You are on page 1of 36

I.

TỔNG QUAN

1.Nguồn gốc và phân bố:


Khoai lang (Ipomea Batatas) thuộc chi Ipomoea, họ
Convolvulaceae có mặt ở Trung Mỹ vào những năm
2600 đến 1000 trước Công Nguyên, nó được phổ biến rất
sớm trong khu vực này, bao gồm cả khu vực Caribe. Nó
cũng đã được biết tới trước khi có sự thám hiểm của
người phương tây tới Polynesia, sau đó nó phổ biến sang
các nước khác ở châu Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Hình 1.1: Củ Khoai Lang
Nha, châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Philippin, Indonesia, Việt Nam...

Ngày nay, khoai lang được trồng rộng khắp trong các khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm
với lượng nước đủ để hỗ trợ sự phát triển của nó.

Ở Việt Nam khoai lang trồng rất phổ biến, trước đây chủ yếu ở đồng bằng các vùng đất
bãi ven sông, nay khoai lang đã được trồng nhiều cả các vùng đồi, trung du từ Bắc vào
Nam.

Khoai lang không chịu được sương giá. Nó phát triển tốt nhất ở nhiệt độ trung bình
khoảng 24 °C (75 °F). Phụ thuộc vào giống cây trồng và các điều kiện khác, các rễ củ
sẽ phát triển đầy đủ trong vòng từ 2 đến 9 tháng. Với sự chăm sóc cẩn thận, các giống
ngắn ngày có thể trồng như cây một năm để cho thu hoạch vào mùa hè tại các khu vực
có khí hậu ôn đới, như miền bắc Hoa Kỳ. Khoai lang ít khi ra hoa nếu khoảng thời gian
ban ngày vượt quá 11 giờ. Chúng được nhân giống chủ yếu bằng các đoạn thân (dây
khoai lang) hay rễ hoặc bằng các rễ bất định mọc ra từ các rễ củ trong khi lưu giữ bảo
quản. Các hạt hầu như chỉ dành cho mục đích gây giống mà thôi.
Trong các điều kiện tối ưu với 85-90 % độ ẩm tương đối ở 13-16 °C (55-61 °F), các củ
khoai lang có thể giữ được trong vòng 6 tháng. Nhiệt độ thấp hoặc cao hơn đều nhanh
chóng làm hỏng củ.

Khoai lang phát triển tốt trong nhiều điều kiện về đất, nước và phân bón. Nó cũng có
rất ít kẻ thù tự nhiên nên thuốc trừ dịch hại là ít khi phải dùng tới. Do nó được nhân
giống bằng các đoạn thân nên khoai lang là tương đối dễ trồng. Do thân phát triển
nhanh che lấp và kìm hãm sự phát triển của cỏ dại nên việc diệt trừ cỏ cũng tiêu tốn ít
thời gian hơn. Trong khu vực nhiệt đới, khoai lang có thể để ở ngoài đồng và thu
hoạch khi cần thiết còn tại khu vực ôn đới thì nó thường được thu hoạch trước khi
sương giá bắt đầu.

Trung Quốc là quốc gia trồng nhiều khoai lang nhất; chiếm tới 80% sản lượng toàn thế
giới (với sản lượng năm 1990 là 130 triệu tấn; bằng khoảng một nửa sản lượng khoai
tây của quốc gia này). Trong quá khứ, phần lớn khoai lang tại Trung Quốc được trồng
để làm lương thực, nhưng ngày nay phần lớn (60%) được trồng để nuôi lợn. Phần còn
lại được dùng làm lương thực hay chế biến các sản phẩm khác cũng như để xuất khẩu,
chủ yếu là sang Nhật Bản. Tại Trung Quốc hiện nay có trên 100 giống khoai lang.

2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai lang

 Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam


Ở Việt Nam ,khoai lang là cây lương thực truyền thống đứng thứ ba sau lúa và ngô và
đứng thứ hai về giá trị kinh tế sau khoai tây.Khoai lang được trồng ở khắp mọi nơi
trên cả nước từ Đồng bằng đến Miền núi, Duyên Hải Miền Trung và vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long. Năm 2004,diện tích khoai lang đạt 203,6 nghìn ha và sản
lượng là 1535,7 nghìn tấn .Đặc biệt tổng diện tích trồng khoai lang ở vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long liên tục tăng trong những năm gần đây, từ 9900 ha năm 2000 lên
14000 ha năm 2007 với sản lượng đạt 285,5 ngàn tấn .Năng suất khoai lang ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long thuộc loại cao nhất nước nhưng cũng chỉ đạt 20,3 tấn/ha .So với
tiềm năng và đất đai và khí hậu thời tiết thì năng suất còn rất thấp .Hiện tại ,ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long có rất ít các nghiên cứu về khoai lang ,đặc biệt về kỹ thuật canh
tác nên hầu hết nông dân trong vùng khoai lang theo kinh nghiệm và đang gặp phải
một số vấn đề cần phải nghiên cứu giải quyết ,bao gồm:
 Giống: Các vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ,nông dân vẫn chủ yếu sử dụng các
giống địa phương ,mặc dù có chất lượng tương đối tốt nhưng năng suất thấp
,chưa đáp ứng rộng rãi thị trường người tiêu dùng và xuất khẩu.
 Kỹ thuật canh tác:Yếu tố ảnh hưởng quyết đnh đến năng suất và chất lượng
củ.Do vậy ,cần thiết phải nghiên cứu và xây dựng quy trình kỹ thuật cach tác
đồng bộ để nâng cao năng suất,chất lượng và hiệu quả kinh tế cho nông dân.
2.1.Tình hình nghiên cứu:
Sản xuất khoai lang nước ta không đồng đều cả về diện tích và trình độ thâm canh,
năng suất thấp và có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng sản xuất. Hiện nay
khoai lang làm lương thực cho người giảm dần, chủ yếu là làm thức ăn cho chăn
nuôi và nguyên liệu chế biến
Tuy nhiên có đến 90% sản phẩm khoai lang được sử dụng chủ yếu ở vùng nông
thôn; ở các thành phố được sử dụng với một lượng rất ít. Ở Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh xấp xỉ 1%.
Ở vùng nông thôn có tới 60% sản lượng khoai lang được dùng làm thức ăn gia súc
dưới dạng củ tươi. Ở vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ, Duyên hải miền
Trung, một lượng lớn Khoai lang được phơi khô (củ thái lát, thân lá phơi khô dã
thành bột) .
Bảng2.1.Tình hình sản xuất khoai lang việt nam giai đoạn 2007 - 2011
Năm Diện tích (ha) Năng Sản
suất(tấn/ha) lượng(triệu/tấn)

2007 175.500 8.19 1.437.600


2008 162.000 8.16 1.325.600

2009 146.600 8.26 1.211.300

2010 150.800 8.74 1.138.500

2011 148.500 9.36 1.390.600

Nguồn:Faostat 1/2013

 Tình hình sản xuất khoai lang ở thế giới:


