You are on page 1of 177

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM

ĐỀ TÀI NCKH ECD-12-50

SỔ TAY KỸ THUẬT
QUẢN LÝ VẬN HÀNH
LƢỚI ĐIỆN ĐẾN 110 kV
PHẦN 3 – QUẢN LÝ KỸ THUẬT
LƢỚI ĐIỆN ĐẾN 110 kV
(HIỆU CHỈNH THEO HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU NGÀY 26/12/2013)

HỘI ĐIỆN LỰC MIỀN NAM (CHỦ TRÌ)

TRUNG TÂM TƢ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN (THỰC HIỆN)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 11/2013


TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM

ĐỀ TÀI NCKH: ECD-12-50

SỔ TAY KỸ THUẬT
QUẢN LÝ VẬN HÀNH
LƢỚI ĐIỆN ĐẾN 110 kV
PHẦN 3 – QUẢN LÝ KỸ THUẬT
LƢỚI ĐIỆN ĐẾN 110 kV
HIỆU CHỈNH THEO HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU NGÀY 26/12/2013
HỘI ĐIỆN LỰC MIỀN NAM (CHỦ TRÌ)

TRUNG TÂM TƢ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN (THỰC HIỆN)

CỐ VẤN KHOA HỌC TS TRẦN TRỌNG QUYẾT


PHÓ TRƢỞNG PHÒNG KH – KT NGUYỄN ĐẶNG HÙNG

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27/12/2013


GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM
KIÊM CHỦ NHIỆM ĐỀ ÁN

HOÀNG HỮU THẬN

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 2


NỘI DUNG PHẦN 3
Phần 3 QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI ĐIỆN ĐẾN 110 kV ............................................. 10
Chƣơng 11 CÔNG TÁC QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI ĐIỆN ĐẾN 110 kV ...................... 10
11.1 NHIỆM VỤ QUẢN LÝ KỸ THUẬT (QLKT) LƢỚI ĐIỆN ĐẾN 110 kV .................... 10
11.2 TỔ CHỨC QLKT............................................................................................................. 11
11.3 HỆ QUI CHUẨN, TIÊU CHUẨN, QUI TRÌNH............................................................. 12
11.3.1 Hệ qui chuẩn và luật ................................................................................................. 12
11.3.2 Tiêu chuẩn ................................................................................................................. 12
11.3.3 Qui trình .................................................................................................................... 13
11.4 HỒ SƠ KỸ THUẬT......................................................................................................... 13
11.5 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 14
11.6 LẬP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH QLVH LƢỚI ...................................... 14
11.6.1 Nội dung kế hoạch QLVH lƣới................................................................................. 14
11.6.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch QLVH lƣới .................................................................. 15
11.6.3 Kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa ................................................................................ 15
11.6.4 Kế hoạch vận hành .................................................................................................. 17
11.6.5 Vận hành hệ thống điện phân phối .......................................................................... 19
11.7 DỰ BÁO NHU CẦU DÙNG ĐIỆN .................................................................................. 19
11.7.1 Quy định chung ....................................................................................................... 19
11.7.2 Dự báo nhu cầu tải điện năm ................................................................................... 19
11.7.3 Dự báo nhu cầu tải điện tháng ................................................................................. 20
11.7.4 Dự báo nhu cầu tải điện tuần ................................................................................... 21
11.7.5 Nghiên cứu tải ......................................................................................................... 21
11.7.6 Phƣơng pháp dự báo nhu cầu điện........................................................................... 21
11.8 LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN ....................................................................... 24
11.8.1 Nguyên tắc chung ..................................................................................................... 24
11.8.2 Yêu cầu đối với kế hoạch đầu tƣ phát triển lƣới điện phân phối hàng năm ............. 24
11.8.3 Nội dung kế hoạch đầu tƣ phát triển lƣới điện phân phối ........................................ 24
11.8.4 Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đầu tƣ phát triển lƣới phân phối ......... 25
11.9 ĐẤU NỐI HỘ DÙNG ĐIỆN / NGUỒN ĐIỆN KHÁCH HÀNG VÀO LƢỚI PHÂN PHỐI ....... 25
11.9.1 Điểm đấu nối ............................................................................................................. 25
11.9.2 Các yêu cầu ................................................................................................................ 25
11.9.3 Yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối giữa Khách hàng sử dụng điện và Đơn vị phân
phối và bán lẻ điện ................................................................................................................... 29
11.9.4 Hồ sơ đề nghị đấu nối ................................................................................................ 29
11.9.5 Trình tự thỏa thuận đấu nối vào cấp điện áp trung áp và 110 kV ............................. 29
11.9.6 Thời hạn xem xét và ký thỏa thuận đấu nối............................................................... 29

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 3


11.9.7 Trình tự cấp điện Khách hàng sử dụng điện đấu nối vào lƣới hạ áp ......................... 30
11.9.8 Quyền tiếp cận thiết bị tại điểm đấu nối .................................................................... 30
11.9.9 Cung cấp hồ sơ điều kiện đóng điện điểm đấu nối .................................................... 30
11.9.10 Đóng điện điểm đấu nối............................................................................................. 31
11.9.11 Kiểm tra và giám sát vận hành các thiết bị đấu nối ................................................... 32
11.9.12 Thay thế thiết bị tại điểm đấu nối .............................................................................. 33
11.9.13 Thực hiện đấu nối Khách hàng sử dụng vào lƣới phân phối hạ áp ........................... 33
11.9.14 Tách đấu nối .............................................................................................................. 33
11.9.15 Phân định trách nhiệm QLVH trong đấu nối ............................................................. 34
11.10 TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP TRONG QLVH LƢỚI PHÂN PHỐI................................. 36
11.11 GIẢI PHÁP GIÁM SÁT LƢỚI PHÂN PHỐI .................................................................. 38
11.11.1 Điều khiển tải........................................................................................................... 38
11.11.2 Điều khiển điện áp ................................................................................................... 39
11.11.3 Giám sát và điều khiển từ xa ................................................................................... 39
11.11.4 Hình thức trao đổi thông tin .................................................................................... 39
11.11.5 Trao đổi thông tin trong vận hành ........................................................................... 40
11.11.6 Báo cáo kết quả vận hành hệ thống điện phân phối ................................................ 41
11.11.7 Trách nhiệm phối hợp vận hành .............................................................................. 41
11.12 CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM TRONG QLVH LƢỚI ĐẾN110 kV ................................... 42
11.12.1 Các yêu cầu chung về thí nghiệm trên hệ thống điện phân phối .............................. 42
11.12.2 Các trƣờng hợp tiến hành thí nghiệm thiết bị trên lƣới điện phân phối ................... 42
11.12.3 Các trƣờng hợp tiến hành thí nghiệm tổ máy phát điện ........................................... 42
11.12.4 Công tác thí nghiệm .................................................................................................. 43
11.12.5 Công tác đo đếm ....................................................................................................... 44
11.13 TIÊU CHUẨN CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ ...................................................................... 49
11.13.1 Các loại tiêu chuẩn chất lƣợng dịch vụ ................................................................... 49
11.13.2 Chất lƣợng dịch vụ lƣới điện phân phối .................................................................. 49
Chƣơng 12 NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN VÀ CHẤT LƢỢNG ĐIỆN NĂNG ......................... 50
12.1 NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN ............................................................................................... 50
12.2 NGUỒN NĂNG LƢỢNG MẶT TRỜI ........................................................................... 50
12.2.1 Các đặc trƣng của năng lƣợng bức xạ mặt trời ......................................................... 50
12.2.2 Tiềm năng về năng lƣợng mặt trời trên thế giới ........................................................ 51
12.2.3 Tiềm năng về năng lƣợng mặt trời ở Việt Nam......................................................... 51
12.2.4 Hƣớng ứng dụng năng lƣợng mặt trời ....................................................................... 52
12.2.5 Pin mặt trời ................................................................................................................ 52
12.2.6 Công nghệ nhiệt điện mặt trời ................................................................................... 56
12.2.7 Động cơ điện mặt trời ................................................................................................ 59

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 4


12.3 ĐIỆN GIÓ ........................................................................................................................ 59
12.3.1 Mở đầu ...................................................................................................................... 59
12.3.2 Nguồn năng lƣợng từ gió ........................................................................................... 61
12.3.3 Biến thiên tốc độ gió trong năm ................................................................................ 63
12.3.4 Các dạng ứng dụng năng lƣợng gió ........................................................................... 64
12.3.5 Máy phát điện gió ..................................................................................................... 64
12.3.6 Các dạng đặc tính máy phát điện gió ......................................................................... 65
12.3.7 Phƣơng thức khai thác điện gió ................................................................................ 66
12.3.8 Vận hành và kiểm soát hệ điện gió ............................................................................ 68
12.4 CÔNG NGHỆ ĐỒNG PHÁT .......................................................................................... 68
12.5 CÁC PHƢƠNG PHÁP TRỮ NĂNG LƢỢNG [7] .......................................................... 69
12.5.1 Nhu cầu trữ năng lƣợng ............................................................................................ 69
12.5.2 Ăc-qui ....................................................................................................................... 69
12.5.3 Thủy điện tích năng .................................................................................................. 70
12.5.4 Kho năng lƣợng khí nén (CAES) .............................................................................. 71
12.5.5 Bánh đà ..................................................................................................................... 71
12.5.6 Kho từ ....................................................................................................................... 72
12.5.7 So sánh đặc điểm các bộ trữ năng lƣợng ................................................................... 72
12.6 ĐẤU NỐI NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN VÀO LƢỚI...................................................... 73
12.7 MÔ HÌNH NĐPT LÀM VIỆC ĐẤU LƢỚI .................................................................... 73
12.7.1 Mở đầu ...................................................................................................................... 73
12.7.2 Mô hình lƣới điện thành phần ................................................................................... 73
12.7.3 Mô hình tải ở trạng thái tĩnh ..................................................................................... 74
12.7.4 Cân bằng công suất ở chế độ xác lập ........................................................................ 74
12.8 CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC HÕA LƢỚI CỦA NĐPT.............................................................. 75
12.8.1 Máy phát điện xoay chiều ......................................................................................... 75
12.8.2 Máy phát điện một chiều........................................................................................... 76
12.8.3 Chế độ vận hành hòa lƣới của nguồn phân tán ......................................................... 76
12.8.4 Chế độ cân bằng công suất phản kháng .................................................................... 77
12.9 NĐPT VÀ CHẤT LƢỢNG ĐIỆN NĂNG ...................................................................... 77
12.9.1 Thay đổi điện áp........................................................................................................ 77
12.9.2 Sụt điện áp................................................................................................................. 78
12.9.3 Dao động và nhấp nháy điện áp ................................................................................ 79
12.9.4 Sóng hài .................................................................................................................... 79
12.9.5 Không cân bằng ........................................................................................................ 80
12.9.6 Dòng điện một chiều ................................................................................................. 80
12.9.7 Độ tin cậy cung cấp điện ........................................................................................... 81

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 5


Chƣơng 13 ĐO LƢỜNG VÀ GIÁM SÁT CHẤT LƢỢNG ĐIỆN NĂNG ............................. 82
13.1 ĐỊNH NGHĨA .................................................................................................................. 82
13.2 TỔ CHỨC GIÁM SÁT CLĐN ........................................................................................ 83
13.3 ĐỐI TƢỢNG GIÁM SÁT CHẤT LƢỢNG ĐIỆN NĂNG ............................................. 84
13.3.1 Đặc điểm công tác giám sát CLĐN .......................................................................... 84
13.3.2 Hiệu ích giám sát CLĐN........................................................................................... 85
13.3.3 Kết cấu hệ giám sát CLĐN ........................................................................................ 85
13.4 KẾT QUẢ ĐO LƢỜNG .................................................................................................. 86
13.4.1 Yêu cầu chung........................................................................................................... 86
13.4.2 Sơ đồ đo .................................................................................................................... 86
13.4.3 Đo trị hiệu dụng ........................................................................................................ 88
13.4.4 Đo quá trình quá độ................................................................................................... 88
13.4.5 Suất lấy mẫu .............................................................................................................. 88
13.4.6 Độ rộng dải biên độ / tần số ...................................................................................... 89
13.4.7 Độ chính xác ............................................................................................................. 89
13.4.8 Cấp chính xác............................................................................................................ 89
13.4.9 Độ phân tán ............................................................................................................... 89
13.4.10 Thuật toán tổ hợp đo lƣờng ....................................................................................... 89
13.5 CHỌN DỤNG CỤ GIÁM SÁT ....................................................................................... 90
13.5.1 Lựa chọn bộ giám sát ................................................................................................ 90
13.5.2 Đặc điểm chung của bộ giám sát .............................................................................. 91
13.5.3 Nhập / xuất tín hiệu ................................................................................................... 92
13.5.4 Chức năng bộ giám sát .............................................................................................. 93
13.6 GIÁM SÁT CLĐN HIỆU QUẢ....................................................................................... 94
13.6.1 Chƣơng trình giám sát điện năng (GSĐN) ............................................................... 94
13.6.2 Quản lý dự án giám sát ............................................................................................. 95
13.6.3 Chƣơng trình khắc phục nhiễu loạn .......................................................................... 97
13.7 KẾT QUẢ GIÁM SÁT SAU XỬ LÝ .............................................................................. 98
13.7.1 Nhận dạng kết quả giám sát ...................................................................................... 98
13.7.2 Thu thập dữ liệu ........................................................................................................ 99
13.7.3 Phần mềm và công cụ phân tích dữ liệu ................................................................... 99
13.7.4 Định dạng trao đổi dữ liệu ........................................................................................ 99
13.8 PHƢƠNG PHÁP ĐO CLĐN ......................................................................................... 100
13.8.1 Nhiễu loạn ............................................................................................................... 100
13.8.2 Biến thiên trạng thái xác lập ................................................................................... 100
13.8.3 Đặc tính điện áp trạng thái xác lập.......................................................................... 101
13.8.4 Độ méo do sóng hài ................................................................................................ 101

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 6


13.8.5 Quá độ ..................................................................................................................... 101
13.8.6 Biến thiên điện áp ngắn hạn .................................................................................... 102
13.9 PHÂN LOẠI THIẾT BỊ GIÁM SÁT CLĐN ................................................................. 102
13.9.1 Dụng cụ đo đa năng - DMNs .................................................................................. 102
13.9.2 Phƣơng pháp định vị sự cố ...................................................................................... 103
13.9.3 Máy hiện sóng ......................................................................................................... 104
13.9.4 Bộ phân tích nhiễu loạn .......................................................................................... 104
13.9.5 Bộ phân tích phổ và bộ phân tích sóng hài .............................................................. 105
13.9.6 Bộ phân tích nhiễu tổ hợp và sóng hài .................................................................... 106
13.10 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐO CLĐN ............................................................................... 108
13.11 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CLĐN ................................................................................ 109
13.11.1 Tiêu chuẩn điện áp xác lập và không cân bằng ....................................................... 109
13.11.2 Tiêu chuẩn về sóng điều hòa ................................................................................... 110
13.11.3 Tiêu chuẩn nhấp nháy điện áp ................................................................................. 114
13.11.4 Tiêu chuẩn võng điện áp và mất điện ...................................................................... 114
13.11.5 Tiêu chuẩn áp quá độ và xung sét............................................................................ 115
Chƣơng 14 VẬN HÀNH KINH TẾ LƢỚI ĐIỆN ĐẾN 110 kV ............................................ 117
14.1 BÀI TOÁN VẬN HÀNH KÍNH TẾ LƢỚI PHÂN PHỐI ............................................. 117
14.2 PHÂN TÍCH BÀI TOÁN ............................................................................................... 117
14.3 KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN ĐIỆN TRÊN LƢỚI ĐIỆN ĐẾN 110 kV .................. 118
14.3.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................... 118
14.3.2 Khai thác trạm phát điện NLTT không điều tiết ..................................................... 118
14.3.3 Khai thác nguồn năng lƣợng tái tạo có điều tiết ..................................................... 119
14.3.4 Tổng hợp đồ thị phát công suất nguồn NLTT ......................................................... 119
14.4 ĐIỀN KÍN TỐI ƢU ĐỒ THỊ TÀI NGÀY LƢỚI ĐIỆN ............................................ 120
14.4.1 Mở đầu .................................................................................................................... 120
14.4.2 Bài toán và mô hình hoá ......................................................................................... 120
14.4.3 Xây dựng thuật toán giải ........................................................................................ 121
14.5 GIẢM TỔN THẤT TRÊN LƢỚI 110 kV ..................................................................... 123
14.5.1 Các yếu tố tổn thất trên lƣới 110 kV ....................................................................... 123
14.5.2 Lựa chọn sơ đồ phát triển hợp lý ............................................................................ 124
14.5.3 Bù hợp lý trên lƣới 110 kV ..................................................................................... 127
14.5.4 Vận hành kinh tế trạm biến áp ................................................................................ 128
14.5.5 Giảm tự dùng trạm điện .......................................................................................... 129
14.5.6 Lựa chọn chế độ vận hành ...................................................................................... 130
14.6 GIẢI PHÁP TỔN THẤT TRÊN LƢỚI PHÂN PHỐI ............................................... 132
14.6.1 Đặc trƣng tổn thất trên lƣới phân phối .................................................................... 132

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 7


14.6.2 Đƣa lƣới phân phối về mô hình phân phối chuẩn ................................................... 133
14.6.3 Áp dụng bán kính cung cấp điện hộ dùng điện hợp lý ........................................... 133
14.6.4 Xác định bán kính cung cấp điện hợp lý................................................................. 135
14.6.5 Bù hợp lý lƣới phân phối ........................................................................................ 136
14.6.6 Chế độ QLVH ......................................................................................................... 138
Chƣơng 15 PHÁT TRIẾN LƢỚI ĐIỆN ĐẾN 110 kV............................................................ 140
15.1 SỰ CẦN THIẾT VÀ TRÌNH TỰ PHÁT TRIỂN LƢỚI ĐIỆN ..................................... 140
15.2 QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN LƢỚI ĐIỆN .................................................................... 140
15.2.1 Thời gian lập qui hoạch .......................................................................................... 140
15.2.2 Yêu cầu công tác lập qui hoạch .............................................................................. 140
15.2.3 Đánh giá hiện trạng lƣới điện và việc thực hiện qui hoạch giai đoạn trƣớc ........... 140
15.2.4 Hiện trạng kinh tế - xã hội cùng qui hoạch đang thực hiện .................................... 141
15.2.5 Dự báo nhu cầu dùng điện ...................................................................................... 142
15.3 CÁC BƢỚC THIẾT KẾ ................................................................................................ 143
15.4 BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT ................................................................................ 143
15.5 DỰ ÁN ĐẦU TƢ ........................................................................................................... 143
15.6 THIẾT KẾ KỸ THUẬT ................................................................................................. 144
15.7 THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG .................................................................................. 145
15.8 THIẾT KẾ KỸ THUẬT THI CÔNG ............................................................................. 145
15.9 TÀI LIỆU MỜI THẦU .................................................................................................. 145
15.9.1 Chức năng và phân loại ............................................................................................. 145
15.9.2 Kết cấu TLMT ........................................................................................................... 146
15.10 CÁC HÌNH THỨC TRAO THẦU ............................................................................. 146
15.11 GIÁM SÁT THI CÔNG ............................................................................................. 147
15.12 QUẢN LÝ DỰ ÁN (QLDA) ...................................................................................... 148
15.12.1 Hình thức QLDA ..................................................................................................... 148
15.12.2 Nội dung công tác QLDA ........................................................................................ 148
Chƣơng 16 KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG QLVH LƢỚI ĐIỆN ..................................... 150
16.1 CÁC ĐỊNH NGHĨA ........................................................................................................ 150
16.2 THIẾT LẬP VÙNG LÀM VIỆC .................................................................................... 151
16.2.1 ĐẶT RÀO CHẮN VÀ BIỂN BÁO, TÍN HIỆU ........................................................ 151
16.2.2 ĐẢM BẢO AN TOÀN MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC ................................................ 152
16.3 ĐƠN VỊ CÔNG TÁC...................................................................................................... 153
16.3.1 TỔ CHỨC ĐƠN VỊ CÔNG TÁC ............................................................................. 153
16.3.2 TRÁCH NHIỆM CỦA NGƢỜI CHỈ HUY TRỰC TIẾP ......................................... 154
16.3.3 TRÁCH NHIỆM CỦA NHÂN VIÊN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC ................................... 154
16.4 TRANG THIẾT BỊ AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG ............................................ 155

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 8


16.5 CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN CHUNG ........................................................................... 156
16.5.1 KẾ HOẠCH ............................................................................................................... 156
16.5.2 LỆNH CÔNG TÁC, PHIẾU CÔNG TÁC ................................................................ 156
16.5.3 KHẲNG ĐỊNH AN TOÀN ....................................................................................... 157
16.5.4 NGUYÊN TẮC AN TOÀN TRONG CÔNG VIỆC ................................................. 157
16.5.5 TẠM DỪNG CÔNG VIỆC ....................................................................................... 159
16.5.6 KẾT THÚC CÔNG VIỆC ......................................................................................... 160
16.6 AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN ........................................................ 160
16.7 LÀM VIỆC KHI ĐÃ CẮT ĐIỆN ..................................................................................... 163
16.8 ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI ĐƢỜNG DÂY CÓ ĐIỆN ...................... 165
16.9 ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI LÀM VIỆC GẦN PHẦN TỬ CÓ ĐIỆN ............................ 166
16.10 CÁC BIỆN PHÁP KHI LÀM VIỆC Ở MÔI TRƢỜNG THIẾU Ô-XI .......................... 168
16.11 XE CHUYÊN DÙNG ..................................................................................................... 169
16.12 TRẠM VÀ PHÒNG THÍ NGHIỆM ............................................................................... 170
16.13 CẤP CỨU NẠN NHÂN BỊ ĐIỆN GIẬT ....................................................................... 173
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH .......................................................................................... 175

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 9


Phần 3
QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI ĐIỆN ĐẾN 110 kV

Chương 11
CÔNG TÁC QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI ĐIỆN ĐẾN 110 kV

11.1 NHIỆM VỤ QUẢN LÝ KỸ THUẬT (QLKT) LƢỚI ĐIỆN ĐẾN 110 kV [1]
QLKT lưới điện thực hiện các biện pháp, giải pháp đảm bảo lưới điện hoạt động
bình thường, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, đảm bảo chất lượng điện năng
(CLĐN), giảm chi phí phân phối điện, liên tục cải tiến và mở rộng, nâng cao chất lượng
lưới điện.
Nhiệm vụ cụ thể là :
a. Chuẩn bị cơ sở kỹ thuật quản lý lưới điện
Tài liệu kỹ thuật
i. Tài liệu thiết kế và hoàn công các phần tử lƣới điện.
ii. Tài liệu qui cách kỹ thuật thiết bị các phần tử lƣới điện.
iii. Sơ đồ kết dây các phần tử lƣới điện và toàn lƣới.
iv. Hệ văn bản pháp qui, tiêu chuẩn, qui trình, qui định cần thiết cho công tác
quản lý vận hành (QLVH) lƣới điện.
v. Sổ tay tra cứu.
vi. Tài liệu bồi huấn, huấn luyện.
vii. Các tài liệu tham khảo.
Đào tạo, bồi huấn nguồn nhân lực
i. Tham gia đào tạo lực lƣợng vận hành, sửa chữa, thí nghiệm.
ii. Tham gia bồi huấn nâng bậc, sát hạch trình độ nhân viên vận hành.
Tham mưu phát triển các cơ sở kỹ thuật QLVH lưới điện
i. Trang bị phục vụ QLVH.
ii. Cơ sở sửa chữa, bảo trì.
iii. Cơ sở thí nghiệm.
b. Lập kế hoạch QLVH lưới điện thuộc quyền
i. Lập kế hoạch QLVH năm / sáu tháng / quí;
ii. Lập kế hoạch QLVH tháng / tuần;
iii. Lập phƣơng thức vận hành ngày;
c. Theo dõi kế hoạch QLVH tháng / quí / sáu tháng và năm
Hàng tháng / quí / sáu tháng / năm tổng kết tình hình vận hành, đánh giá các chỉ
tiêu sau :
i. Điện năng tiêu thụ, công suất đỉnh.
ii. Tổn thất.
iii. Tình hình sự cố.
iv. CLĐN.
v. Tình hình bảo trì, sửa chữa các phần tử lƣới.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 10


vi. Kết quả đƣa các phần tử lƣới nối vào vận hành.
vii. Đánh giá chất lƣợng vận hành, các điểm chƣa phù hợp cần khắc phục, phòng
ngừa, đề xuất biện pháp.
d. Giám sát CLĐN và quản lý nhu cầu
e. Thực hiện các cải tiến, áp dụng tiến bộ KHCN
Tổ chức và chủ trì thực hiện phát triển cải tiến công tác QLVH, áp dụng tiến bộ
khoa học công nghệ để kỹ thuật QLVH luôn đổi mới, hiệu quả ngày càng cao, đáp ứng
ngày càng cao yêu cầu cung cấp điện.
f. Tham gia phát triển lưới
i. Tham mƣu công tác qui hoạch phát triển lƣới điện thuộc quyền.
ii. Tham gia phê duyệt đề án thiết kế các phần tử lƣới thuộc quyền.
iii. Chủ trì nghiệm thu kỹ thuật và tham gia nghiệm thu đóng điện dự án phát triển
các phần tử lƣới thuộc quyền.
11.2 TỔ CHỨC QLKT
Đơn vị QLVH lƣới điện đến 110 kV cũng là Đơn vị phân phối (cấp Tổng công ty)
có sơ đồ tổ chức QLKT nhƣ hình 11.1.
Các đơn vị cấp dƣới gồm có, nhƣng không bắt buộc phải có :
i. Các đơn vị QLVH cấp dƣới.
ii. Các đơn vị quản lý lƣới.
iii. Các đơn vị điều độ vận hành, quản lý trạm trực thuộc / nhà máy điện.
iv. Các đơn vị sửa chữa, thí nghiệm.
Đơn vị cấp dƣới dạng doanh nghiệp (công ty, xí nghiệp, trung tâm, nhà máy điện,
…) tổ chức hệ QLKT của riêng mình, cũng do một phó giám đốc kỹ thuật phụ trách.
Đơn vị QLVH cấp dƣới hiện nay là Đơn vị phân phối và bán lẻ điện (công ty).
Các trạm điện, trạm phát điện chỉ tổ chức lực lƣợng QLVH, chịu sự chỉ đạo của
đơn vị QLKT cấp trên về QLKT.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 11


11.3 HỆ QUI CHUẨN, TIÊU CHUẨN, QUI TRÌNH
11.3.1 Hệ qui chuẩn và luật
Tài liệu luật quan trọng nhất là Luật Điện lực, hiện nay là bản ban hành năm 2012,
có hiệu lực 1/7/2013. Đi kèm Luật là các Thông tƣ do Chính phủ hoặc Bộ Công Thƣơng,
hoặc Liên bộ ban hành, cụ thể hóa việc thi hành Luật Điện lực.
Liên quan đến QLKT lƣới điện, có các văn bản dƣới luật sau :
- Qui định về lƣới truyền tải.
- Qui định về lƣới phân phối.
- Qui định về kỹ thuật vận hành.
- Qui định về kỹ thuật an toàn.
- Qui định về hành lang an toàn lƣới điện.
- Qui định về tính chi phí vận hành.
- Qui định về lập, phê duyệt và giám sát kế hoạch vận hành.
Qui chuẩn là văn bản dưới luật do các cơ quan có thẩm quyền, hiện nay là từ cấp
Bộ trở lên ban hành, bắt buộc phải áp dụng, không có quyền lựa chọn.
Các qui chuẩn đƣa ra các vấn đề cơ sở, liên quan tới nhiều ngành, áp dụng trên toàn
quốc.
11.3.2 Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn là văn bản đưa ra các chỉ tiêu kỹ thuật đảm bảo thiết bị và lưới điện /
hệ thống điện (HTĐ) làm việc bình thường, hiệu quả. Thiết kế, chế tạo, khai thác vận hành
thiết bị, lƣới điện / HTĐ cần tuân thủ một tiêu chuẩn thích hợp. Tiêu chuẩn do nhiều tổ
chức, nhiều nƣớc ban hành, chỉ có tính chất khuyến cáo áp dụng. Tuy nhiên, mỗi quốc gia
đều có hệ tiêu chuẩn nhà nƣớc, về nguyên tắc, phải đƣợc áp dụng trên phạm vi quốc gia
đó, hoặc có thể chọn tiêu chuẩn cao hơn. Ở nƣớc ta, các hệ tiêu chuẩn sau được phép áp
dụng nếu TCVN chƣa có hoặc không thích hợp với một yêu cầu cụ thể :
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế - ISO;
Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế - IEC;
Tiêu chuẩn Hoa Kỳ - ANSI;
Tiêu chuẩn Pháp - NF ;
Tiêu chuẩn Anh - BS ;
Tiêu chuẩn Nhật - JS ;
Tiêu chuẩn O-strơ-li-a - AS.
Nƣớc ta có hai hệ tiêu chuẩn :
a. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)
TCVN là tiêu chuẩn quốc gia, mặc nhiên phải đƣợc áp dụng. Tuy nhiên, hệ TCVN
đang trong quá trình hoàn thiện nên tính hệ thống và đầy đủ còn cần có thời gian. Riêng
đối với ngành điện, TCVN chọn tƣơng thích với hệ tiêu chuẩn của Ủy ban kỹ thuật điện
quốc tế IEC, nên việc áp dụng TCVN hoặc IEC trong hầu hết các trƣờng hợp là tƣơng
thích, nghĩa là dẫn IEC cũng tƣơng đƣơng với dẫn TCVN.
b. Tiêu chuẩn ngành
Tiêu chuẩn ngành do các Bộ / Tổng cục chuyên ngành ban hành ở các lĩnh vực
chuyên sâu. Tiêu chuẩn ngành điện do các Bộ sau ban hành :
- Bộ Công nghiệp nặng.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 12


- Bộ Điện và Than.
- Bộ Điện lực
- Bộ Năng lƣợng.
- Bộ Công nghiệp.
- Bộ Công Thƣơng.
Thực tế, tiêu chuẩn ngành cũng là một dạng qui chuẩn, nghĩa là bắt buộc phải áp
dụng trong ngành.
Tiêu chuẩn ngành có thể chia làm ba cụm chính :
i. Các tiêu chuẩn về qui hoạch, thiết kế phát triển.
ii. Các tiêu chuẩn cơ sở kỹ thuật.
iii. Các tiêu chuẩn về đặc tính thiết bị.
11.3.3 Qui trình
Qui trình là tài liệu qui định nội dung công việc, trình tự thực hiện, các chỉ tiêu,
các biện pháp an toàn để thực hiện một công việc / một hệ công việc có tính phổ cập trong
QLVH lưới điện – HTĐ. Đó chính là cơ sở để thực hiện công tác QLVH và QLKT lƣới
điện / HTĐ.
Qui trình có thể chia làm ba loại chính :
a. Qui trình QLVH chung
Qui trình qui định tổ chức vận hành HTĐ, lƣới điện, phân cấp quản lý, điều độ,
thao tác, xử lý, sự cố, …
b. Qui trình QLVH thiết bị
Qui trình qui định các chỉ tiêu vận hành, cách thức đƣa thiết bị vào làm việc và tách
ra khỏi vận hành theo dõi khi bình thƣờng và xử lý các bất thƣờng, bảo quản, sửa chữa, thí
nghiệm kiểm tra.
Qui trình vận hành thiết bị chia làm hai loại :
Qui trình chung / mẫu : áp dụng chung cho thiết bị cùng loại.
Qui trình riêng : áp dụng cho một loại thiết bị cụ thể.
c. Qui trình an toàn
Qui trình qui định các biện pháp an toàn trong QLVH lƣới điện, HTĐ, các trang bị,
phƣơng pháp xử lý khi có tai nạn về điện.
Qui trình liên tục cải tiến, đổi mới theo sự phát triển qui mô HTĐ / lƣới điện, công
nghệ áp dụng và tổ chức quản lý, lại do nhiều đơn vị ban hành, nên tính hệ thống, tƣơng
hợp là vấn đề quan trọng nhất hiện nay. Hy vọng trên cơ sở kỹ thuật tin học và mạng,
ngành sẽ dần dần đƣa ra một hƣớng dẫn tra cứu và áp dụng qui trình thống nhất toàn
ngành.
11.4 HỒ SƠ KỸ THUẬT
Hồ sơ kỹ thuật gồm các loại :
i. Tài liệu thiết kế và hoàn công các phần tử lƣới điện thuộc quyền.
ii. Sơ đồ lƣới và các phần tử lƣới thuộc quyền.
iii. Trị số đặt thiết bị điều chỉnh, bảo vệ rơ-le và trang bị tự động của các phần tử
lƣới thuộc quyền.
iv. Hồ sơ xử lý và phân tích sự cố nghiêm trọng trên lƣới điện thuộc quyền.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 13


v. Hồ sơ sửa chữa lớn các phần tử lƣới thuộc quyền.
vi. Tổng kết QLVH lƣới điện thuộc quyền.
vii. Thống kê dữ liệu QLVH.
Quản lý, lƣu trữ và khai thác hồ sơ kỹ thuật là yếu tố quan trọng trong việc nâng
cao chất lƣợng QLVH và phát triển lƣới.
11.5 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo phục vụ QLVH lƣới điện gồm có :
a. Sổ tay kỹ thuật
Sổ tay kỹ thuật gồm hai loại là sổ tay hƣớng dẫn và sổ tay tra cứu.
i. Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật
Sổ tay hƣớng dẫn kỹ thuật đƣa ra cơ sở lý luận, các tính toán, các chỉ dẫn phục vụ
công tác QLVH. Sổ tay hƣớng dẫn khác sách kỹ thuật ở mức độ ứng dụng chi tiết hóa và
khả năng áp dụng cao. Sổ tay hƣớng dẫn kỹ thuật bao gồm các dữ liệu tra cứu.
ii. Sổ tay tra cứu kỹ thuật
Sổ tay tra cứu kỹ thuật thực hiện dƣới dạng liệt kê / bảng qui cách, thông số kỹ
thuật, bản vẽ cấu tạo, sơ đồ đấu dây, … của máy điện, thiết bị, vật tƣ kỹ thuật điện phục
vụ vận hành, sửa chữa, thí nghiệm, …. Sổ tay tra cứu kỹ thuật không bao gồm phần cơ sở
lý luận.
Sổ tay tra cứu ngày nay đƣợc tin học hóa, giúp cho việc tra cứu đƣợc nhanh chóng,
thuận tiện.
b. Sách kỹ thuật
Sách kỹ thuật gồm giáo trình, tài liệu chuyên đề và tài liệu bồi huấn cần thiết để đi
sâu giải quyết một vấn đề kỹ thuật hoặc phục vụ đào tạo, bồi huấn nhân viên.
c. Tài liệu tham khảo khác
Tài liệu tham khảo khác phục vụ QLVH lƣới điện gồm :
Tài liệu hội thảo.
Các bài báo.
Các đề tài nghiên cứu.
Các sáng kiến, cải tiến.
Các tài liệu này giúp cập nhật thông tin, tiếp nhận các sáng kiến cải tiến, các tiến bộ
công nghệ.
11.6 LẬP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH QLVH LƢỚI [1]
11.6.1 Nội dung kế hoạch QLVH lƣới
a. Lập kế hoạch QLVH năm/ sáu tháng / quí/
i. Dự báo nhu cầu : điện năng (cấp cho tải và tổn thất), tải đỉnh, đồ thị điển hình
ngày theo mùa. Phân loại tải : tải ƣu tiên và các túi lƣới sẽ vào trong năm.
ii. Cân bằng công suất và năng lƣợng, dự kiến kế hoạch nguồn cấp.
iii. Lập sơ đồ kết lưới cơ sở và các phƣơng án thay đổi cho những tình huống phát
sinh.
iv. Xác định các chỉ tiêu về tổn thất suất sự cố.
v. Lập kế hoạch bảo trì, sửa chữa.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 14


vi Lập kế hoạch đƣa phần tử lƣới mới vào vận hành.
vii. Các đề xuất (nếu có).
b. Lập kế hoạch QLVH tháng / tuần
i. Dự kiến nhu cầu tháng / tuần : điện năng (tải và tổn thất), tải định, đồ thị tải điển
hình ngày của tháng / tuần, ngày điển hình trong tuần.
ii. Cân bằng công suất và năng lƣợng, dự kiến kế hoạch nguồn cấp.
iii. Lập sơ đồ kết lưới cơ sở và kiến nghị thay đổi, nếu có.
iv. Lập kế hoạch bảo trì, sửa chữa trong tháng / tuần.
v. Lập kế hoạch đƣa phần tử lƣới mới vào vận hành trong tháng / tuần, nếu có.
vi. Các đề xuất.
c. Lập phương thức vận hành ngày
Trƣớc 15 giờ hàng ngày, phải công bố phƣơng thức vận hành ngày hôm sau, gồm
các nội dung :
i. Đồ thị tải ngày và phƣơng thức kết lƣới, dự kiến nguồn cấp.
ii. Lập danh mục nguồn và lƣới cần bảo dƣỡng, sữa chữa;
iii. Dự kiến thời gian và phạm vi ngừng cung cấp điện ngày tới.
iv. Dự kiến đồ thị phát công suất và sản lƣợng của các nguồn điện đấu vào lƣới
phân phối công suất đến 30 MW.
v. Dự kiến các tải mới, khách hàng lớn ngừng nhận điện và các bất thƣờng khác,
nếu có.
11.6.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch QLVH lƣới
Căn cứ kế hoạch QLVH đƣợc duyệt, đơn vị giao kế hoạch cho các đơn vị QLVH
lƣới.
Phó (tổng) giám đốc kỹ thuật Đơn vị QLVH chủ trì giám sát việc thực hiện giải
quyết các vấn đề nảy sinh, quyết định việc điều chỉnh, tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm.
Phòng / ban kỹ thuật Đơn vị QLVH chủ trì việc phối hợp giữa các đơn vị thực hiện,
theo dõi, tập hợp và phân tích tình hình thực hiện, tham mƣu lãnh đạo xử lý các vấn đề
nảy sinh và điều chỉnh kế hoạch, tổng kết và đánh giá.
Các đơn vị cấp dƣới triển khai kế hoạch QLVH lƣới đƣợc giao, thực hiện đầy đủ
nhiệm vụ, các yêu cầu, tổ chức vận hành, kiểm tra, sửa chữa theo kế hoạch, xử lý các vấn
đề nảy sinh thuộc thẩm quyền, báo cáo cấp trên các vấn đề vƣợt thẩm quyền.
11.6.3 Kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa
a. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hàng năm
Trước ngày 01 tháng 07 hàng năm, Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có
trạm riêng có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị phân phối điện các thông tin về kế hoạch
bảo dƣỡng, sửa chữa cho hai năm tiếp theo bao gồm :
i. Danh mục các đƣờng dây, thiết bị điện liên quan đến điểm đấu nối với lƣới điện
của Đơn vị phân phối điện dự kiến bảo dƣỡng, sửa chữa.
ii. Lý do bảo dƣỡng, sửa chữa.
iii. Phạm vi ngừng cung cấp điện do công tác bảo dƣỡng, sửa chữa.
iv. Lƣợng điện năng, công suất tính toán của tải bị ngừng cung cấp điện.
v. Lƣợng điện năng, công suất tính toán không phát đƣợc lên lƣới điện phân phối
của nhà máy điện.
Trước ngày 01 tháng 08 hàng năm, Đơn vị phân phối điện phải hoàn thành dự thảo
kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa cho hai năm tiếp theo trên cơ sở xem xét các yếu tố sau:

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 15


- Kết quả dự báo nhu cầu tải điện.
- Kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa của khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có
trạm riêng, các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện và các yêu cầu thay đổi lịch bảo dƣỡng,
sửa chữa (nếu có).
- Các yêu cầu bảo dƣỡng, sửa chữa lƣới điện truyền tải.
- Phối hợp các kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa của Khách hàng sử dụng lƣới điện
phân phối có trạm riêng, các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện, phù hợp với điều kiện vận
hành thực tế nhằm tối ƣu vận hành kinh tế kỹ thuật hệ thống điện phân phối.
- Các yêu cầu khác có liên quan đến bảo dƣỡng, sửa chữa.
Trƣờng hợp không thống nhất với kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa của Đơn vị phân
phối điện, trƣớc ngày 15 tháng 08 hàng năm, Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có
trạm riêng, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có quyền gửi văn bản đề nghị đơn vị phân
phối điện điều chỉnh kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa năm. Đơn vị phân phối điện có trách
nhiệm xem xét, điều chỉnh kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa năm phù hợp với đề nghị của
Khách hàng. Trƣờng hợp không thể điều chỉnh kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa theo yêu
cầu của khách hàng, Đơn vị phân phối điện phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản
và nêu rõ lý do.
Trƣớc ngày 01 tháng 10 hàng năm, Đơn vị phân phối điện phải hoàn thành và công
bố kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa cho hai năm tiếp theo trên trang thông tin điện tử của
đơn vị, bao gồm các nội dung sau :
- Danh mục các thiết bị điện, đƣờng dây cần đƣợc đƣa ra bảo dƣỡng, sửa chữa.
- Lý do đƣa thiết bị, đƣờng dây ra bảo dƣỡng, sửa chữa.
- Nội dung công việc chính.
- Dự kiến thời gian bảo dƣỡng, sửa chữa.
- Các yêu cầu khác có liên quan đến công tác bảo dƣỡng, sửa chữa.
b. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hàng tháng
Trƣờng hợp kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa tháng tới có thay đổi so với kế hoạch
bảo dƣỡng, sửa chữa năm đã công bố, Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có trạm
riêng, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện phải cung cấp cho Đơn vị phân phối điện các thông
tin theo quy định.
Trước ngày 20 hàng tháng, Đơn vị phân phối điện phải hoàn thành dự thảo kế
hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa tháng trên cơ sở xem xét các yếu tố sau :
- Kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa năm đã công bố.
- Kết quả dự báo nhu cầu tải điện tháng tới.
- Đề nghị điều chỉnh kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa của Khách hàng sử dụng lƣới
điện phân phối có trạm riêng và Đơn vị phân phối và bán lẻ điện.
- Các yêu cầu bảo dƣỡng, sửa chữa trên lƣới điện truyền tải.
Trước ngày 25 hàng tháng, Đơn vị phân phối điện phải hoàn thành và công bố kế
hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa cho tháng tới trên trên trang thông tin điện tử của đơn vị, bao
gồm các nội dung sau :
- Tên các thiết bị điện, đƣờng dây cần đƣợc đƣa ra bảo dƣỡng, sửa chữa.
- Lý do đƣa thiết bị, đƣờng dây ra bảo dƣỡng, sửa chữa.
- Nội dung công việc chính.
- Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc công tác bảo dƣỡng, sửa chữa.
- Các yêu cầu khác có liên quan đến công tác bảo dƣỡng, sửa chữa.
- Ƣớc tính công suất và điện năng không cung cấp đƣợc do bảo dƣỡng, sửa chữa.
c. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tuần

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 16


Hàng tuần, Đơn vị phân phối có trách nhiệm lập kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa cho
tuần thứ ba tính từ tuần lập kế hoạch cho hai tuần kế tiếp dựa trên các căn cứ sau :
- Kế hoạch vận hành tháng đƣợc duyệt.
- Kết quả dự báo tải điện hai tuần tới.
- Kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa nguồn điện và lƣới điện đƣợc cập nhật.
- Đề nghị điều chỉnh kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa của Khách hàng sử dụng lƣới
điện phân phối có trạm riêng và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện.
Trƣờng hợp có thay đổi so với kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa tháng, Khách hàng sử
dụng lƣới điện phân phối, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện phải cung cấp cho Đơn vị phân
phối điện các thông tin theo quy định trước 16h30 ngày thứ Ba của hai tuần trước đó.
Trƣờng hợp có nhu cầu bảo dƣỡng, sửa chữa trên phạm vi lƣới điện thuộc phạm vi
quản lý của mình, trước 16h30 ngày thứ Ba hàng tuần, Khách hàng sử dụng lƣới phân
phối có trạm riêng đấu nối ở cấp điện áp trung áp có trách nhiệm đăng ký kế hoạch bảo
dƣỡng, sửa chữa với Đơn vị phân phối điện để phối hợp lập kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa
tuần tới, bao gồm các thông tin sau đây :
- Danh mục thiết bị cần tách ra bảo dƣỡng, sửa chữa.
- Nguyên nhân tách thiết bị.
- Dự kiến các thời điểm bắt đầu và kết thúc công tác bảo dƣỡng, sửa chữa.
Trước 16h30 ngày thứ Năm hàng tuần, căn cứ trên cơ sở kế hoạch bảo dƣỡng, sửa
chữa tháng và thông tin do Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối cung cấp, Đơn vị
phân phối điện phải hoàn thành và công bố kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa cho hai tuần
tiếp theo trên trang thông tin điện tử của đơn vị, bao gồm các nội dung sau :
- Tên các thiết bị điện, đƣờng dây cần đƣợc đƣa ra bảo dƣỡng, sửa chữa.
- Lý do đƣa thiết bị, đƣờng dây ra bảo dƣỡng, sửa chữa.
- Nội dung công việc chính.
- Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc công tác bảo dƣỡng, sửa chữa.
- Các yêu cầu khác có liên quan đến công tác bảo dƣỡng, sửa chữa.
- Phạm vi ngừng cung cấp điện do bảo dƣỡng, sửa chữa.
- Ƣớc tính công suất và điện năng không cung cấp đƣợc do bảo dƣỡng, sửa chữa.
Trước 16h30 ngày thứ Sáu hàng tuần, căn cứ vào kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa
tuần Đơn vị phân phối điện công bố, các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm
lập kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa cho lƣới điện hạ áp trong phạm vi quản lý và thông báo
đến khách hàng bị ảnh hƣởng theo quy định.

11.6.4 Kế hoạch vận hành


a. Kế hoạch vận hành năm
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm lập kế hoạch vận hành hệ thống điện phân
phối cho năm tới bao gồm các nội dung chính sau :
- Dự báo nhu cầu tải điện năm tới.
- Kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa năm tới.
- Dự kiến lƣợng điện năng phát năm tới của các nhà máy điện có công suất đặt từ
30 MW trở xuống đấu nối vào lƣới điện phân phối.
Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm hoàn
thành kế hoạch vận hành năm tới và công bố trên trang thông tin điện tử của đơn vị đồng
thời thông báo kế hoạch vận hành năm tới của lƣới điện 110 kV, các tổ máy phát điện đấu
nối vào lƣới điện phân phối và các điểm đấu nối của lƣới điện truyền tải cho Đơn vị vận
hành hệ thống điện và thị trƣờng điện, Đơn vị truyền tải điện và các Đơn vị phân phối điện
khác có liên quan để phối hợp thực hiện.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 17


b. Kế hoạch vận hành tháng
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm lập kế hoạch vận hành hệ thống điện phân
phối cho tháng tới căn cứ vào kế hoạch vận hành hệ thống điện phân phối năm đƣợc công
bố, bao gồm các nội dung chính sau :
- Dự báo nhu cầu tải điện tháng tới.
- Kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa tháng tới.
- Dự kiến lƣợng điện năng phát tháng tới của từng nhà máy điện có công suất đặt
từ 30 MW trở xuống đấu nối vào lƣới điện phân phối.
Trước ngày 25 hàng tháng, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm hoàn thành kế
hoạch vận hành tháng tới và công bố trên trang thông tin điện tử của đơn vị đồng thời
thông báo kế hoạch vận hành tháng tới của lƣới điện trung áp và 110 kV, các tổ máy phát
điện đấu nối vào lƣới điện phân phối và các điểm đấu nối của lƣới điện truyền tải cho Đơn
vị vận hành hệ thống điện và thị trƣờng điện, Đơn vị truyền tải điện và các Đơn vị phân
phối điện khác có liên quan để phối hợp thực hiện.
c. Kế hoạch vận hành tuần
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm lập kế hoạch vận hành hệ thống điện phân
phối cho hai tuần tới căn cứ vào kế hoạch vận hành tháng đã công bố, bao gồm các nội
dung chính sau :
- Dự báo nhu cầu tải điện hai tuần tới.
- Kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa trong hai tuần tới.
- Dự kiến thời gian và phạm vi ngừng cung cấp điện trong hai tuần tới.
- Dự kiến sản lƣợng điện năng và công suất phát trong hai tuần tới của từng nhà
máy điện có công suất đặt từ 30 MW trở xuống đấu nối vào lƣới điện phân phối.
Trước 15h ngày thứ Năm hàng tuần, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm hoàn
thành kế hoạch vận hành của hai tuần tới và công bố trên trang thông tin điện tử của đơn
vị đồng thời thông báo kế hoạch vận hành hai tuần tới của lƣới điện trung áp và 110kV,
các tổ máy phát điện đấu nối vào lƣới điện phân phối và các điểm đấu nối của lƣới điện
truyền tải cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trƣờng điện, Đơn vị truyền tải điện và
các Đơn vị truyền tải điện và Khách hàng lớn sử dụng lƣới điện phân phối có liên quan
biết để phối hợp thực hiện.
Trước 15h ngày thứ Sáu hàng tuần, căn cứ vào kế hoạch vận hành tuần, Đơn vị
phân phối điện và Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm hoàn thành kế hoạch
vận hành lƣới điện hạ thế và thông báo tới khách hàng bị ảnh hƣởng trong phạm vi quản lý
của mình.
d. Phương thức vận hành ngày
Hàng ngày, căn cứ trên kế hoạch vận hành tuần đƣợc công bố, Đơn vị phân phối
điện có trách nhiệm lập phƣơng thức vận hành ngày tới, bao gồm các nội dung :
- Danh mục nguồn điện và lƣới điện bảo dƣỡng, sửa chữa.
- Dự kiến thời gian và phạm vi ngừng cung cấp điện ngày tới.
- Dự kiến sản lƣợng điện năng và công suất phát hàng giờ ngày tới của từng nhà
máy điện có công suất đặt từ 30 MW trở xuống đấu nối vào lƣới điện phân phối.
Trước 15h hàng ngày, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm hoàn thành và công
bố phƣơng thức vận hành ngày tới trên trang thông tin điện tử của đơn vị.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 18


11.6.5 Vận hành hệ thống điện phân phối
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm vận hành hệ thống điện phân phối theo
phƣơng thức vận hành ngày đã công bố, tuân thủ quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia
và các quy định có liên quan.
Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có trạm riêng có trách nhiệm tuân thủ lệnh
điều độ của cấp điều độ có quyền điều khiển lƣới điện phân phối, phối hợp và cung cấp
thông tin cho Đơn vị phân phối điện phục vụ điều độ hệ thống điện phân phối.

11.7 DỰ BÁO NHU CẦU DÙNG ĐIỆN [1]


11.7.1 Quy định chung
a. Dự báo nhu cầu tải điện hệ thống điện phân phối là dự báo cho toàn bộ tải điện
đƣợc cung cấp điện từ hệ thống điện phân phối, trừ các tải có nguồn cung cấp điện riêng.
Dự báo nhu cầu tải điện hệ thống điện phân phối là cơ sở để lập kế hoạch đầu tƣ phát triển
lƣới điện phân phối hàng năm, kế hoạch và phƣơng thức vận hành hệ thống điện phân
phối.
b. Dự báo nhu cầu tải điện hệ thống điện phân phối bao gồm dự báo nhu cầu tải
điện năm, tháng và tuần tới.
c. Trách nhiệm dự báo nhu cầu tải điện hệ thống điện phân phối :
i. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm dự báo nhu cầu tải điện của hệ thống điện
phân phối thuộc phạm vi quản lý của mình và tải điện tại tất cả các điểm đấu nối với lƣới
điện truyền tải.
ii. Đơn vị phân phối và bán lẻ điện, Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có
trạm riêng và Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối sở hữu tổ máy phát điện có trách
nhiệm cung cấp cho Đơn vị phân phối điện các số liệu dự báo nhu cầu tải điện của mình,
trong đó bao gồm dự báo nhu cầu tải điện tổng hợp toàn đơn vị và nhu cầu tải điện tại từng
điểm đấu nối.
11.7.2 Dự báo nhu cầu tải điện năm
a. Các thông tin, dữ liệu sử dụng cho dự báo nhu cầu tải điện năm
i. Các số liệu dự báo nhu cầu tải điện trong quy hoạch phát triển điện lực tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ƣơng, quận, huyện đã đƣợc duyệt.
ii. Yếu tố giá điện, tốc độ tăng dân số, xu hƣớng phát triển kinh tế trên địa bàn của
đơn vị phân phối điện và các yếu tố kinh tế - xã hội khác có liên quan.
iii. Diễn biến nhu cầu tải điện trong năm năm trƣớc gần nhất.
iv. Dự báo tăng trƣởng nhu cầu điện của các tải điện hiện có trong các năm tới.
vi. Nhu cầu điện của các tải mới, các dự án, các khu – cụm công nghiệp đã có kế
hoạch đầu tƣ xây dựng và tiến độ đƣa vào vận hành.
vii. Các chƣơng trình tiết kiệm năng lƣợng, quản lý nhu cầu tải và các giải pháp
giảm tổn thất điện năng.
viii. Công suất và sản lƣợng điện mua, bán tại mỗi điểm đấu nối với lƣới điện của
Đơn vị phân phối điện khác.
ix. Công suất và sản lƣợng điện xuất, nhập khẩu (nếu có).
x. Các yếu tố, sự kiện xã hội ảnh hƣởng tới nhu cầu tải.
b. Kết quả dự báo nhu cầu tải điện năm
i. Cho năm đầu tiên
- Số liệu dự báo điện năng, công suất cực đại hàng tháng của toàn Đơn vị phân phối
điện và tại từng điểm đấu nối với lƣới điện truyền tải.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 19


- Biểu đồ ngày điển hình hàng tháng của toàn Đơn vị phân phối điện và tại từng
điểm đấu nối với lƣới điện truyền tải.
ii. Cho bốn năm tiếp theo
- Số liệu dự báo điện năng, công suất cực đại hàng năm của toàn Đơn vị phân phối
điện và tại từng điểm đấu nối với lƣới điện truyền tải.
- Biểu đồ ngày điển hình hàng năm của toàn Đơn vị phân phối điện và tại từng
điểm đấu nối với lƣới điện truyền tải.
c. Trách nhiệm cung cấp thông tin phục vụ dự báo nhu cầu tải điện
i. Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có trạm riêng phải cung cấp các thông
tin sau :
- Biểu đồ tải điện ngày điển hình hiện trạng.
- Dự kiến công suất cực đại và sản lƣợng điện đăng ký sử dụng hàng tháng trong
năm tới, dự kiến công suất cực đại và sản lƣợng điện năng ký sử dụng hàng năm trong bốn
năm tiếp theo.
- Các thông số bổ sung về lƣới điện, máy cắt và sơ đồ bố trí bảo vệ cho các thiết bị
trực tiếp đấu nối hoặc có ảnh hƣởng tới lƣới điện phân phối.
ii. Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối sở hữu tổ máy phát điện phải cung cấp
các thông tin sau :
- Dự báo sản lƣợng, công suất hàng tháng có thể phát lên lƣới điện phân phối.
- Thông số kỹ thuật của các tổ máy phát điện mới và tiến độ đƣa vào vận hành
trong năm năm tiếp theo.
iii. Đơn vị phân phối và bán lẻ điện phải cung cấp các thông tin sau :
- Tổng số khách hàng thống kê theo năm thành phần.
- Dự báo nhu cầu công suất và điện năng của năm thành phần khách hàng trong
năm năm tiếp theo.
- Biểu đồ tải ngày điển hình hàng tháng tại điểm đấu nối cho năm tới.
- Các thông số bổ sung về lƣới và máy cắt và sơ đồ bố trí bảo vệ cho các thiết bị
trực tiếp đấu nối hoặc có ảnh hƣởng tới lƣới điện phân phối.
iv. Các Đơn vị phân phối điện khác có đấu nối với lƣới điện của Đơn vị phân phối
điện phải cung cấp các thông tin về công suất cực đại và sản lƣợng giao nhận dự kiến tại
điểm đấu nối trong từng tháng của năm tới, công suất cực đại và sản lƣợng giao nhận dự
kiến tại điểm đấu nối trong từng năm trong giai đoạn bốn năm tiếp theo.
v. Trình tự thực hiện
(1) Trƣớc ngày 01 tháng 06 hàng năm, các đối tƣợng đƣợc quy định tại khoản 3
điều này phải cung cấp thông tin cho Đơn vị phân phối điện để lập dự báo nhu cầu tải điện
cho năm tới và bốn năm tiếp theo.
(2) Trƣớc ngày 01 tháng 07 hàng năm, Đơn vị phân phối điện phải hoàn thành kết
quả dự báo nhu cầu tải điện hàng năm theo quy định tại khoản 3 điều này để cung cấp cho
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trƣờng điện.
11.7.3 Dự báo nhu cầu tải điện tháng
a. Các thông tin, dữ liệu sử dụng cho dự báo nhu cầu tải điện tháng
i. Kết quả dự báo nhu cầu tải điện năm.
ii. Các số liệu thống kê về điện năng tiêu thụ, công suất cao điểm ngày và cao điểm
tối trong tháng tƣơng ứng của năm trƣớc đó.
iii. Các thông tin cần thiết khác.
b. Kết quả dự báo nhu cầu tải điện tháng
i. Công suất cực đại điện năng tiêu thụ hàng tuần của toàn Đơn vị phân phối điện và
tại từng điểm đấu nối với lƣới điện truyền tải.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 20


ii. Công suất cực đại, điện năng giao nhận hàng tuần tại các điểm mua bán điện với
nƣớc ngoài thông qua lƣới điện của Đơn vị phân phối điện.
iii. Công suất cực đại, điện năng giao nhận hàng tuần của các Khách hàng lớn sử
dụng lƣới điện phân phối.
iv. Biểu đồ ngày điển hình hàng tuần của Đơn vị phân phối điện.
c. Thông tin khách hàng lớn phải cấp
Khách hàng lớn sử dụng lƣới điện phân phối phải cung cấp cho Đơn vị phân phối
điện về dự báo điện năng tiêu thụ, công suất cực đại trong tháng tới tại các điểm đấu nối
trong các trƣờng hợp sau :
i. Công suất điện tiêu thụ chênh lệch trên 2 MW so với số liệu của tháng tƣơng ứng
trong dự báo nhu cầu tải điện năm.
ii. Công suất phát của khách hàng là nhà máy điện chênh lệch trên 1 MW so với
công suất phát dự kiến của tháng tƣơng ứng trong dự báo nhu cầu tải điện năm.
d. Trình tự thực hiện
i. Trƣớc ngày 15 hàng tháng Khách hàng lớn sử dụng lƣới điện phân phối phải
cung cấp cho Đơn vị phân phối điện các thông tin theo quy định tại khoản 3 điều này để
phục vụ dự báo nhu cầu tải điện tháng tới.
ii. Trƣớc ngày 20 hàng tháng, Đơn vị phân phối điện phải hoàn thành dự báo nhu
cầu tải điện tháng tới và thông báo cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trƣờng điện.

11.7.4 Dự báo nhu cầu tải điện tuần


a. Kết quả dự báo
Kết quả dự báo nhu cầu tải điện tuần bao gồm các thông số sau :
i. Công suất cực đại, điện năng tiêu thụ theo từng ngày của toàn Đơn vị phân phối
điện và tại từng điểm đấu nối với lƣới điện truyền tải.
ii. Công suất cực đại, điện năng giao nhận theo từng ngày tại các điểm mua bán
điện với nƣớc ngoài thông qua lƣới điện của Đơn vị phân phối điện.
iii. Biểu đồ tải từng ngày trong tuần của toàn Đơn vị phân phối điện.
b. Trình tự thực hiện
Trƣớc 11h00 thứ năm hàng tuần, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm hoàn thành
và cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trƣờng điện dự báo nhu cầu tải hai
tuần tới để lập phƣơng thức vận hành cho hai tuần tới.
11.7.5 Nghiên cứu tải
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thực hiện nghiên cứu tải phục vụ dự báo nhu
cầu tải điện và tính toán giá bán lẻ điện.
Cục điều tiết điện lực có trách nhiệm xây dựng thông tƣ quy định nội dung, trình tƣ và thủ
tục nghiên cứu tải trình Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng ban hành.

11.7.6 Phƣơng pháp dự báo nhu cầu điện


a. Các phương pháp dự báo
Dự báo nhu cầu điện là một trong các nội dung lập kế hoạch cũng phƣơng thức
QLVH. Dự báo chia ra dự báo dài hạn, áp dụng cho dự báo năm, sáu tháng, quí, tháng, và
dự báo ngắn hạn (tuần, ngày).
Dự báo nhu cầu gồm nhiều phƣơng pháp. Sau đây là một số phƣơng pháp chính :
Phương pháp Phạm vi áp dụng
Trực tiếp ngắn hạn & dài hạn

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 21


Chuyên gia ngắn hạn & dài hạn
Hồi qui ngắn hạn & dài hạn
Hồi qui – tự hồi qui ngắn hạn & dài hạn
Tƣơng quan dài hạn
Đa tƣơng quan dài hạn
b. Phương pháp xác định trực tiếp
Lƣới điện đƣợc phân cấp vùng cung cấp điện. Tải của vùng đƣợc xác định qua việc
xác định trực tiếp từ các bộ dùng điện trong khu vực:
At = i=1N Ai; Pt = kđt i=1N Pi (11.1)
At - điện năng lƣới điện
Pt - công suất cực đại của lƣới điện
Ai - điện năng tiêu thụ của từng hộ hoặc nhóm hộ
Pi - công suất cực đại của từng hộ hoặc nhóm hộ
kđt - hệ số đồng thời (0,6 -> 1) tùy thuộc số hộ và loại hộ, số hộ càng lớn kđt càng
nhỏ.
N - số hộ hay nhóm hộ
Điện năng từng hộ xác định qua tính toán thực tế (nếu đã cho) hoặc theo các định
mức :
- Định mức theo sản phẩm.
- Định mức theo công nghệ.
- Định mức theo điện tích.
- Định mức theo hộ dùng điện.
Cũng có thể xuất phát từ công suất cần P và thời gian sử dụng công suất lớn nhất
Tmax để xác định điện năng của hộ :
At = TmaxPmax (11.2)
Công thức (11.2) là quan hệ cơ bản giữa công suất lớn nhất (công suất cần) và điện
năng tiêu thụ.
Cần lƣu ý là trong At có thêm phần tổn thất truyền tải và phân phối tính từ thanh cái
nhận điện của lƣới điện hạ áp.
Phƣơng áp trực tiếp cho kết quả đáng tin cậy. Tuy nhiên, khối lƣợng thực hiện lớn
và đòi hỏi phải điều tra, khảo sát kỹ các đối tƣợng dùng điện trong vùng cung cấp.
c. Phương pháp hệ số đàn hồi
Phƣơng pháp hệ số đàn hồi là trƣờng hợp riêng của phƣơng pháp tƣơng quan. Tải
vùng cung cấp đƣợc xác định qua mối tƣơng quan với các chỉ tiêu khác, trong đó chủ yếu
là tổng sản phẩm của vùng.
Đặt : to - năm trƣớc thời điểm khảo sát;
t = 0 là năm khảo sát; , t = 1 = t1 – năm đầu dự báo ;
 - tốc độ phát triển tổng sản phẩm của vùng;
G(t) - giá trị tổng sản phẩm vùng của năm t;
 - tốc độ tăng tổng nhu cầu điện của vùng;
A(t) - nhu cầu điện năm ;
kđh - hệ số đàn hồi.
Ta có các quan hệ sau:

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 22


α(t) = [G(t+1) – G(t)] / G(t), t = (t0+1) → 0 (11.3)
(t) = [A(t+1) – A(t)] / A(t), t = (t0+1) → 0 (11.4)
kđt = (t) / (t) = f(t) , t = (t0+1) → 0 (11.5)
Thủ tục dự báo nhƣ sau :
i. Khảo sát và thu thập chuỗi A(t), G(t), t = t0 → 0 là tổng sản phẩm và nhu cầu
điện của quá khứ từ năm t0 đến năm t = 0, xác định α(t) và (t), t = (t0+1) → 0 theo (11.3)
và (11.4).
ii. Thu thập chuỗi A(t) , t = 1 → tn thông qua kế hoạch phát triển kinh tế vùng, từ
đó, xác định (t), t = t1 → tn theo (11.4)
iii. Xây dựng quan hệ kđt = f(t), t = (t0+1) → 0 trong quá khứ
iv. Nội suy hệ số kđt trong giai đoạn t1 - tn, n là số năm dự báo.
iv. Từ (11 - 3) biết (t) và kđt, xác định
ra (t) theo (11.5) và từ đó xác định G(t) theo
(11.3), t = t1 → tn.
Sơ đồ thuật toán nhƣ hình 11.2.
Phƣơng pháp đàn hồi có khối lƣợng tính
toán không nhiều, cho kết quả tin cậy. Khó
khăn lớn nhất là việc xác định chuỗi (t) và dự
báo đƣợc kđt.
d. Phương pháp hồi qui
Phƣơng pháp hồi qui sử dụng quy luật
tăng tuổi tải, nên gọi là phƣơng pháp làm tăng
trƣởng.
Dãy quan sát tải này cung cấp trong quá
khứ :
A(t0,0) = {A(t), t = t0,0} (11.6)
t0 - số năm quan sát đƣợc (giá trị âm)
0 - thời điểm ở năm quan sát cuối cùng ;
t = 1 = t1 – năm đầu dự báo.
Từ tập (11.6), xây dựng hàm hồi qui :
 (t) = f[t,A(t)], t=t0→0 (11.7)
Hình 11.2 – Thủ tục dự báo nhu cầu tải
bằng phương pháp hệ số đàn hồi
Lƣợng  là giá trị (hồi qui) của tốc độ tăng trƣởng. Hàm f là hàm hồi qui, có thể là
dạng đa thức hay mũ. Các hệ số của hàm f đƣợc xác định theo phƣơng pháp bình phƣơng
bé nhất.
Từ quan hệ (11 - 7), gán cho tƣơng lai, giai đoạn t1→tn, để xác định nhu cầu điện
cho từng năm :
A (t)* [1+(t+1)], t = t1→tn (11.8)

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 23


Phƣơng pháp hàm hồi qui là khá đơn giản nhƣng độ tin cậy không cao, chỉ nên
dùng nhƣ một phƣơng pháp kiểm chứng.
e. Phương pháp chuyên gia
Tải lƣới điện đƣợc thống kê theo các tải dự kiến đƣa vào. Thực chất, đây là cách
đơn giản hóa của phƣơng pháp trực tiếp và cũng đƣợc sử dụng phổ biến.
11.8 Lập kế hoạch đầu tƣ phát triển [1]
11.8.1 Nguyên tắc chung
Hàng năm, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm lập kế hoạch đầu tƣ phát triển
lƣới điện phân phối cho năm tới và có xét đến bốn năm tiếp theo trong phạm vi quản lý.
Kế hoạch đầu tƣ phát triển lƣới điện phân phối hàng năm đƣợc lập căn cứ trên các
cơ sở ở sau đây :
- Kết quả dự báo nhu cầu tải điện năm.
- Phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực tỉnh đã đƣợc phê duyệt và các thỏa
thuận đấu nối đã ký.
11.8.2 Yêu cầu đối với kế hoạch đầu tƣ phát triển lƣới điện phân phối hàng năm
i. Đảm bảo cung cấp điện cho nhu cầu tải của khách hàng hiện có và các khách
hàng mới, đấu nối các nguồn điện mới vào lƣới điện phân phối.
ii. Đáp ứng các tiêu chuẩn vận hành hệ thống điện phân phối.
iii. Đề xuất danh mục và tiến độ đƣa vào vận hành các công trình lƣới điện phân
phối cần đầu tƣ trong năm tới và tổng khối lƣợng đầu tƣ theo các hạng mục công trình cho
bốn năm tiếp theo.
iv. Đề xuất danh mục các công trình lƣới điện truyền tải cần đầu tƣ, nâng cấp để
đáp ứng các yêu cầu về tiến độ đầu tƣ các công trình trong kế hoạch đầu tƣ phát triển lƣới
điện phân phối.

