You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN

BÁO CÁO MÔN HỌC


ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH

ĐỀ TÀI: THÁP CHƯNG CẤT DẦU THÔ TRONG NHÀ MÁY


LỌC DẦU DUNG QUẤT VÀ THIẾT BỊ ĐO AMPEMET ĐIỆN TỪ

GVHD: Đinh Thị Lan Anh


Mã lớp: 116175
Nhóm: 8 (Team8)
Thành viên:
1. Lại Tuấn Khanh ĐK-TĐH 04 K62 20173977
2. Trần Việt Cường ĐK-TĐH 04 K62 20173706
3. Nguyễn Nhật Minh ĐK-TĐH 04 K62 20174057
4. Trần Văn Tiến ĐK-TĐH 04 K62 20174262
5. Vũ Văn Tuấn ĐK-TĐH 04 K62 20174324
Hà Nội, 06/2020

MỤC LỤC

1 Giới thiệu về nhà máy dung quất.................................................................................3


2 Tháp chưng cất dầu thô trong nhà máy lọc dầu Dung Quất.........................................4
2.1 Nguyên lý chưng cất.............................................................................................4
2.2 Nguyên lý hoạt động của tháp chưng cất..............................................................4
2.3 Một số phương pháp chưng cất thông dụng..........................................................5
3 Một số hệ thống điều khiển cho tháp chưng cất dầu thô..............................................6
3.1 Hệ thống điều khiển quá trình dòng sản phẩm Kerosene......................................6
3.1.1 Mục đích điều khiển.......................................................................................6
3.1.2 Biến quá trình.................................................................................................6
3.1.3 Lưu đồ P&ID.................................................................................................7
3.1.4 Sách lược điều khiển......................................................................................8
3.2 Hệ thống điều khiển nhiệt độ đỉnh tháp................................................................8
3.2.1 Mục đích điều khiển.......................................................................................8
3.2.2 Biến quá trình.................................................................................................8
3.2.3 Lưu đồ P&ID.................................................................................................9
3.2.4 Sách lược điều khiển....................................................................................10
3.3 Hệ thống điều khiển quá trình mức đáy tháp......................................................10
3.3.1 Mục đích điều khiển.....................................................................................10
3.3.2 Biến quá trình...............................................................................................10
3.3.3 Lưu đồ P&ID...............................................................................................10
3.3.4 Sách lược điều khiển....................................................................................11
1
4 Thiết bị đo ampemet điện từ......................................................................................12
4.1 Giới thiệu............................................................................................................12
4.2 Cơ sở lý thuyết....................................................................................................12
4.2.1 Thiết bị đo chuyển đổi thẳng:.......................................................................12
4.2.2 Hệ thống đo biến đổi thẳng..........................................................................12
4.2.3 Độ chính xác................................................................................................13
4.3 Cơ cấu đo điện từ (Ampemet điện từ).................................................................13
4.3.1 Cấu tạo:........................................................................................................13
4.3.2 Nguyên lý hoạt động:...................................................................................13
4.3.3 Đặc điểm và ứng dụng:................................................................................15

2
1 Giới thiệu về nhà máy dung quất
Nhà máy được xây dựng tại Khu kinh tế Dung Quất, thuộc địa bàn các xã Bình Thuận
và Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Diện tích sử dụng: Khoảng 956 ha (bao gồm cả 140 ha mở rộng trong tương lai) bao
gồm 485 ha mặt đất và 471 ha mặt biển, trong đó (hiện tại): Khu nhà máy chính 110 ha;
Khu bể chứa dầu thô 42 ha; Khu bể chứa sản phẩm 43,83 ha; Khu tuyến dẫn dầu thô, cấp
và xả nước biển 17 ha; Tuyến ống dẫn sản phẩm 77,46 ha; Cảng xuất sản phẩm 135 ha và
Hệ thống phao nhập dầu không bến, tuyến ống ngầm dưới biển và khu vực vòng quay tàu
336 ha.
Có công suất 6,5 triệu tấn/năm, nguyên liệu dầu thô của nhà máy là dầu Bạch Hổ và
dầu Dubai với tỉ lệ là 5,5:1. Sản phẩm của nhà máy gồm có các sản phẩm: xăng A95,
A92, A90, JetA1, Kerosene, Diesel, Fuel Oil, LPG và Propylene.
Toàn bộ nhà máy đước chia làm 10 phân xưởng chính và 14 phân xưởng phụ trợ,
ngoài ra còn có các phân xưởng bên ngoài hàng rào nhà máy như phân xưởng bể chưa
dầu thô, bể chưa sản phẩm …
Sản phẩm của tháp chưng cất gổm 5 phân đoạn chính:
- Overhead Naphtha
- Kerosene
- Light Gas Oil
- Heavy Gas Oil
- Atmosphere Residue