Theo số liệu thống kê của FAO ,năm 2004 sản lượng khoai lang trên thế giới là 127
triệu tấn ,trong đó phần lớn tại Trung Quốc với lượng khoảng 105 triệu tấn và diện
tích trồng là 49000 𝐾𝑚2 .Khoảng một nửa sản lượng của Trung Quốc được làm
thức ăn cho gia sú và gia cầm.
Sản lượng khoai lang trên đầu người lớn nhất tại các quốc gia mà khoai lang là mặt
hàng lương thực chính trong khẩu phần ăn, đứng đầu là quần đảo Solomon với
160kg/người/năm và Burundi với 130kg/người/năm.
North Carolina,bang đứng đầu Hoa Kỳ về sản xuất khoai lang ,hiện nay cung cấp
40% sản lượng khoai lang hàng năm của quốc gia này .Mississippi cũng là bang
chủ lực trong việc trồng khoai lang.Tại đây khoai lang được trồng trên diện tích
khoảng 8200 mẫu Anh .Khoai lang từ Mississippi đóng góp khoảng 19 triệu USD
vào nền kinh tế bang này có khoảng 150 trang trại ở đây trồng khoai lang.
Ngày nay Trung Quốc là quốc gia trồng nhiều khoai lang nhất chiếm 80% sản
lượng trên thế giới.Tại Trung Quốc hiện nay có khoảng 100 giống khoai lang
.Khoai lang trở nên rất phổ biến từ rất sớm tại các đảo trên Thái Bình Dương ,từ
Nhật Bản tới Polynesia . Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Indonesia .Ấn Độ cũng
là các quốc gia trồng nhiều khoai lang.Uganda,Rwanda và một số quốc gia châu
phi khác cũng trồng nhiều khoai lang do đó là một phần quan trọng trong khẩu
phần ăn tại các quốc gia này .Bắc và Nam Mỹ ,quê hương của khoai lang nhưng
ngày nay chỉ chiếm không quá 3% sản lượng thế giới .Châu Âu cũng có trồng
khoai lang, nhưng sản lượng không đáng kể,chủ yếu tại Bồ Đào Nha.

2.2.Tình hình nghiên cứu:

Trên thế giới cây khoai lang được trồng ở 115 nước khác nhau, trong đó có 101
nước là các nước đang phát triển và sản xuất tiêu thụ hầu hết sản lượng khoai
lang của toàn thế giới .
Khoai lang là một cây trồng cạn và có khả năng chịu được nhiều điều kiện khí hậu
và thổ nhưỡng khác nhau. Do khoai lang có thể chịu lạnh tốt hơn các cây có củ
nhiệt đới khác (sắn, khoai sọ... ), vì vậy nó có thể sinh trưởng và phát triển bình
thường ngay cả ở độ cao 3000 m so với mặt nước biển. Khoai lang đã trở thành cây
lương thực chính của dân cư miền núi cao tại Uganda, Ruanda và Burundi của
Châu Phi.
Khoai lang là một trong 5 cây có củ quan trọng trên thế giới: sắn, khoai lang, khoai
mỡ, khoai sọ, khoai tây. Ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới thì khoai lang là cây có củ
đứng sau sắn.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới giai đoạn 2007 - 2011
Năm Diện tích (ha) Năng suất(tấn/ha) Sản
lượng(triệu/tấn)

2007 8.282.334 12.19 101.162

2008 8.359.185 12.74 104.149

2009 8.189.169 12.62 103.348

2010 8.173.292 12.54 102.506

2011 7.953.196 13.11 104.260

Nguồn:Faostat 1/2013
Trong những năm gần đây diện tích trồng khoai lang trên thế giới có xu hướng
giảm từ 8.282.334 ha (năm 2007) xuống chỉ còn 7.953.196 ha (năm 2011). Trong
đó, nguyên nhân chính là do năng suất, chất lượng khoai lang chưa được cải thiện;
mặt khác trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, người nông dân đã lựa chọn
những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao để đầu tư thâm canh. Đặc biệt việc phát
triển mở rộng diện tích trồng khoai lang đi đôi với tiêu thụ và chế biến khoai lang
chưa được quan tâm đúng mức nên sản xuất khoai lang hầu như mang tính tự phát
chạy theo lợi ích kinh tế thời vụ nên đã dẫn đến sản xuất khoai lang chưa phát triển
bền vững và có xu hướng giảm dần trong những năm vừa qua.
Năng suất khoai lang trên thế giới tương đối ổn định và tăng nhẹ từ 12,19
tấn/ha (năm 2007) lên 13,11 tấn/ha (năm 2011), do đó tổng sản lượng cũng tăng
nhẹ.
Hiện nay Trung Quốc là nước sản xuất nhiều khoai lang nhất trên thế giới, năm
2011 đạt 3.490.425 ha, với năng suất là 21,6 tấn/ha và sản lượng đạt cao nhất thế
giới (75.567.929 tấn).
Mỹ hàng năm trồng khoảng 30.000 – 40.000 ha khoai lang, tập trung chủ yếu tại
các bang Bắc Carolina, Louisiana, Texas, Mississippi và California. Trung bình
một trang trại khoai lang ở Mỹ trồng khoảng 150 ha, để đảm bảo hiệu quả đầu tư về
máy móc, kho bảo quản và thiết bị đóng gói (tốn khoảng 1 – 2 triệu USD) và để
giảm chi phí lao động sống (Labonte và Cannon, 1998).
Một số tài liệu nước ngoài đề cập tới vai trò của cây có củ như một trong những
chỗ dựa quan trọng của nhân loại trong thế kỷ 21. Bởi hiện tại tiềm năng cải tiến
năng suất của cây có củ là rất lớn, trong khi đó mặc dù năng suất của các cây ngũ
cốc đã khá cao nhưng trong một phạm vi nào đó đã đạt đến mức giới hạn của năng
suất trần. Ngoài ra cây có củ có thể trồng được ở những vùng đất xấu, khô hạn.
2.3.Thị trường tiêu thụ:
- Chưa được quan tâm đúng mức
- Quy mô còn nhỏ lẻ
- Chất lượng không ổn định
- Không đảm bảo trong quá trình bảo quản
- Tỷ lệ hư hỏng cao chưa được áp ứng thị trường
- Xuất khẩu chủ yếu bằng đường tiểu ngạch sang Trung Quốc
1.3.Chuỗi cung ứng :

Bán sỉ, lẻ Người tiêu


dùng

Nông dân

Thu mua Doanh


nghiệp

Với chuỗi cung ứng này. Người tiêu dùng để sử dụng được sản phẩm phải qua nhiều
trung gian, khiến chi phí bỏ ra rất nhiều so với chất lượng sản phẩm sử dụng. Người
dân thụ động trong việc tìm kiếm nguồn tiêu thụ, phải qua trung gian không thu được
nhiều lợi nhuận, có trường hợp còn bị các thương lái thu mua ép giá phải bán rẻ, sản
xuất cực nhọc mà lợi nhuận không cao dễ khiến chán nản, không đủ chi phí để nâng
cao chất lượng cải thiện đời sống và sản xuất. Chất lượng sản phẩm chưa được đảm
bảo.

