You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH


THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
---------------------------

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH


MÔN: QUẢN TRỊ HỌC

CHỦ ĐỀ THUYẾT TRÌNH : Chân dung một nhà lãnh đạo kinh
doanh thành công mà nhóm tâm đắc. Bài học rút ra từ phong cách
lãnh đạo của nhà lãnh đạo này?
Nhóm 2:
1. Nguyễn Hoàng Thông ( nhóm trưởng )
2. Đỗ Quốc Thái
3. Denis Đông Quân
4. Phạm Thị Ngọc Hiếu
5. Khổng Ngọc Khánh Vy
6. Hồ Thanh Triết

PhD. Pham Thi Minh Chau


1
Mục lục
A. Mở đầu:..............................................................................................................4
1. Mục tiêu nghiên cứu:...........................................................................................4
2. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................4
3. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................4
5. Kết cấu của bài tiểu luận......................................................................................4
B. Nội dung.............................................................................................................4
Chương 1:........................................................................................................................4
1. Một số khái niệm cơ bản......................................................................................4
1.1. Khái niệm lãnh đạo......................................................................................4
1.2. Khái niệm phong cách lãnh đạo...................................................................5
1.3. Các mô hình phong cách lãnh đạo...............................................................5
1.3.1. Phong cách lãnh đạo độc đoán................................................................5
a. Khái niệm..................................................................................................6
b. Đặc điểm...................................................................................................6
1.3.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ..................................................................6
c. Khái niệm..................................................................................................6
d. Đặc điểm...................................................................................................7
1.3.3. Phong cách lãnh đạo tự do......................................................................7
e. Khái niệm..................................................................................................7
f. Đặc điểm...................................................................................................7
1.4. Vai trò của lãnh đạo......................................................................................7
1.5. Một nhà lãnh đạo thành công thì được hiểu như thế nào?...........................8
Chương 2:........................................................................................................................9
1. Giới thiệu về CEO Đặng Lê Nguyên Vũ.............................................................9
2. Lịch sử tập đoàn Cà phê Trung Nguyên..............................................................9
3. Sự kiện quan trọng của tập đoàn Cà phê Trung Nguyên.....................................9
4. Những mục tiêu của Đặng Lê Nguyên Vũ.........................................................10
Chương 3:......................................................................................................................10

2
1. Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ........................................10
2. Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ có hiệu quả không?........10
3. Đánh giá phong cách lãnh đạo của ông CEO Đặng Lê Nguyên Vũ..................12
4. Kết luận..............................................................................................................12
Chương 4.......................................................................................................................14
1. Nhà lãnh đạo Việt khác Nhà lãnh đạo Mỹ như thế nào?...................................14
2. Suy nghĩ và bài học của nhóm...........................................................................14

Lời cảm ơn
Nhóm 2 chúng em muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Cô Phan Thị Minh Châu vì
sự hướng dẫn và hỗ trợ cô đã mang đến cho chúng em trong quá trình hoàn thành bài tiểu
luận với đề tài "Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung
Nguyên". Bên cạnh sự cố gắng của cả nhóm và việc áp dụng kiến thức tiếp thu từ trường
học, nhóm đã tìm hiểu và thu thập thông tin số liệu liên quan đến đề tài, nhưng không thể
không nhắc đến sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tâm từ Cô.
Bài của nhóm chúng em tuy có thể nó sẽ không được hoàn hảo vì làm trong thời gian
ngắn cộng với việc kiến thức có phần còn hạn chế. Dẫu vậy chúng em vẫn mong được
đón nhận những ý kiến đóng góp quý báu của Cô và các bạn trong lớp để nó có thể ngày
càng hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn Cô.

3
A. Mở đầu:
1. Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích và làm rõ phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Cà phê
Trung Nguyên.
Rút ra những đặc trưng trong phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ, chỉ rõ nhưng
thành công, tồn tại do phong cách lãnh đạo này tạo ra. Đồng thời, từ những phân tích đó,
chúng ta đưa ra những giải pháp giúp hoàn thiện hơn phong cách lãnh đạo của Đặng Lê
Nguyên Vũ.

2. Đối tượng nghiên cứu


Phong cách lãnh đạo Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Cà phê Trung Nguyên

3. Phạm vi nghiên cứu


Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên

4. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp thu thập, phân tích, so sánh và tổng hợp trên nhiều nguồn báo chí, bảng
thống kê.

