You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Khoa/Viện: KINH TẾ
Bộ môn: KINH TẾ HỌC

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN


1. Thông tin về học phần:
Tên học phần:
- Tiếng Việt: KINH TẾ VĨ MÔ
- Tiếng Anh: MACROECONOMICS
Mã học phần: ECS330
Số tín chỉ: 3(3-0)
Đào tạo trình độ: Đại học
Học phần tiên quyết: Kinh tế vi mô

2. Thông tin về GV:


Họ và tên: NGUYỄN THỊ HẢI ANH Chức danh, học vị: Th.S
Điện thoại: 0947379009 Email: anhnth@ntu.edu.vn
Địa chỉ NTU E-learning: https://elearning.ntu.edu.vn/
Địa chỉ Google Meet: https://meet.google.com/tnx-ekbc-ium
Địa điểm tiếp SV: Văn phòng BM Kinh tế học

3. Mô tả học phần: Học phần này nghiên cứu nền kinh tế trên bình diện tổng thể, bao gồm việc mô
tả và đo lường các biến số kinh tế vĩ mô quan trọng như tổng sản phẩm quốc nội, giá cả và lạm phát,
việc làm và tình trạng thất nghiệp, tổng tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ và thuế, cung cầu
tiền, lãi suất, thâm hụt/thặng dư thương mại, cán cân thanh toán và tỷ giá. Việc xây dựng các mô
hình kinh tế đơn giản sẽ giúp chúng ta giải thích các mối quan hệ giữa các biến số này. Trên cơ sở
đó, môn học sẽ nghiên cứu những biến động kinh tế trong ngắn hạn, các vấn đề của chu kỳ kinh tế,
các cú sốc phía cung và phía cầu, và vai trò của các chính sách ổn định hóa như chính sách tài khóa
và chính sách tiền tệ.

4. Mục tiêu: Học phần cung cấp những khái niệm cơ bản về nền kinh tế vĩ mô có sự tham gia của
Nhà nước trong mối quan hệ với các chủ thể khác của nền kinh tế với mục tiêu nhằm trang bị những
kiến thức nền tảng về kinh tế vĩ mô và các chính sách điều tiết nền kinh tế, giúp người học có thể
hiểu về ý nghĩa của các chỉ tiêu đánh giá kinh tế và là công cụ hữu hiệu để có thể nghiên cứu các học
phần có liên quan khác trong chuyên ngành kinh tế.

5. Chuẩn đầu ra (CLOs): Sau khi học xong học phần, người học có thể:
(a) Mô tả được các biến số kinh tế vĩ mô quan trọng.
(b) Đo lường được các biến số kinh tế vĩ mô quan trọng trong hệ thống tài khoản quốc gia.
(c) Giải thích được các biến động kinh tế ngắn hạn, các vấn đề của chu kỳ kinh tế và các cú sốc
phía cung và phía cầu và vai trò của các chính sách ổn định hóa như chính sách tài khóa và
chính sách tiền tệ.
(d) Vận dụng được các chính ổn định hóa nền kinh tế như chính sách tài khóa và chính sách tiền
tệ một cách phù hợp.
(e) Đưa ra các quyết định kinh doanh và lựa chọn chính sách hữu hiệu trên các cương vị công tác
khác nhau.

6. Đánh giá kết quả học tập:


TT. Hoạt động đánh giá Hình thức/công cụ đánh giá Nhằm đạt CLOs Trọng số (%)

1 Đánh giá quá trình - Hình thức: Chuyên cần, thảo luận, bài tập a,b,c,d,e 25
- Cách đánh giá: Điểm danh, cộng điểm
thảo luận, mức độ hoàn thành bài tập

2 Thi giữa kỳ - Tự luận a,b,c 25

3 Thi cuối kỳ - Tự luận a,b,c,d,e 50

7. Tài liệu dạy học:


Mục đích sử
Năm Địa chỉ
Nhà xuất dụng
TT. Tên tác giả Tên tài liệu xuất khai thác
bản Tài liệu Tham
bản tài liệu
chính khảo
1 Nguyễn Thị Hải Bài giảng kinh Thư viện số x
Anh tế vĩ mô ĐHNT
2 N. Grogory Kinh tế vĩ mô- 2014 Cengage Thư viện, x
Mankiw Bản dịch tiếng Learning Giảng viên
Việt
(6th edition)
3 Nguyễn Như Ý Kinh tế vĩ mô 2014 ĐH Kinh tế Thư Viện x
TP. HCM
4 David Begg Kinh tế học 2007 NXB Thư viện, x
tập 2 Thống kê Giảng viên
th
(8 edition)
5 Paul A. Kinh tế học 2002 NXB Thư viện x
Samuelson tập 2 Thống kê
th
(15 edition)
6 Các tài liệu NTU E- x
đọc thêm
giảng viên learning
cung cấp

