You are on page 1of 4

Tác Hại Vũ Khí Sinh Học

Tổng quát:
- Là một phương pháp, chiến lược công kích của các phe đối địch nhằm mục đích
giảm thiệt hại về binh lực đồng minh lẫn thúc đẩy tốc độ cuộc chiến để đạt mục đích
riêng nên các vũ khí sinh học đều ảnh hưởng tới cả tinh thần và thể chất của những
nạn nhân phải hứng chịu khi tiếp xúc với các loại vũ khí sinh học.
- Hầu hết các vũ khí sinh học đều mang theo những mầm bệnh cũng như có nguy cơ
truyền nhiễm, lây lan cao nên có thể lập tức ảnh hưởng lên cá nhân và lan rộng gây
ảnh hưởng lớn trên cả 1 cục diện lớn nếu không được kiểm soát.
Đề cập chi tiết:
- Trong lịch sử loài người, việc sử dụng mầm bệnh như một công cụ chiến tranh đã
xuất hiện từ rất sớm. Hầu hết các vũ khí sinh học thuở ban đầu đều liên quan tới các
loài thực vật hoặc các loại độc tố từ xác động vật. Về sau ở thời hiện đại con người bắt
đầu nghiên cứu sâu hơn về các loại virus.
- Tùy vào loại vũ khí sinh học mà chúng sẽ có những hướng ảnh hưởng, ví dụ như phá
hủy mùa màng gây ảnh hưởng tới cuộc sống của nông dân hay lây truyền mầm bệnh
thông qua con đường giao thương gây ra sự sụt suy sụp về dân số. Và tất cả những
điều đó đều trở thành tiền đề cho sự sụp đổ của 1 quốc gia về lâu dài.
- Một số hình thức tấn công bằng vũ khí sinh học thời cổ đại được ghi chép lại như:
+ Đầu độc nguồn nước thông qua các loại thực vật, xác động vật thối rữa
+ Tẩm độc các vũ khí như mũi tên bằng các chất gây nguy hiểm như máu, độc
của động vật có độc tố hoặc các chất chứa nhiều vi khuẩn như máu và phân
người bệnh
- Ở thời hiện đại thì chúng ta có những kiểu tấn công sinh học khác 1 tí như:
+ Nghiên cứu, phát triển và lây lan các loại virus bệnh dịch thông qua sự tiếp xúc
của người.
+ Lây truyền mầm bệnh thông qua các loài ký sinh làm trung gian mầm bệnh
trong tự nhiên.
Đa số các vũ khí sinh học được đề cập đều mang tính chất nguy hiểm nhưng lại khó
rơi vào sự chú ý và quan tâm từ con người nên vô hình trung tạo ra cơ hội phát triển
và lây lan cho các mầm bệnh và cái cái chết khó lường.
- Bên cạnh đó một trong những sự kiện khủng khiếp từng xảy ra trong quá khứ là đại
dịch “Cái chết đen” hay có tên tiếng anh là “Black Death”. Khởi điểm vào năm 1346,
được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc và Trung Á thông qua mầm bệnh từ loài chuột
với vật trung gian là bọ chét.
*bức ảnh phát họa thảm họa đại dịch cái chết đen

*bức ảnh tiêu biểu về bộ đồ của các y bác sĩ chữa bệnh trong thời kỳ này

- Về việc liên quan tới vũ khí sinh học, một số nguồn thông tin ghi lại rằng năm 1347
thông qua việc lây nhiễm bệnh cho phe đối địch đã trở thành tiền đề cho bệnh dịch
hạch với việc xóa sổ ⅓ dân số châu Âu ở thế kỷ 14.
- Ngoài ra còn 1 số lần sử dụng vũ khí sinh học khác như:
Thế Chiến I (1914-1918):
● Đức: Sử dụng vi khuẩn gây bệnh than (Bacillus anthracis - anthrax), và vi
khuẩn gây bệnh dịch hạch (Yersinia pestis) tại Ypres, Bỉ, năm 1915.
Thế Chiến II (1939-1945):
● Nhật Bản: Sử dụng vi khuẩn gây bệnh dịch hạch trong cuộc chiến tranh
Trung Quốc (1937-1945), dẫn đến hàng trăm nghìn người chết và bị nhiễm
bệnh.
Chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988):
● Iraq: Sử dụng vũ khí sinh học, bao gồm vi khuẩn gây bệnh than (Bacillus
anthracis - anthrax), trong các cuộc tấn công.

*triệu chứng từ bệnh anthrax


Sudan (1998):
● Sudan: Chính phủ Sudan được cáo buộc sử dụng vũ khí sinh học trong cuộc
xung đột với lực lượng nổi dậy.
Nga (trước 1991):
● Liên Xô: Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cả Liên Xô và Hoa Kỳ đã thực hiện
nghiên cứu và phát triển vũ khí sinh học. Mặc dù không có báo cáo cụ thể về
việc triển khai, nhưng nghiên cứu này đã tạo ra mối lo ngại về an toàn và ô
nhiễm môi trường.

Đúc kết bài học:


- Qua đó ta có thể thấy được sự nguy hiểm đến từ vũ khí sinh học và những điều mà
chúng mang theo. Với yếu tố gây suy nhược và ảnh hướng tới sức khỏe và tinh thần
trong mục đích ban đầu của các cuộc chiến sử dụng vũ khí sinh học thì chúng còn
mang nguy cơ tiềm ẩn cho cả 1 thảm họa khi sự kiểm soát lên sự lây lan là khó lường
trước.

You might also like