You are on page 1of 2

MỞ BÀI: VIẾNG LĂNG BÁC

Viễn Phương là cây bút tiêu biểu có nhiều đóng góp cho nền văn học miền Nam hiện đại. Trong chiến
tranh ông hướng ngòi bút của mình về cuộc chiến tranh, lên án sự bạo tàn của thế lực ngoại xâm, ca ngợi
những người mẹ, người phụ nữ Việt Nam anh hùng. Sau giải phóng thơ ông tập trung bút lực vào cuộc
sống, con người với những vần thơ giản dị mà tha thiết. Một trong những sáng tác nổi bật nhất làm nên
tên tuổi của Viễn Phương trên văn đàn Việt Nam là "Viếng lăng Bác", bài thơ được sáng tác năm 1976,
trong nỗi xúc động khi được lần đầu ra thăm lăng Bác, nhà thơ đã thể hiện tình cảm kính yêu, sự biết ơn
vô hạn của nhà thơ cũng như hàng triệu con người Việt Nam đối với chủ tịch Hồ Chí Minh.
KẾT BÀI: VIẾNG LĂNG BÁC
Tình cảm đối với Bác chỉ có thể là tình cảm cao cả, nâng cao tâm hồn con người. Viếng lăng Bác của nhà
thơ Viễn Phương là một đóng góp quý báu vào kho tàng thi ca viết về Hồ Chủ tịch, vị lãnh tụ vĩ đại, kính
yêu của dân tộc. Bài thơ đã thể hiện trong lòng ta những cảm xúc tự hào, biết ơn vô hạn với vị cha già vĩ
đại của dân tộc.
MỞ BÀI: MÙA XUÂN NHO NHỎ
Thanh Hải là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, bởi vậy mà những sáng tác của ông trước
năm 1975 thường hướng đến phản ánh cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ của dân tộc. Sau năm 1975 hòa
chung với không khí giải phóng, những vần thơ của Thanh Hải cũng sôi nổi, tha thiết hơn khi hướng về
cuộc sống mới, về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước. "Mùa xuân nho nhỏ" là bài thơ đặc
sắc của Thanh Hải viết năm 1980, bài thơ là bức tranh mùa xuân rộn rã, tươi sáng của thiên nhiên, sự
sống, đó cũng là lời nguyện ước chân thành, thiết tha của nhà thơ khi muốn góp một mùa xuân nho nhỏ
của bản thân để làm nên mùa xuân lớn của đất nước.
KẾT BÀI: MÙA XUÂN NHO NHỎ
Mùa xuân nho nhỏ khép lại nhưng sắc tím của bông hoa, âm thanh vang vọng của tiếng chim chiền chiện
và cả lời nguyện ước tha thiết của nhà thơ Thanh Hải vẫn cứ vấn vương không thôi trong tâm hồn người
đọc. Mùa xuân nho nhỏ mang người đọc đến biết bao cảm xúc đặc biệt, đó là cái hào hứng, hạnh phúc,
xúc động hơn cả đó chính là nguyện ước chân thành của nhà thơ Thanh Hải, mong muốn dâng hiến mùa
xuân nhỏ của bản thân để làm nên mùa xuân lớn của đất nước.
MỞ BÀI: NÓI VỚI CON
Trong nền Văn học Việt Nam từ xưa đến nay, tình cảm gia đình luôn là thứ tình cảm thiêng liêng và cao
quý nhất. Nếu như tình mẹ dành cho con là đức hy sinh, là sự yêu thương không cần báo đáp và là cả tấm
lòng bao dung trời biển, thì tình cha dành cho con chính là sự ấm áp, là những mạnh mẽ cha dạy con vững
bước trên đường đời như núi cao, sông dài. Mẹ cho con sự mềm mỏng, cha cho con sự vững vàng. Đó
cũng chính là tâm tư tình cảm mà tác giả Y Phương đã gửi gắm trong bài thơ “Nói với con”.
KẾT BÀI: NÓI VỚI CON
"Nói với con" của Y Phương là những lời tâm sự, gửi gắm đầy tình cảm của cha đối với người con nhỏ
của mình. Trong lời tâm sự ấy, người cha không chỉ nói với con về cội nguồn sinh thành mà còn gợi nhắc
đến truyền thống tốt đẹp của "người đồng mình. Lời tâm sự cũng là tình yêu, niềm hi vọng của người cha
trao gửi nơi con.
MỞ BÀI: SANG THU
Giữa bộn bề mưu sinh của cuộc sống, chẳng mấy ai còn bận tâm hay dành thời gian để cảm nhận thời
khắc giao mùa. Nếu mùa xuân là của của sự sống đâm chồi nảy lộc, mùa hạ là mùa của hoa thơm trái
ngọt, mùa đông là mưa dầm gió bấc thì mùa thu là mùa của lá rơi và kỷ niệm. Bài thơ “Sang thu” của nhà
thơ Hữu Thỉnh thực sự đã mang giây phút giao mùa sang thu chạm đến sự rung động của người đọc.
Khoảnh khắc nhận ra thu về vừa ấn tượng lại dịu dàng và rất tinh tế.
KẾT BÀI: SANG THU
Bài thơ Sang thu đã mang đến những ấn tượng sâu sắc và ý nghĩa to lớn cho độc giả. Thông qua những
dòng thơ ngắn gọn nhưng đầy tình cảm và sáng tạo, tác giả đã kết nối được trực tiếp với tâm trạng của
người đọc, làm cho tình yêu quê hương càng trỗi dậy Đọc thơ Hữu Thỉnh, ta càng cảm nhận được trách
nhiệm và nghĩa vụ để bảo vệ và phát triển quê hương, cùng xây dựng một tương lai tươi đẹp cho đất nước
Việt Nam.

You might also like