You are on page 1of 52

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

ĐỒ ÁN II
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải
sản xuất bánh kẹo
PHẠM TRẦN HOÀNG LONG
long.pth193414@sis.hust.edu.vn

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Minh Hằng

Bộ môn: Công nghệ Môi trường


Viện: Khoa học và Công nghệ Môi trường

HÀ NỘI, 3/2023
MỤC LỤC
CHƯƠNG I, TỔNG QUAN____________________________________________4
1.1. Giới thiệu về ngành công nghiệp sản xuất bánh kẹo_________________________
1.2. Nguyên liệu sản xuất_________________________________________________
1.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất______________________________________________
1.4. Đặc điểm chất thải___________________________________________________
1.5. Các phương pháp xử lý nước thải trong công nghệ thực phẩm_________________
1.6. Đề xuất dây chuyền xử lý_____________________________________________
CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN THIẾT BỊ_________________________________16
2.1. Song chắn rác______________________________________________________
2.2. Bể điều hòa________________________________________________________
2.3. Bể lắng bậc I_______________________________________________________
2.4. Bể Aerotank_______________________________________________________
2.5. Bể lắng bậc II______________________________________________________
2.6. Bể khử trùng_______________________________________________________
2.7. Tính toán các thiết bị khác____________________________________________
KẾT LUẬN________________________________________________________48
TÀI LIỆU THAM KHẢO____________________________________________49

2
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Tăng trưởng sản xuất bảnh kẹo ở Việt Nam __________________________4
Hình 2: Sơ đồ sản xuất kẹo cứng_________________________________________5
Hình 3: Sơ đồ sản xuất bánh quy_________________________________________6
Hình 4: Cấu tạo bể lắng đứng____________________________________________8
Hình 5: Cấu tạo bể lắng ngang___________________________________________9
Hình 6: Cấu tạo bể UASB______________________________________________9
Hình 7: Cấu tạo bể lọc yếm khí_________________________________________10
Hình 8: Cấu tạo bể Aerotank___________________________________________10
Hình 9: Cấu tạo bể SBR_______________________________________________11
Hình 10: Sơ đồ xử lý nước thải__________________________________________14
Hình 11: Quan hệ giữa hiệu suất lắng với thời gian lắng và tốc độ lắng _________22
Hình 12: Sơ đồ bể Aerotank trộn hoàn chỉnh_______________________________26
Hình 13: Sơ đồ cân bằng sinh khối bể Aerotank____________________________30
Hình 14: Cấu tạo đĩa thoát khí__________________________________________34
Hình 15: Kích thước máng răng cưa______________________________________39

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1. Thông số ô nhiễm của nước thải công nghiệp bánh kẹo_________________7
Bảng 2. Thông số ô nhiễm nước thải đầu vào______________________________12
Bảng 3. Thông số thủy lực của một số mương dẫn nước thải__________________16
Bảng 4. Thông số song chắn rác_________________________________________19
Bảng 5. Thông số bể điều hòa__________________________________________22
Bảng 6. Hệ số thực nghiệm của bể lắng bậc I_______________________________24
Bảng 7. Thông số bể lắng I_____________________________________________25
Bảng 8. Giá trị điển hình các thông số thiết kế bể Aerotank___________________27
Bảng 9. Giá trị các hệ số động học trong quá trình xử lý nước thải______________28
Bảng 10. Giá trị kích thước bể điển hình__________________________________29
Bảng 11. Thông số bể Aerotank_________________________________________32
Bảng 12. Thông số hệ thống cấp khí_____________________________________38
Bảng 13. Chỉ tiêu thiết kế bể lắng II______________________________________39
Bảng 14. Thông số bể lắng II___________________________________________41
Bảng 15. Thông số bể khử trùng________________________________________43
Bảng 16. Thông số các thiết bị khác______________________________________47

3
CHƯƠNG I, TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu về ngành công nghiệp sản xuất bánh kẹo

1.1.1. Ngành sản xuất bánh kẹo thế giới


Trên thế giới, thị trường bánh kẹo là một thị trường lớn và đang tiếp tục phát
triển, đặc biệt là ở các nước Mỹ, Trung Quốc, Anh… Vào năm 2011, dân các nước
Hà Lan, Ý và Bỉ sử dụng hơn 10kg bánh/năm; Thụy Điển, Đan Mạch, Đức tiêu thụ
trên 5 kg kẹo/năm… Trung bình, mỗi người dân châu Âu tiêu thụ khoảng 20 kg
bánh kẹo/năm [1].
1.1.2. Ngành sản xuất bánh kẹo ở Việt Nam
Hiện nay, ngành bánh kẹo Việt Nam có tốc độ phát triển cao và ổn định với
sản lượng đạt trên 150 nghìn tấn/năm, doanh thu năm 2014 đạt 27 nghìn tỉ đồng [1].

Hình 1: Tăng trưởng sản xuất bảnh kẹo ở Việt Nam [1]

1.2. Nguyên liệu sản xuất

1.2.1, Nguyên liệu chính


Đường là thành phần không thể thiếu của dây chuyền sản xuất bánh kẹo
nhằm tạo vị ngọt, kết cấu cho sản phẩm. Bao gồm các loại: Saccharose, mật tinh bột
(Glucose/Maltose syrup), mạch nha (ít sử dụng do độ nhớt cao và giá thành đắt)
Bột mỳ được sử dụng trong sản xuất hầu hết các loại bánh. Thành phần gồm:
glucid (70 – 90%) gồm amylose và amylopectin; protein (8 – 13%) gồm anbumin,
globulin, gliadin, glutenin; tro; các loại enzyme. Vai trò: tạo cấu trúc cho bánh, cung
cấp enzyme thủy phân, là nguồn dinh dưỡng cho nấm men [2].

4
1.2.2. Nguyên liệu phụ
Nước: tạo môi trường cho nấm men, tạo độ ẩm cho sản phẩm. Chất béo: bơ,
dầu thực vật, shortening, magarine làm tăng dinh dưỡng, tạo độ xốp. Men: có bản
chất là vi sinh vật, dùng để tạo độ xốp cho sản phẩm. Hương liệu: dùng để tạo mùi
cho bánh kẹo, có bản chất chủ yếu là este. Chất bảo quản: do bánh kẹo khi để nguội
có thể hút ẩm rất nhanh, cần bảo quản bằng silicagel; ngoài ra còn có kali sorbate
chống nấm mốc; canxi propionate chống vi khuẩn… Bao bì: làm bằng polyetylen,
bao gói sản phẩm sau khi nguội [2].

1.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất

Hình 2: Sơ đồ sản xuất kẹo cứng [2]


Quá trình nấu kẹo bắt đầu bằng công đoạn phối liệu. Việc phối liệu keo cứng
gồm 2 phần: Phối hợp chất tạo ngọt chất kết tinh (saccharose) và chất chống kết
tinh. Sau khi phối liệu, sử dụng ít nước nhất có thể để hòa tan nhanh nhất. Ngoài ra
5
cần lọc để loại bỏ tạp chất trong nguyên liệu. Tiếp đến dung dịch đường được cô đặc
đến 97% hàm lượng chất khô bằng cách nấu hoặc bốc hơi chân không. Sau khi làm
nguội, kẹo được trộn với các thành phần phụ, tạo hình và đóng gói.

Hình 3: Sơ đồ sản xuất bánh quy [2]


Đầu tiên, cần trộn bột mì, dung dịch nhũ tương, đường và nguyên liệu phụ
với nhau để tạo hỗn hợp bột nhào. Cần đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ thích hợp tùy vào
sản phẩm. Ngoài ra cần loại bỏ tạp chất có trong nguyên liệu. Bột nhào được đưa
vào máy cán để tạo hình theo yêu cầu. Sau khi nướng, bánh được làm nguội đến
nhiệt độ thường và đưa vào bao bì.

1.4. Đặc điểm chất thải

1.4.1. Chất thải rắn


Trong dây chuyền sản xuất bánh kẹo, chất thải rắn có nguồn gốc chủ yếu từ
các nguyên liệu lỗi như bao bì, tạp chất trong nguyên liệu hoặc sản phẩm quá hạn sử
dụng. Hầu hết các sản phẩm này đều được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt hoặc
chôn lấp.

6
1.4.2. Khí thải
Trong quá trình sản xuất, khí thải sinh ra do nguyên liệu như dịch nhũ tương
hoặc bột nhào để lâu dẫn đến hoạt động của các vi sinh vật. Một số nguồn khí thải
khác có thể đến từ các nguyên liệu dễ bay hơi (hương liệu) hoặc phát sinh từ quá
trình nướng, gia nhiệt, bốc hơi.
1.4.3. Nước thải
a, Nguồn gốc nước thải
Nước thải sản xuất bánh kẹo phát sinh chủ yếu trong quá trình sơ chế và chế
biến thành phẩm như khâu rửa nguyên liệu, phối trộn nguyên liệu. Ngoài ra còn
lượng nước thải từ quá trình vệ sinh máy móc thiết bị chế biến, vệ sinh nhà xưởng,
làm mát, giải nhiệt của nhà máy. Nước thải còn phát sinh từ quá trình sinh hoạt của
công nhân viên.

b, Đặc tính của nước thải


Nước thải sản xuất bánh kẹo có chứa nồng độ ô nhiễm khá cao, chủ yếu là
các chất hữu cơ, cặn lơ lửng, các hạt chất lỏng của dầu mỡ và một số chất tẩy rửa từ
quá trình vệ sinh máy móc, thiết bị. Các thành phần hữu cơ chính trong nước thải
chế biến bánh là bột mì, bột gạo, trứng, sữa, đường, dầu, mỡ và men.

