You are on page 1of 201

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


---------*--------

ĐẶNG HOÀNG MAI

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ, CUNG CẤP


THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ VÀ THI CÔNG XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH (EPC) Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
---------*--------

ĐẶNG HOÀNG MAI

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ, CUNG CẤP


THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ VÀ THI CÔNG XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH (EPC) Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC


Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số : 9 38 01 07

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


Ngƣời hƣớng dẫn 1 Ngƣời hƣớng dẫn 2
PGS.TS Trần Ngọc Dũng PGS.TS Vũ Thị Lan Anh

HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả đƣợc nêu trong luận án chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc
trích dẫn theo đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận án này.

Tác giả luận án

Đặng Hoàng Mai


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Trần Ngọc Dũng –
Người hướng dẫn khoa học 1 và PGS.TS. Vũ Thị Lan Anh – Người hướng dẫn khoa
học 2 đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo trong quá trình tác giả thực hiện luận án
này. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới quý thầy, cô Trường Đại
học Luật Hà Nội; các thầy, cô đồng nghiệp tại Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng –
Trường Đại học Xây dựng cùng gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo
điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành luận án này.
Tác giả luận án

Đặng Hoàng Mai


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN


LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài ..................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài ............................................4
5. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .................................................................6
7. Kết cấu của luận án .................................................................................................7
PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ...................................8
1. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc về/liên quan đến đề tài luận
án .................................................................................................................................8
1.1. Các kết quả nghiên cứu lý luận về hợp đồng EPC, pháp luật về hợp đồng EPC.8
1.2. Các nghiên cứu về thực trạng áp dụng hợp đồng EPC ......................................16
1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................32
2. Định hƣớng, hƣớng tiếp cận, nhiệm vụ, dự kiến nội dung nghiên cứu của luận án
gắn với lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ..............................33
2.1. Định hƣớng, hƣớng tiếp cận và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................33
2.2. Những kết quả nghiên cứu cụ thể gắn với câu hỏi nghiên cứu, lý thuyết nghiên
cứu và giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................34
Kết luận phần tổng quan ...........................................................................................37
CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ, CUNG
CẤP THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ, CUNG CẤP THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ,
THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ................................................................38
1.1. Những vấn đề lý luận về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi
công xây dựng công trình ..........................................................................................38
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và
thi công xây dựng công trình ....................................................................................38
1.1.2. So sánh hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng
công trình với một số hợp đồng xây dựng khác ........................................................47
1.1.3. Ƣu điểm, nhƣợc điểm và vai trò của hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị
công nghệ và thi công xây dựng công trình ..............................................................49
1.2. Những vấn đề lý luận của pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị
công nghệ và thi công xây dựng công trình ..............................................................55
1.2.1. Khái niệm pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi
công xây dựng công trình ..........................................................................................55
1.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng tới pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị
công nghệ và thi công xây dựng công trình ..............................................................56
1.2.3. Nguồn của pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi
công xây dựng công trình ..........................................................................................58
1.2.4. Nội dung cơ bản của pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công
nghệ và thi công xây dựng công trình .......................................................................68
Kết luận chƣơng 1 .....................................................................................................99
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ, CUNG
CẤP THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ
THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI VIỆT NAM ...........................................................101
2.1. Quy định về chủ thể giao kết hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ,
thi công xây dựng công trình và thực tiễn thi hành.................................................101
2.2. Quy định về giao kết hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, thi công
xây dựng công trình và thực tiễn thi hành...............................................................110
2.3. Quy định về nội dung hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, thi công
xây dựng và thực tiễn thi hành ................................................................................122
2.4. Quy định về hình thức hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, thi công
xây dựng công trình và thực tiễn thi hành...............................................................136
2.5. Quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công
nghệ, thi công xây dựng công trình và thực tiễn thi hành .......................................138
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................143
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ, CUNG CẤP THIẾT BỊ CÔNG
NGHỆ VÀ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Ở VIỆT NAM..........................145
3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về
hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình ở
Việt Nam .................................................................................................................145
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công
nghệ và thi công xây dựng công trình ở Việt Nam .................................................150
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp
thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình ở Việt Nam ................................166
KẾT LUẬN .............................................................................................................177
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

BIM Building Information Modeling


Mô hình Thông tin Công trình

BLDS Bộ luật Dân sự

DB Design – Build
Thiết kế - Xây dựng

DBB Design – Bid – Build


Thiết kế - Đấu thầu – Xây dựng

DBO Design – Build – Operate


Thiết kế - Xây dựng – Vận hành

EPC Engineering – Procurement – Construciton


Thiết kế - Cung cấp thiết bị công nghệ - Xây dựng

EPCM Engineering – Procurement – Construction Management


Thiết kế - Cung cấp thiết bị công nghệ - Quản lý xây dựng

FIDIC Federation Internationale des Ingenieurs Conseils (International


Federation of Consulting Engineers)
Hiệp hội Quốc tế các Kỹ sƣ tƣ vấn

NEC New Engineering Contract


Hợp đồng Kỹ thuật Xây dựng Mới
LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài


EPC là một hình thức mới trong triển khai thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng
công trình. Khái niệm này đƣợc hiểu là trong cùng một hợp đồng, nhà thầu chịu
trách nhiệm thực hiện cả ba loại công việc: Tƣ vấn thiết kế, mua sắm hàng hóa (vật
tƣ, thiết bị lắp đặt vào công trình) và thi công xây dựng công trình. Đây là một hình
thức cụ thể của cách tiếp cận mới: Chủ đầu tƣ giao cho một nhà thầu thực hiện cả
hai công việc – thiết kế và thi công xây dựng (đƣợc gọi là phƣơng thức Thiết kế -
Xây dựng, tiếng Anh là Design – Buid, viết tắt là DB); khác với cách tiếp cận
truyền thống là chủ đầu tƣ thiết kế xong mới lựa chọn nhà thầu thi công (đƣợc gọi là
phƣơng thức Thiết kế - Đấu thầu – Xây dựng, tiếng Anh là Design – Bid – Build,
viết tắt là DBB).
Thuật ngữ EPC có nguồn gốc từ những hợp đồng xây dựng các toà nhà và tổ
hợp công nghiệp trong ngành công nghiệp dầu khí ở Mỹ. Hợp đồng EPC là loại hợp
đồng mà trong đó một nhà thầu đƣợc coi là tổng thầu chịu trách nhiệm về thiết kế, mua
sắm vật tƣ, thiết bị và thi công xây dựng công trình trong một tổ hợp các nhà thầu. Với
hợp đồng EPC, tổng thầu sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành dự án và chủ đầu tƣ chỉ cần
nhận chìa khoá để sử dụng công trình. Vì thế, trong nhiều trƣờng hợp, hợp đồng EPC
cũng đƣợc gọi là hợp đồng Chìa khoá trao tay (Turnkey). Việc sử dụng hợp đồng
EPC/Turnkey trong các dự án xây dựng hiện nay, đặc biệt là trong các dự án hạ tầng,
đã trở thành phổ biến với các chủ đầu tƣ và định chế tài chính1.
Ở Việt Nam, việc thực hiện dự án theo phƣơng thức DB nói chung và hợp
đồng EPC nói riêng còn khá mới mẻ. Thuật ngữ Hợp đồng EPC lần đầu tiên đƣợc
nhắc đến trong pháp luật Việt Nam là tại Nghị định số 07/2003/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 30/1/2003 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tƣ và
xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và Nghị
định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ. Hiện nay, Hợp đồng EPC

1Joseph A.Huse, Understanding and Negotiating Turnkey and EPC Contracts, p.5, Sweet and Maxwell,
2002

1
đƣợc quy định trong Luật Xây dựng (2014) và Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Xây dựng (2014), Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày
22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về Hợp đồng xây dựng, Nghị định số
50/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37 (2015) và đƣợc
hƣớng dẫn cụ thể tại Thông tƣ số 30/2016/TT-BXD ngày 30/12/2016 của Bộ Xây
dựng hƣớng dẫn Hợp đồng Thiết kế-cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây
dựng công trình.
Sự thất bại của rất nhiều dự án EPC ở Việt Nam thời gian vừa qua có nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan; trong đó, nguyên nhân về mặt cơ chế, chính
sách và quy định pháp luật còn chƣa đồng bộ, chƣa cụ thể và chƣa phù hợp là một
nguyên nhân rất quan trọng. Cho đến nay, một số vấn đề và nội dung liên quan đến
hợp đồng EPC cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, nhƣ: Phạm vi áp dụng hợp đồng EPC;
quy định về hồ sơ mời thầu EPC, phƣơng pháp đánh giá hồ sơ dự thầu EPC; quy
định về các giai đoạn thiết kế, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế đối với dự
án, công trình áp dụng hình thức hợp đồng EPC; hƣớng dẫn về kiểm soát chất lƣợng
thi công xây dựng công trình; quyền và nghĩa vụ của các bên (chủ đầu tƣ, tổng thầu
EPC, thầu phụ) đối với việc quản lý và thực hiện dự án; việc vận dụng đa dạng các
loại mẫu hợp đồng EPC và các công cụ hiện đại nhƣ BIM (Building Information
Modeling)…, phƣơng thức giải quyết tranh chấp hợp đồng, đặc biệt là mô hình Ban
xử lý tranh chấp (Dispute Boards). Trong bối cảnh chung của thế giới cũng nhƣ xu
thế phát triển của ngành công nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện nay, việc thực hiện
dự án bằng phƣơng thức DB, trong đó hợp đồng EPC là một hình thức cụ thể của
phƣơng thức này, chắc chắn sẽ còn đƣợc phổ biến hơn nữa do những lợi thế mà
phƣơng thức này mang lại cho dự án nhƣ: Sự đồng bộ, chuyên nghiệp trong việc
thực hiện và quản lý dự án, cơ hội hoàn thành dự án với chi phí và thời gian nhƣ dự
định ban đầu là rất cao - Đây chính là những tiêu chí căn bản để đánh giá thành
công của một dự án đầu tƣ xây dựng. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu, đánh
giá về mặt lý luận cũng nhƣ quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về
hợp đồng EPC ở Việt Nam còn rất hạn chế.

2
Với những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề: “Pháp luật về
hợp đồng Thiết kế-Cung cấp thiết bị công nghệ và Thi công xây dựng công trình
(EPC) ở Việt Nam làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sỹ của mình. Nghiên
cứu đề tài này, tác giả luận án xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn
thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động ký kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp
đồng EPC ở Việt Nam cũng nhƣ đề xuất các định hƣớng, giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam
hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
2.1. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là đề xuất các định hƣớng, giải pháp
cụ thể, đồng bộ để hoàn thiện pháp luật về hợp đồng EPC cũng nhƣ nâng cao
hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam; đảm bảo sự phù hợp
giữa pháp luật với yêu cầu thực tiễn của việc giao kết, thực hiện và giải quyết
tranh chấp hợp đồng EPC.
2.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Để đạt đƣợc mục đích trên, tác giả luận án đề ra và thực hiện các nhiệm vụ
cụ thể nhƣ sau:
- Phân tích, làm rõ các đặc điểm của hợp đồng EPC, sự khác biệt của hợp
đồng EPC so với một số loại hợp đồng xây dựng khác, đặc biệt là hợp đồng xây
dựng truyền thống và các hợp đồng tƣơng tự; xác định các nội dung cơ bản của
pháp luật về hợp đồng EPC trên cơ sở phù hợp với các vấn đề lý luận về hợp đồng
EPC đã đƣợc chỉ ra.
- Trình bày, nhận xét, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về hợp
đồng EPC và thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt
Nam trong những năm vừa qua; những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế, tồn tại
trong quá trình thi hành pháp luật; chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế,
tồn tại đó.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là:

3
- Các quan điểm khoa học kinh tế - kỹ thuật và pháp lý về hợp đồng EPC
thông qua các công trình khoa học đã đƣợc công bố ở trong nƣớc và ngoài nƣớc.
- Các quy định pháp luật của Việt Nam hiện hành về hợp đồng EPC.
- Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật của Việt Nam về hợp đồng EPC.
- Kinh nghiệm xây dựng và thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở
một số quốc gia đã đạt đƣợc thành công trong việc áp dụng mô hình hợp đồng EPC.
Tác giả luận án xác định phạm vi nghiên cứu nhƣ sau:
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các khía cạnh pháp lý của hợp
đồng EPC và các nội dung cơ bản của pháp luật về hợp đồng EPC liên quan đến
năm nhóm quy định là: Quy định về chủ thể; quy định về giao kết hợp đồng; quy
định về nội dung hợp đồng; quy định về hình thức hợp đồng và quy định về giải
quyết tranh chấp hợp đồng. Nội dung nghiên cứu về pháp luật cũng nhƣ thực tiễn
thi hành pháp luật về hợp đồng EPC đƣợc giới hạn trong phạm vi các dự án EPC sử
dụng nguồn vốn đầu tƣ công.
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành về hợp đồng EPC.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu các quy định của pháp luật thực định
về hợp đồng EPC ở Việt Nam. Bên cạnh đó, để tham khảo kinh nghiệm của nƣớc
ngoài nhằm khắc phục những thiếu sót, nhƣợc điểm trong các quy định của pháp
luật hiện hành ở Việt Nam về hợp đồng EPC, tác giả luận án cũng nghiên cứu các
quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng EPC của một số
quốc gia trên thế giới.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Để nghiên cứu đề tài, tác giả luận án sử dụng phƣơng pháp luận biện
chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tác giả luận án nghiên cứu các
đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc
Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp
luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng xây dựng nói chung, trong đó có pháp luật về
hợp đồng EPC ở Việt Nam.

4
Để nghiên cứu đề tài luận án, tác giả đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên
cứu cụ thể sau đây:
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng để nghiên cứu những vấn
đề lý luận cơ bản về hợp đồng EPC và những ƣu điểm, nhƣợc điểm, khiếm khuyết
của pháp luật về hợp đồng EPC. Đó là căn cứ để đánh giá sự phù hợp của pháp luật
hiện hành về hợp đồng EPC khi nó thi hành trong thực tiễn.
- Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng để thu thập các thông tin, số liệu về
các dự án đã và đang đƣợc thực hiện theo mô hình EPC ở Việt Nam nhằm đánh giá
những kết quả đã đạt đƣợc và những vƣớng mắc còn tồn tại khi thi hành các quy
định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng EPC.
- Phƣơng pháp so sánh luật học đƣợc sử dụng xuyên suốt luận án để liên hệ so
sánh các quy định pháp luật về hợp đồng EPC của Việt Nam với các quy định tƣơng
ứng của một số quốc gia đã áp dụng thành công mô hình hợp đồng EPC trong các dự
án xây dựng của họ.
5. Những đóng góp mới của luận án
Là một công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống, toàn diện
đối với pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam, luận án có những đóng góp mới
chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, những nghiên cứu của luận án đã giải quyết khá đầy đủ và toàn
diện những vấn đề lý luận về hợp đồng EPC và pháp luật về hợp đồng EPC.
Về phƣơng diện lý luận, luận án là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên
nghiên cứu hợp đồng EPC dựa trên các lý thuyết cơ bản là lý thuyết hợp đồng quan
hệ (Relational Contract Theory) – một lý thuyết hợp đồng theo cách tiếp cận mới so
với cách tiếp cận truyền thống; lý thuyết chia sẻ rủi ro (Theory of Risk Sharing) và
nguyên tắc thiện chí (Good Faith). Từ cơ sở lý thuyết này, luận án đã làm rõ các đặc
điểm của hợp đồng EPC dẫn đến những yêu cầu khác biệt về việc điều chỉnh pháp
luật đối với quan hệ hợp đồng EPC cũng nhƣ xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến
pháp luật về hợp đồng EPC.
Luận án cũng làm rõ cấu trúc nội dung của pháp luật về hợp đồng EPC bao
gồm năm nhóm quy định là: Nhóm quy định về chủ thể hợp đồng, nhóm quy định

5
về giao kết hợp đồng, nhóm quy định về nội dung hợp đồng, nhóm quy định về hình
thức hợp đồng và nhóm quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng. Với mỗi nhóm
quy định, luận án tập trung đƣa ra các phân tích, luận giải về các điểm đặc thù trong
việc điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ hợp đồng EPC.
Thứ hai, về mặt thực tiễn, luận án đã hệ thống hoá một cách toàn diện thực
trạng quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về hợp đồng EPC dựa trên cấu
trúc nội dung của pháp luật về hợp đồng EPC. Đồng thời, luận án cũng chỉ rõ những
điểm còn thiếu sót, chƣa phù hợp của các quy định này khi điều chỉnh quan hệ hợp
đồng EPC và những khó khăn vƣớng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật về hợp
đồng EPC ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, về kết quả nghiên cứu, luận án đã chỉ rõ các định hƣớng đối với việc
hoàn thiện pháp luật về hợp đồng EPC và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp
đồng EPC cũng nhƣ nâng cao khả năng thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt
Nam hiện nay một cách đồng bộ và toàn diện.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu, có hệ thống và toàn
diện để giải quyết những vấn đề lý luận cốt lõi và thực tiễn về hợp đồng EPC và
pháp luật về hợp đồng EPC.
- Với những kết quả của việc nghiên cứu, luận án là nguồn tài liệu hữu ích
đối với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc đánh giá sự phù hợp, hiệu
quả của các quy định pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời,
các định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng EPC cũng nhƣ nâng
cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng EPC của luận án có giá trị tham khảo
đối với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong quá trình hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng xây dựng nói chung và hợp đồng
EPC nói riêng ở Việt Nam.
- Luận án còn là nguồn tài liệu có giá trị đối với các cơ sở nghiên cứu khoa
học, giảng dạy, học tập về hợp đồng EPC và pháp luật về hợp đồng EPC.

6
7. Kết cấu của luận án
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài Lời nói đầu, Phần
Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận án đƣợc kết cấu thành ba chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị
công nghệ, thi công xây dựng công trình và pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung
cấp thiết bị công nghệ, thi công xây dựng công trình
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị
công nghệ, thi công xây dựng công trình và thực tiễn thi hành tại Việt Nam
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành
pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng
công trình ở Việt Nam

7
PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc về/liên quan đến
đề tài luận án
1.1. Các kết quả nghiên cứu lý luận về hợp đồng EPC, pháp luật về hợp
đồng EPC
1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về hợp đồng EPC
Từ trƣớc đến nay có rất ít công trình nghiên cứu về hợp đồng EPC và pháp
luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu đƣợc công bố chủ
yếu đề cập đến hợp đồng EPC ở phƣơng diện kinh tế - kỹ thuật, trong đó chủ yếu là
về nội dung quản lý dự án trong một số lĩnh vực cụ thể nhƣ nhiệt điện, dầu khí…
Đây là những lĩnh vực mà việc áp dụng loại hình hợp đồng EPC là phổ biến nhất ở
Việt Nam từ trƣớc tới nay.
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu có liên quan ở nhiều mức độ
khác nhau đến nội dung lý luận về hợp đồng EPC nhƣ sau:
Trƣớc hết, phải kể đến một số giáo trình và sách chuyên khảo về hợp đồng
nhƣ: Giáo trình Luật hợp đồng (phần chung) của Ngô Huy Cƣơng, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia, Hà Nội 2013; Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận
bản án của Đỗ Văn Đại, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội 2017; Chế định hợp đồng
trong Bộ luật Dân sự Việt Nam của Nguyễn Ngọc Khánh, Nhà xuất bản Tƣ pháp,
Hà Nội 2007; Sổ tay luật sư – Tập 3 – Chương 6: Tư vấn lĩnh vực xây dựng của
Luật sƣ Lê Nết, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2017; Pháp luật về
hợp đồng – Các vấn đề pháp lý cơ bản của Trƣơng Nhật Quang, Nhà xuất bản Dân
trí, Hà Nội 2020.
Về khái niệm hợp đồng EPC: Kết quả của các công trình nghiên cứu trong
nƣớc và ngoài nƣớc đều thống nhất coi hợp đồng EPC là thoả thuận giữa chủ đầu tƣ
và tổng thầu EPC về việc thực hiện các công việc từ thiết kế đến cung cấp thiết bị
công nghệ và thi công xây dựng công trình của một dự án đầu tƣ xây dựng. Hiện
nay, về phƣơng diện lý luận, không có sự tranh luận hay bất đồng nào về khái niệm
hợp đồng EPC đƣợc đƣa ra.

8
Về các ưu điểm/bất lợi của hợp đồng EPC so với hợp đồng xây dựng truyền
thống cũng như những yêu cầu đặt ra khi áp dụng hợp đồng EPC (phạm vi áp
dụng): Vấn đề này đƣợc đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu về phƣơng
thức thực hiện dự án DB nói chung và hợp đồng EPC nói riêng. Trong tài liệu
“Điều kiện hợp đồng cho Dự án EPC/Chìa khoá trao tay” do FIDIC phát hành năm
1999 đã có việc chỉ rõ các trƣờng hợp không thích hợp cho việc sử dụng Điều kiện
hợp đồng này.
Liên quan đến nội dung này có một số công trình nghiên cứu nhƣ: Bài viết
của tác giả Trƣơng Văn Thiện đăng trên Tạp chí Dầu khí: “Cần hiểu và vận dụng
đúng bản chất loại hợp đồng EPC , Tạp chí Dầu khí số 9/2012. Bài viết này đã đề
cập đến một số vấn đề lý luận về hợp đồng EPC, nhƣ: khái niệm, sự hình thành hợp
đồng EPC; bản chất của hợp đồng EPC; một số vấn đề đặt ra khi áp dụng hình thức
hợp đồng EPC ở Việt Nam nhƣ: Cơ sở lập hồ sơ “Các yêu cầu của chủ đầu tƣ , giá
gói thầu EPC, thời gian chuẩn bị hồ sơ chào thầu, trách nhiệm đối với thiết kế, sự
tham gia của chủ đầu tƣ trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đây đều là những điểm
khác biệt của việc thực hiện dự án theo mô hình DB (EPC) so với mô hình truyền
thống DBB. Qua đó, tác giả bài viết đã chỉ rõ những điểm bất cập, chƣa phù hợp
trong quy định pháp luật của Việt Nam về hợp đồng EPC so với thông lệ quốc tế,
mà cụ thể là “Điều kiện hợp đồng EPC mẫu của FIDIC. Phạm vi nghiên cứu của
bài viết giới hạn ở sự so sánh quy định về hợp đồng EPC của Việt Nam với “Điều
kiện hợp đồng mẫu của FIDIC. Nội dung của bài viết giới hạn ở một số vấn đề,
chủ yếu liên quan đến việc ký kết hợp đồng EPC và quyền, nghĩa vụ của các bên
trong quá trình thực hiện hợp đồng EPC mà chƣa bao quát hết các vấn đề của quá
trình từ ký kết, thực hiện đến giải quyết tranh chấp hợp đồng EPC.
Nhóm kỹ sƣ Ban quản lý dự án Cầu Rồng có bài viết “Nâng cao chất lượng
lựa chọn nhà thầu thực hiện hợp đồng EPC đăng trên trang web của Sở Giao
thông Vận tải Thành phố Đà Nẵng, sgtvt.danang.gov.vn (20/11/2012). Trong đó,
các tác giả của bài viết đã đề cập đến khái niệm, những lợi thế và bất lợi của hình

9
thức hợp đồng EPC cũng nhƣ các trƣờng hợp nên áp dụng EPC, các trƣờng hợp
không nên áp dụng EPC; thực trạng và nguyên nhân của các tồn tại trong quản lý
hợp đồng theo hình thức EPC ở Việt Nam liên quan đến tiến độ, chất lƣợng, giá
thành của dự án.
Những vấn đề lý luận về hợp đồng EPC cũng đƣợc đề cập đến trong luận văn
thạc sỹ Luật học của nghiên cứu sinh với tiêu đề: “Một số nghiên cứu so sánh Hợp
đồng EPC theo quy định của FIDIC và của pháp luật Việt Nam đƣợc thực hiện tại
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội năm 2004. Luận văn thạc sỹ Kinh tế học: “Một số giải
pháp đẩy mạnh việc áp dụng hình thức tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công
nghệ và thi công xây dựng (tổng thầu EPC) của Bùi Thị Bích Diệp, Trƣờng Đại
học Xây dựng (2010) cũng là tài liệu có liên quan. Trong luận văn thạc sỹ của mình,
tác giả luận án đã đề cập đến một số vấn đề lý luận về hợp đồng EPC, thí dụ nhƣ
khái niệm, các ƣu điểm, nhƣợc điểm của hình thức hợp đồng EPC đối với việc thực
hiện dự án đầu tƣ xây dựng. Tuy nhiên, luận văn chƣa chỉ ra đƣợc đặc điểm của hợp
đồng EPC và sự chi phối của những đặc điểm này đến quy định pháp luật về hợp
đồng EPC so với các hợp đồng xây dựng thông thƣờng cũng nhƣ cấu trúc của pháp
luật về hợp đồng EPC. Đây chính là nhiệm vụ mà tác giả cần phải thực hiện trong
luận án này. Phạm vi nghiên cứu của luận văn thạc sỹ của tác giả giới hạn ở việc
nghiên cứu so sánh một số quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng EPC với
“Điều kiện hợp đồng EPC mẫu của FIDIC. Từ thời điểm viết luận văn thạc sỹ đến
nay đã hơn 10 năm, nên một số nội dung mà luận văn đặt ra cần đƣợc nghiên cứu
cập nhật theo quy định hiện hành của pháp luật về hợp đồng EPC.
Trong luận văn thạc sỹ của mình, tác giả Bùi Thị Bích Diệp (Trƣờng Đại học
Xây dựng năm 2010) cũng đã xây dựng cơ sở lý luận về hình thức tổng thầu EPC
với các nội dung nhƣ: khái niệm, điều kiện và phạm vi áp dụng hình thức tổng thầu
EPC; đặc điểm quản lý dự án khi áp dụng hình thức tổng thầu EPC; quy trình thực
hiện hình thức tổng thầu EPC. Nội dung giải quyết tranh chấp hợp đồng EPC cũng
nhƣ các vấn đề lý luận pháp luật về hợp đồng EPC chƣa đƣợc đề cập đến trong công
trình nghiên cứu này.

10
Phƣơng thức thực hiện dự án DB (hợp đồng EPC là một dạng thức cụ thể của
phƣơng thức thực hiện dự án này) đã đƣợc bàn đến trong bài viết của ThS. Phạm
Quang Thanh và TS. Nguyễn Thế Quân là: “Phân tích phương thức thực hiện dự án
Thiết kế - Xây dựng trong điều kiện Việt Nam , Tạp chí Kinh tế Xây dựng, số
4/2014. ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng, ThS. Nguyễn Quốc Toản, ThS. Nguyễn Hồng
Hải, ThS. Hoàng Thị Khánh Vân đã viết bài “Phân tích ưu nhược điểm của các
phương thức thực hiện dự án hiện nay trên quan điểm quản lý tổng thể dự án” đăng
trong Tạp chí Kinh tế Xây dựng, số 4/2016. Trong hai bài viết này, các tác giả đã
làm rõ các điều kiện thuận lợi và khó khăn của việc áp dụng các phƣơng thức thực
hiện dự án trên quan điểm quản lý tổng thể dự án, trong đó có đề cập đến phƣơng
thức chìa khoá trao tay; đánh giá việc việc áp dụng phƣơng thức thiết kế - xây dựng
trong ngành xây dựng Việt Nam thông qua hai hình thức hợp đồng là EPC và EC,
làm rõ các điều kiện thuận lợi và khó khăn của việc áp dụng phƣơng thức, từ đó chỉ
ra một số “rào cản và phƣơng hƣớng giải quyết các “rào cản này để thúc đẩy việc
áp dụng phƣơng thức thiết kế - xây dựng trong các dự án phù hợp ở Việt Nam.
Về các công trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến nội dung lý luận
về hợp đồng EPC: Hợp đồng EPC nói riêng và phƣơng thức thực hiện dự án DB nói
chung đã có lịch sử tƣơng đối lâu đời trên thế giới. Vì vậy, các công trình nghiên
cứu phƣơng thức thực hiện dự án DB và hợp đồng EPC là tƣơng đối dồi dào. Tuy
vậy, các công trình nghiên cứu chủ yếu đề cập đến các vấn đề lý luận và thực tiễn
áp dụng phƣơng thức thực hiện dự án/loại hợp đồng này dƣới góc độ kinh tế - kỹ
thuật. Một số công trình có đề cập đến khía cạnh pháp lý của vấn đề nhƣng không
nhiều, không sâu.
Về phƣơng diện lý luận, cần phải kể đến các cuốn sách viết về hợp đồng xây
dựng nói chung. Các công trình này không trực tiếp đề cập đến hợp đồng EPC,
nhƣng những vấn đề lý luận về hợp đồng xây dựng đƣợc đƣa ra trong các nghiên
cứu này chính là cơ sở cho việc nghiên cứu của tác giả luận án về hợp đồng EPC –
một loại hợp đồng xây dựng cụ thể. Có thể kể đến các cuốn sách rất có giá trị tham
khảo về hợp đồng xây dựng nhƣ:

11
Tác giả John Adriaanse với cuốn “Construction Contract Law , 3rd Edition,
Palgrave Macmillan, 2010, 404p. Đây là cuốn sách tổng hợp các vấn đề lý luận về
hợp đồng xây dựng và luật hợp đồng xây dựng một cách chi tiết và rõ ràng. Bắt đầu
đi từ việc luận giải bản chất của hợp đồng xây dựng, bố cục của sách đƣợc cấu trúc
theo các yếu tố cơ bản của tiến trình xây dựng từ việc ký kết hợp đồng xây dựng,
vai trò của kiến trúc sƣ và kỹ sƣ, trách nhiệm chủ yếu của nhà thầu và chủ đầu tƣ;
tiếp đến là nội dung liên quan đến tiến độ và quy định về việc chậm tiến độ, thanh
toán và chứng nhận thanh toán, các điều chỉnh và quyền đƣợc thanh toán, hợp đồng
thầu phụ, vi phạm hợp đồng và trách nhiệm; cuối cùng là vấn đề giải quyết tranh
chấp hợp đồng. Ở mỗi nội dung, tác giả đều lý giải tầm quan trọng của nó đối với
thực tiễn thi hành luật hợp đồng và lý do đằng sau nó. Các quy định pháp luật đƣợc
trình bày trong cuốn sách là quy định của Vƣơng quốc Anh, cụ thể là Luật Tái thiết
và Xây dựng Nhà ở năm 1996.
Về hợp đồng xây dựng quốc tế, tác giả Lukas Klee trong cuốn International
Construction Contract Law, Wiley Blackwell Publishing, 2015 đã đề cập đến một
số vấn đề pháp lý của hợp đồng xây dựng trong các dự án xây dựng quốc tế. Bên
cạnh các nội dung về phƣơng thức thực hiện dự án, hợp đồng xây dựng mẫu, phân
chia rủi ro, các biến đổi, khiếu nại và giải quyết tranh chấp; đáng chú ý là tác giả
có đề cập đến những khác biệt trong một số quy định pháp luật về hợp đồng xây
dựng giữa hai truyền thống luật Common Law và Civil Law nhƣ các vấn đề liên
quan đến bồi thƣờng thiệt hại và phạt hợp đồng; giới hạn của trách nhiệm; phân
chia rủi ro đối với các rủi ro không thể lƣờng trƣớc và không thể kiểm soát đƣợc
cho nhà thầu…
Trong các cuốn sách viết về hợp đồng xây dựng hiện đại, không thể không kể
đến cuốn Relational Contracting for Construction Excellence – Principles, Practices
and Case Studies của các tác giả Albert P.Chan, Daniel W.Chan và John F.Yeung.
Cuốn sách là một công trình nghiên cứu có hệ thống và rõ ràng, rành mạch về các
khía cạnh khác nhau của lý thuyết hợp đồng quan hệ nói chung và áp dụng vào lĩnh
vực xây dựng nói riêng. Tác giả đã luận giải những thuận lợi, khó khăn và những

12
nhân tố thành công cũng nhƣ những chỉ dẫn thực hiện quan trọng khi áp dụng lý
thuyết hợp đồng quan hệ trong lĩnh vực xây dựng. Qua sự nghiên cứu ban đầu của tác
giả luận án thì lý thuyết hợp đồng quan hệ là một cách tiếp cận mới trong hệ thống
các lý thuyết về hợp đồng nói chung và vận dụng vào quan hệ hợp đồng xây dựng nói
riêng, trong đó có hợp đồng EPC. Đây là nội dung nghiên cứu chƣa đƣợc tác giả nào
ở Việt Nam nghiên cứu và công bố. Trong luận án của mình, tác giả dự định sẽ
nghiên cứu về lý thuyết hợp đồng này, làm cơ sở cho việc xây dựng một số giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam.
Ở nƣớc ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý thuyết hợp đồng quan
hệ trong các dự án xây dựng, thí dụ nhƣ: Một số bài viết của hai tác giả Yan Ning
and Florence Yean Yng Ling (Hong Kong): “Reducing Hindrances to Adoption of
Relational Behaviors in Public Construction Projects , American Society of Civil
Engineers, 2013; “Boosting public construction project outcomes through relational
transactions , American Society of Civil Engineers, 2013; “The effects of project
characteristics on adopting relational transaction strategies , Internatioanal
Journal of Project Management 33 (2015) 998-1007. Các bài viết này đều đề cập
đến những lợi ích của việc áp dụng lý thuyết hợp đồng quan hệ vào các dự án xây
dựng sử dụng vốn nhà nƣớc. Theo các tác giả, “chất lượng mối quan hệ giữa các
bên trong một dự án có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc hoàn thành dự án đúng
hạn và sự hài lòng của các bên” và “việc vận dụng lý thuyết hợp đồng quan hệ sẽ
giúp mối quan hệ giữa các bên trong dự án trở nên tốt hơn”.
Cần chú ý đến một số bài viết nhƣ: “Research on the Relational Governance
of Construction project transaction của Cheng Zusong, Applied Mechanics and
Materials Vols. 368-370 (2013) 1922-1926; “Reducing opportunistic behavior
through a project alliance của Albertus Laan, Hans Voordijk and Geert Dewulf,
International Joural of Managing Projects in Business Vol. 4 No.4, 2011 660-679;
“Building a relation contracting culture and integrated teams của M. Motiar
Rahman, Mohan M.Kumaraswamy, and Florence Yean Yng Ling, Canadian Journal
of Civil Engineering, Jan 2007, 34,1; “Differentiating the Role of Ex-ante and Ex-

13
post relational governance mechanisms in regulating client-contractor
relationships của Seyed Y.Banihashemi and Li Liu, 2014 Proceedings of
PICMET’14: Infrastructure and Service Integration; “Relational partnerships: the
importance of communication, trust and confidence and joint risk management in
achieving project success của Hemanta Doloi, Construction Management and
Economics, (Nov 2009) 27, 1099-1109. Các bài viết này đã khẳng định tầm quan
trọng của việc hợp tác, đối thoại giữa các bên dẫn đến thành công của một dự án.
Bên cạnh đó, liên quan đến vấn đề này cũng có một số bài viết về việc vận dụng lý
thuyết hợp đồng quan hệ trong dự án xây dựng ở một số nƣớc nhƣ Trung Quốc,
Singapore, Úc: “Key relational contracting practices affecting performance of
public construction projects in China của Florence Y.Y. Ling, Yongjian Ke,
Mohan M. Kumaraswamy, M.ASCE and ShouQing Wang, 2013 American Society
of Civil Engineers; “Effect of adoption of relational contracting practices on
relationship quality in public projects in Singapore của Florence Y.Y.Ling, Peng
Chong Tan, Yan Ning, Albert Teo and Asanga Gunawansa, Engineering,
Construction and Architectural Management Vol.22 No.2, 2015 169-189; “Fuzzy
Set Theory Approach for measuring the performance of relationship-based
construction projects in Australia của John F. Y. Yeung, Albert P. C. Chan and
Daniel W. M. Chan, M.ASCE, 2012 American Society of Civil Engineers.
Liên quan đến vấn đề lựa chọn phƣơng thức thực hiện dự án đã có nhiều
công trình nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài, trong đó phải kể đến hai cuốn
sách tiêu biểu là: Preparing for Design-Built Projects – A primer for Owners,
Engineers and Contractor của Douglas D. Gransberg, James A. Koch, Keith
R.Molenaar, ASCE Press Publishing, 2006 và Design-Built Planning through
Development của Jeffrey L.Beard, Michael C.Loulakis, Edward C. Wundram,
McGraw-Hill Global Education Holdings, 2001. Đây là hai cuốn sách đề cập toàn
diện các nội dung của phƣơng thức thực hiện dự án DB từ lịch sử hình thành, các
đặc trƣng cơ bản, trƣờng hợp áp dụng cho đến các nội dung cụ thể nhƣ lựa chọn nhà
thầu thực hiện, vai trò, trách nhiệm của các bên, các biến đổi, tiến trình thực hiện,

14
hợp đồng, phƣơng thức thanh toán, bảo hiểm… Các công trình nghiên cứu này sẽ
giúp tác giả luận án có đƣợc những kiến thức cơ sở về mặt lý luận của phƣơng thức
thực hiện dự án DB nói chung và hợp đồng EPC nói riêng.
Cũng cần phải kể đến các cuốn sách chuyên khảo về hợp đồng EPC nhƣ:
Understanding and Negotiating Turnkey and EPC Contracts của Joseph A.Huse,
Sweet and Maxwell, 2002 và Understanding and Negotiating EPC Contracts,
Volume 1: The Project Sponsor’s Perspective, của Howard M Steinberg, Gower
Publishing Ltd, 2016. Cuốn thứ nhất, tác giả Joseph A.Huse đƣa ra sự phân tích, đánh
giá Điều kiện hợp đồng EPC của FIDIC (Silver Book) qua từng điều khoản của hợp
đồng và hƣớng dẫn việc vận dụng các điều khoản này vào từng dự án cụ thể. Mặc dù
không đề cập nhiều đến lý luận về hợp đồng EPC nhƣng cuốn sách là tài liệu tham
khảo hoàn chỉnh cho tác giả luận án về các quy định của FIDIC trong “Điều kiện hợp
đồng EPC mẫu do FIDIC phát hành. Trong cuốn sách thứ hai (Volume 1), tác giả
Howard M Steinberg đã đƣa ra các hƣớng dẫn toàn diện và thực tế về từng khía cạnh
của hợp đồng EPC trong các dự án cơ sở hạ tầng. Cùng với các ví dụ thực tế và phán
quyết của toà án để minh hoạ, cuốn sách giúp ngƣời đọc hiểu về hợp đồng EPC trong
mối liên hệ với việc áp dụng và vận hành dự án cơ sở hạ tầng. Cuốn sách là tài liệu
tham khảo về việc áp dụng hình thức hợp đồng EPC trong một loại dự án cụ thể là dự
án cơ sở hạ tầng.
Qua việc nghiên cứu một số công trình có đề cập đến nội dung lý luận về
hợp đồng EPC, có thể thấy cho tới nay chƣa có công trình nghiên cứu nào chỉ ra
những đặc điểm của hợp đồng EPC dẫn đến những yêu cầu điều chỉnh pháp luật cho
phù hợp đối với toàn bộ quá trình ký kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp
đồng EPC. Đây chính là nhiệm vụ quan trọng mà tác giả luận án phải làm rõ trong
công trình nghiên cứu của mình vì đó chính là “gốc rễ của các quy định pháp luật
về hợp đồng EPC.
1.1.2. Các nghiên cứu về lý luận pháp luật về hợp đồng EPC
Qua việc khảo sát các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố ở trong nƣớc
và ngoài nƣớc, có thể thấy những vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh quan hệ
hợp đồng EPC là “khoảng trống nghiên cứu hiện nay. Từ thực tế này, tác giả luận

15
án cần xây dựng hệ thống lý luận pháp luật về hợp đồng EPC, bao gồm: Khái niệm,
đặc điểm của pháp luật về hợp đồng EPC; các yếu tố tác động đến nội dung pháp
luật điều chỉnh hoạt động ký kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp đồng EPC.
Đây không chỉ là cơ sở để phân tích toàn diện thực trạng pháp luật về hợp đồng
EPC ở Việt Nam, mà còn có ý nghĩa trong việc đề xuất các kiến nghị cụ thể nhằm
hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về
hợp đồng EPC ở Việt Nam trong thời gian tới.
1.2. Các nghiên cứu về thực trạng áp dụng hợp đồng EPC
Đánh giá một cách tổng quát, các công trình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài
nƣớc đã đƣợc công bố chủ yếu nghiên cứu về thực trạng áp dụng hợp đồng EPC và
những vấn đề đặt ra dƣới góc độ kinh tế - kỹ thuật. Mặc dù vậy, những vấn đề phát
sinh trong thực tiễn áp dụng hợp đồng EPC ở một số quốc gia, trong đó có Việt
Nam, trong các công trình nghiên cứu đã công bố chính là cơ sở để tác giả đối chiếu
tìm ra những điểm bất cập, thiếu sót của pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng
này. Chính thực trạng áp dụng đó, những thành công và cả những bài học thất bại
của các dự án EPC ở các quốc gia trên thế giới là căn cứ xác đáng để tác giả rà soát
lại các quy định hiện hành của pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam. Đó chính là
nội dung mà luận án của tác giả cần làm rõ.
Có thể phân loại các kết quả nghiên cứu về vấn đề này thành các nhóm nhƣ sau:
Thứ nhất, nhóm các nghiên cứu về giao kết hợp đồng EPC và việc vận
dụng hợp đồng mẫu trong hoạt động xây dựng:
Có một số bài viết nhƣ: “Wetting Risk Premiums in EPC Bid Value Using
Monte Carlo Simulation của Pramendra Srivastava, OTMC European International
Journal, University of Croatia, Nov 2011; “An entropy-weight-based topsis method
to bidding appraisal for EPC projects của Cui Herui and Liang Lihua, 2010
International Conference on Intelligent Computation Technology and Automation;
“The application of excel VBA in the prequalification of EPC bid của Jun Liang
and Tianyong Niu, 2010 3rd International Conference on Information Management,
Innovation Management and Industrial Engineering đề cập đến một số phƣơng pháp
đánh giá, lựa chọn nhà thầu EPC đem lại hiệu quả cao nhất. Các bài viết này là tài

16
liệu tham khảo của tác giả luận án khi nghiên cứu về phƣơng pháp đánh giá, lựa
chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam.
Về các công trình nghiên cứu ở trong nƣớc, cần đề cập đến đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu tình hình thực hiện lựa chọn nhà thầu và hình thức tổng
thầu trong hoạt động xây dựng đƣợc thực hiện bởi KS. Nguyễn Anh Tuấn, Bộ Xây
dựng năm 2010. Đề tài này đã nghiên cứu tổng quan về lựa chọn nhà thầu và hình thức
tổng thầu. Đề tài cũng đánh giá thực trạng tình hình thực hiện hình thức tổng thầu trong
hoạt động xây dựng ở Việt Nam và quy định về phƣơng thức thực hiện hình thức tổng
thầu theo thông lệ quốc tế, trong đó có đề cập đến hình thức tổng thầu EPC. Từ đó, tác
giả đề tài đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quá trình lựa chọn nhà thầu và thực hiện
hình thức tổng thầu trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam. Tuy nhiên, vì đề tài này
đƣợc thực hiện vào năm 2010 (trƣớc thời điểm Luật Đấu thầu mới đƣợc ban hành) nên
có nhiều nội dung của đề tài không còn mang tính thời sự.
Về vấn đề vận dụng hợp đồng mẫu trong hoạt động xây dựng, có thể kể đến
cuốn The FIDIC Contracts: Obligations of the Parties của Andy Hewitt, Wiley
Blackwell, 2014. Cuốn sách này đã hệ thống hoá và giải thích quy định về trách
nhiệm của các bên trong các mẫu hợp đồng khác nhau của FIDIC, trong đó có Điều
kiện hợp đồng mẫu EPC. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về hợp đồng NEC
do Hội Kỹ sƣ xây dựng Vƣơng quốc Anh phát hành, có cuốn The NEC3
engineering and construction contract – A Commentary của Brian Eggleston,
Blackwell Science, 2006 và cuốn A Practical guide to the NEC3 Engineering and
Construction Contract của Michael Rowlinson, Wiley Blackwell Publishing, 2011.
Hai cuốn sách này có sự giải thích và bình luận chuyên sâu về Hợp đồng mẫu NEC
3 - Mẫu hợp đồng có cách tiếp cận khác với mẫu hợp đồng truyền thống của FIDIC;
Mẫu hợp đồng này đã và đang nhận đƣợc sự quan tâm và áp dụng ngày càng phổ
biến trong hoạt động xây dựng trên thế giới.
Liên quan đến nội dung nêu trên, ở Việt Nam có bài “Hợp đồng kỹ thuật và
xây dựng (ECC) trong bộ hợp đồng NEC 3 của Vương quốc Anh của TS. Nguyễn
Thế Quân đăng trên Tạp chí Kinh tế xây dựng, số 1/2015, tr. 44-51. Bài viết giới

17
thiệu Mẫu hợp đồng kỹ thuật mới (NEC-New Engineering Contract) do Hội Kỹ sƣ
xây dựng Vƣơng quốc Anh phát hành lần đầu tiên vào năm 1993. Mẫu hợp đồng
này đƣợc coi là một thay đổi lớn so với các hợp đồng xây dựng và kỹ thuật cũ. Nó
tập trung vào việc quản lý dự án, giảm thiểu đối đầu và thúc đẩy sự hợp tác giữa các
bên, từ đó giúp hạn chế các tranh chấp có thể phát sinh. Hiện nay, quy định pháp
luật cũng nhƣ thực tiễn hoạt động xây dựng ở Việt Nam đều chƣa đề cập đến loại
hợp đồng mẫu này. Đây là loại hợp đồng mẫu với tiêu chí xác lập và nội dung rất
phù hợp với những yêu cầu của một hợp đồng EPC. Do đó, đây cũng là một nội
dung sẽ đƣợc tác giả luận án nghiên cứu.
Thứ hai, nhóm các nghiên cứu về nội dung hợp đồng EPC, về quản lý và
thực hiện hợp đồng EPC.
Một là, các nghiên cứu về việc đánh giá và phân bổ rủi ro trong một dự án EPC.
Có rất nhiều bài viết liên quan đến nội dung này nhƣ: “Project execution
risks in EPC/Turnkeys contracts and the project manager’s roles and
responsibilities của George E. Baram, P.Eng. CCE, AACE International
Transactions, 2005, RISK.05; “Case-base study method for risk assessment in EPC
project của Huaiping Feng, Jianmei Chang and Zhipeng Wang, Journal of Applied
Sciences 13(12): 2351-2354, 2013; “Analysis and solution of Procurement risk in
international EPC Projects của Zheng Yang & Shuibo Zhang, E-Business and E-
Government (ICEE), 2011 International Conference on; “Analysis of risk in EPC
project and the countermeasures của Hui An and Qin Shuai, Management Science
and Industrial Engineering (MSIE), 2011 International Conference on; “EPC
contractor risk early-warning model based on principal component analysis and
neural network của Yunna Wu, Yisheng Yang and Heyun Dong,, Information
Science and Engineering (ICISE), 2010 2nd International Conference on; “The study
on risk assessment of EPC contractor based on Fuzzy analytic hierarchy process
của Xing BI, Hai-tao TAN, Industrial Engineering and Engineering Management
(IE&EM), 2010 IEEE 17th International Conference on; “Application of Fuzzy
theory in contractor risk assessment under EPC model của Jun’e Liu, Song-yan

18
Wu, Xiao-ying Zhao, Bing-wu Liu; “Enhancing EPC supply chain competitiveness
through procurement risk management của Enrico Cagno and Guido J.L Micheli,
Risk Management, Palgrave Macmilan Journals, No.3 (July 2011), pp. 147-180 và
một bài viết về việc lựa chọn mô hình bảo hiểm đối với điều kiện hợp đồng EPC
“The engineering insurance mode selection under the EPC contract conditions của
Weike Chen, Chun Wang, Applied Mechanics and Materials Vols. 405-408 (2013)
pp 3442-3446. Qua các tài liệu trên có thể thấy vấn đề nhận diện, căn cứ phân bổ rủi
ro trong một hợp đồng EPC là nội dung rất đƣợc các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu. Mặc dù đây là các nghiên cứu về phƣơng diện kỹ thuật và các giải pháp phân
bổ rủi ro về mặt kỹ thuật nhƣng các bài viết này vẫn có giá trị tham khảo về mặt lý
luận nhận diện rủi ro trong hợp đồng EPC đối với nghiên cứu của tác giả luận án.
Hai là, các nghiên cứu về việc sử dụng thầu phụ và mối quan hệ giữa chủ
đầu tư, tổng thầu EPC và thầu phụ.
Một số bài viết đề cập đến vấn đề này là: “Construction contract – the
problem of offer and acceptance in the general contractor – subcontractor
relationship của Kenneth L.Schriber, Heionline 37 U. Cin. L. Rev. 798 1968;
“How safety leadership works among owners, contractors and subcontractors in
construction projects của Chunllin Wu, Feng Wang, Patrick X.W.Zou and
Dongping Fang, International Journal of Project Management 34 (2016) 789-805;
“Trust influencing factors in main contractor and subcontractor relationships
during projects” của Emmanuel Manu, Nii Ankarah, Ezekiel Chinyio and David
Proverbs, International Journal of Project Management 33 (2015) 1495-1508; “The
study on Sub-contract management in EPC engineering của Weifang Li, Applied
Mechanics and Materials Vols 638-640 (2014) 2342-2345. Trong các bài viết này,
chỉ có bài viết đăng trên Heionline là đề cập đến mối quan hệ giữa tổng thầu với
thầu phụ, theo đó tác giả bài viết nêu lên vấn đề pháp lý tồn tại trong mối quan hệ
này là: Khi một nhà thầu phụ đƣa ra một đề nghị đối với tổng thầu để làm một công
việc, anh ta sẽ bị ràng buộc để thực hiện công việc phù hợp với đề nghị của mình.
Nhƣng anh ta không có khả năng ràng buộc tổng thầu về việc giao công việc đó cho

19
anh ta. Các tác giả đề cập đến hai học thuyết pháp lý khác nhau điều chỉnh vấn đề
này, đó là: Học thuyết đề nghị và chấp nhận đề nghị và học thuyết cấm phủ nhận lời
hứa. Tác giả khẳng định “việc tổng thầu phải ràng buộc chặt chẽ để quản lý thầu
phụ thông qua hợp đồng là rất quan trọng”. Trong bài viết, tác giả đã phân tích một
số nhƣợc điểm liên quan đến vấn đề này ở cả giai đoạn giao kết và thực hiện hợp
đồng cũng nhƣ đề xuất một số giải pháp, bao gồm chú ý các vấn đề kiểm tra năng lực
chuyên môn của nhà thầu, thiết lập các hệ thống cảnh báo của hợp đồng thầu phụ,
kiểm soát đánh giá rủi ro đối với những biến đổi của hợp đồng thầu phụ…
Về vấn đề nêu trên, ở Việt Nam có một công trình nghiên cứu là đề tài cấp Bộ
“Nghiên cứu một số kinh nghiệm quản lý hợp đồng thầu phụ quốc tế, vận dụng vào
điều kiện thực tế của Việt Nam đƣợc thực hiện bởi KS. Hà Đức Thắng, Bộ Xây
dựng, năm 2013. Tác giả đề tài này nghiên cứu và kiến nghị các giải pháp về cơ chế
chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hợp đồng thầu phụ ở Việt Nam, xây dựng
một thị trƣờng cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở công bằng, minh bạch, bảo vệ các
công ty trong nƣớc, các công ty vừa và nhỏ, đồng thời nâng cao nâng cao năng lực
cạnh tranh của các công ty trong nƣớc trên thị trƣờng thế giới.
Ba là, các nghiên cứu về chi phí và quản lý chi phí của hợp đồng EPC.
Nghiên cứu vấn đề này, có một số bài viết đáng chú ý nhƣ: “Study on
Purchasing Process optimization of overseas EPC projects của Chao Wang and
Lingling Zhang, Contemporary Logistics 05(2011); “Hierarchy probability cost
analysis model incorporate MAIMS principle for EPC project cost estimation của
Xiangbai Gu, Zhiqiang Geng, Wenxing Xu and Qunxiong Zhu, Expert Systems
with Applications 38 (2011) 8087-8098; “An oder acceptance strategy under
limited engineering man-hours for cost estimation in Engineering – Procurement –
Construction projects của Nobuaki Ishii, Yuichi Takano and Masaaki Muraki,
Internatiional Journal of Project Management 32 (2014) 519-528; “Reducing the
total cost of supply through risk-efficiency-based supplier selection in the EPC
industry” của Guido J.L. Micheli, Enrico Cagno, Augusto Di Giulio, Journal of
Purchasing and Supply Management 15 (2009) 166-177; “Study on Cost

20
Management of the General contractor in EPC project của Hui An and Qin Shuai,
2010 3rd International Conference on Information Management, Innovation
Management and Industrial Engineering. Các bài viết này cũng đề cập đến vấn đề
quản lý chi phí của dự án EPC dƣới góc độ kỹ thuật – đề xuất các mô hình quản lý
chi phí hiệu quả đối với dự án EPC.
Về vấn đề thanh toán trong hợp đồng xây dựng, cuốn Payment under
construction contracts legislation của Roderick Pettigrew, Thomas Telford
Publishing năm 2005 đã hệ thống hoá các nội dung liên quan đến vấn đề thanh toán
trong hợp đồng xây dựng nhƣ vai trò của việc kiểm soát thanh toán, tiến trình thanh
toán, điều khoản về thanh toán trong các hợp đồng mẫu, vấn đề chậm thanh toán.
Các quy định pháp luật đƣợc phân tích trong cuốn sách là các quy định của Vƣơng
quốc Anh.
Bốn là, các nghiên cứu về việc thực hiện và quản lý hợp đồng EPC.
Có thể kể đến các bài viết đã đƣợc công bố nhƣ: “The core competencies of
effective project execution: the challenge of diversity của Joseph Lampel,
International Journal of Project Management 19(2001), 471-483; “Intergrating
supply chain and critical chain concepts in engineering – procure – construct
(EPC) projects của K.T. Yeo and J.H. Ning, International Journal of Project
Management 20(2002) 253-262; “Managing an EPC contract của Mark T.Chen,
PE CCE, Transactions of AACE International, 1993; “Discussion on EPC project
management model của Wang Zhihong & Zhang Xiaoguang, 2013 Fourth
International Conference on Intelligen Systems Design and Engineering
Applications; “Effective Planning Techniques for the Execution of an EPC Project
của Hammad Ud Din Tahir, CCE, Cost Engineering, vol 46/No.4 Apr 2004;
“Sources of Changes in Design-Built Contracts for a Governmental Owner của
Robert A. Perkins, PICMET 2007 Proceedings, 5-9 August, Portland Oregon, USA;
“Characteristic Analysis and Management of Human Resource in EPC Project của
Tao Hong, Haiyan Ju and Changtai Luo, Applied Mechanics and Materials Vol
638-640 (2014), 2319-2322; “Time-to-market vs. time-to-delivery managing speed

21
in Engineering, Procurement and Construction Projects của Sihem Ben
Mahmoud-Jouini, Christophe Midler, Gilles Garel, International Journal of Project
Management 22 (2014) 359-367; “Management of Procurement Uncertainties in
EPC Projects – Applying Supply Chain and Critical Chain Concepts của Ning
Jianhua and K T Yeo, Proceedings of the 2000 IEEE International Conference on;
“Contract strategy for design management in the design and build system của
Edwin H.W.Chan and Ann T.W.Yu, International Journal of Project Management
23 (2005) 630-639…
Cuốn sách Construction Contract Administration của Greg Goldfayl, Second
Edition, University of New South Wales Press Ltd, 2004, 282p cũng đề cập đến
những nội dung chủ yếu của quản lý hợp đồng xây dựng theo tiến trình xây dựng
phù hợp với quy định của “Điều kiện hợp đồng xây dựng mẫu tƣơng ứng các nội
dung này. “Điều kiện hợp đồng mẫu đƣợc sử dụng trong cuốn sách là ABIC MW -1
2003 Major Works Contract của Viện Kiến trúc sƣ và Nhà thầu xây dựng Hoàng
gia Úc và AS4000 1997 General conditions of contract do Hiệp hội Tiêu chuẩn Úc
ban hành. Cuốn sách đƣợc chia làm bốn phần, bao gồm: Khái quát về hợp đồng,
Quản lý và tranh chấp, Những biến đổi trong các thông số dự án, Thanh toán và
hoàn thành dự án.
Tiếp theo, cần phải kể đến cuốn sách về quản lý hợp đồng xây dựng là:
Construction Contracts: How to manage and control Disputes in a Volatile Industry
của Edward Whitticks, Gulf Publishing Company, 2005. Cuốn sách này đã đề cập
đến vấn đề quản trị và kiểm soát hợp đồng xây dựng trong một nền công nghiệp
nhiều biến động. Tác giả đã đi vào các nội dung liên quan đến lựa chọn nhà thầu,
kiểm soát các biến đổi, giảm thiểu việc khiếu kiện, xác định chi phí của việc chậm trễ
và gián đoạn, chiến lƣợc đàm phán giải quyết tranh chấp và vấn đề tất toán hợp đồng.
Ở Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này đƣợc công bố là
các Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ nhƣ: “Nghiên cứu xây dựng những chính
sách quản lý hợp đồng xây dựng đƣợc thực hiện bởi KS. Hồ Ngọc Sơn, Bộ Xây
dựng năm 2013. Thông qua việc nghiên cứu, đánh giá kinh nghiệm quản lý hợp

22
đồng của Vƣơng Quốc Anh, đề tài đã đề xuất những cơ chế chính sách cần đƣợc
vận dụng phù hợp vào thực tế quản lý hợp đồng tại Việt Nam; Đề tài“Nghiên cứu
thực trạng cơ chế chính sách quản lý hợp đồng xây dựng trong thời gian qua làm
cơ sở soạn thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý thực hiện hợp đồng trong hoạt
động xây dựng theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13” đƣợc thực hiện bởi ThS.
Trƣơng Thị Thu Thanh, Bộ Xây dựng, năm 2015. Đề tài này nghiên cứu thực trạng
cơ chế chính sách quản lý hợp đồng xây dựng trong thời gian từ năm 2010 đến năm
2014 theo Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng
trong hoạt động xây dựng. Trên cơ sở đó, công trình đề xuất các giải pháp nhằm khắc
phục, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách về quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng
cho phù hợp với quy định mới của Luật Xây dựng (2014); Đề tài“Nghiên cứu kinh
nghiệm quản lý hợp đồng trong các dự án đầu tư xây dựng của Trung Quốc vận dụng
vào điều kiện thực tế của Việt Nam” đƣợc thực hiện bởi ThS. Trƣơng Thị Thu Thanh,
Bộ Xây dựng, năm 2015. Đề tài này nghiên cứu thực trạng cơ chế chính sách quản lý
hợp đồng xây dựng và kinh nghiệm quản lý hợp đồng xây dựng của Trung Quốc.
Trên cơ sở đó, công trình đã đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các giải pháp về
quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Có thể nói vấn đề quản lý dự án xây dựng nói chung và quản lý hợp đồng
EPC nói riêng là một trong những vấn đề cốt lõi quyết định sự thành bại của một dự
án xây dựng. Cho đến nay, có thể thấy rất nhiều công trình nghiên cứu về nội dung
này đã đƣợc công bố. Bên cạnh các bài viết về quản lý hợp đồng EPC nói chung,
còn có các bài viết đề cập đến việc quản lý hợp đồng EPC từ các khía cạnh cụ thể
nhƣ: quản lý nguồn nhân lực, quản lý thời gian, quản lý bất trắc, quản lý thiết kế.
Trong số này, một số bài viết có đề cập đến khía cạnh pháp lý của nội dung quản lý
nhƣng ở mức độ rất hạn chế, chủ yếu là các kiến nghị, giải pháp về phƣơng diện
kinh tế - kỹ thuật.
Năm là, các nghiên cứu về việc áp dụng một số công cụ và phương thức
quản lý dự án hiện đại, hiệu quả đối với dự án xây dựng nói chung và dự án thực
hiện theo phương thức EPC nói riêng.