3
2 Tháp chưng cất dầu thô trong nhà máy lọc dầu Dung
Quất

2.1 Nguyên lý chưng cất


Sau khi tách nước và muối, dầu thô được đưa vào chưng cất. Chưng cất là quá
trình thực hiện việc phân tách các chất lỏng và khí bị trộn lẫn thành các thành phần
riêng biệt nhờ vào các ứng dụng của nhiệt năng mà không làm phân hủy chúng.
Về nguyên lý, sự chưng cất dựa trên nhiệt độ sôi nhất định của từng cấu tử
trong hỗn hợp. Sau đó thực hiện thu hồi lại trạng thái ban đầu của chất thông qua
bình ngưng.

2.2 Nguyên lý hoạt động của tháp chưng cất

Hình 2-1 là hệ thống một tháp thông dụng đơn giản nhất của nguồn cấp và hai
sản phẩm ra.

Nguyên liệu cần phân tách ( FEED ) được đưa vào khay tiếp liệu và được tích
tụ tại nồi hơi. Reboiler cung cấp nhiệt năng biến nguyên liệu ban đầu thành hơi.

4
Hơi đi từ dưới lên qua các lỗ của đĩa, chất lỏng chảy từ trên xuống theo các cạnh
của đĩa hay theo ống chảy chuyền tuỳ thuộc vào loại đĩa . Nồng độ các cấu tử thay
đổi theo chiều cao của tháp, nhiệt độ sôi cũng thay đổi theo sự thay đổi của nồng
độ. Trên mỗi đĩa diễn ra quá trình chuyển khối giữa pha lỏng và pha hơi. Do đó,
một phần cấu tử dễ bay hơi chuyển từ pha lỏng vào pha hơi và một phần ít hơn
chuyển từ pha hơi vào pha lỏng. Cuối cùng, ở trên đỉnh tháp, ta thu được cấu tử dễ
bay hơi gần như ở dạng nguyên chất. Phần hơi này được làm lạnh và ngưng tụ qua
trao đổi nhiệt với chất làm lạnh trong Condenser. Chất lỏng thu được được đưa
vào trong thùng chứa đệm. Sản phẩm lấy ra từ thùng chứa đệm gọi là Distillate.
Sản phẩm lấy ra từ đáy tháp gọi là Bottom .
Hoạt động chất tại các khay:
Về cơ bản, hoạt động của khai giống như một tháp thu nhỏ. Nó có nhiệm vụ
hoàn thành từng phần nhỏ của quá trình phân chia. Các khay được thiết kế sao cho
sự tiếp xúc giữa pha lỏng và hơi có được là lớn nhất. Do đó, mỗi khối đều được
cấu tạo như sau: có một cạnh của phép chất lỏng chảy tràn qua trên khay tồn tại
một gờ để đảm bảo luôn có một chất lượng chất lỏng tồn tại trên bề mặt. Hơi đi từ
dưới lên lên qua các lỗ. Bề mặt xảy ra quá trình tiếp xúc giữa hai pha lỏng-hơi gọi
là bề mặt hoạt động của khay.

2.3 Một số phương pháp chưng cất thông dụng


 Chưng cất đơn giản
o Chưng cất bay hơi một lần
o Chưng cất bay hơi nhiều lần
 Chưng cất phức tạp
o Chưng cất có hồi lưu
o Chưng cất có tinh luyện
o Chưng cất chân không
o Chưng cất bằng hơi nước

5
3 Một số hệ thống điều khiển cho tháp chưng cất dầu thô

3.1 Hệ thống điều khiển quá trình dòng sản phẩm Kerosene

3.1.1 Mục đích điều khiển


Trong tháp chưng cất thì ứng với một dải nhiệt độ nhất định ta sẽ thu được
thành phẩn sản phẩm mong muốn. Do đó, để thu được sản phẩm ở phân đoạn
Kerosene như mong muốn ta phải duy trì nhiệt độ tại đĩa số 15 của tháp chưng cất
ở một giá trị nhất định. Để thực hiện được điều này, ta trích một phần dòng sản
phẩm tại đĩa số 15 đi qua một thiết bị trao đổi nhiệt để thu hồi một lượng nhiệt cần
thiết để đảm bảo nhiệt độ đầu ra tại đĩa số 15 đạt giá trị mong muốn
3.1.2 Biến quá trình

