You are on page 1of 6

1.

Đặc điểm giao tiếp của lứa tuổi thiếu niên (giao tiếp với người lớn)
* Đặc điểm giao tiếp của học sinh trung học cơ sở
a) Giao tiếp với người lớn:
- Ở tuổi thiếu niên xuất hiện một cảm giác rất độc đáo: “cảm nhận mình đã là người lớn”. Các
em cảm thấy mình không còn là trẻ con nữa, nhưng các em cũng có cảm nhận mình chưa
thực sự là người lớn. Cảm nhận về sự trưởng thành của bản thân là nét đặc trưng trong nhân
cách thiếu niên, được thể hiện rất phong phú về nội dung và hình thức. Các em quan tâm đến
hình thức, tác phong, cử chỉ… và những khả năng của bản thân.

- Ở lứa tuổi này, các em có nhu cầu thiết lập mối quan hệ với người lớn và mong muốn người
lớn quan hệ đối xử với mình bình đẳng, không bị coi là trẻ con và người lớn không can thiệp
quá tỉ mỉ vào một số mặt trong đời sống riêng của các em.

- Các em mong muốn cải tổ mối quan hệ này theo hướng hạn chế quyền của người lớn, mở
rộng quyền của các em và phải đảm bảo sự công bằng.

- Các em mong muốn người lớn phải tôn trọng nhân cách, phẩm giá, tin tưởng và mở rộng
tính độc lập của các em. Nguyện vọng muốn được tin tưởng và độc lập hơn, muốn có quyền
bình đẳng nhất định với người lớn có thể thúc đẩy các em tích cực hoạt động, chấp nhận
những yêu cầu đạo đức của người lớn và phương thức hành vi trong thế giới người lớn.
Nhưng mặt khác nguyện vọng này cũng có thể khiến các em chống cự, không phục tùng
những yêu cầu của người lớn.

- Thiếu niên bắt đầu chống đối những yêu cầu mà trước đây các em vẫn thực hiện một cách
tự nguyện. Các em bảo vệ ý kiến của mình không chỉ trong lời nói mà cả trong hành động.

- Khi người lớn không chịu thay đổi mối quan hệ với các em, thì các em sẽ trở thành người
trực tiếp thay đổi mối quan hệ đó và như vậy, xung đột sẽ xảy ra. Nếu người lớn thấy sự phản
đối của các em, mà không suy xét về phía mình để thay đổi mối quan hệ với các em, thì sự
xung đột của các em với người lớn còn kéo dài đến hết thời kì của lứa tuổi này Biểu hiện của
xung đột đó là các em tỏ ra bướng bỉnh, bất bình, không vâng lời, không tin tưởng người
lớn… Tác động giáo dục của người lớn đối với các em bị giảm sút.

Có nhiều lý do làm cho người lớn vẫn giữ nguyên mối quan hệ như trước đây đối với các em:
các em vẫn còn là học sinh, vẫn phụ thuộc vào cha mẹ về kinh tế; cha mẹ và giáo viên vẫn
đang giữ vai trò giáo dục các em; hơn thế nữa, ở các em vẫn còn những nét trẻ con trên
khuôn mặt, trong dáng dấp, trong hành vi và trong tính cách. Mặt khác, nhiều người lớn còn
thấy việc tăng quyền hạn và tính độc lập cho thiếu niên là không hợp lí.

- Sự xung đột sẽ không xảy ra khi người lớn và các em xây dựng được mối quan hệ bạn bè,
dựa trên sự tôn trọng, tin tưởng, giúp đỡ lẫn nhau. Sự hợp tác này cho phép người lớn đặt các
em vào vị trí mới - vị trí của người giúp việc và người bạn trong những công việc khác nhau,
còn bản thân người lớn trở thành người mẫu mực và người bạn tin cậy của các em.

-Trong gia đình, thiếu niên mong muốn được tôn trọng hơn là chiều chuộng.
-Trong nhà trường, thiếu niên vẫn kính trọng thầy cô nhưng không còn sùng bái như thời học
sinh ở tiểu học. Các em muốn được giáo viên giao cho những công việc trọng trách, quan
trọng và tỏ ra khó chịu khi thầy cô làm thay công việc của mình.

- Do gần gũi với người lớn, các em có khuynh hướng học tập người lớn về vốn hiểu biết hoặc
cách cư xử tốt. Tuy nhiên, còn nhiều em chưa biết tìm những mặt tốt trong hành vi của người
lớn để học tập mà bắt chước cả những mặt xấu của người lớn như nói tục, hút thuốc, uống
rượu…

Do vậy, trong mối quan hệ với thiếu niên, người lớn cần :
- Phải tôn trọng tính độc lập và quyền bình đẳng của thiếu niên.