23
Một số tác giả đã đề cập đến công nghệ BIM trong các công trình nhƣ: Lijia
Wang, Xu Huang and Rongyue Zheng, “The application of BIM in intelligent
construction , Applied Mechanics and Materials Vol. 188 (2012) pp 236-241; Zhou
Yang and Li Wenhua, “The research and application of BIM technology in over
seas EPC project , 2014 sixth International Conference on Measuring Technology
and Mechatronics Automation; Zhu Jiong and Han Weigang, “Research on the
application of BIM in EPC delivery model , Applied Mechanics and Materials Vol.
357-360 (2013) pp 2845-2848; phƣơng thức “quản lý xây dựng tinh gọn (Lean
construction) áp dụng cho dự án EPC với bài viết của tác giả Yan Chen, “Study on
the application of Lean construction supply chain management in EPC project ,
Applied Mechanics and MaterialsVol. 201-202 (2012) pp 1207-1212 và bài
“Effcient project delivery using Lean principles – An Indian case study đăng trên
tạp chí J. Inst. Eng. India Ser. A (2016) 97(1); 19-26 viết về việc sử dụng Lean
construction để làm tăng hiệu quả dự án với ví dụ là dự án ở Ấn Độ; hay hệ thống
quản lý giá trị (Value Management-VM) với bài viết về những rào cản của việc áp
dụng VM ở Việt Nam (cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển nói chung) của các tác
giả Soo-Yong Kim, Yeon-San Lee, Viet Thanh Nguyen and Van Trƣơng Luu,
“Barriers to applying Value Management in the Vietnamese construction industry
đăng trên tạp chí Jouranl of Construction in Developing Countries, 21(2), 55-80,
2016. Các bài viết này cũng đề cập đến ý nghĩa của việc áp dụng các công nghệ,
giải pháp hiện đại này đối với dự án EPC. Đây là những công nghệ/giải pháp đã
đƣợc áp dụng ở các nƣớc phát triển mang lại nhiều lợi ích cho các dự án xây dựng
nói chung và dự án EPC nói riêng. Vì vậy, dƣới góc độ pháp lý, tác giả luận án cần
nghiên cứu để đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp phù hợp nhằm sớm áp dụng
và áp dụng rộng rãi, có hiệu quả các công nghệ/giải pháp này ở Việt Nam.
Thứ ba, nhóm các nghiên cứu về tranh chấp hợp đồng xây dựng và giải
quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng.
Nhóm tài liệu này có các cuốn sách tiêu biểu nhƣ: Building Contract Claims
(fifth edition) của David Chappell, Wiley Blackwell, 2011 đã trình bày cả các quy

24
định pháp luật và thực tiễn khiếu nại trong xây dựng. Tác giả đƣa ra các nguyên tắc
và cách áp dụng các nguyên tắc đó vào trong hợp đồng mẫu. Có nhiều loại hợp
đồng mẫu liên quan đến những nội dung khiếu nại đƣợc khảo sát trong cuốn sách
này. Cuốn Adjudication in construction contracts của John Redmond, NXB
Blackwell Science, 2001, 262p đã đề cập đến vấn đề hoà giải trong tranh chấp hợp
đồng xây dựng. Với cuốn The Expert Witness in Construction, Wiley Blackwell,
2013, tác giả Robert Horne và John Mullen đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ
bản về Nhân chứng chuyên gia trong xây dựng nhƣ khái niệm, phân loại, vai trò,
tính chất, cách thức lựa chọn và trách nhiệm của Nhân chứng chuyên gia trong việc
giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng. Nhân chứng chuyên gia trong giải
quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng là một nội dung khá đặc thù, xuất phát từ tính
chất phức tạp liên quan đến các kiến thức chuyên môn sâu của lĩnh vực này. Cuốn
Chern on Dispute Boards – Practice and Procedure của Cyril Chern Blackwell,
Publishing, 2008, đã hệ thống hoá các nội dung cơ bản về Ban xử lý tranh chấp – mô
hình xử lý tranh chấp đặc thù trong tranh chấp hợp đồng xây dựng - từ khái niệm,
phân loại các mô hình, thành lập, hoạt động và quy định về Ban xử lý tranh chấp ở
một số quốc gia.
Có thể kể đến các bài viết liên quan đến vấn đề này, nhƣ: N.B. Chaphalkar
and Smita K. Patil, “Decision support system for dispute resolution in construction
contracts , KSCE Journal of Civil Engineering (2012) 16(4): 499-504 viết về việc
thiết lập hệ thống hỗ trợ việc đƣa ra các quyết định giải quyết tranh chấp trong hợp
đồng xây dựng với trƣờng hợp nghiên cứu cụ thể ở Ấn độ; Graham Taylor với bài
“How do construction claims happen? đăng trên Construction Law Journal 2016,
32(4), 466-469. Đây là bài báo cáo tổng hợp các nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi
ARCADIS (Công ty tƣ vấn và thiết kế hàng đầu thế giới) và EC Harris Contract
Solution (một đơn vị thành viên của ARCADIS) dựa trên các tranh chấp xây dựng
đƣợc xử lý bởi các nhóm của họ trên toàn thế giới trong suốt năm 2014 với kết quả
tổng hợp số liệu về các tranh chấp xây dựng và phƣơng thức giải quyết tranh chấp
chủ yếu đƣợc áp dụng ở Anh, có sự so sánh với các khu vực khác nhƣ Châu Á,

25
Trung Đông; báo cáo “Expert witnesses update for 2104 của tác giả Jennifer
Charlson and James Smalley đăng trên tạp chí Construction Law Journal 2015,
31(4), 210-219 nghiên cứu về ba văn bản có liên quan đến nhân chứng chuyên gia
đƣợc ban hành năm 2014 và bài “The study on EPC engineering contract dispute
and resolution mechanism của tác giả Li Weifang đăng trên tạp chí Applied
Mechanics and Materials Vols. 584-586 (2014) pp 2581-2584 nghiên cứu về tranh
chấp hợp đồng EPC và cơ chế giải quyết – theo đó tác giả chú ý vào các nguyên
nhân của tranh chấp hợp đồng EPC và cơ chế giải quyết, đặc biệt phân tích tầm
quan trọng của việc sử dụng cơ chế Ban xử lý tranh chấp (DAB) để giải quyết tranh
chấp; bài “Annual review of construction project dispute resolution in China
(2015) của tác giả Tan Jinghui đăng trên tạp chí Construction Law Journal 2016,
32(1), 43-86 viết về việc xem xét lại hàng năm việc giải quyết tranh chấp dự án xây
dựng ở Trung Quốc; tác giả Roberta Downey với bài “What documents are really
needed in order to resolve a construction dispute? đã làm rõ các loại văn bản và
vai trò của các loại văn bản là tài liệu hợp đồng để giải quyết tranh chấp xây dựng.
Ở Việt Nam, đáng chú ý về nội dung này, có bài viết của tác giả Nguyễn Mai Linh
“Phương thức giải quyết tranh chấp trong mẫu điều kiện Hợp đồng FIDIC và thực
tiễn áp dụng tại Việt Nam đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 22 (398),
11/2019. Trong đó, tác giả đã giới thiệu về các phƣơng thức giải quyết tranh chấp
trong mẫu điều kiện hợp đồng FIDIC 2017 và một số thực trạng áp dụng mẫu điều
kiện Hợp đồng FIDIC về giải quyết tranh chấp tại Việt Nam. Mới nhất, có bài viết
“Ban xử lý tranh chấp – Áp dụng mẫu hợp đồng FIDIC và kinh nghiệm cho Việt
Nam của tác giả Nguyễn Thị Hoa đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số
02(141)/2021. Trong bài viết này, tác giả đã làm rõ bản chất pháp lý của mô hình
Ban xử lý tranh chấp theo quy định của hợp đồng mẫu FIDIC và theo pháp luật Việt
Nam, chỉ rõ sự chƣa thống nhất trong quy định của pháp luật Việt Nam so với thông
lệ quốc tế về tính pháp lý của mô hình giải quyết tranh chấp này, từ đó đƣa ra một
số khuyến nghị đối với các chủ thể kinh doanh khi tham gia vào quan hệ hợp đồng
xây dựng có điều khoản về Ban xử lý tranh chấp. Đây đều là những tài liệu tham

26
khảo quan trọng giúp tác giả luận án nghiên cứu một cách có hệ thống và đề xuất
các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng EPC ở Việt
Nam hiện nay.
Thứ tư, nhóm các nghiên cứu về bài học kinh nghiệm của việc áp dụng
phương thức DB/hợp đồng EPC trong một số loại dự án và tại một số quốc gia,
các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng áp dụng hợp đồng EPC
trong các dự án đầu tư xây dựng.
Phổ biến nhất là các bài viết trong lĩnh vực dầu khí, năng lƣợng vì mô hình
EPC đƣợc áp dụng chủ yếu và phổ biến nhất trong lĩnh vực này. Có thể kể đến một
số bài viết nhƣ: Arnold H.Olyan and John K. Taylor, “The EPC contract and the
energy lawyer , Heionline 44 Alta. L.Rev. 539 2006-2007. Trong bài viết này, tác
giả khẳng định “Hợp đồng EPC có thể coi là một dạng đặc biệt của thoả thuận
thương mại… Đó là văn bản thoả thuận tập hợp của các loại công việc thiết kế,
quản lý, cung ứng và thi công xây dựng… Chính vì vậy, yêu cầu về tính chính xác
trong thoả thuận về trách nhiệm của các bên rắc rối hơn bất kỳ một thoả thuận
thương mại phức tạp nào khác”. Nhƣ vậy, theo tác giả thì hợp đồng EPC là loại
thoả thuận phức tạp nhất trong các thoả thuận thƣơng mại. Cũng theo tác giả bài
viết, những mong đợi của cả chủ đầu tƣ và nhà thầu trong thoả thuận EPC có thể
thấy đƣợc thƣờng là cao và các rủi ro mà cả hai bên phải gánh chịu có thể tăng lên
nhiều lần cùng với mong đợi về lợi nhuận đạt đƣợc hoặc cái mà các bên tin rằng họ
nên thu đƣợc. Vì lý do này, việc hiểu một cách đầy đủ cả ý định của mỗi bên, bao
gồm việc phân bổ rủi ro và kỹ năng thiết lập văn bản hợp đồng miêu tả đúng ý định
đó sẽ rất quan trọng. Tác giả Fabio Solimene có bài “Use of FIDIC forms in the oil
and gas construction sector and possible amendments to the Yellow and Silver
Books đăng trên tạp chí Journal of Energy Law and Business, 2014, Vol. 7, No.6
đề cập đến việc sử dụng mẫu hợp đồng FIDIC trong lĩnh vực xây dựng dầu khí và
gas và có thể bổ sung vào Sách Vàng và Sách Bạc của FIDIC. Một số bài viết về
phân tích và quản lý rủi ro trong hợp đồng EPC nhƣ: Sajjad Mubin and Abdul
Mannan, “Innovative approach to risk analysis and management of oil and gas

27
sector EPC contracts from a Contractor’s perspective , Journal of Business and
Economics, Vol. 5, No.2 (2013) pp. 149-170; Vincent Hooker, “Major oil and gas
projects – the real risks to EPC contractors and owners , Construction Law Journal
2010 26(2), 98-124. Một số bài viết khác nhƣ: Fakhrnaz Lotfian, Ali Mohammad
Kimiagari, Shahram Pejmannia and Mohsen Keivanloo, “Pricing Policy in EPC oil
and gas projects , International Journal of Trade, Economics and Finance, Vol. 1,
No.2, 8/2010 về chính sách giá trong các dự án EPC dầu khí và gas; Jesus A.
Villanueva and Jamison V. Kovach, “Reducing engineering/design time for EPC oil
and gas projects về giảm thời gian thiết kế trong các dự án EPC dầu khí và gas…
Về bài học kinh nghiệm ở Indonesia có bài của tác giả Adhi Cahyono và
Yanki Hartijasti: “Conflict approaches of effective project manager in the upstream
sector of Indonesian oil and gas industry , The South East Asian Journal of
Management, 10/2012, vol. 6, No.2. Về bài học kinh nghiệm ở Đài Loan có bài:
“Factors causing design schedule delays in Turnkey projects in Taiwan: An
empirical study of power distribution substation projects của tác giả Nie-Jia Yau
and Jyh-Bin Yang đăng trên tạp chí Project Management Journal, vol. 43, No, 3, 50-
61, 2012. Về bài học kinh nghiệm ở Hàn Quốc có bài “A review of construction
delivery systems: Focus on the construction management at risk system in the
Korean Public Construction Market của tác giả Young Cho đăng trên tạp chí
KSCE Journal of Civil Engineering (2016) 20(2): 530-537. Về bài học kinh nghiệm
ở Ấn Độ có bài “Improving EPC in India của tác giả R.R. Gopinath và M.S.
Krishnaswamy đăng trên tạp chí Independent Energy, Jun 1997, 27, 5, pp. 23. Về
bài học kinh nghiệm ở Congo có bài “The research of international EPC project
risk factors – A case study of Congo (Brazzaville), State Highway của các tác giả
Wancai Xu, Zhouya Wang, Cheng Shen and Xiaodong Li đăng trên tạp chí Applied
Mechanics and Materials, Vol. 438-439 (2013) pp. 1958-1963. Về bài học kinh
nghiệm ở Canada có các bài “EPC project management – the SNC-Lavalin
Approach của các tác giả George E. Baram và David M. Barken đăng trên AACE
International Transactions, 2001, pp. PM11 và bài “Project Planning and

28
Scheduling and its impact to project outcome: A study of EPC projects in Canada
của các tác giả Janaka Y. Ruwanpura, Tanveer Nabi Ahmed, Karim Kaba and
Gerald Patrick Mulvany đăng trên AACE International Transactions, 2006, pp.
P201. Bên cạnh đó, có nhiều bài viết về nội dung này ở Hong Kong nhƣ: Về những
rào cản của việc áp dụng phƣơng thức DB ở Hong Kong (Edmond W.M.Lam,
Albert P.C. Chan and Daniel W.M. Chan, “Barriers to applying the DB
procurement method in Hong Kong , Architectural Science Review, 49:2, 189-195),
về những bài học từ việc quản lý các dự án DB ở Hong Kong (Edmond W.M. Lam,
Albert P.C. Chan and Daniel W.M. Chan, “Lessons from managing DB construction
projects in Hong Kong , Architectural Science Review 49:2, 133-142), về căn cứ
lựa chọn phƣơng thức DB (Albert P.C. Chan, Danny C.K. Ho and C.M. Tam, “Why
DB? Views from some major public clients in Hong Kong , Architectural Science
Review 45:3, 253-263, về những nhận thức của việc áp dụng phƣơng thức DB ở
Hong Kong (Edmond W.M. Lam, Albert P.C. Chan and Daniel W.M. Chan,
“Perceptions on the application of DB procurement system in Hong Kong ,
Architectural Science Review: 46:4, 419-425), về việc phát triển hệ thống DB ở
Hong Kong (Edmond W.M. Lam, Albert P.C. Chan and Daniel W.M. Chan,
“Development of the DB procurement system in Hong Kong , Architectural Science
Review, 47:4, 387-397). Một số bài viết về việc áp dụng mô hình ECP ở Trung
Quốc nhƣ: Zhang Jing-xiao, Bai Li and SU Chaun-chaun, “Empirical Study on the
performance of EPC contractor management module: A Chinese case , 2010
International Conference on E-Business and E-Government, 5157-5163, LI Yan and
WANG Lin, “Research on the benefit sharing model of financial leasing in EPC
Projects in China , Lei Du, Wenzhe Tang, Chunna Liu, Shuli Wang, Tengfei
Wang, Wenxin Shen, Min Huang and Yongzhi Zhou, “Enhancing engineer-procure-
construct project performance by partnering in international markets: Perspective
from Chinese construction companies , International Journal of Project Management
34 (2016) 30-43.
Về thực trạng áp dụng hợp đồng EPC ở Việt Nam có một số bài đăng trên tạp
chí nƣớc ngoài, nhƣ: “Schedule delays in engineering, procurement, and construction

29
petrochemical projects in Vietnam – A qualitative research study của Linh Hong
Pham và Harimurti Hadikusumo trên tạp chí International Journal of Energy Sector
Management Vol. 8 No.1, 2014, pp3-26; bài “Modification to the FIDIC Silver Book in
a Buyer’s market context: A case study of the HaiPhong Power Plant II Project của
các tác giả Chuan CHEN, Canhui JIAN và Hongjjang LI đăng trên tạp chí Applied
Mechanics and Materials Vol. 357-360 (2013) pp 2498-2504; bài “Research on Delay
Risks Identification and Control in the Construction Progress of EPC Hydropower
Projects in Viet Nam” của các tác giả Mai Sy Hung, Jian Qiong Wang, Mai Sy Thanh
đăng trên tạp chí Technical Bulletin, Vol. 55, Issue 13, 2017, pp. 610-623.
Về các nghiên cứu các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng áp
dụng hợp đồng EPC trong các dự án đầu tư xây dựng: Cũng tƣơng tự nhƣ đối với
thực trạng áp dụng hợp đồng EPC, các kết quả nghiên cứu về kiến nghị và giải pháp
nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng EPC còn rất
hạn chế. Các công trình nghiên cứu đã công bố các kết quả chủ yếu là các đề xuất
về mặt giải pháp kỹ thuật hoặc dƣới góc độ kinh tế. Có thể kể đến các công trình
nghiên cứu với các giải pháp nhƣ: Vũ Ngọc Phƣơng, “Hoàn thiện quản lý nhà nước
về hợp đồng trong hoạt động xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước ở Việt
Nam , Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Xây dựng (2009); Bùi Hồng Minh,
“Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện theo hình
thức tổng thầu EPC tại Tổng công ty Sông Đà , Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trƣờng
Đại học Xây dựng (2014); Nguyễn Ngọc Anh, “Giải pháp hoàn thiện công tác quản
lý dự án tại các Ban quản lý dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện thuộc Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam (2015), Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Xây dựng;
Nguyễn Kim Tuấn, “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án trong giai đoạn
thực hiện dự án tại Ban quản lý Dự án Điện lực Dầu khí Vũng Áng – Quảng Trạch,
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam , Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học
Xây dựng (2015); Đỗ Gia Lƣơng, “Giải pháp quản lý dự án đường ống dẫn khí
thuộc Ban quản lý dự án Dịch vụ, Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro , Luận văn
thạc sỹ, Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội, (2015). Trong đó, luận văn thạc sỹ của

30
tác giả Vũ Ngọc Phƣơng đã khái quát đƣợc những vấn đề lý luận về hợp đồng xây
dựng và vai trò của nhà nƣớc đối với quản lý hợp đồng xây dựng; chỉ ra những
chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng xây dựng và nguyên
nhân của những tồn tại này; từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng
quản lý nhà nƣớc về hợp đồng xây dựng. Luận văn cũng đề cập đến một số tồn tại,
thiếu sót của pháp luật liên quan đến hợp đồng EPC nhƣ vấn đề thanh toán hợp
đồng, hợp đồng mẫu. Các luận văn của các tác giả Bùi Hồng Minh, Nguyễn Ngọc
Anh, Nguyễn Kim Tuấn, Đỗ Gia Lƣơng đã đề cập trực tiếp đến hợp đồng EPC
nhƣng từ góc độ quản lý dự án gắn với lĩnh vực cụ thể là điện và dầu khí và gắn với
một số đơn vị cụ thể là Tổng công ty Sông Đà, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Mặc
dù vậy các nghiên cứu này cũng đã đề cập đến một số vấn đề lý luận về hợp đồng
EPC cũng nhƣ thực trạng ký kết, thực hiện hợp đồng EPC trong các dự án cụ thể và
đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc quản lý dự án theo mô hình EPC tại những dự
án này. Tuy nhiên, những vấn đề lý luận pháp luật về hợp đồng EPC còn chƣa đƣợc
đề cập đến trong các công trình nghiên cứu này.
Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài có luận án tiến sỹ của tác giả
Dominique R. Williams, Critical factors leading to the success of large EPC
projects from the perspective of project personnel representing the contractor,
Dotor of Philosophy, Cappella University, Minnesota, USA, 2015. Với công trình
nghiên cứu này, tác giả luận án đã kết luận những yếu tố đóng vai trò quyết định
cho thành công của một dự án EPC quy mô lớn (trên 50 triệu USD) là: Con ngƣời,
kế hoạch, giao tiếp, lịch trình, mối quan hệ với khách hàng, chất lƣợng, ngân sách
và quản lý. Trong đó, yếu tố con ngƣời là yếu tố nhận đƣợc sự đồng thuận cao nhất
trong kết quả phỏng vấn điều tra của tác giả. Luận văn thạc sỹ của tác giả Tarek
Haggag, Tracking and Controlling of Engineering Deliverables for EPC Projects,
Master of Applied Science, Concordia University, Quebec, Canada, 2006. Qua công
trình nghiên cứu này, tác giả cho thấy vai trò quan trọng của giai đoạn thiết kế trong
quá trình thực hiện các dự án EPC – theo tác giả “ các sản phẩm thiết kế đóng vai
trò cốt yếu, có ảnh hƣởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình thực hiện một dự án EPC.

31
Các sản phẩm thiết kế trong giai đoạn này cần đƣợc kiểm soát từng sản phẩm một
theo tiến độ của dự án . Trong luận văn này, tác giả đã nghiên cứu thực trạng của
việc kiểm soát các sản phẩm thiết kế và đƣa ra phƣơng pháp tăng cƣờng việc theo
dõi và kiểm soát các sản phẩm thiết kế. Đây là luận văn trong lĩnh vực khoa học
ứng dụng nên giải pháp đề ra là giải pháp về mặt khoa học kỹ thuật chứ không phải
về phƣơng diện pháp lý.
1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố ở trong
nƣớc và ngoài nƣớc về hợp đồng EPC cũng nhƣ pháp luật về hợp đồng EPC, tác giả
luận án đƣa ra một số đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề
tài luận án nhƣ sau:
1.3.1. Những vấn đề đã được các công trình nghiên cứu giải quyết
- Về mặt lý luận: Một số vấn đề lý luận về hợp đồng EPC nhƣ: khái niệm,
đặc điểm, ƣu điểm, nhƣợc điểm, nội dung, so sánh hợp đồng EPC với một số hợp
đồng xây dựng khác đã đƣợc nghiên cứu và đề cập đến trong một số công trình với
những mức độ và phạm vi khác nhau.
- Về thực tiễn áp dụng hợp đồng EPC và các giải pháp nâng cao khả năng
vận dụng mô hình hợp đồng này trong hoạt động xây dựng đã đƣợc đề cập đến
trong nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đã đƣợc
công bố đề cập đến vấn đề này từ góc nhìn kinh tế - kỹ thuật mà không phải là góc
nhìn pháp lý.
1.3.2. Những vấn đề chưa được giải quyết
- Về mặt lý luận: Chƣa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu hợp đồng
EPC từ góc độ pháp lý cũng nhƣ đi sâu phân tích các đặc điểm cơ bản của hợp đồng
EPC có ảnh hƣởng và đặt ra yêu cầu gì đối với việc điều chỉnh pháp luật quan hệ
hợp đồng EPC.
Bên cạnh đó, các vấn đề lý luận của pháp luật về hợp đồng EPC là một
“khoảng trống nghiên cứu cả ở trong nƣớc và ngoài nƣớc từ trƣớc đến nay.
Vì vậy, tác giả luận án sẽ xây dựng cơ sở lý thuyết hoàn chỉnh về hợp đồng
EPC dƣới góc độ pháp lý và pháp luật về hợp đồng EPC. Đây là cơ sở cho việc

32
nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về hợp
đồng EPC ở Việt Nam từ trƣớc đến nay.
- Về thực tiễn: Chƣa có công trình nghiên cứu nào đƣợc công bố đƣa ra sự
phân tích và đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện thực trạng pháp luật và thực tiễn
thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam để làm cơ sở cho việc đƣa ra các
kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp
luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam.
- Về kết quả nghiên cứu: Chƣa có công trình nghiên cứu nào đề xuất các yêu
cầu và giải pháp cụ thể một cách đồng bộ để hoàn thiện pháp luật cũng nhƣ nâng
cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam.
2. Định hƣớng, hƣớng tiếp cận, nhiệm vụ, dự kiến nội dung nghiên cứu
của luận án gắn với lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
2.1. Định hƣớng, hƣớng tiếp cận và nhiệm vụ nghiên cứu
Định hƣớng nghiên cứu của tác giả luận án là xây dựng hệ thống lý luận về
hợp đồng EPC và pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng EPC; đồng thời, đánh giá
thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam.
Từ đó, tác giả đƣa ra những định hƣớng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp
luật và nâng cao hiệu quả thi thành pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam trong
thời gian tới. Với định hƣớng nghiên cứu này, hƣớng tiếp cận từ góc độ Luật học
đƣợc xác định là hƣớng tiếp cận chính yếu của luận án vì đây là một luận án Tiến sỹ
Luật học. Tuy nhiên, hợp đồng EPC là một dạng hợp đồng xây dựng mang tính
chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật rất rõ rệt. Vì vậy, ở mức độ nhất định, luận án có
tiếp cận từ góc độ kinh tế - kỹ thuật nhằm làm rõ tính chất, vai trò, đặc điểm của
hợp đồng EPC làm cơ sở cho việc nghiên cứu pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp
đồng này.
Với định hƣớng nghiên cứu và hƣớng tiếp cận nhƣ trên, tác giả luận án đặt ra
những nhiệm vụ nghiên cứu trong luận án nhƣ sau:
Thứ nhất, tác giả tập trung nghiên cứu và đƣa ra khái niệm hợp đồng EPC, chỉ
ra đặc điểm của hợp đồng EPC so với hợp đồng xây dựng truyền thống, cũng nhƣ vai
trò của hợp đồng EPC đối với việc thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng.

33
Thứ hai, tác giả nghiên cứu và xây dựng khái niệm cũng nhƣ xác định nội
dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh hoạt động ký kết, thực hiện và giải quyết
tranh chấp hợp đồng EPC.
Thứ ba, tác giả nghiên cứu lý luận và thực tiễn một số nội dung pháp luật
điều chỉnh quan hệ hợp đồng EPC, trong đó có việc ký kết, thực hiện và giải quyết
tranh chấp hợp đồng này ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia.
Thứ tư, từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng áp
dụng, luận án đƣa ra những định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam.
2.2. Những kết quả nghiên cứu cụ thể gắn với câu hỏi nghiên cứu, lý
thuyết nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
2.2.1. Những kết quả nghiên cứu cụ thể
- Luận án làm rõ các khái niệm “hợp đồng EPC , “pháp luật về hợp đồng
EPC . Đặc biệt, luận án cần luận giải các đặc trƣng của hợp đồng EPC; nêu rõ các
yêu cầu và nội dung của pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng EPC nhằm phát huy
đƣợc những ƣu điểm của loại hợp đồng này trong việc thực hiện dự án đầu tƣ xây
dựng với hiệu quả cao.
- Xác định nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng EPC
gắn với đặc trƣng của hợp đồng EPC so với các hợp đồng xây dựng khác.
- Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam.
- Kinh nghiệm của một số quốc gia và thông lệ quốc tế về hợp đồng EPC.
- Đƣa ra các định hƣớng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật điều
chỉnh quan hệ hợp đồng EPC cũng nhƣ nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp
đồng EPC ở Việt Nam.
2.2.2. Câu hỏi nghiên cứu, lý thuyết nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
2.2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện để tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Quy định pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam đã đầy đủ và
phù hợp với bản chất (đặc trƣng) của loại hợp đồng này cũng nhƣ thông lệ quốc tế
hay chƣa?

34
Câu hỏi 2: Thực trạng áp dụng hợp đồng EPC ở Việt Nam đã và đang nảy
sinh những vấn đề gì từ góc độ pháp luật và những vấn đề đó đã đƣợc giải quyết
chƣa? giải quyết ở mức độ nào?; các quốc gia khác đã giải quyết những vấn đề này
nhƣ thế nào?
Câu hỏi 3: Các giải pháp nào để hoàn thiện pháp luật về hợp đồng EPC và
nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam?
2.2.2.2. Lý thuyết nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài luận án đƣợc dựa trên các lý thuyết nghiên cứu và
nguyên tắc cốt lõi đó là:
- Lý thuyết về hợp đồng, trong đó có lý thuyết về hợp đồng quan hệ
(Relational Contract Theory) – một lý thuyết hợp đồng theo cách tiếp cận mới so
với cách tiếp cận truyền thống.
- Lý thuyết chia sẻ rủi ro (Theory of Risk Sharing)
- Nguyên tắc thiện chí (Good Faith)
2.2.2.3. Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về hợp đồng EPC và pháp luật về
hợp đồng EPC cũng nhƣ thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp
luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam hiện nay, tác giả luận án đặt ra giả thuyết nghiên
cứu nhƣ sau:
Có thể thấy rằng: Bất cứ quan hệ xã hội nào chịu sự điều chỉnh của pháp
luật chỉ có thể phát triển đúng hƣớng và bền vững khi có một khung pháp lý ổn
định, đồng bộ và phù hợp. Hợp đồng EPC là loại hợp đồng xây dựng đặc thù, vì
vậy, để phát huy đƣợc những ƣu điểm của việc thực hiện dự án theo mô hình hợp
đồng này so với mô hình hợp đồng xây dựng truyền thống thì pháp luật điều chỉnh
quan hệ hợp đồng EPC cần phải tạo đƣợc một khung pháp lý đồng bộ và phù hợp.
Cho tới nay, pháp luật của Việt Nam về hợp đồng EPC vẫn còn những
“khoảng trống , bất cập, thiếu đồng bộ và chƣa tƣơng thích với thông lệ quốc tế.
Vì vậy, hợp đồng EPC ở Việt Nam chƣa phát huy đƣợc những ƣu điểm, lợi thế của
loại hợp đồng này đối với việc thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng. Bằng chứng là

35
các dự án thực hiện theo mô hình EPC ở Việt Nam vẫn bị chậm tiến độ, vƣợt chi
phí dự tính, năng lực của các nhà thầu chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của dự án, sự
phối hợp, hợp tác giữa các bên trong việc thực hiện hợp đồng còn chƣa hiệu quả
và đầy đủ dẫn đến các khiếu nại, tranh chấp còn nhiều và chƣa đƣợc giải quyết
một cách nhanh chóng, hiệu quả…

36
Kết luận phần tổng quan

Thông qua việc nghiên cứu các công trình nghiên cứu ở trong nƣớc và ngoài
nƣớc đã đƣợc công bố liên quan đến đề tài luận án, có thể thấy:
Về mặt lý luận, với các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố, hợp đồng
EPC chủ yếu đƣợc nhìn nhận dƣới góc độ kinh tế - kỹ thuật; không có công trình
nghiên cứu nào đề cập đến hợp đồng EPC dƣới góc độ pháp lý. Chính vì vậy, luận
án cần làm rõ đặc trƣng cơ bản của hợp đồng EPC dƣới góc độ pháp lý, từ đó xác
định yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ hợp đồng EPC có gì khác biệt so
với hợp đồng xây dựng truyền thống. Bên cạnh đó, các vấn đề lý luận pháp luật về
hợp đồng EPC là một “khoảng trống trong nghiên cứu mà luận án cần bổ sung.
Về mặt thực tiễn vận dụng mô hình hợp đồng EPC và các kiến nghị đối với
việc áp dụng mô hình hợp đồng này trong các dự án đầu tư xây dựng: Với bốn
nhóm vấn đề đƣợc hệ thống bao gồm: Ký kết hợp đồng EPC và việc vận dụng hợp
đồng mẫu trong hoạt động xây dựng; nội dung hợp đồng EPC, quản lý và thực hiện
hợp đồng EPC; tranh chấp hợp đồng xây dựng và giải quyết tranh chấp hợp đồng
xây dựng; bài học kinh nghiệm của việc áp dụng phƣơng thức DB/hợp đồng EPC
trong một số loại dự án và tại một số quốc gia, các giải pháp và kiến nghị nhằm
nâng cao khả năng áp dụng hợp đồng EPC trong các dự án đầu tƣ xây dựng đã cho
thấy các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố chủ yếu đề cập đến khía cạnh kinh
tế - kỹ thuật của hợp đồng EPC. Mặc dù vậy, đây vẫn là nguồn tƣ liệu để tác giả
luận án phân tích, đánh giá và đƣa ra định hƣớng nghiên cứu của mình.
Nhƣ vậy, có thể thấy xét cả về mặt lý luận và thực tiễn, hợp đồng EPC nhìn
nhận dƣới góc độ pháp lý và pháp luật về hợp đồng EPC vẫn còn là một “khoảng
trống cần đƣợc nghiên cứu trong pháp luật về hợp đồng nói chung và pháp luật về
hợp đồng xây dựng nói riêng.

37
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ, CUNG CẤP
THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ, CUNG CẤP THIẾT BỊ
CÔNG NGHỆ, THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1. Những vấn đề lý luận về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công
nghệ và thi công xây dựng công trình
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công
nghệ và thi công xây dựng công trình
EPC là một phƣơng thức thực hiện dự án mới trong hoạt động đầu tƣ xây
dựng công trình. Khái niệm này đƣợc hiểu là trong cùng một hợp đồng, nhà thầu
đƣợc giao thực hiện cả ba nội dung công việc: Tƣ vấn thiết kế, cung cấp thiết bị,
công nghệ và thi công xây dựng công trình. EPC là một hình thức cụ thể của
phƣơng thức thực hiện dự án mới, đó là giao cho cùng một nhà thầu vừa thiết kế,
vừa thi công xây dựng (DB). Phƣơng thức này khác với phƣơng thức thực hiện dự
án truyền thống là phƣơng thức mà chủ đầu tƣ thiết kế xong mới chọn nhà thầu thi
công (DBB). Đối với một dự án xây dựng, nếu sử dụng phƣơng thức thực hiện dự
án truyền thống (DBB), chủ đầu tƣ dự án phải ký kết nhiều hợp đồng xây dựng với
nhiều nhà thầu khác nhau để thực hiện dự án (hợp đồng tƣ vấn thiết kế với nhà thầu
thiết kế, hợp đồng thi công xây dựng với nhà thầu thi công…). Còn với phƣơng
thức DB, chủ đầu tƣ chỉ phải ký kết một hợp đồng xây dựng với một nhà thầu là
tổng thầu (đó có thể là tổng thầu EC: Thiết kế - Xây dựng; tổng thầu EPC: Thiết
kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng; hoặc tổng thầu Turnkey: Chìa
khoá trao tay). Tổng thầu là đầu mối duy nhất chịu trách nhiệm thực hiện dự án, đáp
ứng tất cả những yêu cầu mà chủ đầu tƣ đƣa ra. Chính vì vậy, có thể thấy so với các
hợp đồng xây dựng thông thƣờng (vốn là loại hợp đồng phức tạp, cả về khía cạnh
kỹ thuật và pháp lý), thì hợp đồng EPC là loại hợp đồng hỗn hợp phức tạp hơn, đòi
hỏi phải có sự điều chỉnh bằng pháp luật phù hợp nhằm phát huy những điểm mạnh
đồng thời giảm thiểu những hạn chế của loại hợp đồng này trong việc thực hiện
dự án xây dựng.

38
CHỦ ĐẦU TƢ

Hợp đồng Hợp đồng


Hợp
đồng

NHÀ TƢ VẤN NHÀ THẦU XÂY


THIẾT KẾ LẮP
NHÀ CUNG CẤP
THIẾT BỊ

Sơ đồ 1.1. Mô hình Hợp đồng xây dựng truyền thống


Thuật ngữ EPC có nguồn gốc từ những hợp đồng xây dựng các toà nhà và tổ
hợp công nghiệp trong ngành công nghiệp dầu khí ở Mỹ2. Hiện tại, thuật ngữ này
đƣợc sử dụng trên phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, chƣa có một định nghĩa chính thức
nào về hợp đồng EPC đƣợc thừa nhận. Theo cách hiểu thông thƣờng, hợp đồng
EPC là loại hợp đồng mà trong đó một nhà thầu đƣợc coi là tổng thầu chịu trách
nhiệm về thiết kế (E), cung cấp thiết bị công nghệ (P) và thi công xây dựng công
trình (C) trong một tổ hợp các nhà thầu. Với hợp đồng EPC, tổng thầu chịu trách
nhiệm hoàn thành dự án và chủ đầu tƣ chỉ cần nhận chìa khoá để sử dụng công
trình. Vì thế, trong nhiều trƣờng hợp, hợp đồng EPC cũng đƣợc gọi là hợp đồng
Chìa khoá trao tay (Turnkey). Việc sử dụng hợp đồng EPC/Turnkey trong các dự án
xây dựng hiện nay, đặc biệt là trong các dự án hạ tầng, đã trở thành phổ biến với các
chủ đầu tƣ và định chế tài chính. Theo thống kê, ở Mỹ, việc sử dụng hợp đồng
EPC/Turnkey cho các dự án xây dựng đã tăng từ 18 tỷ USD (giữa những năm 80)
lên 69 tỷ USD (giữa những năm 90) và hiện nay đang chiếm khoảng 25% ngành
công nghiệp xây dựng của Mỹ3.
Tuy chƣa có một khái niệm chính thức về hợp đồng EPC đƣợc đƣa ra nhƣng
qua các nghiên cứu đã đƣợc công bố, các tác giả đều có một cách hiểu tƣơng đối

2
Joseph A.Huse, Understanding and Negotiating Turnkey and EPC Contracts, p.5, Sweet and Maxwell, 2002
3
Joseph A.Huse, Understanding and Negotiating Turnkey and EPC Contracts, p.5, Sweet and Maxwell, 2002.

39
thống nhất về hợp đồng EPC. Theo đó, hợp đồng EPC đƣợc hiểu là loại hợp đồng
mà trong đó nhà thầu (thƣờng đƣợc gọi là tổng thầu EPC), có trách nhiệm thực hiện
toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, thi công xây dựng công
trình và chịu trách nhiệm chuyển giao công trình đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu
tƣ trong hợp đồng với giới hạn nghiêm ngặt về thời hạn hoàn thành và chi phí thực hiện.

CHỦ ĐẦU TƢ

Hợp đồng
EPC
TỔNG THẦU EPC

Hợp đồng Hợp đồng


Hợp đồng

NHÀ TƢ VẤN NHÀ CUNG CẤP CÁC NHÀ


THIẾT KẾ THIẾT BỊ THẦU PHỤ

Sơ đồ 1.2. Mô hình hợp đồng EPC


Có thể xác định hai điểm mấu chốt trong lý luận về hợp đồng EPC là:
Điểm thứ nhất, đối với hợp đồng EPC chỉ có một đầu mối chịu trách nhiệm
thực hiện dự án; đó là tổng thầu EPC. Khác với việc xây dựng công trình theo mô
hình hợp đồng xây dựng truyền thống, chủ đầu tƣ sẽ phải ký nhiều hợp đồng xây
dựng với nhiều nhà thầu khác nhau để hoàn thành công trình. Đối với hợp đồng EPC,
nguyên tắc cốt lõi là giao cho tổng thầu EPC toàn bộ trách nhiệm đối với các công
việc thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, thi công xây dựng công trình.
Điểm thứ hai, trách nhiệm của tổng thầu EPC đối với việc thực hiện dự án
không chỉ là thực hiện ba nội dung công việc: thiết kế (E), cung cấp thiết bị công
nghệ (P), thi công xây dựng (C); mà yêu cầu cao hơn là trách nhiệm phải hoàn
thành công trình đáp ứng Yêu cầu của chủ đầu tƣ , sẵn sàng để vận hành trong giới

40
hạn thời gian và chi phí đã đƣợc xác định trƣớc trong hợp đồng (trách nhiệm
fitness for purpose )4. Thông thƣờng, đối với hợp đồng DB nói chung và EPC nói
riêng, giá hợp đồng sẽ đƣợc xác định cố định vào thời điểm không muộn hơn giai
đoạn giữa của việc thiết kế - khi mà phạm vi công việc đã đƣợc xác định5.
Trách nhiệm của tổng thầu EPC đối với toàn bộ quá trình thiết kế, cung ứng
vật tƣ, thiết bị và thi công xây dựng công trình đã dẫn đến chuẩn mực thực hiện
đƣợc đặt ra cho tổng thầu EPC khác với nhà thầu trong hợp đồng xây dựng truyền
thống. Với hợp đồng EPC, tổng thầu EPC phải chịu trách nhiệm về kết quả, trừ khi
có quy định khác. Điều này có nghĩa là tổng thầu EPC phải chịu trách nhiệm về
thiết kế và thi công sao cho những công việc đƣợc thực hiện cho đến khi hoàn thành
công trình thoả mãn những tiêu chuẩn quy định trong hợp đồng. Chủ đầu tƣ đặt ra
những tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo chắc chắn rằng các công việc mà tổng thầu
thực hiện phải đạt đƣợc ngƣỡng hiệu quả có thể sinh lợi. Tiêu chuẩn thực hiện công
việc có thể định rõ các yếu tố “đầu vào , “đầu ra , hay bất cứ một hiệu quả nào mà
chủ đầu tƣ mong muốn; Ví dụ: trong dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than,
chủ đầu tƣ muốn đƣợc bảo đảm chắc chắn rằng dây chuyền sản xuất sẽ cung cấp đủ
điện cho nhu cầu thƣơng mại của mình. Những tiêu chuẩn cần thiết sẽ đƣợc đặt ra
để đạt đƣợc mục đích thực hiện mà chủ đầu tƣ mong muốn. Trách nhiệm của tổng
thầu là thực hiện các công việc cần thiết theo những tiêu chuẩn đã đƣợc đặt ra để
đạt đƣợc mục đích của chủ đầu tƣ.
Đối với hợp đồng xây dựng truyền thống, nhà thiết kế và nhà thầu thi công
phải đạt đƣợc những tiêu chuẩn thực hiện khác nhau để hoàn thành các công việc.
Theo hợp đồng xây dựng truyền thống, nhà thầu thiết kế trong hai hệ thống pháp
luật không bị đòi hỏi phải đảm bảo đạt đƣợc kết quả xây dựng, mà chỉ phải thực
hiện theo đúng yêu cầu về phƣơng pháp, cách thức thực hiện công trình. Họ chỉ cần
đáp ứng đƣợc những yêu cầu về kiến thức, trình độ và năng lực chuyên môn đủ để
hoàn thành nhiệm vụ thiết kế với mức độ hợp lý của kỹ năng nghề nghiệp. Toà án ở

4
Howard M.Steinberg, Understanding and Negotiating EPC Contracts, Volume 1: The Project Sponsor’s
Perspective, p.48, Routledge, 2017
5
Julio Cesar Bueno, The Projects and Construction Review, 6th edition, p.41, Law Business Research, July 2016

41
Hoa Kỳ thƣờng yêu cầu ngƣời thiết kế, trong quá trình chuẩn bị các thiết kế và bản
vẽ, phải thể hiện các kỹ năng và khả năng của mình một cách hợp lý và không có
những dấu hiệu cho thấy sự cẩu thả trong khi thực hiện công việc của họ 6. Tiêu
chuẩn này chính là trách nhiệm thận trọng trong nghề nghiệp. Còn nhà thầu thi công
thƣờng đƣợc yêu cầu phải thi công công trình một cách cẩn trọng với tinh thần hợp
tác. Các tiêu chuẩn thƣờng đƣợc xác định bởi hệ thống pháp luật có liên quan và
phù hợp với thực tiễn công nghệ. Các tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện có thể thay
đổi theo các hợp đồng khác nhau. Nhà thầu thi công đƣợc yêu cầu hoàn thành công
việc theo đúng hợp đồng. Vì vậy, nhà thầu thi công nói chung không phải chịu trách
nhiệm cho những thiếu sót về thiết kế.
Với hợp đồng EPC/Chìa khoá trao tay, trách nhiệm về thiết kế và thi công
đều do tổng thầu đảm nhiệm với những chuẩn mực thực hiện khắt khe hơn. Chuẩn
mực thực hiện đƣợc áp dụng sẽ đƣợc quy định bởi hợp đồng, hoặc trong trƣờng hợp
thiếu những điều khoản quy định cụ thể thì đƣợc áp dụng theo luật tƣơng ứng. Theo
Điều kiện hợp đồng cho các dự án EPC/Chìa khoá trao tay của FIDIC, tiêu chuẩn
này là “sự phù hợp với mục đích . Theo án lệ của Anh, tổng thầu EPC/Chìa khoá
trao tay cũng có trách nhiệm pháp lý nghiêm ngặt là phải bàn giao công trình phù
hợp với mục đích đặt ra trong hợp đồng7.
Tiêu chuẩn phù hợp với mục đích cho thấy một mức độ cao hơn trách nhiệm
thận trọng trong nghề nghiệp8. Nó quy trách nhiệm pháp lý về bất cứ thiếu sót nào
trong thiết kế và thi công so với tiêu chuẩn, quy chuẩn cho tổng thầu. Đồng thời, nó
cũng cho phép chủ đầu tƣ tiếp nhận đƣợc công trình sau khi thi công sẵn sàng phục vụ
những mục đích nhƣ quy định trong hợp đồng; Ví dụ: trong dự án xây dựng nhà máy
nhiệt điện đốt than, chủ đầu tƣ có thể đƣa ra những yêu cầu về quy mô và tính chất nhà
máy mà mình mong muốn, cùng với sản lƣợng điện của nó và sự tiêu hao nhiên liệu
cần thiết tƣơng ứng. Do đó, nếu dự định ban đầu của chủ đầu tƣ thiếu một số yếu tố cần
thiết để có thể phù hợp với mục đích xác định, thì tổng thầu sẽ chịu trách nhiệm bảo
đảm rằng công trình khi hoàn thiện có chứa yếu tố còn thiếu đó.
6
Joseph A.Huse, Understanding and Negotiating Turnkey and EPC Contracts, p.18, Sweet and Maxwell, 2002
7
Joseph A.Huse, Understanding and Negotiating Turnkey and EPC Contracts, p.19, Sweet and Maxwell, 2002
8
Joseph A.Huse, Understanding and Negotiating Turnkey and EPC Contracts, p.19, Sweet and Maxwell, 2002

42
Với hai điểm mấu chốt này, từ góc độ pháp lý có thể thấy: Nội dung cốt lõi
của một hợp đồng EPC là sự quy định rõ ràng về các yêu cầu của chủ đầu tƣ mà nhà
thầu EPC phải thực hiện và trách nhiệm hoàn thành công trình đáp ứng yêu cầu của
chủ đầu tƣ quy định trong hợp đồng của nhà thầu EPC. Khi tham gia vào quan hệ
hợp đồng EPC, tổng thầu EPC phải nhận thức một cách rõ ràng và đầy đủ về trách
nhiệm hoàn thành công trình đáp ứng yêu cầu mà chủ đầu tƣ đã đề ra trong hợp
đồng đƣợc giao kết. Điều đó có nghĩa là là tổng thầu EPC phải hiểu rõ và đánh giá
đƣợc tất cả những rủi ro mà mình có thể phải gánh chịu trong hợp đồng. Đối với
một hợp đồng xây dựng phức hợp nhƣ EPC thì việc các bên, đặc biệt là tổng thầu
EPC cần nhận thức rõ ràng về những rủi ro đối với mình trở nên quan trọng và cũng
khó khăn hơn. Trong một nghiên cứu của mình, một nhóm tác giả đã đúc kết một
trong bốn nhân tố cơ bản cho sự thành công của một dự án EPC là tổng thầu EPC
phải hiểu rõ về giới hạn trách nhiệm và những rủi ro mà anh ta phải gánh chịu 9.
Việc tổng thầu EPC không nhận thức, đánh giá đƣợc một cách chính xác, rõ ràng
các rủi ro có thể xẩy ra với mình trong một dự án cụ thể mà vẫn ký hợp đồng chính
là một trong những rủi ro lớn nhất cho sự thành công của dự án. Howard M.
Steinberg – tác giả của một trong những cuốn sách kinh điển về EPC –
Understanding and Negotiating EPC Contracts đã khẳng định: Không một dự án
xây dựng nào có thể thành công nếu thiếu đi sự hiểu biết rõ ràng về các rủi ro có
liên quan và sự phân bổ về mặt thực tế cũng nhƣ pháp lý những rủi ro này10.
Mặc dù vậy, việc lựa chọn giao kết hợp đồng EPC để thực hiện dự án không
có nghĩa là chủ đầu tƣ giao phó toàn bộ trách nhiệm quản lý, kiểm soát dự án cho
nhà thầu và chờ nhận chìa khoá công trình. Ở một khía cạnh khác, cũng quan
trọng không kém đối với một hợp đồng EPC, đó là, khi chủ đầu tƣ đặt bút ký vào
hợp đồng EPC thì cần phải hiểu rất rõ ràng rằng: Bất kỳ sự can thiệp nào của chủ
đầu tƣ vào qúa trình thực hiện dự án của nhà thầu với cách thức nhƣ đối với hợp
đồng xây dựng truyền thống đều có thể phải trả giá bằng việc làm chậm tiến độ, gia

9
Jan Picha, Ales Tomek, Harry Lowitt, Application EPC contract in international power projects, Procedia
Engineering 123 (2015) 397-404, Crative Construction Conference 2015
10
Howard M.Steinberg, Understanding and Negotiating EPC Contracts, Volume 1: The Project Sponsor’s
Perspective, p. 48, Routledge, 2017

43
tăng chi phí của dự án. Điều đó cũng có nghĩa là làm vô hiệu hóa thế mạnh của EPC
đối với việc thực hiện dự án. Theo tác giả Howard M.Steinberg, điểm chính yếu
nhất đối với một hợp đồng EPC là chủ đầu tƣ không đƣợc can thiệp quá nhiều vào
quá trình thực hiện hợp đồng của tổng thầu11. Chính vì vậy, đối với hợp đồng EPC,
hàng loạt các vấn đề liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của chủ đầu tƣ
và tổng thầu EPC cần phải đƣợc quy định đầy đủ, rõ ràng trong pháp luật và trong
hợp đồng. Điều này là vô cùng quan trọng. Bất kỳ một quy định nào về quyền hạn,
một thoả thuận không rõ ràng hoặc một sự can thiệp bất hợp lý nào của chủ đầu tƣ
vào việc thực hiện hợp đồng của tổng thầu EPC đều có thể đe doạ đến sự thành
công của dự án.
Bên cạnh đó, khác với phƣơng thức thực hiện dự án truyền thống (DBB),
với EPC, trách nhiệm trao đổi thông tin và tinh thần hợp tác, phòng ngừa tranh chấp
giữa các bên đƣợc đòi hỏi ở mức cao hơn. Lúc này, chủ đầu tƣ, mặc dù là ngƣời chi
tiền, nhƣng dƣờng nhƣ bị mất đi quyền kiểm soát đối với việc thực hiện dự án.
Còn tổng thầu, mặc dù nắm trong tay toàn bộ quyền điều hành, quản lý việc thực
hiện dự án, nhƣng lại phải gánh trên vai trách nhiệm hoàn thành dự án đáp ứng tiêu
chuẩn đầu ra với giới hạn thời gian và cả chi phí đã cam kết với chủ đầu tƣ trong
hợp đồng. Vì vậy, bất kỳ bên nào không sẵn sàng thiết lập và quản lý việc trao đổi
và xử lý thông tin kịp thời cũng nhƣ thiếu tinh thần hợp tác để giải quyết các vấn đề
phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, vì sự thành công cuối cùng của dự án
là chìa khoá trao tay, vận hành ngay công trình đều có thể phải trả giá bằng sự
thất bại của chính mình: Chủ đầu tƣ có thể không nhận đƣợc công trình nhƣ cam kết
của tổng thầu; còn tổng thầu có thể bị chủ đầu tƣ kiện đòi phạt hợp đồng và/hoặc
bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Từ những phân tích nêu trên, có thể đƣa ra khái niệm hợp đồng EPC nhƣ
sau: Hợp đồng EPC là sự thoả thuận bằng văn bản giữa chủ đầu tư và tổng thầu
EPC để thực hiện các công việc thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị, thi công xây dựng

11
Howard M.Steinberg, Understanding and Negotiating EPC Contracts, Volume 1: The Project Sponsor’s
Perspective, p. 48, Routledge, 2017

44
công trình, đào tạo vận hành và bàn giao công trình đáp ứng yêu cầu của chủ đầu
tư đã được quy định trong hợp đồng.
Nhìn từ góc độ pháp lý, hợp đồng EPC có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, hợp đồng EPC là một dạng hợp đồng hỗn hợp vừa thiết kế, vừa
mua sắm vật tƣ, lắp đặt thiết bị, vừa thi công xây dựng công trình. Đặc điểm này
của hợp đồng EPC xuất phát từ đối tƣợng của hợp đồng EPC hoàn toàn khác biệt
với các hợp đồng xây dựng truyền thống. Trong các hợp đồng xây dựng truyền
thống, đối tƣợng của hợp đồng chỉ là một loại hoạt động/một sản phẩm đơn lẻ tƣơng
ứng với một loại công việc của quá trình xây dựng công trình. Chẳng hạn: Hoạt
động thiết kế có sản phẩm là bản vẽ thiết kế công trình; hoạt động thi công xây
dựng có sản phẩm là bộ phận công trình/công trình xây dựng hoàn thành. Còn đối
với hợp đồng EPC, đối tƣợng của hợp đồng là toàn bộ quá trình tạo lập nên công
trình xây dựng. Quá trình này bắt đầu từ khâu thiết kế, cho đến khâu mua sắm vật
tƣ, thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị và vận hành công trình. Do đó, trong một hợp
đồng EPC có cả tính chất của hợp đồng cung ứng dịch vụ và hợp đồng mua bán
hàng hóa. Giới nghiên cứu quốc tế gọi hợp đồng EPC là một dạng hợp đồng hỗn
hợp (mixed contract). Bên cạnh đó, hợp đồng EPC còn là loại hợp đồng mang nội
dung kỹ thuật chuyên ngành rất rõ rệt. Vì vậy, quan hệ hợp đồng EPC, ngoài việc
chịu sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật chung nhƣ Bộ luật Dân sự,
Luật Thƣơng mại... còn chịu sự điều chỉnh rất quan trọng của hệ thống quy định
pháp luật chuyên ngành là Luật Xây dựng và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.
Thứ hai, do quy mô lớn và tính chất phức tạp của một dự án đƣợc thực hiện
theo mô hình EPC mà cơ cấu chủ thể của hợp đồng EPC phức tạp hơn so với hợp
đồng xây dựng truyền thống. Thông thƣờng, nhà thầu EPC đƣợc thiết lập dƣới hình
thức liên danh các nhà thầu. Bên cạnh đó, trong hợp đồng EPC còn có sự tham gia
của các nhà thầu phụ với tƣ cách là nhà thầu thi công, nhà thầu cung ứng vật tƣ,
thiết bị...
Thứ ba, về tính chất trách nhiệm của các bên chủ thể trong hợp đồng EPC.
Khác với nguyên tắc chia sẻ rủi ro một cách “cân bằng giữa các bên tham gia hợp

45
đồng trong hợp đồng xây dựng truyền thống, đối với một hợp đồng EPC trọn gói,
cán cân rủi ro và trách nhiệm bị nghiêng về phía tổng thầu EPC. Với một hợp đồng
EPC trọn gói, gần nhƣ tất cả các rủi ro của việc thực hiện dự án đều đƣợc chuyển
sang cho tổng thầu EPC. Chủ đầu tƣ dự án EPC sẵn sàng chi trả nhiều hơn để có
đƣợc sự bảo đảm chắc chắn từ phía tổng thầu EPC về việc sẽ nhận đƣợc công trình
đáp ứng những yêu cầu của mình đƣợc đặt ra trong hợp đồng với giới hạn thời gian
và chi phí thực hiện nhƣ dự kiến. Tính chất trách nhiệm của nhà thầu trong hợp
đồng EPC là phải hoàn thành công trình đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tƣ đã đề ra
trong hợp đồng. Chính vì vậy, nhƣ đã đề cập, khi ký kết hợp đồng EPC, một trong
những vấn đề cốt lõi là tổng thầu EPC phải xác định và đánh giá đƣợc rủi ro, cả về
mặt kỹ thuật và pháp lý của dự án để nhận trách nhiệm ở mức độ cao nhất với chủ
đầu tƣ. Còn về phía chủ đầu tƣ, so với một hợp đồng xây dựng truyền thống, trách
nhiệm của chủ đầu tƣ đối với việc thực hiện hợp đồng đã giảm xuống một cách
đáng kể. Về cơ bản, trách nhiệm quan trọng hàng đầu của chủ đầu tƣ là kiểm tra,
giám sát hoạt động của tổng thầu EPC trong quá trình thực hiện dự án, để bảo đảm
kiểm soát đƣợc quá trình thực hiện hợp đồng của nhà thầu nhƣng không đƣợc can
thiệp trực tiếp vào quá trình đó nhƣ đối với hợp đồng xây dựng truyền thống. Để
các bên thực hiện đƣợc trách nhiệm này, các quy định pháp luật về hợp đồng EPC
cần phải chặt chẽ và có tính bao quát để kiểm soát, ràng buộc đƣợc trách nhiệm cuối
cùng của nhà thầu là hoàn thành dự án đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tƣ. Đồng thời,
chúng cũng phải đủ độ thông thoáng, linh hoạt để tổng thầu thực hiện quyền hạn,
trách nhiệm của mình mà không bị sự can thiệp, kiểm soát của chủ đầu tƣ nhƣ đối
với hợp đồng xây dựng truyền thống. Do đó, với tính chất trách nhiệm này có thể
thấy đƣợc yêu cầu của việc trao đổi thông tin thƣờng xuyên, xử lý thông tin kịp thời
giữa các bên nhằm hạn chế đến mức tối đa khả năng phát sinh xung đột, tranh chấp
đƣợc đặt ra cao hơn so với hợp đồng xây dựng truyền thống. Với một hợp đồng
EPC, chủ đầu tƣ không còn trực tiếp kiểm soát và chứng nhận các hoạt động của
nhà thầu; nên để duy trì sự kiểm soát của chủ đầu tƣ đối với dự án mà không can
thiệp quá sâu vào hoạt động của nhà thầu, thì cách tốt nhất chính là quy định trách

46
nhiệm trao đổi, xử lý thông tin kịp thời giữa các bên có liên quan trong quá trình
thực hiện hợp đồng. Đây là trách nhiệm pháp lý quan trọng của các bên xuyên suốt
quá trình thực hiện hợp đồng. Chính từ tính chất trách nhiệm này của các bên trong
hợp đồng EPC/Chìa khoá trao tay mà FIDIC đã đƣa ra khuyến nghị về các trƣờng
hợp không thích hợp để áp dụng mô hình hợp đồng này12. Bên cạnh đó, với tính
chất trách nhiệm này, các biện pháp bảo đảm trách nhiệm của tổng thầu EPC đối
với việc hoàn thành dự án đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tƣ trong hợp đồng cần phải
đƣợc quy định chặt chẽ và cụ thể.
Thứ tư, hợp đồng EPC đặt ra yêu cầu giới hạn nghiêm ngặt về chi phí thực
hiện và thời hạn hoàn thành dự án. Khác với việc thực hiện dự án theo mô hình hợp
đồng truyền thống, chủ đầu tƣ là ngƣời chủ động lựa chọn các nhà thầu khác nhau
để thực hiện các công việc của dự án một cách độc lập và chịu trách nhiệm khớp nối
các công đoạn này cũng nhƣ tự chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng của việc thực
hiện dự án. Với mô hình hợp đồng EPC, chủ đầu tƣ coi nhƣ đã trao quyền thực hiện
và quản lý việc thực hiện toàn bộ dự án từ khâu thiết kế, cho đến mua sắm vật tƣ,
thiết bị lắp đặt vào công trình và thi công xây dựng công trình cho một nhà thầu và
chỉ đặt ra các yêu cầu về “đầu ra là công trình xây dựng hoàn thành sẵn sàng để
khai thác, vận hành. Chính vì vậy, khả năng nhà thầu đƣợc yêu cầu gia tăng chi phí
hoặc kéo dài thời gian thực hiện trong một hợp đồng EPC là hết sức hạn chế.
1.1.2. So sánh hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công
xây dựng công trình với một số hợp đồng xây dựng khác
Việc triển khai thực hiện một dự án xây dựng trên thực tế có rất nhiều cách
thức khác nhau và việc lựa chọn cách thức nào để thực hiện dự án phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, nhƣ: Tính chất, quy mô của dự án; mục tiêu, yêu cầu, năng lực của
chủ đầu tƣ… Chính vì sự đa dạng của các cách thức thực hiện dự án nên hợp đồng –
hình thức pháp lý của các cách thức này - cũng đa dạng theo. Trong đó, lựa chọn
thực hiện dự án thông qua hợp đồng EPC chỉ là một trong rất nhiều cách thức thực
hiện dự án đang tồn tại. Vì vậy, việc so sánh, phân biệt hợp đồng EPC với một số

12
Xem Silver Book 1999, Introductory Note to First Edition

47
dạng hợp đồng tƣơng tự phổ biến khác là cần thiết giúp cho việc nhận diện hợp
đồng EPC một cách đầy đủ hơn.
1.1.2.1. Hợp đồng EPC và hợp đồng chìa khoá trao tay (Turnkey)
Hợp đồng EPC cũng đƣợc coi là hợp đồng Chìa khoá trao tay do nhà thầu
EPC cũng có trách nhiệm hoàn thành công trình đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tƣ,
chuyển giao “chìa khoá để chủ đầu tƣ sẵn sàng khai thác vận hành công trình. Tuy
nhiên, điểm khác biệt giữa hai loại hợp đồng này là: Trong hợp đồng Chìa khoá trao
tay, nhà thầu là ngƣời chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ thiết kế của dự án, còn
trong hợp đồng EPC, nhà thầu chỉ chịu trách nhiệm lập thiết kế chi tiết, còn thiết kế
cơ bản (thiết kế FEED) phải do chủ đầu tƣ tổ chức lập. Bên cạnh đó, hình thức giá
của hợp đồng EPC đa dạng hơn, có thể không phải là hình thức giá trọn gói, trong
khi hình thức giá của hợp đồng Chìa khoá trao tay luôn luôn là hình thức giá trọn
gói. Có thể nói tất cả các dự án Chìa khoá trao tay là dự án EPC nhƣng không phải
tất cả các dự án EPC đều là dự án Chìa khoá trao tay.
1.1.2.2. Hợp đồng EPC và hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ,
quản lý xây dựng (EPCM)
Không giống với hợp đồng EPC, hợp đồng EPCM là hợp đồng cung ứng
dịch vụ chuyên ngành – dịch vụ quản lý xây dựng. Điểm khác biệt rõ nhất giữa hai
loại hợp đồng này là trách nhiệm của nhà thầu EPC và nhà thầu EPCM với tƣ cách
là một bên chủ thể của hợp đồng. Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có trách nhiệm
thiết kế, cung ứng trang thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình, hoàn
thành công trình đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tƣ theo hợp đồng đã ký để chuyển
giao công trình cho chủ đầu tƣ sẵn sàng đi vào hoạt động. Nhà thầu EPC là ngƣời
ký hợp đồng với các nhà thầu phụ để thực hiện hợp đồng. Còn trong hợp đồng
EPCM, một bên của hợp đồng là nhà thầu EPCM (thƣờng là một công ty thiết kế)
chịu trách nhiệm giám sát và quản lý việc thiết kế, mua sắm và xây dựng. Dạng hợp
đồng này đƣợc sử dụng phổ biến trong lĩnh vực khai thác mỏ13. Trong mô hình hợp
đồng EPCM, chủ đầu tƣ sẽ là ngƣời ký kết hợp đồng với nhà thầu cung ứng, nhà
thầu thi công xây dựng và các nhà thầu khác. Nhà thầu EPCM không chịu trách

13
Howard M.Steinberg, Understanding and Negotiating EPC Contracts, Volume 1: The Project Sponsor’s
Perspective, p.21, Routledge, 2017

48
nhiệm toàn diện đối với tiến độ cũng nhƣ chi phí của việc thực hiện dự án và đảm
bảo hoàn thành dự án đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tƣ giống nhƣ nhà thầu EPC.
1.1.2.3. Hợp đồng EPC và hợp đồng Thiết kế - Xây dựng – Vận hành (DBO)
Cũng giống nhƣ hợp đồng EPC, hợp đồng DBO cũng là một dạng cụ thể của
hợp đồng Thiết kế - Xây dựng (DB). FIDIC và ICE đều đã xuất bản mẫu hợp đồng
DBO (Mẫu hợp đồng DBO của FIDIC đƣợc xuất bản vào năm 2008, còn đƣợc gọi
là Gold Book, mẫu hợp đồng DBO của ICE đƣợc xuất bản vào năm 2017 đó là mẫu
NEC4-DBO). Với hợp đồng DBO, chủ đầu tƣ ký kết hợp đồng với một nhà thầu
nhƣng không chỉ để thiết kế, xây dựng công trình mà nhà thầu còn chịu trách nhiệm
thay mặt chủ đầu tƣ vận hành công trình trong một khoảng thời gian xác định kể từ
thời điểm bắt đầu đƣa công trình vào khai thác sử dụng (khoảng thời gian này theo
quy định của mẫu hợp đồng DBO của FIDIC là 20 năm). Trong suốt giai đoạn vận
hành này, chủ đầu tƣ là ngƣời sở hữu công trình, nhà thầu chỉ đóng vai trò là ngƣời
vận hành. Khác với hợp đồng EPC, với DBO ngƣời thu xếp tài chính cho việc xây
dựng là chủ đầu tƣ. Chủ đầu tƣ là ngƣời chi trả tạm thời cho nhà thầu để xây dựng
và vận hành công trình. Nhà thầu không có trách nhiệm đối với việc cung cấp tài
chính cho dự án cũng nhƣ hiệu quả thƣơng mại của dự án14.
1.1.3. Ưu điểm, nhược điểm và vai trò của hợp đồng Thiết kế, cung cấp
thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình
Ưu điểm đầu tiên phải kể đến của hợp đồng EPC so với hợp đồng xây dựng
truyền thống là một đầu mối; tổng thầu phải chịu trách nhiệm trƣớc chủ đầu tƣ về
việc thực hiện dự án. Theo cách tiếp cận truyền thống, nhiệm vụ thiết kế và thi công
thƣờng đƣợc đảm nhiệm bởi các đối tác khác nhau với các hợp đồng riêng biệt.
Những dự án đƣợc chia nhỏ thành nhiều phần, nhiều gói công việc. Chủ đầu tƣ là
ngƣời chịu trách nhiệm gắn kết các phần khác nhau của dự án cũng nhƣ sự tác động
qua lại của chúng với nhau. Mỗi nhà thầu hoặc đơn vị tham gia dự án chỉ chịu trách
nhiệm pháp lý đối với phần công việc do mình đảm nhiệm. Điều này dễ dẫn đến
nhiều rắc rối. Các nhà thầu có thể khiếu nại do sự thiếu đồng bộ giữa các bộ phận.
14
Ellis Baker, Ben Mellors, Scott Chalmers, Anthony Lavers, FIDIC Contract: Law and Practice, p.22,
Informa Law, 2019

49
Một nhà thầu có thể làm chậm công việc của các nhà thầu khác. Ngoài ra, rất khó để
phân định trách nhiệm giữa bên thiết kế và bên thi công trong việc chịu trách nhiệm
về những khiếm khuyết của công trình15.
Còn trong hợp đồng EPC, tổng thầu phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ
việc thiết kế, cung ứng vật tƣ, thiết bị, thi công xây dựng công trình cũng nhƣ vận
hành và kiểm tra. Chủ đầu tƣ sẽ nhận đƣợc một dự án hoàn chỉnh phù hợp với yêu
cầu của mình. Khi cần truy cứu trách nhiệm về quá trình thi công và chất lƣợng
công trình, chủ đầu tƣ chỉ cần tìm đến một đầu mối là tổng thầu mà thôi.
Điều này cũng có nghĩa là chủ đầu tƣ không phải bận tâm thực hiện việc gắn
kết một cách hiệu quả các đơn vị tham gia dự án và tránh cả những khoản bù đắp do
thiếu sự thống nhất về việc phối hợp giữa các đơn vị. Nếu chủ đầu tƣ muốn yêu cầu
bồi thƣờng cho một khiếm khuyết nào đó của công trình thì chỉ việc tìm tổng thầu
mà không cần xác định khiếm khuyết đó là do thiết kế hay thi công 16. Tổng thầu
EPC có trách nhiệm thực hiện công việc nhằm đáp ứng đƣợc những yêu cầu cụ thể
của chủ đầu tƣ trong hợp đồng, bất kỳ khiếm khuyết hoặc sai sót nào nếu có sẽ
thuộc trách nhiệm của tổng thầu, trừ trƣờng hợp hợp đồng có quy định khác. Tất cả
mọi vấn đề liên quan đến việc thực hiện dự án đều đƣợc tập trung vào một đầu mối
là tổng thầu.
Ưu điểm thứ hai của việc thực hiện dự án theo hợp đồng EPC là nó cho phép
kiểm soát đƣợc chi phí và tiến độ thực hiện dự án, cũng nhƣ giúp cho việc cung cấp
tài chính đƣợc dễ dàng hơn. Hợp đồng EPC thƣờng sử dụng phƣơng thức giá trọn
gói, đồng thời cho phép sử dụng cách thanh toán những khoản tiền cố định vào các
giai đoạn hoàn thiện. Giá trọn gói và những khoản trả dần cố định cho phép chủ đầu
tƣ nắm chắc hơn toàn bộ chi phí cho dự án cũng nhƣ thời hạn thanh toán. Mặt khác,
rủi ro do việc tăng thêm chi phí hay những khoản tiết kiệm chi phí đều phải nằm
trong sự tính toán của tổng thầu. Khả năng khiếu nại của tổng thầu về việc tăng
thêm chi phí đƣợc giới hạn trong những trƣờng hợp công việc bị chậm trễ do lỗi của
chủ đầu tƣ hoặc chủ đầu tƣ yêu cầu tổng thầu có những thay đổi làm phát sinh thêm
15
Joseph A. Huse, Understanding and Negotiating Turnkey and EPC Contracts, p.17, Sweet and Maxwell, 2002
16
Joseph A. Huse, Understanding and Negotiating Turnkey and EPC Contracts, p.18, Sweet and Maxwell, 2002

50
chi phí. Nếu tổng thầu không hoàn thành đúng thời hạn, anh ta sẽ phải chịu trách
nhiệm thanh toán cho chủ đầu tƣ những thiệt hại do việc chậm trễ gây ra theo hợp
đồng. Bên cạnh đó, hợp đồng EPC cũng quy định cho tổng thầu khả năng đƣợc gia
hạn thời gian khi sự chậm trễ gây ra bởi chủ đầu tƣ.
Đồng thời, phƣơng thức giá trọn gói trong hợp đồng EPC cũng giúp cho việc
cung cấp tài chính dễ dàng hơn khi ngƣời cho vay vốn nắm chắc hơn tình trạng tài
chính và thời hạn thu hồi vốn. Các tổ chức cho vay vốn nhƣ Ngân hàng Tái thiết và
Phát triển Châu Âu thƣờng dứt khoát yêu cầu sử dụng hợp đồng EPC/Chìa khoá
trao tay trong các dự án xây dựng mà họ bỏ vốn. Bên cung cấp vốn cho dự án tin
rằng, phƣơng thức giá trọn gói và trách nhiệm tập trung vào tổng thầu sẽ làm giảm
rủi ro cho họ và đảm bảo chắc chắn hơn tình hình tài chính. Loại hợp đồng này đang
trở nên rất thịnh hành đối với các dự án quốc tế về xây dựng cơ sở hạ tầng. Đặc
biệt, trong các dự án BOT hay các dự án tƣơng tự, nơi mà các nguồn tài trợ có giới
hạn làm bên cho vay thận trọng hơn trong việc gánh thêm các rủi ro khi nguồn tài
trợ này đã đạt đến giá của dự án17.
Ưu điểm thứ ba của việc thực hiện dự án theo mô hình hợp đồng EPC là tốc
độ hoàn thành dự án nhanh hơn và tăng hiệu quả thực hiện dự án.
Với phƣơng thức thực hiện dự án theo hợp đồng xây dựng truyền thống thì
hai khâu thiết kế và xây dựng tách rời nhau. Trƣớc hết, chủ đầu tƣ ký hợp đồng thuê
đơn vị tƣ vấn thiết kế cho dự án. Khi thiết kế đƣợc hoàn thành, một nhà thầu đƣợc
chọn sẽ ký hợp đồng để tiến hành thi công xây dựng công trình. Với hợp đồng EPC,
hai công đoạn thiết kế và thi công có thể đƣợc tiến hành kết hợp do một nhà thầu
chịu trách nhiệm (có thể “gối đầu vừa thiết kế, vừa thi công). Nhờ vậy, dự án có
thể đƣợc hoành thành sớm hơn.
Hơn nữa, quyền kiểm soát quá trình thực hiện công việc trong hợp đồng EPC
đƣợc trao cho tổng thầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tổng thầu, bằng kinh nghiệm
và sự lành nghề của mình, có thể áp dụng những phƣơng thức tiếp cận mới, tiên tiến
trong thiết kế cũng nhƣ thi công. Với hợp đồng EPC, tổng thầu sẽ có sự khích lệ để
17
Joseph A. Huse, Understanding and Negotiating Turnkey and EPC Contracts, p.19-20, Sweet and
Maxwell, 2002

