You are on page 1of 17

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM

HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO
Đề tài: Phong cách lãnh đạo độc đoán
Phong cách lãnh đạo độc đoán của Vladimir Putin

Họ Tên :
Mã sinh viên :
Ngày sinh :
Lớp :
Giảng viên :

Hà Nội, tháng 05 năm 2023


MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................3
NỘI DUNG.......................................................................................................................4
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ PHONG CÁCH
LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN ..............................................................................................4
1. Cơ sở lý luận về nhà lãnh đạo, phong cách lãnh đạo.................................................4
1.1. Khái niệm chung về nhà lãnh đạo..........................................................................4
1.1.1. Vai trò của nhà lãnh đạo................................................................................4
1.1.2. Những phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo...................................................4
1.2. Khái niệm chung về phong cách lãnh đạo.............................................................4
1.2.1. Khái niệm lãnh đạo.........................................................................................4
1.2.2. Khái niệm phong cách lãnh đạo.....................................................................5
1.3. Phân loại các phong cách lãnh đạo........................................................................5
2. Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo độc đoán.........................................................5
2.1. Khái niệm ..............................................................................................................5
2.1.1. Độc đoán là gì?..............................................................................................5
2.1.2. Phong cách lãnh đạo độc đoán là gì?............................................................6
2.2. Đặc trưng................................................................................................................6
2.3. Ưu điểm, nhược điểm.............................................................................................6
2.3.1. Ưu điểm...........................................................................................................6
2.3.2. Nhược điểm.....................................................................................................6
2.4. Chân dung một số nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo độc đoán.......................7
II. GIỚI THIỆU VỀ VLADIMIR PUTIN ....................................................................8
1. Khái quát về tiểu sử, lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của Vladimir Putin .............8
2. Phẩm chất và năng lực, đóng góp của Vladimir Putin...............................................9
3. Các yếu tố hình thành phong cách lãnh đạo độc đoán của Vladimir Putin..............11
III. PHÂN TÍCH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA VLADIMIR PUTIN..............12

1
1. Những đặc trưng trong phong cách lãnh đạo của Vladimir Putin............................12
1.1. Biểu hiện của phong cách lãnh đạo độc đoán ở Vladimir Putin..........................12
1.2. Nét riêng trong phong cách lãnh đạo độc đoán của Vladimir Putin....................12
2. Phân tích ưu điểm, hạn chế về phong cách lãnh đạo độc đoán của Vladimir
Putin .................................................................................................................................13
2.1. Ưu điểm...............................................................................................................13
2.2. Nhược điểm..........................................................................................................13
IV. GIẢI PHÁP CHO NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM TRONG PHONG CÁCH
LÃNH ĐẠO CỦA VLADIMIR PUTIN VÀ BÀI HỌC RÚT RA...............................13
1. Giải pháp.......................................................................................................................13
2. Bài học rút ra................................................................................................................14
KẾT LUẬN......................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................16

2
LỜI MỞ ĐẦU
Từ trước đến nay lãnh đạo luôn đóng vai trò rất quan trọng trong khoa học về tổ
chức - nhân sự, nhà lãnh đạo là người gây ảnh hưởng và dẫn dắt hành vi của cá nhân
hay nhóm người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
Trên thế giới hiện nay có 3 phong cách lãnh đạo chủ yếu được các nhà lãnh đạo
áp dụng trong việc gây ảnh hưởng lên người khác là độc đoán, dân chủ và tự do. Trong
vô số bài nghiên cứu về phong cách lãnh đạo thì Vladimir Putin nổi lên như một hình
mẫu tiêu biểu về phong cách lãnh đạp độc đoán. Vladimir Putin, Tổng thống Nga hiện
nay, đã từng nắm giữ quyền lực trong nhiều vị trí khác nhau trong tầm quan trọng của
Nga. Phong cách lãnh đạo của ông được cho là độc đoán, thường xuyên đàn áp và
không tôn trọng quyền tự do và quyền lợi của người dân Nga. Trong bài tiểu luận này,
em sẽ đi vào phân tích và đánh giá những khuyết điểm của phong cách lãnh đạo ở
Vladimir Putin, và rút ra những bài học quan trọng về cách lãnh đạo. Việc tìm hiểu
những khuyết điểm và học hỏi từ những sai lầm của người khác là một phương pháp
hữu hiệu để tránh những lỗi lầm nhỏ và trở thành những lãnh đạo tốt hơn trong tương
lai. Bài tiểu luận có cấu trúc gồm 4 phần:
Phần I. Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo và phong cách lãnh đạo độc đoán
Phần II. Giới thiệu về Vladimir Putin
Phần III. Phân tích phong cách lãnh đạo của Vladimir Putin
Phần IV. Giải pháp cho những khuyết điểm trong phong cách lãnh đạo của
Vladimir Putin và bài học rút ra
Do hiểu biết còn hạn hẹp nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót,
em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của quý thầy cô để em có thể
hoàn thiện hơn về bài tiểu luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