Bảng 1. Thông số ô nhiễm của nước thải công nghiệp bánh kẹo
QCVN 40:2011/BTNMT
STT Thông số Đơn vị Giá trị
Cột A Cột B
1 pH - - 6–9 6–9
2 BOD5 mg/l 550 30 50
3 COD mg/l 950 75 150
4 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 183 50 100
c, Tác hại
Trong nước thải có chứa các thành phần hữu cơ gây ra hiện tượng phú dưỡng
nguồn nước đầu ra. Hơn nữa trong nguồn nước thải này cũng có hàm lượng chất béo
tạo thành một lớp váng trên bề mặt nước. Điều này đã gây cản trợ sự hòa tan oxy
vào nước, khiến cho quá trình phân hủy kỵ khí của các chất hữu cơ trong nước diễn
ra. Từ đó làm cho nước có mùi hôi khó chịu và gây ô nhiêm môi trường cũng như là
ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

7
Những hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P trong nước thải gây nên hiện
tượng phú dưỡng hóa nếu nước thải không được xử lý mà xả trực tiếp ra nguồn tiếp
nhận gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới sông hồ.
1.5. Các phương pháp xử lý nước thải trong công nghệ thực phẩm

1.5.1. Xử lý cơ học

Xử lý cơ học (còn được gọi là xử lý bậc I) có mục đích loại bỏ các tạp chất
không tan (rác, cặn lơ lửng, cát, dầu mỡ…) ra khỏi nước thải; điều hòa lưu lượng và
nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải trước khi đưa vào các giai đoạn xử lý khác.
Song chắn rác: gồm các thanh kim loại (thép không gỉ) đặt vuông góc với dòng
chảy nhằm giữ lại các tạp chất có kích thước lớn để tránh làm tắc và ăn mòn thiết bị.
Lưới lọc rác tinh: được đặt nghiêng 60˚ so với phương thẳng đứng nhằm thu hồi
tạp chất có kích thước nhỏ.
Bể lắng cát: loại bỏ cặn thô nặng tránh mài mòn thiết bị
Bể tách dầu: do trong nguyên liệu có bơ, cần sử dụng bể tách dầu để loại bỏ lớp
chất béo trên bề mặt.
Bể điều hòa: duy trì lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào ở mức ổn định cho
các quá trình xử lý hóa lý và sinh học.
Bể lắng: loại bỏ chất rắn lơ lửng trong nước thải, bao gồm bể lắng bậc I (trước xử
lý sinh học) và bể lắng bậc II (sau xử lý sinh học). Một số loại bể lắng: lắng ngang,
lắng đứng, lắng ly tâm.

Hình 4: Cấu tạo bể lắng đứng [3]

8
Hình 5: Cấu tạo bể lắng ngang [3]
1.5.2. Xử lý hóa lý
Trung hòa: một số loại nước thải có pH nằm ngoài khoảng từ 6 – 9, khi thải ra
môi trường sẽ gây ăn mòn vật liệu, ảnh hưởng đến sinh vật nên cần được trung hòa
bằng NaOH, HCl, Ca(OH)2… để pH nằm trong khoảng cho phép.
Oxy hóa: bẻ mạch các chất hữu cơ phức tạp, khó phân hủy sinh học, loại bỏ các
hợp chất hữu cơ độc bằng H2O2, Cl2, O3…
Keo tụ và đông tụ: loại bỏ chất rắn lơ lửng trong nước thải. Hóa chất sử dụng:
PAC, phèn nhôm, phèn sắt
Trao đổi ion: loại bỏ các ion như NH 4+, NO3-, ion kim loại… bằng cách đưa
nước thải đi qua cột trao đổi zeolite, silicagel…
1.5.3. Xử lý sinh học
Mục đích quá trình xử lý sinh học là phân hủy chất hữu cơ trong nước thải nhờ
các hoạt động của vi sinh vật. Quá trình xử lý sinh học được chia thành 2 loại: xử lý
sinh học hiếu khí và xử lý sinh học kỵ khí.
Quá trình xử lý sinh học kị khí thường được áp dụng cho nước thải có hàm
lượng BOD5 cao (>1000 mg/l), nhằm giảm tải trọng hữu cơ và tạo điều kiện đảm bảo
hiệu quả quá trình xử lý hiếu khí. Quá trình xử lý sinh học hiếu khí được áp dụng cho
nước thải có hàm lượng BOD5 thấp (<1000 mg/l).
a, Phương pháp xử lý sinh học yếm khí
* Bể UASB

Hình 6: Cấu tạo bể UASB [4]


9
Nước thải được đưa vào qua hệ thống ống dẫn phân phối dưới đáy bể với tốc độ
chậm khoảng 0,6 – 0,9 m/h để bùn ở trạng thái lơ lửng. Nước thải đi từ dưới lên trên,
sau khi qua lớp bông bùn, các chất hữu cơ được vi sinh vật xử lý yếm khí. Nước sau
xử lý được thu qua máng chảy tràn; các hạt bông bùn sau khi va chạm với thanh chắn
sẽ lắng xuống dưới; các khí H2S, CH4… được thu phía trên bề mặt.
* Bể lọc yếm khí

Hình 7: Cấu tạo bể lọc yếm khí [3]


Trong bể lọc yếm khí, vật liệu lọc đóng vai trò như giá thể của vi sinh vật.
Nước thải đi vào bể theo chiều từ dưới lên trên, được phân phối đều theo diện tích đáy
bể bằng hệ thống ống dẫn. Khi đi qua vật liệu lọc, chất hữu cơ trong nước thải bị hấp
phụ và được vi sinh vật xử lý yếm khí. Sau một thời gian nhất định, cần xả bùn và làm
sạch vật liệu lọc để đảm bảo hiệu suất quá trình.

b, Phương pháp xử lý sinh học hiếu khí


* Bể aerotank

Hình 8: Cấu tạo bể Aerotank [5]


10
Hỗn hợp bùn hoạt tính chứa vi sinh vật và nước thải chảy theo chiều dài của bể.
Oxy được cấp liên tục nhằm đảm bảo điều kiện cho quá trình phân hủy hiếu khí. Sau
khoảng 4 – 8h, chất hữu cơ trong nước thải được phân hủy hiếu khí sinh ra CO 2 và
H2O. Ngoài ra, một phần chất hữu cơ trong nước thải cũng được vi sinh vật sử dụng để
sản xuất sinh khối dẫn đến lượng bùn hoạt tính ngày càng tăng. Hỗn hợp nước sau xử
lý và bùn hoạt tính được đưa vào bể lắng nhằm tách bùn. Một phần bùn sẽ được tái sử
dụng cho bể Aerotank, phần còn lại được xử lý bằng cách ép hoặc phân hủy yếm khí.
Một số bể Aerotank phổ biến: bể Aerotank truyền thống; bể Aerotank tải trọng
cao nhiều bậc, bể Aerotank có ngăn tiếp xúc với bùn hoạt tính đã ổn định, bể
Aerotank thông khí kéo dài.
* Lọc sinh học
Mục đích: phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải nhờ quá trình ôxy hóa diễn
ra trên bề mặt vật liệu tiếp xúc đóng vai trò là giá thể cho vi sinh vật. Có 2 dạng:
- Bể lọc sinh học nhỏ giọt: vật liệu lọc không ngập trong nước. Giá trị BOD của
nước thải sau xử lý đạt tới 10 ÷ 15 (mg/l) với lưu lượng nhỏ hơn 1000 (m3/d).
- Bể lọc sinh học cao tải: lớp vật liệu lọc đặt ngập trong nước. Tải trọng nước
lên tới 10 ÷ 30 (m3/m2.d).
* Bể SBR

Hình 9: Cấu tạo bể SBR [6]


Bể SBR bao gồm 5 pha:
+ Fill (làm đầy): bơm nước thải đầy bể, thời gian kéo dài từ 1 – 3 h.
+ React (phản ứng): sục không khí vào bể nhằm tạo điều kiện cho vi sinh vật
phân hủy hiếu khí chất hữu cơ trong nước thải, thời gian kéo dài từ 1 – 3h.

11
+ Settle (lắng): mục đích tách bùn hoạt tính sau xử lý và xả bùn hoạt tính nếu
vượt quá nhu cầu, kéo dài không quá 2h.
+ Draw (rút nước): thu nước sạch sau xử lý.
+ Chờ: phụ thuộc vào 4 pha phía trước.
c, Các phương pháp tự nhiên
* Hồ sinh học
Hồ hiếu khí: có độ sâu không quá 1,5 (m) nhằm đảm bảo lượng oxy hòa tan,
chất hữu cơ trong nước hồ được xử lý hiếu khí nhờ vi sinh vật.
Hồ tùy tiện: có độ sâu từ 1,5 – 2,5 (m). Gồm vùng hiếu khí (lớp trên) và vùng
yếm khí (lớp dưới).
Hồ yếm khí: sâu từ 2,5 – 5 (m), vùng xử lý yếm khí chiếm chủ yếu, thường
dùng cho nước thải có BOD cao.
* Cánh đồng lọc và cánh đồng tưới
Khi nước thải đi qua đất, một phần chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và cặn bị giữ
lại và phân hủy hiếu khí tại các khe đất. Ở dưới các lớp đất sâu chứa ít không khí, xảy
ra quá trình phân hủy yếm khí chất hữu cơ. Ngoài ra, thông qua bộ rễ, cây trồng có thể
hấp thu các chất dinh dưỡng có trong nước thải giúp làm giảm BOD, NH4+, NO3-…

1.6. Đề xuất dây chuyền xử lý

1.6.1. Cơ sở đề xuất dây chuyền xử lý


Bảng 2. Thông số ô nhiễm nước thải đầu vào

STT Thông số Đơn vị Giá trị


1 BOD5 mg/l 550
2 COD mg/l 950
3 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 183

Để lựa chọn các thiết bị và quy trình xử lý nước thải công nghiệp bánh kẹo,
cần căn cứ vào thông số ô nhiễm của nước thải và yêu cầu đầu ra dựa theo QCVN
40:2011/BTNMT (cột B – xả vào nguồn không dùng cho mục đích cấp nước sinh
hoạt, thay vào đó có thể sử dụng cho nông nghiệp, thủy lợi, giao thông…). Ngoài ra,
cần căn cứ vào lưu lượng của nước thải, diện tích và vị trí xây dựng hệ thống xử lý
nước thải và điều kiện kinh tế - kỹ thuật khả thi.

