You are on page 1of 64

1

Nguồn: Shutterstock

3
Bản quyền và Tác giả
Tác giả

Ông Phạm Duy Hoàng Chuyên gia Nghiên cứu


Sáng kiến về Chuyển dịch năng lượng Việt Nam (VIETSE)

Bà Ngô Thị Tố Nhiên Giám đốc điều hành


Sáng kiến về Chuyển dịch năng lượng Việt Nam (VIETSE)

Lời cảm ơn
Chủ trì nghiên cứu là bà Ngô Thị Tố Nhiên, Giám đốc Điều hành VIETSE. Bản báo cáo đã
nhận được các nhận xét, góp ý của TS. Hà Dương Minh (CIRED/CNRS). Đồng thời, chúng
tôi xin chân thành cảm ơn những đóng góp quý báu của TS. Trần Hữu Lượng (VPI) và
TS. Trần Khánh Việt Dũng cho nghiên cứu này.

Mã báo cáo RR/13 - VIET03.2023/VN

Thời gian xuất bản Tháng 06/2023

Yêu cầu về việc trích dẫn tài liệu


“Sáng kiến về Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam. 2023. Kịch bản phát triển Hydrogen
xanh tại Việt Nam”.

Mọi góp ý và câu hỏi liên quan đến nội dung và bản quyền tài liệu, xin vui lòng gửi về:
Sáng kiến về Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam
Email: info@vietse.vn
Website: www.vietse.vn
Điện thoại: +84 (0) 243 204 5554
Facebook: VIET SE (@vietsehanoi)
LinkedIn: Vietnam Initiative for Energy Transition
Địa chỉ: Tầng 7 - Tòa nhà 18 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

4
Mục lục

TÓM TẮT 11

1. GIỚI THIỆU 15

2. TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG TOÀN CẦU


17
CỦA HYDROGEN

3. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP HYDROGEN TẠI VIỆT NAM 25

4. TIỀM NĂNG LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ NHU CẦU HYDROGEN


29
TẠI VIỆT NAM

5. MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HYDROGEN XANH


37
TẠI VIỆT NAM

6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 55

7. NGUỒN THAM KHẢO 59

5
Danh sách hình ảnh
Hình 2-1. Phạm vi dự kiến của chi phí sản xuất hydrogen toàn cầu vào
18
năm 2050

Hình 2-2. Lượng CO2 phát thải từ các công nghệ sản xuất hydrogen khác 18
nhau

Hình 2-3. Tiêu thụ hydrogen toàn cầu năm 2020 20

Hình 2-4. Chuỗi giá trị hydrogen toàn cầu 20

Hình 2-5. So sánh hiệu suất năng lượng của hydrogen trong phát điện 21

Hình 2-6. So sánh hiệu suất năng lượng của BEV và FCEV 21

Hình 2-7. Ưu tiên chính sách hydrogen sạch 22

Hình 2-8. Tiềm năng ứng dụng hydrogen trong các lĩnh vực khác nhau
23
vào năm 2050

Hình 3-1. Mức tiêu thụ hydrogen hiện nay ở Việt Nam 25

Hình 4-1. Cân đối cung cầu khí thiên nhiên theo phương án cơ sở 29

Hình 4-2. Dự đoán về hydrogen xanh LCOH từ 2025 đến 2050 30

Hình 4-3. Các địa điểm điện gió ngoài khơi tiềm năng ở Việt Nam 31

Hình 4-4. Các vị trí tiềm năng cho điện gió trên bờ ở Việt Nam 32

Hình 4-5. Các vị trí tiềm năng cho điện mặt trời 32

Hình 4-6. Nhu cầu hydrogen tiềm năng trong ngành lọc dầu, phân bón và
34
thép

Hình 4-7. Sản xuất thép và xi măng tại Việt Nam 34

Hình 4-8. Số lượng xe tải hạng nặng và xe khách dự báo đến năm 2050 35

Hình 4-9. Dự báo thâm nhập xe điện chạy bằng pin nhiên liệu đến năm
35
2050

Hình 4-10. Số lượng xe tải hạng nặng FC và xe buýt đường dài đến năm
36
2050

Hình 4-11. Dự báo sản lượng điện từ các nguồn khác nhau 36

Hình 5-1. Các ứng dụng hydrogen chung trong các lĩnh vực khác nhau 37

Hình 5-2. Mục tiêu ứng dụng hydrogen trong lĩnh vực giao thông đường
40
bộ đến năm 2050

6
Hình 5-3. Các ứng dụng hydrogen toàn cầu và các mốc thời gian thực
42
hiện của chúng

Hình 5-4. Phân tích SWOT cho phát triển hydrogen xanh tại Việt Nam 43

Hình 5-5. Nhu cầu hydrogen xanh tiềm năng trong công nghiệp và vận tải
46
vào năm 2050 theo kịch bản chính sách đã nêu

Hình 5-6. Nhu cầu hydrogen xanh tiềm năng trong ngành điện vào năm
47
2050 theo kịch bản chính sách đã nêu

Hình 5-7. Nhu cầu hydrogen xanh tiềm năng vào năm 2030 theo kịch bản
48
thâm nhập chậm

Hình 5-8. Nhu cầu hydrogen xanh tiềm năng vào năm 2050 theo kịch bản
49
thâm nhập chậm

Hình 5-9. Nhu cầu hydrogen xanh năm 2025 và 2030 theo kịch bản tăng
50
tốc

Hình 5-10. Nhu cầu hydrogen xanh vào năm 2050 theo kịch bản tăng tốc 50

Hình 5-11. So sánh nhu cầu hydrogen tiềm năng giữa các kịch bản 51

Hình 5-12. Chiến lược phát triển hydrogen xanh tại Việt Nam 52

7
Danh sách bảng
Bảng 2-1. Công nghệ sản xuất hydrogen thương mại có sẵn 17

Bảng 3-1. Các dự án sản xuất hydrogen xanh tại Việt Nam 26

Bảng 3-2. Các chính sách thúc đẩy phát triển hydrogen tại Việt Nam 27

Bảng 4-1. Sản lượng hydrogen xanh tiềm năng từ các nguồn năng
33
lượng tái tạo dư thừa

Bảng 5-1. Mục tiêu cụ thể ứng dụng hydrogen sạch trong công nghiệp
38
đến năm 2050

Bảng 5-2. Mục tiêu ứng dụng hydrogen sạch trong ngành giao thông
39
đến năm 2050

Bảng 5-3. Ứng dụng hydrogen trong ngành điện 41

Bảng 5-4. Ứng dụng hydrogen trong các lĩnh vực khác. 41

Bảng 5-5. Các kịch bản phát triển hydrogen tại Việt Nam 45

Bảng 5-6. Các giả định về việc sử dụng hydrogen xanh trong công
45
nghiệp

Bảng 5-7. Các giả định về sử dụng hydrogen xanh trong lĩnh vực giao
46
thông

Bảng 5-8. Các giả định về sử dụng hydrogen xanh trong ngành điện 46

Bảng 5-9. Nhu cầu hydrogen xanh tiềm năng theo kịch bản chính sách
47
đã nêu

Bảng 5-10. Nhu cầu hydrogen xanh tiềm năng trong kịch bản thâm
49
nhập chậm

Bảng 5-11. Nhu cầu hydrogen xanh tiềm năng theo kịch bản tăng tốc 50

8
Danh sách viết tắt
NEP Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia
PDP8 Quy hoạch phát triển điện lực 8
NLTT Năng lượng tái tạo
CCS Thu hồi và lưu trữ carbon
BEV Ắc quy xe điện
FCEV Xe điện pin nhiên liệu
LNG Khí tự nhiên hóa lỏng
LOCH Chi phí hydrogen quy dẫn

9
Nguồn: Shutterstock

10
Tóm tắt

Hydrogen góp phần quan trọng vào quá trình khử carbon từ các ngành hiện đang phụ
thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, như ngành công nghiệp, giao thông vận tải và sản
xuất điện; quá trình chuyển dịch năng lượng và xây dựng lộ trình hướng đến mục tiêu phát
thải ròng bằng 0. Nền kinh tế hydrogen góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong
tương lai, bao gồm gia tăng cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập và tăng trưởng GDP. [1],[2],
[3], [4].
Nhu cầu hydrogen toàn cầu hiện tại là 87 triệu tấn và được dự báo sẽ tăng lên 500-600
triệu tấn vào năm 2050 [5]. 96% hydrogen toàn cầu được sản xuất từ khí tự nhiên hoặc
than đá do chi phí sản xuất và độ chín về công nghệ [1]. Tuy nhiên, với kỳ vọng chi phí sản
xuất hydrogen xanh từ các nguồn năng lượng tái tạo ngày càng giảm, ngành công nghiệp
sản xuất hydrogen xanh được dự đoán sẽ mở rộng vào cuối thập kỷ này. Một số quốc gia
như Đức, Pháp, Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc, đã công bố chiến lược và lộ trình phát triển
hydrogen. Ví dụ, lộ trình phát triển hydrogen của châu Âu dự báo hydrogen có thể chiếm
tới 24% tổng nhu cầu năng lượng vào năm 2050 [3].
Trong tương lai, hydrogen sẽ tiếp tục được sử dụng trong các ngành công nghiệp hiện hữu
và mở rộng sang một số lĩnh vực mới như ngành công nghiệp nặng, giao thông, nhiệt và
sản xuất điện. Tuy nhiên, ứng dụng hydrogen trong các lĩnh vực mới này phải có một lộ
trình cụ thể, xem xét mức độ sẵn sàng của công nghệ, hiệu quả sử dụng năng lượng, khả
năng cạnh tranh với các công nghệ sạch khác như điện khí hóa, an ninh nguồn cung, lưu
trữ, vận chuyển và chuỗi cung ứng. Ngoài việc mở rộng quy mô sản xuất, quá trình nghiên
cứu, thử nghiệm và đổi mới công nghệ cần phải thực hiện liên tục nhằm nâng cao hiệu quả
và hiệu suất của toàn bộ chuỗi giá trị hydrogen.
Ở Việt Nam, sản xuất và tiêu thụ hydrogen đang ở quy mô nhỏ và sử dụng tại chỗ. Năm
2020, khoảng 496 nghìn tấn hydrogen xám được tiêu thụ. Trong đó, hơn 99,5% sử dụng
trong các nhà máy lọc dầu và phân bón, phần còn lại chủ yếu được sử dụng trong ngành
công nghiệp ủ thép và kính nổi.
Phát triển hydrogen xanh được xem là cấp thiết trong quá trình chuyển dịch năng lượng tại
Việt Nam. Một số chính sách đã đặt nền tảng cho phát triển hydrogen xanh tại Việt Nam,
có thể kể đến như Nghị quyết 55/NQ/TW/20201; Quyết định 1266/QĐ-TTg/20202; Quyết

1
Nghị quyết của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045.
2
Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050.

11
định 876/QĐ-TTg/20223; Quyết định 882/QĐ-TTg/20224; Quyết định 888/QĐ-TTg/20225;
Quyết định 896/QĐ-TTg/20226; Dự thảo Quy hoạch điện VIII7 (Dự thảo PDP8, 2022); và Dự
thảo Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia8 (Dự thảo NEP, 2022). Theo đó, phát triển sản
xuất và ứng dụng hydrogen trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông, sản xuất điện và các
nguồn năng lượng xanh đang được thúc đẩy ở Việt Nam hướng tới mục tiêu phát thải ròng
bằng “0” ở cả cấp quốc gia và cấp ngành vào năm 2050.
Việt Nam có nhiều tiềm năng để sản xuất hydrogen xanh từ các nguồn năng lượng tái tạo.
Dựa trên bản đồ bức xạ mặt trời và tốc độ gió, tiềm năng sản xuất hydrogen xanh tối đa
theo lý thuyết của Việt Nam là khoảng 52,9 - 58,5 triệu tấn mỗi năm, sử dụng công nghệ
điện phân hiện có và nguồn năng lượng tái tạo dư thừa. Tuy nhiên, để đạt được tiềm năng
tối đa này đòi hỏi phải tăng cường phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng
và hiệu quả năng lượng cũng như công nghệ sản xuất. Thúc đẩy khai thác tiềm năng của
năng lượng tái tạo là cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch năng lượng
và giảm phát thải ở cấp ngành của Việt Nam. Nghiên cứu đề xuất triển khai hydrogen xanh
trong các ngành kinh tế của Việt Nam như sau:

• Thay thế dần hydrogen xám hiện đang sử dụng trong các nhà máy lọc dầu, phân
bón và hóa chất: Thay thế hydrogen xám bằng hydrogen xanh trong các ngành hiện
hữu có thể thực hiện dễ dàng và không gặp phải nhiều thách thức trong quá trình
chuyển đổi.
• Sử dụng hydrogen xanh trong lĩnh vực sản xuất thép và xi măng: Hiện tại, sử dụng
hydrogen trong các ngành này hiện đang gặp nhiều thách thức do công nghệ chưa
sẵn sàng và hiệu quả sử dụng năng lượng thấp. Ứng dụng được mong đợi triển khai
rộng rãi sau năm 2030 khi công nghệ đã tiến bộ.
• Sử dụng hydrogen xanh làm nhiên liệu thay thế cho hoạt động xe tải đường dài,
đường sắt, đường thuỷ và hàng không: Việc sử dụng hydrogen làm nhiên liệu trong
các phương thức vận chuyển này vẫn đang trong giai đoạn phát triển, nghiên cứu
thí điểm và dự đoán có thể triển khai rộng rãi sau năm 2030. Phát triển cơ sở hạ
tầng pin nhiên liệu là một trong những thách thức cần phải vượt qua.
• Sử dụng hydrogen xanh để lưu trữ và các nguồn điện linh hoạt thay vì đốt kèm trong
các nhà máy điện than và điện khí: Đồng đốt hydrogen và amoniac có thể không
phải là một lựa chọn thiết thực để giảm lượng khí thải của các nhà máy điện than và
điện khí trong những năm tới do đồng đốt hydrogen và amoniac rất đắt đỏ và kém
hiệu quả. Trong dài hạn, các nhà máy đốt hydrogen và ammoniac có thể là một lựa
chọn linh hoạt ít phát thải.

3
Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí mê-tan của ngành
giao thông vận tải.
4
Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.
5
Phê duyệt Đề án về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kết quả COP26 về biến đổi khí hậu.
6
Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050.
7
Quy hoạch điện VIII giai đoạn 2023-2030 có xét đến năm 2045.
8
Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

12
• Xuất khẩu hydrogen xanh: Ngoài sản xuất cho nhu cầu trong nước, hydrogen xanh
cũng có thể hướng tới xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng để hỗ trợ phát triển
kinh tế xã hội và tăng trưởng nền kinh tế hydrogen.

Nghiên cứu ước tính nhu cầu tiềm năng về hydrogen xanh ở Việt Nam vào năm 2050 là
khoảng 4,42 - 9,17 triệu tấn. Nhu cầu lớn nhất là từ các nguồn điện linh hoạt, ước tính vào
khoảng 1,97 - 4,29 triệu tấn. Nhu cầu hydrogen xanh trong lĩnh vực công nghiệp và giao
thông sẽ lần lượt trong khoảng 1,88 - 2,85 triệu tấn và 0,56 - 1,4 triệu tấn. Để đáp ứng nhu
cầu này sẽ cần phải bổ sung 230 - 477 TWh từ năng lượng tái tạo, tương đương 17% - 35,5%
tổng sản lượng điện quốc gia vào năm 2050.
Để phát triển ngành công nghiệp hydrogen xanh, Việt Nam cần có chính sách cụ thể nhằm
thu hút vốn, khuyến khích sản xuất và tiêu thụ. Trước mắt, Việt Nam nên nghiên cứu và triển
khai các dự án thí điểm và thiết lập các quy định, tiêu chuẩn, hướng dẫn và chính sách cho
phát triển hydrogen xanh. Trong dài hạn, tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng và chuỗi
cung ứng hydrogen là cần thiết để đáp ứng tốt nhu cầu tiềm năng trong tương lai. Các
chính sách ngắn hạn được đề xuất bao gồm:

• Xây dựng lộ trình phát triển hydrogen để thiết lập các mục tiêu và chiến lược cụ thể
cho từng cấp ngành triển khai thực hiện.
• Xây dựng bộ khung chính sách, quy định và hướng dẫn để thúc đẩy phát triển
hydrogen xanh.
• Xây dựng và triển khai các dự án thí điểm.
• Xây dựng các chính sách cụ thể để khuyến khích sản xuất và sử dụng hydrogen
xanh, tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, chuỗi cung ứng và hỗ trợ phát triển
công nghệ.
• Tăng cường các chính sách phát triển và tối ưu hóa các nguồn năng lượng tái tạo
như chính sách sử dụng không gian biển và phát triển điện gió ngoài khơi.
• Xây dựng các tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật về an toàn trong sản xuất, bảo quản,
vận chuyển và sử dụng hydrogen.
• Phát triển các công cụ chính sách, chẳng hạn như định giá carbon nhằm thúc đẩy
sử dụng hydrogen xanh thay thế nhiên liệu hóa thạch.

