You are on page 1of 16

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH
ĐẠO..................................................................................................................2
1. Khái niệm.................................................................................................2
2.Ảnh hưởng của phong cách quản lý........................................................2
3. Một số phong cách quản lý điển hình....................................................2
3.1 . Phong cách độc đoán chuyên quyền...............................................2
3.2. Phong cách dân chủ...........................................................................3
3.3. Phong cách tự do...................................................................................3
4. Các yếu tố tác động đến phong cách nhà quản lí..................................3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ...........................................4
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA HENRY FORD...................................4
1. Tiểu sử HENRY FORD...........................................................................4
2. Phong cách lãnh đạo của Henry Ford....................................................5
2.1. Phong cách lãnh đạo dân chủ..............................................................5
2.2. Năm triết lý kinh doanh của Henry Ford...........................................6
2.3. Đánh giá.................................................................................................7
2.3.1. Ưu điểm...........................................................................................7
2.3.2.Thành tựu.........................................................................................7
2.3.2. Nhược điểm.....................................................................................8
CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN...9
3.1. Bài học kinh nghiệm.............................................................................9
3.1.1. Lòng đam mê..................................................................................9
3.1.2. Mục tiêu cao nhất không phải lợi nhuận......................................9
3.1.3. Tôn trọng nhân viên của mình....................................................10
3.1.4. Tin vào chính đam mê và tầm nhìn của mình...........................10
3.1.5. Không e sợ thất bại.......................................................................10
3.1.6. Vững lòng quyết tâm và tập trung..............................................11
3.1.7. Thái độ lạc quan...........................................................................11
3.2. Liên hệ với bản thân...........................................................................11
KẾT LUẬN....................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................14
LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi nhà quản trị đều có một phong cách lãnh đạo riêng, không có
phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất cho mọi tình huống quản trị, điều quan
trọng là nhà quản trị biết cách vận dụng phong cách lãnh đạo tuỳ thuộc vào
mỗi tình huống cụ thể. Phong cách lãnh đạo là dạng hành vi của người lãnh
đạo thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác.
Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo gồm hệ thống các
dấu hiệu đặc trưng của hoạt động của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các
đặc điểm nhân cách của họ. Phong cách lãnh đạo được coi như một nhân tố
quan trọng trong quảnlý, nó không chỉ thể hiện tính khoa học và tổ chức mà
còn thể hiện tài năng, chíhướng và nghệ thuật chỉ huy của người lãnh đạo.
Một người lãnh đạo giỏi phải là một người có phong cách lãnh đạo hợp
lý, ở đó họ vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa
phát huy được sức mạnh cá nhân cũng như sức mạnh của tập thể người lao
động trong tổ chức của mình, để đạt được mục tiêu cao nhất mà tổ chức đề ra.
Để hiểu rõ hơn em đã chọn nhận vật Henry Ford với đề tài “Phong cách lãnh
đạo của Henry Ford” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.
Ngoài phần mở đầu,kết luận đề tài được chia làm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phong cách lãnh đạo.
Chương 2: Thực trạng và đánh giá phong cách lãnh đạo của Henry
Ford.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm và liên hệ bản thân.

1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1. Khái niệm
- Phong cách quản lý là cách thức làm việc của nhà quản lý
- Phong cách quản lý là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động
quản lý của nhà quản lý, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ
- Phong cách quản lý là hệ thống cách thức sử dụng công cụ quản lý
gắn liền với 1 chủ thể nhất định, tác dộng lên các đối tượng nhất định trong
quá trình đạt tới mục tiêu của tổ chức
 Phong cách quản lý, lãnh đạo là hệ thống các nguyên tắc, các tiểu
chuẩn, phương pháp và phương tiện của người quản lý, lãnh đạo hoặc cơ
quan quản lý, lãnh đạo để tổ chức và động viên tính tích cực xã hội của
người lao động nhằm đạt được mục đích nhất định
2.Ảnh hưởng của phong cách quản lý
- Nói lên mặt khoa học và tổ chức của người quản lý
- Thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật chỉ huy của người lãnh đạo.
- Kết quả công việc của hầu hết nhân viên trong cơ quan phần lớn phụ
thuộc vào phong cách của người lãnh đạo.
- Phong cách lãnh đạo của cán bộ quản lý cơ quan có ảnh hưởng rát
lớn đến việc khuyến khích cán bộ dưới quyền làm việc và nhờ đó mà nâng
cao hiệu quả công việc của họ
3. Một số phong cách quản lý điển hình
3.1 . Phong cách độc đoán chuyên quyền
- Người quản lý sử dụng quyền lực một cách tối đa để gây ảnh hưởng
đối với một cấp. Dùng quyền lực để đe dọa, cưỡng bức, áp đặt bắt họ phải
tuân theo ý muốn của mình.