12
1.6.2. Lựa chọn phương pháp xử lý nước thải
Do nước thải có nồng độ hữu cơ cao và không tồn tại các thành phần kim loại
nặng độc hại với vi sinh vật nên có thể áp dụng phương pháp xử lý sinh học hiếu khí
hoặc kị khí. Một số phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học được
sử dụng phổ biến với hiệu suất cao trong thời gian ngắn: bể bùn vi sinh hiếu khí
Aerotank, bể phản ứng yếm khí UASB, bể SBR… Trong đó, lựa chọn phương pháp
xử lý sinh học bằng vi sinh hiếu khí (phương pháp sử dụng bùn hoạt tính) do
phương pháp này thích hợp cho nước thải có nồng độ BOD 5 trung bình (BOD5 <
1000 mg/l) và tỉ lệ BOD5/COD > 0,5 (chứa nhiều thành phần hữu cơ có khả năng
phân hủy sinh học). Bể Aerotank hoạt động dựa trên các chủng vi sinh vật có khả
năng oxy hóa và khoáng hóa các chất hữu cơ có trong nước thải nhằm sử dụng làm
chất dinh dưỡng. Quá trình phân hủy được mô tả như sau:
Vi sinh vật + BOD5 + O2 => CO2 + H2O + sinh khối
Trước khi đưa vào bể bùn vi sinh hiếu khí Aerotank, nước thải cần được xử
lý cơ học bằng song chắn rác và bể lắng bậc I. Sau khi đi qua bể Aerotank, nước thải
cần được xử lý tại bể lắng bậc II và bể khử trùng. Ngoài ra, cần sử dụng bể điều hòa
để điều hòa lưu lượng nước thải đi vào hệ thống. Các thiết bị trên được sắp xếp và
phân bố theo sơ đồ công nghệ phía dưới.

13
Hình 10: Sơ đồ xử lý nước thải

14
1.6.3. Thuyết minh dây chuyền
Nước thải từ hoạt động sản xuất sẽ được đưa vào các mương dẫn và chảy qua
song chắn rác nhằm giữ lại các tạp chất có kích thước lớn như giấy gói, bao bì…
phát sinh trong quá trình sản xuất. Sau khi qua song chắn rác, nước thải được đưa
đến bể điều hòa.
Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hoà lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm
trong nước thải một cách ổn định trước khi đưa vào các công trình đơn vị phía sau,
ngoài ra còn giúp phân hủy một phần các chất ô nhiễm có trong nước thải. Trong bể
điều hòa cần được lắp đặt hệ thống xáo trộn đều nước thải trong bể tránh hiện tượng
lắng cặn và phân hủy kỵ khí. Sử dụng bơm chìm và các hệ thống đường ống để bơm
nước từ bể điều hòa sang bể lắng bậc I.
Bể lắng bậc I có vai trò loại bỏ SS có trong nước thải thông qua các cơ chế
trọng lực để tránh làm ảnh hưởng đến các quá trình phân hủy sinh học. Sau một thời
gian, cần xả cặn đáy bể lắng và đem đi xử lý bằng một số phương pháp vật lý hoặc
sinh học.
Bể Aerotank là nơi quá trình phân hủy sinh học diễn ra nhằm loại bỏ triệt để
thành phần hữu cơ có trong nước thải. Vi sinh vật sử dụng BOD làm chất nền và
N,P làm chất dinh dưỡng để tạo sinh khối. Không khí được sục vào nước thông qua
máy nén và hệ thống ống phân phối để đảm bảo quá trình phân hủy hiếu khí của vi
sinh vật diễn ra hiệu quả. Theo thời gian, nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sẽ
giảm còn nồng độ sinh khối trong bể sẽ tăng. Trong bể hiếu khí cần sử thêm thiết bị
theo dõi DO để điều chỉnh tốc độ cấp khí vào bể.
Sau khi đi qua bể Aerotank, nước được đưa vào bể lắng bậc II nhằm loại bỏ
chất rắn lơ lửng chủ yếu là bùn hoạt tính. Bùn thu được ở đáy bể được đưa vào bể
chứa bùn. Một phần bùn hoạt tính thu được sau lắng được bơm tuần hoàn vào bể
Aerotank để tái sử dụng, phần còn lại được xử lý bằng cách ép hoặc làm khô bằng
sân phơi bùn. Lượng bùn thải thu được có thể sử dụng làm phân compost.
Sau bể lắng bậc II nước thải cần đi qua máng chảy tràn để ổn định lưu lượng
đầu ra trước khi được đưa vào bể khử trùng. Tại bể khử trùng, sử dụng clo hoặc
nước javen nhằm tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh như E.Coli, Coliform… đảm bảo
vệ sinh.
Sau quy trình trên, thu được nước thải sau xử lý đảm bảo giá trị cột B QCVN
40:2011/BTNMT và có thể thải vào các nguồn tiếp nhận như kênh rạch, sông, hồ…
phục vụ cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc giao thông.

15
16
CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN THIẾT BỊ

2.1. Song chắn rác

2.1.1. Kích thước song chắn rác


Một số thông số thủy lực của mương dẫn nước thải với các lưu lượng Q cho trước:
Bảng 3. Thông số thủy lực của một số mương dẫn nước thải [7]
Lưu lượng Q (l/s) 253,97 507,94 601,75 990,5 1203,5 1980,94
Vận tốc v (m/s) 0,7 0,74 0,82 0,97 1 1,14
Độ đầy h (m) 0,34 0,45 0,56 0,89 0,84 1,1
Lưu lượng nước thải cực đại trong mương:
Qmax = Q.Kch = 750.2,1 = 1575 (m3/d) = 0,018 (m3/s)
Trong đó:
Kch: hệ số không điều hòa. Ngành sản xuất công nghiệp có Q ≈ 10 (l/s), Kch = 2,1 [8]

Vận tốc nước trong mương:


Sử dụng phép nội suy với Qmax = 0,018 (m3/s) = 18 (l/s) => vm = 0,65 (m/s)
Độ đầy của mương dẫn:
Sử dụng phép nội suy với Qmax = 18 (l/s) tính được hl = 0,28 (m)
Số khe hở song chắn rác [7]:
Q max 0,018
n= . K= .1, 05=9
v m .l . ℎl 0 , 65.0,016 .0 ,2

Trong đó:
n: số khe hở song chắn rác
Qmax: lưu lượng nước thải tối đa (m3/s).
Kch: hệ số không điều hòa của nước thải công nghiệp. Kch = 2,1
vm: vận tốc nước trong mương ứng với Qmax (m/s). v = 0,65 (m/s)
l: khoảng cách giữa các khe hở (m). l = 1,6 (cm) = 0,016 (m)
K: hệ số cản trở do rác. K = 1,05
h1: độ đầy của mương dẫn (m). Với Qmax = 18 (l/s), h = 0,2 (m)

17
Chọn số khe hở n = 12 thanh
Chiều rộng của song chắn rác:
Bs = s(n – 1) + l.n = 0,008.(9 – 1) + 0,016.12 = 0,26 (m)
Trong đó:
s: chiều dày mỗi thanh (m)
n: số khe hở giữa các song chắn rác
l: khoảng cách giữa các khe hở (m)
Tổn thất áp lực do song chắn rác [7]:
2 2
v max 0 , 65
ℎ s=ξ . . K 1=0 , 83. .3=0 , 6(m)
2g 2g
Trong đó:
hs: tổn thất cột nước do song chắn rác (m)
K1: hệ số do vướng mắc rác ở song chắn. K1 = 2 – 3. Chọn K1 = 3.
vmax: vận tốc nước tối đa đi trong mương (m/s)
ξ: hệ số sức cản cục bộ của song chắn
4 4
s 0,008 3
ξ=β .( ) 3 . sinα =2 , 42.( ) . sin 60=0 ,83
l 0,016
β: hệ số phụ thuộc tiết diện thanh. Với thanh có tiết diện chữ nhật, β = 2,42
2.1.2. Kích thước mương dẫn nước
a, Chiều dài mương
Chiều dài phần mở rộng trước song chắn rác [7]:
B s − B m 0 ,28 − 0 ,2
L1= = =0 , 1(m)
2tgφ 2 tg 20 ˚
Trong đó:
L1: chiều dài phần mở rộng trước song chắn rác (m)
Bs: chiều rộng của song chắn rác (m)
Bm: chiều rộng của mương dẫn (m). Bm < Bs hay Bm < 0,28 (m). Chọn Bm =
0,2 (m)
φ: góc nghiêng chỗ mở rộng. Thường chọn φ = 20˚ [7]