13
Nguồn: Shutterstock

14
1 Giới thiệu

Hydrogen có thể tạo ra nhiệt lượng cao và phục vụ sản xuất điện mà không thải ra các chất
gây ô nhiễm hoặc khí nhà kính. Trong quá trình chuyển dịch năng lượng hướng tới mục tiêu
hướng tới mức phát thải ròng bằng 0, hydrogen đóng một vai trò quan trọng trong quá trình
khử carbon từ các lĩnh vực hiện phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch, như giao thông
vận tải và công nghiệp. Hơn nữa, hydrogen cũng góp phần phát triển kinh tế xã hội trong
tương lai, như gia tăng cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập và đóng góp vào tăng trưởng
GDP. [1], [2], [3], [4].

Nhu cầu hydrogen toàn cầu là 87 triệu tấn vào năm 2020. Tuy nhiên, 96% hydrogen toàn
cầu hiện nay được sản xuất từ khí đốt tự nhiên hoặc than đá do chi phí sản xuất và công
nghệ sẵn có [1]. Chi phí sản xuất hydrogen từ các nguồn năng lượng tái tạo được kỳ vọng
sẽ trở nên cạnh tranh hơn vào cuối thập kỷ này [5], tạo ra cơ hội lớn để phát triển ngành
công nghiệp hydrogen xanh trong tương lai. Dự báo nhu cầu hydrogen toàn cầu được là
500-600 triệu tấn vào năm 2050 [5]. Hiện nay hơn 20 quốc gia đã công bố chiến lược và lộ
trình phát triển hydrogen, bao gồm Đức, Pháp, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v. Đơn cử, theo lộ
trình hydrogen của châu Âu, tỷ lệ đảm nhận của hydrogen có thể chiếm tới 24% tổng nhu
cầu năng lượng trong công nghiệp, giao thông, sưởi ấm và sản xuất điện vào năm 2050 [3].
Nghiên cứu của IAEA (2022) chỉ ra rằng, chi phí sản xuất hydrogen xanh ở Việt Nam có thể
rẻ hơn so với hydrogen lam vào năm 2028 [6].

Phát triển hydrogen xanh là cần thiết cho quá trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam.
Hydrogen xanh có thể góp phần giúp Việt Nam thực hiện hóa các cam kết đầy tham vọng
tại COP26 thông qua giảm lượng khí thải carbon từ hoạt động sản xuất điện, giao thông
vận tải và công nghiệp, tăng cường đa dạng nguồn năng lượng và giảm nhu cầu nhập khẩu
than. Định hướng phát triển và ứng dụng hydrogen đã được đề cập trong Nghị quyết số
55/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực
giai đoạn 2021 - 2030, có xét đến năm 2045 (Dự thảo PDP8, 2022), Quy hoạch tổng thể
năng lượng quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Dự thảo NEP, 2022),
Quốc gia kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030 (Quyết định
882/QĐ-TTg/2022), Phê duyệt Đề án nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kết quả COP26 về biến
đổi khí hậu (Quyết định 888/QĐ-TTg/2022), và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến
năm 2050 (Quyết định 896/QĐ-TTg/2022). Theo đó, hydrogen xanh được định hướng sử
dụng trong các ngành công nghiệp, giao thông vận tải và đốt kèm trong các nhà máy điện
than và điện khí.

15
Mặc dù các chính sách hiện hành đã đặt nền móng và định hướng phát triển hydrogen
xanh, sản xuất và sử dụng hydrogen với quy mô lớn vẫn là một lĩnh vực mới đối với Việt
Nam. Khoảng 0,5 triệu tấn hydrogen xám đã được sử dụng tại các nhà máy lọc dầu, phân
bón, luyện kim và ngành công nghiệp kính nổi vào năm 2020. Nhu cầu hydrogen xanh sẽ
tăng đáng kể trong trung hạn và dài hạn nếu sử dụng trong trong các lĩnh vực mới, như sản
xuất điện, giao thông vận tải và công nghiệp theo các chính sách hiện hành. Do đó, đánh
giá tiềm năng về nhu cầu và sản xuất hydrogen xanh trong tương lai là vô cùng cấp thiết
và quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược và các chính sách hỗ trợ để phát triển
hydrogen xanh tại Việt Nam.

1.1. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu chung của nghiên cứu là phân tích và định hướng chiến lược phát triển hydrogen
xanh cho Việt Nam phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng năng lượng hiệu
quả và xu hướng phát triển công nghệ. Theo đó, các nhiệm vụ cụ thể của nghiên cứu này
bao gồm:

• Nghiên cứu tổng quan và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chiến lược phát triển
hydrogen và xu hướng sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông và năng lượng.
• Phân tích và đánh giá hiện trạng và tiềm năng sản xuất, nhu cầu hydrogen từ các linh
vực tại Việt Nam.
• Xây dựng các kịch bản và khuyến nghị chiến lược phát triển hydrogen xanh cho Việt Nam.

1.2. Phương pháp luận


Để đạt được mục tiêu, nghiên cứu thực hiện theo trình tự các bước như sau:

• Đầu tiên, nghiên cứu tiến hành thu thập, rà soát và tổng hợp các nghiên cứu liên quan,
bài báo khoa học về chiến lược phát triển hydrogen trên thế giới. Các phân tích đánh
giá sẽ tập trung vào hiệu quả sử dụng, mức độ sẵn sàng về công nghệ, xu hướng
và chiến lược sử dụng hydrogen trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải
và sản xuất điện. Từ đó, đưa ra nhận định tổng quan về các chiến lược phát triển
hydrogen trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
• Thứ hai, nghiên cứu thực hiện phân tích đánh giá hiện trạng ngành công nghiệp
hydrogen và tiềm năng sử dụng và sản xuất hydrogen theo lý thuyết từ các nguồn
năng lượng tái tạo dư thừa ở Việt Nam.
• Thứ ba, phát triển các kịch bản sử dụng hydrogen xanh trong lĩnh vực lọc dầu, sản
xuất phân bón, thép, xi măng, giao thông vận tải và sản xuất điện theo các chính sách
hiện hành, hiệu quả sử dụng năng lượng, xu hướng công nghệ và phát triển hydrogen
toàn cầu. Từ các đánh giá và phân tích SWOT, nghiên cứu đề xuất chiến lược phát
triển hydrogen xanh phù hợp cho Việt Nam.
• Cuối cùng, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị cho phát triển ngành công nghiệp
hydrogen xanh tại Việt Nam.

16
2
Tổng quan về hiện trạng và
xu hướng phát triển hydrogen
trên thế giới

2.1. Công nghệ sản xuất, lưu trữ và vận chuyển hydrogen
2.1.1. Sản xuất hydrogen
Hydrogen có thể được sản xuất thông qua một số phương pháp, tùy thuộc vào công nghệ
và nguồn nguyên liệu thô được sử dụng trong quá trình sản xuất. Hydrogen xám được sản
xuất từ khí tự nhiên thông qua quá trình steam reforming, trong khi hydrogen lam được sản
xuất từ hydrogen xám kết hợp với công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon (CCS). Hydrogen xanh
được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo (ví dụ: năng lượng gió hoặc năng lượng mặt
trời) thông qua quá trình điện phân nước.

Một số bài báo khoa học trước đây đã phân tích và tổng hợp các phương pháp và công
nghệ sản xuất hydrogen khác nhau [5], [7], [8]. Theo đó, các công nghệ đã đạt được sự
chín muồi và thương mại hoá trong sản xuất hydrogen hiện nay là công nghệ reforming,
khí hóa, oxy hóa một phần từ khí thiên nhiên và than đá, điện phân kiềm từ nước. Một số
công nghệ đang được chứng minh, như nhiệt phân sinh khối, lên men tối (Biomass), quang
phân (Ánh sáng mặt trời + Nước), lên men quang (Sinh khối + Ánh sáng mặt trời), quang
điện phân, plasma reforming, tách nước nhiệt hóa (H2O + Heat), tế bào điện phân vi sinh
vật (Sinh khối + Điện), và plasma reforming (hydrocarbons) là có tiềm năng ứng dụng để
sản xuất hydrogen xanh trong tương lai [7]. Bảng 2-1 dưới đây mô tả một số công nghệ sản
xuất hydrogen thương mại.

Bảng 2-1. Công nghệ sản xuất hydrogen thương mại hiện có

Mức độ
Phương pháp Nguyên liệu Hiệu quả Đơn vị/kg H2
chín muồi
SMR Khí tự nhiên 70-85% 165 MJ Thương mại
BMG Sinh khối 35-50% 13,5 kg Thương mại
CG Than đá 50-60% 7,8kg Thương mại
BDL Etanol 35-50% 6,54kg Thương mại
Alkaline H2O + điện 50-60% 39,4 kWh Thương mại
PEM H2O + điện 55-70% 54,6 kWh Thời gian ngắn
AD Amoniac 28.3% 0,102 kg Thời gian ngắn
SOEC H2O + điện + Nhiệt 40-60% 36,14 kWh Trung hạn
Ghi chú: Steam methane reforming (SMR); Khí hóa sinh khối (BMG); Khí hóa than (CG); Biomass reformation(BDL); Màng
trao đổi proton (PEM); Phân hủy amoniac (AD); Tế bào điện phân oxit rắn (SOEC).

Nguồn: Seelam và cộng sự [7]

17
Do việc sản xuất phụ thuộc vào giá nguyên liệu thô (ví dụ, khí tự nhiên), việc sản xuất hydrogen
xám vẫn sẽ là lựa chọn có tính cạnh tranh nhất về chi phí trong thời gian tới. Do giá khí đốt
tăng cao trong cuộc khủng hoảng năng lượng, chi phí sản xuất hydrogen xám cũng tăng lên.
Tuy nhiên, chi phí sản xuất hydrogen xanh từ các nguồn năng lượng tái tạo được kỳ vọng sẽ
trở nên cạnh tranh hơn trong trung và dài hạn [5] khi chi phí năng lượng tái tạo và điện phân
giảm cũng như khả năng mở rộng của công nghệ. Một khi việc sản xuất máy điện phân được
thực hiện trên quy mô lớn, chi phí sản xuất cũng sẽ giảm xuống nhanh chóng. Ví dụ, SMR
đã được sử dụng rộng rãi, thương mại hoá, mang lại lợi ích về mặt chi phí. Theo kỳ vọng,
hydrogen xanh có thể được sản xuất với giá từ 0,7 USD - 1,6 USD/kg vào năm 2050 [9].

Hình 2-1. Phạm vi dự kiến của chi phí sản xuất hydrogen toàn cầu vào năm 2050

Nguồn: BloombergNEF, 2020

Hình 2-2. Lượng khí CO2 phát thải từ các công nghệ sản xuất hydrogen khác nhau

Nguồn: IEA, 2019

Hình 2-2 minh họa cường độ phát thải CO2 của các công nghệ sản xuất hydrogen khác nhau
[5]. Phát thải hydrogen trực tiếp từ khí tự nhiên là khoảng 9 kg CO2/kgH2, bằng một nửa so với
từ than đá. Đối với điện phân, cường độ phát thải CO2 phụ thuộc vào cường độ phát thải CO2
của nguồn nguyên liệu đầu vào sử dụng để sản xuất điện.

18
2.1.2. Lưu trữ và vận chuyển

Hydrogen có thể được lưu trữ dưới dạng khí nén, lỏng, hợp chất (ví dụ: amoniac), vi cầu thuỷ
tinh và lưu trữ địa chất. Hydrogen có thể được vận chuyển bằng đường ống hoặc đường bộ
ở trạng thái hóa lỏng hoặc nén trong các bình chứa áp suất cao. Hiện nay, 85% hydrogen
được sản xuất và tiêu thụ tại cùng một địa điểm, số còn lại (khoảng 15%) được vận chuyển
bằng xe tải hoặc đường ống [5].

Hiện có khoảng 5.000 km đường ống dẫn hydrogen, so với 3.000 triệu km đường ống dẫn
khí đốt tự nhiên. Hiện mới chỉ có 470 trạm tiếp nhiên liệu hydrogen, so với hơn 200.000
trạm tiếp nhiên liệu xăng và dầu diesel ở Mỹ và châu Âu [10]. Một số quốc gia đã nâng cấp
đường ống dẫn khí áp suất thấp để vận chuyển hydrogen. Hà Lan là một ví dụ, một đường
ống khí đốt tự nhiên dài 12 km áp suất thấp đã được sử dụng để vận chuyển hydrogen
[24]. Dự án thí điểm đang được thử nghiệm để pha trộn tới 20% hydrogen vào mạng lưới
khí đốt tự nhiên hiện có.

Ở các quốc gia khác, chẳng hạn Anh, chính phủ đã đặt mục tiêu pha trộn tới 20% hydrogen
trong mạng lưới khí đốt vào năm 2023 và lên tới 100% vào năm 2050. Tuy nhiên, vẫn còn
những thách thức cần vượt qua trước khi pha trộn hydrogen có thể được phổ biến rộng rãi.
Một trong những thách thức chính là đảm bảo an toàn cho mạng lưới khí đốt, vì hydrogen
có các tính chất vật lý khác với khí tự nhiên và đòi hỏi các vật liệu và thiết bị khác nhau. Một
thách thức khác là chi phí sản xuất và phân phối hydrogen hiện cao hơn khí đốt tự nhiên.

Đối với vận chuyển đường dài hoặc liên quốc gia, vận chuyển hydrogen dưới dạng amoniac
rắn hoặc chất mang hydrogen hoá lỏng tiết kiệm chi phí hơn vận chuyển hydrogen hóa
lỏng. Tuy nhiên, chi phí chuyển đổi trước khi xuất khẩu và tái chuyển đổi thành hydrogen
trước khi tiêu thụ là khá cao [5]. So với truyền tải điện, vận chuyển hydrogen phức tạp và
tốn kém hơn do yêu cầu duy trì áp suất, nhà máy chuyển đổi, cơ sở hạ tầng, lưu trữ.

2.2. Nhu cầu hydrogen toàn cầu hiện nay


Nhu cầu hydrogen toàn cầu là khoảng 120 triệu tấn, tương đương khoảng 330 triệu tấn
dầu vào năm 2020 (tham khảo Hình 2-3) [6]. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia sản xuất
và tiêu thụ lớn nhất thế giới, với khoảng 24 triệu tấn hydrogen, chiếm 20% nhu cầu toàn
cầu vào năm 2020. Khoảng 5,8 triệu tấn được tiêu thụ ở châu Âu, bằng một nửa nhu cầu
hydrogen ở Mỹ.

Nhu cầu hydrogen toàn cầu là khoảng 120 triệu tấn, tương đương khoảng 330 triệu tấn
dầu vào năm 2020 (tham khảo Hình 2-3) [6]. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia sản xuất
và tiêu thụ lớn nhất thế giới, với khoảng 24 triệu tấn hydrogen, chiếm 20% nhu cầu toàn
cầu vào năm 2020. Khoảng 5,8 triệu tấn được tiêu thụ ở châu Âu, bằng một nửa nhu cầu
hydrogen ở Mỹ.