11.8.3 Nội dung kế hoạch đầu tƣ phát triển lƣới điện phân phối
Đảm bảo đầu tƣ phát triển lƣới điện phân phối bao gồm các nội dung sau :
a. Đánh giá hiện trạng lƣới điện phân phối.
b. Dự báo nhu cầu tải điện năm tới của từng điểm giao nhận điện của lƣới điện
truyền tải và dự báo nhu cầu tải điện theo các thành phần tải của toàn Đơn vị phân phối
điện cho bốn năm tiếp theo.
c. Đánh giá tình hình thực hiện đầu tƣ các công trình lƣới điện phân phối đã đƣợc
phê duyệt.
d. Danh mục các đấu nối mới với Khách hàng lớn sử dụng lƣới điện phân phối kèm
theo dự kiến điểm đấu nối đã đƣợc thỏa thuận.
e. Các tính toán phân tích, lựa chọn sơ đồ kết lƣới tối ƣu, bao gồm :
i. Tính toán chế độ vận hành lƣới điện phân phối.
ii. Tính toán tổn thất điện áp.
iii. Tính toán ngắn mạch tới thanh cái trung áp của các trạm 110 kV.
iv. Tính toán tổn thất điện năng trên lƣới phân phối.
v. Tính toán bù công suất phản kháng.
vi. Kế hoạch thực hiện bù công suất phản kháng trên lƣới điện phân phối.
vii. Danh mục các công trình đƣờng dây và trạm biến áp phân phối điện xây mới
hoặc cần cải tạo cho năm tới và tổng khối lƣợng đầu tƣ xây dựng mới và cải tạo lƣới điện
phân phối theo các cấp điện áp và các hạng mục công trình cho bốn năm tiếp theo.
viii. Tổng hợp vốn đầu tƣ xây dựng mới và cải tạo lƣới điện phân phối theo các cấp
điện áp.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 24


11.8.4 Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đầu tƣ phát triển lƣới phân phối
a. Hồ sơ kế hoạch đầu tƣ phát triển lƣới điện phân phối hàng năm trình thẩm định,
phê duyệt bao gồm :
i. Tờ trình phê duyệt.
ii. Kế hoạch đầu tƣ phát triển lƣới điện phân phối
iii. Hàng năm theo nội dung quy định.
b. Hàng năm, Đơn vị phân phối điện phải trình Tập đoàn điện lực Việt Nam hồ sơ
kế hoạch đầu tƣ phát triển lƣới điện phân phối trong phạm vi quản lý để tổng hợp, xây
dựng kế hoạch đầu tƣ phát triển lƣới điện phân phối toàn quốc cho năm tới.
c. Trƣớc ngày 31 tháng 08 hàng năm, Tập đoàn điện lực Việt Nam có trách nhiệm
trình Cục điều tiết điện lực kế hoạch đầu tƣ phát triển lƣới điện phân phối toàn quốc và
của từng Đơn vị phân phối điện cho năm tới.
d. Trƣớc ngày 30 tháng 09 hàng năm, Cục điều tiết điện lực thẩm định và thông qua
kế hoạch đầu tƣ phát triển lƣới điện phân phối toàn quốc và của từng Đơn vị phân phối
điện để làm cơ sở tính toán và xây dựng giá bán điện.

11.9 ĐẤU NỐI HỘ DÙNG ĐIỆN / NGUỒN ĐIỆN KHÁCH HÀNG VÀO LƢỚI
PHÂN PHỐI [1]
11.9.1 Điểm đấu nối
a. Điểm đấu nối
Điểm đấu nối là một trong các điểm :
i. Điểm nối trang thiết bị, lƣới điện và nhà máy điện của Khách hàng sử dụng lƣới
điện phân phối vào lƣới điện phân phối của Đơn vị phân phối điện.
ii. Điểm nối trang thiết bị, lƣới điện giữa hai Đơn vị phân phối điện.
iii. Điểm nối trang thiết bị, lƣới điện của Khách hàng sử dụng điện vào lƣới điện
phân phối của Đơn vị phân phối và bán lẻ điện.
Điểm đấu nối phải đƣợc mô tả chi tiết bằng các bản vẽ, sơ đồ, thuyết minh có liên
quan trong thỏa thuận đấu nối hoặc hợp đồng mua bán điện.
b. Ranh giới phân định tài sản và quản lý vận hành
Ranh giới phân định tài sản giữa Đơn vị phân phối điện hoặc Đơn vị phân phối và
bán lẻ điện với Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối là điểm đấu nối.
Tài sản của mỗi bên tại ranh giới phân định tài sản phải đƣợc liệt kê chi tiết kèm
theo các bản vẽ, sơ đồ có liên quan trong thỏa thuận đấu nối hoặc hợp đồng mua bán điện.
Tài sản thuộc sở hữu của bên nào thì bên đó có trách nhiệm đầu tƣ xây dựng và
quản lý, vận hành theo các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật, trừ trƣờng hợp có thỏa
thuận khác.

11.9.2 Các yêu cầu


a. Yêu cầu phù hợp quy hoạch
Điểm đấu nối phải tuân thủ quy hoạch phát triển điện lực
i. Phƣơng án đấu nối các thiết bị điện, lƣới điện và nhà máy điện mới vào lƣới điện
phân phối phải tuân theo quy hoạch phát triển điện lực đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền phê duyệt.
ii. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thông báo cho khách hàng sử dụng lƣới
điện phân phối trong trƣờng hợp phƣơng án đấu nối đề nghị của khách hàng không phù
hợp với quy hoạch phát triển điện lực đã đƣợc phê duyệt.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 25


iii. Trƣờng hợp phƣơng án đấu nối vào cấp điện áp 110 kV hoặc đấu nối nhà máy
điện mới không phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực đƣợc duyệt, chủ đầu tƣ có
phƣơng án đề nghị đấu nối phải lập hồ sơ báo cáo UBND cấp tỉnh để trình Cục điều tiết
điện lực thẩm định trình Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát
triển điện lực tỉnh.
iv. Trƣờng hợp phƣơng án đấu nối vào cấp điện áp trung áp không phù hợp với quy
hoạch phát triển điện lực đã đƣợc phê duyệt, chủ đầu tƣ có phƣơng án đề nghị đấu nối phải
lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung quy hoạch trình Sở Công thƣơng thẩm định, trình
UBND cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quận, huyện.
b. Yêu cầu về cân bằng pha
Trong chế độ làm việc bình thƣờng, Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối phải
đảm bảo thiết bị của mình gây ra thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha tại điểm đấu
nối không quá 3% điện áp danh định đối với cấp điện áp 110 kV hoặc 5% điện áp danh
định đối với cấp điện áp dƣới 110 kV.
c. Yêu cầu về sóng hài
i. Giá trị cực đại cho phép (tính theo giá trị tuyệt đối của dòng điện hoặc % dòng
điện tải tại điểm đấu nối) của tổng độ biến dạng dòng điện do các thành phần sóng hài bậc
cao gây ra tùy theo cấp điện áp đƣợc quy định nhƣ sau :
Đối với đấu nối vào cấp điện áp hạ áp có công suất tới 10 kW :
- Khách hàng đấu nối vào cấp điện áp hạ áp một pha : giá trị dòng điện của sóng hài
bậc cao không quá 5 A.
- Khách hàng đấu nối vào cấp điện áp hạ áp ba pha : giá trị dòng điện của sóng hài
bậc cao không quá 14 A.
- Đối với đấu nối vào cấp điện áp trung áp hoặc đấu nối có công suất trên 10 kW và
nhỏ hơn 50 kW : giá trị dòng điện của sóng hài bậc cao không vƣợt quá 20% dòng điện
tải.
- Đối với đấu nối vào cấp điện áp cao áp hoặc các đấu nối có công suất từ 50 kW
trở lên : giá trị dòng điện của sóng hài bậc cao không vƣợt quá 12% dòng điện tải.
ii. Tổng độ biến dạng sóng hài do Đơn vị phân phối điện đo tại điểm đấu nối của
Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối đƣợc đo đếm theo tiêu chuẩn IEC 1000-4-7, kéo
dài ít nhất 24 giờ với chu kỳ 10 phút một lần. Chậm nhất sáu tháng kể từ thời điểm phát
hiện thiết bị của khách hàng không đạt đƣợc giá trị quy định, khách hàng phải áp dụng các
biện pháp khắc phục để đạt đƣợc tổng độ biến dạng sóng hài trong giới hạn cho phép.
d. Yêu cầu về nhấp nháy điện áp
Mức nhấp nháy điện áp tối đa cho phép tại điểm đấu nối với lƣới điện phân phối
phải theo quy định.
e. Yêu cầu về nối đất
Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối phải sử dụng các chế độ nối đất trung tính
trong lƣới điện của mình theo quy định, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác.
Trƣờng hợp khách hàng đƣợc cung cấp điện từ nhiều phía, khách hàng có trách
nhiệm lắp đặt các thiết bị bảo vệ thích hợp nhằm ngăn chặn và hạn chế dòng điện chạy qua
điểm trung tính xuống đất.
f. Yêu cầu về hệ số công suất
Khách hàng sử dụng điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công suất sử dụng
cực đại từ 80 kW hoặc máy biến áp có dung lƣợng từ 100 kVA trở lên có trách nhiệm duy

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 26


trì hệ số công suất (cos) tại điểm đấu nối không nhỏ hơn 0,90 trừ trƣờng hợp có thỏa
thuận khác.
g. Yêu cầu về hệ thống thông tin
Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối sở hữu nhà máy điện đấu nối vào lƣới
điện phân phối có công suất lớn hơn hoặc bằng 10 MW và các trạm biến áp 110 kV có
trách nhiệm lắp đặt hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý của mình và kết nối hệ thống
này với hệ thống thông tin của Đơn vị phân phối điện phục vụ thông tin liên lạc và truyền
dữ liệu trong vận hành hệ thống điện. Các thiết bị của Khách hàng sử dụng lƣới điện phân
phối phải tƣơng thích với hệ thống thông tin hiện có của Đơn vị phân phối điện.
Khách hàng không thuộc trƣờng hợp trên đây có quyền thỏa thuận về việc lắp đặt
hệ thống thông tin nhƣng phải ghi rõ trong thỏa thuận đấu nối.
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm đầu tƣ, quản lý hệ thống thông tin trong
phạm vi quản lý lƣới điện của mình phục vụ vận hành hệ thống điện phân phối.
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm cung cấp cho Khách hàng sử dụng lƣới điện
phân phối các yêu cầu về dữ liệu thông tin, truyền dữ liệu và giao diện thông tin cần thiết
và phối hợp với khách hàng trong việc thí nghiệm, kiểm tra và kết nối hệ thống thông tin,
dữ liệu của khách hàng vào hệ thống thông tin, dữ liệu hiện có trong phạm vi quản lý.
h. Yêu cầu về hệ thống SCADA/DMS
Nhà máy điện đấu nối vào lƣới điện phân phối có công suất lớn hơn hoặc bằng 10
MW và các trạm biến áp 110 kV phải đƣợc trang bị hệ điều khiển phân tán - DCS hoặc
đơn vị điều khiển khoảng cách đầu cuối - RTU có hai cổng độc lập với nhau và đƣợc kết
nối trực tiếp với hệ thống SCADA/DMS của Đơn vị phân phối điện.
Đối với nhà máy điện có công suất nhỏ hơn 10 MW đấu nối trực tiếp vào lƣới điện
110 kV, yêu cầu về hệ thống SCADA/DMS đƣợc thỏa thuận giữa các bên tùy theo từng
trƣờng hợp cụ thể và phải đƣợc ghi rõ trong thỏa thuận đấu nối.
Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có trách nhiệm đầu tƣ, lắp đặt và kết nối
đƣờng truyền dữ liệu hệ thống SCADA/DMS từ lƣới điện thuộc phạm vi quản lý với hệ
thống SCADA/DMS của Đơn vị phân phối điện.
Hệ thống SCADA/DMS của khách hàng phải có đặc tính kỹ thuật tƣơng thích và
đảm bảo kết nối đƣợc với hệ thống SCADA/DMS của Đơn vị phân phối điện.
Việc kết nối hệ thống SCADA/DMS của khách hàng với hệ thống SCADA/DMS
hiện có của Đơn vị phân phối điện phải đƣợc hai bên phối hợp thực hiện, đơn vị phân phối
điện có trách nhiệm cung cấp đƣờng truyền đến điểm đấu nối và tích hợp các thông số của
hệ thống SCADA/DMS của khách hàng với hệ thống SCADA/DMS của đơn vị.
Trong trƣờng hợp hệ thống SCADA/DMS của Đơn vị phân phối điện có sự thay
đổi về công nghệ và đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sau thời điềm ký thỏa thuận
đấu nối dẫn đến phải thay đổi hoặc nâng cấp hệ thống SCADA/DMS của khách hàng, Đơn
vị phân phối điện và khách hàng có trách nhiệm phối hợp thực hiện các hiệu chỉnh cần
thiết để các thiết bị của khách hàng tƣơng thích với các thay đổi của hệ thống
SCADA/DMS. Khách hàng có trách nhiệm đầu tƣ, nâng cấp hệ thống SCADA/DMS để
đảm bảo kết nối với hệ thống SCADA/DMS của Đơn vị phân phối điện.
Yêu cầu danh sách các dữ liệu và các tiêu chuẩn kỹ thuật của các thiết bị thuộc hệ
thống DCS/RTU đƣợc quy định cụ thể tại quy định về yêu cầu kỹ thuật và quản lý vận
hành hệ thống SCADA/DMS.
Cục điều tiết điện lực có trách nhiệm tổ chức, xây dựng và ban hành quy định yêu
cầu kỹ thuật và quản lý vận hành hệ thống SCADA/DMS.
i. Yêu cầu về hệ thống bảo vệ

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 27


Hệ thống rơ-le bảo vệ của các trạm điện và đƣờng dây cấp điện áp 110 kV phải
tuân thủ quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống rơ-le bảo vệ và tự động hóa trong
nhà máy điện và trạm biến áp do Cục điều tiết điện lực ban hành.
Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có trạm riêng
phải thống nhất các yêu cầu về hệ thống bảo vệ trong thỏa thuận đấu nối.
Cấp điều độ có quyền điều khiển lƣới điện phân phối có trách nhiệm ban hành
phiếu chỉnh định rơ-le thuộc phạm vi lƣới điện phân phối và thông qua các trị số chỉnh
định liên quan đến lƣới điện phân phối đối với các thiết bị bảo vệ rơ-le của Khách hàng sử
dụng lƣới điện phân phối.
Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có trạm riêng phải phối hợp với Đơn vị
phân phối điện để thiết kế, lắp đặt, thí nghiệm và vận hành hệ thống bảo vệ trên lƣới điện
của mình để đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật về thời gian tác động, độ nhạy và
tính chọn lọc đối với các sự cố nhằm giảm thiểu ảnh hƣởng đến lƣới điện phân phối.
Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có trạm riêng không đƣợc tự ý lắp đặt
thiết bị để hạn chế dòng điện ngắn mạch tại thanh cái đấu nối với lƣới điện phân phối, trừ
trƣờng hợp có thỏa thuận khác với Đơn vị phân phối điện.
Đơn vị phân phối điện phải cung cấp cho Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối
có trạm riêng về các thông số của hệ thống rơ-le bảo vệ trên lƣới điện phân phối trong
thỏa thuận đấu nối.
j. Yêu cầu đối với tổ máy phát điện đấu nối vào lưới điện phân phối
Tổ máy phát điện đấu nối vào lƣới điện phân phối phải đáp ứng các yêu cầu sau :
i. Máy cắt của tổ máy phát điện tại điểm đấu nối phải có khả năng cắt dòng điện
ngắn mạch lớn nhất cho phép và cách ly đƣợc tổ mát ra khỏi lƣới điện phân phối trong
mọi chế độ vận hành.
ii. Có khả năng phát công suất tác dụng định mức liên tục trong dải tần số từ 49 Hz
đến 51 Hz. Trong dải tần số từ 47 Hz đến 49 Hz, mức giảm công suất không đƣợc vƣợt
quá giá trị tính theo tỷ lệ yêu cầu của mức giảm tần số hệ thống điện, phù hợp với đặc
tuyến quan hệ giữa công suất tác dụng và tần số của tổ máy. Trong trƣờng hợp tần số thấp
hơn 47 Hz hoặc cao hơn 51 Hz, Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có tổ máy phát
điện có quyền quyết định tách hoặc không tách đấu nối các tổ máy phát điện khỏi lƣới
phân phối điện.
iii. Trong điều kiện vận hành bình thƣờng, tổ máy phát điện đấu nối vào lƣới điện
phân phối phải có khả năng phát công suất phản kháng theo đặc tính công suất của tổi máy
và giữ đƣợc độ lệch điện áp trong dải theo quy định.
iv. Nhà máy điện đấu nối vào lƣới điện phân phối có khả năng cung cấp công suất
phản kháng phải đảm bảo các điều kiện sau :
- Có khả năng điều chỉnh liên tục công suất phản kháng phát lên lƣới điện phân
phối để điều chỉnh điện áp trên lƣới điện phân phối.
- Có hệ thống kích từ đảm bảo duy trì điện áp đầu ra ổn định trong dải vận hành của
các tổ máy phát điện đấu nối vào lƣới điện phân phối.
v. Tổ máy phát điện đấu nối vào lƣới điện phân phối phải có khả năng chịu đƣợc
mức mất đối xứng điện áp trong hệ thống điện theo quy định và chịu đƣợc thành phần
dòng điện thứ tự không và thứ tự nghịch không nhỏ hơn thời gian loại trừ ngắn mạch pha–
pha và pha-đất gần máy phát bằng bảo vệ dự phòng có liên hệ với điểm đấu nối.
Trong trƣờng hợp điểm đấu nối đƣợc trang bị thiết bị tự động đóng lại, hệ thống rơ-
le bảo vệ của nhà máy điện phải đảm bảo phối hợp đƣợc với thiết bị tự động đóng lại của
Đơn vị phân phối điện và phải đƣợc thiết kế để đảm bảo tách đƣợc tổ máy phát điện khỏi
lƣới điện phân phối ngay sau khi máy cắt, thiết bị tự động đóng lại hoặc dao phân đoạn

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 28


của lƣới điện phân phối mở ra lần đầu tiên và duy trì cách ly tổ máy phát điện khỏi lƣới
điện phân phối cho tới khi lƣới điện phân phối đƣợc khôi phục hoàn toàn.

11.9.3 Yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối giữa Khách hàng sử dụng điện và Đơn vị
phân phối và bán lẻ điện
Khách hàng sử dụng điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm :
i. Đảm bảo trang thiết bị lƣới điện phân phối đáp ứng các tiêu chuẩn vận hành theo
quy định.
ii. Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối đáp ứng các yêu cầu đã nêu.

11.9.4 Hồ sơ đề nghị đấu nối


Trƣờng hợp đấu nối vào cấp điện áp hạ áp, khi có nhu cầu đấu nối mới vào lƣới
điện phân phối hoặc thay đổi đấu nối hiện có, Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối
phải gửi cho Đơn vị phân phối điện các tài liệu và thực hiện theo quy định.
Trƣờng hợp đấu nối ở cấp điện áp trung áp và 110 kV, khi có nhu cầu đấu nối mới
vào lƣới điện phân phối hoặc thay đổi đấu nối hiện có, Khách hàng sử dụng lƣới điện phân
phối phải gửi cho Đơn vị phân phối điện các tài liệu sau :
i. Hồ sơ đề nghị đấu nối theo mẫu quy định.
ii. Sơ đồ nguyên lý các thiết bị điện chính sau điểm đấu nối.
iv. Tài liệu kỹ thuật về các trang thiết bị dự định đấu nối hoặc các thay đổi dự
kiến tại điểm đấu nối hiện tại, thời gian dự kiến hoàn thành dự án, số liệu kinh tế - kỹ thuật
của dự án đấu nối mới hoặc thay đổi đấu nối hiện tại.

11.9.5 Trình tự thỏa thuận đấu nối vào cấp điện áp trung áp và 110 kV
i. Khi nhận đƣợc hồ sơ đề nghị đấu nối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm kiểm
tra và thông báo bằng văn bản về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.
ii. Sau khi nhận đƣợc hồ sơ đề nghị đấu nối đầy đủ và hợp lệ, Đơn vị phân phối
điện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây :
- Xem xét các yêu cầu liên quan đến thiết bị điện dự kiến tại điểm đấu nối.
- Đánh giá ảnh hƣởng của việc đấu nối trang thiết bị, lƣới điện, nhà máy điện của
khách hàng đề nghị đấu nối với lƣới điện phân phối về khả năng mang tải của các đƣờng
dây, trạm biến áp hiện có, sự ảnh hƣởng đến dòng ngắn mạch, ảnh hƣởng đến chất lƣợng
điện năng của lƣới điện phân phối sau khi thực hiện đấu nối, công tác phối hợp các hệ
thống bảo vệ.
- Lập và thỏa thuận sơ đồ một sợi có các thông số kỹ thuật các thiết bị và sơ đồ mặt
bằng điểm đấu nối lƣới điện của khách hàng vào lƣới điện phân phối làm sơ đồ chính thức
sử dụng trong thỏa thuận đấu nối.
- Dự thảo thỏa thuận đấu nối theo các nội dung theo quy định và gửi cho khách
hàng đề nghị đấu nối.
iii. Khách hàng đề nghị đấu nối có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị phân phối điện
các thông tin cần thiết phục vụ cho việc xem xét, thỏa thuận thực hiện phƣơng án đấu nối
và ký thỏa thuận đấu nối với đơn vị phân phối điện.
iv. Trƣờng hợp không thỏa thuận đƣợc phƣơng án đấu nối, Đơn vị phân phối điện
có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho khách hàng và báo cáo Cục điều tiết điện lực
về lý do không thống nhất phƣơng án đấu nối.

11.9.6 Thời hạn xem xét và ký thỏa thuận đấu nối


Thời hạn thực hiện đàm phán và ký thỏa thuận đấu nối đƣợc quy định tại bảng 11.1.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 29


Bảng 11.1 – Thời hạn thƣơng thảo và ký thỏa thuận đấu nối
Bƣớc chuẩn bị và thƣơng Thời hạn, ngày làm việc Trách nhiệm thực hiện
thảo đấu nối Lƣới trung áp Lƣới 110 kV
Gửi hồ sơ đề nghị đấu nối Khách hàng đề nghị
Xem xét hồ sơ đề nghị 10 20 Đơn vị phân phối điện
Dự thảo thỏa thuận đấu nối 10 10 Đơn vị phân phối điện
Đàm phán & ký thỏa thuận 15 20 Đơn vị phân phối điện và
Khách hàng đề nghị đấu nối

11.9.7 Trình tự cấp điện Khách hàng sử dụng điện đấu nối vào lƣới hạ áp
Đối với trƣờng hợp cung cấp điện phục vụ mục đích sinh hoạt, trong thời hạn bảy
ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của khách hàng, Đơn vị phân phối điện hoặc
Đơn vị phân phối và bán lẻ điện phải ký và gửi khách hàng hợp đồng cung cấp điện.
Đối với trƣờng hợp cung cấp điện ngoài mục đích sinh hoạt, trong thời hạn mười
ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của khách hàng, Đơn vị phân phối điện hoặc
Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm kiểm tra, khảo sát và lập phƣơng án cấp
điện cho khách hàng đề nghị cung cấp điện.
Trƣờng hợp không cung cấp đƣợc điện cho khách hàng, Đơn vị phân phối điện
hoặc Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm thông báo cho khách hàng và phải
ghi rõ lý do có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền.
Cục điều tiết điện lực có trách nhiệm tổ chức, xây dựng và ban hành quy định trình
tự cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện đấu nối vào cấp điện áp hạ áp.

11.9.8 Quyền tiếp cận thiết bị tại điểm đấu nối


Đơn vị phân phối điện có quyền tiếp cận các thiết bị tại điểm đấu nối trong quá
trình xây dựng, lắp đặt, thay thế, tháo dỡ, kiểm tra, thí nghiệm, bảo dƣỡng và vận hành các
thiết bị này.
Khách hàng có quyền tiếp cận các thiết bị thuộc phạm vi quản lý tại điểm đấu nối
trong quá trình xây dựng, lắp đặt, thay thế, tháo dỡ, kiểm tra, thí nghiệm, bảo dƣỡng và
vận hành các thiết bị này.

11.9.9 Cung cấp hồ sơ điều kiện đóng điện điểm đấu nối
a. Trước ngày dự kiến đóng điện điểm đấu nối, khách hàng đề nghị đấu nối phải
cung cấp cho Đơn vị phân phối điện hai bộ hồ sơ phục vụ kiểm tra tổng thể điều kiện đóng
điện điểm đấu nối bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh cho các tài liệu kỹ thuật có xác nhận
của khách hàng đề nghị đấu nối và bản sao các tài liệu pháp lý đƣợc chứng thực, bao gồm:
i. Tài liệu thiết kế kỹ thuật đƣợc phê duyệt và sửa đổi, bổ sung (nếu có) so với thiết
kế ban đầu, bao gồm thuyết minh chung, sơ đồ nối điện chính, mặt bằng bố trí thiết bị
điện, sơ đồ nguyên lý của hệ thống bảo vệ và điều khiển các sơ đồ có liên quan khác và
thông số kỹ thuật của thiết bị điện chính.
ii. Tài liệu hƣớng dẫn vận hành và quản lý thiết bị của nhà chế tạo.
iii. Các biên bản nghiệm thu từng phần và toàn phần các thiết bị đấu nối của nhà
máy điện, đƣờng dây và trạm biến áp vào lƣới điện phân phối tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ
thuật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế đƣợc Việt Nam công nhận và đáp ứng các yêu cầu
kỹ thuật của thiết bị đấu nối theo quy định.
iv. Dự kiến lịch chạy thử và vận hành.
b. Trường hợp có thỏa thuận khác, khách hàng đề nghị đấu nối có trách nhiệm cung
cấp đầy đủ các tài liệu quy định trên trong thời hạn cho phép nhƣ sau :
i. Chậm nhất hai tháng trƣớc ngày dự kiến đƣa nhà máy vào vận hành thử lần đầu.
SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 30
ii. Chậm nhất một tháng trƣớc ngày dự kiến đƣa đƣờng dây, trạm biến áp vào vận
hành thử lần đầu (trừ biên bản nghiệm thu toàn phần đƣờng dây và trạm biến áp).
c. Chậm nhất hai mươi ngày làm việc kể từ khi nhận đủ tài liệu, Đơn vị phân phối
điện có trách nhiệm chuyển cho khách hàng đề nghị đấu nối các tài liệu sau :
i. Sơ đồ đánh số thiết bị.
ii. Các yêu cầu đối với chỉnh định rơ-le bảo vệ của khách hàng từ điểm đấu nối về
phía khách hàng, phiếu chỉnh định rơ-le và các trị số chỉnh định liên quan đối với các thiết
bị bảo vệ rơ-le của khách hàng đề nghị đấu nối đƣợc cấp điều độ có quyền điều khiển lƣới
điện phân phối ban hành.
iii. Các yêu cầu về thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị.
iv. Các yêu cầu về phƣơng thức nhận lệnh điều độ.
v. Các yêu cầu về thiết lập hệ thống thông tin liên lạc phục vụ điều độ.
vi. Các yêu cầu về thu thập và truyền dữ liệu hệ thống SCADA/DMS (nếu có).
vii. Phƣơng thức điều khiển tự động (nếu có).
viii. Phƣơng thức khởi động (đối với nhà máy điện).
ix. Danh mục các quy trình liên quan đến vận hành hệ thống điện quốc gia, hệ
thống điện phân phối và quy trình phối hợp vận hành.
x. Danh sách các cán bộ liên quan và các kỹ sƣ điều hành hệ thống điện kèm theo
số điện thoại và số fax liên lạc.
d. Chậm nhất mười ngày làm việc trước ngày dự kiến đóng điện điểm đấu nối,
khách hàng đề nghị đấu nối phải cung cấp cho Đơn vị phân phối điện các nội dung sau:
i. Lịch chạy thử (đối với các nhà máy điện) và đóng điện vận hành các trang thiết bị
điện.
ii. Thỏa thuận phân định trách nhiệm mỗi bên quản lý, vận hành trang thiết bị đấu
nối.
iii. Các quy định nội bộ cho an toàn vận hành thiết bị đấu nối.
iv. Danh sách các nhân viên vận hành của khách hàng bao gồm họ tên, chức danh
chuyên môn, trách nhiệm kèm theo số điện thoại và số fax liên lạc.

11.9.10 Đóng điện điểm đấu nối


a. Kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối
Khách hàng đề nghị đấu nối có trách nhiệm thỏa thuận với Đơn vị phân phối điện
ngày thực hiện kiểm tra thực tế tại điểm đấu nối.
Trƣờng hợp Đơn vị phân phối điện thông báo điểm đấu nối hoặc trang thiết bị liên
quan đến điểm đấu nối của khách hàng đề nghị đấu nối chƣa đủ điều kiện đóng điện thì
khách hàng đề nghị đấu nối phải phải hiệu chỉnh, bổ sung hoặc thay thế trang thiết bị theo
yêu cầu và thỏa thuận lại với Đơn vị phân phối điện thời gian tiến hành kiểm tra lần sau.
Đơn vị phân phối điện và khách hàng đề nghị đấu nối phải cùng ký biên bản đủ
điều kiện đóng điện điểm đấu nối và thỏa thuận thời điểm đóng điện điểm đấu nối.
b. Cung cấp tài liệu phục vụ đóng điện điểm đấu nối
i. Trƣớc khi đóng điện điểm đấu nối, khách hàng đề nghị đấu nối phải hoàn thiện và
cung cấp cho Đơn vị phân phối điện các tài liệu xác nhận công trình đủ các thủ tục về
pháp lý và kỹ thuật sau :
- Các thiết bị trong phạm vi đóng điện đã đƣợc thí nghiệm, kiểm tra đủ tiêu chuẩn
vận hành.
- Hệ đo đếm điện đã hoàn thiện, đã chốt chỉ số các công-tơ giao nhận điện năng.
- Đã ký kết hợp đồng mua bán điện.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 31


- Thiết bị nhất thứ đã đƣợc đánh số đúng theo sơ đồ nhất thứ do cấp điều độ có
quyền điều khiển ban hành.
- Rơ-le bảo vệ và tự động đã đƣợc chỉnh định đúng theo các yêu cầu của cấp điều
độ có quyền điều khiển.
- Nhân viên vận hành đã đƣợc đào tạo đủ năng lực vận hành, đã có chứng chỉ vận
hành đƣợc Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trƣờng điện cấp bao gồm họ tên, chức
danh chuyên môn, trách nhiệm.
- Phƣơng tiện thông tin điều độ (trực thông, điện thoại quay, số fax) hoạt động tốt.
- Hoàn thiện ghép nối với hệ thống SCADA/DMS.
ii. Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm lập và đang ký phƣơng thức đóng điện
điểm đấu nối với cấp điều độ có quyền điều khiển lƣới điện phân phối.
iii. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có trách
nhiệm thực hiện đóng điện điểm đấu nối theo phƣơng thức đƣợc cấp điều độ có quyền
điều khiển duyệt.
c. Thí nghiệm và theo dõi vận hành thiết bị sau điểm đấu nối
Trong thời gian thí nghiệm để đƣa vào vận hành các thiết bị sau điểm đấu nối của
khách hàng đề nghị đấu nối, khách hàng phải cử nhân viên vận hành trực và thông báo
danh sách nhân viên trực kèm theo số điện thoại, số fax cho Đơn vị phân phối điện để phối
hợp vận hành khi cần thiết.
Trong thời gian nghiệm thu chạy thử, khách hàng đề nghị đấu nối có trách nhiệm
phối hợp với Đơn vị phân phối điện để đảm bảo các thông số vận hành đáp ứng các yêu
cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối trong giới hạn cho phép theo quy định.
Kết thúc quá trình nghiệm thu chạy thử, khách hàng đề nghị đấu nối phải xác nhận
thông số vận hành thực tế tại điểm đấu nối của các thiết bị điện, đƣờng dây, trạm biến áp
và tổ máy phát điện. Trƣờng hợp các thông số vận hành tại điểm đấu nối không đáp ứng
các yêu cầu kỹ thuật theo quy định do lƣới điện hoặc thiết bị điện của khách hàng gây ra,
Đơn vị phân phối điện có quyền tách nhà máy điện hoặc lƣới điện của khách hàng ra khỏi
hệ thống điện phân phối và yêu cầu khách hàng tiến hành các biện pháp khắc phục.
Lƣới điện, nhà máy điện và các thiết bị điện sau điểm đấu nối của khách hàng đề
nghị đấu nối chỉ đƣợc phép chính thức đƣa vào vận hành sau khi đã đƣợc nghiệm thu chạy
thử từng phần, toàn phần và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối quy định tại
mục 2 chƣơng này. Trong nghiệm thu chạy thử và vận hành chính thức, Khách hàng sử
dụng lƣới điện phân phối phải tuân thủ quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia và các
quy trình khác có liên quan.

11.9.11 Kiểm tra và giám sát vận hành các thiết bị đấu nối
Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có trách nhiệm vận hành thiết bị đảm bảo
các tiêu chuẩn vận hành và các yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối trong giới hạn theo quy
định. Trƣờng hợp thông số vận hành thiết bị điện của khách hàng không đáp ứng các tiêu
chuẩn vận hành và các yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối, Đơn vị phân phối điện có quyền
yêu cầu khách hàng tiến hành kiểm tra thử nhiệm lại các thiết bị thuộc phạm vi quản lý
của khách hàng để xác định nguyên nhân và tiến hành các biện pháp khắc phục.
Trƣờng hợp hai bên không thống nhất về kết quả kiểm tra và nguyên nhân gây ra vi
phạm, hai bên phải thỏa thuận về phạm vi kiểm tra để khách hàng thuê bên thứ ba độc lập
tiến hành kiểm tra thí nghiệm lại. Trƣờng hợp kết quả kiểm tra của bên thứ ba cho thấy
các vi phạm gây ra do thiết bị của khách hàng mà khách hàng không chấp nhận các giải
pháp khắc phục, Đơn vị phân phối điện có quyền tách đấu nối các thiết bị của khách hàng
ra khỏi lƣới điện phân phối.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 32


Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối phải chịu chi phí thực hiện kiểm tra và thí
nghiệm bổ sung trong trƣờng hợp kết quả kiểm tra cho thấy thiết bị của khách hàng vi
phạm các tiêu chuẩn vận hành và các yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối. Đơn vị phân phối
đuện phải chịu chi phí thực hiện kiểm tra và thí nghiệm bổ sung trong trƣờng hợp kết quả
kiểm tra cho thấy thiết bị của khách hàng không vi phạm các tiêu chuẩn vận hành và các
yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối.
Trƣớc khi kiểm tra thiết bị đấu nối để xác định các vi phạm tiêu chuẩn vận hành
điểm đấu nối, Đơn vị phân phối điện phải thông báo trƣớc cho Khách hàng sử dụng lƣới
điện phân phối thời gian kiểm tra, danh sách ngƣời kiểm tra. Trƣờng hợp kiểm tra có thể
gây mất điện của khách hàng, Đơn vị phân phối điện phải thông báo trƣớc ít nhất mƣời
lăm ngày cho Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối. Khách hàng sử dụng lƣới điện
phân phối có trạm riêng có trách nhiệm phối hợp và tạo mọi điều kiện cần thiết để thực
hiện công tác kiểm tra.
Trong quá trình kiểm tra, Đơn vị phân phối điện đƣợc phép lắp đặt các thiết bị đo
đếm điện và kiểm tra tại thiết bị đấu nối nhƣng không đƣợc làm ảnh hƣởng đến an toàn
vận hành của nhà máy điện, lƣới điện và thiết bị điện của Khách hàng sử dụng lƣới điện
phân phối.
Trong quá trình vận hành, nếu tại điểm đấu nối phát hiện thấy có nguy cơ không
đảm bảo vận hành an toàn cho hệ thống điện do các thiết bị thuộc sở hữu của khách hàng
gây ra, Đơn vị phân phối điện phải thông báo ngay cho Khách hàng sử dụng lƣới điện
phân phối có trạm riêng và yêu cầu thời gian khắc phục để loại trừ nguy cơ không đảm
bảo vận hành an toàn cho hệ thống điện. Nếu sau thời gian khắc phục yêu cầu mà nguyên
nhân kỹ thuật vẫn chƣa đƣợc giải quyết, Đơn vị phân phối điện có quyền tách điểm đấu
nối và thông báo cho khách hàng. Khách hàng phải tiến hành thí nghiệm lại để đƣa vào
vận hành thiết bị sau điểm đấu nối theo quy định.
11.9.12 Thay thế thiết bị tại điểm đấu nối
Trƣờng hợp Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có trạm riêng dự định thay
thế nâng cấp các thiết bị đấu nối, lắp đặt các thiết bị điện mới có khả năng ảnh hƣởng đến
hiệu suất và chế độ làm việc của lƣới điện phân phối, phải thông báo và thỏa thuận với
Đơn vị phân phối điện về các thay đổi này và nội dung thay đổi phải đƣợc bổ sung trong
thỏa thuận đấu nối.
Trƣờng hợp không chấp thuận đề xuất của khách hàng thì Đơn vị phân phối điện
phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng các yêu cầu bổ sung cần thiết khác đối với
các thiết bị mới dự kiến thay đổi.
Toàn bộ thiết bị thay thế tại điểm đấu nối phải đƣợc kiểm tra, thí nghiệm và nghiệm
thu theo quy định.
11.9.13 Thực hiện đấu nối Khách hàng sử dụng vào lƣới phân phối hạ áp
Đối với trƣờng hợp cung cấp điện phục vụ mục đích sinh hoạt, trong thời hạn bảy
ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của khách hàng, Đơn vị phân phối và bán lẻ
điện phải hoàn thành việc lắp đặt, nghiệm thu hệ thống đo đếm điện và cung cấp điện cho
khách hàng.
Đối với trƣờng hợp cung cấp điện ngoài mục đích sinh hoạt, trong thời hạn năm
ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra thực tế điểm đấu nối theo quy định, Đơn vị phân phối
và bán lẻ điện phải hoàn thành việc lắp đặt, nghiệm thu hệ thống đo đếm và cung cấp điện
cho khách hàng.
11.9.14 Tách đấu nối
a. Quy định chung

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 33


Các trƣờng hợp tách đấu nối bao gồm :
i. Tách đấu nối tự nguyện là tách đấu nối theo đề nghị của Khách hàng sử dụng lƣới
điện phân phối, bao gồm tách đấu nối vĩnh viễn và tách đấu nối tạm thời.
ii. Tách đấu nối bắt buộc là tách đấu nối trong trƣờng hợp Khách hàng sử dụng lƣới
điện phân phối vi phạm thỏa thuận đấu nối, hợp đồng mua bán điện hoặc theo yêu cầu của
cơ quan có thẩm quyền khi Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối vi phạm các quy định
của pháp luật.
Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tách
đấu nối và khôi phục đấu nối.
b. Tách đấu nối tự nguyện
i. Tách đấu nối vĩnh viễn
Các trƣờng hợp tách đấu nối vĩnh viễn Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối ra
khỏi hệ thống điện phân phối và trách nhiệm của các bên liên quan phải đƣợc quy định
trong thỏa thuận đấu nối và hợp đồng mua bán điện.
Khi có nhu cầu tách đấu nối vĩnh viễn ra khỏi hệ thống điện phân phối, Khách hàng
sử dụng lƣới điện phân phối phải thông báo bằng văn bản cho Đơn vị phân phối điện ít
nhất một tháng trƣớc ngày dự kiến tách đấu nối vĩnh viễn. Trƣờng hợp là Khách hàng sử
dụng lƣới điện phân phối sở hữu các tổ máy phát điện đấu nối vào lƣới điện phân phối thì
phải thông báo bằng văn bản cho Đơn vị phân phối điện và các cấp điều độ liên quan ít
nhất ba tháng trƣớc ngày dự kiến tách đấu nối vĩnh viễn.
ii. Tách đấu nối tạm thời
Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có trách nhiệm thỏa thuận với Đơn vị
phân phối điện về thời điểm và thời gian tách đấu nối tạm thời ra khỏi hệ thống điện phân
phối.
c. Tách đấu nối bắt buộc
Đơn vị phân phối điện có quyền tách đấu nối Khách hàng sử dụng lƣới điện phân
phối ra khỏi hệ thống điện phân phối trong các trƣờng hợp sau :
i. Theo yêu cầu tách đấu nối của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
ii. Các trƣờng hợp tách đấu nối bắt buộc đƣợc quy định trong hợp đồng mua bán
điện hoặc thỏa thuận đấu nối.
d. Khôi phục đấu nối
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm khôi phục đấu nối cho Khách hàng sử dụng
lƣới điện phân phối trong các trƣờng hợp sau :
i. Khi có yêu cầu khôi phục đấu nối của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi các
nguyên nhân dẫn đến tách đấu nối đã đƣợc loại trừ, các hậu quả đã đƣợc khắc phục các
khoản chi phí liên quan đã đƣợc khách hàng thanh toán.
ii. Khi có đề nghị khôi phục đấu nối của Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối
và các khoản chi phí liên quan đã đƣợc khách hàng thanh toán trong trƣờng hợp tách đấu
nối tạm thời.

11.9.15 Phân định trách nhiệm QLVH trong đấu nối


a. Trách nhiệm của Đơn vị phân phối điện
i. Quản lý, vận hành trang thiết bị và lƣới điện trong phạm vi quản lý của mình.
ii. Lập kế hoạch vận hành, kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa các trang thiết bị điện và
lƣới điện hàng năm, tháng, tuần, ngày theo quy định.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 34


iii. Vận hành, duy trì chất lƣợng điện áp của lƣới điện phân phối và đảm bảo cung
cấp điện cho khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn vận hành theo quy định.
iv. Đầu tƣ, lắp đặt, quản lý và vận hành đảm bảo hệ thống SCADA/DMS, hệ thống
rơ-le bảo vệ làm việc ổn định, tin cậy và liên tục trong phạm vi quản lý của mình. Lập
phƣơng thức, tính toán hệ thống rơ-le bảo vệ cho hệ thống bảo vệ của Khách hàng sử dụng
lƣới điện phân phối tại điểm đấu nối với lƣới điện phân phối để đảm bảo tính chọn lọc, độ
nhạy và khả năng loại trừ sự cố.
v. Tuân thủ lệnh điều độ của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trƣờng điện trừ
trƣờng hợp việc thực hiện có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con ngƣời, thiết bị hoặc lệnh
điều độ đó vi phạm các quy định đã đƣợc ban hành.
vi. Vận hành hệ thống điện phân phối tuân thủ quy định tại quy định hệ thống điện
truyền tải và quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia.
vii. Phối hợp với Đơn vị phân phối điện khác và Khách hàng sử lụng lƣới điện phân
phối có trạm riêng trong quá trình vận hành các thiết bị tại điểm đấu nối với lƣới điện của
mình.
viii. Tuân thủ các quy định về an toàn điện, bảo vệ an toàn hành lang lƣới điện,
công trình điện theo quy định của pháp luật.
b. Trách nhiệm của Khách hàng sử lụng lưới điện phân phối
i. Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có trạm riêng có trách nhiệm :
- Vận hành trang thiết bị điện và lƣới điện trong phạm vi quản lý đảm bảo phù hợp
với các tiêu chuẩn theo quy định.
- Tuân thủ quyền chỉ huy, lệnh điều độ, vận hành của Đơn vị phân phối điện theo
quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia.
- Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho Đơn vị phân phối điện để lập kế hoạch
vận hành, kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa hệ thống điện phân phối.
- Phối hợp với Đơn vị phân phối điện duy trì chất lƣợng điện năng và vận hành
kinh tế hệ thống điện phân phối theo thỏa thuận với Đơn vị phân phối điện.
ii. Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối sở hữu nhà máy phát điện đấu nối với
lƣới điện phân phối có trách nhiệm :
- Thực hiện các quy định liên quan.
- Đảm bảo vận hành nhà máy điện theo cam kết trong thỏa thuận đấu nối và hợp
đồng mua bán điện.
- Cung cấp chính xác, kịp thời kế hoạch và số liệu vận hành của nhà máy điện cho
Đơn vị phân phối điện.
iii. Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối đấu nối vào cấp điện áp hạ áp có trách
nhiệm vận hành trang thiết bị điện và lƣới điện của mình đảm bảo phù hợp với các tiêu
chuẩn quy định.
c. Trách nhiệm phối hợp thực hiện
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm phối hợp thực hiện phƣơng án đấu nối khi
khách hàng có hồ sơ đề nghị đấu nối hợp lệ. Việc đấu nối và điều chỉnh đấu nối phải đảm
bảo đáp ứng các tiêu chuẩn vận hành tại điểm đấu nối theo quy định.
Trƣờng hợp các thiết bị tải điểm đấu nối của Khách hàng sử dụng lƣới điện phân
phối không đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn vận hành lƣới điện phân
phối, Đơn vị phân phối lƣới điện có trách nhiệm thông báo và phối hợp với khách hàng
đƣa ra biện pháp khắc phục. Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối phải chịu mọi chi
phí thực hiện các biện pháp khắc phục.
d. Trách nhiệm đầu tư phát triển lưới điện phân phối

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 35


Trong trƣờng hợp cần thiết, Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có trạm riêng
đấu nối vào cấp điện áp 110 kV có trách nhiệm đầu tƣ, lắp đặt rơ-le tần số thấp phục vụ tự
động sa thải tải theo tính toán của Đơn vị phân phối điện. Yêu cầu về rơ-le tần số thấp
phải đƣợc ghi rõ trong thỏa thuận đấu nối.
e. Phân định về bảo dưỡng, sửa chữa lưới phân phối khi đấu nối
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm lập kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa hệ thống
điện phân phối năm, tháng và tuần bao gồm kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa lƣới điện phân
phối và các nhà máy điện có công suất đặt từ 30 MW trở xuống đấu nối vào lƣới điện
phân phối phục vụ cho việc lập kế hoạch vận hành hệ thống điện phân phối.
Kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa lƣới phân phối đƣợc lập cần xem xét đến kế hoạch
bảo dƣỡng, sửa chữa lƣới điện, nhà máy điện của Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối
có trạm riêng, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện và phải đáp ứng các yêu cầu sau :
- Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, tin cậy.
- Tối ƣu việc phối hợp bảo dƣỡng, sửa chữa nguồn điện và lƣới điện.
Trƣờng hợp không thể thực hiện đƣợc kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa lƣới phân
phối dự kiến, Khách hàng sử dụng điện có trạm riêng và các đơn vị phân phối và bán lẻ
điện phải thông báo lại và phối hợp với Đơn vị phân phối điện để điều chỉnh.

11.10 Tình huống khẩn cấp trong QLVH lƣới phân phối [1]
a. Các tình huống khẩn cấp
Tình huống khẩn cấp trên hệ thống điện phân phối là tình huống khi xảy ra mất
điện toàn bộ hoặc một phần hệ thống điện truyền tải hoặc hệ thống điện phân phối gây ảnh
hƣởng đế chế độ vận hành bình thƣờng hoặc gây mất điện trên diện rộng trong hệ thống
điện phân phối.
Các tình huống khẩn cấp bao gồm :
i. Sự cố hoặc rã lƣới toàn bộ hoặc một phần hệ thống điện truyền tải gây ảnh hƣởng
đến chế độ vận hành bình thƣờng của hệ thống điện phân phối.
ii. Sự cố trên hệ thống điện truyền tải dẫn đến một phần hệ thống điện phân phối
vận hành trong tình trạng tách đảo.
iii. Sự cố trên đƣờng dây hoặc trạm biến áp phân phối cấp điện áp 110kV gây mất
điện trên diện rộng trong hệ thống điện phân phối.
b. Sự cố hoặc rã lưới toàn bộ hoặc một phần lưới truyền tải
Trường hợp sự cố trên lưới truyền tải làm ảnh hưởng tới chế độ vận hành bình
thường hoặc mất điện trên lưới điện phân phối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm :
- Liên hệ ngay với Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trƣờng điện, Đơn vị truyền
tải điện để biết thông tin về khoảng thời gian dự kiến ngừng cung cấp điện và phạm vi ảnh
hƣởng đến tải của hệ thống điện phân phối từ sự cố này.
- Áp dụng các biện pháp điều khiển công suất tải và các biện pháp vận hành khác
để giảm thiểu phạm vi ảnh hƣởng do sự cố trên hệ thống điện truyền tải gây ra.
Trường hợp rã lưới toàn bộ hoặc một phần hệ thống điện truyền tải làm ảnh hưởng
tới chế độ vận hành bình thường hoặc mất điện trên lưới điện phân phối, Đơn vị phân
phối điện có trách nhiệm :
- Tuân thủ quy trình khởi động điện và khôi phục hệ thống điện quốc gia và quy
định hệ thống điện truyền tải.
- Tách lƣới điện phân phối thuộc quyền quản lý của đơn vị thành các vùng tải riêng
biệt theo quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 36


- Khôi phục tải theo thứ tự ƣu tiên tuân thủ phƣơng thức đã đƣợc Đơn vị vận hành
hệ thống điện và thị trƣờng điện phê duyệt trong phạm vi lƣới điện phân phối do Đơn vị
phân phối điện quản lý.
- Đơn vị phân phối điện và Khách hàng lớn sử dụng lƣới điện phân phối phải giữ
thông tin liên lạc, cử các chuyên gia kỹ thuật và thông báo danh sách họ tên, chức vụ,
quyền hạn của các chuyên gia này cho các bên liên quan để phối hợp vận hành trong suốt
quá trình xử lý và khôi phục tình huống khẩn cấp.
c. Vận hành lưới phân phối trong trường hợp tách đảo
Trường hợp một phần lưới điện phân phối bị tách khỏi hệ thống, trở thành lƣới cô
lập, gọi là tách đảo, Đơn vị phân phối điện phải xem xét và quyết định việc vận hành các
nhà máy điện đấu nối với phần lƣới điện phân phối này. Đơn vị phân phối điện phải chỉ
huy điều độ các nhà máy điện vận hành ở chế độ tách đảo và đảm bảo sẵn sàng hòa đồng
bộ với hệ thống điện khi có lệnh từ Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trƣờng điện.
Trường hợp nhà máy điện được thiết kế có chế độ vận hành tách đảo độc lập và đã
có sự thống nhất với Đơn vị phân phối điện, nhà máy đấu nối vào lƣới điện phân phối có
thể vận hành tách đảo sử dụng hệ thống tự dùng và cung cấp điện cho tải hoặc thiết bị của
khách hàng khác với điều kiện :
- Nhà máy đƣợc thiết kế đầy đủ về hệ thống rơ-le bảo vệ và có các phƣơng thức
điều khiển đối với các tổ máy cả ở chế độ tách đảo và chế độ vận hành nối với hệ thống
điện phân phối.
- Đảm bảo khả năng xác định và cắt các sự cố trong khi vận hành tách đảo để bảo
vệ các tổ máy và lƣới điện của khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối khác trong phần
lƣới điện phân phối bị tách đảo.
- Đảm bảo tiêu chuẩn nối đất trung tính của phần lƣới điện phân phối bị tách đảo.
Trường hợp phần hệ thống điện phân phối bị tách đảo không có khả năng hòa đồng
bộ với phần hệ thống điện đã được phục hồi, Đơn vị phân phối điện phải tách các nhà máy
điện đấu nối với lƣới điện phân phối bị tách đảo để khôi phục cung cấp điện cho vùng bị
tách đảo từ hệ thống điện đã đƣợc phục hồi, sau đó khôi phục vận hành các nhà máy điện
đã bị tách.
d. Sự cố nghiêm trọng trên lưới điện phân phối
Trƣờng hợp xảy ra sự cố trên đƣờng dây hoặc trạm biến áp phân phối cấp điện áp
110 kV gây mất điện trên diện rộng trong hệ thống điện phân phối, Đơn vị phân phối điện
có trách nhiệm :
- Khẩn trƣơng cô lập và xử lý sự cố tuân thủ quy trình xử lý sự cố hệ thống điện
quốc gia.
- Thông báo thông tin sự cố cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trƣờng điện,
Đơn vị truyền tải điện và các Khách hàng lớn sử dụng lƣới điện phân phối chịu ảnh hƣởng
của sự cố.
- Thay đổi phƣơng thức kết dây, đảm bảo tối đa khả năng cung cấp điện cho tải hệ
thống điện phân phối trong thời gian sự cố.
e. Khôi phục hệ thống điện phân phối sau trường hợp khẩn cấp
Khi hệ thống điện phân phối bị tan rã, vận hành ở chế độ tách đảo hoặc khi xảy ra
sự cố lớn trên lƣới điện phân phối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm phối hợp với
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trƣờng điện, Đơn vị truyền tải điện, Khách hàng lớn
sử dụng lƣới điện phân phối và các đơn vị liên quan đƣa hệ thống điện phân phối về chế
độ vận hành bình thƣờng trong thời gian sớm nhất.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 37


Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm phân các vùng tải có quy mô phù hợp với
khả năng của các nhà máy điện khởi động điện, báo cáo Đơn vị vận hành hệ thống điện và
thị trƣờng điện, đảm bảo nhanh chóng khôi phục hệ thống điện phân phối.
Các nhà máy điện đấu nối vào lƣới điện phân phối trong chế độ vận hành tách đảo
và hòa đồng bộ phải tuân theo lệnh điều độ của Đơn vị phân phối điện.
Trƣờng hợp lƣới điện phân phối không có các nhà máy điện có khả năng tự khởi
động để vận hành tách đảo, lƣới điện phân phối chỉ đƣợc khôi phục từ hệ thống điện
truyền tải thì đơn vị phân phối điện phải thực hiện khôi phục hệ thống điện phân phối theo
lệnh của Đơn vị vận hành điện và thị trƣờng điện. Đơn vị phân phối điện phải khôi phục
tải theo thứ tự ƣu tiên và theo kế hoạch đã đƣợc phê duyệt.
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thông báo với Khách hàng lớn sử dụng lƣới
điện phân phối để phối hợp trong quá trình xử lý sự cố khôi phục hệ thống điện phân phối.

11.11 GIẢI PHÁP GIÁM SÁT LƢỚI PHÂN PHỐI [1]


11.11.1 Điều khiển tải
a. Định nghĩa
Điều khiển tải bao gồm các biện pháp ngừng, giảm cung cấp điện, sa thải tải hoặc
điều khiển giảm công suất tác dụng của tải điện theo đăng ký tự nguyện của Khách hàng
sử dụng điện tham gia vào các chƣơng trình quản lý nhu cầu điện để tránh rã lƣới hay quá
tải trên lƣới điện.
b. Ngừng, giảm cung cấp điện
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thực hiện ngừng, giảm cung cấp điện theo kế
hoạch tuân thủ kế hoạch vận hành tuần đã đƣợc công bố.
Đơn vị phân phối điện đƣợc ngừng cung cấp điện không theo kế hoạch trong các
trƣờng hợp sau :
- Theo yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trƣờng điện để đảm bảo
an ninh cung cấp điện.
- Xảy ra sự cố hoặc đe dọa sự cố gây mất an toàn nghiêm trọng cho ngƣời, thiết bị
và hệ thống điện.
- Khi có trƣờng hợp bất khả kháng trên lƣới điện phân phối.
Trƣờng hợp ngừng, giảm cung cấp điện, Đơn vị phân phối điện hoặc Đơn vị phân
phối và bán lẻ điện phải thực hiện trình tự, thủ tục thông báo đến Khách hàng sử dụng
điện bị ảnh hƣởng theo quy định.
c. Xây dựng phương án sa thải tải
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm xây dựng phƣơng án sa thải tải trong phạm vi
quản lý căn cứ trên :
- Yêu cầu vận hành an toàn hệ thống điện.
- Kế hoạch ngừng cung cấp điện do đe dọa an ninh cung cấp điện của Đơn vị vận
hành hệ thống điện và thị trƣờng điện.
- Thứ tự ƣu tiên của các tải.
- Các biện pháp giảm thiểu ảnh hƣớng đến Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối
có cùng thứ tự ƣu tiên cấp điện.
Phƣơng án sa thải tải phải bao gồm các mức công suất, thứ tự thực hiện và thời
gian sa thải tải.
Trước 15h ngày thứ Sáu hàng tuần, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm hoàn
thành và công bố phƣơng án sa thải tải cho hai tuần tiếp theo.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 38


d. Các biện pháp sa thải tải
i. Sa thải tải tự động là sa thải do rơ-le tần số tác động để cắt có chọn lọc tải ở cấp
điện áp trung áp nhằm giữ tần số trong giới hạn cho phép, tránh mất điện trên diện rộng.
ii. Sa thải tải theo lệnh là sa thải theo yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trƣờng điện hoặc Đơn vị phân phối điện trong trƣờng hợp thiết nguồn hoặc có sự cố
trên hệ thống điện để đảm bảo an ninh cung cấp điện.
e. Thực hiện sa thải tải
Đơn vị phân phối điện phải thực hiện sa thải tải theo phƣơng án sa thải tải đã đƣợc
xây dựng và công bố.
Trường hợp sa thải tải theo lệnh của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trƣờng
điện hoặc để bảo vệ lƣới điện phân phối, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện phải thông báo
cho Khách hàng sử dụng điện theo quy định.
Sau khi sa thải tải tự động hoặc sa thải tải theo lệnh của Đơn vị vận hành hệ thống
điện và thị trƣờng điện, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm :
- Báo cáo Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trƣờng điện về công suất, thời gian,
khu vực tải bị sa thải là các mức sa thải tải theo giá trị cài đặt tác động của rơ-le tần số.
- Khôi phục tải bị sa thải khi có lệnh của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trƣờng điện.
Trường hợp sa thải tải thuộc phạm vi quản lý của khách hàng bị sa thải tải tự động
hoặc sa thải theo lệnh từ Đơn vị phân phối điện, Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối
có trách nhiệm :
- Báo cáo Đơn vị phân phối điện về công suất, thời gian, khu vực tải bị sa thải và
các mức sa thải tải theo giá trị cài đặt tác động của rơ-le tần số.
- Khôi phục tải bị sa thải khi có lệnh của Đơn vị phân phối điện.

11.11.2 Điều khiển điện áp


Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm, tính toán điện áp tại các nút trên lƣới điện
phân phối thuộc phạm vi quản lý theo các chế độ vận hành và phối hợp với Khách hàng sử
dụng lƣới điện phân phối để đảm bảo duy trì chất lƣợng điện áp thông qua các biện pháp
điều khiển công suất phản kháng và điều chỉnh nấc phân áp của máy biến áp.
Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có trách nhiệm phối hợp vận hành với
Đơn vị phân phối điện để duy trì điện áp trên hệ thống điện phân phối theo thỏa thuận.

11.11.3 Giám sát và điều khiển từ xa


Đơn vị phân phối điện và Khách hàng lớn sử dụng lƣới điện phân phối phải thống
nhất về phƣơng thức giám sát và điều khiển.
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm lắp đặt các trạm đo xa và các thiết bị tích hợp
cần thiết để giám sát hệ thống lƣới điện của khách hàng khi hai bên có thỏa thuận. Trong
trƣờng hợp đó, Đơn vị phân phối điện phải lắp đặt các trạm điều khiển từ xa cần thiết, bao
gồm cả phần điều khiển máy cắt và đƣợc quyền khiển hệ thống máy cắt trong phạm vi
lƣới điện của khách hàng.
Khách hàng lớn sử dụng lƣới điện phân phối có trách nhiệm phối hợp với Đơn vị
phân phối điện trong việc lắp đặt và vận hành hệ thống điều khiển và giám sát từ xa.

11.11.4 Hình thức trao đổi thông tin


Đơn vị phân phối điện, Khách hàng lớn sử dụng lƣới điện phân phối và các Đơn vị
phân phối điện khác phải thỏa thuận thống nhất hình thức trao đổi thông tin để bảo đảm
việc liên lạc vận hành đƣợc liên tục và thông suốt 24/24 giờ.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 39


Đơn vị phân phối điện và Khách hàng lớn sử dụng lƣới điện phân phối phải chỉ
định cán bộ phụ trách liên lạc vận hành và trao đổi danh sách cán bộ phụ trách liên lạc và
nhân viên vận hành.

11.11.5 Trao đổi thông tin trong vận hành


a. Thông tin trao đổi
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thông báo cho Khách hàng lớn sử dụng lƣới
điện phân phối trong trƣờng hợp nhận thấy chế độ vận hành lƣới điện phân phối có thể ảnh
hƣởng tới chế độ vận hành lƣới điện hoặc tổ máy phát điện của khách hàng, bao gồm các
thông tin sau đây :
- Chế độ vận hành hệ thống điện phân phối và những ảnh hƣởng có thể xảy ra cho
lƣới điện hoặc tổ máy phát điện của khách hàng.
- Nguyên nhân gây ra ảnh hƣởng tới lƣới điện hoặc tổ máy phát điện của khách
hàng.
Khách hàng lớn sử dụng lƣới điện phân phối có trách nhiệm thông báo ngay cho
Đơn vị phân phối điện khi nhận thấy chế độ vận hành lƣới điện hoặc các tổ máy phát điện
của mình có thể ảnh hƣởng đến lƣới điện phân phối, bao gồm các thông tin sau đây :
- Nguyên nhân gây ra sự thay đổi chế độ vận hành lƣới điện của khách hàng.
- Những ảnh hƣởng có thể xảy ra cho lƣới điện của Đơn vị phân phối điện.
b. Thông báo các tình huống bất thường
Tình huống bất thƣờng là tình huống hệ thống điện phân phối bị sự cố, đe dọa sự cố
hoặc các thông số vận hành nằm ngoài dải cho phép.
Khi xuất hiện tình huống bất thƣờng trên hệ thống điện phân phối, Đơn vị phân
phối điện có trách nhiệm :
- Thông báo ngay cho Khách hàng lớn sử dụng lƣới điện phân phối có thể bị ảnh
hƣởng đến lƣới điện của khách hàng.
- Bổ sung, làm rõ thông tin đã cung cấp cho các Khách hàng lớn sử dụng lƣới điện
phân phối sở hữu nhà máy điện khi có yêu cầu.
Khách hàng lớn sử dụng lƣới điện phân phối có trách nhiệm thông báo ngay cho
Đơn vị phân phối điện khi có tình huống bất thƣờng trên lƣới điện của khách hàng gây ảnh
hƣởng đến hệ thống điện phân phối.
c. Thông báo về sự cố nghiêm trọng
Sự cố nghiêm trọng là các sự cố dẫn đến đƣờng dây hoặc trạm biến áp phân phối
cấp điện áp 110 kV bị tách ra khỏi vận hành gây mất điện trên diện rộng của khách hàng
gây ảnh hƣởng đến hệ thống điện phân phối.
Đơn vị phân phối điện hoặc Khách hàng lớn sử dụng lƣới điện phân phối có trách
nhiệm thông báo thông tin sự cố trên lƣới điện của mình ngay sau khi xảy ra sự cố nghiêm
trọng trên lƣới điện.
Thông báo về sự cố nghiêm trọng bao gồm các nội dung chính sau đây :
- Ngày giờ xảy ra sự cố.
- Khoảng thời gian tồn tại sự cố.
- Địa điểm xảy ra sự cố và khu vực bị ảnh hƣởng.
- Thiết bị bị sự cố.
- Mô tả ngắn gọn sự cố.
- Nguyên nhân gây ra sự cố (nếu có).
- Thời gian dự kiến khắc phục sự cố.
- Các biện pháp sa thải phụ tải đã đƣợc thực hiện (nếu có).
SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 40
Đơn vị phân phối điện hoặc Khách hàng lớn sử dụng lƣới điện phân phối có trách
nhiệm bổ sung, làm rõ các nội dung trong thông báo sự cố nghiêm trọng khi có yêu cầu.
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm báo cáo về sự cố nghiêm trọng bằng văn bản
cho Sở Công Thƣơng nơi xảy ra sự cố theo các nội dung theo quy định.

11.11.6 Báo cáo kết quả vận hành hệ thống điện phân phối
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện, kết
quả vận hành hệ thống điện phân phối hàng năm và hàng tháng. Trong đó đánh giá việc
thực hiện các tiêu chuẩn vận hành theo quy định, đánh giá kết quả vận hành hệ thống điện
phân phối, tình hình quá tải, sự cố thiết bị và nguyên nhân, đề xuất các biện pháp để đảm
bảo vận hành lƣới điện an toàn, tin cậy và hiệu quả.
Trƣớc ngày 31 tháng 01 hàng năm, Đơn vị phân phối điện phải lập báo cáo về kết
quả vận hành hệ thống điện phân phối năm trƣớc, trƣớc ngày 05 hàng tháng lập báo cáo về
kết quả vận hành hệ thống điện phân phối tháng trƣớc gửi Cục điều tiết điện lực và Đơn vị
vận hành hệ thống điện và thị trƣờng điện.
Trong trƣờng hợp đột xuất, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm báo cáo kết quả
vận hành hệ thống điện phân phối theo yêu cầu của Cục điều tiết.

