You are on page 1of 2

Thích thất nghiệp

Lê Tuyết
Nhà báo

Theo dõi “Theo dõi” để nhận thông báo khi tác giả có bài viết mới ×

Người phụ trách nhân sự của một nhà máy điện tử quy mô 6.000

công nhân nói với tôi, anh “đang đi giữa hai làn đạn” bởi hàng trăm

lao động chỉ muốn làm thời vụ, không chịu tham gia bảo hiểm xã hội,

trong khi cơ quan chức năng đẩy mạnh thanh tra.

Cuối tuần trước, anh nhận được thông tin sắp có đoàn thanh tra liên ngành, tra soát thông tin thu

nhập của lao động được khai báo đóng thuế với dữ liệu tham gia bảo hiểm xã hội. Lao động nhận

từ đủ một tháng lương sẽ bị truy thu bảo hiểm xã hội kèm lãi chậm đóng. Có người "lọt sổ", tức

công ty cố tình trốn đóng, tùy mức độ có thể chịu thêm các hình thức xử phạt khác.

Hơn tháng nữa mới đến thời điểm kiểm tra, vẫn còn thời gian làm đẹp hồ sơ nhân sự, anh gọi tất

cả công nhân đang làm thời vụ lên để thương lượng ký hợp đồng lao động, khai báo đóng bảo
hiểm xã hội. Hầu hết từ chối. Số khác cho biết nếu công ty quyết ký hợp đồng chính thức, họ sẽ

nghỉ việc.

Công nhân muốn làm thời vụ, hưởng trợ cấp thất nghiệp, đợi đủ 12 tháng không tham gia bảo

hiểm xã hội để nhận trợ cấp một lần. Ký hợp đồng chính thức sẽ khiến kế hoạch của họ bị phá

hỏng, mất trợ cấp thất nghiệp, mất luôn thời gian chờ đủ năm.

Tình thế buộc anh phải cho lao động nghỉ để tránh rủi ro pháp lý song nhà máy sẽ thiếu nhân lực,

ảnh hưởng tiến độ đơn hàng. "Chắc cái ghế của tôi cũng chẳng còn", anh nhăn nhó.

Người phụ trách nhân sự này không phải trường hợp cá biệt đang chịu đựng những bất cập khi

thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm thất nghiệp là một chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam.

Đây là một công cụ quản trị thị trường lao động, với mục tiêu hỗ trợ lao động, bảo vệ vị trí việc

làm, duy trì việc làm, phòng tránh thất nghiệp. Nguồn quỹ được hình thành từ sự đóng góp của

người lao động, chủ doanh nghiệp, ngân sách Nhà nước và một số nguồn hợp pháp khác.

You might also like