5. Kết cấu của bài tiểu luận


Lời cảm ơn mở đầu và nội dung chính của các chương sẽ được phân bổ như sau:
Chương 1: Khái niệm
Chương 2: CEO Đặng Lê Nguyên Vũ
Chương 3: Phân tích phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ
Chương 4: Suy nghĩ và bài học của nhóm

B. Nội dung
Chương 1:
Khái niệm
1. Một số khái niệm cơ bản
4
1.1. Khái niệm lãnh đạo
Khái niệm về lãnh đạo có nhiều người và từ điển cho ra những quan điểm khác nhau như:
Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) giải thích đơn giản và dễ hiểu hơn: “Lãnh
đạo” là đề ra chủ trương và tổ chức động viên thực hiện.
Theo ông Nguyễn Hải Sản định nghĩa về lãnh đạo như sau: “Lãnh đạo là khả năng tác
động, thức đẩy, hướng dẫn và chỉ đạo người khác để đạt được những mục tiêu đề ra. Như
vậy, lãnh đạo không chỉ là một hoạt động đơn lẻ, mà là hàng loạt những hoạt động nối
tiếp nhau”.
Từ các định nghĩa trên tôi rút khái niệm của lãnh đạo:
Lãnh đạo là tác động bằng nghê thuật và khoa học để gây ảnh hưởng tích cực tới con
người để phát huy và phát huy và phối hợp tiềm năng và năng lực của họ nhằm hướng tới
hoàn thành mục tiêu của tổ chức.

1.2. Khái niệm phong cách lãnh đạo


Theo một số tác giả người Nga, thì cho rằng phong cách lãnh đạo là một hệ thống nhất
định gồm những phương pháp lãnh đạo thường xuyên được áp dụng.
Theo A.I.Panov nêu: phong cách là hệ thống những biện pháp mà người ta thường dùng
trong hoạt động thường ngày. Những phẩm chất các nhân cần có của những người lãnh
đạo ảnh hưởng lớn đến phong cách làm việc của người lãnh đạo. Nói đến phong cách
lãnh đạo là bao hàm cả nguyên tắc và phương pháp lãnh đạo.
Tác giả Trần Ngọc Khuê: Phong cách lãnh đạo là nói đến hệ thống hành vi cá nhân của
người lãnh đạo, quản lý trong việc sử dụng những quyền hạn, quyền lực, tri thức và trách
nhiệm được giao.
Tóm lại : Phong cách lãnh đạo là những phương pháp hoặc cách thức nhà lãnh đạo
thường dùng để gây ảnh huởng đến đối tượng bị lãnh đạo.
Xét trên phương diện cá nhân, phong cách lãnh đạo chính là cách thức làm việc của nhà
lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện các
nỗ lực ảnh huởng tới họat động của những người khác. Xét trên phương diện tổng thể,
phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của họat động và quản lý của nhà
lãnh đạo, được quy định bởi đặc điểm nhân cách của họ.

1.3. Các mô hình phong cách lãnh đạo

5
Có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau và mỗi phong cách lại thể hiện những ưu,
nhược điểm riêng, tuy nhiên trên thực tế có ba phong cách lãnh đạo cơ bản là: Lãnh đạo
độc đoán, lãnh đạo dân chủ và lãnh đạo tự do.

1.3.1. Phong cách lãnh đạo độc đoán


a. Khái niệm
Phong cách lãnh đạo độc đoán còn được gọi là phong cách lãnh đạo chuyên quyền, phong
cách lãnh đạo theo hành chính xử phạt, phong cách lãnh đạo theo chỉ thị, phong cách lãnh
đạo cương quyết. Ở đây nhà lãnh đạo sẽ áp đặt nhân viên; các nhân viên nhận lệnh và thi
hành mệnh lệnh. Nhà lãnh đạo sẽ tập trung hết quyền lực vào tay của mình.
Lãnh đạo độc đoán là sự áp đặt công việc với sự kiểm soát và giám thị chặt chẽ. Quản trị
viên độc đoán thường lấy mình làm thước đo giá trị. Họ không quan tâm đến ý kiến của
người khác dù là đồng đội hay nhân viên mà chỉ hoàn toàn dựa vào kiến thức và kinh
nghiệm của chính mình. Hình thức này thường phù hợp với lối quản trị cổ điển, hoặc khi
tổ chức đang trong tình trạng canh tân nội bộ để loại trừ những phần tử làm lũng đoạn
sinh hoạt chung, vv… Nhất là khi tinh thần kỷ luật và trật tự của tổ chức lỏng lẻo cần sửa
đổi.
Phong cách này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với nhân viên chính xác những gì họ
muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay chỉ dẫn
nào.