2
- Chỉ thực hiện thông tin một chiều từ trên xuống, chỉ biết truyền lệnh,
ra lệnh và chờ đợi sự phục tùng.
- Những quyết định quản lý trong cơ cấu tổ chức chỉ đợc xây dựng ở
bộ phận quản lý cấp cao, còn cấp dưới không được góp ý, đóng góp ý kiến
của mình.
3.2. Phong cách dân chủ
- Là phong cách quản lý chỉ sử dụng quyền lực trong giới hiajn, quyền
hạn của mình
- Cho phép thông tin đa chiều trên xuống và dưới lên
- Những quyết định quản lý thường được thảo luận, bàn bạc trong hội
nghị, hội thảo tranh luận.
- Khuyến khích cấp dưới tham gia đóng góp ý kiến về những cơ sở và
những quyết định quản lý.
3.3. Phong cách tự do
- Người quản lý giành cho cấp dưới một tính độc lập cao trong hoạt
động
- Hoàn toàn tin tưởng vào cấp dưới.
- Không phải ra lệnh, không có kiểm tra, giám sát mà để cấp dưới tự
giác làm việc hầu như không sử dụng quyền lực áp đặt.
- Người lãnh đạo đóng vai trò là người đại diện, là người cung cấp
thông tin
4. Các yếu tố tác động đến phong cách nhà quản lí
- Các yếu tố thuộc về cá nhân nhà quản lí: đặc điểm tâm lí cá nhân, sở
thích, sự rèn luyện trong thực tiễn, quá trình đào tạo,…
- Các yếu tố thuộc về môi trường: điều kiện tự nhiên, phương thức sản
xuất, khoa học công nghệ, thể chế xã hội, văn hóa truyền thống, môi trường
công tác,…

3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA HENRY FORD
1. Tiểu sử HENRY FORD
Henry Ford sinh ngày 30/7/1863 trong một gia đình nông dân tại
Dearborn, thuộc tiểu bang Michigan,Mỹ.Mặc dù được sinh ra trong một gia
đình làm nông nhưng ngay từ nhỏ ông đã có niềm đam mê đặc biệt với các
loại máy móc.
Năm 1896 ông đã hoàn thành chiếc xe đầu tiên của mình với tên gọi
Quadricycle, gây chấn động dư luận lúc bấy giờ.
Ngay sau đó không lâu, ông được mời về làm kỹ sư tại công ty Edison
và sau đó được giới thiệu với thiên tài Thomas Edison. Chính sự động viên và
ủng hộ của Edison đã cho ông thêm động lực để tiếp tục nghiên cứu.
Năm 1899 ông đã xin từ chức tại công ty điện của Edison để cùng một
số người có tâm huyết thành lập ra công ty xe hơi Detroit. Nhưng do bất hòa
nên không lâu sau công ty đóng cửa.
Mùa hè năm 1901 ông cùng người bạn tái thành lập công ty.
Năm 1903 công ty đổi tên thành công ty xe hơi Ford và có doanh thu
cao khi bán ra gần 15,5 triệu xe trên thị trường Mỹ lúc bấy giờ.
Năm 1914 nhà máy Ford đã áp dụng công nghệ đột phá vào sản xuất và
giúp ông đã trở thành 1 nhân vật nổi tiếng khắp thế giới.
Năm 1921 sản phẩ của Ford chiếm hơn 55% tổng lượng xe hơi đầu ra
trên nước Mỹ.
Năm 1938 công ty Ford bị đột quỵ lần đầu tiên sau nhiều năm hoạt
động và Henry Ford chuyển quyền điều hành cho Edsel.
Năm 1943 công ty Ford buộc phải nghỉ ngơi do Edsel chết và Henry
Ford đã chuyển quyền lãnh đạo cho cháu trai là Henry Ford II vào năm 1945
Năm 1947 ông qua đời vì bệnh tại Detroit.

