You are on page 1of 22

TÌM HIỂU KỸ THUẬT LÊN MEN CHÈ ĐEN

NỘI DUNG

DIỄN BIẾN VỀ CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN TRÀ

PHÂN LOẠI CHÈ THƯƠNG PHẨM

MỤC ĐÍCH CỦA LÊN MEN

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUÁ TRÌNH LÊN MEN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH LÊN MEN

CÁC PHƯƠNG PHÁP LÊN MEN

NHỮNG BIẾN ĐỔI XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH LÊN MEN


DIỄN BIẾN VỀ CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN TRÀ
• Từ 2000 năm trước Công nguyên, con người hái lá chè ăn
sống; đến khi tìm được lửa thì nấu lá chè tươi để uống; sau
đó biết phơi khô để bảo quản tích trữ.
• Thế kỉ thứ VIII, Trung Quốc đời Đường đã hấp hơi lá chè
tươi, giã nát, rồi ép bánh. Đời Nam Tống, có chè xanh sao
lửa, vò lá chè thành sợi. Đời Thanh, đời Minh đã phát triển
công nghệ chế biến hàng loạt danh chè với hình dạng phong
phú (…); chất lượng đa dạng (chè đen, chè xanh, ô long…).
• Thế kỉ XIX – XX, Ấn Độ, Srilanca đã phát triển công nghệ
chè đen OTD và CTC. Tiếp sau đó các nước công nghiệp
phát triển đã thúc đẩy mạnh công nghệ chế biến chè thế giới
lên một bước phát triển mới, đa dạng và phong phú(…).
PHÂN LOẠI CHÈ THƯƠNG PHẨM

• CHÈ ĐEN: thuộc loại lên men.


– Thường được chia làm hai loại: chè truyền thống(OTD) và
chè đen mảnh (CTC)
• CHÈ XANH, LỤC TRÀ:thuộc loại không lên men.
– Gồm: chè lục sao suốt, chè xanh sấy khô bằng hơi nóng,
chè xanh phơi nắng, chè xanh hấp, chè lục loại danh chè.
CHÈ Ô LONG: thuộc loại lên men một nửa
gồm 5 loại: thủy tiên, ô long, thiết quan âm, sắc chủng, bao
chủng
PHÂN LOẠI CHÈ THƯƠNG PHẨM

• CHÈ TRẮNG HAY CHÈ BẠCH:chỉ lên men nhẹ


– Gồm: bạch hào ngân trâm, bạch mẫu đơn, cống
my, thọ my
CHÈ ƯỚP HOA: hoa sen, nhài, bạch lan, quế, hồng,
vải…
CHÈ ÉP BÁNH:loại hắc chè ép gạch, loại chè xanh
ép bánh, chè đen ép bánh
SẢN PHẨM MỚI:chè hòa tan, chè túi, chè pha sẵn,
chè vị hoa quả,…
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHÈ ĐEN

NGUYÊN LIỆU

LÀM HÉO

PHÁ VỠ TẾ BÀO VÀ
TẠO HÌNH

LÊN MEN

SẤY KHÔ
(diệt men và làm khô)

PHÂN LOẠI BẢO QUẢN


• Chè đen ctc và otd được sản xuất tương tự
nhau, chỉ khác ở quá trình phá vỡ tế bào và
định hình
MỤC ĐÍCH CỦA LÊN MEN
- Tạo ra biến đổi sinh hóa, chủ yếu là hợp chất
polyphenol trong chè bị oxi hóa dưới tác dụng của
enzyme polyphenoloxydase (PPO) và peroxidase
(PO) tạo các hợp chất hương, vị, màu sắc cho chè
thành phẩm.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUÁ TRÌNH LÊN MEN

- Sự tác dụng của men:


+ Peroxidaza oxi hóa tanin chè sâu
sắc nhất và sử dụng lượng tanin lớn
nhất, để tạo vị đặc biệt của chè đen.
+ Men poliphenoloxidaza tạo nên
màu đồng đỏ là màu sắc nước pha
của chè đen.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUÁ TRÌNH LÊN MEN

- Sự tự oxi hóa của tanin chè: trong thành


phần của nguyên liệu chè có một loại tanin
đặc biệt có khả năng tự oxi hóa, đặc biệt
trong dung dịch nước.
- Tác dụng của nhiệt độ cao: làm giảm thời
gian lên men chè già từ 10 ngày xuống 10
giờ, làm thay đổi một số thành phần hóa học
tạo nên hiện tượng đồng phân dị thể làm thay
đổi chất lượng của chè.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH LÊN MEN
• Nhiệt độ: ảnh hưởng đến sự xúc tác của men
và tốc độ các phản ứng hóa học, nhiệt độ thích
hợp là 20-30oC
• Độ ẩm: thích hợp 60-62% để tránh chè bị héo
và các phản ứng hóa học bị chậm lại.
• Không khí: cần phải cung cấp một lượng lớn
để tránh chè bị hôi, tốt nhất là 1,5kg chè tươi
cần 28,32m3 không khí.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH LÊN MEN