18
Chiều dài phần mở rộng phía sau song chắn rác [7]:
L1 0 , 1
L2= = =0 , 05(m)
2 2
Trong đó:
L2: chiều dài phần mở rộng sau song chắn rác (m)
L1: chiều dài phần mở rộng trước song chắn rác (m)
Chiều dài xây dựng phần mương lắp đặt song chắn:
Lm = L1 + L2 + Ls = 0,1 + 0,05 + 1,5 = 1,65 (m)
Trong đó:
L: chiều dài xây dựng phần mương lắp đặt song chắn (m)
L1: chiều dài phần mở rộng trước song chắn rác (m)
L2: chiều dài phần mở rộng sau song chắn rác (m)
Ls: chiều dài phần mương đặt song chắn rác (m). Chọn Ls = 1,5 (m)
Chọn mương có chiều dài L = 1,7 (m)
b, Chiều sâu mương
Chiều sâu xây dựng của phần mương đặt song chắn [7]:
H = hmax + hs + 0,5 = 0,28 + 0,6 + 0,5 = 1,38 (m)
Trong đó:
H: chiều sâu xây dựng của phần mương đặt song chắn (m)
hmax: độ đầy của mương tương ứng với Qmax
hs: tổn thất áp lực ở song chắn rác (m)
0,5: chiều cao an toàn giữa mặt nước và sàn (m)
Chọn mương có chiều sâu H = 1,4 (m)
2.1.3. Hiệu suất xử lý
Hiệu suất xử lý SS của song chắn rác là 4% [7]. Nồng độ SS của nước thải đi ra khỏi
song chắn rác:
SS cr = SS d.(100% - 4%) = 183.0,96 = 175,7 (mg/l)
Hiệu suất xử lý BOD5 của song chắn rác là 0% [9]. Nồng độ BOD 5 của nước thải đi
ra song chắn rác:
19
BOD5cr = BOD5 d = 550 (mg/l)
Hiệu suất xử lý COD của song chắn rác là 0% [9]. Nồng độ COD của nước thải đi ra
song chắn rác:
CODcr = CODd = 950 (mg/l)
Bảng 4. Thông số song chắn rác
ST Thông số Đơn vị Giá trị
T
1 Chiều rộng song chắn rác m 0,26
2 Số khe hở 9
3 Chiều dài mương m 1,7
4 Chiều sâu mương m 1,4
5 SS đầu ra mg/l 175,7
6 COD đầu ra mg/l 950
7 BOD5 đầu ra mg/l 550

2.2. Bể điều hòa

2.2.1. Kích thước bể


Kết cấu bể có thể được làm bằng bê tông cốt thép đi kèm lớp lót ở đáy. Với
bể có lưu lượng nhỏ hơn sử dụng hệ thống thổi khí bằng máy nén và ống dẫn đi kèm
hệ thống báo mực nước tự động để bảo vệ các thiết bị bên trong. Để tránh xảy ra
hiện tượng lên men và gây mùi hôi cần sục khí lưu lượng trong khoảng 10 – 15 (l/m 3
nước.phút) [10].

Thể tích bể điều hòa:


Vđh = Q.tđh = 750.0,25 = 187,5 (m3)
Trong đó:
Q: lưu lượng nước thải (m3/s)
tđh: thời gian lưu nước trong bể (h). tđh = 4 – 8 (h) [3]
Chọn t = 6 (h) = 0,25 (ngày)
Bể có chiều sâu làm việc tối thiểu là 1,5 (m). Chọn chiều sâu mực nước trong bể Hn
= 4 (m).
Diện tích bề mặt bể:

20
Ađh = Vđh/Hn = 187,5/4 = 46,9 (m2)
Chọn chiều rộng bể Wđh = 6 (m), chiều dài bể Lđh = 8 (m)
Chiều cao bảo vệ Hbv = 0,5 (m) => chiều sâu bể Hđh = Hn + Hbv = 4,5 (m)
2.2.2. Thiết bị cấp khí
a, Lưu lượng không khí cần cấp
Lưu lượng khí cần cung cấp cho bể điều hòa:
3 3
Qkk =V dℎ . R=187 , 5.0,012=2 , 25(m / pℎ)=0,0375(m / s)

Trong đó:
Qkk: lưu lượng không khí cần cung cấp cho bể điều hòa (m3/ph)
Vdh: thể tích bể điều hòa (m3)
R: tốc độ cấp khí (m3/ m3 nước.phút)
R = 10 – 15 (l/ m3 nước.ph). Chọn R = 12 (l/ m3 nước.ph) = 0,012 (m3/m3
nước.ph)

b, Hệ thống cấp khí

Lắp đặt các ống vuông góc với chiều dài bể để cấp khí, cao hơn 20 cm so với
đáy bể, mỗi ống dài 5 (m). Khoảng cách giữa các ống là 1,5 m, ống cách thành bể 1
m. Số ống nhánh được phân bố:

L −2.1 8 −2.1
n o= +1= +1=5 (ống)
1 ,5 1,5

Lưu lượng khí đi vào từng nhánh:

Q kk 0,0375 3
q nk = = =0,0075(m / s)
no 5

Vận tốc khí đi trong ống nằm trong khoảng 15 – 20 (m/s), chọn vk = 15 (m/s).

Đường kính ống chính:

Dc =
√ √
4. q ck
π . vk
=
4.0,0375
π .15
=0,056 ( m )=56(mm)

Chọn đường kính ống chính Dc = 60 (mm)


21
Đường kính ống nhánh:

D n=
√ √
4. q nk
π . vk
=
4.0,0075
π .15
=0,025 ( m ) =25(mm)

Vận tốc khí đi ra khỏi lỗ nằm trong khoảng 5 – 20 (m/s) [3]. Chọn v l = 10 (m/s),
đường kính lỗ dl = 5mm. Lưu lượng khí qua 1 lỗ:
2 2
π . dl π . 0,005 −4 3
q l= . vl = .10=1 , 96.10 (m / s)
4 4

Số lượng lỗ trên mỗi ống:

qnk 0,0075
nl = = =38
ql 1 , 96.10− 4

Chọn số lỗ trên mỗi ống nl = 40 (lỗ)


2.2.3. Hiệu suất xử lý
Hiệu suất xử lý SS của bể điều hòa sục khí là 0% [9]. Nồng độ SS của nước thải đi
qua bể điều hòa:
SS dh = SS r = 175,7 (mg/l)
Hiệu suất xử lý BOD5 của bể điều hòa sục khí nằm trong khoảng 5 – 20% [9]. Chọn
hiệu suất phân hủy nhỏ nhất 5%. Nồng độ BOD5 đi ra khỏi bể điều hòa:
BOD5 dℎ=BOD5 d . ( 100 % − 5 % )=550.0 , 95=522 , 5(mg/l)

Nồng độ COD đi ra khỏi bể điều hòa:


CODd 950
COD dℎ=BOD 5 dℎ . =522 , 5. =902 , 5(mg /l)
BOD 5 d 550

22
Bảng 5. Thông số bể điều hòa
ST Thông số Đơn vị Giá trị
T
1 Chiều sâu bể m 4,5
2 Chiều dài bể m 8
3 Chiều rộng bể m 6
4 Lưu lượng không khí m3/s 0,0375
5 Đường kính ống dẫn khí chính mm 60
6 Đường kính ống dẫn khí nhánh mm 25
7 Đường kính lỗ thoát khí mm 5
8 Số lỗ thoát khí mỗi ống 40
9 Số ống dẫn khí 5
10 Chiều dài ống dẫn khí m 5
11 Khoảng cách giữa các ống m 1,5
12 SS đầu ra mg/l 175,7
13 COD đầu ra mg/l 902,5
14 BOD5 đầu ra mg/l 522,5

2.3. Bể lắng bậc I

Có thể áp dụng bể lắng đứng, nước dâng từ dưới lên trên cho các công trình
xử lý nước thải có lưu lượng nhỏ hơn 15000 m3/ngày [8].

2.3.1. Kích thước


Lựa chọn hiệu suất loại bỏ SS 60%, từ đồ thị quá trình lắng động học tính
được thời gian lắng tl = 1,5 (h) và vận tốc lắng Uo = 1,3 (mm/s).

Hình 11: Quan hệ giữa hiệu suất lắng với thời gian lắng (a) và tốc độ lắng (b) [10]

23
24
Bán kính bể lắng đứng [10]:

R=
√ Q
3 , 6 πK U o
=
√ 750 /24
3 , 6 π .0 , 35.1 ,3
=2 , 5( m)

Trong đó:
Q: lưu lượng nước thải (m3/h)
K: hệ số phụ thuộc loại bể lắng, với bể lắng đứng K = 0,35 [10]
Uo: tốc độ lắng hạt cặn (mm/s)
Đường kính bể lắng đứng nằm trong khoảng 4 – 9 (m) [8]. Suy ra bán kính
tính được đạt tiêu chuẩn.
Đường kính của ống trung tâm:

d tt =
√ 4. q
π .V tt√=
4.750
π .0 , 03.24 .3600
=0 ,61(m)

Chọn dtt = 0,6 (m)


Trong đó:
q: lưu lượng nước thải (m3/s)
Vl: tốc độ nước trong ống (m/s). Chọn Vl = 30 (mm/s) = 0,03 (m/s) [10]
Đường kính phần ống loe
Dtt = 1,35dtt = 1,35.0,6 = 0,81 (m)
Chọn đường kính phần ống loe Dtt = 0,8 (m)
Chiều dài ống trung tâm:
−4
ℎl =V l . t l=4 , 4.10 .1 ,5.3600=2 , 4(m)

Trong đó:
hl: chiều dài ống trung tâm (m)
V: tốc độ nước dâng (m/s)
Q Q 750 −4
V= = = =4 , 4.10 (m/ s)
A I π R 24.3600 . π .2 ,5
2 2

tl: thời gian lắng (s)