11.11.7 Trách nhiệm phối hợp vận hành


a. Trách nhiệm phối hợp
Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng
phải thống nhất về trách nhiệm, phạm vi điều khiển vận hành đối với thiết bị trên lƣới điện
phân phối liên quan giữa hai bên, cử ngƣời có trách nhiệm trong việc phối hợp vận hành
an toàn lƣới điện và thiết bị.
Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng
phải phối hợp, thiết lập và duy trì thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết khi tiến hành
công tác hoặc thí nghiệm trong phạm vi quản lý của mình.
Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng
phải xây dựng quy trình phối hợp vận hành để đảm bảo an toàn cho ngƣời và thiết bị trong
công tác vận hành, thí nghiệm, bao gồm các nội dung sau :
- Nguyên tắc và các thủ tục phối hợp vận hành.
- Trách nhiệm và quyền hạn trong việc điều khiển, vận hành, thí nghiệm hệ thống
điện phân phối.
Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng
có trách nhiệm thống nhất về việc phối hợp vận hành và lƣu trữ, quản lý, cập nhật, trao đổi
các tài liệu liên quan.
b. Phối hợp thực hiện vận hành
Khi thực hiện công tác, thao tác trên lƣới điện, Đơn vị phân phối điện và Khách
hàng sử dụng lƣới điện phân phối có trạm riêng phải tuân thủ quy định phối hợp vận hành
an toàn và các quy định điều độ, vận hành an toàn khác có liên quan.
Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có trạm riêng có
trách nhiệm phối hợp lắp đặt các biển báo, thiết bị cảnh báo và hƣớng dẫn an toàn, cung
cấp các phƣơng tiện phục vụ công tác phù hợp tại vị trí công tác để đảm bảo công tác an
toàn.
Việc kiểm tra, giám sát và điều khiển thiết bị đấu nối tại ranh giới vận hành phải do
ngƣời đƣợc Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có trạm
riêng chỉ định thực hiện.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 41


11.12 CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM TRONG QLVH LƢỚI ĐẾN 110 kV [1]

11.12.1 Các yêu cầu chung về thí nghiệm trên hệ thống điện phân phối
i. Thí nghiệm trên hệ thống điện phân phối bao gồm việc thí nghiệm trên lƣới điện
của Đơn vị phân phối điện và lƣới điện, nhà máy điện hoặc thiết bị điện của Khách hàng
sử dụng lƣới điện phân phối.
ii. Việc thí nghiệm chỉ đƣợc tiến hành trong khả năng làm việc của thiết bị điện
hoặc tổ máy phát điện và trong thời gian đƣợc thông báo tiến hành thí nghiệm, có sự
chứng kiến của đại diện các bên có liên quan và phải tuân thủ các quy trình, quy định hiện
hành.
iii. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối phải đảm
bảo không gây nguy hiểm cho ngƣời và thiết bị trên hệ thống điện phân phối trong quá
trình thí nghiệm.
iv. Việc thí nghiệm thiết bị điện tại điểm đấu nối với lƣới điện truyền tải phải tuân
thủ quy định hệ thống điện truyền tải.
v. Chi phí thí nghiệm do bên đề nghị thí nghiệm chi trả nếu kết quả thí nghiệm
cho thấy lƣới điện hoặc tổ máy phát điện đạt các tiêu chuẩn vận hành theo quy định hoặc
các thông số ghi trong thỏa thuận đấu nối. Trƣờng hợp kết quả thí nghiệm cho thấy lƣới
điện hoặc tổ máy phát điện không đạt các tiêu chuẩn vận hành theo quy định hoặc không
đúng với các thông số ghi trong thỏa thuận đấu nối thì bên sở hữu lƣới điện hoặc tổ máy
phát điện không đáp ứng các tiêu chuẩn vận hành phải trả chi phí thí nghiệm.
11.12.2 Các trƣờng hợp tiến hành thí nghiệm thiết bị trên lƣới điện phân phối
i. Thí nghiệm định kỳ thiết bị trên lƣới điện phân phối.
ii. Thí nghiệm đột xuất thiết bị trên lƣới điện phân phối trong trƣờng hợp :
- Để đảm bảo an toàn và độ tin cậy của lƣới điện phân phối.
- Khi có khiếu nại của Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối liên quan đến vi
phạm chất lƣợng điện năng trên lƣới điện phân phối theo quy định hoặc tại thỏa thuận đấu
nối.
iii. Thí nghiệm theo yêu cầu của Đơn vị phân phối điện khi nhận thấy thiết bị của
Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối gây ảnh hƣởng xấu đến lƣới điện phân phối.
11.12.3 Các trƣờng hợp tiến hành thí nghiệm tổ máy phát điện
Đơn vị phân phối điện có quyền thí nghiệm mỗi tổ máy phát điện đấu nối vào lƣới
điện phân phối không quá hai lần trong năm, trừ các trƣờng hợp sau :
- Kết quả thí nghiệm xác định một hoặc nhiều đặc tính vận hành của tổ máy phát
điện không đúng với các đặc tính ghi trong thỏa thuận đấu nối.
- Khi Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối sở hữu
nhà máy điện không thống nhất ý kiến về các thông số và đặc tính vận hành của tổ máy
phát điện trong kết quả thí nghiệm.
- Theo yêu cầu của Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối sở hữu nhà máy điện.
- Thí nghiệm về chuyển đổi nhiên liệu.
Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối sở hữu nhà máy điện thực hiện thí nghiệm
trong các trƣờng hợp sau :
- Để kiểm tra lại các đặc tính vận hành của tổ máy phát điện đã đƣợc hiệu chỉnh sau
mỗi lần xảy ra sự cố hƣ hỏng liên quan đến tổ máy phát điện.
- Để kiểm tra tổ máy phát điện sau khi lắp đặt, sửa chữa lớn, thay thế, cải tạo hoặc
lắp ráp lại.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 42


11.12.4 Công tác thí nghiệm
a. Trách nhiệm trong thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm :
i. Tiến hành thí nghiệm định kỳ thiết bị trên lƣới điện phân phối thuộc phạm vi
quản lý vận hành.
ii. Tiến hành thí nghiệm đột xuất trên lƣới điện phân phối trong trƣờng hợp cần
thiết để đảm bảo lƣới điện phân phối vận hành an toàn, ổn định.
iii. Tiến hành thí nghiệm trên lƣới điện của khách hàng theo yêu cầu của Khách
hàng sử dụng lƣới điện phân phối.
iv. Phối hợp với Đơn vị truyền tải điện, các Đơn vị phân phối điện khác tiến hành
các thí nghiệm thiết bị tại các điểm đấu nối có liên quan.
v. Thông báo trƣớc bằng văn bản cho Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối và
các đơn vị có liên quan về lịch thí nghiệm.
Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có trách nhiệm :
i. Thực hiện thí nghiệm lƣới điện và tổ máy phát điện trong phạm vi quản lý.
ii. Phối hợp với Đơn vị phân phối điện trong việc thí nghiệm các thiết bị điện tại
điểm đấu nối với lƣới điện phân phối.
iii. Thông báo trƣớc bằng văn bản cho Đơn vị phân phối điện về lịch thí nghiệm.
iv. Tổ chức thí nghiệm và bảo dƣỡng định kỳ các thiết bị điện, các thiết bị đấu nối
vào lƣới điện phân phối, hàng năm phải gửi các biên bản thí nghiệm cho Đơn vị phân phối
điện để theo dõi.
b. Trình tự, thủ tục thí nghiệm theo yêu cầu của Đơn vị phân phối điện
Khi có nhu cầu thí nghiệm, Đơn vị phân phối có trách nhiệm thông báo bằng văn
bản cho Khách hàng lớn sử dụng điện bị ngừng, giảm cung cấp điện do việc thí nghiệm và
Khách hàng lớn sử dụng lƣới điện phân phối có thiết bị thí nghiệm ít nhất mƣời lăm ngày
trƣớc ngày dự kiến thí nghiệm. Thông báo bao gồm các nội dung sau :
- Mục đích thí nghiệm.
- Vị trí thí nghiệm.
- Thời gian dự kiến thí nghiệm.
- Hạng mục và trình tự thí nghiệm dự kiến.
- Kế hoạch ngừng, giảm cung cấp điện do yêu cầu của thí nghiệm (nếu có).
Trường hợp thí nghiệm được tiến hành trong phạm vi quản lý của Khách hàng lớn
sử dụng điện phân phối, nếu không nhất trí với thông báo thí nghiệm của Đơn vị phân
phối điện, trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận đƣợc thông báo, khách hàng phải
thông báo lại và đề xuất phƣơng án giải quyết để thống nhất với Đơn vị phân phối điện
điều chỉnh kế hoạch thí nghiệm.
c. Trình tự, thủ tục thí nghiệm theo đề nghị của Khách hàng lớn sử dụng điện
Khi có nhu cầu thí nghiệm, Khách hàng lớn sử dụng lƣới điện phân phối phải gửi
văn bản đề nghị thí nghiệm cho Đơn vị phân phối điện, bao gồm các nội dung sau đây :
- Mục đích thí nghiệm.
- Lý do đề nghị thí nghiệm.
- Vị trí và hạng mục thí nghiệm.
- Thời gian dự kiến tiến hành thí nghiệm.
Trƣờng hợp thí nghiệm tổ máy phát, khách hàng phải bổ sung các thông tin sau :
- Lý lịch của tổ máy phát điện.
- Các đặc tính của tổ máy phát điện.
- Dự kiến chế độ vận hành tổ máy phát điện trong thời gian thí nghiệm.
SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 43
Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận đƣợc đề nghị thí nghiệm, Đơn vị phân
phối điện có trách nhiệm xem xét và yêu cầu khách hàng bổ sung các thông tin cần thiết.
Trong thời hạn mƣời bốn ngày kể từ ngày nhận đƣợc văn bản đề nghị thí nghiệm
hợp lệ, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho khách hàng đề
nghị thí nghiệm và các đơn vị có liên quan về kế hoạch thí nghiệm.
Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả thí nghiệm
cho khách hàng đề nghị thí nghiệm sau khi hoàn thành việc thí nghiệm.
d. Trách nhiệm thực hiện sau khi thí nghiệm
Đơn vị phân phối điện phải điều chỉnh, nâng cấp thiết bị trên lƣới điện phân phối
trong trƣờng hợp kết quả thí nghiệm cho thấy thiết bị trên lƣới điện phân phối thuộc phạm
vi quản lý vận hành của Đơn vị phân phối điện không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật quy
định.
Khách hàng lớn sử dụng lƣới điện phân phối phải điều chỉnh, nâng cấp thiết bị
trong thời hạn thỏa thuận với Đơn vị phân phối điện trong trƣờng hợp kết quả thí nghiệm
cho thấy thiết bị của khách hàng không đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định hoặc các
yêu cầu trong thỏa thuận đấu nối.

11.12.5 Công tác đo đếm


a. Nguyên tắc xác định vị trí đo đếm chính
Vị trí đo đếm chính đƣợc xác định trùng hoặc liền kề với điểm đấu nối.
Trƣờng hợp không đủ điều kiện để bố trí hệ thống đo đếm điện theo quy định hoặc
vị trí đo đếm chính không đảm bảo đo đếm chính xác điện năng giao nhận. Đơn vị phân
phối điện và Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối hoặc Đơn vị phân phối điện khác
phải thỏa thuận vị trí đo đếm điện năng thay thế, đồng thời xác định phƣơng thức quy đổi
điện năng từ vị trí đo đếm thay thế và điểm đấu nối.
b. Xác định vị trí đo đếm đối với cấp điện áp cao áp và trung áp
Trường hợp Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối là Đơn vị phân phối và bán
lẻ điện và Khách hàng sử dụng điện, đối với các điểm đấu nối tại cấp điện áp 110 kV, tại
mỗi điểm đấu nối phải xác định vị trí đo đếm chính và một vị trí đo đếm dự phòng.
Đối với các đấu nối điện áp từ 1000 V đến 35 kV, Đơn vị phân phối điện và Khách
hàng sử dụng lƣới điện phân phối thỏa thuận vị trí đo đếm dự phòng nếu thấy cần thiết.
Điểm đấu nối thuộc trạm biến áp của Đơn vị phân phối điện :
- Vị trí đo đếm chính đƣợc xác định tại các xuất tuyến lộ đƣờng dây của trạm điện
của Đơn vị phân phối điện, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác.
- Vị trí đo đếm dự phòng đƣợc xác định theo thỏa thuận giữa Đơn vị phân phối điện
và Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối.
Điểm đấu nối thuộc trạm biến áp của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối :
- Vị trí đo đếm chính đƣợc xác định tại máy cắt tổng hoặc đầu cực phía cao áp của
máy biến áp đấu nối trực tiếp với lƣới điện phân phối trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác.
- Vị trí đo đếm dự phòng đƣợc xác định theo thỏa thuận giữa Đơn vị phân phối điện
và Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối.
Trường hợp điểm đấu nối khác với các điểm nên trên, vị trí đo đếm chính và vị trí
đo đếm dự phòng đƣợc xác định theo thỏa thuận giữa Đơn vị phân phối điện và Khách
hàng sử dụng lƣới điện phân phối.
Trường hợp Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối là Khách hàng sử dụng lưới
điện phân phối sở hữu các tổ máy phát điện :

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 44


- Đối với các nhà máy điện đấu nối tại cấp điện áp 110 kV, tại mỗi điểm đấu nối
phải xác định vị trí đo đếm chính và hai vị trí đo đếm dự phòng.
- Đối với các nhà máy điện đấu nối tại cấp điện áp từ 1000 V đến 35 kV, tại mỗi
điểm đấu nối phải xác định vị trí đo đếm chính và một vị trí đo đếm dự phòng.
Điểm đấu nối thuộc trạm biến áp của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có
các tổ máy phát điện :
- Vị trí đo đếm chính đƣợc xác định tại máy cắt tổng hoặc đầu cực phía cao áp của
máy biến áp tăng áp đấu nối trực tiếp với lƣới điện phân phối trừ trƣờng hợp có thỏa thuận
khác.
- Vị trí đo đếm dự phòng 1 đƣợc xác định tại các xuất tuyến lộ đƣờng dây của trạm
biến áp của nhà máy, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác.
- Vị trí đo đếm dự phòng 2, trong trƣờng hợp đấu nối tại cấp điện áp 110kV đƣợc
xác định theo thỏa thuận giữa Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lƣới điện
phân phối sở hữu các tổ máy phát điện.
Điểm đấu nối không thuộc trạm biến áp của Khách hàng sử dụng lưới điện phân
phối sở hữu các tổ máy phát điện :
- Trƣờng hợp trạm biến áp của khách hàng có tổ máy phát điện đấu nối vào lƣới
điện phân phối có một đƣờng dây liên hệ với điểm đấu nối và không có điện năng đi vòng
qua thanh cái của trạm biến áp của khách hàng thì vị trí đo đếm chính trùng hoặc liền kề
với điểm đấu nối.
- Trƣờng hợp trạm biến áp của Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có tổ máy
phát điện có từ hai đƣờng dây trở lên và có điện năng vòng qua thanh cái trạm biến áp của
khách hàng thì vị trí đo đếm chính đƣợc chọn theo quy định.
- Các vị trí đo đếm dự phòng đƣợc xác định theo thỏa thuận giữa Đơn vị phân phối
điện và Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có tổ máy phát điện.
Trường hợp điểm đấu nối khác với quy định nêu trên, vị trí đo đếm chính và các vị
trí đo đếm dự phòng đƣợc xác định theo thỏa thuận giữa Đơn vị phân phối điện và Khách
hàng sử dụng lƣới điện phân phối có tổ máy phát điện.
Điểm đấu nối giữa hai Đơn vị phân phối điện, vị trí đo đếm chính và vị trí đo đếm
dự phòng đƣợc xác định theo thỏa thuận giữa các Đơn vị phân phối điện.
Điểm đấu nối giữa Đơn vị phân phối và bán lẻ điện và Khách hàng sử dụng điện,
vị trí đo đếm chính và vị trí dự phòng (nếu có) đƣợc xác định theo thỏa thuận giữa hai bên.
Vị trí đo đếm đối với Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối đấu nối hạ áp đƣợc
xác định tại điểm đấu nối của Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối, trừ trƣờng hợp có
thỏa thuận khác.
c. Hệ thống đo đếm điện năng
Hệ thống đo đếm điện năng phải đƣợc bố trí tại các điểm đo đếm chính để xác định
chính xác, đầy đủ các đại lƣợng đo đếm giữa nhận điện năng qua điểm đấu nối và loại trừ
đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả đo đếm từ kết cấu mạch vòng của hệ thống điện.
Hệ thống đo đếm điện năng dự phòng đƣợc lắp đặt tại vị trí đo đếm dự phòng để
thực hiện các chức năng sau :
- Thay thế cho hệ thống đo đếm tại vị trí đo đếm chính, làm cơ sở tính toán các đại
lƣợng mua bán điện trong trƣờng hợp hệ thống đo đếm tại vị trí đo đếm chính hoạt động
không chính xác hoặc bị sự cố.
- Hỗ trợ việc giám sát, kiểm tra kết quả đo đếm của hệ thống đo đếm tại vị trí đo
đếm chính trong trƣờng hợp hệ thống đo đếm tại vị trí đo đếm chính làm việc bình thƣờng.
- Kết hợp với hệ thống đo đếm tại vị trí đo đếm chính và các hệ thống đo đếm dự
phòng khác để tính toán sản lƣợng điện năng giao nhận trong một số trƣờng hợp đặc biệt.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 45


d. Cấu hình của hệ thống đo đếm điện năng
Cấu hình đầy đủ đối với hệ thống đo đếm điện năng bao gồm :
- Biến dòng điện.
- Biến điện áp.
- Công-tơ đo đếm điện năng.
- Mạch điện và cáp nhị thứ.
- Thiết bị phục vụ thu thập số liệu đo đếm và đƣờng truyền dữ liệu.
- Thiết bị bảo vệ an toàn, vị trí niêm phong, kẹp chì.
- Thiết bị phụ trợ, thiết bị chuyển đổi đấu nối, thiết bị cô lập mạch đo phục vụ thí
nghiệm, thiết bị lô-gich phục vụ biến điện áp BU, thiết bị kiểm tra điện áp và đóng điện.
Cấu hình cụ thể của hệ thống đo đếm đƣợc xác định theo cấp điện áp và đặc thù
của vị trí đo đếm.
e. Hệ thống đo đếm cấp điện áp 110 kV
Yêu cầu đối với công-tơ đo đếm điện năng :
i. Là loại ba pha bốn dây.
ii. Kiểu điện tử tích hợp chức năng và có thể lập trình đƣợc.
iii. Có nhiều biểu giá.
iv. Đo đếm điện năng tác dụng và phản kháng theo hai chiều nhận và phát riêng
biệt theo bốn góc phần tƣ.
v. Có chức năng đo công suất cực đại, ghi biểu đồ tải tổng.
vi. Có giao thức thích hợp để thu thập, đọc số liệu tại chỗ và từ xa.
vii. Đƣợc cấp nguồn từ hệ thống điện áp thứ cấp đo lƣờng và phải đảm bảo duy trì
hoạt động khi mất điện áp một hoặc hai pha bất kỳ.
viii. Có nhiều mức mật khẩu.
ix. Có các vị trí niêm phong, kẹp chì đảm bảo không thể tiếp cận với các đầu cực
đấu dây và thay đổi các thông số cài đặt trong công-tơ nếu không phá bỏ chì niêm phong
x. Có chức năng lƣu trữ thông tin đo đếm, biểu đồ tải ít nhất 60 ngày với chu kỳ ghi
giá trị đo đếm không quá 30 phút.
xi. Đối với hệ thống đo đếm tại vị trí đo đếm chính, công-tơ đo đếm điện năng tác
dụng phải đạt cấp chính xác 0,2 theo tiêu chuẩn IEC 62053-22 và cấp chính xác 2,0 theo
tiêu chuẩn IEC 62035-23 nếu đo đếm điện năng phản kháng hoặc các tiêu chuẩn khác
tƣơng đƣơng.
xii. Đối với hệ thống đo đếm dự phòng, công-tơ đo đếm điện năng tác dụng phải
đạt cấp chính xác 0,5 theo tiêu chuẩn IEC 62053-22 và cấp chính xác 2,0 theo tiêu chuẩn
IEC 62035-23 nếu đo đếm điện năng phản kháng hoặc các tiêu chuẩn khác tƣơng đƣơng.
Yêu cầu đối với biến dòng điện dùng cho đo đếm điện năng :
i. Có các cuộn dây thứ cấp đo lƣờng dùng riêng cho công-tơ đo đếm điện năng.
ii. Giá trị dòng điện thứ cấp danh định là 1 A hoặc 5 A.
iii. Có vị trí niêm phong kẹp chì tại nắp hộp đấu dây cuộn thứ cấp đo lƣờng cấp cho
công-tơ đo đếm điện năng đảm bảo không thể tác động vào mạch điện đấu nối nếu không
phá bỏ niêm phong.
iv. Biến dòng điện phục vụ đo đếm chính phải đạt cấp chính xác 0,2 theo tiêu chuẩn
IEC 60044-1 hoặc các tiêu chuẩn khác tƣơng đƣơng.
v. Biến dòng điện phục vụ đo đếm dự phòng phải đạt cấp chính xác 0,5 theo tiêu
chuẩn IEC 60044-1 hoặc các tiêu chuẩn khác tƣơng đƣơng.
Yêu cầu đối với biến điện áp dùng cho đo đếm điện năng :
i. Có cuộn dây thứ cấp đo lƣờng dùng riêng cho công-tơ đo đếm điện năng.
ii. Giá trị điện áp hệ thống thứ cấp danh định là 100 V hay 110 V.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 46


iii. Có vị trí niêm phong tại nắp hộp đấu dây cuộn thứ cấp đo lƣờng cấp cho công-
tơ đo đếm điện năng đảm bảo không thể tác động vào mạch điện đấu nối.
iv. Biến điện áp phục vụ đo đếm chính phải đạt cấp chính xác 0,2 theo tiêu chuẩn
IEC 60044-2 đối với biến điện áp kiểu cảm ứng, tiêu chuẩn IEC 60044-5 do biến điện áp
kiểu tụ hoặc các tiêu chuẩn khác tƣơng đƣơng.
f. Hệ thống đo đếm cấp điện áp 1000 V đến 35 kV
Yêu cầu đối với công-tơ đo đếm điện năng :
i. Đáp ứng các yêu cầu theo quy định.
ii. Đối với hệ thống đo đếm chính, công-tơ đo đếm điện năng tác dụng phải đạt cấp
chính xác 0,5 theo tiêu chuẩn IEC 62053-22 và cấp chính xác 2,0 theo tiêu chuẩn IEC
62053-23, nếu đo đếm điện năng phản kháng hoặc các tiêu chuẩn khác tƣơng đƣơng.
iii. Cấp chính xác của hệ thống đo đếm dự phòng (nếu có) đƣợc xác định theo thỏa
thuận giữa Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối.
Yêu cầu đối với biến dòng điện dùng cho đo đếm điện năng :
i. Có các cuộn dây thứ cấp đo lƣờng dùng riêng cho các thiết bị đo lƣờng và công-
tơ đo đếm điện năng.
ii. Giá trị dòng điện thứ cấp danh định là 1 A hoặc 5 A.
iii. Có vị trí niêm phong kẹp chì tại nắp hộp đấu dây cuộn thứ cấp đo lƣờng cấp cho
các thiết bị đo lƣờng và công-tơ đo đếm điện năng đảm bảo không thể tác động vào mạch
điện đấu nối nếu không phá bỏ niêm phong.
iv. Biến dòng điện phục vụ đo đếm chính phải đạt cấp chính xác 0,5 theo tiêu chuẩn
IEC 60044-1 hoặc các tiêu chuẩn khác tƣơng đƣơng.
v. Cấp chính xác của biến dòng điện phục vụ đo đếm dự phòng (nếu có) đƣợc xác
định theo thỏa thuận giữa Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lƣới điện phân
phối.
Yêu cầu đối với biến điện áp dùng cho đo đếm điện năng :
i. Có các cuộn dây thứ cấp đo lƣờng dùng riêng cho các thiết bị đo lƣờng và công-
tơ đo đếm điện năng.
ii. Giá trị điện áp hệ thống thứ cấp danh định là 100 V hoặc 110 V
iii. Có vị trí niêm phong tại nắp hộp đấu dây cuộn thứ cấp đo lƣờng cấp cho các
thiết bị đo lƣờng và công-tơ đo đếm điện năng đảm bảo không thể tác động vào mạch điện
đấu nối.
iv. Biến điện áp phục vụ đo đếm chính phải đạt cấp chính xác 0,5 theo tiêu chuẩn
IEC 60044-2 đối với biến điện áp kiểu cảm ứng, tiêu chuẩn IEC 60044-5 đối với biến điện
áp kiểu tụ bù hoặc các tiêu chuẩn khác tƣơng đƣơng
v. Cấp chính xác của biến điện áp phục vụ đo đếm dự phòng (nếu có) đƣợc xác
định theo thỏa thuận giữa đơn vị phân phối điện và khách hàng sử dụng lƣới điện phân
phối.
g. Hệ thống đo đếm hạ áp
Yêu cầu đối với công-tơ đo đếm điện năng
i. Là loại ba pha bốn dây hoặc ba pha ba dây đối với công-tơ ba pha và loại một pha
hai dây đối với công-tơ một pha.
ii. Có các vị trí niêm phong, kẹp chì đảm bảo không thể tiếp cận với các đầu cực
đấu dây và thay đổi các thông số cài đặt trong công-tơ nếu không phá bỏ niêm phong.
iii. Đối với công-tơ ba pha, công-tơ đo đếm điện năng tác dụng phải đạt cấp chính
xác 1,0 theo tiêu chuẩn IEC 52053-21 đối với công-tơ kiểu điện tử, tiêu chuẩn 62053-11
đối với công-tơ kiểu cảm ứng hoặc các tiêu chuẩn khác tƣơng đƣơng. Đối với công-tơ 1

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 47


pha, công-tơ đo đếm điện năng tác dụng phải đạt cấp chính xác 2,0 theo tiêu chuẩn IEC
62053-21 đối với công-tơ điện tử, tiêu chuẩn IEC 62053-11 đối với công-tơ kiểu cảm ứng
hoặc các tiêu chuẩn khác tƣơng đƣơng.
Yêu cầu đối với biến dòng điện sử dụng cho đo đếm điện năng hạ áp :
i. Có cuộn dây thứ cấp đo lƣờng dùng riêng cho các thiết bị đo lƣờng và công-tơ đo
đếm điện năng.
ii. Giá trị dòng điện thứ cấp danh định là 1 A hoặc 5 A.
iii. Có vị trí niêm phong tại nắp hộp đấu dây cuộn thứ cấp đo lƣờng cấp cho các
thiết bị đo lƣờng và công-tơ đo đếm điện năng đảm bảo không thể tác động vào mạch điện
đấu nối nếu không phả bỏ niêm phong.
iv. Đạt cấp chính xác 0,5 theo tiêu chuẩn IEC 60044-1 hoặc các tiêu chuẩn khác
tƣơng đƣơng.
h. Yêu cầu kỹ thuật của mạch đo đếm
i. Cáp nhị thứ của mạch điện đo đếm phải đƣợc đi theo đƣờng ngắn nhất, số lƣợng
điểm nối qua hàng kẹp là ít nhất và phải có đủ điều kiện thực hiện biện pháp niêm phong,
kẹp chí đo đếm tại các điểm đấu nối.
ii. Đối với hệ thống đo đếm 110 kV, cuộn thứ cấp của BI, BU và cáp nhị thứ nối
với công-tơ đo đếm điện năng của hệ thống đo đếm chính không đƣợc sử dụng cho bất kỳ
mục đích nào khác và phải hoàn toàn độc lập với hệ thống đo đếm dự phòng. Cáp nhị thứ
của hệ thống đo đếm chính phải đi riêng và nối trực tiếp từ hộp đấu dây của BI, BU đến tủ
công-tơ mà không qua hàng kẹp tại tủ trung gian.
iii. Trƣờng hợp công-tơ đƣợc cấp điện áp từ một trong những BU thanh cái thông
qua bộ chuyển mạch điện áp, các đầu đấu dây bộ chuyển mạch điện áp phải đảm bảo điều
kiện niêm phong kẹp chì và công-tơ đo đếm điện năng phải đƣợc lập trình để ghi lại thời
điểm và khoảng thời gian chuyển mạch điện áp.
iv. Tải mạch thứ cấp BI, BU bao gồm cả công-tơ đo đếm điện năng không đƣợc
vƣợt quá tải định mức của BI, BU.
v. Trƣờng hợp mạch dòng điện của hệ thống đo đếm dự phòng sử dụng chung với
các thiết bị đo lƣờng khác, phải bảo đảm không làm ảnh hƣởng tới độ chính xác của hệ
thống đo đếm và đủ điều kiện thực hiện niêm phong kẹp chì toàn bộ mạch dòng điện, thiết
bị đo lƣờng, công-tơ đo đếm điện năng.
vi. Các hộp nối thí nghiệm phải đƣợc lắp đặt để phục vụ cho việc kiểm định thiết bị
đo đếm và đủ điều kiện niêm phong, kẹp chì.
i. Yêu cầu kỹ thuật đối với niêm phong kẹp chì và bảo mật
i. Toàn bộ hệ thống đo đếm điện năng bao gồm hộp đấu dây BI, BU, công-tơ đo
đếm điện năng, hành kẹp, con nối, mạch dòng điện, mạch điện áp, thiết bị phụ trợ, mạch
lô-gich chuyển đổi, tủ công-tơ, mạng thông tin phải đƣợc niêm phong kẹp chì để chống
can thiệp trái phép.
ii. Đối với công-tơ đo đếm điện năng điện tử, phần mềm của công-tơ phải có mật
khẩu bảo vệ với nhiều mức phân quyền truy cập khác nhau.
iii. Trƣờng hợp Đơn vị phân phối điện lắp đặt và khai thác hệ thống thu thập số liệu
đo đếm tự động thì phải đảm bảo các yêu cầu sau :
iv. Số liệu đo đếm điện năng sau khi đƣợc đọc và truyền về máy chủ đặt tại vị trí đo
đếm phải đƣợc mã hóa để tránh sự thay đổi trái phép.
v. Phần mềm quản lý hệ thống đọc, truyền và tổng hợp số liệu đo đếm điện năng
phải đƣợc bảo mật bằng nhiều cấp mật khẩu để đảm bảo tính bảo mật, chính xác và tin cậy
của số liệu đo đếm.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 48


11.13 TIÊU CHUẨN CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ [1]
11.13.1 Các loại tiêu chuẩn chất lƣợng dịch vụ
a. Các loại tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ
Tiêu chuẩn chất lƣợng dịch vụ bao gồm :
i. Thời gian xem xét, ký thỏa thuận đấu nối và thực hiện đấu nối mới hoặc thời gian
điều chỉnh đấu nối cho khách hàng.
ii. Chất lƣợng trả lời khiếu nại bằng văn bản.
b. Văn bản trả lời khiếu nại của khách hàng
Văn bản trả lời khiếu nại của khách hàng bao gồm :
i. Trả lời rõ ràng khiếu nại dƣợc chấp nhận hay không.
ii. Giải thích rõ ràng phƣơng án giải quyết trong trƣờng hợp khiếu nại đƣợc chấp
nhận.
Trong trƣờng hợp không chấp nhận khiếu nại, đơn vị phân phối điện phải nêu rõ lý
do và hƣớng dẫn khách hàng theo từng trƣờng hợp cụ thể.
Cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết khác giúp khách hàng đánh giá đƣợc
phƣơng án giải quyết.
Văn bản trả lời trong thời gian quy định.
Chất lƣợng trả lời khiếu nại của khách hàng qua điện thoại đƣợc đánh giá trên các
tiêu chí :
i. Tỷ lệ số cuộc gọi của khách hàng đƣợc trả lời thỏa đáng.
ii. Thời gian trả lời các cuộc gọi trong thời gian quy định.

11.13.2 Chất lƣợng dịch vụ lƣới điện phân phối


a. Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ lưới điện phân phối
i. Đơn vị phân phối điện phải tổ chức, duy trì và cập nhật hệ thống thông tin để ghi
nhận tất cả khiếu nại từ khách hàng bằng văn bản hay qua điện thoại.
ii. Tiêu chuẩn chất lƣợng dịch vụ đƣợc quy định nhƣ sau :
- Thời gian xem xét và ký thỏa thuận đấu nối kể từ khi nhận đƣợc hồ sơ đề nghị đấu
nối hoàn chỉnh, hợp lệ theo quy định.
- Chất lƣợng trả lời bằng văn bản :
- Có trên 85% văn bản giải thích việc ngừng cung cấp điện cho khách hàng trong
vòng hai mƣơi bốn giờ kể từ thời điểm ngừng cung cấp điện.
- Có trên 95% văn bản trả lời các khiếu nại bằng văn bản (fax hoặc công văn) trong
thời hạn năm ngày làm việc.
- Chất lƣợng trả lời khiếu nại qua điện thoại : có trên 85% các cuộc điện thoại của
khách hàng đƣợc phản hồi trong thời gian ba mƣơi giây.
b. Báo cáo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ
Trước ngày 31 tháng 03 hàng năm, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm báo cáo
Cục điều tiết điện lực về kết quả thực hiện tiêu chuẩn chất lƣợng dịch vụ bao gồm các nội
dung sau :
i. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chất lƣợng dịch vụ năm trƣớc theo quy định.
ii. Giải trình nguyên nhân trong trƣờng hợp không đạt các tiêu chuẩn chất lƣợng
dịch vụ.
iii. Kế hoạch nâng cao tiêu chuẩn chất lƣợng dịch vụ.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 49


Chương 12
NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN VÀ CHẤT LƢỢNG ĐIỆN NĂNG

12.1 NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN [12] & [18]


Nguồn điện phân tán là nguồn điện có hai đặc trƣng cơ bản sau :
i. Công suất nguồn phục thuộc vào các yếu tố bên ngoài nhƣ thời tiết hay quá trình sản
xuất của một dây chuyền công nghệ và do đó, không chủ động đƣợc việc giám sát đồ thị phát
công suất PG(t);
ii. Địa điểm nguồn phân tán tùy thuộc điều kiện nguồn năng lƣợng sơ cấp.
Nguồn điện phân tán điển hình là điện mặt trời, trạm phát điện gió, nguồn điện tận
dụng năng lƣợng thải của dây chuyền công nghệ (nguồn điện đồng phát), năng lƣợng sóng
biển, …. Do không chủ động đƣợc đồ thị phát công suất, nguồn điện phân tác có đặc tính làm
việc khác với nguồn điện tập trung (thủy điện, điện nhiên liệu, địa nhiệt, hạt nhân, …).
12.2 NGUỒN NĂNG LƢỢNG MẶT TRỜI [18]
12.2.1 Các đặc trƣng của năng lƣợng bức xạ mặt trời
Đặc trƣng cơ bản của bức xạ mặt trời gồm :
i. Cƣờng độ bức xạ (CĐBX) ε là nhiệt lƣợng
nhận đƣợc trên một đơn vị diện tích mặt hứng tia
nắng (mặt vuông góc với tia nắng) trong một đơn vị
thời gian. Trong bức xạ mặt trời, 7% năng lƣợng là
sóng tử ngoại ( < 0,38 m), 47% năng lƣợng thuộc
ánh sáng nhìn thấy (0,38–0,78 m) và 46% năng
lƣợng thuộc bức xạ hồng ngoại ( > 0,7 m), đơn vị
thƣờng dùng là cal/m2h.
CĐBX trung bình năm ở các vùng trên cả Hình 12.1 Dạng điển hình ngày nắng
của phân bổ CĐBX mặt trời
nƣớc cho ở bảng 12.1.
ii. Phân bổ CĐBX xạ trong một ngày q(t) cho biết biến thiên ε trong một ngày. Cƣờng
độ đạt cực đại vào ban trƣa, giảm dần theo hai phía ban sáng và chiều tối.
CĐBX trung bình ngày :
1 t2
q D  q (12.1)
T it1
tb i

T – số giờ có nắng trong ngày


T = t2 – t1 + 1 (12.2)
t1 – thời điểm bắt đầu có nắng

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 50


t2 – thời điểm tắt nắng
iii. Phân bổ CĐBX trung bình ngày theo tháng
qD(t), t = d1 -> d2.
d1 – ngày có nắng đầu tiên trong tháng
d2 – ngày có nắng cuối cùng trong tháng
CĐBX trung bình tháng :
1 d
q
tb
M  
2
qD
i (12.3)
D di 1

D – số ngày có nắng trong tháng


D = d2 – d1 + 1 (12.4)
iv. Phân bổ CĐBX cực đại vào mùa hè và cực tiểu vào mùa đông :
1 1
 
2
Q
Y 
qM
i (12.5)
M d
i 1

M = 12 – số tháng trong năm


vi. Số giờ có nắng trung bình trong năm Ts, xác định theo thống kê, bảng 12.2 :

Dạng điển hình của q(t) cho ở hình 12.2 ;


q*(t)= q(t) / max[q(t)] (12.6)
12.2.2 Tiềm năng về năng lƣợng mặt trời trên thế giới
Tiềm năng về năng lƣợng mặt trời của các nƣớc trên thế giới không đều, mạnh nhất ở
vùng xích đạo và những khu vực khô hạn, giảm dần về phía địa cực.

Tiềm năng kinh tế của việc sử dụng năng lƣợng mặt trời phụ thuộc vào vị trí địa điểm trên
trái đất, phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu, thời tiết cụ thể của vùng miền. Theo số liệu thống kê
bức xạ trung bình của một địa điểm trên thế giới vào khoảng 2000 kWh/m2/năm

12.2.3 Tiềm năng về năng lƣợng mặt trời ở Việt Nam


Năng lƣợng mặt trời phân bố không đều trên toàn lãnh thổ Việt Nam do đặc điểm địa
hình, khí hậu khác nhau giữa hai miền ranh giới là vĩ tuyến 17. Nói chung cƣờng độ năng
lƣợng bức xạ năng lƣợng mặt trời không cao và thay đổi thất thƣờng. Bảng 12.1 cho số liệu
về bức xạ năng lƣợng mặt trời của các vùng ở Việt Nam.

Bảng 12.1 Dữ liệu về bức xạ năng lượng mặt trời ở Việt Nam

Vùng Giờ nắng/năm Bức xạ, kcal/cm2/năm Khả năng ứng dụng

Đông Bắc 1 500-1 700 100-125 Thấp

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 51


Tây Bắc 1 750-1 900 125-150 Trung bình

Bắc Trung Bộ 1 700-2 000 140-160 Tốt

Tây Nguyên, Nam Trung Bộ 2 000-2 600 150-175 Rất tốt

Nam Bộ 2 200-2 500 130-150 Rất tốt

Trung bình cả nƣớc 1 700-2 500 100-175 Tốt

Nguồn Tổng cục Khí tượng thủy văn

12.2.4 Hƣớng ứng dụng năng lƣợng mặt trời


NLMT từ xa xƣa đã đƣợc tận dụng để sƣởi ấm, làm khô quần áo, thực phẩm, hội tụ
để lấy lửa. Ứng dụng mới coi NLMT là nguồn năng lƣợng tái tạo với nhiều công dụng nhƣ
bình nƣớc nóng mặt trời, lò sấy mặt trời, thiết bị khử mặn mặt trời, đặc biệt là điện mặt
trời. Việc sử dụng năng lƣợng mặt trời đƣợc chia thành hai nhóm chính:
i. Biến đổi trực tiếp ánh sáng mặt trời thành điện năng bằng cách sử dụng hiệu ứng
quang điện trong pin quang điện (photo voltaic - PV), còn gọi pin mặt trời (solar cell).

ii. Sử dụng nhiệt năng của mặt trời thông qua các bình đun nƣớc nóng, lò sấy sƣởi,
bếp mặt trời.

12.2.5 Pin mặt trời


Hiện tƣợng biến đổi trực tiếp ánh sáng thành điện năng đã đƣợc nhà khoa học Pháp
Bec-cơ-ren (Alexandre Edmond Becquerel) phát minh từ năm 1831. Tuy nhiên những ứng
dụng thực tế chỉ bắt đầu khi những linh kiện bán dẫn si-lich đƣợc sản xuất hàng loạt vào
năm 1954.

Ứng dụng đầu tiên của pin mặt trời là trong lĩnh vực vệ tinh nhân tạo. Dàn pin mặt
trời lắp trên vệ tinh, tầu vũ trụ đảm bảo năng lƣợng cho chúng hoạt động. Từ những năm
1970 Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản đã nghiên cứu, triển khai ứng dụng thƣơng mại pin
mặt trời trong mọi lĩnh vực. Ngoài ứng dụng trong khoa học vũ trụ, thông tin liên lạc, đảm
bảo tín hiệu hàng hải, pin mặt trời đặc biệt thích hợp trong việc cung cấp điện cho các khu
vực dân cƣ miền xa lƣới điện quốc gia, hải đảo, ở những vùng xa lƣới điện có yêu cầu
điện năng tiêu thụ dƣới 100 kWh/tháng. Hiện dàn pin mặt trời đã đƣợc lắp làm nguồn cấp
đèn chiếu sáng và tín hiệu giao thông.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 52


Trạm pin mặt trời lớn nhất thế giới hoàn thành vào tháng 8-2004 tại Lep-zich
(Leipzig) CHLB Đức. Trạm đƣợc lắp ghép từ 33 500 tấm
pin mặt trời có tổng công suất 5 MW đủ phục vụ nhu cầu
dùng điện cho 1 800 hộ. Khó khăn chủ yếu cho việc ứng
dụng dàn pin mặt trời là giá thành đầu tƣ cao, đòi hỏi mặt
bằng lắp đặt lớn.

Si-lich là vật liệu cơ bản để chế tạo pin mặt trời.


Hai loại công nghệ cơ bản để chế tạo pin mặt trời là a) si- Hình 12.2 Pin quang điện si-lích.
lich tinh thể (crystalline silichon) đƣợc cắt mỏng từ các thỏi si-lich kết tinh, và b) màng
mỏng (thin film) bằng cách lắng đọng màng mỏng các nguyên tố hóa học trên lớp đế cách
điện. Công nghệ màng mỏng có giá thành thấp hơn, dễ tự động hóa nên ngày nay các mô-
đun dàn pin mặt trời chủ yếu đƣợc chế tạo theo công nghệ màng mỏng.

Cấu tạo cơ bản của pin mặt trời là hai lớp bán dẫn, lớp si-lich kích tạp phôt-pho
(bán dẫn loại n) và lớp bán dẫn si-lich kích tạp bo (bán dẫn loại p) ghép với nhau, tạo nên
lớp chuyển tiếp p-n chiều dày khoảng (0,2 - 0,3) mm, hình 12.2. Khi ánh sáng chiếu vào
bề mặt lớp chuyển tiếp p-n tạo nên các điện tử
bị kích thích bởi ánh sáng, vƣợt qua hàng rào
chuyển tiếp và tạo nên dòng điện chạy qua tải.
Pin quang điện si-lích nhạy cảm với phổ tần 
= 0,4 – 1,0 m, cực đại tại  = 0,7 m, đƣợc
dùng làm pin mặt trời, phù hợp với quang phổ
cảm thụ của mắt ngƣời, biến đổi trực
Hình 12.3 Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời
tiếp ánh nắng thành điện, hình 12.3.

Dòng quang điện tỷ lệ thuận với quang thông chiếu vào pin mặt trời, vào bản chất
của vật liệu bán dẫn, diện tích bề mặt và nhiệt độ môi trƣờng, có giá trị khoảng 20-40 mA/
cm2 bản cực. Sức điện động do chuyển tiếp bán dẫn si-lich p-n tạo nên của một mô-đun
nguyên tố vào khoảng 0,5-0,6 V. Để tạo nên điện áp lớn hơn cần mắc nối tiếp nhiều pin
nguyên tố. Để tăng dòng điện cần nối song song các mô-đun pin nguyên tố. Việc mắc nối
tiếp và song song pin mặt trời sẽ tạo thành dàn pin mặt trời, hình 12.4.

Công suất của dàn pin mặt trời phụ thuộc vào số lƣợng các mô-đun nguyên tố.
Công nghệ pin mặt trời ngày nay, trung bình diện tích pin quang điện 120 cm2 tạo nên

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 53


công suất cực đại 2 W. Khi cƣờng độ ánh sáng vào khoảng 40% cƣờng độ cực đại sẽ tạo
nên công suất khoảng 0,8 W.

Dàn pin mặt trời, hình 12.4, đƣợc phủ một lớp chống ẩm trong suốt, hoạt động tin
cậy, tuổi thọ trung bình từ 20-30 năm. Nếu có thêm hệ thống hội tụ ánh sáng cho phép
giảm diện tích các mô-đun mà vẫn đảm bảo công suất so với hệ thống thông thƣờng và
cho phép giảm 10 % chi phí. Tuy nhiên hệ thống này đòi hỏi thiết bị định hƣớng dàn pin.
Điều kiện làm việc tiêu chuẩn của các dàn pin mặt trời ứng với mật độ năng lƣợng 1
kWh/m2/1năm, nhiệt độ môi trƣờng
250C. Các tấm pin mặt trời thƣờng
đƣợc sử dụng lợp mái nhà nhƣ
nguồn cấp điện hộ gia đình, hình
12.5, trên các vệ tinh. Nhiều dàn pin
mặt trời lắp đặt trên một mặt bằng
nối với nhau thành trại năng lƣợng / pin Hình 12.4 Dàn pin mặt trời
mặt trời, hình 12.6.

Ở Việt Nam,
các dàn pin mặt trời
đã đƣợc lắp đặt từ đầu
năm 1990. Đi đầu
trong lĩnh vực này là
ngành bƣu chính viễn
thông và ngành hàng
Hình 12.5 – Dàn pin mặt trời lắp
hải. Tính đến năm cho hộ gia đình Hình 12.6 Trại năng lượng mặt trời
2005 có 1 150 kW dàn pin mặt trời đã lắp đặt. Tại trung tâm Hội nghị quốc gia đã lắp đặt
dàn pin mặt trời với công suất đặt 150 kW.

Bảng 12.2 cho thông số kỹ thuật của một số dàn pin mặt trời thông dụng.

Bảng 12.2 Thông số kỹ thuật của một số dàn pin mặt trời thông dụng

Công ty chế tạo Vật liệu Hiệu suất, % Công suất, W Kích cỡ, cm2

Solar Cells Inc CdTe 9,1 63,1 6 728

Solarex a-Si 7,6 56,0 7.417

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 54


Siemens Solar CIS 10,2 39,3 3 859

ARCO Solar CIS 11,1 10,4 938

Matsushita CdTe 8,7 10,4 1 200

USSC a-Si 8,7 10,0 902

Golden Photon CdTe 9,2 31,3 3 366

Energy Conservation a-Si 7,8 30,6 3 906


Devices

Thế hệ pin mặt trời thứ nhất dựa


trên si-lich đơn tinh thể. Thế hệ thứ hai bắt
đầu từ năm 1970 với màng mỏng GaAs do
nhà vật lý Nga An-phe-rôp (Zhore
Alferov) đƣa ra. Công nghệ công nghệ Dàn pin mt. Bộ điều chỉnh Ăc-qui DC-AC
Hình 12.7 – Sơ đồ dàn pin mặt trời cung cấp tải riêng rẽ

màng mỏng đạt đƣợc hiệu suất cao. Có ba loại


công nghệ màng mỏng có triển vọng

Si-lich vô định hình (a-Si)

Hợp chất CIS

Hợp chất CeTd.

Hiệu suất chuyển đổi năng lƣợng của


chúng vào khoảng 10% và sẽ đạt tới 13-15%
trong tƣơng lai gần. Hình 12.8 – Dàn pin mặt trời nối lưới
1. Bộ pin ; 2. Bộ nghịch lƣu ; 3. Dao cắt tự
Thế hệ thứ ba liên quan đến công nghệ động ; 4. Ăc-qui ; 5. Đo lƣờng ;
na-nô và hi vọng sẽ đạt đƣợc hiệu suất biến đổi 6. Lƣới điện

năng lƣợng 36%.

Khi lắp đặt dàn pin mặt trời công suất nhỏ lắp cố định không có bộ tự động điều
chỉnh hƣớng cần định hƣớng dàn pin mặt trời về phía Mặt Trời theo hƣớng Đông-Tây tại
vị trí không bị vật thể kiến trúc và cây cối che khuất.

Dàn pin mặt trời cấp cho tải riêng rẽ

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 55


Dàn pin mặt trời cung cấp cho tải riêng rẽ cần có bộ trữ năng lƣợng, mục 12.6, hiện
ăc-qui đƣợc dùng rộng rãi, hình 12.7. Điện từ
dàn pin mặt trời đƣa qua bộ điều chỉnh, chủ yếu
là thay đổi điện áp ra, nối song song với bộ ăc-
qui. Chức năng bộ ăc-qui là tích trữ (nạp) năng
lƣợng khi nguồn pin mặt trời có công suất lớn
hơn nhu cầu của tải và cấp năng lƣợng (phóng)
cho tải khi công suất nguồn pin mặt trời nhỏ hơn
công suất tải, hoặc nguồn pin mặt trời không sản
ra điện do không có nắng.
Sau ăc-qui là bộ đổi điện một chiều thành
Hình 12.9 – Nguồn pin mặt trời
xoay chiều cấp cho tải. Với vật dùng điện có thể
cấp tải một chiều và xoay chiều
làm việc cả với điện một chiều và xoay chiều,
nhƣ đèn điện, không cần bộ đổi điện này.
Dàn pin mặt trời nối
lưới
Dàn pin mặt trời nối
lƣới cho trên hình 12.8. Bộ đo
lƣờng 5 đo công suất phát lên
lƣới. Ăc-qui 4 để ổn định điện
áp cấp cho tải nội bộ. Trƣờng
hợp có cả tải một chiều và
xoay chiều, sơ đồ bố trí nhƣ
hình 12.9.
Dàn pin mặt trời nối
lƣới có dự trữ cho ở hình Hình 12.10 – Dàn pin mặt trời nối lưới có dự trữ
12.10. Bộ ăc-qui phải có dung
lƣợng đủ lớn để cấp cho tải ƣu tiên không đƣợc phép mất điện.
12.2.6 Công nghệ nhiệt điện mặt trời
Năng lƣợng mặt trời đƣợc tập trung và làm nóng môi trƣờng trao đổi chất của chu
trình nhiệt điện để sản xuất điện năng. Có ba phƣơng pháp tập trung năng lƣợng mặt trời:

a. Sử dụng các bộ thu nhiệt trung tâm

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 56


Bộ thu nhiệt trung tâm còn gọi là tháp nhiệt. Các gƣơng phản xạ định hƣớng ánh
sáng vào bộ thu trung tâm lắp ở đỉnh tháp cao nhằm đốt nóng môi chất chuyển động bên
trong. Sau đó môi chất
này thực hiện chu trình
nhiệt điện để quay tua-bin
- máy phát.

Hệ thống tháp
nhiệt mặt trời sử dụng
một dãy kính phản chiếu
tự động hƣớng về phía
Mặt Trời để hội tụ ánh
sáng vào bộ thu trung tâm Hình 12.11 Hệ thống tháp nhiệt điện mặt trời dùng muối nóng
chảy
đặt trên đỉnh tháp. Tại đây sử dụng bể chứa muối nóng chảy làm môi trƣờng chất vận
chuyển nhiệt cho chu trình nhiệt điện hơi nƣớc với thông số nhiệt độ lên đến 565 oC. Tháp
nhiệt điện mặt trời có nhiều ƣu điểm về kinh tế và đƣợc sử dụng tại Hoa Kỳ, Bắc Phi, Mê-
hi-cô, Trung Đông... Chất
truyền nhiệt thƣờng là muối.
Hệ này có hiệu suất cao nhƣng Ống hấp
thụ
yêu cầu cao về vật liệu đƣờng
ống. Công nghệ này thích hợp Bộ phản
xạ
với quy mô công suất trên 30 Ống gom

MW. Hình 12.11 là sơ đồ công


nghệ hệ thống tháp nhiệt điện Hình 12.12 Máng hấp thụ năng lượng mặt trời pa-ra-bôn
mặt trời dùng muối nóng chảy.

Tại Hoa Kỳ bộ thu trung tâm


công suất 43 MW có diện tích dàn
kính phản xạ 81 000 m2.

b. Sử dụng các máng pa-ra-bôn

Máng pa-ra-bôn có định


hƣớng Mặt Trời để tập trung ánh
sáng vào bộ thu đặt tại tiêu điểm
của hệ gƣơng pa-ra-bôn, hình
12.12. Nhiệt năng thu đƣợc Hình 12.13 Nguyên lý nhà máy nhiệt điện mặt trời máng pa-ra-pon

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 57


đốt nóng môi trƣờng chất để thực hiện chu trình nhiệt điện qua tua-bin - máy phát. Công
nghệ này có nhiều ƣu điểm, đƣợc sử dụng phổ biến với quy mô từ 14-80 MW.
Năng lƣợng mặt trời đƣợc các máng pa-ra-bôn tập trung lại và đốt nóng môi trƣờng
chất trung gian muối). Môi trƣờng này trao đổi nhiệt trong bộ sinh hơi và quá nhiệt tạo nên
hơi nƣớc có nhiệt độ và áp suất cao làm quay tua-bin - máy phát. Sau khi đi qua tua-bin,
hơi nƣớc ngƣng tụ tại bình ngƣng và đƣợc bơm trở lại bộ sinh hơi và quá nhiệt, hình 12.13.
Quy mô của nhà máy điện mặt trời sử dụng công nghệ này từ 30 đến 300 MW, góp
phần giảm chi phí nhiên liệu.
Hệ nhiệt điện mặt trời kiểu máng pa-ra-bôn công suất 320 MW tại Hoa Kỳ có diện
tích máng pa-ra-bôn 3 531 600 m2, tích trữ nhiệt trong 10 giờ ban ngày tại địa điểm có
cƣờng độ bức xạ 2 725 kWh/m2.năm, hiệu suất chuyển đổi năng lƣợng mặt trời thành điện
năng 14,6%, sản lƣợng điện 1,4 GWh/năm. Tổng vốn đầu tƣ ban đầu là 3 000USD/kW,
chi phí bảo dƣỡng 34 USD/kW.năm.
Dàn thu NLMT có thể là gƣơng pa-ra-bôn, gƣơng cầu, gƣơng trụ, máng mặt trời và
tháp mặt trời, hình 12.14.
Hiệu suất lý thuyết của dàn thu NLMT :
 = 1 – TL / TH (12.6)
TL – nhiệt độ dòng chất lỏng qua đầu ra bình ngƣng, oK
TH – nhiệt độ dòng chất lỏng qua tấm hấp thụ, oK
Với nhiệt độ cao nhất của dàn thu năng lƣợng TH = 121oC, nhiệt độ nƣớc ra bình
ngƣng là 10oC, hiệu suất cao nhất của hệ thu nhiệt :

a) b) c)
Hình 12.14 – Gương mặt trời (a),máng mặt trời (b) và tháp mặt trời (c)

 max = 1 – (273,15 + 121) / (273,15 + 10) = 0,282 (12.7)


Nếu tính cả hiệu suất tổ tua-bin – máy phát và tự dùng, hiệu suất nhà máy điện lò
hơi mặt trời không quá 23 - 25%.
Chất thu nhiệt đầu tiên là dầu nhiệt (thermal oil), sau này dùng muối nóng chảy đạt
nhiệt độ 565 oC. Công suất các nhà máy nhiệt điện mặt trời đầu tiên đạt 5 MW đến 25
MW, đã tăng lên tới 117 MW và các dự án đang triển khai đạt tới 400 MW (tháp mặt trời
Ivanpah), 750 MW (dự án SES Solar Two).

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 58


12.2.7 Động cơ điện mặt trời
Hệ động cơ điện mặt trời chuyển năng lƣợng mặt trời thành cơ năng và từ cơ năng
thành điện năng, hình 12.15. Hệ gồm các đĩa gƣơng phản xạ ánh sáng vào bộ trung tâm.
Hệ đĩa có hai trục quay cho phép định hƣớng theo Mặt Trời. Nhiệt năng đƣợc tập trung và
truyền đến động cơ nhiệt. So với các sơ đồ công nghệ sử dụng năng lƣợng nhiệt điện mặt
trời, sơ đồ động cơ nhiệt có hiệu suất cao hơn, có thể tới 29,4%.

Bộ tập trung năng lƣợng mặt trời có kích thƣớc phụ thuộc vào công suất động cơ
gắn trên nó. Khi cƣờng độ bức xạ vuông góc đạt 1 000 W/m2 bộ tập trung bề mặt tráng
bạc hoặc nhôm dùng cho động cơ nhiệt sti-linh (stirling) có công suất 25 kW đƣờng kính
khoảng 10 m. Bộ hấp thu năng lƣợng phản xạ từ bộ tập trung đến và truyền cho môi chất
của động cơ nhiệt. Động cơ nhiệt chạy theo chu trình nhiệt động thông thƣờng. Môi chất
tải nhiệt thƣờng dùng là hê-li hoặc nat-ri. Bằng cách nén môi chất khi lạnh và cấp nhiệt
cho môi chất khi ở áp suất cao và cho giãn nở sinh công làm quay tua-bin - máy phát.
Động cơ nhiệt cần phải thải
nhiệt ra một nguồn nhiệt độ
thấp hơn.

Hệ động cơ nhiệt mặt


trời có ƣu điểm là hiệu suất
cao, linh hoạt, dễ ghép nối
với nhiều loại chu trình
nhiệt. Giá thành xây dựng
khoảng 12 000 USD/kW với
hệ thống đơn.
Hình 12.15 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống động cơ nhiệt mặt trời
Các hệ thống nhiệt điện mặt trời đòi hỏi diện tích lắp đặt lớn, thích hợp với các
vùng dân cƣ thƣa.

12.3 ĐIỆN GIÓ [18]


12.3.1 Mở đầu
a. Tình hình khai thác năng lượng gió của một số nước trên thế giới

Năng lƣợng gió đƣợc nghiên cứu và triển khai với tốc độ rất nhanh trong khoảng
10 năm gần đây. Hình 12.16 là mức khai thác năng lƣợng gió giai đoạn 1997-2010 trên thế
giới.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 59


Các tua-bin gió hiện đại bắt đầu đƣợc sản xuất từ năm 1979 ở Đan Mạch với công
suất từ 20-30 kW. Từ năm 2000 đến 2006 dung lƣợng các tua-bin gió tăng gấp 4 lần. Hiện
nay (2012) tổng công suất tua-bin gió đã tới 93 849 MW, trong đó châu Âu chiếm tới
65%. Đan Mạch là nƣớc sử dụng năng lƣợng gió rộng rãi nhất, chiếm 1/5 sản lƣợng điện
hàng năm.

Vào những năm 1990 suất giá thành thiết bị phát điện gió vào khoảng 1 260 €/kW
(€ - đồng tiền chung châu Âu – EURO - Ơ-rô), đến năm 2004 giá này đã giảm xuống còn
890 €/kW, tức giảm hơn 29%.

b. Tiềm năng và tình hình khai thác năng lượng gió ở Việt Nam

Việt Nam nằm ở khu vực gần xích đạo, khoảng 80 đến 230 vĩ độ Bắc, thuộc khu
vực nhiệt đới gió mùa. Gió ở Việt Nam có hai mùa rõ rệt, mùa gió Đông Bắc và mùa gió
Tây Nam, tốc độ trung bình ở độ cao 10-12 m vùng ven biển từ 4,5-6 m/s. Tại các vùng
đảo xa, tốc độ gió đạt tới 6-8 m/s. Mức gió này đủ lớn để sử dụng động cơ gió có hiệu
quả.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Khí tƣợng thủy văn trên toàn lãnh thổ Việt
Nam có 8 khu vực có tốc độ gió trung bình trong năm 4 m/s là Cồn Cỏ, Sa Pa, Bạch Long
Vĩ, Trƣờng Sa và Hòn Dâu.

Bản đồ tiềm năng gió


của Đông Nam Á cho thấy có
nhiều túi gió với tốc độ trung
bình trên 6 m/s nằm trên các
dãy núi dọc theo biên giới
Việt-Lào. Tiềm năng gió trên
đất liền của Việt Nam nói
chung thấp, trừ một vài nơi có
Hình 12.16 Công suất điện gió (MW) trên thế giới 1997-2010
địa hình thuận lợi, nếu khai
thác với quy mô lớn phải vƣơn ra biển, gần nhƣ không thể khai thác quy mô lớn ở sâu
trong đất liền.

Theo số liệu nghiên cứu của Tổ chức phát triển năng lƣợng gió Châu Á, trên lãnh
thổ Việt Nam, các vùng giàu tiềm năng nhất để phát triển năng lƣợng gió nhƣ Sơn Hải
(Ninh Thuận), vùng đồi cát ở độ cao 60 – 100 m phía tây Hàm Tiến đến Mũi Né (Bình

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 60


Thuận) và khu vực bán đảo Phƣơng Mai (Bình Định). Trong những tháng có gió mùa, gió
nam và đông nam với vận tốc trung bình 6-7m/s, tức là vận tốc có thể xây dựng các trạm
điện gió công suất 3-3,5 MW. Dữ liệu gió khu vực Đông Nam Á (Asean) do Ngân hàng
Thế giới công bố cho ở bảng 12.3.

Bảng 12.3 Trữ lượng năng lượng gió khu vực Đông Nam Á theo WB

Nước Vgió, m/s <6 6-7 7-8 8-9 >9

Cam-pu-chia S, km2 175 468 6 155 315 30 0

% 96,4 3,4 0,2 0,0 0,0

Tiềm năng, MW - 24 620 1 260 120 0

Thái Lan S, km2 477 157 37 337 748 13 0

% 92,6 7,2 0,2 0,0 0,0

Tiềm năng, MW - 149 348 2 992 52 0

Việt Nam S, km2 197 342 100 361 25 679 2 187 113

% 60,6 30,8 7,9 0,7 0,0

Tiềm năng, MW - 401 444 102 716 8 748 452

Hiện nay Việt Nam đang ƣu tiên phát triển các dự án khai thác năng lƣợng gió. Tại
Bình Thạnh, Tuy Phong tỉnh Bình Thuận đã lắp đặt 20 tua-bin gió do công ty Fuhrlaender
CHLB Đức chế tạo công suất đơn vị 1,5 MW, cao 85 m, đƣờng kính cánh 77 m, cột tháp
165 tấn. Dự án trang trại gió Bạc Liêu gồm 62 trụ, mỗi trụ công suất 1,6MW, có thể sản
xuất 320 triệu kWh/năm, ngày 27-8-2012 10 tua-bin gió đầu tiên đã đi vào hoạt động. Dự
án trạm phát điện gió đảo Lý Sơn gồm 3 tua-bin gió công suất đơn vị 2 MW đã phát điện
từ giữa năm 2012.

12.3.2 Nguồn năng lƣợng từ gió


Gió là luồng không khí chuyển động. Năng lƣợng
gió là động năng của luồng không khí chuyển động. Mật độ
năng lƣợng gió tỷ lệ bậc ba với tốc độ gió :
Pw = kv3
(12.8)
Pw - mật độ năng lƣợng gió trên đơn vị diện tích hứng Hình 12.17 Hoa gió.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 61


gió, là diện tích của mặt phẳng vuông góc với phƣơng gió thổi, W/m2.
w - đơn vị diện tích hứng gió, m2.
v - tốc độ truyền gió, m/s.
k - hệ số phụ thuộc hệ đơn vị.
Nếu diện tích hứng gió tính ra m2, tốc độ gió – m/s, hệ số k = 0,6386.
Từ đó, có bảng 12.4.
Bảng 12.4 Quan hệ tốc độ gió và công suất gió.

v, m/s 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5 5,5 6

PN, W/m2 0,639 2,155 5,109 9,978 17,27 27,38 40,87 58,19 79,83 106,2 137,9

Tốc độ gió thay đổi theo các yếu tố sau :


a. Thời tiết
Thời tiết ảnh hƣởng rất lớn đến chế độ gió. Ở chế độ bão,
tốc độ gió đạt những ngƣỡng rất cao. Khi lặng gió, tốc độ gió rất
nhỏ, thậm chí có thể xấp xỉ không. Tốc độ gió trung bình các
tháng trong năm đƣợc lấy làm đại diện cho mức gió trong năm.
b. Hướng gió
Tại mỗi địa điểm, hƣớng gió thay đổi theo thời gian.
Ngƣời ta chia hƣớng gió ra làm 16 loại, gọi là hoa gió, hình
12.17.
Bắc (N); Nam (S); Đông (E); Tây (W).
Hình 12.18 Biến thiên
Tây Bắc (NW); Tây Nam (SW); Đông Bắc ( NE); Đông
tốc độ gió theo chiều cao.

Nam (SE)
Bắc Tây Bắc (NNW); Tây Tây Bắc (WNW); Bắc
Đông Bắc (NNE); Đông Đông Bắc (ENE); Nam Tây Nam
(SSW); Tây Tây Nam (WSW); Nam Đông Nam (SSE);
Đông Đông Nam (ESE)
Hƣớng gió thực có thể trùng, có thể lệch ít nhiều so
với hƣớng gió đƣa ra ở hoa gió. Hình 12.19 Đường phân bố

tốc độ gió.
c. Địa điểm gió qua

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 62


Gió chịu ảnh hƣởng rất nhiều của địa hình. Ngoài biển hầu nhƣ không gặp chƣớng
ngại, tốc độ gió là mạnh nhất. Vùng đồng bằng ven biển ít chƣớng ngại tốc độ gió còn cao.
Đi sâu vào đất liền, tốc độ gió giảm dần. Miền núi cao gây nhiều trở ngại cho việc lƣu
thông của gió.
d. Chiều cao
Càng lên cao, càng ít gặp chƣớng ngại
nên tốc độ gió càng mạnh. Hình 1.18 là biến
thiên tốc độ theo chiều cao. Công thức gần
đúng giữa tốc độ gió v1 ở độ cao z1 và v2 ở độ
cao z2 :

v2 / v1 = (z2 / z1) (12.9)

 = 0,143 Hình 12.20 Trại điện gió.