b. Đặc điểm
Phong cách lãnh đạo độc đoán, thường có khuynh hướng tập trung quyền lực và có được
quyền hành dựa trên vị trí của người lãnh đạo, có quyền khen thưởng và gây áp lực.
Người lãnh đạo kiểu này rất có kỉ luật, kiểm soát mọi việc chặt chẽ, luôn nhấn mạnh điều
gì không đúng và phải được sửa sai. Phong cách này được áp dụng tốt nhất trong trường
hợp có khủng hoảng. Phong cách quản lí này cũng thích hợp trong trường hợp các nhân
viên còn hạn chế về kinh nghiệm hoặc thiếu những kĩ năng cần thiết để hoàn thành công
việc. Cần độc đoán với những người ưa chống đối, những người không có tính tự chủ,
thiếu nghị lực và kém tính sáng tạo.Đại diện tiêu biểu cho phong cách này gồm có:
Steven Jobs, Gates

1.3.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ


c. Khái niệm
6
Là kiểu phong cách được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân chia quyền lực của
mình, tham khảo ý kiến cấp dưới, bàn bạc, lắng nghe ý kiến cấp dưới trước khi ra các
quyết định.
Quản trị viên theo đường lối lãnh đạo dân chủ là người biết tạo ra những cuộc thảo luận
giữa đội ngũ để tìm một quyết định chung. Một khi đã quyết định dù là ý kiến của bất cứ
thành viên nào trong đội ngũ, công tác sẽ được thực hiện theo quyết định đó. Lối lãnh đạo
này đem lại sự nhất trí trong tổ chức và giúp cộng tác viên hay nhân viên nắm quyền chủ
động trong việc thi hành công tác. Nhân viên trong các tổ chức với lối lãnh đạo này
thường có cơ hội phát huy sáng kiến cao. Do đó, tinh thần làm việc cũng cao và đạt hiệu
năng.

d. Đặc điểm
Phong cách lãnh đạo dân chủ, sử dụng cách phân quyền cho người khác, khuyến khích sự
tham gia, tin tưởng vào sự hiểu biết của nhân viên trong việc hoàn thành nhiệm vụ và có
sự ảnh hưởng dựa trên sự kính trọng của cấp dưới. Người lãnh đạo dân chủ cho nhân viên
tham gia vào quá trình đưa ra quyết định. Phong cách này phù hợp khi mọi người đều có
chung sự hiểu biết cũng như đam mê và có nhiều thời gian để ra quyết định.

1.3.3. Phong cách lãnh đạo tự do


e. Khái niệm
Phong cách lãnh đạo tự do là kiểu phong cách mà nhà lãnh đạo rất ít khi sử dụng quyền
lực, cho cấp dưới được tự do. Nhà lãnh đạo tạo điều kiện và giúp đỡ nhân viên bằng cách
cung cấp thông tin cho họ. Ở phong cách này, nhà lãnh đạo cho phép các nhân viên ra
quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa
ra.

f. Đặc điểm
Phong cách lãnh đạo tự do là phong cách mà theo đó người lãnh đạo rất ít sử dụng
quyền lực để tác động đến người dưới quyền, thậm chí không có những tác động đến
họ. Phong cách lãnh đạo tự do có đặc điểm là nhà lãnh đạo cho phép các nhân viên
được quyền ra quyết định nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những
quyết định được đưa ra đó. Họ xem vai trò của họ chỉ là người giúp đỡ các hoạt động
của thuộc cấp bằng cách cung cấp thông tin và hành động như một đầu mối liên hệ

7
với môi trường bên ngoài. Người lãnh đạo phân tán quyền ra quyết định cho cấp dưới
và dành cho cấp dưới mức độ tự do cao.