51
áp dụng những thay đổi nhằm tiết kiệm thời gian - điều có thể không có trong hợp
đồng xây dựng truyền thống.
Trong hợp đồng EPC, vì nhà thiết kế và đơn vị thi công cùng cộng tác với
nhau, nên họ dễ dàng phát hiện những sai lầm trong thiết kế ngay từ giai đoạn đầu.
Điều này nếu đƣợc thực hiện hiệu quả chắc chắn sẽ tránh đƣợc hoặc giảm bớt
những khiếm khuyết của công trình. Cách tiếp cận chung này sẽ giúp tránh đƣợc rất
nhiều rủi ro trong thiết kế lẫn thi công, vì khi ngƣời thiết kế và ngƣời thi công làm
việc riêng rẽ thì họ không thể phát hiện ra. Sự kết hợp nhiệm vụ thiết kế và thi công
bởi cùng một nhà thầu cũng giúp giảm bớt các cuộc tranh cãi có thể xảy ra giữa nhà
thầu và chủ đầu tƣ.
Mặc dù có nhiều ƣu điểm nhƣ vậy nhƣng việc thực hiện dự án thông qua hợp
đồng EPC cũng chứa đựng một số nhƣợc điểm nhất định mà các bên chủ thể cần
phải xem xét kỹ càng trƣớc khi quyết định lựa chọn.
Trƣớc hết, nhƣợc điểm của hợp đồng EPC là quyền kiểm soát của chủ đầu tƣ
đối với việc thực hiện dự án bị giảm xuống một cách đáng kể so với hợp đồng xây
dựng truyền thống. Toàn bộ vai trò giám sát thiết kế và thi công của kỹ sƣ tƣ vấn
không tồn tại trong hợp đồng EPC/Chìa khoá trao tay. Nhƣ quy định trong Điều
kiện hợp đồng cho các dự án EPC/Chìa khoá trao tay của FIDIC, vai trò giám sát
của kỹ sƣ tƣ vấn trong các mẫu hợp đồng xây dựng truyền thống đã đƣợc thay thế,
nhƣng chỉ một phần, bởi ngƣời đại diện của chủ đầu tƣ. Với hợp đồng EPC/Chìa
khóa trao tay, chủ đầu tƣ rất khó để sử dụng quyền đƣợc đƣa ra những thay đổi của
mình một cách thích đáng. Chủ đầu tƣ có thể bị tách khỏi công việc thiết kế, từ đó
giảm dần sự nắm bắt của mình về tiến trình dự án và khả năng thẩm tra sự cần thiết
phải có những thay đổi. Trong hợp đồng xây dựng truyền thống, thông qua kỹ sƣ tƣ
vấn do chủ đầu tƣ thuê để đảm nhiệm việc thiết kế và/hoặc phối hợp các công đoạn
của quá trình xây dựng, chủ đầu tƣ có thể nắm bắt đƣợc từng giai đoạn của quá trình
thực hiện, từ đó chủ động đƣa ra những thay đổi kịp thời và cần thiết.
Nhƣợc điểm thứ hai của mô hình hợp đồng EPC là chi phí cho một dự án
thực hiện thƣờng cao hơn so với việc thực hiện dự án theo mô hình hợp đồng truyền

52
thống. Lý do là với hợp đồng EPC, nhiều rủi ro của dự án trong hợp đồng truyền
thống nhƣ các khó khăn không thể lƣờng trƣớc thuộc về chủ đầu tƣ, thì nay đƣợc
chuyển sang cho tổng thầu. Do đó, tổng thầu sẽ phải đặt giá dự thầu cao hơn để bù
đắp cho việc phải gánh chịu thêm những rủi ro đó.
Nhìn chung, việc đánh giá những ƣu điểm cũng nhƣ những nhƣợc điểm của
hợp đồng EPC trong thực tế phụ thuộc vào tính chất của dự án và mục tiêu của các
bên trong dự án.
Từ những ƣu điểm và nhƣợc điểm này của hợp đồng EPC đối với việc thực
hiện dự án, có thể xác định vai trò của hợp đồng EPC đƣợc thể hiện cụ thể trên
những khía cạnh sau:
Thứ nhất, vai trò của hợp đồng EPC đối với chủ đầu tư. Một trong những
nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của phƣơng thức thực hiện dự án DB nói chung,
hợp đồng EPC nói riêng bên cạnh phƣơng thức DBB, là do chủ đầu tƣ mong muốn
kiểm soát tốt chất lƣợng, tiến độ và chi phí của dự án. Đây cũng là thực tế đã đƣợc
chứng minh bởi hàng loạt các dự án EPC thành công ở khắp nơi trên thế giới cũng
nhƣ sự phát triển ngày càng rộng khắp của phƣơng thức DB/EPC trong các dự án
xây dựng quốc gia và quốc tế. Theo một nghiên cứu đã đƣợc công bố bởi Konchar
và Sanvido năm 1998 thì việc thực hiện dự án theo DB đã giảm 6% chi phí, nhanh
hơn 13% thời gian thi công xây dựng và 33% tổng thời gian thực hiện dự án so với
DBB truyền thống. Trong một nghiên cứu khác đƣợc thực hiện bởi đại học New
Mexico, Colorado và Iowa State năm 2009, DB đã rút ngắn thời gian thực hiện dự
án và giảm 50% phát sinh tiến độ so với DBB18. Vì vậy, về mặt lý thuyết, việc thực
hiện dự án theo phƣơng thức DB nói chung và hợp đồng EPC nói riêng chính là sự
lựa chọn an toàn hơn cho chủ đầu tƣ trong một thị trƣờng xây dựng đầy biến động
và ngày càng khắc nghiệt hơn hiện nay.
Với ƣu điểm vƣợt trội của hợp đồng EPC là giúp cho dự án đƣợc hoàn thành
đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tƣ, đúng tiến độ và trong giới hạn chi phí đã xác định
18
Holly Sorney-Darby, Design Build for Water and Wastewater Projects, p.8, American Water Works
Association Publiction, 2012

53
thì đối với các dự án xây dựng quy mô lớn, phức tạp từ nguồn vốn đầu tƣ công, Nhà
nƣớc và các định chế tài chính cho vay thƣờng lựa chọn hợp đồng EPC để giao kết
là điều rất dễ hiểu. Có thể nói, từ góc độ quản lý nhà nƣớc, hợp đồng EPC chính là
công cụ góp phần bảo đảm an toàn vốn đầu tƣ khi mà về nguyên tắc, chủ đầu tƣ chỉ
việc “nhận chìa khoá để bắt đầu vận hành công trình tại thời điểm đã thoả thuận
trong hợp đồng.
Bên cạnh đó, trong trƣờng hợp chủ đầu tƣ không có đủ năng lực quản lý thực
hiện dự án hoặc đối với những dự án đòi hỏi sự đồng bộ trong các khâu thiết kế, xây
dựng và lắp đặt trang thiết bị công nghệ thì EPC chính là mô hình hợp đồng phù
hợp nhất.
Thứ hai, vai trò của hợp đồng EPC đối với nhà thầu EPC. Về phía nhà thầu
EPC thì việc thực hiện dự án theo mô hình hợp đồng EPC giúp cho nhà thầu đƣợc
quyền chủ động, linh hoạt hơn trong thiết kế và thi công xây dựng công trình; có thể
tiết kiệm đƣợc chi phí do có thể thực hiện việc “gối đầu các phần công việc. Đồng
thời, việc thực hiện dự án theo mô hình hợp đồng EPC là cơ hội để các doanh
nghiệp xây dựng nâng cao năng lực thực hiện dự án của mình (bằng nhiều cách thức
khác nhau, có thể là tự thân nâng cao năng lực hoặc nhiều doanh nghiệp kết hợp
cùng nhau để tăng sức mạnh). Trong cách thức thực hiện dự án truyền thống, nhiều
nhà thầu thực hiện riêng rẽ từng loại công việc, nhƣng trong việc thực hiện dự án
EPC, tổng thầu phải có đủ tiềm lực kể cả về kỹ thuật và tài chính để có thể chấp
nhận rủi ro; nhƣng đồng thời, tổng thầu lại có cơ hội gia tăng lợi nhuận và ngày
càng lớn mạnh hơn, vƣơn lên một tầm cao mới sau mỗi dự án EPC thành công.
Thứ ba, vai trò của hợp đồng EPC đối với ngành công nghiệp xây dựng nói
riêng và nền kinh tế nói chung. Sự xuất hiện của phƣơng thức thực hiện dự án theo
mô hình hợp đồng EPC là sự đa dạng hoá các phƣơng thức thực hiện dự án để phù
hợp với các yêu cầu và điều kiện khác nhau của dự án và của chủ đầu tƣ dự án. EPC
còn là phƣơng thức thực hiện dự án hiện đại, mà ở đó, quy trình, cách thức thực hiện
đƣợc thiết lập để tạo ra những thay đổi khác biệt về tiến độ thực hiện dự án và chất
lƣợng công trình thông qua sự thay đổi cách thức tiếp cận về quản lý và thực hiện dự

54
án giữa các bên trong hợp đồng EPC so với hợp đồng xây dựng truyền thống. Phƣơng
thức DB nói chung và EPC nói riêng đã tạo điều kiện để áp dụng những tiến bộ trong
cách thức quản lý dự án nhƣ quản lý tích hợp, tinh gọn… cũng nhƣ vận dụng sự hỗ
trợ của các công cụ quản lý hiện đại nhƣ BIM… Nhờ đó, ngành công nghiệp xây
dựng đạt đƣợc những bƣớc tiến bộ vƣợt bậc trong quản lý dự án nói chung và quản lý
hợp đồng nói riêng.
1.2. Những vấn đề lý luận của pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp
thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình
1.2.1. Khái niệm pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công
nghệ và thi công xây dựng công trình
Dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc, việc hình thành các quy định của pháp luật
điều chỉnh quan hệ hợp đồng EPC xuất phát từ nhu cầu quản lý hoạt động đầu tƣ
xây dựng nhằm đáp ứng sự phát triển của các phƣơng thức thực hiện dự án đầu tƣ
xây dựng.
Có thể thấy rằng với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp xây
dựng, các phƣơng thức thực hiện dự án cũng nhƣ dạng thức hợp đồng tƣơng ứng
ngày càng đa dạng dẫn đến quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động này cũng phải
thay đổi cho phù hợp. Phƣơng thức thực hiện dự án truyền thống cùng với mô hình
hợp đồng xây dựng truyền thống đã là phƣơng thức và mô hình phổ biến trong một
thời gian dài. Theo đó, các quy định pháp luật về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng,
hợp đồng xây dựng… cũng đƣợc ban hành phù hợp để điều chỉnh các hoạt động
này. Nhƣng sự ra đời của phƣơng thức thực hiện dự án Thiết kế - xây dựng cùng với
nó là nhiều dạng thức hợp đồng khác nhau (hợp đồng DB, hợp đồng EPC, hợp đồng
DBO…) dẫn đến cách thức điều chỉnh của pháp luật đối với mô hình hợp đồng xây
dựng truyền thống là không còn phù hợp - xét trên tất cả các phƣơng diện từ tƣ cách
pháp lý của chủ thể hợp đồng đến giao kết, thực hiện hợp đồng, quyền nghĩa vụ của
các bên, cách thức quản lý hợp đồng, giải quyết tranh chấp hợp đồng… Chính vì
vậy, việc xây dựng pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng phù hợp với phƣơng
thức thực hiện dự án mới xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn hoạt động xây dựng.

55
Hợp đồng EPC là dạng hợp đồng hỗn hợp đồng thời mang tính chuyên ngành
rất rõ rệt. Do đó, pháp luật về hợp đồng EPC có thể đƣợc tiếp cận dƣới hai cấp độ:
Cấp độ thứ nhất, pháp luật về hợp đồng EPC bao gồm các chế định về hợp
đồng hoặc có liên quan tới quan hệ hợp đồng đƣợc quy định trong các văn bản pháp
luật quy định chung về hợp đồng và hợp đồng thƣơng mại nhƣ Bộ luật Dân sự, Luật
Thƣơng mại.
Cấp độ thứ hai, pháp luật về hợp đồng EPC là một bộ phận của pháp luật về
xây dựng, gồm những quy định, chế định trực tiếp điều chỉnh quan hệ hợp đồng xây
dựng nói chung và hợp đồng EPC nói riêng.
Ngoài ra, quan hệ hợp đồng EPC còn chịu sự điều chỉnh của các đạo luật liên
quan đến đầu tƣ xây dựng, nhƣ: Luật Đầu tƣ, Luật Đầu tƣ công, Luật Đấu thầu…
Nhƣ vậy, pháp luật về hợp đồng EPC bao gồm hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành nhƣ Quốc hội,
Chính phủ, các Bộ … Bên cạnh đó, quan hệ hợp đồng EPC còn chịu sự điều chỉnh
của các án lệ do Toà án ban hành và các thông lệ quốc tế đƣợc Nhà nƣớc thừa nhận.
Từ đó, có thể xác định: Pháp luật về hợp đồng EPC là tổng thể các quy định
do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa
chủ đầu tư và nhà thầu EPC trong quá trình giao kết, thực hiện và giải quyết tranh
chấp hợp đồng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ
hợp đồng EPC.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp
thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình
Pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây
dựng công trình bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố sau:
Thứ nhất, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc định
hướng phát triển ngành công nghiệp xây dựng nói chung và hoàn thiện pháp luật về
đầu tư xây dựng nói riêng. Pháp luật là sự thể chế hoá các đƣờng lối của Đảng, chủ
trƣơng, chính sách và quan điểm lãnh đạo của nhà nƣớc. Vì vậy, việc ban hành hay
sửa đổi pháp luật nói chung, pháp luật về xây dựng nói riêng, thƣờng bị chi phối

56
trƣớc hết bởi tƣ tƣởng, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc. Việc ban hành, sửa
đổi Luật Xây dựng theo quan điểm “tiền kiểm hay “hậu kiểm có ý nghĩa quyết định
đến các quy định pháp luật cụ thể từ khâu lập dự án cho đến việc thực hiện dự án và
kết thúc dự án đƣa công trình vào khai thác sử dụng, trong đó có quy định về hợp
đồng xây dựng. Có thể thấy rằng: Đối với hoạt động xây dựng, nếu dựa trên quan
điểm “hậu kiểm nhƣ các lĩnh vực hoạt động kinh doanh thông thƣờng khác sẽ không
thích hợp. Vì đối với hoạt động này, nếu pháp luật không quy định chặt chẽ, nghiêm
ngặt ngay từ khâu đầu tiên thì khi “hậu kiểm dù có phát hiện ra sai sót cũng sẽ rất
khó để khắc phục, thậm chí không thể khắc phục đƣợc. Đƣờng lối, quan điểm lập
pháp đúng đắn chính là kim chỉ nam vô cùng quan trọng để pháp luật thực sự là công
cụ giúp Nhà nƣớc quản lý xã hội và định hƣớng phát triển các quan hệ xã hội một
cách minh bạch, chuẩn mực, phù hợp với ý chí của Nhà nƣớc.
Thứ hai, yêu cầu của việc quản lý thực hiện dự án xây dựng theo hướng
chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả. Hoạt động xây dựng là hoạt động gắn liền mật
thiết và tạo nền tảng cho sự phát triển của kinh tế - xã hội. Việc đảm bảo hiệu quả đầu
tƣ xây dựng của Nhà nƣớc nói riêng và nền kinh tế nói chung, cũng nhƣ đáp ứng nhu
cầu cải tiến cách thức quản lý hoạt động xây dựng của chủ đầu tƣ và nâng cao năng
lực hoạt động xây dựng của nhà thầu luôn đƣợc đặt lên hàng đầu. Trong khi việc
quản lý thực hiện dự án xây dựng nói chung và hợp đồng xây dựng nói riêng luôn vận
động, phát triển theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả hơn. Chính vì vậy,
khung pháp lý cho việc quản lý thực hiện dự án nói chung, quản lý thực hiện hợp
đồng xây dựng nói riêng cũng cần phải có sự thay đổi phù hợp, phải đóng vai trò định
hƣớng, dẫn dắt quan hệ quản lý dự án và quan hệ hợp đồng phát triển phù hợp với xu
hƣớng vận động của thị trƣờng xây dựng và tăng cƣờng hiệu quả của hoạt động đầu
tƣ xây dựng.
Thứ ba, nhu cầu hội nhập quốc tế và chuyển hoá pháp luật trong hoạt động
xây dựng. Trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế hội nhập khu vực và toàn cầu thì
pháp luật của mỗi quốc gia cần phải tƣơng thích, phù hợp với các tiêu chuẩn, thông
lệ quốc tế. Pháp luật về hợp đồng xây dựng nói chung, về hợp đồng EPC nói riêng
cũng không nằm ngoài sự ảnh hƣởng của quy luật đó.

57
Một trong những cách thức chuyển hoá pháp luật truyền thống trong xu
hƣớng hội nhập là tham khảo quy định pháp luật của các quốc gia khác, đặc biệt là
các quốc gia đã có khung pháp lý ổn định và đạt đƣợc hiệu quả cao trong điều chỉnh
pháp luật đối với lĩnh vực cụ thể đang xem xét. Một minh chứng rất rõ ràng cho sự
hài hoà pháp luật giữa các quốc gia đó chính là sự “xích lại gần nhau hơn của hai
truyền thống luật lớn trên thế giới là Common Law và Civil Law. Khi hình thành
khung pháp lý hoặc sửa đổi pháp luật, mỗi quốc gia đều cần nhìn nhận và đánh giá
không chỉ quy định pháp luật của quốc gia đó mà còn cần nghiên cứu và học hỏi
kinh nghiệm của các quốc gia khác trong việc điều chỉnh quan hệ pháp luật.
Trong lĩnh vực hợp đồng xây dựng, một trong những tiêu chuẩn quốc tế về hợp
đồng đƣợc thừa nhận phổ biến là mẫu hợp đồng hay điều kiện tiêu chuẩn do các tổ
chức quốc tế soạn thảo và ban hành. Tuy nhiên, các mẫu hợp đồng này không mang
tính pháp lý bắt buộc nên mức độ tác động tới pháp luật của mỗi quốc gia sẽ phụ thuộc
vào sự nhìn nhận và đánh giá của quốc gia đó. Ví dụ tiêu biểu cho vấn đề này là Điều
kiện hợp đồng mẫu của FIDIC. Việc nghiên cứu và vận dụng mẫu hợp đồng này cũng
nhƣ từng bƣớc hài hoà hóa quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của FIDIC
trên cơ sở không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam là cần thiết.
Điều này giúp cho chủ đầu tƣ và nhà thầu Việt Nam có thể hiểu, vận dụng đúng Điều
kiện hợp đồng mẫu của FIDIC và có thể tự tin bƣớc vào “sân chơi quốc tế.
1.2.3. Nguồn của pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công
nghệ và thi công xây dựng công trình
Trên thế giới, xu hƣớng chung của các nƣớc là không ban hành văn bản luật
riêng quy định về hợp đồng xây dựng nói chung cũng nhƣ hợp đồng EPC nói riêng.
Quan hệ hợp đồng EPC nhìn chung chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự và pháp
luật xây dựng. Tuy nhiên, các quốc gia có xu hƣớng thiết lập các mẫu hợp đồng cho
từng loại hợp đồng xây dựng cụ thể, trong đó có hợp đồng EPC. Nhiều quốc gia quy
định bắt buộc phải sử dụng mẫu hợp đồng do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban
hành khi đầu tƣ xây dựng bằng vốn nhà nƣớc.
Ở Trung Quốc, quan hệ hợp đồng xây dựng nói chung, quan hệ hợp đồng
EPC nói riêng, đƣợc điều chỉnh trực tiếp bởi Luật Xây dựng (ban hành ngày

58
1/11/1997) và Luật Hợp đồng của Trung Quốc (ban hành ngày 1/10/1993)19. Luật
Hợp đồng của Trung Quốc dành riêng Chƣơng 12 quy định về hợp đồng xây dựng.
Hợp đồng cho dự án xây dựng bao gồm 18 Điều (từ Điều 269 đến Điều 287).
Chƣơng này nêu định nghĩa hợp đồng xây dựng; yêu cầu về hình thức giao kết hợp
đồng xây dựng bằng văn bản; yêu cầu quy trình lựa chọn nhà thầu phải công khai,
công bằng và minh bạch; quy định về nội dung của hợp đồng; quy định về giám sát
hợp đồng và quyền giám sát hợp đồng của chủ đầu tƣ; quy định về trách nhiệm do
vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, không có sự phân loại rõ ràng về các loại hợp đồng
xây dựng cụ thể trong hai đạo luật này. Quan hệ hợp đồng EPC đƣợc điều chỉnh cụ
thể thông qua mẫu hợp đồng do Bộ Xây dựng ban hành. Theo đó, hợp đồng EPC là
hợp đồng mà trong đó nhà thầu sẽ đảm nhiệm các công việc thiết kế, mua sắm thiết
bị, xây dựng và chạy thử theo thoả thuận trong hợp đồng và chịu trách nhiệm đối
với chất lƣợng, an toàn, thời hạn và chi phí của dự án. Hợp đồng chìa khoá trao tay
là dạng mở rộng của EPC. Ở Trung Quốc, hợp đồng EPC/Turnkey chủ yếu đƣợc sử
dụng trong các dự án khai thác, chế biến dầu khí20.
Ở Ấn Độ, hợp đồng xây dựng cũng nhƣ các loại hợp đồng khác phải tuân thủ
quy định của Luật Hợp đồng (Indian Contract Act) đƣợc ban hành năm 1872; không
có quy định dành riêng cho hợp đồng xây dựng. Luật này đƣợc ban hành chủ yếu
dựa trên hệ thống thông luật của Vƣơng quốc Anh21. Trong "Mẫu thoả thuận Thiết
kế - Cung cấp thiết bị công nghệ - Thi công xây dựng của Chính phủ Ấn Độ năm
2017, phần tổng quan đã nhận định rằng: Các dự án đầu tƣ công xây dựng cơ sở hạ
tầng của Ấn Độ cần phải tiếp nhận mô hình hợp đồng mới là hợp đồng EPC để có
đƣợc sự bảo đảm chắc chắn về tiến độ và chi phí của dự án. Hình thức giá trong
mẫu hợp đồng này đƣợc quy định là giá trọn gói22.
Ở Nhật Bản, quan hệ hợp đồng xây dựng, trong đó có hợp đồng EPC, đƣợc
điều chỉnh bởi quy định của Bộ luật Dân sự (Civil Code) đƣợc ban hành năm 1896,

19
Construction Law of The People’s Republic of China, 1997, Chapter III – Letting and Undertaking a
Contract for a Construction Project, Article 15-29; Contract Law of The People’s Republic of China, 1993,
Chapter XVI – Contracts for Construction Projects, Article 269-287.
20
K.W. Chau. Isabelle Y.S. Chan, Weisheng Lu. Chris Webster, Proceedings of the 21st International
Symposium on Advance of Construction Management and Real Estate, p. 1366, 120.2.1, Springer, 2018
21
ICLG.com, India: Construction and Engineering Law 2019, 1.4.
22
Government of India, Engineering – Procurement and Construction of Civil Works, Model Agreement, 2018.

59
đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2006 và Luật Kinh doanh Xây dựng (Construction
Business Act) đƣợc ban hành năm 1949, sửa đổi bổ sung năm 2008. Theo quy định
của Nhật Bản, việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng và các nhà máy điện chủ yếu dựa trên hình
thức đối tác công tƣ. Các nhà tài trợ dự án luôn yêu cầu một hợp đồng xây dựng với
ngày hoàn thành đƣợc xác định và chi phí trọn gói. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu này,
các thoả thuận hợp đồng thƣờng đƣợc thiết lập dƣới hình thức hợp đồng EPC/Chìa
khoá trao tay23.
Ở Vƣơng quốc Anh, Luật Tái thiết và Xây dựng (Housing Grants,
Construction and Regeneration Act) đƣợc ban hành năm 1996 và đƣợc sửa đổi bổ
sung vào tháng 10-2011 là khung pháp lý áp dụng cho tất cả các hợp đồng xây
dựng24. Trong đó, hợp đồng EPC/Chìa khoá trao tay là dạng hợp đồng đƣợc các
doanh nghiệp dự án sử dụng phổ biến trong các dự án PPP thuộc các lĩnh vực hoá
dầu, khai thác mỏ và điện năng. Theo đó, một nhà thầu đƣợc thuê bởi doanh nghiệp
dự án có trách nhiệm thực hiện toàn bộ dự án trên cơ sở chìa khoá trao tay. Điều đó
có nghĩa là nhà thầu phải quản lý toàn bộ các công việc thiết kế, mua sắm, thi công
xây dựng, bao gồm cả việc quản lý và thực hiện của các nhà thầu phụ25.
Ở Việt Nam, các quy định pháp luật về hợp đồng đƣợc nêu chủ yếu trong chế
định hợp đồng của Bộ luật Dân sự (2015) và trong Luật Thƣơng mại (2005).
Văn bản pháp luật chung quan trọng nhất điều chỉnh quan hệ hợp đồng EPC
là Bộ luật Dân sự (2015). Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng dân sự (2015) cũng đƣợc
coi là văn bản pháp luật chung điều chỉnh quan hệ hợp đồng EPC liên quan đến các
vấn đề thủ tục (đặc biệt là về áp dụng pháp luật và cơ quan giải quyết tranh chấp).
Bên cạnh các văn bản pháp luật chung, quan hệ hợp đồng EPC còn chịu sự
điều chỉnh của các văn bản pháp luật chuyên ngành. Trong đó, Luật Thƣơng mại
(2005) có các quy định điều chỉnh nội dung hợp đồng; Luật Đấu thầu (2013) có các
quy định điều chỉnh việc lựa chọn nhà thầu. Văn bản pháp luật chuyên ngành quan

23
Julio Cesar Bueno, The Projects and Construction Review, Law Business Research Ltd, p.134, 2019.
24
ICLG, The International Comparative Legal Guide to: Construciton and Engineering Law 2018, 5th
edition, p.49.
25
Julio Cesar Bueno, The Projects and Construction Review, Law Business Research Ltd, p.231, 2019.

60
trọng nhất điều chỉnh trực tiếp quan hệ hợp đồng EPC là Luật Xây dựng (2014),
đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2020 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.
Trong đó, quá trình hình thành các quy định cụ thể về hợp đồng EPC trong
các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có thể đƣợc chia thành ba giai đoạn
nhƣ sau:
(1) Quy định pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và
thi công xây dựng công trình trong giai đoạn trước khi Luật Xây dựng (2003) có
hiệu lực
Ở Việt Nam, việc thực hiện dự án theo phƣơng thức DB nói chung và hợp
đồng EPC nói riêng còn khá mới mẻ. Dự án đầu tiên ở Việt Nam đƣợc thực hiện theo
phƣơng thức «chìa khoá trao tay» là dự án Nhà máy nhiệt điện Phả lại 2 vào năm
1996-1997 (sử dụng vốn vay của chính phủ Nhật Bản). Để kịp thời điều chỉnh quan
hệ quản lý đầu tƣ xây dựng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/1999/NĐ-CP về
việc ban hành Quy chế Quản lý Đầu tƣ và Xây dựng và đƣợc sửa đổi bởi Nghị định
số 12/2000/NĐ-CP và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Quy chế Quản lý Đầu tƣ và Xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số
52/1999/NĐ-CP.
Theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, hợp đồng đƣợc phân thành ba loại là:
Hợp đồng tƣ vấn, hợp đồng mua sắm vật tƣ thiết bị và hợp đồng xây lắp26. Khái
niệm hợp đồng EPC (bao gồm cả ba loại công việc thiết kế, mua sắm vật tƣ thiết bị
và xây lắp) chƣa đƣợc quy định trong Nghị định này. Tuy nhiên, Nghị định này đã
có quy định về các hình thức quản lý dự án, trong đó có hình thức “chìa khóa trao
27
tay . Hình thức quản lý dự án “chìa khóa trao tay đƣợc áp dụng khi chủ đầu tƣ tổ
chức đấu thầu để chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án, từ khảo sát thiết
kế, mua sắm vật tƣ, thiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giao công trình đƣa dự án vào
khai thác, sử dụng28. Nhƣ vậy, có thể thấy nội dung công việc của hình thức quản lý
dự án “chìa khoá trao tay cũng tƣơng tự nhƣ nội dung công việc của hợp đồng

26
Xem Điều 44 – Nghị định số 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tƣ và
xây dựng
27 Xem Điều 59 – Nghị định số 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tƣ và
xây dựng
28 Xem Điều 62 – Nghị định số 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tƣ và
xây dựng

61
EPC, nhƣng thuật ngữ “hợp đồng EPC chƣa đƣợc chính thức sử dụng tại Nghị
định này.
Vào thời điểm này, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tƣ số 15/2000/TT-BXD
ngày 13/11/2000 Hƣớng dẫn các hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tƣ và xây
dựng, trong đó có quy định về trách nhiệm của chủ đầu tƣ và nhà thầu khi quản lý
29
thực hiện dự án theo hình thức “chìa khóa trao tay .
Thuật ngữ “hợp đồng EPC lần đầu tiên đƣợc nhắc đến trong Nghị định số
7/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy
chế Quản lý Dự án Đầu tƣ và Xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số
52/1999/NĐ-CP. Nghị định này đã quy định rõ: “Hình thức chìa khoá trao tay quy
định trong Nghị định này là hình thức quản lý thực hiện dự án sau khi dự án đã có
quyết định đầu tư. Trên cơ sở báo cáo nghiên cứu khả thi được cấp có thẩm quyền
phê duyệt, chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu và giao cho nhà thầu thực hiện tổng thầu từ
khảo sát thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị, xây lắp cho đến khi hoàn thành bàn giao
công trình cho Chủ đầu tư thông qua Hợp đồng EPC. Hợp đồng EPC có thể được áp
dụng với dự án hoặc tiểu dự án (dự án thành phần) hay gói thầu”30. Nhƣ vậy, trƣớc
khi có Nghị định số 7/2003/NĐ-CP thì một dự án đƣợc quản lý thực hiện theo hình
thức “chìa khóa trao tay chỉ có một hợp đồng; nhƣng theo quy định của Nghị định số
7/2003/NĐ-CP thì phạm vi áp dụng của hợp đồng EPC đã linh hoạt hơn.
Tiếp đó, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 8/2003/TT-BXD ngày
9/7/2003 về việc Hướng dẫn nội dung và quản lý hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung
ứng vật tư, thiết bị - xây dựng (EPC). Đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên
quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành các nội dung cần có của một hợp đồng EPC.
Theo đó, hợp đồng EPC đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Hợp đồng tổng thầu EPC là sự
thoả thuận bằng văn bản được ký kết giữa chủ đầu tư với một nhà thầu hoặc một
liên danh các nhà thầu (gọi chung là tổng thầu) để thực hiện trọn gói các công việc
của một dự án hoặc gói thầu từ thiết kế - cung cấp vật tư, thiết bị, dịch vụ kỹ thuật -
29
Xem mục IV – Thông tƣ số 15/2000/TT-BXD cuả Bộ Xây dựng ban hành ngày 13/11/2000 Hƣớng dẫn các
hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tƣ và xây dựng
30
Xem mục (21) – Điều 1 – Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy chế quản lý dự án đầu tƣ và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP

62
31
xây lắp đến vận hành đồng bộ và đưa vào sử dụng . Thông tƣ này đã quy định cụ
thể về ba nội dung lớn của hợp đồng EPC là: Công tác chuẩn bị và ký kết hợp đồng
tổng thầu EPC (Bao gồm: Thành lập mới hoặc kiện toàn ban quản lý dự án, lập hồ sơ
về yêu cầu của chủ đầu tƣ, chuẩn bị tài liệu thiết kế mời thầu EPC, lập hồ sơ mời thầu
EPC, điều kiện đối với tổng thầu, ký kết hợp đồng tổng thầu EPC); nội dung hợp đồng
tổng thầu EPC (hồ sơ hợp đồng, giá hợp đồng và điều chỉnh giá hợp đồng, tạm ứng,
thanh toán hợp đồng, hợp đồng thầu phụ) và quản lý và thực hiện hợp đồng tổng
thầu EPC (nội dung công tác quản lý thực hiện hợp đồng, trách nhiệm, quyền hạn
của chủ đầu tƣ và tổng thầu). Nhƣ vậy, có thể thấy hầu hết các vấn đề quan trọng
cần đƣợc điều chỉnh trong một hợp đồng EPC đã đƣợc quy định tƣơng đối đầy đủ
trong văn bản này. Bên cạnh đó, Thông tƣ này còn có Phụ lục hƣớng dẫn thỏa thuận
hợp đồng tổng thầu EPC. Mặc dù hƣớng dẫn thoả thuận hợp đồng này còn rất đơn
giản, mới chỉ là sự liệt kê các tài liệu của thoả thuận hợp đồng và các nội dung
chính của thoả thuận hợp đồng.
(2) Quy định pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và
thi công xây dựng công trình trong giai đoạn từ khi Luật Xây dựng (2003) có hiệu
lực đến trước khi Luật Xây dựng (2014) có hiệu lực
Với việc Luật Xây dựng đƣợc Quốc hội thông qua vào ngày 26/11/2003,
hoạt động xây dựng ở Việt Nam lần đầu tiên đƣợc thể chế hoá trong một văn bản
quy phạm pháp luật có hiệu lực cao do cơ quan lập hiến, lập pháp ban hành. Trong
Luật Xây dựng (2003) có đầy đủ các quy định về những vấn đề chủ yếu trong hoạt
động đầu tƣ xây dựng nhƣ: Quy hoạch xây dựng, Dự án đầu tƣ xây dựng, Khảo sát,
thiết kế xây dựng, Xây dựng công trình, Lựa chọn nhà thầu và Hợp đồng xây dựng.
Chƣơng VI của Luật (từ Điều 95 đến Điều 110) quy định về việc lựa chọn nhà thầu
và hợp đồng xây dựng. Trong đó, mục “Hợp đồng xây dựng bao gồm bốn Điều
quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng, điều chỉnh hợp đồng và thƣởng, phạt,
giải quyết tranh chấp hợp đồng32.

31
Xem mục I.5 – Những quy định chung
32
Xem các Điều 108, 109, 110 – Luật Xây dựng (2003)

63
Sau khi Luật Xây dựng (2003) đƣợc ban hành, hàng loạt các văn bản hƣớng
dẫn thi hành Luật đã đƣợc Chính phủ, Bộ Xây dựng ban hành, trong đó các văn bản
có liên quan đến việc quản lý và thực hiện hợp đồng EPC phải kể đến là:
Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 7/2/2005 về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Các quy định về lựa chọn nhà thầu trong
hoạt động xây dựng đƣợc quy định tại Mục 3, từ Điều 24 đến Điều 29. Trong đó,
Điều 29 của Nghị định này quy định cụ thể về tổng thầu thiết kế, cung ứng vật tƣ
thiết bị, thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC). Các quy định về việc lựa
chọn tổng thầu EPC dựa trên việc tổng hợp các quy định về lựa chọn nhà thầu trong
hoạt động xây dựng đối với các gói thầu riêng lẻ nhƣ thiết kế, thi công xây dựng,
cung ứng vật tƣ thiết bị 33 . Quy định về hợp đồng xây dựng đƣợc quy định tại
Chƣơng IV, từ Điều 44 tới Điều 47. Nội dung của Chƣơng IV đƣa ra các quy định
chung về hợp đồng trong hoạt động xây dựng nhƣ nguyên tắc ký kết, hồ sơ hợp
đồng, đàm phán ký kết hợp đồng, phƣơng thức thanh toán hợp đồng. Trong Nghị
định này, các quy định về hợp đồng đã đƣợc tách riêng nhƣng vẫn có sự lồng ghép
trong các quy định về quản lý dự án, quản lý chi phí của dự án... Các quy định vẫn
còn rất chung chung, chƣa cụ thể đối với từng loại hợp đồng, từng loại dự án.
Để hƣớng dẫn chi tiết hơn về hợp đồng trong hoạt động xây dựng, ngày
25/2/2005 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 2/2005/TT-BXD hướng dẫn về
hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Ban hành kèm theo Thông tƣ này là các mẫu
hợp đồng xây dựng, bao gồm: hợp đồng tƣ vấn xây dựng, hợp đồng thi công xây
dựng, và hợp đồng tổng thầu EPC (mẫu số 3). Thông tƣ đã làm rõ khái niệm hợp đồng
trong hoạt động xây dựng; các loại hợp đồng (bao gồm: Tƣ vấn xây dựng, Thi công xây
dựng, Tổng thầu xây dựng; trong đó, hợp đồng EPC đƣợc hiểu là hợp đồng thiết kế, cung
ứng vật tư, thiết bị, thi công xây dựng công trình34); các loại giá hợp đồng xây dựng; hồ
sơ hợp đồng; một số quy định về các nội dung chính trong hợp đồng. Tuy nhiên, mẫu
hợp đồng EPC ban hành kèm theo Thông tƣ này còn rất sơ sài, chủ yếu mang tính chất
liệt kê các đầu mục chính trong nội dung của một hợp đồng EPC.

33
Xem Điều 29 - Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 07/2/2005 về quản lý dự án
đầu tƣ xây dựng công trình
34
Xem mục 3c – Phần 1 – Quy định chung - Thông tƣ số 02/2005/TT-BXD hƣớng dẫn về hợp đồng trong
hoạt động xây dựng.

64
Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình: Các quy định về hợp đồng trong hoạt động xây
dựng đƣợc quy định tại Chƣơng V của Nghị định (từ Điều 19 tới Điều 30) với các
quy định cụ thể về: Khái niệm, phân loại hợp đồng, hồ sơ hợp đồng, giá hợp đồng,
điều chỉnh giá hợp đồng, tạm ứng hợp đồng, thanh toán hợp đồng, xử lý khối lƣợng
phát sinh, bảo hiểm và bảo hành công trình, thƣởng phạt và giải quyết tranh chấp
hợp đồng. Trong đó, hợp đồng thiết kế, cung ứng vật tƣ, thiết bị, thi công xây dựng
(Hợp đồng EPC) đƣợc định nghĩa là hợp đồng xây dựng thực hiện toàn bộ các công
việc từ thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng
mục công trình35. Điểm đáng chú ý đối với quy định về hợp đồng EPC là Nghị định
này đã quy định cụ thể việc thanh toán đối với giá hợp đồng trọn gói phù hợp với
tính chất của một hợp đồng EPC36.
Tiếp đó, ngày 25/7/2007, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 6/2007/TT-
BXD hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Tuỳ theo quy mô, tính chất,
điều kiện thực hiện của dự án đầu tƣ xây dựng công trình, loại công việc, các mối
quan hệ của các bên, hợp đồng trong hoạt động xây dựng có thể có nhiều loại với
nội dung khác nhau, bao gồm: Hợp đồng tƣ vấn xây dựng; hợp đồng cung ứng vật
tƣ, thiết bị; hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng EPC, hợp đồng chìa khóa trao
tay. Thông tƣ này đã quy định khá chi tiết về hồ sơ và nội dung của hợp đồng xây
dựng, tuy nhiên không có hƣớng dẫn cụ thể về mẫu hợp đồng EPC.
Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong
hoạt động xây dựng: Có thể thấy các nội dung của Thông tƣ số 6/2007/TT-BXD hƣớng
dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng đã đƣợc đƣa vào Nghị định này. Theo Nghị
định này, hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công
trình (EPC) là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị công
nghệ đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu EPC
là hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công
35
Xem điểm d – khoản 4 – Điều 19 – Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản
lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình
36 Xem khoản 2 – Điều 25 – Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí
đầu tƣ xây dựng công trình

65
trình của một dự án đầu tư37. Nghị định này đã có quy định chi tiết về các quyền và
nghĩa vụ của bên giao thầu EPC và bên nhận thầu EPC38, về hợp dồng thầu phụ39. Đối
với quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng, Nghị định này chƣa đề cập đến mô
hình Ban xử lý tranh chấp.
Nhƣ vậy, có thể thấy quy định về hợp đồng EPC trong các văn bản quy phạm
pháp luật đã từng bƣớc đƣợc bổ sung đầy đủ hơn, chi tiết hơn. Tuy nhiên, cho đến
Nghị định số 48/2010/NĐ-CP thì vẫn thiếu vắng những quy định chi tiết và sự hƣớng
dẫn đầy đủ về mẫu hợp đồng EPC.
(3) Quy định pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và
thi công xây dựng công trình trong giai đoạn từ khi Luật Xây dựng (2014) có hiệu
lực đến nay
Năm 2014, Luật Xây dựng mới đƣợc ban hành thay thế Luật Xây dựng
(2003). Hiện nay, hợp đồng EPC là một loại hợp đồng xây dựng đƣợc quy định
trong Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và Luật số 62/2020 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Xây dựng (2014); Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của
Chính phủ đã có những quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng EPC. Nghị định số
50/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37
(2015) và đƣợc hƣớng dẫn thi hành tại Thông tƣ số 30/2016/TT-BXD ngày
30/12/2016 của Bộ Xây dựng hƣớng dẫn hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công
nghệ và thi công xây dựng công trình.
Về nội dung quản lý dự án, quan hệ hợp đồng EPC chịu sự điều chỉnh của
Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 3/3/2021 quy định chi tiết một số
nội dung về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng.
Liên quan đến quản lý chất lƣợng và thi công xây dựng, quan hệ hợp đồng
EPC chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 6/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày

37
Xem Điều 3, khoản 1, điểm g, Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng
trong hoạt động xây dựng
38 Xem Điều 30, Điều 31, Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong

hoạt động xây dựng.


39 Xem Điều 46, Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động

xây dựng.

66
26/1/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lƣợng, thi công xây dựng
và bảo trì công trình xây dựng.
Về việc lựa chọn nhà thầu, quan hệ hợp đồng EPC chịu sự điều chỉnh của các
quy định trong Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP
ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và
Thông tƣ số 11/2016/TT-BKHĐT ngày 26/7/2016 hƣớng dẫn lập hồ sơ mời thầu
thiết kế, cung cấp hàng hoá và xây lắp (EPC).
Đối với dự án EPC sử dụng vốn đầu tƣ công, vốn nhà nƣớc ngoài đầu tƣ
công và dự án đầu tƣ theo phƣơng thức đối tác công tƣ, quan hệ hợp đồng EPC còn
chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9/2/2021
về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng.
Nhƣ vậy, hiện nay, quy định về hợp đồng EPC trong pháp luật Việt Nam đã
đƣợc hƣớng dẫn cụ thể bằng một văn bản quy phạm pháp luật riêng là Thông tƣ số
30/2016/TT-BXD hƣớng dẫn việc giao kết hợp đồng EPC, trong đó có quy định
hƣớng dẫn về mẫu hợp đồng EPC và quy định hƣớng dẫn về lập hồ sơ mời thầu
EPC tại Thông tƣ số 11/2016/TT-BKHĐT. Tuy nhiên, về mặt tên gọi của hợp đồng
này thì vẫn còn chƣa có sự thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ
thể: Luật Xây dựng (2014) và Nghị định số 50/2021/NĐ-CP sử dụng thuật ngữ
40
“Hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình ,
Thông tƣ 30/2016/TT-BXD sử dụng thuật ngữ “Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị
công nghệ và thi công xây dựng công trình , Luật Đấu thầu (2013) và Thông tƣ số
11/2016/TT-BKHĐT hƣớng dẫn lập hồ sơ mời thầu thiết kế, cung cấp hàng hoá và
41
xây lắp lại sử dụng thuật ngữ “Thiết kế, cung cấp hàng hoá và xây lắp .
Tóm lại, nhìn chung các quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng EPC đã
đƣợc hình thành một cách tƣơng đối đầy đủ bao trùm đƣợc toàn bộ quá trình giao
kết, quản lý, thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp đồng EPC. Mặc dù vậy, mức độ
phù hợp và đồng bộ với tính chất của hợp đồng EPC cũng nhƣ tƣơng thích với các
thông lệ quốc tế của các quy định này đến đâu sẽ đƣợc tác giả luận án đề cập và
40
Xem Điều 140 – Khoản 2 –– Điểm d – Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và điểm g – Khoản 2 – Điều 1 –
Nghị định số 50/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP
41
Xem Điều 4 – Điểm 23 – Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13

67
phân tích, minh chứng cụ thể thông qua việc khảo sát, đánh giá một cách chi tiết
năm nhóm quy định của pháp luật về hợp đồng EPC là: Chủ thể hợp đồng, giao kết
hợp đồng, nội dung hợp đồng, hình thức hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp
đồng trong Chƣơng 2 của luận án.
Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật, điều ƣớc quốc tế, tập quán, án lệ và lẽ
công bằng là các loại nguồn có vai trò ngày càng quan trọng đối với việc giao kết và
thực hiện hợp đồng EPC. Có thể kể đến Công ƣớc Vienna (1980) về Hợp đồng Mua
bán Hàng hoá Quốc tế (mà Việt Nam là thành viên). Đây là điều ƣớc quốc tế quan
trọng nhất liên quan đến hợp đồng EPC. Về tập quán, đối với hợp đồng EPC, mẫu
hợp đồng của FIDIC đƣợc coi là một tập quán quốc tế quan trọng. Án lệ là nguồn cho
việc xét xử tranh chấp về hợp đồng EPC trong trƣờng hợp các bên không có thoả
thuận, pháp luật không quy định, không có tập quán đƣợc áp dụng và không thể áp
dụng tƣơng tự pháp luật42. Lẽ công bằng đƣợc xác định trên cơ sở ”lẽ phải được mọi
người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và
bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó”43.
Nhƣ vậy, có thể thấy có đồng thời nhiều loại nguồn và nhiều loại văn bản
quy phạm pháp luật khác nhau điều chỉnh quan hệ hợp đồng EPC. Do đó, việc các
loại nguồn khác nhau, văn bản quy phạm pháp luật khác nhau có quy định không
giống nhau hoặc có quy định có tính chất đặc thù về cùng một vấn đề là điều khó
tránh khỏi. Yêu cầu đặt ra là cần phải bảo đảm tính thống nhất của các văn bản quy
phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng EPC cũng nhƣ cần đề ra các nguyên
tắc để giải quyết sự khác nhau hoặc đặc thù đó.
1.2.4. Nội dung cơ bản của pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết
bị công nghệ và thi công xây dựng công trình
Pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng EPC chứa đựng nội dung cơ bản gồm
các nhóm quy định (chế định) sau đây:
Thứ nhất, nhóm quy định về chủ thể của hợp đồng EPC.

42
Bộ luật Dân sự 2015, Điều 6 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Điều 45
43
Bộ luật tố tụng dân sự, Điều 45.3

68
Hợp đồng EPC đƣợc đặc trƣng bởi cơ cấu chủ thể phức tạp hơn so với hợp
đồng xây dựng truyền thống. Ngoài hai chủ thể chính của hợp đồng là chủ đầu tƣ và
tổng thầu EPC, còn có các nhà thầu phụ thực hiện việc thiết kế, thi công, cung ứng
thiết bị, công nghệ. Chủ đầu tƣ trong quan hệ hợp đồng EPC là ngƣời sở hữu vốn,
ngƣời vay vốn hoặc ngƣời đƣợc giao quản lý, sử dụng công trình. Trong quan hệ hợp
đồng EPC không có vai trò trung gian của kỹ sƣ thiết kế với tƣ cách là ngƣời giám
sát và chứng nhận quá trình thực hiện hợp đồng của nhà thầu nhƣ trong hợp đồng
xây dựng truyền thống. Thay vào đó là chủ thể với tƣ cách là đại diện của chủ đầu
tƣ đóng vai trò là ngƣời thay mặt chủ đầu tƣ quản trị hợp đồng44.
Chủ thể còn lại trong quan hệ hợp đồng EPC là tổng thầu EPC - ngƣời trực
tiếp giao kết hợp đồng với chủ đầu tƣ. Tổng thầu EPC là tổ chức có đăng ký kinh
doanh xây dựng, có năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án và
đƣợc chủ đầu tƣ lựa chọn để giao kết hợp đồng. Do tính chất phức hợp của hợp đồng
EPC mà tổng thầu EPC thƣờng là một tổ hợp liên danh các nhà thầu.
Ngoài ra, trong quan hệ hợp đồng EPC còn có sự xuất hiện của một chủ thể
thứ ba; đó là nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ không phải là một chủ thể trong quan hệ
hợp đồng EPC. Nhà thầu phụ là ngƣời ký kết hợp đồng với tổng thầu EPC để thực
hiện một phần công việc của hợp đồng. Nhà thầu phụ trong quan hệ hợp đồng EPC
có thể là nhà thầu phụ thiết kế, nhà thầu phụ cung ứng trang thiết bị công nghệ hoặc
nhà thầu phụ thi công xây dựng hoặc bao gồm tất cả các loại nhà thầu phụ này. Để
bảo đảm việc thực hiện hợp đồng EPC có hiệu quả, pháp luật của nhiều nƣớc quy
định tổng thầu EPC chỉ đƣợc giao cho các nhà thầu phụ một tỷ lệ công việc nhất
định trong hợp đồng, chỉ đƣợc lựa chọn ký kết hợp đồng với nhà thầu phụ có tên
trong danh sách nhà thầu phụ đã đƣợc chủ đầu tƣ xác nhận... Nhƣ vậy, trong việc
điều chỉnh quan hệ hợp đồng EPC, pháp luật cần phải có các quy định điều chỉnh
thích hợp cả quan hệ hợp đồng chính (giữa chủ đầu tƣ dự án và tổng thầu EPC) và
quan hệ hợp đồng phụ (giữa tổng thầu EPC và các nhà thầu phụ) cũng nhƣ giải
quyết mối quan hệ chính – phụ này.

44
Lukas Klee, International Construction Contract, 12.10.1, Wiley Blackwell, 2018

69
Do tính chất của hợp đồng EPC là giao cho tổng thầu EPC chịu trách nhiệm
thực hiện trọn gói tất cả các công việc từ thiết kế đến thi công và mua sắm vật tƣ,
thiết bị, hoàn thành công trình đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tƣ nên việc lựa chọn
đƣợc nhà thầu EPC có đủ điều kiện năng lực thực hiện dự án là vô cùng quan trọng.
Việc này cũng khó khăn, phức tạp hơn so với việc lựa chọn các nhà thầu thực hiện
hợp đồng xây dựng truyền thống với những công việc đơn lẻ và phạm vi trách
nhiệm hẹp hơn so với tổng thầu EPC.
Bên cạnh đó, quan hệ hợp đồng xây dựng trong các dự án sử dụng vốn đầu tƣ
từ Nhà nƣớc còn bị chi phối bởi một loại chủ thể vô cùng quan trọng (mặc dù không
phải với tƣ cách là một bên trong quan hệ hợp đồng) là cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền với tƣ cách là ngƣời có quyền quyết định đầu tƣ, cơ quan thẩm định dự án,
nghiệm thu công trình....
Có thể thấy rằng: với một cơ cấu chủ thể hỗn hợp nhƣ vậy thì các mối quan
hệ đan xen về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm giữa các bên trong hợp đồng EPC là
hết sức phức tạp. Trách nhiệm phối hợp giữa các chủ thể sẽ phải đặt ra ở mức cao vì
đƣợc gắn với trách nhiệm cuối cùng là hoàn thành dự án đáp ứng yêu cầu của chủ
đầu tƣ của nhà thầu EPC.
Thứ hai, nhóm quy định về giao kết hợp đồng EPC.
Về nguyên tắc, khi các bên giao kết và thực hiện hợp đồng nói chung, trong
đó có hợp đồng xây dựng và hợp đồng EPC nói riêng, cần phải đề cập đến nguyên
tắc “thiện chí”. Đây đƣợc coi là nguyên tắc chung trong luật dân sự của các nƣớc
thuộc hệ thống Civil Law, đƣợc quy định trực tiếp trong Bộ luật Dân sự của các
nƣớc thuộc hệ thống này. Nguyên tắc “thiện chí đƣợc ghi nhận trong Điều 1134 và
1135, Bộ luật Dân sự của Pháp; Điều 157 và 242, Bộ luật Dân sự của Đức. Điều 18,
Luật Kinh doanh Xây dựng của Nhật Bản cũng quy định rõ: các bên khi thiết lập
hợp đồng xây dựng cần dựa trên sự công bằng, trung thực và thiện chí. Điều 3,
Khoản 3, Bộ luật Dân sự (2015) của Việt Nam quy định: cá nhân, pháp nhân phải
xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí,
trung thực. Trong khi đó, hầu hết các nƣớc thuộc hệ thống Common Law không coi

70
đây là nguyên tắc chung của luật dân sự và luật hợp đồng, trừ khi chúng đƣợc quy
định rõ trong hợp đồng hoặc chỉ áp dụng trong một số trƣờng hợp cụ thể (Các án lệ
của Anh và Italia đều thể hiện rõ điều này). Mẫu hợp đồng của FIDIC đƣợc ban
hành dựa trên các nguyên tắc của hệ thống Common Law, do đó FIDIC cũng không
đề cập đến trách nhiệm “thiện chí của các bên trong hợp đồng. Ngoại trừ Mỹ có
thừa nhận “thiện chí là nguyên tắc chung (Điều 205, Tuyển tập thứ hai về luật hợp
đồng và Điều 1-201(20) Uniform Commercial Code).
Nguyên tắc thiện chí đƣợc thể hiện trong quy định pháp luật của các nƣớc
thuộc hệ thống Civil Law ngay từ giai đoạn tiền hợp đồng với quy định về nghĩa vụ
cung cấp thông tin tiền hợp đồng (Điều 1112-1, Bộ luật Dân sự của Pháp; Điều 387,
Bộ luật Dân sự 2015 của Việt Nam...). Trong khi đó, các nƣớc theo hệ thống pháp
luật Common Law thƣờng không đòi hỏi các bên phải có nghĩa vụ cung cấp thông
tin trong giai đoạn tiền hợp đồng, trừ một số loại hợp đồng đặc biệt. Theo đó, khi
giữa các bên chƣa hình thành một hợp đồng chính thức thì các bên không có nghĩa
vụ và không phải chịu trách nhiệm đối với việc cung cấp hoặc cung cấp thông tin
không đầy đủ trong giai đoạn này, trừ khi các bên có thỏa thuận khác hoặc có sự lừa
dối trong việc cung cấp thông tin45.
Có thể thấy, đối với hợp đồng EPC (một loại hợp đồng xây dựng phức hợp
và dài hạn), thì việc quy định một cách rõ ràng nguyên tắc thiện chí trong pháp luật
dân sự chính là cơ sở pháp lý cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên trong hợp đồng trong trƣờng hợp một bên thiếu thiện chí, hợp tác trong giao
kết, thực hiện hợp đồng.
Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng xây dựng từ trƣớc đến nay, đặc biệt
là trong các dự án xây dựng phức hợp, quy mô lớn và mang tính quốc tế, đang nổi
lên các mô hình hợp đồng dựa trên lý thuyết hợp đồng đề cao tinh thần hợp tác,
thiện chí giữa các bên chủ thể của hợp đồng cùng hƣớng tới mục tiêu thực hiện
thành công dự án, thay vì mỗi bên chỉ chú trọng đến quyền lợi và cố gắng tối đa hoá
lợi ích của mình. Ƣu điểm vƣợt trội của các mô hình này là nhằm hƣớng đến việc

45
Klein, “Precontractual liability and the duty of good faith negotiation in international transactions” (1995)
17, p.16, Hous.J.Int’l L. 1.

71
hạn chế tối đa các khiếu nại, tranh chấp giữa các bên – một trong những nguyên
nhân hàng đầu dẫn đến sự thất bại của dự án. Có thể kể đến các mô hình hợp đồng
phổ biến hiện nay đƣợc dựa trên lý thuyết hợp đồng đề cao tinh thần hợp tác nhƣ
mô hình Đối tác Dự án (Project Partnering), mô hình Liên minh Dự án (Project
Alliancing), mô hình Đối tác Công - Tƣ (Public-Private Partnerships) và mô hình
Liên doanh (Joint venture). Mô hình Đối tác Dự án đƣợc Viện công nghiệp xây
dựng (Construction Industry Institute) của Mỹ xác định là một cam kết dài hạn giữa
hai hoặc nhiều tổ chức nhằm đạt đƣợc các mục tiêu kinh doanh thông qua việc tối
đa hoá nguồn lực của mỗi bên. Mối quan hệ đƣợc thiết lập dựa trên sự trung thực,
sự cống hiến cho mục tiêu chung và sự thấu hiểu về những mong đợi cũng nhƣ
những giá trị mà mỗi bên hƣớng tới trong mối quan hệ46. Mô hình Liên minh Dự án
đƣợc xác định bao gồm các yếu tố cơ bản là: Trách nhiệm thực hiện dự án và gánh
chịu rủi ro là của tất cả các bên liên minh; chủ đầu tƣ sẽ chi trả cho những ngƣời
tham gia vào liên minh (không phải với tƣ cách là chủ đầu tƣ) một cách công khai
dựa trên ba khoản mục, đó là hoàn trả chi phí thực tế để thực hiện dự án đã đƣợc
kiểm toán, khoản chi phí thƣờng lệ để duy trì hoạt động của liên minh và khoản lợi
nhuận thông thƣờng, khoản phân phối thu nhập công bằng giữa các thành viên liên
minh đối với cả lợi nhuận thực tế thu đƣợc cũng nhƣ tổn thất (nếu có) dựa trên thoả
thuận ban đầu của các thành viên liên minh và dự án đƣợc quản trị bởi một thực thể
chung mà trong đó tất cả các quyết định đƣa ra đều phải đƣợc sự nhất trí của tất cả
các thành viên liên minh47. Nhƣ vậy, có thể thấy nguyên tắc “thiện chí chính là một
trong những tƣ tƣởng cốt lõi của hợp đồng đề cao tinh thần hợp tác.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện và ngày càng đƣợc sử dụng phổ biến của mẫu hợp
đồng NEC - một phiên bản cụ thể của hợp đồng đề cao tinh thần hợp tác - trong thị
trƣờng xây dựng hiện nay đã cho thấy tầm quan trọng của nguyên tắc “thiện chí
trong giao kết và thực hiện hợp đồng do sự phù hợp với xu hƣớng quản lý thực hiện
dự án nói chung và quản lý thực hiện hợp đồng nói riêng theo hƣớng hiện đại, hiệu
quả, tránh tranh chấp trong một môi trƣờng xây dựng cạnh tranh và có nguy cơ rủi
46
Albert P.Chan, Daniel W.Chan, John F.Yeung, Relational Contracting for Construction Excellence, p. 7,
Spon Press, 2010.
47
Albert P.Chan, Daniel W.Chan, John F.Yeung, Relational Contracting for Construction Excellence, p. 13,
Spon Press, 2010.

72
ro. Nguyên tắc “thiện chí đƣợc ghi nhận cụ thể trong các phiên bản mẫu hợp đồng
NEC. Phiên bản mới nhất - NEC4 - quy định các bên có nghĩa vụ “tin tƣởng lẫn
48
nhau và hợp tác .
Trong thực tế cũng có rất nhiều công trình của nhiều nhà nghiên cứu đã
chứng minh hiệu quả của việc vận dụng lý thuyết hợp đồng đề cao tinh thần hợp tác
vào quá trình thực hiện hợp đồng giúp cho việc tăng cƣờng hiệu quả thực hiện dự
án và giảm tranh chấp, đặc biệt là đối với các dự án đầu tƣ công đã đƣợc tác giả hệ
thống hoá trong phần Tổng quan tình hình nghiên cứu của luận án.
Ngoài nguyên tắc giao kết hợp đồng nhƣ đã đề cập, nhóm quy định về giao
kết hợp đồng EPC đƣợc đặc trƣng bởi quy định về lựa chọn nhà thầu EPC. Có thể
thấy vấn đề đầu tiên đƣợc đặt ra cho bất kỳ một chủ đầu tƣ dự án nào là vấn đề lựa
chọn nhà thầu để thực hiện dự án, tức là lựa chọn ngƣời giúp chủ đầu tƣ “hiện thực
hoá dự án xây dựng của mình. Đối với chủ đầu tƣ lựa chọn mô hình hợp đồng EPC
để thực hiện dự án, thì vấn đề này càng có tính chất “sống còn , bởi nhà thầu đƣợc
lựa chọn sẽ là ngƣời chịu trách nhiệm thực hiện và kiểm soát toàn bộ quá trình hình
thành nên sản phẩm xây dựng - công trình xây dựng hoàn thành sẵn sàng đi vào
khai thác sử dụng đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tƣ.
Về quy trình lựa chọn nhà thầu EPC: So với việc lựa chọn nhà thầu trong
hợp đồng xây dựng truyền thống, việc lựa chọn nhà thầu EPC là một quy trình phức
tạp và tốn nhiều thời gian hơn. Thông thƣờng, quá trình từ khi chủ đầu tƣ bắt đầu
đƣa ra yêu cầu của mình đến khi ký kết hợp đồng EPC phải mất hơn một năm49. Ở
các hợp đồng xây dựng truyền thống, sự thƣơng lƣợng giữa các bên trƣớc khi ký kết
hợp đồng (nếu có) là ở mức độ tối thiểu. Những ngƣời tham gia dự thầu nghiên cứu
tất cả các số liệu có liên quan đƣợc cung cấp bởi chủ đầu tƣ và đạt đƣợc tất cả các
thông tin cần thiết đối với các rủi ro, sự kiện bất ngờ và những trƣờng hợp khác có
thể ảnh hƣởng hoặc tác động đến ngƣời dự thầu hoặc công trình, để xác định đƣợc
một cách tƣơng đối chi phí và thời gian thực hiện công trình trƣớc khi nộp đơn dự

48
NEC4, Clause 10.1
49
Walter A. Salmon, Practical Risk Management for EPC/Design-Build Project, 2.8. Selecting EPC
Contractor, Wiley Blackwell, 2020

73
thầu của họ. Ngƣời dự thầu có giá thấp nhất hoặc đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của
chủ đầu tƣ sẽ là ngƣời đƣợc chọn. Sau khi hợp đồng đƣợc ký kết, nhà thầu đƣợc có
một khoảng thời gian (quy định trong phụ lục) để xem xét, nghiên cứu các yêu cầu
của chủ đầu tƣ (bao gồm cả tiêu chuẩn về thiết kế). Trong khoảng thời gian này, nếu
nhà thầu phát hiện thấy bất kỳ lỗi hoặc thiếu sót nào trong các yêu cầu của chủ đầu
tƣ mà trƣớc đây khi nộp đơn dự thầu đã không phát hiện đƣợc thì một “Biến đổi sẽ
đƣợc đƣa ra và nhà thầu không phải chịu thêm chi phí do “Biến đổi này. Còn đối
với hợp đồng EPC, mọi vấn đề có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi chi phí
cho dự án đều phải đƣợc thiết lập trƣớc khi ký hợp đồng. Trƣớc khi ký kết hợp
đồng, nhà thầu đƣợc phép yêu cầu soát lại tất cả các thông tin và số liệu liên quan
trong các yêu cầu của chủ đầu tƣ, đồng thời tiến hành các khảo sát, điều tra cần thiết
và chi tiết hóa về các thiết bị dự định cung cấp cũng nhƣ đƣợc phép đƣa ra các giải
pháp phù hợp nhất dựa trên trang thiết bị và kinh nghiệm của mình. Ngoại trừ
những phần quan trọng, chắc chắn đƣợc quy định cụ thể trong “Yêu cầu của chủ
đầu tƣ nhƣ: Các phần, số liệu và thông tin đƣợc ghi trong hợp đồng là không đƣợc
thay đổi hoặc do chủ đầu tƣ chịu trách nhiệm; định nghĩa của các mục đích, dự định
của công trình hoặc của những phần nào đó... thì chủ đầu tƣ sẽ không có trách
nhiệm đối với tính xác thực, đầy đủ và toàn diện của các số liệu, thông tin khác mà
mình cung cấp. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm trƣớc chủ đầu tƣ về việc hoàn thành
công trình thỏa mãn mục đích đặt ra trong “Yêu cầu của chủ đầu tƣ . Chính vì vậy,
nhà thầu cần phải chắc chắn về tất cả các số liệu và thông tin cần thiết, cũng nhƣ
nghiên cứu một cách đầy đủ và hiểu rõ các yêu cầu của chủ đầu tƣ trƣớc khi ký kết
hợp đồng. Để có thể làm đƣợc nhƣ vậy thì thủ tục đấu thầu phải cho phép sự thảo
luận giữa chủ đầu tƣ và ngƣời dự thầu về các vấn đề kỹ thuật cũng nhƣ điều kiện
thƣơng mại của dự án. Tất cả các vấn đề này khi đã đƣợc sự đồng ý giữa các bên sẽ
đƣợc tập hợp lại trong bản ghi nhớ (hoặc tài liệu khác) và sẽ trở thành một phần của
thỏa thuận hợp đồng. Nhƣ vậy, có thể thấy, tinh thần hợp tác giữa các bên trong một
hợp đồng EPC đƣợc đặt ra ngay từ giai đoạn “tiền hợp đồng .
Về phương thức và tiêu chí lựa chọn nhà thầu EPC: Việc lựa chọn nhà thầu
EPC có thể đƣợc thực hiện thông qua hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu có tính

74
chất hạn chế, vì thông thƣờng chỉ có một số nhà thầu có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu
của một dự án EPC. Phƣơng thức lựa chọn nhà thầu EPC thƣờng đƣợc thực hiện
thông qua hai giai đoạn đánh giá riêng biệt là giai đoạn đánh giá Đề xuất về kỹ thuật
và giai đoạn đánh giá Đề xuất về tài chính. Chủ đầu tƣ sẽ không xem xét Đề xuất về
tài chính cho đến khi xác định đƣợc Đề xuất về kỹ thuật đáp ứng đƣợc yêu cầu của
gói thầu/dự án. Việc đánh giá Đề xuất về kỹ thuật sẽ cho thấy năng lực của chủ đầu
tƣ có phù hợp để thực hiện dự án hay không và xác định liệu rằng Đề xuất về mặt
kỹ thuật có đáp ứng đầy đủ các Yêu cầu của chủ đầu tƣ hay không. Nếu Đề xuất về
kỹ thuật đƣợc chấp thuận, nhà thầu sẽ đƣợc xem xét tiếp Đề xuất về tài chính. Nhà
thầu đƣợc chấp thuận cả Đề xuất về kỹ thuật và Đề xuất về tài chính sẽ là nhà thầu
đƣợc lựa chọn để thực hiện dự án.
Tiêu chí lựa chọn nhà thầu EPC có sự khác biệt so với tiêu chí lựa chọn chọn
nhà thầu trong các hợp đồng xây dựng truyền thống. Đó là yếu tố giá dự thầu thấp
nhất không nên đƣợc coi là tiêu chí đầu tiên, cơ bản để lựa chọn nhà thầu EPC. Bên
cạnh đó, nhiều tổ chức chuyên môn cũng nhƣ pháp luật của nhiều quốc gia còn đƣa
ra cảnh báo và quy định về trƣờng hợp nhà thầu có “giá thấp bất thƣờng . Trong
Bản tóm tắt số 35 về Mua sắm công do Tổng thƣ ký của OECD chịu trách nhiệm
ban hành (tháng 12/2016) đánh giá về nhà thầu bỏ giá dự thầu thấp bất thƣờng đối
với dự án mua sắm công đã nhận định: về dài hạn, giá thấp nhất không phải sẽ
mang lại lợi ích cao nhất50. Bản tóm tắt đã liệt kê các rủi ro liên quan đến việc chấp
thuận nhà thầu bỏ giá thấp bất thƣờng, đó là: Rủi ro từ việc nhà thầu không đủ khả
năng tài chính để thực hiện dự án (và cơ quan nhà nƣớc sẽ mất nhiều thời gian và
tiền bạc để tiến hành đấu thầu lại); nhà thầu tìm cách để có thể “đòi thêm tiền từ
chủ đầu tƣ trong quá trình thực hiện hợp đồng và đe doạ không tiếp tục thực hiện
hợp đồng nếu chủ đầu tƣ không đồng ý tăng chi phí; rủi ro về chất lƣợng thực hiện
(nhà thầu thay thế nguyên vật liệu kém chất lƣợng hoặc bỏ qua công đoạn để tiết
kiệm chi phí); nhà thầu bỏ qua trách nhiệm đối với quy định về bảo vệ môi trƣờng,
an toàn lao động.