12.3.3 Biến thiên tốc độ gió trong năm


Trong một năm, tốc độ gió luôn biến thiên. Xác suất xuất hiện tốc độ gió v, p(v)
đƣợc biểu thị theo phần trăm của số lần xuất hiện v, v trong tổng số lần khảo sát n :
v
p(v) = v / n;  i 
i
p(v) 1 (12.10a)
vi0

vi = 0 – lặng gió
v∞ – tốc độ gió lớn nhất
Mật độ phân bố xác xuất tốc độ gió tuân
theo luật phân bố Uây-bun (Weibull) :
f(v) = β (vβ-1 / αβ) exp[-(v/α)β] (12.10b)
Các hệ số α và β xác định theo mô hình
gió, có thể xác định gần đúng theo trung bình
mẫu mv và phƣơng sai mẫu σv2 sử dụng các quan
hệ sau :
mv = αГ(1 + 1/β); (σv/mv)2 = Г(1+2/β) / Hình 12.21 Máy phát điện gió trục ngang.
Г2(1+1/β) – 1 (12.10c) 1. Bệ máy; 2. Tủ điều khiển; 3. Trụ đỡ; 4.Thang;
5.Bệ đỡ; 6. Bầu thân; 7. Máy phát; 8. Dụng cụ đo
Г - hàm ga-ma. gió; 9. Hộp số; 10. Ổ đỡ chính; 11. Cánh; 12.
Bầu cánh; 13. Mũ cánh
Trong thực tế, chỉ khảo sát với giới hạn
làm việc của các động cơ gió. Dạng điển hình của đƣờng phân bố gió p(v) cho trên hình
12.19, trên đó, vm là tốc độ gió ứng với xác suất xuất hiện cực đại p(vm) thƣờng cỡ 8-9%.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 63


12.3.4 Các dạng ứng dụng năng lƣợng gió
Năng lƣợng gió có ba dạng ứng dụng thƣờng gặp :
i. Hệ làm việc liên tục riêng rẽ là hệ điện gió kết hợp kho trữ năng lƣợng phù hợp
để đảm bảo cấp điện cho tải của một lƣới độc lập. Dạng này thƣờng là các trại điện gió có
công suất và sản lƣợng thỏa mãn nhu cầu dùng điện của lƣới kết hợp với kho trữ năng
lƣợng thỏa mãn nhu cầu điều hòa tải và phủ đồ thị tải ngày của lƣới.
ii. Hệ nguồn bổ sung là hệ điện gió nối lƣới điện chung (lƣới quốc gia), thƣờng là
các trại điện gió công suất lớn.
iii. Hệ nguồn điện nhỏ nông thôn là các động cơ điện gió cấp cho một / một số hộ
gia đình, chỉ làm việc khi có gió tốc độ phù hợp để phát điện.
Trại điện gió gồm một hệ các máy phát điện gió bố trí trên một mặt bằng, hình
12.20, nối với nhau theo sơ đồ thích hợp. Các trại điện gió thƣờng đặt cạnh hay gần bờ
biển hay hải đảo có tiềm năng năng lƣợng gió thỏa mãn tiêu chuẩn phát điện. Trạm điện
gió chiếm nhiều diện tích đất, khoảng 2 – 3 hec-ta cho mỗi MW, nên xu thế hiện nay là
đƣa các trại điện gió ra ngoài khơi.
12.3.5 Máy phát điện gió
Máy phát điện gió có hai loại là trục
ngang và trục đứng.

Máy phát điện trục ngang, hình 12.21,


là loại phổ biến hiện nay. Cấu tạo chi tiết trình
bày trên hình 12.22 Cánh quạt thƣờng gồm hai
hay ba cánh, loại ba cánh là phổ biến nhất.
Loại hai cánh có tính kinh tế cao hơn nhƣng
lại xuất hiện chấn động theo chiều trục, chấn
động này không xuất hiện ở động cơ ba cánh
hay nhiều cánh hơn. Điều này có thể khắc phục Hình 12.22 Cấu tạo chi tiết của
bằng cải tiến vật liệu chế tạo và phƣơng pháp khí máy phát điện gió trục ngang
động học.
Cánh dạng khí động để tiếp nhận tốt nhất động năng của gió. Khoảng cách từ tâm
trục bầu cánh đến mút cánh gọi là sải cánh, là thông số quan trọng của động cơ gió, quyết
định công suất của máy phát điện gió. Máy có công suất càng lớn, sải cánh càng lớn.

Hộp số để phối hợp tốc độ giữa động cơ gió và máy phát điện.

Máy phát điện có thể là máy phát điện một chiều, máy phát điện xoay chiều đồng
bộ hoặc không đồng bộ một pha và ba pha. Các máy phát hòa lƣới điện là loại đồng bộ ba
pha hoặc máy phát điện không đồng bộ ba pha, cón gọi là máy phát điện cảm ứng.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 64


Trụ đỡ giúp động cơ gió đạt độ cao cần thiết để có tốc độ gió mong muốn. Ngày
nay độ cao đặt động cơ gió thông thƣờng là 40 m – 60 m.

Đặc trƣng cơ bản của động cơ gió là tỷ số


tốc độ đặc trƣng TSR, bằng tỉ số giữa tốc độ ngoại
vi với tốc độ gió, cỡ từ 2 đến 10. TSR nhỏ không
quá 4 đòi hỏi số cánh nhiều (trên 3), mô-men mở
máy lớn, tốc độ quay nhỏ. TSR lớn, từ 4 đến 10,
đòi hỏi số cánh ít, mô-men mở máy nhỏ, tốc độ
quay cao, hiệu suất thấp do tổn hao ma sát lớn.

Hiệu suất động cơ gió là hàm của TSR và


góc đón gió của cánh. Góc đón gió khí động học sẽ
cho hiệu suất cực đại ứng với một TSR. Tuy nhiên, Hình 12.23 Máy phát điện gió trục đứng
việc chọn thông số động cơ gió thƣờng theo chỉ tiêu kinh tế hơn là chỉ tiêu khí động.

Máy phát điện gió trục đứng, hình 12.23, có nhiều ƣu thế về mặt cấu tạo và chế
tạo, hiệu suất có thể đạt 35% - 40%.

12.3.6 Các dạng đặc tính máy phát điện gió


Đặc tính công suất P(v) là đặc tính quan trọng nhất của máy phát điện gió, hình
12.24. Tốc độ định mức vR là tốc độ để động cơ gió
đạt công suất định mức Pn, thông thƣờng hiện nay cỡ
9-10 m/s.

Tốc độ cắt dƣới vC là tốc độ tại đó máy phát


điện gió bắt đầu phát đƣợc công suất. Về lý thuyết
(không có tổn thất cơ khí), vC = 0. Thực tế, vC = 0,5 –
2,0 m/s.
Hình 12.24 Đặc trưng công suất
Có ba nhân tố quyết định đặc tính làm việc của P(v) của máy phát điện gió.

máy phát điện gió :

Loại điện ra

- Điện một chiều;

- Điện xoay chiều tần số biến thiên;

- Điện xoay chiều tần số không đổi.

Tốc độ quay của rô-to


- Tốc độ hằng số với góc hƣớng cánh thay đổi;

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 65


- Tốc độ gần hằng số cơ cấu thay đổi góc hƣớng cánh đơn giản;

- Tốc độ thay đổi với góc hƣớng cánh cố định.

Sử dụng điện năng đầu ra


- Bộ trữ ăc-qui;

- Bộ trữ các dạng khác;

- Nối với lƣới điện quốc gia

Từ đó có các loại máy phát điện gió :

i. Tốc độ cố định, tần số hằng số (CSCF);

ii. Tốc độ biến đổi, tần số hằng số (VSCF);


Hình 12.25 Hệ lai máy phát
12.3.7 Phƣơng thức khai thác điện gió điện gió – điện mặt trời
a. Chế độ vận hành đơn độc
Máy phát điện gió có thể làm việc đơn độc. Để ổn định việc cung cấp điện, máy
phát điện gió cần có hệ trữ năng lƣợng đi kèm, thƣờng là bộ ăc-qui. Khi công suất dự
thừa, năng lƣợng đƣợc nạp vào bộ trữ năng lƣợng. Khi công suất không đủ hoặc nguồn
không phát điện, bộ trữ năng lƣợng sẽ phóng năng lƣợng cấp bù hoặc cấp thay.

Một giải pháp đang đƣợc ƣu tiên phát triển là hệ lai máy phát điện gió – điện mặt
trời, hình 12.25. Hệ này có công suất ra khá điều hòa. Về đêm gió mạnh, máy phát điện
gió giữ phần chủ đạo. Ban ngày nắng nhiều, điện mặt trời chiếm phần chủ đạo. Tuy nhiện,
muốn cấp tải thỏa mãn, hệ cũng cần có bộ trữ năng lƣợng.

Ở chế độ vận hành đơn độc, phƣơng trình cân bằng công suất nhƣ sau :

PG.pt + Ptrữ = PT (12.11)

PG.pt – công suất nguồn gió, không âm;

Ptrữ – công suất bộ trữ, có thể dƣơng (phóng) hay âm (nạp) hay bằng không;

PT – công suất nhu


cầu, gồm cả tổn thất và tự
dùng;

Tần số lƣới đơn độc


do nguồn điện gió và bộ trữ
năng lƣợng điều chỉnh.
Điện áp lƣới do nguồn điện
gió và thiết bị bù (nếu có)
Hình 12.26 Đấu nối trại điện gió vào lưới.
SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 66
điều chỉnh.

b. Đấu nối trại điện gió vào lưới


Nguồn điện gió có tỷ trọng đáng kể hiện nay là các trại điện gió, gồm nhiều máy
phát điện gió trên một mặt bằng. Trại
điện gió phát lên hệ thống điện thông
thƣờng qua lƣới điện đấu nối, hình
12.26.

Trại điện gió gồm nhiều máy


phát. Công suất máy phát phổ biến là 1
MW, 2 MW và hiện không quá 4 MW.
Mỗi tổ máy có biến áp tăng áp lên điện
áp trung gian, ở Việt Nam hiện là 22 kV.
Nếu trại điện gió công suất không quá 20
MW – 30 MW, có thể đấu tới thanh cái
22 kV của trạm 110/22 kV hoặc 220/22 Hình 12.27 Đồ thị thời đoạn – tốc độ gió.
kV. Trƣờng hợp trại điện gió công suất
lớn hoặc tổ hợp nhiều trại, điện áp đấu nối nên là 110kV, thậm chí là 220 kV. Việc đấu
nối phải thỏa mãn các yêu cầu đƣa ra ở mục 12.6.

c. Chế độ làm việc hòa lưới


Khi hòa lƣới, máy phát điện đồng bộ làm việc theo chế độ đồng bộ ở trạng thái ổn
định, tốc độ máy phát luôn bằng tốc độ đồng bộ của lƣới.

Khi tốc độ gió thấp hơn vC, máy phát


làm việc ở chế độ động cơ đồng bộ, nhận
công suất tác dụng từ lƣới. Khi tốc độ gió
vƣợt quá vF, động cơ gió ngừng hoạt động,
máy phát điện nếu còn đấu lƣới, sẽ tiêu thụ
công suất tác dụng nhƣ một máy bù đồng bộ.

Khi tốc độ vƣợt ngƣỡng vC, máy phát


phát công suất tác dụng lên lƣới. Mức phát
lớn nhất khi v ≥ vR, công suất phát lên lƣới
bằng hoặc lớn hơn công suất định mức Pn,
tùy thuộc loại động cơ gió là CSCF hay
VSCF. Hình 12.28 Đồ thị công suất- tốc độ gió.

Chế độ phát công suất phản kháng phụ thuộc chế độ kích từ của máy phát. Ở chế

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 67


độ kích từ đủ, Q = 0. Ở chế độ quá kích từ, máy phát điện gió phát công suất phản kháng
lên lƣới. Ở chế độ thiếu kích từ, máy phát điện gió nhận công suất phản kháng từ lƣới.
Trƣờng hơp NĐPT dùng máy phát điện cảm ứng, nguồn luôn tiêu thụ công suất phản
kháng từ lƣới để luyện từ.

12.3.8 Vận hành và kiểm soát hệ điện gió


Các cảm biến và cơ cấu sec-vô là các bộ phần cần có đề xác định định hƣớng của
rô-to theo hƣớng gió đối với động cơ gió trục ngang. Công suất ra của tổ máy cần kiểm
soát đầy đủ để phù hợp với tốc độ gió và đặc tính khí động của động cơ gió.
Đồ thị thời đoạn – tốc độ gió điển hình của máy phát điện gió cho ở hình 12.27.
Động cơ gió bắt đầu làm việc khi tốc độ gió đạt tốc độ cắt dƣới vC. Dƣới tốc độ này, động
cơ gió không làm việc. Khi tốc độ vƣợt quá giới hạn cắt trên, còn gọi là tốc độ cụp, vF,
động cơ gió ngừng hoạt động. Khoảng giữa hai tốc độ này, công suất ra xác định bởi hệ số
công suất động cơ gió Cp, hiệu suất động cơ M và hiệu suất máy phát G.
Máy phát điện gió làm việc hòa lƣới phát công suất tác dụng tùy thuộc tốc độ gió
trong khoảng giới hạn vận hành vC – vF.
Tốc độ gió càng lớn, công suất phát lên
lƣới càng lớn.
Khi tốc độ gió vƣợt quá vR, loại
máy CSCF có công suất phát lên lƣới
luôn giữ không đổi, bằng công suất định
mức Pn cho tới tốc độ cụp vF thì dừng.
Với máy VSVF, công suất phát lên lƣới
tiếp tục tăng theo tốc độ gió khi tốc độ
gió vƣợt vR, hình 12.28.
12.4 CÔNG NGHỆ ĐỒNG PHÁT [18]
Công nghệ động phát là công nghệ
tận dụng nhiệt phát thải từ các dây
chuyền công nghệ để thu hồi nhiệt phát
điện. Phần tử cơ bản là lò hơi thu hồi Hình 12.29 Sơ đồ nguyên lý thu hồi nhiệt đồng phát.
nhiệt.
Hình 12.29 là sơ đồ nguyên lý công nghệ đồng phát. Dây chuyền công nghệ tiêu
thụ nhiên liệu để thực hiện các quá trình công nghệ, một phần nhiệt thải bỏ qua khói thải
ra ống khói. Để tận dụng nguồn nhiệt này, đƣa khói qua lò hơi thu hồi nhiệt để sinh hơi
nhiệt độ cao, áp suất lớn làm quay tua-bin hơi phát điện.
Máy phát điện đồng phát có năng lƣợng phát ra phụ thuộc vào dây chuyền công

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 68


nghệ chính. Sản lƣợng dây chuyền tăng, điện năng phát ra tăng và ngƣợc lại. Khi dây
chuyền ngừng sản xuất, lƣợng điện năng phát ra không còn.
Để hạn chế sự phụ thuộc quá nhiều vào sản lƣợng của dây chuyền công nghệ, một
số lò hơi thu hồi nhiệt có bộ phận gia nhiệt riêng, tiêu thụ nhiên liệu đốt trong lò để chủ
động đƣợc lƣợng hơi phát điện.
12.5 CÁC PHƢƠNG PHÁP TRỮ NĂNG LƢỢNG [12]
12.5.1 Nhu cầu trữ năng lƣợng
Nguồn điện phân tán (NĐPT) có mức biến động công suất rất rộng, phụ thuộc vào
các yếu tố bên ngoài. Do đó, để giảm thiểu mức biến động công suất, cũng nhƣ tốc độ ở
trƣờng hợp vận hành riêng rẽ, cần có thiết bị trữ năng lƣợng dƣới dạng kho năng lƣợng.
NĐPT hòa lƣới có công suất và sản lƣợng thừa (vƣợt so với nhu cầu ở một số thời điểm
của đồ thị tải ngày) cũng cần kho trữ năng lƣợng.
Kho trữ năng lƣợng luôn có đặc tính làm việc thuận nghịch. Khi nguồn có khả năng
phát công suất lớn hơn nhu cầu, kho nạp năng lƣợng với công suất ΔPN nhƣ một tải tiêu
thụ điện :
ΔPN = PD – PL; PD > P L (12.12a)
PD – công suất phát của nguồn phân tán
PL – công suất nhu cầu
Ngƣợc lại, khi công suất nguồn nhỏ hơn nhu cầu, kho phát năng lƣợng với công
suất ΔPG nhƣ một nguồn điện :
ΔPG = PL – PD; PL > P D (12.12b)
Để thỏa mãn nhu cầu cất giữ, công suất kho trữ phải thỏa mãn hai điều kiện :

Pk ≥ PDmax – PLmin; Pk ≥ PLmax – PDmin (12.13)

PDmax, PDmin – giới hạn trên và dƣới của nguồn phân tán

PLmax, PLmin – tải cao điểm và thấp điểm

Dung lƣợng kho tích trữ chọn theo khoảng thời gian cần điều hòa nhƣ ngày, tuần,
tháng, năm, tùy theo chế độ làm việc của nguồn phân tán.

Nhu cầu công suất và dung lƣợng kho trữ khi nguồn làm việc riêng rẽ cao hơn khi
làm việc hòa lƣới, vì công suất nguồn phân tán là tƣơng đối nhỏ so với công suất nguồn
toàn hệ thống.

12.5.2 Ăc-qui
Ăc-qui là kho điện làm việc với điện một chiều nên luôn đòi hỏi có bộ đổi điện đi
kèm, trừ trƣờng hợp nguồn phân tán là nguồn điện một chiều nhƣ pin mặt trời.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 69


a. Ăc-qui a-xit
Ăc-qui a-xit có dung dịch điện phân là a-xit sun-phu-rích, điện cực chì, là loại ăc-
qui đƣợc dùng sớm, dung lƣợng tích trên đơn vị diện tích bản cực lớn, điện trở trong nhỏ,
sức điện động phần tử đạt 2,08 V. Mật độ năng lƣợng đạt 23 đến 55 W/kg khối lƣợng ắc-
qui. Ở chế độ vận hành phù hợp đời sống ăc-qui a-xit đạt 2 000 chu kỳ phóng – nạp và
trên 10 năm. Hiệu suất đạt 65-80%. Tuy nhiên, điều kiện vận hành khó khăn, bản cực dễ
bị xun-phat hóa làm giảm tuổi thọ, gây ô nhiễm môi trƣờng nên loại ăc-qui này đang ngày
càng ít dùng.

b. Ăc-qui kiềm

Ăc-qui kiềm có dung dịch điện phân là hi-đrô-xit ka-li, điện cực ni-ken - cat-mi, có
dung lƣợng trên đơn vị diện tích bản cực nhỏ hơn ăc-qui a-xit, sức điện động một phần tử
nhỏ hơn ăc-qui a-xit, chỉ đạt 1,3 V, mật độ năng lƣợng cỡ 44 W/kg khối lƣợng ăc-qui,
hiệu suất kém hơn nhƣng tuổi thọ cao hơn, ít gây ô nhiễm môi trƣờng hơn nên đƣợc dùng
phổ biến thay thế ăc-qui a-xit.

c. Ăc-qui cải tiến

Để năng cao tính năng nhƣ tăng dung lƣợng trên đơn vị diện tích bản cực, giảm
điện trở trong, tăng sức điện động đơn vị, tăng hiệu suất phóng và nạp, ăc-qui đƣợc cải
tiến từ ăc-qui kiềm nhƣ Na-S, Zn-Cl2, Zn-Br2. Sức điện động một phần tử đạt 1,8 ÷ 2,1 V.

Sau đây là đặc tính của một số ắc-qui cải tiến.

Bảng 12.5 Đặc tính ăc-qui cải tiến.

Hệ Cực + Cực - S.đ.đ. phần tử, V Nhiệt độ, oC Mật độ W/kg

Na-S S Na 2,1 300 – 350 99 – 121

Zn-Cl2 Cl2 Zn 2,1 20 – 50 66 – 88

Zn-Br Br Zn 1,8 – 1,9 20 – 50 44 – 66

Các hệ cải tiến cho phép chế tạo ắc-qui kích cỡ 500 kWh và lớn hơn.
Ăc-qui dùng làm kho trữ năng lƣợng thƣờng đi kèm bộ đổi điện tạo thành bộ nguồn
cấp không gián đoạn - UPS.
12.5.3 Thủy điện tích năng
Thủy điện tích năng có hồ thƣợng lƣu và hạ lƣu, nối với nhau bằng đƣờng ống áp
lực, hình 12.30. Tổ máy tua-bin - bơm nối tới động cơ – máy phát làm việc ở chế độ thuận
nghịch. Khi trên lƣới thừa công suất, động cơ – máy phát làm việc ở chế độ động cơ quay
bơm bơm nƣớc từ hồ hạ lên hồ thƣợng.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 70


Khi trên lƣới thiếu công suất, bơm làm việc ở
chế độ tua-bin quay máy phát phát công suất lên
lƣới.
Qui mô của thủy điện bơm phụ thuộc điều
kiện địa hình bố trí nhà máy, gồm dung tích hồ
thƣợng lƣu và hạ lƣu cũng nhƣ độ chênh cột nƣớc
giữa thƣợng và hạ lƣu. Công suất điện xác định theo
công thức gần đúng :

P = kgΣQH (12.14)
g – gia tốc trọng trƣờng, g ≈ 9,81; Hình 12.30 Sơ đồ thủy điện bơm.
Σ - hiệu suất tổng hợp của tổ máy;
Q – lƣu lƣợng nƣớc qua tua-bin;
H - độ chênh cột nƣớc thƣợng – hạ lƣu;
k – hệ số tùy thuộc đơn vị chọn.
Hiệu suất của thủy điện bơm khá cao, đạt 72-
75%. Tuổi thọ là cao, nhƣ các nhà máy thủy điện.
Hình 12.31 Kho năng lượng khí nén.
12.5.4 Kho năng lƣợng khí nén (CAES)
Kho năng lƣợng khí nén, hình 12.31, gồm động cơ
– máy nén và bồn trữ khí nén. Động cơ – máy nén là loại
thuận nghịch. Khi lƣới thừa công suất, động cơ chạy quay
máy nén, nén không khí áp suất cao chứa vào bồn chứa.
Khi lƣới thiếu công suất, máy nén chuyển sang chế
độ tua-bin khí làm quay động cơ trở thành máy phát điện
phát lên lƣới.
Hình 12.32 Nguyên lý kho trữ
Hiệu suất kho năng lƣợng khí nén đạt khá cao, đến năng lượng kiểu bánh đà.
87%.
12.5.5 Bánh đà
Bánh đà có động năng phụ thuộc khối lƣợng và tốc độ quay :
Wk = ½ Iω2; I = mr2 (12.15)
Wk - động năng của bánh đà;
I – mô-men quán tính của bánh đà;
ω – tốc độ quay của bánh đà;
m – khối lƣợng bánh đà;
r – bán kính bánh đà.
Mô-men quán tính tỷ lệ với khối lƣợng bánh
đà, bình phƣơng tốc độ quay và bình phƣơng của Hình 12.33 Nguyên lý kho từ.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 71


bán kính bánh đà. Bằng cách tăng bán kính quán tính và tốc độ quay (đến 30 000
vòng/phút), năng lƣợng bánh đà tích trữ là khá lớn.
Bánh đà đi kèm với máy điện thuận nghịch động cơ – máy phát, hình 12.32. Khi
lƣới dƣ thừa công suất, máy điện làm việc nhƣ một động cơ, quay bánh đà lên tới tốc độ
đủ trữ hết năng lƣợng dƣ thừa. Khi lƣới thiếu công suất, bánh đà quay máy điện chuyển
sang chế độ máy phát, phát công suất lên lƣới. Bánh đà cũng đƣợc lắp với UPS thành bộ
trữ năng lƣợng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cao.
Hiệu suất bộ trữ năng lƣợng kiểu bánh đà đạt 80%. Giá thành bánh đà cao khoảng
gấp hai lần ăc-qui a-xit.
12.5.6 Kho từ
Năng lƣợng từ trƣờng WM của cuộn dây điện cảm L với dòng một chiều I :
WM = ½ LI2 (12.16)
Bằng cách tăng điện cảm L, tăng dòng điện I và tránh tổn hao nhiệt, WM có thể đạt
giá trị lớn. Dây quấn cuộn cảm làm bằng chất siêu dẫn, chẳng hạn, ti-tan - ni-ô-bi đặt
trong hê-li lỏng (1,8o K), cuộn dây chuyển sang trạng thái siêu dẫn, hầu nhƣ không có tổn
hao. Một kho từ 5 000 MWh có dòng điện 765 kA qua cuộn dây 112 vòng, sinh ra từ
trƣờng 42 000 gao (gauss), hình 12.33.
Hiệu suất kho từ rất cao, tới 90%.
12.5.7 So sánh đặc điểm các bộ trữ năng lƣợng
Có nhiều giải pháp cất giữ năng lƣợng. Việc áp dụng đòi hỏi sự phân tích phức tạp
trên cơ sở giá thành cất giữ và khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác vận hành HTĐ. Giá
thành cất giữ gồm giá thành cất giữ công suất đồng/kW và giá thành cất giữ năng lƣợng
đồng/kWh cũng nhƣ thời gian cất giữ. Chẳng hạn, cất giữ thời gian dài sẽ giảm chi phí các
kho dự trữ thành phần. Trái lại, cất giữ công suất cao thời gian ngắn, chi phí biến đổi điện
thấp và đáp ứng nhanh là các đòi hỏi chính. Bảng 12.6 so sánh chỉ tiêu kinh tế của các loại
kho trữ năng lƣợng. Chẳng hạn, ăc-qui nên đƣợc dùng cho tải đỉnh (cất giữ không quá 5
giờ) còn kho khí nén thích hợp với chu kỳ dài (trên 8 giờ)
Bảng 12.6 So sánh chỉ tiêu kinh tế các kho trữ năng lượng.

Công nghệ trữ năng lượng Phí đổi điện, đồng/kW Phí cất giữ, đồng/kWh

Ăc-qui a-xit chì Thấp Cao

Ăc-qui kiềm Thấp Rất cao

Ăc qui cải tiến Thấp Vừa phải

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 72


Thủy điện tích năng Vừa phải Thấp

Thủy điện tích năng ngầm Vừa phải Thấp đến vừa phải

Kho khí nén Vừa phải Thấp

Cuộn dây siêu dẫn Thấp Rất cao

Bánh đà Thấp đến vừa phải Rất cao

Về phƣơng diện kinh tế, có một số xem xét khác có thể đƣợc thực hiện trƣớc khi
một hệ trữ năng lƣợng đƣợc chọn cho một áp dụng cụ thể, nhƣ sự hạn chế của địa điểm,
ảnh hƣởng môi trƣờng, thời gian đáp ứng, kích cỡ tổ máy, thời gian trữ, khả năng cung
cấp thiết bị công nghệ và kinh nghiệm khai thác vận hành. Chỉ sau khi tất cả các yếu tố
ảnh hƣởng đã đƣợc xem xét mới có thể chọn hệ trữ năng lƣợng cho một ứng dụng cụ thể.
Mỗi khi đƣợc chọn, hệ trữ năng lƣợng cần phù hợp với công nghệ phát điện với mức chi
phí thấp nhất có thể đƣợc. Phần lớn các hệ trữ năng lƣợng đều có kích cỡ lớn và đặc tính
vận hành mểm dẻo hơn hệ phát điện và có thể đáp ứng khả năng mở rộng hệ.
12.6 ĐẤU NỐI NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN VÀO LƢỚI
[18]

Đấu nối nguồn phân tán thực hiện theo mục 11.9

12.7 MÔ HÌNH NĐPT LÀM VIỆC ĐẤU LƢỚI [18]


12.7.1 Mở đầu
NĐPT đấu lƣới chủ yếu là các nguồn công suất không
lớn, mỗi đơn vị phát điện thƣờng không quá 10-30 MW. Tuy
nhiên, ngày nay, nhiều dự án nhà máy nhiệt điện lò hơi mặt
trời đƣợc thiết kế với qui mô hàng trăm MW. Khi đó, việc
cân bằng công suất phủ đồ thị tải ngày cần đƣợc tính toán sao
cho thỏa đáng cả về kinh tế và kỹ thuật. Giải pháp hợp lý là Hình 12.34 Lưới điện thành
phần của nguồn phân tán.
lò hơi của nhà máy cần có khả năng đốt nhiên liệu bổ sung
khi ánh nắng yếu hoặc không có nắng, đảm bảo công suất phát ngày đêm theo nhu cầu
huy động của hệ thống điện.
12.7.2 Mô hình lƣới điện thành phần
Đƣờng dây trong lƣới đấu nối nguồn phân tán thƣờng là đƣờng dây phân phối hoặc
đƣờng dây 110 kV, cho phép bỏ qua tổng dẫn ngang, chỉ còn tổng trở dọc rL + jxL, hình
12.34.

Biến áp trong lƣới đấu nối bao gồm cả tổng trở dọc rT + jxT và tổng dẫn ngang g +
jb của nhánh luyện từ.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 73


Máy phát điện nói chung chỉ xét thành phần điện kháng đồng bộ dọc trục xd ở chế
độ xác lập và x‫״‬d ở chế độ quá độ. Thành phần điện trở rG có thể bỏ qua. Với các nguồn
cực nhỏ, cần xem xét điện trở này.
12.7.3 Mô hình tải ở trạng thái tĩnh
Tải của hộ dùng điện thứ i, Pi + jQi, nối tới lƣới phân phối ở chế độ xác lập luôn là
hàm của điện áp tại điểm tải nối vào. Tần số lƣới có các nguồn phân tán luôn là một trị số
trên toàn lƣới và duy trì ở giá trị gần nhƣ không đổi.
Tải có thể phân thành nhiều thành phần, nhƣ công nghiệp (và xây dựng), nông
nghiệp, thƣơng mại dịch vụ, quản lý – tiêu dùng và các nhu cầu khác (giao thông vận tải,
bƣu chính viễn thông, …). Mỗi thành phần tải thứ i chia làm hai loại :
Loại A
Tải loại A có đặc tính tải tuyến tính, cụ thể là trở kháng tải Zk = rk + jxk không phụ
thuộc thông số trạng thái (dòng và / hoặc áp). Công suất tải loại A tỷ lệ bậc nhất với điện
áp.
Loại B
Tải loại B có đặc tính tải phi tuyến, tức trở kháng tải Zk phụ thuộc vào áp và / hoặc
dòng. Công suất tải loại B thường tỷ lệ bậc hai với điện áp.
Ở tải loại B, với tải thứ k, quan hệ công suất theo điện áp có dạng :
Pk = Pkn (Uk / Ukn)α; Qk = Qkn (Uk / Ukn)β (12.17)
Pkn, Qkn - công suất tác dụng và phản kháng tải thứ k ứng với áp định mức tại nút k,
Uk = Ukn;
Pk, Qk - công suất tải thứ k ứng với điện áp Uk tại thời điểm xét.
Các hệ số α và β tra theo bảng sau.
Bảng 12.7 Trị số α và β
Loại tải A B
Hệ số α 1 ~2
Hệ số β 1 ~2
12.7.4 Cân bằng công suất ở chế độ xác
lập
Lƣới phân phối có nguồn phân tán, cân
bằng công suất có dạng :
PD + ΔPS = PL + ΔPtth ;QD +
Hình 12.35 Phủ đồ thị tải ngày.
ΔQS = QL + ΔQtth (12.18)
PD, QD – tổng công suất phát lên lƣới của các nguồn phân tán ;

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 74


PL, QL – tổng công suất tải ;
ΔPtth, ΔQtth – tổng tổn thất công suất trên lƣới ;
ΔPS, ΔQS – công suất hệ thống trao đổi với lƣới.
Cân bằng năng lƣợng có dạng :
AD + ΔAS = AL + ΔAtth (12.18b)
AD – tổng năng lƣợng phát lên lƣới của các nguồn
phân tán ;
AL – tổng năng lƣợng tải tiêu thụ;
ΔAtth – tổng tổn thất năng lƣợng trên lƣới; Hình 12.36 Sơ đồ máy phát

ΔAS – năng lƣợng hệ thống trao đổi với lƣới. động không đồng bộ.

Khi các nguồn phân tán phát cao hơn nhu cầu (gồm cả tổn thất), ΔPS là âm, tức lƣới
phát công suất lên hệ thống, đoạn t1 – t2 hình 12.35.
Khi các nguồn phân tán phát công suất không đủ cấp cho nhu cầu, ΔPS là dƣơng, hệ
thống cấp công suất cho lƣới, đoạn 0 - t1 và t2÷24.
Hình 12.34 biểu thị sự phủ đồ thị tải ngày của lƣới phân phối có nguồn phân tán là
điện mặt trời. Từ 0 giờ đến 6 giờ và từ 18 giờ đến 24 giờ, hệ thống cấp toàn bộ công suất
lƣới tiêu thụ. Từ 6 giờ đến t1 và từ t2 đến 18 giờ, hệ thống cấp phần thiếu hụt công suất
cho lƣới. Từ t1 đến t2, lƣới phát phần công suất dƣ thừa lên hệ thống. Nếu phần công suất
dƣ thừa hệ thống không sử dụng hết, sẽ đƣợc tích vào kho trữ năng lƣợng.
Trƣờng hợp NĐPT cấp cho lƣới độc lập không nguồn, ΔPS là công suất trao đổi
giữa bộ trữ năng lƣợng và lƣới. Công suất và dung lƣợng bộ trữ cần thỏa mãn ΔPS và ΔAS.
Trƣờng hợp lƣới không có bộ trữ năng lƣợng hoặc bộ trữ có dung lƣợng không thỏa đáng,
tải sẽ bị hạn chế công suất, thậm chí, có thể bị ngừng cung cấp điện ở những thời điểm
NĐPT không đủ công suất hoặc không phát công suất (khi không nắng đối với nguồn điện
mặt trời và khi tốc độ gió quá nhỏ hay quá lớn đối với điện gió).
12.8 CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC HÕA LƢỚI CỦA NĐPT [18] & [11]
12.8.1 Máy phát điện xoay chiều
Máy phát điện đồng bộ
Máy phát điện NĐPT loại đồng bộ có dây quấn kích từ ở rô-to, cuộn dây đặt ở sta-
to. Điện áp máy phát đƣợc điều chỉnh theo dòng kích từ qua bộ tự động điều chỉnh kích từ
AVE, đồng thời điều chỉnh chế độ phát công suất phản kháng khi hòa lƣới. Tần số máy
phát điều chỉnh bằng bằng bộ điều tốc. Khi hòa lƣới, tần số máy phát là tần số lƣới, chế độ
phát công suất tác dụng do mô-men sơ cấp quyết định thông qua bộ điều tốc.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 75


Máy phát điện không đồng bộ
Máy phát điện không đồng bộ còn gọi là máy phát điện cảm ứng có cấu tạo là một
máy điện không đồng bộ, chỉ thích hợp với NĐPT hòa lƣới, hình 12.36. Nó gồm dây quấn
sta-to ba pha, nhận áp và dòng ba pha từ lƣới tạo ra từ trƣờng quay với tốc độ n1 :
n1 = 60f / p (12.19)
f – tần số lƣới ;
p – số cặp cực của dây quấn sta-to.
Dây quấn rô-to có thể là dây quấn ba pha (máy phát rô-to quấn dây) hay dây quấn
lồng sóc (máy phát rô-to dây quấn lồng sóc). Khi rô-to đƣợc truyền động và quay với tốc
độ n > n1, máy phát ra công suất tác dụng P lên lƣới. Mức công suất phát P phụ thuộc độ
trƣợt s:
s = (n – n1) / n1 (12.20)
Hệ số trƣợt s càng lớn, P càng lớn.
Nhƣ vậy, máy phát điện cảm ứng tiêu thụ công suất phản kháng Q và phát ra công
suất tác dụng P.
Máy phát điện cảm ứng làm việc tin cậy, cấu tạo ít phức tạp so với máy phát điện
đồng bộ, giá thành hạ, hòa lƣới dễ dàng. Tuy nhiên, loại này chỉ thích ứng với máy phát
điện gió. Ở trạng thái quá độ, từ trƣờng rô-to là một nhân tố ánh hƣởng đến dòng ngắn
mạch. Quá độ rô-to cũng góp thêm công suất quá độ trong trạng thái võng điện áp và quá
điện áp.
12.8.2 Máy phát điện một chiều
NĐPT có thể là nguồn một chiều, nhƣ pin mặt trời hoặc máy phát điện một chiều.
Máy phát điện một chiều có phần cảm (từ trƣờng) đặt ở sta-to, dây quấn phần ứng đặt ở
rô-to có cổ góp điện để chuyển sức điện động xoay chiều trong bối dây dây quấn rô-to
thành điện một chiều lấy ra ở chổi than áp vào lá góp. Do có chổi than – cổ góp, máy điện
một chiều làm việc kém tin cậy, tăng tổn thất tia lửa và ma sát ở cổ góp.
Nguồn một chiều có hai đầu dây ra, thƣờng gọi là cực, là cực dƣơng và cực âm.
Điều chỉnh kích từ sẽ thay đổi điện áp ra của máy phát.
Khi hòa lƣới, điện áp máy phát cũng là điện áp lƣới tại đầu cực máy phát. Tăng
kích từ sẽ tăng công suất phát của máy phát điện và cũng tăng điện áp đầu cực máy phát
lên một chút. Giảm kích từ sẽ giảm công suất phát của máy phát điện và cũng giảm điện
áp đầu cực máy phát đi một chút.
12.8.3 Chế độ vận hành hòa lƣới của nguồn phân tán
NĐPT phát ra điện một chiều thực hiện hòa lƣới bằng thao tác đóng mở dao cắt /

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 76


máy cắt chính ở sau bộ đổi điện (phía xoay chiều) hoặc trƣớc bộ đổi điện (phía một chiều).
Điều kiện hòa
i. Cùng cực tính giữa phía một chiều bộ đổi điện và đầu dây ra của máy phát.
ii. Cùng điện áp giữa điện áp phía một chiều bộ đổi điện và điện áp máy phát.
NĐPT phát ra điện xoay chiều ba pha thực hiện bằng thao tác hòa đồng bộ chính
xác hoặc tự đồng bộ. Điều kiện đóng máy cắt hòa điện :
i. Cùng thứ tự pha giữa máy phát và lƣới.
ii. Cùng tần số giữa máy phát và lƣới.
iii. Cùng điện áp giữa máy phát và lƣới.
Thời điểm đóng máy cắt hòa điện là vec-tơ điện áp máy phát chậm sau vec-tơ điện
áp lƣới một góc α khoảng 5o – 10o.
Hòa tự đồng bộ không cần xác định thời điểm đóng máy cắt. Biến trở kích từ đƣợc
chỉnh ở dòng kích từ không tải, là dòng kích từ ứng với điện áp không tải bằng điện áp
danh định của lƣới. Máy phát đƣợc đóng điện không có kích từ. Ngay khi đóng điện, đóng
kích từ, máy đƣợc kéo vào đồng bộ.
12.8.4 Chế độ cân bằng công suất phản kháng
NĐPT dạng máy phát điện đồng bộ đấu lƣới sẽ tham gia cân bằng công suất phản
kháng cho lƣới. Chế độ phát công suất phản kháng chỉ phụ thuộc chế độ kích từ, hầu nhƣ
không phụ thuộc vào khả năng phát công suất tác dụng của nguồn. Tăng kích từ sẽ tăng
công suất phản kháng phát ra và đồng thời điện áp đầu cực máy phát cũng tăng lên một
chút. Ngƣợc lại, giảm kích từ sẽ giảm công suất phản kháng phát ra và đồng thời điện áp
đầu cực máy phát cũng giảm đi một chút
NĐPT tham gia cân bằng công suất phản kháng theo hai yêu cầu :
i. Ổn định điện áp cho các nút lân cận điểm đấu nối.
ii. Cực tiểu hóa tổn thất công suất của lƣới.
Điều độ viên lƣới phân phối khu vực sẽ quyết định mức huy động công suất phản
kháng của NĐPT.
Máy phát điện cảm ứng luôn luôn tiêu thụ công suất phản kháng để luyện từ. Công
suất này tỷ lệ với bình phƣơng điện áp. Điện áp đầu cực máy phát tăng, công suất phản
kháng máy phát cảm ứng tiêu thụ tăng lên và ngƣợc lại.
12.9 NĐPT VÀ CHẤT LƢỢNG ĐIỆN NĂNG [11]
12.9.1 Thay đổi điện áp
Công suất tác dụng do NĐPT phát ra ít ảnh hƣởng đến điện áp đầu cực máy phát

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 77


cũng nhƣ của lƣới. Công suất phản kháng NĐPT phát ra làm tăng điện áp còn công suất
phản kháng NĐPT tiêu thụ làm giảm điện áp đầu cực máy phát cũng nhƣ của lƣới. Mức
tăng giảm phụ thuộc vào công nghệ NĐPT. Mức thay đổi điện áp U tại nhánh nối NĐPT
và tải xác định gần đúng nhƣ sau :

ΔU / U  [(PDi – PLj) rij + (QDi – QLj) xij] / U2 (12.21)


PDi, QDi – công suất tác dụng và công suất phản kháng của NĐPT đấu tại nút I;
PLi, QLi – công suất tác dụng và công suất phản kháng của NĐPT đấu tại nút j;
rij, xij – điện trở và điện kháng của nhánh ij;
U – điện áp tại nút nối NĐPT.
Máy phát điện đồng bộ có thể phát và nhận công suất phản kháng còn máy phát
điện cảm ứng luôn luôn nhận công suất phản kháng. NĐPT đấu qua bộ đổi điện có thể trao
đổi công suất phản kháng ở mức hạn chế. Những tác động này kết hợp với tỷ số R/X của
hệ thống hoặc đặc tính lƣới phân phối, độ dốc đặc tính tải sẽ quyết định mức thay đổi điện
áp tại điểm nối NĐPT với lƣới khi chế độ công suất phản kháng thay đổi.
12.9.2 Sụt điện áp
Sụt điện áp có thể xảy ra trong các trƣờng hợp sau :
i. Mở một nhánh
ii. Mở máy một động cơ.
iii. Đóng mạch hòa tự đồng bộ máy phát điện đồng bộ;
iv. Đóng mạch máy phát điện cảm ứng;
v. Dòng xung kích từ hóa khi đóng biến áp;
vi. Khi có ngắn mạch.
Sụt điện áp là một trạng thái không bình thƣờng và có thể dẫn đến sai lệch chức
năng các thiết bị dùng điện của khách hàng, đặc biệt là các tải nhạy cảm với điện áp nhƣ
máy tính, bộ giám sát quá trình và hệ truyền động điều chỉnh tốc độ.
NĐPT có thể là nguyên nhân của một sụt điện áp trong hệ thống đƣợc khách hàng
nhận biết, do :
i. NĐPT có bộ chuyển đổi kênh làm thay đổi điện áp khi chuyển kênh;
ii. NĐPT có dụng cụ thƣờng xuyên đóng cắt vì phƣơng thức làm việc kinh tế;
iii. Một máy phát điện cảm ứng NĐPT mở máy, tiêu thụ công suất phản kháng để
luyện từ.
Mặt khác, máy phát điện NĐPT cũng là một nạn nhân của sụt điện áp. Sụt điện áp

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 78


có thể dẫn đến một kích hoạt bảo vệ tách máy của NĐPT, thƣờng do bảo vệ kém áp đi cắt
của tổ máy NĐPT. Sự tác động dẫn đến trào lƣu năng lƣợng từ tổ máy lên lƣới bị ngắt,
động cơ sơ cấp của tổ máy mất tải có thể dẫn quá áp hay vƣợt tốc đối với máy phát điện
quay. Do đó, cần có biện pháp bảo vệ.
12.9.3 Dao động và nhấp nháy điện áp
Biến thiên điện áp nhanh là nguyên nhân của ánh sáng nhấp nháy tác động lên mắt
ngƣời. Nhấp nháy điện áp luôn liên quan đến tải dao động, nhƣ lò hồ quang. Tuy thế, nó
liên quan mật thiết đến một số công nghệ NĐPT đã biết.
Biến thiên tốc độ gió và tác động che chắn cột gió của động cơ gió có thể làm dao
động công suất. Các đám mây di chuyển có thể là nguyên nhân công suất ra của pin mặt
trời dao động. Sự dao động công suất này là nguyên nhân dao động điện áp trên hệ thống,
dẫn đến hiện tƣợng điện áp nhấp nháy. Đóng cắt máy phát điện cảm ứng cũng là nguyên
nhân phát sinh nhấp nháy do dòng điện luyện từ.
Một mặt, tổ máy NĐPT có thể là nguyên nhân của nhấp nháy. Mặt khác, việc nối
các tổ máy NĐPT quay có thể làm tăng dòng ngắn mạch, kết quả là tăng thêm khả năng
giảm nhẹ mức nhấp nháy của hệ thống điện.
Để đánh giá tác động nhấp nháy do dao động công suất một tải hay tổ máy NĐPT,
mức phát nhấp nháy Plt có thể đo hay tính theo công thức :
Plt = Cc SDn / Skc (12.22)
Cc – khả năng sinh ra nhấp nháy của thiết bị;
SDn – công suất định mức của tổ máy NĐPT;
Skc – công suất ngắn mạch tại điểm đấu nối.
Nhiều nhà chế tạo động cơ gió có thể cung cấp thông tin về hệ số nhấp nháy đƣợc
đo chỉ một lần rồi tiêu chuẩn hóa để có thể áp dụng chung.
Theo IEC 61400-21 - Tiêu chuẩn áp dụng yêu cầu CLĐN cho lưới nối máy phát
điện gió, giới hạn đề nghị có thể phát sinh nhấp nháy tại nút bất kỳ từ một máy phát điện
gió riêng rẽ là Plt ≤ 0,25, với máy phát điện gió hòa lƣới, Plt ≤ 0,5.
12.9.4 Sóng hài
NĐPT có thể sản sinh sóng hài và cộng thêm tác động của sóng hài của lƣới phân
phối. Khác với hộ dùng điện, tổ máy NĐPT cần hạn chế sản sinh dòng điện điều hòa ở
mức lớn nhất cho phép. Tiêu chuẩn IEEE 519-1992 đề xuất giới hạn cho các sóng hài và
tổng méo sóng hài nhƣ sau :

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 79


Bảng 12.7 Giới hạn phát sinh sóng hài

Bậc sóng hài < 11 11 - < 17 17 - < 23 23 - < 35 Từ 35 Tổng

Sh(I)-gh, % 4,0 2,0 1,5 0,6 0,3 5,0

Ghi chú : sh(I)-gh - giới hạn mức sinh sóng hài dòng điện
Giới hạn méo điện áp hệ thống do sóng hài là 5% cho tổng sóng hài và 3% cho
từng loại sóng hài.
Tổ máy NĐPT dùng bộ đổi điện điện tử có thể phát sóng hài dòng điện lên lƣới.
Loại và độ lớn phụ thuộc vào công nghệ nghịch lƣu điện tử và sơ đồ đổi điện bên trong.
Máy phát điện quay cũng có thể là nguồn sóng hài, phụ thuộc vào thiết kế dây quấn, từ
hóa phi tuyến (do bão hòa), nối đất, … Chúng cũng làm thay đổi tổng trở sóng của lƣới.
Trƣờng hợp dòng hòa tần bậc ba tồn tại, chúng cộng với dòng điện trong dây trung tính
máy phát khi trung tính máy phát nối đất trực tiếp.
Vấn đề khác có thể xuất hiện sự thâm nhập rộng rãi của sóng hài NĐPT là xảy ra
cộng hƣởng trong lƣới phân phối do điện dung và điện cảm của NĐPT. Điện dung dùng
để cải thiện hệ số công suất máy phát điện cảm ứng và điện dung của đƣờng cáp lực có thể
bao gồm cộng hƣởng nối tiếp và song song với máy phát điện và cuộn dây biến áp, có thể
là nguyên nhân khuếch đại độ méo do sóng hài. Đó là vì mạch dao động nhạy cảm với tần
số. Tần số sóng hài trùng hoặc xấp xỉ tần số riêng của mạch dao động sẽ xảy ra cộng
hƣởng, độ lớn đƣợc khuếch đại nhiều lần. Các sóng hài có tần số khác sẽ không có cộng
hƣởng.
Nói chung, sóng hài phát ra từ NĐPT có khuynh hƣớng trở nên ít nghiêm trọng nhờ
sự phát triển công nghệ nghịch lƣu và các giải pháp giảm nhẹ. Hầu hết các bộ nghịch lƣu
mới có khả năng sản ra một dạng sóng gần sin nhờ bộ thao tác đóng mở tần số cao.
12.9.5 Không cân bằng
Việc nối NĐPT một pha, nhƣ bộ pin mặt trời cỡ nhỏ, vào lƣới hạ áp có thể làm
phát sinh không cân bằng. Không cân bằng điện áp có thể là nguyên nhân quá nhiệt của
động cơ và máy phát cảm ứng do từ trƣờng thứ tự nghịch tạo ra tổn thất dòng điện xoáy
lớn. Máy phát điện đồng bộ và bộ đổi điện cũng nhạy cảm với không cân bằng điện áp.
12.9.6 Dòng điện một chiều
Phát xạ điện một chiều là một nguyên nhân gây bất lợi về kinh tế trong thiết kế các
phần tử từ. Việc áp một chiều tăng có khả năng tăng độ bão hòa các phần tử từ nhƣ lõi từ
của biến áp phân phối. Sự bão hòa này, đến lƣợt mình, gây ra sự tăng méo công suất hệ
thống. Cần lƣu ý là các bộ nghịch lƣu không có biến áp ghép nối có thể phát dòng một
chiều thâm nhập vào mạch phân phối làm lõi biến áp phân phối rơi vào trạng thái bão hòa.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 80


Theo tiêu chuẩn IEEE 1547, dòng một chiều phát ra từ NĐPT phải nhỏ hơn 0,5% dòng
định mức của nó tại điểm đấu nối. Trong một số trƣờng hợp ảnh hƣởng của dòng một
chiều không nghiêm trọng, giới hạn này chấp nhận giá trị 1%.
12.9.7 Độ tin cậy cung cấp điện
NĐPT đấu vào lƣới phân phối coi nhƣ một hay một số nguồn cấp song song với
nguồn từ hệ thống, do đó, độ tin cậy cung cấp điện đƣợc nâng cao. Với các phần tử đấu
song song, xác suất mất điện tổng là tích các xác suất mất điện của các phần tử.

Trị số tổng công suất NĐPT PDở mức so sánh đƣợc với công suất nhu cầu của
lƣới (gồm cả tổn thất) (PL + ΔP), độ tin cậy cung cấp điện đƣợc tăng cƣờng.

Nếu PD nhỏ không đáng kể so với (PL + ΔP), độ tin cậy cung cấp điện đƣợc cải
thiện không đáng kể.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 81


Chương 13

ĐO LƢỜNG VÀ GIÁM SÁT CHẤT LƢỢNG ĐIỆN NĂNG

13.1 ĐỊNH NGHĨA [18]

Sự giám sát Việc thực hiện đo lƣờng, phân tích, đánh giá và đề ra các biện
Monitoring pháp xử lý để chất lƣợng điện năng (CLĐN) thỏa mãn các
tiêu chuẩn.

Bộ giám sát Thiết bị / dụng cụ hợp bộ đặt trên lƣới phân phối hay hộ dùng
Monitor điện thực hiện đo lƣờng, ghi chép dữ liệu phục vụ giám sát
CLĐN.

Mẫu Một hạng mục đo / thí nghiệm cho kết quả là lƣợng tƣơng tự
Sample hay số.

Sự kiện Một trạng thái xuất hiện khác so với trạng thái hiện tại của lƣới
Event / hệ thống điện (HTĐ), nhƣ thao tác đóng cắt, tăng giảm một
thông số vận hành, sự cố trên HTĐ, …

Tín hiệu Một lƣợng vật lý có thể định lƣợng và đo đƣợc.


Signal

Thông tin Một tín hiệu mang theo các giá trị đặc trƣng cho một đối
Information tƣợng, có thể nhận biết, chế biến, xử lý và truyền xa.

Dữ liệu Số đo của sự kiện.


Datum / data

Truyền tin Công nghệ truyền tín hiệu qua khoảng cách.
Communication

Ngưỡng Một giá trị đƣợc gán để chỉ định giới hạn của một lƣợng biến
Threshold thiên.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 82


Cung ứng điện Tập hợp các phần thƣ lƣới điện cung cấp cho một tập các hộ
dùng
Utility điện ở một địa bàn nhất định.

Hộ dùng điện Tập hợp thiết bị dùng điện và lƣới cung cấp của một khách
End user hàng.

Nhà máy Tập hợp thiết bị dùng điện và lƣới cấp của một dây chuyền
Plant sản xuất.
Trạng thái tĩnh Trạng thái dòng và / hoặc áp của hệ biến thiên chậm, không
Steady state xuất hiện dòng điện dịch do áp biến thiên và / hoặc điện áp
cảm ứng do dòng điện biến thiên.

Bộ truyền dữ liệu Hệ truyền tin thực hiện truyền dữ liệu qua khoảng cách gồm
Data translator hai bộ điều chế - giải điều (MODEM) hai đầu, giữa là kênh
truyền tin, hình 13.1.

Kênh truyền tin

Kênh truyền tin


Phát dữ liệu MODEM MODEM Nhận dữ liệu
thập
Hình 13.1 – Sơ đồ hệ truyền dữ liệu

Đặc trưng hóa Động thái mô tả những đặc trƣng tiêu biểu của một đối tƣợng
CharaBIerize để có thể nhận dạng, đánh giá đối tƣợng đó.
Thời lượng Khoảng thời gian tồn tại sự kiện.
Duration

13.2 TỔ CHỨC GIÁM SÁT CLĐN [18]


Giám sát chất lƣợng điện năng (CLĐN) là việc tổ chức thu thập thông tin thông qua
đo lƣờng, ghi chép vận hành, theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu CLĐN so sánh với chuẩn và
đƣa ra các khuyến nghị xử lý khi cần thiết.
Bài toán CLĐN là hiện tƣợng vật lý, trong đa số các trƣờng hợp là xuất hiện và mất
đi một cách khó xác định. Vì thế, việc ghi lại chúng đòi hỏi các phƣơng pháp, giải pháp đo
lƣờng khác so với các phƣơng pháp đo điện thông thƣờng, cần ghi lại chúng qua một
khoảng thời gian nhất định.
Để giảm khối lƣợng dữ liệu đồ sộ, ghi và phân tích một số thông số điện qua một
chu kỳ dài, cần phải áp dụng biện pháp ghi hạn chế. Nếu các hạn chế này bị vƣợt qua, các
thiết bị giám sát chỉ thực hiện ghi lại các dữ liệu cốt yếu của sự kiện. Phân tích xu thế, các

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 83


thuật toán tập hợp đƣợc sử dụng để giảm khối lƣợng dữ liệu không làm mất xu thế diễn
biến của sự kiện. Việc xác định CLĐN bằng thiết lập giới hạn hợp lý độ lớn dữ liệu đo
CLĐN là một yêu cầu thực tế. Nếu giá trị đo đƣợc nằm trong giới hạn thiết lập, CLĐN
đƣợc chấp nhận. Vì thế, một giới hạn đƣợc xác định để việc đo lƣờng có thể đƣợc so sánh
với nhau nhằm đánh giá CLĐN của lƣới. Những giới hạn này có thể tham chiếu theo tiêu
chuẩn, chẳng hạn, tiêu chuẩn EN 50160 đƣa ra các thông số quan trọng nhất của chất
lƣợng điện áp lƣới phân phối từ thí nghiệm hoặc từ đặc tính vận hành.
Giám sát riêng rẽ không phải là giải pháp thích hợp của CLĐN. Để giải quyết vấn
đề này, trong đa số trƣờng hợp, việc lắp đặt bộ giám sát CLĐN là cần thiết. Chƣơng này
cố gắng đƣa ra các cơ sở về việc tổ chức chƣơng trình giám sát CLĐN.
Có thể tổ chức ba chƣơng trình riêng rẽ
a) Chƣơng trình CLĐN chung;
b) Chƣơng trình khảo sát CLĐN ;
c) Chƣơng trình phòng ngừa CLĐN.
Trong cả ba chƣơng trình, việc giám sát giữ vai trò quyết định. Ngoài ra, còn có
một hệ giám sát chung các đặc trƣng của CLĐN.
13.3 ĐỐI TƢỢNG GIÁM SÁT CHẤT LƢỢNG ĐIỆN NĂNG [18]
13.3.1 Đặc điểm công tác giám sát CLĐN
Khi kênh tập hợp thông tin trong lƣới phân phối bị ngừng hoặc khi mạng máy tính
bị sập không rõ nguyên nhân, CLĐN luôn gặp rắc rối. Sụt áp, sóng hài, gián đoạn cung
cấp, tạp nhiễu tần số cao … là những vấn đề CLĐN quan trọng nhất đối với các thiết bị
điện công nghiệp và dịch vụ. Xử lý sự cố những vấn đề này đòi hỏi phải phải đo và phân
tích CLĐN. Thiết bị giám sát có vai trò quan trọng để định vị tình huống và tìm giải pháp.
Vấn đề CLĐN không thể chỉ giải quyết bằng các thiết bị giám sát đơn giản. Nó đòi
hỏi xem xét các tƣơng quan công nghệ và phi công nghệ. Đòi hỏi đầu tiên là hiểu biết
tƣờng tận về các hệ công nghệ và tính nhạy cảm của chúng với CLĐN. Sau đó, nội dung,
yêu cầu giám sát và các tác động kinh tế của CLĐN cần đƣợc làm rõ. Hiểu biết về các tác
động này giúp áp dụng các giải pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề mà trong một số
trƣờng hợp có thể khác với giải pháp kỹ thuật thích hợp nhất. Trong nhiều dự án liên quan
tới việc tìm một giải pháp cho bài toán CLĐN, việc giám sát giữ vai trò quyết định, trong
đó, giám sát quản lý là một cách thích hợp để giúp cực tiểu chi phí thực hiện.
Cần nhận biết quan hệ giữa CLĐN với cách giải bài toán liên quan. Thứ nhất, chất
lƣợng cung cấp điện phụ thuộc cả việc cung cấp điện và mức tải. Thứ hai, cần thừa nhận
rằng công suất điện là một loại sản phẩm ròng trong quá trình sản xuất. Chi phí cho giải
pháp CLĐN phải giúp sản phẩm cuối cùng có chất lƣợng tốt hơn. Một nghiên cứu kinh tế
về tác động của CLĐN thấp ảnh hƣởng đến tất cả các dự án giúp xác định giải pháp
CLĐN. Thứ ba, trang bị công nghệ là tốt nhƣng hiểu biết bản chất vấn đề còn tốt hơn.
Việc giải bài toán CLĐN không chỉ phụ thuộc vào áp dụng công nghệ giải bài toán mà còn
vào hiểu biết thấu đáo hiện tƣợng CLĐN, giải pháp áp dụng và các thiết trí điện cần thiết
để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất. Xử lý sự cố và sửa chữa các hỏng hóc đơn giản là các
giải pháp ngắn hạn, hiểu biết mới có thể tìm ra các giải pháp dài hạn. Cuối cùng, mối quan
hệ trực tiếp giữa nhân viên vận hành và doanh nghiệp thực hiện giải pháp CLĐN đôi khi
là quyết định giúp tìm ra giải pháp áp dụng hiệu quả. Trong nhiều trƣờng hợp, nhân viên
vận hành hoài nghi với giải pháp đƣợc áp dụng nào đó trên thị trƣờng, vì họ không có đủ
thông tin về các lựa chọn giải pháp khả thi khác nhau.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 84


13.3.2 Hiệu ích giám sát CLĐN
Có một loạt các lý do cần thiết thực
hiện giám sát CLĐN. Lý do quan trọng nhất là
các tổn thất kinh tế phát sinh từ hiện tƣợng
điện từ tới hạn ở tải. Tác động lên thiết bị và
thao tác quá trình có thể dẫn tới sai chức năng,
hƣ hỏng, phá vỡ quá trình và các tình huống
không bình thƣờng khác.
Giám sát đòi hỏi đầu tƣ thiết bị, thời
gian và việc bồi huấn, đào tạo. Trong nhiều
trƣờng hợp, ngƣời quản lý, kỹ sƣ nhà máy và
kỹ sƣ sản xuất cần thuyết minh một cách thuyết Hình 13.2 – Sơ đồ kết cấu hệ giám sát
phục hiệu ích của giám sát. Điều cốt yếu là công CLĐN
cụ đầu tƣ giám sát, phân tích đƣợc dùng để cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện
nhờ các yếu tố sau :
i. Phòng ngừa và dự báo công tác bảo trì.
ii. Xác định sự cần thiết giảm nhẹ thiết bị.
iii. Bảo đảm việc bảo trì thiết bị.
iv. Đánh giá độ nhạy của thiết bị xử lý các nhiễu loạn.
Giám sát có thể giúp nhận dạng bài toán CLĐN và giảm thiểu tổn thất trong quá
trình sản xuất và nâng cao sản phẩm nhà máy. Giám sát là một thành phần thiết yếu của
quá trình chăm sóc khách hàng vì quyền lợi của họ.
13.3.3 Kết cấu hệ giám sát CLĐN
Hình 13.2 là sơ đổ kết cấu hệ giám sát
CLĐN tƣơng đối hoàn chỉnh.
Phần thu thập dữ liệu là hệ các phần tử đo
lƣờng - giám sát, gồm có :
i. Các bộ giám sát CLĐN bố trí trên các
phần tử của HTĐ.
ii. Bộ ghi sự cố kỹ thuật số.
iii. Bộ ghi điện áp.
iv. Các bộ giám sát ở nhà máy.
Hình 13.3 – Vị trí lắp đặt bộ giám sát
Các phần tử đo lƣờng - giám sát thƣờng đặt CLĐN
ở những nơi cần giám sát CLĐN, chẳng hạn, phía
thứ cấp biến áp tải (biến áp cấp cho hộ dùng điện), hình 13.3, gọi là điểm cấp điện chung
(PCC).
Các phần tử đo lƣờng giám sát nối với trung tâm giám sát gồm :
i. Máy chủ để điều khiển hệ giám sát hoạt động;
ii. Cơ sở dữ liệu để thu nhận và lƣu trữ tin;
iii. Trạm tin học công tác để thực hiện các thao tác, kiểm tra, đánh giá;

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 85


iv. Cổng nối mạng để ghép nối hệ giám sát với in-tơ-net hay mạng diện rộng
(WAN);
v. Cổng phân phối tin để ghép nối hệ giám sát với mạng dữ liệu hợp nhất, mạng
này cung cấp thông tin giám sát tới kỹ sƣ điều độ lƣới, cán bộ quản trị nhà máy, cơ quan
kế toán – tài chính (đánh giá thiệt hại, bồi thƣờng, đầu tƣ nâng cấp, …).