4
2. Phong cách lãnh đạo của Henry Ford
2.1. Phong cách lãnh đạo dân chủ
Nhắc đến Henry Ford thì tất cả mọi người đều nghĩ ngay đến ông là
một người có phong cách lãnh đạo dân chủ. Ông luôn sử dụng uy tín cá nhân
để tác động đến nhân viên của mình.
Từ tính cách, niềm đam mê, những khó khăn đã từng vấp phải đã hình
thành nên phong cách quản lý của ông
Ông từng nói: “Nếu có bí quyết của sự thành công - thì đó là khả năng
tự đặt mình vào địa vị người khác và xem xét sự vật vừa theo quan điểm của
họ, vừa theo quan điểm của mình”
Henry hiểu một cách sâu sắc về tính quan trọng của việc quan tâm đến
đời sống công nhân. Ông tôn trọng nhân viên của mình.
Henry Ford có những ý tưởng rất đặc biệt về các quan hệ với công
nhân.
Ngày 5 tháng 1 , 1914 Ford tuyên bố chương trình 5 dollar một ngày
của ông.
Ông cũng là một trong những ông chủ trong nền công nghiệp nặng đầu
tiên chia sẻ lợi nhuận kinh doanh với người làm công.
Gia tăng sức mạnh của tổ chức bằng những động cơ thúc đẩy hướng
đến lợi ích của công nhân.
Thực trạng phong cách lãnh đạo của Henry Ford
 Phương pháp tuyển dụng khác lạ: Chỉ cần biết tên, tuổi, tình trạng
hôn nhân và biết họ có muốn làm việc hay không. Ngay cả người khuyết tật
chỉ cần có động lực làm việc ông cũng thuê.
 Luôn tin vào giá trị của sức lao động miệt mài.

5
 Quản lý dựa trên sự uy tín đối với nhân viên, đưa ra các chính sách
đối đãi ngộ với nhân viện. Từ đây thu hút được lực lượng lao động tinh nhuệ.
 Chú trọng việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
 Đầu tư vào công nghệ sản xuất hàng loạt.
 Sản xuất xe hơi cho “ số đông vĩ đại” chứ không phải riêng người
giàu.
2.2. Năm triết lý kinh doanh của Henry Ford
 Can đảm đi theo kiến thức và tầm nhìn của mình: ông sẵn sàng đặt
cược vào niềm đam mê và tầm nhìn của mình chỉ để có một cơ hội thay đổi
thế giới. 
 Không để ai khác quyết định kinh doanh:  Ông nhận ra cần phải có
quyền sỡ hữu để toàn quyền kiểm soát, và ông dùng thu nhập có được từ bán
hàng để tăng cổ phần của mình lên 50% và sau đó lên 100%. Từ đó về sau,
chính thành công của công ty đã minh chứng sự đúng đắn của việc không để
người khác thay mình ra các quyết định kinh doanh của Henry Ford.
 Bán nhiều sản phẩm với giá thấp hơn tốt hơn bán ít sản phẩm với giá
thành cao.
Nếu bạn bán được sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ, bạn sẽ tìm thấy
nhu cầu sản phẩm cao hơn đến mức có thể gọi là toàn cầu” Ford nói như thế.
 Trả lương cao và công bằng với nhân viên.
 Mục tiêu cao nhất không phải là “lợi nhuận”:  Ông quan niệm rằng
một công ty không phải chỉ là cỗ máy sản sinh ra tiền mà phải mang lại một
điều gì đó để làm cho cuộc sống con người trở nên tốt hơn, nếu làm được điều
này thì lợi nhuận tự nhiên sẽ đến.
 Từ 5 triết lý kinh doanh của ông cho thấy rằng: Phong cách lãnh đạo
dân chủ mà ông chọn đã mang đến thành công trong sự nghiệp của ông. Ông
là một con người có đủ đức, đủ tài để dẫn dắt công ty của mình phát triển.