50
SIGMA ad OECD, Public Procurement Brief 35, Abnormally Low Tenders, p.2, 12/2016

75
Trong Chỉ thị của EU về mua sắm công cũng quy định khung đối với việc sử
dụng tiêu chí “chi phí vòng đời và các cách tiếp cận khác để đánh giá nhà thầu,
thúc đẩy cơ quan có thẩm quyền xem xét các yếu tố dự thầu một cách tổng thể và
các yếu tố định tính để đánh giá hồ sơ dự thầu hơn là chỉ căn cứ vào giá dự thầu.
Chỉ thị này cũng bao gồm các quy định để đối phó với những nhà thầu bỏ giá thấp
bất thƣờng nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, tránh đƣợc những rủi ro của việc
không thể thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện hợp đồng không đạt yêu cầu của nhà
thầu bỏ giá thấp bất thƣờng; đồng thời bảo vệ sự cạnh tranh công bằng giữa các nhà
thầu, giảm những thuận lợi có đƣợc một cách không công bằng. Pháp luật có quy
định cho phép cơ quan có thẩm quyền có quyền từ chối nhà thầu bỏ giá thấp bất
thƣờng, khi mà giá thấp bất thƣờng đƣợc hình thành là nhờ sự hỗ trợ không hợp
pháp nhƣ sự cung cấp tài chính của Nhà nƣớc hoặc vi phạm quy định về bảo vệ môi
trƣờng, an toàn lao động51.
Về tài liệu thiết kế để giao thầu EPC: Trong hợp đồng xây dựng truyền thống,
nhà thầu thi công đƣợc lựa chọn căn cứ vào thiết kế chi tiết do chủ đầu tƣ đƣa ra. Còn
với hợp đồng EPC, trách nhiệm thiết kế chi tiết do nhà thầu EPC thực hiện. Do đó,
việc lựa chọn nhà thầu EPC đƣợc căn cứ vào thiết kế cơ bản của chủ đầu tƣ. Với một
hợp đồng EPC trọn gói, khả năng nhà thầu đƣợc yêu cầu gia hạn thời gian thực hiện
hoặc gia tăng chi phí là vô cùng hạn chế. Do đó, yêu cầu về tài liệu thiết kế ban đầu
do chủ đầu tƣ chuẩn bị để giao thầu EPC cần phải ở mức độ đủ chi tiết về các yêu cầu
của chủ đầu tƣ. Trên cơ sở đó, nhà thầu có thể xác định đƣợc phạm vi các công việc
phải làm, dự tính đƣợc chi phí thực hiện và triển khai đƣợc thiết kế chi tiết. Theo
thông lệ quốc tế thì tài liệu thiết kế ban đầu do chủ đầu tƣ lập thƣờng đƣợc gọi là
Thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED). Mặc dù thiết kế FEED do chủ đầu tƣ lập (hoặc
thuê tƣ vấn lập) nhƣng ngƣời chịu trách nhiệm về thiết kế cho dự án vẫn là nhà thầu
(nhà thầu phải chịu rủi ro về thiết kế). Nhà thầu phải đảm bảo thiết kế chi tiết của dự
án phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tƣ.
Thứ ba, nhóm quy định về nội dung hợp đồng EPC.
Trong nhóm quy định này, trƣớc hết phải kể đến các quy định về quyền,
nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng EPC. Có thể thấy các quy định

51
Directive 2014/24/EU on Public Procurement and repealing Directive 2004/18/EC, 26/2/2014

76
về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ đầu tƣ và nhà thầu là vấn đề quan trọng
xuyên suốt của bất kỳ một hợp đồng xây dựng nào. Đặc trƣng cơ bản của hợp đồng
EPC là giá hợp đồng thƣờng đƣợc xác định trọn gói khi ký kết hợp đồng và nhà
thầu phải đảm bảo hoàn thành công trình đáp ứng đƣợc mục đích của chủ đầu tƣ đặt
ra trong tài liệu “Yêu cầu của chủ đầu tƣ . Do đó, các quy định về quyền, nghĩa vụ
và trách nhiệm chủ yếu của chủ đầu tƣ và nhà thầu trong một hợp đồng EPC có
nhiều điểm khác biệt so với một hợp đồng xây dựng truyền thống.
Đối với chủ đầu tư: Nghĩa vụ đầu tiên phải kể đến của chủ đầu tƣ trong một
hợp đồng EPC là chuẩn bị tài liệu “Yêu cầu của chủ đầu tƣ . “Yêu cầu của chủ đầu
tƣ là tài liệu tập hợp các số liệu cũng nhƣ các yêu cầu của chủ đầu tƣ đƣa ra khi
mời thầu và các bổ sung, sửa đổi tài liệu này phù hợp với qui định trong hợp đồng.
Tài liệu “Yêu cầu của chủ đầu tƣ phải “nêu cụ thể mục đích, phạm vi và/hoặc các
tiêu chuẩn thiết kế và/hoặc các đặc tính kỹ thuật khác đối với công trình . “Yêu cầu
của chủ đầu tƣ cần cụ thể hoá các tiêu chuẩn đầu ra của công trình, dự kiến chi phí,
kế hoạch thực hiện và bất kỳ quy định pháp luật nào có liên quan; nhƣng không nên
bao gồm tất cả các chỉ dẫn kỹ thuật của dự án (đó là công việc của nhà thầu)52. Đối
với việc giao kết và thực hiện hợp đồng EPC, thì tài liệu “Yêu cầu của chủ đầu tƣ
có ý nghĩa hết sức quan trọng vì đây chính là cơ sở để nhà thầu có thể tiến hành các
công việc tiếp theo của mình cũng nhƣ xác định trách nhiệm hoàn thành công trình
“phù hợp với mục đích của nhà thầu. Một bản “Yêu cầu của chủ đầu tƣ kém chất
lƣợng cũng tức là chủ đầu tƣ đã tự “mua dây buộc mình và sự không bảo đảm chất
lƣợng của công trình xây dựng là điều có thể thấy trƣớc.
Theo quy định của FIDIC trong Silver Book (Điều kiện hợp đồng cho dự án
EPC/Chìa khoá trao tay – Sách Bạc), chủ đầu tƣ có trách nhiệm chuẩn bị tài liệu
“Yêu cầu của chủ đầu tƣ để thông báo cho tổng thầu trƣớc “ngày hẹn . Tuy nhiên,
do tính chất trách nhiệm của nhà thầu EPC là hoàn thành công trình “phù hợp với
mục đích nên chủ đầu tƣ sẽ không phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ
và hoàn thiện của các số liệu mà mình cung cấp trong tài liệu yêu cầu của chủ đầu

52
Philip Wolfe, Solar Photovoltaic Projects in the Mainstream Power Market, p.55, Routledge, 2013

77
tƣ, trừ các số liệu sau: các phần, số liệu và thông tin đƣợc ghi trong hợp đồng đƣợc
xem nhƣ không đƣợc thay đổi hoặc do chủ đầu tƣ chịu trách nhiệm, định nghĩa của
các mục đích; đặc trƣng của công tác thử (kiểm định) và sự thực hiện các công trình
hoàn thiện và bộ phận, số liệu hoặc thông tin không thể soát lại bởi nhà thầu, ngoại
trừ các điều quy định khác trong hợp đồng. Nhƣ vậy, trách nhiệm của chủ đầu tƣ
đối với các số liệu do mình cung cấp đã đƣợc giới hạn lại, điều này cũng đồng thời
mở ra trách nhiệm của nhà thầu ngay cả đối với số liệu do chủ đầu tƣ cung cấp.
“Sách Bạc cũng quy định nghĩa vụ của chủ đầu tƣ khi bắt đầu thực hiện hợp
đồng liên quan đến việc giải phóng mặt bằng và hỗ trợ nhà thầu đối với việc xin cấp
giấy phép xây dựng và thủ tục hải quan. Quy định này, cũng giống nhƣ mẫu hợp
đồng truyền thống, là phù hợp với thực tế vì đây là những vấn đề mà nếu chủ đầu tƣ
tiến hành sẽ thuận lợi hơn so với nhà thầu. Một quy định mới của “Sách Bạc liên
quan đến nghĩa vụ của chủ đầu tƣ khi bắt đầu thực hiện hợp đồng là phải cung cấp
cho nhà thầu bằng chứng hợp lý về sự thu xếp tài chính của mình đã đƣợc thực hiện
và đang đƣợc duy trì nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của chủ đầu tƣ cho nhà thầu
theo hợp đồng. Cùng với nghĩa vụ này của chủ đầu tƣ, nhà thầu sẽ đƣợc quyền tạm
dừng hoặc giảm tỷ lệ công việc nếu chủ đầu tƣ không chứng nhận đƣợc sự thu xếp tài
chính của mình. Đối với quy định của “Sách Đỏ về hợp đồng xây dựng truyền thống
trƣớc đây, nhà thầu không có quyền này. Nhà thầu chỉ đƣợc tạm ngừng hoặc giảm tỷ
lệ công việc khi chủ đầu tƣ không thanh toán cho khối lƣợng công việc đã đƣợc
chứng nhận hoàn thành.
Trong giai đoạn thực hiện hợp đồng, chủ đầu tƣ có nghĩa vụ quản lý việc thực
hiện hợp đồng của nhà thầu. Nghĩa vụ kiểm tra, giám sát của chủ đầu tƣ đối với việc
thực hiện hợp đồng của nhà thầu trong một hợp đồng EPC khác biệt rất nhiều so với
một hợp đồng xây dựng truyền thống. Thông thƣờng, trong một hợp đồng xây dựng
truyền thống, chủ đầu tƣ phải thực hỉện sự giám sát chặt chẽ và kiểm tra sát sao các
công việc của nhà thầu trong suốt quá trình thực hiện. Do đó, chủ đầu tƣ phải thuê
các kỹ sƣ tƣ vấn trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra và phối hợp các hoạt
động trên công trƣờng, chứng nhận thanh toán cho nhà thầu và là trung gian giải
quyết tranh chấp giữa chủ đầu tƣ và nhà thầu.

78
Đối với một hợp đồng EPC, nghĩa vụ của chủ đầu tƣ chủ yếu là quản lý việc
thực hiện hợp đồng. Chủ đầu tƣ không còn có nghĩa vụ giám sát chặt chẽ công việc
của nhà thầu hay điều phối các hoạt động, chứng nhận thanh toán... thông qua kỹ sƣ
tƣ vấn nhƣ trƣớc đây vì nhà thầu EPC đã đứng ra chịu trách nhiệm trƣớc chủ đầu tƣ
về việc sẽ hoàn thành toàn bộ công trình “phù hợp với mục đích . Vì thế, “Sách
Bạc không có quy định về kỹ sƣ tƣ vấn. Thay vào đó, chủ đầu tƣ có thể ủy nhiệm
nhiều hay ít việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cho đại diện của chủ đầu tƣ.
Chủ đầu tƣ cũng có thể tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận trong
hợp đồng mà không cần chỉ định đại diện của chủ đầu tƣ. Nghĩa vụ quản lý hợp
đồng của chủ đầu tƣ thể hiện rõ nhất ở việc đồng ý hoặc quyết định về những khiếu
nại, tranh chấp của nhà thầu trong các trƣờng hợp mà hợp đồng quy định. Quyền,
nghĩa vụ này của chủ đầu tƣ đƣợc thực hiện trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng
và chủ yếu là trong những trƣờng hợp có liên quan đến yêu cầu gia tăng chi phí
hoặc gia hạn thời gian của tổng thầu. Theo quy định, trong những trƣờng hợp này,
chủ đầu tƣ phải trao đổi với tổng thầu để cố gắng đi đến thỏa thuận. Nếu không đạt
đƣợc thỏa thuận, chủ đầu tƣ phải đƣa ra một quyết định khách quan, phù hợp với
hợp đồng với sự xem xét kỹ tất cả các bối cảnh liên quan và thông báo cho tổng
thầu biết về quyết định đó với các thông tin chứng minh cụ thể. Nếu nhà thầu không
thỏa mãn với quyết định của chủ đầu tƣ thì có thể chuyển sự bất đồng cho Ban xử lý
tranh chấp. Có thể thấy đối với một hợp đồng EPC, những trƣờng hợp gia tăng chi
phí hoặc gia hạn thời gian thi công là vấn đề “sống còn của các bên nên phải đƣợc
quy định rất chặt chẽ với quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể của mỗi bên trong hợp đồng.
Yếu tố căn bản thúc đẩy chủ đầu tƣ ký kết hợp đồng EPC với giá cao hơn là có sự
đảm bảo về giá hợp đồng và thời hạn hoàn thành công trình của nhà thầu, trong khi
nhà thầu phải chấp nhận nhiều rủi ro hơn với khả năng đƣợc yêu cầu gia tăng chi
phí và gia hạn thời gian thực hiện rất hạn chế.
Một vấn đề hết sức quan trọng khi đề cập đến quyền và nghĩa vụ của chủ đầu
tƣ là việc xác định rủi ro của chủ đầu tƣ. Bởi vì nếu một rủi ro của chủ đầu tƣ theo
hợp đồng xảy ra trên thực tế thì chủ đầu tƣ có trách nhiệm đồng ý hoặc quyết định
việc gia hạn thời gian hoặc/và mọi chi phí phát sinh cho nhà thầu do nhà thầu phải

79
chịu sự chậm trễ hoặc/và chi phí sửa chữa những hƣ hỏng, mất mát do sự kiện rủi ro
đó gây ra. Theo quy định của “Sách Bạc , những rủi ro của chủ đầu tƣ có thể bao
gồm: Chiến tranh xảy ra, thái độ thù địch, nổi loạn, khủng bố, nội chiến, bom đạn
của chiến tranh, chất nổ và chất phóng xạ (không phải do nhà thầu sử dụng) và áp
lực của các loại sóng gây ra bởi máy bay hoặc các phƣơng tiện hàng không có tốc
độ của âm thanh hoặc siêu thanh. Nhƣ vậy, quy định về những sự kiện mang tính
chất “bất khả kháng thuộc rủi ro của chủ đầu tƣ trong mẫu hợp đồng EPC của
FIDIC đã đƣợc thu hẹp lại. Theo đó, những rủi ro do việc sử dụng hoặc chiếm giữ
công trình bởi chủ đầu tƣ và do hoạt động của các thế lực tự nhiên không thể thấy
trƣớc vốn đƣợc quy định là rủi ro của chủ đầu tƣ trong hợp đồng truyền thống thì
không đƣợc thừa nhận là rủi ro của chủ đầu tƣ trong hợp đồng EPC. Với hợp đồng
EPC, các rủi ro đó đã đƣợc chuyển sang cho tổng thầu; tổng thầu phải gánh chịu
hậu quả, nếu những rủi ro này xảy ra trên thực tế.
Liên quan đến quy định về sự kiện bất khả kháng, cần chú ý rằng có sự khác
nhau giữa các nƣớc thuộc hệ thống Common Law và Civil Law: Hầu hết các nƣớc
thuộc hệ thống Civil Law đều quy định điều khoản về bất khả kháng trong luật dân
sự. Các nƣớc Common Law lại không có khái niệm này; các bên sẽ xác định cụ thể
53
trong hợp đồng về những sự kiện đƣợc coi là “không thể thấy trƣớc . Chính vì
vậy, đối với các bên khi thiết lập hợp đồng ở các nƣớc thuộc hệ thống Civil Law
hoặc khi chọn mẫu hợp đồng để áp dụng, cần xem xét điều khoản về bất khả kháng
trong hợp đồng có phù hợp với quy định pháp luật của nƣớc sở tại hay không.
Một nghĩa vụ quan trọng khác của chủ đầu tƣ trong hợp đồng là nghĩa vụ
thanh toán cho nhà thầu. Các hợp đồng xây dựng thƣờng có một hệ thống thanh
toán sử dụng cách thức trả góp từng phần hoặc ứng trƣớc một khoản nào đó cho nhà
thầu. Bằng việc sử dụng các cách thức thanh toán tạm thời theo giai đoạn thực hiện
hoặc hạng mục công trình hoàn thành, các bên đảm bảo cho nhà thầu có đủ lƣợng
vốn cần thiết trong suốt quá trình xây dựng. Việc sử dụng cách thức thanh toán tạm
thời nhƣ vậy sẽ gia tăng động lực cho nhà thầu hoàn thành công trình đúng hạn hoặc

53
Jeremy Glover, The civil codes and common law jurisdictions compared: Good faith and force majeure-
Construction projects from conception to completion, IBA Construction Conference Brussels, 10/11/2006

80
sớm hơn thời hạn vì chủ đầu tƣ sẽ chỉ trả thù lao cho nhà thầu dựa trên kết quả công
việc đã hoàn thành. “Sách Bạc cũng sử dụng cách thức thanh toán tạm thời. Chủ
đầu tƣ có trách nhiệm ứng trƣớc cho nhà thầu, nhƣ một khoản vay không có lãi suất
cho việc huy động công sức và thiết kế của nhà thầu khi bắt đầu thực hiện công việc
(nếu đƣợc quy định cụ thể trong điều kiện riêng). Chủ đầu tƣ sẽ thanh toán cho nhà
thầu theo lịch trình thanh toán (nếu có) hoặc theo giai đoạn thực hiện công việc
(hoặc hạng mục công trình đã hoàn thành) trong vòng 56 ngày, sau khi chủ đầu tƣ
nhận đƣợc báo cáo công việc của nhà thầu và các tài liệu bổ trợ mà không cần bất
kỳ một chứng nhận thanh toán nào. Cách thức thanh toán này khác với quy định về
thanh toán của “Sách Đỏ truyền thống – là cách dựa trên chứng nhận thanh toán do
kỹ sƣ tƣ vấn cấp cho nhà thầu và áp dụng theo tỷ lệ và giá cả trong đơn giá. Đồng
thời, “Sách Bạc cũng quy định trách nhiệm của chủ đầu tƣ đối với việc chậm trễ
trong thanh toán cho nhà thầu theo quy định của hợp đồng. Nhà thầu sẽ nhận đƣợc
các thanh toán tài chính theo từng tháng trên cơ sở số tiền đã không đƣợc thanh toán
trong thời gian chậm trễ.
Nói chung, với việc giao kết và thực hiện hợp đồng EPC, quyền và nghĩa vụ
của chủ đầu tƣ đã giảm xuống đáng kể so với hợp đồng xây dựng truyền thống. Chủ
đầu tƣ gần nhƣ chỉ là ngƣời bỏ vốn và đƣa ra các yêu cầu; còn nhà thầu sẽ chịu trách
nhiệm hoàn thành công trình phù hợp với mục đích của chủ đầu tƣ, với sự đảm bảo
về giá cả và thời hạn hoàn thành, sẵn sàng cho chủ đầu tƣ sử dụng công trình tại thời
điểm “chìa khóa trao tay .
Đối với tổng thầu: Với việc giao kết và thực hiện hợp đồng EPC/Chìa khóa
trao tay, tổng thầu có một phạm vi nghĩa vụ rất rộng để thực hiện các công việc theo
hợp đồng. Nghĩa vụ chung của tổng thầu là phải thiết kế, thi công và hoàn thành
công trình theo hợp đồng cũng nhƣ sửa chữa bất kỳ sai sót nào trong công trình.
Tiêu chuẩn của việc hoàn thành công trình là phải thực hiện đúng yêu cầu của chủ
đầu tƣ đã đƣợc quy định trong hợp đồng. Tổng thầu phải mua và cung cấp thiết bị.
Tài liệu của nhà thầu đƣợc nêu trong hợp đồng và toàn bộ nhân lực của nhà thầu,
hàng hóa, vật liệu tiêu hao, những thứ khác và dịch vụ bất kể là tạm thời hay lâu dài
đƣợc yêu cầu cho thiết kế, thi công, hoàn thành và sửa chữa sai sót.

81
Nghĩa vụ quan trọng đầu tiên của tổng thầu theo hợp đồng EPC là nghĩa vụ
thiết kế công trình. Với một hợp đồng EPC/Chìa khóa trao tay, tổng thầu phải chịu
trách nhiệm với hầu hết hoặc tất cả việc thiết kế công trình và phải đảm bảo phù
hợp với mục đích dự định đƣợc nêu ra trong yêu cầu của chủ đầu tƣ. Điều này khác
với hợp đồng xây dựng truyền thống: chủ đầu tƣ thuê một bên thứ ba là kỹ sƣ tƣ vấn
cung cấp và chịu trách nhiệm thiết kế; nhà thầu chỉ tiến hành thi công xây dựng
công trình dựa trên thiết kế đó. Theo quy định của “Sách Đỏ , nhà thầu không có
trách nhiệm xây dựng công trình phù hợp với mục đích dự định, khi thiết kế đƣợc
cung cấp bởi chủ đầu tƣ. Nhà thầu nói chung chỉ phải xây dựng theo những tiêu
chuẩn cụ thể mà chủ đầu tƣ đƣa ra, mặc dù anh ta vẫn có trách nhiệm thông báo cho
chủ đầu tƣ bất kỳ sai sót hoặc thiếu hụt rõ ràng nào trong thiết kế của chủ đầu tƣ.
Có thể nói nghĩa vụ hoàn thành công trình “phù hợp với mục đích là một
nghĩa vụ hết sức nghiêm ngặt đặt ra cho nhà thầu trong hợp đồng EPC. Chính vì
vậy, “Sách Bạc quy định tổng thầu đƣợc coi nhƣ là đã xem xét kỹ lƣỡng trƣớc
“ngày hẹn các yêu cầu của chủ đầu tƣ (bao gồm các đặc trƣng thiết kế, tính toán
nếu có). Tổng thầu không chỉ phải chịu trách nhiệm về thiết kế của công trình, mà
còn về tính chính xác của các yêu cầu của chủ đầu tƣ (bao gồm các đặc trƣng thiết
kế, tính toán nếu có) trừ một số trƣờng hợp ngoại lệ thuộc trách nhiệm của chủ đầu
tƣ. Ngoại trừ những trƣờng hợp ngoại lệ đƣợc quy định rất hạn chế ở Khoản 5.1 –
“Sách Bạc , chủ đầu tƣ không phải chịu trách nhiệm về bất kỳ sai lầm, thiếu chính
xác hoặc thiếu sót nào của các yêu cầu của chủ đầu tƣ đã đƣợc đƣa vào hợp đồng và
không bị xem là đã đứng ra bảo đảm cho sự chính xác hoặc đầy đủ của tất cả các số
liệu và thông tin đó.
Bất cứ số liệu hoặc thông tin nào mà tổng thầu nhận đƣợc từ chủ đầu tƣ đều
không làm cho nhà thầu thoát khỏi trách nhiệm đối với việc thiết kế và thi công xây
dựng của tổng thầu. Với quy định này có ý kiến cho rằng: “Thật kinh khủng khi nhà
thầu bị coi là có trách nhiệm với các lỗi của chủ đầu tư”. FIDIC giải thích về quy
định này của mình nhƣ sau: “Mục đích của quy định này là tối thiểu hóa phạm vi
trách nhiệm của chủ đầu tư vì Sách Bạc sẽ thường được sử dụng trong những trường
hợp mà các nguồn lực kinh tế, công nghệ thuộc về chuyên môn của nhà thầu vượt trội

82
hơn chủ đầu tư”. Chủ đầu tƣ trong nhiều dự án EPC/Chìa khóa trao tay thƣờng hiểu
rất ít về các yếu tố kỹ thuật, chế tạo, cung cấp thiết bị cũng nhƣ xây dựng. Họ có thể
là doanh nhân, cơ quan nhà nƣớc, ngƣời cung cấp tài chính... Vì thế, cần để tổng thầu
- ngƣời nắm rõ các yếu tố này - nhận trách nhiệm đối với tiêu chuẩn thiết kế, các tính
toán và các vấn đề cần thiết khác để đảm bảo cho công trình hoàn thành phù hợp với
mục đích dự định. Chủ đầu tƣ chuẩn bị tài liệu “Yêu cầu của chủ đầu tƣ (thƣờng chỉ
là các tiêu chuẩn thực hiện). Sau đó, tổng thầu có trách nhiệm phải kiểm tra lại tất cả
các số liệu căn bản và những thông tin cần thiết khác trƣớc khi nhận lãnh trách nhiệm
về mình. Mặc dù vậy, “Sách Bạc cũng quy định một số trƣờng hợp ngoại lệ, khi đó,
chủ đầu tƣ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, số liệu do mình
cung cấp.
Đồng thời, tổng thầu có nghĩa vụ đảm bảo việc thiết kế, các tài liệu của nhà
thầu, công tác thi công và hoàn thành công trình phải đúng với pháp luật của nƣớc
sở tại và hồ sơ hình thành hợp đồng, bao gồm cả các hồ sơ bổ sung hay sửa đổi
bằng các “biến đổi . Nếu phát hiện ra trong tài liệu của nhà thầu có các lỗi, bỏ sót,
không rõ ràng, không nhất quán hay không phù hợp thì nhà thầu sẽ phải chịu mọi
chi phí cho việc sửa chữa các lỗi này.
Nhƣ vậy, có thể thấy quy định của “Sách Bạc về nghĩa vụ thiết kế của tổng
thầu là hết sức nặng nề. Do đó, vấn đề cốt lõi đối với tổng thầu là trƣớc khi đặt bút
ký hợp đồng, tổng thầu cần phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ lƣỡng các
số liệu, thông tin mà chủ đầu tƣ đƣa ra cũng nhƣ các yêu cầu của chủ đầu tƣ.
Một điểm đáng chú ý trong các quy định về hợp đồng xây dựng là nhà thầu
có thể đƣợc thuê nhà thầu phụ để thực hiện một phần công việc. Vì vậy, vấn đề quy
định nhƣ thế nào về trách nhiệm của nhà thầu đối với các nhà thầu phụ cũng rất
quan trọng. “Sách Bạc quy định tổng thầu không đƣợc giao cho nhà thầu phụ toàn
bộ công trình và phải chịu trách nhiệm về mọi hành động hoặc sai sót của nhà thầu
phụ, các đại diện hoặc nhân viên của họ nhƣ thể đó là hành động và sai sót của nhà
thầu. Bên cạnh đó, quy định của “Sách Bạc không đòi hỏi sự chấp thuận của chủ
đầu tƣ đối với danh sách các nhà thầu phụ của tổng thầu. Trên thực tế, chủ đầu tƣ có
thể muốn thay đổi điều khoản này bằng việc yêu cầu một vài hình thức thể hiện sự

83
chấp thuận của chủ đầu tƣ đối với nhà thầu phụ do tổng thầu lựa chọn nhằm giữ lại
quyền kiểm soát nhất định của mình trong việc lựa chọn nhà thầu phụ. Điều này là
cần thiết nhằm bảo đảm chất lƣợng của vật liệu đƣợc sử dụng và công việc đƣợc
thực hiện, nhất là trong trƣờng hợp nhà thầu phụ đƣợc thuê để thực hiện các phần
công việc quan trọng. Tuy nhiên, tổng thầu có thể coi quyền lực này là một sự xâm
phạm không đƣợc bảo đảm đối với quyền kiểm soát công việc của anh ta trong một
hợp đồng EPC. Có thể nói việc nhà thầu giao lại cho nhà thầu phụ thực hiện một
phần công việc theo hợp đồng là hiện tƣợng phổ biến trong hoạt động xây dựng.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa chủ đầu tƣ - nhà thầu - nhà thầu phụ cần đƣợc quy
định rõ ràng để tránh sự tranh chấp và thiệt hại cho các bên.
Bên cạnh đó, tổng thầu trong hợp đồng EPC còn có nghĩa vụ hợp tác với nhân
lực của chủ đầu tƣ, các nhà thầu khác do chủ đầu tƣ thuê và các nhân viên của cơ
quan nhà nƣớc có quyền lực hợp pháp. Đây là những ngƣời có thể đƣợc thuê để thực
hiện công việc không có trong hợp đồng ở trên hoặc gần công trƣờng. Tổng thầu
không chỉ phải chịu trách nhiệm về các hoạt động thi công xây lắp của mình trên
công trƣờng, mà còn phải có nghĩa vụ phối hợp các hoạt động của mình với hoạt
động của các nhà thầu khác (nếu có) đƣợc nêu rõ trong yêu cầu của chủ đầu tƣ. Trong
hợp đồng xây dựng truyền thống, trách nhiệm này thuộc về chủ đầu tƣ thông qua kỹ
sƣ tƣ vấn.
Một điểm đáng chú ý khác đối với nghĩa vụ của tổng thầu trong hợp đồng
EPC là tổng thầu phải coi nhƣ là đã thỏa mãn về tính chất đúng và đủ của giá hợp
đồng. Giá hợp đồng đƣợc chấp nhận bao gồm toàn bộ thù lao của tổng thầu theo
hợp đồng và tất cả những gì cần thiết cho việc thi công và hoàn thành công trình
phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tƣ cũng nhƣ sửa chữa các sai sót (nếu có). Điều
này xuất phát từ đặc điểm giá trọn gói cố định của hợp đồng EPC. Vì vậy, giá hợp
đồng sẽ không đƣợc thay đổi do những thay đổi về chi phí lao động hoặc nguyên
vật liệu, trừ trƣờng hợp đƣợc quy định cụ thể trong hợp đồng. Ý nghĩa của quy định
này trƣớc hết là ở chỗ nó xác định đƣợc rủi ro có liên quan đến những sự kiện hoặc
trƣờng hợp không thấy trƣớc, là nguyên nhân gây nên sự chậm trễ hoặc gia tăng chi
phí cho một bên hoặc bên khác sẽ phải chịu trách nhiệm; Ví dụ: Nếu nhà thầu đƣợc

84
coi là sẽ phải chịu trách nhiệm đối với tất cả các điều kiện ngầm dƣới đất thì có
nghĩa là giá hợp đồng sẽ bao gồm trách nhiệm theo hợp đồng của nhà thầu để hoàn
thành công trình mà không có bất cứ sự gia tăng chi phí nào cho sự xuất hiện của
điều kiện địa chất xấu, không thấy trƣớc, trừ khi hợp đồng có quy định khác.
Bên cạnh đó, với một hợp đồng EPC/Chìa khóa trao tay, tổng thầu phải
chứng tỏ sự tin cậy, sự hoàn thiện của nhà máy và trang thiết bị của họ đáp ứng yêu
cầu của chủ đầu tƣ. Vì thế, tổng thầu có nghĩa vụ “kiểm định khi hoàn thành . Công
việc này thƣờng chiếm một thời gian khá lớn và việc nghiệm thu sẽ chỉ tiến hành sau
khi các thử nghiệm đã thành công. Theo quy định của “Sách Bạc , nhà thầu có nghĩa
vụ tiến hành các cuộc kiểm định khi hoàn thành công trình. Theo “Sách Bạc , tiến
trình xây dựng đƣợc chia thành hai giai đoạn chính. Giai đoạn thứ nhất là tổng thầu
xây dựng công trình và vận hành thử công trình. Trong giai đoạn thứ hai, tổng thầu
vẫn có nghĩa vụ hoàn thành nốt bất kỳ công việc nào còn tồn đọng và sửa chữa các
sai sót (nếu có). Việc kiểm định khi hoàn thành công trình xác nhận rằng tổng thầu đã
hoàn thành giai đoạn thứ nhất và công trình đang hoạt động đáp ứng đƣợc yêu cầu đề
ra. Chúng đánh dấu sự thay đổi trách nhiệm đối với công trình từ tổng thầu sang chủ
đầu tƣ - ngƣời sẽ tiến hành kiểm định tiếp theo sau khi chứng chỉ thực hiện đã đƣợc
cấp (nếu cần).
Trƣớc khi nghiệm thu công trình, chủ đầu tƣ thƣờng muốn kiểm tra xem
công trình đƣợc hoàn thành có phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng EPC hay
không. Khi công trình đƣợc hoàn thành, việc kiểm định cung cấp minh chứng về
chất lƣợng và trạng thái của công trình có đáp ứng đƣợc mục đích mà chủ đầu tƣ đã
đề ra hay không. Việc kiểm định này đƣợc thực hiện bởi tổng thầu, sau khi thấy
rằng công trình đã hoàn thành một cách căn bản. Chế độ kiểm định đối với một hợp
đồng xây dựng sẽ luôn luôn bao gồm yêu cầu liên quan tới tài liệu hỗ trợ của chủ
đầu tƣ trong việc vận hành nhà máy, nhƣ: hƣớng dẫn việc vận hành công trình và
bảo dƣỡng thiết bị, tài liệu hoàn công. “Sách Bạc cũng quy định tổng thầu có trách
nhiệm chuẩn bị kịp thời cập nhật một bộ hồ sơ đầy đủ các tài liệu hoàn công về
công tác thi công công trình, chỉ rõ chính xác các vị trí, kích cỡ và các chi tiết của

85
công trình xây dựng đã đƣợc thi công và cung cấp cho chủ đầu tƣ trƣớc khi tiến
hành kiểm định công trình. Đồng thời, tổng thầu cũng phải cung cấp cho chủ đầu tƣ
những tài liệu hƣớng dẫn cách vận hành và bảo dƣỡng trƣớc khi tiến hành kiểm
định công trình.
Về nghĩa vụ đối với sai sót: Các hợp đồng xây dựng thƣờng đòi hỏi nhà thầu
sửa chữa bất kỳ sai sót nào xảy ra cho công trình trong suốt một khoảng thời gian
nhất định sau khi hoàn thành công trình. Nhà thầu chỉ có thể đƣợc nhận chi phí cho
việc sửa chữa những sai sót đó, nếu nó không bị quy kết là do lỗi của nhà thầu. Chủ
đầu tƣ cũng thƣờng giữ lại một phần tiền bảo đảm trách nhiệm của nhà thầu đối với
các sai sót (nếu có). Khoảng thời gian này thƣờng đƣợc gọi là thời hạn trách nhiệm
đối với sai sót (thông thƣờng là một năm). Trong khoảng thời gian đó, nhà thầu phải
sửa chữa bất kỳ sai sót hoặc hƣ hỏng nào xảy ra. Tất nhiên, nếu sai sót hoặc hƣ
hỏng không thuộc trách nhiệm của nhà thầu thì nhà thầu đƣợc trả chi phí cho việc
sửa chữa đó.
Nghĩa vụ quan trọng cuối cùng của tổng thầu trong một hợp đồng EPC là
nghĩa vụ đào tạo nhân lực của chủ đầu tƣ phục vụ việc vận hành và bảo dƣỡng công
trình trong phạm vi đƣợc quy định cụ thể trong tài liệu “Yêu cầu của chủ đầu tƣ .
Nếu hợp đồng nêu rõ việc đào tạo phải đƣợc tiến hành trƣớc khi nghiệm thu công
trình, công trình sẽ không đƣợc coi là hoàn thành để bàn giao cho đến khi việc đào
tạo đƣợc hoàn thành.
Về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng xây dựng nói chung và hợp đồng EPC
nói riêng, đáng chú ý là quy định về trách nhiệm của nhà thầu đối với việc chậm trễ
hoàn thành công trình và/hoặc việc công trình hoàn thành không đáp ứng yêu cầu
của chủ đầu tƣ. Theo thông lệ quốc tế, trong Điều kiện hợp đồng mẫu của FIDIC
đều có điều khoản quy định về “thiệt hại ước tính”. Ở các nƣớc thuộc hệ thống
thông luật (Common Law), chế tài về bồi thƣờng thiệt hại bằng tiền chỉ có thể đƣợc
thi hành khi nó là một điều khoản về thiệt hại ƣớc tính chứ không phải là một điều
khoản “phạt . Nói cách khác, hình thức phạt hợp đồng không đƣợc thừa nhận ở các
nƣớc thuộc hệ thống Common Law. Hầu hết các nƣớc Common Law (nhƣ Anh,

86
Mỹ, Úc, Ireland, Canada) đều quy định nhƣ vậy. Chỉ có một ngoại lệ là quy định
trong Luật Hợp đồng của Ấn Độ có sự phân biệt giữa “phạt và “thiệt hại ƣớc tính
tại Điều 74 của Contracts Act. Trong khi đó, hầu hết các nƣớc thuộc hệ thống Civil
Law đều quy định cả hai hình thức “phạt và “thiệt hại ƣớc tính . Bộ luật Dân sự
của Pháp quy định về chế tài “phạt từ Điều 1226 đến Điều 1233 và “thiệt hại ƣớc
tính tại Điều 1152. Ở nƣớc Ý, không có quy định về “phạt cũng nhƣ “thiệt hại
ƣớc tính trong Bộ luật Dân sự mà nó tồn tại dƣới dạng thông lệ. Trong đó, chế tài
“phạt có thể đƣợc áp dụng nhƣng sẽ đƣợc giảm nhẹ nếu trách nhiệm chính theo
hợp đồng đã đƣợc thực hiện. Nƣớc Đức cũng là nƣớc thừa nhận cả “phạt và “thiệt
54
hại ƣớc tính . Bộ luật Dân sự (1994) của Nga cũng quy định đồng thời cả “phạt
và “thiệt hại ƣớc tính . Luật Hợp đồng của Trung Quốc cũng có quy định về “thiệt
hại ƣớc tính và mức thoả thuận về bồi thƣờng “thiệt hại ƣớc tính này có thể đƣợc
điều chỉnh tăng lên hoặc giảm xuống theo quyết định của Toà án hoặc Trọng tài
trong trƣờng hợp một bên có yêu cầu55.
Đối với một hợp đồng EPC, điều khoản về “thiệt hại ƣớc tính thƣờng đƣợc
thoả thuận cụ thể đối với hai trƣờng hợp là thiệt hại ƣớc tính do chậm trễ (DLDs) và
thiệt hại ƣớc tính do công trình hoàn thành không đáp ứng các tiêu chuẩn vận hành
trong yêu cầu của chủ đầu tƣ (PLDs).
Nhƣ vậy, có thể thấy: khác với một hợp đồng xây dựng truyền thống, trong
hợp đồng EPC, phạm vi nghĩa vụ của nhà thầu rất rộng, từ việc thiết kế, cung ứng
vật tƣ, thiết bị, thi công xây dựng công trình cho đến việc vận hành, chạy thử, bàn
giao công trình, đào tạo nhân lực vận hành, bảo trì công trình. Một điều cần phải
thực hiện với mức độ rất nghiêm ngặt là phải hoàn thành công trình phù hợp với
mục đích mà chủ đầu tƣ đặt ra trong hợp đồng, để chủ đầu tƣ sẵn sàng sử dụng công
trình cho các mục đích dự kiến của mình tại thời điểm “chìa khóa trao tay . Mặc dù
vậy, quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tƣ trong việc giám sát, kiểm tra việc
thực hiện hợp đồng của nhà thầu cũng hết sức quan trọng. Nếu dựa vào việc nhà thầu
đã cam kết hoàn thành công trình một cách “trọn gói và chủ đầu tƣ buông lỏng hoặc
54
Điều 340 – 341 – Bộ luật Dân Sự Đức
55
Điều 114 – Luật Hợp đồng Trung Quốc năm 1999

87
không đủ năng lực để kiểm tra việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu thì rất có thể chủ
đầu tƣ sẽ không nhận đƣợc công trình nhƣ cam kết của nhà thầu. Tuy nhiên, cái khó
là lúc này là chủ đầu tƣ đã tự đặt mình vào tình trạng “sự việc đã rồi , rất khó để “sửa
sai . Vì vậy, pháp luật về hợp đồng EPC cần quy định cụ thể về cách thức, phƣơng
pháp chủ đầu tƣ tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu.
Nhƣng cần đặt rõ giới hạn của việc kiểm tra, giám sát này để không cản trở quyền
chủ động của nhà thầu trong việc quản lý thực hiện hợp đồng.
Một nội dung quan trọng khác cần đƣợc đề cập đến trong một hợp đồng xây
dựng nói chung, hợp đồng EPC nói riêng, là quy định về giá hợp đồng. Đối với hợp
đồng EPC, thực tiễn cho thấy hoạt động xây dựng không có giới hạn về giá hợp
đồng mà các bên có thể thỏa thuận áp dụng. Mỗi loại giá hợp đồng đều có những ƣu
điểm, nhƣợc điểm riêng và cần đƣợc lựa chọn áp dụng phù hợp với điều kiện thực
tế và tính chất của dự án. Thông thƣờng, trong hợp đồng EPC các bên có thể thoả
thuận áp dụng một trong các loại giá sau:
- Giá hợp đồng theo đơn giá: Với hình thức này, giá hợp đồng sẽ đƣợc tính
toán phù hợp với số lƣợng công việc đƣợc thực hiện. Giá đƣợc thiết lập cho mỗi
đơn vị số lƣợng vật liệu và nhân công cần thiết cho một công việc cụ thể. Chủ đầu
tƣ thƣờng sử dụng hình thức giá này khi không chắc chắn về số lƣợng các công việc
xây dựng tại thời điểm ký kết hợp đồng.
- Giá hợp đồng trọn gói: Đây là hình thức giá hợp đồng phổ biến nhất đƣợc
thoả thuận trong hợp đồng EPC, nếu không muốn nói là “gắn liền với khái niệm
EPC. Điều kiện hợp đồng mẫu của FIDIC cũng quy định giá hợp đồng EPC là giá
trọn gói56. Trong trƣờng hợp này, hợp đồng EPC cũng đƣợc xác định là hợp đồng
Chìa khoá trao tay. Đây là hình thức tổng thầu cam kết với chủ đầu tƣ sẽ thực hiện
toàn bộ các công việc theo hợp đồng với một mức giá đƣợc xác định. Sự chênh lệch
giữa giá hợp đồng mà tổng thầu cam kết với chi phí thực tế mà nhà thầu chi trả để
thực hiện hợp đồng sẽ cấu thành nên khoản lợi nhuận hay khoản lỗ của tổng thầu.
Tổng thầu thƣờng phải gánh chịu các rủi ro chủ yếu, bao gồm rủi ro của hầu hết

56
Xem Điều 14. Giá hợp đồng và Thanh toán – Silver Book

88
những thay đổi trong các trƣờng hợp nhƣ thay đổi về giá nguyên vật liệu, nhân
công... Mặc dù hầu hết các hợp đồng trọn gói cho phép việc sửa đổi giá hợp đồng
trong một số trƣờng nhất định, nhƣng những hợp đồng này luôn quy định nhà thầu
không có quyền khiếu nại tăng thêm chi phí cho những phần việc quan trọng cần
hoàn thành, thậm chí cả trong trƣờng hợp do thiếu sót trong chỉ dẫn của hợp đồng57.
- Giá hợp đồng chi phí cộng phí hoặc bồi hoàn chi phí: Với giá hợp đồng
này, nhà thầu sẽ đƣợc bồi hoàn các chi phí đã bỏ ra để thực hiện hợp đồng cộng với
một khoản lợi nhuận (phí). Khoản phí này có thể là một mức cố định hay không cố
định hoặc theo tỷ lệ phần trăm chi phí thực tế của gói thầu. Hình thức giá này
thƣờng đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp không có đủ điều kiện để xác định chính xác
phạm vi công việc theo hợp đồng. Nhƣợc điểm của hình thức giá này là chủ đầu tƣ
không nắm đƣợc tổng chi phí của việc thực hiện dự án khi ký kết hợp đồng. Việc
xác định chi phí nhà thầu đã bỏ ra cũng nhƣ mức phí (lợi nhuận) trả cho nhà thầu
cũng sẽ gặp khó khăn trong. Mặt khác, nếu các bên thoả thuận một mức phí cố định
đƣợc trả cho nhà thầu thì không tạo ra đƣợc động lực cho nhà thầu đẩy nhanh tiến
độ hoặc giảm chi phí. Chính vì vậy, các bên có thể thoả thuận thêm các biện pháp
để thúc đẩy nhà thầu, thí dụ nhƣ nhà thầu có thể đƣợc tăng hoặc giảm phí (lợi
nhuận) tuỳ theo ngày hoàn thành dự án.
- Giá hợp đồng tối đa được đảm bảo: Đây là hình thức giá hợp đồng kết hợp
giữa giá chi phí cộng phí và giá trọn gói. Với loại giá hợp đồng này, nhà thầu sẽ
đƣợc hoàn trả các chi phí thực hiện nhƣng phải đảm bảo trong giới hạn mức giá tối
đa đã cam kết với chủ đầu tƣ. Nếu chi phí thực hiện bị vƣợt ra ngoài giới hạn này
thì nhà thầu phải tự gánh chịu. Chủ đầu tƣ sẽ đƣợc đảm bảo chắc chắn về mức chi
phí tối đa của dự án, đồng thời chỉ phải thanh toán các khoản chi phí thực tế nhà
thầu đã bỏ ra.
- Giá hợp đồng trọn gói linh hoạt: Đây cũng là một hình thức giá hợp đồng
kết hợp giữa giá chi phí cộng phí và giá trọn gói. Theo đó, khi xác lập hợp đồng các

57
Joseph A.Huse, Understanding and Negotiating Turnkey and EPC Contracts, p.10, Sweet and Maxwell, 2002

89
bên có thể thoả thuận áp dụng giá chi phí cộng phí đối với phần công việc ở giai
đoạn đầu khi chƣa xác định đƣợc rõ phạm vi công việc. Khi phạm vi công việc theo
hợp đồng đã đƣợc xác định chính xác, các bên sẽ thoả thuận áp dụng giá trọn gói
cho phần công việc còn lại.
Ngoài ra, trong hợp đồng EPC, các bên có thể thoả thuận một khoản tiền
thƣởng để thúc đẩy nhà thầu hoàn thành sớm hợp đồng xây dựng công trình. Khoản
tiền thƣởng này có thể đƣợc tính toán theo cách tính toán khoản bồi thƣờng thiệt hại
ƣớc tính, hoặc là một mức cố định hoặc theo tỷ lệ phần trăm của hợp đồng cho mỗi
ngày hoàn thành sớm.
Nhƣ vậy, có thể thấy các bên trong hợp đồng EPC có rất nhiều lựa chọn về
hình thức giá của hợp đồng, mặc dù trong hầu hết các trƣờng hợp theo thông lệ hợp
đồng EPC đƣợc ký kết với giá trọn gói. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức giá nào
cần phải phù hợp với tính chất của dự án. Nếu phạm vi công việc không đƣợc xác
định rõ tại thời điểm giao kết hợp đồng EPC trong khi nhà thầu lại thiếu kinh
nghiệm thực hiện công trình mà các bên lại lựa chọn giá trọn gói thì việc hoàn thành
công trình có thể gặp rủi ro, thậm chí là bất khả thi đối với nhà thầu và mục tiêu
“trọn gói của chủ đầu tƣ cũng không đạt đƣợc. Chính vì vậy, hiện nay các hình
thức giá kết hợp của giá trọn gói đƣợc sử dụng ngày càng phổ biến hơn, nhất là đối
với những dự án quy mô lớn, phức tạp.
Thứ tư, nhóm quy định về hình thức hợp đồng EPC.
Hình thức hợp đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng, nó là chứng
cứ xác nhận quan hệ hợp đồng đã, đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác định trách
nhiệm khi xảy ra sự vi phạm hợp đồng. Hình thức của hợp đồng EPC là phƣơng
thức ký kết, phƣơng thức ghi nhận nội dung thoả thuận của các bên. Về nguyên tắc
chung, hợp đồng EPC có thể đƣợc thể hiện dƣới dạng lời nói, hành vi cụ thể hoặc
văn bản.
Đối với hợp đồng xây dựng nói chung, trong đó có hợp đồng EPC, nếu nhƣ
các nƣớc thuộc hệ thống Common Law (nhƣ Anh 58 , Ấn Độ 59 , Hong Kong 60 ...)

58
ICLG, The International Comparative Legal Guide to: Construciton and Engineering Law 2018, 5th
edition, p.49.

90
thƣờng không quy định bắt buộc hợp đồng xây dựng cần phải đƣợc thể hiện bằng
văn bản, thì các nƣớc thuộc hệ thống Civil Law (nhƣ Trung Quốc61, Đức62...) lại
thƣờng quy định hợp đồng xây dựng EPC cần phải đƣợc thể hiện dƣới dạng văn
bản. Nhìn chung, đại đa số các nƣớc đều quy định hợp đồng xây dựng nói chung và
hợp đồng EPC nói riêng đƣợc giao kết dƣới hình thức bằng văn bản. Tuy nhiên,
không giống nhƣ những hợp đồng thƣơng mại thông thƣờng, hợp đồng trong xây
dựng là một văn bản thoả thuận giữa các bên. Hợp đồng xây dựng, đặc biệt là hợp
đồng EPC/chìa khoá trao tay, là một tập hợp “đồ sộ các văn bản hợp đồng và các
tài liệu kèm theo. Điều này xuất phát từ tính chất của loại hoạt động xây dựng là
một hoạt động phức hợp của nhiều hoạt động đơn lẻ, do đó hợp đồng xây dựng
thƣờng phải đƣợc ký kết rất chi tiết để có thể bao trùm hết các khía cạnh pháp lý, tài
chính và kỹ thuật của một dự án xây dựng.
Thông thƣờng, một hợp đồng EPC sẽ bao gồm các thành tố sau: Văn bản hợp
đồng thoả thuận giữa các bên, Điều kiện riêng của hợp đồng, Điều kiện chung của
hợp đồng, Yêu cầu của chủ đầu tƣ, Hồ sơ thầu và các văn bản khác của hợp đồng63.
Bên cạnh đó, về mặt hình thức, trong thực tiễn hoạt động xây dựng quốc tế
cũng nhƣ quốc gia, các mẫu hợp đồng hay điều kiện tiêu chuẩn do Chính phủ, các
tổ chức chuyên môn, các định chế tài chính… ban hành đƣợc sử dụng hết sức phổ
biến. Các mẫu hợp đồng cung cấp một khuôn khổ pháp lý cơ bản xác định vai trò,
trách nhiệm, quyền, nghĩa vụ và toàn bộ mối quan hệ giữa các bên trong hợp đồng;
ngoài ra còn có sự giải thích rõ các quy tắc chung để thực hiện dự án. Thông
thƣờng, các mẫu hợp đồng xây dựng đƣợc công bố bởi bên thứ ba độc lập và các cơ
quan chuyên môn đại diện ngành công nghiệp, nên đƣợc coi là công bằng, hợp lý
giữa hai bên. Ngoài ra, nhiều cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phƣơng,
các tổ chức tài chính, và các hiệp hội thƣơng mại cũng có thể công bố các mẫu hợp
đồng riêng cho các dự án của họ.

59
ICLG, The International Comparative Legal Guide to: Construciton and Engineering Law 2018, 5th
edition, p.78.
60
ICLG, The International Comparative Legal Guide to: Construciton and Engineering Law 2018, 5th
edition, p.72.
61
Contract Law of The People’s Republic of China, Article 270.
62
ICLG, The International Comparative Legal Guide to: Construciton and Engineering Law 2018, 5th
edition, p.65.
63
Lukas Klee, International Construction Contract, 12.10.1, Wiley Blackwell, 2018

91
Trong một nghiên cứu đƣợc công bố tại Hội nghị Xây dựng Sáng tạo năm
2015 của các nhà nghiên cứu đến từ Cộng hoà Séc đã chỉ ra bốn nhân tố gây ảnh
hƣởng có tính quyết định đến sự thành công của một dự án EPC, trong đó có nhân
64
tố “áp dụng dạng tiêu chuẩn cho hợp đồng EPC . Vai trò quan trọng của các mẫu
hợp đồng trong giao kết và thực hiện hợp đồng xây dựng đƣợc thể hiện ở chỗ nó
cung cấp một nền tảng thống nhất giữa các bên ký kết hợp đồng về phân bổ rủi ro;
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên; cách thức giải quyết tranh chấp phát
sinh… Điều này giúp làm giảm các nguy cơ hiểu sai, bồi thƣờng quá mức, hoặc
những thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng nhƣ xảy ra các khiếu nại,
tranh chấp65. Đồng thời, thông qua việc chuẩn hóa các điều kiện hợp đồng và áp
dụng một cách phổ biến trong một thời gian dài, các mẫu hợp đồng sẽ giúp cho các
bên tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch. Đặc biệt, đối với các dự án có quy mô
lớn và tƣơng tự thì chi phí giao dịch có thể đƣợc giảm xuống đáng kể thông qua
việc sử dụng các mẫu hợp đồng.
Sự hình thành các mẫu hợp đồng trong hoạt động xây dựng bắt đầu vào thế kỷ
XIX. Các sáng kiến về mẫu hợp đồng xây dựng đầu tiên đã đƣợc thực hiện bởi Royal
Institution of British Architects (RIBA), xuất bản lần đầu tiên vào năm 1870. Đến đầu
thế kỷ 20, các Tòa án và nhà thầu nhận thấy rằng: việc hình thành nên các mẫu hợp
đồng trong hoạt động xây dựng là cần thiết. Năm 1930, các hình thức tiêu chuẩn đầu
tiên đã đƣợc công bố bởi Liên đoàn các Nhà thầu xây dựng (FCEC) cùng với Hiệp
hội Kỹ sƣ tƣ vấn. Mƣời lăm năm sau, vào năm 1945, Viện Kỹ sƣ Dân dụng (ICE)
cùng với FCEC công bố một tập hợp các điều khoản mẫu. Mẫu này là mẫu đầu tiên
trong loạt mẫu tiêu chuẩn của ICE với mẫu cuối cùng đƣợc công bố lần thứ bẩy vào
năm 1999. Năm 2011, ICE đã chính thức thay thế các điều khoản mẫu này bằng mẫu
hợp đồng NEC3 và khuyến khích việc sử dụng mẫu hợp đồng này. Năm 1954 đánh
dấu sự ra đời của các mẫu hợp đồng của FIDIC mà hiện nay đã trở thành mẫu hợp
đồng đƣợc áp dụng phổ biến nhất trên thế giới. Năm 2017, cả FIDIC và ICE đã cập
các phiên bản mẫu hợp đồng mới nhất của mình là FIDIC 2017 và NEC 4.

64
Jan Picha, Ales Tomek, Harry Lowitt, Application EPC contract in international power projects, Procedia
Engineering 123 (2015) 397-404, Crative Construction Conference 2015
65
Abdulaziz A Bubshait and Soliman A Almohawis, Evaluating the general conditions of construction
contract, p.133, International Journal of Project Management 1994 12 (3) 133-136

92
Mặc dù các mẫu hợp đồng của FIDIC đã và đang đƣợc áp dụng rất phổ biến
trong thị trƣờng xây dựng quốc tế, nhƣng sự xuất hiện của mẫu hợp đồng NEC gần
đây đã mang đến một cách tiếp cận mới đối với việc quản lý thực hiện hợp đồng.
NEC ra đời dựa trên một lý thuyết mới về hợp đồng, đó là lý thuyết “hợp đồng quan
hệ . Khác với nguyên lý truyền thống trong mẫu hợp đồng của FIDIC là chia sẻ và
cân bằng rủi ro giữa các bên, NEC tiếp cận và quản lý việc thực hiện hợp đồng dƣới
góc độ các bên trong hợp đồng là “đối tác của nhau cùng hợp tác để hƣớng tới mục
tiêu cuối cùng là thành công của dự án. NEC đã và đang cho thấy sự hiệu quả của
mình trong việc quản lý quá trình thực hiện hợp đồng và đƣợc các bên lựa chọn áp
dụng ngày một phổ biến hơn. Những ƣu điểm đã đƣợc nghiên cứu và công bố của
NEC so với FIDIC là sự rõ ràng, dễ hiểu hơn về mặt ngôn ngữ sử dụng, hạn chế các
điều khoản tham khảo chéo; sự linh hoạt hơn với cấu trúc hợp đồng theo mô-đun;
tập trung vào việc quản lý dự án một cách hiệu qủa dựa trên cơ chế thúc đẩy sự hợp
tác giữa các bên nhƣ là quan hệ đối tác hơn là quan hệ hợp đồng; chú trọng vào việc
trao đổi thông tin và thiết lập cơ chế kiểm soát ngăn ngừa rủi ro hiệu quả (thông qua
các quy định về danh mục rủi ro, cảnh báo sớm…)66.
Sự phù hợp với xu hƣớng phát triển của quản lý dự án hiện đại trong mẫu
hợp đồng NEC càng đƣợc khẳng định trên thực tế khi mà phiên bản mẫu hợp đồng
mới nhất của FIDIC đƣợc công bố năm 2017 cũng đã có cách tiếp cận giống NEC
trong việc quản lý, phòng ngừa rủi ro và giải quyết tranh chấp hợp đồng. Cụ thể,
theo sự giới thiệu của FIDIC thì phiên bản “Sách Bạc năm 2107 là sự đúc rút kinh
nghiệm của 18 năm áp dụng “Sách Bạc từ năm 1999; theo đó có sự khác biệt của
phiên bản năm 2017 ở những vấn đề nhƣ: Quy định chi tiết và rõ ràng hơn trong các
yêu cầu về trách nhiệm thông báo và thông tin liên lạc khác; quy định về các khiếu
nại của chủ đầu tƣ và nhà thầu bình đẳng hơn và tách biệt với tranh chấp; cơ chế
tránh tranh chấp; quy định chi tiết đối với quản lý chất lƣợng và xác minh sự tuân
thủ hợp đồng của nhà thầu67.