13.4 KẾT QUẢ ĐO LƢỜNG [18]


13.4.1 Yêu cầu chung
Việc đo đƣợc ghi lại nhờ các dụng cụ ghi mức nhiễu động và cách các tín hiệu thể
hiện. Điều đó có thể chỉ dẫn là không tồn tại sai số và nhiễu ghi, và ngƣời dùng không thể
hiểu rõ tầm quan trọng của nhiễu trên thiết bị. Điều này có thể dẫn tới kết luận sai và quyết
định tốn tiền.
Vì thế, ngƣời dùng cần xem xét lại đặc tính kỹ thuật đo của các dụng cụ đo. Những
điểm quan trọng nhất là :
i. Mẫu chuẩn.
ii. Độ chính xác và cấp chính xác.
iii. Độ phân giải.
iv. Độ rộng dải biên độ / tần số.
v. Dạng vi phân của biến thiên biên độ và góc pha.
vi. Bộ lọc khử độ đập mạch của áp một chiều.
vii. Độ rộng dải mẫu đo.
viii. Số dải mẫu đo đƣợc phân tích mỗi giây.
ix. Kiểu dải gia trọng đƣợc dùng.
x. Kỹ thuật đồng bộ hóa sử dụng.
xi. Độ chính xác của kỹ thuật đồng bộ hóa.
xii. Tỷ số loại trừ sai số chung.
xiii. Cờ báo chu kỳ khóa pha không đồng bộ.
xiv. Cờ báo lỗi phần cứng hay phần mềm xuất hiện.
xv. Cờ báo hiện diện một số sóng hài trong tín hiệu không đƣợc ghi.
xvi. Độ khử nhiễu của thiết bị trong nguồn cấp điện áp.
xvii. Môi trƣờng vận hành.
13.4.2 Sơ đồ đo
Sơ đồ đo theo tiêu chuẩn IEC 61000-4-30 trình bày ở hình 13.4. Có ba phần tử đo

Tín hiệu đo Kết quả đo


Đánh giá số đo
Tín hiệu điện Cảm biến Đơn vị đo Đơn vị đánh giá
đo

Hình 13.4 – Sơ đồ đo theo IEC 6100-4-30

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 86


CLĐN là cảm biến, đơn vị đo và đơn vị đánh giá.
Cảm biến
Cảm biến thực hiện chuyển đổi tín hiệu điện thành tín hiệu đo đƣa vào đơn vị đo.
Tín hiệu đo có thể là tín hiệu điện áp thấp, tín hiệu cách ly về điện với tín hiệu điện hoặc
tín hiệu truyền qua khoảng cách. Hai đặc điểm quan trọng của bộ biến đổi là :
i) Mức tín hiệu có quan hệ với toàn bộ thang đo của bộ giám sát;
ii) Tần số và góc pha là
đặc trƣng của tín hiệu vào (tín
hiệu điện).
Đơn vị đo
Đơn vị đo thực hiện đo
các tín hiệu vào do cảm biến
cung cấp và cho ra kết quả đo
chuyển sang đơn vị đánh giá.
Một dụng cụ đo thƣờng
đƣợc dùng là hệ kiểm tra tĩnh
điện, có sơ đồ nguyên lý hình Hình 13.5 – Sơ đồ khối hệ kiểm tra tĩnh điện
13.5. Cơ cấu đo tĩnh điện có đặc
điểm tiêu thụ rất ít
năng lƣợng, đảm
bảo độ chính xác
khi đo. Dung cụ
có tính năng đo :
i. Lƣợng
hiệu dụng gồm
dòng và áp, từ đó
tính ra công suất,
hệ số công suất.
a) b)
ii. Lƣợng tức thời u(t) và i(t),
Hình 13.6 – Dạng sóng áp đo bằng dụng cụ tĩnh điện
từ đó tính tổng méo sóng hài và giá
trị hài. chế độ liên tục (a) và gián đoạn (b)

Loại dụng
cụ đo này có thể đo
dòng tới 3 000A,
tần số lấy mẫu 12,8
kHz (256 mẫu 20
ms ứng với tần số
50 Hz).
Kết hợp với
dụng cụ đo đa năng
kỹ
thuật a) b)
số và Hình 13.7 – Dạng sóng dòng đo bằng dụng cụ tĩnh điện chế độ liên tục (a)
dụng và gián đoạn (b)
cụ chỉnh mẫu, dụng cụ đạt độ chính xác trị hiêu dụng của nhiễu sóng hài là 0,1% ứng với
SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 87
tần số 50Hz.
Dạng sóng áp đo bằng dụng cụ tĩnh điện trong thời lƣợng 1 giờ ở điều kiện làm
việc liên tục và gián đoạn, số mầu 256 với chu kỳ lấy mẫu 20 ms biểu diễn trên hình 13.6.
Hình 13.7 là dạng sóng dòng điện chế độ liên tục và gián đoạn đo bằng dụng cụ đo
tĩnh điện.
Đơn vị đánh giá
Đơn vị đánh giá xử lý kết quả đo và đánh giá đo lƣờng. Một đánh giá đo lƣờng có
thể, chẳng hạn, phân tích Phu-ri-ê của sóng hài.
Bƣớc đầu của đo lƣờng là thu thập mẫu của dạng sóng, thông thƣờng là ba pha.
Yêu cầu quan trọng là tỷ lệ lấy mẫu và độ chính xác của tín hiệu đủ để đánh giá đƣợc
nhiễu động. Trong thực tế, bộ giám sát cũng thƣờng thu thập phổ sáng sóng hài, điển hình
là các mẫu có chu kỳ 128 và 256.
13.4.3 Đo trị hiệu dụng
Để tính biên độ điện áp hay dòng điện cung cấp, trị hiệu dụng đƣợc tính dựa trên
giá trị mẫu của một chu kỳ xác định. Chẳng hạn, để đo độ sụt áp và dạng sóng, trị hiệu
dụng tƣơng đƣơng Urms(1/2) đƣợc dùng ở mỗi kênh đo. Trị hiệu dụng tƣơng đƣơng là trị
hiệu dụng của áp xác định trên một chu kỳ và làm tƣơi sau mỗi nửa chu kỳ :
1 𝑘+1 𝑁/2 2
𝑖=1+𝑘𝑁/2 𝑢 (𝑖) 1/2
Urms(1/2) = (13.1)
𝑁
N – số mẫu trong 1 giây
u(i) – điện áp (mẫu đo) ghi đƣợc của sóng hài bậc k, k =1, 2, 3 …
Giá trị đầu tiên thu đƣợc qua một chu kỳ từ mẫu 1 tới mẫu N, tiếp theo từ mẫu (N/2
+ 1) tới (N + N/2), cứ thế tiếp tục.
13.4.4 Đo quá trình quá độ
Quá độ đƣợc đặc trƣng bởi tín hiệu biến thiên nhanh và có độ rộng dải sóng, biên
độ và khoảng thời gian lớn. Theo phân loại truyền thống, có hai dạng quá độ là dạng xung
và dạng dao động, phản ảnh dạng sóng dòng hay áp quá độ. Yêu cầu thu thập dữ liệu quá
độ cao hơn so với đo trị hiệu dụng. Tần số phổ sóng quá độ điện xoay chiều có thể tới 10
MHz (chu kỳ 100 ms) và độ rộng dải tần tới 1 MHz. Tỷ lệ lấy mẫu ít nhất phải gấp đôi tần
số cực đại, nhƣng trong thực hành, cần tới 10 lần cao hơn để
nhận dạng sóng gốc.
13.4.5 Suất lấy mẫu
Tín hiệu mẫu hóa là một dãy giá trị tín hiệu đƣợc lấy tức
thời gián đoạn. Tín hiệu kết quả nhận ngay và do đó nó đại diện
cho thông số đo nhƣ là một dãy giá trị để dùng sau đó, nhƣ điều
biến, mã hóa và lƣợng hóa.
Phƣơng pháp đƣợc dùng để nội suy một tín hiệu mẫu hóa Hình 13.8 – Lấy mẫu
trong trƣờng hợp tín hiệu có hai hợp phần nhanh hơn khả năng tại vị trí cần giám sát
giám sát để tập hợp đủ điểm mẫu là nội suy tuyến tính đối với
mẫu dạng đƣờng thẳng và nội suy hàm sin nối các mẫu dạng đƣờng cong. Hình 13.8 là
dụng cụ lấy mẫy xách tay lấy mẫu tại chỗ.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 88


13.4.6 Độ rộng dải biên độ / tần số
Độ rộng dãy số đo của dụng cụ đo là độ rộng của dải băng tần qua đó đặc tính đã
cho của dụng cụ này phù hợp với một giới hạn hay một tỷ số nhất định.
13.4.7 Độ chính xác
Độ chính xác đƣợc xác định nhƣ độ phù hợp giữa giá trị đo hay tính với giá trị thực
hoặc đặc trƣng của nó. Nói cách khác, độ chính xác là mức độ phù hợp giữa giá trị đo và
giá trị thực. Nói chung, độ chính xác đƣợc biểu thị bằng sai số phần trăm. Độ chính xác
của phép đo đƣợc biểu thị bằng từ sai số, là mức sai lệch giữa số đo với một giá trị đã biết
hay tính được. Một phép với sai số 0,5% nghĩa là chính xác 99,5% trong toàn bộ đời sống
bình thƣờng của dụng cụ thực hiện theo chuẩn mẫu công bố của nhà chế tạo.
13.4.8 Cấp chính xác
Mức độ phù hợp giữa kết quả đo của một chuỗi phép đo riêng lẻ là phù hợp, nhƣng
không cần thiết, trừ khi để xác định độ lệch chuẩn. Đối với thiết bị đơn chiếc làm việc lặp
lại không hiệu chỉnh, độ chính xác là khả năng cung cấp cùng một giá trị hay kết quả, cho
cùng một điều kiện đầu vào và vận hành trong cùng điều kiện môi trƣờng. Nói khác đi, độ
chính xác là số lƣợng phù hợp hay có thể lặp lại số liệu đo, diễn tả thông thƣờng của độ
lệch chuẩn trong việc ngoại suy kết quả đo từ quá trình đo đễ đánh giá độ xác định thỏa
đáng trong trạng thái điều khiển ổn định. Độ lệch chuẩn theo quan niệm chung là giá trị
gần đúng của độ lệch chuẩn của một ngoại suy giá trị đo thực. Khi không thể xác định, đặc
trƣng độ chính xác đƣợc giả định là độ lệch chuẩn lặp lại của 68,27% lần đo.
Cấp chính xác của dụng cụ đo đƣợc định nghĩa là sai số qui đổi lớn nhất qui về giới
hạn đo :
γn = ΔAmax / An (13.2)
γn - cấp chính xác của dụng cụ đo;
ΔAmax - sai số lớn nhất có thể gặp của dụng cụ đo trong điều kiện sử dụng bình
thƣờng;
An - giới hạn đo của dụng cụ đo.
13.4.9 Độ phân tán
Độ phân giải là khả năng của hệ đo để phát hiện và chỉ dẫn thích hợp sự thay đổi
nhỏ trong đặc trƣng của kết quả đo. Nói cách khác, độ phân tán đƣợc xác định nhƣ là mức
thay đổi nhỏ nhất số lƣợng kết quả đo hay cung cấp để có thể gán các trị số không nội suy.
Nó cung cấp mức độ phân tán của phép đo lặp nhiều lần.
13.4.10 Cách tổ hợp đo lƣờng
Đo điện áp cung cấp, sóng hài và mức không cân bằng đƣợc thực hiện trong mọi
chu kỳ. Để đánh giá kết quả đo trong khoảng thời gian dài, cần kết hợp các chu kỳ đo.
Tiêu chuẩn IEC 6100-4-30 đề nghị bốn khoảng kết hợp khác nhau. Việc kết hợp sử dụng
căn bậc hai trung bình toán của giá trị lƣợng vào. Khoảng thời gian đo cơ bản là 10 chu kỳ
cho hệ 50Hz và 12 chu kỳ cho hệ 60Hz.
1
Urms-200 ms = 𝑢2 𝑡 𝑑𝑡 1/2
(13.3a)
200𝑚𝑠 200𝑚𝑠

Lƣợng đo 200 ms nhận đƣợc kết hợp từ tập hợp của khoảng thời gian ngắn hạn
trong 3 giây (150/180 – chu kỳ thời gian). Kết quả này đƣợc thực hiện từ 15 khoảng thời
gian đo cơ bản trong 200 ms (10/12 chu kỳ).

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 89


1 15 2
Urms-3s = 𝑖=1
𝑈𝑟𝑚𝑠 −200𝑚𝑠
1/2
(13.3b)
15

Tổ hợp khoảng đo ngắn hạn (10 phút)


Tổ hợp 200 khoảng đo ngắn hạn 3 giây là tổ hợp từ một khoảng ngắn hạn. Giá trị
kết quả đo 10 phút có thể kết hợp với thời gian tuyệt đối để chỉ thị thời gian kết thúc của tổ
hợp 10 phút:

1 200 2
Urms-10 min = 𝑈𝑟𝑚𝑠 −3𝑠
1/2
(13.4)
200 𝑖=1

Khoảng dài hạn (2 giờ)


Tổ hợp 12 khoảng ngắn hạn 10 phút là tổ hợp từ một khoảng dài hạn :

1 𝑛
Urms-2h = 𝑈2 1/2
(13.5)
12 𝑖=1 𝑟𝑚𝑠 .10𝑚𝑖𝑛

13.5 CHỌN DỤNG CỤ GIÁM SÁT [18]


13.5.1 Lựa chọn bộ giám sát
Trên thị trƣờng có các loại dụng cụ đo khả dụng, nhƣng đôi khi đặc tính của chúng
là không dễ so sánh. Để chọn dựng cụ đúng, trƣớc hết cần phân tích nhu cầu giám sát,
gồm :
a) Dạng nhiễu loạn cần giám sát;
b) Chu kỳ giám sát;
c) Yêu cầu độ chính xác.
Theo mức độ của các yêu cầu này, việc chọn giám sát có thể thực hiện một cách
khách quan và phù hợp.
Tiêu chuẩn IEC 61000-4-30 đƣa ra các tiêu chí xác định phƣơng pháp đo cho phép
thực hiện so sánh kết quả giám sát khả thi, không phụ thuôrc dụng cụ đƣợc dùng. Thông
số đo xác định trong tiêu chuẩn này là :
a) Công suất;
b) Tần số;
c) Áp danh định, độ nhấp nháy, dao động điện áp, độ sụt áp và đƣờng bao điện áp;
d) Điện áp quá độ;
e) Độ không cân bằng;
f) sóng hài
g) Điện áp tín hiệu.
Nó cũng chỉ rõ độ bất định của cảm biến dòng và áp.
Một trong các phần quan trọng của tiêu chuẩn là sự mô tả khoảng đo và các tổ hợp
cũng nhƣ độ bất định của khoảng thời gian giữa các lần đo.
Có hai lớp đặc trƣng đo đƣợc định nghĩa trong tiêu chuẩn này.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 90


Lớp đặc trƣng A – khuyến cáo dùng cho đo lƣờng hợp đồng giữa lƣới cung cấp và
khách hàng để kiểm định sự phù hợp tiêu chuẩn hoặc giải quyết tranh chấp. Loại này cần
thỏa mãn yêu cầu về độ chính xác để việc đánh giá đủ tin cậy.
Lớp đặc trƣng B – có thể dùng cho khảo sát thống kê, áp dụng xử lý sự cố, …
Loại này không qui định độ chính xác bắt buộc.
Bảng 13.1, tiêu chuẩn này, đƣa ra đặc trƣng hai dòng bộ giám sát trên thị trƣờng,
dòng chính xác cao A và dòng chính xác thấp B. Dụng cụ đo lớp A rất đắt nên nhiều nhà
chế tạo cung cấp các dụng cụ phù hợp với tất cả yêu cầu kỹ thuật.
Bảng 13.1 – Bộ giám sát lớp A và lớp B theo IEC 61000-4-30
Thông số Lƣợng đo Lớp A Lớp B
Khoảng đo độ chính xác
Điện áp Vrms 10 chu kỳ ± 0,1% nhà chế tạo chỉ định cách dùng
Độ sụt, quá áp Vrms, t, T Vrms ½ chu kỳ ± 20% Vrms ½ chu kỳ
(10 ms – 50Hz)
(12ms – 60Hz)
Không cân bằng % không cân bằng Phƣơng pháp các t.phần đối xứng nhà chế tạo chỉ định cách dùng
Sóng điều hòa độ méo tổng (THD) IEC 61000-4-7 nhà chế tạo chỉ định cách dùng
Độ nhấp nháy Plt IEC 61000-4-15 nhà chế tạo chỉ định cách dùng
Tần số Hz 10s ± 10 mHz nhà chế tạo chỉ định cách dùng
Tín hiệu Vrms Sóng hài trung (>3 kHz) nhà chế tạo chỉ định cách dùng
Tín hiệu trong Đo tần số công suất, biên độ áp, nhà chế tạo chỉ định cách dùng
thời gian sụt áp độ nhấp nháy, độ không cân bằng
quá áp hay ngắt áp cung cấp, sóng hài, tín hiệu và
số đo chính của thông số trên và
dƣới, độ lệch sẽ báo hiệu
Thời gian đồng bộ theo GPS, đồng hồ ngoài nhà chế tạo chỉ định cách dùng

13.5.2 Đặc điểm chung của bộ giám sát


Bộ giám sát có những đặc điểm chung sau :
a. Loại kín, cầm tay, di động và cố định
Loại kín đƣợc chọn tùy thuộc yêu cầu của ngƣời dùng.
Loại cầm tay và di động khá thích hợp cho các ứng dụng kỹ thuật và xử lý sự cố.
Loại lắp cố định thích hợp cho các ứng dụng nhiều chức năng, nhà máy công
nghiệp và các thiết bị tổ hợp giám sát CLĐN của hệ thống.
b. Tác động của môi trường
Mức tác động môi trƣờng đến việc giám sát CLĐN thƣờng đƣợc xác định bởi nhà
chế tạo. Dụng cụ cần có các chỉ tiêu bảo vệ môi trƣờng phù hợp với nơi đặt.
c. Nguồn cấp điện
Nguồn cấp điện cho hệ giám sát thƣờng do nhà chế tạo xác định. Điện áp và tần số
nguồn cấp, ăc-qui dự phòng khi mất nguồn hay một nguồn cấp độc lập cần đƣợc chỉ rõ.
d. Bộ nhớ

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 91


Bộ nhớ để ghi các sự kiện có thể là đĩa cứng, đĩa mềm, RAM trong và thẻ nhớ
PCMCIA - Hiệp hội quốc tế thẻ nhớ máy tính cá nhân.
e. Giao diện người dùng
Thông tin ra cho ngƣời dùng thƣờng thực hiện bằng màn hình hiển thị lắp trong
dụng cụ, thiết bị quan sát ngoài hoặc máy tính cá nhân. Thông tin vào cho ngƣời dùng
thực hiện bằng bộ bàn phím, bàn phím hay máy tính cá nhân. Lựa chọn máy tính cá nhân
đòi hỏi có một cửa ghép nối từ dụng cụ tới máy tính. Nhiều dụng cụ cấp phát thao tác
giám sát qua khoảng cách (ri-môt - remote) và hiển thị tín hiệu thời gian thực.
f. Phần mềm và công cụ phân tích dữ liệu
Phần lớn bộ giám sát mạnh cung cấp kèm theo phần mềm và công cụ phân tích dữ
liệu có nhiều chức năng và khả năng thao tác dữ liệu.
g. Máy in
Máy in có thể là loại lắp trong bằng cách nối trực tiếp hay qua máy tính cá nhân.
h. Phụ kiện
Nhà chế tạo cung cấp các phụ kiện điển hình nhƣ cầu chì và dây chảy, đầu dò, cảm
biến, kìm đo am-pe, khung, tay điều khiển và hộp đựng.
i. Bảo hành
Nhà chế tạo hay nhà cấp hàng có thể cung cấp bảo hành thời hạn một năm hay lâu
hơn.
j. Khả năng nâng cấp
Khả năng nâng cấp phần mềm và phần cứng (lựa chọn dạng khối – mô-đun hay tấm
– cạc) là một yêu cầu quan trọng trong việc mua bán bộ giám sát.
k. Bảo trì và kiểm mẫu
Một hệ giám sát CLĐN đòi hỏi bảo trì và kiểm mẫu định kỳ. Đó là một yếu tố quan
trọng về chi phí vận hành hệ giám sát trong việc xem xét chấp thuận mua hệ.
l. Độ chính xác
Độ chính xác giám sát CLĐN do nhà chế tạo xác định.
m. Xử lý sai sót
Việc xử lý sai sót một dụng cụ là đo một cách chi tiết các mẫu dữ liệu sau xử lý
chuyển đổi tƣơng tự số và đƣợc biểu thị bằng bit. Số bit càng lớn, việc xử lý sai sót càng
dễ đạt và dữ liệu mẫu càng mịn.
n. Suất lấy mẫu
Suất lấy mẫu là định suất các mẫu đƣợc đo có thể lấy tính theo số mẫu trong một
chu kỳ. Để tách quá độ, cần suất lấy mẫu cao ở mức MHz.
o. Mức chịu điện áp
Nhà chế tạo có thể xác định điện áp chịu của hệ giám sát phù hợp với tiêu chuẩn
IEC 71 – Phối hợp cách điện.
13.5.3 Nhập / xuất tín hiệu

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 92


a. Kênh nhập
Kênh nhập chính là nhập tín hiệu
tƣơng tự từ đầu ra (thứ cấp) của cảm
biến dòng / áp, thƣờng là biến điện áp
BU (BU) và biến dòng BI (BI) đƣợc nối
đến hệ giám sát, hình 13.9.
b. Nhập / xuất tín hiệu tương tự
Kênh nhận tín hiệu tƣơng tự có
thể là thông số bổ sung hệ giám sát.
Kênh xuất tín hiệu tƣơng tự đƣợc dùng khi cấp Hình 13.9 – Kênh nhập hệ giám sát
tín hiệu cho một hệ giám sát khác.
c. Nhập / xuất tín hiệu số
Dạng tín hiệu nhập / xuất này là dạng chủ yếu đƣợc dùng cho hai hệ giám sát kỹ
thuật số.
d. Thông tin và mạng
Để kết nối thông tin, các bộ điều chế - giải điều (MODEM) lắp trong hay lắp ngoài
đƣợc cung cấp cùng với bộ giám sát. Nhiều nhà chế tạo cung cấp cho ngƣời dùng chức
năng lấy thông tin từ mạng hay vận hành hệ giám sát nối mạng.
13.5.4 Chức năng bộ giám sát
a. Thu thập dữ liệu qua ngưỡng hiện đặt
Thông số đo thƣờng đƣợc thu thập khi nhiễu động vƣợt quá ngưỡng hiện đặt (gọi là
sự kiện đặt / đăng ký) hoặc theo khoảng thời gian đặt lặp lại. Ngưỡng và khoảng thời gian
do ngƣời dùng đặt. Bằng sự kiện đặt, việc thu thập dạng sóng thƣờng đƣợc đặt trong một
hay một số chu kỳ trƣớc và sau sự kiện để cung cấp một bức tranh đầy đủ về sự kiện.
b. Thu thập dữ liệu qua ngưỡng tự hiệu chỉnh
Hệ giám sát có thể đặt những ngƣỡng riêng bằng cách thiết lập các chuẩn ổn định.
Cách này cho phép tách các sai lệch nhỏ và nhận dạng xu thế biến thiên tín hiệu.
c. Thu thập dữ liệu số bên ngoài
Nhiều hệ giám sát cung cấp chức năng thu thập dữ liệu dƣới dạng tín hiệu số (tri-
gơ).
d. Chốt dữ liệu và ghi thời gian
Với việc chốt dữ liệu, các thông số liên tục đƣợc giám sát và có thể thu thập trong
khoảng thời gian do ngƣời dùng đặt.
e. Thu thập dạng sóng
Một số hệ giám sát CLĐN có khả năng thu thập dạng sóng, chủ yếu là áp và dòng.
Các dạng sóng đƣợc thu thập có thể hiển thị qua màn hình lắp trong hay nạp vào máy tính
cá nhân. Bộ giám sát thƣờng cung cấp chức năng nhƣ phân tích sóng hài và phân tích dạng
sóng.
f. Đồng bộ hóa thời gian

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 93


Một số hệ giám sát CLĐN có lựa chọn đồng bộ thời gian bằng một tín hiệu thời
gian bên ngoài từ hệ định vị toàn cầu – GPS hay từ hệ phát thanh địa phƣơng hoặc quốc
tế.
g. Phần dẻo
Phần dẻo là phần ghép nối với phần cứng để cung cấp them các tính năng cho phần
mềm. Một số hệ giám sát CLĐN định kỳ cung cấp phiên bản mới phần dẻo giám sát.
Phiên bản phần dẻo thông thƣờng đƣợc nhà chế tạo cung cấp miễn phí, đôi khi đƣợc dùng
để hiệu chỉnh sai số trong thủ tục đo hay để tăng cƣờng đặc trƣng hiện có của dụng cụ đo
không đòi hỏi đầu tƣ phần cứng mới.
13.6 GIÁM SÁT CLĐN HIỆU QUẢ [18]
13.6.1 Chƣơng trình giám sát điện năng
(GSĐN)
Khi vấn đề CLĐN xuất hiện trong công
nghiệp, việc giám sát có thể có ích để xác định
nguyên nhân thiếu sót CLĐN. Nó có thể là một
phần của toàn bộ chƣơng trình CLĐN. Việc giám
sát là một phần quan trọng và cần đi vào chƣơng
trình GSĐN. Hình 13.10 – Đồ thị đánh giá chất lượng
điện áp theo CBEMA
Các bộ phận chính của chƣơng trình
GSĐN :
i. Đảm bảo một cam kết giao dịch. Nhiệm vụ đầu tiên là sự trợ giúp cần đạt đƣợc ở
bên trong chƣơng trình. Công nghệ, sản phẩm và quản lý cần phải đảm bảo hiệu quả của
chƣơng trình.
ii. Thành lập một đội công tác tập hợp nhân sự hiện có ở các phân xƣởng của nhà
máy.
iii. Đạt đƣợc sự tham gia và hợp tác của các
hộ dùng điện. Một phần quan trọng là có sự tham
gia của các đơn vị cung ứng điện. Thƣờng các đơn
vị cung ứng điện đƣợc quan tâm trong việc cộng
tác để cải thiện mức thỏa mãn của khách hàng.
iv. Thiết lập qui cách kỹ thuật CLĐN. Điều
này là cần thiết để định rõ sự khiếm khuyến của
CLĐN, xác định giới hạn độ lớn đo lƣờng. Giới
hạn tham chiếu theo quá trình, trong đó có kể
đến thiệt hại do CLĐN không thỏa mãn. Chẳng Hình 13.11 – Đồ thị đánh giá chất lượng
điện áp theo ITTC
hạn, đồ thị của Hiệp hội các nhà chế tạo máy
tính kinh doanh – CBEMA, hình 13.10 và Hội đồng công nghệ sinh học – ITTC, hình
13.11 có thể đƣợc dùng làm cơ sở phân tích mức biến thiên điện áp cho phép theo tiêu
chuẩn CLĐN. Mức quá áp hay thấp áp tồn tại trong thời gian ngắn cho phép giá trị lớn.
Ngƣợc lại, thời gian tồn tại càng dài, mức dao động cho phép càng nhỏ. Tiêu chuẩn quá áp
nghiêm ngặt hơn thấp áp. Tiêu chuẩn ITTC nới rộng phần quá áp, thu hẹp phần kém áp,
chẳng hạn, với t = 100 sec, mức dao động áp cho phép là +10%. Ngƣợc lại, tiêu chuẩn
CBEM nới rộng phần thấp áp và thu hẹp phần quá áp, khi t = 100 sec, giới hạn quá áp là
6% còn kém áp là -13%.
v. Thành lập phƣơng thức thông tin liên lạc với đơn vị cung ứng điện. Ngay với hệ
thống điện, việc cắt điện cần đƣợc đơn vị cung ứng điện thông báo cho khách hàng qua

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 94


một phƣơng thức thông tin liên lạc xác định. Chẳng hạn, điều có thể gặp là khi có trục trặc
ở hệ nối đất, sự khởi động lại quá trình sản xuất có thể bị chậm.
vi. Thành lập một dự án giám sát và thực hiện khảo sát CLĐN bao gồm phần tham
gia giám sát CLĐN và ghi dữ liệu biến cố.
vii. Thành lập một chƣơng trình phòng ngừa. Trong phần này, một quá trình phân
tích biến cố, phân tích nguyên nhân và thực hiện các tác động hiệu chỉnh có thể thực hiện.
viii. Đặt mục tiêu cải thiện CLĐN. Tổn thất kinh doanh có thể giảm nhờ cải thiện
CLĐN hay quá trình phòng ngừa. Nên đƣợc thực hiện việc đánh giá tác động cải thiện dài
hạn nhằm kiểm toán tổn thất kinh doanh.
ix. Thiết lập một quá trình đánh giá chƣơng trình CLĐN. Cần đánh giá hiệu quả của
chƣơng trình này và nếu cần, tiếp tục chƣơng trình, đặt lại mục tiêu hay kết thúc chƣơng
trình.
13.6.2 Quản lý dự án giám sát
13.6.2.1 Mục tiêu giám sát
Khi quản lý một dự án giám sát, vấn đề quan trọng bắt nguồn từ mục tiêu đặt ra đầu
tiên. Để thấy rõ mục tiêu, cần trả lời các câu hỏi sau :
a. Tại sao đo ?
Câu hỏi này chọn lọc đối tƣợng giám sát nhƣ xác định việc chọn thiết bị đo,
ngƣỡng tín hiệu số (mức lô-gich / tri-gơ), phƣơng pháp thu thập dữ liệu, cất giữ dữ liệu,
yêu cầu phân tích và mức độ tổng quát của nhu cầu nguồn lực.
b. Loại thông số CLĐN cần đo là gì ?
CLĐN gồm một mức thay đổi lớn các điều kiện trên hệ thống điện. Nhiễu động
quan trọng có thể biến đổi trong khoảng thời gian từ xung tần số cực cao (xung sét) đến
quá áp dài hạn và gián đoạn cung cấp điện. Các tiêu chuẩn nhƣ IEC 6100 và EN 50610
đƣa ra mã lƣới xác định thông số CLĐN đƣợc đo. Tiêu chuẩn IEC 6100-4-30 xác định các
phƣơng pháp đo và giải thích kết quả thông số CLĐN ở hệ thống 50 Hz và là một phần
của tiêu chuẩn IEC 61000 về tƣơng hợp điện từ.
c. Thiết bị đo nên đặt ở chỗ nào ?
Giám sát có thể phải đầu tƣ lớn vì số các vị trí cần giám sát. Đó là điều rất quan
trọng, nên cần lựa chọn cẩn thận vị trí giám sát dựa trên mục tiêu giám sát để cực tiểu hóa
chi phí thực hiện. Chẳng hạn, để áp dụng xử lý hỏng hóc, hệ giám sát nên đặt gần chỗ tải
nhạy cảm nhất có thể. Mặt khác, để giám sát CLĐN tổng quát, hệ giám sát đƣợc đặt ở
đƣờng công suất vào. Thông thƣờng, vị trí hệ giám sát bị giới hạn bởi cửa vào thiết bị
đóng cắt công suất, đặc biệt là vị trí đặt đo dòng điện.
d. Thực hiện đo như thế nào ?
Mạch kết nối vật lý của đo lƣờng nên thực hiện cẩn thận. Số hệ giám sát nên đƣợc
xác định theo loại kiểm soát dòng điện. Yêu cầu khả năng truy cập điểm đo cũng cần đƣợc
xác định.
e. Loại thiết bị nào nên dùng cho việc đo ?
Dụng cụ có thể chia ra hai loại chính là bộ giám sát CLĐN và bộ phân tích CLĐN.
Bộ giám sát chất lượng điện năng

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 95


Các bộ giám sát CLĐN là dụng cụ đƣợc trang bị bộ nhớ và khả năng ghi thông số
CLĐN bằng số với một số chu kỳ thời gian. Các bộ giám sát mô hình có thể tự hiệu chỉnh
xử lý biến cố để giữ đƣợc biến cố cần thiết và bỏ qua những biến cố không cần thiết.
Bộ phân tích chất lượng điện năng
Các bộ phân tích CLĐN là dụng cụ đo và phân tích dữ liệu theo thời gian thực, đôi
khi chỉ là các sóng hài. Các dụng cụ này có kho dữ liệu hạn chế, nên dữ liệu in kết quả
phân tích có thể không đƣợc ghi lại.
Các bộ giám sát và phân tích trên thị trƣờng gồm một dải rộng đặc trƣng và không
dễ để khách hàng chọn đƣợc thiết bị đúng theo yêu cầu áp dụng.
f. Cần đo trong bao lâu ?
Thƣờng chỉ tiêu để xác định chu kỳ giám sát phụ thuộc vào biến cố kỳ vọng giám
sát để chọn chỗ đặt và chi phí phù hợp. Trong áp dụng thực tế, việc giám sát thƣờng trực
cũng đƣợc áp dụng.
13.6.2.2 Tổ chức và thực hiện hệ giám sát
Sau khi trả lời xong sáu câu hỏi, việc khảo sát đƣợc triển khai theo các bƣớc sau :
i. Lập kế hoạch khảo sát
Tất cả nhân viên liên quan đến công việc khảo sát giám sát nên tham gia vào lập kế
hoạch khảo sát và chấp thuận một tiến trình để lắp đặt hệ giám sát, chu kỳ giám sát,
phƣơng thức thông tin liên lạc và tháo dỡ bộ giám sát.
ii. Chuẩn bị khảo sát
Bộ giám sát và ngàm đo dòng điện, chẳng hạn, kìm đo ăm-pe thích hợp, nên sẵn
sàng. Nhóm sử dụng thiết bị giám sát nên đƣợc bồi huấn sử dụng, khai thác và bảo quản
dụng cụ để tránh sai sót do con ngƣời.
iii. Điều tra trên hiện trường
Vị trí giám sát tối ƣu có thể không dễ xâm nhập và vì thế, vị trí khả dĩ nên chọn cho
việc điều tra trên hiện trƣờng. Thay đổi phƣơng thức kết dây hay cắt điện định kỳ có thể là
cần thiết để thực hiện giám sát. Hơn nữa, trong thời gian điều tra, dữ liệu điện và không
điện quan trọng của thiết trí nên đƣợc thu thập dùng cho các phân tích sau này.
iv. Lắp đặt bộ giám sát
Việc lắp đặt nên thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn. Nói chung, việc lắp đặt đƣợc
làm không cắt điện, tức làm việc có điện. Găng cách điện, kính bảo vệ, mặt nạ phòng lửa
và cách ly là tối cần thiết để chống tai nạn khi lắp đặt.
v. Giám sát công suất
Bộ giám sát công suất đƣợc thiết trí cho chu kỳ giám sát đã thỏa thuận. Có thể cần
lấy dữ liệu giám sát từ dụng cụ theo chu kỳ, nếu phần lớn biến cố CLĐN dựa vào bộ nhớ
của bộ giám sát là có hạn. Hơn nữa mức lô-gich nên chọn cẩn thận, vì mức quá cao có thể
làm đầy bộ nhớ do các sự kiện không quan trọng. Bộ nhớ cần đƣợc kiểm tra sau 1 giờ lắp
đặt bộ giám sát và mức lô-gich đƣợc điều chỉnh lại.
vi. Tháo bỏ thiết trí
Sau chu kỳ giám sát, việc tháo bỏ thiết trí đƣợc thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn.
Nếu biến cố kỳ vọng tại nơi đặt không ghi đƣợc, một quyết định kéo dài việc giám sát hay
hủy bỏ giám sát phải đƣợc đƣa ra.
vii. Phân tích dữ liệu giám sát và kiểm tra
Phần khó khăn nhất là phân tích và diễn giải dữ liệu thu thập trong khảo sát. Một
kiểu phân tích có thể tiến hành với các dữ liệu này nhƣ phân tích trị hiệu dụng, dạng sóng,
xu thế, quá độ, sóng hài, … Nhà chế tạo bộ giám sát đề nghị cung cấp phần mềm chuyên

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 96


dùng để giúp ngƣời dùng hiển thị hóa dữ liệu và trong một số phần mềm cũng có thể xuất
báo cáo một cách tự động. Tuy thế, muốn giải đúng kết quả của các công cụ này cần một
kỹ sƣ có kinh nghiệm thực hiện.
ii. Giải pháp điều chỉnh sai lệnh
Bƣớc lô-gich tiếp theo là thực hiện chƣơng trình khắc phục sai lệch.
13.6.3 Chƣơng trình khắc phục nhiễu loạn
Về cơ bản có hai họ giải pháp kỹ thuật khắc phục nhiễu loạn phòng ngừa
i. Dừng nhà máy bằng bộ điều khiển dừng và cố khởi động lại sau nhiễu loạn;
ii. Cố gắng duy trì nhà máy làm việc trong thời gian nhiễu loạn.
Các bƣớc sau mô tả bài toán và khi có thể, giải quyết chúng.
a. Phân tích quá trình
Việc phân tích quá trình cần có sử tham gia của thành phần kỹ thuật và quản lý.
Thành phần kỹ thuật là cơ sở để nhận dạng nguồn gốc và diễn biến của nhiễu loạn trong
giám sát cũng nhƣ phân tích quá trình sản xuất. Thành phần quản lý là cơ sở để đánh giá
tác động kinh tế của nhiễu loạn. Đôi khi việc này là có ích để giám sát cung cấp điện và so
sánh kết quả với bộ giám sát sản phẩm chung của nhà máy.
b. Nhận dạng phần nghiêm trọng
Nhƣ một kết quả của bƣớc trên, có thể nhận dạng phần nghiêm trọng của nhiễu
loạn. Có nhận dạng chỉ ra những nhiễu loạn đóng góp chủ yếu vào thiệt hại sản xuất. Có
những nhận dạng chỉ ra nguồn gốc của nhiễu loạn. Có những nhận dạng gồm cả hai.
Thông qua những trục trặc ở mức cao của nhà máy, phần nghiêm trọng nên đƣợc xếp loại
theo tầm quan trọng do ảnh hƣởng của chúng.
c. Lựa chọn công nghệ khắc phục nhiễu loạn

Hình 13.12 – Dòng xung kích sau nhiễu động điện áp

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 97


Về cơ bản, có hai dòng công nghệ khắc phục nhiễu loạn là dừng nhà máy có kiểm
soát và cố khởi động lại sau nhiễu loạn hoặc duy trì nhà máy làm việc trong thời gian có
nhiễu loạn. Trong cả hai trƣờng hợp, việc kiểm soát giám sát quá trình làm việc của nhà
máy phải luôn ở trạng thái hoạt động, nên UPS hoặc kỹ thuật khác phải đƣợc sử dụng để
đảm bảo cung cấp điện liên tục. Để thực hiện bất kỳ cách nào trong hai công nghệ khắc
phục nhiễu loạn, cần kết hợp một bộ dụng cụ khắc phục nhiễu loạn sau đây dƣới dạng tác
động liên động :
i. Bảo vệ kém áp có thời gian.
ii. UPS cung cấp cho kiểm soát quá trình.
iii. Bộ bảo vệ mức và thời gian.
iv. Chƣơng trình hóa dùng riêng cho kiểm soát quá trình.
v. Đặc tính liên động bộ đổi điện tĩnh.
Hình 13.12 trình bày dạng dòng điện đóng mạch cung cấp sau khi nhiễu động điện
áp. Những dòng xung này sẽ kích hoạt bảo vệ mạch cấp điện và cắt mạch. Đặc tính “liên
động” của các bộ đổi điện tĩnh sẽ cắt chúng trong thời gian nhiễu động điện áp và đóng lại
chúng sau khi điện áp ổn định trở lại.
d. Dự báo mức khắc phục nhiễu loạn lý thuyết có thể đạt tới
Trong trƣờng hợp các thông số đặc tính làm việc cho phép của nhà máy đã biết, có
thể thực hiện đƣợc việc tính toán mức khắc phục nhiễu loạn lý thuyết có thể đạt tới.
e. Mô phỏng và / hoặc thí nghiệm các tác động đề xuất
Nếu một mô phỏng hiệu chỉnh là cho phép, cùng với mức khắc phục nhiễu loạn có
thể đạt tới, thông tin có ích khác có thể thu nhận đƣợc, nhƣ điểm chỉnh định bảo vệ rơ-le,
biến thiên tốc độ, biến thiên nhiệt độ, mô-men đỉnh, …
f. Dự kiến trường hợp nghiêm trọng
Từ kết quả ở bƣớc trƣớc, một kế hoạch dự kiến cho mọi trƣờng hợp có thể đƣợc
thiết lập. Nó bao gồm các thay đổi phƣơng thức kết dây, hoặc các chƣơng trình mới và các
mức chỉnh định mới, lắp đặt thiết bị khắc phục nhiễu loạn, …
g. Dự toán chi phí
Chi phí bao gồm chi phí xử lý, vận hành và bảo trì.
h. Thực hiện quyết định
Việc quản lý nhà máy, sau khi xem xét giá dự toán và các hiệu ích trong tƣơng lai
giảm tổn thất sản xuất, phải đƣợc quyết định nếu dự án khắc phục nhiễu loạn sẽ đƣợc thực
hiện. Quyết định cuối cùng để khắc phục nhiễu loạn nhà máy và cách thức áp dụng luôn
luôn đƣợc thực hiện phù hợp với chỉ tiêu kinh tế, chẳng hạn, thời gian thu hồi vốn.
13.7 KẾT QUẢ GIÁM SÁT SAU XỬ LÝ [18]
13.7.1 Nhận dạng kết quả giám sát
Phân tích dữ liệu CLĐN là một quá trình tổng hợp và có thể là phần quyết định
nhất của việc giám sát CLĐN. Việc nghiên cứu nên có đủ kiến thức và tay nghề để đƣa ra
giải pháp từ các dữ liệu đã có. Khi không có giải pháp tiêu chuẩn nhận dạng kết quả giám
sát, một số vấn đề sau đây có thể là ví dụ đơn giản của phƣơng pháp luận nhận dạng kết
quả giám sát.
Báo cáo nhận dạng kết quả giám sát bắt đầu với việc đánh giá tóm tắt dữ liệu, trong
đó có việc cung cấp thông tin dữ liệu nào cần để việc kiểm tra đƣợc chặt chẽ hơn. Nên xác

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 98


định biến cố nghiêm trọng, có thể có hơn một sai lệch, chẳng hạn, trong một vụ mất điện
ngắn hạn. Bộ giám sát cũng có thể báo cáo các lƣợng quá độ, nhiễu động hay biến dạng.
Mỗi lần sự kiện dữ liệu nghiêm trọng đƣợc xác định, sự kiện đó cần đƣợc kiểm chứng.
Trong một nhiễu động, biến dạng hay mất điện, thủ tục đo các thông số khác có thể cung
cấp giá trị không chính xác hay mất đối thoại. Vì thế, trong loại sự kiện hày, việc đo là dấu
hiệu để cung cấp cho ngƣời sử dụng một giá trị chấp nhận có thể không thực hiện đƣợc.
Sau đó, việc nhận dạng sự kiện nghiêm trọng này có thể bắt đầu. Những nguyên
nhân khả dĩ có thể đƣợc suy diễn từ việc phân tích tín hiệu và dạng sóng, phân tích tần số
cao, phân tích sóng hài và phân tích nhiễu động, biến dạng điện áp.
13.7.2 Thu thập dữ liệu
Các công cụ dùng cho giám sát thƣờng trực có thể nối thông tin với tấm (các) tới
mạng hay bộ điều chế - giải điều tới hệ giám sát trung tâm, hệ này kiểm soát các công cụ
giám sát và lấy dữ liệu đã ghi của chúng. Những hệ này thƣờng đƣợc dùng cho các bộ
giám sát lắp đặt cố định từ các đơn vị cung ứng điện để xử lý số lƣợng lớn dữ liệu thu thập
từ việc giám sát.
Nòng cốt của bất kỳ hệ giám sát trung tâm nào là cơ sở dữ liệu, ở đó cất giữ dữ liệu
CLĐN đã thu thập. Một hệ thông tin tập hợp dữ liệu từ các bộ giám sát và cất vào cơ sở
dữ liệu. Cổng giao tiếp của ngƣời dùng đƣợc thực hiện bằng một hệ phiên bản, nó có thể
tự động cung cấp báo cáo về nhiễu loạn, thông tin cho ngƣời dùng (đơn vị cung ứng hay
khách hàng) qua ứng dụng mạng trong web chính hoặc chuyển dữ liệu qua hệ tin học khác
(SCADA, ERP 1, …).
13.7.3 Phần mềm và công cụ phân tích dữ liệu
Phần lớn các nhà chế tạo hệ giám sát CLĐN cung cấp một phần mềm và công cụ
phân tích dữ liệu. Chức năng chính là :
i. Lấy dữ liệu đã thu được. Đây là một trong các chức năng quan trọng nhất.
Do bộ nhớ của bộ giám sát có giới hạn, dữ liệu nên đƣợc nhập một cách chu kỳ vào máy
tính cá nhân để bảo quản lâu dài.
ii. Đưa thiết bị vào giám sát.
iii. Hiển thị dữ liệu và dạng sóng. Một số thiết bị hiển thị theo thời gian thực.
iv. Tổ hợp và phân loại dữ liệu, nhƣ loại sự kiện, độ lớn và độ dài thời gian
đƣợc tự động phân loại theo EN 50160 hoặc IEEE 11959.
v. Tách xu thế bảo trì trước.
vi. Vẽ dữ liệu đã thu thập.
vii. Cung cấp tín hiệu tùy biến và mức lô-gich.
viii. Cung cấp báo cáo tự động.
ix. In dữ liệu / dạng sóng.
13.7.4 Định dạng trao đổi dữ liệu
Trong nhiều trƣờng hợp, công cụ giám sát mới thay thiết bị còn lại bên cạnh. Có
một vấn đế cần lƣu ý trong định dạng dữ liệu là sự khác loại đáng kể khi hệ mới và cũ làm
việc cùng nhau. Hiện tại, phần lớn các chƣơng trình phần mềm lấy dữ liệu và phân tích là
không tƣơng thích với các thiết bị khác, nên thực hiện cải biến là khó khăn hoặc không
1
Qui hoạch nguồn lực doanh nghiệp

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 99


thể. Để đáp ứng điều đó, EPRI phát triển định dạng trao đổi dữ liệu CLĐN cho phép kỹ sƣ
kết hợp một dãy rộng các thiết bị vào một hệ chung. Ngày nay, một số nhà chế tạo có định
dạng trao đổi dữ liệu tƣơng thích.
13.8 PHƢƠNG PHÁP ĐO CLĐN [18]
13.8.1 Nhiễu loạn
Các nhiễu loạn đƣợc đo bằng kỹ thuật số (thiết bị tri-gơ) trên áp hay dòng không
bình thƣờng. Áp quá độ có thể phát hiện khi biên độ đỉnh vƣợt quá một ngƣỡng xác định.
Biến động áp hiệu dụng (độ võng điện áp hay mất điện) có thể phát hiện khi biến động
hiệu dụng vƣợt quá một mức xác định.
13.8.2 Biến thiên trạng thái xác lập
Biến thiên này bao gồm biến thiên áp hiệu dụng bình thƣờng và mức ảnh hƣởng
của sóng điều hòa. Những biến thiên này có thể đo bằng cách lấy mẫu điện áp và / hoặc
dòng điện theo thời gian. Những thông tin này đại diện tốt nhất cho xu thế biến thiên của
lƣợng cần đo, nghĩa là độ méo đƣờng cong điện áp theo thời gian, sau đó đƣợc phân tích
bằng sử dụng phân tích thống kê, nhƣ mức méo trung bình, khả năng không vƣợt quá
95%, …
Trƣớc đây, thiết bị đo đƣợc thiết kế để nghiên cứu hoặc các sai lệch, là bộ phân tích
sai lệch, hoặc độ dao động trạng thái ổn định, đó là bộ ghi điện áp, bộ giám sát sóng hài.
Cùng với sự tiến bộ của công nghệ xử lý, các thiết bị mới có thể xác định cho toàn dãy dao
động CLĐN. Những khả năng mới bao gồm việc xác định tất cả dữ liệu trong dạng thích
hợp nên nó có thể dùng để giúp cho việc nhận dạng và giải quyết nhiều vấn đề.
Bảng 13.2 tóm tắt phân loại các sai lệch điện năng, nguyên nhân và ứng dụng các
giải pháp khắc phục.
Bảng 13.2 – Tóm tắt giải pháp xử ký sai lệch CLĐN
Loại sai lệch Lượng đặc trưng Nguyên nhân điển hình Giải pháp thường dùng

Quá độ dạng xung Độ lớn đỉnh Tác động của sét Van chống sét
Thời gian tăng Nạp tĩnh điện Bộ lọc
Thời gian tồn tại Đóng cắt tải Biến áp cách ly
Quá độ dao động Dạng sóng Đóng cắt đƣờng dây / đƣờng cáp Van chống sét
Độ lớn đỉnh Đóng cắt tụ điện Bộ lọc
Phổ tần số Đóng cắt tải Biến áp cách ly
Võng / méo Trị hiệu dụng theo th.gian Xử lý sự cố qua khoảng cách Biến áp cộng hƣởng sắt từ
Độ lớn, thời gian tồn tại Cắt sự cố (máy cắt / cầu chì) Tích trữ năng lƣợng UPS
Ngắt điện Thời gian tồn tại Bảo trì Đóng nguồn dự phòng
Kém / quá áp Trị hiệu dụng theo th.gian Mở máy động cơ Điều chỉnh điện áp
Thống kê Biến động tải Biến áp cộng hƣởng từ
Méo sóng hài Phổ sóng hài Tải phi tuyến Lọc (chủ động và thụ động)
Tổng méo do sóng hài Dao động hệ thống điện Biến áp (dập tắt thành phần
Thống kê thứ tự không)
Nhấp nháy điện áp Độ lớn biến thiên Tải không liên tục Hệ điều chỉnh tĩnh
Tần số nhấp nháy Mở máy động cơ
Tần số điều biến Lò hồ quang

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 100


13.8.3 Đặc tính điện áp trạng thái xác lập
Các thay đổi điện áp này thƣờng xuyên diễn ra ở trạng thái xác lập trên HTĐ. Tải
thay đổi liên tục và HTĐ liên tục điều chỉnh công suất để đáp ứng. Tất cả các thay đổi này
là dao động điện áp dài hạn. Chúng có thể là thấp áp hay quá áp, phụ thuộc vào điều kiện
đặc trƣng của mạch. Đặc trƣng của áp trạng thái xác lập thể hiện tốt nhất bằng mô tả qua
số liệu thu thập dài hạn. Đặc trƣng quan trọng gồm độ lớn và mức không cân bằng áp.
Méo do sóng hài cũng là một đặc trƣng của áp trạng thái xác lập nhƣng đặc trƣng này
đƣợc xem xét riêng rẽ vì nó không bao hàm sai lệch trong thành phần điện áp cơ bản.
Phần lớn thiết bị dùng điện không quá nhạy với những sai lệch điện áp này. Hình
nhƣ chúng nằm trong giới hạn dao động. Tiêu chuẩn chỉ rõ dung sai cho cả độ lớn và mức
không đối xứng cho phép của hệ thống điện. Sai lệch dài hạn đƣợc cho giới hạn ứng với
thời gian quá 1 phút.
13.8.4 Độ méo do sóng hài
Độ méo do sóng hài của áp và dòng là do đóng điện và vận hành tải phi tuyến cũng
nhƣ các thiết bị trên HTĐ có đặc tính phi tuyến, chẳng hạn lõi thép, gây ra. Tải phi tuyến
gây ra sóng hài thƣờng có thể tồn tại nhƣ nguồn dòng của sóng hài. Áp hệ thống xuất hiện
nhiều từ tải riêng lẻ và tải làm méo dạng sóng dòng điện.
Có hai cách kiểm soát mức sóng hài trên hệ thống điện :
i. Ngƣời dùng cần hạn chế việc phát sóng hài dòng điện vào hệ thống điện.
ii. Đơn vị cung ứng điện kiểm
soát sự méo điện áp do sóng hài vƣợt quá
mức cho phép.
Độ méo do sóng hài có thể đặc
trƣng bằng phổ độ lớn và góc pha các
sóng hài.
Độ méo do sóng hài là một đặc
trƣng của áp và dòng trạng thái ổn định,
đƣợc đo bằng dao động kí hoặc các dụng
cụ đo sóng điều hòa theo nguyên tắc cầu
đo cộng hƣởng hoặc bộ phân tích sóng hài
và phổ sóng hài.
Hình 13.13 – Dạng sóng quá độ đóng tụ điện
13.8.5 Quá độ
Trạng thái quá độ chỉ các thay đổi dòng hay áp nhanh trên HTĐ. Quá độ là một
nhiễu loạn khác với độ lệch ở trạng thái xác lập nhƣ méo do sóng hài hay không cân bằng
áp, những nhiễu loạn có thể đo bằng tri-gơ ứng với một khác thƣờng kèm theo. Với các
quá độ, những lƣợng cần đo là giá trị đỉnh, mức tăng hoặc sự thay đổi dạng sóng từ một
chu kỳ sang chu kỳ tiếp theo. Quá độ có thể chia làm hai họ nhỏ là họ quá độ xung và họ
quá độ dao động, tùy theo đặc tính.
Các quá độ thƣờng đƣợc đặc trƣng bởi dạng sóng thực, mặc dù những miêu tả đặc
trƣng sóng hài cũng có thể đƣợc phát triển (giá trị đỉnh, tần số cơ sở, mức tăng, …). Hình
13.13 là dạng sóng quá độ đóng tụ điện.
Kiểm soát quá độ có thể thực hiện tại nguồn, thay đổi đặc trƣng của hệ thống tác
động lên quá độ hoặc bằng thiết bị bảo vệ để không tác động. Quá độ đóng tụ điện có thể
kiểm soát tại nguồn bằng việc đóng cắt tiếp điểm máy cắt nối tới một điện áp thứ tự

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 101


không. Sự mở rộng quá độ có thể tránh bằng cách không dùng tụ điện áp thấp cho các
thiết bị dùng điện. Thiết bị hiện đang dùng có thể bảo vệ bằng bộ lọc hay van chống sét.
13.8.6 Biến thiên điện áp ngắn hạn
Các biến thiên điện áp ngắn hạn gồm biến thiên ở điện áp tần số cơ bản, thời gian
nhỏ hơn 1 phút. Những biến thiên này đƣợc đặc trƣng tốt nhất bằng đồ thị áp hiệu dụng
theo thời gian U(t), nhƣng nó cũng thƣờng diễn đạt đủ để nhận dạng bằng độ lớn điện áp
và khoảng thời gian điện áp vƣợt ra ngoài ngƣỡng đã đặt. Thƣờng không cần có đồ thị
dạng sóng chi tiết do độ lớn áp hiệu dụng là một thay thế có lợi.
Các biến thiên điện áp có thể là :
i) Thấp áp thoáng qua (lõm điện áp);
ii) Điện áp cao thoáng qua (phồng điện áp);
iii) Mất điện áp thoáng qua (mất điện).
Cắt điện là nghiêm trọng nhất vì tác động nghiêm trọng của nó lên hộ dùng điện,
nhƣng lõm điện áp có thể quan trọng hơn vì chúng thƣờng xuyên xảy ra hơn. Trạng thái
ngắn mạch có thể là nguyên nhân của lõm điện áp thoáng qua của một phần rộng lớn trên
hệ thống ngay cả khi không có hộ dùng điện nào bị cắt điện. Điều này là rõ ràng cho hầu
hết các sự cố đƣờng dây. Nhiều hộ dùng điện có thiết bị nhạy cảm với loại biến thiên này.
Giải quyết vấn đề này trên hệ phân phối điện có thể rất đắt nên các nhà chế tạo đã khắc
phục qua công nghệ kho trữ năng lƣợng nhƣ bộ nguồn không ngắt (UPS), bánh đà …, để
hạn chế các biến thiên điện áp ở phía hộ dùng điện.
13.9 PHÂN LOẠI THIẾT BỊ GIÁM SÁT CLĐN [18]
13.9.1 Dụng cụ đo đa năng - DMNs
Giám sát CLĐN sau thí nghiệm ban đầu với kết dây nguyên vẹn, có thể phải làm
nhanh việc kiểm tra mức áp hay / và dòng trong một thiết bị. Quá tải mạch, vấn đề thấp và
quá áp và không cân bằng giữa các mạch có thể phát hiện ra bằng cách này. Các việc đo
này thƣờng đòi hỏi một dụng cụ đa năng đơn giản, tín hiệu kiểm tra gồm :
i. Điện áp pha-đất.
ii. Điện áp pha-dây trung tính.
iii. Điện áp trung tính-đất.
iv. Điện áp pha-pha (hệ ba pha).
v. Dòng điện pha.
vi. Dòng điện dây trung tính.
Yếu tố quan trọng nhất để xem xét khi chọn và dùng dụng cụ đa năng là phƣơng
pháp tính đƣợc áp dụng trong dụng cụ đo. Tất cả các dụng cụ đo dùng chung là mẫu chuẩn
để cho một chỉ số hiệu dụng cho các tín hiệu đƣợc đo. Ba phƣơng pháp chung nhất là :
a. Phương pháp đỉnh
Dụng cụ đo đọc giá trị đỉnh của tín hiệu và chia kết quả cho hệ số hiệu dụng ( 2)
để có trị hiệu dụng.
b. Phương pháp trung bình
Dụng cụ đo xác định trị trung bình của tín hiệu nắn, chia trị trung bình cho hệ số
hình dạng k = 1,1. Giá trị k này đƣợc dùng để tính tỷ lệ cho tất cả dạng sóng đƣợc đo.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 102


c. Phương pháp trị hiệu dụng thực
Trị hiệu dụng thực của lƣợng xoay chiều không hình sin, tổ hợp của thành phần cơ
bản và các sóng điều hòa, là trị hiệu dụng của lƣợng hình sin tƣơng đƣơng cho cùng một
hiệu ứng nhiệt trên dùng một điện trở. Một phƣơng pháp để xác định trị hiệu dụng thực
dùng trong thực tế là đầu dò nhiệt đo nhiệt lƣợng. Dụng cụ đo số hiện đại hơn, tính toán số
trị hiệu dụng bằng bình phƣơng trị số tín hiệu trên một mẫu với mẫu cơ bản, lấy trong một
chu kỳ và sau đó khai căn kết quả.
Tất cả các phƣơng pháp này cho cùng một kết quả với tín hiệu hình sin sạch, nhƣng
có thể cho các hiển thị khác nhau của đáp án cho các tín hiệu méo dạng sóng. Điều này rất
quan trọng vì độ méo đáng kể là khá phổ biến, đặc biệt với dòng điện pha và dòng điện
dây trung tính trong các thiết bị dùng điện. Bảng 13.3 so sánh kết quả phân tích của ba
phƣơng pháp.
Bảng 13.3 – Đặc điểm phân tích các phương pháp dụng cụ đa năng
Dạng sóng Sin Vuông Méo Biến dạng Tam giác

Kiểu đo Mạch
Đỉnh Đỉnh / 2 100% 82% 184% 113% 121%
Đáp ứng tr.bình k x tr.bình sin 100% 110% 60% 84% 96%
Trị hiệu dụng thực Bộ đối trị hiệu dụng 100% 100% 100% 100% 100%

Mỗi dạng sóng trong bảng này


có một trị hiệu dụng 1 p.u. (100%).
Giá trị đo đúng của mỗi dạng dụng cụ
đo đƣợc hiển thị qua dạng sóng tổng
hợp, theo đơn vị 1,0 p.u. trị hiệu dụng.
13.9.2 Phƣơng pháp định vị sự cố
Giả sử mạch cấp điện cho tải từ Hình 13.14 – Sơ đồ nguyên lý định vị sự cố
HTĐ có sức điện động EQ, trở kháng
ZQ, qua đƣờng dây có tổng trở (phức) đơn vị ZLđv, hình 13.14. Bộ đo lƣờng - giám sát
CLĐN đặt tại đầu đƣờng dây. Khi xảy ra sự cố cách dầu đƣờng dây một khoảng là d, dòng
ngắn mạch phức qua chỗ đặt bộ đo lƣờng – giám sát là I, điện áp phức đặt vào bộ đo lƣờng
– giám sát là U, theo luật Ôm cho mạch xoay chiều :
d = U / IZLđv (13.6)
Bỏ qua thành phần điện trở khi ngắn mạch, biểu thức có dạng :
d = Im(U/I) / Im(ZLđv) (13.7)
Dấu Im chỉ phần ảo của lƣợng phức. Nhƣ vậy, bằng cách đo lƣợng hiệu dụng dòng
và áp và căn cứ thông số đƣờng dây đã có, sẽ định vị đƣợc điểm sự cố. Đó là nguyên tắc
bộ định vị sự cố. Do sai số đo, dụng cụ chỉ định một vùng chứa điểm sự cố, hiển thị trên
bản đồ lấy qua hệ định vị toàn cầu GPS.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 103


13.9.3 Máy hiện sóng
Máy hiện sóng là giải pháp hiệu quả khi thực hiện thí nghiệm theo thời gian thực.
Xem xét dạng sóng áp và dòng có thể biết đƣợc nhiều thông tin về những tiếp diễn tiếp
theo, ngay cả khi không biểu diễn phân tích chi tiết sóng hài trên dạng sóng. Có thể nhận
đƣợc độ lớn áp và dòng, thấy rõ độ méo và nhận dạng biến thiên chính bất kỳ trong tín
hiệu.
Cơ sở của máy hiện sóng là ống tia điện tử, gồm một ca-tôt phát xạ tía điện tử, còn
gọi là súng điện tử. Tia phát xạ từ ca-tôt đƣợc một cực mang điện thế âm hội tụ (nén)
thành một tia cực mảnh. Sau đó, tia đi qua cực gia tốc có điện thế dƣơng để truyền động
năng cho các điện tử. Tiếp đến, tia đƣợc a-nôt có điện thế dƣơng khá cao, tới hàng ki-lô-
vôn hút mạnh về phía trƣớc, đi qua hai cặp cực lái tia, rồi tác động lên màn hiện sóng, còn
gọi là màn hình. Màn hình phủ chất huy quang, khi chịu tác động của tia điện tử sẽ phát
sáng. Mầu của điểm sáng phụ thuộc chất huy quang phủ lên màn hình. Điện tử sau khi va
chạm với màn hình dội trở lại sẽ đƣợc lớp thu điện tử thu nhận và truyền xuống đất. Lớp
thu điện tử là lớp dẫn điện nối đất.
Cực lái
tia có dạng một
tụ điện, một bản
tụ mang điện
thế dƣơng, bản
kia mang điện
thế âm. Bản
dƣơng hút tia
điện tử, còn bản
âm đẩy tia điện
tử, kết quả là tia điện dự Hình 13.15 – Máy hiện sóng xách tay và hiển thị đo quá độ
bị lệch phƣơng (gãy) khi đi qua
cặp cực lái tia. Có hai cặp cực lái tia là cực lái ngang và cực lái dọc. Nếu cặp cực lái
ngang mang điện áp một chiều biến thiên tuyến tính từ -U đến +U, tia điện tử di chuyển
vạch ra đƣờng thẳng ngang trên màn hình, giữ vai trò trục hoành của hệ tọa độ Đề-cac
(vuông góc). Khi đó, nếu cặp cực lái dọc nhận điện áp u(t) là điện áp cần đo lƣờng / khảo
sát, trên màn hình sẽ hiện ra dạng đƣờng cong biến thiên theo thời gian u(t) ứng với một tỷ
lệ xích có thể chọn sao cho thích hợp với việc quan sát, đo, phân tích và lƣu trữ. Hình
13.15 là một máy hiện sóng xách tay và dạng hiển thị sóng quá độ xuất hiện khi thao tác tụ
điện. Cũng co thể đƣa vào hai cặp cực lai tia hai lƣợng vật lý biến thiên y(t) và z(t) để
khảo sát so sánh đặc điểm của hai lƣợng đó thông qua đồ thị hiển thị trên màn hình.
Có một số lớn cách thực hiện và kiểu máy hiện sóng có thể chọn. Máy hiện sóng kỹ
thuật số có kho trữ dữ liệu là khá lớn vì có thể cất giữ và phân tích dạng sóng. Máy hiện
sóng dạng này thƣờng có khả năng phân tích dạng sóng nhƣ tính năng lƣợng, phân tích
phổ. Thêm vào đó, máy hiện sóng kỹ thuật số có thể dùng để kết nối hệ thông tin nên dữ
liệu dạng sóng có thể cập nhật vào máy tính cá nhân để phân tích thêm bằng phần mềm
chuyên dùng.
13.9.4 Bộ phân tích nhiễu loạn

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 104


Bộ phân tích nhiễu loạn và bộ giám sát sai lệch tạo thành một dòng thiết bị có thể
phát triển tính năng để đo CLĐN. Chúng có thể đo điển hình một dải biến thiên rộng các
sai lệch hệ thống từ áp quá độ ngắn hạn
đến quá áp hay thấp áp dài hạn. Các
ngƣỡng có thể đặt để ghi nhiễu loạn qua
thời gian một chu kỳ. Thông tin đƣợc ghi
trên băng giấy hoặc có gắn kèm hệ ghi đĩa.
Có hai dòng thiết bị phân tích sai
lệch là bộ phân tích truyền thống và bộ
phân tích cơ sở đồ thị.
a. Bộ phân tích truyền thống
Dòng này phân tích tóm lƣợc sự kiện Hình 13.16 – Phân tích đồ thị dạng sóng
bằng các thông tin đặc trƣng nhƣ độ lớn quá độ thao tác tụ điện
quá / thấp áp, độ lớn và thời lƣợng lõm điện áp, độ lớn và thời lƣợng quá độ.
Thƣờng khó xác định đặc trƣng của
một nhiễu loạn hoặc một quá độ từ thông tin
tóm lƣợc có đƣợc từ bộ phân tích nhiễu loạn
truyền thống. Chẳng hạn, một quá độ dao
động không thể mô tả hiệu quả bằng giá trị
đỉnh và thời lƣợng. Thực tế, trong phần lớn
các trƣờng hợp bắt buộc phải có khả năng
nhận đƣợc dạng sóng trong bộ phân tích
nhiễu loạn khi phân tích chi tiết các đặc
trƣng của CLĐN qua đồ thị dạng sóng. Dù
sao, một bộ giám sát nhiễu loạn truyền thống
đơn giản vẫn có thể có ích cho việc kiểm tra
ban đầu giúp xác định rõ vấn đề.
b. Bộ phân tích cơ sở đồ thị
Dòng này ghi và in dạng sóng thực
cùng với thông tin mô tả tƣơng tự thông tin
do bộ phân tích truyền thống đƣa ra, hình
Hình 13.17 – Các bộ phân tích nhiễu loạn
13.16, cho phép đánh giá đầy đủ đặc trƣng của trong giám sát CLĐN
nhiễu loạn, đặc biệt là các quá độ.
Hình 13.17 là một số dạng của bộ phân tích nhiễu trong giám sát CLĐN.
13.9.5 Bộ phân tích phổ và bộ phân tích sóng hài
Nhiều thiết bị và thiết bị giám sát trực tiếp ngày nay có kết hợp khả năng tính dạng
sóng của mẫu và thể hiện phân tích chuỗi Phu-ri-ê. Khả năng của các thiết bị này thay đổi
rất rộng và ngƣời dùng cần phải thận trọng vì độ chính xác và thông tin thu thập ảnh
hƣởng lớn đến vốn đầu tƣ. Sau đây là môt số yêu cầu cơ bản của thiết bị đo sóng hài để
khảo sát một số vấn đề thuộc CLĐN :
i. Khả năng đo cả hai lƣợng áp và dòng hình sin nên trào lƣu công suất sóng
hài cần đƣợc thu thập.
ii. Khả năng đo cả độ lớn và góc pha của từng thành phần sóng hài riêng rẽ.
Việc này cũng cần cho tính toán trào lƣu công suất.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 105


iii. Việc đồng bộ hóa suất lấy mẫu đủ cao cho phép đo chính xác của các thành
phần sóng hài ít nhất đến sóng hài bậc k = 37. Yêu cầu này là tổ hợp của một suất lấy mẫu
cao và khoảng mẫu trên cơ sở tần số 50 / 60 Hz.
iv. Khả năng để đặc trƣng hóa bản chất
thống kê của mức nhiễu sóng hài (mức sóng hài thay
đổi cùng với điều kiện tải biến thiên và các điều kiện
hệ thống thay đổi).
Méo sóng hài là một hiện tƣợng liên tục. Nó
có thể đặc trƣng ở một thời điểm với phổ tần số áp
và dòng. Để có đƣợc tập dự liệu đại diện thích hợp,
việc đo qua một chu kỳ cần thực hiện và đặc trƣng
thống kê của các thành phần sóng hài và độ méo
tổng phải đƣợc xác định.
Hình 13.18 –Đồ thị phân tích phổ và
13.9.6 Bộ phân tích nhiễu tổ hợp và sóng hài sóng hài
Thiết bị giám sát hiện nay kết hợp có mức độ việc lấy mẫu sóng hài và chức năng
giám sát điện năng với chức năng giám sát nhiễu loạn tổ hợp. Lƣợng ra trên cơ sở đồ họa
và dữ liệu đƣợc cất giữ vào một cơ sở dữ liệu trung tâm qua kênh truyền tin. Dữ liệu cũng
thích hợp cho việc nhập vào và xử lý trong một phần mềm nhƣ bảng tính và một bộ xử lý
khác xuất ra đồ thị, hình 13.18.
13.9.7 Dụng cụ giám sát điện năng HIOKI
Dụng cụ giám sát điện năng đang sử dụng
ở ngành điện là loại HIOKI cho phép đo và xác
định các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng điện năng.
Dụng cụ HIOKI đang dùng có các mã hiệu
3197, PW3198, PW3360-20, PW3360-21 với
tính năng tƣơng tự nhau, loại sau là phiên bản
cải tiến của loại trƣớc.
Dụng cụ phân tích chất lƣợng điện năng
HIOKI 3197 (hình 3.19) có các tính năng sau :

Hình 3.19 – Bộ giám sát chất lượng điện năng Hioki 3197

Đo lƣờng dòng loại Một-pha 2 dây, ba pha 3 dây và 4 dây

Dải điện áp 600,0 V AC

Dải dòng điện 500,0 mAAC đến 5 kAAC (phụ thuộc cảm biến sử dụng)

Giải công suất 300 W đến 9 MW


Điện áp: ± 0,3% rdg. ± 0,2% fs
Cấp chính xác Trị tức thời ± 0,3% rdg. ± 0,2% fs
Công suất vào : ± 0,3% rdg. ± 0,2% fs (hệ số công suất = 1)
Điện áp hiệu dụng và tức thời (200 ms tính)
Lƣợng đo
Điện áp hiệu dụng nửa chu kỳ: một chu kỳ tính toán làm mới
mỗi nửa chu kỳ.
Điện áp hiệu dụng thực nửa chu kỳ: nửa chu kỳ tính toán.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 106


Tần số
Công suất tác dụng / phản kháng / biểu kiến
Hệ số công suất
Điện năng tiêu thụ tác dụng và phản kháng
Phân tích chuỗi điều hòa 50 (chuỗi thời gian đo lƣờng hoặc ghi
âm là không có khả năng)
Điện áp định và tức thời
Tổng độ méo sóng hài
Mức không cân bằng điện áp
Hệ số K
Tổng độ méo sóng hài thực
Độ lồi điện áp (Rise), độ lõm điện áp (Drop), gián đoạn
Phân tích quá trình
Quá áp thoáng qua: 50 Vrms hoặc phát hiện nhiều hơn, 10 đến 100
kHz
Biến dạnh điện áp
Phát hiện sự kiện ở khoảng thời gian đặt trƣớc
Phát hiện các sự kiện khi phím đƣợc nhấn

Số các sự kiện đƣợc ghi 50 sự kiện dạng sóng, 20 trƣờng hợp đồ thị biến động điện áp, 1 đồ
thị dòng khởi động, 1000 số lƣợng sự kiện

Giao diện USB 2.0 (Giao tiếp với máy PC)

Hiển thị 4,7-inch màu STN LCD

Nguồn cung cấp AC ADAPTER 9418-15 (100 – 240V, 50/60Hz), Pin PACK 9459,
sử dụng liên tục 6 giờ (LCD Back-ánh sáng tự động-OFF 5min),
23VA tối đa.