3
NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ PHONG CÁCH


1. Cơ sở lý luận về nhà lãnh đạo, phong cách lãnh đạo
1.1. Khái niệm chung về nhà lãnh đạo
Nhà lãnh đạo có thể được bổ nhiệm hoặc nổi lên từ trong nhóm, có khả năng
ảnh hưởng đến người khác ngoài quyền hạn chính thức.
1.1.1. Vai trò của nhà lãnh đạo
 Thủ lĩnh xây dựng tầm nhìn và định hướng chiến lược.
 Quản lý tiến độ công việc.
 Tạo động lực và truyền cảm hứng.
 Huấn luyện và xây dựng đội nhóm.
1.1.2. Những phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo
Tầm nhìn: có định hướng rõ ràng; có khả năng chuyển tải ‘tầm nhìn’ đến cấp
trên và nhân viên; tạo được hứng thú cho nhân viên trong việc thực hiện theo ‘tầm
nhìn’ của mình.
Năng động: khơi gợi sự nhiệt tình và niềm tự hào, niềm tin của nhân viên đối
với bản thân họ thông qua việc tham khảo ý kiến các cá nhân và tạo điều kiện cho các
cá nhânđược thể hiện cảm xúc.
Khen thưởng: xác định những nhân viên ưu tú để khen thưởng, có kế hoạch tổ
chức các buổi lễ tuyên dương và khen thưởng cho các cá nhân, nhóm, tổ xuất sắc và
những thành tích đã đạt được.
Trao quyền: tạo điều kiện cho các cá nhân phát triển, hỗ trợ tháo gỡ những
vướng mắc, cản trở trong công việc; phân bố công việc, trách nhiệm và ủy quyền cho
các cá nhân, nhóm có khả năng thực hiện công việc.
‘Kích thích khả năng trí tuệ’: lôi kéo nhân viên tham gia vào công việc bằng
cách giúp họ nhận thức được vấn đề và kết hợp ý kiến các cá nhân để đưa ra giải pháp
tối ưu.
Liêm chính: chính trực, đáng tin cậy, công minh không thiên vị, làm việc tuân
thủ theo đúng các quy định của cơ quan, tổ chức nói chung và đối với người lãnh đạo
nói riêng.
1.2. Khái niệm chung về phong cách lãnh đạo
1.2.1. Khái niệm lãnh đạo
Lãnh đạo là một quá trình ảnh hưởng đến hoạt động của một cá nhân hoặc một
nhóm, theo hướng thực hiện các mục tiêu
 Cung cấp những chỉ dẫn, hỗ trợ nhân viên

4
 Tạo động lực cho nhân viên để thực hiện mục tiêu đã xác định
 Tạo môi trường làm việc hợp tác, giải quyết các xung đột
1.2.2. Khái niệm phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là những phương pháp hoặc cách thức nhà lãnh đạo thường
dùng để gây ảnh hưởng đến đối tượng bị lãnh đạo.
Xét trên phương diện cá nhân, phong cách lãnh đạo chính là cách thức làm việc
của nhà lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó
thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác.
Xét trên phương diện tổng thể, phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc
trưng của hoạt động và quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi đặc điểm nhân
cách của họ.
1.3. Phân loại các phong cách lãnh đạo
Để có thể lãnh đạo một cách hiệu quả nhà lãnh đạo – quản lý phải nắm được
trong tay mình một thứ vũ khí quan trọng, đó chính là phong cách lãnh đạo hợp lý.
Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được
các nhu cầu khác nhau của mọi người, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập
thể. Có thể khẳng định rằng phong cách lãnh đạo sẽ là chìa khoá của 90% thành công
trong việc quản lý và điều hành. Trong thực tế có thể có nhiều phong cách lãnh đạo
khác nhau, song tựu trung lại vẫn là 3 phong cách lãnh đạo phổ biến:
 Phong cách lãnh đạo độc đoán.
 Phong cách lãnh đạo dân chủ.
 Phong cách lãnh đạo tự do.
Các lãnh đạo tài ba luôn nắm rõ về những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Họ
nỗ lực để tối đa hóa các điểm mạnh và bù lấp cho các điểm yếu. Mỗi nhà lãnh đạo
đều sở hữu một trong ba phong cách lãnh đạo chủ yếu trên. Không có phong cách nào
tốt hơn hay kém hơn cái còn lại. Hiểu rõ và điều chỉnh được phong cách chiếm ưu thế
của mỗi người là một chìa khóa để lãnh đạo hiệu quả.Ở đây chúng ta sẽ đi sâu vào tìm
hiểu phong cách lãnh đạo độc đoán để thấy dược những diểm tích cực và hạn chế nhất
dịnh mà nhà lãnh đạo sử dụng
2. Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo độc đoán
2.1. Khái niệm
2.1.1. Độc đoán là gì?
Độc đoán là hành vi hoặc tư tưởng của những người không chấp nhận hoặc
không tôn trọng quan điểm hay suy nghĩ của người khác, đồng thời cố tình ép buộc
hay áp đặt quan điểm hoặc ý kiến của mình lên người khác mà không đưa ra bất kỳ