1.4. Vai trò của lãnh đạo


Lãnh đạo có ý nghĩa lớn và có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của tổ
chức. Một tổ chức thiếu người lãnh đạo có năng lực được ví như một đơn vị chiến đấu
thiếu vị tướng tài chỉ huy hoặc một con thuyền vượt thác nghềnh thiếu đi một thuyền
trưởng dũng cảm, mưu trí. Bởi vậy, để đảm bảo cho sự thành công không chỉ trong ngắn
hạn mà trong cả dài hạn, tổ chức cần phải tìm một nhà lãnh đạo có tài năng thực sự, đủ
sức chèo lái con thuyền đi đến bến bờ thành công trong điều kiện môi trường kinh doanh
có nhiều thay đổi. Tằm quan trọng của nhà lãnh đạo được thể hiện qua yêu cầu củ thể
sau: Thứ nhất, lãnh đạo là dẫn đường, chỉ lối cho tổ chức. Nếu nhà lãnh đạo có năng lực ,
có tầm nhìn chiến lược, có khả năng nhìn xa trông rộng thì sẽ giúp tổ chức thấy được con
đường cần đi và cái đích cần tới. Thứ hai, lãnh đạo là tập hợp lực lượng xung quanh mình
để thực thi sứ mệnh của tổ chức.Thực vậy, nhà lãnh đạo có năng lực là nhà lãnh đạo có
khả năng tập hợp được một đội ngũ đông đảo những người tin yêu xung quanh mình để
tạo thành một khối kết dính, thống nhất, đủ sưcthực hiện mọi nhiệm vụ của tổ chức

1.5. Một nhà lãnh đạo thành công thì được hiểu như thế nào?
Một nhà lãnh đạo thành công thường được hiểu như là một người có khả năng tạo ra sự
tác động tích cực và đạt được kết quả ưu việt trong vai trò lãnh đạo của mình. Dưới đây
là một số đặc điểm và khía cạnh được coi là quan trọng trong việc hiểu một nhà lãnh đạo
thành công:
 Tầm nhìn và mục tiêu: Nhà lãnh đạo thành công có tầm nhìn rõ ràng và mục tiêu
sáng tạo. Họ có khả năng nhìn xa, định hướng và thúc đẩy đội ngũ của mình đến
mục tiêu chung.
 Truyền cảm hứng: Nhà lãnh đạo thành công có khả năng truyền cảm hứng cho
nhân viên và tạo ra môi trường động lực. Họ khuyến khích sự sáng tạo, đam mê và
cam kết trong công việc.
 Kỹ năng giao tiếp: Một nhà lãnh đạo thành công hiểu cách giao tiếp hiệu quả và
lắng nghe nhân viên. Họ biết cách truyền đạt ý tưởng, thể hiện sự rõ ràng và đồng
thời xây dựng mối quan hệ tốt với đội ngũ và các bên liên quan.

Tiểu kết: Phong cách lanh đạo là một hiện tượng biểu hiện cụ thể, không lặp đi lặp lại,
thể hiện một cách đầy đủ với mọi chi tiết. Đó là nét đọc đáo, cách thức riêng biệt trong
cách tiến hành công việc lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo còn ảnh hưởng đến chính uy tín

8
của người lãnh đạo, bởi phong cách lãnh đạo chính là bộc lộ phẩm chất, năng lực lãnh
đạo sẽ là tiền đề quyết định hoàn thiện phong cách lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo rất đa
dạng gồm phong cách lãnh đạo độc đoán, phong cách lãnh đạo tự do, phong cách lãnh
đạo dân chủ, mỗi phong cách đều mang những đặc điểm, đặc trưng riêng và có ý nghĩa
quan trọng quyết định đến sự thành công của một nhà lãnh đạo. Đặng Lê Nguyên Vũ là
nhà lãnh đạo không ngoại lệ, ông đã tạo được nhiều thành công với phong cách lãnh đạo
quyết đoán, đưa Công Ty cà phê Trung Nguyên có chỗ đứng trên thị trường trong nước
và ngoài nhiều nước.

Chương 2:
CEO Đặng Lê Nguyên Vũ
1. Giới thiệu về CEO Đặng Lê Nguyên Vũ
Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ngày 10 tháng 2 năm 1971 tại huyện Ninh Hòa,tỉnh Khánh Hòa
trong một gia đình nông dân nghèo.
 Năm 1979, gia đình ông chuyển đến sinh sống ở huyện miền núi M’drak, tỉnh Đắk
Lắk, Việt Nam.
 Năm 1992, ông nhập học Khoa Y, Đại học Tây Nguyên. Trong giai đoạn này ông
đã bắt đầu các hoạt động tìm tòi và nghiên cứu về lĩnh vực cà phê. Từ đó cho đến
nay, các hoạt động của ông đều gắn liền và xoay quanh niềm đam mê cà phê.

