giờ, 60% thời gian ngừng
máy được xem là thời gian chờ.
Hãy tính:
• Thời gian trung bình giữa các lần hư hỏng (MTBF).
• Thời gian ngừng máy trung bình (MDT).
• Thời gian chờ trung bình (MWT).
• Thời gian sửa chữa trung bình (MTTR).
• Chỉ số khả năng sẵn sàng (A).

31

BÀI TẬP
(2) Nhà máy nhiệt điện Bà Rịa có 8 tổ máy tuabin khí tổng công suất
phát ra là 300MW, vận hành liên tục 24 giờ trong ngày. Dưới đây là
cuộc điều tra chỉ số khả năng sẵn sàng cho một tổ máy công suất
phát thực tế trong điều kiện nước ta là 40 MW. Cuộc điều tra tiến
hành trong 365 ngày, xác định rằng có 40 lần ngừng máy không kế
hoạch do hư hỏng xảy ra.
Trong đó:
• Có 8 lần ngừng máy do sai biệt nhiệt độ trong buồng đốt, mỗi lần
ngừng 16 giờ.
• Có 6 lần ngừng do máy nén dơ, mỗi lần ngừng 16 giờ.
• Có 20 lần ngừng máy do trục trặc máy phát điện, tuabin,… mỗi lần
ngừng 2 giờ.
• Có 6 lần ngừng máy do các bơm nước, dầu hư hỏng…mỗi lần
mất 4 giờ.
• Thời gian chờ bằng 60% thời gian ngừng máy.
• Trong một năm vận hành có một lần ngừng máy định kỳ để đại tu
trong 20 ngày.
• Cho 1 kWh = 1.000 đồng. 32

16
4/5/2024

BÀI TẬP NHÓM

(2) tiếp
Hãy tính:
• Thời gian trung bình giữa các lần hư hỏng (MTBF).
• Thời gian ngừng máy trung bình (MDT).
• Thời gian chờ trung bình (MWT).
• Thời gian sửa chữa trung bình (MTTR).
• Chỉ số khả năng sẵn sàng (A).
• Tính tổn thất (đồng) do tổng thời gian ngừng máy để bảo trì.

33

CHỈ SỐ HIỆU QUẢ THIẾT BỊ TOÀN BỘ


Thời gian hoạt động của nhà máy: khoảng thời gian nhà máy
mở cửa và sẵn sàng để vận hành thiết bị.

THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA


NHÀ MÁY

Từ Thời gian vận hành của nhà máy, trừ đi Thời gian ngừng
hoạt động theo kế hoạch (ví dụ: thời gian nghỉ, bảo trì theo lịch
trình, khoảng thời gian không có gì để sản xuất). Thời gian còn lại
là Thời gian sản xuất theo kế hoạch.

THỜI GIAN
THỜI GIAN SẢN XUẤT THEO KẾ NGỪNG KẾ
HOẠCH HOẠCH

34

17
4/5/2024

CHỈ SỐ HIỆU QUẢ THIẾT BỊ TOÀN BỘ


Khả năng sẵn sàng: có tính đến Tổn thất thời gian ngừng hoạt
động (Down time loss), bao gồm tất cả các sự kiện ngừng sản
xuất theo kế hoạch trong một khoảng thời gian đáng kể (thường là
vài phút). Ví dụ như lỗi thiết bị, thiếu nguyên liệu và thời gian thay
đổi. Thời gian chuyển đổi được bao gồm trong phân tích OEE vì
nó là một dạng của thời gian ngừng hoạt động. Thời gian còn lại
được gọi là Thời gian hoạt động. Khả năng sẵn sàng là tỷ lệ
giữa Thời gian hoạt động và Thời gian sản xuất theo kế hoạch.

TỔN THẤT
THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG THỜI GIAN
NGỪNG
HOẠT ĐỘNG

35

CHỈ SỐ HIỆU QUẢ THIẾT BỊ TOÀN BỘ


Hiệu suất: có tính đến Tổn thất giảm tốc độ, bao gồm tất cả các
yếu tố khiến quá trình hoạt động ở tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa
có thể khivận hành. Ví dụ bao gồm hao mòn máy móc, vật liệu
không đạt tiêu chuẩn, nguồn cung sai và sự kém hiệu quả của
người vận hành. Thời gian còn lại được gọi là Thời gian hoạt
động ròng. Hiệu suất là tỷ lệ giữa Thời gian hoạt động ròng trên
Thời gian hoạt động.