66
Brian Eggleston, The NEC3 Engineering and Construction Contract, A Commentary, Blackwell, 2006
67
FIDIC, EPC/Turnkey Contract 2nd Ed (2017 Silver Book)

93
Việc sử dụng mẫu hợp đồng trong hoạt động xây dựng ở các quốc gia cũng
hết sức đa dạng. Các quốc gia có xu hƣớng ban hành các mẫu hợp đồng riêng để áp
dụng cho các dự án đầu tƣ công.
Ở Anh, mẫu hợp đồng của Joint Contracts Tribunal (JCT) đƣợc sử dụng cho
các dự án xây dựng lớn, các dự án thực hiện theo hình thức thiết kế - xây dựng; mẫu
hợp đồng NEC3 đƣợc sử dụng cho các dự án công của Chính phủ. Ở cấp độ địa
phƣơng, các mẫu hợp đồng đƣợc cung cấp bởi The Institution of Civil Engineers
(ICE) và The Institute of Chemical Engineers (IChemE).
Ở Mỹ, các mẫu hợp đồng đƣợc công bố bởi The American Institute of
Architects (AIA), Engineers Joint Contract Documents Committee (EJCDC) và
Associated General Contractors (AGC); trong đó có mẫu dành cho các dự án thực
hiện theo phƣơng thức thiết kế - xây dựng và mẫu dành cho các dự án khác. Điều
kiện hợp đồng của FIDIC cũng đƣợc sử dụng cho các dự án quốc tế.
Ở Nhật Bản, các dự án tƣ nhân thƣờng áp dụng mẫu hợp đồng do các Hiệp
hội nhà thầu và kiến trúc sƣ chuẩn bị. Các dự án công hoặc đối tác công – tƣ thì
mẫu hợp đồng đƣợc soạn thảo bởi Văn phòng Thúc đẩy Đối tác công – tƣ của
Chính phủ. Đối với các dự án quốc tế, Điều kiện hợp đồng của FIDIC cũng đƣợc sử
dụng bên cạnh hợp đồng mẫu do The Engineering Advancement Association of
Japan (ENNA) phát hành.
Ở Trung Quốc, đối với các dự án địa phƣơng, các mẫu hợp đồng do Bộ Nhà
ở và Phát triển Nông thôn – Thành thị cuả Trung Quốc ban hành đƣợc sử dụng phổ
biến (với các mẫu riêng cho Hợp đồng xây dựng truyền thống GF-2017-0201; Hợp
đồng EPC GF 2011-0216; và mẫu hợp đồng dịch vụ thiết kế cho các dự án xây
dựng nhà ở)68. Pháp luật của Trung Quốc không bắt buộc chủ đầu tƣ và nhà thầu
phải sử dụng hợp đồng mẫu do cơ quan nhà nƣớc ban hành. Tuy nhiên, các hợp
đồng xây dựng phải đƣợc đệ trình lên Uỷ ban xây dựng địa phƣơng (cấp tỉnh hoặc
thành phố), và một vài chính quyền địa phƣơng có xu hƣớng yêu cầu sử dụng mẫu
hợp đồng do cơ quan nhà nƣớc ban hành. Thêm vào đó, ở một số cơ quan tài phán,

68
Michelle Li, Murphy Mork, China Construction and Engineering Law 2019, ICLG, 7/2019

94
các bên không đƣợc đƣa ra những thay đổi so với hợp đồng mẫu về một số vấn đề,
ví dụ nhƣ thoả thuận một mức bồi thƣờng cao hơn hoặc có những biến đổi căn bản
so với hợp đồng mẫu về phân chia rủi ro giữa các bên trong hợp đồng… Đối với các
dự án quốc tế, Điều kiện hợp đồng của FIDIC đƣợc lựa chọn áp dụng phổ biến.
Ở Ấn Độ, mẫu hợp đồng của FIDIC và của Viện Kiến trúc sƣ Ấn Độ (Indian
Institute of Architects) đƣợc sử dụng phổ biến. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý
xây dựng của Chính phủ, nhƣ Cơ quan quản lý Đƣờng cao tốc quốc gia Ấn Độ
(NHAI), Cục quản lý công trình Công cộng, Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ … thƣờng sử
dụng mẫu hợp đồng riêng của họ. Việc quản lý các hợp đồng đƣợc thực hiện chủ
yếu dƣới mô hình EPCM – chủ đầu tƣ thuê nhà thầu quản lý toàn bộ quá trình thực
hiện dự án theo phƣơng thức EPC.
Ở Hong Kong, đối với các dự án công, mẫu hợp đồng do The Hong Kong
Special Administrative Region (SAR) ban hành đƣợc áp dụng. Đối với các dự án tƣ,
mẫu hợp đồng thƣờng đƣợc sử dụng đƣợc cung cấp bởi các Hiệp hội nhƣ mẫu của
Joint Contracts Tribunal (JCT), Royal Institution of Surveyors (RICS) và
HongKong Institute of Architects (HKIA) … NEC3 là một trong những mẫu hợp
đồng đƣợc sử dụng phổ biến nhất trong cả các dự án công và tƣ ở nƣớc này.
Thứ năm, nhóm quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng EPC.
Điều khoản thoả thuận về giải quyết tranh chấp hợp đồng là một trong những
điều khoản cơ bản của các hợp đồng thƣơng mại nói chung và hợp đồng xây dựng nói
riêng. Các phƣơng thức giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng về cơ bản cũng bao
gồm các phƣơng thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại nói chung, đó là:
Thƣơng lƣợng, hoà giải, Trọng tài và Toà án. Do đặc thù của hoạt động xây dựng là
sự đan xen của nhiều hoạt động, nhiều chủ thể tham gia và bất kỳ một xung đột, tranh
chấp nào phát sinh đều có thể làm “rối loạn quy trình hoạt động và dẫn đến những
hậu quả rất khó khắc phục đối với toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Do đó, trong
quy định của các hợp đồng xây dựng hiện đại, bên cạnh quy định về giải quyết tranh
chấp, còn có phần quy định về phòng ngừa hoặc tránh tranh chấp.
Một trong những cách thức hữu hiệu để phòng ngừa hoặc tránh tranh chấp là
các quy định nhằm tăng cƣờng sự trao đổi thông tin giữa các bên trong quá trình

95
thực hiện hợp đồng. Trong một công trình nghiên cứu của mình, tác giả luận án đã
chỉ ra 12 yếu tố dẫn đến thành công của một dự án vời hợp đồng EPC. Nếu không
thực hiện tốt các yếu tố này thì có thể phát sinh tranh chấp. Trong các yếu tố đó, yếu
tố thứ mƣời hai là “giải pháp thông qua họp mặt . Theo tác giả luận án, nhiều tranh
chấp phát sinh từ sự yếu kém về trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan trong
quá trình thực hiện dự án. Các cuộc họp định kỳ giữa các bên nên đƣợc thiết lập
hàng tuần hoặc hàng tháng phù hợp với tiến trình của hợp đồng (xác định rõ thời
gian, địa điểm, thành phần bắt buộc/không bắt buộc dự họp...) sẽ thúc đẩy việc đối
thoại và chia sẻ thông tin giữa các bên69. Các tác giả trong một nghiên cứu về việc
áp dụng triết lý của xây dựng tinh gọn vào hợp đồng EPC trong những dự án công
nghiệp quy mô lớn cũng đƣa ra mô hình trao đổi thông tin đƣợc thực hiện hàng tuần
giữa các nhóm thiết kế, cung ứng và thi công. Trong cuộc họp này, các bên cộng tác
để đề ra kế hoạch cho bốn đến sáu tuần tiếp theo ở cấp độ vĩ mô và danh sách các
công việc cụ thể cho tuần tiếp theo70.
Bên cạnh đó, mô hình phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đặc thù trong
hoạt động xây dựng đã đƣợc đƣa ra đó là mô hình Ban xử lý tranh chấp (DB). Về
tính chất, Ban xử lý tranh chấp chính là một hình thức giải quyết tranh chấp thay thế
ADR (thay thế cho hoạt động tố tụng của Toà án). Hình thức ADR truyền thống
chính là hoà giải. Ban xử lý tranh chấp thực hiện quy trình phân xử tranh chấp tại
công trƣờng, thƣờng bao gồm ba thành viên độc lập và khách quan đƣợc lựa chọn
bởi các bên trong hợp đồng. Sự khác biệt cơ bản giữa mô hình Ban xử lý tranh chấp
với các mô hình giải quyết tranh chấp thay thế khác là Ban xử lý tranh chấp đƣợc
thiết lập ngay từ khi bắt đầu dự án, trƣớc khi có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra và có
trách nhiệm thƣờng xuyên kiểm tra công trƣờng trong suốt quá trình thực hiện dự
án71. Ban xử lý tranh chấp đã trở thành một phần của quá trình quản lý dự án.
Không chỉ có chức năng phân xử khi tranh chấp xảy ra, Ban xử lý tranh chấp còn có

69
James Pickavance, Some thoughts on Succeeding in EPC Projects, International Law Review, Part 1,
January 2017
70
Raghavan N, Venkata S.K. Delhi, Ashwin Mahalingam, Koshy Varghese, Introducing Lean Construction
in Phylosophy E-P-C Phases of A Large Industrial Project, section 7, pp. 13-22, Proceeding IGLC-24, July
2016, USA
71
Cyril Chern (2008), Chern on Dispute Boards, Practice and Procedure, p. 2, Blackwell,

96
chức năng phòng ngừa tranh chấp. Chức năng này của Ban đƣợc thực hiện thông
qua việc thƣờng xuyên kiểm tra công trƣờng, kịp thời phát hiện các xung đột hoặc
nguy cơ xảy ra xung đột giữa các bên và cố gắng giải quyết những xung đột này
trƣớc khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn. Đây có thể coi là mô hình giải quyết
tranh chấp đặc biệt xuất phát từ tính chất của xung đột, tranh chấp trong hoạt động
xây dựng là gắn với hoạt động tại công trƣờng và rất khó khắc phục hậu quả nên tƣ
tƣởng “phòng hơn chống cần đƣợc đề cao. Mô hình xử lý tranh chấp này có nhiều
tên gọi khác nhau nhƣ: Dispute Review Board (DRB) có nguồn gốc từ Mỹ với
những kiến nghị giải quyết xung đột không có hiệu lực ràng buộc; Dispute
Ajdudication Board (DAB) có quyền đƣa ra quyết định có hiệu lực ràng buộc tạm
thời, tức là trong thời hạn quy định, nếu các bên không phản đối quyết định của
DAB thì phải thi hành quyết định đó; Combined Dispute Board (CDB) mô hình
“lai giữa DRB và DAB đƣợc đƣa ra bởi International Chamber Commerce (ICC)
vào năm 2004.
Hợp đồng mẫu FIDIC 2017 và NEC4 hiện nay đều quy định: quyết định của
Ban xử lý tranh chấp là điều kiện cần để các bên khởi kiện lên Toà án hoặc Trọng
tài. Điều đó có nghĩa là vụ việc tranh chấp phải đƣợc giải quyết bởi Ban xử lý tranh
chấp trƣớc. Nếu các bên không đồng ý với quyết định của Ban này, thì họ mới có
quyền đề nghị Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết.
Nhật Bản là một trong số các nƣớc châu Á phát triển mạnh nhất phƣơng thức
thực hiện dự án thiết kế - xây dựng (DB). Ở Nhật Bản, Luật Kinh doanh Xây dựng
có quy định về Ban giải quyết tranh chấp xây dựng. Hoà giải đƣợc tiến hành tại Ban
này là mô hình xử lý tranh chấp thay thế đƣợc áp dụng phổ biến nhất đối với các
tranh chấp xây dựng nội địa. Đối với tranh chấp xây dựng quốc tế, giải quyết bằng
trọng tài theo quy tắc của Hiệp hội Trọng tài thƣơng mại Nhật Bản là mô hình phổ
biến đƣợc áp dụng72.
Ngoài Nhật Bản, phƣơng thức thực hiện dự án DB cũng đang đƣợc thúc đẩy
áp dụng ở Hong Kong và Singapore. Ở Hong Kong, hầu hết tranh chấp xây dựng

72
Russell K Kawahara and Miho Niunoya, Atsumaiand and Sakai, Construction and projects in Japan:
Overview, Practical Law, 3/2019

97
đƣợc giải quyết bằng trọng tài. Đối với dự án quy mô lớn của Chính phủ, mô hình
DRB (Dispute Review Board) bao gồm ba thành viên sẽ đƣợc thiết lập trƣớc khi dự
án bắt đầu73.
Ở Trung Quốc, mô hình DRB cũng đƣợc quy định trong các Hợp đồng mẫu
do Bộ Xây dựng ban hành. DRB có thể gồm một hoặc ba thành viên do các bên chỉ
định trong vòng 28 ngày (kể từ khi ký hợp đồng) hoặc 14 ngày (sau khi phát sinh
tranh chấp). DRB sẽ ban hành quyết định bằng văn bản trong vòng 14 ngày kể từ
khi nhận đƣợc yêu cầu của các bên. Quyết định của DRB sẽ có hiệu lực ràng buộc
đối với các bên sau khi các bên ký và xác nhận. Nếu các bên không đồng ý với
quyết định này thì có thể yêu cầu Trọng tài hoặc Toà án giải quyết74.
Đối với việc xử lý tranh chấp hợp đồng xây dựng tại Toà án, điểm khác biệt
đáng chú ý so với việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng thƣơng mại thông thƣờng
là có sự tham gia của nhân chứng chuyên gia. Sự tham gia của nhân chứng chuyên
gia vào quá trình tố tụng tại Toà án trong các tranh chấp hợp đồng xây dựng xuất
phát từ tính chất của hoạt động xây dựng là một lĩnh vực hoạt động mang tính
chuyên ngành rõ rệt. Vì vậy, nhân chứng chuyên gia sẽ là những ngƣời cung cấp
các ý kiến/chứng nhận mang tính chuyên môn tại Toà án để làm rõ các vấn đề tranh
chấp mang tính kỹ thuật chuyên ngành của loại hợp đồng này. Tuy nhiên, có sự
khác biệt trong quy định về chỉ định nhân chứng chuyên gia tham gia tại Toà án:
Đối với các nƣớc thuộc hệ thống Common Law, sự tham gia của nhân chứng
chuyên gia tại phiên toà là do các bên đƣơng sự quyết định và chỉ định. Trong khi
đó, đối với các nƣớc thuộc hệ thống Civil Law, việc chỉ định nhân chứng chuyên
gia lại thuộc thẩm quyền của Toà án.
Bộ luật Tố tụng Dân sự (1991) của Trung Quốc có quy định cụ thể về nhân
chứng chuyên gia. Theo quy định của đạo luật này, bằng chứng bao gồm các loại:
Bằng chứng tài liệu, bằng chứng vật chất; tài liệu tham khảo nghe nhìn; lời khai của
các nhân chứng; tuyên bố của các bên; kết luận của chuyên gia và hồ sơ của các
cuộc điều tra75. Điều 72 của Bộ luật Tố tụng Dân sự này quy định: khi Tòa án nhân

73
Kwok Kit Cheung, Hong Kong: Construction and Engineering Law 2019, ICLG, 7/2019
74
Michelle Li, Murphy Mork, China Construction and Engineering Law 2019, ICLG, 7/2019
75
Civil Procedure Law of the People’s Republic of China, 09/4/1991, Article 63, Chapter VI: Evidence

98
dân thấy cần phải đánh giá một vấn đề chuyên ngành, họ sẽ chuyển vấn đề đến bộ
phận xác thực đƣợc pháp luật ủy quyền để đánh giá. Trong trƣờng hợp không có bộ
phận đó, Tòa án nhân dân sẽ chỉ định một bộ phận xác thực để đƣa ra đánh giá.
Bộ phận xác thực và nhân chứng chuyên gia đƣợc chỉ định bởi bộ phận đó sẽ
có quyền tham khảo các tài liệu vụ việc cần thiết để đánh giá và yêu cầu trực tiếp
cho các bên và nhân chứng khi cần thiết. Bộ phận xác thực và nhân chứng chuyên
gia sẽ trình bày một kết luận bằng văn bản để đánh giá về nội dung đƣợc yêu
cầu. Đối với một đánh giá đƣợc thực hiện bởi một nhân chứng chuyên gia, đơn vị
quản lý nhân chứng chuyên gia sẽ xác nhận bằng cách đóng dấu vào bản kết luận
của chuyên gia.
Trong thực tiễn tố tụng dân sự về giải quyết tranh chấp xây dựng tại Toà án ở
Nhật Bản, mỗi bên có quyền chỉ định nhân chứng chuyên gia của mình tham gia tố
tụng. Nếu một bên không đồng ý về nhân chứng chuyên gia của bên kia, có thể yêu
cầu Toà án kiểm tra chéo về nhân chứng chuyên gia này. Đồng thời, một bên cũng
có quyền yêu cầu Toà án chỉ định nhân chứng chuyên gia để cung cấp các ý kiến
mang tính chuyên ngành. Toà án quyết định việc có cần phải chỉ định nhân chứng
chuyên gia hay không. Nếu cần thiết, Toà án chỉ định nhân chứng chuyên gia và
nhân chứng chuyên gia này có trách nhiệm đƣa ra ý kiến chuyên môn của mình.
Tuy nhiên, không có quy định cụ thể về bằng chứng chuyên môn trong Luật Tố
tụng Dân sự của Nhật Bản76.
Kết luận chƣơng 1
1. Về phƣơng diện lý luận, Chƣơng 1 của luận án đã hệ thống một cách toàn diện
và sâu sắc các vấn đề lý luận về hợp đồng EPC và pháp luật hợp đồng EPC làm cơ sở để
nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật; cũng nhƣ đề
xuất các định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành
pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam hiện nay.
2. Chƣơng 1 của luận án đã có sự nhận diện hợp đồng EPC từ các góc độ
kinh tế - kỹ thuật và pháp lý một cách đầy đủ. Dƣới góc độ pháp lý, hợp đồng EPC
là một dạng hợp đồng hỗn hợp mang tính kỹ thuật chuyên ngành rất rõ rệt (có cả

76
Koki Yanagisawa and Hiroyuki Ebisawa, Japan: Litigation and Dispute Resolution 2020, ICLG, 17/2/2020

99
tính chất của hợp đồng cung ứng dịch vụ và hợp đồng mua bán trong một hợp
đồng EPC) với cơ cấu chủ thể phức tạp và tính chất trách nhiệm đặc biệt hơn đối
với nhà thầu so với mô hình hợp đồng xây dựng truyền thống (đó là nhà thầu EPC
phải chịu trách nhiệm hoàn thành dự án đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tƣ quy định
trong hợp đồng).
3. Về nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng EPC, chƣơng 1 của luận án
đã cho thấy tính đa dạng và phức tạp của các loại nguồn luật điều chỉnh quan hệ
hợp đồng này. Đặc biệt, tại chƣơng này, tác giả luận án đã làm rõ quá trình hình
thành các quy định cụ thể về hợp đồng EPC của pháp luật chuyên ngành.
4. Chƣơng 1 của luận án cũng đã làm rõ các yếu tố ảnh hƣởng tới pháp luật
về hợp đồng EPC, bao gồm: Chính sách, đƣờng lối định hƣớng phát triển ngành
công nghiệp xây dựng nói chung và hoàn thiện pháp luật về đầu tƣ xây dựng nói
riêng của Đảng và Nhà nƣớc; yêu cầu của việc quản lý thực hiện dự án xây dựng
theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả; nhu cầu hội nhập quốc tế và chuyển
hoá pháp luật trong hoạt động xây dựng.
5. Tác giả luận án đã làm rõ cấu trúc nội dung của pháp điều chỉnh quan hệ
hợp đồng EPC bao gồm: Nhóm quy định về chủ thể của hợp đồng EPC; nhóm quy
định về giao kết hợp đồng EPC; nhóm quy định về nội dung hợp đồng EPC; nhóm
quy định về hình thức hợp đồng EPC và nhóm quy định về giải quyết tranh chấp
hợp đồng EPC. Trong đó, tác giả luận án nhấn mạnh về sự khác biệt trong quy định
của pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng EPC so với quy định của pháp luật điều
chỉnh quan hệ hợp đồng xây dựng truyền thống; cũng nhƣ nhìn nhận, so sánh nhóm
các quy định này trong pháp luật của nhiều quốc gia khác nhau và theo thông lệ
quốc tế.
6. Từ những nghiên cứu lý luận này có thể khẳng định, pháp luật điều chỉnh
quan hệ hợp đồng EPC cần phải đƣợc thiết lập phù hợp với các đặc điểm, tính chất
của hợp đồng EPC. Có nhƣ vậy pháp luật mới tạo lập đƣợc một hành lang pháp lý
phù hợp để các bên giao kết, thực hiện hợp đồng EPC và giúp cho quan hệ hợp
đồng EPC vận hành đúng quỹ đạo của nó. Từ đó giúp phát huy đƣợc những lợi thế
của mô hình hợp đồng này trong việc thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng.

100
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ, CUNG CẤP
THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI VIỆT NAM

2.1. Quy định về chủ thể giao kết hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị
công nghệ, thi công xây dựng công trình và thực tiễn thi hành
Chủ thể của hợp đồng EPC cũng giống nhƣ chủ thể của bất kỳ một hợp đồng
xây dựng nào khác gồm có hai bên là Bên giao thầu và Bên nhận thầu.
*Bên giao thầu: Bên giao thầu hợp đồng EPC đƣợc xác định là chủ đầu tƣ
xây dựng. Theo quy định của Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
số 62/2020/QH14 ngày 17-6-2020 của Quốc hội, chủ đầu tƣ xây dựng đƣợc quy
định nhƣ sau77:
- Đối với dự án sử dụng vốn đầu tƣ công: Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án,
ngƣời quyết định đầu tƣ giao Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng chuyên ngành
hoặc Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng khu vực làm chủ đầu tƣ. Trƣờng hợp
không có Ban quản lý dự án hoặc có Ban quản lý dự án nhƣng không đủ điều kiện
thực hiện thì ngƣời quyết định đầu tƣ giao cơ quan, tổ chức có kinh nghiệm, năng
lực quản lý làm chủ đầu tƣ;
- Đối với dự án sử dụng vốn nhà nƣớc theo quy định của pháp luật có liên
quan (dự án sử dụng vốn nhà nƣớc ngoài đầu tƣ công): Chủ đầu tƣ là cơ quan, tổ
chức đƣợc ngƣời quyết định đầu tƣ giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tƣ xây dựng;
- Đối với dự án đầu tƣ theo phƣơng thức đối tác công tƣ (dự án PPP): Chủ
đầu tƣ là doanh nghiệp dự án PPP đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật về
đầu tƣ theo phƣơng thức đối tác công tƣ;
- Đối với dự án sử dụng nguồn vốn đầu tƣ hợp pháp của tổ chức, cá nhân
không thuộc ba trƣờng hợp trên (dự án sử dụng vốn khác) mà pháp luật về đầu tƣ có
quy định phải lựa chọn nhà đầu tƣ để thực hiện dự án: Chủ đầu tƣ là nhà đầu tƣ
đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chấp thuận. Trƣờng hợp có nhiều nhà đầu tƣ

77
Xem Điều 1 – Khoản 4 – Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14

101
tham gia thì các nhà đầu tƣ có thể thành lập tổ chức hoặc ủy quyền cho một nhà đầu
tƣ làm chủ đầu tƣ. Trƣờng hợp pháp luật có liên quan quy định về việc lựa chọn và
công nhận chủ đầu tƣ thì việc lựa chọn và công nhận chủ đầu tƣ phải đáp ứng các
điều kiện và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan;
- Đối với dự án không thuộc bốn trƣờng hợp trên: Chủ đầu tƣ là tổ chức, cá
nhân bỏ vốn để đầu tƣ xây dựng.
Nhƣ vậy, đối với các dự án sử dụng vốn nhà nƣớc, chủ đầu tƣ đƣợc xác định
là các Ban quản lý dự án hoặc đơn vị đƣợc giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tƣ xây
dựng công trình. Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với dự án sử dụng vốn
đầu tƣ công, căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự
án đầu tƣ xây dựng, chủ đầu tƣ quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức
quản lý dự án sau: Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý
dự án đầu tƣ xây dựng khu vực; Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng một dự án; Chủ
đầu tƣ sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc; Tổ chức tƣ vấn quản lý dự án. Tuy
nhiên, chủ đầu tƣ quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng khu vực (sau đây gọi là Ban quản
lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực) trên cơ sở số lƣợng, tiến độ
thực hiện các dự án cùng một chuyên ngành, cùng một hƣớng tuyến, trong một khu
vực hành chính hoặc theo yêu cầu của nhà tài trợ vốn. Trong trƣờng hợp không áp
dụng hình thức quản lý dự án nêu trên, chủ đầu tƣ quyết định áp dụng hình thức
Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng một dự án hoặc chủ đầu tƣ tổ chức thực hiện
quản lý dự án hoặc thuê tƣ vấn quản lý dự án78. Hiện nay, chƣa có văn bản hƣớng
dẫn cụ thể quy định của Nghị định số 15/2021/NĐ-CP về các mô hình Ban quản lý
dự án nhƣ hƣớng dẫn về mô hình tổ chức hoạt động; vị trí, chức năng; nhiệm vụ,
quyền hạn của các Ban quản lý dự án đƣợc quy định cụ thể tại Thông tƣ số
16/2016/TT-BXD hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-
CP của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tƣ xây dựng trƣớc đây.
Theo quy định hiện hành tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP thì Ban quản lý dự án

78
Xem khoản 1 – Điều 20 – Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung
về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng.

102
chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực đƣợc tổ chức phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ đƣợc giao, số lƣợng, quy mô các dự án cần phải quản lý và gồm các bộ
phận chủ yếu sau:
- Ban giám đốc, các giám đốc quản lý dự án và các bộ phận trực thuộc để
giúp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực thực hiện chức
năng làm chủ đầu tƣ và chức năng quản lý dự án;
- Giám đốc quản lý dự án của các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban
quản lý dự án khu vực phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định; cá nhân phụ
trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công
xây dựng, định giá xây dựng có hạng phù hợp với nhóm dự án, cấp công trình và
công việc đảm nhận79.
Mặc dù quy định này của Nghị định số 15/2021/NĐ-CP đã cụ thể hoá hơn
việc yêu cầu cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành
nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng có hạng phù hợp với nhóm
dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận so với quy định của Nghị định số
59/2015/NĐ-CP, nhƣng câu hỏi đặt ra là tại sao lại chỉ yêu cầu bắt buộc hai loại
chứng chỉ hành nghề là giám sát thi công xây dựng và định giá xây dựng? Liệu hai
loại chứng chỉ này của các thành viên Ban quản lý dự án đã đủ đáp ứng yêu cầu của
công việc quản lý dự án với tƣ cách là chủ đầu tƣ dự án?
Luật Xây dựng (2014) về điều kiện của tổ chức tƣ vấn quản lý dự án, Ban
quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cũng chỉ quy định chung chung là: “Có đủ điều kiện
năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc quản lý dự án theo quy mô, loại
dự án; cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án, cá nhân trực tiếp
tham gia quản lý dự án phải có chuyên môn phù hợp, được đào tạo, kinh nghiệm
80
công tác và chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô, loại dự án .
Bên cạnh đó, nếu nhƣ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP quy định đầy đủ về điều
kiện năng lực đối với chức danh giám đốc quản lý dự án81 bao gồm cả phân hạng và

79
Xem khoản 5 – Điều 21 – Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung
về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng.
80
Xem Điều 152 – Luật Xây dựng 2014
81
Xem Điều 54- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng

103
phạm vi hoạt động, thì Nghị định số 15/2021/NĐ-CP chỉ đề cập đến việc phân hạng
chứng chỉ hành nghề quản lý dự án82.
Nhƣ vậy, cho tới nay pháp luật vẫn chƣa có quy định cụ thể về việc phân
hạng và giới hạn phạm vi hoạt động của Ban quản lý dự án nhƣ quy định đối với
nhà thầu. Điều này dẫn đến việc không có cơ sở để xác định rõ ràng điều kiện năng
lực của một Ban quản lý dự án xem có phù hợp để đƣợc giao làm chủ đầu tƣ một dự
án cụ thể hay không. Ngay cả đối với các hình thức quản lý dự án khác là Ban quản
lý dự án đầu tƣ xây dựng một dự án hay Chủ đầu tƣ sử dụng bộ máy chuyên môn
trực thuộc, pháp luật cũng cần phải có quy định cụ thể và rõ ràng về Điều kiện năng
lực phù hợp với từng quy mô, tính chất của dự án. Mặc dù về nguyên tắc thì Ban
quản lý dự án có thể thuê tƣ vấn quản lý dự án nhƣng vẫn cần có quy định về năng
lực hoạt động của Ban quản lý dự án phù hợp với quy mô và tính chất của dự án
đƣợc phép quản lý để đảm bảo việc quản lý tốt vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc.
Chính từ thiếu sót này của các quy định pháp luật hiện hành mà thực tế trong
rất nhiều dự án sử dụng vốn đầu tƣ công hiện nay, sự yếu kém, không đủ năng lực
quản lý thực hiện dự án của các Ban quản lý dự án (Chủ đầu tƣ) là khá phổ biến.
Trong đó, các dự án đƣợc thực hiện theo mô hình hợp đồng EPC thì vấn đề này lại
càng nổi cộm hơn. Có thể lấy nhiều ví dụ minh chứng cho tình trạng này, nhƣng ví
dụ điển hình có thể kể đến là dự án mở rộng sản xuất nhà máy gang thép Thái
Nguyên giai đoạn 2. Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ thì có nhiều nguyên
nhân dẫn đến sự thất bại nghiêm trọng của dự án này, trong đó có nguyên nhân rất
quan trọng là Ban quản lý dự án không đủ năng lực, vi phạm nhiều quy định về đầu
tƣ quản lý dự án trong quá trình triển khai thực hiện hợp đồng83.
Bên cạnh đó, theo quy định, Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý
dự án khu vực có tƣ cách pháp nhân đầy đủ, đƣợc sử dụng con dấu riêng, đƣợc mở
tài khoản tại kho bạc nhà nƣớc và ngân hàng thƣơng mại theo quy định; thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tƣ và trực tiếp tổ chức quản lý

82
Xem Điều 73 - Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý
dự án đầu tƣ xây dựng.
83 Thanh tra Chính phủ (2019), số 167/KL-TTCP ngày 14/2/2019, Kết luận thanh tra Dự án Mở rộng sản xuất

giai đoạn 2 – Nhà máy gang thép Thái Nguyên

104
thực hiện các dự án đƣợc giao; chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và ngƣời quyết
định đầu tƣ về các hoạt động của mình; quản lý vận hành, khai thác sử dụng công
trình hoàn thành khi đƣợc ngƣời quyết định đầu tƣ giao 84. Nhƣ vậy, về nguyên tắc,
Ban quản lý dự án có quyền đƣa ra quyết định và phải tự chịu trách nhiệm về các
quyết định của mình trong việc quản lý dự án nói chung và quản lý việc thực hiện
hợp đồng của nhà thầu nói riêng. Tuy nhiên, cơ chế vận hành của Ban Quản lý dự
án trong thực tế lại chịu sự chi phối của yếu tố quản lý hành chính nhà nƣớc, phải
thực hiện việc báo cáo và xin ý kiến từ phía ngƣời có thẩm quyền quyết định đầu tƣ
đối với các vấn đề quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng mà không đƣợc
quyền đƣa ra quyết định. Do đó, có thể nói thực chất Ban quản lý dự án không phải
là ngƣời có thẩm quyền quyết định đối với việc quản lý thực hiện dự án, mà quyền
quyết định các nội dung quan trọng của việc thực hiện dự án thuộc về chủ đầu tƣ,
ngƣời có thẩm quyền quyết định đầu tƣ85. Mặc dù Luật Xây dựng (2014) đã có sự
phân định về phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của Ban quản lý dự án, nhƣng đối với
việc thực hiện dự án theo mô hình EPC, pháp luật cần trao quyền chủ động cho Ban
quản lý dự án nhiều hơn nữa trong việc đƣa ra các quyết định đối với việc quản lý
thực hiện hợp đồng, hạn chế tối đa các thủ tục mang nặng tính quản lý hành chính
đối với việc quản lý và thực hiện hợp đồng EPC vì đó có thể là nguyên nhân gây ra
sự chậm trễ.
*Bên nhận thầu: Là nhà thầu hoặc liên danh nhà thầu. Nhà thầu trong hoạt
động đầu tƣ xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây
dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động
đầu tƣ xây dựng86. Trong quan hệ hợp đồng EPC, nhà thầu EPC là nhà thầu chịu
trách nhiệm thực hiện các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi
công xây dựng công trình. Nhà thầu EPC có thể ký kết hợp đồng để thực hiện các
công việc E-P-C của một phần hoặc toàn bộ dự án. Trong trƣờng hợp nhà thầu EPC
thực hiện toàn bộ các công việc E-P-C của một dự án đƣợc gọi là tổng thầu EPC87.

84
Xem Điều 17 – Khoản 3 – Nghị định sô 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
85
Xem Điều 69 – Luật Xây dựng 2014
86
Xem Điều 3 – Khoản 28 – Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
87
Xem Điều 2 – Khoản 11 – Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng

105
Hiện nay, quy định về Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của Luật Xây
dựng số 50/2014/QH13 (từ Điều 148 đến Điều 159) và Nghị định số 15/2021NĐ-
CP của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tƣ xây
dựng (tại mục 2 - Chƣơng VI, từ Điều 83 đến Điều 101) chƣa có quy định cụ thể về
Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của nhà thầu EPC. Pháp luật mới chỉ quy
định chung về các yêu cầu đối với bên nhận thầu EPC88, đó là: Bên nhận thầu thực
hiện hợp đồng EPC phải có đủ năng lực hoạt động, năng lực hành nghề theo quy định
của pháp luật về đầu tƣ xây dựng; cụ thể là:
- Có đăng ký kinh doanh phù hợp với nội dung công việc gói thầu. Trƣờng
hợp bên nhận thầu liên danh thì phải có thỏa thuận liên danh, trong đó phải có một
nhà thầu đại diện liên danh, đóng vai trò là nhà thầu đứng đầu liên danh, chịu trách
nhiệm chung và phải có cam kết thực hiện công việc theo sự phân giao trách nhiệm
giữa các nhà thầu; từng nhà thầu trong liên danh phải có đăng ký kinh doanh phù
hợp với công việc đƣợc phân giao;
- Có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thực hiện công việc theo hợp
đồng EPC nhƣ: Có kinh nghiệm về thiết kế; có khả năng, kinh nghiệm làm nhà thầu
xây dựng các dự án, gói thầu với yêu cầu kỹ thuật và quy mô tƣơng đƣơng; trong cơ
cấu tổ chức của bên nhận thầu có các đơn vị đầu mối về tƣ vấn thiết kế, gia công
chế tạo, cung ứng vật tƣ, thiết bị và thi công xây dựng;
- Có khả năng đáp ứng đƣợc các yêu cầu tài chính của dự án, gói thầu và
chứng minh đƣợc khả năng huy động để thực hiện hợp đồng EPC.
Đặc biệt, do tính chất công việc đảm nhiệm mang tính tổng hợp (cả việc thiết
kế, mua sắm vật tƣ thiết bị và thi công xây dựng) mà nhà thầu EPC thƣờng là một
liên danh các nhà thầu. Điều này cũng là một trong những yếu tố làm tăng tính phức
tạp và rủi ro cho việc thực hiện dự án theo mô hình hợp đồng EPC. Chính vì vậy,
bên cạnh việc cho phép ký kết hợp đồng với tƣ cách liên danh nhà thầu thì pháp luật
cũng cần có cơ chế chặt chẽ bảo đảm trách nhiệm của các nhà thầu trong liên danh
đối với việc thực hiện hợp đồng. Luật Đấu thầu (2013) quy định nhà thầu có tƣ cách

88
Xem Điều 4 – Khoản 4 – Điểm b – Thông tƣ số 30/2016/TT-BXD hƣớng dẫn hợp đồng EPC

106
hợp lệ theo quy định đƣợc tham dự thầu với tƣ cách độc lập hoặc liên danh; trƣờng
hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ
trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm
riêng của từng thành viên trong liên danh89. Thỏa thuận liên danh đƣợc đại diện
hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) và trong thỏa
thuận liên danh phải nêu rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính tỷ lệ % giá trị
tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện. Năng lực, kinh nghiệm
của nhà thầu liên danh đƣợc xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các
thành viên liên danh, song phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng
lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh (trừ
tiêu chuẩn về doanh thu theo hƣớng dẫn); nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh
không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh đƣợc đánh giá là
không đáp ứng yêu cầu90. Nghị định số 6/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội
dung về quản lý chất lƣợng, thi công xây dựng, bảo trì công trình xây dựng cũng
quy định: Trƣờng hợp áp dụng hình thức liên danh các nhà thầu, các nhà thầu trong
liên danh chịu trách nhiệm về chất lƣợng đối với công việc do mình thực hiện đƣợc
phân định trong văn bản thỏa thuận liên danh; văn bản này phải xác định rõ trách
nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh, trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của
từng thành viên trong liên danh và xác định rõ phạm vi, khối lƣợng công việc thực
hiện của từng thành viên trong liên danh; các nội dung này phải đƣợc quy định
trong hợp đồng xây dựng với chủ đầu tƣ91.
Về cơ bản, quy định nhƣ vậy có thể đƣợc coi là phù hợp để xác định vị trí,
vai trò của mỗi thành viên trong nhà thầu liên danh trong thoả thuận liên danh. Tuy
nhiên, vấn đề là khi thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng, nếu một thành viên trong
liên danh vi phạm nghĩa vụ của mình thì những thiệt hại xảy ra lại có thể lớn hơn rất
nhiều phần nghĩa vụ mà họ vi phạm. Vậy trách nhiệm của thành viên này liệu chỉ
giới hạn theo tỷ lệ phần trăm công việc họ đảm nhiệm trong liên danh?
89
Xem khoản 3, Điều 5, Luật Đấu thầu (2013).
90
Mục 1,2, Chƣơng III, Phần thứ nhất, Thủ tục đấu thầu trong Thông tƣ số 11/2016/TT-BKHĐT hƣớng dẫn
lập hồ sơ mời thầu EPC
91
Xem Điều 7, Khoản 3, Nghị định số 6/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất
lƣợng, thi công xây dựng, bảo trì công trình xây dựng

107
Ngoài ra, Luật Đấu thầu (2013) và Luật Xây dựng (2014) hiện đang có quy
định khác nhau về hiệu lực của hợp đồng xây dựng khi một bên chủ thể là nhà thầu
liên danh: Luật Đấu thầu quy định: tất cả các thành viên tham gia liên danh phải
trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng92; trong khi Luật Xây dựng
quy định: các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp
đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác93. Mặc dù trƣờng hợp
này có thể vận dụng nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật để xác định luật áp dụng, nhƣng trong dài hạn,
không nên để xảy ra tình trạng có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định
không thống nhất về một vấn đề.
Một vấn đề nữa là quy định về quản lý năng lực hoạt động xây dựng của nhà
thầu nói chung và nhà thầu EPC nói riêng hiện nay mới chỉ yêu cầu quản lý về
thông tin năng lực của nhà thầu theo chứng chỉ đƣợc cấp mà chƣa thể hiện yêu cầu
của việc quản lý toàn bộ quá trình hoạt động thực tế của nhà thầu xây dựng. Theo
quy định pháp luật hiện hành: Thông tin năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức,
cá nhân đã được cấp chứng chỉ phải được đăng tải công khai trên trang thông tin
điện tử do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ quản lý và tích hợp trên cổng
thông tin điện tử của Bộ Xây dựng. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ có trách
nhiệm đăng tải thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân trên
trang thông tin điện tử do mình quản lý, đồng thời gửi thông tin do cơ quan chuyên
môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng để tích hợp trên cổng thông tin điện tử của Bộ
Xây dựng94. Trong khi đó, có thể thấy nhà thầu giống nhƣ một “thực thể sống với
rất nhiều hoạt động và có sự biến đổi thƣờng xuyên. Việc quy định quản lý năng lực
hoạt động xây dựng cần phải theo hƣớng quản lý toàn bộ quá trình hoạt động của
nhà thầu chứ không chỉ đơn thuần quản lý thông tin năng lực hoạt động xây dựng
nhƣ quy định hiện hành. Việc quy định theo hƣớng nhƣ vậy sẽ đảm bảo tính minh
bạch, công khai và cập nhật tình trạng hoạt động của nhà thầu.

92
Xem Điều 65 – Khoản 1 – Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13
93
Xem Điều 138 – Khoản 2 – Điểm d – Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
94
Khoản 58 – Điều 1 – Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng

108
*Bên cạnh đó, trong quan hệ hợp đồng EPC còn xuất hiện một chủ thể thứ ba
- tuy không phải là một bên chủ thể của hợp đồng EPC, nhƣng là chủ thể không thể
thiếu trong một hợp đồng EPC, đó là nhà thầu phụ. Trong việc thực hiện một hợp
đồng EPC, giá trị thi công, xây lắp đƣợc giao cho nhà thầu phụ có thể rất lớn. Về
khái niệm “nhà thầu phụ hiện nay chƣa có sự thống nhất trong quy định của Luật
Đấu thầu (2013) và Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây
dựng. Theo đó, Luật Đấu thầu (2013) quy định: “Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia
95
thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính . Trong khi Nghị
định số 37/2015/NĐ-CP lại quy định: “Nhà thầu phụ là nhà thầu ký kết hợp đồng
96
xây dựng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu .
Mặc dù không phải là một chủ thể trong quan hệ hợp đồng EPC, nhƣng nhà
thầu phụ lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng EPC. Theo
quy định thì tổng thầu chỉ đƣợc ký hợp đồng với nhà thầu phụ nào đƣợc chủ đầu tƣ
chấp thuận97. Đối với các nhà thầu phụ không có trong danh sách đƣợc chủ đầu tƣ
chấp thuận, khi ký hợp đồng thì tổng thầu EPC phải trình để chủ đầu tƣ chấp
thuận98. Bên cạnh đó, có thể có nhà thầu phụ do chủ đầu tƣ chỉ định; tuy nhiên, nhà
thầu EPC có quyền từ chối nhà thầu phụ này99.
Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về nhà thầu phụ vẫn còn
những bất cập dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát một cách chính xác phần công
việc đƣợc giao cho nhà thầu phụ thực hiện cũng nhƣ năng lực thực hiện công việc
của nhà thầu phụ. Theo quy định, nhà thầu EPC không bị giới hạn về số lƣợng nhà
thầu phụ tham gia thực hiện hợp đồng nhƣng không đƣợc phép giao thầu phụ quá
60% khối lƣợng công việc thuộc phạm vi hợp đồng EPC100. Quy định này chƣa đủ
chặt chẽ vì việc giới hạn tỷ lệ nhƣ vậy chỉ mang tính ƣớc lệ. Vì vậy, pháp luật cần
phải có sự quy định chặt chẽ hơn về phần công việc có thể đƣợc giao cho nhà thầu
phụ. Luật Xây dựng của Trung Quốc quy định tổng thầu không đƣợc giao thầu phụ

95
Xem Điều 3 – Khoản 36 – Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13
96
Xem Điều 2 – Khoản 12 – Nghị định số 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về Hợp đồng xây
dựng
97
Xem Điều 4 – Khoản 3 – Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng
98
Xem Điều 47 – Khoản 2 – Điểm c – Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng
99
Xem Điều 47 –Khoản 2 – Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng
100
Xem Điều 3 – Khoản 3 – Thông tƣ số 30/2016/TT-BXD hƣớng dẫn hợp đồng EPC

109
việc xây dựng cấu trúc chính của dự án. Nhà thầu phụ không đƣợc phép giao lại
phần công việc thầu phụ của mình cho nhà thầu khác101. Quy định của FIDIC về
vấn đề giao thầu phụ trong phiên bản “Sách bạc năm 2017 cũng đƣợc thay đổi theo
hƣớng quy định rõ ràng và chặt chẽ hơn.
Chính vì những bất cập này của các quy định pháp luật mà trong thực tế, tình
trạng nhà thầu phụ không có đủ năng lực để thực hiện phần công việc thầu phụ là
khá phổ biến. Có thể lấy ví dụ điển hình một vụ việc đang là “điểm nóng trong
việc thực hiện hợp đồng EPC hiện nay là dự án mở rộng sản xuất nhà máy gang
thép Thái Nguyên giai đoạn 2. Ở đây, vấn đề nhà thầu phụ là Công ty xây dựng
công nghiệp Việt Nam (VINAINCON) không có đủ năng lực thực hiện công việc
đƣợc giao đã đƣợc nêu ra tại kết luận của Thanh tra Chính phủ102.
Theo quy định của Luật Đấu thầu (2013) thì còn có khái niệm “nhà thầu phụ
đặc biệt . Đó là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà
thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong
hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu103. Quy định này của Luật Đấu thầu (2013) vô hình
chung đã thừa nhận nhà thầu chính có thể giao cho nhà thầu phụ “công việc quan
trọng của gói thầu . Quy định nhƣ vậy vừa không rõ ràng vì không xác định rõ thế
nào là “công việc quan trọng của gói thầu lại vừa mâu thuẫn với quy định của Luật
Xây dựng (không đƣợc phép giao thầu phụ quá 60% khối lƣợng công việc thuộc
phạm vi hợp đồng EPC). Trong thực tế quy định này đƣa đến nhiều “lúng túng cho
các bên khi vận dụng.
2.2. Quy định về giao kết hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công
nghệ, thi công xây dựng công trình và thực tiễn thi hành
Việc giao kết hợp đồng EPC cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
dân sự104 và nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng nói chung105. Các căn cứ cho việc
ký kết hợp đồng EPC đƣợc quy định tại Điều 9, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP của
101
Xem Điều 29 – Luật Xây dựng Trung Quốc năm 1998 và Điều 272 – Luật Hợp đồng Trung Quốc năm
1999
102
Thanh tra Chính phủ (2019), số 167/KL-TTCP ngày 14/2/2019, Kết luận thanh tra Dự án Mở rộng sản
xuất giai đoạn 2 – Nhà máy gang thép Thái Nguyên
103
Điểm 36 – Điều 4 – Luật Đấu thầu 2013
104
Xem Điều 3 – Bộ luật Dân sự 2015
105
Xem Điều 138 – Khoản 2 – Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và Điều 4 – Nghị định số 37/2015/NĐ-CP

110
Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, Các căn cứ này bao gồm: Các yêu
cầu về công việc cần thực hiện đƣợc các bên thống nhất; kết quả lựa chọn nhà thầu; kết
quả thƣơng thảo, hoàn thiện hợp đồng và các căn cứ pháp lý áp dụng có liên quan; báo
cáo nghiên cứu khả thi đầu tƣ xây dựng hoặc thiết kế FEED đƣợc duyệt.
Đối với việc giao kết hợp đồng xây dựng, vấn đề cốt lõi là lựa chọn đƣợc
nhà thầu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của chủ đầu tƣ. Việc lựa chọn nhà thầu
EPC đƣợc thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu (2013) và các văn bản
hƣớng dẫn thi hành. Theo quy định của Luật Đấu thầu (2013), gói thầu EPC
thuộc loại gói thầu hỗn hợp. Về hình thức lựa chọn nhà thầu, việc lựa chọn nhà
thầu EPC có thể đƣợc thực hiện thông qua hình thức chỉ định thầu, đấu thầu rộng
rãi hoặc đấu thầu hạn chế và lựa chọn nhà thầu trong trƣờng hợp đặc biệt106. Về
phƣơng thức lựa chọn nhà thầu đối với trƣờng hợp đấu thầu, việc lựa chọn nhà
thầu EPC có thể áp dụng một trong bốn phƣơng thức là: Một giai đoạn một túi
hồ sơ; một giai đoạn hai túi hồ sơ; hai giai đoạn một túi hồ sơ và hai giai đoạn
hai túi hồ sơ tuỳ theo quy mô và tính chất của gói thầu107. Trong đó, đối với các
dự án thực hiện hình thức EPC, phƣơng thức lựa chọn nhà thầu đƣợc áp dụng
phổ biến nhất là phƣơng thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ. Thông tƣ số
11/2016/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn lập hồ sơ mời thầu
hợp đồng Thiết kế, cung cấp hàng hoá và xây lắp cũng quy định áp dụng đối với
gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế quốc tế theo phƣơng thức một giai
đoạn, hai túi hồ sơ.
Một cách tổng quát, quy trình lựa chọn nhà thầu nói chung, nhà thầu EPC nói
riêng, thông qua đấu thầu đƣợc thực hiện thông qua năm bƣớc, là: 1) Chuẩn bị lựa chọn
nhà thầu; 2) Tổ chức lựa chọn nhà thầu; 3) Đánh giá hồ sơ dự thầu và thƣơng thảo hợp
đồng; 4) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; 5) Hoàn
thiện và ký kết hợp đồng108. Quy định này đối với việc lựa chọn nhà thầu EPC đƣợc cụ
thể hoá thành bảy bƣớc tại Thông tƣ số 11/2016/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu

106
Xem các Điều 20, 21, 22, 26 – Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13
107
Xem các Điều 28,29,30,31 – Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13
108
Xem Khoản 1 - Điều 38 – Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13

111
tƣ hƣớng dẫn lập hồ sơ mời thầu hợp đồng thiết kế, cung cấp hàng hoá và xây lắp109.
Trong quy trình này, hai bƣớc quan trọng nhất, có tính chất quyết định đến sự thành
công của việc lựa chọn nhà thầu là bƣớc 1) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu và bƣớc 3)
Đánh giá hồ sơ dự thầu và thƣơng thảo hợp đồng. Đối với việc lựa chọn nhà thầu EPC
thông qua đấu thầu thì cả hai bƣớc quan trọng này đều đang có những điểm chƣa phù
hợp, thiếu sót trong các quy định của pháp luật hiện hành.
Ở bƣớc chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tƣ có trách nhiệm: Lập Hồ sơ
mời thầu, sơ tuyển nhà thầu (nếu cần) và mời thầu. Khác với việc thực hiện dự án
theo phƣơng thức truyền thống, trong việc thực hiện dự án theo mô hình hợp đồng
EPC, chủ đầu tƣ có trách nhiệm đƣa ra yêu cầu chuẩn xác về “đầu ra của sản phẩm
mà mình muốn xây dựng, trong khi lại chƣa có thiết kế chi tiết tại thời điểm giao kết
hợp đồng. Trong khi đó, nội dung của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi/Báo cáo
nghiên cứu khả thi theo quy định của Luật Xây dựng hiện nay110 chƣa đủ để đƣa ra
các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu thực hiện hợp đồng EPC/Turnkey. Đối với việc
thực hiện dự án theo phƣơng thức truyền thống thì việc lựa chọn nhà thầu thi công
sẽ đƣợc thực hiện dựa trên thiết kế chi tiết do chủ đầu tƣ lập là phù hợp. Nhƣng đối
với việc lựa chọn nhà thầu EPC, do tính chất trách nhiệm của nhà thầu EPC là phải
hoàn thành công trình đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tƣ, nên nếu chỉ dựa trên thiết kế
cơ sở nhƣ quy định hiện nay thì sẽ không đủ căn cứ để xác định chính xác phạm vi
công việc và gây ra khó khăn, rủi ro cho nhà thầu khi cam kết thực hiện hợp đồng
theo phƣơng thức giá trọn gói. Chính vì vậy, theo thông lệ quốc tế, việc lựa chọn
nhà thầu EPC thƣờng đƣợc dựa trên thiết kế chi tiết hơn đó là thiết kế kỹ thuật tổng
thể (FEED). Luật Sửa đổi một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 đã quy
định thiết kế FEED là một loại thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở 111. Đây là lần
đầu tiên thiết kế FEED đƣợc quy định trong một văn bản luật do Quốc hội ban hành
là một loại thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở giống nhƣ thiết kế kỹ thuật, thiết kế
bản vẽ thi công. Điều này tạo cơ sở pháp lý để thống nhất việc áp dụng các quy định

109
Xem Phụ lục Quy trình thực hiện gói thầu EPC ban hành kèm theo Thông tƣ số 11/2016/TT-BKHĐT của
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn lập hồ sơ mời thầu hợp đồng thiết kế, cung cấp hàng hoá và xây lắp
110
Xem Điều 53, 54 – Luật Xây dựng 2014
111
Xem khoản 23 – Điều 1 – Luật Xây dựng (2020)

112
liên quan đối với thiết kế FEED sẽ giống nhƣ đối với thiết kế kỹ thuật/thiết kế bản
vẽ thi công. Mặc dù vậy, pháp luật hiện nay mới chỉ quy định nhƣ sau: “Thiết kế kỹ
thuật tổng thể (Front - End Engineering Design), sau đây gọi là thiết kế FEED, là
bước thiết kế được lập theo thông lệ quốc tế đối với dự án có thiết kế công nghệ sau
khi dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt để cụ thể hóa các yêu cầu về dây chuyền
công nghệ, thông số kỹ thuật của các thiết bị, vật liệu sử dụng chủ yếu, giải pháp
xây dựng phục vụ lập hồ sơ lựa chọn nhà thầu theo hợp đồng EPC hoặc theo yêu
cầu đặc thù để triển khai bước thiết kế tiếp theo”112. Pháp luật hiện hành chƣa có
hƣớng dẫn cụ thể về yêu cầu và nội dung của bƣớc thiết kế này dẫn đến khó khăn
cho chủ đầu tƣ khi lập thiết kế để mời thầu. Việc không định hình đƣợc yêu cầu và
nội dung của thiết kế FEED cũng tức là chủ đầu tƣ chƣa định vị chuẩn yêu cầu “đầu
ra của công trình xây dựng. Điều đó có nghĩa là bản thân chủ đầu tƣ còn chƣa hiểu
hết về công trình mình định xây dựng, các thông số/yêu cầu cụ thể của công trình…
thì sẽ rất khó để xác định trách nhiệm của nhà thầu EPC khi xây dựng công trình
theo yêu cầu của chủ đầu tƣ.
Trong thực tiễn thực hiện các dự án xây dựng bằng hợp đồng EPC ở Việt
Nam, mới chỉ có các dự án trong lĩnh vực khai thác dầu khí là có áp dụng thiết kế
FEED. Điều này có nghĩa là bản thân chủ đầu tƣ dự án EPC còn chƣa định hình rõ
đƣợc tiêu chí của sản phẩm, dẫn đến quá trình thực hiện hợp đồng phát sinh nhiều
vấn đề và cũng là sơ hở cho các nhà thầu yêu cầu tăng chi phí, kéo dài thời gian
thực hiện dự án. Trong nghiên cứu của mình về ba dự án EPC trong lĩnh vực hoá
dầu, một trong những kết luận mà các tác giả đƣa ra là chủ đầu tƣ cần phải thiết lập
các yêu cầu của mình một cách rõ ràng trong thiết kế FEED, chắc chắn về phạm vi
của dự án và tránh những thay đổi về thiết kế113.
Về tiêu chuẩn đánh giá, đối với trƣờng hợp lựa chọn nhà thầu EPC thông qua
hình thức đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật chƣa đƣợc quy định thành ba
nội dung đánh giá tƣơng ứng với ba phần công việc nhà thầu đảm nhận, đó là: Tiêu

112
Xem khoản 11 – Điều 3 – Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung
về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
113
Linh Hong Pham, Harimurti Hadikusumo, Schedule delays in engineering, procurement and construction
petrochemical projects in Viet Nam, International Journal of Energy Sector Management, Vol.8 No.1, 2014,
pp. 24

113
chí đánh giá đối với phần E (thiết kế), tiêu chí đánh giá đối với phần P (cung cấp vật
tƣ, thiết bị) và tiêu chí đánh giá đối với phần C (thi công xây dựng)114. Trong Phụ
lục 2 có nêu ví dụ hƣớng dẫn soạn thảo một số nội dung của hồ sơ mời thầu đã có
sự phân chia tiêu chí đánh giá đối với ba phần E, P, C riêng biệt. Tuy vậy, việc phân
nhóm đánh giá này cần đƣợc quy định nhƣng không nên đƣa vào ví dụ.
Về việc đánh giá theo phƣơng pháp chấm điểm, mức điểm tối thiểu đang
đƣợc quy định không thấp hơn 80% tổng số điểm về kỹ thuật. Hồ sơ dự thầu có
tổng số điểm (cũng nhƣ số điểm của một số tiêu chuẩn tổng quát) bằng hoặc vƣợt
mức điểm yêu cầu tối thiểu sẽ đƣợc đánh giá là đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật và đƣợc
tiếp tục xem xét về mặt tài chính115. Đối với gói thầu EPC quy mô lớn, phức tạp thì
việc quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu nhƣ vậy là chƣa phù hợp để lựa chọn
đƣợc nhà thầu đáp ứng tốt nhất yêu cầu về mặt kỹ thuật của gói thầu.
Đối với trƣờng hợp đánh giá theo phƣơng pháp đạt/không đạt, pháp luật hiện
đang quy định ba loại tiêu chí đánh giá là: Tiêu chí đánh giá tổng quát; tiêu chí chi
tiết cơ bản trong tiêu chí tổng quát và tiêu chí chi tiết không cơ bản trong tiêu chí
tổng quát. Theo đó, đối với các tiêu chí đánh giá tổng quát, chỉ sử dụng tiêu chí
“đạt , “không đạt . Đối với các tiêu chí chi tiết cơ bản trong tiêu chí tổng quát, chỉ
sử dụng tiêu chí đạt, không đạt. Đối với các tiêu chí chi tiết không cơ bản trong tiêu
chí tổng quát, ngoài tiêu chí “đạt , “không đạt , ngƣời ta áp dụng thêm tiêu chí
“chấp nhận đƣợc nhƣng không đƣợc vƣợt quá 30% tổng số các tiêu chí chi tiết
trong tiêu chí tổng quát đó. Tiêu chí tổng quát đƣợc đánh giá là “đạt khi tất cả các
tiêu chí chi tiết cơ bản đƣợc đánh giá là “đạt và các tiêu chí chi tiết không cơ bản
đƣợc đánh giá là “đạt hoặc “chấp nhận đƣợc . Hồ sơ đề xuất kỹ thuật đƣợc đánh
giá là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi có tất cả các tiêu chí tổng quát đều đƣợc
đánh giá là “đạt . Hồ sơ đề xuất kỹ thuật của nhà thầu đƣợc đánh giá là “đạt thì sẽ
đƣợc tiếp tục xem xét, đánh giá Hồ sơ đề xuất về tài chính116. Tuy nhiên, pháp luật

114
Xem Chƣơng III – Mục 3 – Phần thứ nhất: Thủ tục đấu thầu ban hành kèm theo Thông tƣ số 11/2016/TT-
BKHĐT Hƣớng dẫn lập hồ sơ mời thầu EPC
115
Xem Chƣơng III – Mục 3.1. – Phần thứ nhất: Thủ tục đấu thầu ban hành kèm theo Thông tƣ số
11/2016/TT-BKHĐT Hƣớng dẫn lập hồ sơ mời thầu EPC
116
Xem Chƣơng III – Mục 3.2. – Phần thứ nhất: Thủ tục đấu thầu ban hành kèm theo Thông tƣ số
11/2016/TT-BKHĐT Hƣớng dẫn lập hồ sơ mời thầu EPC

114
lại không có hƣớng dẫn cụ thể về các tiêu chí này. Mặt khác, với quy định “Hồ sơ
đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi có tất cả các
tiêu chí tổng quát đều được đánh giá là đạt” thì việc đánh giá các tiêu chí khác vô
hình chung không có ý nghĩa. Bên cạnh đó, việc định thêm tiêu chí “chấp nhận
được” là không phù hợp, gây ra tình trạng không rõ ràng khi đánh giá, phân loại
nhà thầu.
Ở bƣớc đánh giá hồ sơ dự thầu và thƣơng thảo hợp đồng, việc đánh giá các
hồ sơ dự thầu đƣợc tiến hành theo trình tự: 1) Đánh giá sơ bộ (nhằm kiểm tra tính
hợp lệ, sự đầy đủ của Hồ sơ dự thầu và loại bỏ các Hồ sơ dự thầu không đáp ứng
các điều kiện tiên quyết nêu trong Hồ sơ mời thầu và đánh giá năng lực và kinh
nghiệm (đối với gói thầu không thực hiện sơ tuyển). 2) Đánh giá về mặt kỹ thuật:
Căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật, các yêu cầu về kỹ thuật và các nội
dung khác trong Hồ sơ mời thầu, Tổ chuyên gia có trách nhiệm đánh giá mức độ
đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật đối với từng nội dung của gói thầu EPC gồm các
phần E, P và C hoặc các phần khác nhƣ vận hành thử, chạy thử, bàn giao, bảo hành,
bảo trì dài hạn… 3) Đánh giá về tài chính - thương mại và xác định giá đánh giá:
Các nhà thầu vƣợt qua bƣớc đánh giá về mặt kỹ thuật thì mới đƣợc chuyển sang
bƣớc đánh giá về tài chính- thƣơng mại và xác định giá đánh giá (trong đó có giá dự
thầu của nhà thầu là một trong nhiều nội dung đƣợc đánh giá ở bƣớc này). Nhà thầu
đƣợc đề nghị trúng thầu phải đáp ứng các điều kiện: Có Hồ sơ dự thầu hợp lệ, năng
lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu; kỹ thuật đáp ứng yêu cầu; có giá đánh giá thấp
nhất và giá đề nghị trúng thầu (là giá dự thầu đã đƣợc Tổ chuyên gia sửa lỗi (nếu
có) và hiệu chỉnh các sai lệch (nếu có) để đƣa về cùng một mặt bằng phạm vi công
việc phải thực hiện) không vƣợt giá gói thầu hoặc dự toán đƣợc duyệt. Về cơ bản,
quy trình đánh giá hồ sơ dự thầu nhƣ trên là phù hợp với thông lệ chung. Mặc dù
vậy, trên thực tế nhiều dự án EPC ở Việt Nam hiện nay mà nhà thầu Trung Quốc
trúng thầu cho thấy họ vẫn đang dựa trên ƣu thế về giá dự thầu thấp nhất. Tuy pháp
luật đấu thầu hiện nay đã có quy định về trƣờng hợp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất có
đơn giá thấp khác thƣờng, ảnh hƣởng đến chất lƣợng gói thầu và trƣờng hợp giá đề

115
nghị trúng thầu thấp dƣới 50% giá gói thầu đƣợc duyệt117. Nhƣng, theo tác giả luận
án, các quy định về đánh giá hồ sơ dự thầu cũng nhƣ xử lý tình huống nêu trên vẫn
chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu của việc kiểm soát và loại bỏ nhà thầu có giá dự
thầu thấp nhƣng lại không phải là nhà thầu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của chủ đầu
tƣ. Theo tác giả luận án, một trong những nguyên nhân quan trọng là hiện nay, mặc
dù Luật Đấu thầu (2013) và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu đã quy định phƣơng pháp lựa
chọn nhà thầu thông qua giá đánh giá118, nhƣng vẫn còn thiếu những hƣớng dẫn cụ
thể và cơ sở dữ liệu cho việc áp dụng giá đánh giá khi lựa chọn nhà thầu. Trong đó,
đặc biệt là cách xác định “chi phí vòng đời trong đánh giá nhà thầu theo nhƣ thông
lệ quốc tế về đánh giá lựa chọn nhà thầu EPC hiện nay vẫn chƣa có hƣớng dẫn cụ thể
dẫn đến nhiều khó khăn, vƣớng mắc cho chủ đầu tƣ dự án khi áp dụng giá đánh giá.
Về tài liệu hợp đồng, pháp luật đấu thầu quy định hồ sơ mời thầu phải bao
gồm mẫu thỏa thuận hợp đồng và các điều khoản của hợp đồng để nhà thầu làm cơ
sở chào thầu và để các bên làm cơ sở thƣơng thảo, hoàn thiện, ký kết và thực hiện
hợp đồng. Hợp đồng đƣợc ký kết giữa chủ đầu tƣ với nhà thầu phải tuân thủ mẫu
thỏa thuận hợp đồng, các điều kiện hợp đồng quy định trong hồ sơ mời thầu, các
hiệu chỉnh, bổ sung do nhà thầu đề xuất và đƣợc chủ đầu tƣ chấp thuận trong quá
trình thƣơng thảo, hoàn thiện hợp đồng nhƣng bảo đảm không trái với quy định của
pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan. Đối với điều
kiện chung của hợp đồng quy định trong hồ sơ mời thầu, khuyến khích sử dụng bộ
điều kiện chung hợp đồng do FIDIC ban hành áp dụng cho loại hợp đồng EPC/chìa
khóa trao tay, phiên bản 1999119. Quy định về tài liệu hợp đồng trong Thông tƣ số
11/2016/TT-BKHĐT hƣớng dẫn lập hồ sơ mời thầu EPC còn khá sơ sài, không có ý
nghĩa hƣớng dẫn cụ thể. Trong khi đó, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tƣ hƣớng
dẫn về mẫu hợp đồng EPC.

117
Xem Khoản 6,9 – Điều 117 – Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
118
Xem Khoản 2 – Điều 39 – Luật Đấu thầu 2013 và Điều 12 - Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
119
Xem Điều 5 – Thông tƣ số 11/2016/TT-BKHĐT Hƣớng dẫn lập hồ sơ mời thầu EPC

116
Theo tác giả luận án, quy định về đánh giá hồ sơ dự thầu của Luật Đấu thầu
hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu lựa chọn nhà thầu với tính chất của dự án EPC
là “dự án phức tạp, có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và phải tuân thủ chặt chẽ
tính đồng bộ, thống nhất từ khâu thiết kế đến khâu cung cấp thiết bị, thi công, đào
120
tạo chuyển giao công nghệ, bảo hành, bảo trì dài hạn .
Vì vậy, tác giả luận án cho rằng pháp luật vẫn cần tiếp tục chuẩn hoá hồ sơ
mời thầu (hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu) tại thời điểm đấu thầu (chỉ định thầu) và tài
liệu hợp đồng tại thời điểm ký kết hợp đồng trong quy trình lựa chọn nhà thầu EPC
đáp ứng yêu cầu và tính chất của việc lựa chọn nhà thầu EPC.
Một vấn đề còn tồn tại nữa liên quan đến quy định về lựa chọn nhà thầu là
đối với một dự án thực hiện theo phƣơng thức EPC, vai trò của nhà thầu phụ là hết
sức quan trọng. Nhƣng khi đánh giá xét duyệt hồ sơ dự thầu hiện nay, pháp luật
chƣa quy định tiêu chí đánh giá nhà thầu phụ, trừ trƣờng hợp đối với nhà thầu phụ
đặc biệt (nếu có). Điều này dẫn đến thực trạng là không ít trƣờng hợp sự chậm trễ,
thậm chí thất bại của dự án là do năng lực của nhà thầu phụ yếu kém không đáp ứng
đƣợc yêu cầu của dự án/gói thầu.
Nhƣ vậy, có thể thấy, pháp luật hiện hành chƣa quy định đủ chi tiết và phù hợp
đối với việc lựa chọn nhà thầu EPC cũng nhƣ quy trình thƣơng thảo, ký kết hợp đồng
EPC. Có thể nói đây là một trong những khâu yếu nhất của việc thực hiện dự án theo
mô hình hợp đồng EPC ở Việt Nam từ trƣớc tới nay. Việc thƣơng thảo ký kết hợp đồng
EPC là bƣớc đầu tiên trong quá trình quản lý hợp đồng EPC, đóng vai trò hết sức quan
trọng, có ảnh hƣởng lớn tới sự thành công của quá trình quản lý thực hiện hợp đồng
EPC và ảnh hƣởng tới công tác quản lý rủi ro, xử lý và giải quyết tranh chấp hợp đồng
có thể xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm quy định của Luật Đấu thầu (2013) về lựa
chọn nhà thầu EPC diễn ra khá phổ biến, dẫn đến hệ quả là nhà thầu không đủ năng
lực để thực hiện dự án. Ví dụ điển hình là Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.
Mặc dù chƣa xác định các điều kiện để đƣợc chỉ định thầu đối với gói thầu EPC

120
Xem Điều 3 – Thông tƣ số 11/2016/TT-BKHĐT Hƣớng dẫn lập hồ sơ mời thầu EPC

117
theo quy định của pháp luật, nhƣng PVN đã đề xuất và đƣợc Bộ Công Thƣơng đồng
ý, trình Thủ tƣớng Chính phủ xem xét, ủy quyền cho Hội đồng quản trị PVN quyết
định việc chỉ định thầu Dự án NMNĐ Thái Bình 2121. Dự án đầu tƣ cải tạo, mở rộng
nhà máy phân đạm Hà Bắc, mặc dù đã mở thầu nhƣng Công ty phân đạm Hà Bắc
vẫn chấp nhận cho liên danh nhà thầu WEC-CECO bổ sung Giấy ủy quyền tham dự
thầu và bổ sung Giấy đăng ký kinh doanh (có công chứng). Điều này vi phạm quy
định của Chính phủ về hƣớng dẫn thi hành Luật Đấu thầu (2005). Do vi phạm quy
định của pháp luật về đấu thầu trong lựa chọn nhà thầu tƣ vấn lập dự án, tổng mức
đầu tƣ của dự án đƣợc xác định không có căn cứ, không sát thực tế là nguyên nhân
chính dẫn đến việc Công ty phân đạm Hà Bắc không chọn đƣợc nhà thầu EPC, phát
sinh chi phí 3.571 tỷ đồng; phải điều chỉnh dự án, đấu thầu lại làm tăng chi phí đầu
tƣ, mất cơ hội khi giá phân đạm tăng cao; bổ sung thuế giá trị gia tăng thiết bị nhập
khẩu, chịu ảnh hƣởng giá than tăng cao, chênh lệch tỷ giá tăng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến dự án thua lỗ122.
Nhƣ vậy, đối với việc lựa chọn nhà thầu EPC thông qua đấu thầu, có thể thấy
hiện nay quy định về lựa chọn nhà thầu EPC vẫn còn những bất cập và tình trạng vi
phạm quy định của pháp luật về lựa chọn nhà thầu vẫn còn diễn ra, dẫn đến thực trạng
là trong phần lớn các dự án EPC đã đƣợc triển khai, năng lực nhà thầu EPC không đáp
ứng đƣợc yêu cầu của gói thầu đang là hiện tƣợng phổ biến. Đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến việc chậm tiến độ của các dự án EPC thuỷ điện ở Việt Nam123.
Giai đoạn lập, thƣơng thảo hợp đồng, đặc biệt với thông lệ quốc tế, đƣợc
xem là giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng, tạo tiền đề cho việc quản lý thực hiện
hợp đồng sau này. Việc thƣơng thảo hợp đồng đƣợc chuẩn bị kỹ lƣỡng và hợp đồng
đƣợc giao kết một cách cẩn trọng, chặt chẽ sẽ giúp các bên tránh đƣợc rủi ro phát
sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng, cũng nhƣ sẽ có cơ sở để truy
cứu trách nhiệm của các bên một cách rõ tránh tình trạng tranh chấp kéo dài. Tuy
121
Nhiều sai phạm tại dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Tạp chí điện tử Tài chính,
http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/nhieu-sai-pham-tai-du-an-nha-may-nhiet-dien-thai-binh-2-
326380.html
122
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an điều tra dự án Đạm Hà Bắc, Tạp chí điện tử Tài chính,
http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/thanh-tra-chinh-phu-kien-nghi-bo-cong-an-dieu-tra-du-an-dam-
ha-bac-323396.html
123
Mai Sy Hung, Jian Qiong Wang, Mai Sy Thanh, Research on Delay Risks Identification and Control in
the Construction Progress of EPC Hydropower Projects in Viet Nam, Technicall Bulletin, Vol. 55, Issue 13,
2017, pp. 610-623

118
nhiên, thực tế ở Việt Nam cho thấy giai đoạn này đang bị các bên, đặc biệt là chủ
đầu tƣ “coi nhẹ . Điều này dẫn đến thực trạng nhiều hợp đồng EPC đƣợc ký kết một
cách sơ sài, thiếu chặt chẽ, gây khó khăn cho việc xác định trách nhiệm của mỗi bên
khi phát sinh tranh chấp. Phần thua thiệt trên thực tế thƣờng thuộc về các chủ đầu tƣ
dự án. Rủi ro do hợp đồng đƣợc ký kết sơ sài, không rõ ràng đã đƣợc khẳng định là
một trong những rủi ro gây chậm trễ các dự án EPC thuỷ điện ở Việt Nam124 .
Tƣơng tự nhƣ vậy, đối với một số dự án hoá dầu đƣợc các tác giả nghiên cứu, thì
hợp đồng đƣợc giao kết không rõ ràng cũng là một thực trạng đã đƣợc chỉ ra125. Một
ví dụ khác là dự án Đƣờng sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông với thoả thuận hợp
đồng chỉ vỏn vẹn 5 trang A4 và Điều kiện riêng của hợp đồng thì chỉ có 17 trang
A4126. Trong khi đó, nếu tham khảo các dự án xây dựng quốc tế, có thể thấy hồ sơ
hợp đồng rất đồ sộ: Dự án Tăng cƣờng năng lực của Hệ thống quá cảnh công cộng
Nhà ga tàu điện ngầm ở Manila (Philipine), chỉ riêng “Yêu cầu của chủ đầu tƣ đã
gồm 370 trang, trong đó chia làm hai phần rõ ràng là Phần Chỉ dẫn chung và Phần
Chỉ dẫn Kỹ thuật127. Hƣớng dẫn của Bộ Xây dựng nƣớc Anh về “Yêu cầu của chủ
đầu tƣ đƣợc đăng trên trang web của chính phủ Anh xuất bản tháng 3/2019 gồm 3
phần: Điều kiện chung (General Conditions), Chỉ dẫn đầu ra – Phần thiết kế chung
(Output Specification – Generic Design Brief - GDB) và Chỉ dẫn đầu ra – Phần dự
án cụ thể (Output Specification – School Specific Brief - SSB), trong đó, riêng phần
Điều kiện chung đã dài 94 trang A4128.
Một ví dụ điển hình khác là Dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên
(giai đoạn 2). Vụ việc này thể hiện sự yếu kém của chủ đầu tƣ trong việc đàm phán,
ký kết hợp đồng cũng nhƣ lập phụ lục bổ sung hợp đồng dẫn đến sự bất lợi cho
chính chủ đầu tƣ và gặp khó khăn trong việc truy cứu trách nhiệm của nhà thầu.