6
3.1.3 Lưu đồ P&ID

Dòng sản phẩm Kerosene được lấy ra ở vị trí đĩa số 15 của tháp chưng cất
sẽ đi qua thiết bị trao đổi nhiệt và sau đó sẽ được đưa ngược trở về tháp chưng
cất tại vị trí đĩa số 12.
Bộ điều khiển UIC029 sẽ không được đặt giá trị nhiệt độ mong muốn từ
một bộ điều khiển khác mà nó sẽ nhận giá trị đặt của nhân viên vận hành để so
sánh với giá trị nhiệt lượng cần phải lấy ra khỏi dòng Kerosene.
Bất kì một sự gia tăng lưu lượng dòng sản phẩm đi ra khỏi tháp lên trên giá
trị yêu cầu. Bộ điều khiển FIC013 sẽ giảm giá trị đầu ra để đóng bớt cả 2 van
thông qua cùng một giá trị được tính tuán trong khối tính toán FY085 và
FY086, kết quả là lưu lượng được giảm xuống.
Bất kì một sự chênh lệch nhiệt độ giữa dòng sản phẩm đi ra và quay ngược
trở về tháp lên giá trị yêu cầu được cài đặt ở bộ điều khiển UIC029. Bộ điều
khiển sẽ xuất ra một giá trị là B để đóng bớt van cho phép dòng Kerosene đi
qua bộ trao đổi nhiệt qua khối tính toán FY086 và đồng thời mở thêm van cho

7
dòng Kerosene không đi qua bộ trao đổi nhiệt và sẽ có nhiều hơn dòng
Kerosene đi qua bộ trao đổi nhiệt.
3.1.4 Sách lược điều khiển
 Vòng điều khiển lưu lượng với bộ điều khiển FIC013 sử dụng sách lược điều
khiển phản hồi
 Vòng điều khiển nhiệt lượng với bộ điều khiển UIC029 cũng sử dụng sách
lược điều khiển phản hồi

3.2 Hệ thống điều khiển nhiệt độ đỉnh tháp

3.2.1 Mục đích điều khiển


 Trong tháp chưng cất thì ứng với một dải nhiệt độ sẽ thu được thành phần sản
phẩm mong muốn
 Để thu được thành phần sản phẩm đỉnh như mong muốn thì phải duy trì nhiệt
độ tại đỉnh tháp ở một giá trị nhất định
3.2.2 Biến quá trình

8
3.2.3 Lưu đồ P&ID

Dòng sản phẩm sẽ được lấy ra ở vị trí đĩa số 4 sẽ đi qua thiết bị trao đổi nhiệt
E1112 và sau đó sẽ được đưa ngược trở về tháp trưng cất tại vị trí đĩa số 1.
Bộ điều khiê nhiệt độ đỉnh tháp sẽ căn cứ vào giá trị nhiệt độ được đo từ đỉnh tháp
để đưa ra giá trị nhiệt độ yêu cầu cho bộ điều khiển UIC030. Bộ điều khiển này sẽ
dựa vào giá trị yêu cầu từ bộ điều khiển TIC076, lưu lượng của dòng sản phẩm đi ra
khỏi tháp và sự chênh lệch nhiệt độ giữa sản phẩm đỉnh đi vào và dòng sản phẩm đi
ra khỏi tháp để cho phép dòng sản phẩm đỉnh đi qua bộ trao đổi nhiệt nhiều hay là ít
bằng cách đóng lại hay mở thêm các van điều khiển UV079 và UV080 một cách thích
hợp .
Bất kì một sự gia tăng lưu lượng của dòng sản phẩm đi ra khỏi tháp lên trên giá trị
yêu cầu. Bộ điều khiển FIC011 sẽ giảm giá trị đầu ra để đóng bớt cả 2 van UV079 và
UV080 thông qua cùng một giá trị được tính toán FY095 và FY097, kết quả là lưu
lượng được giảm xuống.
Sự gia tăng nhiệt độ lên trên giá trị đặt ở bộ điều khiển UIC030. Bộ điều khiển sẽ
giảm bớt giá trị đầu ra để đóng bớt van UV080 qua khối tính toán FY097 và đồng thời

9
mở thêm van UV079 qua khối tính toán FY095. Kết quả là sẽ có ít dòng sản phẩm đi
qua bộ trao đổi nhiệt E1112 và sẽ có nhiều dòng sản phẩm đi qua van UV079.
3.2.4 Sách lược điều khiển
 Sử dụng cấu trúc điều khiển tầng
 Vòng điều khiển nhiệt lượng sử dụng sách lược điều khiển phản hồi
 Vòng điều khiển lưu lượng cũng sử dụng sách lược điều khiển phản hồi