2.4.Hiện trạng sau thu hoạch khoai lang:

 Tổn thất sau thu hoạch khoai lang ở Việt Nam:


 Tổn thương cơ giới: trong quá trình thu hạch và vận chuyển cũng như quá
trình bảo quản sẽ xảy ra những va chạm có thể là giữa các củ khoai với nhau
và cũng có thể là giữa khoai với các nông cụ hoặc vật dụng chứa đựng trong
lúc vận chuyển cũng như những vật dụng chứa đựng bảo quản .Những va
chạm trên sẽ lảm củ khoai bị trầy xước làm mất tính cảm quan ở củ khoai
đồng thời đây chính là điều kiện thuận lợi cho sâu mọt và vi sinh vật xâm
nhập gây hư hại củ khoai lang ,đồng thời khi bị trầy xước củ khoai lang sẽ
tăng nhanh quá trình hô hấp và dễ mất nước làm chúng nhanh chóng hư
hỏng.
 Tổn thất do phương pháp xử lý không thích hợp: mỗi loại nông sản cần
một biện pháp xử lý phù hợp với những đặc tính của nông sản đó
 Tổn thất do khoai nẩy mầm và bén bén rễ: nếu bảo quản không tốt ,nơi
bảo quản có điều kiện nhiệt độ, độ ẩm,ánh sáng, thích hợp cho củ khoai lang
thì chúng sẽ nảy mầm và bén rễ. Lúc này ,khoai lang của chúng ta sẽ không
còn có giá trị thương phẩm .
 Mất nước (héo): do quá trình hô hấp của củ khoai lang lảm hao hụt đi lượng
nước nhưng không thể bù đắp lại. Do bảo quản không tốt, nhất là do ảnh
hưởng của nhiệt độ và ánh sáng và độ ẩm.
 Tổn thất lạnh: khi bảo quản khoai trong điểu kiện nhiệt độ quá thấp trong
thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng khoai do khoai lang là củ cận nhiệt
đới.
 Tổn thất trong lúc thu hoạch:
- Thiết bị thu hoạch, nông cụ
- Tổn thất do phương pháp thu hoạch không đúng kĩ thuật
- Tổn thất do gặm nhấm, sinh vật phá hại
- Tổn thất do thiếu xót trong khi thu gom
 Tổn thất trong lúc bảo quản:
- Phương pháp bảo quản không thích hợp
- Sinh vật phá hại
 Tổn thất sau thu hoạch khoai lang ở thế giới:
Những nước có diện tích trồng khoai lang đứng đầu thế giới như Trung Quốc, Mỹ, có
những biện pháp và máy móc thiết bị hiện đại cùng các giống khoai lang tốt nên tỷ lệ
tổn thất trong thu hoạch và bảo quản là rất thấp.
Ở một số nước Châu Phi và các nước sản xuất khoai lang có diện tích nhỏ, tập trung
chủ yếu là các hộ gia đình và trang trại nhỏ nên không được trang bị đầy đủ kiến thức
về thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch cùng với việc thiếu các thiết bị thu hoạch,
vậm chuyển và bảo quản hiện đại nên tổn thất là đáng kể. Các dạng tổn thất tương tự
như các dạng tổn thất trong thu hoạch và bảo quản của nước ta hiện nay
2.5.Các loại bệnh và dịch hại của nông sản:
1. BỆNH DO VIRUS
 Virut đốm gợn sóng khoai lang (SPFMV)
Protyvirut truyền qua rệp
 Triệu chứng:
Trên lá: xuất hiện đốm mờ, biến màu không đều nhau, đôi khi được viền bằng
màu tím nhạt. Biến màu (gợn sóng) dọc theo gân lá giữa và có các đốm biến
vàng từ mờ mờ đến nổi rõ, có hoặc không có viền tím xuất hiện.
Trên củ: phụ thuộc vào chủng SPFMV và giống khoai lang, chủng thường gặp
không gây ra triệu chứng trên bất kỳ giống nào trong khi đó chủng “giống tốt”
gây ra những đốm hoại tử bên ngoài hay bần hóa bên trong. SPFMV có thể tiềm
ẩn trong dây.
 Đặc điểm sinh học: SPFMV được lan truyền do nhiều loài rệp theo phương thức
không bền vững thong qua việc lấy thức ăn chỉ trong thời gian ngắn 20 – 30 giây.
Các loài rệp sống cố định cũng như các loài rệp có cánh của các loài sống không
cố định có thể truyền bệnh. SPFMV tồn tại lâu dài giữa các các vụ gieo trồng
trong hom giống, nhưng không có triệu chứng trên lá làm cho người nông dân khó
chọn lọc hom giống không có virut.
 Phân bố và tầm quan trọng: SPFMV xuất hiện khắp thế giới.
 Phòng trừ: không sử dụng cây bị bệnh làm hom giống, vệ sinh và sử dụng các
giống chống bệnh.
 Virut làm hõm gân lá khoai lang ( SPSVV)
Closterovirus truyền qua bọ phấn
 Triệu chứng: thay đổi theo vùng địa lý. Ở miền Đông Phi bệnh làm cây còi cọc
và thay đổi màu ở lá (thường là hóa đỏ hay biến vàng), phụ thuộc vào giống. Một
vài nơi khác triệu chứng bao gồm sự biến vàng gân lá nhẹ, một số gân lá cấp hai bị
lõm xuống ở mặt trên lá và gân lá nổi lên mặt dưới lá. Bệnh cũng có thể không
biểu hiện triệu chứng.
 Đặc điểm sinh học: SPSVV truyền qua bọ phấn thuốc lá B.tabaci theo phương
thức bán bền vững, cần phải lấy thức ăn trong vài giờ để lấy được virut và lây
truyền có hiệu quả. Virut tồn tại lâu dài qua các vụ gieo trồng thông qua giống bị
bệnh. SPSVV thường được giám định cùng SPFMV gây ra bệnh virut nặng.
 Phân bó và tầm quan trọng: bản thân virut chỉ có thể làm giảm nhẹ năng suất,
nhưng khi nhiễm cũng với SPFMV có thể làm thiệt hại năng suất gần như hoàn
toàn.
 Phòng trừ: không sử dụng cây bị bệnh làm hom giống và sử dụng giống kháng
bệnh.
 Bệnh Virut Khoai Lang ( SPVD)
 Triệu chứng: Cây bị bệnh còi cọc nghiêm trọng, lá nhỏ và hẹp (giống hình dây),
mép lá thường bị biến dạng. Lá có thể bị rúm ró, gân lá bị sáng màu và đốm. Phiến
lá thường nhợt nhạt làm cho cả cây như biến màu.
 Đặc điểm sinh học: Bệnh có thể do sự kết hợp cộng hưởng của SPFMV và
SPSVV.
 Phân bố và tầm quan trọng: SPVD phổ biến ở châu Phi, là bệnh virut chủ yếu
của khoai lang ở Nigiêrie, Camơrun, Ghana và Uganda. Cây bị bệnh hầu như
không cho thu hoạch. Bệnh đồng nhất với một bệnh nặng được báo cáo ở các nước
châu Mỹ. SPVD cũng được phát hiện ở Achentina, Brazin, Pêru, Mỹ và Đài Loan.
 Phòng trừ: không sử dụng cây bệnh làm hom giống và sử dụng giống kháng
bệnh.