6
2.3. Đánh giá
2.3.1. Ưu điểm
 Tạo tinh thần đoàn kết trong công ty.
 Nhân viên làm việc hiệu quả hơn: do nhân viên được chủ động trong
việc quyết định các công việc do mình phụ trách nên công việc được xử lý
một cách nhanh chóng hơn, chính xác & hiệu quả hơn.
 Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ: mọi
người tập trung vào việc xử lý công việc, phối hợp thực hiện công việc thay vì
ganh ghét, đố kỵ nhau.
 Hiệu quả công việc liên tục được nâng cao do người lãnh đạo dân
chủ có được những quyết định đúng đắn, bám sát với thực tế  Môi trường làm
việc thoải mái, thân thiện và có triển vọng nên nhân viên gắn bó làm việc lâu
dài, toàn tâm, toàn ý lo cho công việc của công ty.
 Công ty có nhiều ưu thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh bởi phát
huy được sức mạnh tập thể.
 Tạo sự tín nhiệm cho nhân viên.
2.3.2.Thành tựu
Khi dây chuyền xe hơi bình dân Ford bắt đầu hoạt động thì xuất xưởng
xe nào là bán ngay được xe đó.
Hàng trăm, rồi hàng nghìn cải tiến đã được thực hiện trong vòng có vài
năm. Những chiếc ôtô Ford ngày càng khoẻ hơn, nhanh hơn, phù hợp hơn và
cả đẹp hơn đã ra đời.
Hàng nghìn chiếc đã được tiêu thụ trong năm đầu tiên của dòng xe Ford
kiểu chữ T, loại xe bình dân mới ra đời nhưng đã được đón nhận vô cùng
nồng nhiệt.
Tổng cộng trong vòng hơn 5 năm có tới 8 thế hệ xe Ford khác nhau
được ra đời. Trên cơ sở đó Henry Ford đã rất thành công xây dựng một tập

7
đoàn xe hơi hiện đại bậc nhất. Hiện nay Ford vẫn là tập đoàn xe hơi đứng số 2
ở Mỹ với doanh số bán xe lên tới hàng trăm tỉ USD mỗi năm.
2.3.2. Nhược điểm
 Quá trình tốn kém thời gian. Trong rất nhiều trường hợp,việc bàn bạc
kéo dài mà không đi tới được quyết định trong khi thời gian giải quyết nhiệm
vụ không cho phép kéo dài.
 Nhiều lúc ông bị vướng vào tình trạng thiếu quyết đoán, ba phải khi
quá phụ thuộc vào ý kiến tập thể.
 Nhân viên hay không tôn trọng ý kiến của lãnh đạo

8
CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN
3.1. Bài học kinh nghiệm
3.1.1. Lòng đam mê
Ngay từ lúc còn bé, Henry đã không thích cầm cây cuốc để làm nông
nghiệp, ông chỉ ưa thích máy móc. Ngày sinh nhật mọi người tặng cho Henry
chiếc đồng hồ, chú nhỏ say sưa ngắm nhìn sự vận hành của cỗ máy đếm thời
gian ấy, sự chuyển động của các bánh cóc, bánh răng, lò xo và quả lắc. Ông
cho rằng đam mê là một trong số ít những tài sản quý giá nhất của con người.
Một người quyết đoán có thể thành công trong hầu hết công việc mà anh ta
theo đuổi. Nhưng nếu không đam mê, thì những thành công cũng chẳng còn
mấy ý nghĩa. Chính sự đam mê đã dẫn dắt Henry Ford từ bỏ vị trí một người
quản lý tại một công ty nhiều lương bổng để theo đuổi nền công nghiệp ôtô
non trẻ nhiều rủi ro.
3.1.2. Mục tiêu cao nhất không phải lợi nhuận
Ông tin rằng sự “giàu có” của một doanh nhân nên được đo bằng “mức
độ hài lòng của mọi người chứ không phải số tiền ghi trên bản sao kê”. Chính
vì vậy, trong khi các công ty sản xuất xe khác chỉ tập trung cho việc bán hàng
kiếm tiền thì Ford lại chsus trọng việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng
qua những sản phẩm tuyệt vời mà công ty tạo ra. Ông nói “Nếu anh coi trọng
đồng tiền hơn sản phẩm của mình thì nó sẽ tiêu diệt sản phẩm của anh và phá
hủy nền tảng các dịch vụ. Nếu không có cách nào để tiến hành việc kinh
doanh nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng thì tôi cũng sẽ không kinh
doanh. Đối với tôi, nền tảng duy nhất của kinh doanh chân chính là để phục
vụ công chúng”. Chưa từng là người chạy theo đồng tiền, Ford tin rằng một
cuộc sống có ích sẽ được đáp lại sau này.