19
Hình 2-3. Tiêu thụ hydrogen toàn cầu năm 2020

Nguồn: IRENA, 2022

Hình 2-4. Chuỗi giá trị hydrogen toàn cầu

Nguồn: IEA, 2019 [5]

Trong lĩnh vực giao thông, hydrogen được sử dụng làm nhiên liệu trong các xe điện pin
nhiên liệu (FCEV) và đầu máy xe lửa ở một số quốc gia. Trên thế giới đã có 34.804 xe FCEV
hoạt động vào năm 2020. Trong đó, 25.932 xe ô tô cá nhân, chiếm khoảng 74,5% tổng số
xe FCEV, 5.648 xe buýt (6,2%), 3.161 xe tải hạng trung sử dụng pin nhiên liệu (9,1%), 14 xe
tải hạng nặng, và 49 xe thương mại hạng nhẹ. Hàn Quốc hiện đang dẫn đầu về số xe ô tô
cá nhân, trong khi Trung Quốc dẫn đầu toàn cầu về xe buýt và xe tải hạng trung sử dụng
pin nhiên liệu. Tính đến cuối năm 2020, có tổng cộng 540 trạm tiếp nhiên liệu hydrogen
đang hoạt động trên khắp thế giới. Các trạm tiếp nhiên liệu hydrogen chủ yếu ở Nhật Bản,
Đức, Trung Quốc và Hoa Kỳ, chiếm tới 63% tổng số trạm [13]. Tuy nhiên, số lượng xe và
hạ tầng FCEV còn khá nhỏ khi so sánh với các công nghệ trung hòa carbon khác như xe
điện pin (BEV ).

20
2.3. Quan điểm về ứng dụng hydrogen xanh
2.3.1. Tổn thất trong quá trình sản xuất hydrogen xanh
Chuyển đổi điện tái tạo thành hydrogen sẽ kém hiệu quả hơn thay vì sử dụng trực tiếp [11].
Sản xuất hydrogen hoặc nhiên liệu dựa trên hydrogen (ví dụ: amoniac) làm tổn thất đáng
kể một lượng điện. Do đó, cần xem xét sử dụng hydrogen cho lĩnh vực cụ thể nào để hạn
chế tổn thất trong sản xuất, lưu trữ và vận chuyển hydrogen.

Hình 2-5 đưa ra một ví dụ về tổn thất điện khi sử dụng nguồn điện tái tạo để sản xuất
hydrogen hoặc amoniac lỏng, sau đó sử dụng trong các nhà máy điện khí hoặc điện than
thay vì trực tiếp nối lưới. Kết quả phân tích cho thấy một lượng lớn năng lượng ban đầu (ví
dụ: 100 KWh) có thể bị tổn thất sau quá trình chuyển đổi và tái sản xuất. Năng lượng tạo ra
sau cùng chỉ bằng 20% giá trị ban đầu. Trong khi đó, nếu sử dụng trực tiếp thì tổn thất từ
quá trình truyền tải chỉ khoảng 6%.

Hình 2-5. So sánh hiệu suất năng lượng của hydrogen trong phát điện

Nguồn: VIETSE phân tích từ thông tin cung cấp bởi TS. David Cebon, 2022

Hình 2-6. So sánh hiệu suất năng lượng của BEV và FCEV

Nguồn: VIETSE tổng hợp từ Larson et al., 2021

21
Tương tự như đánh giá hiệu quả sử dụng hydrogen để sản xuất điện, một ví dụ khác trong
lĩnh vực giao thông vận tải cho thấy hiệu quả sử dụng năng lượng của xe BEV cao hơn
FCEV. Điều này phản ánh lý do số lượng và việc triển khai FCEV hiện tại còn khá khiêm tốn
so với xe điện pin.

Tổn thất cao trong sử dụng năng lượng có thể dẫn đến thâm hụt kinh tế, vì vậy việc sử
dụng hydrogen trong bất kỳ lĩnh vực nào ngoài xem xét tác động môi trường còn phải xem
xét các công nghệ thay thế, hiệu quả kinh tế và sử dụng năng lượng, cũng như mức độ ưu
tiên sử dụng hydrogen trong các ngành tiềm năng.

2.3.2. Các ngành ưu tiên ứng dụng hydrogen xanh


Nghiên cứu của Liebreich (2022) chỉ ra rằng hydrogen không mang lại lợi ích tương đồng
cho tất cả các lĩnh vực có thể sử dụng hydrogen về mặt lý thuyết. Việc sử dụng hydrogen
cần xem xét tới khả năng cạnh tranh với các nguồn năng lượng thay thế khác như điện,
amoniac, nhiên liệu sinh học. Hình 2-7 mô tả ưu tiên sử dụng hydrogen trong các ngành
công nghiệp khác nhau.

Hình 2-7. Ưu tiên chính sách hydrogen sạch

Nguồn: VIETSE phân tích và trực quan hóa từ dữ liệu của Liebreich, 2022

Cấp độ A, các ngành được ưu tiên hàng đầu để áp dụng hydrogen sạch bao gồm lọc dầu, phân
bón, sản xuất hydrogen, metanol, hydrocracking và khử lưu huỳnh. Đây là những lĩnh vực hiện
đang sử dụng hydrogen, vì vậy sẽ thuận lợi hơn nếu thay thế hydrogen xám bằng hydrogen
xanh. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp luyện thép, sắt và hóa chất là có tiềm năng sử dụng
hydrogen trong tương lai.

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, tùy thuộc vào sự phát triển của pin, việc sử dụng hydrogen
làm nhiên liệu cho vận tải hàng hải, hàng không, và vận tải đường dài là ưu tiên hàng đầu.
Hơn nữa, do khả năng tương thích với các động cơ hàng hải hiện có, metanol có thể là một
giải pháp ngắn hạn để giảm lượng khí thải vận chuyển, nhưng hydrogen và amoniac mang lại
khả năng trung hòa carbon nổi bật hơn [14]. Sử dụng hydrogen làm nhiên liệu cho xe tải hạng
nặng, xe khách đường dài và tàu hỏa được ưu tiên hơn sử dụng trong xe khách, xe buýt thành
phố và xe hai bánh – nhưng phương tiện mà điện khí hóa đang có lợi thế và chiếm ưu thế hơn.

Trong lĩnh vực điện, hydrogen xanh sẽ không được sử dụng thường xuyên để phát điện do tổn
thất lớn từ quá trình sản xuất, cụ thể sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất hydrogen xanh,

22
sau đó sử dụng hydrogen xanh làm đầu vào để sản xuất điện. Hydrogen được ưu tiên để lưu
trữ trong dài hạn, nguồn năng lượng dự phòng hoặc sử dụng ở một số khu vực chưa nối lưới
điện; từ đó việc tạo ra năng lượng tái tạo và lưu trữ hydrogen có thể ít tốn kém hơn so với các
giải pháp thay thế.
2.4. Tóm tắt và đúc kết kinh nghiệm
Hydrogen chủ yếu được sử dụng làm nguyên liệu trong sản xuất phân bón và lọc dầu. 96%
hydrogen sử dụng hiện nay là hydrogen xám, được sản xuất từ khí đốt tự nhiên và than đá.
Phát triển hydrogen là cần thiết do vai trò của nó và các chính sách giảm phát thải. Một
số quốc gia đã phát triển và công bố chiến lược phát triển hydrogen. Theo đó, vai trò tiềm
năng của hydrogen trong nền kinh tế carbon thấp được tóm tắt như sau:

• Trong lĩnh vực công nghiệp, sử dụng hydrogen xanh để thay thế hydrogen xám hiện
đang được sử dụng trong các ngành công nghiệp hiện có. Ứng dụng hydrogen cho
ngành công nghiệp thép dự kiến sẽ triển khai sau năm 2030.
• Trong lĩnh vực giao thông, xe ô tô cá nhân FCEV dù đã được thương mại hóa tuy
nhiên doanh số và hiệu quả tiêu hao nhiên liệu thấp hơn so với xe BEV. Sử dụng
hydrogen làm nhiên liệu trong xe buýt, xe tải hạng nặng, đường sắt, vận tải biển và
hàng không vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, thí điểm và dự kiến sẽ phát triển
mạnh mẽ sau năm 2030.
• Trong lĩnh vực điện, hydrogen đóng vai trò là nguồn năng lượng dự trữ và nguồn linh
hoạt. Đốt kèm hydrogen và ammonia trong các nhà máy điện than và điện khí có thể
là một lựa chọn để giảm thiểu khí thải trong dài hạn.

Việc sử dụng hydrogen cũng cần xem xét lộ trình thâm nhập, mức độ sẵn sàng/chín muồi
về công nghệ, hiệu quả sử dụng năng lượng và khả năng cạnh tranh với các công nghệ
sạch khác. Xu hướng sử dụng và tỷ lệ thâm nhập của hydrogen trong các lĩnh vực tiềm
năng được tóm tắt trong Hình 2-8.

Hình 2-8. Tiềm năng ứng dụng hydrogen trong các lĩnh vực khác nhau vào năm 2050

Nguồn: US-DOT, 2021

23
Tỷ lệ sử dụng hydrogen xanh cao được đặt mục tiêu cho ngành đạm, lọc dầu, hóa chất, sản
xuất amoniac, sản xuất sắt và thép vào năm 2050. Các phương tiện hạng trung và hạng
nặng trong lĩnh vực vận tải đường bộ cũng có tỷ lệ sử dụng hydrogen cao trong tương lai.

Hiện nay, hầu hết hydrogen được sản xuất và tiêu thụ tại nơi có nhu cầu. Có những rào
cản cần giải quyết như hạn chế về cơ sở hạ tầng, chi phí sản xuất cao và chuỗi cung ứng
để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu và năng lượng năm 2030 và 2050 một cách kịp thời,
tiết kiệm và hiệu quả chi phí. Ngoài việc mở rộng quy mô, việc nghiên cứu và đổi mới công
nghệ là cần thiết để nâng cao hiệu quả và hoạt động của toàn bộ chuỗi giá trị hydrogen
trong tương lai.

Nguồn: Shutterstock

24
3 Tổng quan về ngành công
nghiệp hydrogen tại Việt Nam
3.1. Hiện trạng sản xuất và nhu cầu về hydrogen
Tại Việt Nam, phần lớn hydrogen được sản xuất và tiêu thụ tại cùng một địa điểm. Hiện tại
hydrogen được sử dụng làm nhiên liệu trung gian trong các nhà máy lọc dầu và nhà máy
phân đạm, từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, khí tự nhiên, và than đá) thông qua
quá trình khí hóa và reforming. Một lượng nhỏ hydrogen được sử dụng trong công nghiệp ủ
thép và kính nổi, chiếm khoảng 0,5% tổng nhu cầu. Ngoài ra, hydrogen và CO2 có thể được
sử dụng làm nguyên liệu để tổng hợp methanol cho ngành lọc hóa dầu.

Hình 3-1. Mức tiêu thụ hydrogen hiện nay ở Việt Nam

Nguồn: VPI, 2022

Cụ thể, khoảng 0,5 triệu tấn hydrogen đã được sử dụng trong các ngành công nghiệp vào
năm 2020 (Hình 3-1). Trong đó, lọc dầu tiêu thụ 0,18 triệu tấn, sản xuất phân bón tiêu thụ
0,32 triệu tấn và các ngành khác như thép, kính nổi, thực phẩm, điện tử, cơ khí tiêu thụ
2.270 tấn hydrogen.

Trong ngành thép, hydrogen chủ yếu được sử dụng trong quá trình ủ sau khi cán nguội.
Đối với ngành công nghiệp thủy tinh nổi, hydrogen được sử dụng làm môi trường khử trong
quá trình xử lý nhiệt. Lượng nhỏ hydrogen này được cung cấp một phần bởi các nhà sản
xuất trong nước, chẳng hạn như Vietnam Air Liquide, Vietnam Linde Gas. Phần còn lại
được nhập khẩu từ Singapore, Thái Lan, Đài Loan và Trung Quốc.

Đối với lĩnh vực lọc dầu, hydrogen được sử dụng trong quá trình loại bỏ lưu huỳnh và các
tạp chất khác (N, O, kim loại) khỏi dòng nguyên liệu hoặc bán thành phẩm thông qua quá
trình khử xúc tác khử từ oxide sang dạng kim loại hoạt động hoặc no hoá các hợp chất
chưa bão hòa (hydrogen hóa).

25
Trong các nhà máy lọc dầu, hydrogen chủ yếu được sản xuất từ hai phân xưởng, bao
gồm Continuous Catalytic Reforming (CCR) và Hydrogen Generation Unit (HGU) thông
qua quá trình steam reforming các nguyên liệu hydrocarbon như khí tự nhiên, LPG hoặc
naphtha. Trong Nhà máy lọc dầu Dung Quất, hydrogen chủ yếu đến từ phân xưởng CCR.
Hiện tại, hydrogen xám từ NMLD Dung Quất đang dư thừa từ 3,6-7,1 nghìn tấn/năm. Dư
lượng này được gửi đến dòng khí nhiên liệu để đốt cháy. Đối với Tổ hợp Lọc hóa dầu Nghi
Sơn, hydrogen đến từ cả hai phân xưởng CCR và HGU, và một tỷ lệ nhỏ hydrogen cũng
được thu hồi từ offgas. Tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn có nhu cầu hydrogen (0,14 triệu tấn/
năm) cao hơn NMLD Dung Quất (0,04 triệu tấn/năm) để xử lý nguyên liệu do sử dụng dầu
thô của Kuwait.

Trong các nhà máy phân bón, hydrogen được sản xuất chủ yếu từ khí thiên nhiên thông qua
quá trình reforming hơi nước để tạo khí tổng hợp (hỗn hợp H2 và CO). Hiện nguồn khí cho
Nhà máy đạm Cà Mau được cung cấp từ mỏ PM3-CAA thông qua đường ống PM3 cấp khí
cho Khu công nghiệp khí điện đạm Cà Mau. Khí cho Nhà máy Đạm Phú Mỹ do Tổng Công
ty Khí Việt Nam cung cấp từ nguồn khí khai thác tại các bể Cửu Long và Nam Côn Sơn.
Trong khi đó, các nhà máy đạm Ninh Bình và Hà Bắc sử dụng công nghệ khí hóa để sản
xuất hydrogen xám từ than. Đối với lĩnh vực đạm, hydrogen là nguyên liệu chính để tổng
hợp amoniac, sau đó được chuyển hóa tiếp để tạo ra sản phẩm urê.

Ngoài sản xuất hydrogen xám, Việt Nam sẽ có thêm 2 nhà máy sản xuất hydrogen xanh
theo đề xuất đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo tiền đề cho ngành công nghiệp này
phát triển và giảm phụ thuộc vào nhập khẩu trong ngắn hạn.

Bảng 3-1. Các dự án sản xuất hydrogen xanh tại Việt Nam

TT Dự án Vị trí Công suất nhà máy Trạng thái


Nhà máy điện phân
Dự kiến xây dựng
Nhà máy Green 200 MW.
1 Trà Vinh 10/2022, hoàn thiện
Hydrogen Dự kiến sau năm 2025 sẽ
thủ tục pháp lý.
tăng lên 500 MW.
Đề xuất chính phủ
2 NMĐG Thăng Long 2 Bình Thuận 2.000MW năm 2021 bởi Tập
đoàn năng lượng
Enterprize Energy

Nguồn: VIETSE tổng hợp, 2022

3.2. Các chính sách thúc đẩy phát triển hydrogen tại Việt Nam hiện nay
Hiện nay, Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp luật, chính sách, chương trình, kế hoạch
nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững cũng như hướng tới mục tiêu
đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Theo đó, vai trò của hydrogen trong quá trình
chuyển dịch năng lượng và trong các lĩnh vực tiềm năng được thúc đẩy, từ đó đặt nền tảng
ban đầu cho sự phát triển hydrogen xanh ở Việt Nam. Một số chính sách được mô tả trong
Bảng 3-2 dưới đây.