5
bằng chứng hoặc lập luận hợp lý. Hành vi, tư tưởng độc đoán cần hạn chế vì có thể
dẫn đến mâu thuẫn, gây rối và gây ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ giữa các cá nhân
hoặc cộng đồng.
2.1.2. Phong cách lãnh đạo độc đoán là gì?
Lãnh đạo độc đoán, còn được gọi là lãnh đạo chuyên quyền, là một phong cách
lãnh đạo được đặc trưng bởi sự kiểm soát của cá nhân đối với tất cả các quyết định và
rất ít ý kiến đóng góp từ các thành viên trong nhóm.Các nhà lãnh đạo độc đoán
thường đưa ra lựa chọn dựa trên ý tưởng và đánh giá riêng của họ và hiếm khi chấp
nhận lời khuyên từ cấp dưới.
2.2. Đặc điểm
Nhà lãnh đạo độc đoán nắm giữ mọi quyền lực, thẩm quyền và sự kiểm soát,
đồng thời bảo lưu quyền đưa ra mọi quyết định.
Nhà lãnh đạo độc đoán không tin tưởng vào khả năng của cấp dưới, giám sát và
kiểm soát chặt chẽ những người dưới quyền họ.
Các nhà lãnh đạo độc đoán tham gia vào các hoạt động chi tiết hằng ngày và
hiếm khi uỷ quyền hay trao quyền cho cấp dưới.
Nhà lãnh đạo độc đoán chấp nhận giao tiếp một chiều. Họ không tham khảo ý
kiến của cấp dưới hoặc cho họ đưa ra cơ hội ý kiến của mình, bất kể những ý kiến đó
có lợi ích tiềm năng.
Lãnh đạo độc đoán giả định rằng động lực của nhân viên không đến từ việc trao
quyền, mà bằng cách tạo ra một tập hợp có cấu trúc các phần thưởng và hình phạt.
Các nhà lãnh đạo độc đoán hoàn thành công việc bằng cách đưa ra những lời đe
doạ, trừng phạt và gây ra sự sợ hãi.
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh dạo độc đoán vẫn là giải quyết công
việc hiện tại chứ không phải các hoạt động phát triển.
Các nhà lãnh đạo chuyên quyền chịu hoàn toàn trách nhiệm và nhận hết công
lao về công việc.
2.3. Ưu điểm, nhược điểm
2.3.1. Ưu điểm
Thứ nhất, Cho phép ra quyết định nhanh chóng, đặc biệt là trong các tình huống
đầy căng thẳng
Thứ hai, Cung cấp một chuỗi mệnh lệnh hoặc giám sát rõ ràng.
Thứ ba, Hoạt động tốt khi cần sự lãnh đạo mạnh mẽ, chỉ đạo.
2.3.2. Nhược điểm
Thứ nhất, nhân viên bị gò bó, không được lên tiếng không phát huy được hết tài

6
năng, ý tưởng cho công ty.
Thứ hai, nhân viên sợ sếp, ghét sếp, mối quan hệ giữa sếp và nhân viên không
tốt, nội bộ không gắn kết.
Thứ ba, nhân viên ít thích lãnh đạo, khi có mặt lãnh đạo thì hiệu quả công việc
cao và hiệu quả công việc sẽ thấp khi không có mặt lãnh đạo
Thứ tư, độc đoán chỉ có tác dụng lúc đầu, bị đè nén lâu ngày thì nhân viên,
những người giỏi họ chán và bỏ đi hết.
2.4. Chân dung một số nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo độc đoán
 Engelbert Dollfuss
Thủ tướng Áo Engelbert Dollfuss giữ chức vụ này từ năm 1932 đến năm 1934.
Ông nổi tiếng là một nhà lãnh đạo độc tài và từ chối liên minh với Đức trong một liên
minh hải quan. Mặc dù phải hứng chịu những lời chỉ trích từ Đảng Dân chủ Xã hội
cũng như Đức Quốc xã và những người theo chủ nghĩa dân tộc Áo, Dollfuss đã tạo ra
một chế độ độc tài dựa trên cả nguyên tắc phát xít và Công giáo La Mã. Ông đã biến
Áo thành một quốc gia vệ tinh của Ý. Hơn nữa, ông ta có thể lật đổ các đối thủ địa
phương của mình bằng cách sử dụng các đường lối độc tài phát xít. Năm 1934, với
Tân Hiến pháp, chế độ của ông trở thành độc tài hoàn toàn.
 John F. Kennedy
Có lẽ là một trong những tổng thống nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ và trên thế giới,
JFK cũng là một trong những người Mỹ yêu quý nhất. Với nhiều năm tham gia chính
trường, Kennedy thực sự không phải là người muốn trở thành tổng thống của một
quốc gia. Thay vào đó, đó là anh trai của ông ấy, người đã chết trong một vụ tai nạn
máy bay. Nhưng khi JFK được bầu làm quan chức cấp cao nhất của Mỹ, thế giới đã
nhìn nhận ông như một người có tầm nhìn xa trông rộng. Chính dưới chế độ của ông,
người đầu tiên đã được đưa lên mặt trăng, một kỳ tích đã dẫn đến những cuộc thám
hiểm không gian tiếp theo. Điều này có thể thực hiện được nhờ khả năng lãnh đạo độc
đoán của ông, trong đó ông có thể thúc đẩy và thuyết phục Mỹ ủng hộ chương trình
không gian.
 Bill Gates
Nhà từ thiện và tỷ phú, Bill Gates khởi nghiệp là một sinh viên đại học, nhưng
cuối cùng lại trở thành một trong những ông trùm giàu có và nổi tiếng nhất thế giới.
Phong cách lãnh đạo của ông có thể được coi là độc đoán, nhưng theo hướng tích cực.
Là một người nhìn xa trông rộng, ông đã có thể tạo ra một trong những đóng góp
quan trọng và hữu ích nhất trong ngành công nghiệp máy tính. Tầm nhìn của ông ấy
là mọi hộ gia đình ở Mỹ đều có một chiếc máy tính ở nhà. Microsoft vẫn thống trị
ngành công nghiệp phần mềm bất chấp các đối thủ khác. Mặc dù đã ngừng giám sát