9
3.1.3. Tôn trọng nhân viên của mình
Henry hiểu một cách sâu sắc về tính quan trọng của việc quan tâm đến
đời sống công nhân. Ông tự cho rằng công ty Ford cần phải là nơi tiêu biểu
cho mức sống của công nhân trong toàn quốc, thậm chí phải là mục tiêu mà
các quốc gia khác cùng theo đuổi. Ford trả lương công nhân 5 USD một ngày,
cao hơn gần gấp đôi so với các công ty khác, đồng thời giảm giờ làm từ 9
xuống còn 8 tiếng. Phương pháp tuyển dụng của Ford cũng rất khác thường
và mới lạ. Công ty chỉ cần biết về tên, tuổi, tình trạng hôn nhân và xem họ có
muốn làm việc không. Ngay cả người mù, điếc và câm, người có một tay hay
một chân, tất cả đều được Ford tuyển dụng với mức lương như người khỏe
mạnh. Ông coi trọng những người bản lĩnh, dám xông vào để khắc phục vấn
đề với một đầu óc cởi mở hơn.
3.1.4. Tin vào chính đam mê và tầm nhìn của mình
Vào năm 33 tuổi, khi đang làm việc tại một công ty chế tạo máy thì
chàng trai trẻ Henry Ford nhận được một lời đề nghị hấp dẫn. Theo đó, Ford
đã được ông chủ của mình đề cử lên một vị trí cao hơn với điều kiện phải từ
bỏ niềm đam mê cá nhân của mình. Điều này khiến Ford phải đứng trước sự
lựa chọn cơ hội thăng tiến đang rộng mở hay niềm say mê ô tô của mình.
Cuối cùng, Ford đã chọn ô tô và thôi việc. Không có gì đảm bảo suy nghĩ ấy
sẽ đúng và rất nhiều người không nghĩ ông thành công, bao gồm cả người cha
của Ford. Nhưng ông sẵn sàng đặt cược vào niềm đam mê và tầm nhìn của
mình chỉ để có một cơ hội thay đổi thế giới. Và như chúng ta thấy, Henry
Ford đã làm được
3.1.5. Không e sợ thất bại
“Thất bại là cơ hội để một người sáng tạo lại bản thân theo cách thông
minh hơn. Người sợ đối mặt với tương lai, sợ sự thất bại, sẽ giới hạn những
việc anh ta làm” Ford nói. Từ trước khi Ford thành lập công ty ô tô của mình,

10
hàng loạt thí nghiệm của ông đều đem lại thất bại. Nhưng ông chưa bao giờ từ
bỏ đam mê và ý tưởng về một chiếc xe không cần ngựa kéo. Ngay cả khi làm
việc trong một nhà kho tồi tàn bằng gỗ ở ngay cạnh trang trại với vô số thất
bại, Ford dành hàng năm cho việc làm hoàn hảo bản mẫu ô tô của mình
3.1.6. Vững lòng quyết tâm và tập trung
Ông không chỉ được biết đến như một nhà sáng chế và người sáng lập
thương hiệu ôtô Ford, ông còn là kỹ sư và doanh nhân đưa nhiều cải cách vào
lao động. Với ông, những chướng ngại vật là những thứ đáng sợ mà bạn nhìn
thấy khi bạn rời mắt khỏi đích đến của mình. Điều tốt nhất mà chúng ta có thể
làm là nắm lấy cơ hội, tính toán những rủi ro, dự đoán khả năng mà chúng ta
có thể đối phó với rủi ro đó, rồi sau đó lên kế hoạch với sự tự tin. Ford đã
từng trải qua sự chống đối trong mọi bước đi của ông, nhưng không chấp
nhận chùn bước trước những kẻ chỉ trích. Ông vẫn giữ vững lòng quyết tâm
và sự tập trung vào mục tiêu của mình.
3.1.7. Thái độ lạc quan
Nhân tố quan trọng nhất đóng góp cho thành công của ông là khả năng
giữ thái độ lạc quan và vững tin vào những thế mạnh của ông, bất chấp những
kẻ chỉ trích. Ông cho rằng “Không có một người nào mà không thể làm nhiều
hơn những gì anh ta nghĩ anh ta có thể làm. Khi bạn nghĩ là mình có thể làm
được, hay không làm được, bạn thường đúng.
3.2. Liên hệ với bản thân
Là một sinh viên đang học tập tại trường đại học, em cho rằng những
bài học về sự thành công của Ford là vô giá, nó có giá trị xuyên suốt qua
nhiều thập kỉ và cho đến tận ngày nay, khi nghiên cứu, tìm hiểu về Ford,
chúng ta vẫn thấy được tầm nhìn siêu việt của một trong các nhân vật vĩ đại
nhất của thế kỉ 20.