2.CÁC BỆNH DO NẤM GÂY RA TRÊN DÂY VÀ LÁ


 Bệnh ghẻ
Elsinoe batatas
 Triệu chứng: các vết bần nổi màu nâu đến nâu nhạt với tâm màu tím đến màu nâu
xuât hiện dọc theo dây. Các đốm bệnh nhỏ xíu liên kết với nhau phủ lên gân lá làm
chúng bị co lại và lá bị quăn.
 Đặc điểm sinh học: Sự lan truyền của nấm bệnh chủ yếu qua vết thương cọ sát,
tiếp xúc giữa thân lá, qua mưa, côn trùng và việc sử dụng dây khoai nhiễm bệnh
làm giống. Khoai lang trồng nơi đất thấp, đất thịt nặng rất dễ bị nhiễm bệnh. Khoai
lang trồng bãi có mức độ bệnh lớn hơn nhiều so với trồng luống. Ở nước ta, bệnh
ghẻ khoai lang xuất hiện ở hai vụ chính là vụ xuân hè và vụ đông xuân. Bệnh gây
hại tập trung trong vụ xuân hè.
 Phân bố và tầm quan trọng: bệnh rất quan trọng ở Đông Nam Á và các đảo Thái
Bình Dương ở đó bệnh đã gây những thiệt hại nặng nề, khoai lang không hình
thành được củ. Bệnh cũng có mặt ở Brazin. Thời tiết ẩm ướt có lợi cho bênh phát
triển.
 Phòng trừ: Sử dụng giống kháng. Cần sử dụng hom giống sạch bệnh của các
giống đề kháng tốt nhất và áp dụng các biện pháp vệ sinh. Khoai cần trồng trên
luống cao. Khi phát hiện ổ bệnh đầu tiên trên đồng ruộng có thể dùng Score
250ND (0,3 - 0,5 lít/ha) để phun.
 Bệnh đốm vòng khoai lang
Alternaria solani, Alternaria sp
 Triệu chứng: Vết bệnh màu nâu với hình mắt bò điển hình của vòng tâm xuất
hiện trên lá, đặc biệt ở lá già. Đốm bệnh màu đen xuất hiện trên cuống lá và dây.
Phần gốc và phần giữa bị hại nặng hơn phần ngọn. Dây có thể bị chết. Trên mặt
đất dưới dây bị bệnh thường có lớp tàn dư lá màu đen.
 Đặc điểm sinh học: Bệnh và kích thước vết bệnh tăng theo độ cao. Độ ẩm tương
đối cao hoặc nước tự do là điều kiện thuận lợi cho sự lây nhiễm và phát sinh bào
tử. Nấm bảo tồn trong tàn dư và bào tử phát tán qua hom giống bị bệnh, gió và
nước mưa. Bệnh thường xảy ra ở trung du và miền núi.
 Phân bố và tầm quan trọng: Bệnh cháy lá do nấm Alternaria là bệnh nấm quan
trọng nhất ở Đông Phi và Brazin.
 Phòng trừ: Tính mẫn cảm với nấm gây bệnh thay đổi giữa các giống kháng. Nên
sử dụng hom giống không bị bệnh của các giống kháng và áp dụng các biện pháp
vệ sinh trong việc phòng trừ bệnh.

 Bệnh đốm lá do nấm Phyllosticta


Phymopsis ipomoea- batatas ( Phyllosticta batatas)
 Triệu chứng: Vết bệnh màu trắng nhạt đến nâu nhạt và nâu, thường có đường
kính dưới 10mm xuất hiện mặt trên và mặt dưới lá. Vết bệnh thường có viền màu
nâu đậm hoặc tím. Có thể quan sát thấy quả cành ở tâm của vết bệnh.
 Đặc điểm sinh học: Nấm bảo tồn trong tàn dư và không có cây ký chủ khác. Bào
tử phát tán qua hom giống bị bệnh, gió, nước mưa bắn và có thể cả côn trùng.
 Phân bố và tầm quan trọng: Bệnh rất phổ biến và xuất hiện ở mọi vùng sinh
thái. Bệnh làm giảm năng suất, nhưng cũng có thể làm giảm chất lượng dây làm
hom giống và thức ăn gia súc.
 Phòng trừ :chưa có phương pháp phòng trừ và phòng trừ thường là không cần
thiết.

 Biến Dạng Lá Biến Vàng Fusarium lateritium


 Triệu chứng: đầu tiên là lớp sáp nhày màu trắng chứa tản nấm và quả thể phủ lá
vừa mới phát triển đầy đủ. Quan sát kính hiển vi phát hiện thấy trên búp ngọn hay
chồi bên. Khi lá già, lớp sáp lan ra dọc theo mép lá và có thể biến mất. Ở một số
giống và điều kiện môi trường lá bị biến vàng. Đôi khi lá bị biến dạng và cây còi
cọc.
 Đặc điểm sinh học: Thể gây bệnh xuất hiện trên toàn bộ bề mặt của các bộ phận
trên mặt đất và có thể truyền qua hạt thực sinh. Không thể loại trừ nấm bằng cách
khử trùng bề mặt của hạt. Triệu chứng nặng hơn trong điều kiện thời tiết nóng và
khô.
 Phân bố và tầm quan trọng: Bệnh được phát hiện ở Pêru, một vài nơi ở Đông và
Trung Phi, chủ yếu ở vùng thấp, nóng, khô và ở Mỹ. Cây bị bệnh còi cọc và biến
dạng, năng suất có thể bị giảm.
 Phòng trừ: Hom giống sạch bệnh là rất cần thiết. Đã quan sát thấy sự khác nhau
về tính mẫn cảm giữa các giống. Sử dụng hom giống vô tính từ cây không có triệu
chứng. Không thu hoạch hạt thực sinh từ những cây bị bệnh, nhất là khi hạt được
gửi tới các vùng không có bệnh biến dạng lá biến vàng. Chưa có phương pháp
phòng trừ hóa học nào được áp dụng.