7
các hoạt động hàng ngày của Microsoft vào năm 2008 để tập trung vào các nỗ lực từ
thiện, nhưng Gates vẫn tiếp tục là một người có tầm nhìn. Ông đã có thể thuyết phục
các tỷ phú khác chia sẻ tài sản của họ với những người kém may mắn hơn với quỹ của
mình, Quỹ Bill & Melinda Gates. Cũng, ông ấy có ước mơ xóa đói giảm nghèo và
AIDS trên thế giới. Trên thực tế, ông ấy nói rằng với những nỗ lực phối hợp từ những
người khác, nghèo đói có thể được xóa bỏ vào năm 2030. Ông ấy đã thể hiện rất rõ
ràng trong hoạt động tích cực của mình và đóng một vai trò quan trọng trong phản
ứng của Hoa Kỳ đối với COVID-19.
 Donald Trump
Vị cựu tổng thống này sẽ không phải là một trong những người quyền lực nhất
và giàu có nhất thế giới nếu không có phong cách độc đoán của ông ta. Trump không
chỉ có thể xây dựng một đế chế trong ngành bất động sản và sở hữu một số doanh
nghiệp khác, mà còn thuyết phục mọi người bầu ông làm tổng thống Hoa Kỳ. Ông ta
được biết là người xử lý hầu hết các chi tiết trong việc điều hành doanh nghiệp của
mình và biết ông ta muốn đưa đế chế của mình đến đâu. Trump cũng đã khen ngợi
các nhà lãnh đạo ở Nga, Bắc Triều Tiên và Trung Quốc vì sức mạnh và quyền lực của
họ để đè bẹp các đối thủ chính trị. Những đặc điểm này, cũng như việc ông thẳng thắn
và quyết đoán khi điều hành đế chế của mình, khiến mọi người nghĩ rằng ông là một
nhà lãnh đạo chuyên quyền.
 Lãnh đạo độc đoán có thể được coi là kiểm soát và sai khiến, nhưng trong một
số tình huống, phong cách này đã đưa các cá nhân đến thành công và quyền
lực lớn. Nó có thể hiệu quả khi cấp dưới hoặc những người trong lực lượng lao
động, chẳng hạn, thiếu kinh nghiệm vì được theo dõi chặt chẽ có thể khiến họ
trở thành thành viên tốt hơn của nhóm. Khi nói đến việc điều hành một quốc
gia, một đặc điểm như vậy có thể là tích cực nếu ban lãnh đạo trước đó không
thể thúc đẩy đất nước tiến lên. Với một nhà lãnh đạo chuyên quyền để điều
hành bất kỳ tổ chức hoặc quốc gia nào cần một người, điều này có thể mang lại
kết quả tích cực.
II. GIỚI THIỆU VỀ VLADIMIR PUTIN
1. Khái quát về tiểu sử, lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của Vladimir Putin
 Vladimir Putin tên đầy đủ là Vladimir Vladimirovich Putin.
 7/10/1952 Ông sinh ra và lớn lên ở Leningrad (nay là St.Petersburg, Nga). Trong
1 gia đình công nhân.
 1975 Tốt nghiệp khoa luật trường đại học Tổng hợp Leningrad, sau đó công tác
tại Cục Tình báo đối ngoại thuộc Uỷe nam An ninh Quốc gia (KGB) Liên Xô.
 1984-1990 Làm việc cho nhóm các lực lượng miền Tây của Liên Xô có trụ sở ở