Kích thƣớc, khối lƣợng 128 mm (5,04) W × 246 mm (9,69 trong) H × 63 mm (2,48 in) D,
1,2 kg (42,3 oz) (với pin gói)

Phụ kiện đi kèm Nguồn cấp xoay chiều AC ADAPTER 9418-15 × 1, bộ ăc-qui
PACK 9459 × 1, USB Cable x 1, Input Nhãn ga × 1, Input Cord
Nhãn × 1, CD-R (ứng dụng phần mềm ) × 1, Dây đeo × 1, Hộp
đựng × 1, hƣớng dẫn đo lƣờng × 1, sách hƣớng dẫn sử dụng × 1

Danh mục thiết bị đi kèm


Am-pe kìm Hioki(15)
Bộ kiểm soát/bộ số hóa Hioki(13)
Dụng cụ đo tốc độ vòng quay Hioki(2)
Kiểm tra pin, ắc-qui Hioki(0)
Dụng cụ đo cƣờng độ ánh sáng Hioki(1)
Dụng cụ đo nhiệt độ bằng hồng ngoại Hioki(6)
Bộ ghi Hioki(13)
Thiết bị kiểm tra an toàn điện Hioki(7)
Thiết bị phân tích chất lƣợng điện năng Hioki(6)
Thiết bị đo nhiệt độ Hioki(2)
Đo tiếng ồn, âm thanh Hioki(1)
Đo điện trở cách điện(8)
Đo điện trở thấp(8)
Đo điện trở đất Hioki(3)

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 107


Đo điện trƣờng, từ trƣờng Hioki(3)
Dụng cụ chỉ thị pha Hioki(3)
Dụng cụ đo vạn năng Hioki(18)
13.10 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐO CLĐN [18]
Phân tích số đo CLĐN ngày càng phức tạp hơn trong ít năm gần đây. Việc xem xét
đơn giản ở các lƣợng hiệu dụng dòng và áp là chƣa đủ đánh giá CLĐN. Nguyên nhân của
các nhiễu loạn trong bài toán CLĐN gồm :
i. Các nhiễu động xuất hiện trên HTĐ có thời lƣợng ở mức mi-li giây;
ii. Thiết bị dùng điện nhạy hơn với các nhiễu loạn;
iii. Có thêm thiết bị đƣợc tập trung trên HTĐ.
Vì những lý do này, thƣờng cần giám sát liên tục vận hành hệ thống và đặc trƣng
hóa tác động có thể của các nhiễu loạn.
Hệ phân tích dữ liệu cần đủ mềm dẻo để xử lý dữ liệu từ việc thay đổi thiết bị giám
sát và bảo trì cơ sở dữ liệu có thể dùng cho nhiều áp dụng khác nhau. Hệ chấp nhận đƣa ra
ở hình 13.20.
a. Sóng hài
Các kiểu biến thiên CLĐN khác nhau đòi hỏi các dạng phân tích khác nhau để đặc
trƣng hóa vận hành hệ thống.
b. Quá độ
Quá độ thƣờng đƣợc đặc trƣng hóa bằng dạng sóng thực. tuy nhiên, việc mô tả tóm
tắt cũng có thể đƣợc ứng dụng để đánh giá :
i. Độ lớn đỉnh.
ii. Tần số cơ sở.
iii. Thời gian biến cố.
iv. Mức tăng.
c. Biến thiên trị hiệu dụng
Biến thiên trị hiệu dụng thƣờng đƣợc đặc trƣng hóa bằng trị hiệu dụng theo thời
gian hoặc bằng trị cực tiểu áp hiệu dụng trong sự kiện với thời lƣợng của sự kiện. Phƣơng
pháp này đủ để xem xét các vị trí đơn và sự kiện đơn. Nhƣng khi toàn khách hàng hoặc
đơn vị cung ứng điện bị ảnh hƣởng, cần xem xét một dãy các sự kiện (nghĩa là một tháng,
một năm, …) cho nhiều vị trí tỏ ra thích hợp hơn. Khi đó, cần chỉ rõ loại nào sự kiện loại
nào của các trị hiệu dụng đang xảy ra trên hệ đã cho.
d. Sóng hài
Sóng hài đƣợc đặc trƣng hóa bằng số ghi nhanh riêng rẽ của áp / dòng kết hợp với
phổ tần. Điều quan trọng để hiểu là mức méo sóng hải luôn luôn biến đổi và đặc tính này
không thể biểu diễn bằng một số ghi nhanh đơn. Tuy nhiên, xu thế thời gian và sự thống
kê là cần thiết.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 108


13.11 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CLĐN [18]
13.11.1 Tiêu chuẩn điện áp xác lập và không cân bằng
Dao động điện áp ở chế độ xác lập đƣợc coi là
dao động dài hạn. Cách biểu thị đặc tính điện áp xác
lập tốt nhất là xác định dạng sóng và dữ liệu thống kê
dài hạn. hai đặc trƣng quan trọng là độ lớn dao động
và mức không cân bằng. Theo tiêu chuẩn IEEE
P1159 – Tham chiếu về thực hành giám sát CLĐN,
dao động dài hạn đƣợc xem xét khi kéo dài quá 1
phút. Méo sóng hài cũng là một đặc trƣng của áp xác
lập, nhƣng đặc trƣng này đƣợc xem xét riêng rẽ vì nó
không bao hàm dao động của thành phần áp cơ bản.
Phần lớn thiết bị dùng điện không quá nhạy
cảm với các dao động áp này với thời lƣợng nằm
trong giới hạn nhạy cảm. Tiêu chuẩn ANSI C84.1-
1989 chỉ rõ phạm vi biến động áp xác lập cho
phép kỳ vọng trên HTĐ. Nó khuyến cáo thiết bị Hình 13.21 – Giới hạn dao động điện áp
đƣợc thiết kế để vận hành phù hợp với giới hạn xác lập : (a) không áp dụng cho tải ánh
(+6%) – (13%) áp danh định hạ áp 127/220V và sáng; (b) không áp dụng cho áp danh
đụnh hệ thống 120-600V
220/380V. Hình 13.21 là giới hạn điện áp cho
phép ở chế độ xác lập. Dãy A cho điều kiện làm việc bình thƣờng. Dãy B cho thời lƣợng

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 109


ngắn hay điều kiện hệ thống không bình thƣờng.
Điện áp cung cấp là điện áp đầu vào hộ dùng điện.
Điện áp sử dụng là điện áp đặt vào thiết bị dùng điện, bằng điện áp cung cấp trừ đi
tổn thất điện áp ở mạng điện trong nội bộ nhà máy.
Mức không cân bằng ở chế độ xác lập đƣợc xác định là tỷ số giữa độ lệch cực đại
trị trung bình ba pha áp hay dòng chia cho áp hay dòng trung bình ba pha;
ukcb = (Umax – Umin) / Utb (13.8)
ukcb - mức không cân bằng áp;
Umax - áp pha pha / pha – đất lớn nhất;
Umin - áp pha pha / pha – đất nhỏ nhất;
Umax - áp pha pha / pha – đất trung bình;
ikcb = (Imax – Imin) / Itb (13.9)
ikcb - mức không cân bằng dòng;
Imax – dòng điện pha lớn nhất;
Imin - dòng điện pha nhỏ nhất;
Imax - dòng điện pha trung bình;
Cũng có thể xác định mức không cân bằng qua các thành phần đối xứng, bằng tỷ số
giữa thành phần thứ tự nghịch với thành phần thứ tự thuận.
ukcb = U2 / U1; ikcb = I2 / I1 (13.10)
U1, I1 – thành phần áp / dòng thứ tự thuận;
U2, I2 – thành phần áp / dòng thứ tự nghịch.
Tiêu chuẩn tham khảo về áp không cân bằng
Nguồn cấp điện sơ cấp, mức không cân bằng áp nhỏ hơn 2% đối với tải một pha
trong hệ ba pha.
Không cân bằng áp cũng có thể xuất hiện ở các băng tụ điện không bình thƣờng,
nhƣ nổ chì một pha của băng tụ ba pha. Khi mức không cân bằng lớn hơn 5% xuất hiện ở
điều kiện tải một pha cần đƣợc cắt mạch cung cấp.
Tiêu chuẩn ANSI C84.1-1989 đề nghị mức không cân bằng áp đo trong điều kiện
không tải là 2%. Mức không cân bằng cao hơn giá trị này ảnh hƣởng đáng kể đến gia nhiệt
động cơ và cần ngừng cấp điện nếu động cơ không có bảo vệ không cân bằng áp.
13.11.2 Tiêu chuẩn về sóng điều hòa
Méo sóng hài áp và dòng là do trên HTĐ có các phần tử phi tuyến. Các phần tử phi
tuyến là nguồn phát ra các sóng hài dòng điện. Bảng 13.4 giới thiệu một số dạng sóng
dòng điện trên tải phi tuyến. Hệ số trọng lƣợng đƣa ra trong bảng để sơ bộ đánh giá tải sản
ra sóng điều hòa trong mỗi thiết bị.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 110


Bảng 13.4 – Dạng sóng dòng diện tải phi tuyến
Loại tải Dạng sóng điển hình Méo dòng Hệ số xung
lƣợng Wi

Tải một pha 80% (3rd cao) 2,5


(sóng bậc 3 cao)

Đổi điện bán dẫn sóng bậc 2,3 và 4 2,5


cao ở tải riêng phần

Đổi điện 6 xung, lọc tụ, 80% 2,0


không có cuộn kháng nối
tiếp

Đổi điện 6 xung, lọc tụ có 40% 1,0


cuộn kháng nối tiếp >3%
hoặc truyền động một
chiều

Đổi điện 6 xung, có cuộn 28% 0,8


kháng cỡ lớn lọc dòng
điện

Đổi điện 12 xung 15% 0,5

Điều chỉnh áp xoay chiều biến thiên cùng với góc 0,7
cắt

Tiêu chuẩn IEEE 519-1992 đề nghị hai cách thích hợp để kiểm tra mức sóng hài
trên HTĐ. Hộ dùng điện phải hạn chế phát dòng điều hòa vào HTĐ. Nhà cung ứng điện
cần kiểm tra méo áp sóng hài sao cho ở điều kiện cộng hƣởng, không xuất hiện các sóng
hài.
Mức méo sóng hài có thể biểu thị bằng phổ sóng hài tổng hợp cùng với độ lớn và
góc pha của mỗi sóng hài thành phần. Cũng dùng một chỉ tiêu tổng hợp là tổng méo sóng
hài, ký hiệu THD, số đo độ lớn của méo sóng hài. Đối với dòng điện, giá trị méo có thể
tham chiếu tới một hằng số cơ sở, nghĩa là dòng điện định mức hay dòng điện nhu cầu
thay cho thành phần cơ bản thay đổi. Điều này cung cấp một tham chiếu hằng số trong khi
thành phần cơ bản thay đổi trong một khoảng rộng.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 111


Đánh giá sóng hài thƣờng đƣợc bao hàm một kết hợp đo lƣờng và phân tích (có thể
là tƣơng tự). Điều này là quan trọng để hiểu rằng sóng hài là một hiện tƣợng liên tục, khác
với nhiễu loạn (giống nhƣ một quá độ). Vì sóng hài là liên tục, chúng đƣợc biểu trƣng tốt
nhất bằng cách đo theo thời gian diễn ra dao động sóng hài. Hình 13.22 là đặc tính thống
kê xu thế tổng méo áp do sóng
hài.
Đánh giá sóng hài trên
hệ cung ứng điện
Đánh giá sóng hài trên hệ
cung ứng điện gồm thủ tục để
xác định chất lƣợng chấp nhận
điện áp cung cấp cho khách
hàng. Tiêu chuẩn IEEE 519-
1992 hƣớng dẫn mức chấp nhận
của mức điện áp hệ cung ứng
điện, ứng với thành phần sóng hài Hình 13.22 – Dao động sóng hài theo thời gian lớn
nhất và tổng méo sóng hài.
Bảng 13.5 – Méo sóng hài giới hạn hệ cung ứng điện

Điện áp danh định, kV Thành phần sóng hài lớn nhất, % Tổng méo sóng hài lớn nhất, %
22-35 3,0 5,0
110 1,5 2,5
Từ 220 1,0 1,5
Tiêu chuẩn Việt Nam qui định nhƣ sau :
Cấp điện áp Tổng méo sóng hài Méo thành phần

Từ 110 kV trở lên 3,0% 1,5%

Đến 35 kV 6,5% 3,0%

Giới hạn này áp dụng tại điểm cấp


điện chung, ký hiệu PCC, cho cả khách
hàng công nghiệp và thƣơng mại, hình
13.23. Điểm này có mức méo sóng hài lớn
nhất đối với thiết bị dùng điện của khách
hàng. Phần lớn thiết bị dùng điện không
nhạy cảm với mức méo áp sóng hài dƣới
8%. Trong thực tế, mức tích hợp méo điện
áp sóng hài trung áp và hạ áp theo tiêu
chuẩn IEC 1000-2-2 là 8%.
Đánh giá sóng hài ở thiết bị dùng
điện
Hầu hết bài toán sóng hài thuộc về
thiết bị dùng điện hơn là hệ cung ứng Hình 13.23 – Điểm cấp điện chung
điện. Phần lớn thiết bị phi tuyến nằm ở 1. Hộ khảo sát; 2. Hộ dùng điện khác

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 112


thiết bị dùng điện và méo áp sóng hài lớn nhất thuộc về nguồn sinh sóng hài. Vấn đề quan
trọng nhất xảy ra khi một hộ dùng điện có tải phi tuyến cũng nhƣ tụ cải thiện hệ số công
suất là nguyên nhân xẩy ra dao động cộng hƣởng.
Điểm cấp chung phân chia lƣới cung ứng và hộ dùng điện, là điểm hộ dùng điện
nhận điện từ lƣới, nên tiêu chuẩn đƣa ra ở bảng 13.5 cùng áp dụng chung cho lƣới khách
hàng. Giới hạn về méo dòng điện sóng hài đƣa ra ở bảng 13.6.
Bảng 13.6 – Giới hạn méo dòng điện sóng hài hộ dùng điện theo IEEE 519-1992
Đơn vị : % IL
Ik / IL h < 11 11 < h < 17 17 < h < 23 23 < h < 35 h ≥ 35 TDD
Lưới 22-35kV
< 20 4,0 2,0 1,5 0,6 0,3 5,0
20-50 7,0 3,5 2,5 1,0 0,5 8,0
50-100 10,0 4,5 4,0 1,5 0,7 12,0
100-100 12,0 5,5 5,0 2,0 1,0 15,0
> 100 15,0 7,0 6,0 2,5 1,4 20,0
Lưới 110kV
< 20 2,0 1,0 0,75 0,3 0,15 2,5
20-50 3,5 1,75 1,25 0,5 0,25 4,0
50-100 5,0 2,25 2,0 0,75 0,35 6,0
100-100 6,0 2,75 2,5 1,0 0,5 7,5
> 100 7,5 3,5 3,0 1,25 0,7 10,0
Lưới ≥ 220kV
< 50 2,0 1,0 0,75 0,3 0,15 2,5
≥ 50 3,5 1,75 1,25 0,5 0,25 4,0
H – bậc sóng hài ;
Ik – dòng ngắn mạch tại điểm cấp điện chung ;
IL – dòng tải lớn nhất (thành phần cơ bản) qua điểm cấp điện
chung, được xác định như trị trung bình tải cực đại tháng của 12
tháng, hoặc lấy theo dự báo ;
TDD – tổng méo hộ dùng điện.
Theo tiêu chuẩn này, giới hạn sóng hài của tải
riêng rẽ không đƣợc xác định. Giới hạn cho một tải riêng
rẽ phụ thuộc vào phần đóng góp sóng hài từ tải đó trên
mức sóng hài của toàn tải. Tiêu chuẩn IEC có cách tiếp
cận khác hơn, chẳng hạn, theo IEC 55-2, các tải dƣới
16A phải đƣợc xác định mức méo sóng hài. Hình 13.24 – Đồ thị nhạy cảm
Bảng 13.6 áp dụng cho sóng hài bậc lẻ. Sóng hài nhấp nháy
bậc chẵn đƣợc giới hạn bằng 25% các giới hạn đƣa ra ở bảng 13.6.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 113


Méo thành phần dòng một
chiều không xem xét.
Tổng méo nhu cầu TDD xác
định theo biểu thức :
 2 1/2
TDD =( 𝑛=2 𝐼𝑛 ) / IL (13.11)
n – bậc sóng hài
Trƣờng hợp sóng hài do tải sinh
ra liên quan tới bộ đổi điện có số xung
q lớn hơn 6, giới hạn đƣa ra ở bảng
13.6 đƣợc nhân với hệ số hiệu chỉnh
kđđ :
Hình 13.25 – Thống kê dao động điện áp và mất điện ở vị
kđđ = (q/6)1/2 (13.12) trí cung ứng điện
Cần đánh giá tác động của sóng hài
dòng điện đến việc gia nhiệt biến áp.
13.11.3 Tiêu chuẩn nhấp nháy điện áp
Độ nhấp nháy đƣợc biểu thị bằng độ
lớn thay đổi điện áp nhấp nháy và tần suất xảy
ra nhấp nháy, bằng số lần nhấp nháy trong
đơn vị thời gian (giây, phúy, giờ).
Tác động của nhấp nháy làm thay đổi
ánh sáng đèn tác động lên mắt ngƣời, đƣợc
biểu thị bằng đồ thị nhạy cảm nhấp nháy, hình
13.24, theo tiêu chuẩn IEC 868.
13.11.4 Tiêu chuẩn võng điện áp và mất
điện
Tiêu chuẩn IEC và IEEE P1159 xác
định mức thay đổi áp tần số cơ bản dƣới một
phút, gồm thấp áp (lõm điện áp), quá áp (lồi
điện áp) và mất điện áp (mất điện).
Tiêu chuẩn về dao động điện áp có thể
áp dụng theo CBEMA (hình 13.11) hay ITIC
(hình 13.12).
Để đánh giá dao động điện áp và
ngừng cấp điện tại vị trí cung ứng điện (cho
một hộ, một cụm khách hàng, một khu vực,
…) thành lập đồ thị thống kê theo hình13.25.
Khi u = 0% tức là cắt điện. Tần suất cắt điện
cho phép thỏa thuận trong hợp đồng cung ứng
điện. Đƣờng giới hạn đƣợc thỏa thuận trong
hợp đồng cung ứng điện. Đồ thị thống kê
cũng cho phép đánh giá CLĐN tại vị trí
cung ứng điện. Hình 13.26 – Dạng sóng tổng hợp áp (a),
dòng (b) và sóng vòng 100 kHz (c)

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 114


13.11.5 Tiêu chuẩn áp quá độ và xung sét
Quá độ là một nhiễu loạn, có thể đo bằng mạch tri-gơ gồm cả các đặc tính không
bình thƣờng. Có thể xác định quá độ bằng độ lớn đỉnh, suất tăng hoặc sự biến thiên dạng
sóng từ một chu kỳ sang chu kỳ tiếp theo. Quá độ có thể chia làm hai loại tùy theo đặc
trƣng là quá độ xung và quá độ dao động.
Quá độ thƣờng đƣợc đặc trƣng bởi dạng sóng thực, mặc dù các mô tả tổng quát vẫn
có thể đƣợc dùng nhƣ độ lớn đỉnh, tần số sơ cấp, suất tăng, … Hình 13.17 là dạng sóng
thực của quá độ đóng tụ điện. Loại quá độ thao tác là quan trọng nhất, xuất hiện trên lƣới
cung ứng điện và tác động đến vận hành của thiết bị dùng điện. Một dạng quá độ quan
trọng khác là quá độ điện áp do thao tác thiết bị dùng điện và quá độ do sét tác động lên
các phần tử lƣới điện.
Vấn đề quá độ đƣợc giải quyết bằng kiểm soát quá độ tại nguồn phát sinh, thay đổi
đặc tính hệ thống tác động lên quá độ hoặc bằng thiết bị bảo vệ để ngăn chặn các tác động
của quá độ. Chẳng hạn, quá độ đóng cắt tụ có thể kiểm soát tại nguồn bằng cách đóng tiếp
điểm máy cắt khi điện áp qua giá trị không. Độ lớn của quá độ có thể tránh đƣợc bằng
cách không dùng tụ hạ áp ở thiết bị dùng điện. Thiết bị bảo vệ thƣờng dùng là bộ lọc hoặc
van chống sét.
Tiêu chuẩn IEEE C6241-1991 – Hướng dẫn điện áp xung sét trong mạch xoay
chiều hạ áp giới thiệu năm dạng sóng khác.
Sóng tổng hợp 1,2/50 – 8/20 s (sóng cơ sở)
Theo truyền thống, sóng áp 1,2/50s đƣợc sử dụng cho thí nghiệm mức cách điện
cơ bản (BIL) của cách điện là xấp xỉ một thao tác mở mạch cho đến khi cách điện bị hỏng
(bị chọc thủng). Dạng sóng dòng điện 8/20s đƣợc dùng để nạp dòng điện lớn vào dụng
cụ bảo vệ xung sét. Trừ khi cả điện áp mở mạch và dòng điện ngắn mạch là các biểu hiện
khác nhau của cùng một hiện tƣợng, nhƣ một xung điện dƣ do sét đánh gián tiếp, kiểu hợp
nhất chung trong một dạng sóng đơn là hợp lý. Hình 13.26a và b là dạng sóng tổng hợp áp
và dòng
Sóng vòng 0,5s –
100 kHz
Dạng sóng này là sóng
dao động tắt dần với thời gian
tăng ban đầu là 0,5s. Dạng
sóng này chỉ áp dụng cho thí
nghiệm thiết bị điện tòa nhà
không có. Hình 13.26c là
dạng sóng vòng 100 kHz.

Hình 13.27 – Sóng đơn phương


Sóng đơn hướng 10/1000 s
Dạng sóng này có một đuôi mở rộng, dùng để thí nghiệm tính nhạy cảm với quá độ
thời lƣợng dài, hình 13.27.
Sóng vòng 50 kHz (sóng bổ sung)
Sóng này đại diện cho lớp các quá độ sinh ra từ thao tác tụ điện hay nối quá độ thao
tác tụ vào lƣới hạ áp.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 115


Quá độ điện nhanh (sóng bổ sung)
Dạng sóng này đặc trƣng cho quá độ hồ quang khi thao tác thiết bị đóng cắt cơ khí
mạch có tải điện cảm. Do mức năng lƣợng thấp, dạng sóng này không đòi hỏi đặt thiết bị
bảo vệ chống sóng sét. Hình 13.28 là sóng điện quá độ nhanh ở lƣới hạ áp và sóng điện
quá độ nhanh thứ cấp. Hình 13.29 là nhiễu quá độ điện từ EFT.

Hình 13.28 – Sóng điện quá độ nhanh ở lưới


hạ áp (a) và thứ cấp (b) Hình 13.29 – Nhiễu EFT

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 116


Chương 14
VẬN HÀNH KINH TẾ LƢỚI ĐIỆN ĐẾN 110 kV

14.1 BÀI TOÁN VẬN HÀNH KINH TẾ LƢỚI PHÂN PHỐI [19]
Giảm chi phí quản lý vận hành (QLVH) là một trong các yêu cầu cơ bản của công
tác QLVH lƣới điện. Bài toán vận hành kinh tế lƣới điện nhằm thỏa mãn yêu cầu này.
Bài toán
Lƣới điện có nhu cầu tải P(t), A – giờ / ngày / tháng, ứng với đồ thị tải P(t) là ngày /
tháng / năm.
Kết cấu lƣới đã xác định.
Chi phí mua điện từ các nguồn cấp (từ lƣới quốc gia, từ nguồn tại chỗ) đã biết. Chi
phí này tính theo giờ và theo mùa.
Nhiệm vụ bài toán là xác định đồ thị tải nguồn cấp PGi(t), công suất bù Qbj(t), kết
dây lƣới điện để cực tiểu chi phí phân phối trong kỳ vận hành t = 0 -> T, T = 24 giờ
(phƣơng thức ngày), T = 30 / 31 / 28 ngày (phƣơng thức tháng), T= 12 tháng (phƣơng
thức năm), thỏa mãn các ràng buộc sau :
Cân bằng công suất trên lƣới ở thời điểm bất kỳ :
PGi(t) = P(t) + P(t); QGi(t) + Qbj = Q(t) + Q(t) (14.1)
P(t), Q(t) – tổng tổn thất trên lƣới, kể cả tự dùng ở các trạm điện
Thỏa mãn giới hạn vận hành của các phần tử nguồn :
PGi.min ≤ PGi(t) ≤ PGi.max ;Pbj.min ≤ Pbj(t) ≤ Pbj.max (14.2)
Thỏa mãn biểu đồ phát công suất của các nguồn điện phát lên lƣới theo khả năng
nguồn, năng lƣợng sơ cấp.
Thỏa mãn giới hạn vận hành của các phần tử lƣới :
STi(t) ≤ STmin ; Ilvi(t) ≤ Ilv.max (14.3)

14.2 PHÂN TÍCH BÀI TOÁN [19]


Bài toán vận hành kinh tế lƣới phân phối phát biểu trên đây có nhiều biến, các biến
phần lớn là phi tuyến và ngẫu nhiên :
i. Đồ thị tải P(t) là một lƣợng ngẫu nhiên.
ii. Khả năng nguồn năng lƣợng sơ cấp nhƣ nƣớc về hồ chứa Q(t) trạm thủy điện,
tốc độ gió vw(t) tác động lên cánh tua-bin gió, năng lƣợng ánh sáng W(t) tác động lên tấm
cảm quang pin quang điện hay lò hơi trạm phát điện mặt trời là lƣợng ngẫu nhiên.
Bài toán có thể giải bằng qui hoạch ngẫu nhiên, nhƣng mô hình quá phức tạp, khả
năng áp dụng thực tế rất ít. Vì thế cần có cách giải khả thi, cho phép áp dụng.
Để tránh hàm ngẫu nhiên, các biến ngẫu nhiên đƣợc tiền định hóa bằng các thủ tục
sau :
i. Dự báo đồ thị tải P(t).
ii. Dự báo nƣớc về hồ chứa Q(t).
iii. Dự báo tốc độ gió vw(t).
iv. Dự báo năng lƣợng mặt trời W(t).
Bài toán đƣợc chia nhỏ (phân rã hóa) thành những bài toán riêng.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 117


Bài toán 1 Khai thác hợp lý nguồn điện năng lƣợng tái tạo (NLTT).
Bài toán 2 Điền kín tối ƣu đồ thị tải ngày P(t) hay phân bố công suất hợp lý giữa
các nguồn điện trên lƣới.
Bài toán 3 Phân bố tối ưu công suất giữa các tổ máy của trạm phát có trên một
tổ máy.
Bài toán 4 Vận hành kinh tế trạm biến áp (trạm biến áp) có trên một biến áp.
Bài toán 5 Huy động hợp lý công suất phản kháng.
Bài toán 6 Kết dây hợp lý lƣới điện.

14.3 KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN ĐIỆN TRÊN LƢỚI ĐIỆN ĐẾN 110 kV [19]
14.3.1 Đặt vấn đề
Nguồn điện trên lƣới điện đến 110 kV gồm :
i. Trạm phát thủy điện nhỏ và vừa.
ii. Trạm phát điện gió.
iii. Trạm phát điện năng lƣợng mặt trời.
iv. Trạm phát điện khí sinh học.
Theo QUY CHUẨN HỆ THỐNG LƢỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI (2010), nguồn điện
thuộc lƣới phân phối đến 110 kV có công suất đến 30 MW.
Các nguồn này chia làm ba loại :
a. Trạm phát điện nhiên liệu
Trạm phát điện đốt FO, DO, khí sinh học, … là loại trạm phát điện nhiên liệu. Đồ
thị tải PG(t) hoàn toàn chủ động do nguồn nhiên liệu có sẵn trong bồn chứa hoặc trong bãi
chôn rác, hố tạo khí.
b. Trạm phát điện năng lượng tái tạo (NLTT) có điều tiết
Trạm phát điện có điều tiết là trạm phát điện có hệ trữ năng lƣợng nhƣ hồ chứa
trạm phát thủy điện, các dự trữ năng lƣợng cho trạm phát điện gió và mặt trời, chƣơng 12.
Nhờ kho trữ năng lƣợng, đồ thị tải trạm phát có thể điều tiết đƣợc.
c. Trạm phát điện NLTT không điều tiết
Trạm phát điện không điều tiết là trạm thủy điện dòng chảy, trạm phát điện gió /
mặt trời không có hệ trữ năng lƣợng. Đồ thị tải của các trạm này hoàn toàn theo lƣợng
nƣớc về Q(t), tốc độ gió vw(t) và năng lƣợng bức xạ mặt trời W(t).
14.3.2 Khai thác trạm phát điện NLTT không điều tiết
Nguồn điện NLTT không điều tiết đƣợc ƣu tiên phát theo đồ thị phát công suất theo
khả năng nguồn năng lƣợng sơ cấp. Đặc điểm cơ bản các nguồn nhƣ sau :
a. Trạm phát thủy điện dòng chảy
Trạm phát thủy điện dòng chảy có đồ thị phát công suất theo mùa.
Mùa mƣa, đồ thị tải gần nhƣ bằng phẳng, cần ƣu tiên cho gánh phần đáy của đồ thị
tải, tức chế độ chạy nền.
Mùa khô, đồ thị phát công suất ngày đêm có biến động ít nhiều và công suất phát
giảm nhiều, chỉ cỡ 25%-30% công suất đặt. Khi nƣớc về quá ít, xuống dƣới mức tải cho
phép chống xâm thực cánh bánh xe công tác, trạm ngừng phát điện.
b. Trạm phát điện gió và mặt trời

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 118


Chế độ làm việc của trạm phát điện gió và mặt trời đã đƣa ra trong chƣơng 12.
14.3.3 Khai thác nguồn năng lƣợng tái tạo có điều tiết
Nguồn thủy điện nhỏ và vừa thƣờng có hồ điều tiết ngắn hạn, mức thay đổi suất
hao nƣớc (d - m3 nước / kWh) ít thay đổi.
Trạm phát điện khí sinh học có bồn trữ khí coi nhƣ nguồn điện nhiên liệu.
Phƣơng thức khai thác nguồn NLTT có điều tiết nhƣ sau :
i. Ƣu tiên xếp các nguồn NLTT phát vào giờ cao điểm tối và sáng, tức làm việc ở
chế độ phủ đỉnh đồ thị tải ngày.
ii. Nếu nguồn năng lƣợng vẫn còn, phân bổ cho các giờ còn lại trong ngày.
iii. Riêng thủy điện nhỏ và vừa những ngày nƣớc về nhiều, cho chạy chế độ nền,
phủ đáy đồ thị tải ngày.

14.3.4 Tổng hợp đồ thị phát công suất nguồn NLTT


Tổng hợp đồ thị phát công suất các nguồn NLTT nhƣ sau :
i. Xây dựng đồ thị tải ngày của các nguồn NLTT không điều tiết theo khả năng (dự
báo) nguồn năng lƣợng sơ cấp gồm Q(t), vw(t), W(t), G(t) (nguồn khí sinh học sản ra tại
thời điểm t) điển hình ngày theo tháng. Từ đó, xác định đồ thị tải nguồn NLTT có điều tiết
:
PNLTT.k(t) = ΣPthủy.k1(t) + ΣPnlgió.k2(t) + ΣPnlmt.k3(t) + ΣPksh.k4(t) (14.4)
k1 – số thứ tự trạm phát thủy điện không điều tiết trong lƣới.
k2 – số thứ tự trạm phát điện gió không điều tiết trong lƣới.
k3 – số thứ tự trạm phát điện năng lƣợng mặt trời không điều tiết trong lƣới.
k4 – số thứ tự trạm phát điện khí sinh học không điều tiết trong lƣới.
Pthủy.k1(t) – công suất phát của trạm thủy điện k1 tại giờ t; dấu tổng lấy theo số trạm
thủy điện không điều tiết trong lƣới.
Pnlgió.k2(t) – công suất phát của trạm điện gió k2 tại giờ t; dấu tổng lấy theo số trạm
điện gió không điều tiết trong lƣới.
Pnlmt.k3(t) – công suất phát của trạm điện mặt trời k3 tại giờ t; dấu tổng lấy theo số
trạm điện mặt trời không điều tiết trong lƣới.
Pksh.k4(t) – công suất phát của trạm điện khí sinh học k4 tại giờ t; dấu tổng lấy theo
số trạm khí sinh học không điều tiết trong lƣới.
ii. Xây dựng đồ thị tải ngày của các nguồn NLTT có điều tiết theo khả năng (dự
báo) nguồn năng lƣợng sơ cấp gồm Q(t), vw(t), W(t), G(t) điển hình ngày theo tháng và
nguyên tắc điều tiết nêu trên. Từ đó, xác định đồ thị tải nguồn NLTT không điều tiết :
PNLTT.c(t) = ΣPthủy.c1(t) + ΣPnlgió.c2(t) + ΣPnlmt.c3(t) + ΣPksh.c4(t) (14.5)
c1 – số thứ tự trạm phát thủy điện có điều tiết trong lƣới.
c2 – số thứ tự trạm phát điện gió có điều tiết trong lƣới.
c3 – số thứ tự trạm phát điện năng lƣợng mặt trời có điều tiết trong lƣới.
c4 – số thứ tự trạm phát điện khí sinh học có điều tiết trong lƣới.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 119


Pthủy.c1(t) – công suất phát của trạm thủy điện c1 tại giờ t; dấu tổng lấy theo số trạm
thủy điện có điều tiết trong lƣới.
Pnlgió.c2(t) – công suất phát của trạm điện gió c2 tại giờ t; dấu tổng lấy theo số trạm
điện gió có điều tiết trong lƣới.
Pnlmt.c3(t) – công suất phát của trạm điện mặt trời c3 tại giờ t; dấu tổng lấy theo số
trạm điện mặt trời có điều tiết trong lƣới.
Pksh.c4(t) – công suất phát của trạm điện khí sinh học c4 tại giờ t; dấu tổng lấy theo
số trạm điện mặt trời có điều tiết trong lƣới.
iii. Xây dựng đồ thị tải ngày nguồn NLTT chung :
PNLTT (t) = PNLTT.k(t) + PNLTT.c(t) (14.6)
14.4 ĐIỀN KÍN TỐI ƢU ĐỒ THỊ TẢI NGÀY LƢỚI ĐIỆN [19]
14.4.1 Mở đầu
Trong công tác lập phƣơng thức khai thác, cũng nhƣ điều độ vận hành hệ thống
điện (HTĐ), phủ đồ thị tải ngày là một trong những bài toán cơ bản. Bài toán có nội dung
chủ yếu là lập biểu đồ huy động các nguồn điện để cân bằng nhu cầu tải. Đồ thị tải ngày
có đƣợc từ dự báo. Khả năng nguồn NLTT do bài toán khai thác hợp lý trên đây xác định.
Các nguồn điện còn lại tùy theo khả năng khả dụng và nhu cầu để đƣa vào khai thác.
Bài toán phủ đồ thị tải cũng là cơ sở để lập phƣơng thức huy động dài hạn (tháng,
quí, năm). Ở các bài toán này, đồ thị tải ngày đƣợc thay bởi đồ thị tải ngày điển hình.
Công tác lập phƣơng thức vận hành lƣới điện, bài toán phủ đồ thị tải ngày và năm
điển hình cũng là bài toán bắt buộc phải thực hiện.
Cùng một đồ thị tải và các điều kiện đã cho (các ràng buộc), có rất nhiều cách phủ
khác nhau, mỗi cách phủ sẽ cho một hiệu quả kinh tế nhất định. Trong các phƣơng án khả
thi, có tồn tại một phƣơng án hợp lý, tức là tiêu tốn nhiên liệu ít nhất. Mục tiêu của bài
toán là thực hiện phủ đồ thị tải theo phƣơng án hợp lý đó.
14.4.2 Bài toán và mô hình hoá
Cho đồ thị tải ngày thực / điển hình của HTĐ. Khả năng phát của các nguồn được
xác định bởi công suất khả dụng cực đại và cực tiểu. Sản lượng ngày các nguồn NLTT đã
được xác định. Cần xác lập đồ thị ngày huy động công suất từng nguồn sao cho tiêu hao ít
nhiên liệu nhất.
Bài toán đƣợc biểu diễn dƣới dạng toán học nhƣ sau :
i. Nhu cầu điện đƣợc thể hiện qua đồ thị tải HTĐ đã có P(t), t  1, N 6 (bằng dự
báo) với N = 24 giờ trong ngày.
ii. Các nguồn :
Nhiệt điện bao gồm cả nguồn điện khí sinh học
Số nguồn nhiệt điện NN
Mỗi nguồn I biết PNmax(i), PNmin(i), đặc tính năng lƣợng :
Bi (t )  aio  ai1 P(t )  ai 2 PN2 (t ) (14.7)
Nguồn năng lượng tái tạo
Số nguồn nhiệt điện NT
Mỗi nguồn i biết PTmax (i), PTmin (i), sản lƣợng ngày – AT(i) :
Nguồn điện khác (đi-e-zen, tua-bin khí)
Biết PKmax, PKmin

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 120


Bài toán đặt ra là xác định đồ thị tải ngày của các nguồn :
NLTT PTi(t), i = 1, NT
Nhiệt điện PNi(t), i = 1, NN
Nguồn khác PK(t)
Hạn chế tải Pcắt(t)
sao cho, cực tiểu hàm mục tiêu :
N NN
B   Bi (t)  min
i 1 i 1
(14.8)
Và thoả mãn các ràng buộc sau :
NN NT

P
i 1
Ni (t )   PTi (t )  Pk (t )  Pcaét (t )  P(t )
i 1
(14.9)

PTmin(i)  PTi(t)  PTmax(i) (14.10)


PNmin(i)  PNi(t)  PNmax(i) (14.11)
PKmin(i)  PK(t)  PKmax (14.12)
Pcắt(i)  0 (14.13)
N

P
i 1
Ti (t )  A(i); i  1, NT (14.14)

14.4.3 Xây dựng thuật toán giải


Bài toán (14.8) – (14.14) đƣợc coi nhƣ có hai nguồn : nguồn NLTT và nguồn điện
nhiên liệu. Bài toán đặt ra nhƣ sau :
Cho
Đồ thị tải ngày của hệ thống P(t).
Nhà máy điện nhiên liệu có đặc tính năng lƣợng :
B(t )  ao  a1 PL  a2 PL2 (t ) (14.15)
Nhà máy NLTT đƣợc phép phát trong ngày một sản lƣợng :
NT
AT   A(i)
i 1
(14.16)
Giới hạn công suất cho phép :
NT
PT min  P
i 1
T min (i) (14.17)
NT
PT max  P
i 1
T max (i) (14.18)
Cần xác định đồ thị tải ngày của nhiệt điện PL(t) và thuỷ điện PT(t) sao cho hàm
mục tiêu là tổng nhiên liệu tiêu tốn trong một chu kỳ khảo sát (ngày) là cực tiểu :
N N
B  B(t)  min 
i 1
 (a
i 1
o  a1 PL (t )  a 2 PL2 (t ))   f [P (t)]  min
L (14.19)
và thoả mãn các ràng buộc :
PT(t) + PL(t) = P(t) (14.20)
PTmin  PT(t)  PTmax (14.21)
N N
AL   PL (t) 
i 1
 P(t)  A
i 1
T  A  AT (14.22)
Thay (14.18) vào (14.19) ta có hàm mục tiêu :
N
B  f [P(t)  P (t)]  min
i 1
T (14.23)
Hàm Lagrange của bài toán :

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 121


L = B + [PL(t) + AL] (14.24)
Điều kiện cực trị của bài toán là :
∂L / ∂PL(t) = a1 + 2a2 PL(t) +  = 0 (14.25)
∂L / ∂ = PL(t) + AL = 0 (14.26)
Suy ra :
PL(t) = -( + AL) / 2a2 = const (14.27)
Biểu thức (14.27) biểu thị nguyên lý điều kín tối ưu đồ thị tải ngày giữa NLTT và
nhiệt điện, phát biểu nhƣ sau : muốn tiêu tốn nhiên liệu ít nhất trong một chu kỳ đồ thị tải,
công suất nhiệt điện phải là hằng số, tức không thay đổi suốt trong cả chu kỳ (24 giờ).
Điều kiện này có tính tuyệt đối cứng nhắc, khó thực hiện trong thực tế. Do đó, có thể đƣa
ra nguyên lý điều kín tối ƣu hoá đồ thị tải ngày một cách mềm dẻo hơn nhƣ sau : để tiết
kiệm nhiên liệu trong một chu kỳ ngày đêm, đồ thị tải nhiệt điện phải có mức độ dao
động cực tiểu, theo nghĩa bình phương nhỏ nhất :
2
N
 N

 P (t)  P 
1
I    PL (t )  N  PL (t )   min
2
L Ltb (14.28)
i 1  i 1 
PLtb – công suất trung bình của điện nhiên liệu
N

1 N
A A  AT  P(t )  A T
PLtb 
N

i 1
PL (t )  L 
N N
 i 1

N
 const (14.29)

Khai triển (14.22) :


N N
I   PL2 (t )  2 PL (t ) * PLtb * N  N * PLtb2
i 1 i 1
N
(14.30)
 P
i 1
L
2
(t )  2 A  NP
2
L
2
Ltb

Đặt PL(t) = Xt là ẩn số, sẽ có :


I = Xt2 – a = min (14.31)
a – hằng số, a = const
Từ đó, bài toán có dạng :
Hàm mục tiêu :
Q = Xt2 = min (14.32)
Các ràng buộc :
Xt  0 (14.33)
PTmin  P(t) - Xt  PTmax (14.34)
(P(t) - Xt) = AT (14.35)
Bài toán (14.32 – 14.35) là bài toán có hàm mục tiêu toàn phƣơng, miền ràng buộc
tuyến tính nên là bài toán qui hoạch toàn phương, giải bằng phƣơng pháp Frank – Wolk.
Có thể phát biểu lại bài toán nhƣ sau :
Cho đồ thị tải ngày của hệ thống điện P(t). Hãy xác định đồ thị phát triển của thuỷ
điện PT(t) sao cho :

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 122


N
I   P(t)  P (t)  P   min
2
L Ltb (14.36)
i 1

Trong đó :
1 N
PL tb   P(t)  PL (t)
24 i 1
(14.37)
Thoả mãn các ràng buộc sau :
(i) PTmin  PT(t)  PTmax (14.38)
N
(ii)  P (t )  A
i 1
T T (14.39)

Cách giải bài toán này thực hiện theo phƣơng pháp hợp lý tiệm cận nhƣ sau :
i. Trƣớc hết sắp xếp P(t) theo thứ tự từ cao tới thấp, ta gọi đó là tập đƣợc sắp P S(i),
sao cho PS(i)  PS(i+1) ; i = 1-> (N–1).
ii. Bắt đầu từ i = 1, là giờ có tải lớn nhất, gán PT(i) = PTmax từ đó tải điện nhiên liệu:
PL(i) = PS(i) – PT(i) (14.40)
iii. Coi PN(i) = PN(i) là không đổi trong suốt khoảng i = 1->N. Từ đó, công suất
NLTT:
PT(i) = PS(i) – PL(i) (14.41)
Nếu PT(j) < PTmin, phải điều chỉnh :
PT(j) = PTmin; PS(j) – PT(j) (14.42)
xác định j = i->N.
iv. Kiểm tra điều kiện cân bằng sản lƣợng NLTT :
N
A  P (t);   A  A
i 1
T T (14.43)

Xảy ra ba trƣờng hợp :


(1) Nếu    cp lời giải tìm đƣợc ở bƣớc (iii) là lời giải tối ƣu, quá trình giải kết
thúc.
(2) Nếu A > AT + cp,phải giảm tải NLTT.
Muốn thế, ta tăng công suất nhiệt điện lên một lƣợng xác định nhƣ sau :
PL (i)  PL (i)  ( A  AT ) / N (14.44)
Từ giá trị PL(i) đã tính đƣợc, quay về bƣớc (iii) để tính và kiểm tra lại.
(3) Nếu A < AT + cp, tức là phải tăng tải điện. Tuy nhiên, ở giờ i ta đã lấy PT(i) =
PTmax nên chỉ có thể xét từ giờ i + 1. Sau giờ i, sản lƣợng NLTT cho phép là :
AT = AT – PT(i) (14.45)
Sau khi gán i = i + 1, quay lại bƣớc (ii).
Toàn bộ thuật toán đƣợc mô tả trên hình 14.1.
Kết quả bài toán này xác định đồ thị tải điện nhiên liệu PL(t) và NLTT PT(t).
14.5 GIẢM TỔN THẤT TRÊN LƢỚI 110 kV [19]
14.5.1 Các yếu tố tổn thất trên lƣới 110 kV
Tổn thất 110 kV phụ thuộc vào hai yếu tố :

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 123


i. Kết cấu lƣới 110 kV.
ii. Chế độ khai thác lƣới 110 kV.
Kết cấu hợp lý lƣới 110 kV là bài toán cực tiểu hóa chi phí qui đổi hàng năm với
hai chỉ tiêu quan trọng nhất là :
i. Vốn đầu tƣ xây dựng là khả thi.
ii. Giảm tổn thất trên lƣới.
Có hai nội dung cần giải quyết :
i. Lựa chọn sơ đồ phát triển hợp lý.
ii. Bố trí hợp lý.

14.5.2 Lựa chọn sơ đồ phát triển hợp lý


Lựa chọn sơ đồ phát triển hợp lý là bài toán qui hoạch với ba nội dung cơ bản :
i. Lựa chọn kết cấu sơ đồ.
ii. Lựa chọn bán kính cung cấp hợp lý.
iii. Lựa chọn kết cấu các phần tử.
a. Lựa chọn kết cấu sơ đồ
Hiện nay mô hình phát triển lƣới 110 kV theo sơ đồ sau :
220 kV  110 kV  TA
Phƣơng pháp qui
hoạch là dự báo nhu cầu
điện, từ đó lấy các trạm
110/TA thỏa mãn nhu cầu
khu vực. Sau đó nhóm các
trạm 110/TA để xem xét
sự xuất hiện các trạm
220/110 kV. Điều này
chƣa hợp lý, vốn đầu tƣ
lớn và tổn thất lớn, độ tin
cậy cung cấp điện không
cao.
Nguyên tắc của bài
toán qui hoạch là :
i. Dự báo nhu cầu
điện cho toàn khu vực,
thông thƣờng là toàn
miền.
ii. Xác định phƣơng
án nguồn cung cấp, dựa
theo bài toán qui hoạch
phát triển nguồn. Hình 14.1 – Lưu đồ lựa chọn phương án phát triển lưới điện hợp lý
iii. Xem xét tất cả
các phƣơng án cung cấp điện khả dĩ, gồm :
- Qui mô và kết lƣới các trạm trung gian :
Trạm 110/TA

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 124


220/TA
220/110
220/110/TA
- Các phƣơng thức kết lƣới.
iv. Lần lƣợt xét từng phƣơng án với các nội dung sau :
+ Phân tích chế độ cả về trào lƣu công suất và ngắn mạch, những phƣơng án nào
không thỏa mãn phải lựa chọn lại kết cấu.
+ Xác định vốn đầu tƣ.
+ Tính chi phí qui đổi hàng năm gồm :

Trả lãi vốn vay.


Trả nợ vốn vay.
Chi phí quản lý vận hành.
Chi phí đền bù sự cố.
Chi phí tổn thất.
v. So sánh các phƣơng án, phƣơng án nào có chi phí qui đổi nhỏ nhất sẽ đƣợc chọn.
Cũng có thể đƣa vào phân tích kinh tế - tài chính, xác định FIRR, B/C, NPV,
phƣơng án nào có chỉ tiêu tài chính tốt nhất sẽ đƣợc chọn.
Hình 14.1 là lƣu đồ minh họa quá trình lựa chọn phƣơng án phát triển lƣới điện hợp
lý theo chỉ tiêu min chi phí qui đồi. Lƣu đồ theo chỉ tiêu (FIRR, B/C, NPV) tốt nhất cũng
tƣơng tự, thay cho việc xác định chi phí qui đổi là giải bài toán kinh tế - tài chính.
b. Lựa chọn bán kính cung cấp hợp lý
Bán kính cung cấp của lƣới 110 kV loại đƣờng dây đơn pha nhƣ sau :
Cỡ dây AC, mm2 240 -> 800
Khả năng cung cấp kinh tế, MVA 50,3 -> 167,7
Khả năng cung cấp tải max, MVA 94 -> 215
Bán kính cung cấp kinh tế, km 67 -> 155
Bán kính cung cấp tải max, km 53 -> 87
Mômen cung cấp, GVA.km 7,8 -> 11
Bán kính cung cấp hợp lý, km 50 -> 125
Việc chọn bán kính cung cấp hợp lý là bài toán tối ƣu hóa đã đƣa ra ở trên.
c. Lựa chọn qui mô trạm biến áp
Theo cơ chế phát triển đã định hình, trạm biến áp 110 kV / TA có qui mô nhƣ sau :
Sn, MVA 2x25; 2x31,5; 2x40; 2x63; 3x63; 4x63; 2x80
Việc chọn qui mô hai máy là hợp lý vì những lý do sau :
i. Cho phép nâng cao độ tin cậy trong vận hành khi sự cố một máy, trạm vẫn còn
một máy vận hành, không dẫn đến việc ngừng trệ cung cấp điện.
ii. Vốn đầu tƣ là hợp lý.
iii. Cho phép thay đổi chế độ vận hành ở mức độ chấp nhận đƣợc.
iv. Việc áp dụng trên hai máy (ba, bốn, …) có những ƣu điểm sau :
v. Cho phép đáp ứng sự tăng nhanh của nhu cầu điện.
vi. Cho phép thay đổi chế độ vận hành linh hoạt hơn, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên việc có trên hai máy bộc lộ nhiều hạn chế :

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 125


i. Diện tích trạm đòi hỏi lớn. Ở vùng mật độ tải 110 kV, thƣờng là vùng dân cƣ
đông, giá đất đắt và khó khăn giải phóng mặt bằng.
ii. Tăng vốn đầu tƣ xây dựng lên khá nhiều.
Thực hiện bài toán chọn số máy cho thấy trong hầu hết các trường hợp, lựa chọn
hai máy bao giờ cũng ưu việt hơn hẳn lựa chọn số máy nhiều hơn hai.
Việc chọn thuần túy qui mô 220/110 kV – 110/TA là chƣa hợp lý. Cần đƣa ra lựa
chọn qui mô 220/110/TA và 220/TA ở các phƣơng án khả dĩ trong quá trình lựa chọn sơ
đồ phát triển hợp lý lƣới 110 kV.
d. Lựa chọn qui mô đường dây
Đƣờng dây 110 kV đƣợc khuyến cáo theo điều I.3.2 tiêu chuẩn ngành 11 TCN-
18.2006, mật độ kinh tế nhƣ sau, A/mm2 :
Tmax, h 1000-3000 3000-5000 trên 5000
Thanh và dây trần, đồng 2,5 2,1 1,8
nhôm 1,3 1,1 1,0
Cáp PVC, ruột đồng 3,0 4,5 2,0
nhôm 1,6 1,4 1,2
Cáp cách điện tổng hợp, ruột đồng 3,5 3,1 2,7
Nhôm 1,0 1,7 1,6
Số liệu này đƣợc đƣa ra từ những năm 1970-1980. Ngày nay, giá điện năng, suất
đầu tƣ đƣờng dây đã có nhiều thay đổi, nên giá trị ở bảng trên cần đƣợc nghiên cứu, đề
xuất. Hình 14.2 là quan hệ chi phí theo mật độ dòng điện.
Theo quan điểm hợp lý hóa tổn thất đƣờng dây, các đƣờng dây phải đƣợc chọn theo
mật độ dòng điện kinh tế. Giá trị trên là tham khảo. Trong qui hoạch và lập dự án đầu tƣ –
thiết kế cơ sở, cần luận chứng lựa chọn tiết diện dây sao cho tối ƣu hóa, tức chỉ tiêu hóa
chi phí qui đổi. Cách tiến hành tƣơng tự nhƣ lựa chọn kết cấu trạm :
i. Xác định tải tính toán của đƣờng dây.
Tải tính toán là công suất tải lớn nhất trong
năm, lấy cho thời điểm năm kể từ ngày vận hành.
Sau mƣời năm, xem xét khả năng nâng cấp đƣờng
dây (thêm mạch 2, thêm đƣờng dây …).
ii. Xác định tiết diện kinh tế, lấy jkt theo bảng
trên :
stt = Itt / j (14.46)
stt – tiết diện tính toán, mm2
Itt – dòng điện tính toán trên một dây pha ;
Hình 14.2 – Quan hệ chi phí theo mật độ dòng điện
1. Suất đầu tƣ; 2. Suất tổn thất; 3. Suất chi phí tổng hợp

I = Stt / ( U) (14.47)
Itt – Tải tính toán, A;
Utt – giá trị điện áp tính toán, có thể lấy bằng 1,05 Un ;
Un – giá trị điện áp định mức.
iii. Lựa chọn ba phƣơng án khả dĩ :

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 126


Phƣơng án cơ sở - Co – cỡ dây gần nhất theo stt
Phƣơng án trên - BI – cỡ dây trên cỡ stt
Phƣơng án dƣới - Cd – cỡ dây dƣới cỡ stt
Với cỡ dây lớn, nên chọn phƣơng án phân pha. Sau đây là dữ liệu tham khảo :
Cỡ dây đơn cỡ dây x số dây phân pha
630 2x240
800 2x330
1600 4x330
… …
iv. Xác định tổn thất.
v. Xác định chi phí đầu tƣ.
vi. Xác định chi phí qui đổi.
Phƣơng án chọn là phƣơng án có chi phí qui đổi thấp nhất.
14.5.3 Bù hợp lý trên lƣới 110 kV
Nguyên tắc bù hợp lý là công suất bù đủ giảm công suất phản kháng tiêu thụ lưới
110 kV xuống mức hợp lý, theo tiêu chuẩn cực tiểu chi phí
qui đổi.
Xét trạm 110 kV có hai cấp điện áp :
Điện áp cao áp 110 kV
Điện áp hạ áp HA
Phía 110 kV có n1 đƣờng dây nối tới, chiều dài L1i
Phía hạ áp có n2 đƣờng dây nối tới, chiều dài L2i,
hình 14.3.
Hình 14.3 – Sơ đồ bù phản kháng trạm
Công suất công suất phản kháng tiêu thụ (tổn thất) phía 110 kV đƣợc chia đôi, một
nửa tính về phia trạm khảo sát, một nửa tính về phía trạm đối ứng. Từ đó :
Q1 = (nf/2) ∑(xđv.ℓiLℓi)Iℓi2βℓi2 (14.48)
nf – số pha, thông thƣờng nf = 3;
xđvℓi – điện kháng đơn vị của đƣờng dây thứ ℓi bến phía 110 kV - Lℓi;
ℓi – hệ số tải tính toán của đƣờng dây Lℓi;
Iℓi - dòng điện cho phép lớn nhất của đƣờng dây Lℓi.
Cũng vậy, công suất riêng tiêu thụ (tổn thất) phía hạ áp :
Q2 = (nf/2) ∑(xđv.ℓjLℓj)Iℓj2βℓj2 (14.49)
xđvℓj – điện kháng đơn vị của đƣờng dây thứ ℓj bên phía hạ áp - Lℓj;
ℓj – hệ số tải tính toán của đƣờng dây Lℓj;
Iℓj - dòng điện cho phép lớn nhất của đƣờng dây Lℓj.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 127


Công suất công suất phản kháng tổn thất trên biến áp :
QT   (i%i   i2 u k %i )S ni (14.50)
i%i – dòng điện không tải biến áp thứ i ở trạm
uk%i – điện áp ngắn mạch biến áp thứ i
i – hệ số tải của biến áp thứ i
Sni – công suất (dung lƣợng) định mức biến áp thứ i
Sni = nf Ufn Ifn (14.51)
Ufn – điện áp pha danh định (110 kV) biến áp.
Ifn – dòng điện pha danh định (110 kV) biến áp.
Tổng lƣợng công suất phản kháng trạm cần tiến hành xem xét bù :
Qss = QL1 + QL2 + QT (14.52)
Chọn bù cho trạm theo các bƣớc sau :
i. Xác định công suất công suất phản kháng cần bù Qss
ii. Lập các phƣơng án bù khả dĩ :
Scss = kc Qss (14.53)
Scss – công suất bù của trạm
kc – hệ số bù, chọn nhƣ sau :
Phương án A B C D
kc 0,9 0,8 0,7 0,6
iii. Với mỗi phƣơng án A, … , D, xác định :
Giải tích, xác định tổn thất.
Dự toán chi phí đầu tƣ, riêng cho phần bù.
iv. Xác định chi phí qui đổi
Cqđ = CQLVH + C∆A + Clãi_vay (14.54)
Cqđ - chi phí qui đổi, tính theo năm;
CQLVH - chi phí QLVH, tính theo năm;
C∆A - chi phí tổn thất điện năng, tính theo năm;
Clãi_vay - chi phí trả lãi tính trên vốn đầu tƣ, tính theo năm;
Phƣơng án có min(Cqđ) qui đổi là phƣơng án chọn.

14.5.4 Vận hành kinh tế trạm biến áp


Trạm biến áp có từ hai biến áp trở lên, cần áp dụng thủ tục vận hành kinh tế trạm
biến áp.
Mỗi biến áp có hai loại tổn thất :
- Tổn thất không tải không phụ thuộc tải :
Po = po (14.55)
po – tổn thất không tải, kW

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 128


- Tổn thất có tải tỉ lệ với bình phƣơng hệ số tải :
PL = 2 pK (14.56)
pK – tổn thất ngắn mạch, kW
 - hệ số tải
Biến áp đạt hiệu suất cực đại khi hệ số tải thỏa mãn biểu thức sau :
opt = (po / pk)1/2 (14.57)
po – tổn thất không tải
pk – tổn thất ngắn mạch
Hiệu suất biến áp :
η = P2 / P1 = P2 // (P2 + P) = Sncos2 / (Sncos2 + po + 2pk) (14.58)
Coi cos2 không phụ thuộc , cos2 = const()
Sẽ có :
η = f() (14.59)
Cách lập đồ thị vận hành kinh tế nhƣ sau, với giả thiết các biến áp là giống nhau :
i. Lập quan hệ η() cho một máy, đƣờng 1, hình 14.4.
ii. Lập quan hệ η() cho hai máy, đƣờng 2.
iii. Lập quan hệ η() cho ba máy, đƣờng 3.
iv. Cứ thế cho đến hết n máy.
Điểm A giao giữa đƣờng 1 và 2 là
điểm chuyển từ 1 máy sang 2 máy khi nhu
cầu tại tăng, hay ngƣợc lại, khi nhu cầu tại
giảm. Cũng vậy, điểm B giao giữa đƣờng 2
và đƣờng 3 là điểm từ ba máy sang hai
máy và ngƣợc lại.
Giả sử tải là St, tính :
t = St / Sni (14.60)
Sni – tổng dung lƣợng trạm.
Khi t > 12, vận hành một máy.
Hình 14.4 – Đồ thị vận hành kinh tế trạm ba biến áp
Khi t > 23, vận hành hai máy.
Khi t > 31, vận hành ba máy.
Đƣờng vận hành kinh tế là đƣờng bao dƣới của các đƣờng cong. Điểm A là ranh
giới chuyển qua lại 12 máy. Điểm B là ranh giới chuyển qua lại 23 máy. Tại điểm
giao A, có thể vận hành 1 hay 2 máy. Tại điểm giao B, có thể vận hành 2 hay 3 máy.
14.5.5 Giảm tự dùng trạm điện
Trạm điện có phần tự dùng, gồm :
a. Tự dùng trong dây chuyền công nghệ :
- Quạt mát biến áp.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 129


- Cấp thoát nƣớc.
- Các thiết bị đóng cắt, truyền động.
- Chiếu sáng công nghệ, điều hòa không khí công nghệ.
- Tủ đo lƣờng, điều khiển, bảo vệ.
- Hệ điện một chiều.
- Cứu hỏa.
- Các nhu cầu khác.
b. Tự dùng ngoài công nghệ
- Hành chính.
- Sinh hoạt.
Việc giảm tự dùng trạm theo các giải pháp chung cho công nghiệp nhƣ mục 14.6 đã
đƣa ra.
14.5.6 Lựa chọn chế độ vận hành
Việc chọn chế độ vận hành hợp lý trên lƣới 110 kV và lựa chọn các điểm đóng mở.
Lƣới 110 kV các miền đều hình thành nhiều mạch vòng 220 kV, 110 kV và 220-110 kV
theo dạng mạng lƣới.
Chế độ vận hành của hệ thống phụ thuộc vào các yếu tố sau :
i. Nhu cầu điện, tức tải của hệ thống Pj + j Qj; j = 1; n – số nút tải.
ii. Chế độ phát các nguồn Pgi + j Qgi; i = 1; N – số nguồn phát của hệ thống.
iii. Công suất bù –j Qck; k = 0; M – số nút bù.
iv. Kết dây của hệ thống.
Trong các yếu tố trên, nhu cầu dùng điện cũng nhƣ điều kiện đầu của bài toán, ứng
với các chế độ điển hình sau :
a1 Tải đỉnh mùa khô Sd.max = Pd.max + j Qd.max
a2 Tải đỉnh mùa mƣa Sr.max = Pr.max + j Qr.max
a3 Tải thấp điểm mùa khô Sd.min = Pd.min + j Qd.min
a4 Tải thấp điểm mùa mƣa Sr.min = Pr.min + j Qr.min
a5 Tải thƣờng mùa khô Sd = Pd + j Qd
a6 Tải thƣờng mùa mƣa Sr = Pr + j Qr
Trong công tác điều độ, cần xác định tải cho từng ngày / tuần / tháng, tùy theo
phƣơng thức vận hành, xét cho bốn đỉnh hoặc hai mƣơi bốn giờ.
Bốn đỉnh là cao điểm sáng, thấp điểm trƣa, cao điểm tối, thấp điểm đêm, từ đó định
ra chế độ vận hành ngày.
Trƣờng hợp xét cả 24 giờ trong ngày sẽ thấy rõ qui luật để định ra phƣơng thức vận
hành ngày.
Căn cứ theo điều kiện thỏa mãn nhu cầu Sc = P + jQ, cần lựa chọn các chế độ sau
theo mục tiêu tối ƣu hóa :
i. Chế độ huy động nguồn hợp lý đã đƣa ra ở mục 14.5.
ii. Chọn chế độ bù hợp lý đã đƣa ra nguyên tắc ở mục 14.5.
iii. Chọn kết dây hợp lý.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 130


Cách thức tiến hành nhƣ sau, hình 14.5 :
Bước 1 – Chọn chế độ tải để khảo sát,
S = P + jQ
Bước 2 – Bài toán huy động nguồn hợp lý :
PGi = P (14.61)
Bước 3 – Chọn chế độ bù :
Qj + QGi  Q (14.62)
Bước 4 – Lựa chọn kết dây, kd = 1, thƣờng là kết dây đủ.
Bước 5 – Giải tích chế độ, xác định :
Ui – Điện áp các nút
Ij – Dòng điện các nhánh
S = P + jQ – tổng tổn thất
Bước 6 – Kiểm tra điện áp các nút trong giới hạn cho phép :
U i  U in
 U cp (14.63)
U in
Giá trị dao động điện áp cho phép Ucp theo qui định hiện hành, tối ƣu là 5%, cho
phép là 5% / -10%.
Nếu nút nào không thỏa (14.63), thay đổi chế độ bù - Qk hoặc nút điều chỉnh điện
áp kTi rồi quay lại bƣớc 5.
Bước 7 – Kiểm tra điều kiện tải :
Ij ≤ Ij.cp kqt (14.64)
Dòng điện cho phép Ij.cp tra trong sổ tay điều độ vận hành. Hệ số quá tải kqt cho
phép tra theo sổ tay điều độ vận hành.
Nhánh nào không thỏa mãn (14.64) phải thay đổi kết dây và quay lại bƣớc 5.
Bước 8 – Xét xem còn phƣơng thức kết dây ? Nếu còn, đổi kết dây và quay lại
bƣớc 5.
Bước 9 – Nếu hết phƣơng thức kết dây, chọn phƣơng thức kết dây có min (P).
Bước 10 – Xét xem còn chế độ tải phải khảo sát ? Nếu còn, thay đổi chế độ tải và
quay lại bƣớc 2.
Kết quả là phƣơng thức kết dây – chế độ bù – chế độ nguồn hợp lý ứng với chế độ
tải cần đáp ứng.
Xét một chế độ tải – max mùa mƣa.
Ứng với kết dây đủ - phƣơng án A, xét ba chế độ bù.
Tổng số QC, MW max U, % min U, % P, MW
Kết dây đủ bù đủ 1007 3,305 92,20
Bù thiếu 805 - 118,68-17,27
Bù thừa 1090 6,50 87,90
Mở mạch vòng A 1007 3,421 98,55
Mở mạch vòng E 1007 4,492 92,58
Nhận xét
i. Bù càng lớn, tổn thất càng nhỏ. Tuy nhiên, bù quá dẫn đến quá điện áp ở một số
nút. Vậy chế độ bù đủ là max QC đảm bảo điện áp tất cả các nút không quá giá trị danh
định 5%.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 131


ii. Bù không đủ sẽ gây ra tổn thất rất lớn.
Kết dây đủ cho giá trị min (P). Việc mở mạch liên kết không hợp lý làm tăng tổn
thất lớn, có thể đến 10% hoặc cao hơn.