 Bệnh Gỉ Sắt Albugo ipomoea-panduratae


 Triệu chứng: Lá, cuống dây đều bị bệnh. Đầu tiên là những đám biến vàng ở mặt
trên lá. Ở giai đoạn sau, các đám này bị chết và bao quanh bởi một quầng vàng. Có
thể quan sát thấy những đám lồi màu trắng giống như mụn ở mặt dưới của lá.
Cuống lá và dây bị bệnh phình ra và xoắn lại.
 Đặc điểm sinh học: Gió và côn trùng phát tán nấm.
 Phân bố và tầm quan trọng: bệnh phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
trong mùa mưa hay những nơi có độ ẩm cao.
 Phòng trừ: Chưa có biện pháp để phòng trừ, mặc dù đã quan sát thấy sự khác
nhau về tính mẫn cảm giữa các giống.
 Bệnh héo vàng Fusarium oxysporum f.sp. batatas
 Triệu chứng: Đầu tiên lá xám xịt và biến vàng, tiếp theo là dây héo và chết. Mạch
dẫn dây bị nhiễm biến màu điển hình của bệnh.
 Đặc điểm sinh học: Nấm sinh ra trong đất và chỉ hại khoai lang, một ít loài gần
với khoai lang, đại mạch và thuốc lá vàng. Nấm bảo tồn trong đất và tàn dư trong
nhiều năm. Mặc dù hom ngọn thường không có bệnh, củ và hom giống cắt từ gốc
có thể bị nhiễm bệnh. Di chuyển đất nhiễm bệnh trên công cụ và qua động vật có
thể làm bùng nổ dịch bệnh ở các vùng mới. Bệnh xảy ra trong các điều kiện môi
trường khác nhau. Năng suất bị giảm phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây
lúc bị bệnh.
 Phòng trừ: Vệ sinh tốt sẽ giảm tác động và hạn chế sự lây lan của bệnh. Đã quan
sát một số giống kháng bệnh này, các chương trình chọn giống ở một số nước đã
tạo ra các giống kháng bệnh.
 Bệnh Thối Tím Củ Helicobasidium mompa
 Triệu chứng: Cây bị biến vàng và có thể rụng lá. Rễ sợi bị thối và được phủ bằng
tản nấm dày màu trắng, sau đó tản nấm chuyển ngay sang màu hồng rồi cuối cùng
màu tím. Củ bắt đầu thối từ đỉnh rồi thối hoàn toàn và được phủ bằng tản nấm như
rễ sợi. Đồng thời, hạch nấm dẹt màu đen được tạo thành. Có thể tìm thấy lớp thảm
nấm thô màu tím và hạch nấm trong đất nơi cây bị thối. Củ bị thối có mùi rượu
cồn đặc trưng.
 Đặc điểm sinh học: Bên cạnh khoai lang nấm còn có phổ ký chủ rộng. Nấm có
thể bảo tổn trong đất ít nhất 4 năm ở dạng sợi nấm hay hạc nấm. Hom giống bị
bệnh và nước tưới có thể phát tán nấm. Nhiệt độ không phải là yếu tố hạn chế đối
với sự phát triển của bệnh, nhưng độ ẩm cao trong đất thuận lợi cho bệnh phát
triển.
 Phân bố và tầm quan trọng: bệnh xuất hiện ở nhiều vùng châu Á và châu Mỹ.
 Phòng trừ: Hom giống cần phải cắt từ cây khỏe. Các giống chín sớm có thể tránh
được bệnh. Luân canh với cây ngũ cốc cũng có thể ngăn ngừa được bệnh này.
 Bệnh Cháy Và Đốm Tròn Do Nấm Hạch Sclerotium Rolfsii
 Triệu chứng: Bệnh cháy là do nấm hạch và đốm tròn là hai loại bệnh gây ra do
cùng một tác nhân gây bệnh. Triệu chứng cháy do nấm bắt đầu từ ruộng nhân
giống rồi lan sang ruộng mới trồng. Cây hình thành từ củ mẹ chết đột ngột. Ngọn
bị bệnh tách ra khỏi phần còn lại của cây. Có thể phát hiện thấy một lớp thảm
trắng của sợi nấm và vô số hạch tròn màu nâu giống như hạt cải dầu ở gốc cây bị
bệnh. Chỉ quan sát thấy đốm tròn ở củ tươi. Có những vết lõm màu nâu rất đối
xứng, đôi khi có vết rạn nứt.
 Đặc điểm sinh học: Nấm gây hại nhiều loài cây trồng trồng. Đây là nấm địa sinh
và bảo tồn lâu ở dạng hạch nấm. Ẩm độ và vật chất hữu cơ trong đất có lợi cho
việc nhiễm bệnh.
 Phân bố và tầm quan trọng: Bệnh rất phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới.
 Phòng trừ: Có thể giảm tỷ lệ bệnh bằng cách không trồng khoai lang trên đất bị
nhiễm và sử dụng hom giống sạch bệnh. Vệ sinh tốt và sử dụng các giống ít mẫn
cảm cũng giúp giảm tỷ lệ bệnh.

 Bệnh Thối Đen Khoai Lang Ceratocystis fimbriata


 Triệu chứng: Vết sẹo lõm có màu tối đến đen ở phần gốc dây là triệu chứng nổi
bật nhất. Trong trường hợp bệnh nặng có thể gây biến vàng, héo và chết cây. Củ bị
bệnh hình thành những hõm xuống màu đen đến xám, trên đó có thể quan sát thấy
những cấu trúc của nấm giống như gai nhô ra từ bề mặt củ. Thường ngửi thấy mùi
rượu giống như đường đang lên men.
 Đặc điểm sinh học: Sử dụng hom giống bị bệnh sẽ kéo dài bệnh. Việc truyền
bệnh xảy ra thông qua vết thương do bọ hà, sâu, dế và chuột gây nên. Nấm sống
trong đất và có thể bảo tồn 1-2 năm trong tàn dư thực vật. Độ ẩm không ảnh
hưởng tới sự phát triển của bệnh.
 Phân bố và tầm quan trọng: Bệnh đặc biệt quan trọng ở Đông Nam Châu Á và
Thái Bình Dương, ở đây bệnh làm giảm năng suất và phẩm chất củ tươi.
 Phòng trừ: Nên lấy hom giống để trồng từ vật liệu sạch bệnh. Ở những nơi khó
tìm được cây mẹ khỏe nên cắt hom giống cách mặt đất 2cm để tránh phần cây bị
nhiễm bệnh. Luân canh với cây trồng không phải là ký chủ ít nhất 2 năm và áp
dụng các biện pháp vệ sinh tốt. Xử lý củ 5 ngày sau thu hoạch ở nhiệt độ 30 –
35oC và 85- 90% độ ẩm tương đối.
3.BỆNH VI KHUẨN

 Thối Bệnh Củ Và Thân Do Vi Khuẩn Erwinia Chrysanthemi


 Triệu chứng: Ở phần trên cây là các vết màu nâu đến đen, mọng nước trên dây và
cuống lá. Một hay hai nhánh có thể bị héo và cuối cùng cả cây héo lụi. Cũng có
thể quan sát thấy các vết bệnh cục bộ trên rễ sơ. Trên củ, có thể quan sát thấy các
vết bệnh cục bộ có viền đen ở bề mặt. Nhưng thường bị thối bên trong mà không
biểu hiện triệu chứng bên ngoài.
 Đặc điểm sinh học: Vi khuẩn gây bệnh có nhiều ký chủ khác ở các vùng nóng ẩm
trên thế giới, ở đó chũng bảo tồn trên tàn dư thực vật và cỏ dại trong đất. Bệnh lây
nhiễm thông qua vết thương.
 Phòng trừ: Nên cắt hom giống phía trên mặt đất để trồng. Sử dụng giống ít mẫn
cảm và cẩn thận tránh làm thương tổn có thể giảm tỷ lệ bệnh.