2. Lịch sử tập đoàn Cà phê Trung Nguyên


 Năm 1996, ông thành lập hãng Cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuộc.
 Năm 1998, công ty Trung Nguyên lần đầu tiên mở quán cà phê ở Thành phố Hồ
Chí Minh, mở rộng kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu, từ đó
các quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên xuất hiện khắp mọi nơi
trên toàn quốc.
 Năm 2003, cùng với việc phát triển thương hiệu cà phê hòa tan G7, Trung Nguyên
dần dần chiếm lĩnh thị trường cà phê Việt Nam , vượt qua cả Vinacafe và Nestlé
(vốn đã thâm nhập thị trường Việt Nam 100 năm tính đến 2012).
 Năm 2005, Trung Nguyên khánh thành nhà máy chế biến cà phê lớn nhất Việt
Nam tại Bình Dương, cho vợ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo, Tổng giám đốc Công ty
Cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên đứng tên. Sau 6 tháng tranh chấp vợ chồng,
ngày 21/4/2016 ông đã sang lại tên mình.

9
Cà phê Trung Nguyên đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam chọn làm Đại sứ ngoại giao văn
hóa và làm quà tặng các nguyên thủ quốc gia.

3. Sự kiện quan trọng của tập đoàn Cà phê Trung Nguyên


Trong Trong tháng 5/2016, bà Lê Hoàng Diệp Thảo vợ ông Vũ đã gửi đơn kiến nghị đến
UBND tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương, đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp của Công ty CP cà phê hòa tan Trung Nguyên ngày 21/4/2016. Giấy
chứng nhận kinh doanh này đã thay đổi người đại diện theo pháp luật từ bà Lê Hoàng
Diệp Thảo sang ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Kết quả giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao
tại TP HCM, yêu cầu của bà Thảo đã được chấp thuận.
Ông Vũ cũng đi kiện bà Thảo vì bị chiếm đoạt con dấu và giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp của Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên (TNH) cùng các công ty con
thuộc Tập đoàn Trung Nguyên
Trung Nguyên IC, một thành viên của Tập đoàn Trung Nguyên ngày 15.5.2018 đã khởi
kiện bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang, buộc bà Thảo chấm dứt
hành vi sử dụng trái phép chi nhánh Trung Nguyên IC tại Bắc Giang để sản xuất sản
phẩm King's Coffee và đòi bà Thảo bồi thường 1.709 tỷ đồng.

4. Những mục tiêu của Đặng Lê Nguyên Vũ


Ông Vũ công bố ba mục tiêu của cuộc đời mình là:
 Toàn cầu hóa Trung Nguyên.
 Đóng góp vào chiến lược quốc gia cho một Việt Nam hùng mạnh.
 Theo đuổi học thuyết Cà phê trên phạm vi toàn cầu.
Quan điểm của ông là "chỉ có tranh đua với những người đi đầu thì ta mới có cơ hội đi
đầu", với mục tiêu đưa công ty Trung Nguyên sẽ là là nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế
giới.

Chương 3:
Phân tích phong cách lãnh đạo của CEO
Đặng Lê Nguyên Vũ
10
1. Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ
Đặng Lê Nguyên Vũ, ông có thể được xem là thuộc phong cách lãnh đạo dân chủ.
Ông Vũ được biết đến là một nhà lãnh đạo sáng tạo và táo bạo. Ông luôn có những ý
tưởng mới, không sợ đưa ra những quyết định đột phá để thúc đẩy sự phát triển và tạo ra
sự khác biệt trong ngành công nghiệp.

2. Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ có hiệu quả
không?
Phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ đối với tập đoàn Trung Nguyên đã có hiệu
quả đáng kể. Dưới đây là một số đặc điểm của phong cách lãnh đạo của ông:

 Bản lĩnh dẫn đầu


Tiên phong là yếu tố nổi bật nhất trong phong cách lãnh đạo, điều hành của ông Đặng Lê
Nguyên Vũ. Là một người khát khao vươn lên trong cuộc sống kinh doanh và đầy hoài
bão, nhiệt huyết, ông đã chủ động bỏ học y để đến với niềm đam mê cà phê.
Sự tâm huyết cho cà phê của ông luôn được thể hiện qua 2 câu: “vàng đen” và “Việt Nam
hùng cường, vĩ đại và có tầm ảnh hưởng…”

 Tư duy và góc nhìn của môt bậc thầy


Là một nhà lãnh đạo, sự sáng tạo là tối quan trọng. Đặng Lê Nguyên Vũ nhanh chóng
nhận ra tầm quan trọng của yếu tố này.
Ông xem cà phê như một công cụ kỳ diệu mang đến cho anh những nguồn cảm hứng
mới. Những lúc căng thẳng hay thất bại, nó cũng giúp ông tìm lại nguồn cảm hứng cho
chính mình như slogan của cà phê Trung Nguyên: “Khơi nguồn sáng tạo”.
Ông Vũ luôn chú trọng phát triển và bảo vệ thương hiệu của mình, cố gắng đưa Trung
Nguyên đến gần hơn với mọi đối tượng. Khách hàng của Trung Nguyên có mặt ở hầu hết
các lứa tuổi và ở các trình độ khác nhau.
Công ty luôn quan tâm và chú trọng đến nhu cầu, thị hiếu của người dùng, lấy đây làm
kim chỉ nam cho mọi chiến lược kinh doanh. Đây là một điểm mới lạ trong phong cách tư
duy và lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ đáng học hỏi: “lấy người tiêu dùng làm trung
tâm”.

11
 Người có “tâm” và “tầm”
Là người lãnh đạo có “tâm”: Ông luôn quan tâm tới tầng lớp thanh niên trẻ và muốn khơi
dậy sự sáng tạo trong họ, cũng như niềm khao khát cháy bỏng. Tham gia các chương
trình từ thiện,…
Là nười lãnh đạo có “tầm”: Khi starbucks nhảy vào thị trường Việt Nam ông đã không
ngừng lên tiếng để bảo vệ thương hiệu Việt, và táo bạo hơn là Trung Nguyên Group đã có
bước đi chiến lược tại thị trường Mỹ, ngăn chặn mọi nguy cơ dẫn đến mất thương hiệu.
Ông đã thực hiện được những gì ông dự báo, ông là một người doanh nhân có tầm nhìn
sâu rộng.

 Luôn đề cao những rủi ro


Không dừng lại ở những thành công đã đạt được, ông đã đưa Trung Nguyên vươn ra các
Châu lục khác, và bước từng bước vững chãi trên con đường phát triển, mở rộng thị
trường. Bằng con đường nhượng quyền thương mại, nhưng cũng luôn đề phòng những
công tác quản trị rũi ro.

3. Đánh giá phong cách lãnh đạo của ông CEO Đặng Lê Nguyên

3.1. Ưu điểm
Nuôi dưỡng một khát vọng, một mong muốn mạnh mẽ đến cháy bỏng, đó là trở nên giàu
có, thoát khỏi sự nghèo khổ mà ông và gia đình đã phải trải qua trong nhiều năm qua
Phát huy được đầy đủ các năng lực và phẩm chất cá nhân tốt đẹp của bản than. Là người
có kiến thức sâu rộng, tư duy sáng tạo về nhiều lĩnh vực.
Đặng Lê Nguyên Vũ- một nhà quản trị đầy bản lĩnh, ông dám nghĩ dám làm, và đầy tham
vọng.
Quan điểm người sáng lập thương hiệu cà phê Trung Nguyên là “chỉ có tranh đua với
những người đi đầu thì ta mới có cơ hội đi đầu”, với mục tiêu đưa công ty Trung Nguyên
sẽ là nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới.

3.2. Nhược điểm

12
Ông là một người khá lạnh lung, đôi khi cực đoan một cách kinh khủng. hay can thiệp
vào công việc của người khác nên không tận dụng được sức sáng tạo của những người
dưới quyền
Ông luôn đòi hỏi cao vào nhân viên của công ty, làm cho nhân viên cấp dưới có tâm lý lo
sợ, có thể mang tới sự chống đối củ cấp dưới.
Có quá nhiều tham vọng và dự án trong một thời điểm, làm phân tán tài lực, vật lực, và
nhân lực, gây áp lực cho công ty và cho người lao động.
Quan điểm của ông về chính sách giá cả sản phẩm quá cứng nhắc.