14.6 GIẢI PHÁP


TỔN THẤT TRÊN
LƢỚI PHÂN
PHỐI [19]
14.6.1 Đặc
trƣng tổn thất trên
lƣới phân phối
Lƣới phân
phối (D –
distribution network)
đƣợc tính từ thanh
cái trung áp các trạm
trung gian 220/TA
và 110/TA đến công
tơ khách hàng, hình
14.6. Theo mô hình
phân phối chuẩn –
mô hình phân phối
một cấp điện áp, với
điện áp phân phối
chuẩn là 22 kV, cho
phép là 35 kV. Nhƣ
vậy, trung áp có thể
là 22 kV (chủ yếu)
hoặc 35 kV (vùng có
mật độ tải thấp).
Hình 14.5 – Lưu đồ thủ tục chọn chế độ vận hành
Điện áp tải phổ biến là HA =
0,4kV và nhiều nơi là TA = 6 kV (các khu công nghiệp).
Tổn thất lƣới phân phối gồm tổn thất ở lƣới trung
áp và lƣới hạ áp. Thống kê cho thấy tổn thất phân phối cao
hơn truyền tải khá lớn. Giải pháp giảm tổn thất lƣới D có
tầm quan trọng đặc biệt.
Tƣơng tự lƣới T, các giải pháp giảm tổn thất cho
lƣới D cũng gồm hai phần là kết cấu hợp lý và chế độ khai
thác vận hành hợp lý.
Kết cấu hợp lý lƣới D gồm có :
i. Đƣa lƣới D các tỉnh / thành phố về mô hình
phân phối chuẩn.
ii. Lựa chọn thông số kết cấu hợp lý.
iii. Bố trí hợp lý.
Hình 14.6 – Sơ đồ lưới phân phối chuẩn

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 132


14.6.2 Đƣa lƣới phân phối về mô hình phân phối chuẩn
Mô hình phân phối chuẩn là mô hình một cấp điện áp, hình 14.6. Cao áp là 110 kV,
có thể là 220 kV (trạm biến áp tải sâu). Điện áp phân phối trung áp TA chuẩn là 22 kV,
cho phép là 35 kV. Điện áp hạ áp HA là 0,4 kV, cũng có thể là điện áp 3 kV hay 6 kV đối
với tải chuyên dùng.
Các tính toán cho kết luận sau :
i. Việc chuyển mô hình phân phối hai cấp về một cấp là biện pháp hiệu quả nhất để
giảm tổn thất phân phối.

ii. Việc chuyển điện áp 15 kV ở trung tâm thành phố về 22 kV là giải pháp hết sức
kinh tế, cần biến thành chủ trƣơng áp dụng trong giai đoạn 2010-2015. Nó góp phần giảm
mạnh tổn thất D ở các trung tâm tải, nhƣ HCMC, Vũng Tàu, Cần Thơ, …

14.6.3 Áp dụng bán kính cung cấp điện hộ dùng điện hợp lý
Tải của mạng D chủ yếu
là hộ nhận điện trực tiếp từ mạng
hạ áp. Các hộ dùng điện trung
áp, ngành điện chỉ tính tổn thất
đến đầu đoạn trạm khách hàng.
Do đó, tổn thất hạ áp chủ yếu là
trên lƣới hạ áp do ngành quản lý.
Xét một mạng cung cấp điển hình Hình 14.7 – Sơ đồ mạng cung cấp hạ thế trên
hình 14.7 :
Điện áp cung cấp U = 0,4 kV.
Chiều dài đƣờng dây cung cấp là L.
Tải phân bố đều trên khoảng Lcc, tổng công suất tải là P.
Tải đƣợc bù ở hệ số cos.
Bài toán đƣợc xem xét trên các khía cạnh sau :
Cỡ dây nào là hợp lý, xét trong phạm vi AV70  AV240.
Bán kính cung cấp, chọn với Lo = 10%, nghĩa là tải phân bổ cách trạm 10% chiều
dài đƣờng dây cung cấp L.
Do tải là phân bố rải trên khoảng Lcc = (L – Lo) và tiện cho tính toán nhƣng không
làm thay đổi bản chất vấn đề, xác định đƣợc điểm trọng tâm tải LG = 0,389 L. Từ đó,
L, m 500 800 1 500
LG, m 195 311 583
Ltt, m 200 300 600
iii. Mức bù, chọn với i) cos = 0,95 và ii) cos = 0,85. Mức tải chọn nhƣ sau :
Bán kính cung cấp 500 800 1 500
Mật độ, m2/hộ 1 111 889 711
Số hộ trên lộ cung cấp 218 447 1 257
Công suất tải P, kW 13,90 20,11 42,41

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 133


Nhƣ vậy, phạm vi xem xét tải là 12–40 kW/lộ. Tính với hai giá trị hệ số công suất
cos = 0,95 và cos = 0,85.
Cỡ dây hợp lý chọn theo tiêu chuẩn cực tiểu hóa chi phí qui đổi.
a. Ở phƣơng án chọn bù hợp lý, tổn thất trên mạng hạ áp nhƣ sau, theo đơn vị
tƣơng đối :
cos = 0,95 đơn vị : %
P, MW 12 18 24 32 40 trung bình max
Ltt=200 m 0,50 0,56 0,59 0,51 0,48 0,53 0,59
300 m 0,75 0,84 0,89 0,76 0,73 0,794 0,89
600 m 1,49 1,68 1,78 1,52 1,45 1,584 1,78
Trung bình 0,91 1,02 1,09 0,90 0,89 1,00 1,09
Max 1,49 1,68 1,78 1,52 1,45 1,584 1,78
cos = 0,85 đơn vị : %
P, MW 12 18 24 32 40 trung bình max
Ltt=200 m 0,62 0,70 0,59 0,48 0,61 0,60 0,70
300 m 0,93 1,05 0,88 0,73 0,91 0,90 1,05
600 m 1,87 2,09 1,70 1,45 1,82 1,786 2,09
Trung bình 1,14 1,28 1,07 0,89 1,11 1,098 1,28
Max 1,87 2,09 1,76 1,45 1,52 1,548 2,09
Nhƣ vậy, tổn thất trung bình trên lƣới hạ áp là 1,00% ở cos = 0,95 và 1,11% ở
cos = 0,85. Từ các chỉ tiêu này có thể xác định giá trị cos hợp lý cho lƣới hạ áp.
b. Tổn thất hạ áp phụ thuộc vào bán kính cung cấp nhƣ sau :
L, m 500 800 1 500
Ltt, m 200 300 600
AHA.bq, % 0,53 0,794 1,584
So sánh, % 100,0 149,81 298,87
Mức tổn thất bình quân gần như tỷ lệ bậc nhất với bán kính cung cấp. Bán kính
càng lớn, tổn thất càng lớn.
Bán kính cung cấp hợp lý có các đặc trƣng sau :
Khu vực khảo sát, m x m 3 000 x 3 000
Diện tích khu vực, km2 9
Số hộ 7 854
Mức tiêu thụ bình quân (có xét hsd), kW/hộ 0,06
Tổng công suất tải, kW 471,2
Điện năng tiêu thụ, kWh/năm 2 591 814
Bán kính cung cấp, m 300 400 500 800 1 500
Rtt, m 120 150 200 300 500
Số trạm 25 16 9 4 1
Công suất trạm, kVA 32 50 90 200 2x400
 78,5 78,5 77,6 78,5 78,5
Vốn đầu tƣ, triệu VNĐ 679 659 648 622 603
Tổn thất, % 0,33 0,42 0,50 0,75 1,49

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 134


kWh/năm 8 605 10 756 12 906 19 361 38 723
Chi phí qui đổi, triệu VNĐ 99,8 99,2 99,7 102,3 118,2
100,6% 100,6% 100,0% 100,5% 103,1% 119,2%
Nhƣ vậy, bán kính cung cấp hợp lý là 300–500 m, tối ƣu 400 m.
Ở bán kính cung cấp này tổn thất AHA = 0,33% - 0,75%. Đó là tỷ lệ chấp nhận
đƣợc.
Tƣơng tự xét phƣơng án mức tiêu thụ bình quân 0,025 kWh/hộ bán kính cung cấp
hợp lý là 400–500 m, tối ƣu là 500 m, chấp nhận là 300 m và 500 m. Ở bán kính này,
AHA = 0,29–0,65%. Đó là tỷ lệ chấp nhận đƣợc.
14.6.4 Xác định bán kính cung cấp điện hợp lý
Xét lƣới cung cấp trung áp với các chỉ tiêu sau :
i. Dây AC thông dụng từ AC16 đến AC300.
ii. Mật độ dòng kinh tế lấy theo 11TCN-18-20014.6.
iii. Dòng cho phép lấy theo nhà chế tạo.
iv. Bán kính cung cấp xác định theo điều kiện tổn thất điện áp ucp = 5%.
Tổn thất điện áp :
( Pr  Qx )
u   u cp (14.65)
U tt2
Đặt :
r = l rđv; x = l xđv; b = l bđv (14.66)
Ký tự đv chỉ giá trị tính trên 1 km đƣờng dây. Từ đó, lấy theo giới hạn cho phép:
ℓrđvδ cosφ + ℓxđvδ sinφ - ℓxđv U2 ℓbđv/2 = δucp (14.67)
Đặt :
U 2 xdvbdv
a ; b   (rdv cos   xdv sin  ); c  ucpU 2 (14.68)
2
Sẽ có phƣơng trình bậc hai :
aℓ2 – bℓ + c = 0 (14.69)
Từ đó, xác định đƣợc bán kính cung cấp theo dòng điện kinh tế Rkt và dòng điện
phát nhiệt Rmax nhƣ sau :
Điện áp, kV 15 22 35
Cỡ dây Skt Smax Rkt Rmax Skt Smax Rkt Rmax Skt Smax Rkt Rmax
AC16 0,457 2,21 27,36 5,68 0,64 3,40 39,98 8,73 1,07 5,16 62,75 13,24
AC25 0,714 2,74 26,21 6,86 1,05 4,01 38,30 10,06 1,67 6,78 60,35 16,00
AC35 1,00 3,68 26,58 7,24 1,47 5,40 38,84 10,62 2,33 8,59 61,16 16,88
AC50 1,43 4,42 23,38 7,58 2,10 6,48 34,20 11,11 3,33 10,31 53,96 17,66
AC70 2,00 5,58 22,08 7,94 2,93 8,18 32,29 11,63 4,67 13,01 51,00 18,49
AC95 2,72 6,94 21,02 8,23 3,98 10,19 30,76 12,07 6,33 16,20 45,06 19,19
AC120 3,43 8,00 19,15 8,22 5,03 11,73 28,02 12,06 8,00 15,66 44,32 19,16

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 135


AC150 4,29 9,36 17,85 8,18 6,29 13,73 26,13 11,99 10,00 21,85 41,36 19,06
AC185 5,29 10,7 16,63 8,20 7,75 15,74 24,35 12,02 12,34 25,04 38,55 19,10
AC240 6,86 12,8 14,55 7,78 10,1 18,83 21,31 11,41 16,00 29,95 33,29 18,13
AC300 8,57 14,5 12,96 7,65 12,6 21,30 18,98 11,22 20,01 33,88 30,11 17,83
Trung bình 20,71 7,60 30,29 11,14 47,83 17,70
Trung bình chọn 8,15 11,96 19,00
So sánh 100,0 100,0 146,0 147,0 231,0 233,0
100,0 147,0 233,0
Nhận xét
i. Bán kính cung cấp lƣới 15 kV cỡ 20 km ở tải kinh tế và 8 km ở tải cho phép, còn
lƣới 22 kV – 30 km và 12 km gấp 1,47 lần lƣới 15 kV; lƣới 35 kV – 47 km và 19 km gấp
2,33 lần lƣới 15 kV.
ii. Mô-men cung cấp lƣới 15 kV cỡ 58 MVA.km, lƣới 22 kV – 123 MVA.km, gấp
2,15 lần lƣới 15 kV và lƣới 35 kV – 313 MVA.km, gấp 5,44 lần lƣới 15 kV.
Chọn qui mô phân phối hợp lý theo bán kính cung cấp 6 km, 12 km, 24 km ứng với
cos = 0,9, mức tải từ 1 MW đến 16 MW, cho kết quả sau :
Công suất nhu cầu tải, MW cỡ dây chọn hợp lý tổn thất, %
Rcc, km 6 12 24
1 AC25 1,17 2,33 4,67
2 AC50 1,21 2,41 4,82
4 AC185 0,63 1,25 2,51
8 AC240 0,96 1,92 3,85
16 AC300 1,56 3,13 6,26
Nhƣ vậy, với qui mô tải thông thƣờng, ở cự ly thƣờng gặp 6 km -> 24 km tổn thất
trên lƣới trung áp theo điều kiện tối ƣu hóa (thỏa hiệp giữa vốn đầu tƣ và tổn thất) trong
khoảng 1,17 – 6,26%, trung bình là 3%.
Bán kính phân phối hợp lý nhƣ sau :
Mức tải bình quân, MW/km2 0,06 0,015
cos 0,85 0,90 0,9
Nhu cầu, MW 47,12 11,78
GWh 259,18 64,795
Bán kính hợp lý trên, km 5,0 5,0 35,0
dƣới, km 3,0 3,0 5,0
Tổn thất bình quân, % 2,13 - 3,56 1,71 – 2,85 0,53 – 1,40
Việc chọn bán kính cung cấp hợp lý sẽ cho một tỷ lệ tổn thất lƣới trung áp vào
khoảng 2% - 4%, nghĩa là đạt mức trung bình tiên tiến hiện nay.
14.6.5 Bù hợp lý lƣới phân phối
a. Bù hợp lý trên lưới trung áp
Bù trên lƣới trung áp áp dụng theo nguyên tắc chung :
Bù để giảm nhu cầu vận chuyển công suất phản kháng trên lƣới.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 136


Với các trạm trung áp : nhu cầu bù cân bằng với tổn thất công suất phản kháng qui
về trạm.
Qss = Sn (io% + βuk%) (14.70)
Sn - Công suát định mức trạm;
io% - dòng không tải;
uk% - điện áp ngắn mạ h;
β - hệ số tải.
Tổn thất công suất phản kháng trên các đƣờng dây đấu đến thanh cái trạm, chia đôi,
tính đến phía trạm đối diện có đặt bù :
1 1
Qline 
2
 Qline.CA   Qline.HA
2
(14.79)

Với các đường dây dài, có thể phân đoạn bù để đảm bảo ổn định điện áp và giảm
tổn thất. Đó là bài toán hợp lý hóa.
Tính toán chi tiết các phƣơng án bù cho đƣờng dây 30 km, 22 kV, P = 10 MW,
cos = 0,95, cho kết quả sau :
Phương án 1 2 3
Đặc trƣng bù hai đầu không bù bù giữa
Điện áp cuối nhánh, kV 20,23 18,70 20,58
Tổn thất, MW 0,931 1,313 0,903
GWh 3,723 5,254 3,612
A, % 6,77 9,55 6,57
Chi phí qui đổi, triệu VNĐ 3 495 4 918 3 440
So sánh, % 101,6 143,0 100,0
Nhƣ vậy, phƣơng án bù hợp lý là bù ba điểm và bù hai điểm. Khi đó, tổn thất giảm
tới một phần ba, từ 9,55% xuống 6,77% và 6,57%. Nâng mức bù, tổn thất chung giảm
nhanh.
b. Hệ số công suất hợp lý của hộ dùng điện
Hộ dùng điện tiêu thụ công suất :
~
S  P  jQ  S (cos   j sin  ) (14.71)
Công suất P là cần thiết theo nhu cầu. Công suất Q là cái vỏ đi theo, phải vận
chuyển từ nguồn tới, nếu việc bù trên HTĐ đã cân bằng tổn thất công suất phản kháng. Do
đó, Q sẽ gây ra tổn thất điện năng đáng kể.
Bù lý tƣởng là :
Qbù = Q (14.72)
Khi đó, không còn tổn thất điện năng do công suất phản kháng của tải tạo ra. Tuy
nhiên, điều này là rất khó, vì ba lý do cơ bản :
i. Điều kiện (14.61) là chế độ cộng hƣởng dòng điện, làm giảm độ ổn định của
HTĐ.
ii. Công suất P luôn biến thiên theo thời gian :
P = P(t) (14.73)

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 137


Vì thế, phƣơng trình (14.61) khó thể thực hiện đƣợc, phải có thiết bị tự động cân
bằng công suất phản kháng cho mỗi tải, hết sức phức tạp trong vận hành và chi phí đầu tƣ
lớn.
iii. Bù càng lớn, chi phí càng lớn, do đó, cần tìm hệ số bù hợp lý.
Vì thế, bài toán bù hộ dùng điện và bài toán hợp lý hóa :
i. Chọn một số phƣơng án bù với cos, chẳng hạn 0,9; 0,95; 0,98; …
ii. Với mỗi phƣơng án :
- Giải tích chế độ, xác định chất lƣợng cung cấp điện và tổn thất.
- Dự toán chi phí lắp đặt tụ bù.
- Xác định chi phí qui đổi.
iii. Phƣơng án hợp lý thỏa mãn hai chỉ tiêu :
- Thỏa mãn yêu cầu cung cấp điện.
- Có chi phí qui đổi nhỏ nhất.
Sau đây là các giá trị tham khảo qua tính toán :
Với P = 20 kW, giá trị hợp lý cos = 0,85
40 kW 0,93
80 kW 0,98
Kết luận chung : giá trị hợp lý hệ số công suất hộ dùng điện nên là 0,90–0,98.
14.6.6 Chế độ QLVH
a. Trạm cung cấp
Trạm cung cấp UTA / UHA hiện tại phổ biến là một máy. Số trạm có trên một máy có
tỷ lệ khiêm tốn. Do đó có hai vấn đề cần quan tâm giải quyết.
Với các trạm có trên một máy, cần áp dụng chế độ khai thác hợp lý nhƣ nguyên tắc đã đƣa
ra ở trạm cao áp.
Khi vận hành từ hai máy trở lên, cần áp dụng chế độ hòa song song, tức đóng thiết
bị phân đoạn phía hạ áp. Điều này cho phép phân phối hòa hợp tải giữa các máy và do đó,
giảm tổn thất đồng đi rất nhiều.
Trên một khu vực cung cấp điện, cần bố trí cho các trạm làm việc / ngừng hài hòa,
cụ thể là :
- Thỏa mãn tiêu chí cung cấp điện.
- Hệ số gánh tải các máy gần với * - hệ số tải tối ƣu của biến áp xác định
theo (14.65),
Sau đây là * của một số máy phân phối thƣờng gặp :
, kVA 100 160 250 400 630 800 1000
* 0,385 0,354 0,338 0,307 0,411 0,357 0,361
Xét cho máy 630 kVA, quan hệ () nhƣ sau :
 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8
 0,98 0,99 0,99 0,99 0,99 0,99 0,89 0,89

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 138


Nhƣ vậy, với biến áp phân phối tải, nên vận hành với * = 0,2  0,6.
b. Lưới phân phối
Thực hiện chọn kết lƣới hợp lý mạng phân phối :
i. Đƣa ra các phƣơng án kết lƣới khả thi.
ii. Với mỗi phƣơng án, giải tích xác định các thông số vận hành. Nếu không thỏa
mãn, phải điều chỉnh để có chế độ thỏa mãn. Từ đó, xác định mức bù và tổn thất tự ứng.
iii. Phƣơng án chọn là phƣơng án thỏa mãn chỉ tiêu vận hành và có tổn thất nhỏ
nhất.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 139


Chương 15
PHÁT TRIẾN LƢỚI ĐIỆN ĐẾN 110 kV
15.1 SỰ CẦN THIẾT VÀ TRÌNH TỰ PHÁT TRIỂN LƢỚI ĐIỆN
Lƣới điện đến 110 kV là một hệ luôn phát triển do số khách hàng mới cần đƣợc
cung cấp điện, số khách hàng hiện có tăng mức sử dụng điện.
Việc phát triển lƣới điện nhằm thỏa mãn ba yêu cầu cơ bản :
i. Thỏa mãn sự tăng nhu cầu dùng điện.
ii. Nâng cao chất lƣợng cung cấp điện và chất lƣợng điện năng (CLĐN).
iii. Giảm tổn thất và nâng cao tính kinh tế của lƣới điện.
Các bƣớc phát triển lƣới điện gồm có :
i. Qui hoạch phát triển để định hƣớng phát triển.
ii. Chuẩn bị đầu tƣ để xem xét sự cần thiết phát triển dự án và đánh giá hiệu quả
kinh tế - tài chính của dự án để quyết định đầu tƣ, chuẩn bị vốn và các điều kiện cần thiết
triển khai dự án.
iii. Thực hiện đầu tƣ là bƣớc xây dựng dự án và đƣa dự án vào vận hành.

15.2 QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN LƢỚI ĐIỆN [22]


15.2.1 Thời gian lập qui hoạch
Qui hoạch phát triển lƣới điện là định hƣớng kế hoạch phát triển lƣới điện dài hạn,
thông thƣờng đối với lƣới đến 110 kV là 5 năm, có xem xét cho 5 năm tiếp theo.
15.2.2 Yêu cầu công tác lập qui hoạch
Yêu cầu cơ bản của công tác lập qui hoạch là :
i. Thông tin dữ liệu cần cập nhật đầy đủ và chính xác. Phƣơng pháp xử lý thông tin
cần tin cậy.
ii. Giải pháp qui hoạch cần phù hợp, đảm bảo phát triển lƣới hài hòa giai đoạn
trƣớc, chuẩn bị cho giai đoạn sau để lƣới điện ngày một hoàn thiện theo yêu cầu cung cấp
điện là cung cấp điện an toàn, liên tục, đảm bảo CLĐN, giảm chi phí phân phối.
iii. Giải pháp qui hoạch cần hợp lý theo nghĩa thỏa mãn yêu cầu cung cấp điện với
vốn chi phí ít nhất.
iv. Giải pháp qui hoạch phải phù hợp và ứng dụng tốt nhất các tiến bộ khoa học
công nghệ.
Nội dung công tác qui hoạch gồm có phân tích hiện tƣợng lƣới điện, phân tích hiện
trạng kinh tế - xã hội và dự kiến phát triển dự báo nhu cầu, qui hoạch phát triền nguồn và
lƣới, đánh giá tác động môi trƣờng, tổng hợp khối lƣợng và vốn đầu tƣ, các chỉ tiêu kinh tế
- tài chính.
15.2.3 Đánh giá hiện trạng lƣới điện và việc thực hiện qui hoạch giai đoạn trƣớc
a . Đánh giá hiện trạng lưới điện
i. Hiện trạng nguồn và lưới điện
- Kết cấu lƣới và mức mang tải các phần tử lƣới trong suốt kỳ qui hoạch hiện đang
thực hiện, khả năng đáp ứng nhu cầu cung cấp điện.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 140


- Hiện trạng nguồn điện hiện có trên lƣới, tình hình sản xuất điện trong suốt kỳ qui
hoạch đang thực hiện, khả năng phủ đồ thị tải, các chỉ tiêu kinh tế phát điện.
ii. Tình hình sử dụng điện và CLĐN
- Phân tích thống kê tình hình sử dụng điện theo các thành phần dùng điện, tỷ
trọng, mức tăng trƣởng, đánh giá đặc điểm nhu cầu điện.
- Phân tích thống kê tổn thất, tỷ lệ tổn thất, phân tích cơ cấu tổn thất, đánh giá hiệu
quả các biện pháp giảm tổn thất.
- Tổng điện nhận, cơ cấu điện thƣơng phẩm, công suất đỉnh, đồ thị tải năm và ngày
điển hình, bình quân điện tính theo đầu ngƣời, đánh giá các chỉ tiêu này.
- Chất lƣợng cung cấp điện, phân tích sự cố trên lƣới, đánh giá các chỉ tiêu chất
lƣợng cung cấp điện và CLĐN, các yếu tố ảnh hƣởng.
b. Phân tích tình hình thực hiện qui hoạch
i. Sự phù hợp giữa dự báo nhu cầu dùng điện với thực tế, phân tích các sai khác và
nguyên nhân.
ii. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển nguồn và lƣới, các yếu tố để thực hiện
đạt / vƣợt / không đạt kế hoạch đề ra, ảnh hƣởng của các dự án vào nhanh / chậm.
iii. Các điều chỉnh qui hoạch trong quá trình thực hiện.
iv. Các bài học.

15.2.4 Đặc điểm tự nhiên và hiện trạng kinh tế - xã hội cùng qui hoạch
a. Phân tích đặc điệm tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội kỳ qui hoạch đang
thực hiện
i. Khảo sát đặc điểm tự nhiên (i. Vị trí địa lý; ii. Điều kiện tự nhiên; iii. Tài nguyên
đất đai và sử dụng; iv. khoáng sản) phân tích thống kê hiện trạng kinh tế theo giá qui đổi
trong kỳ qui hoạch hiện đang thực hiện, cơ cấu tỷ trọng, mức tăng.
ii. Cơ cấu và mức tăng dân số, bình quân GDP theo đầu ngƣời.
iii. Phân tích quan hệ mức tăng nhu cầu điện E với mức tăng GDP - GDP, tức hệ
số đàn hồi :
kđh = E(t) / GDP (15.1)
kđh – hệ số đàn hồi
E(t) – mức tăng nhu cầu điện tƣơng đối ở năm t, %/năm
E(t) = [E(t) – E(t-1)] / E(t-1) (15.2)
GDP(t) – mức tăng GDP ở năm t, %/năm
GDP(t) = [GDP(t) – GDP(t-1)] / GDP(t-1) (15.3)
Hệ số đàn hồi cho biết cƣờng độ sử dụng điện năng trong nền kinh tế, với ý nghĩa
là để tăng 1% GDP, điện năng cần tăng kđh%.
Hệ số đàn hồi lớn cho biết việc sử dụng điện năng chƣa tiết kiệm và hiệu quả.
Trong qui hoạch, cần đƣa ra các giải pháp giảm hệ số đàn hồi.
b. Dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trong kỳ qui hoạch
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn lƣới điện cung cấp do địa phƣơng
chủ trì thực hiện. Ngƣời làm qui hoạch cần tập hợp đủ thông tin về các qui hoạch sau :

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 141


- Qui hoạch phát triển công nghiệp, đặc biệt là các khu, cụm công nghiệp.
- Qui hoạch phát triển nông – lâm – nghiệp và thủy – hải sản.
- Qui hoạch phát triển dịch vụ - tƣơng mại.
- Các qui hoạch phát triển hạ tầng nhƣ giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc …
- Qui hoạch phát triển văn hóa – xã hội.
- Mức tăng dân số và cơ cấu dân số - lao động.
Đây là đối tƣợng của qui hoạch phát triển lƣới điện nên cần đƣợc thu thập, xử lý,
phân tích thông tin đầy đủ, tin cậy.
15.2.5 Dự báo nhu cầu dùng điện
a. Mở đầu
Dự báo nhu cầu là cơ sở của qui hoạch phát triển lƣới điện. Nhu cầu gồm điện năng
sử dụng cho các ngành kinh tế - xã hội :
Công nghiệp – xây dựng.
Nông – lâm – ngƣ nghiệp.
Dịch vụ - thƣơng mại.
Tiêu dùng dân cƣ và quản lý.
Các nhu cầu khác (giao thông, thông tin liên lạc, …).
Xác định tổn thất, điện nhận, công suất đỉnh.
Nhu cầu điện là cơ sở để lập qui hoạch phát triển nguồn và lƣới điện.
Thời hạn dự báo và thời hạn qui hoạch, gồm 5 năm của kỳ qui hoạch có xem xét 5
năm tiếp theo.
Phƣơng pháp dự báo hiện nay có nhiều. Theo qui định hiện hành, có hai phƣơng
pháp đƣợc sử dụng :
i. Phương pháp dự báo trực tiếp
Phƣơng pháp dự báo trực tiếp xác định nhu cầu dùng điện của từng hộ dùng điện,
tổng hợp lại. Phƣơng pháp này khối lƣợng tính toán lớn, đòi hỏi tập dữ liệu đầy đủ và chi
tiết. Do xác định trực tiếp từ nhu cầu cụ thể, phƣơng pháp này cho độ tin cậy cao nếu tập
dữ liệu của hộ dùng điện là đủ tin cậy. Phƣơng pháp này thích hợp cho dự án trung hạn, cụ
thể là 5 năm qui hoạch.
ii. Phương pháp dự báo hệ số đàn hồi
Phƣơng pháp tƣơng quan hệ số đàn hồi dựa theo qui luật biến thiên hệ số đàn hồi
trong quá khứ, suy ra quan hệ trong tƣơng lai để dự báo nhu cầu điện theo GDP. Phƣơng
pháp này thích hợp cho dự báo dài hạn, cụ thể là cho kỳ qui hoạch tiếp theo, đồng thời để
kiểm chứng phƣơng pháp dự báo trực tiếp của kỳ qui hoạch.
b. Phương pháp dự báo nhu cầu dùng điện
Các phƣơng pháp dự báo đƣa ra ở mục 11.7.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 142


15.3 CÁC BƢỚC THIẾT KẾ [22]
Theo qui định hiện hành (2013) (Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của
Chính phủ), tùy theo qui mô dự án, thiết kế xây dựng dự án có thể là một bƣớc, hai bƣớc
hay ba bƣớc.
Với dự án qui mô nhỏ, dự án có tổng mức đầu tƣ (TMĐT) không quá 15 tỷ đồng
(không bao gồm tiền sử dụng đất), chỉ thực hiện thiết kế một bƣớc, đó là báo cáo kinh tế
kỹ thuật (BCKTKT).
Với dự án có qui mô từ trên 15 tỷ thực hiện thiết kế hai bƣớc hay ba bƣớc do ngƣời
đầu tƣ quyết định (Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ).
Thiết kế hai bƣớc :
Bƣớc 1 Thiết kế cơ sở thực hiện ở bƣớc dự án đầu tƣ xây dựng (DAĐTXD).
Bƣớc 2 Thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC).
Thiết kế ba bƣớc :
Bƣớc 1 Thiết kế cơ sở thực hiện ở bƣớc DAĐTXD.
Bƣớc 2 Thiết kế kỹ thuật (TKKT).
Bƣớc 3 Thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC).
15.4 BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT [22]
BCKTKT là đề án thiết kế để thực hiện DAĐT có qui mô nhỏ. Nhiều dự án thuộc
lƣới điện phân phối đều thuộc loại thiết kế một bƣớc, tức lập BCKTKT.
Nội dung BCKTKT dự án xây dựng gồm có :
i. Luận chứng sự cần thiết và xác định qui mô dự án.
ii. Lựa chọn địa điểm và điều kiện tự nhiên của địa điểm.
iii. Lựa chọn giải pháp phần điện và giải pháp đấu nối dự án vào lƣới.
iv. Lựa chọn giải pháp xây dựng.
v. Đánh giá tác động môi trƣờng.
vi. Biện pháp thi công thực hiện dự án.
vii. Dự toán TMĐT.
viii. Phân tích kinh tế - tài chính.
ix. Lập BVTC.
Đề án BCKTKT thƣờng biên chế thành ba tập :
Tập 1 – Thuyết minh
Tập 2 – Phụ lục và bảng tính
Tập 3 – Bản vẽ
15.5 DỰ ÁN ĐẦU TƢ [22]
Chức năng của DAĐTXD là luận chứng sự cần thiết và chứng minh tính khả thi của
dự án để quyết định đầu tư.
DAĐTXD gồm hai phần là thuyết minh dự án và thiết kế cơ sở.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 143


a. Thuyết minh dự án
Thuyết minh dự án là luận chứng sự cần thiết và chứng minh tính khả thi về chỉ tiêu
kinh tế - kỹ thuật, đặc biệt là chỉ tiêu tài chính của DAĐTXD, gồm các nội dung sau :
i. Luận chứng sự cần thiết và xác định qui mô dự án.
ii. Lựa chọn địa điểm.
iii. Lựa chọn giải pháp công nghệ và xây dựng.
iv. Đánh giá tác động môi trƣờng.
v. Xác định TMĐT.
vi. Phân tích kinh tế - tài chính.
Thuyết minh dự án có thể chia làm ba tập :
Tập 1 – Thuyết minh dự án
Tập 2 – Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng
Tập 3 – TMĐT
b. Thiết kế cơ sở
Thiết kế cơ sở là phần định hình kỹ thuật dự án, nhằm xác định công nghệ, lƣa chọn
giải pháp kỹ thuật (công nghệ và xây dựng) cơ bản, gồm các nội dung sau :
i. Điều kiện tự nhiên.
ii. Giải pháp công nghệ và thông tin liên lạc.
iii Giải pháp đấu nối.
iv. Giải pháp xây dựng.
v. Biện pháp thi công thực hiện dự án.
Thiết kế cơ sở có thể chia làm ba tập :
Tập 1 – Thuyết minh thiết kế cơ sở
Tập 2 – Phụ lục và bảng tính
Tập 3 – Bản vẽ
15.6 THIẾT KẾ KỸ THUẬT [22]
TKKT là đề án ở bước thực hiện dự án, nhằm lựa chọn thiết bị, thiết kế xây dựng,
lập tổng dự toán (TDT), làm cơ sở cho việc lập tài liệu mời thầu (TLMT) cung cấp thiết bị
và mời thầu xây dựng.
Nội dung TKKT gồm có :
i. Chuẩn xác qui mô dự án.
ii. Lựa chọn giải pháp công nghệ và thông tin liên lạc.
iii Lựa chọn giải pháp đấu nối.
iv. Lựa chọn giải pháp xây dựng.
v. Đánh giá tác động môi trƣờng.
vi. Biện pháp thi công thực hiện dự án.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 144


vii. TDT và các chỉ tiêu tài chính.
TKKT thƣờng biên chế thành bốn tập :
Tập 1 – Thuyết minh
Tập 2 – Điều kiện tự nhiên địa điểm
Tập 3 – TDT
Tập 4 – Bản vẽ
15.7 THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG (TKBVTC) [22]
TKBVTC là đề án thiết kế thể hiện dự án qua BVTC là bản vẽ chi tiết mô tả đầy đủ
các phần tử của dự án, theo đó, đơn vị thi công thực hiện xây dựng dự án.
BVTC chia làm hai loại :
a. BVTC không phụ thuộc thiết bị
BVTC không phụ thuộc thiết bị là bản vẽ thuộc các phần tử kết cấu dự án không
liên quan trực tiếp đến thiết bị. Thiết bị ở đây là thiết bị công nghệ cung cấp thông qua
hợp đồng cấp thiết bị. Các phần tử dự án không liên quan trực tiếp đến thiết bị có thể lập
BVTC ngay khi đề án TKKT đƣợc duyệt.
Dự án đƣờng dây đến 110 kV về cơ bản, BVTC không phụ thuộc thiết bị, nên
không cần thiết kế ba bƣớc.
Dự án trạm có các phần tử không phụ thuộc thiết bị nhƣ san gạt mặt bằng, nhà điều
hành, mƣơng cáp, chống sét, nối đất, chiếu sáng, cấp thoát nƣớc, thông tin liên lạc, đƣờng
vận hành, phòng chống cháy, …
b. BVTC phụ thuộc thiết bị
BVTC liên quan trực tiếp đến thiết bị chỉ có thể lập khi nhà cấp hàng đã cung cấp
qui cách kỹ thuật thiết bị kèm theo bản vẽ qui cách lắp đặt. Bản vẽ loại này cần có sự phối
hợp chặt chẽ giữa ngƣời thiết kế và ngƣời cấp hàng.
Ở dự án trạm, BVTC lắp đặt biến áp và thiết bị trạm đều chỉ thực hiện đƣợc sau khi
nhà cấp hàng đã cấp qui cách kỹ thuật và bản vẽ lắp của thiết bị.
15.8 THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG (gộp) [22]
Những dự án qui mô không lớn, phần thiết bị công nghệ đơn giản, thực hiện thiết
kế hai bƣớc, thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC).
Biên chế TKKTTC tƣơng tự nhƣ TKKT, riêng tập bản vẽ là chi tiết và đầy đủ
BVTC, khi cần, có thể chia thành các tập nhỏ.
Ở dự án đƣờng dây có ngăn đấu nối, phần ngăn đấu nối thực hiện thiết kế ba bƣớc,
trong đó, BVTC chỉ thực hiện khi nhà cấp ngăn đấu nối (máy cắt + dao cách ly + biến áp
đo lƣờng / tủ máy cắt) cấp qui cách kỹ thuật và bản vẽ lắp thiết bị ngăn đấu nối.
15.9 TÀI LIỆU MỜI THẦU [22]
15.9.1 Chức năng và phân loại
Tài liệu mời thầu (TLMT) hiện nay thƣờng gọi là hồ sơ mời thầu (HSMT), là tài
liệu cơ sở pháp lý về kinh tế kỹ thuật do chủ đầu tƣ phát hành, mời các nhà thầu cấp thiết
bị và / hoặc xây dựng đến tham gia dự thầu, thƣờng gọi là đấu thầu. Các nhà thầu sẽ căn
cứ TLMT để làm bản chào thầu đệ trình chủ đầu tƣ. Căn cú bản chào thầu, chủ đầu tƣ xem
xét và tuyển chọn đơn vị trúng thầu.
SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 145
Có nhiều hình thức hợp đồng xây dựng. Đối với dự án lƣới điện đến 110 kV thƣờng
áp dụng các hình thức hợp đồng sau :
a. Hợp đồng theo hạng mục
Dự án chia làm nhiều hạng mục, gọi là lô (lot) thầu, mỗi hạng mục có TLMT riêng.
Với dự án lƣới đến 110 kV, thƣờng chia làm hai hạng mục :
Hạng mục cung cấp thiết bị.
Hạng mục xây dựng – lắp đặt, gọi tắt là xây lắp, đôi khi gọi là xây dựng.
Với các dự án nhỏ, có thể chỉ gồm một hạng mục là xây dựng dự án, gồm cả cấp
vật tƣ thiết bị.
Với dự án có phần thí nghiệm quan trọng, có thể phân thêm hạng mục thí nghiệm.
b. Hợp đồng thiết kế - cung cấp – xây dựng (EPC)
Hợp đồng này trƣớc đây còn gọi là hợp đồng trọn gói hay chìa khóa trao tay. Nhà
thầu thực hiện TKBBUC, cung cấp vật tƣ thiết bị và thực hiện xây dựng, đƣa công trình
vào vận hành.
15.9.2 Kết cấu TLMT
a. Kết cấu TLMT
TLMT đƣợc mẫu hóa, gồm ba phần chính :
i. Phần thuyết minh
Thuyết minh dự án, điều kiện dự thầu, cách thức phát hành TLMT, thu nhận tài liệu
dự thầu của nhà thầu, cách thức mở thầu tiêu chuẩn lựa chọn nhà thầu, cách thức trao hợp
đồng, tiến độ thực hiện.
ii. Phần thông số và điều kiện kỹ thuật dự án
Phần này đƣa ra qui cách kỹ thuật, các yêu cầu kỹ thuật.
iii. Dự thảo hợp đồng.
b. Hợp đồng mẫu
Hiện nay dự thảo hợp đồng trong TLMT đều sử dụng hợp đồng mầu chung, gồm
hai phần :
Điều kiện chung là các điều khoản chung về yêu cầu, cách thức thực hiện, xử lý các
tình huống bất thƣờng, cách thức trao đổi thông tin, đại diện có thẩm quyền, …
Điều kiện cụ thể là các điều khoản áp dụng dùng cho hợp đồng cụ thể.
Các mẫu hợp đồng có thể lấy theo mẫu tại các quy định, thông tƣ hƣớng dẫn của
Bộ Kế hoạch & đầu tƣ cho từng hình thức mời thầu hoặc các tài liệu quốc tế, chẳng hạn,
HIỆP HỘI CÁC KỸ SƢ TƢ VẤN (FIDIC), NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB), NGÂN
HÀNH PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB), các quĩ hỗ trợ phát triển (ODA), … Các chủ đầu
tƣ dự án thƣờng chọn một mẫu áp dụng chung cho các dự án thuộc quyền, và mẫu nảy
thƣờng xuyên cải biên theo nhu cầu phát triển.
15.10 CÁC HÌNH THỨC TRAO THẦU [22]
Có ba hình thức trao thầu để thực hiện các công việc liên quan đến thực hiện dự án
gồm tƣ vấn, xây dựng, cung cấp vật tƣ thiết bị, giám sát xây dựng.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 146


a. Chỉ định thầu
Các gói thầu giá trị không lớn, hoặc do tính cấp thiết, sẽ thực hiện chỉ định thầu.
Cách thực hiện nhƣ sau :
i. Chủ đầu tƣ đƣa ra hồ sơ yêu cầu, trao cho nhà thầu đã chỉ định.
ii. Nhà thầu đệ trình bản chào thầu.
iii. Thƣơng thảo hợp đồng và ký.
Trƣờng hợp thƣơng thảo không thành công, chủ đầu tƣ có quyền từ chối nhà thầu
đã mời và tìm nhà thầu mới.
b. Đấu thầu hạn chế
Đấu thầu hạn chế đƣợc tiến hành khi có các điều kiện sau :
i. Qui mô dự án không lớn.
ii. Do tính cấp thiết về thời gian.
iii. Có thông tin đủ về một số nhà thầu.
Đấu thầu hạn chế thực hiện nhƣ sau :
i. Chủ đầu tƣ phát hành TLMT cho một danh sách nhà thầu đã chọn.
ii. Các nhà thầu đệ trình bản chào thầu.
iii. Mở thầu.
iv. Đánh giá, xếp loại theo điểm.
v. Thông báo với nhà thầu có số điểm cao nhất thƣơng thảo và ký hợp đồng. Nếu
thƣơng thảo không thành công, mời nhà thầu tiếp theo.
c. Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu rộng rãi là hình thức chọn thầu phổ biến nhất, không hạn chế. Cách tiến
hành tƣơng tự nhƣ đấu thầu hạn chế, chỉ khác là TLMT đƣợc phát hành rộng rãi đến tất cả
các nhà thầu có khả năng tham dự trên các phƣơng tiện truyền thông phổ biến (báo, mạng,
truyền hình, …).
15.11 GIÁM SÁT THI CÔNG [22]
Giám sát thi công (GSTC) là công việc theo dõi chất lượng, tiến độ xây dựng dự
án, xử lý các vướng mắc về kỹ thuật. Đảm bảo dự án được hiện hiện an toàn, đảm bảo
chất lượng, thỏa mãn tiến độ.
GSTC có hai phần là giám sát tác giả và giám sát xây dựng.
a. Giám sát tác giả (GSTG)
GSTG do chủ nhiệm thiết kế thực hiện nhằm xác định dự án được thực hiện đúng
theo thiết kế, xử lý các vấn đề phát sinh khi thực tế khác với điều kiện đưa ra trong đề án.
GSTG chỉ tiến hành ở các công đoạn dễ xảy ra sai sót và khó phát hiện, nhất là
công tác đào móng, cốt thép, bê tông, lắp đặt thiết bị phức tạp.
Khi sửa đổi BBUC, chủ nhiệm thiết kế phải có thông báo bản vẽ hiện hành, đóng
dấu lỗi thời vào bản vẽ cũ không dùng để tránh sai sót đáng tiếc, thông báo đến chủ đầu
tƣ, đơn vị quản lý dự án và đơn vị thi công, và phải lập bảng kê đƣa vào bàn vẽ hoàn công.
b. Giám sát xây dựng (GSXD)

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 147


GSXD là giám sát của chủ đầu tƣ, do chủ đầu tƣ tự thực hiện hoặc thuê tƣ vấn giám
sát.
Nội dung GSXD :
i. Thỏa thuận BBUC; giám sát chất lƣợng xây dựng, lắp đặt và cấp vật tƣ thiết bị.
ii. Giám sát tiến độ thực hiện.
iii. Phối hợp giữa các nhà thầu (tƣ vấn, xây dựng, lắp đặt, cung ứng).
iv. Ghi nhật ký giám sát và ký biên bản kiểm tra các hạng mục theo yêu cầu.
v. Xử lý các bất thƣờng trong quá trình thực hiện.
vi. Giúp chủ đầu tƣ nghiệm thu hạng mục công trình và toàn dự án.
vii. Xác nhận bản vẽ hoàn công.
15.12 QUẢN LÝ DỰ ÁN (QLDA) [22]
15.12.1 Hình thức QLDA
Dự án lƣới điện có các h́nh thức quản lƣ sau đây :
a. Chủ đầu tư trực tiếp QLDA
Với các dự án qui mô nhỏ, chủ đầu tƣ trực tiếp QLDA, giao cho phòng quản lý xây
dựng chủ trì, có sự tham gia của phòng kỹ thuật, tài chính – kế toán, kế hoạch.
b. Đơn vị QLDA
Chủ đầu tƣ tổ chức đơn vị QLDA, thƣờng là ban QLDA thực hiện đầy đủ chức
năng QLDA.
c. Thuê tư vấn QLDA
Chủ đầu tƣ thuê đơn vị tƣ vấn có chức năng QLDA thông qua hợp đồng tƣ vấn.
15.12.2 Nội dung công tác QLDA
a. Lập kế hoạch đầu tư dự án
Đơn vị QLDA căn cứ qui hoạch phát triển và kế hoạch xây dựng hàng năm và
nhiệm vụ chủ đầu tƣ giao, lập kế hoạch đầu tƣ dự án gồm :
Qui mô và thông số kỹ thuật chính của dự án.
Dự kiến phƣơng thức và tiến độ thực hiện.
Dự kiến TMĐT và phƣơng thức đầu tƣ.
Kế hoạch đầu tƣ phải đƣợc chủ đầu tƣ phê duyệt.
b. Công tác chuẩn bị đầu tư
i. Lập BCKTKT / DAĐTXD dự án, tùy theo phƣơng thức thực hiện.
ii. Thẩm tra đề án.
iii. Thỏa thuận về địa điểm, môi trƣờng với các cơ quan có thẩm quyền.
iv. Kế hoạch cấp mới theo phƣơng thức đầu tƣ đƣợc duyệt.
v. Thỏa thuận và đấu nối.
vi. Trình duyệt đề án.
c. Thực hiện đầu tư
i. Lập TKKT / TKKTTC; với dự án thiết kế một bƣớc, bỏ qua bƣớc này.
ii. Thẩm tra và trình phê duyệt TKKT + TTD.
iii. Thỏa thuận phòng chống cháy nổ.
iv. Thỏa thuận cấp đất và giấy phép xây dựng.
v. Lập TLMT, thẩm tra và trình phê duyệt.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 148


vi. Tổ chức đấu / chọn thầu và trao hợp đồng.
vii. GSXD và xử lý các tình huống bất thƣờng trong quá trình thực hiện dự án.
viii. Giám sát thực hiện hợp đồng và thanh toán.
ix. Đƣa công trình vào vận hành và tổng kết xây dựng.
x. Quyết toán công trình, thanh lý hợp đồng.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 149


Chương 16

KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG QLVH LƢỚI ĐIỆN

16.1 CÁC ĐỊNH NGHĨA


Người sử dụng lao động
Tổ chức / cá nhân tổ chức thực hiện công tác QLVH cụ thể, bao gồm cả bảo trì, sữa chữa,
thí nghiệm
Người lãnh đạo công việc
Ngƣời chỉ đạo chung khi công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt
động điện lực thực hiện.
Người chỉ huy trực tiếp
Ngƣời có trách nhiệm phân công công vi ệc, chỉ huy và giám sát nhân viên đơn v ị công tác
trong suốt quá trình thực hiện công việc.
Người cho phép
Ngƣời thực hiện thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc khi hiện trƣờng công tác
đã đảm bảo an toàn về điện.
Người giám sát an toàn điện
Ngƣời có kiến thức về an toàn điện đƣợc chỉ định và thực hiện việc giám sát an toàn điện
cho đơn vị công tác.
Người cảnh giới
Ngƣời đƣợc chỉ định và thực hiện việc theo dõi và cảnh báo an toàn liên quan đến nơi làm
việc đối với cộng đồng.
Đơn vị công tác
Đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp, v.v...
Đơn vị quản lý vận hành
Đơn vị trực tiếp thực hiện công việc quản lý, vận hành các thiết bị, đƣờng dây dẫn điện.
Nhân viên đơn vị công tác
Ngƣời của đơn vị công tác trực tiếp thực hiện công việc do ngƣời chỉ huy trực tiếp phân
công.
Làm việc có điện
Công việc làm ở thiết bị đang mang điện, có sử dụng các trang bị, dụng cụ chuyên dùng.
Làm việc không điện
Công việc làm ở thiết bị điện đã đƣợc cắt điện từ mọi phía.
Phương tiện bảo vệ cá nhân

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 150


Trang bị mà nhân viên đơn vị công tác ph ải sử dụng để phòng ngƣ̀a tai nạn cho chính
mình.
Thiết bị và vật liệu điện
Máy móc, công cụ, đồ dùng điện; vật liệu dẫn điện, cách điện; các kết cấu hỗ trợ sử dụng
trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
Xe chuyên dùng
Loại xe đƣợc trang bị phƣơng tiện để sử dụng cho mục đí ch riêng biệt.
Cắt điện
Cách ly phần đang mang điện khỏi nguồn điện.
Thiết bị điện hạ áp
Thiết bị mang điện có điện áp dƣới 1000 V.
Thiết bị điện cao áp
Thiết bị mang điện có điện áp từ 1000 V trở lên.
16.2 THIẾT LẬP VÙNG LÀM VIỆC [21]
16.2.1 ĐẶT RÀO CHẮN VÀ BIỂN BÁO, TÍN HIỆU
a. Cảnh báo
Tại các khu vực nguy hiểm và khu vực lắp đặt thiết bị điện phải bố trí hệ thống rào
chắn, biển báo, tín hiệu phù hợp để cảnh báo nguy hiểm.
b. Thiết bị lắp đặt ngoài trời
Đối với thiết bị điện cao áp lắp đặt ngoài trời, ngƣời sử dụng lao động phải thực
hiện các biện pháp để những ngƣời không có nhiệm vụ không đƣợc vào vùng đã giới hạn:
i. Rào chắn hoặc khoanh vùng, v.v…
ii. Tín hiệu cảnh báo “cấm vào” đƣợc đặt ở lối vào, ra.
iii. Khóa cửa hoặc sử dụng dụng cụ tƣơng đƣơng khác bố trí ở cửa vào, ra.
c. Thiết bị lắp đặt trong nhà
Đối với thiết bị điện cao áp lắp đặt trong nhà, ngƣời sử dụng lao động phải thực
hiện các biện pháp thích hợp để ngoài nhân viên đơn vị công tác và ngƣời trực tiếp vận
hành, những ngƣời khác không đi đến gần các thiết bị đó.
d. Đặt rào chắn tạo vùng làm việc cho đơn vị công tác
Khi vùng làm việc của đơn vị công tác mà khoảng cách đến các phần mang điện ở
xung quanh tối thiểu đạt đƣợc khoảng cách quy định ở bảng dƣới đây không cần làm rào
chắn. Nếu vƣợt quá giới hạn này, phải làm rào chắn để ngăn cách vùng làm việc của đơn
vị công tác với phần mang điện.
Bảng 16.1 – Khoảng cách công tác tối thiểu đến phần mang điện không cần làm
rào chắn
Cấp điện áp, kV đến 15 22 & 35 110
Khoảng cách tối thiểu , m 0,7 1,0 1,5
Khoảng cách từ rào chắn đến phần mang điện đƣợc quy định ở bảng sau:

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 151


Bảng 16.2 – Khoảng cách tối thiểu từ rào chắn đến phần mang điện
Cấp điện áp, kV đến 15 22 & 35 110
Khoảng cách tối thiểu , m 0,35 0,6 1,5
e. Sắp xếp nơi làm việc
Trong quá trình làm việc, dụng cụ, vật liệu, thiết bị… làm việc phải để gọn gàng và
tránh gây thƣơng tích cho mọi ngƣời.
f. Chiếu sáng vị trí làm việc
i. Ngƣời sử dụng lao động phải duy trì cƣờng độ chiếu sáng tại vị trí làm việc phù
hợp với quy định.
ii. Ngƣời sử dụng lao động phải đảm bảo việc chiếu sáng không gây chói mắt hoặc
gây tƣơng phản giữa sáng và tối.
g. Cảnh báo tại nơi làm việc
Ngƣời chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác phải đặt các tín hiệu cảnh báo an toàn tại
những vùng nguy hiểm trong quá trình thực hiện công việc để đảm bảo an toàn cho nhân
viên đơn vị công tác và cộng đồng.
16.2.2 ĐẢM BẢO AN TOÀN MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC
a. Đặt rào chắn
Đơn vị công tác phải thực hiện các biện pháp thích hợp nhƣ đặt rào chắn nếu thấy
cần thiết quanh vùng làm việc sao cho ngƣời không có nhiệm vụ không đi vào đó gây tai
nạn và tự gây thƣơng tích. Đặc biệt trong trƣờng hợp làm việc với đƣờng cáp điện ngầm,
đơn vị công tác phải thực hiện các biện pháp nhằm tránh cho ngƣời có thể bị rơi xuống hố.
b. Tín hiệu cảnh báo
Đơn vị công tác phải đặt tín hiệu cảnh báo trƣớc khi làm việc nhằm đảm bảo an
toàn cho cộng đồng.
c. Làm việc tại đường giao thông
i. Khi sử dụng đƣờng giao thông cho các công việc nhƣ xây dựng và sửa chữa, đơn
vị công tác có thể hạn chế sự qua lại của phƣơng tiện giao thông, ngƣời đi bộ nhằm giữ an
toàn cho cộng đồng.
ii. Khi hạn chế các phƣơng tiện tham gia giao thông, phải thực hiện đầy đủ quy
định của các cơ quan chức năng liên quan và phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
(a) Phải đặt tín hiệu cảnh báo và bố trí ngƣời hƣớng dẫn nhằm tránh nguy hiểm cho
cộng đồng;
(b) Chiều rộng của đƣờng để các phƣơng tiện giao thông đi qua phải đảm bảo quy
định của cơ quan quản lý đƣờng bộ.
iii. Khi hạn chế đi lại của ngƣời đi bộ, để đảm bảo việc qua lại an toàn, phải thực
hiện căng dây, lắp đặt rào chắn tạm thời, v.v... và có biển chỉ dẫn cụ thể.
iv. Khi công việc đƣợc thực hiện ở gần đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng thuỷ, hoặc tại
vị trí giao chéo giữa đƣờng dây dẫn điện với các đƣờng giao thông nói trên, đơn vị công
tác phải liên hệ với cơ quan có liên quan và yêu cầu cơ quan này bố trí ngƣời hỗ trợ trong

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 152


khi làm việc để bảo đảm an toàn cho ngƣời và phƣơng tiện tham gia giao thông, nếu thấy
cần thiết.
16.3 ĐƠN VỊ CÔNG TÁC [21]
16.3.1 TỔ CHỨC ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
a. Tổ chức đơn vị công tác
Một đơn vị công tác phải có tối thiểu hai ngƣời, trong đó phải có một ngƣời chỉ huy
trực tiếp chịu trách nhiệm chung.
b. Cử người chỉ huy trực tiếp và nhân viên đơn vị công tác
Ngƣời sử dụng lao động chịu trách nhiệm cử ngƣời chỉ huy trực tiếp và nhân viên
đơn vị công tác phù hợp với công việc, có trình độ và khả năng thực hiện công việc an
toàn.
c. Cử người giám sát an toàn điện
i. Ngƣời sử dụng lao động hoặc đơn vị quản lý vận hành chịu trách nhiệm cử ngƣời
giám sát an toàn điện khi đơn vị công tác không chuyên ngành về điện hoặc không đủ
trình độ về an toàn điện làm việc gần vật mang điện.
ii. Đơn vị quản lý vận hành chịu trách nhiệm cử ngƣời giám sát an toàn điện khi
đơn vị công tác làm việc tại nơi đặc biệt nguy hiểm về điện.
d. Công việc gồm nhiều đơn vị công tác
Trƣờng hợp công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động
điện lực thực hiện, ngƣời sử dụng lao động phải cử ngƣời lãnh đạo công việc.
e. Cho phép thực hiện nhiệm vụ một mình
Những ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ đi kiểm tra đƣờng dây, thiết bị bằng mắt thì đƣợc
phép thực hiện nhiệm vụ một mình. Trong khi kiểm tra phải luôn coi đƣờng dây và thiết bị
đang có điện.
f. Trách nhiệm của người lãnh đạo công việc
Ngƣời lãnh đạo công việc chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động của các đơn vị công
tác trong quá trình thực hiện công việc.
g. Trách nhiệm của người cho phép
i. Ngƣời cho phép chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ
thuật an toàn điện thuộc trách nhiệm của mình để chuẩn bị chỗ làm việc cho đơn vị công
tác.
ii. Chỉ dẫn cho đơn vị công tác các thiết bị đã đƣợc cắt điện, những phần thiết bị
còn điện và các biện pháp đặc biệt chú ý.
iii. Ký lệnh cho phép vào làm việc và bàn giao nơi làm việc cho đơn vị công tác.
h. Trách nhiệm của người giám sát an toàn điện
i. Cùng ngƣời chỉ huy trực tiếp tiếp nhận nơi làm việc.
ii. Phải luôn có mặt tại nơi làm việc để giám sát an toàn về điện cho nhân viên đơn
vị công tác và không đƣợc làm thêm nhiệm vụ khác.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 153


16.3.2 TRÁCH NHIỆM CỦA NGƢỜI CHỈ HUY TRỰC TIẾP
a. Trách nhiệm phối hợp
Ngƣời chỉ huy trực tiếp phải hợp tác chặt chẽ với các tổ chức liên quan và chỉ huy,
kiểm tra đơn vị công tác để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho cộng đồng.
b. Trách nhiệm kiểm tra
i. Ngƣời chỉ huy trực tiếp phải hiểu rõ nội dung công việc đƣợc giao, các biện pháp
an toàn phù hợp với công việc.
ii. Ngƣời chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm
(a) Kiểm tra lại và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cần thiết;
(b) Việc chấp hành các quy định về an toàn của nhân viên đơn vị công tác;
(c) Chất lƣợng của các dụng cụ, trang bị an toàn sử dụng trong khi làm việc;
(d) Đặt, di chuyển, tháo dỡ các biển báo an toàn điện, rào chắn, nối đất di động
trong khi làm việc và phổ biến cho tất cả nhân viên đơn vị công tác biết.
c. Kiểm tra sơ bộ cách điệnc khoẻ công nhân
Trƣớc khi bắt đầu công việc, ngƣời chỉ huy trực tiếp phải kiểm tra sơ bộ tình hình
cách điệnc khỏe, thể trạng của nhân viên đơn vị công tác. Khi xét thấy sẽ có khó khăn cho
nhân viên đơn vị công tác thực hiện công việc một cách bình thƣờng thì không đƣợc để
nhân viên đơn vị công tác đó tham gia vào công việc.
d. Trách nhiệm giải thích
Trƣớc khi cho đơn vị công tác vào làm việc ngƣời chỉ huy trực tiếp phải giải thích
cho nhân viên đơn vị công tác về nội dung, trình tự để thực hiện công việc và các biện
pháp an toàn.
e. Trách nhiệm giám sát
Ngƣời chỉ huy trực tiếp phải có mặt liên tục tại nơi làm việc, giám sát và có biện
pháp để nhân viên đơn vị công tác không thực hiện những hành vi có thể gây tai nạn trong
quá trình làm việc.
16.3.3 TRÁCH NHIỆM CỦA NHÂN VIÊN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
a. Nghĩa vụ của nhân viên đơn vị công tác
i. Phải nắm vững và thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn liên quan đến công
việc, phải nhận biết đƣợc các yếu tố nguy hiểm và phải thành thạo phƣơng pháp sơ cứu
ngƣời bị tai nạn do điện.
ii. Phải tuân thủ hƣớng dẫn của ngƣời chỉ huy trực tiếp và không làm những việc
mà ngƣời chỉ huy không giao. Nếu không thể thực hiện đƣợc công việc theo lệnh của
ngƣời chỉ huy, hoặc nhận thấy nguy hiểm nếu thực hiện công việc đó theo lệnh, nhân viên
đơn vị công tác phải ngừng ngay công việc, báo cáo và chờ lệnh của ngƣời chỉ huy trực
tiếp.
iii. Khi không thể tuân thủ lệnh của ngƣời chỉ huy trực tiếp, các quy định về an toàn
hoặc nhận thấy có khả năng và dấu hiệu thiếu an toàn ở thiết bị, ở dụng cụ an toàn hoặc
điều kiện làm việc, đƣợc quyền từ chối thực hiện lệnh của ngƣời chỉ huy trực tiếp, khi đó
phải báo cáo với ngƣời có trách nhiệm thích hợp.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 154


b. Ngăn cấm vào vùng nguy hiểm
Nhân viên đơn vị công tác không đƣợc vào các vùng:
i. Ngƣời chỉ huy trực tiếp cấm vào.
ii. Có nguy cơ xảy ra tai nạn.
c. Sơ cứu người bị tai nạn
i. Mỗi đơn vị công tác phải có các dụng cụ sơ cứu ngƣời bị tai nạn.
ii. Khi xảy ra tai nạn, mọi nhân viên đơn vị công tác phải tìm cách sơ cấp cứu
ngƣời bị nạn và báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất.
16.4 TRANG THIẾT BỊ AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG [21]
a. Yêu cầu về sử dụng
i. Tất cả các nhân viên của đơn vị công tác phải sử dụng đúng và đầy đủ các trang
bị an toàn và bảo hộ lao động phù hợp với công việc đƣợc giao. Ngƣời chỉ huy trực tiếp có
trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng các trang bị an toàn và bảo hộ lao động của nhân viên
đơn vị công tác.
ii. Khi công việc đƣợc thƣ̣c hi ện ở gần đƣờng dây có điện áp tƣ̀ 220 kV trở lên, có
khả năng bị điện giật do cảm ứng tĩnh điện thì nhân viên đơn vị công tác phải đƣ ợc trang
bị bảo hộ chuyên dụng.
b. Kiểm tra trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động
i. Các dụng cụ và trang thiết bị an toàn điện phải đạt đƣợc các tiêu chuẩn thử
nghiệm và sử dụng.
ii. Các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động phải đƣợc kiểm tra, bảo quản theo
quy định của nhà sản xuất và quy định pháp luật hiện hành. Cấm sử dụng các trang thiết bị
an toàn và bảo hộ lao động khi chƣa đƣợc thử nghiệm, đã quá hạn sử dụng hoặc có dấu
hiệu bất thƣờng.
c. Kiểm tra hàng ngày
i. Trƣớc khi sử dụng trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động, ngƣời sử dụng phải
kiểm tra và chỉ đƣợc sử dụng khi biết chắc chắn các trang thiết bị này đạt yêu cầu.
ii. Sau khi sử dụng, các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động phải đƣợc vệ sinh
sạch sẽ làm khô và bảo quản theo quy định. Nếu phát hiện trang thiết bị an toàn và bảo hộ
lao động có dấu hiệu không bình thƣờng phải báo cáo với ngƣời quản lý.
d. Sử dụng dụng cụ và thiết bị khi làm việc có điện
Ngƣời chỉ huy trƣ̣c tiếp phải yêu c ầu nhân viên đơn vị công tác sƣ̉ dụng dụng cụ và
thiết bị cho sửa chữa có điện theo nội dung của công việc. Nghiêm cấm tiến hành các công
việc sửa chữa có điện khi không có các dụng cụ, thiết bị bảo đảm an toàn.
e. Kiểm tra đị nh kỳ và bảo dưỡng đối với dụng cụ và thi ết bị cho công việc s ửa
chữa có điện
i. Dụng cụ và thiết bị cho công việc sửa chữa có điện phải đƣợc kiểm tra đị nh kỳ
theo tiêu chuẩn và bảo dƣỡng, bảo quản theo quy định.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 155


ii. Cấm sƣ̉ dụng dụng cụ , thiết bị an toàn và bảo hộ lao động cho công việc sửa
chữa có điện quá thời hạn kiểm tra, đã hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu bất thƣờng.
f. Vận chuyển các dụng cụ, thiết bị an toàn và bảo hộ lao động
Các dụng cụ, thiết bị an toàn và bảo hộ lao động phải đƣợc cất vào bao gói chuyên
dụng để tránh làm hỏng, biến dạng, dính dầu, bụi bẩn, ẩm, v.v... trong quá trình vận
chuyển.
16.5 CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN CHUNG [21]
16.5.1 KẾ HOẠCH
a. Lập kế hoạch
Kế hoạch công tác phải đƣợc ngƣời sử dụng lao động lập phù hợp với nội dung và
trình tự công việc, có sự phối hợp của các bộ phận liên quan (giữa đơn vị quản lý thiết bị,
đơn vị vận hành, đơn vị sửa chữa, các đơn vị liên quan khác…)
b. Đăng ký công tác
Trƣờng hợp làm việc có liên quan với thiết bị có điện mà phải thực hiện các biện
pháp an toàn điện thì đơn vị công tác phải đăng ký trƣớc với đơn vị quản lý vận hành theo
quy định.
c. Hủy bỏ hoặc lùi công việc do thời tiết xấu
i. Trƣờng hợp mƣa to, gió mạnh, sấm chớp, sét hoặc sƣơng mù dày đặc, các công
việc tiến hành với các thiết bị ngoài trời có thể hủy bỏ hoặc lùi lại tuỳ thuộc vào tình hình
cụ thể.
ii. Trƣờng hợp trời mƣa hoặc sƣơng mù nƣớc chảy thành dòng, cấm thực hiện công
việc ngoài trời có sử dụng trang bị cách điện.
16.5.2 LỆNH CÔNG TÁC, PHIẾU CÔNG TÁC
a. Phiếu công tác
Phiếu công tác là giấy cho phép làm việc với thiết bị điện. Khi làm việc theo phiếu
công tác, mỗi đơn vị công tác phải đƣợc cấp một phiếu công tác cho một công việc.
Ngƣời chỉ huy trực tiếp chỉ đƣợc phân công nhân viên vào làm việc sau khi đã nhận
đƣợc sự cho phép của ngƣời cho phép và đã kiểm tra, thực hiện các biện pháp an toàn cần
thiết.
b. Lệnh công tác
Lệnh công tác là lệnh miệng hoặc viết ra giấy, đƣợc truyền đạt trực tiếp hoặc qua
điện thoại. Ngƣời nhận lệnh phải ghi vào sổ nhật ký. Trong sổ nhật ký phải ghi rõ: Ngƣời
ra lệnh, nơi làm việc, thời gian bắt đầu, họ tên của ngƣời chỉ huy trực tiếp công việc và các
nhân viên của đơn vị công tác. Trong sổ cũng dành một mục để ghi việc kết thúc công
việc.
c. Công việc thực hiện theo lệnh công tác, phiếu công tác
Các công việc khi tiến hành trên thiết bị và vật liệu điện, ở gần hoặc liên quan đến
thiết bị và vật liệu đang mang điện đƣợc thực hiện theo các quy định sau đây:
i. Theo lệnh công tác khi công việc không cần phải thực hiện các biện pháp kỹ
thuật chuẩn bị chỗ làm việc, làm việc ở xa nơi có điện, hoặc xử lý sự cố thiết bị do nhân