 Bệnh Héo Xanh Hay Héo Rũ Do Vi Khuẩn Pseudomonas Solanacearum


 Triệu chứng: Ruộng bị bệnh thường có một số cây bị héo. Bệnh bắt đầu từ gốc ở
dạng vết bệnh mọng nước màu vàng nhạt rồi chuyển sang màu nâu. Bó mạch của
dây bị bệnh biến màu. Ở củ, bó mạch cũng bị biến màu, nhưng chủ yếu là những
vệt chạy dọc màu nâu cũng như những vết bệnh mọng nước màu nâu trên bề mặt.
Củ bị bệnh nhẹ, nếu bảo quản có thể thối hoàn toàn và có mùi rất khác biệt.
 Đặc điểm sinh học: Vi khuẩn địa sinh, nhưng thường truyền qua vật liệu nhân
giống. Một khi đất bị nhiễm bệnh, vi khuẩn có thể lưu tồn từ một đến ba năm. Sự
lây lan bệnh trên ruộng cũng có thể qua nước tưới.
 Phân bố và tầm quan trọng: bệnh quan trọng ở một số cũng thuộc miền Nam
Trung Quốc khi trồng những giống mẫn cảm.
 Phòng trừ: Sử dụng các giống ít mẫn cảm và hom giống sạch bệnh làm giảm tỷ lệ
bênh. Nếu vi khuẩn đã có trong đất, nên cho ruộng ngập nước và luân canh với cây
họ hòa thảo.
 Bệnh Thối Streptomvces ipomea
 Triệu chứng: Đầu tiên lá biến vàng và biến màu đồng thau do rễ sơ bị hủy hoại.
Trên củ, ngoài những vết bệnh hoại tử màu nâu thẩm, thường quan sát thấy các vết
nứt tỏa ra từ trung tâm cùa củ bị dị hình quả tạ.
 Đặc điểm sinh học: Bệnh gây nhiều thiệt hại trên đất kiềm khô hạn. Tác nhân gây
bệnh có thể tồn tại lâu dài trong đất.
 Phân bố và tầm quan trọng: Bệnh làm giảm năng suất và có thể nguy hại
nghiêm trọng ở một số nơi. Bệnh có mặt ở một số vùng Mỹ và Nhật Bản.
 Phòng trừ: Cần lấy hom giống từ những vùng không có bệnh. Duy trì độ ẩm đất
giúp làm giảm tỷ lệ bệnh. Dùng lưu huỳnh để giảm độ pH của đất cũng là một
phương án, nhưng phải sử dụng lượng lớn nguyên tố này.

4. BỆNH DO TUYẾN TRÙNG GÂY RA

 Tuyến Trùng Nốt Sưng Rễ Meloidogyne spp


 Triệu chứng: Cây bị còi cọc, bộ lá chuyển màu vàng và héo, ra hoa không bình
thường. Trên rễ sơ, nốt sưng hình tròn đến hình sợi được tạo ra với các ổ trứng
trên bề mặt. Một phần lớn hệ thống rễ có thể chết. Củ của một số giống phản ứng
bằng cách nứt theo chiều dọc, trong khi đó ở các giống khác hình thành những u
lồi xuyên qua lớp biểu bì.
 Đặc điểm sinh học: phân bố trên toàn thế giới. Chúng bảo tồn trong đất ở dạng
các ổ trứng và trong tàn dư thực vật. Chúng được vận chuyển bằng nước tưới và
lây lan qua hom giống bị bệnh.
 Phòng trừ: Khả năng kháng, luân canh và chọn hom giống không có tuyến trùng
sẽ hỗ trợ việc phòng trừ bệnh.
 Tuyến Trùng Vòng Nhẫn Nâu
Ditylenchus destructor, D. dípaci
 Triệu chứng: Củ tươi khi bảo quản một thời gian biểu hiện triệu chứng là những
vùng bị lõm. Trên mặt cắt ngang, vết nệnh ban đầu xuất hiện là các gờ mô màu
nâu hoại tử rải rác khắp củ. Ở các giai đoạn sau, khối mô nhão bị đen hoàn toàn,
hơi nhũn và bị bần hóa. Tuyến trùng này chỉ gây hại củ tươi trong bảo quản. Chưa
phát hiện thấy triệu chứng trên đồng ruộng.
 Đặc điểm sinh học: Hai loài Ditylenchus phân bố khắp thế giới và có rất nhiều ký
chủ. Chúng là nội ký sinh di chuyển.
 Phòng trừ: Chưa có biên pháp phòng trừ.

 Tuyến Trùng Dạng Nang Túi Gây Nứt Củ

Roytylenchulus reniformis
 Triệu chứng: Cây hại bị còi cọc do rễ sơ bị phá hại. Bộ lá bị biến vàng và héo
nhất thời. Ở củ non, nếu bị hại sớm bị nứt và các vết nứt lớn dần khi củ phát triển.
Ở củ già, các vết nứt sâu hóa bần là triệu chứng dễ nhận biết nhất.
 Đặc điểm sinh học: Tuyến trùng này có thể tồn tại trong đất khô, sinh sống và gây
hại rê trong điều kiện khô hạn.
 Phòng Trừ: Nên trồng luân canh với cây không phải là ký chủ để giảm quần thể
tuyến trùng trong đất.

 Tuyến Trùng Hại Rễ Và Củ Pratylenchus spp


 Triệu chứng: Cây bị hại còi cọc do suy giảm hệ thống rễ hút. Trên rễ sơ, tuyến
trùng tạo những vết bệnh nhỏ hoại tử màu nâu. Củ tươi bị bệnh cũng biểu hiện các
vết màu nâu đem nhạt, các vết này thường bị nấm hoại sinh hay vi khuẩn nhiễm.
 Đặc điểm sinh học: Các nòi khác nhau của loại tuyến trùng này được phát hiện
khắp thế giới, ký sinh nhiều loài cây trồng khác nhau. Chúng là nội ký sinh di
chuyển và rời khỏi rễ khi các vết bệnh chúng tạo ra bị ký sinh bởi cơ thể sống thứ
cấp. Mức độ gây hại nghiêm trọng hơn trên đất cát khi nhiệt độ cao.
 Phòng trừ: Bổ sung chất hữu cơ như phần chuồng làm tăng kẻ thù tự nhiên của
tuyến trùng trong đất. Nên sử dụng giống có khả năng kháng bệnh.

2.6.Biện pháp khắc phục sau thu hoạch:


Biện pháp hóa học:Đối với chim, chuột, gián chúng ta có thể sử dụng một trong
những loại hóa chất sau để phòng trừ sau mà không làm ảnh hưởng đến chất
lượng nông sản cũng như người tiêu dùng :Hydramethynon 2% fendona
10sc,quickpho 56%.
Biện pháp cơ giới :
 Trong thu hoạch:sử dụng thiết bị hiện đại giúp tiết kiệm thời gian,nhân
công,đồng thời hiệu quả cao trong việc tránh thất thoát và những va chạm cơ học
ảnh hưởng xấu đến chất lượng và thẩm mỹ của củ khoai
lang.(Nguồn:http//khomay.vn/may-thu-hoạch-khoai).Sử dụng thiết bị thu hoạch
MSU900 sẽ giảm tối đa những qua chạm cơ học trầy xước nông sản tránh được
trường hợp giập nát hư hỏng và nhiễm bẩn.
 Trong lúc vận chuyển:cần sử dụng các máy xúc ,ben,xe tải phù hợp với trọng
lượng cần vận chuyển và tránh trường hợp lây chuyển hay xê dịch quá nhiều.
Biện pháp sinh học: xung quanh nông sản còn tồn tại nhiều sinh vật gây hại
như vi sinh vật ,côn trùng,chuột,chim,cúng ăn hại ,lảm nhiễm bẩn và có thể sinh
sản độc tố vào khoai lang.Đặc biệt khoai lang thường bị tấn công bởi một loai
sâu đục thân mà người dân thường gọi là bọ hà(sùng)
Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học “dầu neem”được chiết xuất từ lá, hoa, cây, rễ,
vỏ cây,và các chất gôm của cây neem,còn gọi là xoan Ấn Độ có hàm lượng độc
tố cao, nhất là hàm lượng azadirachtin, đặc biệt là khi được chiết xuất từ hạt vá
lá. Dầu neem có khả năng phòng chống trên 200 loài dịch hại,bao gồm côn
trùng ve ,tuyến trùng
Để phòng từ bọ hà ta dùng thuốc vi sinh từ các nấm Beauveria,Metarrhizium là
biện pháp tốt nhất hoặc sử dụng biện pháp dẫn dụ như nêu ở trên là hiệu quả
nhất.
Sử dụng giống khoai lang giống khoai lang có bọ hà là biện pháp mới được áp
dụng trong những năm gần đây .