4. Kết luận
4.1. Vai trò của ông đối với tập đoàn Cà phê Trung Nguyên
Vai trò của nhà lãnh đạo Đặng Lê Nguyên Vũ đối với tập đoàn Trung Nguyên là vô cùng
quan trọng và không thể phủ nhận. Ông đã đóng góp một cách đáng kể vào sự phát triển
và thành công của tập đoàn này. Dưới đây là kết luận về vai trò của Đặng Lê Nguyên Vũ
trong lãnh đạo Trung Nguyên:
 Xây dựng thương hiệu Trung Nguyên: Dưới sự lãnh đạo của ông, Trung Nguyên
đã trở thành một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất tại Việt Nam và có
mặt trên thị trường quốc tế. Nhờ vào chiến lược marketing sáng tạo và chất lượng
sản phẩm cao, Trung Nguyên đã thu hút được sự tin tưởng và lòng trung thành của
khách hàng.
 Mở rộng quy mô sản xuất: Đặng Lê Nguyên Vũ đã lãnh đạo tập đoàn Trung
Nguyên trong việc mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào các nhà máy chế biến cà
phê hiện đại và hệ thống phân phối rộng khắp. Điều này giúp tăng cường năng lực
sản xuất và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
 Phát triển mô hình kinh doanh đa dạng: Đặng Lê Nguyên Vũ đã thành công trong
việc đưa ra những mô hình kinh doanh đa dạng, bao gồm không chỉ cà phê mà còn
cả quán cà phê, nhượng quyền thương hiệu, các sản phẩm thực phẩm và đồ uống
khác. Điều này giúp tập đoàn Trung Nguyên mở rộng thị trường và tăng cường
doanh thu.
 Khởi đầu sự thâm nhập vào thị trường quốc tế: Đặng Lê Nguyên Vũ đã có những
nỗ lực đáng kể để đưa Trung Nguyên ra thị trường quốc tế. Thương hiệu Trung
Nguyên đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới, như Mỹ, Nhật Bản,
Singapore và các nước châu Âu. Điều này đã giúp tăng trưởng doanh thu và định
vị Trung Nguyên trên cấp quốc tế.

13
4.2. Tầm quan trọng của việc xác định đúng phong cách lãnh đạo
 Tạo lòng tin và sự cam kết: Phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ đã tạo
lòng tin và sự cam kết từ đội ngũ nhân viên. Ông đã thể hiện sự tôn trọng, công
bằng và chia sẻ thành công với nhân viên, giúp xây dựng một môi trường làm việc
hài lòng và đội ngũ nhân viên cam kết với sứ mệnh và giá trị của tập đoàn.
 Xây dựng một môi trường làm việc động lực: Đặng Lê Nguyên Vũ đã tạo ra một
môi trường làm việc động lực và cởi mở cho nhân viên. Ông đã khuyến khích sự
sáng tạo, động viên nhân viên tham gia vào quyết định và đóng góp ý kiến của
mình. Điều này đã tạo nên một tinh thần tự do và đội ngũ nhân viên có động lực
cao trong công việc.
 Tập trung vào chất lượng sản phẩm: Đặng Lê Nguyên Vũ luôn coi chất lượng sản
phẩm là một ưu tiên hàng đầu. Ông đã đầu tư vào quy trình chế biến cà phê tiên
tiến và tạo ra những loại cà phê chất lượng cao, đạt nhiều giải thưởng quốc tế.
Phong cách lãnh đạo của ông đã tạo động lực cho đội ngũ nhân viên để đạt được
mục tiêu chung là cung cấp sản phẩm chất lượng và mang lại trải nghiệm tuyệt vời
cho khách hàng.

Tiểu kết: Phong cách lãnh đạo của Đặng Lê Nguyên Vũ đã có tầm quan trọng đáng kể
trong việc xây dựng và phát triển tập đoàn Trung Nguyên. Ông đã tạo ra một tầm nhìn
độc đáo, tập trung vào chất lượng sản phẩm, xây dựng môi trường làm việc động lực và
tạo lòng tin và sự cam kết từ đội ngũ nhân viên.