124
Mai Sy Hung, Jian Qiong Wang, Mai Sy Thanh, Research on Delay Risks Identification and Control in
the Construction Progress of EPC Hydropower Projects in Viet Nam, Technicall Bulletin, Vol. 55, Issue 13,
2017, pp. 610-623
125
Linh Hong Pham, Harimurti Hadikusumo, Schedule delays in engineering, procurement and construction
petrochemical projects in Viet Nam, International Journal of Energy Sector Management, Vol.8 No.1, 2014,
pp. 3-26
126
Xem Thoả thuận hợp đồng, Điều kiện chung, Điều kiện riêng – Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát
Linh – Hà Đông
127
Part 2, Employer’s Requirements, Section VI – 2, Technichcal Requirements, Capacity Enhancement of
the Mass Transit Systems in Metro Manila, LRT Line 1 – South (Cavite) Extension Project
128
Department for Education, Employer’s Requirements, DfE Construction Framework, 3/2019, Open
Goverment Licence v3.0

119
Hợp đồng EPC đƣợc ký kết giữa chủ đầu tƣ là Công ty gang thép Thái Nguyên
(TISCO) và nhà thầu là Tập đoàn Xây lắp Luyện kim Trung Quốc (MCC) với 10
phụ lục sửa đổi bổ sung. Theo đó, sau khi ký Hợp Đồng EPC, MCC đã không thực
hiện đƣợc hợp đồng và có các yêu cầu điều chỉnh giá hợp đồng EPC. Chính phủ
Việt Nam đã đồng ý điều chỉnh chi phí phần xây dựng và lắp đặt của hợp đồng
EPC, yêu cầu Tổng Công ty Thép Việt Nam (“VNS ) làm việc với MCC để chọn
Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (“VINAINCON ) làm nhà thầu
phụ thực hiện phần xây lắp (Phần C) của hợp đồng EPC với nguyên tắc MCC chịu
trách nhiệm quản lý toàn bộ theo phƣơng thức EPC. TISCO và MCC đã ký Phụ lục
sửa đổi số IV để ghi nhận nội dung trên. Ngày 30/9/2009, TISCO, MCC và
VINAINCON ký hợp đồng thầu phụ xây lắp quy định phần việc của VINAINCON
cũng nhƣ quyền, nghĩa vụ của các bên. Những rủi ro bắt nguồn từ việc cắt bỏ trách
nhiệm của MCC đối với toàn bộ dự án và chất lƣợng, hiệu quả của những nhà máy
đƣợc xây dựng theo dự án nhƣ vậy. Bản chất của hợp đồng EPC là hợp đồng “chìa
khóa trao tay . Nhà thầu phải chịu trách nhiệm toàn bộ đối với những hạng mục
công trình thuộc dự án, đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả của dự án đƣợc thể hiện
qua các thông số đầu ra, trong mục đích mà dự án hƣớng đến. Việc mở rộng qui mô
của TISCO sẽ không có ý nghĩa nếu giá thành các sản phẩm đƣợc sản xuất từ những
nhà máy đƣợc xây dựng mới này cao hơn nhiều so với hiện tại, chất lƣợng sản
phẩm không đáp ứng đƣợc yêu cầu nhƣ trong thiết kế. Trách nhiệm này sẽ rơi vào
MCC nếu hợp đồng không bị cắt đi phần C. MCC sẽ thoát trách nhiệm này với việc
cắt giảm phần C. Đơn giản là MCC hoàn toàn có thể sử dụng những sai sót trong
phần xây dựng và đổ trách nhiệm sang cho TISCO. Mặt khác, với phần E và P mà
MCC đã thực hiện cơ bản phần mua sắm, việc lắp đặt đƣợc thực hiện xen lẫn bởi
nhà thầu Việt Nam và nhà thầu Trung Quốc cũng rất đáng lo ngại ở khía cạnh xác
định trách nhiệm. Chỉ sau 5 tháng ký hợp đồng, vào ngày 20/12/2007, dù chƣa tiến
hành bất cứ hạng mục xây dựng nào, MCC đã yêu cầu TISCO ký Phụ lục hợp đồng
I theo đó, TISCO thực hiện các thủ tục để chuyển tiền cho MCC mua sắm thiết bị.
TISCO cũng không đƣợc tạo điều kiện để giám sát việc mua thiết bị theo Điều 5
của Hợp đồng, đặc biệt là khoản 5.5. Việc ký Phụ lục này là nhằm giảm những yêu

120
cầu về hồ sơ thanh toán tiền mua thiết bị, tạo thuận lợi cho MCC. Việc loại bỏ một
số yêu cầu về thủ tục thanh toán đã làm cho TISCO không kiểm soát đƣợc việc mua
sắm thiết bị mà MCC thực hiện. Trên thực tế, MCC đã nhận gần hết giá trị Hợp
đồng của phần E và P trong Hợp đồng EPC số 01#EPC/TISO-MCC. Theo kết luận
của Thanh tra Chính phủ, TISCO không phê duyệt kế hoạch và nội dung thƣơng
thảo hoàn thiện hợp đồng theo quy định tại Điều 18, Khoản 1, Nghị định số
111/2006/NĐ-CP; việc đàm phán hoàn thiện hợp đồng giữa TISCO và MCC không
có các nội dung quan trọng nhƣ: 1) Phạm vi công việc, nhiệm vụ cụ thể, yêu cầu về
tiến độ nộp báo cáo đối với các công việc thuộc phần E; 2) Phạm vi cung cấp (danh
mục hàng hoá, số lƣợng chủng loại, đặc tính kỹ thuật…), yêu cầu kỹ thuật, quy trình
mua sắm; 3) Phạm vi công việc, tiến độ thực hiện và các yêu cầu về kỹ thuật thuộc
phần C; 4) Tiến độ tổng thể và các mốc tiến độ quan trọng của hợp đồng EPC; 5)
Không ghi biên bản nội dung đàm phán. Bên cạnh đó, TISCO còn ký 6 Phụ lục hợp
đồng gia hạn L/C, gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, sửa đổi điều khoản thanh
toán và gia hạn hiệu lực thanh toán L/C vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp
luật về đầu tƣ. Nội dung hợp đồng EPC số 01, gây bất lợi cho TISCO và ảnh
hƣởng đến tiến độ, chất lƣợng công trình129. Kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ
rõ: Trong vụ đại án TISCO 2, hàng loạt vi phạm nghiêm trọng đã đƣợc các lãnh
đạo TISCO che giấu để dự án đƣợc thông qua. Đáng chú ý nhất là việc TISCO lập
báo cáo nghiên cứu tiền khả thi không đầy đủ, cốt để dự án đƣợc thông qua khi
trình VNS, Bộ Công Thƣơng và Thủ tƣớng Chính phủ. Thậm chí, những ngƣời
lãnh đạo TISCO còn lập Ban Quản lý dự án không đủ năng lực, dẫn đến việc tự ý
điều chỉnh thiết kế cơ sở không đúng quy định.
Trong nghiên cứu của mình về ba dự án EPC trong lĩnh vực hoá dầu, các
tác giả cũng đã chỉ ra tồn tại lớn nhất trong giai đoạn chuẩn bị dự án và cũng là
nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến hàng loạt vấn đề trong các giai đoạn tiếp theo, đó là
sự không rõ ràng về phạm vi trách nhiệm của chủ đầu tƣ130.

129
Thanh tra Chính phủ, số 167/KL-TTCP ngày 14/2/2019, Kết luận thanh tra Dự án mở rộng sản xuất giai
đoạn 2 – Công ty gang thép Thái Nguyên.
130
Linh Hong Pham, Harimurti Hadikusumo, Schedule delays in engineering, procurement and construction
petrochemical projects in Viet Nam, International Journal of Energy Sector Management, Vol.8 No.1, 2014,
pp. 3-26

121
Thực trạng này đã cho thấy sự nhận thức chƣa đúng đắn của chủ đầu tƣ dự
án về tầm quan trọng của hợp đồng cũng nhƣ sự yếu kém trong công tác chuẩn bị
hợp đồng, thƣơng thảo hợp đồng dẫn đến kết quả là những bản hợp đồng đƣợc ký
kết một cách sơ sài, lỏng lẻo. Khi phát sinh tranh chấp, với những bản hợp đồng
EPC có nhiều thiếu sót nhƣ vậy, chủ đầu tƣ gặp rất nhiều khó khăn để xác định
trách nhiệm của nhà thầu.
2.3. Quy định về nội dung hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công
nghệ, thi công xây dựng và thực tiễn thi hành
Theo Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, nội dung và khối lƣợng công việc của
hợp đồng EPC bao gồm: Thiết kế, cung cấp vật tƣ, thiết bị và thi công xây dựng
công trình; đào tạo và hƣớng dẫn vận hành, bảo dƣỡng, sửa chữa; chuyển giao công
nghệ; vận hành thử không tải và có tải; những công việc khác theo đúng hồ sơ thiết
kế đƣợc phê duyệt131.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 50/2021/NĐ-CP ngày 1/4/2021 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, trong đó có nhiều quy
định sửa đổi bổ sung liên quan đến hợp đồng EPC. Mặc dù về cơ bản các sửa đổi
này là để phù hợp với quy định của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây
dựng số 62/2020/QH14, nhƣng theo tác giả luận án, đây vẫn chỉ là giải pháp có tính
tạm thời, không phải là giải pháp căn cơ lâu dài, vì sự khác biệt của hợp đồng EPC
là sự khác biệt mang tính hệ thống. Nó thể hiện một phƣơng thức thực hiện dự án
hoàn toàn khác biệt so với phƣơng thức thực hiện dự án thông qua các hợp đồng
xây dựng truyền thống. Chính vì vậy, cần phải có một văn bản quy phạm pháp luật
ở tầm Nghị định của Chính phủ tập hợp các quy định điều chỉnh quan hệ quản lý dự
án theo phƣơng thức Thiết kế - Xây dựng, trong đó có hợp đồng EPC.
Việc sửa đổi đáng chú ý đầu tiên của Nghị định số 50/2021/NĐ-CP liên quan
đến hợp đồng EPC là việc bổ sung quy định cụ thể những nội dung chủ yếu mà các
bên phải thoả thuận trƣớc khi ký kết hợp đồng EPC132. Việc bổ sung nội dung này

131
Xem Điều 12 – Khoản 1 – Điểm d – Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng
132
Xem khoản 3 – Điều 1 – Nghị định số 50/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng

122
vào điều khoản quy định về nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng133 là chƣa phù
hợp với tính chất của điều khoản này, vì đây là điều khoản quy định về nguyên tắc
ký kết hợp đồng. Điều này cho thấy sự khiên cƣỡng, gò ép khi đƣa nội dung sửa đổi
bổ sung này vào điều khoản quy định về nguyên tắc ký kết hợp đồng. Theo tác giả
luận án, thay vì quy định trƣớc khi ký kết hợp đồng các bên phải thoả thuận cụ thể
về 15 đầu mục nội dung nhƣ vậy, thì văn bản quy phạm pháp luật nên quy định cụ
thể, chi tiết về phạm vi áp dụng hợp đồng EPC. Điều này, giúp cho các bên ngay từ
đầu đã định hình rõ việc dự án có phù hợp/cần thiết thực hiện theo mô hình hợp
đồng EPC hay không. Liên quan đến nội dung này, quy định sửa đổi, bổ sung của
Nghị định số 50/2021/NĐ-CP134 vẫn còn rất sơ sài, chƣa “xứng tầm với mức độ
quan trọng của vấn đề này.
Thực tế cho thấy rằng: Do pháp luật hiện hành chƣa quy định rõ ràng và đầy
đủ về phạm vi, tính chất của dự án phù hợp để áp dụng mô hình hợp đồng EPC dẫn
đến nhiều trƣờng hợp dự án chƣa đủ điều kiện để thực hiện theo phƣơng thức EPC
nhƣng vẫn áp dụng mô hình này và sự thất bại của dự án là điều có thể dự đoán
trƣớc. Việc lựa chọn áp dụng mô hình hợp đồng EPC không chuẩn xác đã đƣợc một
luật sƣ có uy tín trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng nhận diện là một trong số các rủi ro
chính phát sinh trong quá trình xây dựng135. Những rủi ro tiềm tàng có thể kể đến
nhƣ: Gia tăng nghĩa vụ cho nhà thầu khi dự án không thuộc những trƣờng hợp hợp
đồng EPC/Turnkey đƣợc khuyến cáo sử dụng; gia tăng chi phí cho chủ đầu tƣ khi
không thuộc những trƣờng hợp hợp đồng EPC/Turnkey đƣợc khuyến cáo sử dụng;
không vận dụng đúng quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tƣ, nhà thầu trong quá trình
thực hiện hợp đồng; đặt ra lịch trình/phƣơng thức thanh toán không phù hợp với yêu
cầu của hợp đồng EPC/Turnkey; không lƣờng trƣớc hết đƣợc vấn đề trong Yêu cầu
của chủ đầu tƣ; hoặc kết quả thử nghiệm, kiểm định và chạy thử không đạt các yêu
cầu của chủ đầu tƣ136.

133
Xem Điều 4 – Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng
134
Xem Điều 1, Khoản 2, điểm g, Nghị định số 50/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
135
Lê Nết (2017), Chƣơng 6, Tƣ vấn lĩnh vực xây dựng, Sổ tay luật sƣ, Tập 3, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật
136
Lê Nết (2017), Chƣơng 6, Tƣ vấn lĩnh vực xây dựng, Sổ tay luật sƣ, Tập 3, NXB Chính trị Quốc gia Sự
thật, trang 10-11

123
Theo quy định của Thông tƣ số 30/2016/TT-BXD hƣớng dẫn thực hiện hợp
đồng EPC, thì: Hợp đồng EPC chỉ áp dụng đối với những dự án, gói thầu xây
dựng cần rút ngắn thời gian thực hiện; những dự án, gói thầu xây dựng có yêu
cầu cao về kỹ thuật, công nghệ và phải đảm bảo tính đồng bộ từ khâu thiết kế,
cung cấp thiết bị, thi công xây dựng công trình đến khâu đào tạo vận hành,
chuyển giao công trình 137. Sự sửa đổi, bổ sung của Nghị định số 50/2021/NĐ-CP
sửa đổi, bổ sung Nghị định số 37/2015/NĐ-CP liên quan đến nội dung này về cơ
bản cũng không có nhiều thay đổi138.
Mặt khác, các khuyến nghị của FIDIC về những trƣờng hợp không phù hợp
để sử dụng mô hình hợp đồng EPC trọn gói đã không đƣợc luật hoá trong các quy
định của pháp luật. Điều này dẫn đến việc các bên không có căn cứ pháp lý đầy đủ
để lựa chọn áp dụng mô hình hợp đồng EPC một cách đúng đắn, phù hợp với tính
chất, điều kiện cụ thể của dự án. Thực tế cho thấy rằng việc vận dụng mô hình EPC
ở Việt Nam thời gian qua khá tràn lan nhƣng lại “nửa vời . Từ đó dẫn đến thực
trạng áp dụng mô hình hợp đồng EPC kém hiệu quả, không tận dụng đƣợc những
thế mạnh của việc thực hiện dự án bằng mô hình hợp đồng EPC.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn sai mẫu hợp đồng EPC với hình thức giá trọn gói
cũng diễn ra khá phổ biến. Một nguyên nhân là do pháp luật chƣa quy định phân
loại hợp đồng EPC theo hình thức giá hợp đồng và xác định phạm vi áp dụng phù
hợp. Đối với những dự án lớn, có yêu cầu kỹ thuật mới, phức tạp, chƣa từng thực
hiện ở Việt Nam thì việc áp dụng giá hợp đồng EPC theo hình thức giá trọn gói là
không phù hợp và thực tế là cũng không “trọn gói đƣợc nhƣ mong muốn ban đầu.
Ví dụ điển hình cho việc thực hiện dự án không đảm bảo yếu tố “giá trọn gói đó là
dự án Đƣờng sắt Cát Linh – Hà Đông (với tổng mức đầu tƣ dự tính ban đầu là 8.770
tỷ đồng và đƣợc điều chỉnh tăng lên 18.000 tỷ đồng) và dự án mở rộng Nhà máy
Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (với tổng mức đầu tƣ dự tính ban đầu là gần
3.844 tỷ đồng đã đƣợc điều chỉnh lên là hơn 8.105 tỷ đồng).

137
Xem Điều 3, Khoản 2, Thông tƣ số 30/2016/TT-BXD
138
Xem Điều 1, Khoản 2, Điểm g, Nghị định số 50/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

124
Đặc trƣng của việc thực hiện dự án theo hợp đồng EPC là nhà thầu EPC chịu
trách nhiệm thực hiện các công việc từ thiết kế chi tiết cho đến cung cấp thiết bị công
nghệ, thi công xây dựng công trình và giao chìa khoá công trình cho chủ đầu tƣ bắt
đầu vận hành khai thác công trình đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tƣ quy định trong
hợp đồng. Do đó, các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà thầu EPC đã tăng lên
một cách đáng kể so với nhà thầu trong hợp đồng xây dựng truyền thống.
Các quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tƣ và nhà thầu EPC đã đƣợc quy định cụ
thể tại Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng139,
Nghị định số 50/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
37/2015/NĐ-CP và Thông tƣ số 30/2016/TT-BXD hƣớng dẫn hợp đồng EPC140.
Trách nhiệm của chủ đầu tƣ và nhà thầu EPC đƣợc quy định tại Nghị định số
06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lƣợng, thi công
xây dựng và bảo trì công trình xây dựng141. Quy định về quản lý chi phí trong đó có
bổ sung quy định về dự toán gói thầu EPC tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP. Các
nội dung liên quan đến quản lý dự án đƣợc quy định tại Nghị định số 15/2021/NĐ-
CP về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng, nhìn chung không có quy định đặc thù riêng
đối với dự án thực hiện theo mô hình hợp đồng EPC.
Nhƣ vậy, có thể thấy quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên
trong hợp đồng EPC hiện nay đang đƣợc quy định rải rác ở nhiều văn bản quy phạm
pháp luật khác nhau. Đối với một hợp đồng phức hợp nhƣ EPC thì các quyền, nghĩa
vụ và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng là một tập hợp rất nhiều các điều
khoản. Trong số đó, quy định về trách nhiệm quan trọng nhất của nhà thầu là hoàn
thành công trình đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tƣ là cốt lõi và cần phải đƣợc xác định
rất rõ ràng trong pháp luật. Tuy vậy, trong các điều khoản quy định về quyền, nghĩa
vụ và trách nhiệm của nhà thầu EPC hiện hành không thấy có quy định về trách

139
Xem Điều 31 – Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu EPC và Điều 32 – Quyền và nghĩa vụ của bên nhận
thầu EPC
140
Xem Điều 14, Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu trong quản lý thực hiện hợp đồng EPC và Điều 15 –
Quyền và nghĩa vụ của nhận thầu trong quản lý thực hiện hợp đồng EPC
141
Xem Điều 7, khoản 4, 8, Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất
lƣợng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng

125
nhiệm này của nhà thầu EPC. Điều này dẫn đến một thực trạng là nếu trong hợp đồng
các bên cũng không có thoả thuận về trách nhiệm này của nhà thầu EPC hoặc có
những thoả thuận sửa đổi bổ sung làm thay đổi trách nhiệm này của nhà thầu EPC thì
sẽ không có cơ sở để quy trách nhiệm cho nhà thầu. Có thể thấy rõ vấn đề này trong
trƣờng hợp Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên.
Một nội dung khác có thể đƣợc coi là cốt lõi trong thoả thuận về quyền,
nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng EPC là việc phân định quyền,
nghĩa vụ và trách nhiệm giữa chủ đầu tƣ và nhà thầu EPC đối với việc quản lý thực
hiện hợp đồng EPC. Trong một hợp đồng xây dựng truyền thống, việc phân định
này rất rõ ràng và đơn giản. Đó là chủ đầu tƣ có quyền kiểm tra, giám sát chặt chẽ
từng công việc của nhà thầu để đảm bảo nhà thầu đang thực hiện đúng các thoả
thuận trong hợp đồng thông qua tƣ vấn giám sát của chủ đầu tƣ. Trách nhiệm của
nhà thầu là thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng về một loại công việc cụ
thể, nhƣ: Hoàn thành việc thiết kế để lựa chọn nhà thầu thi công đối với hợp đồng
thiết kế, hoàn thành việc thi công xây dựng đúng theo thiết kế chi tiết mà chủ đầu tƣ
yêu cầu đối với hợp đồng thi công xây dựng... Còn việc phân định quyền, nghĩa vụ,
trách nhiệm giữa chủ đầu tƣ và nhà thầu EPC đối với việc quản lý thực hiện hợp
đồng thì phức tạp hơn. Khó khăn ở đây chính là việc xác định cách thức kiểm soát
cũng nhƣ ranh giới của sự kiểm soát của chủ đầu tƣ đối với việc quản lý thực hiện
hợp đồng của nhà thầu EPC. Quy định này một mặt phải giúp chủ đầu tƣ có thể
kiểm tra, giám sát đƣợc quá trình thực hiện hợp đồng của nhà thầu EPC; nhƣng mặt
khác lại không đƣợc can thiệp quá sâu vào quá trình này. Việc giám sát thi công xây
dựng trong hợp đồng EPC không còn thuộc về chủ đầu tƣ nhƣ trong hợp đồng xây
dựng truyền thống mà đã chuyển giao cho nhà thầu EPC. Về vấn đề này, Nghị định
số 37/2015/NĐ-CP chỉ quy định chung chung là chủ đầu tƣ có quyền kiểm tra việc
thực hiện các công việc của bên nhận thầu theo nội dung hợp đồng đã ký kết nhƣng
không đƣợc làm cản trở hoạt động bình thƣờng của bên nhận thầu.142 Chủ đầu tƣ
còn có nghĩa vụ giám sát việc thực hiện công việc theo nội dung hợp đồng đã

142
Xem Điều 31 – Khoản 1 – Điểm b – Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng

126
ký kết; kiểm tra các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ môi trƣờng, phòng
chống cháy nổ theo quy định143.
Thông tƣ số 30/2016/TT-BXD hƣớng dẫn thi hành hợp đồng EPC nhắc lại
hoàn toàn quy định của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP về quyền và nghĩa vụ của chủ
đầu tƣ mà không hề có bất kỳ một hƣớng dẫn cụ thể nào hơn. Nếu chỉ nhằm mục
đích nhắc lại quy định của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, Thông tƣ số 30/2016/TT-
BXD với tƣ cách là văn bản hƣớng dẫn thi hành trở nên không cần thiết.
Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý
chất lƣợng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng cũng chỉ quy định
chung chung là: Tổng thầu có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lƣợng, giám sát thi
công xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ
thực hiện; thực hiện các trách nhiệm khác đƣợc chủ đầu tƣ giao theo quy định của
hợp đồng xây dựng144; chủ đầu tƣ có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện
các nội dung quản lý xây dựng công trình đã thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng;
tổ chức nghiệm thu việc hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng, tổ
chức bàn giao đƣa công trình vào khai thác sử dụng145. Nghị định số 15/2021/NĐ-
CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cũng không
có quy định cụ thể về vấn đề này. Trong khi đó, rủi ro về việc chủ đầu tƣ mất kiểm
soát đối với việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu EPC là một rủi ro rất lớn, nếu
không muốn nói là lớn nhất của một hợp đồng EPC xét về phƣơng diện chủ đầu tƣ.
Mặc dù nhà thầu EPC bị gắn với trách nhiệm hoàn thành công trình đáp ứng yêu
cầu của chủ đầu tƣ, nhƣng nếu chủ đầu tƣ không kiểm soát đƣợc việc nhà thầu EPC
có tuân thủ đúng hợp đồng hay không và kịp thời có các biện pháp xử lý nếu có vi
phạm sẽ có thể dẫn đến tình trạng chậm tiến độ, vƣợt chi phí và thậm chí là sản
phẩm đầu ra không vận hành đƣợc nhƣng lại không có đủ căn cứ pháp lý để truy
cứu trách nhiệm của nhà thầu. Bài học đau xót về hai dự án Cát Linh – Hà Đông và

143
Xem Điều 31 – Khoản 2 – Điểm e – Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng
144
Xem Điều 7 khoản 4, Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lƣợng,
thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
145
Xem Điều 7, khoản 8 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lƣợng,
thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng

127
dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên (giai đoạn 2) cũng nhƣ một loạt dự
án EPC thất bại do Bộ Công Thƣơng quản lý vẫn còn đó là minh chứng cho việc
chủ đầu tƣ lúng túng, lỏng lẻo trong việc quản lý thực hiện hợp đồng của nhà thầu
EPC và không kịp thời đƣa ra các biện pháp xử lý ngay từ khi mới phát sinh các vi
phạm của nhà thầu.
Bên cạnh đó, quy định của Nghị định số 50/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP tại Điều 1, khoản 4, theo tác giả luận
án là không xác đáng cả về cấu trúc và nội dung. Quy định này đƣợc bổ sung vào
sau Điều 7, Khoản 6 của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP (điều khoản quy định về
quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng) là không tƣơng thích với cấu trúc và nội
dung của điều luật này. Nội dung này cần đƣợc bổ sung vào điều khoản quy định về
quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tƣ. Mặt khác, xét về nội dung đƣợc sửa đổi bổ sung,
thì quy định này cũng không mang nhiều ý nghĩa, vì việc nhà thầu EPC phải tuân
thủ hồ sơ thiết kế đã đƣợc phê duyệt và các thông số kỹ thuật, công nghệ, xuất xứ
kèm theo của vật tƣ, thiết bị công nghệ trong hợp đồng EPC là trách nhiệm đƣơng
nhiên của nhà thầu EPC. Hơn nữa, nó còn bị ràng buộc bởi việc phải bảo đảm các
tiêu chuẩn “đầu ra của công trình đã đƣợc quy định trong hợp đồng. Quy định sửa
đổi, bổ sung: “Trước khi tiến hành mua sắm vật tư, thiết bị cho hợp đồng EPC bên
nhận thầu phải tiến hành lập các yêu cầu về thông số kỹ thuật, công nghệ, xuất xứ để
trình bên giao thầu cho ý kiến chấp thuận trước khi tiến hành mua sắm nếu các bên
có thỏa thuận trong hợp đồng. Việc chấp thuận của bên giao thầu không làm giảm
trách nhiệm của bên nhận thầu đối với việc mua sắm vật tư, thiết bị cho hợp đồng
146
EPC vô hình chung là không cần thiết. Qua những quy định sửa đổi, bổ sung có
phần manh mún và có vẻ nhƣ quy định pháp luật vẫn đang bị động “chạy theo
những vấn đề vƣớng mắc của thực tế thực hiện hợp đồng EPC một lần nữa lại cho
thấy rõ rằng chúng ta vẫn đang thiếu một hệ thống quy định đồng bộ về quyền, nghĩa
vụ, trách nhiệm của các bên trong quản lý, thực hiện hợp đồng EPC.

146
Xem khoản 4 – Điều 1 – Nghị định số 50/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
37/2015/NĐ-CP

128
Về nội dung này, FIDIC trong “Sách Bạc đã có hƣớng dẫn rất rõ ràng về
quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tƣ147 và của nhà thầu148 trong quá trình thực hiện hợp
đồng EPC theo đúng nguyên tắc trao quyền chủ động cho nhà thầu EPC trong việc
thực hiện hợp đồng nhƣ khuyến nghị của FIDIC. “Sách Bạc không phù hợp để áp
dụng trong trƣờng hợp chủ đầu tƣ muốn kiểm tra và giám sát chặt chẽ công việc của
nhà thầu hoặc xem xét hầu hết các bản vẽ xây dựng149. Do đó, bất kỳ quy định nào
cho phép sự can thiệp quá sâu của chủ đầu tƣ vào quá trình thực hiện hợp đồng đều
là không thích hợp với tính chất của hợp đồng EPC trọn gói và có thể là nguyên
nhân làm chậm trễ hoặc gia tăng chi phí. Theo FIDIC, chủ đầu tƣ/đại diện của chủ
đầu tƣ có quyền đƣa ra các xác nhận 150 hoặc chỉ dẫn151. Tuy nhiên, các xác nhận
hoặc chỉ dẫn này không đƣợc quy định với tính chất nhƣ là sự “can thiệp không
cần thiết của chủ đầu tƣ vào công việc của nhà thầu. Chính vì vậy, khi các bên thoả
thuận các điều kiện riêng liên quan đến nội dung này cần phải đảm bảo quyền kiểm
soát của chủ đầu tƣ đối với hoạt động của nhà thầu. Tuy vậy, chủ đầu tƣ không
đƣợc can thiệp thái quá vào công việc của nhà thầu. Những vấn đề cơ bản, chủ chốt
của việc thực hiện hợp đồng EPC mà chủ đầu tƣ cần phải kiểm tra, giám sát là: việc
thực hiện công việc của nhà thầu có theo đúng tiến độ của hợp đồng hay không?
việc hoàn thành dự án theo hợp đồng có đƣợc đảm bảo không? các khoản thanh
toán cho nhà thầu có tƣơng ứng với phần công việc nhà thầu đã hoàn thành hay
không? chất lƣợng của các công việc đã thực hiện có đạt yêu cầu theo quy định của
hợp đồng hay không? Nhƣ vậy, chủ đầu tƣ có quyền kiểm tra, giám sát xem tất cả
các yêu cầu đƣợc đặt ra trong Yêu cầu của chủ đầu tƣ cũng nhƣ trong các Điều kiện
của hợp đồng có đƣợc nhà thầu tuân thủ hay không.
Về giá hợp đồng và phƣơng thức thanh toán, pháp luật hiện hành không có
quy định giới hạn về giá hợp đồng đƣợc áp dụng đối với hợp đồng EPC. Tuy nhiên,
đối với hợp đồng EPC trong các dự án xây dựng sử dụng vốn của Nhà nƣớc, các

147
Xem Clause 2, Silver Book 2017
148
Xem Clause 4, Silver Book 2017
149
Xem Introductory Note, Silver Book
150
Xem Sub Clause 3.5, Silver Book 1999
151
Xem Sub Clause 3.4, Silver Book 1999

129
bên chỉ đƣợc ký kết theo phƣơng thức trọn gói; đơn giá cố định; đơn giá điều chỉnh
và giá kết hợp các loại giá này. Nhƣ vậy, theo quy định của Luật Xây dựng (2014),
các bên không thể áp dụng giá hợp đồng chi phí cộng phí đối với dự án sử dụng vốn
nhà nƣớc152. Tuy nhiên, hiện nay Nghị định số 50/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
Nghị định số 37/2015/NĐ-CP đã quy định bổ sung việc áp dụng hình thức giá chi
phí cộng phí. Sự sửa đổi, bổ sung này là cần thiết và phù hợp vì theo thông lệ quốc
tế, đối với những dự án EPC quy mô lớn, phức tạp, chƣa đủ điều kiện để áp dụng
giá trọn gói ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng, thì ngƣời ta thƣờng áp dụng hình
thức giá linh hoạt kết hợp giữa giá trọn gói với chi phí cộng phí. Ngoài ra, các mô
hình Đối tác dự án, Liên minh dự án cũng thƣờng áp dụng hình thức giá chi phí
cộng phí.
Tuy nhiên, vấn đề còn tồn tại là: Theo quy định của Luật Đấu thầu (2013) thì
hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản. Khi quyết định áp dụng loại hợp đồng
khác, ngƣời phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm loại hợp đồng này
phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói153. Thông tƣ số 30/2016/TT-BXD cũng quy
định hình thức giá hợp đồng trọn gói là hình thức cơ bản đƣợc áp dụng cho hợp đồng
EPC154. Mẫu hợp đồng EPC đƣợc ban hành kèm theo Thông tƣ số 30/2016/TT-BXD
cũng quy định áp dụng cho hợp đồng trọn gói155. Tác giả luận án cho rằng: Việc quy
định hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản là không có cơ sở, vì việc một dự án
cụ thể có đƣợc áp dụng giá trọn gói hay không là do tính chất của dự án đó quyết định
(có đáp ứng các điều kiện để áp dụng giá trọn gói hay không) chứ không phải theo sự
áp đặt có tính mệnh lệnh của quy phạm pháp luật hay theo ý chí chủ quan của các chủ
thể. Chính vì vậy, ở đây pháp luật cần xác định một cách cụ thể và đầy đủ các điều
kiện cho việc áp dụng giá trọn gói đối với hợp đồng EPC hơn là quy định nhƣ trên.
FIDIC đã khuyến nghị về các điều kiện áp dụng hợp đồng EPC trọn gói và các điều
kiện này nên đƣợc luật hoá trong quy định của pháp luật, làm cơ sở để các bên lựa
chọn hình thức giá hợp đồng trọn gói một cách phù hợp và khả thi.

152
Xem Điều 140, Khoản 3, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
153
Xem Điều 62, Khoản 1, Điểm c, Luật Đấu thầu số 43/2103/QH13
154
Xem Điều 13, Khoản 1, Thông tƣ số 30/2016/TT-BXD hƣớng dẫn hợp đồng EPC
155
Xem Điều 18, Khoản 2, Điểm I, Thông tƣ số 30/2016/TT-BXD hƣớng dẫn hợp đồng EPC

130
Thực tiễn thực hiện dự án EPC trong thời gian qua đã cho thấy rằng, cho dù
ban đầu các bên ký kết hợp đồng với giá trọn gói, nhƣng nếu không xác định đƣợc
chính xác phạm vi công việc theo hợp đồng, thì thoả thuận “giá trọn gói sẽ không
còn ý nghĩa và giá hợp đồng vẫn bị đội lên rất nhiều so với mức giá thoả thuận
trọn gói ban đầu khi ký kết hợp đồng. Điều này khẳng định rằng, việc áp dụng
hình thức giá hợp đồng nào phải do chính các yếu tố của dự án đó quyết định.
Trong các công trình nghiên cứu về nhận diện và kiểm soát các rủi ro dẫn đến
chậm trễ trong xây dựng nhà máy thuỷ điện ở Việt Nam, các tác giả cũng đã tổng
kết rủi ro do xác định giá hợp đồng cố định trọn gói là một trong số hai mƣơi tƣ
rủi ro dẫn đến chậm trễ dự án156.
Về phƣơng thức thanh toán hợp đồng EPC trọn gói, pháp luật đã quy định
nguyên tắc thanh toán nhƣ sau: Thanh toán theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc
giá công trình, hạng mục công trình, khối lƣợng công việc tƣơng ứng với các giai
đoạn thanh toán mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng; khi thanh toán không đòi
hỏi có xác nhận khối lƣợng hoàn thành chi tiết157. Quy định nhƣ vậy là phù hợp với
tính chất của hợp đồng EPC trọn gói. Tuy nhiên, thực tế cho thấy: nhiều trƣờng
hợp, các tổ chức cho vay và thanh toán, thậm chí cả các tổ chức thanh tra, kiểm tra,
kiểm toán vẫn yêu cầu phải giải trình chi tiết mà không áp dụng nguyên tắc này.
Điều này gây không ít khó khăn cho quá trình thanh toán của nhà thầu158. Vì vậy,
pháp luật cần chuẩn hóa quy trình thanh toán giai đoạn và quyết toán hợp đồng EPC
cũng nhƣ đảm bảo sự thống nhất khi thực hiện trong thực tiễn.
Có thể dẫn ra rất nhiều minh chứng cụ thể cho thấy sự bất cập và thiếu đồng
bộ trong các quy định pháp luật về hợp đồng EPC đã dẫn đến những vƣớng mắc
trong thực tế áp dụng cũng nhƣ tạo kẽ hở cho các hành vi vi phạm pháp luật, vi

156
Mai Sy Hung, Jian Qiong Wang, Mai Sy Thanh, Research on Delay Risks Identification and Control in
the Construction Progress of EPC Hydropower Projects in Viet Nam, Technicall Bulletin, Vol. 55, Issue 13,
2017, pp. 610-623
157
Xem Điều 19, Khoản 5, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng và Điều 9,
Khoản 1, Thông tƣ số 8/2016/TT-BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ sử dụng nguồn vốn ngân
sách nhà nƣớc.
158
Hợp đồng trọn gói nhìn từ góc độ kiểm toán viên, Tạp chí điện tử tài chính, http://tapchitaichinh.vn/ke-
toan-kiem-toan/hop-dong-tron-goi-nhin-tu-goc-do-kiem-toan-vien-317143.html

131
phạm hợp đồng trong quá trình quản lý thực hiện hợp đồng EPC ở Việt Nam trong
thời gian qua. Thực trạng này đã dẫn đến “bức tranh toàn cảnh về EPC ở Việt Nam
hiện nay là không mấy sáng sủa, thậm chí là “màu xám khi mà rất nhiều dự án
thực hiện theo mô hình EPC vƣớng vào tranh chấp kéo dài, dự án chậm tiến độ,
vƣợt chi phí, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nƣớc.
Theo báo cáo của Chính phủ gửi các đại biểu Quốc hội về tình hình và kết
quả xử lý tồn tại của 12 dự án yếu kém ngành Công Thƣơng tháng 5/2020159 thì
5/12 dự án có tranh chấp, vƣớng mắc trong việc thực hiện hợp đồng EPC với nhiều
nội dung đƣợc doanh nghiệp đàm phán nhiều lần với đối tác nhƣng vẫn không thành
công. Năm dự án này gồm: Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2
ở Lào Cai, Dự án cải tạo - mở rộng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, Dự án nhà máy
phân đạm Ninh Bình, Dự án Xây dựng Nhà máy công nghiệp tàu thủy Dung Quất,
Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty Gang thép Thái Nguyên. Tất cả
các dự án này đều do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm toàn bộ hoặc một phần.
Tranh chấp, vƣớng mắc chủ yếu tập trung vào các vấn đề: Chủ đầu tƣ và nhà thầu
chƣa thống nhất trong việc xác định giá trị quyết toán do thay đổi về thông số kỹ
thuật, xuất xứ, số lƣợng thiết bị so với hợp đồng đã ký và khối lƣợng phát sinh
ngoài nội dung hợp đồng đã ký. Bên cạnh đó, chủ đầu tƣ và nhà thầu chƣa thống
nhất trong việc xác định thuế phải nộp và tiền phạt chậm nộp thuế của hợp đồng;
tranh chấp quyết toán chi phí chạy thử; giá trị quyết toán thực tế không phù hợp với
hợp đồng EPC đã ký; yêu cầu bồi thƣờng chi phí dịch vụ kỹ thuật kéo dài, chi phí
bảo dƣỡng khắc phục hƣ hỏng thiết bị, chi phí chờ đợi hƣớng dẫn lắp đặt thiết bị,
chi phí thay đổi thiết kế, sửa chữa công trình đã thi công... Qua đó có thể thấy phần
lớn nội dung tranh chấp chính là các vấn đề phát sinh ngoài hợp đồng đã ký kết. Để
giải quyết tranh chấp, đối với giải pháp đƣa ra phân xử thông qua Trọng tài hoặc
Tòa án, các doanh nghiệp đã thuê tƣ vấn pháp lý. Nhƣng sau khi nghiên cứu hồ sơ,
tƣ vấn đã khuyến cáo việc khởi kiện để xử lý tranh chấp hợp đồng EPC (nhất là 3
dự án thuộc Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam) sẽ không thuận lợi và khả

159
12 dự án “đắp chiếu ngành công thƣơng: Giải pháp nào khi không xử lý đƣợc tranh chấp hợp đồng EPC?
Báo Điện tử Chính phủ nƣớc CH XHCN Việt Nam, http://baochinhphu.vn/Kinh-te/12-du-an-dap-chieu-
nganh-cong-thuong-Giai-phap-nao-khi-khong-xu-ly-duoc-tranh-chap-hop-dong-EPC/396191.vgp

132
năng thắng kiện thấp, chi phí theo đuổi vụ kiện lớn, có thể chi phí cho việc phải trả
tiền cho các nhà thầu khi thua kiện cộng với chi phí theo đuổi vụ kiện sẽ cao hơn
tổng số tiền đang còn tranh chấp trong các hợp đồng EPC. Nhƣ vậy, có thể thấy
điểm yếu của chủ đầu tƣ chính là hợp đồng đƣợc ký kết thiếu chặt chẽ, không rõ
ràng dẫn đến nhiều nội dung phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng; nếu có
khởi kiện nhà thầu thì chủ đầu tƣ cũng không đủ căn cứ pháp lý để thắng kiện.
Kết quả yếu kém trong quá trình thực hiện gói thầu EPC về mặt tiến độ, chi
phí, chất lƣợng…của các nhà thầu EPC, đặc biệt là của các nhà thầu Trung Quốc đã
phản ánh rõ những thực trạng còn tồn tại về mặt quản lý của chủ đầu tƣ dự án trong
giai đoạn thực hiện hợp đồng EPC. Nguyên nhân đã đƣợc xác định của rất nhiều dự
án là tình trạng Ban quản lý dự án không đủ năng lực; không thực hiện việc việc
kiểm tra, giám sát đối với nhà thầu EPC. Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ tại
dự án Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, thì ngay từ đầu TISCO đã có
các quyết định, văn bản phân công nhiệm vụ làm Trƣởng Ban quản lý dự án, Giám
đốc Ban Quản lý dự án không đủ các tiêu chuẩn, điều kiện năng lực theo quy định;
Nhà thầu tƣ vấn không giám sát dự án trong suốt thời gian thi công; không tham gia
nghiệm thu các hạng mục công trình hoàn thành160. Các rủi ro dẫn đến chậm tiến độ
của các dự án thuỷ điện ở Việt Nam cũng đã đƣợc các tác giả chỉ ra. Đó là năng lực
yếu kém của nhà thầu (bao gồm cả nhà thầu EPC và nhà thầu phụ), sự phối hợp
kém giữa chủ đầu tƣ và nhà thầu trong quản lý thực hiện dự án; yếu kém trong năng
lực kiểm tra giám sát đối với khâu thiết kế và xây dựng161. Đối với ba dự án hoá dầu
theo hình thức EPC đƣợc nghiên cứu là Dự án đƣờng ống dẫn khí PM3, Dự án nhiệt
điện Uông Bí mở rộng, Dự án trung tâm phân phối khí Phú Mỹ, các tác giả cũng đã
chỉ ra những tồn tại trong giai đoạn thực hiện dự án dẫn đến chậm trễ của dự án162.
Theo các tác giả, điểm yếu cơ bản của ba dự án này là sự yếu kém trong phối hợp và

160
Thanh tra Chính phủ, số 167/KL-TTCP ngày 14/2/2019, Kết luận thanh tra Dự án mở rộng sản xuất giai
đoạn 2 – Công ty gang thép Thái Nguyên.
161
Mai Sy Hung, Jian Qiong Wang, Mai Sy Thanh, Research on Delay Risks Identification and Control in
the Construction Progress of EPC Hydropower Projects in Viet Nam, Technicall Bulletin, Vol. 55, Issue 13,
2017, pp. 610-623
162
Linh Hong Pham, Harimurti Hadikusumo, Schedule delays in engineering, procurement and construction
petrochemical projects in Viet Nam, International Journal of Energy Sector Management, Vol.8 No.1, 2014,
pp. 3-26

133
thông tin giữa nhà thầu với các bên có liên quan. Các tồn tại cụ thể đƣợc các tác giả
chỉ ra nhƣ: Tiến độ cụ thể không đƣợc xem xét bởi tất cả các bên có liên quan; sự yếu
kém trong việc phối hợp giữa các bên, không có trình tự phối hợp hoạt động chi tiết
giữa các bên; thông tin trên công trƣờng không đƣợc thông suốt; nhà thầu chính
không có đủ năng lực để kiểm soát và kết hợp các gói thầu của toàn bộ dự án; sau khi
hợp đồng đƣợc ký kết, chủ đầu tƣ và nhà thầu thiết kế không có sự hợp tác với nhau.
Tồn tại thứ hai đƣợc các tác giả chỉ ra là quyền kiểm soát dự án của nhà thầu EPC bị
hạn chế. Nói cách khác, nhà thầu chƣa đƣợc trao quyền một cách đầy đủ, thích hợp
cho một dự án EPC; nhà thầu vẫn gặp phải sự can thiệp từ phía chủ đầu tƣ, tƣ vấn.
Tồn tại thứ ba là nhà thầu chƣa thiết lập đƣợc một kế hoạch hoạt động đầy đủ và hiệu
quả. Đây chính là hệ quả của việc pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng EPC
chƣa có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến cơ chế xác
lập, trao đổi, xử lý và kiểm soát thông tin trên công trƣờng cũng nhƣ giới hạn rõ ràng
phạm vi quyền và nghĩa vụ của các bên đối với việc thực hiện hợp đồng.
Một số quy định về quản lý nhà nƣớc trong giai đoạn thực hiện hợp đồng EPC
của Luật Xây dựng (2014) chƣa phù hợp với quy trình thực hiện dự án theo mô hình
hợp đồng EPC nhƣ tác giả luận án đã đề cập trong phần tính cấp thiết của việc
nghiên cứu đề tài nghiên cứu hiện nay đã đƣợc sửa đổi bởi quy định của Luật Xây
dựng sửa đổi (2020) và các Nghị định hƣớng dẫn thi hành. Đó là: Quy định về cấp
giấy phép xây dựng và Điều kiện khởi công xây dựng công trình đã đƣợc sửa đổi để
phù hợp với tính chất “gối đầu (vừa thiết kế vừa thi công) của dự án EPC163; quy
định về thẩm quyền thẩm định, nội dung thẩm định đối với thiết kế triển khai sau
thiết kế cơ sở (thiết kế FEED) và thẩm định, phê duyệt dự toán cũng đã đƣợc sửa
đổi để phù hợp với việc thực hiện dự án theo mô hình EPC164.
Vấn đề cuối cùng rất quan trọng liên quan đến nội dung và việc thực hiện
hợp đồng EPC là các quy định về chế tài và các biện pháp xử lý mà một bên có thể
163
Xem Khoản 30, 39 – Điều 1 – Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Xây dựng
164
Xem Khoản 24, 27 – Điều 1 – Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Xây dựng; Khoản 9, 10 – Điều 1 – Nghị định số 50/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 37/2015/NĐ-CP; Khoản 6 – Điều 13 và khoản 2 – Điều 14 – Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi
phí đầu tƣ xây dựng

134
áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng. Có thể nói đây là tình huống không ai muốn
xảy ra trong quan hệ hợp đồng, nhƣng để phòng ngừa, ngăn chặn những hậu quả
xấu hơn có thể xảy ra cũng nhƣ bảo đảm đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp cho bên bị
vi phạm hợp đồng thì pháp luật cũng nhƣ hợp đồng cần phải có các quy định phù
hợp và đầy đủ về nội dung này. Nhìn chung, các hình thức trách nhiệm pháp lý do
vi phạm hợp đồng (chế tài) đƣợc quy định trong Bộ luật Dân sự (2015) và Luật
Thƣơng mại (2005) sẽ đƣợc áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng EPC. Đó
cũng là cơ sở để quy định các biện pháp xử lý cụ thể trong luật chuyên ngành.
Tuy nhiên, liên quan đến nội dung này có hai vấn đề cần đƣợc xem xét trong
quy định của pháp luật Việt Nam để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế cũng nhƣ tính
chất của hợp đồng xây dựng nói chung, trong đó có hợp đồng EPC. Vấn đề thứ nhất
là quy định về phạt và bồi thƣờng thiệt hại. Quy định này trong pháp luật hiện hành
của Việt Nam đã khá rõ ràng. Song do tính chất của hợp đồng xây dựng mà việc đo
lƣờng để xác định một cách chính xác giá trị thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng
của nhà thầu (phổ biến là hành vi chậm tiến độ) là rất khó khăn và mất nhiều thời
gian. Chính vì vậy, theo thông lệ quốc tế, trong đó có hợp đồng mẫu của FIDIC và
pháp luật của nhiều quốc gia, đã quy định điều khoản “bồi thƣờng thiệt hại ƣớc
tính . Điều khoản “bồi thƣờng thiệt hại ƣớc tính cho phép các bên ký kết hợp đồng
xác định trƣớc một mức bồi thƣờng hợp lý mà bên vi phạm hợp đồng phải nộp cho
bên bị vi phạm. Mức bồi thƣờng thiệt hại đã thỏa thuận là thƣớc đo thiệt hại cho
một vi phạm, cho dù nó vƣợt quá hoặc giảm so với thiệt hại thực tế. Mức bồi
thƣờng này có thể là một con số cụ thể hoặc là một công thức tính. Thoả thuận “bồi
thƣờng thiệt hại ƣớc tính giúp cho việc giải quyết tranh chấp giữa các bên liên
quan đến trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đƣợc xác định nhanh chóng và ít tốn kém
so với việc yêu cầu giải quyết về bồi thƣờng thiệt hại tại Trọng tài Thƣơng mại hoặc
tại Toà án. Nhƣng Bộ luật Dân sự (2015) và Luật Thƣơng mại (2005) chƣa có quy
định rõ ràng về hình thức chế tài này. Vì vậy, thoả thuận về thiệt hại ƣớc tính có thể
bị coi là vô hiệu theo pháp luật của Việt Nam.

135
Vấn đề thứ hai là mặc dù pháp luật đã quy định rõ ràng về các chế tài xử lý
khi một bên vi phạm hợp đồng, nhƣng đối với các dự án đầu tƣ xây dựng sử dụng
vốn đầu tƣ công thì việc áp dụng các chế tài trong nhiều trƣờng hợp (nhƣ chấm dứt
hợp đồng) còn cần phải đƣợc sự phê duyệt của ngƣời quyết định đầu tƣ. Điều này
có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc áp dụng các chế tài đối với nhà thầu vi phạm,
đặc biệt đối với tính chất của hợp đồng EPC thì việc quy định ràng buộc chặt chẽ và
áp dụng kịp thời các chế tài đối với nhà thầu lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn do
tính chất phức tạp và trách nhiệm trọn gói của nhà thầu EPC. Trong khi đó, các quy
định của luật chuyên ngành hiện nay chƣa đƣa ra dự liệu đƣợc các quy định cụ thể
hơn so với quy định của luật chung để phù hợp với quan hệ hợp đồng xây dựng165.
2.4. Quy định về hình thức hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công
nghệ, thi công xây dựng công trình và thực tiễn thi hành
Về hình thức, hợp đồng xây dựng nói chung và hợp đồng EPC nói riêng theo
quy định phải đƣợc xác lập dƣới dạng văn bản166. Hồ sơ hợp đồng gồm văn bản hợp
đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng. Tài liệu kèm theo hợp đồng gồm một số
hoặc toàn bộ các tài liệu sau: Văn bản thông báo trúng thầu hoặc chỉ định thầu; Điều
kiện cụ thể của hợp đồng hoặc Điều khoản tham chiếu đối với hợp đồng tƣ vấn xây
dựng; Điều kiện chung của hợp đồng; Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của bên
giao thầu; Các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật; Hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề
xuất của bên nhận thầu; Biên bản đàm phán hợp đồng, văn bản sửa đổi, bổ sung hợp
đồng; Các phụ lục của hợp đồng; Các tài liệu khác có liên quan167.
Đối với những dự án đầu tƣ xây dựng có sử dụng vốn nhà nƣớc theo quy
định168 thì việc giao kết hợp đồng EPC phải căn cứ theo mẫu hợp đồng EPC đƣợc
ban hành kèm theo Thông tƣ số 30/2016/TT-BXD hƣớng dẫn thực hiện hợp đồng
EPC. Đây là mẫu hợp đồng áp dụng cho loại hợp đồng trọn gói169.

165
Xem Điều 145, 146, Luật Xây dựng 2014; Điều 40, 41, 42, 43, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi
tiết về hợp đồng xây dựng
166
Xem Điều 138, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
167
Xem Điều 142, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
168
Xem Điều 1, Khoản 2, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
169
Xem Điều 18, Thông tƣ số 30/2016/TT-BXD hƣớng dẫn hợp đồng EPC

136
Bên cạnh đó, Thông tƣ số 11/2016/TT-BKHĐT của Bộ kế hoạch và Đầu tƣ
hƣớng dẫn lập hồ sơ mời thầu EPC cũng có quy định về Điều kiện chung (đƣợc đề
xuất theo mẫu của FIDIC) và một số ví dụ về Điều kiện cụ thể của hợp đồng EPC.
Điều này gây nên sự trùng lặp không cần thiết trong quy định của pháp luật về mẫu
hợp đồng.
Ngoài ra, mẫu hợp đồng cho dự án EPC/Turnkey của FIDIC - “Sách Bạc
cũng là mẫu hợp đồng chính thức đƣợc khuyến nghị áp dụng ở Việt Nam.
Đối với hợp đồng EPC nói riêng và hợp đồng xây dựng nói chung thì vai trò
của hợp đồng mẫu rất quan trọng và đem lại nhiều lợi ích cho các bên. Mặc dù hiện
nay Nhà nƣớc đã ban hành mẫu hợp đồng EPC áp dụng cho các dự án đầu tƣ xây
dựng có sử dụng vốn nhà nƣớc theo quy định, nhƣng vẫn còn một số tồn tại liên
quan đến mẫu hợp đồng này; đó là: Về cơ bản, mẫu hợp đồng EPC ban hành kèm
theo Thông tƣ số 30/2016/TT-BXD hƣớng dẫn hợp đồng EPC đƣợc xây dựng dựa
trên mẫu hợp đồng cho dự án EPC/Turnkey của FIDIC phiên bản năm 1999 mà
không có những hƣớng dẫn đặc thù phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Mặt khác, mẫu hợp đồng cho dự án EPC/Turnkey của FIDIC phiên bản năm 1999
hiện nay đã đƣợc sửa đổi bổ sung nâng cấp bằng phiên bản mới nhất năm 2017. Bên
cạnh đó, mẫu hợp đồng NEC với cách tiếp cận mới khác biệt với FIDIC đang đƣợc
sử dụng ngày càng phổ biến hơn trên thị trƣờng xây dựng quốc tế cũng nhƣ ở nhiều
quốc gia cũng cần đƣợc tiếp cận nghiên cứu. Chính vì vậy, Nhà nƣớc vẫn cần có
những sự điều tra, nghiên cứu chuyên sâu để ban hành một mẫu hợp đồng mới, một
mặt đáp ứng những điều kiện thực tế của Việt Nam, mặt khác tiếp thu đƣợc những
ƣu điểm, cải tiến mới của các mẫu hợp đồng thông dụng theo thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, đối với các mẫu hợp đồng thông dụng theo thông lệ quốc tế, có
thể thấy không phải chủ đầu tƣ nào cũng hiểu đúng và hiểu đầy đủ và càng khó để
vận dụng thành thạo. Trong khi đó, việc đào tạo về các dạng mẫu hợp đồng hiện
nay còn mang tính tự phát và manh mún. Vai trò của các tổ chức chuyên môn trong
việc đào tạo, cấp chứng chỉ về các hợp đồng mẫu còn chƣa chuyên nghiệp và chƣa
có hiệu quả. Hiện nay, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội

137
dung về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng đã bổ sung quy định về việc công nhận tổ
chức xã hội – nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây
dựng170. Quy định bổ sung này là cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Có thể nêu ra ví dụ sau: Đối với dự án EPC, FIDIC có hai mẫu hợp đồng mà
các bên có thể lựa chọn để áp dụng là “Sách Vàng (Yellow Book) và “Sách Bạc
(Silver Book). Mỗi mẫu hợp đồng lại có những điều kiện áp dụng và cách thức chia
sẻ rủi ro riêng mà các bên cần nắm vững để lựa chọn áp dụng cho phù hợp với thực
tế và yêu cầu của dự án. Theo bà Nguyễn Thị Duyên, Chủ tịch Hiệp hội Tƣ vấn xây
dựng Việt Nam, hầu hết các dự án quản lý theo cơ chế EPC của các ngành năng
lƣợng điện hay hoá chất ở Việt Nam đều áp dụng mẫu “Sách Bạc 1999 nhƣng
dƣờng nhƣ các chủ đầu tƣ và các đơn vị tổng thầu vẫn chƣa thực sự nắm rõ các
khuyến nghị của FIDIC đối với các mẫu “Sách Bạc và “Sách Vàng khiến cho việc
áp dụng mẫu hợp đồng đôi khi chƣa phù hợp, gây khó khăn cho chính các bên khi
hiểu và giải thích quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng cũng nhƣ sự phân chia rủi ro giữa
đơn vị tổng thầu và chủ đầu tƣ trong quá trình triển khai thực hiện dự án171.
2.5. Quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết
bị công nghệ, thi công xây dựng công trình và thực tiễn thi hành
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, quy định của Luật Xây dựng (2014) và các
văn bản hƣớng dẫn thi hành về giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng nói chung,
hợp đồng EPC nói riêng, nhìn chung còn rất sơ sài - chủ yếu chỉ quy định về mặt
nguyên tắc. Trong khi đó, do tính chất của hoạt động xây dựng là có nhiều bên tham
gia và thời gian thực hiện dài, khối lƣợng công việc lớn nên trình tự, thủ tục và cách
thức giải quyết các vấn đề phát sinh hay bất đồng giữa các bên cần đƣợc quy định
và phân loại chi tiết nhằm hạn chế tối đa việc xảy ra tranh chấp cũng nhƣ dự liệu
việc giải quyết tranh chấp một cách đầy đủ và cụ thể. Điều này sẽ giúp hạn chế tối
đa việc phát sinh tranh chấp có thể dẫn đến việc không hoàn thành hợp đồng. Về nội

170
Xem Điều 100, 101, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu
tƣ xây dựng
171
VIAC, Hội thảo giải quyết hiệu quả tranh chấp từ các hợp đồng tổng thầu EPC-Khơi thông tắc nghẽn tại
các dự án trọng điểm của Việt Nam, 19/4/2019, VIAC.Vn, http://www.viac.vn/goc-nhin-trong-tai-vien/fob-
hay-cif-bai-hoc-tu-mot-hop-dong-nhap-khau-a544.html

138
dung này, FIDIC quy định rất rõ ràng và chi tiết về các trƣờng hợp yêu cầu/khiếu
nai/tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng EPC.
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 quy định nguyên tắc và trình tự giải quyết
tranh chấp hợp đồng xây dựng nhƣ sau172:
- Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện
hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;
- Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thƣơng lƣợng giải quyết tranh
chấp. Trƣờng hợp các bên hợp đồng không tự thƣơng lƣợng đƣợc thì tranh chấp
đƣợc giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thƣơng mại hoặc tòa án theo quy định
của pháp luật.
Trên cơ sở đó, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng
xây dựng đã quy định cụ thể về việc xử lý tranh chấp hợp đồng thông qua mô hình
Ban xử lý tranh chấp. Theo đó, Ban xử lý tranh chấp có thể đƣợc nêu trong hợp
đồng tại thời điểm ký kết hợp đồng hoặc đƣợc thiết lập sau khi có tranh chấp xảy ra.
Số lƣợng thành viên của Ban xử lý tranh chấp do các bên tự thỏa thuận. Thành viên
Ban xử lý tranh chấp phải là ngƣời có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung
tranh chấp, có kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng và hiểu biết
về các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng xây dựng. Trong thời hạn hai
mƣơi tám ngày kể từ ngày các bên nhận đƣợc kết luận hòa giải của Ban xử lý tranh
chấp, nếu một bên không đồng ý với kết luận này thì có quyền phản đối và các tranh
chấp này sẽ đƣợc giải quyết tại Trọng tài Thƣơng mại hoặc Tòa án theo quy định
của pháp luật. Nếu quá thời hạn nêu trên mà không bên nào phản đối kết luận hòa
giải thì coi nhƣ các bên đã đồng ý với kết luận hòa giải. Khi đó, các bên phải thực
hiện theo kết luận hòa giải. Chi phí cho Ban xử lý tranh chấp đƣợc tính trong
giá hợp đồng xây dựng và do mỗi bên hợp đồng chịu một nửa, trừ trƣờng hợp các
bên có thỏa thuận khác.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng thông qua mô hình Ban xử lý tranh
chấp là mô hình giải quyết tranh chấp rất đặc thù vì Ban xử lý tranh chấp, ngoài
chức năng giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên, thì còn đóng vai trò hỗ trợ

172
Xem Điều 146 – Khoản 8 – Luật Xây dựng số 50/2014/QH13

139
các bên dự báo, phòng ngừa việc xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, vai trò phòng ngừa
tranh chấp của mô hình xử lý tranh chấp này hiện nay chƣa đƣợc quy định cụ thể
trong pháp luật của Việt Nam. Bên cạnh đó, pháp luật chƣa có quy định về những
trƣờng hợp dự án bắt buộc phải thành lập Ban xử lý tranh chấp, nên trong thực tế,
các bên chƣa đánh giá đúng tầm quan trọng của việc thoả thuận thành lập Ban xử lý
tranh chấp, thậm chí bỏ qua việc giải quyết tranh chấp bằng mô hình này.
Vấn đề đặt ra ở đây là pháp luật cần làm rõ tính chất của mô hình Ban xử lý
tranh chấp. Ban xử lý tranh chấp có phải là mô hình hoà giải thƣơng mại theo quy
định của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ về hoà giải thƣơng mại hay
không? Mặt khác, theo quy định của Điều kiện hợp đồng FIDIC 2017 và Hợp đồng
NEC thì việc xử lý tranh chấp tại Ban xử lý tranh chấp là điều kiện bắt buộc trƣớc
khi các bên yêu cầu Trọng tài Thƣơng mại hoặc Toà án giải quyết. Quy định này
không phù hợp với pháp luật Việt Nam hiện hành.
Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng dân sự (2015) cũng chƣa có quy định về/liên
quan đến nhân chứng chuyên gia. Trong khi đó, tranh chấp hợp đồng xây dựng nói
chung, đặc biệt là hợp đồng EPC, thƣờng là những hợp đồng có quy mô lớn, mang
nội dung kỹ thuật phức tạp, nên việc trƣng cầu ý kiến chuyên gia là rất cần thiết
trong hầu hết các vụ việc tranh chấp. Nhƣng cho tới nay, pháp luật của Việt Nam lại
chƣa có các quy định cụ thể về vấn đề này.
Thực tế cho thấy có rất nhiều dự án/gói thầu EPC bị vƣớng mắc trong việc
giải quyết tranh chấp hợp đồng giữa các bên, nhiều vụ việc phải đƣa ra Trọng tài
Thƣơng mại Quốc tế để phân xử. Một số ví dụ tiêu biểu là các tranh chấp hợp đồng
kéo dài ở Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ
của Tập đoàn PVN, Nhà máy phân đạm Ninh Bình, Dự án mở rộng Nhà máy phân
đạm Hà Bắc, Dự án DAP2 Lào Cai của Vinachem, Dự án mở rộng Nhà máy Gang
thép Thái Nguyên giai đoạn 2, Dự án nhà máy Ethanol Quảng Ngãi, Nhà máy
Ethanol Phú Thọ của Tập đoàn PVN, Nhà máy đóng tàu Dung Quất… Ở các vụ
việc này, chủ đầu tƣ dự án và nhà thầu EPC đều chƣa tìm đƣợc tiếng nói chung về
phƣơng án giải quyết tranh chấp hợp đồng.