8
Dresden (thuộc CHDC Đức trước đây).
 1990 Về nước và rời KGB với hàm Trung tá, trở lại Leningrad và làm trợ lý Phó
Hiệu trưởng trường về các vấn đề quốc tế của trường đại học Tổng hợp Quốc gia
Leningrad. Sau đó, làm cố vấn cho Chủ tịch Xô Viết thành phố Leningrad
Anatoly Sovchak.
 1991-1992 Đảm nhiệm chức Chủ tịch Uỷ ban Quan hệ Đối ngoại của Hội đồng
thành phố Saint Petersburg.
 1994-1996 Đảm nhiệm chức phó thị trưởng thứ nhất Saint Petersburg kiêm Chủ
tịch Uỷ ban Đối ngoại của thành phố.
 1996-1997 Được mời tới Moskva làm Phó Cục trưởng quản lý tài sản của chính
quyền của Tổng thống Liên bang (LB) Nga.
 1997-1998 Giữ cương vị là Phó Văn phòng Tổng thống LB Nga kiêm Tổng Cục
trưởng Tổng cục kiểm soát của Tổng thống LB Nga.
 7/1998 Được cử làm Giám đốc Cơ quan An ninh LB Nga (FSB)
 Tháng 3-8/1999 Làm giám đốc FSB kiêm Thư ký Hội đồng An ninh LB Nga.
 9/8/1999 Được bổ nhiệm làm thủ tướng LB Nga.
 9/1999 Làm chủ tịch ban chấp hành LB Nga-Belarus.
 31/12/1999 Được chỉ định là Quyền Tổng thống LB Nga.
 26/3/2000 Đắc cử Tổng thống LB Nga nhiệm kỳ 2000-2004.
 14/03/2004 Tái đắc cử Tổng thống LB Nga nhiệm kỳ hai (2004-2008).
 7/5/2008 Mãn nhiệm tổng thống và được đề cử làm thủ tường LB Nga nhiệm kỳ
2008-2012.
 8/5/2008 Được Đuma quốc gia Nga chính thức phê duyệt chuẩn là Thu tướng LB
Nga.
 4/3/2012 Tái đắc cử Tổng thống LB Nga nhiệm kỳ ba, trở thành vị tổng thống
thực hiện nhiềm ký 6 năm đầu tiên của nước Nga.
 18/3/2018 Giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga, đồng
nghĩa với việc ông sẽ tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Tổng thống Nga trong nhiệm
kỳ sáu năm sẽ kết thúc vào năm 2024.
2. Phẩm chất và năng lực, đóng góp của Vladimir Putin
 Phẩm chất
Sự tự tôn tự cường thêm vào là tinh thần yêu nước thương dân thật lòng của một
nhà Chính khách Lương thiện và rất biết mình phải làm gì trong chỉ dẫn bởi chiến
lược.

9
Ông liêm chính để không phải “ cò kè” với những “thế lực hảo hán giang hồ thao
túng Chính Giới”. Đó là điều cơ bản làm nên tính chí công vô tư và hiệu nghiệm quản
lý của ông.
Putin rất yêu động vật, nên ông cũng sống rất tình cảm và hoà đồng. Ông sở hữu
một sở thú riêng, gồm những con vật ông được tặng. Thỉnh thoảng, ông mang thú cưng
của mình đến các cuộc họp
 Tinh thần đổi mới và sáng tạo
Putin luôn đổi mới và sáng tạo trong việc đưa ra các chính sách và giải pháp để
phát triển nước Nga. Ông đã đưa ra nhiều sáng kiến đổi mới trong lĩnh vực khoa học,
công nghệ và kinh tế để giúp Nga vượt qua các thử thách trong thời đại mới.
 Kỹ năng giao tiếp và đàm phán
Putin có khả năng giao tiếp và đàm phán tốt, giúp ông đạt được những thỏa thuận
quan trọng với các quốc gia khác trên thế giới. Ông giao tiếp ứng xử tích cực với
Chính khách các nước, như cương phải Đạo, khiến họ kính nể và phải đồng ý với
những đề xuất Chính trị Quốc tế, làm tăng uy tín cai trị Quốc nội.
 Tính nhất quán
Putin là người cứng rắn, có nguyên tắc và khéo léo quan điểm rất nhất quán về
các vấn đề và trong cách xử lý các vấn đề đó.
Xem trọng lời hứa, không thích hứa nhiều nhưng luôn giữ lười đã hứa, luôn tỏ rõ
quyết tâm thực hiện bằng được mọi lời hứa trước bầu cử của ông. (Ví dụ như nâng học
bổng, nâng lương cho giáo viên và bác sỹ, trợ cấp cho trẻ em và đảm bảo nhà ở cho
các cựu chiến binh, sắc lệnh về chính sách kinh tế dài hạn).
Xem trọng lẽ phải biết cách xử sự cứng rắn và cương quyết để đạt được mục đích
của mình.
Những kết quả trong chính sách và hoạt động đối ngoại cũng như đối nội của
Tổng thống V.Putin là thống nhất, thể hiện nỗ lực quyết tâm về một nước Nga cường
thịnh, có uy tín, có trách nhiệm trước cộng đồng thế giới.
 Kiên định và quyết tâm
Là người có cái nhìn xa trông rộng. Đưa ra quan điểm đúng đắn cho vấn đề
chống khủng bố, hỗ trợ các nước chống khủng bố, có lợi cho lợi ích của nước Nga
trong lâu dài.
Ông luôn kiên định và quyết tâm đưa ra nhiều chính sách phù hợp cho nước Nga:
Các chính sách kinh tế thích hợp và chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhất là đối với
diện chính sách như hưu trí, giáo viên, bác sỹ, quân nhân, sinh viên; Tăng trưởng kiểm
soát, củng cố ổn định xã hội và hạn chế sự can thiệp từ bên ngoài.
 Thành tựu
Nước Nga dưới sự lãnh đạo của Putin đã khôi phục lại được vị thế cường quốc