26
Bảng 3-2. Các chính sách thúc đẩy phát triển hydrogen tại Việt Nam

TT Chính sách Nội dung chính


• Tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo trong nguồn
Nghị quyết 55/NQ/TW năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm
(02/11/2020) – Về định hướng 2030; 25-30% vào năm 2045.
1 chiến lược phát triển năng lượng
quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn • Xây dựng nhiều dự án thí điểm sản xuất và
đến năm 2045 khuyến khích sử dụng năng lượng hydrogen phù
hợp với xu thế chung của thế giới.
Quyết định 1266/QĐ-TTg
(18/08/2020) – Phê duyệt Chiến
• Sử dụng nhiên liệu thay thế tối đa 15% tổng số
2 lược phát triển VLXD Việt Nam giai
nhiên liệu dùng để sản xuất xi măng.
đoạn 2021 - 2030, định hướng đến
năm 2050
• Các dự án ứng dụng hydrogen sẽ được hưởng ưu
đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư
công nghệ cao.
Quyết định 38/QĐ-TTg
(30/12/2020) - Phê duyệt Danh mục • Ưu đãi đầu tư:
công nghệ cao được ưu tiên đầu tư - Ưu tiên đầu tư phát triển năng lượng
3
phát triển và Danh mục sản phẩm hydrogen, lưu trữ mật độ năng lượng cao, pin
công nghệ cao được khuyến khích nhiên liệu.
phát triển
- Ưu đãi cao nhất về tiền sử dụng đất, thuế thu
nhập, thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu, quỹ
học tập và phát triển.
• Giai đoạn đến năm 2030: Nâng cao hiệu quả
sử dụng năng lượng, đẩy nhanh chuyển đổi sử
Quyết định 876/QĐ-TTg dụng điện, năng lượng xanh cho các lĩnh vực của
(22/7/2022) - Phê duyệt chương ngành giao thông vận tải đã sẵn sàng về công
trình hành động chuyển đổi sang nghệ.
4
năng lượng xanh và giảm thiểu phát • Giai đoạn đến năm 2050: Xây dựng phương thức
thải khí CO2 và metan từ giao thông hợp lý và thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi
vận tải toàn bộ phương tiện, thiết bị, kết cấu hạ tầng giao
thông sang sử dụng điện và năng lượng xanh,
hướng tới mục tiêu đạt net-zero vào năm 2050.
• Tạo hành lang pháp lý vững chắc để hỗ trợ
nghiên cứu các công nghệ nhiên liệu xanh
Quyết định 882/QĐ-TTg (hydrogen xanh, amoniac, nhiên liệu sinh học).
(22/7/2022) - Phê duyệt kế hoạch
5 • Thực hiện một số chương trình thử nghiệm sản
hành động quốc gia về tăng trưởng
xuất nhiên liệu xanh.
xanh 2021 - 2030
• Đánh giá tiềm năng thu hồi, sử dụng và lưu trữ
carbon.
Quyết định 888/QĐ-TTg
(25/07/2022) - Phê duyệt đề án đề
ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kết • Phát triển các dự án năng lượng mới không phát
6 quả của Chương trình Hội nghị các thải như sản xuất nhiên liệu hydrogen xanh,
bên tham gia Công ước khung của amoniac xanh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu –
Lần thứ 26

27
TT Chính sách Nội dung chính
• Từng bước ứng dụng công nghệ sạch, nhiên liệu
sạch không phát thải cho các nhà máy sử dụng
nhiên liệu hóa thạch.
• Từng bước sử dụng hydrogen thay thế than trong
công nghiệp luyện kim, trong các ngành dịch vụ
và thương mại.
Quyết định 896/QĐ-TTg
(26/7/2022) - Phê duyệt chiến lược • Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển dịch sang
7 sử dụng nhiên liệu sạch đối với phương tiện giao
quốc gia về biến đổi khí hậu đến
năm 2050 thông, tăng dần tỷ trọng phương tiện sử dụng
điện và hydrogen.
• Phát triển công nghiệp năng lượng sạch, sản xuất
và lưu thông phương tiện sử dụng điện và hydro;
sản xuất pin thế hệ mới, chất bán dẫn tiết kiệm
năng lượng; phát triển hệ thống hạ tầng giao
thông xanh.
• Amoniac sẽ được sử dụng trong các nhà máy
Dự thảo Quy hoạch phát triển điện điện than.
lực VIII giai đoạn 2021-2030, tầm
8 • Hydrogen sẽ được sử dụng trong các nhà máy
nhìn đến năm 2045 (dự thảo PDP8,
2022) điện khí đốt, nguồn năng lượng linh hoạt và
nguồn năng lượng lưu trữ.
• Phát triển các dạng năng lượng tái tạo, bao gồm
nhiên liệu sinh học, hydrogen, amoniac và nhiên
liệu tổng hợp có nguồn gốc từ hydrogen được
sử dụng trong sản xuất điện, giao thông vận tải
(đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng
không), công nghiệp (thép, hóa chất, nhà máy
Dự thảo Quy hoạch tổng thể năng lọc hóa dầu), các tòa nhà dân cư và thương mại
lượng quốc gia giai đoạn 2021- để đóng góp để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch
9 năng lượng và từng bước khử carbon cho nền
2030, tầm nhìn đến năm 2050
(Draft NEP, 2022) kinh tế.
• Sản xuất 0,4-0,5 triệu tấn hydrogen vào năm
2030 và 40-50 triệu tấn hydrogen vào năm 2050
thông qua quá trình điện phân và CCS.
• Xây dựng lộ trình sản xuất và sử dụng hydrogen
và nhiên liệu có nguồn gốc từ hydrogen.

Nguồn: VIETSE tổng hợp, 2022

Nhìn chung, các chính sách hiện nay hướng tới thúc đẩy ứng dụng hydrogen trong sản
xuất công nghiệp, giao thông vận tải, điện và năng lượng xanh. Những chính sách này hình
thành một thị trường tiềm năng cho ngành công nghiệp hydrogen trong tương lai. Ngoài
ra, quá trình đầu tư và sản xuất hydrogen xanh cũng được thúc đẩy thông qua các chính
sách hỗ trợ tài chính, ưu đãi về thuế, sử dụng đất cho các nhà đầu tư.

28
4 Tiềm năng lý thuyết về sản xuất và
nhu cầu hydrogen tại Việt Nam

4.1. Nguyên liệu sản xuất hydrogen tại Việt Nam


4.1.1. Khí tự nhiên
Hydrogen ngày nay chủ yếu được sản xuất từ khí tự nhiên. Tuy nhiên, sản lượng khí tự
nhiên trong nước sẽ giảm dần từ quá trình khai thác khi nhu cầu khí ngày càng tăng cao
như mô tả trong Hình 4.1. Theo đề xuất trong dự thảo PDP8, nhu cầu khí ngày càng tăng
cao nhằm đáp ứng mục tiêu ổn định năng lượng/an ninh năng lượng quốc gia.

Hình 4-1. Cân đối cung cầu khí thiên nhiên theo phương án cơ sở

Nguồn: VPI, 2022

Sản lượng khí sản xuất trong nước có xu hướng suy giảm và không đáp ứng đủ nhu cầu từ
năm 2030. Nguồn cung khí trong nước từ khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ sẽ giảm
dần từ 2025-2030 và chỉ đáp ứng gần 15% nhu cầu vào năm 2050 nếu không có nguồn khí
bổ sung mới. Sau năm 2035, nguồn cung khí cho lĩnh vực điện chủ yếu từ các mỏ Cá Voi
Xanh, Kèn Bầu, Đàn Đáy, Báo Vàng, và Lô B. Tuy nhiên, có những thách thức về chi phí đầu
tư thăm dò cao, hàm lượng khí tạp (H2S, CO2, N2...) dẫn đến giá thành khí tăng cao và cần
có công nghệ tiên tiến để chế biến xử lý các nguồn khí này một cách hiệu quả. Mặt khác,
chi phí sản xuất hydrogen từ nguồn khí tự nhiên sẽ tăng lên khi dự báo giá khí tự nhiên sẽ
tăng dần trong những năm tới. Do đó, việc phát triển hydrogen từ các nguồn khí tự nhiên
có thể là một thách thức đối với Việt Nam.

29
4.1.2. Khí tự nhiên hoá lỏng
Hiện Việt Nam chưa có cơ sở sản xuất khí tự nhiên hoá lỏng LNG. Việt Nam định hướng
nhập khẩu khí LNG để đáp ứng nhu cầu khí cho quốc gia giai đoạn 2025-2050. Theo Quyết
định số 60/QĐ-TTg ngày 16/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy
hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn 2025-2035, cơ sở hạ tầng kho
cảng và hệ thống đường ống tái khí hoá khí hóa lỏng để phục vụ nhập LNG đã được đề xuất
và xây dựng, nhưng chủ yếu quy hoạch cho lĩnh vực sản xuất điện.

Sử dụng LNG để sản xuất hydrogen lam sẽ phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài và
cần đầu tư thêm hệ thống cầu cảng và tái hoá khí dẫn đến chi phí đầu tư cao. Theo dữ liệu
của VPI tính toán, giá hydrogen lam dựa trên dự báo giá LNG vào năm 2025 sẽ vào khoảng
3,42 USD/kg và tăng lên gần 5 USD/kg vào năm 2049.

Hình 4-2. Dự đoán chi phí sản xuất quy dẫn hydrogen lam giai đoạn 2025 đến 2050

Nguồn: VPI, 2022

Do nguồn nguyên liệu thô phụ thuộc vào nhập khẩu và giá LNG trong tương lai, các quốc
gia ở Nam Á đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận LNG, khiến thị trường trở nên cạnh
tranh hơn. Do đó, việc thúc đẩy sử dụng LNG để sản xuất hydrogen ở Việt Nam sẽ gặp
nhiều thách thức và dẫn đến chi phí sản xuất hydrogen tăng cao.

4.1.3. Nguyên liệu thô có thể tái tạo


a) Nguồn nguyên liệu tái tạo từ nước

Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc. Tổng lượng nước mặt trung bình của tất cả các sông
là khoảng 840 tỷ m3, bao gồm 520 tỷ m3 sản sinh từ bên ngoài lãnh thổ [19]. Ngoài ra, với đường
bờ biển dài khoảng 3.260 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, Việt Nam rất thuận lợi để sản xuất
hydrogen từ quá trình điện phân nước trong tương lai.

Các công nghệ điện phân đã thương mại hóa được áp dụng để điện phân trực tiếp từ nguồn
nước ngọt. Công nghệ điện phân từ nước biển vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu phát triển
và dự kiến sẽ triển khai trên diện rộng sau năm 2030. Hiện tại, việc khử mặn nguồn nước trước
khi điện phân sẽ làm tăng khoảng 2% chi phí sản xuất hydrogen. Khi sử dụng nguồn nước mặn,
nước lợ, có thể cân nhắc 3 phương án: (1) thực hiện tiền xử lý để ngọt hóa nguồn nước trước
khi điện phân bằng các công nghệ điện phân đã thương mại hóa; (2) pha loãng với nguồn nước

30
ngọt để tạo ra nước lợ có độ mặn thấp; và (3) điện phân trực tiếp nước biển với điện cực được
cải tiến trên vật liệu chịu được độ mặn cao. Việc lựa chọn phương án thích hợp sẽ phụ thuộc
vào điều kiện cụ thể của khu vực sản xuất hydrogen, mức độ trưởng thành của công nghệ và
hiệu quả kinh tế của quy trình.

b) Nguồn năng lượng tái tạo

Theo thống kê, từ năm 2010 đến nay, nguồn năng lượng tái tạo đóng vai trò thiết yếu trong
cơ cấu nguồn điện Việt Nam, đặc biệt từ năm 2018 là năm bùng nổ của điện mặt trời và
điện gió [20]. Nghiên cứu của WoodMacKenzie chỉ ra rằng công suất lắp đặt điện sản xuất
từ năng lượng gió, mặt trời tiếp tục tăng mạnh tại Việt Nam trong giai đoạn 2019-2050.
Tốc độ tăng trưởng của điện gió và điện mặt trời giai đoạn 2019-2050 lần lượt là 31,4% và
25,5%. Việt Nam có tiềm năng phát triển điện gió, bao gồm cả trên đất liền và ngoài khơi.
Khu vực tiềm năng cho điện gió trên đất liền tập trung ở khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên.
Trong khi đó, khu vực tiềm năng cho điện gió ngoài khơi chủ yếu tập trung ở Nam Bộ, Nam
Trung Bộ và Bắc Trung Bộ do tốc độ gió lớn. Theo dự thảo Quy hoạch Điện VIII (08/2022),
tiềm năng điện gió trên bờ khoảng 221.134 MW, tiềm năng điện gió ngoài khơi khoảng
165.200 MW.

Hình 4-3. Các khu vực tiềm năng cho điện gió ngoài khơi tại Việt Nam

Nguồn: WB, 2021

Ngoài tiềm năng điện gió, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển điện mặt trời do nằm ở vị trí
có cường độ bức xạ cao, tập trung chủ yếu ở khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

31
Hình 4-4. Các khu vực tiềm năng cho điện gió trên bờ ở Việt Nam

Nguồn: VIETSE, 2021

Tổng tiềm năng kỹ thuật điện mặt trời sơ bộ như sau:

• Điện mặt trời áp mái: 48.238 MW;


• Điện mặt trời mặt đất: 837.485 MW;
• Điện mặt trời nổi: 77.353 MW.

Hình 4-5. Các vị trí tiềm năng cho điện mặt trời

Nguồn: Dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực VIII, 2022; VIETSE, 2021

Ngoài ra, thủy điện chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam, tuy
nhiên theo quy hoạch và xu hướng sẽ giảm dần đến năm 2045. Hiện nay, hầu hết tiềm năng
thủy điện của Việt Nam đã được khai thác gần hết. Do giới hạn về nguồn khí tự nhiên trong
nước và phụ thuộc vào nguồn LNG nhập khẩu, kết hợp với tiềm năng sẵn có về điện gió và
mặt trời, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất hydrogen xanh từ các
nguồn năng lượng tái tạo.

32
4.2. Tiềm năng sản xuất hydrogen xanh trên lý thuyết tại Việt Nam
Tiềm năng sản xuất hydrogen xanh theo lý thuyết là lượng hydrogen xanh tối đa có thể
sản xuất được từ tiềm năng kỹ thuật của các nguồn năng lượng tái tạo. Trong nghiên
cứu này, tiềm năng sản xuất hydrogen xanh lý thuyết được tính toán từ nguồn điện gió
và điện mặt trời dư thừa, là phần chênh lệch từ tiềm năng kỹ thuật của các nguồn điện
gió và điện mặt trời so với nhu cầu dự kiến trong dự thảo PDP8 (phiên bản 08/2022). Một
số giả thuyết được đưa ra như sau:

• Tiêu hao điện để sản xuất một tấn hydrogen xanh là 0,052 GWh.
• Hệ số công suất của điện mặt trời, điện gió ngoài khơi và điện gió trên bờ lần lượt là
0,25, 0,54 và 0,36.
• Giả định thời gian vận hành của nhà máy điện phân để sử dụng hết tiềm năng điện
mặt trời/gió trong vòng 1 năm là 8760 giờ.

Dựa trên chênh lệch giữa điện gió và điện mặt trời so với nhu cầu điện quy hoạch trong
dự thảo PDP8, lượng hydrogen xanh tiềm năng theo lý thuyết được xác định và thể hiện
trong Bảng 4-1.