3.3 Hệ thống điều khiển quá trình mức đáy tháp

3.3.1 Mục đích điều khiển


 Đảm bảo lượng chất lỏng ở đáy tháp không vượt quá một giá trị cho phép
 Tăng hiệu suất chưng cất thành các phân đoạn dầu mỏ cho tháp
 Tránh hiện tượng “ngập” tháp (sản phẩm quá trình chưng cất thu được nhiều
phần cặn hơn), khi đó hiệu quả kinh tế sẽ giảm
3.3.2 Biến quá trình

3.3.3 Lưu đồ P&ID


Bộ điều khiển mức LIC007 sẽ điều khiển mức của đáy tháp với ba vùng chia
khác nhau:
- Khi lượng chia chất lỏng ở đáy tháp là 0-33%, tín hiệu điều khiển từ bộ LIC007 sẽ
đi qua bộ LY-082 để chuyển đổi tín hiệu từ 0-33% thành 0-100%, sẽ được gửi đến
bộ lựa chọn tín hiệu LY-007b, bộ điều khiển lựa chọn này sẽ so sánh giữa tín hiệu
từ LIC007 và tín hiệu từ bộ điều khiển mức 15-LIC402 đến từ phân xưởng RFCC
để điều khiển lượng nguyên liệu cần thiết cho phân xưởng RFCC.
- Khi lượng chất lỏng ở đáy tháp là 33-67 %, bộ điều khiển LIC007 sẽ đưa ra tín
hiệu đặt lại giá trị yêu cầu cho bộ điều khiển lưu lượng FQIC026 .

10
- Trong trường hợp lượng chất lỏng ở đáy tháp là cao (67-100%), bộ điều khiển
LIC007 sẽ đưa tín hiệu đặt lại giá trị yêu cầu cho bộ điều khiển lưu lượng FQIC02.
Hai bộ điều khiển FQIC026 và FQIC027 là các bộ điều khiển song song được
dùng để điều chỉnh lưu lượng của sản phẩm đáy đến bể chứa trong trường hợp
lượng của sản phẩm đáy lớn hơn 33%. Trong trường hợp phân xưởng RFCC
shutdown thì bộ điều khiển FQIC026 sẽ đưa tín hiệu mở hoàn toàn van FV026 và
bộ điều kiển FQIC027 sẽ đưa ra tín hiệu để điều khiển độ mở van FV027 qua đó
điều khiển đduduoowjc lưu lượng của sản phẩm đến bể chứa

3.3.4 Sách lược điều khiển


 Vòng điều khiển lưu lượng sử dụng sách lược điều khiển phản hồi
 Vòng điều khiển mức cũng sử dụng sách lược điều khiển phản hồi kết hợp với
điều khiển phân vùng

11
4 Thiết bị đo ampemet điện từ

4.1 Giới thiệu


 Thiết bị đo là một hệ thống mà đại lượng đo gọi là lượng vào, lượng ra là đại
lượng chỉ trên thiết bị (là thiết bị đo tác động liên tục) hoặc là con số kèm theo
đơn vị đo (thiết bị đo hiện số).
 Có nhiều cách phân loại song có thể chia thiết bị đo lường thành hai loại chính
là thiết bị đo chuyển đổi thẳng và thiết bị đo kiểu so sánh.
 Ở báo cáo này chúng em xin nói về thiết bị đo chuyển đổi thẳng mà cụ thể ở
đây là thiết bị đo ampemet điện từ.

4.2 Cơ sở lý thuyết

4.2.1 Thiết bị đo chuyển đổi thẳng:


- Đại lượng cần đo đưa vào thiết bị dưới bất kỳ dạng nào cũng được biến
thành góc quay của kim chỉ thị. Người đo đọc kết quả nhờ thang chia độ và
những quy ước trên mặt thiết bị, loại thiết bị này gọi là thiết bị đo cơ điện.
Ngoài ra lượng ra còn có thể biến đổi thành số, người đo đọc kết quả rồi
nhân với hệ số ghi trên mặt máy hoặc máy tự động làm việc đó, ta có thiết
bị đo hiện số.

+ Chuyển đổi đo lường: biến tín hiện cần đo thành tín hiệu điện.
+ Mạch đo: thu nhận, xử lý, khuếch đại thông tin.... bao gồm: nguồn,
các mạch khuếch đại, các bộ biến thiên A/D, D/A, các mạch phụ...
+ Chỉ thị: thông báo kết quả cho người quan sát, thường gồm chỉ thị số và
chỉ thị cơ điện, chỉ thị tự ghi, v.v...
4.2.2 Hệ thống đo biến đổi thẳng

- Trong hệ thống đo biến đổi thẳng, đại lượng vào x qua nhiều khâu biến đổi trung
gian được biến thành đại lượng ra z. Quan hệ giữa z và x có thể viết:
z = f(x) trong đó f() là một toán tử thể hiện cấu trúc của thiết bị đo.Trong trường
hợp quan hệ lượng vào và lượng ra là tuyến tính ta có thể viết:
z=S.x

12
- Nếu một thiết bị gồm nhiều khâu nối tiếp thì quan hệ giữa lượng vực và lượng ra
có thể viết:
n
z=∏ Si . x
i

trong đó Si là độ nhạy của khâu thứ i trong thiết bị.