- Người lớn cần xây dựng mối quan hệ với thiếu niên dựa trên cơ sở tôn trọng, giúp đỡ lẫn
nhau.

- Gương mẫu, khéo léo, tế nhị khi tiếp xúc với thiếu niên.

2. Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THPT
Hoạt động học tập và hướng nghiệp là hoạt động chủ đạo của học sinh ở lứa tuổi này. Hoạt
động học tập của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông có những đặc điểm khác biệt cơ bản
so với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở.

a) Nội dung, tính chất hoạt động học tập

Nội dung, tính chất hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông khác hơn nhiều so
với những lứa tuổi trước. Nội dung hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông nhiều
hơn, khó hơn, phức tạp hơn; đi sâu vào những tri thức cơ bản, những quy luật của các bộ môn
khoa học. Đặc biệt, hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông đòi hỏi tính năng
động và tính độc lập của học sinh ở mức độ cao hơn và trình độ tư duy lý luận phát triển mới
có thể nắm vững bản chất các khái niệm khoa học. Chính vì vậy, người học cần có sự thay
đổi về phương pháp học tập. Mặt khác, hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông
gắn liền với hoạt động hướng nghiệp, do đó, tính phân hóa trong hoạt động học tập thể hiện
rõ hơn, cao hơn lứa tuổi thiếu niên. Những điều này kích thích, thúc đẩy sự phát triển trí tuệ
mạnh mẽ của các em và cũng gây khó khăn cho không ít học sinh trong hoạt động học tập.

b) Động cơ học tập

Động cơ học tập của học sinh trung học phổ thông đã được hình thành một cách rõ nét, phong
phú, có cấu trúc phức tạp và phát triển gắn liền với động cơ lựa chọn nghề nghiệp. Hệ thống
động cơ học tập đã được phát triển hoàn thiện và bền vững hơn trước. Ở lứa tuổi này xuất
hiện các loại động cơ học tập, như động cơ hoàn thiện tri thức, động cơ quan hệ xã hội (học
để có địa vị xã hội, học để phục vụ xã hội, học để thi đỗ vào trường đại học…). Trong đó, có
ý nghĩa nhất là động cơ thực tiễn (ý nghĩa thực tiễn của môn học đối với cá nhân, khả năng
tiếp thu môn học của các em...), động cơ nhận thức, sau đó là ý nghĩa xã hội của môn học...
c) Thái độ học tập

Học sinh càng trưởng thành, kinh nghiệm sống càng phong phú, các em càng ý thức được
rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời. Do vậy, các em tích cực, tự giác hơn
trong học tập. Thái độ học tập của học sinh đối với các môn học trở nên có tính lựa chọn hơn.
Điều này gắn liền với việc lựa chọn nghề nghiệp. Những môn học liên quan đến việc lựa
chọn nghề nghiệp thường được các em tập trung vào nhiều nhất.

Như vậy, một mặt các em rất tích cực học tập những môn mà các em cho là quan trọng đối
với nghề mình đã chọn, mặt khác các em lại sao nhãng các môn học khác hoặc chỉ học để đạt
điểm trung bình. Tất cả những điều đó có thể dẫn đến không chỉ giảm sút kết quả học tập nói
chung mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách thanh niên.

d) Hứng thú học tập


Hứng thú học tập của học sinh trung học phổ thông mang tính chất rộng, sâu và bền vững hơn
học sinh trung học cơ sở. Ở lứa tuổi này, hứng thú học tập ổn định, đặc thù đối với một khoa
học, một lĩnh vực hoạt động nhất định, vì thế mà nó thường dẫn đến sự hình thành xu hướng
nhận thức nghề nghiệp của cá nhân, quy định việc lựa chọn nghề nghiệp của các em. Hứng
thú học tập đối với các môn học thường liên quan đến việc chọn nghề nhất định của học sinh.
Tuy nhiên, một số thanh niên chưa có biểu hiện hứng thú rõ rệt với các môn học cụ thể; một
số khác hứng thú với thể thao, văn nghệ, hoạt động thực tiễn hơn là học tập.