25
Chiều sâu bể:
H = h1 + h2 + h3 = 2,4 + 3 + 0,5 = 5,9 (m)
Trong đó:
H: chiều sâu của bể (m)
h1: chiều sâu nước trong tương đương chiều dài ống trung tâm. h1 = 2,4 (m)
h2: chiều sâu vùng lắng (m)
Chiều sâu vùng lắng của bể lắng đứng nằm trong khoảng 2,7 – 3,8 (m) [8]
Chọn chiều sâu vùng lắng h2 = 3 (m)
h3: chiều cao bảo vệ. Chọn h3 = 0,5 (m)
Thể tích bể lắng bậc I:

( 1
V I =π R 2 ℎ1 + ℎ2
3 )
(
2 1
)
3
V I =π .2 , 5 2 , 4+ .3 =67(m )
3

Thời gian lưu của nước trong bể:


VI 67
tI= = =2 , 1(ℎ)
Q 750 /24
2.3.2. Hiệu suất xử lý
Lựa chọn hiệu suất xử lý SS 60%, nồng độ SS sau bể lắng:
SSI = 175,7.(1 – 0,6) = 70,3 (mg/l)
Hiệu suất xử lý BOD5 và COD của bể lắng bậc I được tính theo công thức [10]:
t
R=
a +b . t
Trong đó:
R: hiệu suất xử lý (%)
t: thời gian lưu nước (h)
a, b: hệ số thực nghiệm tra theo bảng sau
Bảng 6. Hệ số thực nghiệm của bể lắng bậc I [10]
Chỉ tiêu a (h) b
BOD5 0,018 0,020
26
Hiệu suất xử lý BOD5:
t 2 ,1
R BOD = = =35(%)
5
a+b . t 0,018+ 0 ,02.2 , 1
Nồng độ BOD5 của nước thải đi qua bể lắng bậc I:
BOD5 I = BOD5 dh.(100% - 35%) = 522,5.0,65 = 339,6 (mg/l)
Nồng độ COD đi ra khỏi bể lắng:
COD d 950
COD I =BOD5 I . =339 , 6. =586 ,6 (mg/l)
BOD 5 d 550

Bảng 7. Thông số bể lắng I


ST Thông số Đơn vị Giá trị
T
1 Đường kính bể m 2,5
2 Chiều sâu vùng nước trong (chiều dài ống trung tâm) m 2,4
3 Chiều sâu vùng chứa bùn m 3
4 Đường kính ống trung tâm m 0,6
5 Đường kính phần ống loe m 0,8
6 SS đầu ra mg/l 70,3
7 COD đầu ra mg/l 586,6
8 BOD5 đầu ra mg/l 339,6

27
2.4. Bể Aerotank

2.4.1. Quy trình xử lý


Quy trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính lơ lửng trong các bể phản ứng hiếu khí
gồm các công đoạn sau:
+ Khuấy trộn đều nước thải cần xử lý với bùn hoạt tính trong bể phản ứng.
+ Làm thoáng bằng khí nén và khuấy trộn hỗn hợp nước thải & bùn hoạt tính
trong bể trong thời gian đủ dài để cấp oxy cho quá trình sinh hóa xảy ra.
+ Làm trong nước và tách bùn hoạt tính ra khỏi hỗn hợp bằng bể lắng bậc II.
+ Tuần hoàn lại một lượng bùn cần thiết từ đáy bể lắng đợt 2 vào bể
Aerotank để hòa trộn với nước thải đi vào.
+ Xả bùn dư và xử lý bùn.
Yêu cầu:
+ Nhiệt độ nước thải trong bể được duy trì ở 20˚C.
+ Nước thải đầu ra sau lắng đạt QCVN 40/2011 cột B: BOD 5 = 50 (mg/l),
COD = 150 (mg/l), SS = 100 (mg/l).
+ Nước thải đầu vào có SS = 70,3 (mg/l)
2.4.2. Tính toán bể Aerotank
Với công trình xử lý nước thải có lưu lượng nhỏ hơn 20000 m 3/ngày, lựa
chọn bể Aerotank dạng trộn hoàn chỉnh [8].

Hình 12: Sơ đồ bể Aerotank trộn hoàn chỉnh [3]


a, Kích thước bể Aerotank
* Nồng độ BOD5 hòa tan trong nước thải

28
Theo cột B QCVN 40:2021/BTNMT, nồng độ SS tối đa của nước sau xử lý
không vượt quá 100 (mg/l). Chọn nồng độ SS trong nước thải sau xử lý là 60 (mg/l)
(nhỏ hơn SS của nước thải đi ra khỏi bể lắng I).
BOD5 tổng = BOD5 hòa tan + BOD5 trong SS
Lượng COD chứa trong cặn lơ lửng đi ra khỏi bể lắng I và bể lắng II:
CODI = 0,65.70,3 = 45,7 (mg/l)
CODII = 0,65.60 = 39 (mg/l)
Lượng COD bị oxy hóa chuyển thành cặn tăng lên 1,42 lần (1 mg COD tiêu thụ 1,42
mg O2):
CODc I = 45,7.1,42 = 64,9 (mg/l)
CODc II = 39.1,42 = 55,4 (mg/l)
Lượng BOD5 trong cặn lơ lửng ra khỏi bể lắng I và II:
BOD5 d 550
BOD5 c I =CODc I . =64 , 9 . =37 ,6 (mg/l)
CODd 950
BOD 5 d 550
BOD5 c II =CODc II . =55 , 4 . =32 ,1(mg/l)
COD d 950

Lượng BOD5 hòa tan còn lại trong nước sau khi ra khỏi bể lắng I và bể lắng II:
BOD5 r I = 339,6 – 37,6 = 302 (mg/l)
BOD5 r II = 50 – 32,1 = 17,9 (mg/l)
Bảng 8. Giá trị điển hình các thông số thiết kế bể Aerotank [3]
Tải trọng
F/M (g BOD5 trên Nồng độ bùn
Thôn θc BOD5/g một đơn vị hoạt tính lơ
θ = V/Q α = QT/Q
g số (ngày) bùn hoạt thể tích (La lửng trong bể
tính) kg BOD5/m3 X (mg/l)
ngày)
Giá 0,75 –
0,2 – 10 0,8 – 1,9 800 – 4000 3–5 0,25 – 0,75
trị 15

Lựa chọn tuổi của bùn θc = 8 (ngày), nồng độ bùn hoạt tính trong bể X = 3000
(mg/l)

29
Bảng 9. Giá trị các hệ số động học trong quá trình xử lý nước thải [3]
Giá trị
Hệ số Đơn vị đo Khoảng dao Tiêu biểu
động
K ngày-1 2 – 10 4
Ks mg BOD/l hoặc mg COD/l 25 – 100 60
15 – 70 40
Y mg bùn hoạt tính/mg BOD 0,4 – 0,8 0,6
mg bùn hoạt tính/mg COD 0,3 – 0,6 0,4
Kd ngày-1 0,02 – 0,1 0,055
* Thể tích bể Aerotank
Thể tích bể Aerotank được tính theo công thức [3]:
θ c Q ( So − S ) Y
V A=
X ( 1+ K d θc )

8.750 . ( 302 −17 , 9 ) .0 , 6


V A= =237 (m3)
3000. (1+ 0,055.8 )

Trong đó:
VA: thể tích bể Aerotank (m3)
θc: thời gian lưu của bùn (ngày)
Q: lưu lượng nước thải (m3/ngày)
So: nồng độ BOD5 nước thải vào bể Aerotank
S: nồng độ BOD nước thải đầu ra
Y: hệ số sinh trưởng cực đại (mg bùn hoạt tính/mg BOD)
X: nồng độ bùn hoạt tính trong bể (mg/l)
Kd: hệ số phân hủy nội bào (ngày-1)
* Kiểm tra thể tích bể Aerotank
Tải trọng BOD5 trên một đơn vị thể tích:
Q(S o − S)
La =
VA

750(302 −17 ,9)


La = =899(mg/m3 . ngày )=0 , 9(g /m3 . ngày)
237

30
Thời gian lưu nước trong bể:
V A 237
θ= = =0 , 3 ( ngày )=7 , 2(ℎ)
Q 750
Tỉ lệ F/M:
F So 302
= = =0 ,34
M θ . X 0 ,3.3000
Theo bảng giá trị thông số thiết kế bể Aerotank dạng bể có dòng chảy đều, có
thể sử dụng giá trị thể tích bể Aerotank VA = 237 (m3).
Hiệu suất loại bỏ BOD5 của bể Aerotank:
339 ,6 − 60
ηA= .100 %=82 , 3 %
339 , 6
* Kích thước bể Aerotank
Để xác định kích thước bể Aerotank, dựa vào bảng thông số giá trị điển hình:
Bảng 10. Giá trị kích thước bể điển hình [7]
Thông số Giá trị
Chiều cao hữu ích (m) 3 – 4,6
Chiều cao bảo vệ (m) 0,3 – 0,6
Khoảng cách từ đáy đến đầu khuếch tán khí 0,45 – 0,75
Tỉ lệ rộng/sâu (W/H) 1 – 2,2

Bể Aerotank cần có chiều cao hữu ích nằm trong khoảng 3 – 4,6 (m) và chiều
cao bảo vệ 0,3 – 0,6 (m). Chọn chiều cao hữu ích h A = 4 (m), chiều cao bảo vệ 0,5
(m). Chiều cao thực tế của bể Aerotank:
HA = 4 + 0,5 = 4,5 (m)
Diện tích bề mặt bể Aerotank:
V A 237 2
AA= = =60(m )
ℎA 4

Chọn chiều rộng của bể WA = 6 (m), chiều dài bể Aerotank:


A A 60
LA= = =10(m)
WA 6

31
c, Tính toán lượng bùn thải

Hình 13: Sơ đồ cân bằng sinh khối bể Aerotank [7]


* Lưu lượng cặn cần xả
Hệ số tạo cặn từ BOD5 [3]:
Y 0,6
Y b= = =0 , 42
1+ K d . θ c 1+0,055.8