10
sau 10 năm hỗn loạn kể từ khi Liên Xô tan rã.
Nền kinh tế Nga vượt qua khủng hoảng và trở thành nước có tổng sản phẩm quốc
dân đứng thứ 5 thế giới (theo sức mua tương đương) vào năm 2017. Nền kinh tế đã
tăng gấp đôi quy mô, số lượng người dân sống dưới mức đói nghèo đã giảm một nửa.
Khôi phục lại niềm tin của người Nga vào đất nước.
Vượt qua khủng hoảng do các thắng lợi của các biến động tại các nước láng
giềng như Ukraine và Gruzia cũng như duy trì được các tổ chức CIS, CSTO và tham
gia lập 1 tổ chức mới là SCO (Tổ chức hợp tác Thượng Hải).
Khôi phục lại phần nào thế lực tại những vị trí đã mất ở những khu vực ảnh
hưởng truyền thống như Việt Nam, Trung Đông, Ấn Độ, Trung Quốc và phát triển
mối quan hệ với những đối tác mới (các nước Mỹ Latinh).
Tái sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Nga sau cuộc trưng cầu dân ý địa
phương năm 2014.
Việc Nga hỗ trợ Chính phủ Syria và Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống các
nhóm đối lập đã nâng cao vị thế của Nga tại khu vực Trung Đông. Đầu tháng 12/2017,
Tổng thống Putin tuyên bố với sự trợ giúp của quân đội Nga, lực lượng vũ trang Syria
đã giải phóng gần như toàn bộ lãnh thổ Syria khỏi tay Nhà nước khủng bố tự xưng IS.
Về mặt cá nhân, ông Putin để lại ấn tượng về một chính khách rất mạnh mẽ trong
các vấn đề quốc tế và nhạy bén trong các cuộc đàm phán.
3. Các yếu tố hình thành phong cách lãnh đạo độc đoán của Vladimir Putin
 Kinh nghiệm trong quân đội
Putin từng là một sĩ quan tình báo và thường xuyên làm việc với các đơn vị quân
sự. Kinh nghiệm này đã giúp ông hiểu rõ về quyền lực và các chiến lược quân sự.
 Tính cách quyết đoán
Putin được biết đến với tính cách quyết đoán và dứt khoát trong quyết định. Ông
có thể ra quyết định và thực hiện chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
 Sự sợ hãi về sự kiểm soát
Putin đã trải qua giai đoạn nước Nga rơi vào cảnh hỗn loạn và mất kiểm soát
trong những năm 1990, khi đó ông là một quan chức cấp cao trong chính phủ Nga.
Kinh nghiệm này đã khiến ông nhận ra tầm quan trọng của việc giữ chặt kiểm soát
trong nội địa và ảnh hưởng quốc tế của Nga.
 Tính đồng chính trị
Putin tin rằng tương lai của Nga phải được xây dựng trên cơ sở các giá trị đồng
chính trị, bao gồm sự độc lập, chủ quyền và sự tôn trọng quyền lực. Điều này đã định
hình quan điểm của ông đối với những vấn đề chính trị và quốc tế của Nga.