Bảng 4-1. Sản lượng hydrogen xanh tiềm năng từ các nguồn NLTT dư thừa
Kịch bản 1 Kịch bản 2
Nội dung Đơn vị
2030 2050 2030 2050
I. Tính toán sản lượng hydrogen xanh từ năng lượng gió theo lý thuyết
Tiềm năng kỹ thuật GW 386,3 386,3 386,3 386,3
Dự thảo PDP8 GW 11,7 80,9 17,9 130,6
Chênh lệch GW 374,6 305,5 368,4 255,8
Sản lượng hydrogen
Triệu tấn 27,8 22,5 27,3 18,4
xanh lý thuyết
II. Tính toán sản lượng hydrogen xanh từ năng lượng mặt trời theo lý thuyết
Tiềm năng kỹ thuật GW 963,1 963,1 963,1 963,1
Dự thảo PDP8 GW 16,5 109,6 16,5 146,5
Chênh lệch GW 946,6 853,4 946,6 816,5
Sản lượng hydrogen 40,0 34,5
Triệu tấn 40,0 36,0
xanh lý thuyết
III. Tổng sản lượng
hydrogen xanh tiềm Triệu tấn 67,8 58,5 67,3 52,9
năng theo lý thuyết
Kịch bản 1 được xác định trên cơ sở trong dự thảo PDP8.
Kịch bản 2 được xác định dựa trên tỷ trọng cao của năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng
quốc gia như dự thảo của PDP8.

Nguồn: VPI, 2022


Theo đó, sản lượng hydrogen xanh tiềm năng theo lý thuyết có thể sản xuất từ điện gió là
khoảng 27,3 - 27,8 triệu tấn vào năm 2030 và 18,4 - 22,5 triệu tấn vào năm 2050. Tiềm năng
sản xuất hydrogen xanh theo lý thuyết từ điện mặt trời là cao hơn điện gió, với 40 triệu tấn
vào năm 2030 và 34,5 - 36 triệu tấn vào năm 2050. Tổng sản lượng hydrogen xanh tiềm
năng theo lý thuyết được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo dư thừa lần lượt là 67,3
- 67,8 triệu tấn và 52,9 - 58,5 triệu tấn vào năm 2030 và 2050.

33
4.3. Nhu cầu hydrogen tiềm năng ở Việt Nam
4.3.1. Lĩnh vực công nghiệp
Các lĩnh vực hiện tại như lọc dầu, sản xuất phân bón, đạm và ủ thép, có tiềm năng sử dụng
hydrogen xanh trong tương lai. Dưới ảnh hưởng của xu hướng chuyển dịch năng lượng và
áp lực khử carbon, hydrogen xanh có thể thay thế các nguồn nhiên liệu hóa thạch trong
các ngành công nghiệp có lượng phát thải carbon cao, chẳng hạn như xi măng và thép.

Dự báo nhu cầu hydrogen cho nhà máy lọc dầu, sản xuất phân đạm và ủ thép được mô
tả trong Hình 4-6. Theo đó, nhu cầu hydrogen tiềm năng cho phân bón duy trì ổn định đến
năm 2035 và tăng mạnh sau đó. Nhu cầu hydrogen tiềm năng cho nhà máy lọc dầu trong
giai đoạn 2030-2050 sẽ tăng gần gấp đôi năm 2020.

Hình 4-6. Nhu cầu hydrogen tiềm năng trong ngành lọc dầu, phân bón và thép

Nguồn: VPI, 2022

Hình 4-7. Sản lượng thép và xi măng tại Việt Nam

Nguồn: VPI, 2022

Theo dự báo, sản lượng thép và xi măng của Việt Nam sẽ tăng (Hình 4-7). Năm 2050,
sản lượng sẽ tăng gấp ba lần so với năm 2020. Khi thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng
hydrogen trong quá trình sản xuất, cần 45 kg hydrogen để sản xuất một tấn xi măng và
50 kg hydrogen cho một tấn thép [23]. Do đó, cần một lượng lớn hydrogen để phối trộn và
giảm lượng phát thải trong quá trình sản xuất xi măng và thép trong tương lai. Về mặt lý
thuyết, cần khoảng 4,5 triệu tấn và 13,5 triệu tấn hydrogen để khử hoàn toàn carbon trong
sản xuất thép và xi măng vào năm 2050.

34
4.3.2. Lĩnh vực giao thông vận tải
Theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, năm 2020 Việt Nam có khoảng 1.360.238
xe tải hạng nặng và 171.781 xe khách đường dài. Số lượng xe tải hạng nặng và xe khách
ước tính dựa trên tốc độ tăng trưởng GDP, thu nhập, dân số, nhu cầu vận tải hành khách và
hàng hóa trong tương lai được mô tả trong Hình 4-8.

Hình 4-8. Số lượng xe tải hạng nặng và xe khách dự báo đến năm 2050

Nguồn: VIETSE, 2022

Hydrogen có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch trong lĩnh vực giao thông vận tải. Từ góc độ
hiệu quả sử dụng năng lượng và mức độ sẵn sàng của công nghệ, trong nghiên cứu này,
hydrogen được đề xuất sử dụng làm nhiên liệu cho xe tải hạng nặng, xe buýt đường dài, vận
chuyển đường biển và hàng không.

Theo hướng dẫn của IEA (Mô-đun nhu cầu ngành giao thông vận tải của Hệ thống mô hình
hóa năng lượng quốc gia, 2020), tỷ lệ thâm nhập của FCEV được ước tính dựa trên giá
phương tiện, chi phí vận hành và chính sách phương tiện hiện tại, cụ thể được thể hiện trong
Hình 4-9. Tỷ lệ thâm nhập của xe FCEV là khá khiêm tốn trong giai đoạn trước năm 2035
nhưng tăng dần và đạt 12,47% vào năm 2050 khi giá FCEV giảm.

Hình 4-9. Dự báo thâm nhập xe điện chạy bằng pin nhiên liệu đến năm 2050

Nguồn: VIETSE, 2022

Dựa trên số lượng xe tải hạng nặng và xe buýt đường dài được dự đoán và tỷ lệ thâm nhập
của FCEV, số lượng FCEV được xác định và thể hiện trong Hình 4-10.

35
Hình 4-10. Số lượng xe tải hạng nặng FC và xe buýt đường dài đến năm 2050

Nguồn: VIETSE, 2022

4.3.3. Ngành điện


Theo dự thảo PDP8, hydrogen và sinh khối dự kiến sẽ thay thế nhiên liệu khí và than trong
các nhà máy điện khí và điện than, đồng thời được sử dụng cho các nguồn điện linh hoạt.
Do đó, nhu cầu về amoniac và hydrogen trong các nhà máy điện than và khí đốt sẽ đẩy
nhanh quá trình sản xuất để đáp ứng nhu cầu phát điện trong tương lai. Hình 4-11 mô tả
điện được tạo ra từ các nhà máy nhiệt điện than, khí đốt và các nguồn điện linh hoạt.

Hình 4-11. Dự báo sản lượng điện từ các nguồn khác nhau

Nguồn: Dự thảo PDP8, 2022

36
5 Mục tiêu và chiến lược phát triển
hydrogen xanh tại Việt Nam

5.1. Mục tiêu và chiến lược ứng dụng hydrogen trên thế giới
Để đạt được các mục tiêu trung hòa carbon yêu cầu ứng dụng hydrogen toàn diện hơn
trong các lĩnh vực hiện có (ví dụ: công nghiệp hóa chất) một cách toàn diện và mở rộng
ứng dụng hydrogen trong ngành công nghiệp nặng, vận tải đường bộ hạng nặng, hàng hải
và hàng không, sưởi ấm và sản xuất điện. Một số quốc gia như Đức, Pháp, Úc, Nhật Bản,
Hàn Quốc, v.v., đã công bố của chiến lược và lộ trình thúc đẩy ứng dụng hydrogen hướng
tới mục tiêu trung hòa carbon trong tương lai.

Hình 5-1 miêu tả ứng dụng của hydrogen trong các lĩnh vực khác nhau. Hydrogen sạch có
thể bao gồm cả hydrogen lam và hydrogen xanh. Hydrogen được sử dụng làm nhiên liệu
cho ngành giao thông vận tải, đồng thời là nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa chất và
vật liệu, góp phần vào quá trình nhiệt hoá trong các tòa nhà thương mại và các ngành công
nghiệp. Hydrogen cũng có thể được sử dụng trong sản xuất điện và cân bằng lưới điện với
khả năng lưu trữ và điều khiển linh hoạt.

Hình 5-1. Các ứng dụng của hydrogen trong các lĩnh vực khác nhau

Nguồn: VIETSE, 2022

Về tổng quan, xu hướng và chiến lược phát triển hydrogen trong các ngành công nghiệp,
giao thông vận tải và năng lượng được mô tả chi tiết bên dưới.

37
5.1.1. Ứng dụng của hydrogen trong lĩnh vực công nghiệp
Bảng 5-1 miêu tả mục tiêu và ứng dụng hydrogen trong công nghiệp, được tổng hợp từ
chiến lược phát triển hydrogen đã được công bố một số quốc gia. Ở hầu hết các quốc gia,
hydrogen sạch chủ yếu thay thế hydrogen xám đang sử dụng trong các nhà máy lọc dầu,
phân bón, hóa chất và sản xuất amoniac từ năm 2020 đến năm 2050. Tuy nhiên, việc sử
dụng hydrogen sạch trong sản xuất thép được định hướng sau năm 2030 do có độ trễ về
mặt công nghệ, đặc biệt là đối với các nước châu Á. Châu Âu đang dẫn đầu kế hoạch sử
dụng hydrogen sạch trong lĩnh vực công nghiệp. Trong khi đó, tại châu Á, chỉ có Trung
Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia đầu tiên công bố kế hoạch sử dụng hydrogen sạch trong
lĩnh vực này.

Nhìn chung, tỷ lệ thâm nhập hydrogen sạch được đặt mục tiêu cao cho ngành sản xuất
hóa chất và amoniac, trong khi tỷ lệ thấp hơn được xác định cho ngành sản xuất sắt và
thép năm 2050.

Bảng 5-1. Mục tiêu ứng dụng hydrogen sạch trong công nghiệp vào năm 2050
Khu Nguồn
Quốc gia Mục tiêu ứng dụng hydrogen
vực tham khảo
• 100% trong công nghiệp hóa chất vào năm 2050
Cộng hòa Séc [14]
• 80% trong sản xuẩ sắt - thép vào năm 2050
• 100% hydrogen sạch cho nguyên liệu hiện có (75%
hydrogen xanh) vào năm 2050
Liên minh
[14], [3]
châu Âu • 30% metanol, olefin và BTX vào năm 2050
• 20% sản lượng thép tại châu Âu vào năm 2050
• 20-40% nhu cầu công nghiệp là hydrogen sạch vào
Pháp năm 2028 [14]
• 2% sản lượng gang thép vào năm 2030
• 0,02 triệu tấn/năm hydrogen xanh và 0,016 triệu
tấn/năm hydrogen xanh được sử dụng trong công
Hungary nghiệp vào năm 2030 [14]

• 2% sản lượng gang thép vào năm 2030


EU
• 100% sản xuất amoniac được đáp ứng bằng
hydrogen xanh vào năm 2040
Bồ Đào Nha • 20-45% mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng trong [13]
ngành công nghiệp được đáp ứng bằng hydrogen
xanh vào năm 2050
• 25% nhu cầu công nghiệp là hydrogen xanh vào năm
Tây Ban Nha [13]
2030
• 50% công nghiệp hóa chất vào năm 2050
• 40% công nghiệp lọc dầu vào năm 2050
Hà Lan [13]
• 50% sản lượng sắt thép vào năm 2050
• 10% các ngành công nghiệp khác vào năm 2050
Đức • Amoniac, phân bón, hóa chất và thép [15]
Anh • Amoniac, phân bón, hóa chất và thép

38
Khu Nguồn
Quốc gia Mục tiêu ứng dụng hydrogen
vực tham khảo
Hoa Kỳ • Amoniac, phân bón, hóa chất và thép [13]
Canada • Amoniac, phân bón và thép [13]
USA
Chile • Amoniac và nhà máy lọc dầu [13]
Colombia • 40% nhu cầu công nghiệp vào năm 2030 [13]
Nhật Bản • Công nghiệp thép đến năm 2050 [13], [14]
Asia
Trung Quốc • Amoniac, phân bón và lọc dầu vào năm 2030

Nguồn: VIETSE tổng hợp, 2022

5.1.2. Ứng dụng của hydrogen trong lĩnh vực giao thông vận tải
Ở một số quốc gia, tỷ lệ thâm nhập hydrogen trong vận tải đường bộ, đường sắt, hàng hải
và hàng không được xác định trong các chiến lược phát triển hydrogen. Bảng 5-2 miêu tả
về mục tiêu cụ thể và ứng dụng hydrogen ở các quốc gia vào năm 2050.

Bảng 5-2. Mục tiêu ứng dụng hydrogen sạch trong ngành giao thông đến năm 2050
Nguồn
Quốc gia Mục tiêu ứng dụng hydrogen
tham khảo
• 18% xe buýt mới vào năm 2050
Cộng hòa Séc • 17,6% số xe ô tô mới vào năm 2050 [13]
• 13,2% xe tải mới vào năm 2050

• 250.000 xe buýt FC vào năm 2050


• 15% số xe ô tô mới vào năm 2050
Liên minh châu Âu • 35% xe tải mới vào năm 2050 [13], [3]
• 5.500 đoàn tàu chạy bằng hydrogen (50% tàu mới hoặc
20% tàu diesel trên toàn châu Âu)
Pháp • 12 tàu vào năm 2025 [15]
• 5-10% mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng trong đường
sắt được đáp ứng bằng hydrogen vào năm 2040
Bồ Đào Nha [15]
• 10-15% mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng trong hàng
hải được đáp ứng bằng hydrogen vào năm 2040
• 12 tàu vào năm 2030
Cộng hòa Slovakia [15]
• 2 thuyền/tàu vào năm 2030
• 2 tuyến tàu thương mại vận hành bằng hydrogen vào
Tây Ban Nha [15]
năm 2030
• 2% nhiên liệu dựa trên hydrogen trong ngành hàng không
Đức [15]
vào năm 2030

Nguồn: VIETSE tổng hợp, 2022

Hydrogen cũng được ứng dụng trong lĩnh vực giao thông đường bộ. FCEV và trạm tiếp
nhiên liệu hydrogen (HRS) được kỳ vọng phát triển nhiều nhất ở châu Âu và châu Á (Hàn Quốc
và Trung Quốc). Đã có 34.804 xe điện pin nhiên liệu FCEV và 540 trạm tiếp nhiên liệu
hydrogen HRS vào năm 2020. Hội đồng Hydrogen (2021) dự đoán sẽ có 400 triệu xe FCEV
vào năm 2050. Các mục tiêu sử dụng hydrogen trong vận tải đường bộ vào năm 2050 được
trình bày dưới đây.

39
Hình 5-2. Mục tiêu ứng dụng hydrogen trong lĩnh vực giao thông đường bộ năm 2050

(FCEV: Xe điện chạy bằng pin nhiên liệu (xe chở khách); FCB: Xe buýt chạy bằng pin nhiên liệu; HRS: Trạm tiếp nhiên
liệu hydrogen; LCV: Xe thương mại hạng nhẹ; FCT: Xe tải chạy bằng pin nhiên liệu).

Nguồn: VIETSE tổng hợp từ dữ liệu của Hội đồng Hydrogen, 2021

Trong lĩnh vực đường sắt, ứng dụng công nghệ pin nhiên liệu hydrogen đã được chứng
minh ở Đức, Áo, Anh và Hà Lan. Trong khi đó, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada và
Mỹ cũng đang thể hiện sự quan tâm đến các đoàn tàu chạy bằng pin nhiên liệu hydrogen.
Ở châu Âu, Pháp, Ý và Anh, việc điện khí hóa các dây chuyền diesel hiện tại rất tốn kém, khi
các dây chuyền này có tần suất tương đối thấp [14].

Trong vận chuyển hàng hải, nhiên liệu hydrogen và amoniac cũng đóng vai trò trong nguồn
nhiên liệu cho các tàu biển lớn. Riêng amoniac xanh có thể dùng trong động cơ đốt trong
để khử khí thải CO2. Ứng dụng hydrogen đang trong quá trình chứng minh công nghệ trong
các chuyến bay ngắn và trung bình, lên đến 3.700 km. Ứng dụng hydrogen trong ngành
hàng không sẽ đòi hỏi những thiết kế máy bay mới và những thách thức kỹ thuật và cơ sở
hạ tầng hydrogen để phân phối (có thể là đường ống hóa lỏng gần hoặc tại chỗ) và tiếp
nhiên liệu hoá lỏng lưu lượng cao [14].