Trong đó:
Yb: hệ số tạo cặn
Y: hệ số sinh trưởng cực đại (mg bùn hoạt tính/mg BOD)
Kd: hệ số phân hủy nội bào (ngày-1)
θc: thời gian lưu của bùn (ngày)
Lượng bùn hoạt tính sinh ra từ BOD5 [3]:
Pb = Yb.Q(So – S).10-3 = 0,42.750.(302 – 17,9).10-3 = 90 (kg VSS/ngày)
Tổng cặn lơ lửng sinh ra [3]:
Pb 90
Pcl = = =129(kg SS/ngày )
1 − Z 1 −0 , 3
Trong đó:
Pcl: tổng cặn lơ lửng sinh ra (kg/ngày)
Pb: lượng bùn hoạt tính sinh ra (kg/ngày)
Z: độ tro của bùn. Z = 0,3 [10]
Lượng cặn cần xả hàng ngày [3]:
Px = Pcl – Q.SSra
Px = 129 – 750.60.10-3 = 84 (kg/ngày)

32
Trong đó:
Px: lượng cặn cần xả (kg/ngày)
Pcl: tổng cặn lơ lửng sinh ra (kg/ngày)
Q: lưu lượng nước thải (m3/ngày)
S: nồng độ BOD5 trong nước đầu ra (mg/l)
* Lưu lượng bùn xả từ bể lắng theo đường tuần hoàn
Lượng bùn xả ra hàng ngày từ đáy bể lắng theo đường tuần hoàn cặn [10]:
VX
θc =
Qw . X t +Q . X II

VX −Q . X II . θc
Qw=
X t . θc
237.3000 −750.60 .8 3
Qw= =5 , 5(m /ngày )
8000.8

Trong đó:
Qw: lưu lượng bùn xả ra (m3/ngày)
V: thể tích bể Aerotank (m3)
Xt: nồng độ bùn hoạt tính trong dung dịch tuần hoàn hay dung dịch xả (mg/l)
X = 7 – 8 (g/l) hay 7000 – 8000 (mg/l) [10]. Chọn Xt = 8000 (mg/l)
X: nồng độ bùn hoạt tính trong bể Aerotank (mg/l)
XII: nồng độ bùn hoạt tính trong nước ra khỏi bể lắng II (mg/l) tương đương
nồng độ SS
Q: lưu lượng nước thải (m3/ngày)
θc: thời gian lưu của bùn (ngày)
* Lưu lượng bùn tuần hoàn
Áp dụng phương trình cân bằng sinh khối bể Aerotank [7]:
Q X o +Qr . X t =(Q+Qr ). X

Qr .8000=(750+Qr ) .3000
3
Qr =450 (m /ngày)

33
Trong đó:
Q: lưu lượng nước thải (m3/ngày)
Qr: lưu lượng bùn tuần hoàn (m3/ngày)
Xo: nồng độ bùn hoạt tính trong nước thải đầu vào (mg/l). Coi Xo = 0 (mg/l)
Xt: nồng độ bùn hoạt tính trong dung dịch tuần hoàn (mg/l)
X: nồng độ bùn hoạt tính trong bể Aerotank (mg/l)
Hệ số tuần hoàn:
Q r 450
α= = =0 ,6
Q 750
Hệ số tuần hoàn α phù hợp với giá trị trong bảng thông số thiết kế bể Aerotank dạng
bể có dòng chảy đều.
Bảng 11. Thông số bể Aerotank
ST Thông số Đơn vị Giá trị
T
1 Chiều sâu bể m 4,5
2 Chiều dài bể m 10
3 Chiều rộng bể m 6
4 Thời gian lưu nước h 7,2
5 Nồng độ bùn mg/l 3000
6 Lượng cặn cần xả kg/ngày 84
7 Lưu lượng bùn xả m3/ngày 6,7
8 Lưu lượng bùn tuần hoàn m3/ngày 450

2.4.3. Hệ thống cấp khí


Để cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho bể Aerotank, sử dụng hệ thống máy
nén khí, ống dẫn và thiết bị phân phối khí vào bể Aerotank.
a, Lưu lượng không khí cần thiết
Lưu lượng oxy cần cấp trong điều kiện tiêu chuẩn [3]:
Q . ( So − S ) . 10− 3 4 , 57(N o − N )
O Co = −1 , 42 P x +
f 1000

34
Coi quá trình xử lý trong bể Aerotank không bao gồm quá trình khử N:
−3
Q . ( So − S ) . 10
O Co = −1 , 42 P x
f
−3
750. ( 302 −17 , 9 ) . 10
O Co = − 1, 42.84=194 (kg /ngày )
0 , 68
Trong đó:
OCo: lưu lượng oxy cần cấp (kg/ngày)
So: nồng độ BOD5 vào bể Aerotank (mg/l)
S: nồng độ BOD5 ra khỏi bể Aerotank (mg/l)
f: hệ số chuyển đổi BOD5 và BOD20
Px: lượng bùn hoạt tính sinh ra từ BOD5 (kg/ngày)
Lưu lượng oxy cần cấp ở 20˚C [3]:
C S 20˚ 9 ,08
O Ct =O Co . =194. =249(kg /ngày )
C 20 − C L 9 ,08 − 2

Trong đó:
OCo: lưu lượng oxy cần cấp (kg/ngày)
OCt: lưu lượng oxy cần cấp ở 20˚C (kg/ngày)
CS20˚: nồng độ oxy bão hòa ở 20˚C. CS20˚ = 9,08 (mg/l)
CL: nồng độ oxy bão hòa trong bể Aerotank. CL = 2 (mg/l)
Lưu lượng không khí cần thiết [3]:
OC t
Q K= .f
OU
249
.1, 6=14977 ( m /ngày )=0 ,17 (m /s)
3 3
Q K= −3
26 , 6.10
Trong đó:
QK: lưu lượng không khí cần thiết (m3/ngày)
OCt: lưu lượng oxy cần cấp (kg/ngày)
f: hệ số an toàn. f = 1,5 – 2. Chọn f = 1,6
OU: công suất hòa tan oxy vào nước thải của thiết bị phân phối (g/m3). Sử
dụng thiết bị làm thoáng tạo bọt khí mịn.
35
OU = Ou.h = 7.3,8 = 26,6 (g/m3)
Ou: công suất hòa tan oxy vào nước thải của thiết bị phân phối ở độ sâu 1m.
Đối với nước thải ở điều kiện trung bình, Ou = 7 (g/m3.m) [3]
h: độ sâu ngập nước thiết bị phân phối khí. Bể có chiều sâu công tác 4 (m),
chọn độ sâu ngập nước của thiết bị h = 3,8 (m)
b, Hệ thống cấp khí
* Thiết bị cấp khí
Sử dụng đĩa phân phối khí Jaeger có đường kính 346 (mm), có diện tích bề
mặt là 0,06 (m2) và lưu lượng khí có giá trị từ 2 – 12 (m3/h) [15]. Chọn lưu lượng
khí trung bình của đĩa là 8 (m3/h)

Hình 14: Cấu tạo đĩa thoát khí [11]


Số lượng đĩa thoát khí cần sử dụng:
Qk 0 , 17
n dk = = =77(đĩa )
8 /3600 8 /3600
Lựa chọn số đĩa thoát khí ndk = 84 (đĩa)

36
* Phân phối đĩa thoát khí
Lắp đặt các đĩa thoát khí trên 12 đường ống vuông góc với chiều dài bể. Các ống
cách nhau 0,8 (m), cách thành bể 0,6 (m); 1 đầu ống cạnh thành bể, 1 đầu ống cách
thành bể 0,5 (m), chiều dài mỗi ống:
Lo = 6 – 0,5 = 5,5 (m)
Số đĩa thoát khí trên mỗi ống:
84
n do= =7(đĩa)
12
Tâm đĩa cách mỗi đầu ống 0,25 (m) và 0,75 (m); khoảng cách giữa các tâm đĩa trên
mỗi ống:
5 , 5− 0 , 75− 0 , 25
d do= =0 , 75(m)
7 −1
Lưu lượng khí trong mỗi ống:
Qkk 0 , 17 3
Qo = = =0,014 (m / s)
6 12
Vận tốc khí trong ống nằm trong ống đẩy của máy nén có giá trị từ 15 – 20 (m/s).
Chọn vận tốc khí vk = 15 (m/s)
Đường kính ống dẫn khí chính:

D oc =
√ √
4 Qkk
π vk
=
4.0 , 17
π .15
=0 , 12 ( m )

Chọn đường kính ống dẫn khí Doc = 0,2 (m)


Đường kính ống dẫn khí nhánh:

D on=
√ √
4 Qo
π vk
=
4.0,014
π .15
=0,034 ( m )

Chọn đường kính ống dẫn khí Don = 0,05 (m)


c, Thiết bị cấp khí
Áp lực yêu cầu của máy thổi khí được tính theo công thức [3]:
H m =ℎd +ℎ c + H

37
Trong đó:
hd: tổn thất áp lực theo chiều dài (m)
hc: tổn thất áp lực cục bộ (m)
H: chiều sâu ngập nước của vòi phun (m). Chọn đĩa & ống cao 0,2 (m) => H
= 3,8 (m)
+ Tổn thất áp lực theo chiều dài các ống [3]:
2
λl v
ℎ d=12. . .γ
D 2g
Trong đó:
λ: hệ số kháng
0,011 0,011
λ=0,0125+ =0,0125+ =0 , 23
D ok 0 , 05

l: chiều dài ống dẫn (m)


