You are on page 1of 20

GVHD: Phạm Đăng Nhật Thái

SVTH: Bùi Ngọc Thành


Lê Quý Hiếu
Vũ Hồng Phúc
I) Ảnh hưởng của tự nhiên và xã hội
1) Vị trí địa lí:
Byzantine được biết đến là đế
quốc phía đông La Mã, bao
gồm các nước Hy Lạp, Ai
Cập, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ. Kiến
trúc Byzatine chịu một phần
ảnh hưởng của kiến trúc La
Mã.
2) Khí hậu:
• Đặc điểm khí hậu Địa Trung Hải là mùa hè khô nóng, mùa đông ẩm ướt, khác với
khí hậu gió mùa đất liền ôn đới mùa hè nóng bức, khô và mùa đông lạnh, ẩm ướt.
3) Lịch sử hình thành:
• Phong cách kiến trúc Byzantine
xuất hiện từ năm 330 đến 1450
sau công nguyên, xuất phát từ
Constantinopolis, thủ đô của đế
quốc Đông La Mã (hay còn gọi
là đế quốc Byzantine). Sau một
thời kỳ phát triển rực rỡ,
Byzantine không hoàn toàn
biến mất mà trở thành một
phần trong các phong cách kiến
trúc khác như kiến trúc Gothic
và gần như được hồi sinh vào
thời kỳ Phục Hưng.
Gồm 3 giai đoạn phát triển:
• Giai đoạn 1: thế kỷ 4 – thế kỷ 6

Giai đoạn này được đánh giá là thời điểm hưng thịnh nhất của nhà nước Đông
La Mã. Vua Constantine Đại Đế đã thúc đẩy xây dựng thành phố Constantinople
giúp cho thành phố nhanh chóng được mệnh danh là “chiếc cầu vàng nối liền
phương Tây và phương Đông”.
Đặc biệt trong thời điểm này, xây dựng nhà thờ được đẩy mạnh, các nhà thờ có
quy mô càng ngày càng lớn, hình thức và các họa tiết trang trí cũng ngày càng
hoa lệ hơn.
• Giai đoạn 2: thế kỷ 7 – thế kỷ 12
Trong thời gian này, phần diện tích đất
đai của thành phố Constaninople đã dần
bị thu hẹp vì chiến tranh và ngoại xâm,
quy mô cũng như số lượng bị giảm đi
rất nhiều. Trong thời kỳ này, kiến trúc
có đặc điểm là xây dựng trên diện tích
đất rất nhỏ, mặc dù vẫn lấy việc phát
triển, xây dựng chiều cao làm chính
nhưng đã giảm bớt sự xuất hiện của các
mái vòm lớn ở vị trí trung tâm. Một
trong những công trình tiêu biểu của
Byzantine trong thời kỳ này chính là
nhà thờ S.Marco ở phương Tây Venise.
• Giai đoạn 3: thế kỷ 13 – thế kỷ 15
Ở giai đoạn này, Byzantine có phần đi xuống do nhà nước đã phải chịu những tổn
thất nghiêm trọng từ cuộc chiến đẫm máu của quân Thập tự chinh. Quy mô xây
dựng của Byzantine nhỏ hơn, chủ yếu xuất hiện trang trí trong nhà là chính.
II) Đặc điểm kiến trúc
1)Thường kết hợp với phong cách nghệ thuật Mozaich trong những
đường nét thiết kế. Mặt bằng có sử dụng các biểu tượng hình học như:
Basilica, chữ thập, tập trung, đa giác.
2) Lối vào chính thường ở phía tây, nhà thờ ở phía đông
3)Kiến trúc Byzantine thường sử dụng tường gạch là thiết kế chính, hoặc sử dụng
gạch xây xen kẽ với đá. Ngoài ra, bên trong công trình có khắc thêm những hình
mẫu trang trí và ốp bằng vữa. Đặc biệt, những công trình được xây dựng sở hữu họa
tiết bên trong rất hoa lệ, thường sử dụng những tông màu sáng như màu vàng và
màu lam theo chủ đề Cung đình và Kinh thánh. Bên ngoài công trình có thiết kế khá
đơn giản, thường làm theo phong cách kiến trúc thô mộc.
4) Đối với phong cách kiến trúc Byzantine, vòm buồm được xem là yếu tố quan
trọng nhất, là nét đặc trưng của Byzantine so với các phong cách kiến trúc khác.
III) Các loại hình kiến trúc tiêu biểu
• 1) Nhà thờ Hagia Sophia, ở Constantinople (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ).

Nhà thờ Hagia Sophia ở Constantinople là nhà thờ


lớn nhất đế quốc Byzantine, xây dựng dưới triều
vua Justinian, vào những năm 532 – 537. Hai kiến
trúc sư tác giả của nhà thờ này là Anthesmius ở
Tralles và Isidore. Nhà thờ Hagia là nhà thờ chính
của Đồng Chính giáo, nơi cử hành các nghi lễ
trọng thể của nhà vua.
Nhà thờ Hagia Sophia có mặt bằng kiểu tập trung
kết hợp với kiểu Basilica, từ Đông sang Tây dài
77m, từ Bắc xuống Nam dài 71,7m, đỉnh vòm
chính đạt tới chiều cao 65m. Lối vào chính là hai
hành lang kép. Nét nổi bật của nhà thờ thể hiện ở
những mặt kết cấu, không gian bên trong và màu
sắc.
Bên trong nhà thờ Bên ngoài nhà thờ
2)Nhà thờ S. Vitale, ở Ravenna (nay thuộc Italia)

Nhà thờ S.Vitale ở Ravenna, thuộc Italia,


cũng do nhà vua Justinian xây dựng (năm
526-547) là tác phẩm kiến trúc tiêu biểu thứ
hai của kiến trúc Byzantine .
Nhà thờ S. Vitale có mặt bằng kiểu tập
trung, được tạo thành bởi hai hình bát giác
đồng tâm, hình bát giác bên trong đỡ một
không gian trung tâm có chiều cao lớn,
được bao quanh bởi tám không gian nhỏ và
điện thờ hình bán nguyệt, phần chính viền
bao quanh nhà thờ có hai tầng, đóng vai trò
như một hành lang bao quanh. Vòm chính
được cấu trúc một cách tài nghệ bằng
những bình gốm, cái nọ ghép khít với cái
kia, trên gác gỗ thanh và lợp ngói.
Bên trong nhà thờ Bên ngoài nhà thờ
3)Nhà thờ S. Marco ở Venise (Italia)

Nhà thờ S.Marco được xây dựng vào


những năm 1063-1071 nhằm mục đích
thể hiện sự gắn bó với Byzantine , lúc
đó đang ủng hộ khu vực nước cộng
hòa Venise muốn giành độc lập, chống
lại Giáo hoàng
Mặt bằng của nhà thờ S. Marco có
hình chữ thập, gần như đều cạnh, với
năm mái vòm bán cầu. Vòm chính ở
giữa và vòm phía trước lối vào có kích
thước lớn hơn và chiều cao cao hơn so
với hai vòm hai bên và vòm phía sau,
mục đích là để đột xuất được những
khu vực quan trọng có tính chất trọng
điểm.
Bên ngoài nhà thờ

Bên trong nhà thờ

You might also like