8. Kế hoạch dạy học:


Phương Nhiệm vụ
Nhằm
Chương/Chủ đề Số tiết pháp dạy của người
STT đạt
học học
CLOs
LT TH
1 Khái quát về kinh tế học vĩ mô a,b 8 0 Thuyết -Đọc tài liệu
1.1 Phân biệt giữa kinh tế vi mô và giảng, chương 1, 2
kinh tế vĩ mô. Dạy học dựa trong giáo
1.2 Mục tiêu và các công cụ điều tiết trên vấn đề, trình
của kinh tế vĩ mô. thảo luận -Đọc thêm
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phương kiến thức về
1.4 pháp nghiên cứu. chu kỳ kinh
1.5 Hệ thống kinh tế vĩ mô. tế, suy thoái
1.6 Ba dữ kiện quan trọng về biến và khủng
động kinh tế. hoảng kinh tế
1.7
Mô hình tổng cung và tổng cầu. -Quan hệ tăng
Các biến động kinh tế trong ngắn trưởng và thất
hạn nghiệp

2 Đo lương thu nhập quốc gia a,c,d 8 0 Thuyết -Đọc tài liệu
2.1 Tổng sản phẩm quốc nội và Tổng giảng, chương 3
sản phẩm quốc dân. Nghiên cứu trong giáo
2.2 GDP danh nghĩa và GDP thực tế. tình huống trình,
Chỉ số giá tiêu dùng. -Tìm hiểu hệ
2.3 Các thành phần của GDP. thống tài
Các phương pháp xác định GDP khoản quốc
2.4 danh nghĩa theo giá thị trường. gia của tổng
2.5 Một số chỉ tiêu đo lường sản cục thống kê
lượng quốc gia khác. VN
2.6
3 Tổng cầu và chính sách tài a, b, c, 9 0 Thuyết -Đọc tài liệu
khóa. d, giảng, chương 4
3.1 Các định chế tài chính trong nền Nghiên cứu trong giáo
kinh tế. tình huống, trình,
3.2 Tiết kiệm và đầu tư trong các tài thảo luận -Đọc thêm
khoản quốc gia. CSTK và vấn
3.3 Các mô hình tổng cầu. đề nợ công
3.4 Chính sách tài khóa. của VN
3.5 Thâm hụt ngân sách nhà nước và
vấn đề nợ công của chính phủ.
Thi giữa kỳ a,b,c 2 Tự luận Thi giữa kỳ
4 Tiền tệ và chính sách tiền tệ. 10 0 Thuyết -Đọc tài liệu
4.1 Khái niệm, chức năng và phân giảng, chương 5
loại tiền tệ. a, b, c, Nghiên cứu trong giáo
4.2 Mức cung tiền và vai trò kiểm d e, tình huống, trình,
soát mức cung tiền của ngân hàng thảo luận -Đọc thêm
4.3 trung ương. kiến thức về
4.4 Thị trường tiền tệ. NHTW VN và
4.5 Mô hình IS – LM. CSTK,CSTT
Chính sách tài khóa, chính sách ở VN
tiền tệ và sự phối hợp của hai
chính sách trong nền kinh tế
đóng.
5 Lạm phát và thất nghiệp. 8 0 Thuyết -Đọc tài liệu
5.1 Khái niệm và phân loại thất a, b, c, giảng, chương 6
5.2 nghiệp. e Nghiên cứu trong giáo
5.3 Tổn thất của thất nghiệp và vấn tình huống, trình,
5.4 đề giải quyết việc làm. thảo luận -Tìm hiểu vấn
5.5 Luật lương tối thiểu đề; tính toán
5.6 Công đoàn và thương lượng tập chỉ số lạm
thể phát ở VN
5.7 Khái niệm, các phương pháp tính Tìm hiểu vấn
lạm phát. đề thất nghiệp
Tổn thất do lạm phát gây ra và và chính sách
các biện pháp chống lạm phát. giải quyết việc
Mối quan hệ giữa lạm phát và làm tại VN
thất nghiệp.

9. Yêu cầu đối với người học:


- Thường xuyên cập nhật và thực hiện đúng kế hoạch dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Đề
cương chi tiết học phần trên hệ thống NTU E-learning lớp học phần;

- Thực hiện đầy đủ và trung thực các nhiệm vụ học tập, kiểm tra, đánh giá theo Đề cương chi
tiết học phần và hướng dẫn của GV giảng dạy học phần;

- Để học tốt môn học này đòi hỏi sinh viên phải duy trì nhịp độ học tập đều đặn. Vì thế, nếu
anh/chị gặp phải bất kỳ vấn đề khó khăn nào hay có câu hỏi cần giải đáp, hãy liên hệ và trao đổi với
giảng viên càng sớm càng tốt. Điều quan trọng là phải hiểu các khái niệm và phát triển khả năng áp
dụng chúng vào việc giải nhiều bài tập khác nhau. Điều này đòi hỏi học viên phải dành thời gian để
thực hành.

- Sinh viên được yêu cầu đọc các bài giảng và tài liệu trước khi đến lớp. Trong môn học này,
học viên phải hoàn tất các bài tập cá nhân sau mỗi chủ đề, bài thảo luận nhóm, bài thi giữa kỳ và một
bài thi cuối khóa.
Ngày cập nhật: 10/02/2023

GIẢNG VIÊN CHỦ NHIỆM HỌC PHẦN

ThS. Nguyễn Thị Hải Anh ThS. Lê Văn Tháp

TRƯỞNG BỘ MÔN

TS. Phạm Thành Thái

You might also like