TỔN THẤT
THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG RÒNG
GIẢM TỐC
ĐỘ

36

18
4/5/2024

CHỈ SỐ HIỆU QUẢ THIẾT BỊ TOÀN BỘ


Chất lượng: Chất lượng có tính đến Tổn thất giảm chất lượng,
dẫn đến các sản phẩm được sản xuất không đạt tiêu chuẩn chất
lượng, bao gồm cả các sản phẩm yêu cầu phải làm lại. Thời gian
còn lại được gọi là Thời gian đầy đủ năng suất. Chất lượng là tỷ
lệ của Thời gian hoàn toàn năng suất và Thời gian hoạt động
ròng.
TỔN THẤT
THỜI GIAN ĐẦY
GIẢM CHẤT
ĐỦ NĂNG SUẤT
LƯỢNG

37

CHỈ SỐ HIỆU QUẢ THIẾT BỊ TOÀN BỘ


THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY

THỜI GIAN
THỜI GIAN SẢN XUẤT THEO KẾ HOẠCH NGỪNG KẾ
HOẠCH

Khả năng sẵn sàng

TỔN THẤT
THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG THỜI GIAN
NGỪNG HOẠT
ĐỘNG

Hiệu suất

TỔN THẤT
THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG RÒNG
GIẢM TỐC ĐỘ

Chất lượng

TỔN THẤT GIẢM


THỜI GIAN ĐẦY ĐỦ NĂNG SUẤT
CHẤT LƯỢNG
38

19
4/5/2024

CHỈ SỐ HIỆU QUẢ THIẾT BỊ TOÀN BỘ


OEE = Availability x Performance x Quality

OEE tính đến cả ba yếu tố và đơn giản là tỷ lệ giữa Thời gian đầy
đủ năng suất và Thời gian sản xuất theo kế hoạch. Nói cách khác,
OEE thể hiện %thời gian sản xuất đã dành để tạo ra các sản
phẩm đạt yêu cầu (không giảm chất lượng), nhanh nhất có thể
(không giảm tốc độ), không bị gián đoạn (không mất thời gian).

THỜI GIAN
THỜI GIAN SẢN XUẤT THEO KẾ HOẠCH NGỪNG KẾ
HOẠCH

TỔN THẤT GIẢM


THỜI GIAN ĐẦY ĐỦ NĂNG SUẤT
CHẤT LƯỢNG

39

CHỈ SỐ HIỆU QUẢ THIẾT BỊ TOÀN BỘ


OEE = Availability x Performance x Quality

A = Thời gian hoạt động/ Thời gian sản xuất dự kiến


P = (Cycle time lý tưởng * Tổng sản phẩm)/ Thời gian hoạt động
= (Tổng sản phẩm/ Thời gian hoạt động)/ Tốc độ sản xuất lý
tưởng
Q = Số sản phẩm đạt yêu cầu/ Tổng sản phẩm

Cycle time lý tưởng: Thời gian lý thuyết tối thiểu để sản xuất một sản
phẩm.
Tốc độ sản xuất lý tưởng: Tốc độ sản xuất lý thuyết tối đa. 40

20
4/5/2024

CHỈ SỐ HIỆU QUẢ THIẾT BỊ TOÀN BỘ


• Chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE – Overall Equipment
Effectiveness) được dùng để đánh giá một cách toàn diện hiệu
quả sử dụng dây chuyền thiết bị trong sản xuất công nghiệp.
OEE được tính như sau:
OEE = A . P . Q
Trong đó:
o A: Chỉ số Khả năng sẵn sàng
o P: Hiệu suất sử dụng thiết bị = Sản lượng thực tế / Sản
lượng mà dây chuyền thiết bị có thể làm ra được
o Q: Hệ số chất lượng = Số lượng sản phẩm đạt yêu cầu /
Tổng số lượng đã sản xuất

41

CHỈ SỐ HIỆU QUẢ THIẾT BỊ TOÀN BỘ


• Trong sản xuất trình độ thế giới (World Class Manufacturing),
người ta đưa ra giá trị OEE cần đạt như sau:
A ≥ 90%; P ≥ 95%; Q ≥ 99%
Nghĩa là OEE ≥ 85% ≥ (90% . 95% . 99% )
 A = 90%: nghĩa là doanh nghiệp tận dụng được 90% nguồn
lực về mặt thời gian và có 10% là khoảng thời gian chết so
với tiềm năng vận hành.
 Q = 95%: nghĩa là cứ 100 giờ sản xuất sẽ có 5 giờ bị lãng
phí do gặp phải các vấn đề về chất lượng. Hoặc tương ứng
với cứ 100 sản phẩm sản xuất ra thì có 95 sản phẩm đạt
chất lượng và 5 sản phẩm không đạt chất lượng.
 P = 90%: chỉ ra rằng công suất sản xuất thực tế của dây
chuyền/thiết bị chỉ đạt 90% công suất được thiết kế. Hay
tương ứng với kém mục tiêu đề ra 10% xét về mặt thời gian.
42