Theo kịch bản phát thải ròng vào năm 2050 của IEA, dự báo nhu cầu hydrogen tăng nhanh
và có thể đạt 2,7 EJ vào năm 2030 , chiếm 2,6% nhu cầu tiêu thụ năng lượng cuối cùng của
ngành giao thông vận tải. Nhu cầu lớn nhất là từ phương tiện giao thông đường bộ, với hơn
45% mức tiêu thụ nhiên liệu. Trong ngành hàng hải, hydrogen và amoniac lần lượt chiếm
gần 2% và gần 8% nhu cầu tiêu thụ năng lượng cuối cùng vào năm 2030. Nhiên liệu tổng
hợp sẽ chiếm 1,6% mức tiêu thụ nhiên liệu hàng không vào năm 2030. Đến năm 2050,
nhiên liệu hydrogen và nhiên liệu tổng hợp từ hydrogen sẽ đáp ứng hơn 25% tổng nhu cầu
năng lượng vận tải theo kịch bản này [14].

5.1.3. Ứng dụng của hydrogen trong ngành điện


Hydrogen có thể được sử dụng để sản xuất điện, chẳng hạn như nhiên liệu trong tua-bin
khí. Nhiên liệu gốc hydrogen có thể được chuyển đổi thành hydrogen để sử dụng trong
tua-bin khí hoặc sử dụng trực tiếp để đốt phối trộn trong các nhà máy điện than. Hơn nữa,
hydrogen và amoniac cũng được sử dụng để lưu trữ điện năng trong thời gian dài, cân bằng

40
sự biến động trong nguồn cung điện tái tạo hoặc trong nhu cầu sử dụng điện. Một số ít các
quốc gia đã đặt mục tiêu sử dụng hydrogen và amoniac trong ngành điện, như được miêu
tả ở Bảng 5-3.

Bảng 5-3. Ứng dụng của hydrogen trong ngành điện


Quốc gia Chỉ tiêu cụ thể Nguồn
• 30% hydrogen được đốt kèm trong các nhà máy điện khí vào năm
2030
Nhật Bản [13], [14]
• 50% amoniac được đốt kèm trong các nhà máy điện than vào năm
2050
• 1,5 GW pin dự phòng để phát điện vào năm 2022
Hàn Quốc [13], [14]
• 8 GW pin dự phòng để phát điện vào năm 2040
Bồ Đào Nha • 40-50% hydrogen trong các nhà máy điện khí vào năm 2040 [13]
• 0,6 triệu tấn hydrogen vào năm 2030 và 9 triệu tấn hydrogen vào
Đức [15]
năm 2040 đối với nguồn điện linh hoạt

Nguồn: VIETSE tổng hợp 2022


Chuyển đổi điện tái tạo thành hydrogen không hiệu quả bằng tiêu thụ trực tiếp do tổn thất
từ quá trình chuyển đổi và sản xuất hydrogen [11]. Đốt phối trộn hydrogen và amoniac
có thể không phải là một lựa chọn tốt để giảm phát thải từ các nhà máy điện khí và điện
than hiện có trong những năm tới vì giải pháp này khá tốn kém và không hiệu quả trong
việc giảm lượng phát thải CO2. Trong dài hạn, các nhà máy điện chạy bằng hydrogen và
amoniac có thể là một lựa chọn linh hoạt và ít phát thải carbon . Đồng đốt nhiên liệu dựa
trên hydrogen được xác định bởi mục tiêu củng cố tính ổn định và tính linh hoạt của hệ
thống điện nhiều hơn là cung cấp năng lượng số lượng lớn [14].
5.1.4. Hydrogen trong các lĩnh vực khác
Hydrogen cũng được pha trộn vào hệ thống khí đốt tự nhiên hiện có ở một số quốc gia
để phục vụ nhu cầu sưởi ấm và nấu ăn. Tuy nhiên, cần phải đánh giá mức độ an toàn của
việc cung cấp hydrogen trong hệ thống khí đốt ở những ngôi nhà có hệ thống thông gió
tự nhiên bị hạn chế.
Hơn nữa, hydrogen cũng được định hướng xuất khẩu ở một số quốc gia, chẳng hạn như
Hàn Quốc, Úc, Canada và Chile. Bảng 5-4 minh họa các ứng dụng hydrogen trong các lĩnh
vực khác ở một số quốc gia.

Bảng 5-4. Ứng dụng hydrogen trong các lĩnh vực khác
Quốc gia Chỉ tiêu cụ thể Nguồn
Canada • Hệ thống sưởi: Hệ thống khí tự nhiên. [13]
• Nhiệt độ cao: 100% hydrogen carbon thấp
Cộng hòa Séc [13]
• Nhiệt và gia dụng: 15%
• Hệ thống sưởi và toà nhà năng lượng : Lên đến 50% hydrogen
Liên minh châu Âu [13], [3]
pha trộn
Hàn Quốc • Toà nhà: cung cấp 2,1 GW pin nhiên liệu vào năm 2040 [13], [14]
Hà Lan • Loại bỏ dần việc sử dụng khí tự nhiên để sưởi ấm vào năm 2050 [13]
Úc • Một trong ba nhà xuất khẩu hydrogen ở châu Á [4]
• Một trong những nhà xuất khẩu hydrogen lớn
Canada [17]
• Tích hợp với hệ thống đường ống và khí đốt tự nhiên
Chile • Xuất khẩu amoniac năm 2030

Nguồn: VIETSE tổng hợp 2022

41
5.1.5. Sự trưởng thành của các ứng dụng hydrogen
Mặc dù sử dụng hydrogen có nhiều tiềm năng trong các lĩnh vực khác nhau, nhưng cũng
phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng và chín muồi về công nghệ. Một số ứng dụng đã sẵn sàng
để triển khai trên thực tế, trong khi những ứng dụng khác bị trễ và cần phát triển thêm về
mặt công nghệ.

Hình 5-3. Các ứng dụng hydrogen toàn cầu và mốc thời gian triển khai

Nguồn: VIETSE tổng hợp từ TKI. Nieuw Gas (2018)

Hình 5-3 minh họa mốc thời gian và ứng dụng của hydrogen trong các lĩnh vực khác nhau.
Nhìn chung, hầu hết các công nghệ hydrogen dự kiến sẽ sẵn sàng sau năm 2030. Xe con,
xe thương mại hạng nhẹ, xe buýt và xe hạng trung/hạng nặng sử dụng nhiên liệu hydrogen
sẽ sớm được thương mại hóa vào năm 2020. Dự kiến sẽ mở rộng quy mô sau năm 2025.
Tuy nhiên, sử dụng hydrogen làm nhiên liệu trong xe lửa, máy bay và tàu hàng hải đang
trong quá trình chứng minh công nghệ, thí điểm và dự kiến sẽ triển khai rộng rãi vào năm
2050 [16]. Phát triển hydrogen và nhiên liệu dựa trên hydrogen (methanol, amoniac và
nhiên liệu sinh học) cho vận chuyển hàng hải và hàng không là thách thức lớn, phụ thuộc
vào mật độ năng lượng , sự chín muồi của công nghệ và mức độ sẵn sàng để thương mại
hóa. Việc này đòi hỏi phải có nguồn đầu tư lớn cho nghiên cứu và phát triển công nghệ để
sẵn sàng triển khai vào năm 2030.

Tương tự, công nghệ hydrogen trong công nghiệp nhiệt và sản xuất điện sẽ bắt đầu được
ứng dụng và thương mại hóa vào năm 2025. Trong sản xuất gang và thép, hydrogen có
thể được sử dụng làm chất khử để thay thế than trong quá trình luyện thép. Ứng dụng này
của hydrogen dự kiến sẽ bắt đầu thương mại hóa vào năm 2035.

42
5.2. Thách thức và cơ hội phát triển hydrogen tại Việt Nam
Để hiểu được những thách thức và cơ hội phát triển ngành công nghiệp hydrogen xanh
tiềm năng ở Việt Nam, phân tích SWOT được thực hiện và thể hiện trong Hình 5-4.

Hình 5-4. Phân tích SWOT cho việc phát triển hydrogen xanh tại Việt Nam

Nguồn: VPI, 2022


Điểm mạnh (S)

• Chính phủ đã xác định phát triển bền vững là mục tiêu chiến lược của Việt Nam và
được thể hiện trong các văn bản bao gồm: Nghị quyết 55-NQ/TW, Chiến lược phát
triển năng lượng tái tạo, NDC, dự thảo PDP 8, dự thảo NEP, v.v. Theo đó, tăng cường
phát triển năng lượng tái tạo và giảm phát thải carbon là hai trụ cột chính để thực
hiện chiến lược này. Trong dự thảo PDP8 và NEP, hydrogen và các dẫn xuất được coi
là một trong những nguồn năng lượng sạch để thay thế các loại nhiên liệu hóa thạch
• Việt Nam cũng đặt mục tiêu hướng tới nền kinh tế không phát thải carbon vào năm
2050 và đưa ra các chính sách mạnh mẽ để hỗ trợ phát triển năng lượng gió, mặt trời
và hydrogen.
• Tiềm năng dồi dào của các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, mặt trời…
sẽ góp phần quan trọng giúp Việt Nam đạt được mục tiêu này.
• Tăng cường hỗ trợ tài chính, vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ
chức phát triển năng lượng tái tạo.
Điểm yếu (W)

• Mặc dù đã có chính sách chung về phát triển nguồn năng lượng sạch nhưng Việt Nam
vẫn chưa xây dựng lộ trình, chiến lược và mục tiêu cụ thể cho phát triển hydrogen;
• Ngoài ra, các mục tiêu giảm phát thải dài hạn đến năm 2050 cho từng lĩnh vực vẫn
đang trong giai đoạn xây dựng và chưa được ban hành chính thức;
• Các chính sách phát triển hydrogen và năng lượng sạch nhìn chung chưa đồng
bộ. Hiện còn thiếu những chính sách hấp dẫn để khuyến khích đầu tư và sử dụng
hydrogen tại Việt Nam. Hiện nay, hydrogen chủ yếu được sản xuất và sử dụng tại
cùng một địa điểm nên chưa hình thành được chuỗi giá trị hydrogen hoàn chỉnh trên
quy mô lớn, bao gồm sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, phân phối và sử dụng;
• Chi phí sản xuất và giá thành cao là một rào cản.

43
• Chưa hình thành chuỗi cung ứng và hệ thống logistic cho ngành công nghiệp
hydrogen vẫn chưa được thiết lập.

Cơ hội (O)

• Việt Nam đã thành công trong việc thúc đẩy các công nghệ sạch trong quá khứ. Ví
dụ, Việt Nam đã được định hình là quốc gia đi đầu trong việc triển khai điện mặt trời
ở khu vực ASEAN. Những kinh nghiệm này có thể được điều chỉnh và nhân rộng với
ngành công nghiệp hydrogen, thể hiện sự sẵn sàng của cả khu vực công và tư trong
thúc đẩy quá trình trung hòa carbon của đất nước.
• Sự ra đời của chiến lược carbon thấp trong các lĩnh vực phát thải cao, như sản xuất
điện, xi măng, thép và giao thông vận tải, những ngành sử dụng hydrogen chính.
• Các ngành lọc dầu, phân bón với kinh nghiệm sẵn có về sản xuất và sử dụng hydrogen
sẽ có nhiều thuận lợi khi phát triển hydrogen sạch;
• Các nhà máy lọc dầu và phân bón thường nằm gần các nguồn năng lượng tái tạo và
nguồn nước, sẽ có lợi thế về nguồn cung cấp hydrogen xanh;
• Tiềm năng dồi dào của các nguồn năng lượng tái sẽ tạo cơ hội phát triển hydrogen
xanh thông qua các nguồn năng lượng dư thừa (PtH2).
• Việt Nam cũng có cơ hội tận dụng các dự án năng lượng sạch hỗ trợ tài chính quốc
tế để đầu tư vào hydrogen xanh;
• Ngoài nhu cầu hydrogen trong nước, với tiềm năng nguồn năng lượng tái tạo dồi dào,
Việt Nam còn có thể hướng tới xuất khẩu hydrogen xanh sang các thị trường tiềm
năng như Nhật Bản, Hàn Quốc;

• Trong dài hạn, với chiến lược phù hợp và lợi thế về đường bờ biển dài, Việt Nam có tiềm
năng trở thành “trung tâm hydrogen” của khu vực.

Thách thức (T)

• Bên cạnh những cơ hội, phát triển hydrogen cũng phải đối mặt với những thách thức
về sự chín muồi của các chính sách hiện hành, sự sẵn sàng của cơ sở hạ tầng,
cạnh tranh từ các thị trường phát triển trong khu vực và các nguồn lực về tài chính,
con người và kỹ thuật;
• Ở quy mô lớn, Việt Nam chưa hình thành được chuỗi giá trị hydrogen hoàn chỉnh.
Do đó, cần có cơ sở hạ tầng tương ứng để phát triển đồng bộ và đáp ứng sự phát triển
của hydrogen trong các lĩnh vực khác nhau;

• Phát triển hydrogen sẽ phải đối mặt với cạnh tranh từ các quốc gia khác, đòi hỏi chính
phủ phải phân bổ nhiều nguồn lực hơn và huy động sự tham gia nhiều bên liên quan,
bao gồm cả hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

5.3. Các kịch bản thăm dò để phát triển ngành công nghiệp hydrogen
xanh tại Việt Nam
Dựa trên các bài học kinh nghiệm quốc tế và các mục tiêu chính sách hiện tại, nghiên cứu
phát triển ba kịch bản để xác định vai trò của hydrogen xanh trong các lĩnh vực tiềm năng.
Các kịch bản khác nhau tùy theo mức độ tham vọng của việc sử dụng hydrogen trong từng

44
lĩnh vực tiềm năng, xem xét mức độ sẵn sàng của công nghệ, các chính sách hiện tại và
quan điểm về sử dụng năng lượng và hiệu quả kinh tế. Định nghĩa các kịch bản phát triển
hydrogen ở Việt Nam được trình bày trong Bảng 5-5.

Bảng 5-5. Các kịch bản phát triển hydrogen tại Việt Nam
TT. Kịch bản Định nghĩa
Kịch bản theo chính
1 Ứng dụng hydrogen sẽ dựa trên các mục tiêu chính sách hiện tại.
sách hiện hành
Kịch bản thâm nhập Ứng dụng hydrogen ở Việt Nam có độ trễ nhất định về công nghệ
2
chậm và với tỷ lệ thâm nhập thấp.
Ứng dụng hydrogen sẽ theo xu hướng phát triển công nghệ toàn
3 Kịch bản tăng tốc
cầu và có tỷ lệ thâm nhập cao hơn.

Nguồn: VIETSE, 2022


Tại Việt Nam, hydrogen được định hướng sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp (ví dụ: lọc
dầu, phân bón, thép, xi măng), giao thông vận tải và ngành điện. Xem xét hiệu quả năng lượng,
mức độ sẵn sàng của công nghệ và xu hướng ứng dụng hydrogen, các giả thuyết cho mục
tiêu sử dụng hydrogen cụ thể của ngành tương ứng trong mỗi kịch bản được mô tả dưới đây:
Bảng 5-6. Các giả định về việc sử dụng hydrogen xanh trong công nghiệp

Nguồn: VIETSE, 2022


Trong lĩnh vực công nghiệp, ở kịch bản chính sách hiện hành, hydrogen xanh sẽ thay thế
20% hydrogen xám hiện đang sử dụng trong nhà máy lọc dầu và phân bón, và tỷ lệ sử dụng
hydrogen trong ngành thép và xi măng là 15% vào năm 2050. Tuy nhiên, trong kịch bản
thâm nhập chậm, tỷ lệ sử dụng hydrogen trong lĩnh vực công nghiệp là 10% vào năm 2050.