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 156


viên vận hành thực hiện trong ca trực hoặc những ngƣời sửa chữa dƣới sự giám sát của
nhân viên trực vận hành (không cần thực hiện thủ tục cho phép vào làm việc).
ii. Theo phiếu công tác khi:
(a) Làm việc không điện;
(b) Làm việc có điện;
(c) Làm việc ở gần phần có điện.
d. Nội dung của phiếu công tác
Phiếu công tác phải có đầy đủ các thông tin cơ bản sau đây:
i. Họ và tên của ngƣời cấp Phiếu công tác.
ii. Họ và tên ngƣời lãnh đạo công việc (nếu có).
iii. Họ và tên ngƣời giám sát an toàn điện (nếu có).
iv. Họ và tên ngƣời cho phép.
v. Họ và tên ngƣời chỉ huy trực tiếp.
vi. Danh sách nhân viên đơn vị công tác.
vii. Nội dung công việc.
viii. Đị a điểm làm việc.
ix. Thời gian làm việc (giờ, ngày, tháng và năm).
x. Điều kiện tiến hành công việc (cắt điện hay không, làm việc ở gần nơi có điện).
xi. Phạm vi làm việc.
xii. Biện pháp an toàn đƣợc thƣ̣c hiện tại nơi làm việc.
xiii. Chỉ dẫn hoặc cảnh báo của ngƣời cho phép đối với đơn vị công tác .
xiv. Các hạng mục cần thiết khác (nếu có).
xv. Kết thúc công tác.
Mẫu phiếu công tác tại phụ lục 16.1.
16.5.3 KHẲNG ĐỊNH AN TOÀN
a. Khẳng định các biện pháp an toàn trước khi tiến hành công việc
Trƣớc khi bắt đầu công việc, ngƣời chỉ huy trực tiếp phải khẳng định các biện pháp
kỹ thuật an toàn ở nơi làm việc đã đƣợc chuẩn bị đúng và đầy đủ.
b. Kiểm tra dụng cụ
Trƣớc khi làm việc, nhân viên đơn vị công tác phải kiểm tra các trang thiết bị an
toàn, bảo hộ lao động và các dụng cụ, máy móc nhƣ bút thử điện, v.v...
16.5.4 NGUYÊN TẮC AN TOÀN TRONG CÔNG VIỆC [21]
a. Làm việc với tải trọng
Khi nâng hoặc hạ một tải trọng, phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 157


i. Nhân viên đơn vị công tác không đƣợc đứng và làm bất cứ công việc gì trong
vùng nguy hiểm của thiết bị nâng.
ii. Dây cáp treo tải trọng phải có độ bền phù hợp với tải trọng.
iii. Móc treo, ròng rọc treo cáp với tải trọng phải đƣợc khoá để tránh rơi.
b. Vận chuyển vật nặng
Khi vận chuyển vật nặng, phải sử dụng các biện pháp phù hợp bảo đảm an toàn.
c. Ngăn ngừa mất khả năng làm việc do công cụ gây rung
Công cụ khi làm việc gây rung, nhƣ cƣa xích, đầm… phải áp dụng các biện pháp an
toàn phù hợp.
d. Kiểm tra trước khi trèo lên giá đỡ
i. Trƣớc khi trèo lên giá đỡ, cột, nhân viên đơn vị công tác phải kiểm tra sơ bộ:
(a) Tình trạng của bệ đỡ, giá đỡ, cột;
(b) Ví trí của giá đỡ và đƣờng trèo lên an toàn, kết cấu hoặc dây dẫn trên cột;
(c) Xác định các trang thiết bị an toàn, bảo hộ lao động cần thiết.
ii. Trƣờng hợp cần trèo lên cột có độ vững không đủ, phải có biện pháp thích hợp
để cột không bị đổ và gây tai nạn.
iii. Ngƣời chỉ huy trực tiếp phải ra lệnh dừng công việc nếu phát hiện thấy có dấu
hiệu đe doạ đến an toàn đối với ngƣời và thiết bị.
e. Kiểm tra cắt điện và rò điện
Khi trèo lên cột điện, nhân viên đơn vị công tác phải kiểm tra việc không còn điện
và rò điện bằng bút thử điện.
f. Sử dụng các thiết bị leo trèo
Khi làm việc ở vị trí có độ cao hoặc độ sâu trên 1,5 m so với mặt đất, nhân viên đơn
vị công tác phải dùng các phƣơng tiện lên xuống phù hợp.
g. Ngăn ngừa bị ngã
Khi làm việc trên cao, nhân viên đơn vị công tác phải sử dụng dây đeo an toàn. Dây
đeo an toàn phải neo vào vị trí cố định, chắc chắn.
h. Ngăn ngừa vật liệu, dụng cụ rơi từ trên cao
Khi sử dụng vật liệu, dụng cụ ở trên cao và khi đƣa vật liệu dụng cụ lên hoặc
xuống, ngƣời thực hiện phải có biện pháp thích hợp để không làm rơi vật liệu, dụng cụ đó.
i. Làm việc tại cột
(i). Khi dựng, hạ cột phải áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm tránh làm nghiêng
hoặc đổ cột.
(ii). Khi dựng, hạ cột gần với đƣờng dây dẫn điện, phải áp dụng các biện pháp phù
hợp để không xảy ra tai nạn do vi phạm khoảng cách an toàn theo cấp điện áp của đƣờng
dây.
j. Làm việc với dây dẫn

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 158


Khi thực hiện việc kéo cáp hoặc dỡ cáp điện, phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
(i). Kiểm tra tình trạng của cơ cấu hỗ trợ và cáp dẫn bảo đảm hoạt động bình
thƣờng, các biện pháp ngăn ngừa đổ sập phải đƣợc áp dụng với cáp dẫn tạm, v.v…
(ii). Áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn cho cộng đồng nhƣ đặt các tín hiệu
cảnh báo nguy hiểm, căng dây hoặc hàng rào giới hạn khu vực nguy hiểm, v.v... và bố trí
ngƣời cảnh giới khi thấy cần thiết.
k. Làm việc với thiết bị điện
Khi nâng, hạ hoặc tháo dỡ thiết bị điện (nhƣ biến áp, thiết bị đóng ngắt , sƣ́ cách
điện, v.v...) phải áp dụng các biện pháp thích hợp để tránh rơi, va chạm hoặc xẩy ra tai nạn
do vi phạm khoảng cách an toàn giữa thiết bị với dây dẫn điện hoặc thiết bị điện khác.
l. Công việc đào móng cột và hào cáp
(1). Khi đào móng cột, hào cáp đơn vị công tác phải áp dụng biện pháp phù hợp để
tránh lở đất.
(2). Đơn vị công tác phải thực hiện các biện pháp phù hợp để ngăn ngừa ngƣời rơi
xuống hố nhƣ đặt rào chắn, đèn báo và bố trí ngƣời cảnh giới khi cần thiết.
(3). Trƣớc khi đào hố đơn vị công tác phải xác định các công trình ngầm ở dƣới
hoặc gần nơi đào và có biện pháp phù hợp để không xảy ra tai nạn hoặc hƣ hỏng các công
trình này. Nếu phát hiện công trình ngầm ngoài dự kiến hoặc công trình ngầm bị hƣ hỏng,
đơn vị công tác phải dừng công việc và báo cáo với ngƣời có trách nhiệm. Trƣờng hợp các
công trình ngầm bị hƣ hỏng gây tai nạn thì đơn vị công tác phải áp dụng các biện pháp
thích hợp để ngăn ngừa tai nạn tiếp diễn và báo ngay cho các tổ chức liên quan.
16.5.5 TẠM DỪNG CÔNG VIỆC [21]
a. Yêu cầu khi tạm dừng công việc
Khi tạm dừng công việc, các biện pháp an toàn đã đƣợc áp dụng nhƣ nối đất di
động, rào chắn, tín hiệu cảnh báo phải giữ nguyên trong thời gian công việc bị gián đoạn.
Nếu không có ngƣời nào ở lại tại vị trí công việc vào ban đêm, đơn vị công tác phải có các
biện pháp phù hợp để ngăn ngừa khả năng gây tai nạn. Khi bắt đầu lại công việc phải kiểm
tra lại toàn bộ các biện pháp an toàn bảo đảm đúng và đủ trƣớc khi làm việc.
b. Xử lý khi phát hiện các bất thường của thiết bị
i. Khi phát hiện thấy hƣ hỏng ở thiết bị có khả năng gây nguy hiểm cho ngƣời, nhân
viên đơn vị công tác phải báo cáo ngay cho ngƣời có trách nhiệm sau khi đã áp dụng các
biện pháp khẩn cấp để không gây nguy hiểm cho ngƣời.
ii. Khi nhận đƣợc báo cáo về hƣ hỏng ở thiết bị có khả năng gây nguy hiểm cho
ngƣời, ngƣời sử dụng lao động phải áp dụng ngay các biện pháp thích hợp.
iii. Nếu có nguy cơ xảy ra chập điện hay điện giật nhƣ trong trƣờng hợp chạm phải
dây có điện, thì cắt điện ngay. Trong trƣờng hợp không thể cắt điện, phải áp dụng các biện
pháp thích hợp nhƣ bố trí ngƣời gác để không xảy ra tai nạn cho ngƣời.
c. Khi tai nạn đã xảy ra
Nếu xảy ra tai nạn hoặc sự cố, ngƣời chỉ huy trực tiếp và nhân viên đơn vị công tác
phải ngừng ngay công việc và tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
i. Phải áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa các tai hoạ khác và không
SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 159
đƣợc đến gần với thiết bị hƣ hỏng nếu thấy có nguy hiểm.
ii. Phải sơ cấp cứu ngƣời bị nạn và liên hệ ngay với các cơ sở y tế gần nhất.
iii. Phải thông báo ngay cho các tổ chức có liên quan về trƣờng hợp tai nạn.
d. Sơ cấp cứu
Nhân viên đơn vị công tác phải áp dụng các biện pháp sơ cứu sau cho nạn nhân:
i. Hô hấp nhân tạo, cầm máu, v.v...
ii. Gọi cấp cứu (gọi bác sỹ, gọi xe cấp cứu, v.v...)
e. Dừng và tạm dừng công việc do thời tiết
Ngƣời chỉ huy trực tiếp phải ra lệnh cho nhân viên đơn vị công tác dừng hoặc tạm
dừng công việc nếu thấy cần thiết khi điều kiện thời tiết trở nên xấu.
16.5.6 KẾT THÖC CÔNG VIỆC [21]
a. Trước khi bàn giao
Ngƣời chỉ huy trực tiếp phải thực hiện theo trình tự:
i. Trực tiếp kiểm tra lại các công việc đã hoàn thành, việc thu dọn dụng cụ, vệ sinh
chỗ làm việc.
ii. Ra lệnh cho nhân viên đơn vị công tác rút khỏi vị trí công tác, trừ ngƣời thực
hiện việc dỡ bỏ các biện pháp an toàn.
iii. Ra lệnh tháo dỡ các biện pháp an toàn do đơn vị công tác đã thực hiện trƣớc khi
làm việc.
iv. Kiểm tra số lƣợng ngƣời, dụng cụ, vật liệu, trang thiết bị an toàn bảo đảm đã
đầy đủ.
v. Cấm nhân viên đơn vị công tác quay lại vị trí làm việc.
b. Bàn giao nơi làm việc
Sau khi đã thực hiện các bƣớc, ngƣời chỉ huy trực tiếp ghi và ký vào mục kết thúc
công việc của Phiếu công tác và bàn giao nơi làm việc cho ngƣời cho phép.
16.6 AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN [21]
a. Cắt điện để làm việc
i. Khi thực hiện thao tác đóng hoặc cắt mạch điện cấp điện cho thiết bị, ngƣời thực
hiện phải sử dụng các trang bị an toàn phù hợp.
ii. Cắt điện để làm việc phải thực hiện sao cho sau khi cắt điện phải nhìn thấy phần
thiết bị dự định tiến hành công việc đã đƣợc cách ly khỏi các phần có điện từ mọi phía (trừ
thiết bị GIS).
b. Làm việc với máy phát, trạm biến áp
i. Khi công việc đƣợc thực hiện ở thiết bị đang ngừng nhƣ máy phát điện, thiết bị
bù đồng bộ và biến áp phải cắt tất cả các thiết bị đóng cắt nối với đƣờng dây và thiết bị
điện nhằm ngăn ngừa có điện bất ngờ ở thiết bị.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 160


ii. Cho phép tiến hành các công việc thí nghiệm máy phát điện khi máy phát đang
quay không có kích từ và phải thực hiện theo quy trình thí nghiệm đƣợc phê duyệt.
c. Vật liệu dễ cháy
i. Nếu tại vùng làm việc hoặc gần vùng làm việc có chất dễ cháy, nổ nhƣ xăng, dầu,
khí gas, hi-đrô, a-xê-ti-len thì đơn vị quản lý vận hành và đơn vị công tác phải phối hợp để
thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ phù hợp.
ii. Khi máy phát điện, máy bù đồng bộ làm việc với hệ thống làm mát bằng hi-đrô
không đƣợc để tạo thành hỗn hợp nổ của hi-đrô. Hỗn hợp này dễ nổ khi thành phần hi-đrô
trong không khí chiếm từ 3,3% đến 81,5%.
iii. Khi vận hành thiết bị điện phân, không đƣợc để tạo thành hỗn hợp nổ hi-đrô và
ô-xi. Hỗn hợp này dễ nổ khi thành phần hi-đrô trong ô-xi chiếm từ 2,63% đến 95%.
iv. Công việc sửa chữa trong hệ thống dầu chèn và hệ thống khí của máy phát điện,
máy bù làm mát bằng hi-đrô, máy điện phân đã ngừng làm việc phải thực hiện các biện
pháp đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ nhƣ thông thổi hệ thống khí, thông gió khu
vực làm việc, tách hệ thống ra khỏi các hệ thống đang vận hành.
v. Cấm làm công việc có lửa hoặc phát sinh tia lửa trực tiếp trên vỏ máy phát, máy
bù, máy điện phân hoặc trên ống dẫn của hệ thống dầu khí có chứa hi-đrô.
vi. Các công việc có lửa nhƣ hàn điện, hàn hơi, v.v… ở cách xa hệ thống dầu khí có
hi-đrô trên 15 m có thể thực hiện. Khi ở dƣới 15 m thì phải có các biện pháp an toàn đặc
biệt nhƣ: đặt tấm chắn, kiểm tra không có hi-đrô trong không khí ở chỗ làm việc, v.v...
vii. Các công việc có lửa trong phòng đặt thiết trí điện phân có thể tiến hành khi
ngừng thiết bị, phân tích không khí thấy không chứa hi-đrô và hệ thống thông gió hoạt
động liên tục. Nếu cần tiến hành các công việc có lửa trên máy móc của một thiết bị điện
phân khác đang làm việc không thể ngừng thì ngoài các biện pháp nói trên, phải tháo tất
cả các ống nối giữa thiết bị đang làm việc với đƣờng ống của thiết bị sửa chữa và nút lại.
Nơi làm việc có lửa phải che chắn để tia lửa khỏi bắn ra xung quanh.
d. Làm việc với động cơ điện
i. Khi tiến hành làm việc trên động cơ mà không tháo dỡ động cơ ra khỏi mạch
điện, phải khóa cơ cấu truyền động cấp điện cho động cơ, khóa nguồn điều khiển động cơ
và treo biển báo để tránh đóng nhầm điện trở lại.
ii. Khi tiến hành làm việc trên động cơ phải tháo các cực của động cơ ra khỏi mạch
cung cấp điện, nối ngắn mạch 3 pha và đặt nối đất di động ba đầu cực cấp điện cho động
cơ tại phía nguồn cung cấp.
iii. Các đầu ra và phễu cáp của động cơ đều phải có che chắn, bắt chặt bằng bu
lông. Cấm tháo các che chắn này trong khi động cơ đang làm việc. Các phần quay của
động cơ nhƣ vòng tiếp điện, bánh đà, khớp nối trục, quạt gió đều phải che chắn.
iv. Trƣớc khi tiến hành công việc ở các động cơ bơm hoặc quạt gió phải thực hiện
các biện pháp chống động cơ quay ngƣợc.
e. Làm việc với thiết bị đóng cắt
i. Trƣớc khi làm việc với thiết bị đóng cắt có cơ cấu khởi động tự động và điều
khiển từ xa cần thực hiện các biện pháp sau:

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 161


(a) Tách mạch điện nguồn điều khiển;
(b) Đóng van dẫn khí nén đến khoang máy cắt hoặc cơ cấu khởi động và xả toàn bộ
khí ra ngoài;
(c) Treo biển báo an toàn;
(d) Khoá van dẫn khí nén đến khoang máy cắt hoặc tháo rời tay van trong trƣờng
hợp phải làm việc ở bên trong khoang.
ii. Để đóng cắt thử phục vụ hiệu chỉnh thiết bị đóng cắt cho phép tạm thời đóng
điện vào mạch thao tác, mạch động lực của bộ truyền động, mạch tín hiệu mà chƣa phải
làm thủ tục bàn giao.
Trong thời gian thử, việc cấp điện mạch điều khiển, mở van khí, tháo biển báo do
nhân viên vận hành hoặc ngƣời chỉ huy trực tiếp (khi đƣợc nhân viên vận hành đồng ý)
thực hiện.
Sau khi thử xong, nếu cần tiếp tục công việc ở thiết bị đóng cắt thì nhân viên vận
hành hoặc ngƣời chỉ huy trực tiếp (khi đƣợc nhân viên vận hành đồng ý) phải thực hiện
các biện pháp kỹ thuật cần thiết để cho phép đơn vị công tác vào làm việc.
iii. Trƣớc khi làm việc trong bình chứa khí, công nhân phải thực hiện các biện pháp
sau:
(a) Đóng tất cả các van của đƣờng ống dẫn khí, khoá van hoặc tháo rời tay van, treo
biển báo cấm thao tác;
(b) Xả toàn bộ khí ra khỏi bình chứa và mở van thoát khí.
iv. Trong vận hành mọi thao tác đóng cắt máy cắt phải điều khiển từ xa. Cấm ấn
nút thao tác ở ngay hộp điều khiển tại máy cắt. Chỉ cho phép cắt máy cắt bằng nút thao tác
này trong trƣờng hợp cần ngăn ngừa sự cố hoặc cứu ngƣời bị tai nạn điện.
v. Cấm cắt máy cắt bằng nút thao tác tại chỗ trong trƣờng hợp đã cắt từ xa nhƣng
máy cắt không cắt hoặc không cắt hết các cực.
f. Khoảng cách khi đào đất
i. Khi đào đất, các phƣơng tiện thi công nhƣ xe ôtô, máy xúc, v.v… phải cách
đƣờng cáp điện ít nhất 1,0 m; các phƣơng tiện đào đất bằng phƣơng pháp rung phải cách
đƣờng cáp ít nhất 5,0 m.
ii. Khi đào đất ngay trên đƣờng cáp điện thì đầu tiên phải đào thử đƣờng cáp để xác
định vị trí đặt, độ sâu của cáp dƣới sự giám sát của nhân viên vận hành. Khi đào tới độ sâu
còn cách đƣờng cáp 0,40 m không đƣợc dùng xà beng, cuốc mà phải dùng xẻng để tiếp tục
đào.
g. Cuộn cáp
Trƣớc khi lăn cuộn cáp trên đƣờng phải sửa chữa những gồ ghề lồi lõm để khi lăn
cuộn cáp khỏi bị đổ. Phải nhổ hết đinh nhô ra trên mặt cuộn cáp và bắt chặt các đầu cáp.
h. Bóc cáp
Khi bóc cả vỏ cáp và lớp cách điện của cáp thì nhân viên đơn vị công tác phải cẩn
thận để tránh b ị thƣơng do công cụ và tránh làm b ị thƣơng ngƣời khác. Nhân viên đơn vị
công tác phải cẩn thận để tránh hƣ hỏng cho phần khác của cáp.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 162


i. Biến áp đo lường
Khi làm việc với mạch đo lƣờng bảo vệ, nhân viên đơn vị công tác phải chú ý
không làm ảnh hƣởng đến bộ phận nối đất phía thứ cấp của các máy biến điện áp, biến
dòng điện. Riêng máy biến dòng điện không để hở mạch phía thứ cấp.
j. Làm việc với hệ thống ăc-qui
(1) Phải chuẩn bị chất trung hoà phù hợp với hệ thống ăc-qui.
(2) Khi làm việc với a-xit và kiềm phải thực hiện các biện pháp thích hợp nhƣ mặc
quần áo chuyên dụng, đeo kính bảo vệ mắt và găng tay cao su để bảo vệ cơ thể khỏi bị ảnh
hƣởng do a-xit và kiềm.
(3) Cấm hút thuốc hoặc đem lƣ̉a vào phòng ăc-qui. Ngoài cửa phòng ăc-qui phải đề
rõ “Phòng ăc quy - cấm lƣ̉a - cấm hút thuốc”.
(4) Phòng ăc-qui phải đƣợc thông gió để phòng ngừa bị ngộ độc hoặc cháy nổ do
khí phát sinh từ hệ thống ăc-qui.
16.7 LÀM VIỆC KHI ĐÃ CẮT ĐIỆN [21]
a. Trình tự thực hiện công việc
Khi thực hiện công việc tại nơi đã đƣợc cắt điện, đơn vị công tác phải thực hiện
trình tự sau:
i. Kiểm tra, xác định nơi làm việc đã hết điện.
ii. Đặt nối đất di động sao cho toàn bộ đơn vị công tác nằm trọn trong vùng bảo vệ
của nối đất.
iii. Phải đặt nối đất di động trên phần thiết bị đã cắt điện về mọi phía có thể đƣa
điện đến nơi làm việc.
b. Một số quy định về đặt và tháo nối đất di động
i. Đơn vị công tác thực hiện đặt và tháo nối đất di động theo chỉ đạo của ngƣời chỉ
huy trực tiếp.
ii. Khi có nhiều đơn vị công tác cùng thực hiện công việc liên quan trực tiếp đến
nhau thì mỗi đơn vị phải thực hiện nối đất di động độc lập.
iii. Việc dỡ bỏ tạm thời nối đất di động để thực hiện các công việc cần thiết của đơn
vị công tác chỉ đƣợc thực hiện theo lệnh của ngƣời chỉ huy trực tiếp và phải đƣợc thực
hiện nối đất lại ngay sau khi kết thúc công việc đó
iv. Khi đặt và tháo nối đất di động nhân viên đơn vị công tác phải dùng sào và găng
cách điện.
v. Dây nối đất là dây đồng hoặc hợp kim mềm, nhiều sợi, tiết diện phải chịu đƣợc
tác dụng điện động và nhiệt học
vi. Khi đặt nối đất di động phải đặt đầu nối với đất trƣớc, đầu nối với vật dẫn điện
sau, khi tháo nối đất di động thì làm ngƣợc lại.
c. Cho phép bắt đầu công việc
Ngƣời chỉ huy trực tiếp chỉ đƣợc cho đơn vị công tác vào làm việc khi các biện
pháp an toàn đã đƣợc thực hiện đầy đủ.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 163


d. Đánh số thiết bị
Nếu nhƣ có nhiều máy cắt, dao cách ly, đầu cáp… việc phân biệt của chúng bằng
tên của lộ đƣờng dây, số hiệu máy cắt và số hiệu thiết bị phải đƣợc chỉ dẫn rõ ràng để
ngăn ngừa việc thao tác sai.
e. Đóng, cắt thiết bị
i. Việc đóng, cắt các đƣờng dây, thiết bị điện phải sử dụng máy cắt hoặc cầu dao
phụ tải có khả năng đóng cắt thích hợp.
ii. Cấm sử dụng dao cách ly để đóng, cắt dòng điện phụ tải.
iii. Khi thao tác dao cách ly phải khẳng định chắc chắn đƣờng dây đã hết tải.
f. Mạch liên động
Sau khi thực hiện cắt các thiết bị đóng cắt, ngƣời thao tác phải:
i. Khoá bộ truyền động và mạch điều khiển, mạch liên động của thiết bị đóng cắt.
ii.Treo biển báo an toàn.
iii. Bố trí ngƣời cảnh giới, nếu cần thiết.
g. Phóng điện tích dư
i. Đơn vị công tác phải thực hiện việc phóng điện tích dƣ và đặt nối đất lƣu động
trƣớc khi làm việc.
ii. Khi phóng điện tích dƣ, phải tiến hành ở trạng thái nhƣ đang vận hành và sử
dụng các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động.
h. Kiểm tra điện áp
i. Khi tiến hành công việc đã đƣợc cắt điện phải kiểm tra xác định nơi làm việc đã
hết điện.
ii. Khi làm việc trên đƣờng dây đã đƣợc cắt điện nhƣng đi chung cột với đƣờng dây
đang mang điện khác, đơn vị công tác phải kiểm tra rò điện trƣớc khi tiến hành công việc.
iii. Trong trƣờng hợp mạch điện đã đƣợc cắt điện nằm gần hoặc giao chéo với mạch
điện cao áp phải kiểm tra điện áp cảm ứng bằng thiết bị kiểm tra điện áp. Khi phát hiện
điện áp cảm ứng, nhân viên đơn vị công tác phải báo cáo với ngƣời chỉ huy trực tiếp.
Ngƣời chỉ huy trực tiếp phải đƣa ra các biện pháp đối phó, các chỉ dẫn thích hợp để đảm
bảo an toàn cho nhân viên đơn vị công tác nhƣ nối đất làm việc và không cho phép tiến
hành công việc cho đến khi biện pháp đối phó đƣợc thực hiện.
i. Chống điện áp ngược
(1) Phải đặt nối đất di động để chống điện áp ngƣợc đến nơi làm việc từ phía thứ
cấp của biến áp hoặc các nguồn điện hạ áp khác.
(2) Khi cắt điện đƣờng dây có điện áp đến 1000 V, phải có biện pháp chống điện
cấp ngƣợc lên đƣờng dây từ các máy phát điện độc lập của khách hàng.
(3) Khi tháo nối đất di động, tháo dây nối với dây pha trƣớc sau đó mới tháo dây
nối với dây trung tính.
j. Bàn giao nơi làm việc cho đơn vị quản lý vận hành

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 164


Đơn vị công tác chỉ đƣợc bàn giao hiện trƣờng công tác cho đơn vị quản lý thiết bị,
quản lý vận hành khi công việc đã kết thúc và nối đất di động do đơn vị công tác đặt đã
đƣợc tháo dỡ.
16.8 ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI ĐƢỜNG DÂY CÓ ĐIỆN [21]
a. An toàn khi làm việc
i. Khi làm việc với đƣờng dây đang có điện, phải sử dụng trang thiết bị bảo vệ thích
hợp.
ii. Phải kiểm tra rò điện các kết cấu kim loại có liên quan đến đƣờng dây đang
mang điện.
iii. Khi làm việc trên hoặc gần đƣờng dây đang mang điện, nhân viên đơn vị công
tác không đƣợc mang theo đồ trang cách điệnc hoặc vật dụng cá nhân bằng kim loại.
iv. Khi làm việc có điện, tại vị trí làm việc nhân viên đơn vị công tác phải nhìn rõ
phần mang điện gần nhất.
b. Điều kiện khi làm việc có điện
i. Danh sách các thiết bị đƣợc phép không cắt điện trong khi làm việc và những
công việc làm việc có điện phải đƣợc ngƣời có thẩm quyền phê duyệt.
ii. Những ngƣời làm việc với công việc có điện phải đƣợc đào tạo, huấn luyện phù
hợp với thiết bị, quy trình, công nghệ đƣợc trang bị.
c. Các biện pháp với công việc có điện áp dưới 1 000 V
i. Nếu có nguy cơ bị điện giật đối với nhân viên đơn vị công tác, ngƣời sử dụng lao động
phải yêu cầu nhân viên đơn vị công tác thực hiện một trong các biện pháp sau đây:
(a) Yêu cầu nhân viên đơn vị công tác sử dụng trang thiết bị bảo vệ thích hợp;
(b) Yêu cầu nhân viên đơn vị công tác che phủ các phần tích điện của thiết bị điện
bằng các thiết bị bảo vệ để loại bỏ nguy cơ dẫn đến nguy hiểm.
ii. Nhân viên đơn vị công tác phải sử dụng quần áo bảo hộ và thiết bị bảo vệ khi có
yêu cầu của ngƣời sử dụng lao động.
d. Các biện pháp với công việc có điện áp từ 1 000 V trở lên
i. Khi làm việc với mạch điện có điện áp từ 1000 V trở lên nhƣ kiểm tra, sửa chữa
và vệ sinh phần đang mang điện hoặc cách điện cách điện mà có nguy cơ bị điện giật cho
nhân viên đơn vị công tác, ngƣời sử dụng lao động phải yêu cầu nhân viên đơn vị công tác
sử dụng các trang bị, dụng cụ cho làm việc có điện, trong trƣờng hợp này khoảng cách cho
phép nhỏ nhất đối với thân thể của nhân viên đơn vị công tác phải bảo đảm tƣơng ứng
theo cấp điện áp công tác của mạch điện quy định ở bảng sau:
Bảng 16.3 – Khoảng cách cho phép nhỏ nhất từ cơ thể đến phần mang điện
Cấp điện áp, kV đến 35 110
Khoảng cách tối thiểu , m 0,6 1,0
ii. Nhân viên đơn vị công tác không đƣợc thực hiện công việc có điện một mình.
Trong trƣờng hợp khẩn cấp, nhân viên đơn vị công tác phải báo cáo với ngƣời có trách
nhiệm và chờ lệnh của ngƣời chỉ huy trực tiếp.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 165


iii. Khi chuyển các dụng cụ hoặc chi tiết bằng kim loại lên cột phải bảo đảm cho chúng
không đến gần dây dẫn với khoảng quy định ở khoản 1 Điều này.
e. Sử dụng tấm che
Trên đƣờng dây điện áp đến 35 kV, khi khoảng cách giữa dây dẫn và tâm cột gỗ
hoặc thân cột sắt, cột bê tông nhỏ hơn 1,5 m nhƣng không dƣới 1 m, cho phép tiến hành
các công việc ở trên thân cột nhƣng phải dùng các tấm che bằng vật liệu cách điện để đề
phòng ngƣời tiếp xúc với dây dẫn hoặc cách điện.
f. Gia cố trước khi làm việc có điện
Việc sửa chữa đƣờng dây không cắt điện chỉ đƣợc phép tiến hành khi hoàn toàn tin
tƣởng là dây dẫn và cột điện bền chắc. Nếu các chi tiết kết cấu cột không đủ cách điệnc
bền thì trƣớc khi thay chúng phải gia cố cột cho chắc chắn.
g. Thay cách điện
Khi thay cách điện chuỗi ở đƣờng dây điện áp 110 kV, cho phép chạm vào bát thứ
nhất và thứ hai kể từ xà còn ở đƣờng dây 35 kV thì chỉ cho phép chạm vào đầu bát thứ
nhất khi chuỗi cách điện có hai bát và cho phép chạm vào bát thứ nhất và đầu bát thứ hai
khi chuỗi cách điện có ba hoặc bốn bát.
h. Vệ sinh cách điện
Vệ sinh cách điện phải có ít nhất hai ngƣời thực hiện và phải sử dụng các dụng cụ,
trang thiết bị an toàn phù hợp
i. Làm việc đẳng thế
(1) Khi đứng trên các trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn, cấm chạm vào
đầu cách điện hoặc các chi tiết khác có điện áp khác với điện áp của dây dẫn. Khi tháo lắp
các chi tiết có điện áp khác nhau của pha đƣợc sửa chữa phải mang găng cách điện.
(2) Khi đang ở trên trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn, cấm trao cho nhau
bất cứ vật gì.
(3) Cấm di chuyển trên các trang bị cách điện sau khi ngƣời đó đã đẳng thế với dây
dẫn. Chỉ đƣợc phép vào và ra khỏi phần làm việc của trang bị cách điện sau khi nhân viên
đơn vị công tác đã cách xa dây dẫn ở khoảng cách nhỏ nhất 0,5 m đối với điện áp phần
mang điện đến 110 kV và sau khi đã làm mất đẳng thế ngƣời đó với dây dẫn.
16.9 ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI LÀM VIỆC GẦN PHẦN TỬ CÓ ĐIỆN [21]
a. Làm việc gần đường dây có điện áp từ 1000 V trở lên
i. Nhân viên đơn vị công tác phải đƣợc trang bị và sử dụng các trang bị an toàn bảo hộ
lao động phù hợp.
ii. Nhân viên đơn vị công tác phải đảm bảo khoảng cách an toàn đối với đƣờng dây
mang điện. Khoảng cách an toàn theo cấp điện áp đƣợc quy định nhƣ sau:
Bảng 16.4 – Khoảng cách an toàn cho phép làm việc gần phần mang điện
Cấp điện áp, kV đến 35 110
Khoảng cách tối thiểu , m 0,6 1,0
iii. Nếu không thể bảo đảm khoảng cách nhỏ nhất cho phép đƣợc này ngƣời sử
dụng lao động không đƣợc cho nhân viên đơn vị công tác làm việc ở gần đƣờng dây mang
điện. Trong trƣờng hợp này phải cắt điện mới đƣợc thực hiện công việc.
SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 166
b. Làm việc gần đường dây có điện áp dưới 1000 V
i. Nếu có nguy cơ điện giật cho nhân viên làm việc ở khoảng cách gần với đƣờng
dây đang mang điện với điện áp dƣới 1000 V, ngƣời chỉ huy trực tiếp phải yêu cầu nhân
viên đơn vị công tác che phủ các phần có điện của thiết bị điện bằng các thiết bị bảo vệ để
tránh nguy cơ dẫn đến nguy hiểm.
ii. Nhân viên đơn vị công tác phải sử dụng quần áo bảo hộ và dụng cụ bảo vệ thích
hợp khi thực hiện che phần mang điện.
c. Thay dây, căng dây
i. Đối với các công việc khi thực hiện có thể làm rơi hoặc làm chùng dây dẫn (ví dụ
việc tháo hoặc nối dây ở đầu chuỗi cách điện) trong khoảng cột giao chéo với các đƣờng
dây khác có điện áp trên 1000 V thì chỉ cho phép không cắt điện các đƣờng dây này nếu
dây dẫn của đƣờng dây cần sửa chữa nằm dƣới các đƣờng dây đang có điện.
ii. Khi thay dây dẫn ở chỗ giao chéo, đơn vị công tác phải có biện pháp để dây dẫn
cần thay không văng lên đƣờng dây đang có điện đi ở bên trên.
d. Làm việc với dây chống sét
Khi làm việc với dây chống sét ở trên cột nằm trong vùng ảnh hƣởng của các
đƣờng dây có điện phải đặt đoạn dây nối tắt giữa dây chống sét với thân cột sắt hoặc với
dây xuống đất của cột bê tông, cột gỗ ở ngay cột định tiến hành công việc để khử điện áp
cảm ứng. Khi làm việc với dây dẫn, để chống điện cảm ứng gây nguy hiểm cho nhân viên
đơn vị công tác phải đặt nối đất di động dây dẫn với xà của cột sắt hoặc dây nối đất của
cột gỗ, cột bê tông tại nơi làm việc.
e. Sử dụng dây cáp thép
i. Khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa dây cáp kim loại (cáp hãm, kéo) và dây chằng
kim loại tới dây dẫn của đƣờng dây đang có điện đƣợc quy định nhƣ sau:
Bảng 16.5 – Khoảng cách cho phép nhỏ nhất
từ dây kím loại sử dụng đến phần mang điện
Cấp điện áp, kV đến 35 110
Khoảng cách tối thiểu , m 2,5 3,0
ii. Nếu dây chằng kim loại có thể dịch lại gần dây dẫn đang có điện ở khoảng cách
nhỏ hơn khoảng cách này, phải dùng dây néo để kéo dây chằng đủ cách xa dây dẫn. Dây
cáp kim loại (cáp kéo) phải bố trí sao cho khi bị đứt cũng không thể văng về phía dây dẫn
đang có điện.
f. Làm việc trên một đường dây đã cắt điện đi chung cột với đường dây đang
mang điện
i. Những công việc có trèo lên cột trên một mạch đã cắt điện của đƣờng dây hai
mạch khi mạch kia vẫn có điện chỉ đƣợc phép tiến hành với điều kiện khoảng cách giữa
hai dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn khoảng cách đƣợc quy định nhƣ sau:
Bảng 16.6 – Khoảng cách cho phép nhỏ nhất giữa dây dẫn đường dây cắt điện
để công tác với dây dẫn đường dây song song đang mang điện
Cấp điện áp, kV đến 35 110
Khoảng cách tối thiểu , m 3,0 4,0

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 167


ii. Đối với đƣờng dây 35 kV khi khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch
nhỏ hơn 3,0 m nhƣng không nhỏ hơn 2,0 m, cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở
mạch đã cắt điện khi mạch kia vẫn còn điện (trừ việc kéo dây chống sét) nhƣng phải dùng các
tấm ngăn cách điện giữa hai mạch.
iii. Cấm làm việc trên dây dẫn hai mạch khi một mạch vẫn còn điện trong lúc có
gió to có thể làm đung đƣa dây buộc giữ, dây cáp và gây khó khăn cho công việc của
ngƣời làm việc ở trên cột.
16.10 CÁC BIỆN PHÁP KHI LÀM VIỆC Ở MÔI TRƢỜNG THIẾU Ô-XI [21]
a. Chuẩn bị trước khi tiến hành công việc
i. Lắp đặt hàng rào bảo vệ
Các biện pháp thích hợp nhƣ là đặt hàng rào bảo vệ phải đƣợc thực hiện để ngăn
ngừa ngƣời không có phận sự đi vào nơi làm việc. Biển báo nguy hiểm phải đƣợc đặt tại
nơi dễ quan sát.
ii. Bố trí dụng cụ cứu hộ
Đơn vị công tác phải có các dụng cụ cứu hộ nhƣ là thiết bị hô hấp tự nén khí và mặt
nạ bảo vệ nối với ống phun. Nhân viên phải đặt các dụng cụ cứu hộ tại nơi thuận tiện cho
việc sử dụng khẩn cấp khi cần thiết. Số lƣợng thiết bị hô hấp tự nén khí phải nhiều hơn số
lƣợng thành viên của đơn vị công tác.
iii. Đo nồng độ ô-xi và khí độc hại
(a) Công nhân phải đo nồng độ khí ô-xi và khí độc hại để đảm bảo rằng nồng độ
phải nằm trong giới hạn cho phép đƣợc qui định trong bảng sau, kết quả đo phải đƣợc ghi
lại;
Bảng 16.7 – Nồng độ khí yêu cầu theo tiêu chuẩn an toàn làm việc
Loại khí ô-xi CO khí dễ cháy H2 S
Nồng đồ yêu cầu, % > 17% < 0,005% < 30% ghn * < 10 ppm**
Ghi chú *) ghn : giới hạn nổ; **) ppm – một phần triệu (10-6).
(b) Khi nhân viên đơn vị công tác phát hiện thấy nồng độ khí dễ cháy không nằm
trong giới hạn cho phép đƣợc quy định tại điểm a khoản này, ngƣời chỉ huy trực tiếp phải
ra lệnh cho công nhân rời khỏi nơi làm việc đến nơi an toàn, không sử dụng lửa hoặc các
sản phẩm có thể gây cháy và áp dụng ngay lập tức các biện pháp thích hợp nhƣ là thông
gió nơi làm việc;
(c) Khi nồng độ khí ô-xi và khí hi-đrô sun-phua H2S không nằm trong giới hạn cho
phép quy định tại điểm a khoản này, nhân viên phải thông gió nơi làm việc để cho nồng độ
khí ô-xi đạt đƣợc giá trị lớn hơn hoặc bằng 18% và nồng độ khí hi-đrô sun-phua nhỏ hơn
hoặc bằng 10ppm.
iv. Không được sử dụng khí ô-xi nguyên chất để thông gió.
b. Biện pháp khi tiến hành công việc
i. Thông gió
Nơi làm việc phải đƣợc thông gió đầy đủ và liên tục bằng các thiết bị thông gió để
cho nồng độ của khí ô-xi có thể giữ ổn định trong giới hạn cho phép trong suốt quá trình
tiến hành công việc.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 168


ii. Sử dụng các sản phẩm có thể gây cháy
Việc sử dụng lửa và các sản phẩm có thể gây cháy phải bị ngăm cấm, trừ trƣờng
hợp cần thiết cho công việc. Khi cần phải dùng lửa và các sản phẩm có thể gây cháy trong
công việc, nhân viên đơn vị công tác phải sử dụng tối đa trên mặt đất.
iii. Bố trí người cảnh giới
Ngƣời chỉ huy trực tiếp phải bố trí ngƣời cảnh giới trong suốt quá trình tiến hành
công việc để liên lạc với nhân viên đơn vị công tác đang làm việc bên trong nhƣ trong
hầm, hố.
c. Biện pháp khi xảy ra tai nạn
i. Sơ tán
Khi nhân viên đơn vị công tác nhận thấy nguy cơ dẫn đến tai nạn nhƣ là cháy nổ
hay thiếu khí ô-xi tại nơi làm việc, cần phải báo ngay cho ngƣời chỉ huy trực tiếp. Ngƣời
chỉ huy trực tiếp phải đánh giá tình hình và nếu cần thiết, ra lệnh cho nhân viên đơn vị
công tác dừng công việc và sơ tán khỏi nơi làm việc đến địa điểm an toàn. Đơn vị công tác
phải thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn.
ii. Kiểm tra y tế và điều trị
Ngƣời sử dụng lao động phải xem xét tình trạng cách điệnc khoẻ của công nhân bị
ảnh hƣởng do thiếu ô-xi, nhiễm khí độc để tiến hành kiểm tra y tế và có bác sỹ điều trị
thích hợp.
16.11 XE CHUYÊN DÙNG [21]
a. Vận hành
i. Chỉ những ngƣời đã đƣợc đào tạo kỹ năng đầy đủ và có chứng chỉ liên quan theo
quy định của pháp luật mới đƣợc vận hành xe chuyên dùng.
ii. Ngƣời vận hành phải kiểm tra xe chuyên dùng trƣớc khi xuất phát.
b. Quy định vận tốc di chuyển
Khi di chuyển trong khu vực trạm điện, vận tốc di chuyển của các loại xe không
đƣợc quá 5 km/giờ.
c. Khoảng cách tối thiểu
Khi di chuyển trong khu vực trạm, khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của
xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ hơn quy định ở bảng sau.
Bảng 16.8 – Khoảng cách cho phép nhỏ nhất
từ điểm bất kỳ trên xe đến phần mang điện
Cấp điện áp, kV đến 35 110
Khoảng cách tối thiểu , m 1,0 1,5
d. Nối đất xe
Khi làm việc có cắt điện một phần hoặc không cắt điện ở gần nơi có điện, bệ xe cần
cẩu, xe thang và xe nâng di động phải đƣợc nối đất.
e. Xử lý sự cố xe

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 169


i. Khi có hiện tƣợng phóng điện vào xe, cấm ngƣời chạm vào xe, rời khỏi xe hoặc
bƣớc lên xe trƣớc khi cắt nguồn điện gây phóng điện.
ii. Nếu xe bị cháy khi chƣa kịp cắt điện, ngƣời lái xe phải nhảy ra khỏi xe. Khi nhảy
phải nhảy cả hai chân và đứng yên tại chỗ, nếu cần chạy ra xa phải nhảy cả hai chân một
lúc.
f. Kiểm tra định kỳ
Xe chuyên dùng phải đƣợc kiểm tra định kỳ.
g. Cấm vận hành
Cấm vận hành xe cần cẩu, xe thang và xe nâng... trong trƣờng hợp có gió mạnh từ
cấp 5 trở lên.
h. Lập phương án vận hành
i. Khi sử dụng xe chuyên dùng, ngƣời sử dụng lao động phải lập quy trình vận hành
phù hợp với không gian và mặt bằng nơi diễn ra công việc, chủng loại và khả năng của xe,
loại và hình dáng của hàng hoá đƣợc chuyên chở và phải có đủ nhân viên vận hành theo
đúng kế hoạch đã đƣợc lập ra.
ii. Phƣơng án vận hành phải mô tả chi tiết lộ trình vận hành và phƣơng pháp vận
hành của xe chuyên dùng liên quan.
iii. Ngƣời sử dụng lao động phải phổ biến phƣơng án vận hành xe chuyên dùng cho
các nhân viên đơn vị công tác có liên quan.
i. Ngăn ngừa đổ xe
(1) Khi có nhân viên vận hành làm việc với xe chuyên dùng, ngƣời chỉ huy trực
tiếp phải thực hiện các biện pháp an toàn nhƣ đảm bảo độ rộng cần thiết cho lộ trình của
xe, tránh làm cho đất gồ ghề, thực hiện các biện pháp tránh làm phá hỏng đƣờng, v.v... để
tránh nguy cơ rủi ro có thể xảy ra với nhân viên đơn vị công tác do đổ xe, v.v....
(2) Khi vận hành xe bên vệ đƣờng, địa hình nghiêng dốc, v.v… nếu thấy có nguy
cơ nhân viên đơn vị công tác có thể gặp rủi ro do đổ xe, ngƣời chỉ huy trực tiếp phải bố trí
một hoặc một số ngƣời dẫn đƣờng, chỉ dẫn cho xe.
(3) Ngƣời lái xe nêu trên phải tuân theo chỉ dẫn của ngƣời dẫn đƣờng.
j. Ngăn ngừa va chạm
Khi làm việc có sử dụng xe chuyên dùng, ngƣời chỉ huy trực tiếp không đƣợc phép
cho nhân viên đơn vị công tác đi vào vùng nguy hiểm của xe chuyên dùng.
k. Cầu trục
Việc vận hành, bảo dƣỡng, sửa chữa và kiểm định cầu trục phải thực hiện theo quy
định về thiết bị nâng hiện hành.
l. Dây đeo an toàn
Khi làm việc trên cao bằng xe chuyên dùng, ngƣời chỉ huy trực tiếp phải lệnh cho
nhân viên đơn vị công tác phải đứng đúng nơi quy định và đeo dây an toàn.
16.12 TRẠM VÀ PHÕNG THÍ NGHIỆM [21]
a. Rào chắn, khoảng cách an toàn và nối đất

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 170


i. Nơi có điện áp từ 1000 V trở lên trong trạm thử nghiệm hoặc phòng thí nghiệm
phải đƣợc cách ly bằng rào chắn.
ii. Khoảng cách từ phần dẫn điện của thiết bị thử nghiệm đến rào chắn cố định có
nối đất không đƣợc nhỏ hơn khoảng cách đƣợc quy định dƣới đây:
(a) Đối với điện áp xung (trị số đỉnh) :
Bảng 16.9 – Khoảng cách cho phép nhỏ nhất
từ phần mang điện thiết bị thí nghiệm xung đến rào chắn nối đất
Điện áp, kV- đỉnh đến 100 110–150 150-400 400–500 500-1000
Kh.cách tối thiểu , m 0,5 0,75 1,0 1,5 2,5
(b) Đối với điện áp tần số công nghiệp, điện áp hiệu dụng và điện một chiều:
Bảng 16.10 – Khoảng cách cho phép nhỏ nhất từ phần mang điện thiết bị thí
nghiệm đến rào chắn nối đất
Điện áp, kVAC/kVDC đến 6 6–10 10-20 20–50 50-100 100-250 250-400
Kh.cách tối thiểu , m 0,1 0,2 0,3 0,5 1,0 1,5 2,5
Khoảng cách tới rào chắn tạm thời phải gấp hai lần trị số nêu trên.
iii. Rào chắn cố định phải có chiều cao không nhỏ hơn 1,7m; rào chắn tạm thời có
chiều cao không nhỏ hơn 1,2m. Kết cấu của rào chắn phải đảm bảo ngƣời không thể vô ý
chạm phải phần có điện.
iv. Cửa của rào chắn phải mở về phía ngoài hoặc đẩy sang bên cạnh. Khoá cửa phải
là loại tự khoá và từ phía bên trong rào chắn có thể mở cửa không cần chìa khoá.
v. Có thể không cần khoá rào chắn của nơi thử nghiệm nằm trong trạm thử nghiệm,
nếu ngƣời không có nhiệm vụ không thể đi tới khu vực này.
vi. Rào chắn cố định phải có kết cấu sao cho chỉ khi dùng chìa khoá vặn hay dụng
cụ đặc biệt thì mới có thể tháo rào chắn đƣợc. Chỉ cho phép đi vào phía trong rào chắn để
kiểm tra biến áp nếu vỏ biến áp đó đƣợc nối đất và khoảng cách từ tán cách điện dƣới
cùng của các cách điện biến áp đến bệ đặt không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Bảng 16.11 – Khoảng cách cho phép nhỏ nhất từ tán cách điện dưới cùng
của cách điện biến áp đến bệ đặt khi vào kiểm tra biến áp
Điện áp, kV đến 10 22 – 35 110
Khoảng cách tối thiểu , m 1,5 2,0 2,5
vii. Biến áp dùng thử nghiệm cách điện phải có máy cắt tự động cắt điện khi cách
điện bị chọc thủng và phải có điện trở để hạn chế dòng điện ngắn mạch.
viii. Tụ điện và máy biến điện đo lƣờng dùng trong sơ đồ thử nghiệm đặt ở ngoài
mặt bằng thử nghiệm đều phải có rào chắn.
ix. Phải nối đất: các khung, vỏ, thân của các đối tƣợng cần thử nghiệm và thiết bị
thử nghiệm, bàn thử nghiệm di động, khí cụ điện xách tay, rào chắn bằng kim loại, dụng
cụ đo lƣờng có vỏ kim loại. Nếu vỏ kim loại của dụng cụ đo không thể nối đất do điều
kiện nào đó thì phải có rào chắn.
x. Trong sơ đồ máy phát xung và máy phát nối tầng điện một chiều phải đặt thiết bị
tự động nối đất tất cả các tụ điện khi cắt điện khỏi các bộ nắn điện.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 171


xi. Thiết bị có điện dung lớn nếu không tham gia vào sơ đồ thử nghiệm nhƣng đặt
trong mặt bằng thử nghiệm, phải đƣợc nối tắt và nối đất.
Khi thử nghiệm sản phẩm có điện dung lớn nhƣ tụ điện, cáp, mặt bằng thử nghiệm
phải có thiết bị nối tắt và chập mạch sản phẩm cần thử với đất.
Khi kết thúc thử nghiệm, các tụ điện đƣợc đấu vào sơ đồ thử nghiệm phải đƣợc
phóng điện và nối đất. Khi các tụ điện đấu nối tiếp phải phóng điện từng tụ điện. Phải
phóng điện cho đến khi hết tia lửa.
b. Kiểm tra định kỳ thiết bị, dụng cụ thí nghiệm
Đơn vị quản lý vận hành trạm thử nghiệm, phòng thí nghiệm phải thực hiện kiểm
định định kỳ các trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm. Các trang thiết bị không đạt yêu cầu
sau kiểm định không đƣợc sử dụng.
c. Khẳng định mạch kiểm tra
i. Trƣớc khi bắt đầu thí nghiệm, mạch thí nghiệm kết nối các dụng cụ thí nghiệm
phải đƣợc kiểm tra khẳng định tính chính xác của sơ đồ thí nghiệm.
ii. Chỉ đƣợc đặt và tháo các đối tƣợng cần thử nghiệm khi ngƣời chỉ huy trực tiếp
cho phép.
iii. Trƣớc khi đấu sơ đồ thử nghiệm phải kiểm tra để ngăn ngừa điện áp ngƣợc qua
biến áp.
c. Thí nghiệm phóng điện
Trƣớc khi thực hiện thí nghiệm có phóng điện, hoặc các thử nghiệm hay thí nghiệm
khác có nguy cơ rủi ro, nhân viên phải thực hiện các biện pháp sau:
i. Phải chắc chắn không có ngƣời trong vùng nguy hiểm.
ii. Phải chắc chắn không có ngƣời không có nhiệm vụ trong vùng làm việc.
iii. Đặt tín hiệu cảnh báo và khoá hàng rào để ngăn chặn ngƣời không có nhiệm vụ
xâm nhập vào khu vực thí nghiệm.
d. Tụ đấu mạch
i. Mạch cung cấp cho tụ đấu mạch phải có khí cụ đóng cắt, có chỗ hở mạch nhìn
thấy đƣợc và đặt ở mạch sơ cấp của biến áp thử nghiệm.
ii. Chỉ đƣợc đặt và tháo đối tƣợng cần thử khi ngƣời chỉ huy trực tiếp cho phép và
sau khi đã cắt điện vào tụ đấu mạch.
e. Thí nghiệm độ bền cơ vật cách điện
Khi thử nghiệm độ bền cơ của vật cách điện (bằng gốm, thuỷ tinh, nhựa tổng
hợp…) cấm ngƣời đứng ở gần nơi thử nghiệm. Phải có biện pháp đề phòng tai nạn cho
nhân viên đơn vị công tác do các mảnh vụn bắn ra.
f. Đề phòng điện áp thử nghiệm
i. Để đề phòng điện áp thử ảnh hƣởng điện áp công tác, phải đảm bảo khoảng cách
giữa hai phần có điện áp đó nhƣ sau:
Bảng 16.12 – Khoảng cách cho phép nhỏ nhất
giữa hai phần thí nghiệm điện áp thử

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 172


Điện áp, kV 10 15 22 35
Khoảng cách tối thiểu, cm 15 20 25 50
ii. Khi sử dụng xe thí nghiệm lƣu động hoặc máy thử cố định, phải tuân theo các
điều kiện sau đây:
(a) Máy thử phải đƣợc chia thành hai phần rõ ràng, một phần đặt các thiết bị dƣới
1000 V, có chỗ đứng cho ngƣời thao tác, còn phần kia đặt tất cả các thiết bị và dây dẫn
điện áp từ 1000 V trở lên;
(b) Các thiết bị có điện áp từ 1000 V trở lên phải đƣợc rào chắn cẩn thận để tránh
ngƣời đến gần;
(c) Cửa của các thiết bị điện áp trên 1000 V phải có khoá liên động dùng tiếp điểm
điện để khi mở cửa thì điện áp trên 1000 V đƣợc cắt ra và có đèn báo khi phần thiết bị này
có điện;
(d) Mọi thiết bị điện áp dƣới 1000 V phải bố trí sao cho việc thao tác và kiểm tra
đƣợc thuận tiện.
16.13 CẤP CỨU NẠN NHÂN BỊ ĐIỆN GIẬT 21]
Khi có ngƣời bị tai nạn điện giật, cần thực hiện việc cấp cứu theo trình tự sau :
i. Nhanh chóng tách nạn nhân khỏi nguồn điện. Cách tốt nhất là cắt mạch điện
bằng bất cứ cách nào nhanh nhất : cắt cầu dao, cầu chì, dùng thanh tre hay gỗ khô gạt dây
điện hay đập đứt dây điện nối tới nguồn, … Nếu không thể cắt nguồn đƣợc, phải kéo nạn
nhân ra ngoài vùng nguy hiểm. Cần nhớ lúc này nạn nhân cũng là một phần của mạch
điện, nên chỉ đƣợc dùng các vật cách điện để tiếp xúc với nạn nhân, hoặc đứng trên ghế
gỗ, thảm cách điện để đƣa nạn nhân ra ngoài. Nếu nạn nhân ở trên cao, khi cắt nguồn, phải
đề phòng nạn nhân bị ngã xuống, rất nguy hiểm. Đặt nạn nhân vào chỗ thoáng mát.
ii. Nếu nạn nhân bị khó thở, hoặc ngất, hoặc ngừng tim, cần thực hiện cấp cứu hồi
sinh theo trình tự sau :
Nới rộng quần áo (cởi thắt lƣng, phanh cúc áo, nới giải rút, …), cởi bỏ găng, giày,
… Nếu nạn nhân nghiến chặt hàm răng thì phải cậy ra và lót kê vào đó một vật mềm để
mở miệng.
Thực hiện hô hấp nhân tạo.
iii. Việc cấp cứu phải làm bền bỉ, liên tục cho tới khi bệnh nhân hồi tỉnh, tim đập và
nhịp thở bình thƣờng hoặc có kết luận dứt khoát của thầy thuốc là bệnh nhân đã chết hẳn
mới thôi.
Phƣơng pháp hô hấp nhân tạo
Cách 1 : Phƣơng pháp nằm sấp
Phƣơng pháp này áp dụng khi chỉ có một ngƣời cấp cứu. Đặt nạn nhân nằm sấp,
một tay kê đầu, một tay duỗi thẳng (hình 16.9) mặt nghiêng về phía tay co, mồm và mũi
để thoáng. Mở rộng miệng nạn nhân, lấy hết nhớt giải, kéo lƣỡi ra (nếu lƣỡi bị thụt vào).
Ngƣời cấp cứu ngồi quì trên lƣng nạn nhân, hai đầu gối kẹp vào mông, hai tay nắm
hai mạng sƣờn nạn nhân. Sau đó nhẩm một, hai, ba, nhổm ngƣời lên áp chặt hai mạng
sƣờn vào ngực nạn nhân, theo cách thở ra. Tiếp theo đếm tiếp năm, sáu, bảy, ngã ngƣời về
phía sau, đồng thời hai tay nới nhẹ và nâng ngực nạn nhân lên, theo cách hít vào. Nhịp độ
làm theo nhịp thở của ngƣời cấp cứu, theo chu kỳ 4-5 giây (tức 12-15 nhịp thở một phút).
Cứ thể cho đến khi nạn nhân thở đƣợc.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 173


a) b)
Hình 16.9 : Hô hấp nạn nhân theo cách nằm sấp (a) và ngửa (b)
Cách 2 : Phương pháp nằm ngửa
Phƣơng pháp này chỉ dùng khi có từ hai ngƣời cấp cứu trở lên. Đặt nạn nhân nằm
ngửa, ngực cao hơn đầu, một chân duỗi thẳng. Một ngƣời ngồi phía trƣớc, dùng tay lót vải
sạch kéo lƣỡi nạn nhân ra và giữ nguyên trong suốt thời gian cấp cứu. Ngƣời kia ngồi phía
đầu, cầm hai tay nạn nhân, làm hô hấp nhân tạo theo nhịp thở của mình. Khi hít vào, đƣa
hai tay nạn nhạn dang ra rồi duỗi lên đầu, khi thở ra, co hai tay nạn nhân ép vào ngực.
Nhịp điệu cũng là 4-5 giây một chi kỳ hô hấp.
Nếu nạn nhân bị gãy tay thì không dùng phƣơng pháp này.
Cách 3 : Phương pháp hà hơi thổi ngạt
Đặt nạn nhân nằm ngửa, chân duỗi thẳng, kê cao gáy để hơi ngửa cổ ra phía sau
(hình 16.10). Một ngƣời ngồn bên cạnh, đặt cùi tay lên ngực, chỗ tim và day đều theo nhịp
tim, cứ mỗi giây một lần. Chú ý day lên phía cổ để ép tim lại rồi bỏ tay ra ngay, để kích
thích tim đập. Một ngƣời lấy vải xô sạch và
ẩm, che lên mồm nạn nhân, một tay bịt
mũi, một tay giữ mồm. Sau đó, ngƣời đó hít
hơi đầy phổi, ghé mồm thổi thật mạng vào
mồm nạn nhân. Việc thổi ngạt làm theo
nhịp thọ (4-5 giây một lần).
Cách làm này có hiệu quả cao hơn
hai phƣơng pháp trên.

Hình 16.10 - Phương pháp hà hơi thổi ngạt

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 174


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. QUY ĐỊNH HỆ THỐNG PHÂN PHỐI, Thông tƣ 32/2010/TT-BBI ngày
30/7/2010 – BỘ CÔNG THƢƠNG
2. TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT LẮP ĐẶT LƢỚI ĐIỆN TRUNG THẾ 22 kV,
Hoàng Hữu Thận, báo cáo khoa học đề tài EVN, 1996
3. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA TRUNG TÍNH LƢỚI TRUNG THẾ, Hoàng Hữu
Thận, báo cáo khoa học đề tài Bộ Năng lƣợng, 1994
4. MẪU HÓA KẾT CẤU MẠNG ĐIỆN ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN MIỀN
NAM, Hoàng Hữu Thận, báo cáo khoa học đề tài Bộ Năng lƣợng, 1993
5. KẾT CẤU HỢP LÝ MẠNG ĐIỆN CHUYÊN TẢI VÀ PHÂN PHỐI Ở VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 1996-2010, Hoàng Hữu Thận, báo cáo khoa học đề tài Bộ Năng
lƣợng, 1996
6. ELECTRICAL POWER SUPPLY AND DISTRIBUTION, Unified facilities
criteria, 2005
7. Tính ngắn mạch và chỉnh định bảo vệ rơ-le và trang bị tự động trên hệ thống
điện, Hoàng Hữu Thận, nxb KHKT 2003.
8. ELECTRIC POWER DISTRIBUTION HANDBOOK, T.A. Short, CRT press
Washington 2004.
9. Short-circuit current in three – phase System, Siemens, John Wiley and Sons,
1985.
10. Sách tra cứu về cung cấp điện xí nghiệp công nghiệp, A.A. Phê-đô-rôp và Xec-
bi-nôp-ski, nxb KHKT – 1980, chương 5 – Tính toán dòng ngắn mạch.
11. Handbook of Power Quality, Angelo Baggini, John Wiley & Sons, - 2008,
chương 13 – Giám sát chất lượng điện năng.
12. Standard handbook for Electrical Engineers, Donald G. Fink and Wayne
Beauty, Mc Graw – Hill International 1993, chương 3 – Đo lường và dụng cụ.
13. LÝ THUYẾT HỆ THỐNG, Trần Đình Long, nxb KHKT 1997
14. IEC 781 – Hƣớng dẫn tính ngắn mạch
15. IEC 865 – Dòng ngắn mạch
16. IEC 909 – Dòng ngắn mạch xoay chiều ba pha
17. IEC 61000-4 – Tƣơng hợp điện từ, 2003
18. QUY TRÌNH ĐIỀU ĐỘ VẬN HÀNH HTĐ QUỐC GIA, TT 09/2010/TT-BCT
ngày 3/3/2010
19. VẬN HÀNH KINH TẾ HỆ THỐNG ĐIỆN, Báo cáo khoa học đề tài cấp Nhà
Nƣớc, HOÀNG HỮU THẬN 1985
20. SỔ TAY TRA CỨU CHẤT LƢỢNG ĐIỆN NĂNG, VEEA & Hiệp hội Đồng
Đông Nam Á, Hà Nội 2013
21. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ÁN TOÀN ĐIỆN, quyết định
12/2008/QĐ-BCT ngày 17/6/2008
22. QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH, nghị định
12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009.

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 175


TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM

ĐỀ TÀI ECD-12-50

THÀNH LẬP SỔ TAY KỸ THUẬT QUẢN


LÝ VẬN HÀNH LƢỚI ĐIỆN ĐẾN 110 KV

PHẦN 3 – QUẢN LÝ KỸ THUẬT


LƢỚI ĐIỆN ĐẾN 110 kV
HIỆU CHỈNH THEO HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU NGÀY 26/12/2013

CỐ VẤN KHOA HỌC TRẦN TRỌNG QUYẾT


CNĐT (CHỦ BIÊN) HOÀNG HỮU THẬN
KIỂM TRA NGUYỄN TRẦN HANH
TÔ THƢỞNG
PHAN A

HỘI ĐIỆN LỰC MIỀN NAM (CHỦ TRÌ)

HỘI ĐIỆN LỰC VIỆT NAM


TRUNG TÂM TƢ VẤN VÀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN
(THỰC HIỆN)

Tp. Hồ Chí Minh – 12/2013

SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 176


SỔ TAY QUẢN LÝ KỸ THUẬT LƢỚI PHÂN PHỐI – PHẦN 3 trang 177

You might also like