11
 Tác động của lịch sử và văn hóa
Lịch sử và văn hóa của Nga cũng đã đóng góp vào phong cách lãnh đạo độc đoán
của Putin. Với một nền văn hóa quan trọng, truyền thống độc lập đã và đang bị bao
quanh bởi những đối thủ mạnh mẽ, các lãnh đạo Nga trước đây từng sử dụng phương
pháp lãnh đạo mạnh mẽ để bảo vệ quyền lực và lãnh thổ của Nga.
III. PHÂN TÍCH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA VLADIMIR PUTIN
1. Những đặc trưng trong phong cách lãnh đạo của Vladimir Putin
1.1. Biểu hiện của phong cách lãnh đạo độc đoán ở Vladimir Putin
 Vừa nhu vừa cường
Tổng thống Putin sử dụng cái gọi là “Triết lý judo” vào những nước đi chính trị
cá nhân thông qua khả năng “dùng nhu thắng cường”, tận dụng chính thể hình và sức
nặng của đối thủ để quật ngã đối thủ.
 Kiểm soát truyền thông
Tổng thống Putin có xu hướng kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông
và giám sát nội dung truyền thông để đảm bảo rằng thông điệp của mình được đưa ra
một cách hiệu quả và không bị chi phối bởi ý kiến phản đối.
 Sử dụng thế lực bảo vệ
Tổng thống Putin sử dụng thế lực bảo vệ để bảo vệ các lợi ích của Nga và giữ gìn
an ninh quốc gia, không ngần ngại sử dụng quân đội để bảo vệ các lợi ích của Nga
trong khu vực.
 Áp đặt chính sách khắc nghiệt
Ông Putin thường áp đặt các chính sách khắc nghiệt để kiểm soát và giữ vững
quyền lực của mình trong nước, bao gồm sử dụng quân đội và lực lượng an ninh đối
với các đối tượng chính trị đối lập.
 Không cho phép sự đối thủ trở thành đối thủ
Phong cách lãnh đạo độc đoán của Tổng thống Putin đôi khi dẫn đến việc không
cho phép bất kỳ sự đối thủ nào phát triển và trở thành đối thủ thực sự với Nga. Việc
này thường bao gồm sử dụng các biện pháp cô lập và tuyệt vọng để tấn công những
đối tượng chính trị và kinh tế mà ông cho là nguy hiểm đối với sự tồn tại của Nga.
Mặc cho những chỉ trích từ phía quốc tế, Putin tiếp tục duy trì phong cách lãnh
đạo độc đoán của mình và chú trọng đến việc đảm bảo Nga có sức mạnh thực sự trên
toàn thế giới
1.2. Nét riêng trong phong cách lãnh đạo độc đoán của Vladimir Putin
Nét riêng trong phong cách lãnh đạo của Tổng thống Putin là sự quyết đoán và
khéo léo trong việc tích cực thúc đẩy các chính sách khắc phục tình hình nội địa của
Nga và mở rộng quyền lực và ảnh hưởng của Nga trong ngoại giao thế giới.

12
Ông Putin có khả năng đàm phán và thương lượng linh hoạt, đồng thời giữ được
sự kiểm soát khi đối đầu với những thách thức và tình huống khó khăn. Ông cũng có
khả năng đưa ra các quyết định mạnh mẽ và kiên quyết trong các tình huống căng
thẳng và có tính chất quyết định đối với nước Nga.
Ngoài ra, phong cách lãnh đạo của Tổng thống Putin còn cho thấy sự kiên định
và kiên trì trong việc duy trì sự độc lập và chủ quyền của Nga, trong bối cảnh nước
này phải đối mặt với các áp lực và thách thức từ các cường quốc thế giới.
2. Phân tích ưu điểm, hạn chế về phong cách lãnh đạo độc đoán của Vladimir
Putin
2.1. Ưu điểm
Hiệu quả: Phong cách lãnh đạo độc đoán của Tổng thống Putin cho thấy hiệu quả
trong việc kiểm soát nội địa của Nga và mở rộng quyền lực và ảnh hưởng của Nga
trong ngoại giao thế giới, bao gồm cải thiện nền kinh tế của Nga, tăng cường vai trò
của Nga trong cộng đồng quốc tế và duy trì sự ổn định trong khu vực.
Kiên định và kiên trì: Phong cách lãnh đạo độc đoán cho thấy sự kiên định và
kiên trì của Tổng thống Putin trong việc đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững độc lập
và chủ quyền của Nga.
Tác động âm thầm: Một ưu điểm khác của phong cách lãnh đạo độc đoán của
Tổng thống Putin là khả năng tác động âm thầm, bằng cách sử dụng các biện pháp nhẹ
nhàng, như áp lực ngoại giao và cải thiện quan hệ với các đối tác quốc tế.
2.2. Nhược điểm
Không tôn trọng tự do ngôn luận: Phong cách lãnh đạo độc đoán của Tổng thống
Putin thường không tôn trọng tự do ngôn luận và kiểm soát các phương tiện truyền
thông, gây ra sự phản đối và khiến cho cộng đồng quốc tế lo ngại về việc Nga không
đảm bảo các quyền tự do cơ bản cho người dân.
Giáo dục quyền lực một chiều: Phong cách lãnh đạo độc đoán của Tổng thống
Putin thường dạy dỗ cho các nhân viên chính phủ, quân sự và bảo vệ đề cao quyền lực
và năng lực chi phối của người lãnh đạo, dẫn đến việc không khí hiện có của một xã
hội quá phụ thuộc vào người lãnh đạo.
Gây tranh cãi: Phong cách lãnh đạo độc đoán của Tổng thống Putin thường gây
ra tranh cãi với cộng đồng quốc tế, ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế của Nga và làm
giảm lòng tin của các đối tác quốc tế đối với Nga.
IV. GIẢI PHÁP CHO NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM TRONG PHONG CÁCH
LÃNH ĐẠO CỦA VLADIMIR PUTIN VÀ BÀI HỌC RÚT RA
1. Giải pháp