3.Phương pháp xử lý sau thu hoạch truyền thống đối với khoai lang (bảo
quản):
Bảo quản trong hầm, đào sâu dưới đất: Chọn đất nơi cao ráo, sạch sẽ, không có
nước ngầm. Đào hầm theo kiểu lòng chum có nắp đậy kín và có rãnh thoát nước.
Hầm đào xong phải để khô mới chứa khoai. Khoai thu hoạch về chọn củ tốt,
không sây sát, ít lấm đất, không có củ hà. Nhập khoai vào hầm vào những ngày
khô ráo và thận trọng khi vận chuyển vào hầm. Một tháng đầu mở nắp 1-2 lần để
thoát nhiệt độ trong hầm, tránh bốc nóng. Nếu ẩm độ trong hầm quá cao, phải
dùng chất hút ẩm.

Bảo quản trong hầm bán lộ thiên: Hầm này cũng chọn chỗ đất nơi cao ráo, sạch
sẽ, không có nước ngầm, đào hầm theo kiểu lòng chum có nắp đậy kín và có rãnh
thoát nước. Hầm đào xong phải để khô mới chứa khoai. Khoai thu hoạch về chọn
củ tốt, không sây sát, ít lấm đất, không có củ hà, nhập kho vào những ngày khô
hanh và cần thận trọng khi vận chuyển vào hầm. Một tháng đầu mở nắp 1 - 2 lần
để thoát nhiệt độ trong hầm, tránh bốc nóng. Nếu ẩm độ trong hầm quá cao phải
dùng chất hút ẩm.đất cao ráo và khô, không có mạch nước ngầm. Hầm đào sâu
trên 1 m, phía trên mặt hầm đắp một bức tường đất quanh miệng hầm, có chừa 1
cửa để lên xuống, hầm phải có nắp đậy kín và có mái che. Bảo quản bằng hai cách
này sẽ cách ly được với môi trường và khoai giữ được lâu hơn.

Bảo quản bằng cách ủ cát khô: đầu củ quay ra ngoài, từ dưới lên trên. Nếu khoai
đóng trong sọt thì để nguyên và chồng 2 - 3 sọt lên nhau, sau đó lấy cát khô phủ
kín lên khoai. Trường hợp bảo quản ngoài trời phải làm lán che mưa nắng.đều
nhau và xếp thành từng luống hoặc từng đống và phải để nơi cao ráo, thoáng mát,
tránh chỗ nắng hắt vào và không có mưa dột

Đây là phương pháp bảo quản tương đối kín, cũng giống như trong hầm kín nhưng
đơn giản và dễ làm. Song bảo quản bằng cách ủ cát khô có nhược điểm là không
được kín hoàn toàn, nên vẫn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài.
Chọn những củ khoai còn nguyên vẹn, không bị sâu bệnh, không bị sây sát vỏ, xếp
thành từng luống có chiều rộng 1,2 -1,5m, chiều dài tuỳ theo số lượng khoai bảo
quản nhiều hay ít. Khi xếp khoai phải thật nhẹ nhàng, tránh cọ sát. Ngoài ra, khoai
lang có thể bảo quản thoáng nếu thời gian bảo quản ngắn khoảng 10 -15 ngày. Khi
bảo quản thoáng cũng phải chọn những củ khoai có phẩm chất tốt.

 Bao bì bảo quản khoai lang: bao bì không đơn giản chỉ là vật chất chứa đựng
mà còn bảo vệ thực phẩm từ nơi sản xuất tới nơi người tiêu dùng .Vì vậy ,bao bì
phải phù hợp với đặc tính của nông sản trong quá trình bảo quản và lưu thông .Nếu
chọn vật liệu bao bì không phù hợp ,bao bì sẽ gây thiệt hại cho nông sản và người
tiêu dùng.
Yêu cầu:
1. Không độc hại
2. Chống được sự xâm nhập của dịch hại, côn trùng từ bên ngoài vào khoai
lang
3. Ngăn cản sự xâm nhập của không khí và hơi nước từ không khí
4. Ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân gây độc hại từ bên ngoài vào bên
trong thực phẩm
5. Loại bỏ được tia cực tiếp gây hại
6. Chịu sự va đập cớ giới
7. Có thể dễ dàng vận chuyển
8. Bền vững ,dễ mở
9. Dễ làm kín lại, tiện lại khi mua bán
10. Có kích thước,hình dạng ,khối lượng hợp lý
11. Gíá thành thấp,thích hợp với nông sản, có thể tái chế hoặc sử dụng lại
12. Không gây hại đến môi trường
13. Một số loại bao bì dùng trong bao gói khoai lang
 Bao bì giấy và carton:
-Ưu điểm: rẽ ,ngăn cản ánh sáng tốt, có khả năng tái sinh,ít gây ô nhiễm môi
trường .
-Nhược điểm:độ bền cơ học kém ,dễ thủng rách, dễ bị men móc trên giấy ẩm,dễ bị
côn trùng và chuột tấn công,khó làm kín nhiệt .Chống thấm ,chống mùi ,ngăn vi
sinh vật kém.
 Khắc phục :
1. Thùng carton 3 lớp ,5 lớp
2. Thùng carton 3 lớp kết hợp polyivinilchlorede
 Bao bì gỗ: bao bì gỗ nhẹ,bền,chống đỡ tốt lực tác đông bên ngoài ,thuân tiện vận
chuyển bảo quản,bốc vỡ ,trước khi sử dụng phải rửa sạch bẳng nước lạnh
 Chất dẻo: mỏng, nhẹ, dẻo, đàn hồi ,trong suốt ,khả năng chống thấm hơi nước
và khí cao, có khả năng làm kín bằng nhiệt .
4.Ý nghĩa và tiểu luận:

 Kỹ thuật mới:
- Trồng khoai lang luống đơn hoặc luống đôi và bón phân hợp lí
- Phủ nilon cho khoai lang để giữ ấm và hạn chế cỏ dại
- Sử dung dây giống khoai lang đã làm sạch virus
- Sử dụng bẫy sinh học để phòng trừ sùng khoai lang
- Cơ giới hóa làm đất ,lên luống ,trồng ,bón phân ,thu hoạch khoai lang
- Chế biến timh bột và làm các món ăn từ khoai lang
- Sử dụng củ và dây lá khoai lang ủ chua để chăn nuôi lợn

Máy vun luống

 Phương pháp xử lý sau thu hoạch hiện nay đôí với khoai lang:
1. Phương pháp xử lý hóa chất
2. Phương pháp xử lý tinh dầu thưc vật
3. Phương pháp xử lý hơi nước nóng
II.Mục đích và nội dung nghiên cứu cụ thể:
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ khoai lang Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đề ra giải pháp và kiến nghị để giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị của sản
phẩm khoai lang Đồng Bằng Sông Cửu Long
-Việc nâng cao chất lượng của nông sản có ý nghĩa rất lớn, đảm bảo được chất lượng
nông sản sau thu hoạch. Rau quả ,củ là một loại nông sản tương đối khó bảo quản vì
lượng nước trong rau quả củ chiếm rất cao là điều kiện tốt cho vi sinh vật hoạt động.
-Vì vậy cần phải kết hợp các biện pháp tổng hợp giữa các khâu trước và sau thu hoạch,
vận chuyển và phân phối lưu trữ để giảm tổn thất, nâng cao chất lượng và tăng thêm
thu nhập cho người sản xuất.
III. Phương pháp nghiên cứu:
Chuỗi cung ứng mới :

