You are on page 1of 4

CƠ CHẾ

 Cơ chế gây bệnh (Sự bám dính, Xâm nhập tế bào, Giải phóng ngoại độc tố)
1. Sự bám dính

HÌNH 1. Cơ chế bám dính và xâm nhập của tụ cầu vào tế bào chủ.(Nguồn : Frontiersin.org)

Giải thích :
( A ) : Sơ đồ tổ chức cấu trúc của FnBP từ S. Aureus . Các mục màu xám (A, B1, B2, C, D1, D2,
D3, D4) đại diện cho một danh pháp thay thế cho các lần lặp lại liên kết với fibronectin.
(B) : Con đường integrin Fibronectin α5β1 để bám dính và xâm nhập vào S.Aureus (FnBP
A/B), S. pseudintermedius (SpsD/L) và S. cholermidis (Embp). Con đường nội hóa này được
đưa ra giả thuyết đối với S. cholermidis (Embp) nhưng đã bị bác bỏ.
(C) : Cơ chế thứ cấp của tụ cầu khuẩn liên quan đến việc bám dính và xâm nhập vào tế bào
chủ. Chất kết dính vi khuẩn được trình bày trong bảng hình là FnBP A/B, họ bám
dính/autolysin (Atl), chất kết dính liên kết fibrinogen (Fbl và ClfA), sdrD, Tet38, SraP, Eap và
GapC. Con đường nội hóa bao gồm Fbl, fibrinogen và thụ thể vật chủ được đưa ra giả thuyết
cho S. lugdunensis nhưng bị bác bỏ.
 Nói tóm lại S.Aureus bám dính vào các tế bào thông qua tương tác giữa các tích hợp
FnBP, Fn và α5β1. Việc phân cụm các integrins sau đó có thể đủ để kích hoạt tầng
tín hiệu liên quan đến FAK, Src, PI3K và Akt. Cuối cùng, S.Aureus huy động khung tế
bào Actin và có thể là cả bộ máy nội bào để xâm nhập vào tế bào chủ

2. Xâm nhập tb
Là sinh vật có lớp vỏ nhầy nhỏ (mocrocapsule) bao xung quanh lớp màng tế bào
peptiddoglycan to lớn, lớp chất nhầy này giúp chúng liên kết với những thứ như ống thông,
van, khớp giả, ngoài ra còn tạo ra một lượng lớn độc tố và enzym giúp chúng kích hoạt phản
ứng miễn dịch và phá hủy các mô khỏe mạnh, những nơi mà màng tế bào được bao xung
quanh có chứa các protein gắn penicillin. Có nhiều cơ chế phòng thủ mạnh mẽ và vũ khí tấn
công là các gai protein nhô ra khỏi lớp vỏ nhầy hoặc được bài tiết ra từ tế bào chất để tấn
công cơ thể người/thú.
*Những protein ức chế sự bảo vệ của hệ miễn dịch :
+ Protein A : Có cấu trúc găn với mảnh Fc của IgG => Bảo vệ chúng khỏi sự opsonin hóa và
thực bào
+ Coagulase : dẫn tới hoạt hóa sự hình thành tổ chức fibrin bao xung quanh vi khuẩn=> bảo
vệ nó khỏi thực bào
+ Hemolysins (α, β, γ, δ) : phá hủy các tế bào mạch máu, bạch cầu đa nhân trung trính, đại
thực bào và tiểu cầu.
+ Leukocidins: phá hủy các tế bào bạch cầu, MRSA sản xuất ra độc tố bạch cầu (leukocidin)
đặc biệt, gọi là Panton Valentine Leukocidin (PVL)
+ Penicillinase : phá vỡ các mảnh β-lactam của phân tử penicillin => bất hoạt kháng sinh này
+ Protein bất thường gắn penicillin: là protein còn gọi là transpeptidase cần thiết cho việc
hình thành cấu trúc vách tế bào peptidoglycan và bị ức chế bởi penicillin. Một số chủng có
protein mới có khả năng gắn với penicillin => kháng penicillin chống penicillinase và
cephalosporin
 Protein A và Coagulase bảo vệ S.aureus khỏi sự tấn công của các kháng thể và thực
bào. Hồng cầu và bạch cầu đa nhân trung tính sẽ bị Staphylococus aureus phá hủy.
*Các protein tạo đường xuyên qua mô
+ Hyaluronidase ( yếu tố lan tràn) : gây phá vỡ cấu trúc peptidoglycan trong các mô liên kết
+ Staphylokinase: làm ly giải để tạo cục máu đông( giống streptikinase)
+Lipase: Gây thoái biến chất béo và dầu tích tụ trên bề mặt cơ thể. Sự thoái biến này tạo
điều kiện cho S.aureus xâm chiếm ở các tuyến bã nhn
+ Protease: phá hủy các môn protein
 Tụ cầu vàng tiết ra các protein cho phép chúng xâm nhiễm xuyên qua các mô tổ chức
3. Giải phóng ngoại độc tố
Sản xuất ra ngoại độc tố tên Toxic shock syndrome toxin(TSST-1) để tấn công gây nên một
loạt các bệnh lí, gây viêm nhiễm lên bất kì cơ quan nội tạng nào (bệnh lí do giảio phóng
ngoại độc tố và bệnh lí tấn công trực tiếp lên cơ quan)
 Cơ chế đề kháng kháng sinh của MRSA
HÌNH 2: Cơ chế đề kháng MRSA (Nguồn: youtube)
Các beta-lactam gắn với các protein gắn penicilin (PBP) cần thiết cho sinh tổng hợp màng tế bào
và ngăn hình thành liên kết chéo peptidoglycan, dẫn đến ly giải tế bào vi khuẩn. Đề kháng với
beta-lactam của MRSA được tạo ra do mắc phải một yếu tố di truyền di động, các nhiễm sắc thể
băng tụ cầu (SCCmec) mang gen mec A mã hóa PBP biến đổi - PBP2a / PBP 20 - mà giảm ái lực
với kháng sinh beta-lactam. Kết quả là sinh tổng hợp màng tế bào của MRSA tiếp tục ngay cả khi
có sự hiện diện của kháng sinh beta-lactam. Mặc dù hiếm, kháng methicillin của S. aureus có thể
xảy ra bởi các cơ chế khác mecA. Các cơ chế này gồm tăng sản xuất beta-lactamase (chất khiến
kháng sinh không còn hiệu quả và thường được tìm thấy trên các plasmid có thể truyền được
giữa các vi khuẩn) và biểu hiện chất đồng đẳng mecA, gọi là mec C . Mặc dù methicillin không
còn được sản xuất, tên tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) vẫn tồn tại. Chủng kháng oxacillin
hay methicillin thì cũng có thể kháng lại tất cả các thuốc beta lactam, bao gồm cephalosporin
(ngoại lệ ceftaroline, là một cephalosporin thế hệ thứ năm).