21
4/5/2024

CHỈ SỐ HIỆU QUẢ THIẾT BỊ TOÀN BỘ


Ví dụ: Tại một nhà máy sản xuất nước ngọt có gas, Một ca làm
bình thường sẽ diễn ra trong 480 phút (ứng với 8 giờ làm việc).
Trong đó:
• Người vận hành máy nghỉ 1 lần trong suốt ca làm việc với tổng
cộng 60 phút
• Ngừng máy 2 lần để đổi mã sản phẩm trong ca làm việc với
tổng cộng 60 phút
• Thời gian vệ sinh máy dọn dẹp trước và sau ca làm mất thêm
60.
Giả sử theo công suất thiết kế thì nhà máy đóng chai sản xuất
được 60 chai mỗi phút (tương ứng 1 giây sản xuất được 1 chai).
Nhưng thực tế các máy đang chạy chậm hơn 1,5 giây trong 1 chu
kì thời gian Cycle time. Biết chỉ số chất lượng đạt 75%
Tính OEE?
43

CHỈ SỐ HIỆU QUẢ THIẾT BỊ TOÀN BỘ


Tổng cộng thời gian ngừng hoạt động của máy trong suốt ca này sẽ là
180 phút. Khi đó để tính mức độ khả dụng A ta có:
• Thời gian vận hành tiềm năng: 480 phút
• Thời gian vận hành thực tế = 480 phút – 180 phút = 300 phút
 A = 300/480 *100% = 62,5%
Theo công suất thiết kế, sản xuất được 60 chai mỗi phút (tương ứng 1
giây sản xuất được 1 chai). Vậy với thời gian vận hành thực tế trong 1
ca sẽ sản xuất được 18.000 chai (300 phút x 60 chai)
• Chậm 1,5 giây/1 chai nước => tốc độ sản xuất thực tế = 1 / 1,5 = 2/3
công suất
• Số lượng sản phẩm thực tế trong 1 ca: 2/3 * 18.000 bottles = 12.000
chai
 P = (12.000/18.000) * 100% = 66,7%
• Có chỉ số chất lượng Q = 75%.
Vậy OEE = 62,5% x 66,7% x 75% = 31,25%
Điều này có nghĩa là về mặt kỹ thuật, vốn dĩ có thể sản xuất được
28.800 chai (480 phút *60 chai/phút), nhưng cuối cùng, chỉ có 9.000 chai
sản phẩm đạt chất lượng (75%*12.000 sản phẩm) được sản xuất ra thị
trường trong 1 ca chiếm 31,25%
44

22
4/5/2024

6 TỔN THẤT LỚN TRONG OEE

• Một trong những mục tiêu lớn nhất của các chương trình Bảo trì
năng suất tổng thể – TPM – và Hiệu suất thiết bị tổng thể – OEE
– là loại bỏ và giảm thiểu 6 TỔN THẤT LỚN, những nguyên
nhân chính gây ra sự mất hiệu suất trong sản xuất.

45

ỨNG DỤNG IOT TRONG ĐO LƯỜNG OEE THỜI GIAN THỰC

Internet of Things (IoT) giúp các nhà quản lý sản xuất cải thiện
đánh giá OEE của họ với sự hiểu biết chi tiết về hiệu suất thiết bị
thông qua thiết bị đo đạc và phân tích. Các giải pháp IoT giúp cải
thiện các giá trị OEE theo nhiều cách:
• Phân tích quá trình lịch sử và dữ liệu hiệu suất để tối ưu hóa quy
hoạch bảo trì, lịch biểu và tài nguyên.
• Nhận cảnh báo trước về sự xuống cấp của máy của họ, với bảo
trì dự đoán để tránh thời gian chết.
• Mục tiêu dẫn đến chi phí bảo trì thấp hơn, vật liệu và nguồn
cung cấp giảm, và có sẵn thiết bị lớn hơn.
• Chất lượng dây chuyền sản xuất sẽ được theo dõi cẩn thận. Nó
sẽ giúp bạn theo dõi các thông số quá trình, tìm ra hiệu chuẩn,
nhiệt độ, tốc độ và thời gian sản xuất của máy.
• Giúp quản lý chuỗi cung ứng. Các nhà QLSX sẽ có thể so sánh
các kết quả sản xuất trước đó với những kết quả mới, giúp họ
quyết định cách làm việc theo lịch trình tương lai của họ.
46

23

You might also like