140
Mặc dù mô hình Ban xử lý tranh chấp đã đƣợc quy định trong các mẫu hợp
đồng xây dựng quốc tế, nhƣng trong các dự án đang xảy ra tranh chấp hiện nay ở
Việt Nam không thấy đề cập đến vai trò của mô hình xử lý tranh chấp này. Trong
một bài viết đƣợc công bố, tác giả bài viết đã nhận định173: Ở Việt Nam, các bên
tranh chấp sử dụng phƣơng thức giải quyết tranh chấp DAB/DAAB không thực sự
hiệu quả và không đƣợc đánh giá cao. Lý do là có ít chuyên gia về xây dựng có kiến
thức và kinh nghiệm về mẫu hợp đồng của FIDIC tại Việt Nam. Việc tìm đƣợc
thành viên DAB phù hợp gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian. Văn hoá giải
quyết tranh chấp ở Việt Nam không thiên về các cơ chế giải quyết tranh chấp thay
thế. Quyết định của DAB thƣờng không đƣợc các bên tôn trọng và điều khoản DAB
ở Việt Nam là không bắt buộc, nên các bên thƣờng bỏ qua thủ tục DAB để đƣa
thẳng tranh chấp ra Trọng tài Thƣơng mại hoặc ra Tòa án.
Nhƣ vậy, đã đến lúc cần phải có quy định cụ thể và rõ ràng hơn về tính chất,
vai trò, cách thức và thẩm quyền của mô hình giải quyết tranh chấp này. Đặc biệt,
trong bối cảnh hiện nay, FIDIC đã quy định bắt buộc các bên tranh chấp phải giải
quyết tranh chấp thông qua Ban xử lý tranh chấp trƣớc khi đƣa tranh chấp ra Trọng
tài Thƣơng mại hoặc Toà án. Có thể nói: với tính chất phức tạp của một dự án EPC,
nếu mô hình Ban xử lý tranh chấp đƣợc thiết lập ngay từ đầu và thực hiện tốt chức
năng phòng ngừa tranh chấp của mình thì ở mức độ nhất định cũng sẽ góp phần hạn
chế việc phát sinh tranh chấp và tranh chấp kéo dài, khó giải quyết nhƣ thực trạng
nhiều dự án EPC ở Việt Nam hiện nay.
Tóm lại, thông qua việc phân tích thực trạng quy định pháp luật và áp dụng
pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam hiện nay, có thể thấy các quy định pháp luật
điều chỉnh quan hệ hợp đồng EPC cũng nhƣ việc thực thi pháp luật về hợp đồng
EPC còn chƣa đồng bộ và chƣa thống nhất xuyên suốt từ giai đoạn tiền hợp đồng
(lựa chọn nhà thầu, đàm phán hợp đồng) cho đến khi quản lý thực hiện hợp đồng
cũng nhƣ thanh quyết toán hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng. Việc thực
hiện dự án theo phƣơng thức EPC hoàn toàn khác biệt với việc thực hiện dự án theo
173
Nguyễn Mai Linh, Phương thức giải quyết tranh chấp trong mẫu điều kiện hợp đồng FIDIC và thực tiễn
áp dụng tại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 22 (11/2019)

141
phƣơng thức truyền thống trong khi các quy định về quản lý dự án trong Luật Xây
dựng (2014) và Nghị định hƣớng dẫn thi hành hợp đồng xây dựng hiện hành vẫn
đang quy định về quản lý dự án và quản lý hợp đồng EPC dƣới “lăng kính truyền
thống. Các quy định này đƣợc xây dựng dựa trên phƣơng thức thực hiện dự án đầu
tƣ xây dựng truyền thống theo trình tự: Sau khi dự án đƣợc phê duyệt chủ đầu tƣ tự
thực hiện hoặc thuê tƣ vấn thiết kế, sau đó lựa chọn nhà thầu và tiến hành thi công
xây dựng theo thiết kế của chủ đầu tƣ. Theo đó: Ở mỗi giai đoạn, mỗi bƣớc đều có
sự tham gia (thẩm định hoặc phê duyệt) của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền; nhà
thầu chỉ là đơn vị tổ chức triển khai thi công, lắp đặt thiết bị theo phƣơng án thiết kế
đã đƣợc ngƣời quyết định đầu tƣ hoặc chủ đầu tƣ đƣa ra. Trong khi đó, quan hệ
quản lý dự án theo phƣơng thức EPC đòi hỏi một cách thức điều chỉnh khác biệt mà
chỉ với một số điều quy định nhƣ hiện nay là không đầy đủ. Với phƣơng thức EPC,
nhà thầu là ngƣời thực hiện tất cả công việc thiết kế, mua sắm, thi công xây dựng
công trình và các công việc này có thể đƣợc thực hiện xen kẽ mà không cần phải
thực hiện tuần tự nhƣ phƣơng thức truyền thống. Do vậy, cách thức quản lý và yêu
cầu về sự can thiệp của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền vào chuỗi hoạt động
của dự án/gói thầu EPC sẽ phải ở mức độ khác so với phƣơng thức truyền thống.
Mặt khác, hợp đồng EPC cũng chỉ là một trong số các dạng thức của hợp đồng
Thiết kế - Xây dựng. Do đó, việc sử dụng quy định của Luật Xây dựng (2014) để
quản lý các dự án với các phƣơng thức thực hiện khác nhau là chƣa phù hợp. Trong
một nghiên cứu đƣợc công bố, các tác giả cho rằng có ba rào cản chính đối với việc
áp dụng phổ biến phƣơng thức Thiết kế - Xây dựng ở Việt Nam, trong đó có rào cản
là “các quy định và hướng dẫn hiện có chưa đủ độ chi tiết để đưa hình thức tổng
174
thầu EPC vào áp dụng rộng rãi trong thực tế .
Mặc dù Luật số 60/2020/QH14 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây
dựng (2014) và một số Nghị định mới đƣợc ban hành đã có những quy định phù
hợp hơn đối với việc quản lý, thực hiện dự án theo phƣơng thức EPC, nhƣng về dài
hạn vẫn cần có một văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc quản lý thực hiện
174
Phạm Quang Thanh, Nguyễn Thế Quân, Phân tích phương thức thực hiện dự án “Thiết kế - Xây dựng”
trong điều kiện Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Xây dựng, số 4/2014

142
dự án theo phƣơng thức Thiết kế - Xây dựng, trong đó có hợp đồng EPC. Có thể nói
những sửa đổi, bổ sung có liên quan đến hợp đồng EPC của Nghị định số
50/2021/NĐ-CP hiện nay nhƣ đã phân tích, một mặt thể hiện tính kịp thời; nhƣng
mặt khác cũng cho thấy những sửa đổi này là chƣa toàn diện, chƣa đầy đủ, chƣa giải
quyết một cách triệt để và có hệ thống các vấn đề còn tồn tại của việc quản lý, thực
hiện dự án theo mô hình hợp đồng EPC ở Việt Nam.
Kết luận chƣơng 2

1. Việc phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật cũng nhƣ thực tiễn thi
hành pháp luật về chủ thể hợp đồng EPC, giao kết hợp đồng EPC, nội dung hợp
đồng EPC, hình thức hợp đồng EPC và giải quyết tranh chấp hợp đồng EPC đã cho
thấy những bất cập, thiếu sót trong các quy định của pháp luật cũng nhƣ những tồn
tại, vƣớng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam hiện
nay trong cả giai đoạn chuẩn bị hợp đồng, thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh
chấp hợp đồng.
2. Mặc dù về phƣơng diện quản lý nhà nƣớc, nhiều quy định liên quan đến
việc quản lý thực hiện hợp đồng EPC còn chƣa phù hợp trong Luật Xây dựng
(2014) đã đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Xây dựng (2020) và một số Nghị định, nhƣng nhìn một cách tổng thể pháp luật xây
dựng hiện nay vẫn còn chƣa hình thành đƣợc một khung pháp lý đồng bộ, đầy đủ và
phù hợp để vận hành thông suốt và có hiệu quả dự án thực hiện theo mô hình hợp
đồng EPC.
3. Tác giả luận án cho rằng Nhà nƣớc cần bổ sung các quy định nhằm phân
định rõ năng lực của chủ đầu tƣ và điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của nhà
thầu EPC cũng nhƣ có giải pháp nâng cao năng lực của các chủ thể này để phù hợp
với yêu cầu của việc quản lý, thực hiện dự án theo mô hình EPC.
Đặc biệt, do sự không đầy đủ và chƣa phù hợp trong hàng loạt các quy định
liên quan đến phạm vi áp dụng hợp đồng EPC; hồ sơ mời thầu EPC; đánh giá lựa
chọn nhà thầu EPC; quyền nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên đối với việc quản lý

143
thực hiện hợp đồng EPC và giải quyết tranh chấp hợp đồng EPC đã dẫn đến nhiều
khó khăn, vƣớng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng EPC. Có thể
kể đến những tồn tại điển hình nhƣ: Áp dụng mô hình hợp đồng EPC trọn gói
không phù hợp với tính chất, yêu cầu của dự án; lựa chọn nhà thầu EPC không đủ
năng lực để thực hiện dự án; chủ đầu tƣ không kiểm soát đƣợc quá trình thực hiện
dự án của nhà thầu EPC.
Kết quả là việc áp dụng mô hình hợp đồng EPC ở Việt Nam hiện nay đang
có nhiều tồn tại, bất cập với hàng loạt dự án EPC chậm tiến độ, đội chi phí, thậm chí
không thể vận hành và tranh chấp kéo dài không giải quyết đƣợc.
4. Để mô hình hợp đồng EPC thực sự phát huy đƣợc các thế mạnh của mình
trong việc thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng, Nhà nƣớc cần phải tiến hành hoàn thiện
các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng EPC; đồng thời thúc đẩy các
giải pháp giúp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam.

144
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ, CUNG CẤP THIẾT
BỊ CÔNG NGHỆ VÀ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Ở VIỆT NAM

3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành
pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây
dựng công trình ở Việt Nam
Việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp
đồng EPC ở Việt Nam cần phải bám sát những định hƣớng cơ bản sau:
3.1.1. Pháp luật về hợp đồng EPC phải trở thành công cụ giúp Nhà nước
quản lý hợp đồng EPC một cách đồng bộ và hiệu quả, đồng thời thiết lập một hành
lang pháp lý bình đẳng và hợp tác giữa các chủ thể của hợp đồng, giảm thiểu
tranh chấp hợp đồng
Hợp đồng EPC đã rất phổ biến ở các nƣớc phát triển nhƣng là cách thức tiếp
cận và thực hiện dự án mới ở Việt Nam. Chúng ta dễ dàng thấy đƣợc những thành
quả mà nhiều quốc gia đã đạt đƣợc nhờ việc thực hiện thành công các dự án quy mô
lớn và phức tạp trong các lĩnh vực then chốt nhƣ điện, dầu khí, khai thác mỏ, cơ sở
hạ tầng quy mô lớn…theo mô hình hợp đồng EPC. Những lợi ích mà hợp đồng EPC
mang lại đƣợc thể hiện qua việc rút ngắn thời gian hoàn thành dự án một cách đáng
kể, chi phí thực hiện dự án đƣợc xác định rõ ràng ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự
án; chủ đầu tƣ nhận đƣợc công trình đáp ứng yêu cầu đặt ra trong hợp đồng, sẵn
sàng “nhận chìa khoá để vận hành. Nhƣng thực tiễn rất nhiều dự án thực hiện theo
mô hình EPC ở Việt Nam thời gian qua lại cho thấy nhiều dự án đƣợc thực hiện
chậm tiến độ, đội chi phí, tranh chấp kéo dài, vận hành kém hiệu quả, thua lỗ. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này ở Việt Nam, trong đó có nguyên nhân do
quy định của pháp luật về mô hình hợp đồng EPC còn thiếu đồng bộ và chƣa phù
hợp. Chính vì vậy, “đồng bộ , “hiệu quả , “hợp tác và “giảm thiểu tranh chấp có
thể coi là những từ khoá quan trọng đặt ra đối với việc hoàn thiện quy định pháp
luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam hiện nay.

145
3.1.2. Đảm bảo sự phù hợp trong các quy định của pháp luật về hợp đồng
EPC với định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nói chung của Nhà nước
Pháp luật về hợp đồng có vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật của
các quốc gia vì hầu hết các giao dịch trong xã hội đều liên quan đến hợp đồng. Có
thể nói rằng phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nói chung của Nhà
nƣớc chính là yếu tố chi phối đầu tiên đối với việc hoàn thiện các quy định pháp
luật về hợp đồng xây dựng nói chung và hợp đồng EPC nói riêng. Một trong
những mục tiêu quan trọng của công cuộc cải cách pháp luật ở Việt Nam đƣợc xác
định tại Nghị quyết số 48 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về Chiến
lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định
hƣớng đến năm 2020 là: “Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả
thi, công khai, minh bạch; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần
quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế 175.

Trong Nghị quyết này cũng đề ra các giải pháp về xây dựng pháp luật, trong đó
đáng chú ý là giải pháp: “Tăng cường vai trò trách nhiệm của các cơ quan, tổ
chức nghiên cứu chuyên ngành trong hoạt động xây dựng pháp luật. Có cơ chế
thu hút các hiệp hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các chuyên gia
giỏi tham gia vào việc nghiên cứu, đánh giá nhu cầu, hoạch định chính sách pháp
luật, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra các dự thảo văn bản pháp luật. Nghiên cứu về
khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập quán, thông lệ thương mại
quốc tế) và quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung và hoàn thiện
pháp luật”. Đây có thể đƣợc coi là giải pháp cần đƣợc chú trọng và tăng cƣờng thi
hành đối việc hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng EPC trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1268 “Phê duyệt
Đề án hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng
phương thức trọng tài thương mại, hòa giải thương mại”. Mục tiêu của đề án này
là hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng

175
Bộ Chính trị, Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

146
phƣơng thức trọng tài thƣơng mại, hòa giải thƣơng mại theo hƣớng thống nhất,
đồng bộ, khả thi, góp phần giảm thiểu các tranh chấp hợp đồng, nâng xếp hạng chỉ
số giải quyết tranh chấp hợp đồng 176. Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định pháp
luật về hợp đồng EPC phải dựa trên cơ sở phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật nói
chung và pháp luật về hợp đồng nói riêng của Nhà nƣớc.
Đối với ngành xây dựng, Đề án tái cơ cấu ngành xây dựng gắn với chuyển
đổi mô hình tăng trƣởng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và năng lực
cạnh tranh giai đoạn 2014-2020 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 134/QĐ-TTg ngày 26/1/2015 đã xác định mục tiêu là: “Hoàn thiện hệ
thống thể chế, chính sách quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thuộc ngành xây
dựng phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu hướng
hội nhập quốc tế, xây dựng hành lang pháp lý hoàn chỉnh để các loại thị trường
ngành xây dựng phát triển ổn định, cạnh tranh bình đẳng, công bằng và minh
bạch”177. Đề án cũng đƣa ra định hƣớng tái cơ cấu một số lĩnh vực chủ yếu của
ngành nhƣ: Hình thành đội ngũ chuyên gia tƣ vấn giỏi; tham gia tổng thầu EPC
các dự án giao thông, năng lƣợng điện, thủy lợi, công trình công nghiệp khác; áp
dụng và làm chủ các phần mềm, thiết bị công nghệ và kỹ thuật tiên tiến hiện đại;
nâng cao năng lực tổ chức, quản lý thi công xây lắp theo hƣớng chuyên nghiệp hóa
và chuyên môn hóa cao; tăng cƣờng lực lƣợng chuyên sâu về xây dựng, tổng thầu
EPC các công trình năng lƣợng điện, giao thông, thủy lợi. Đây chính là các mục tiêu
và phƣơng hƣớng cơ bản cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan
đến đầu tƣ xây dựng, trong đó có quy định về hợp đồng xây dựng. Qua đó, có thể
thấy việc nâng cao năng lực của các chủ thể để tăng cƣờng áp dụng mô hình hợp
đồng EPC vào đầu tƣ xây dựng các công trình công nghiệp và giao thông là một
định hƣớng quan trọng của Chính phủ trong việc tái cơ cấu ngành xây dựng.

176
Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 02/10/2019 Phê duyệt đề án hoàn thiện pháp
luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng phương thức trọng tài thương mại, hoà giải thương
mại
177
Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 26/1/2015 Phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành xây
dựng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh
tranh giai đoạn 2014-2020

147
3.1.3. Đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong quy định pháp luật về hợp
đồng EPC
Việc hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam phải
đƣợc thực hiện trên cơ sở đảm bảo sự đồng bộ và thống nhất giữa luật chung và luật
chuyên ngành, luật chuyên ngành và luật có liên quan, văn bản luật và văn bản cụ
thể hóa và hƣớng dẫn thi hành văn bản luật. Cần phải khắc phục tình trạng luật
chuyên ngành lặp lại các quy định của luật chung; Luật chuyên ngành quy định
không thống nhất với luật chung mà không phải trong trƣờng hợp hƣớng dẫn cụ thể
mang tính chuyên ngành; Luật chuyên ngành và các luật có liên quan có các quy
định chồng chéo, mâu thuẫn.
Bộ luật Dân sự (2015) là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự. Nhƣng
điều đó không có nghĩa là các đạo luật khác (luật chuyên ngành) không đƣợc quy
định khác với luật chung. Phạm vi chi phối của luật chung đối với luật chuyên
ngành đƣợc quy định tại Điều 4, Khoản 2, BLDS (2015) nhƣ sau: “Luật khác có
liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với
các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”.
Tuy nhiên, những nguyên tắc quy định ở Điều 3 là những nguyên tắc lớn, khi xây
dựng các luật chuyên ngành, các nhà làm luật đã phải tuân theo, nên hầu nhƣ không
có tình trạng luật chuyên ngành vi phạm quy định của Điều 3 BLDS (2015) mà vẫn
có thể tồn tại để đƣợc lựa chọn áp dụng. Do đó, khi có sự quy định khác nhau thì
thƣờng là quy định của luật chuyên ngành đƣợc ƣu tiên áp dụng. Trong trƣờng hợp
BLDS (2015) có quy định, nhƣng luật chuyên ngành không quy định thì những quy
định của BLDS lại đƣợc áp dụng (Điều 4, khoản 3, BLDS 2015). Vì vậy, quy định
về hợp đồng xây dựng, trong đó có hợp đồng EPC của Luật Xây dựng (2020) và các
văn bản hƣớng dẫn thi hành phải nằm trong mối quan hệ thống nhất với các quy
định của BLDS (2015) và Luật Thƣơng mại (2005). Luật Xây dựng (2020) và các
văn bản hƣớng dẫn thi hành không nên lặp lại các quy định về hợp đồng của BLDS
(2015) và Luật Thƣơng mại (2005), mà chỉ quy định những nội dung mang tính đặc
thù mà không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự178. Đồng thời,

178
Xem Điều 3 – Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, Bộ luật Dân sự 2015.

148
trong việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng xây dựng, trong đó có hợp đồng EPC,
cần phân định rõ phạm vi điều chỉnh của Luật Xây dựng và các văn bản hƣớng dẫn
thi hành về hợp đồng xây dựng với các quy định có liên quan trong các văn bản quy
phạm pháp luật khác (nhƣ Luật Đấu thầu) nhằm tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo
gây khó khăn cho việc áp dụng.
3.1.4. Tăng cường tính hội nhập quốc tế trong hoàn thiện pháp luật về hợp
đồng EPC, nội luật hóa các điều ước quốc tế, thúc đẩy công tác quản lý hợp đồng
ở Việt Nam theo chuẩn quốc tế; từ đó tăng sức thu hút của thị trường xây dựng
trong nước và tạo điều kiện để doanh nghiệp xây dựng Việt Nam vươn ra thị
trường thế giới
Có thể nói hơn bất kỳ một lĩnh vực pháp luật nào khác, yêu cầu nội luật hóa
các điều ƣớc quốc tế, hội nhập quốc tế của pháp luật về hợp đồng luôn ở vị trí
hàng đầu. Cùng với xu thế tự do thƣơng mại, pháp luật về hợp đồng giữa các quốc
gia ngày càng có xu hƣớng thống nhất hơn. Nhiều bộ quy tắc chung về hợp đồng
mang tính quốc tế đã đƣợc ban hành để đáp ứng nhu cầu phát triển quan hệ thƣơng
mại giữa các quốc gia. Hợp đồng chính là phƣơng tiện hữu hiệu để các quốc gia
mở rộng thị phần và hợp tác phát triển. Do đó, pháp luật về hợp đồng cũng cần
hƣớng đến sự tƣơng thích với các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế nhằm tạo ra một sân
chơi công bằng và hội nhập cho các bên chủ thể không cùng quốc tịch nhƣng lại
cùng một mục đích là tìm kiếm lợi nhuận và phát triển. Việc hoàn thiện các quy
định pháp luật về hợp đồng EPC của Việt Nam phục vụ thiết thực cho việc hội
nhập và phát triển trong lĩnh vực xây dựng. Đặc biệt, các thông lệ quốc tế về hợp
đồng xây dựng (nhƣ mẫu hợp đồng của FIDIC) cần đƣợc nghiên cứu để hài hoà
hoá với quy định pháp luật trong nƣớc.
Giao kết và thực hiện hợp đồng EPC là một trong những phƣơng thức thực
hiện dự án hiện đại đã và đang khẳng định đƣợc ƣu thế của mình so với phƣơng
thức thực hiện dự án xây dựng truyền thống. Cách thức vận hành một dự án EPC
hoàn toàn khác biệt so với một dự án thực hiện theo phƣơng thức truyền thống.
Chính vì vậy, việc hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng EPC phải nhằm

149
thiết lập một nền tảng pháp lý đồng bộ và phù hợp giúp phát huy đƣợc những
điểm mạnh của việc thực hiện dự án theo mô hình EPC. Hợp đồng EPC với việc
tập trung một đầu mối chịu trách nhiệm thực hiện dự án và kiểm soát toàn bộ quá
trình thực hiện hợp đồng là tổng thầu EPC, đã tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng
các phƣơng thức và công cụ quản lý dự án hiện đại nhƣ quản lý dự án tích hợp
(Integrated Project Delivery, IPD), tinh gọn (Lean Construction), sử dụng mô hình
thông tin công trình (BIM)…
3.1.5. Xây dựng đồng bộ các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng
EPC với các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành, tăng cường tính khả thi và
hiệu quả thực tế
Việc hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng EPC cần phải đi đôi với
các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật vì giữa chúng có mối quan hệ
tƣơng tác, mang tính biện chứng. Một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh
giá quy định pháp luật đó là nó có điều chỉnh một cách phù hợp và có hiệu quả các
quan hệ xã hội hay không. Chính vì vậy, khi sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định
pháp luật thì cũng cần tính đến các giải pháp tăng cƣờng tính khả thi và hiệu quả áp
dụng chúng trong thực tiễn.
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết
bị công nghệ và thi công xây dựng công trình ở Việt Nam
3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng
Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình ở Việt Nam
Các quy định pháp luật về hợp đồng EPC là một bộ phận của pháp luật về
hợp đồng dân sự và hợp đồng thƣơng mại. Do đó, việc hoàn thiện quy định của
pháp luật về hợp đồng EPC phải đặt trong mối quan hệ với các quy định chung về
hợp đồng và giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại. Cần hoàn thiện các quy
định chung này với tƣ cách là bộ khung pháp lý điều chỉnh quan hệ hợp đồng và
giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Thứ nhất, cần hoàn thiện quy định của Bộ luật Dân sự (2015) và Luật
Thương mại (2005) về hợp đồng

150
BLDS (2015) và Luật Thƣơng mại (2005) cần đƣợc bổ sung quy định cụ thể
về “bồi thƣờng thiệt hại ƣớc tính bên cạnh hai hình thức trách nhiệm pháp lý đã
đƣợc quy định là phạt vi phạm179 và bồi thƣờng thiệt hại180. Theo quy định của
Điều 13 và Điều 360, Bộ luật Dân sự (2015) thì các bên có thể thoả thuận khác về
mức bồi thƣờng thiệt hại mà không phải là bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại. Tuy nhiên,
theo quy định của Điều 361, Khoản 2, Bộ luật Dân sự (2015): “Thiệt hại về vật chất
là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp
lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm
sút” và Điều 302, Khoản 2, Luật Thƣơng mại (2005) quy định: “Giá trị bồi thường
thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do
bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng
nếu không có hành vi vi phạm” thì có thể thấy việc xác định thiệt hại vẫn phải đƣợc
dựa trên nguyên tắc thiệt hại thực tế, trực tiếp. Trong khi đó, quy định về “bồi
thƣờng thiệt hại ƣớc tính lại không dựa trên thiệt hại thực tế trực tiếp nên thoả
thuận “bồi thƣờng thiệt hại ƣớc tính không phải là bồi thƣờng thiệt hại theo pháp
luật hiện hành của Việt Nam. Có quan điểm cho rằng, thoả thuận về “bồi thƣờng
thiệt hại ƣớc tính có thể đƣợc nhìn nhận nhƣ là một biện pháp phạt vi phạm vì cả
hai hình thức này đều phát sinh từ sự thoả thuận của các bên và các bên đều ấn định
trƣớc một mức tiền mà bên vi phạm phải nộp cho bên kia. Tuy nhiên, theo quy định
của pháp luật Việt Nam, mức phạt tối đa có thể bị giới hạn bởi pháp luật nên thoả
thuận về “bồi thƣờng thiệt hại ƣớc tính cũng không phải là phạt vi phạm.
Thoả thuận về “bồi thƣờng thiệt hại ƣớc tính là một thoả thuận đƣợc áp
dụng rất phổ biến trong các hợp đồng xây dựng quốc tế do sự phù hợp của loại hình
trách nhiệm này với tính chất của hành vi vi phạm trong hoạt động xây dựng là rất
phức tạp và mất nhiều thời gian để xác định mức thiệt hại xảy ra. Đây là loại điều
khoản đƣợc quy định trong các Hợp đồng mẫu của FIDIC, NEC... Luật hợp đồng
của Trung Quốc cũng quy định cụ thể về hình thức trách nhiệm pháp lý này. Theo
đó, các bên có thể thoả thuận trong hợp đồng về một khoản “bồi thƣờng thiệt hại

179
Điều 418, Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 300, Luật Thƣơng mại 2005.
180
Điều 13, Điều 360, Điều 361, Bộ luật Dân sự (2015) và Điều 302, Luật Thƣơng mại (2005).

151
ƣớc tính dƣới hình thức là một mức cụ thể hoặc là công thức tính. Tuy nhiên, mức
thoả thuận “bồi thƣờng thiệt hại ƣớc tính này có thể đƣợc điều chỉnh bởi Trọng tài
Thƣơng mại hoặc Toà án trong trƣờng hợp mức bồi thƣờng ƣớc tính cao hơn hoặc
thấp hơn (tƣơng ứng với yêu cầu gỉảm hoặc tăng mức bồi thƣờng). Theo quy định
của Luật Hợp đồng của Trung Quốc, đó là trƣờng hợp mức thoả thuận bồi thƣờng
ƣớc tính vƣợt mức thiệt hại thực tế hơn 30%181.
Chính vì vậy, tác giả luận án cho rằng cần bổ sung quy định về “bồi thƣờng
thiệt hại ƣớc tính trong Bộ luật Dân sự (2015) và Luật Thƣơng mại (2005) để làm
cơ sở cho việc quy định về loại hình trách nhiệm pháp lý này trong quy định của
Luật Xây dựng.
Thứ hai, cần hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự (2015) về
nghĩa vụ chứng minh và chứng cứ.
Qua các số liệu thống kê có thể thấy: cho tới nay, việc giải quyết các tranh
chấp kinh doanh, thƣơng mại ở Việt Nam phần lớn vẫn do Toà án tiến hành. Trong
khi đó, các tranh chấp hợp đồng có tính chuyên ngành nhƣ hợp đồng xây dựng, hợp
đồng bảo hiểm, hợp đồng tín dụng… đặt ra yêu cầu về sự tham gia của các nhân
chứng chuyên gia nhằm hỗ trợ Toà án và các đƣơng sự trong việc đƣa ra các ý kiến
chuyên môn có liên quan đến nội dung tranh chấp. Tuy nhiên, hiện nay trong Bộ
luật Tố tụng Dân sự (2015) của Việt Nam chƣa có quy định cụ thể về bằng chứng
chuyên môn và nhân chứng chuyên gia. Do đó, cần bổ sung quy định về nhân chứng
chuyên gia và bằng chứng chuyên môn trong quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự
(2015). BLTTDS (2015) cần quy định rõ bằng chứng chuyên môn là một loại chứng
cứ trong các tranh chấp có tính chuyên ngành; xác định cách thức tham gia tố tụng
của nhân chứng chuyên gia (do các bên hay Toà án chỉ định…); quy định rõ về hình
thức, hiệu lực của ý kiến nhân chứng chuyên gia; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm
của nhân chứng chuyên gia. Quy định này sẽ là cơ sở để “định danh và “định tính
một cách chính thức “nhân chứng chuyên gia và “bằng chứng chuyên môn trong
tố tụng dân sự nhằm tháo gỡ khó khăn trong thực tế hiện nay khi Toà án thụ lý và

181
Michelle Li, Murphy Mor, China: Construction and Engineering Law 2019, ICLG. Com, 9/7/2019

152
giải quyết các tranh chấp mang tính chuyên ngành, trong đó có tranh chấp về hợp
đồng xây dựng nói chung và hợp đồng EPC nói riêng.
Thứ ba, cần hoàn thiện quy định của pháp luật chuyên ngành điều chỉnh
hoạt động xây dựng về các nội dung sau:
1) Bổ sung quy định về phương thức thực hiện dự án.
Cần phân loại hai phƣơng thức thực hiện dự án là phƣơng thức truyền thống
và phƣơng thức thiết kế - xây dựng để làm cơ sở cho các quy định tƣơng ứng. Trên
cơ sở quy định của Luật Xây dựng (2020), Chính phủ cần ban hành Nghị định cụ
thể hóa và hƣớng dẫn thi hành phƣơng thức thực hiện dự án thiết kế - xây dựng,
trong đó cần quy định cụ thể cách thức thực hiện dự án theo phƣơng thức này. Cần
có các quy định về một số loại hợp đồng cụ thể của phƣơng thức này, nhƣ: hợp
đồng EPC, hợp đồng Chìa khoá trao tay, hợp đồng thiết kế - xây dựng, hợp đồng
DBO. Luật Xây dựng (2014) đã có nhiều điểm tiến bộ trong quy định về quản lý dự
án đầu tƣ xây dựng cũng nhƣ có đề cập đến đến nội dung quản lý hợp đồng so với
Luật Xây dựng (2003) và Luật Xây dựng sửa đổi (2020) đã có một số sửa đổi, bổ
sung để phù hợp hơn với việc thực hiện dự án theo mô hình hợp đồng EPC. Nhƣng
điều đó vẫn chƣa đáp ứng đƣợc sự thay đổi của yêu cầu quản lý dự án xây dựng và
quản lý hợp đồng xây dựng hiện đại theo phƣơng thức thiết kế - xây dựng. Đó là
hƣớng đến việc quản lý tổng thể và tích hợp dự án nhằm nâng cao hiệu quả thực
hiện dự án. Điều đó có nghĩa là cần quản lý dự án thông qua việc lập kế hoạch
chuẩn; quản lý các biến đổi; dự báo và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trƣớc khi
chúng trở nên nghiêm trọng; kiểm soát chặt kết quả hoàn thành và đề cao sự hợp tác
“cùng thắng thay vì mỗi bên chỉ chú trọng bảo vệ lợi ích của mình. Dự án đƣợc
thực hiện bằng hợp đồng EPC là một hệ thống phức hợp năng động bao gồm nhiều
bên tham gia và có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa họ182 nên dự án có quy mô càng lớn,
càng phức tạp thì tinh thần “cùng thắng lại càng quan trọng hơn. Việc thực hiện
một hợp đồng EPC hoàn toàn khác biệt so với việc thực hiện hợp đồng xây dựng

182
Hong Ke, Zhipeng Cui, Kannan Govindan, Edmundas Kazimieras Zavadskas, The impacts of contractual
governance and trust on EPC Projects in Construction Supply Chain Performance, Engineering Economics
2015, 26(4), 349-363

153
truyền thống. Vì vậy, pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng EPC cũng cần có
những thay đổi cho phù hợp. Cần có một khung pháp lý mang tính tổng thể và toàn
diện điều chỉnh các quan hệ hợp đồng đƣợc thực hiện theo phƣơng thức mới khác
với phƣơng thức thực hiện dự án truyền thống, đó là phƣơng thức thiết kế - xây
dựng mà hợp đồng EPC chỉ là một dạng của phƣơng thức này.
2) Bổ sung quy định về ”quản lý hợp đồng xây dựng” trong Luật Xây dựng
(2020) và xác định rõ phạm vi, nội dung chi tiết của quản lý hợp đồng xây dựng
trong các văn bản pháp luật hướng dẫn việc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng.
Theo đó, Chính phủ cần ban hành Nghị định hướng dẫn việc quản lý hợp đồng xây
dựng tương tự như quy định về quản lý chất lượng xây dựng, quản lý chi phí đầu tư
xây dựng183.
Quản lý hợp đồng xây dựng là một nội dung vô cùng quan trọng, mang tính
đặc thù và tổng hợp nhƣng chƣa đƣợc chú trọng điều chỉnh trong các văn bản quy
phạm pháp luật hiện hành. Có thể nói các nhà lập pháp ở Việt Nam hiện nay mới
chỉ chú trọng tới việc quản lý chất lƣợng và quản lý chi phí trong hoạt động xây
dựng. Việc quản lý hợp đồng xây dựng chƣa nhận đƣợc sự quan tâm điều chỉnh
thích đáng với tầm quan trọng của nội dung này trong quản lý dự án xây dựng nói
chung. Việc quản lý hợp đồng xây dựng mới chỉ đƣợc quy định là một nội dung
trong quản lý thi công xây dựng công trình184. Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy
định chi tiết về hợp đồng xây dựng cũng chỉ đề cập đến việc quản lý thực hiện hợp
đồng xây dựng với các nội dung nhƣ: Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng; Quản lý
về chất lƣợng; Quản lý khối lƣợng và giá hợp đồng; Quản lý về an toàn lao động,
bảo vệ môi trƣờng và phòng chống cháy nổ; Quản lý điều chỉnh hợp đồng và các
nội dung khác của hợp đồng185. Các quy định này cũng còn chƣa đề cập một nội
dung vô cùng quan trọng của quản lý hợp đồng xây dựng là giải quyết tranh chấp
hợp đồng. Tƣơng tự nhƣ vậy, Thông tƣ số 30/2015/TT-BXD của Bộ Xây dựng

183
Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chất lƣợng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng và
Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng
184
Khoản 5, Điều 31, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
185
Điều 7, Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng

154
hƣớng dẫn thực hiện hợp đồng EPC cũng chỉ quy định các nội dung của quản lý
hợp đồng EPC bao gồm: Quản lý công tác khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng
thuộc phạm vi của hợp đồng EPC; Quản lý công tác mua sắm vật tƣ, thiết bị công
nghệ thuộc phạm vi của hợp đồng EPC; Quản lý công tác thi công xây dựng công
trình thuộc phạm vi của hợp đồng EPC; Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng EPC
thuộc phạm vi của hợp đồng EPC; Quản lý chất lƣợng các công việc của hợp đồng
thuộc phạm vi của hợp đồng EPC; Quản lý an toàn, bảo vệ môi trƣờng, phòng
chống cháy nổ thuộc phạm vi của hợp đồng EPC; Quản lý điều chỉnh hợp đồng
EPC và các nội dung cần thiết khác thuộc phạm vi của hợp đồng ECP; Quản lý giá
hợp đồng, thanh toán và quyết toán hợp đồng EPC186.
Mặt khác, từ các quy định này có thể thấy pháp luật của Việt Nam đang giới
hạn việc quản lý hợp đồng xây dựng gắn với giai đoạn thực hiện hợp đồng. Điều đó
có nghĩa là việc quản lý hợp đồng xây dựng đƣợc hiểu là đã có hợp đồng rồi thì mới
phát sinh việc quản lý. Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, việc quản lý hợp đồng
xây dựng thƣờng đƣợc gắn với toàn bộ quá trình thực hiện dự án xây dựng, tức là
bao gồm cả giai đoạn “tiền hợp đồng và giai đoạn sau khi hợp đồng đã đƣợc thực
hiện xong. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), quản lý hợp đồng hiệu quả cho phép
chủ đầu tƣ tối đa hoá giá trị vốn đầu tƣ. Trọng tâm của việc quản lý hợp đồng là
các hoạt động trong giai đoạn thực hiện hợp đồng – giai đoạn sau khi hợp đồng đã
đƣợc ký kết. Tuy nhiên, sự thành công của việc quản lý hợp đồng lại bị ảnh hƣởng
mạnh mẽ bởi giai đoạn trƣớc khi hợp đồng đƣợc ký kết với các hoạt động nhƣ: lập
kế hoạch thực hiện dự án, lựa chọn dạng hợp đồng và lựa chọn nhà thầu thực
hiện187. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng gắn quản lý hợp đồng với vòng
đời của dự án. Theo ADB, tiến trình quản lý hợp đồng từ góc độ của chủ đầu tƣ
đƣợc chia làm ba giai đoạn là: Giai đoạn trƣớc khi ký hợp đồng; giai đoạn quản
trị hợp đồng tƣơng ứng với giai đoạn thực hiện hợp đồng của nhà thầu và giai
đoạn kết thúc hợp đồng188.

186
Từ Điều 6 đến Điều 13, Thông tƣ số 30/2015/TT-BXD hƣớng dẫn về hợp đồng EPC.
187
The World Bank, Procurement Guidance: Contract Management Practice, 12/2018
188
The Asian Development Bank, Contract Management: Guidance Note on Procurement, 5/2018

155
Vì vậy, cần phải cơ cấu lại quy định về quản lý hợp đồng xây dựng theo các
giai đoạn của quá trình đầu tƣ dự án xây dựng, bắt đầu từ giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ,
lựa chọn nhà thầu EPC (tiền hợp đồng), giai đoạn thực hiện đầu tƣ (thực hiện hợp
đồng) và giai đoạn kết thúc đầu tƣ đƣa công trình vào khai thác sử dụng (kết thúc
hợp đồng). Trong đó, cần chú trọng quy định quản lý giai đoạn tiền hợp đồng – giai
đoạn tạo lập tiền đề cho các giai đoạn tiếp theo, chứ không chỉ quy định quản lý giai
đoạn thực hiện hợp đồng nhƣ hiện nay. Đồng thời, từ quy định về quản lý thực hiện
hợp đồng EPC hiện nay theo Thông tƣ số 30/2016/TT-BXD cho thấy cần phải bổ
sung hai nội dung rất quan trọng trong quản lý thực hiện hợp đồng EPC mà Thông
tƣ chƣa đề cập đến, đó là: Quản lý thông tin và Quản lý tranh chấp hợp đồng. Đối
với những dự án quy mô lớn và đƣợc thực hiện theo phƣơng thức kết hợp thiết kế -
xây dựng nhƣ EPC thì vấn đề quản lý thông tin và quản lý tranh chấp ngay từ khi
bắt đầu và trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng có thể coi là một nội dung quan
trọng nhất. Việc quản lý tốt hai vấn đề này chính là cơ sở để đảm bảo việc thực
hiện dự án đúng tiến độ, chất lƣợng và tiết kiệm chi phí. Nói cách khác, khi mà
thông tin về các vấn đề liên quan đến chất lƣợng, tiến độ, chi phí... đƣợc trao đổi và
kiểm soát xuyên suốt quá trình thực hiện hợp đồng và các thay đổi phát sinh có thể
dẫn đến khiếu nại, tranh chấp đƣợc kiểm soát và ngăn ngừa ngay từ đầu cũng tức là
các bên đang kiểm soát tốt toàn bộ quá trình thực hiện hợp đồng.
Bên cạnh đó, liên quan đến quy định về quản lý hợp đồng xây dựng còn cần
bổ sung quy định về “Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng 189 đối với chức
danh “Tƣ vấn quản lý hợp đồng xây dựng và điều kiện hoạt động xây dựng đối với
Tổ chức tƣ vấn quản lý hợp đồng xây dựng190. Việc quy định bổ sung chứng chỉ
hành nghề/điều kiện hoạt động xây dựng đối với cá nhân/tổ chức hành nghề/hoạt
động tƣ vấn quản lý hợp đồng là cơ sở để “chuẩn hoá hoạt động tƣ vấn quản lý hợp
đồng xây dựng và cũng là sự khẳng định vai trò của hoạt động nghề nghiệp này đối
với việc quản lý dự án xây dựng nói chung.

189
Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng độc lập phải có chứng chỉ hành nghề quy định
tại Khoản 3, Điều 148, Luật Xây dựng và cụ thể hoá từ Điều 44 đến Điều 56, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
190
Quy định điều kiện hoạt động xây dựng đối với tổ chức từ Điều 150 đến Điều 157 – Luật Xây dựng
(2014) và cụ thể hoá từ Điều 57 đến Điều 67, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tƣ xây
dựng.

156
3) Quy định cụ thể về trách nhiệm “bồi thường thiệt hại ước tính” trong
trường hợp nhà thầu vi phạm về tiến độ hoặc trong trường hợp công trình hoàn
thành không đáp ứng “Yêu cầu của chủ đầu tư” trong quy định về hợp đồng EPC.
Đồng thời, cũng cần quy định cụ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại ước tính đối
với chủ đầu tư trong trường hợp chậm thanh toán cho nhà thầu theo quy định trong
hợp đồng.
Việc quy định nhƣ vậy là phù hợp với thông lệ quốc tế cũng nhƣ tạo ra sự
cân bằng về mặt trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm hợp đồng của cả hai
bên chủ đầu tƣ và nhà thầu thay vì quy định thiên về áp dụng các chế tài đối với nhà
thầu hơn là đối với chủ đầu tƣ nhƣ trong pháp luật hiện hành của Việt Nam.
Thứ tư, rà soát, khắc phục đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong quy định
pháp luật về hợp đồng xây dựng nói chung và hợp đồng EPC nói riêng giữa các
văn bản quy phạm pháp luật.
Cụ thể:
1) Các quy định của văn bản có tính chất cụ thể hóa và hƣớng dẫn thi hành
không lặp lại các nội dung đã đƣợc quy định trong văn bản luật.
2) Thống nhất việc sử dụng thuật ngữ giữa Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu
về tên gọi hợp đồng EPC, các khái niệm “nhà thầu phụ , “liên danh nhà thầu .
3) Xác định rõ phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu (2017) và Luật Xây
dựng (2020) theo hƣớng: Luật Đấu thầu chỉ quy định về việc lựa chọn nhà thầu; còn
Luật Xây dựng điều chỉnh việc thiết lập và thực hiện hợp đồng xây dựng. Vì vậy,
cần hủy bỏ những quy định về mẫu hợp đồng trong Thông tƣ số 11/2016/TT-
BKHĐT hƣớng dẫn lập hồ sơ mời thầu EPC và chỉ cần dẫn chiếu đến Thông tƣ số
30/2016/TT-BXD hƣớng dẫn hợp đồng EPC là đủ.
3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật cụ thể về hợp đồng Thiết
kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình ở Việt Nam
Việc hoàn thiện quy định pháp luật cụ thể về hợp đồng EPC ở Việt Nam cần
đƣợc thực hiện thông qua các giải pháp sau:
1) Pháp luật cần quy định cụ thể khái niệm pháp lý về hợp đồng EPC,
phân loại hợp đồng EPC và điều kiện áp dụng đối với mỗi loại hợp đồng

157
Nhƣ đã đề cập ở Chƣơng 1 và 2, hợp đồng EPC có thể đƣợc phân thành hai
loại là hợp đồng EPC trọn gói và hợp đồng EPC điều chỉnh. Theo đó, hợp đồng
EPC trọn gói là hợp đồng EPC mà trong đó, các bên thoả thuận áp dụng giá hợp đồng
trọn gói đối với phạm vi công việc đã đƣợc thoả thuận trong hợp đồng. Hợp đồng
EPC điều chỉnh là hợp đồng EPC mà trong đó, các bên thoả thuận về việc giá hợp
đồng có thể đƣợc điều chỉnh theo những điều kiện cụ thể đối với các trƣờng hợp cụ
thể, cách thức… để điều chỉnh giá hợp đồng. Đối với mỗi loại hợp đồng EPC, pháp
luật cần quy định rõ điều kiện áp dụng. Đặc biệt đối với hợp đồng EPC trọn gói, điều
kiện áp dụng cần xem xét bao gồm cả khuyến nghị của FIDIC về các trƣờng hợp
không thích hợp để áp dụng hợp đồng EPC trọn gói. Đối với hợp đồng EPC điều
chỉnh, pháp luật cần quy định rõ căn cứ điều chỉnh, công thức điều chỉnh để áp dụng
thống nhất. Mặt khác, việc phân biệt rõ hai loại hợp đồng EPC nhƣ vậy cũng giúp xác
định rõ ràng việc thẩm định phê duyệt dự toán xây dựng. Đối với trƣờng hợp hợp
đồng EPC trọn gói thì không cần thiết phải thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng, vì
việc thanh toán hợp đồng sẽ theo tỷ lệ % sau khi hoàn thành các hạng mục tƣơng ứng.
Đối với trƣờng hợp không áp dụng giá trọn gói thì cần phải có công tác lập, thẩm
định, phê duyệt dự toán xây dựng làm cơ sở điều chỉnh đơn giá hoặc giá hợp đồng.
Các nội dung điều chỉnh này ảnh hƣởng đến giá hợp đồng EPC, do vậy, vai trò thẩm
định dự toán xây dựng của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cần đƣợc thể hiện trong
trƣờng hợp này để kiểm soát hiệu quả chi phí cho hợp đồng EPC.
Theo thông lệ, hợp đồng EPC trọn gói thích hợp để áp dụng trong các trƣờng
hợp sau:
- Dự án có nhiều sự lựa chọn về biện pháp thi công, đặc biệt là trƣờng hợp
công trình có công nghệ xây dựng tiên tiến, công nghệ thuộc bản quyền của nhà
thầu xây dựng. Khi đó, thiết kế của dự án phụ thuộc đáng kể vào từng biện pháp thi
công. Do đó, việc tách khâu thiết kế với cung cấp hàng hóa và xây lắp đối với
trƣờng hợp này sẽ khiến chủ đầu tƣ khó xác định đâu là phƣơng án tốt nhất. Mặt
khác, trƣờng hợp chủ đầu tƣ đã quyết định lựa chọn một thiết kế nhất định để đƣa ra
đấu thầu thì cũng không đảm bảo tính cạnh tranh bởi thiết kế đó đã có định hƣớng
cho một loại công nghệ/biện pháp thi công nhất định.

158
- Các công trình lắp đặt hệ thống cơ khí, hệ thống điện mà việc thiết kế và
sản xuất thiết bị không thể thực hiện tách rời. Đây là các công trình, hạng mục công
trình đòi hỏi tính đồng bộ cao. Thực tế, nhiều công trình ngành điện, cơ khí, khai
khoáng của Việt Nam đã và đang đƣợc triển khai theo mô hình EPC.
- Trƣờng hợp chủ đầu tƣ không đủ năng lực quản lý dự án khi chia thành
nhiều gói thầu có tính chất khác nhau.
- Trƣờng hợp dự án có yêu cầu thực hiện theo tiến độ gấp rút mà không thể
cho phép chờ thực hiện xong thiết kế mới bắt tay vào xây dựng.
Đồng thời, hợp đồng EPC trọn gói đƣợc coi là không thích hợp để áp dụng
cho các trƣờng hợp sau:
- Không áp dụng hợp đồng EPC trọn gói trong trƣờng hợp chủ đầu tƣ không
thể xác định đƣợc yêu cầu đối với công trình, các thông số chính của công trình về
công suất, phƣơng án kỹ thuật;
- Không nên triển khai theo mô hình EPC trọn gói khi thực tế dự án cho thấy
nếu áp dụng mô hình này, nhà thầu sẽ chịu rủi ro lớn (Ví dụ: dự án/gói thầu có phần
khối lƣợng công tác ngầm lớn mà nhà thầu lại không có điều kiện để thực hiện khảo
sát trực tiếp tại hiện trƣờng nhƣ khuyến nghị của FIDIC). Trƣờng hợp này có thể
xuất hiện tình huống quyền và nghĩa vụ của các bên không cân đối trong hợp đồng
EPC, do đó không đảm bảo tính khả thi của việc triển khai dự án.
2) Giải pháp hoàn thiện quy định về chủ thể của hợp đồng EPC
Từ thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng EPC ở Việt Nam trong thời gian
vừa qua cho thấy một trong những nguyên nhân phổ biến hàng đầu dẫn đến việc dự
án bị chậm tiến độ, đội chi phí, công trình hoàn thành không đảm bảo yêu cầu của
chủ đầu tƣ… là do năng lực yếu kém của cả hai chủ thể tham gia giao kết hợp đồng.
Đối với chủ đầu tƣ dự án, sự yếu kém thể hiện ngay ở khâu lập yêu cầu của
chủ đầu tƣ (Hồ sơ mời thầu), việc tổ chức đánh giá lựa chọn nhà thầu và công tác
quản lý việc thực hiện hợp đồng của tổng thầu EPC. Do đó, pháp luật cần quy định cụ
thể về điều kiện năng lực của Ban quản lý dự án xây dựng theo hƣớng phân hạng và
giới hạn phạm vi hoạt động theo hạng nhƣ quy định đối với nhà thầu; tránh quy định

159
chung chung nhƣ hiện nay. Điều này, giúp xác định rõ năng lực của Ban quản lý dự
án có đáp ứng đƣợc quy mô, tính chất của dự án đƣợc giao làm chủ đầu tƣ hay không.
Nếu chủ đầu tƣ không đáp ứng điều kiện về năng lực thì bắt buộc phải thuê tƣ vấn
quản lý dự án.
Đối với nhà thầu (tổng thầu) EPC, cần quy định bổ sung quy định về điều
kiện năng lực của nhà thầu EPC. Trong đó, ngoài điều kiện về năng lực chuyên môn
và kinh nghiệm, cần bổ sung điều kiện về năng lực tài chính và quy định biện pháp
bảo đảm và kiểm soát khả năng cấp tài chính cho dự án của nhà thầu. Thực tế tại
các dự án EPC do nhà thầu Trung Quốc thực hiện ở Việt Nam thời gian qua cũng
nhƣ nhiều dự án do nhà thầu trong nƣớc thực hiện đều cho thấy rõ sự yếu kém về
năng lực chuyên môn, thiếu kinh nghiệm và cả việc không đáp ứng yêu cầu cung
cấp tài chính cho dự án của tổng thầu EPC dẫn đến hệ luỵ rất phức tạp khi triển khai
thực hiện dự án, thậm chí dẫn đến nguy cơ thất bại của dự án.
3) Giải pháp hoàn thiện quy định về quy trình lựa chọn nhà thầu EPC
Để giải quyết vấn đề năng lực của nhà thầu, không có giải pháp nào khác
ngoài việc pháp luật phải xây dựng đƣợc một quy trình lựa chọn nhà thầu EPC đầy
đủ và phù hợp với tính chất công việc và vai trò của nhà thầu EPC. Những thiếu sót
của quy định pháp luật về lựa chọn nhà thầu EPC hiện nay cần đƣợc khắc phục là:
- Cần xác định các nội dung của “Yêu cầu của chủ đầu tƣ trong văn bản quy
phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng EPC. Đồng thời, cần ban hành mẫu
“Yêu cầu của chủ đầu tƣ kèm theo mẫu hợp đồng EPC.
- Cần ban hành quy định hƣớng dẫn cụ thể về thiết kế FEED để giao thầu
EPC theo thông lệ quốc tế (tƣơng tự nhƣ quy định cụ thể về thiết kế cơ sở hiện nay),
đảm bảo cho nhà thầu EPC có khả năng dự liệu đƣợc phạm vi công việc phải thực
hiện khi ký kết hợp đồng EPC trọn gói, hạn chế tối đa khả năng phát sinh phạm vi
công việc làm gia tăng giá hợp đồng.
- Cần bổ sung các hƣớng dẫn cụ thể và cơ sở dữ liệu để áp dụng giá đánh giá
khi đánh giá hồ sơ dự thầu, đặc biệt là cách đánh giá “chi phí vòng đời nhằm lựa
chọn đƣợc nhà thầu đáp ứng tốt nhất yêu cầu của chủ đầu tƣ chứ không phải nhà

160
thầu có giá dự thầu thấp nhất. Nhƣ đã phân tích, mặc dù pháp luật hiện hành đã có
quy định về quy trình đánh giá hồ sơ dự thầu dựa trên giá đánh giá (chứ không phải
giá thấp nhất) cũng nhƣ quy định xử lý đối với trƣờng hợp nhà thầu có giá dự thầu
thấp bất thƣờng, nhƣng thực tế cho thấy việc áp dụng giá đánh giá hiện nay vẫn gặp
nhiều vƣớng mắc và không thống nhất vì thiếu hƣớng dẫn cụ thể.
Đồng thời, cần ấn định việc tăng tỷ lệ yếu tố kỹ thuật trong đánh giá hồ sơ dự
thầu đối với những dự án EPC quy mô lớn, phức tạp. Theo quy định, phƣơng pháp
đánh giá hồ sơ dự thầu phải đƣợc thể hiện thông qua Tiêu chuẩn đánh giá bao gồm
tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và các nội
dung để xác định giá đánh giá trên cùng một mặt bằng kỹ thuật, tài chính, thƣơng mại
để so sánh xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Do đó, đối với gói thầu EPC quy mô lớn,
phức tạp, có yêu cầu kỹ thuật cao, pháp luật cần quy định rõ rằng: Trong trƣờng hợp
sử dụng phƣơng pháp chấm điểm hoặc đánh giá “Đạt/Không đạt để đánh giá về mặt
kỹ thuật thì phải quy định là tất cả các tiêu chí đánh giá về mặt kỹ thuật của Tổng
thầu phải đạt yêu cầu 100%. Trong trƣờng hợp thiết lập Tiêu chuẩn đánh giá về mặt
kỹ thuật theo thang điểm thì cần phải xác định mức điểm tối thiểu không thấp hơn
90% tổng số điểm.
- Cần bỏ tiêu chí “chấp nhận đƣợc khi đánh giá hồ sơ dự thầu nhƣ trong quy
định của pháp luật hiện hành.
- Cần bổ sung tiêu chí đánh giá nhà thầu phụ khi đánh giá nhà thầu EPC do tính
chất của hợp đồng EPC là khối lƣợng công việc giao cho nhà thầu phụ có thể là rất lớn.
- Cần có quy định hƣớng dẫn cụ thể về “nhà thầu phụ quan trọng .
4) Bổ sung, hoàn thiện quy định về mẫu hợp đồng EPC
Cần nghiên cứu bổ sung vào mẫu hợp đồng EPC do Bộ Xây dựng ban hành
các điều khoản nhằm phòng ngừa tranh chấp đã đƣợc quy định trong các mẫu hợp
đồng mới là mẫu hợp đồng NEC và mẫu “Sách Bạc 2017 của FIDIC. Đó là các
điều khoản quy định về cảnh báo sớm, quy định về danh mục rủi ro, nghĩa vụ cung
cấp và trao đổi thông tin giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
5) Bổ sung quy định về các hình thức giá áp dụng đối với hợp đồng EPC
Các nhà làm luật cần quy định rõ các loại giá hợp đồng có thể áp dụng và
điều kiện áp dụng tƣơng ứng trong quy định về hợp đồng EPC để chủ đầu tƣ và nhà

161
thầu hiểu rõ các loại giá hợp đồng mà mình có thể thoả thuận áp dụng, tránh việc
đồng nhất hợp đồng EPC với loại giá hợp đồng trọn gói nhƣ nhiều ngƣời vẫn nhầm
lẫn trong thực tế hiện nay. Trong đó, mục giá hợp đồng kết hợp cần quy định rõ về
hai loại giá hợp đồng kết hợp đang đƣợc áp dụng phổ biến và thể hiện nhiều ƣu
điểm trong thực tế hiện nay, đó là “Giá hợp đồng trọn gói linh hoạt và “Giá hợp
đồng tối đa đƣợc bảo đảm để làm cơ sở cho các bên thoả thuận áp dụng. Thực ra
đây là hai biến thể của sự kết hợp giữa loại giá chi phí cộng phí và loại giá trọn gói.
Hai loại hình giá hợp đồng kết hợp này đã cho thấy trong thực tế là phù hợp để thoả
thuận áp dụng trong hợp đồng EPC, đặc biệt trong các dự án EPC quy mô lớn, phức
tạp. Hình thức giá này giúp cho chủ đầu tƣ có thể đạt đƣợc mục tiêu giới hạn chi phí
thực hiện dự án trong một mức cụ thể mà không rơi vào trạng thái bị động nhƣ hình
thức giá trọn gói, khi mà phạm vi công việc thực hiện cần thay đổi nhƣng giá lại đã
đƣợc thoả thuận là trọn gói khi chƣa đủ điều kiện chín muồi để tính trọn gói. Đối
với cả hai bên, hình thức này giúp giảm bớt gánh nặng rủi ro cho nhà thầu cũng nhƣ
tránh đƣợc việc nhà thầu đẩy giá quá cao cho phạm vi công việc mà chủ đầu tƣ yêu
cầu để gánh trách nhiệm trọn gói của mình. Bên cạnh đó, việc thừa nhận áp dụng
hình thức giá chi phí cộng phí cũng là cơ sở để vận hành các mô hình Đối tác dự án
hay Liên minh dự án trong một dự án EPC. Mặt khác, với hình thức giá này thì việc
xác định “mức thƣởng và “nguồn thƣởng đối với nhà thầu sẽ đơn giản và minh
bạch hơn do hai bên đã thoả thuận cụ thể trong hợp đồng. Điều này tránh đƣợc
những vƣớng mắc khi áp dụng quy định về thƣởng hợp đồng trong Luật Xây dựng
hiện hành về mức và nguồn chi trả thƣởng cho nhà thầu.
6) Quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ cơ bản của chủ đầu tư và nhà thầu
đối với việc quản lý thực hiện hợp đồng EPC
Đối với chủ đầu tƣ trong một dự án EPC: Tác giả luận án hoàn toàn đồng ý
với nhận định của một luật sƣ nổi tiếng là một trong những rủi ro chính phát sinh
trong quá trình xây dựng là rủi ro cho việc chủ đầu tƣ không kiểm soát đƣợc năng
lực của nhà thầu. Nhà thầu không đảm bảo đƣợc năng lực của mình trong quá trình
triển khai thực hiện dự án sẽ dẫn đến nguy cơ dự án/gói thầu bị chậm trễ và/hoặc
chi phí thực hiện dự án/gói thầu bị tăng cao. Khi đó, việc chấm dứt hợp đồng xây

162
dựng với nhà thầu vi phạm và yêu cầu nhà thầu đó chịu trách nhiệm cho những thiệt
hại phát sinh chỉ là giải pháp tình thế cho “sự việc đã rồi . Bởi vì trong nhiều trƣờng
hợp, trách nhiệm của nhà thầu đối với chủ đầu tƣ lúc này thậm chí còn nhiều hơn
giá trị hợp đồng mà nhà thầu đã đảm nhận trƣớc đó191. Đối với một dự án đƣợc thực
hiện theo mô hình EPC thì rủi ro này lại càng ở mức độ cao hơn do tính chất của
hợp đồng EPC không cho phép chủ đầu tƣ đƣợc kiểm soát chặt chẽ quá trình thực
hiện hợp đồng của nhà thầu EPC.
Chính vì vậy, pháp luật cần bổ sung các quy định giúp cho chủ đầu tƣ có thể
kiểm soát đƣợc quá trình thực hiện hợp đồng của nhà thầu mà không bị coi là sự can
thiệp quá sâu của chủ đầu tƣ vào quá trình này. Về nội dung này, có thể tham khảo
quy định trong Điều kiện hợp đồng mẫu của FIDIC về việc cho phép chủ đầu tƣ/đại
diện của chủ đầu tƣ có quyền đƣa ra các xác nhận hoặc chỉ dẫn tƣơng ứng với các
phần công việc mà nhà thầu thực hiện theo thoả thuận cụ thể trong hợp đồng.
Đối với nhà thầu EPC, nhà thầu EPC có trách nhiệm hoàn thành công trình
đáp ứng “Yêu cầu của chủ đầu tƣ . Nhƣ đã đề cập, theo thông lệ quốc tế, có sự khác
biệt khi xem xét trách nhiệm “phù hợp với mục đích đối với bên cung cấp hàng
hoá và bên cung cấp dịch vụ192. Theo đó, nhà thiết kế chỉ phải chịu trách nhiệm phù
hợp và cẩn trọng trong kỹ năng nghề nghiệp; trong khi ngƣời cung cấp hàng hoá
(bán hàng) phải chịu trách nhiệm “phù hợp với mục đích đối với hàng hoá do mình
cung cấp. Trách nhiệm này của bên bán hàng đƣợc quy định trong luật dân sự của
hầu hết các nƣớc thuộc cả hệ thống Civil Law và Common Law; ví dụ nhƣ quy định
của Luật Mua bán hàng hoá của Anh193, Singapore194, Ấn Độ195 (là những nƣớc
thuộc hệ thống Common Law) và Pháp196, Đức197 (thuộc hệ thống Civil Law). Tuy
nhiên, hợp đồng EPC là dạng hợp đồng hỗn hợp, nên trong hợp đồng EPC, nhà thầu

191
Liên đoàn Luật sƣ Việt Nam – JICA, Sổ tay luật sƣ, Tập 3 – Kỹ năng hành nghề luật sƣ tƣ vấn trong lĩnh
vực đầu tƣ, kinh doanh, thƣơng mại, trang 9, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, 2017
192
R Venkata Raghavan, Dealing with “fit for purpose” obligation in international arbitrations, p. 208,
Proceeding of International Conferenc: Role of Arbitration in Engineering Contracts , 7-8/11/2014
193
Section 14 of Sale of Goods Act 1979, England and Wales (and Sale and Suppply of Goods Act 1994)
194
Sale of Goods Act Cap 393, Singapore
195
Section 16 of Sale of Good Act 1930, India
196
Article 1604 of French Civil Code
197
Section 433 of German Civil Code

163
EPC phải chịu trách nhiệm cả việc thiết kế và xây dựng đều phải “phù hợp với mục
đích , trừ khi hợp đồng có quy định khác. Lý do của quy định này là nhà thầu thiết
kế - xây dựng đang cung cấp một “sản phẩm kết hợp cả dịch vụ thiết kế và cung
cấp, lắp đặt hàng hoá. Trong trƣờng hợp nhƣ vậy, nhà thầu sẽ phải chịu trách nhiệm
“phù hợp với mục đích” đối với toàn bộ sản phẩm mình cung cấp là công trình xây
dựng hoàn chỉnh. Quy định này cũng phù hợp với việc các hợp đồng thiết kế - xây
dựng và chìa khoá trao tay thƣờng sử dụng giá hợp đồng trọn gói, cố định và trách
nhiệm này của nhà thầu chính là sự cân bằng để ngăn cản việc nhà thầu để tiết kiệm
chi phí và tối đa hoá lợi nhuận có thể chỉ thiết kế đáp ứng mức tiêu chuẩn tối
thiểu198. Trách nhiệm “phù hợp với mục đích” của nhà thầu ở các nƣớc thuộc hệ
thống Civil Law phụ thuộc vào quy định pháp luật của mỗi nƣớc; ví dụ BLDS của
CHLB Đức có quy định nhà thầu phải cung cấp sản phẩm “phù hợp với mục đích”;
Điều kiện hợp đồng mẫu của FIDIC cho hợp đồng thiết kế - xây dựng (Cả “Sách
Bạc , “Sách mầu Vàng và “Sách Vàng ) đều quy định rõ ràng về trách nhiệm này
của nhà thầu: “Khi hoàn thành, công trình phải phù hợp với mục đích đã được xác
định trong hợp đồng 199.