D: đường kính ống dẫn (m)
v: vận tốc khí chuyển động trong ống (m/s)
γ: tỉ trọng của không khí
g: gia tốc trọng trường (m/s2)
Tổn thất áp lực theo chiều dài ống chính:
2
0 ,23.5 , 5 15 −3
ℎ d=12. . . 1, 21.10 =4 , 2(m)
0 , 05 2g
+ Tổn thất áp lực cục bộ [3]:
2
v
ℎ d=ξ . .γ
2g
Trong đó:
ξ: hệ số tổn thất cục bộ
v: vận tốc khí chuyển động trong ống (m/s)
γ: tỉ trọng của không khí (m/s2)
g: gia tốc trọng trường

38
Hệ số tổn thất cục bộ:
ξ = nlỗ.ξm = 84.1 = 84
Trong đó:
nlỗ: số lỗ thoát khí tương đương với số đĩa
ξm: hệ số tổn thất do đột mở khi khí từ lỗ thoát ra ngoài. Tra bảng No11 [12],
hệ số tổn thất cục bộ của 1 lỗ thoát khí (F0 << F1) ξm = 1.
Tổn thất áp lực cục bộ:
2
v
ℎ c=ξ . .γ
2g
2
15 −3
ℎ d=84 . . 1 ,21.10 =1 , 17(m)
2g
Áp lực yêu cầu của máy nén khí:
H c =ℎ d +ℎ c + H

H c =4 , 2+1 ,17+ 3 ,8=9 , 17

* Công suất máy nén khí


Áp lực yêu cầu của máy nén khí [3]:
Hc
Pk =
10 , 12
9 ,17
P 2= =0 , 9
10 , 12
Trong đó:
P2: công suất máy nén khí (atm)
Hc: áp lực yêu cầu (m)
Công suất máy nén khí tính theo quá trình nén đoạn nhiệt [3]:

[( ) ]
0,283
GR T k p2
P m= −1
29 , 7. n .e p1

[( ) ]
0,283
0,205.8,314 .293 1,9
P m= −1 =16 , 9(kW )
29 ,7.0,283 .0 , 7 1

Sử dụng máy nén khí công suất 17 (kW)

39
Trong đó:
Pm: công suất máy nén khí (kW)
G: trọng lượng của dòng không khí (kg/s)
G = Qkk.ρkk = 0,17.1,204 = 0,205 (kg/s)
R: hằng số khí (kJ/mol.K)
Tk: nhiệt độ không khí đầu vào. Tk = 20 + 273 = 293K
p1: áp lực tuyệt đối của không khí đầu vào (atm). p1 = 1 (atm)
p2: áp lực tuyệt đối của không khí đầu vào (atm). p2 = Pm + 1 = 1,96 (atm)
n = (K – 1)/K = (1,395 – 1)/1,395 = 0,283
29,7: hệ số chuyển đổi
e: hiệu suất máy nén. e = 0,7 – 0,8. Chọn e = 0,7
Bảng 12. Thông số hệ thống cấp khí
ST Thông số Đơn vị Giá trị
T
1 Lưu lượng không khí m3/s 0,17
2 Đường kính đĩa mm 346
3 Đường kính ống chính mm 200
4 Đường chính ống nhánh mm 50
5 Số lượng ống nhánh 12
6 Số lượng đĩa mỗi ống 7
7 Chiều dài ống m 5,5
8 Khoảng cách giữa các ống m 0,75
9 Khoảng cách giữa các đĩa m 0,75
10 Công suất máy nén khí kW 17

40
2.4.4. Hệ thống phân phối nước
Sử dụng máng răng cưa để dẫn nước vào và thu nước ra.

Hình 15: Kích thước máng răng cưa [13]

2.5. Bể lắng bậc II

2.5.1. Đường kính bể


Chỉ tiêu thiết kế bể lắng bậc II [3]
Bảng 13. Chỉ tiêu thiết kế bể lắng II [3]
Tải trọng bề mặt Tải trọng bùn Chiều cao bể
Quy trình xử lý
(m3/m2.ngày) (kg/m2.ngày) (m)
Sau bể Aerotank 16,4 – 32,8 3,9 – 5,85 3,7 – 6,1
Diện tích mặt bằng bể lắng:
Q(1+ α )C o
S=
C t .V L

Trong đó:
Q: lưu lượng nước thải (m3/ngày)
α: hệ số tuần hoàn
Co: nồng độ bùn hoạt tính trong bể Aerotank (mg/l)
Ct: nồng độ bùn hoạt tính tuần hoàn (mg/l)
VL: vận tốc lắng phân chia ứng với nồng độ CL (m/h)
CL = Ct/2 = 8000/2 = 4000 (mg/l)
CL: nồng độ bùn giữa vùng lắng trong và vùng nén cặn
VL được xác định bằng công thức thực nghiệm:
−6 −6

V L=V max . e− K .C . 10 (m/ℎ)=7. e −600. 4000. 10 =0,635 (m/ℎ)


L

41
Diện tích mặt bằng bể lắng:
750. ( 1+0 , 6 ) .3000
S= =29 ,53 (m2)
24.8000 .0,635

Đường kính bể lắng II:

D II =
√ 4xS
π
=

4 x 29 , 53
π
=6 , 1(m)

Chọn đường kính bể lắng II: DII = 6 (m)


Đường kính buồng phân phối trung tâm:
dII = 0,25DII = 0,25.6 = 1,5 (m)
Diện tích buồng phân phối trung tâm:
2
π d II π .1 ,5 2 2
f= = =1 , 77(m )
4 4
Diện tích vùng lắng của bể:
SL = S – f = 29,53 – 1,77 = 27,76 (m2)
Tải trọng bể lắng:
Q 750 3 2
LR= = =27(m /m . ngày)
S L 27 , 76

Tải trọng bùn:


Px 84 2
SLR= = =3 , 03(kg /m . ngày )
S L 27 , 76

So sánh với chỉ tiêu thiết kế bể lắng II, giá trị đường kính vùng lắng và buồng phân
phối là phù hợp.
2.5.2, Chiều sâu bể
Chọn chiều sâu bể HII = 4,5 (m); chiều cao dự trữ trên mặt thoáng h1 = 0,5 (m);
chiều cao cột nước trong bể h2 = 4 (m) bao gồm:
Chiều cao phần nước trong 2 (m)
Chiều cao phần chóp đáy bể có độ dốc 2%
h3 = 0,02.6/2 = 0,06 (m)

42
Chiều cao phần chứa bùn:
h4 = h2 – 2 – h3 = 4 – 2 – 0,06 = 1,94 (m)
2.5.4. Thời gian lưu nước
Thể tích bể lắng:
VII = 4.27,76 = 111,04 (m3)
Thời gian lưu nước trong bể lắng:
V II 111, 04
T L= = =0,093 ( ngày )=2 , 23(ℎ)
Q+ Qr 750 +750.0 ,6

2.5.5. Máng thu nước


Máng thu nước đặt ở vòng tròn có đường kính bằng 0,8 lần đường kính bể:
Dm = 0,8.6 = 4,8 (m)
Chiều dài máng thu nước:
Lm = πDm = π.4,8 = 15 (m)
Tải trọng thu nước theo chiều dài của máng:
Q 750 3 2
LRm = = =50(m /m .ngày )
Lm 15

Bảng 14. Thông số bể lắng II


ST Thông số Đơn vị Giá trị
T
1 Đường kính bể lắng m 6
2 Chiều sâu bể lắng m 4,5
3 Chiều cao phần nước trong m 2
4 Chiều cao phần chứa bùn m 1,94
5 Chiều cao chóp đáy bể m 0,06
6 Đường kính buồng phân phối trung tâm m 1,5
7 Thời gian lưu nước h 2,23
8 Đường kính máng thu nước m 4,8
9 Chiều dài máng thu nước m 15
10 SS đầu ra mg/l 60
11 COD đầu ra mg/l 50
12 BOD5 đầu ra mg/l 150

43
2.6. Bể khử trùng

Nước thải sau khi đi qua bể lắng bậc II còn chứa khoảng 10 5 – 106 vi
khuẩn/ml chứa một vài loài gây bệnh tiềm ẩn. Chính vì vậy cần sử dụng bể khử
trùng trước khi xả nước thải ra nguồn tiếp nhận.
Sử dụng clorua vôi để khử trùng, phương trình phản ứng:

Sự có mặt của ion OCl- và oxy nguyên tử sẽ oxy hóa các vi khuẩn. Ngoài ra,
bản thân ion Cl- trực tiếp tác động lên tế bào vi sinh và liên kết với các thành phần
nguyên sinh tế bào và tiêu diệt vi khuẩn.
Liều lượng clo đối với nước thải sau khi xử lý sinh học không hoàn toàn ở bể
Aerotank [10]: a = 5 (g/m3).
Liều lượng clorua vôi cần thiết để khử trùng nước thải:
100. a .Q
X cl=
P
100.5.750 /24
X cl= =521(g /ℎ)
30
Trong đó:
Xcl: lượng clorua vôi cần sử dụng (g/h)
a: liều lượng clo hoạt tính (g/m3)
P: hàm lượng clo hoạt tính trong clorua vôi. P = 30%
Q: lưu lượng nước thải
Nước thải cần tiếp xúc với clo trong thời gian tối thiểu là 30 phút [10]. Chọn
thời gian lưu của nước trong bể khử trùng là 1 (h), thể tích của bể khử trùng.
1 3
V kt =τ kt . Q= .750=31 , 25(m )
24
Chọn chiều sâu công tác 4 (m), chiều sâu đảm bảo 0,5 (m). Chiều cao bể khử trùng:
Hkt = 4 + 0,5 = 4,5 (m)