3. Động cơ học tập là gì? Các loại động cơ học tập? Làm thế nào hình thành động cơ
học tập cho người học
KN: Động cơ học tập của học sinh là hợp lực giữa sự thúc đẩy bởi động lực học, trong đó nhu
cầu học là cốt lõi với sự hấp dẫn, lôi cuốn của đối tượng học mà học sinh thấy cần chiếm lĩnh
để thỏa mãn nhu cầu học của mình

a) Động cơ hoàn thiện tri thức hay còn gọi là động cơ bên trong

Động cơ này được biểu hiện là học sinh có nhu cầu mở rộng tri thức, có nhu cầu hiểu biết nên
các em say mê giải quyết những nhiệm vụ học tập... Mỗi lần khám phá được tri thức mới các
em cảm thấy nguyện vọng hoàn thiện tri thức của mình được thực hiện một phần. Nguyện
vọng hoàn thiện tri thức được hiện thân ở đối tượng hoạt động học được gọi là động cơ hoàn
thiện tri thức.

Động cơ này bao gồm:

 Động cơ mang tính chất nội dung (gắn liền với mong muốn tìm hiểu điều mới, làm
chủ tri thức, đi sâu vào bản chất của sự vật hiện tượng).
 Động cơ mang tính chất quá trình (gắn liền với quá trình học tập, nảy sinh khi học
sinh có khát vọng thể hiện tính tích cực trí tuệ của mình, cố gắng vượt qua khó khăn
trở ngại)
Hoạt động học được thúc đẩy bởi động cơ hoàn thiện tri thức đòi hỏi học sinh phải có sự nỗ
lực ý chí để khắc phục những khó khăn trở ngại bên ngoài có thể xuất hiện trong tiến trình
học tập.

b) Động cơ quan hệ xã hội hay còn gọi là động cơ bên ngoài

Động cơ này được nảy sinh, liên quan đến hệ thống các mối quan hệ giữa người học với hiện
thực khách quan. Trong trường hợp này những những mối quan hệ xã hội của cá nhân được
hiện thân ở đối tượng học tập nên được gọi là động cơ quan hệ xã hội.

Động cơ này bao gồm:

 Động cơ xã hội rộng lớn ( học để phục vụ đất nước, nghề nghiệp tương lai...)
 Động cơ danh vọng ( đứng đầu lớp, chỉ huy, uy tín...)
 Động cơ cầu thị (muốn nhận được sự khen thưởng của cha mẹ, nhà trường, thầy cô
giáo...)
 Động cơ tiêu cực ( nhằm mục đích tránh sự khó chịu của cha mẹ, thầy cô giáo, nhà
trường...) các em học vì động cơ này thì kết quả, chất lượng học tập không làm các
em quan tâm.

Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ quan hệ xã hội ở mức độ nào đó mang tính ép
buộc và có những lực chống đối nhau. Vì thế, nó gây ra những căng thẳng tâm lý đòi học sinh
phải có sự nỗ lực bên trong, đôi khi có cả sự đấu tranh với chính bản thân mình. Khi có xung
đột gay gắt học sinh thường có những hiện tượng vi phạm nội quy, thờ ơ với học tập hay bỏ
học…

c) Hình thành động cơ học tập

Tóm lại, cả hai loại động cơ học tập trên đều được hình thành ở học sinh, chúng được tạo
thành một hệ thống được sắp xếp theo thứ bậc của hệ thống các động cơ. Động cơ học tập
không có sẵn và ta cũng không thể áp đặt mà nó được hình thành dần trong quá trình học sinh
đi sâu vào chiếm lĩnh đối tượng học tập dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Vì vậy,
muốn hình thành động cơ học tập của học sinh chúng ta cần phải khơi gợi ở các em nhu cầu
nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học tập, đó chính là yếu tố kích thích tính tích cực
hoạt động. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học thì nội dung và phương pháp dạy học có
ý nghĩa quyết định đến sự hình thành động cơ học tập.

4. Sự phát triển trí tuệ là gì? Các chỉ số sự phát triển trí tuệ. Cho ví dụ
a) Sự phát triển trí tuệ là gì?

- Sự phát triển trí tuệ là sự thay đổi về số lượng và chất lượng trong hoạt động nhận thức. Sự
phát triển trí tuệ được hình thành trong hoạt động nhận thức (sự phát triển trí tuệ tốt hay
không tốt thì nó phụ thuộc vào mức độ của quá trình nhận thức).

Sự thay đổi đó được thể hiện ở hai mặt:


+ Cấu trúc cái được phản ánh ( hệ thống tri thức).

+ Phương thức cái được phản ánh ( cách thức, phương pháp mới).

Hai mặt trên có liên quan chặt chẽ với nhau. Do đó, sự phát triển trí tuệ cần được hiểu là sự
thống nhất giữa việc vũ trang tri thức và việc phát triển một cách tối đa phương thức phản
ánh chúng - con đường, cách thức giành lấy tri thức đó.

b) Các chỉ số của sự phát triển trí tuệ

Sự phát triển trí tuệ biểu hiện ở các chỉ số sau đây:

- Tốc độ của sự định hướng trí tuệ (sự nhanh trí) khi giải quyết các nhiệm vụ, các bài tập, tình
huống... không giống với bài tập mẫu, nhiệm vụ, tình huống quen thuộc.