Trong lĩnh vực giao thông, hydrogen sẽ sử dụng trong xe tải hạng nặng và xe khách đường
dài, hàng hải và hàng không. Tỷ lệ thâm nhập của xe tải hạng nặng và xe buýt đường dài
chiếm 12,5% tổng số xe mới bán ra vào năm 2050 theo kịch bản chính sách hiện hành và kịch
bản thâm nhập chậm và tăng lên 30% và 40% vào năm 2050 ở kịch bản tăng tốc. Hydrogen
xanh sẽ sử dụng làm nhiên liệu thay thế cho tất cả các đầu máy xe lửa chạy diesel vào năm
2050 trong kịch bản chính sách hiện hành và kịch bản tăng tốc. Trong lĩnh vực vận tải biển
và hàng không, hydrogen sẽ chiếm 5% tổng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu vào năm 2050 trong
kịch bản chính sách hiện hành và kịch bản tăng tốc.

45
Bảng 5-7. Các giả định về sử dụng hydrogen xanh trong lĩnh vực giao thông

Nguồn: VIETSE, 2022

Bảng 5-8. Các giả định về sử dụng hydrogen xanh trong ngành điện

Nguồn: VIETSE, 2022

Trong lĩnh vực điện, hydrogen và sinh khối được định hướng đốt phối trộn trong các nhà máy
điện than và điện khí trong kịch bản chính sách hiện hành (Dự thảo PDP8). Tuy nhiên, việc
thay thế và sử dụng hydrogen trong các nhà máy điện than và điện khí sẽ không được xem
xét trong các kịch bản khác vì việc đốt phối trộn hydrogen và amoniac sẽ vẫn là một phương
án tốn kém và không hiệu quả để giảm phát thải CO2 từ các nhà máy điện khí và điện than.
Trong kịch bản thâm nhập chậm và kịch bản tăng tốc chỉ có 10% và 25% hydrogen xanh sẽ
được sử dụng như nguồn điện linh hoạt vào năm 2050.

5.3.1. Kịch bản theo chính sách hiện hành


Nhu cầu hydrogen xanh trong ngành công nghiệp, giao thông và năng lượng theo kịch bản
chính sách hiện hành được thể hiện trong Hình 5-5, Hình 5-6 và Bảng 5-9 dưới đây.
Hình 5-5. Tiềm năng nhu cầu hydrogen xanh trong ngành công nghiệp và vận tải vào
năm 2050 theo kịch bản chính sách hiện hành

Nguồn: VIETSE, 2022

46
Hình 5-6. Tiềm năng nhu cầu hydrogen xanh trong ngành điện vào năm 2050
theo kịch bản chính sách hiện hành

Nguồn: VIETSE, 2022

Bảng 5-9. Tiềm năng nhu cầu hydrogen xanh theo kịch bản chính sách hiện hành
Ngành Tiểu ngành 2025 2030 2035 2050
Vận tải đường bộ 0,00 0,05 0,60 92
Giao Xe lửa 1,03 2,48 5,88 75
thông vận
tải Hàng hải - 43,73 126,81 772
Hàng không - 13,48 40,47 400
Lọc dầu 3,86 14,52 21,78 73
Công Sản xuất Phân bón 6,32 12,64 18,96 79
nghiệp Sản xuất Xi măng 56,25 202,50 526,50 2.025
Thép 18,60 69,00 170,10 675
Điện than 13,28 415,55 1.595,66 18.024
Điện Điện khí - 159,60 836,20 16.400
Nguồn điện linh hoạt - 50,76 1.738,95 19.687
Tổng (000 tấn) 99 984 5.082 58.302

Nguồn: VIETSE, 2022

Tổng nhu cầu hydrogen xanh sẽ là 5,08 triệu tấn vào năm 2030 và 58,3 triệu tấn vào năm
2050. Ngành điện sẽ có nhu cầu cao nhất, với 54,11 triệu tấn vào năm 2050, theo sau là
ngành công nghiệp với 2,8 triệu tấn và ngành giao thông vận tải với 1,3 triệu tấn.

Theo dự thảo quy hoạch năng lượng quốc gia (NEP), sản lượng hydrogen dự kiến sản xuất
thông qua quá trình điện phân và CCS sẽ là 0,4 - 0,5 triệu tấn (0,3 - 0,4 triệu tấn được sử dụng
để phát điện) vào năm 2030 và 40 - 50 triệu tấn vào năm 2050. So sánh tổng sản lượng
hydrogen theo quy hoạch với tổng nhu cầu trong kịch bản chính sách hiện hành, tổng nhu
cầu cho các ngành sẽ cao hơn nhiều so với sản lượng kế hoạch vào năm 2030 và năm 2050.
Do đó, cần phải tăng cường phát triển nguồn năng lượng tái tạo, bao gồm đặt ra những mục
tiêu tham vọng hơn là chỉ khai thác tiềm năng kỹ thuật của điện gió và điện mặt trời hiện có
tại Việt Nam, hoặc nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu hydrogen xanh trong tương lai.

47
Với mức tiêu tốn 52 kWh để sản xuất một kg hydrogen xanh, sẽ cần khoảng 3032 TWh
điện tái tạo bổ sung (1714 GW điện mặt trời hoặc 1000 GW điện gió trên bờ hoặc 667 GW
điện gió ngoài khơi) để sản xuất 58,3 triệu tấn hydrogen xanh vào năm 2050. Đặc biệt, để
hoàn toàn trung hòa carbon trong ngành điện vào năm 2050 sẽ cần bổ sung khoảng 2813
TWh năng lượng tái tạo. Trong khi đó, ngành công nghiệp và giao thông vận tải sẽ cần
khoảng 148 TWh và 69,62 TWh điện tái tạo.

Với mức tiêu tốn 52 kWh để sản xuất một kg hydrogen xanh, sẽ cần khoảng 3032 TWh
năng lượng tái tạo bổ sung (1714 GW năng lượng mặt trời hoặc 1000 GW gió trên bờ hoặc
667 GW gió ngoài khơi) để sản xuất 58,3 triệu tấn hydrogen xanh vào năm 2050. Đặc biệt,
để hoàn toàn trung hòa carbon trong ngành điện vào năm 2050 sẽ cần bổ sung khoảng
2813 TWh năng lượng tái tạo. Trong khi đó, ngành công nghiệp và giao thông vận tải sẽ
cần khoảng 148 TWh và 69,62 TWh năng lượng tái tạo.

5.3.2. Kịch bản thâm nhập chậm


Nhu cầu hydrogen xanh trong ngành công nghiệp, giao thông và năng lượng theo kịch bản
thâm nhập chậm về công nghệ và tỷ lệ thâm nhập thấp được thể hiện trong Hình 5-7, Hình
5-8 và Bảng 5-10. Tổng nhu cầu hydrogen xanh sẽ là 4,42 triệu tấn vào năm 2050. Nhu
cầu hydrogen xanh cho ngành điện sẽ cao nhất, với 1,97 triệu tấn, theo sau là ngành công
nghiệp (với 1,88 triệu tấn) và giao thông (với 0,56 triệu tấn) vào năm 2050.

Ở kịch bản này, nhu cầu hydrogen sẽ chưa cao vào năm 2025, chủ yếu tập trung vào các
nhà máy lọc dầu và phân bón, sau đó sẽ tăng cao vào năm 2050 trong các lĩnh vực nguồn
điện linh hoạt, xi măng, thép, hàng hải và hàng không. Do tỷ lệ thâm nhập thấp, nhu cầu
hydrogen xanh cho xe tải hạng nặng và xe khách đường dài sẽ thấp nhất trong ngành giao
thông vận tải. Tổng nhu cầu hydrogen xanh cho ngành đường bộ sẽ vào khoảng 0,05 triệu
tấn vào năm 2050.

Hình 5-7. Tiềm năng nhu cầu hydrogen xanh vào năm 2030 theo kịch bản thâm nhập chậm

Nguồn: VIETSE, 2022

48
Hình 5-8. Tiềm năng nhu cầu hydrogen xanh vào năm 2050 theo kịch bản thâm nhập chậm

Nguồn: VIETSE, 2022

Bảng 5-10. Tiềm năng nhu cầu hydrogen xanh trong kịch bản thâm nhập chậm
Ngành Tiểu ngành 2025 2030 2035 2050
Vận tải đường bộ 0,00 0,00 0,00 48
Giao Xe lửa - 1,24 2,94 60
thông vận
tải Hàng hải - - 31,70 309
Hàng không - - 10,12 160
Lọc dầu 1,93 7,26 14,52 36
Công Sản xuất phân bón 3,16 6,32 12,64 40
nghiệp Sản xuất xi măng - - 87,75 1.350
Sản xuất thép - - 28,35 450
Điện Hydrogen linh hoạt - 1,02 69,56 1.969
Tổng (000 tấn) 5 16 258 4.422

Nguồn: VIETSE, 2022

Để sản xuất 4,42 triệu tấn hydrogen xanh vào năm 2050, sẽ cần bổ sung khoảng 230 TWh
điện tái tạo (tương đương với 131 GW điện mặt trời hoặc 77 GW điện gió trên bờ hoặc 51
GW điện gió ngoài khơi).

5.3.3. Kịch bản tăng tốc


Nhu cầu hydrogen xanh trong các ngành theo kịch bản tăng tốc được thể hiện trong Hình
5-9, Hình 5-10 và Bảng 5-11 dưới đây.

Tổng nhu cầu hydrogen xanh cho các ngành sẽ đạt 9,17 triệu tấn vào năm 2050. Trong
đó, nhu cầu đối với ngành điện sẽ là cao nhất, với 4,92 triệu tấn cho nguồn điện linh hoạt,
theo sau là ngành công nghiệp và giao thông vận tải. Trước năm 2030, nhu cầu hydrogen
xanh sẽ tập trung vào các nhà máy lọc dầu và sản xuất phân bón. Sau năm 2030, nhu cầu
hydrogen đối với ngành xi măng và thép sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể. Tổng nhu cầu hydrogen
cho toàn ngành công nghiệp sẽ là 2,85 triệu tấn vào năm 2050.

Trong lĩnh vực giao thông, hydrogen xanh sẽ sử dụng làm nhiên liệu trong vận tải biển và
hàng không sau năm 2030, trong khi vận tải đường bộ được thúc đẩy sớm hơn. Theo đó,

49
tổng nhu cầu vận tải đường bộ sẽ là 0,74 triệu tấn, theo bởi vận tải biển (với 0,39 triệu tấn),
hàng không (với 0,20 triệu tấn) và đường sắt (với 0,07 triệu tấn) vào năm 2050. Với kịch bản
này, sẽ cần phải bổ sung khoảng 477 TWh điện tái tạo (tương đương 273 GW điện mặt trời
hoặc 159 GW điện gió trên bờ, hoặc 106 GW điện gió ngoài khơi) để sản xuất 9,17 triệu tấn
hydrogen xanh vào năm 2050.

Hình 5-9. Nhu cầu hydrogen xanh năm 2025 và 2030 theo kịch bản tăng tốc

Nguồn: VIETSE, 2022

Hình 5-10. Nhu cầu hydrogen xanh vào năm 2050 theo kịch bản tăng tốc

Nguồn: VIETSE, 2022

Bảng 5-11. Tiềm năng nhu cầu hydrogen xanh theo kịch bản tăng tốc
Ngành Tiểu ngành 2025 2030 2035 2050
Vận tải đường bộ 0,32 8,25 50,53 736,11
Giao Xe lửa 1,03 2,48 5,88 74,65
thông vận
tải Hàng hải - - 31,70 386,25
Hàng không - - 10,12 199,93
Lọc dầu 3,86 14,52 21,78 72,60
Công Sản xuất phân bón 6,32 12,64 18,96 79,20
nghiệp Sản xuất xi măng - - 87,75 2.025
Sản xuất thép - - 28,35 675
Điện Hydrogen linh hoạt - 2,54 173,90 4.921,82
Tổng cộng 12 40 429 9.171

Nguồn: VIETSE, 2022

50
Hình 5-11 so sánh nhu cầu hydrogen xanh ở các ngành tiềm năng theo các kịch bản khác
nhau. Nhu cầu hydrogen xanh theo kịch bản chính sách hiện hành sẽ là lớn nhất trong giai
đoạn 2025-2050. Do nhu cầu hydrogen rất lớn ở kịch bản này, nên cần phải tăng cường và
khai thác toàn bộ tiềm năng kỹ thuật năng lượng tái tạo của Việt Nam để đáp ứng đủ nhu
cầu hydrogen trong tương lai.

khẩu hydrogen dư thừa. Trong kịch bản này, để sản xuất lượng hydrogen xanh cần thiết (4,42
triệu tấn) sẽ cần thêm 230 TWh năng lượng tái tạo (tương đương 17% tổng sản lượng điện
của Việt Nam) vào năm 2050.

Hình 5-11. So sánh tiềm năng nhu cầu hydrogen giữa các kịch bản

Nguồn: VIETSE, 2022

Ở kịch bản thâm nhập chậm, nhu cầu hydrogen xanh sẽ tăng mạnh sau năm 2035. Tuy
nhiên, tổng nhu cầu hydrogen là thấp hơn nhiều so với tổng sản lượng hydrogen dự kiến
sản xuất trong dự thảo NEP. Theo đó, có khả năng tăng tỷ lệ sử dụng hydrogen trong tất
cả các lĩnh vực tiềm năng hoặc thúc đẩy xuất khẩu hydrogen dư thừa. Để sản xuất lượng
hydrogen xanh cần thiết (4,42 triệu tấn) sẽ cần phải bổ sung 230 TWh điện tái tạo (tương
đương 17% tổng sản lượng điện của Việt Nam) vào năm 2050.

Ở kịch bản tăng tốc, nhu cầu hydrogen xanh là gấp đôi so với trong kịch bản thâm nhập
chậm. Tổng nhu cầu sẽ là 9,17 triệu tấn, tương ứng với 18,34% tổng sản lượng hydrogen
dự kiến trong dự thảo NEP vào năm 2050. Để đáp ứng được nhu cầu hydrogen này, sẽ phải
bổ sung thêm 477 TWh điện tái tạo, tương đương với 35,5% tổng sản lượng điện của Việt
Nam vào năm 2050.

Mặc dù tiềm năng sản xuất hydrogen xanh về mặt lý thuyết có thể cao, tương ứng với 67,3
- 67,8 triệu tấn và 52,9 - 58,5 triệu tấn hydrogen xanh vào năm 2030 và 2050, nhưng điều
này cũng đòi hỏi phát triển rất lớn về cơ sở hạ tầng, lưu trữ và vận chuyển để đạt được tiềm
năng sản xuất. Xem xét hiệu quả sử dụng năng lượng, mức độ sẵn sàng của công nghệ,
tiềm năng sản xuất trên lý thuyết và nhu cầu hydrogen xanh tiềm năng, nhóm nghiên cứu
khuyến nghị xem xét kịch bản thâm nhập chậm về công nghệ và kịch bản tăng tốc trong
chiến lược phát triển hydrogen xanh cho Việt Nam, theo đó nhu cầu năm 2050 sẽ vào
khoảng 4,42 - 9,17 triệu tấn.

51
5.4. Chiến lược phát triển hydrogen xanh tiềm năng tại Việt Nam
5.4.1. Tầm nhìn chiến lược phát triển hydrogen xanh
Dựa trên các phân tích về bài học kinh nghiệm quốc tế, hiệu quả sử dụng năng lượng, mức
độ sẵn sàng về công nghệ và nhu cầu hydrogen theo các kịch bản khác nhau, nhóm nghiên
cứu đề xuất chiến lược phát triển hydrogen xanh ở Việt Nam, như được mô tả trong Hình
5-12.

Theo đó, hydrogen xanh sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo sẽ sử dụng cho cả thị
trường trong nước và xuất khẩu. Đối với thị trường trong nước, vai trò chủ đạo của hydrogen
xanh trong nền kinh tế carbon thấp được định hướng như sau:

• Dần thay thế hydrogen xám hiện đang được sử dụng trong công nghiệp lọc dầu, phân
bón và hóa chất. Mở rộng sử dụng hydrogen trong công nghiệp sản xuất thép và xi
măng.