Luật Xây dựng (2014) và Luật Xây dựng sửa đổi (2020); Nghị định số
37/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng và Nghị
định số 50/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 37/2015/NĐ-CP; Thông tƣ
số 30/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng hƣớng dẫn hợp đồng EPC đều không có quy
định cụ thể về/liên quan đến trách nhiệm này của nhà thầu EPC. Chỉ trong Hợp
đồng mẫu ban hành kèm theo Thông tƣ số 30/2016/TT-BXD có điều khoản quy
định về trách nhiệm này của nhà thầu EPC tại Điều 4, Phạm vi công việc giống
trong mẫu hợp đồng của FIDIC. Mặc dù vậy, theo tác giả luận án, đây là trách
nhiệm mang tính tổng quát và cơ bản nhất của nhà thầu trong một hợp đồng EPC,
do đó cần phải đƣợc quy định cụ thể trong các điều luật quy định về nghĩa vụ, trách
nhiệm của nhà thầu EPC. Tại Điều 15 của Thông tƣ số 30/2016/TT-BXD quy định

198
R Venkata Raghavan, Dealing with “fit for purpose” obligation in international arbitrations, p. 210,
Proceeding of International Conferenc: Role of Arbitration in Engineering Contracts , 7-8/11/2014
199
Clause 4.1. Silve Book, Yellow Book, Gold Book

164
quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu trong việc quản lý thực hiện hợp đồng EPC
chƣa có quy định cụ thể về nghĩa vụ này của nhà thầu EPC.
7) Bổ sung quy định về phòng ngừa tranh chấp và thiết lập quy định về quy
trình giải quyết tranh chấp hợp đồng EPC bằng mô hình Ban xử lý tranh chấp
Các điều khoản về mô hình Ban xử lý tranh chấp trong Mẫu hợp đồng EPC
đƣợc ban hành kèm theo Thông tƣ số 30/2016/TT-BXD hoàn toàn chƣa đề cập đến
vai trò quan trọng của Ban xử lý tranh chấp trong việc phòng ngừa và tránh tranh
chấp – Một điểm đặc thù rất quan trọng của mô hình xử lý tranh chấp này so với các
mô hình giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thông thƣờng. Đặc biệt, với những dự
án EPC quy mô lớn thì vai trò này của Ban xử lý tranh chấp lại càng có ý nghĩa hơn.
Đây cũng là điều đã đƣợc khẳng định khi Điều kiện hợp đồng cho dự án EPC/Chìa
khoá trao tay của FIDIC “Sách Bạc đã đổi tên mô hình Ban xử lý tranh chấp từ
DAB (với tính chất là mô hình giải quyết vụ việc – các bên chỉ định thành viên Ban
xử lý tranh chấp khi phát sinh tranh chấp) trong phiên bản năm 1999 sang DAAB
trong phiên bản mới nhất năm 2017 (với tính chất là mô hình thƣờng trực) nhằm
nhấn mạnh vai trò “tránh tranh chấp của mô hình giải quyết tranh chấp này. Chính
vì vậy, mẫu hợp đồng EPC của Bộ Xây dựng cần cập nhật nội dung về vai trò
“tránh tranh chấp của mô hình Ban xử lý tranh chấp để các bên có thêm sự lựa
chọn mô hình Ban xử lý tranh chấp phù hợp với tính chất và yêu cầu cụ thể của dự
án. Nghị định số 37/2015/NĐ-CP cũng đã quy định Ban xử lý tranh chấp có thể
đƣợc nêu trong hợp đồng tại thời điểm ký kết hoặc thiết lập sau khi có tranh chấp
xảy ra200. Mặc dù vậy, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP không có quy định chi tiết về
mô hình Ban xử lý tranh chấp và không có quy định nào về vai trò tránh tranh chấp
của Ban xử lý tranh chấp. Thông tƣ số 30/2016/TT-BXD cũng không quy định cụ
thể về Ban xử lý tranh chấp mà chỉ đƣa ra các điều khoản về Ban xử lý tranh chấp
trong mẫu hợp đồng ban hành kèm theo Thông tƣ201.
Có thể thấy rằng: với tầm quan trọng của mô hình giải quyết tranh chấp
mang tính đặc thù cho hoạt động xây dựng là Ban xử lý tranh chấp mà các văn bản

200
Điều 45, Khoản 2, Điểm d, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
201
Bao gồm các khoản: 24.2, 24.3, 24.4, 24.7 và 24.8 – Mẫu hợp đồng EPC (Công bố kèm theo Thông tƣ
30/2016/TT-BXD hƣớng dẫn hợp đồng EPC

165
quy phạm pháp luật lại không quy định cụ thể về mô hình giải quyết tranh chấp này
là một thiếu sót lớn. Vì vậy, pháp luật cần có quy định hƣớng dẫn cụ thể những nội
dung quan trọng của mô hình giải quyết tranh chấp này, ví dụ nhƣ:
- Hƣớng dẫn cách thức chỉ định Ban xử lý tranh chấp. Đối với những dự án
quy mô lớn, cần khuyến nghị các bên thành lập mô hình Ban xử lý tranh chấp
thƣờng trực trong suốt quá trình thực hiện dự án.
- Quy định về quyền, nghĩa vụ của Ban xử lý tranh chấp. Trong đó, cần đặc
biệt chú trọng các quy định cụ thể hoá chức năng phòng ngừa và tránh tranh chấp
của mô hình giải quyết tranh chấp này trong mẫu hợp đồng;
- Quy định rõ hiệu lực của quyết định của Ban xử lý tranh chấp. Nên quy
định theo hƣớng quyết định có tính ràng buộc đối với các bên, nếu không bên nào
đƣa ra ý kiến phản đối trong thời gian xác định.
- Bên cạnh đó, pháp luật nên quy định rằng: quyết định của Ban xử lý tranh
chấp là điều kiện cần phải có, trƣớc khi các bên muốn đề nghị Trọng tài Thƣơng
mại hoặc Toà án giải quyết tranh chấp. Nói cách khác là các bên buộc phải giải
quyết tranh chấp thông qua Ban xử lý tranh chấp trƣớc. Sau đó, nếu bên nào không
đồng ý với quyết định của Ban xử lý tranh chấp thì mới đƣợc đƣa vụ việc ra Trọng
tài Thƣơng mại hoặc Toà án để đề nghị giải quyết.
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng Thiết
kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình ở Việt Nam
Hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam có thể đƣợc nâng
cao thông qua các giải pháp cụ thể nhƣ sau:
3.3.1. Cần nâng cao nhận thức và năng lực của các chủ thể giao kết hợp
đồng EPC (chủ đầu tư, nhà thầu) và của cơ quan quản lý nhà nước, người có
thẩm quyền quyết định đầu tư dự án đối với việc quản lý thực hiện dự án Thiết kế
- xây dựng nói chung và phương thức thực hiện dự án theo mô hình hợp đồng
EPC nói riêng
Các cơ quan quản lý nhà nƣớc bao gồm ngƣời có thẩm quyền quyết định đầu
tƣ dự án, cơ quan quản lý vốn nhà nƣớc… cần hiểu rõ tính chất và sự khác biệt của
việc thực hiện dự án theo phƣơng thức thiết kế - xây dựng so với việc thực hiện dự

166
án truyền thống, để từ đó có ứng xử phù hợp. Hợp đồng EPC/Chìa khoá trao tay
không phải là “chìa khoá vạn năng có thể phù hợp với mọi loại dự án nhằm giảm
thiểu rủi ro cho chủ đầu tƣ. Nếu so với DBB thì DB nói chung và EPC nói riêng có
nhiều ƣu điểm, lợi thế nhƣng nó cũng chỉ phù hợp để áp dụng trong những trƣờng
hợp cụ thể với những điều kiện xác định.
Với một thị trƣờng xây dựng đầy biến động và nhiều rủi ro nhƣ hiện nay,
EPC hay bất kỳ một phƣơng thức thực hiện dự án nào khác cũng sẽ không mang lại
hiệu quả nếu những ngƣời thay mặt Nhà nƣớc, thay mặt nhân dân để quyết định đầu
tƣ dự án và trực tiếp quản lý việc thực hiện dự án “bất cẩn trong việc lựa chọn
ngƣời thực hiện dự án, “cẩu thả trong việc đƣa ra các “Yêu cầu của chủ đầu tƣ và
giao kết hợp đồng; “yếu kém trong việc kiểm soát quá trình thực hiện hợp đồng,
đồng thời khung pháp lý thiếu đồng bộ và chặt chẽ thì việc thất bại của dự án là
điều có thể thấy trƣớc. Vì vậy, bên cạnh việc hoàn thiện các quy định pháp luật một
cách đồng bộ, chặt chẽ thì chủ đầu tƣ cần phải nâng cao năng lực và tinh thần trách
nhiệm trong việc đàm phán và giao kết hợp đồng, vì một khi hợp đồng đã đƣợc giao
kết, đó chính là “luật đối với các bên, bắt buộc các bên phải tuân thủ.
Mặt khác, pháp luật cũng cần phải quy định các chế tài một cách đầy đủ và
nghiêm khắc hơn trong việc xử lý các trƣờng hợp ngƣời có thẩm quyền vi phạm
pháp luật khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ giao kết, thực hiện hợp đồng EPC.
Nhà nƣớc cần xây dựng chiến lƣợc và biện pháp để nâng cao năng lực, đồng
thời gắn trách nhiệm cụ thể của các chủ thể quản lý đối với việc đầu tƣ xây dựng
công trình. Trong đó, cần tổ chức, sắp xếp Ban quản lý dự án thành hai bộ phận chức
năng chuyên biệt là: Bộ phận quản lý tiền hợp đồng và Bộ phận quản lý thực hiện
hợp đồng; từ đó mà có chiến lƣợc xây dựng đội ngũ Ban quản lý dự án hoạt động một
cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Cần lƣu ý thực hiện một số vấn đề cụ thể nhƣ sau:
Đối với bộ phận chuyên trách quản lý tiền hợp đồng: Để khắc phục tình trạng
yếu kém trong việc thiết lập Hồ sơ mời thầu (Yêu cầu của chủ đầu tƣ), tình trạng
thiết lập hợp đồng sơ sài, thiếu chặt chẽ; tình trạng bỏ giá thầu thấp để trúng thầu
hiện nay cũng nhƣ sự thiếu minh bạch, công bằng trong đấu thầu, bộ phận này cần

167
đƣợc tăng cƣờng năng lực trong khâu thiết lập Yêu cầu của chủ đầu tƣ; Cần nâng
cao kỹ năng soạn thảo và đàm phán hợp đồng; Cần trau dồi kỹ năng điều tra về giá
dự thầu. Đồng thời, Nhà nƣớc cần tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra chuyên
sâu về đấu thầu, đặc biệt là các gói thầu có quy mô lớn, phức tạp, các gói thầu chỉ
định thầu để kịp thời phát hiện và ngăn chặn ngay từ đầu các hành vi vi phạm.
Đối với bộ phận chuyên trách quản lý thực hiện hợp đồng: Đội ngũ nhân lực
này cần đƣợc đào tạo bài bản, chuyên sâu và có chứng chỉ về quản lý hợp đồng.
Đối với nhà thầu nói chung, trong đó có nhà thầu EPC, Nhà nƣớc cần phải
thiết lập Hệ thống đánh giá năng lực nhà thầu, trong đó bao gồm và cập nhật thƣờng
xuyên việc đánh giá kết quả hoạt động của nhà thầu. Điều này một mặt khuyến
khích các nhà thầu tự cố gắng nâng cao năng lực; mặt khác góp phần khắc phục tình
trạng nhà thầu có hồ sơ dự thầu tốt nhƣng thực tế thực hiện lại yếu kém. Đây có thể
coi là một bộ “Hồ sơ mở về nhà thầu để giúp đánh giá nhà thầu một cách đầy đủ và
toàn diện khi đánh giá hồ sơ dự thầu.
3.3.2. Các trường đào tạo chuyên ngành xây dựng cần cập nhật và cải tiến
chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành xây dựng
Đối với đào tạo bậc đại học, các trƣờng đại học đào tạo về xây dựng hiện nay
vẫn thiên về đào tạo theo một chuyên ngành hẹp. Trong khi đó, xu hƣớng quản lý
dự án và quản lý hợp đồng hiện đại đang đặt ra yêu cầu về một đội ngũ tƣ vấn xây
dựng độc lập và toàn diện chứ không chỉ đơn thuần là các “thợ vẽ hay “đốc công .
Đồng thời, cần nghiên cứu và bổ sung lĩnh vực quản lý hợp đồng xây dựng
vào chuyên ngành đào tạo xây dựng. Đây là một lĩnh vực chuyên môn cần đƣợc đào
tạo một cách bài bản, hoạt động chuyên môn có điều kiện nên cần đƣợc đào tạo và
cấp chứng chỉ theo quy định.
Bên cạnh đó, cần đƣa môn học Đạo đức nghề nghiệp vào giảng dạy bắt buộc
ở các trƣờng có đào tạo cán bộ chuyên ngành xây dựng. Trong đó, nhà trƣờng cần
giảng dạy cho sinh viên về tinh thần trung thực và hợp tác trong hoạt động xây
dựng. Đối với quản lý dự án xây dựng hiện đại thì tƣ tƣởng “cùng thắng theo triết
lý “hợp đồng quan hệ và các mô hình đối tác, cộng tác đã cho thấy những hiệu quả
đáng kể giúp cải thiện môi trƣờng hoạt động xây dựng vốn đã phức tạp và nhiều rủi

168
ro. Chính vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng, các sinh viên học ngành
xây dựng - những nhà hoạt động nghề nghiệp tƣơng lai - cần đƣợc định hƣớng và
rèn luyện những phẩm chất nghề nghiệp quan trọng này.
Đồng thời, các cơ sở đào tạo cần tăng cƣờng liên kết đào tạo với các tổ chức
chuyên môn quốc tế có uy tín nhằm đào tạo và cấp chứng chỉ quốc tế cho các kỹ sƣ
có trình độ cao đáp ứng điều kiện hội nhập vào sân chơi quốc tế hiện nay của ngành
công nghiệp xây dựng.
3.3.3. Nhà nước cần thiết lập cơ chế và các giải pháp cụ thể nhằm thúc
đẩy sự tham gia tích cực, có hiệu quả của các tổ chức chuyên môn trong việc
nâng cao nhận thức, đào tạo công tác quản lý thực hiện dự án nói chung và
quản lý thực hiện hợp đồng EPC nói riêng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại
theo chuẩn quốc tế
Thực tiễn hoạt động xây dựng quốc tế cũng nhƣ ở các quốc gia phát triển đã
ghi nhận vai trò và sự đóng góp to lớn của các tổ chức chuyên môn. Đối với việc
giao kết, thực hiện và quản lý hợp đồng xây dựng nói riêng, vai trò của tổ chức
chuyên môn đã đƣợc thể hiện rõ trên các phƣơng diện nhƣ: Soạn thảo, ban hành
hoặc hỗ trợ Chính phủ soạn thảo ban hành các hợp đồng mẫu trong hoạt động xây
dựng; đào tạo chuyên sâu về hợp đồng xây dựng và quản lý hợp đồng xây dựng;
nguồn nhân lực chủ đạo tham gia hoà giải, làm nhân chứng chuyên gia trong giải
quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng.
Ở Việt Nam, các tổ chức chuyên môn này đƣợc định danh là các tổ chức xã
hội - nghề nghiệp. Có thể kể đến các tổ chức nhƣ: Tổng hội Xây dựng Việt Nam,
Hiệp hội các Nhà thầu Việt Nam, Hội Kiến trúc sƣ Việt Nam v.v… Các tổ chức xã
hội - nghề nghiệp này vẫn đang hoạt động tích cực và có nhiều đóng góp cho hoạt
động chuyên môn và phát triển ngành công nghiệp xây dựng nói chung. Nhƣng xét
về ba khía cạnh vừa đƣợc đề cập thì vai trò của các hiệp hội chƣa thực sự đƣợc thể
hiện rõ nét. Do đó, Nhà nƣớc cần có cơ chế và các biện pháp thúc đẩy hoạt động
của các Hiệp hội nghề nghiệp một cách có định hƣớng và bài bản hơn. Riêng đối
với vấn đề công bố các hợp đồng mẫu, đào tạo chuyên sâu về hợp đồng xây dựng và

169
quản lý hợp đồng xây dựng, các Hiệp hội chuyên môn về xây dựng cần thúc đẩy và
mở rộng hợp tác quốc tế và liên kết với các hiệp hội chuyên môn khác (thí dụ nhƣ
Hội Luật gia Việt Nam) thì mới có thể làm tốt vai trò của mình. Nhà nƣớc có thể
giao cho các hiệp hội chịu trách nhiệm đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo chuyên sâu
về các mẫu hợp đồng quốc tế và quản lý hợp đồng theo chuẩn quốc tế để khắc phục
tình trạng các chủ đầu tƣ và nhà thầu Việt Nam sử dụng mẫu hợp đồng quốc tế
nhƣng lại chƣa nắm vững các mẫu hợp đồng này dẫn đến lúng túng từ khâu soạn
thảo hợp đồng cho tới khâu quản lý thực hiện hợp đồng. Điều này đóng vai trò rất
quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Yêu cầu cơ bản tối thiểu đầu
tiên mà chủ đầu tƣ cũng nhƣ nhà thầu Việt Nam cần trang bị khi tham gia vào sân
chơi quốc tế là hiểu “luật chơi . Nếu chúng ta không chú trọng công tác này, thì
việc chúng ta bị ngƣời khác lợi dụng, trục lợi hoặc gặp tranh chấp bất lợi là khó
tránh khỏi.
Bên cạnh đó, nguyên tắc “thiện chí đã đƣợc ghi nhận một cách rõ ràng
trong pháp luật Việt Nam. “Thiện chí chính là một trách nhiệm pháp lý của các
bên khi giao kết, thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, việc cụ thể hoá nguyên tắc
quan trọng này trong giao kết và thực hiện hợp đồng nói chung và hợp đồng xây
dựng nói riêng vẫn chƣa thực sự hiệu quả. Sự xuất hiện của các mô hình thực
hiện dự án nhƣ Đối tác dự án, Liên minh dự án… và mẫu hợp đồng NEC đƣợc
dựa trên lý thuyết “hợp đồng quan hệ chính là sự cụ thể hoá nguyên tắc “thiện
chí trong giao kết và thực hiện hợp đồng xây dựng hiện đại. Ở Việt Nam hiện
nay, trong giới nghiên cứu cũng nhƣ trong thực tiễn hoạt động xây dựng, các mô
hình này cũng nhƣ mẫu hợp đồng NEC vẫn còn chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi. Do
vậy, trong thời gian tới, các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hoạt động xây
dựng và các cơ sở đào tạo, các tổ chức chuyên môn cần có định hƣớng và triển
khai việc nghiên cứu, phổ biến và đào tạo về các mô hình Đối tác dự án, Liên
minh dự án và mẫu hợp đồng NEC để các bên hiểu rõ và có thêm sự lựa chọn khi
triển khai thực hiện dự án của mình.

170
3.3.4. Tăng cường áp dụng các công cụ và cách thức quản lý dự án, quản
lý hợp đồng hiện đại như mô hình thông tin công trình (BIM), cách thức thực
hiện dự án tích hợp (IDP hay IPM), tinh gọn vào việc quản lý dự án và quản lý
hợp đồng theo mô hình EPC
Mô hình thông tin công trình (BIM) là quy trình tạo lập và sử dụng mô hình
thông tin trong các khâu thiết kế, xây dựng và vận hành của công trình. Với vai trò
là một cơ sở dữ liệu bao trùm toàn bộ vòng đời của công trình, BIM bao hàm các
mối liên hệ logic về mặt không gian, kích thƣớc, số lƣợng, vật liệu, và các đặc tính
của các bộ phận công trình. Khả năng kết hợp thông tin các bộ phận công trình với
các thông tin về định mức, đơn giá, tiến độ thi công, chế độ vận hành bảo dƣỡng...
ngày càng trở thành xu hƣớng tất yếu của ngành xây dựng để tối ƣu hoá việc thiết
kế, thi công và quản lý công trình.
Các lợi ích khi áp dụng BIM trong thiết kế đã đƣợc tổng kết nhƣ sau: Nhanh
chóng đƣa ra nhiều phƣơng án thiết kế để phân tích chọn phƣơng án tối ƣu cũng
nhƣ phân tích mức độ tiêu hao năng lƣợng của các giải pháp thiết kế, cung cấp các
công cụ hỗ trợ phân tích và thiết kế theo hƣớng bền vững môi trƣờng. Đồng thời,
cần tăng năng suất thiết kế, giúp cho việc điều chỉnh thiết kế đƣợc thực hiện nhanh
và ít sai sót; hơn nữa còn phát hiện sớm các điều kiện thi công khó khăn từ khi thiết
kế để đƣa ra giải pháp phù hợp. Trong thi công xây lắp, việc áp dụng BIM giúp tăng
năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian. BIM giúp xây dựng mô
hình và bản vẽ hoàn công chính xác nhƣ hiện trạng, xây dựng kế hoạch duy tu, bảo
trì công trình và tính toán chi phí duy tu, bảo trì chi tiết ngay từ khi thiết kế. Ngoài
ra còn có sự thuận lợi cho công tác tính và phân tích chi phí toàn vòng đời của bộ
phận công trình, từ hiệu quả trong quản lý, vận hành đến việc phân tích và báo cáo
việc sử dụng không gian, tối ƣu hóa chi phí vận hành.
Từ cuối những năm 1990, BIM đã bắt đầu đƣợc miêu tả nhƣ là một phƣơng
tiện để khắc phục sự yếu kém trong quản lý và tƣơng tác dữ liệu của ngành công
nghiệp xây dựng202 mặc dù nó đã ra đời từ những năm 1970 và đến năm 2010, một

202
Jason Underwood and Umit Isikdag, Handbook of Research on Building Information Modeling and
Construction Informatics: Concepts and Technologies, Preaface, Information Sience Reference, 2010

171
phần các quy trình BIM đã đƣợc chuẩn hoá. Một trong những bộ tiêu chuẩn quan
trọng nhất đƣợc ban hành lúc đó là Bộ Thông số kỹ thuật công khai (PAS) 1192-2
của Tiêu chuẩn Anh, sau này trở thành Tiêu chuẩn quốc tế ISO 19650203. Hiện nay,
Anh, cùng với một số quốc gia nhƣ Mỹ, Úc, Phần Lan, Hàn Quốc và Singapore là
những quốc gia đi đầu về ứng dụng BIM. Trong đó, Chính phủ Anh yêu cầu áp
dụng BIM ở cấp độ 2 đối với tất cả các dự án đầu tƣ công ở Anh từ năm 2016. Ở
Mỹ, BIM đƣợc áp dụng phổ biến cho tất cả các dự án xây dựng của Chính phủ và
của tƣ nhân, trong đó phải kể đến vai trò đóng góp của Viện Kiến trúc sƣ Hoa Kỳ
(AIA) đã cung cấp một bộ mẫu hợp đồng cho các dự án có áp dụng BIM. Ở Châu
Á, Singapore hiện là quốc gia đang áp dụng BIM theo các tiêu chuẩn cao nhất của
thế giới. Ngoài Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc cũng là các quốc
gia chú trọng và phát triển việc ứng dụng BIM ở Châu Á.
Ở Việt Nam, việc áp dụng BIM đã đƣợc quy định trong Luật Xây dựng
(2014)204. Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản
lý dự án đầu tƣ xây dựng cũng dành hẳn một điều luật quy định về việc ứng dụng
mô hình thông tin công trình và giải pháp công nghệ số205. Trong Đề án tái cơ cấu
ngành Xây dựng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trƣởng theo hƣớng nâng cao chất
lƣợng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014 – 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 26/1/2015 cũng xác định
việc ứng dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) là một trong các giải pháp chủ
yếu thực hiện mục tiêu nêu ra tại Đề án. Một số đơn vị quản lý nhà nƣớc đã bƣớc
đầu chuẩn bị cho việc áp dụng BIM cho công trình thuộc ngành của mình (nhƣ giao
thông, y tế, thủy lợi). Đặc biệt, Sở Giao thông vận tải TP. HCM đã có bƣớc đi tiên
phong khuyến khích ứng dụng BIM vào toàn ngành giao thông trên địa bàn thành
phố. Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Đề án áp dụng Mô hình thông tin công
trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý, vận hành công trình tại Quyết
203
Ghang Lee and Andre Borrmann, Bim Policy and Management, Construction Management and
Economics Journal, Volume 38, 2020-Issue 5.
204
Điều 4, Khoản 3 và Điều 66, Khoản 1, Luật Xây dựng (2014)
205
Xem Điều 6, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tƣ
xây dựng

172
định số 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 tập hợp sức mạnh tổng thể của các cơ quan
quản lý nhà nƣớc, doanh nghiệp, toàn nhân lực ngành xây dựng để tiến hành triển
khai áp dụng BIM đồng bộ, nhanh chóng và có hiệu quả cao. Nhƣ vậy, về mặt
khung chính sách và pháp luật, chúng ta đã có các bƣớc đi ban đầu cho việc ứng
dụng BIM ở Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải có các bƣớc đi cụ thể để hiện thực hoá
các chính sách, chủ trƣơng này. Trong đó, nhiệm vụ cơ bản nhất là xây dựng hành
lang pháp lý để áp dụng BIM. Cách thức mà các quốc gia đang làm đó là thiết lập
các mẫu hợp đồng cơ bản có nội dung áp dụng BIM. Trong đó phải kể đến một số
mẫu hợp đồng thông dụng nhƣ Mẫu Điều kiện riêng về hợp đồng (BIM BCA BIM
PC) của Cơ quan quản lý xây dựng Singapore; Mẫu CIC/BIM Pro của Hội đồng
Công nghiệp Xây dựng Anh; Mẫu X10 trong bộ hợp đồng NEC4 của Hiệp hội Kỹ
sƣ xây dựng Anh; Hƣớng dẫn BIM trong bộ Hợp đồng FIDIC 2017 của Hiệp hội kỹ
sƣ tƣ vấn quốc tế FIDIC. Trong đó, mỗi mẫu có một cách tiếp cận khác nhau về
việc điều chỉnh hợp đồng trong các dự án áp dụng BIM: Đó có thể là một mẫu phụ
lục BIM duy nhất cho tất cả các loại hợp đồng và dùng chung cho tất cả các loại dự
án theo cách tiếp cận của Mẫu CIC/BIM Pro của Anh và Mẫu BCA BIM PC của
Singapore; hoặc một bộ mẫu gồm nhiều phụ lục BIM cho từng loại hợp đồng và
từng loại dự án theo cách tiếp cận của Mẫu X10 trong bộ hợp đồng NEC4 của Anh;
hoặc đƣa ra hƣớng dẫn chung để tự điều chỉnh những khoản cần sửa trong hƣớng
dẫn BIM Advisory Notes của bộ hợp đồng FIDIC 2017206. Hiện nay, Bộ Xây dựng
đã ban hành Quyết định số 1057/QĐ-BXD ngày 11/10/2017 hƣớng dẫn tạm thời áp
dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong giai đoạn thí điểm, trong đó phần II
bao gồm một số nội dung hợp đồng mẫu cho các dự án áp dụng BIM, gồm hƣớng
dẫn chung và một mẫu Phụ lục BIM và Quyết định 348/QĐ-BXD công bố hƣớng
dẫn chung áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM). Tuy nhiên, đây không phải
là văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, việc thiết lập mẫu hợp đồng áp dụng BIM
của Việt Nam cần nghiên cứu về các cách tiếp cận khác nhau trong một số mẫu hợp
đồng thông dụng nêu trên để xây dựng mẫu hợp đồng phù hợp và cần đƣợc ban
206
Nguyễn Nam Trung (2019), Mẫu phụ lục hợp đồng cho dự án áp dụng mô hình thông tin công trình, Tạp
chí Kinh tế xây dựng số 4/2019, tr. 47-51

173
hành dƣới hình thức đi kèm văn bản quy phạm pháp luật, ví dụ nhƣ Thông tƣ của
Bộ Xây dựng.
Đặc biệt, với phƣơng thức thực hiện dự án tích hợp, xây dựng tinh gọn (IDP,
Lean Construction) thì BIM là một công cụ không thể thiếu trong quản lý thực hiện
dự án hiện đại. Nếu nhƣ với cách thức thực hiện dự án truyền thống, thời điểm tham
gia vào dự án của các thành phần rất khác biệt, dẫn đến cơ hội hợp tác rất thấp,
thậm chí không thể xảy ra. Trong giai đoạn tiền thiết kế, thông tin của dự án chỉ do
hai bộ phận có trách nhiệm là chủ đầu tƣ và nhà thầu thiết kế cùng làm việc với
nhau. Trong khi đó, phƣơng thức thực hiện dự án tích hợp sẽ tạo điều kiện tối đa để
tất cả các bên có liên quan của dự án cùng hợp tác làm việc một cách sớm nhất. Với
cách thức quản lý dự án hiện đại và sự hỗ trợ của các công cụ nhƣ BIM, vấn đề
minh bạch, bình đẳng giữa các bên để khai thác lợi ích, cho dù là cơ quan quản lý
nhà nƣớc hay các tổ chức cá nhân sẽ đƣợc đảm bảo. Cơ chế “xin – cho sẽ khó có
cơ hội phát triển trong nghành xây dựng, khi BIM trở nên phổ biến và đƣợc nhận
thức đầy đủ207.
3.3.5. Thử nghiệm vận dụng mô hình Đối tác dự án, Liên minh dự án trong
các dự án thực hiện theo phương thức EPC. Đây là những mô hình đã được chứng
minh là có khả năng giảm thiểu tranh chấp phát sinh giữa các bên, hạn chế rủi ro
cũng như tăng cường lợi ích cho mỗi bên (đôi bên cùng có lợi), cùng đi tới mục tiêu
cuối cùng là thực hiện thắng lợi dự án trên tinh thần “ win - win”
Trong bài viết “Alliance Contracting Eliminates the Risk of EPC
208
Contracts , tác giả đã nhận định: “Hợp đồng liên minh dự án thúc đẩy văn hóa
dự án “không có lỗi” và củng cố nó bằng cách áp dụng các khuyến khích tài chính
để đạt được các mục tiêu dự án chính đã được thống nhất. Các mục tiêu này dựa
trên chi phí mục tiêu của dự án được thiết lập trước do tất cả các thành viên của
nhóm liên minh phát triển và đồng ý. Thỏa thuận Liên minh thường bao gồm Điều
lệ Liên minh, điều khoản không tranh chấp hoặc kiện tụng và các điều khoản kinh
207
Nguyễn Phƣớc Thiện, Trần Trí Thông, BIM ở Việt Nam và câu chuyện thay đổi cách làm việc, Tạp chí
Kiến trúc số 3, 2017.
208
Joseph Grynbaum, Alliance Contracting Eliminates the Risk of EPC Contracts, Power Engineering
Barrington then Tulsa, 108(7): 56-60, 7/2004

174
doanh, bao gồm các điều khoản thanh toán và các quy định về tiền thưởng và hình
phạt được thiết lập chung. Thoả thuận liên minh dự án cung cấp cho các chủ đầu
tư, nhà thầu và người cho vay trong ngành điện một giải pháp đã được chứng minh
hiệu quả về chi phí và thiết thực để khắc phục các vấn đề tài chính khó khăn trong
mô hình EPC truyền thống nhờ các bên làm việc cùng nhau trong một liên minh
hợp tác chia sẻ rủi ro thay vì tiếp tục khổ sở với các phương pháp EPC chuyển đổi
rủi ro thất bại của quá khứ”. Có thể thấy cùng với sự phát triển của ngành công
nghiệp xây dựng cũng nhƣ những biến động của thị trƣờng xây dựng đã làm cho mô
hình EPC/Turnkey truyền thống đang bộc lộ những hạn chế khó có thể khắc phục
đƣợc. Điều đó dẫn đến sự thất bại của nhiều dự án EPC truyền thống trên thế giới
và cả ở Việt Nam. Xu hƣớng hợp tác thay vì đối đầu có thể là giải pháp cho hoạt
động giao kết và thực hiện hợp đồng EPC hiện nay ở Việt Nam.
Kết luận chƣơng 3
1. Những tồn tại, hạn chế của các quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng
EPC dẫn đến nhiều khó khăn, vƣớng mắc và không đạt đƣợc mục tiêu của dự án khi
thực hiện theo phƣơng thức EPC. Điều đó đã đặt ra nhu cầu cấp bách về việc hoàn
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt
Nam trong trong thời gian tới.
2. Việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam cần đƣợc đặt trong
mối quan hệ tổng thể với các quy định chung về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự (2015),
quy định về hợp đồng thƣơng mại trong Luật Thƣơng mại (2005) và quy định của Luật
Đấu thầu (2017) về lựa chọn nhà thầu và hợp đồng, nhằm đảm bảo tính đồng bộ và
thống nhất của các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng EPC.
3. Hợp đồng EPC là đại diện cho một phƣơng thức thực hiện dự án khác biệt
so với phƣơng thức truyền thống nên cần phải có sự thay đổi toàn diện trong các
quy định pháp luật gắn với toàn bộ quá trình đầu tƣ xây dựng, từ khâu chuẩn bị dự
án đến thực hiện dự án và kết thúc dự án đƣa công trình vào khai thác sử dụng, cũng
nhƣ việc giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên trong quá trình thực hiện dự
án. Đặc biệt, trong đó các quy định liên quan đến hồ sơ mời thầu (Yêu cầu của chủ

175
đầu tƣ); lựa chọn nhà thầu và kiểm soát năng lực của nhà thầu thực hiện dự án;
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên; quản lý hợp đồng và giải quyết tranh
chấp hợp đồng đóng vai trò then chốt đối với việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng
EPC ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, các giải pháp nhằm nâng cao năng lực của
các bên trong hợp đồng; đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao; tăng cƣờng vai trò
của các tổ chức chuyên môn và nghiên cứu vận dụng các công cụ, phƣơng thức
quản lý dự án hiện đại đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả thi
hành pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam hiện nay.

176
KẾT LUẬN

EPC là một phƣơng thức thực hiện dự án hiện đại và đã đƣợc chứng minh là
đem lại hiệu quả đầu tƣ xây dựng nhờ đảm bảo đƣợc hai yếu tố quan trọng hàng đầu
là giới hạn ngân sách và thời hạn hoàn thành. Với EPC, chủ đầu tƣ chỉ cần tiếp nhận
công trình và sẵn sàng vận hành khai thác.
1. Hợp đồng EPC là loại hợp đồng hỗn hợp và mang tính chuyên ngành rõ
rệt. Vì vậy, các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng EPC có nhiều tầng
nấc và nhiều loại. Điều này đòi hỏi sự thống nhất và đồng bộ trong pháp luật về hợp
đồng EPC nhằm tạo hành lang pháp lý chuẩn mực cho các bên trong giao kết và
thực hiện hợp đồng EPC.
2. Hợp đồng EPC đƣợc đặc trƣng bởi một đầu mối chịu trách nhiệm thực
hiện tất cả các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng
công trình và tính chất trách nhiệm của nhà thầu EPC là phải hoàn thành công trình
đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tƣ trong hợp đồng. Do đó, các quy định pháp luật điều
chỉnh quan hệ hợp đồng EPC phải tƣơng thích với các đặc trƣng này nhằm giúp cho
dự án vận hành đúng theo quy trình và bản chất của hợp đồng EPC.
3. Để xây dựng các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng
EPC phù hợp với những đòi hỏi của thực tiễn, cần nghiên cứu và đánh giá những
tác động của các yếu tố nhƣ kinh tế, chính trị và hội nhập làm cơ sở xem xét sự
hoàn thiện của pháp luật thực định và sự phù hợp khi áp dụng trên thực tiễn. Việt
Nam cần tham khảo kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của các quốc gia đã đạt đƣợc
những thành tựu nhất định đối với EPC và thông lệ quốc tế về EPC.
4. Pháp luật về hợp đồng EPC là một bộ phận của pháp luật chuyên ngành
xây dựng nói riêng và pháp luật dân sự nói chung. Nội dung cơ bản của pháp luật
điều chỉnh quan hệ hợp đồng EPC gồm các nhóm quy định về chủ thể của hợp
đồng, giao kết hợp đồng, nội dung hợp đồng, hình thức hợp đồng và giải quyết
tranh chấp hợp đồng. Việc chỉ ra những yếu tố đặc trƣng cũng nhƣ thông lệ quốc tế
của mỗi nhóm quy định này dƣới góc độ lý luận có ý nghĩa quan trọng trong việc
đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật thực định, đồng thời là thƣớc đo để đánh
giá sự phù hợp của các quy định đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành.

177
5. Mặc dù đã hình thành khung pháp lý điều chỉnh quan hệ hợp đồng EPC
nhƣng những quy định của pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam vẫn bộc lộ
nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến việc thực hiện dự án theo phƣơng thức EPC ở Việt
Nam chƣa đạt đƣợc hiệu quả mong muốn, thậm chí là thất bại. Chính vì vậy, yêu
cầu đối với việc hoàn thiện các quy định pháp luật là đòi hỏi cấp thiết hiện nay.
Trong đó, quá trình hoàn thiện pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam cần theo sát
các định hƣớng cơ bản nhƣ: 1) Pháp luật về hợp đồng EPC phải trở thành công cụ
giúp nhà nƣớc quản lý hợp đồng EPC một cách đồng bộ và hiệu quả, đồng thời thiết
lập một hành lang pháp lý bình đẳng và hợp tác giữa các bên chủ thể của hợp đồng,
giảm thiểu tranh chấp hợp đồng; 2) Bảo đảm sự phù hợp trong các quy định của
pháp luật về hợp đồng EPC với định hƣớng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nói
chung của Nhà nƣớc; 3) Đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong quy định pháp luật
về hợp đồng EPC; 4) Tăng cƣờng tính hội nhập quốc tế trong hoàn thiện pháp luật
về hợp đồng EPC, nội luật hóa các điều ƣớc quốc tế, thúc đẩy công tác quản lý hợp
đồng ở Việt Nam theo chuẩn quốc tế; từ đó tăng sức thu hút của thị trƣờng xây
dựng trong nƣớc và tạo điều kiện để doanh nghiệp xây dựng Việt Nam vƣơn ra thị
trƣờng thế giới; 5) Xây dựng đồng bộ các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp
đồng EPC với các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, tăng cƣờng tính
khả thi và hiệu quả thực tế.
6. Việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành của pháp luật về hợp đồng
EPC ở Việt Nam trong thời gian tới cần tập trung vào những quy định và giải pháp
sau đây:
Một là, đồng bộ hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp
đồng EPC phù hợp với tính chất của hợp đồng EPC (cũng tức là cách thức thực hiện
dự án theo mô hình EPC) xuyên suốt từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến giai đoạn thực
hiện dự án và giải quyết tranh chấp hợp đồng. Đồng thời, cần khắc phục sự mâu
thuẫn, chồng chéo, đảm bảo tính thống nhất trong quy định của các văn bản pháp
luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng EPC. Trong đó, về tổng thể, cần sửa đổi quy định
về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng trong Luật Xây dựng tƣơng ứng với các phƣơng
thức thực hiện dự án khác nhau.

178
Hai là, quy định cụ thể điều kiện năng lực của các chủ thể tham gia quan hệ
hợp đồng EPC cũng nhƣ có các giải pháp nhằm nâng cao năng lực của các chủ thể
này đối với việc quản lý thực hiện hợp đồng EPC.
Ba là, chú trọng điều chỉnh phù hợp và chặt chẽ giai đoạn chuẩn bị dự án bao
gồm các quy định liên quan đến hồ sơ mời thầu của chủ đầu tƣ, lựa chọn nhà thầu
EPC, đàm phán ký kết hợp đồng.
Bốn là, các quy định liên quan đến quản lý nhà nƣớc, quản lý hợp đồng,
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong giai đoạn thực hiện hợp đồng,
mẫu hợp đồng cần phải đƣợc chú trọng sửa đổi nhằm khắc phục những rào cản đối
với việc thực hiện dự án theo phƣơng thức EPC, tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho
việc thực hiện hợp đồng EPC.
Năm là, hoàn thiện quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng mô hình
Ban xử lý tranh chấp – mô hình giải quyết tranh chấp đặc thù đối với các tranh chấp
hợp đồng xây dựng nhằm phát huy tác dụng phòng ngừa tranh chấp và giải quyết
tranh chấp thuận lợi hơn so với các cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng truyền
thống là thông qua trọng tài và toà án.
Sáu là, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng EPC ở Việt Nam
thông qua các giải pháp nâng cao năng lực của các bên chủ thể hợp đồng; đào tạo
nguồn nhân lực chất lƣợng cao; tăng cƣờng vai trò của các tổ chức chuyên môn và
nghiên cứu vận dụng các công cụ, phƣơng thức quản lý dự án hiện đại.
Pháp luật về hợp đồng EPC là một bộ phận của pháp luật xây dựng và pháp
luật dân sự, tạo hành lang pháp lý cho quan hệ hợp đồng EPC vận hành. Việc thiết
lập đƣợc một hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất và phù hợp điều chỉnh quan hệ
hợp đồng EPC sẽ giúp cho các dự án đƣợc thực hiện theo phƣơng thức EPC ở Việt
Nam vận hành theo đúng quỹ đạo, phát huy đƣợc những ƣu thế của việc thực hiện
dự án theo phƣơng thức này, mang lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tƣ nói riêng và nền
kinh tế nói chung.

179
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Đặng Hoàng Mai (2016), “Nghiên cứu mô hình Ban xử lý tranh chấp hợp
đồng xây dựng theo thông lệ quốc tế và một số đề xuất đối với Việt Nam , Chủ nhiệm,
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng, Trƣờng Đại học Xây dựng.
2. Đặng Hoàng Mai (2018), “Nghiên cứu vận dụng hợp đồng NEC cho dự án
đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC ở Việt
Nam”, Chủ nhiệm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng, Trƣờng Đại học Xây dựng.
3. Đặng Hoàng Mai (2020), “Đặc điểm của Hợp đồng Thiết kế, cung cấp thiết bị
công nghệ và thi công xây dựng công trình (EPC) – Nhìn từ góc độ pháp lý”, Tạp chí
Khoa học Kiểm sát, số chuyên đề 03(40)/2020, tr. 109-115.
4. Đặng Hoàng Mai (2020), “Giải quyết tranh chấp hợp đồng Thiết kế, cung cấp
thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (EPC) bằng mô hình Ban xử lý
tranh chấp”, Tạp chí Công thƣơng, số 23 – tháng 9/2020, tr. 61-69.
.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Các văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật


1. Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW
ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
2. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 30/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng
Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2016), Thông tư số 11/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn
lập hồ sơ mời thầu thiết kế, cung cấp hàng hoá và xây lắp (EPC)
4. Chính phủ (2015), Nghị định số 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng
xây dựng
5. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư
xây dựng
6. Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và
bảo trì công trình xây dựng
7. Chính phủ (2021), Nghị định số 50/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 37/205/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng
8. Chính phủ (2021), Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội
dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
9. Chính phủ (2021), Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội
dung vê quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
10. Chính phủ (2021), Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư
xây dựng
11. Chính phủ (2017), Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hoà giải thương mại
12. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng
13. Quốc hội (2020), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
14. Quốc hội (2013), Luật Đấu thầu
15. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự
16. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng dân sự
17. Quốc hội (2005), Luật Thương mại
18. Thủ tƣớng Chính phủ (2019), Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 2/10/2019
Phê duyệt đề án hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp
hợp đồng bằng phương thức trọng tài thương mại, hoà giải thương mại
19. Thủ tƣớng Chính phủ (2015), Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 26/1/2015
Phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành xây dựng gắn với chuyển đổi mô hình tăng
trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh
giai đoạn 2014-2020
B. Các tài liệu tham khảo khác
Tài liệu Tiếng Việt
20. Nguyễn Ngọc Anh (2015), “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại
các Ban quản lý dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện thuộc Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam , Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Xây dựng;
21. Báo Điện tử Chính phủ nƣớc CH XHCN Việt Nam, 12 dự án “đắp chiếu
ngành công thƣơng: Giải pháp nào khi không xử lý đƣợc tranh chấp hợp đồng
EPC?, http://baochinhphu.vn/Kinh-te/12-du-an-dap-chieu-nganh-cong-thuong-
Giai-phap-nao-khi-khong-xu-ly-duoc-tranh-chap-hop-dong-EPC/396191.vgp
truy cập ngày 28/6/2020
22. Ban Quản lý dự án Cầu Rồng (2012), “Nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu
thực hiện hợp đồng EPC , web site của Sở Giao thông Vận tải Thành phố Đà
Nẵng, sgtvt.danang.gov.vn (20/11/).
23. Ngô Huy Cƣơng (2013), Giáo trình Luật Hợp đồng (phần chung), Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
24. Bùi Thị Bích Diệp (2010), “Một số giải pháp đẩy mạnh việc áp dụng hình thức
tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng (tổng thầu
EPC) , Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Xây dựng.
25. Nguyễn Mạnh Dũng và Đặng Vũ Minh Hà, “Thiệt hại ước tính – Liquidated
Damages tại http://dzungsrt.com/wp-content/uploads/2016/01/12312014-
Liquidated-damages.pdf truy cập ngày 20/6/2020
26. Nguyễn Nhật Dƣơng và Nguyễn Hiếu Bình, “Bồi thường ấn định trước – Cách
hiểu và vận dụng trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam hiện hành tại
https://cnccounsel.com/wp-content/uploads/2018/10/CNC_Boi-Thuong-An-
Dinh-Truoc_Newsletter-No-9_Vn.pdf truy cập ngày 20/6/2020
27. Đỗ Văn Đại (2017), Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án,
Nhà xuất bản Hồng Đức;
28. Đỗ Đình Đức, Bùi Mạnh Hùng (2012), “ Quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình , Nhà xuất bản Xây dựng;
29. Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Quốc Toản, Nguyễn Hồng Hải, Hoàng Thị
Khánh Vân (2016), “Phân tích ưu nhược điểm của các phương thức thực hiện
dự án hiện nay trên quan điểm quản lý tổng thể dự án”, Tạp chí Kinh tế Xây
dựng, số 4;
30. Nguyễn Thị Hoa (2021), Ban xử lý tranh chấp – Áp dụng mẫu hợp đồng FIDIC
và kinh nghiệm cho Việt Nam , Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 2
(141)/2021.
31. Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt
Nam, Nhà xuất bản Tƣ pháp, Hà Nội.
32. Phạm Văn Khánh (2009), “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện cơ chế, chính sách về hợp đồng trong hoạt động xây dựng , Đề tài NCKH
– Bộ Xây dựng;
33. Trần Kiên (2019), “Khái niệm hợp đồng và những nguyên tắc cơ bản của hệ
thống pháp luật hợp đồng Việt Nam , Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số tháng
9/2019.
34. Nguyễn Mai Linh (2019), “Phương thức giải quyết tranh chấp trong mẫu điều
kiện hợp đồng FIDIC và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp, số 22.
35. Đỗ Gia Lƣơng (2015), “Giải pháp quản lý dự án đường ống dẫn khí thuộc Ban
quản lý dự án Dịch vụ, Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro , Luận văn thạc sỹ,
Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội.
36. Đặng Hoàng Mai (2004), “Một số nghiên cứu so sánh Hợp đồng EPC theo quy
định của FIDIC và của pháp luật Việt Nam , Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học
Luật Hà Nội.
37. Bùi Hồng Minh (2014), “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình thuỷ điện theo hình thức tổng thầu EPC tại Tổng công ty Sông Đà ,
Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Xây dựng.
38. Lê Nết (2017), Sổ tay luật sư – Tập 3 – Chương 6: Tư vấn lĩnh vực xây dựng,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật.
39. Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (2010), “100 câu hỏi về hợp
đồng trong xây dựng , NXB Lao động, Hà Nội.
40. Vũ Ngọc Phƣơng (2009), “Hoàn thiện quản lý nhà nước về hợp đồng trong
hoạt động xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam , Luận văn
thạc sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Xây dựng.
41. Trƣơng Nhật Quang (2020), Pháp luật về hợp đồng – Các vấn đề pháp lý cơ
bản, Nhà xuất bản Dân trí, Hà Nội.
42. Trƣơng Nhật Quang và Phạm Hoài Huấn (2019), “Phạt vi phạm trong hợp đồng
xây dựng , Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số tháng 12/2019.
43. Trƣơng Nhật Quang và Lê Trần Quỳnh Thy (2020), “Nguyên tắc giải quyết
xung đột pháp luật về hợp đồng , Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số tháng
9/2020.
44. Nguyễn Thế Quân (2015), “Hợp đồng kỹ thuật và xây dựng (ECC) trong bộ hợp
đồng NEC 3 của Vương quốc Anh , Tạp chí Kinh tế Xây dựng, số 1, tr.44-51.
45. Hồ Ngọc Sơn (2013), “Nghiên cứu xây dựng những chính sách quản lý hợp
đồng xây dựng , Đề tài NCKH – Bộ Xây dựng.
46. Tạp chí điện tử Tài chính, Nhiều sai phạm tại dự án Nhà máy nhiệt điện Thái
Bình 2, http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/nhieu-sai-pham-tai-du-an-
nha-may-nhiet-dien-thai-binh-2-326380.html truy cập ngày 28/6/2020
47. Tạp chí điện tử Tài chính, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Công an điều tra
dự án Đạm Hà Bắc, http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/thanh-tra-
chinh-phu-kien-nghi-bo-cong-an-dieu-tra-du-an-dam-ha-bac-323396.html truy
cập ngày 28/6/2020
48. Thanh tra Chính phủ (2019), số 167/KL-TTCP ngày 14/2/2019, Kết luận thanh
tra Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 – Công ty gang thép Thái Nguyên.
49. Thoả thuận hợp đồng, Điều kiện chung, Điều kiện riêng – Dự án đƣờng sắt đô
thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông
50. Hà Đức Thắng (2013), “Nghiên cứu một số kinh nghiệm quản lý hợp đồng thầu
phụ quốc tế, vận dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam , Đề tài NCKH – Bộ
Xây dựng.
51. Nguyễn Phƣớc Thiện, Trần Trí Thông (2017), BIM ở Việt Nam và câu chuyện
thay đổi cách làm việc, Tạp chí Kiến trúc số 3.
52. Nguyễn Bắc Thuỷ (2014), “Nghiên cứu phương pháp xác định chi phí bồi
thường thiệt hại ở nước ngoài trong hợp đồng xây dựng; Khảo sát đánh giá
phương pháp xác định chi phí bồi thường thiệt hại ở nước ngoài trong hoạt
động xây dựng”, Đề tài NCKH – Bộ Xây dựng;
53. Trƣơng Thị Thu Thanh (2015), “Nghiên cứu thực trạng cơ chế chính sách quản
lý hợp đồng xây dựng trong thời gian qua làm cơ sở soạn thảo Nghị định của
Chính phủ về quản lý thực hiện hợp đồng trong hoạt động xây dựng theo Luật
Xây dựng số 50/2014/QH13”, Đề tài NCKH – Bộ Xây dựng;
54. Trƣơng Thị Thu Thanh (2015), “Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý hợp đồng
trong các dự án đầu tư xây dựng của Trung Quốc vận dụng vào điều kiện thực
tế của Việt Nam”, Đề tài NCKH – Bộ Xây dựng.
55. Phạm Quang Thanh, Nguyễn Thế Quân (2014), “Phân tích phương thức thực
hiện dự án Thiết kế - Xây dựng trong điều kiện Việt Nam , Tạp chí Kinh tế xây
dựng, số 4.
56. Nguyễn Kim Tuấn (2015), “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án trong
giai đoạn thực hiện dự án tại Ban quản lý Dự án Điện lực Dầu khí Vũng Áng –
Quảng Trạch, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam , Luận văn thạc sỹ kinh tế,
Trƣờng Đại học Xây dựng.
57. Nguyễn Anh Tuấn (2007), “Hợp đồng EPC, một hình thức quản lý mới trong
đầu tư xây dựng công trình , Tạp chí Kinh tế xây dựng số 2/2007.
58. Nguyễn Anh Tuấn (2010), “Nghiên cứu tình hình thực hiện lựa chọn nhà thầu và
hình thức tổng thầu trong hoạt động xây dựng , Đề tài NCKH – Bộ Xây dựng.
59. Trần Trịnh Tƣờng (2013), “Luật đấu thầu – Những vấn đề pháp lý và thực tiễn
cần nghiên cứu giải quyết , Tạp chí Kinh tế Xây dựng, số 1, tr.14-19.
60. Trƣơng Văn Thiện (2012), “Cần hiểu và vận dụng đúng bản chất loại hợp đồng
EPC , Tạp chí Dầu khí, số 9.
61. Trƣơng Văn Thiện (2015), “Quản lý các giao diện hợp đồng trong quá trình
thực hiện đầu tư các dự án nhà máy nhiệt điện , Tạp chí Dầu khí, số 7.
62. Nguyễn Nam Trung (2019), Mẫu phụ lục hợp đồng cho dự án áp dụng mô hình
thông tin công trình, Tạp chí Kinh tế xây dựng số 4/2019, tr. 47-51.
63. Viện Nghiên cứu Đào tạo về quản lý (2007), “Quản lý dự án công trình xây
dựng , NXB Lao động và Xã hội.
64. VIAC, Hội thảo giải quyết hiệu quả tranh chấp từ các hợp đồng tổng thầu
EPC-Khơi thông tắc nghẽn tại các dự án trọng điểm của Việt Nam, 19/4/2019,
VIAC.Vn, http://www.viac.vn/goc-nhin-trong-tai-vien/fob-hay-cif-bai-hoc-tu-
mot-hop-dong-nhap-khau-a544.html truy cập ngày 28/6/2020
Tài liệu Tiếng Anh
65. Albert P.Chan, Daniel W.Chan và John F.Yeung (2010), Relational
Contracting for Construction Excellence – Principles, Practices and Case
Studies, Spon Press.
66. Albertus Laan, Hans Voordijk and Geert Dewulf (2011), “Reducing
opportunistic behavior through a project alliance , International Joural of
Managing Projects in Business Vol. 4 No.4, 2011, p.660-679;
67. Abdulaziz A Bubshait and Soliman A Almohawis (1994), Evaluating the
general conditions of construction contract, p.133, International Journal of
Project Management 12 (3) 133-136
687. Andy Hewitt (2014), The FIDIC Contracts: Obligations of the Parties, Wiley
Blackwell.
69. Arnold H.Olyan and John K. Taylor (2006-2007), “The EPC contract and the
enegy lawyer , Heionline 44 Alta. L.Rev. 539;
70. Ben Beaumont (2009), “Dispute resolution in NEC3 – user unfriendly ,
Construction Law Journal, 25(8), p.591-612.
71. Brian Eggleston (2006), The NEC3 engineering and construction contract – A
Commentary, Blackwell Science.
72. Civil Procedure Law of the People’s Republic of China (1991), Chapter VI:
Evidence
73. Construction Law of The People’s Republic of China (1997),
74. Contract Law of The People’s Republic of China (1993),
75. Capacity Enhancement of the Mass Transit Systems in Metro Manila, LRT Line
1 – South (Cavite) Extension Project, Part 2, Employer’s Requirements, Section
VI – 2, Technichcal Requirements,
76. Cheng Zusong (2013), “Research on the Relational Governance of
Construction project transaction , Applied Mechanics and Materials Vols. 368-
370, p.1922-1926;
77. Chuan CHEN, Canhui JIAN và Hongjjang LI (2013), Modification to the
FIDIC Silver Book in a Buyer’s market context: A case study of the HaiPhong
Power Plant II Project , Applied Mechanics and Materials Vol. 357-360,
p.2498-2504.
78. Cyril Chern (2008), Chern on Dispute Boards – Practice and Procedure,
Blackwell Publishing,
79. David Chappell (2011), Building Contract Claims (fith edition), Wiley
Blackwell,
80. Department for Education (2019), Employer’s Requirements, DfE Construction
Framework, Open Goverment Licence v3.0
81. Directive 2014/24/EU on Public Procurement and repealing Directive
2004/18/EC,
82. Dominique R. Williams (2015), Critical factors leading to the success of large
EPC projects from the perspective of project personnel representing the
contractor, Dotor of Philosophy, Cappella University, Minnesota, USA,
83. Douglas D. Gransberg, James A. Koch, Keith R.Molenaar (2006), Preparing
for Design-Built Projects – A primer for Owners, Engineers and Contractor,
ASCE Press Publishing,
84. Ewen Maclean (2013), “The program under NEC3: the unacceptable truth ,
Construction Law Journal, 29(3), 205-210
85. Edward Whitticks (2005), Construction Contracts: How to manage and control
Disputes in a Volatile Industry, Gulf Publishing Company.
86. Ellis Baker, Ben Mellors, Scott Chalmers, Anthony Lavers (2019), FIDIC
Contract: Law and Practice, Informa Law,
87. FIDIC (1999), Conditions of Contract for EPC/Turnkey Projects (Silver Book),
88. FIDIC (2017), Conditions of Contract for EPC/Turnkey Projects (Silver Book),
89. FIDIC (2017), Plant and Design-Build Contract (Yellow Book),
90. Florence Y.Y. Ling, Yongjian Ke, Mohan M. Kumaraswamy, M.ASCE and
ShouQing Wang (2013), “Key relational contracting practices affecting
performance of public construction projects in China , American Society of
Civil Engineers;
91. Florence Y.Y.Ling, Peng Chong Tan, Yan Ning, Albert Teo and Asanga
Gunawansa (2015), “Effect of adoption of relational contracting practices on
relationship quality in public projects in Singapore , Engineering, Construction
and Architectural Management Vol.22 No.2, p.169-189;
92. Fabio Solimene (2014), “Use of FIDIC forms in the oil and gas construction
sector and possible amendments to the Yellow and Silver Books , Journal of
Energy Law and Business, Vol. 7, No.6;
93. Government of India (2018), “Engineering – Procurement and Construction of
Civil Works, Model Agreement”,
94. Greg Goldfayl (2004), “Construction Contract Administration”, Second
Edition, University of New South Wales Press Ltd, 282p.
95. George E. Baram and David M. Barken (2001), “EPC project management –
the SNC-Lavalin Approach , AACE International Transactions,
96. George E. Baram, P.Eng. CCE (2005), “Project execution risks in
EPC/Turnkeys contracts and the project manager’s roles and responsibilities ,
AACE International Transactions, RISK.05;
97. Ghang Lee and Andre Borrmann (2020), “Bim Policy and Management ,
Construction Management and Economics Journal, Volume 38, Issue 5.
98. Hemanta Doloi (2009), “Relational partnerships: the importance of
communication, trust and confidence and joint risk management in achieving
project success , Construction Management and Economics, 27, p.1099-1109.
99. Howard M Steinberg (2016), “Understanding and Negotiating EPC Contracts”
(2 Volume Set: Volume 1: The Project Sponsor’s Perspective; Volume 2:
Annotated Sample Contract Forms), Gower Publishing Ltd,
100. Hong Ke, Zhipeng Cui, Kannan Govindan, Edmundas Kazimieras Zavadskas
(2015), “The impacts of contractual governance and trust on EPC Projects in
Construction Supply Chain Performance”, Engineering Economics, 26(4),
p.349-363;
101. Holly Sorney-Darby (2012), “Design Build for Water and Wastewater
Projects”, American Water Works Association Publiction,
102. Mai Sy Hung, Jian Qiong Wang, Mai Sy Thanh (2017), “Research on Delay
Risks Identification and Control in the Construction Progress of EPC
Hydropower Projects in Viet Nam”, Technicall Bulletin, Vol. 55, Issue 13, pp.
610-623
103. ICLG.com (2019), “India: Construction and Engineering Law 2019”, 1.4;
104. ICLG (2018), “The International Comparative Legal Guide to: Construciton
and Engineering Law 2018”, 5th edition,
105. ICE (2005), NEC3
106. ICE (2017), NEC4
107. Jan Picha, Ales Tomek, Harry Lowitt (2015), “Application EPC contract in
international power projects”, Procedia Engineering 123, 397-404, Crative
Construction Conference;
108. Jason Underwood and Umit Isikdag (2010), “Handbook of Research on
Building Information Modeling and Construction Informatics: Concepts and
Technologies”, Preaface, Information Sience Reference;
109. Jeffrey L.Beard, Michael C.Loulakis, Edward C. Wundram (2001), “Design-
Built Planning through Development”, McGraw-Hill Global Education
Holdings,
110. James Pickavance (2017), “Some thoughts on Succeeding in EPC Projects”,
International Law Review, Part 1,
111. Jennifer Charlson and James Smalley (2015), “Expert witnesses update for
2104 , Construction Law Journal, 31(4), 210-219
112. Jeremy Glover (2006), “The civil codes and common law jurisdictions
compared: Good faith and force majeure-Construction projects from
conception to completion”, IBA Construction Conference Brussels;
113. John Adriaanse (2010), “Construction Contract Law , 3rd Edition, Palgrave
Macmillan, 404p
114. John Redmond (2001), “Adjudication in construction contracts”, Blackwell
Science;
115. Joseph A.Huse (2002), “Understanding and Negotiating Turnkey and EPC
Contracts , Sweet and Maxwell,
116. Joseph Grynbaum (2004), “Alliance Contracting Eliminates the Risk of EPC
Contracts”, Power Engineering Barrington then Tulsa, 108(7): 56-60;
117. Julio Cesar Bueno (2019), “The Projects and Construction Review”, 6th edition,
Law Business Research;
118. Klein (1995), “Precontractual liability and the duty of good faith negotiation in
international transactions , 17, Hous.J.Int’l L. 1;
119. K.W. Chau. Isabelle Y.S. Chan, Weisheng Lu. Chris Webster (2018),
“Proceedings of the 21st International Symposium on Advance of Construction
Management and Real Estate”, 120.2.1, Springer;
120. Kwok Kit Cheung (2019), “Hong Kong: Construction and Engineering Law
2019”, ICLG,
121. Koki Yanagisawa and Hiroyuki Ebisawa (2020), “Japan: Litigation and
Dispute Resolution 2020”, ICLG,
122. Lei Du, Wenzhe Tang, Chunna Liu, Shuli Wang, Tengfei Wang, Wenxin Shen,
Min Huang and Yongzhi Zhou (2016), “Enhancing engineer-procure-construct
project performance by partnering in international markets: Perspective from
Chinese construction companies , International Journal of Project Management
34, p. 30-43.
123. Linh Hong Pham và Harimurti Hadikusumo (2014), “Schedule delays in
engineering, procurement, and construction petrochemical projects in Vietnam
– A qualitative research study , International Journal of Energy Sector
Management Vol. 8 No.1, p.3-26,
124. Li Huimin, Wang Zhuofu (2009), “Grey relational grade decision model for
selection of Project Delivery System , Proceedings of 2009 IEEE International
Conference on Grey Systems and Intelligent Services, November 10-12-2009,
Nanjing, China;
125. Li Weifang (2014), “The study on EPC engineering contract dispute and
resolution mechanism , Applied Mechanics and Materials Vols. 584-586, p.
2581-2584
126. Lijia Wang, Xu Huang and Rongyue Zheng (2012), “The application of BIM in
intelligent construction , Applied Mechanics and Materials Vol. 188, p.236-241;
127. Lukas Klee (2015), “International Construction Contract Law”, Wiley
Blackwell Publishing.
128. Michelle Li, Murphy Mor (2019), China: “Construction and Engineering
Law”, ICLG. Com,
129. Michael Rowlinson (2006), “A Practical guide to the NEC3 Engineering and
Construction Contract”, Wiley Blackwell Publishing.
123. Philip Wolfe (2013), “Solar Photovoltaic Projects in the Mainstream
Power Market”, Routledge;
130. P. Ramachandra Reddy Kovvuri, Anil Sawhney, Ritu Ahuja and Aiswarya
Sreekumar (2016), “Effcient project delivery using Lean principles – An Indian
case study J. Inst. Eng. India Ser. A 97(1); p.19-26;
131. Qi GUO, Zhong-ping XU (2010), Guang-fei ZHANG, Ting-ting TU,
“Comparative analysis between the EPC contract mode and the traditional
mode based on the transaction cost theory , Industrial Engineering
Management (IE&EM), 2010 IEEE 17th International Conference on;
132. Qi GUO, Zhong-ping XU, Guang-fei ZHANG, Ting-ting TU (2010),
“Comparative analysis between the EPC contract mode and the traditional
mode based on the transaction cost theory , Industrial Engineering
Management (IE&EM), 2010 IEEE 17th International Conference on;
127. Raghavan N, Venkata S.K. Delhi, Ashwin Mahalingam, Koshy Varghese
(2016), “Introducing Lean Construction in Phylosophy E-P-C Phases of A
Large Industrial Project”, section 7, pp. 13-22, Proceeding IGLC-24, USA
133. Robert Horne and John Mullen (2013), “The Expert Witness in Construction”,
Wiley Blackwell;
134. Russell K Kawahara and Miho Niunoya, Atsumaiand and Sakai (2019),
“Construction and projects in Japan: Overview”, Practical Law;
135. R Venkata Raghavan (2014), “Dealing with “fit for purpose” obligation in
international arbitrations”, p. 210, Proceeding of International Conferenc: Role
of Arbitration in Engineering Contracts;
136. SIGMA ad OECD (2016), “Public Procurement Brief 35, Abnormally Low
Tenders”;
137. Seyed Y.Banihashemi and Li Liu (2014), “Differentiating the Role of Ex-ante
and Ex-post relational governance mechanisms in regulating client-contractor
relationships , 2014 Proceedings of PICMET’14: Infrastructure and Service
Integration;
138. Tarek Haggag (2006), “Tracking and Controlling of Engineering Deliverables
for EPC Projects”, Master of Applied Science, Concordia University, Quebec,
Canada,
139. Tao Hong, Haiyan Ju and Changtai Luo (2014), “Characteristic Analysis and
Management of Human Resource in EPC Project , Applied Mechanics and
Materials Vol 638-640, p.2319-2322;
140. Tan Jinghui (2016), “Annual review of construction project dispute resolution
in China (2015) , Construction Law Journal, 32(1), p.43-86 162. Vincent
Hooker (2010), “Major oil and gas projects – the real risks to EPC contractors
and owners , Construction Law Journal 26(2), p.98-124.
141. The World Bank (2018), “Procurement Guidance: Contract Management
Practice”;
142. The Asian Development Bank (2018), “Contract Management: Guidance Note
on Procurement”;
143. Wancai Xu, Zhouya Wang, Cheng Shen and Xiaodong Li (2013), “The
research of international EPC project risk factors – A case study of Congo
(Brazzaville), State Highway, Applied Mechanics and Materials, Vol. 438-439,
p. 1958-1963;
144. Walter A. Salmon (2020), Practical Risk Management for EPC/Design-Build
Project, 2.8. Selecting EPC Contractor, Wiley Blackwell,
145. Weifang Li (2014), “The study on Sub-contract management in EPC
engineering , Applied Mechanics and Materials Vols 638-640, p.2342-2345.
146. Yan Chen (2012), “Study on the application of Lean construction supply chain
management in EPC project , Applied Mechanics and Materials Vol. 201-202,
p. 1207-1212
147. Yan Ning and Florence Yean Yng Ling (2013), “Reducing Hindrances to
Adoption of Relational Behaviors in Public Construction Projects , American
Society of Civil Engineers,
148. Yan Ning and Florence Yean Yng Ling (2013), “Boosting public construction
project outcomes through relational transactions , American Society of Civil
Engineers;
149. Yan Ning and Florence Yean Yng Ling (2015), “The effects of project
characteristics on adopting relational transaction strategies , Internatioanal
Journal of Project Management 33 (2015) 998-1007.
150. Yan Tan (2020), Lagre – Scale Construction Project Management, p. 24, CRC
Press,
151. Yunna Wu, Yisheng Yang and Heyun Dong (2010), “EPC contractor risk
early-warning model based on principal component analysis and neural
network , Information Science and Engineering (ICISE), 2nd International
Conference on;
152. Zhang Jing-xiao, Bai Li and SU Chaun-chaun (2010), “Empirical Study on the
performance of EPC contractor management module: A Chinese case ,
International Conference on E-Business and E-Government, p.5157-5163,
153. Zheng Yang & Shuibo Zhang (2011), “Analysis and solution of Procurement
risk in international EPC Projects , E-Business and E-Government (ICEE),
International Conference on;
154. Zhou Yang and Li Wenhua (2014), “The research and application of BIM
technology in over seas EPC project , Sixth International Conference on
Measuring Technology and Mechatronics Automation;
155. Zhu Jiong and Han Weigang (2013), “Research on the application of BIM in
EPC delivery model , Applied Mechanics and Materials Vol. 357-360,
p.2845-2848;

You might also like