- Tốc độ khái quát hóa (chóng hiểu, chóng biết). Tốc độ này được xác định bởi số lần luyện
tập cần thiết theo cùng một kiểu để hình thành một hành động khái quát hóa.

- Tính tiết kiệm của tư duy. Được xác định bởi số lần các lập luận cần và đủ để đi đến kết
quả, đáp số.

- Tính mềm dẻo của trí tuệ, thể hiện ở các kỹ năng như:

+ Kỹ năng biến thiên cách giải quyết vấn đề phù hợp với biến thiên của điều kiện.

+ Kỹ năng xác lập sự phụ thuộc những kiến thức đã có sang một trật tự khác ngược với
hướng và trật tự đã tiếp thu.

+ Kỹ năng đề cập cùng một hiện tượng theo những quan điểm khác nhau

- Tính phê phán của trí tuệ, thể hiện ở chỗ không dễ dàng chấp nhận, không kết luận một cách
không có căn cứ, không đi theo đường mòn, nếp cũ...

- Sự thấm sâu vào tài liệu, sự vật, hiện tượng nghiên cứu thể hiện rõ ở sự phân biệt giữa cái
bản chất và không bản chất, cái cơ bản và cái chủ yếu, cái tổng quát và cái bộ phận….

5. Năng lực sư phạm của người giáo viên


*Năng lực chế biến tài liệu học tập người giáo viên
Năng lực chế biến tài liệu là năng lực gia công về mặt sư phạm của giáo viên đối với tài liệu
học tập nhằm làm cho nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi, của từng cá nhân
học sinh, phù hợp với trình độ, kinh nghiệm của học sinh và đảm bảo logic sư phạm.

a) Biểu hiện:

- Trình bày tài liệu theo suy nghĩ và lập luận của mình,
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức mới và chính xác, liên hệ được nhiều mặt giữa kiến
thức cũ và kiến thức mới, kiến thức bộ môn này với kiến thức bộ môn khác, liên hệ vận dụng
vào thực tế.

- Tìm ra những phương pháp mới, hiệu nghiệm để làm cho bài giảng đầy sức lôi cuốn và giàu
cảm xúc và sáng tạo.

- Học tập được kinh nghiệm của giáo viên khác và đúc kết kinh nghiệm cho mình.

b) Yêu cầu:

- Giáo viên phải biết đánh giá đúng đắn tài liệu dùng để dạy cho học sinh, xác lập được mối
quan hệ giữa yêu cầu kiến thức của chương trình với trình độ nhận thức của học sinh.

- Giáo viên phải biết chế biến tài liệu cho phù hợp với logic sư phạm và vừa phù hợp với
trình độ nhận thức của học sinh.

- Giáo viên phải có khả năng phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức.

- Phải có sự sáng tạo khi chế biến và trình bày tài liệu học tập.

*Năng lực hiểu học sinh


Năng lực hiểu học sinh là khả năng xâm nhập vào thế giới bên trong của trẻ, là sự hiểu biết
trường tận về nhân cách của chúng cũng như khả năng quan sát tinh tế những biểu hiện tâm
lý của học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục
a) Biểu hiện
- Giáo viên phải biết xác định được khối lượng, mức độ, phạm vi kiến thức đã có ở học sinh,
từ đó xác định mức độ và khối lượng kiến thức mới cần trình bày cho học sinh.

- Phải dự đoán được những thuận lợi và khó khăn, xác định đúng đắn mức độ căng thẳng ở
học sinh khi thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Giáo viên có khả năng quan sát tinh tế và có thể xây dựng những biểu hiện chính xác về lời
giảng của mình đã được học sinh khác nhau lĩnh hội như thế nào.

- Khả năng hiểu học sinh ở người giáo viên thể hiện ở hai mức độ: Mức độ thấp là thông qua
câu trả lời và làm bài tập của học sinh. Mức độ cao là thông qua những tiếng xì xào, ánh mắt,
sắc mặt…

Vì vậy, muốn hiểu học sinh thì người giáo viên phải luôn quan tâm gần gũi học sinh với tình
thương và trách nhiệm. Giáo viên phải nắm vững kiến thức chuyên môn cũng như sự hiểu
biết đầy đủ về tâm lý của trẻ và kết hợp với những phẩm chất tâm lý cần thiết.

You might also like