44
Diện tích mặt bể:
Akt = Vkt/4 = 31,25/4 = 7,8 (m)
Chọn chiều dài bể Lkt = 4 (m), chiều rộng bể Wkt = 2 (m)
Chia bể thành 4 ngăn theo chiều dài, mỗi ngăn rộng 1 (m)
Bảng 15. Thông số bể khử trùng
ST Thông số Đơn vị Giá trị
T
1 Liều lượng clorua vôi g/h 521
2 Chiều sâu bể m 4,5
3 Chiều dài bể m 4
4 Chiều rộng bể m 2
5 Chiều rộng 1 ngăn m 1

45
2.7. Tính toán các thiết bị khác

2.7.1. Ống dẫn nước


Vận tốc của chất lỏng trong ống tự chảy nằm trong khoảng 0,1 – 0,5 (m/s)
[7]. Chọn vận tốc 0,3 (m). Đường kính ống dẫn nước giữa các bể:

Db =
√ 4 x 750
π .0 , 3.3600 .24
=0 ,19 (m)

Chọn đường kính ống Db = 0,2 (m) = 200 (mm)


2.7.2. Máy bơm
a, Ống dẫn bùn
Chọn vận tốc chất lỏng chảy trong ống hút và ống đẩy của bơm bùn là v b = 2 (m/s).
Đường kính ống hút và ống đẩy của máy bơm bùn tuần hoàn:

db=
√ √
4.Q r
π . vb
=
4.450
π .2.3600 .24
=0 , 06(m)

Chia làm 3 đường ống nhánh dẫn bùn tuần hoàn, đường kính mỗi ống:

d bn=
√ 4. Qr
3. π . v b √
=
4.450
3. π .2.3600 .24
=0,033(m)

Chọn dbn = 0,04 (m) = 40 (mm)


b, Công suất máy bơm
* Máy bơm bùn
Chọn chiều dài ống hút 0,5 (m); chiều dài ống đẩy 10 (m), chiều cao cột nước 4 (m).
Tổn thất dọc đường:
2
Lb v b
ℎ d=λ . .
db 2 g
2
10+ 0 ,5 2
ℎ d=0 , 2. . =7 , 14
0 , 06 2 g
Trong đó:
hd: tổn thất dọc đường (m)
Lb: chiều dài ống (m)
db: đường kính ống (m)
46
vb: vận tốc dung dịch bùn trong ống (m/s). vb = 2 (m/s) [12]
λ: hệ số ma sát của ống [3]
0,011 0,011
λ=0,0125+ =0,0125+ =0 , 2
db 0 , 06

Tổn thất cục bộ:


2 2
vb 2
ℎ c=∑ ξ . =3.0 , 15. =0,092(m)
2g 2g
Trong đó:
hc: tổn thất cục bộ (m)
ξ: hệ số tổn thất khuỷu 90˚
Tra bảng N˚23, N˚24, N˚25 [12] với a = b; R = 2dtd; θ = 90˚: ξ = 0,15
Tổng chiều cao cột nước:
H = h + hc + hd = 4 + 7,14 + 0,092 = 11,232 (m)
Công suất máy bơm bùn [12]:
QρgH 450.1005 . g .11,232
Nb= =N b= =0 ,72 ( kW )
1000 η 1000.0 , 8.3600 .24
Trong đó:
Nb: công suất máy bơm bùn (kW)
Q: lưu lượng bùn tuần hoàn (m3/ngày)
ρb: khối lượng riêng của bùn. ρb = 1005 (kg/m3)
H: tổng chiều cao cột nước (m)
η: hiệu suất của bơm. η = 0,73 – 0,9. Chọn η = 0,8
Công suất thực tế của bơm
Nb = 0,72.1,5 = 1,1 (kW)
Chọn công suất của bơm bùn tuần hoàn 1,5 (kW)

47
* Máy bơm chìm
Chọn chiều dài ống hút 0,5 (m); ống đẩy 6 (m), chiều cao cột nước 4,5 (m).
Tổn thất dọc đường:
2
Lb v b
ℎ d=λ . .
db 2 g
2
6+0 , 5 2
ℎ d=0,068. . =0 , 45(m)
0,2 2g
Trong đó:
hd: tổn thất dọc đường (m)
Lb: chiều dài ống (m)
db: đường kính ống (m). db = 0,2 (m)
vb: vận tốc nước trong ống (m/s). db = 2 (m/s) [12]
λ: hệ số ma sát của ống [3]
0,011 0,011
λ=0,0125+ =0,0125+ =0,068
0,2 0,2
Tổn thất cục bộ:
2 2
vb 2
ℎ c=∑ ξ . =2.0 , 15. =0,061(m)
2g 2g
Trong đó:
hc: tổn thất cục bộ (m)
ξ: hệ số tổn thất khuỷu 90˚
Tra bảng N˚23, N˚24, N˚25 [12] với a = b; R = 2dtd; θ = 90˚: ξ = 0,15
Tổng chiều cao cột nước:
H = h + hc + hd = 4,5 + 0,45 + 0,061 = 5,01 (m)
Công suất máy bơm bùn [12]:
QρgH 750.1000. g .5 , 01
Nb= =N b= =0 ,53 ( kW )
1000 η 1000.0 ,8.3600 .24

48
Trong đó:
Nb: công suất máy bơm bùn (kW)
Q: lưu lượng nước thải (m3/ngày)
ρb: khối lượng riêng của nước. ρb = 1000 (kg/m3)
H: tổng chiều cao cột nước (m)
η: hiệu suất của bơm. η = 0,73 – 0,9. Chọn η = 0,75
Công suất thực tế của bơm
Nb = 0,53.1,5 = 0,8 (kW)
Chọn công suất bơm chìm 1 (kW)
Bảng 16. Thông số các thiết bị khác
ST Thông số Đơn vị Giá trị
T
1 Đường kính ống dẫn các bể m 0,2
2 Đường kính ống dẫn bùn tuần hoàn m 0,06
3 Công suất bơm bùn kW 1,5
4 Công suất bơm chìm kW 1

49
KẾT LUẬN

Nước thải từ ngành công nghiệp sản xuất bánh kẹo có nồng độ BOD và SS
cao gây ra nhiều ảnh hưởng đến môi trường và các loài sinh vật. Chính vì vậy, cần
áp dụng quy trình xử lý đã đề xuất lý bao gồm các phương pháp, thiết bị cơ học
(song chắn rác, bể lắng), sinh học (bể Aerotank) và hóa học (khử trùng bằng clorua
vôi). Các thiết bị được tính toán kích thước xác định để nước thải đầu ra đạt cột B
QCVN 40:2011/BTNMT.
Tuy nhiên, một số bước tính toán có thể sai lệch do tài liệu tham khảo đã lỗi
thời, thông số chưa được cập nhật. Nhiều thông số có khoảng giá trị lớn, chưa đủ cơ
sở để lựa chọn giá trị chính xác. Cần tìm hiểu và sử dụng các tài liệu tham khảo mới
nhất để có kết quả tính toán chính xác và phù hợp với thực tế. Ngoài ra, trong quá
trình tính toán cũng có thể dẫn đến sai số do làm tròn.
Trong thực tế, quy trình xử lý đã đề xuất và tính toán có thể được áp dụng với
nhiều loại nước thải khác có tính chất tương tự nước thải công nghiệp bánh kẹo như
công nghệ thực phẩm, công nghệ sản xuất bia… Ngoài ra, cần phân tích và đánh giá
nồng độ N và P trong nước thải để xem xét việc lắp đặt thêm bể thiếu khí nhằm
tránh hiện tượng phú dưỡng.
Quy trình xử lý còn một số nhược điểm: yêu cầu duy trì lưu lượng và nồng độ
chất ô nhiễm không đổi do quá trình xử lý hiếu khí bằng vi sinh vật nhạy cảm với
các thay đổi đầu vào; dây chuyền xử lý yêu cầu diện tích mặt bằng lớn cho các loại
bể. Để khắc phục các hạn chế trên, có thể bổ sung thêm một số thiết bị xử lý bằng
các phương pháp hóa lý và hóa học nhằm duy trì nồng độ cơ chất, giảm tải trọng xử
lý, thời gian lưu nước cũng như kích thước của các thiết bị xử lý.

50
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1], cesti.gov.vn, “Hấp dẫn thị trường bánh kẹo Việt Nam”, 2016.
[2], foodnk.com, “Quy trình sản xuất kẹo cứng và bánh quy trong công nghệ thực
phẩm”, 2020.
[3], Trịnh Xuân Lai, “Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải”, Nhà xuất
bản Xây Dựng, 2009.
[4], vites.com.vn, “Bể UASB, bể sinh học kỵ khí trong xử lý nước thải”, 2019.
[5], namvietetc.com, “Bể Aerotank trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh
học hiếu khí”, 2016.
[6], IWA Publishing, “Sequencing Batch Reactor”, 2016.
[7], Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân, “XỬ LÝ NƯỚC
THẢI ĐÔ THỊ VÀ CÔNG NGHIỆP Tính toán thiết kế công trình”, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
[8], TCXDVN 51:2008 Thoát nước – Mạng lưới và Các công trình bên ngoài tiêu
chuẩn thiết kế.
[9], moitruongcms.com, “Hiệu suất của các công trình xử lý nước thải”, 2018.
[10], Hoàng Huệ, “XỬ LÝ NƯỚC THẢI (Giáo trình dùng cho chuyên ngành cấp và
thoát nước)”, Nhà xuất bản Xây Dựng, 2010.
[12], Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuông, Phạm Xuân Toản, “Sổ tay quá trình và thiết
bị công nghệ hóa chất tập 1”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1992.
[13], Jager Umwelt – Technik “JetFlex® HD 340 Disc Diffuser”, 2016.
[14], Ogieo.com, “Máng răng cưa bể lắng”, 2020.

51
52

You might also like