11
Về bản thân, khi nghiên cứu phong cách lãnh đạo, quản lý của Ford, ta
có thể chỉ ra các ưu nhược điểm của ông dưới góc nhìn cá nhân để rút kinh
nghiệm. Trên cơ sở lý thuyết trong giáo trình thì việc tìm hiểu phong cách
lãnh đạo của 1 nhà quản trị là hết sức cần thiết, chính thực tiễn này là tiền đề,
cơ sở vững chắc để ta học tập môn học tốt hơn cũng như phục vụ cho cuộc
sống của bản thân sau này, vận dụng một cách khoa học những nguyên tắc
quản lý của Ford là một tiền đề quan trọng , phục vụ cho chuyên ngành học
Quản trị nhân lực của em.
Tóm lại, bản thân ta cần biết chắt lọc một cách có khoa học những ưu
điểm về công tác quản trị, lãnh đạo của Ford, đồng thời rút ra kinh nghiệm từ
các sai lầm, thất bại của ông. Với ý kiến cá nhân, em cho rằng ngoài việc học
tập những bài học của người nổi tiếng, bản thân mỗi chúng ta là thành tố
quyết định tất cả. Đặc biệt trên cương vị, trọng trách là nhà quản lý, lãnh đạo.
Phong cách quản lý sẽ định hình chúng ta trước mắt cấp dưới nhân viên, đồng
nghiệp. Như trong lời thoại của phim Spider – man mà em rất tâm đắc: Quyền
lực càng cao – Trách nhiệm càng lớn hay câu nói: Chúng ta là ai không quan
trọng, những việc ta làm sẽ quyết định ta là ai.

12
KẾT LUẬN
Henry Ford là một nhà lãnh đạo tài ba khi chọn cho mình phong cách
lãnh đạo dân chủ. Ông đã sử dụng phong cách này một cách vô cùng hiệu
quả. Điều này có thể nhìn thấy rõ ràng qua những thành tựu mà Ông đã đạt
được.
Tuy nhiên trên thực tế, không có mô ̣t phong cách lãnh đạo nào đó sẽ
thành công hơn các phong cách lãnh đạo khác. Bởi vì lãnh đạo thành công
hay không còn tùy thuô ̣c vào tình huống mà nhà lãnh đạo cần lãnh đạo. Tình
huống lại đă ̣c trưng bởi đă ̣c điểm cấp dưới, đă ̣c điểm công viê ̣c, đă ̣c điểm môi
trường cạnh tranh và kinh doanh nói chung, quyền lực mà nhà lãnh đạo nắm
giữ,...Nhà lãnh đạo thành công phải là người có dạng hành vi lãnh đạo phù
hợp với tình huống. Điều đó cũng có nghĩa là nhà lãnh đạo cần có khả năng
sử dụng linh hoạt các dạng hành vi lãnh đạo khác nhau cho phù hợp với tình
huống cụ thể, như vâ ̣y mới có khả năng mang lại thàng công.
Mỗi nhà quản lý, lãnh đạo đều có những phong cách khác nhau, nó có
thể dẫn ta tới vinh quang, thành công tột đỉnh nhưng ngược lại nó cũng có thể
đưa ta tới thất bại. Thành công hay thất bại đều phụ thuộc 1 phần rất lớn vào
bản thân chính chúng ta. Do vậy qua bài học về Ford, ta cần xây dựng cho
mình một phong cách riêng biệt mang màu sắc của bản thân nhưng đồng thời
nó cũng cần phù hợp với thời thế, môi trường v.v…

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hải Sản, Giáo trình Quản trị học (2007), Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội.
2. Website: https://vi.wikipedia.org/wiki/Henry_Ford

14

You might also like