• Trong lĩnh vực giao thông vận tải, sử dụng hydrogen xanh làm nhiên liệu thay thế cho
xe khách, xe tải, đường sắt, đường biển và hàng không.

• Trong lĩnh vực điện, định hướng sử dụng hydrogen xanh cho lưu trữ điện năng và
nguồn điện linh hoạt.

Hình 5-12. Chiến lược phát triển hydrogen xanh tại Việt Nam

Nguồn: VIETSE, 2022

5.4.2. Khuyến nghị phát triển hydrogen xanh đến năm 2030
Các chính sách hiện tại của Việt Nam đã đặt nền tảng ban đầu để phát triển nền công
nghiệp hydrogen xanh trong tương lai gần. Tuy nhiên, đây vẫn là một ngành tương đối mới
ở Việt Nam, cần có những chính sách cụ thể hơn để thu hút vốn đầu tư, sản xuất và thúc
đẩy tiêu thụ. Trước mắt, Việt Nam cần nghiên cứu và triển khai các dự án thí điểm, đồng
thời hoàn thiện các quy định, chính sách, bộ khung hướng dẫn để phát triển hydrogen xanh.
Trong dài hạn, tăng cường đầu tư vào chuỗi cung ứng hydrogen là cần thiết để đáp ứng nhu
cầu hydrogen xanh tiềm năng. Một số khuyến nghị về chính sách trong ngắn hạn bao gồm:

• Xây dựng một lộ trình hydrogen để thiết lập các chiến lược và mục tiêu chi tiết về ứng
dụng hydrogen trong các ngành tiềm năng.

52
• Xây dựng các chính sách, quy định và hướng dẫn cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển
hydrogen xanh.
• Xác định và triển khai các dự án thí điểm về sản xuất hydrogen xanh.
• Xây dựng các chính sách cụ thể để khuyến khích sản xuất, sử dụng hydrogen xanh,
đầu tư vào cơ sở hạ tầng và chuỗi cung ứng, và phát triển công nghệ.
• Tăng cường các chính sách phát triển và tối ưu hóa các nguồn năng lượng tái tạo,
như chính sách về sử dụng không gian biển, phát triển điện gió ngoài khơi.
• Xây dựng các tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật về an toàn trong sản xuất, bảo quản,
vận chuyển và sử dụng hydrogen.
• Phát triển các công cụ và chính sách như định giá carbon, để thúc đẩy sử dụng
hydrogen xanh thay thế nhiên liệu hóa thạch.

Nguồn: Shutterstock

53
Nguồn: Shutterstock

54
6 Kết luận và khuyến nghị

Nghiên cứu đã phân tích tổng quan về hydrogen toàn cầu để có được các hiểu biết chuyên
sâu về tiềm năng hydrogen xanh từ nhu cầu, khả năng sản xuất và chiến lược phát triển
hydrogen. Chi phí sản xuất hydrogen xanh từ các nguồn năng lượng tái tạo được kỳ vọng
sẽ trở nên cạnh tranh hơn trong trung và dài hạn. Mặc dù, ứng dụng của hydrogen hứa hẹn
sẽ đóng góp nhiều cho quá trình trung hòa carbon ở các ngành công nghiệp, giao thông
vận tải và năng lượng. Việc sử dụng hydrogen trong một lĩnh vực nhất định cần xem xét
lộ trình thâm nhập, mức độ sẵn sàng về công nghệ, hiệu quả sử dụng năng lượng và khả
năng cạnh tranh với các công nghệ sạch sẵn có khác. Ngoài ra, đảm bảo nguồn cung, an
toàn trong lưu trữ, vận chuyển và phát triển chuỗi cung ứng là những rào cản đối với sự
phát triển của nền công nghiệp hydrogen xanh trong những năm tới. Ngoài mở rộng quy
mô, nghiên cứu đổi mới công nghệ là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả và đảm bảo hoạt
động của toàn bộ chuỗi giá trị hydrogen.

Nghiên cứu này đi sâu tìm hiểu ngành công nghiệp hydrogen hiện tại ở Việt Nam. Kêt quả
phân tích cho thấy quá trình sản xuất và tiêu thụ hydrogen hiện ở quy mô nhỏ và tại cùng
một địa điểm. Hydrogen chủ yếu được sản xuất từ các nguồn hóa thạch (dầu mỏ, khí đốt
tự nhiên, than đá) thông qua khí hóa và cải cách. Sản xuất từ quá trình điện phân sử dụng
năng lượng tái tạo đang ở giai đoạn lập kế hoạch và đầu tư xây dựng. Hydrogen xám hiện
đang được sử dụng trong các ngành công nghiệp lọc dầu và phân bón.

Trong quá trình chuyển dịch năng lượng hướng tới mục tiêu trung hòa carbon ở cả cấp
quốc gia và bộ/ngành, các chính sách hiện tại đã bước đầu đặt nền tảng cho hình thành
và phát triển hydrogen xanh ở Việt Nam. Theo đó, vai trò của hydrogen được xem xét trong
sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, điện năng và năng lượng xanh. Dựa trên các bài
học kinh nghiệm quốc tế, mức độ sẵn sàng về công nghệ, các chính sách hiện hành và
quan điểm về hiệu quả kinh tế và sử dụng năng lượng, nghiên cứu đã xây dựng ba kịch bản
bao gồm: kịch bản chính sách hiện hành, kịch bản thâm nhập chậm và kịch bản tăng tốc để
khai thác vai trò của hydrogen xanh trong các lĩnh vực tiềm năng. Các kịch bản khác nhau
về mức độ tham vọng trong việc sử dụng hydrogen ở từng lĩnh vực tiềm năng khi xem xét
mức độ sẵn sàng của công nghệ, các chính sách hiện tại và quan điểm về sử dụng năng
lượng hiệu quả và hiệu quả kinh tế.

Tổng nhu cầu hydrogen xanh ở kịch bản chính sách hiện hành sẽ là lớn nhất, với 5,08 triệu
tấn vào năm 2030 và 58,30 triệu tấn vào năm 2050. Trong đó, nhu cầu hydrogen cho các

55
ngành điện, công nghiệp và giao thông sẽ lần lượt là 54,11 triệu tấn, 2,8 triệu tấn và 1,3
triệu tấn trong năm 2050. Tổng nhu cầu tiềm năng ở kịch bản này sẽ cao hơn nhiều so với
tổng sản lượng hydrogen dự kiến sản xuất trong dự thảo NEP (0,4-0,5 triệu tấn và 40-50
triệu tấn hydrogen dự kiến sản xuất năm 2030 và năm 2050). Do đó, cần tăng cường phát
triển và khai thác triệt để tiềm năng kỹ thuật của điện gió và điện mặt trời tại Việt Nam
hoặc nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu hydrogen trong tương lai. Với các lý do trên, nghiên
cứu đánh giá kịch bản chính sách hiện hành cần phải được điều chỉnh để phù hợp với đặc
điểm phát triển kinh tế xã hội, công nghệ và mức độ thâm nhập của hydrogen vào các
ngành có tiềm năng sử dụng hydrogen ở Việt Nam.

Tổng nhu cầu hydrogen sẽ là 4,42 triệu tấn ở kịch bản thâm nhập chậm, trong khi ở kịch
bản tăng tốc là 9,17 triệu tấn vào năm 2050. Tổng sản lượng hydrogen dự kiến sản xuất
trong dự thảo NEP cao hơn nhu cầu hydrogen tiềm năng. Do đó, có thể tăng tỷ lệ sử dụng
hydrogen ở tất cả các lĩnh vực có tiềm năng hoặc thúc đẩy xuất khẩu hydrogen dư thừa.
Nghiên cứu khuyến nghị xem xét kịch bản thâm nhập chậm và kichh bản tăng tốc trong
chiến lược phát triển hydrogen xanh của Việt Nam. Theo đó, nhu cầu hydrogen xanh sẽ là
khoảng 4,42-9,17 triệu tấn vào năm 2050. Trong đó, nhu cầu hydrogen xanh cho ngành
điện sẽ cao nhất, với 1,97 triệu tấn - 4,29 triệu tấn cho lưu trữ và nguồn điện linh hoạt, theo
sau là ngành công nghiệp (1,88 triệu tấn - 2,80 triệu tấn) và vận tải (0,56 triệu tấn - 1,4 triệu
tấn) vào năm 2050.

Nghiên cứu đề xuất lộ trình sử dụng hydrogen xanh trong các ngành kinh tế khác nhau của
Việt Nam như dưới đây:

• Dần thay thế hydrogen xám hiện đang được sử dụng trong các nhà máy lọc dầu,
phân bón và hóa chất: Thay thế hydrogen xám bằng hydrogen xanh trong các ngành
hiện hữu có thể thực hiện dễ dàng và không gặp phải nhiều thách thức trong quá
trình chuyển đổi công nghệ.
• Sử dụng hydrogen trong lĩnh vực sản xuất thép và xi măng: Hiện tại, sử dụng hydrogen
trong các ngành này hiện đang gặp nhiều thách thức do công nghệ chưa sẵn sàng
và hiệu quả năng lượng thấp. Sử dụng hydrogen trong các lĩnh vực này được kỳ vọng
sẽ triển khai rộng rãi sau năm 2030 khi công nghệ đã có tiến bộ.
• Sử dụng hydrogen xanh làm nhiên liệu thay thế trong xe tải hạng nặng, đường sắt,
hàng hải và hàng không: Sử dụng hydrogen làm nhiên liệu trong các phương thức
vận chuyển này vẫn đang trong giai đoạn phát triển, nghiên cứu thí điểm và dự đoán
có thể triển khai rộng rãi sau năm 2030. Phát triển cơ sở hạ tầng pin nhiên liệu là một
trong những thách thức cần phải vượt qua.
• Sử dụng hydrogen xanh để lưu trữ năng lượng và nguồn điện linh hoạt thay vì đốt
phối trộn trong các nhà máy điện than và điện khí: Đốt phối trộn hydrogen và amoniac
không phải là một lựa chọn thiết thực để giảm lượng phát thải của các nhà máy điện
than và điện khí hiện có trong những năm tới do đồng đốt bằng hydrogen và amoniac
rất tốn kém và không hiệu quả, không đóng góp đáng kể vào giảm lượng phát thải
CO2 từ các nhà máy điện khí và điện than. Trong dài hạn, các nhà máy điện chạy bằng
hydrogen và amoniac có thể là một lựa chọn ít phát thải và linh hoạt.

56
• Xuất khẩu hydrogen xanh: Ngoài việc sử dụng hydrogen cho nhu cầu trong nước,
hydrogen xanh cũng có thể xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng để thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội và tăng trưởng của nền kinh tế hydrogen.
Để phát triển ngành công nghiệp hydrogen xanh còn khá mới mẻ này, Việt Nam cần có
chính sách cụ thể để thu hút vốn đầu tư sản xuất, tạo ra nhu cầu và thúc đẩy tiêu thụ
trong tương lai. Trước mắt, Viêt Nam cần nghiên cứu, thực hiện các dự án thí điểm trong
ngắn hạn, đồng thời hoàn thiện các quy định, chính sách và khung hướng dẫn phát triển
hydrogen xanh. Trong dài hạn, tăng cường đầu tư vào chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu
cầu hydrogen tiềm năng. Một số chính sách ngắn hạn được khuyến nghị như sau:
• Phát triển một lộ trình hydrogen để đặt ra các chiến lược và mục tiêu chi tiết về sử
dụng hydrogen cho các ngành tiềm năng.
• Xây dựng các chính sách, quy định và hướng dẫn cho phát triển hydrogen xanh.
• Xác định và thực hiện các dự án thí điểm.
• Xây dựng các chính sách cụ thể để khuyến khích sản xuất và sử dụng hydrogen
xanh, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và chuỗi cung ứng, hỗ trợ phát triển công nghệ.
• Tăng cường các chính sách phát triển và tối ưu hóa các nguồn năng lượng tái tạo,
như chính sách về sử dụng không gian biển, phát triển điện gió ngoài khơi...
• Xây dựng các tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật về an toàn trong sản xuất, bảo quản,
vận chuyển và sử dụng hydrogen.
• Phát triển các công cụ và chính sách, như định giá carbon, để thúc đẩy sử dụng
hydrogen xanh thay thế nhiên liệu hóa thạch.

57
Nguồn: Shutterstock

58
7 Nguồn tham khảo

[1] A. Hydrogen Roadmap, Alberta Hydrogen Roadmap. 2021.


[2] J. E. Ha, “Hydrogen Economy Plan in Korea,” 2019. [Online]. Available: https://
www.electrive.com/2019/01/17/korea-presents-hydrogen-economy-plan/
[3] FCH, “A sustainable pathway for the European energy transition hydrogen road-
map Europe,” 2019. doi: 10.2843/249013.
[4] OCAG Energy Council, “AUSTRALIA’S NATIONAL HYDROGEN STRATEGY,” 2019.
[5] IEA, “The Future of Hydrogen,” 2019.
[6] International Renewable Energy Agency, Geopolitics of the energy transforma-
tion : The hydrogen factor. 2022.
[7] M. El-Shafie, S. Kambara, and Y. Hayakawa, “Hydrogen Production Technologies
Overview,” Journal of Power and Energy Engineering, vol. 07, no. 01, pp. 107–154,
2019, doi: 10.4236/jpee.2019.71007.
[8] European Commission, “A hydrogen strategy for a climate-neutral Europe,” 2020.
[Online]. Available: https://www.eu2018.at/calendar-events/political-events/
BMNT-
[9] BloombergNEF, “Hydrogen Economy Outlook Key messages,” 2020.
[10] G. Erbach and L. Jensen, “EU hydrogen policy: Hydrogen as an anergy carrier for
a climate-neutral economy,” 2021.
[11] European Commission, “A EU Hydrogen Strategy,” 2020.
[12] U.S. Department of Energy, “HYDROGEN STRATEGY - Enabling A Low-Carbon
Economy,” 2020.
[13] Hydrogen Council, “Roadmap towards zero emissions,” 2021.
[14] IEA, “Global Hydrogen Review,” 2021. [Online]. Available: www.iea.org/t&c/
[15] I. International Energy Agency, “Global hydrogen targets,” 2021.
[16] S. Kimura and Y. Li, “Hydrogen Policies in EAS Countries, Demand and Supply
Potential of Hydrogen in East Asia,” 2019.
[17] Canada. Natural Resources Canada, Hydrogen strategy for Canada: seizing the
opportunities for hydrogen: a call to action.
[18] U.S. Department of Energy, “Road Map to a US Hydrogen Economy,” 2020.
[19] “63% lượng nước sông của Việt Nam phụ thuộc các quốc gia khác - Tuổi Trẻ
Online.” https://tuoitre.vn/63-luong-nuoc-song-cua-viet-nam-phu-thuoc-cac-quoc-
gia-khac-20200817113720574.htm (accessed Dec. 05, 2022).

59
[20] “Chuyển dịch năng lượng của Việt Nam - Phân tích và định hướng chính sách cho
tương lai” | Tạp chí Năng lượng Việt Nam. https://nangluongvietnam.vn/chuyen-
dich-nang-luong-cua-viet-nam-phan-tich-va-dinh-huong-chinh-sach-cho-tuong-
lai-28116.html (accessed Dec. 05, 2022).
[21] K. Christian, “The potential of hydrogen for decarbonising steel production.”
[22] “Hydrogen use in industry | Climate Solutions.” Available at: https://www.frompol-
lutiontosolution.org/hydrogenuseinindustry (accessed Dec. 05, 2022).
[23] W.-D. 1968- Ernst, A. Klöck, M. Wagner, and epodium Verlag, Psyche - Technik -
Darstellung Beiträge zur Schauspieltheorie als Wissensgeschichte.
[24] Climate Change 2022 – Mitigation of Climate Change – IPCC, 2022

60
Nguồn: Shutterstock
Nguồn: Shutterstock
64

You might also like