Chương 4
Suy nghĩ và bài học của nhóm
1. Nhà lãnh đạo Việt khác Nhà lãnh đạo Mỹ như thế nào?
Steve Jobs, người đồng sáng lập và cựu CEO của Apple, nổi tiếng với phong cách lãnh
đạo tầm nhìn và độc đoán. Ông được biết đến với cái tôi mạnh mẽ và sự không ngừng
theo đuổi sự hoàn thiện. Jobs tham gia sâu vào mọi khía cạnh của việc phát triển sản
phẩm của Apple, từ thiết kế đến tiếp thị, và ông có cách tiếp cận thực tế trong việc đưa ra
quyết định quan trọng. Sự chú ý đến chi tiết và tiêu chuẩn không khoan nhượng của ông
đã tạo ra những đổi mới đột phá và các sản phẩm biểu tượng, như iPhone và MacBook.
Trái ngược với đó, ông Đặng Lê Nguyên Vũ, CEO của Cà phê Trung Nguyên, ứng dụng
phong cách lãnh đạo dân chủ, khuyến khích sự cộng tác và trao quyền cho nhân viên của
mình. Trong khi Jobs nổi tiếng với việc đưa ra quyết định từ trên xuống, ông Vũ coi trọng

14
tính bao hàm và khuyến khích các thành viên trong đội ngũ tham gia và đóng góp ý kiến
của mình. Ông tin rằng việc phát triển kỹ năng cá nhân và chia sẻ quyền lực và trách
nhiệm trong tổ chức là rất quan trọng.
Tuy đạt được nhiều thành công to lớn trong lĩnh vực công nghệ của mình nhưng chúng ta
luôn có thể thấy được nếu so với phong cách lãnh đạo độc đoán của ông Steve Jobs,
phong cách lãnh đạo dân chủ của ông Đặng Lê Nguyên Vũ mang đến nhiều ưu điểm. Sự
tạo cơ hội tham gia và tự do sáng tạo giúp ông Vũ tận dụng tối đa tài năng và ý kiến đóng
góp từ nhân viên. Sự chia sẻ quyền lực và trách nhiệm cũng tạo ra một tinh thần đồng đội
và sự cam kết đối với mục tiêu chung của tổ chức. Điều này giúp tạo ra một môi trường
làm việc tích cực và động lực cao, khuyến khích sự phát triển và thành công bền vững.

2. Suy nghĩ và bài học của nhóm


Phong cách lãnh đạo dân chủ của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã mang đến sự nổi bật đáng
kể trong lĩnh vực doanh nghiệp của ông. Ông đã xây dựng một môi trường làm việc động
lực, tạo động lực cho nhân viên tham gia và đóng góp ý kiến. Sự trao quyền và trách
nhiệm đã giúp ông tạo ra một cộng đồng làm việc tích cực và sáng tạo.
Không chỉ vậy, ông Vũ đã thành công trong việc xây dựng một văn hóa tổ chức đáng mơ
ước. Đội ngũ nhân viên được tôn trọng, đánh giá cao và có giá trị. Môi trường làm việc
hạnh phúc và đội ngũ nhân viên tự hào đã trở thành nguồn động lực quan trọng để công
ty phát triển mạnh mẽ.
Không chỉ quan tâm đến nhân viên, ông Vũ cũng tạo ra mối quan hệ tốt với đối tác và
khách hàng. Sự tôn trọng và quan tâm đến người khác đã giúp ông xây dựng một cộng
đồng đáng tin cậy và phát triển trong ngành.
Với tầm nhìn dài hạn và cam kết đối với sự phát triển bền vững, ông Vũ đã định hình một
thương hiệu mạnh mẽ và tạo ra những sản phẩm chất lượng. Tầm nhìn và sự cam kết của
ông đã làm nổi bật phong cách lãnh đạo dân chủ của mình trong lĩnh vực kinh doanh.

Tổng kết: Phong cách lãnh đạo dân chủ của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã tạo nên sự nổi
bật và thành công đáng kể trong lĩnh vực của ông. Sự tập trung vào động lực hóa nhân
viên, xây dựng văn hóa tổ chức tốt, xây dựng mối quan hệ tốt và tầm nhìn bền vững đã
đóng góp quan trọng vào sự ưu việt và thành công của ông trong ngành kinh doanh.

15

You might also like