• Phòng lên men: phòng lên men phải có ánh sáng


nhưng không để ánh nắng chiếu vào vì tia tử ngoại
sẽ ức chế hoạt động của các enzym
• Kiểm tra giai đoạn lên men: bằng phương pháp
cảm quan và bằng phương pháp hóa học
– Theo dõi nhiệt độ lên men:
– Theo dõi màu sắc chè lên men:
– Theo dõi mùi vị chè sau lên men:
CÁC PHƯƠNG PHÁP LÊN MEN
• Lên men gián đoạn (thực hiện trong các khay)
– Thời gian lên men: 60-80 phút.
• Thời gian lên men với OTD là 3- 4h, chè
CTC là 2 - 2,5h.
– Độ ẩm không khí: >85%
– Nhiệt độ phòng lên men: 24-28oC
– Độ dày trên khay: 5-7cm
CÁC PHƯƠNG PHÁP LÊN MEN

• Lên men liên tục (thực hiện trong


máy dạng băng tải).
– Nhiệt độ lên men: 27-28oC.
– Độ ẩm không khí: > 85%
– Độ dày của lớp chè trên băng tải:
5-12cm
NHỮNG BIẾN ĐỔI XẢY RA TRONG
QUÁ TRÌNH LÊN MEN
* Biến đổi lý học:
- Lá chè chuyển màu và xoắn lại.
- Nhiệt độ khối chè tăng, do các phản ứng oxi hóa tỏa nhiệt
và nhiệt độ bắt đầu giảm khi quá trình lên men kết thúc
* Biến đổi hóa học:
- Các chất hòa tan: Hàm lượng chất hoà tan giảm khoảng từ
42,9% sau khi làm héo xuống còn khoảng 31% sau khi lên
men.
Tanin + Protein  Hợp chất không tan.
NHỮNG BIẾN ĐỔI XẢY RA TRONG
QUÁ TRÌNH LÊN MEN
• Biến đổi hóa học:
- Tanin: Hàm lượng tanin giảm 50% so ban đầu
trong lá chè tươi. Tạo thành các sản phẩm
màu, mùi, vị đặc trưng của chè đen, và một
phẩn nhỏ tanin kết hợp với protein  chất
không tan.
Sơ đồ biến đổi của tanin trong lên men

Catechin
O2 Men PPO
Octhoquynon
Ngưng tụ
Diphenolquynon
Khử (-H )
+
Oxi hóa (+ O2)

Bis Flavanol Oxi hóa bước 2 TeaFlavi (TF)


(không màu, tạo vị) (O2 & H2O& ẩm) (Màu vàng, tạo vị)

Dạng không tan + Tearubigin Dạng hòa tan


Protein trong bã chè (TR) màu đỏ (muối hoặc axit)
Poliphenol + oxi → octhoquynon ( không màu có vị
chát)
Octhoquynon → flavanol (màu vàng nhạt, vị chát)
→ Bisflavanol (không màu)
Flavanol và Bisflavanol → Teaflavin(màu vàng)
Teaflavin → Tearubigin (màu đỏ nâu)
Nếu là chè có màu nước tốt:
TP 1 1
k  
TR 10 12
- Biến đổi protein:
Protein phức tạp không tan  Protein hòa tan + aa
Aa + Tanin  Andehyt thơm.
Protein + Tanin  Hợp chất không tan.
- Các chất khác:
+ Hàm lượng các monosaccarit tăng lên còn saccaroza
giảm xuống.
+ Hàm lượng pectin hòa tan giảm xuống còn pectin
không tan tăng lên.
+ Lượng sinh tố C giảm mạnh: 226mg% chè tươi 
196,6mmg% chè héo  66,6mmg% chè sau lên
men.
- Dầu thơm và sự tạo hương thơm của chè:
Hàm lượng dầu thơm thay đổi nhiều và đạt cực đại
sau 3 đến 4 giờ lên men. Thành phần dầu thơm cũng
thay đổi tạo nên chất lượng và hương thơm của chè
thương phẩm.
Sau lên men, các chất thơm chủ yếu là: axit thơm, các
este, rượu phenol, xeton,…

You might also like