13
Những khuyết điểm trong phong cách lãnh đạo độc đoán của Vladimir Putin bao
gồm việc đàn áp tự do ngôn luận, pháp luật và quyền lực độc đoán. Để cải thiện tình
hình này, có thể đưa ra những giải pháp sau:
 Khuyến khích các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ và phương tiện truyền
thông độc lập, giúp người dân có quyền tự do bày tỏ quan điểm và phản đối
chính sách của chính quyền.
 Tăng cường sự độc lập và khả năng tạo ra quyết định của hệ thống tư pháp để
đảm bảo rằng toàn thể công dân đều được đối xử công bằng và không bị kìm
hãm.
 Thành lập các cơ quan giám sát độc lập và đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể về đảm
bảo quyền dân sự, với mục đích kiểm soát quyền lực và chính trị.
 Khuyến khích sự bao dung và sự tôn trọng đối với đa dạng chính trị, và tạo ra
hàng loạt cơ hội cho các chính trị gia và nhân viên công chức đến từ các phương
tiện khác nhau trong đất nước.
 Tăng cường sự đào tạo và giám sát in theo quy định đối với những nhân viên
công chức, các quan chức và những nhân viên được bổ nhiệm để đảm bảo rằng
họ được trang bị đầy đủ về quyền lực của họ và thực hiện chính sách một cách
phù hợp và chính thống.
Những giải pháp này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện phong
cách lãnh đạo độc đoán của Vladimir Putin. Việc xây dựng một môi trường cởi mở với
nhiều quyền lợi dân sự và quyền tự do có thể tạo ra sức tác động tích cực đối với phát
triển của đất nước, thúc đẩy sự phát triển và động viên người dân để đóng góp vào sự
thịnh vượng của đất nước.
2. Bài học rút ra
Từ những khuyết điểm trong phong cách lãnh đạo của Vladimir Putin, ta có thể
rút ra một số bài học quan trọng sau:
 Độc đoán và đàn áp sẽ gây ra nhiều biểu tình, phản đối và bất ổn trong xã hội.
Chính phủ cần tôn trọng quyền tự do ngôn luận, quyền lực của tư pháp và quyền
lợi của công dân để tạo ra một môi trường ổn định và bình đẳng.
 Việc kiểm soát quá chặt chẽ và không tôn trọng đa dạng chính trị có thể khiến
cho nhiều ý kiến và quan điểm bị đàn áp, và sẽ khó có thể xây dựng được sự
đồng thuận và đoàn kết trong xã hội.
 Lãnh đạo nên thực hiện quyết định của mình dựa trên dữ liệu và thông tin chính
xác, để đảm bảo rằng họ đang viết nên chính sách có tính thực tiễn và hợp lý.
 Sự hiểu biết và tôn trọng đối với các văn hóa, giá trị và cách sống khác nhau của

14
các thành viên trong xã hội là cực kỳ quan trọng để tạo ra một môi trường hòa
bình và đoàn kết.
 Quyền tự do và quyền lợi của công dân là rất quan trọng, và các lãnh đạo cần
phải tôn trọng và bảo vệ những điều đó để xây dựng một xã hội bình đẳng, văn
minh và thịnh vượng.

15
KẾT LUẬN

Để trở thành người lãnh đạo không dễ dàng chút nào. Người lãnh đạo phải biết tổ
chức mình cần gì, truyền đạt ý tưởng cho mọi người, đặt tổ chức vào đúng chỗ và giao
quyền cho nhân viên làm việc. Để thực hiện được việc này, lãnh đạo cần có những kỹ
năng phù hợp thông qua trau dồi, học hỏi và hoàn thiện bản thân.

Trong khi có nhiều lãnh đạo được xem là thành công trong việc đẩy mạnh đất
nước của mình, Phong cách lãnh đạo của Vladimir Putin vẫn còn gây tranh cãi và bị
chỉ trích nhiều. Quyết định của ông làm tăng quyền lực của chính phủ và hạn chế
quyền tự do của người dân Nga đã khiến cho nhiều người phản đối. Trong bối cảnh
đó, việc học hỏi từ những sai lầm của những người lãnh đạo khác là một bài học quan
trọng để tránh những sai lầm đó và trở thành một người lãnh đạo tốt hơn trong tương
lai. Ở các nước đang phát triển, quyền lực có thể dễ dàng trở thành lời tiên tri cho sự
độc đoán và bức hại. Những người lãnh đạo cần có một tầm nhìn rõ ràng, sự linh hoạt,
sự kết nối, cùng với sự thấu hiểu và tôn trọng quyền của người dân để đi đến thành
công. Chắc chắn, phong cách lãnh đạo độc đoán không phải là con đường duy nhất để
đạt được sự thành công.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


 Slide bài giảng môn Kỹ năng lãnh đạo-TS Lê Thị Thu Thủy
 Wikipedia Vladimir Vladimirovich Putin
 Tiểu sử Vladimir Vladimirovich Putin: Hành trình đương nhiệm Tổng thống vĩ
đại nhất nước Nga
 https://futureofworking.com/7-famous-authoritarian-leaders/

16

You might also like