HÌNH 3: Beta-lactamase_chất khiến kháng sinh không còn hiệu quả và thường được tìm thấy
trên các plasmid có thể truyền được giữa các vi khuẩn. (Nguồn: youtube)
 Tóm lại là do một đoạn ADN (mecA) trung gian của nhiễm sắc thể mã hóa ra loại protein
2A gắn penicillin mới để cùng lắp ráp cùng với vách tế bào peptidoglycan trong khi
protein gắn penicillin bình thường (transpeptidase) bị ức chế.
 Gây bệnh :
+ Trên người : gây bệnh viên phổi, viêm màng não, viêm tủy xương, nhiễm khuẩn da, áp xe,....
+ Trên động vật : viêm vú trên bò, gây các bệnh tích có mủ, nhiễm trùng huyết, ngộ độc thực
phẩm,....

HÌNH 4: Bệnh viêm vú trên bò sữa. (Nguồn :Dungcuthuy.com)

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hội hô hấp Việt Nam, 2017. Báo cáo cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn. URL :
https://youtu.be/ETuXRg56tAo?si=c6ukhtQH4t5bnCPr
2. Th.s BS Lê Thị Thu Hương, 2017. Tổng quan tụ cầu kháng methicillin. URL :
https://www.hoihohaptphcm.org/index.php/chuyende/benh-phoi/341-tong-quan-tu-cau-
khang-methicillin
3. TS. Hoàng Thanh Hải, 2018. Giáo trình môn Vi sinh Thú Y
4. Lê Minh Thư, 2020. Vi sinh lâm sàng 5 (sách dịch).
5. Bacsic Science Series, 2020. MRSA. URL: https://youtu.be/IVaaVIIfUuM?si=LBR1lsdt9EORw0Rt
6. Josse J, Laurent F and Diot A, 2017. Staphylococcal Adhesion and Host Cell Invasion: Fibronectin-
Binding and Other Mechanisms. Front. Microbiol. Numbers 8:2433. doi:
10.3389/fmicb.2017.02433

You might also like