4.2.3 Độ chính xác
- Độ chính xác là tiêu chuẩn quan trọng nhất của thiết bị đo.. Bất kỳ một phép đo
nào đều có sai lệch so với đại lượng đúng:
δi =xi-xd
trong đó:
xi là kết quả của lần đo thứ i
xđ là giá trị đúng của đại lượng đo
δi là sai lệch của lần đo thứ i

4.3 Cơ cấu đo điện từ (Ampemet điện từ)

4.3.1 Cấu tạo:


Cơ cấu gồm hai loại chính: kiểu cuộn đây dẹt (cơ cấu chỉ thị điện từ loại hút) và kiểu
cuộn dây tròn (cơ cấu chỉ thị điện từ loại đẩy). Cơ cấu cuộn dây dẹt có phần tĩnh là cuộn
dây dẹt cho dòng điện cần đo đi qua, còn phần động là một lá thép đặt lệch tâm có thể
quay trong khe hở cuộn dây tĩnh. Kiểu cuộn dây tròn có phần tĩnh là cuộn dây tròn bên
trong gắn một lá thép. Phần động cũng là một lá thép gắn trên trục. Ngoài ra còn có bộ
phận cản dịu, lò so phản, kim chỉ thị

4.3.2 Nguyên lý hoạt động:


- Khi có dòng điện chạy vào cuộn dây tĩnh, trong lòng cuộn dây sẽ có một từ trường. Đối
với cuộn dây dẹt từ trường này hút lá thép vào trong lòng cuộn dây tĩnh, còn đối với cuộn
13
dây tròn thì từ trường sẽ từ hoá hai lá thép, khi đó hai lá thép có cùng cực tính nên đẩy
nhau. Cả hai trường hợp trên sẽ làm cho phần động quay đi một góc α.
- Khi cho dòng điện một chiều chạy vào cuộn dây:
Ta có mômen quay:
dWe
Mq=

với We là năng lượng điện từ trường tích luỹ ở cuộn dây


1 2
We= L I
2
trong đó L phụ thuộc α
Vậy mômen quay:
1 dL
Mq= I2
2 dα
- Khi cho dòng điện xoay chiều vào cuộn dây:
Giả sử i = ImaXsinωt. Lúc đó mômen quay Mq theo t sẽ là:

Mômen quay trung bình:

Với I là trị hiệu dụng của dòng hình sin.


Tại vị trí cân bằng Mq = MP;

Vậy cơ cấu chỉ thị điện từ có thể đo được cả dòng một chiều và dòng xoay chiều.

Đo dòng AC :

Đo dòng DC:

14
4.3.3 Đặc điểm và ứng dụng:
Đặc điểm:
- Ưu điểm:
+ Có cuộn dây ở phần tĩnh nên có thể quấn bằng dây kích thước lớn nên khả năng
quá tải tốt.
+ Dễ chế tạo, giá thành hạ.
+ Có thể đo được cả đại lượng một chiều và xoay chiều.
- Nhược điểm:
+ Góc quay tỷ lệ với bình phương của dòng điện và thang đo chia
dL
không đều (hình dáng lá thép được chế tạo sao cho giảm theo góc quay α để

thang chia độ có thể tương đối đều).
+ Độ chính xác thấp do có tổn hao trong lõi thép.
Ứng dụng:
Chủ yếu đo dòng, áp xoay chiều tần số công nghiệp.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Quốc Thuần, Luận văn thạc sĩ Hệ thống điều khiển tháp chưng luyện nhà máy
lọc dầu Dung Quất, hướng dẫn bởi PGS. TS. Hoàng Minh Sơn, 2008
2. Đinh Thị Ngọ, Hóa học dầu mỏ và khí, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2004
3. Hoàng Minh Sơn, Cơ sở hệ thống điều khiển quá trình, NXB Bách Khoa Hà Nội,
2006
4. Tài liệu thiết kế kĩ thuật nhà máy lọc dầu Dung Quất
5. Nguyễn Hữu Công, Kỹ thuật đo lường, NXB ĐHQG Hà Nội

16

You might also like