Nông dân Doanh nghiệp Thương mại

1.Quy trình công nghệ xử lý sau thu hoạch


Thu hoạch

Phân loại

Làm sạch

Xử lý hóa chất

Bao gói

Bảo quản

Vận chuyển

Bán hàng

2. Giải thích qui trình chuẩn bị thu hoạch và bảo quản nho sau thu hoạch

a. Các yếu tố trước thu hoạch:


 Điều kiện khí hậu, thời tiết của khoai lang sinh trưởng, phát triển ngoài đồng
ruộng:
Cảng dưới ánh sáng mặt trời thì càng tốt, kể cả trong lúc thu hoạch và sau thu hoạch,
vì khi nho bị phơi dưới nắng sẽ bị thu nhiệt, và có thể bị rám nắng. Thùng đựng trên
đồng ruộng cần để trong bóng râm hoặc được che phủ nhẹ nếu chúng không được vận
chuyển sớm ra nông trại.
Nhưng tốt nhất là thu hoạch khoai lang vào lúc sáng muộn khi thu hoạch khoai lang
vào lúc bình minh (điều này làm giảm công làm sạch sản phẩm trước khi bao gói).
Nếu thu hoạch sớm quá,thì trái chưa đủ thời gian thu hoạch . Nếu thu hoạch trễ quá
thì trái dễ bị hư, nứt quả, trong quá trình vận chuyển và bảo quản.
Khi thu hoạch dùng dụng cụ chính để thu hoạch
 Xử lý và lưu trữ tại nơi thu hoạch:
-Các thao tác không đúng cách trong quá trình lưu giữ trên đồng ruộng bao gồm: ném
quả vào thùng chứa, làm rơi hoặc kéo mạnh dụng cụ chứa trong quá trình vận chuyển.
Những thao tác này có thể dẫn đến cả các tổn thương vật lý nhìn thấy và không nhìn
thấy. Các vết thương nhìn thấy có thể là các vết cắt, lỗ thủng hoặc vết trầy xước. Ngoài
việc ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan, các tổn thương vật lý còn làm tăng sự mất
nước và tốc độ chín, và dẫn đường cho vi sinh vật xâm hại.
-Khoai sau thu hoạch được giữ tạm thời dưới bóng râm, tránh phơi ra dưới ánh nắng
mặt trời, vì điều này gây rám nắng, mất nước nhanh dẫn đến khô nhăn, và tích lũy
nhiệt độ thúc đẩy quá trình chín. Sự tăng nhiệt độ của quả thường thấy khi quả bị phơi
nắng một đến hai giờ. Nhiệt độ tích tụ bên trong quả sẽ được giải phóng sau đó và làm
tăng nhiệt độ bên trong vật liệu bao gói, vật chuyên chở hoặc khu lưu trữ. Đồng thời
nó làm tăng cường độ hô hấp.
3.Giải thích quy trình
 Thu hoạch :khoai thu hoạch để bảo quản phải tuyệt đối không được dính nước,nên
chọn ngày dỡ khoai khô ráo ,không bị mưa.Thu hoạch khoai phải nhẹ nhàng ,tránh bị
va đập và trầy xước

Thông số kĩ thuật:
Hàng thu hoạch (hàng) 1
Loại máy kéo (HP) 75-90
Tốc độ làm việc (km / h) 2.1-6.7
Chiều rộng làm việc (mm) 900
Độ sâu làm việc (mm) 300-400
Năng suất (ha / h) 0,18 - 0.3
Tiêu thụ nhiên liệu (L / h) 17-20
Trọng lượng (kg) 650
Kích thước (mm) 3100 * 1220 * 1100

 Phân loại:

Phân loại khoai theo kích thước,... là cần thiết không chỉ đối với người sản xất,
người mua, người chế biến khoai lang
Phân loại tốt, đặc biệt là loại bỏ những phần bị nhiễm vi sinh vật ra khỏi khối khoai
lang sẽ có tác dụng hạn chế sự lây lan các vi sinh vật gây bệnh, thối hỏng.
 . Làm sạch:
Làm sạch những tạp chất trên củ như cát đất .

 Xử lý và bảo quản:xử lý chất chống nấm CBZ với nồng độ 0.2% và có tác dụng ức
chế sự phát triển của vi sinh vật ,vi khuẩn,nấm men,nấm móc ,giảm tỷ lệ thối ,hao hụt
và keo dải thời gian bảo quản,sau khi làm khô lại tiếp tục tiến hành phun thuốc chống
nảy mầm NAA 0.2% tiếp đó sử dụng thuốc thảo mộc GSC 0.04% có tác dụng ngăn
ngừa sự xâm nhập gây hại của bọ hà làm giảm tỷ lệ hao hụt khối lượng của khoai lang
trong quá trình bảo quản
 Bảo quản: sau khi quá trình xử lý trên khoai được bảo quản bẳng cách phủ lớp cát
khô và đất bột đỏ vàng ,thời gian bảo quản thích hợp là 2 tháng đảm bảo hiệu quả
kinh tế .Quy trình bảo quản khoai lang đơn giản chi phí thấp ,đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm và phù hợp với điều kiện hộ gia đình
 Bao gói: khoai lang sau khi thu hoạch và được bao gói trong bao bì carton hoặc
chất dẻo.Thời gian bảo quản (4-6 tháng)
4.Sơ đồ mặt bằng:
 Những biến đổi sinh hóa :
-Thành phần dinh dưỡng:

- Thành phần 1 củ khoai lang:


 Bệnh hại trong giai đoạn sau thu hoạch:
Trong điều kiện nhiệt độ cao,các hoạt đông sinh lý trong củ khoai hoạt động mạnh
,làm cho lương tinh bột hao nhanh chóng .Vỏ khoai lang ,tác dụng bảo vệ kém ,dễ
sây sát ,thối .Sâu hại dễ xâm nhập hây ra hiện tượng khoai hà , sâu khoang,gây thối
rỗng nấm mốc phát triển.
 Diển giải phương pháp xử lý khắc phục: khi sử dụng phương pháp xừ lý hóa
nhằm ổn định sản phẩm giúp sản phẩm bảo quản lâu hơn va tỷ lệ thối củ
7.58% thấp hơn ,xử lý bằng tinh dẩu và xử lý bẳng hơi nước nóng cũng như 3
phương pháp này dễ dử dụng và không tốn nhiều chi phí .

Một số sản phẩm chế biến từ khoai lang

Sữa khoai lang


Rượu khoai lang

IV.Kết quả:
Phương pháp xử lý thích hợp để ổn định chất lượng khoai lang tím trong quá trính bảo
quản la ngâm củ mới trong dung dịch NaClo nồng độ 100ppmt trong thời gian 7 phút
.Thời gian bảo quản 60 ngày

V.KẾT LUẬN:
Khoai lang hay bất cứ cây trồng nào khác thì chúng ta đều phải có một nền hữu cơ
vững chắc để cây phát triển tốt, tăng sức đề kháng, đồng thời đây cũng là môi trường
lý tưởng cho các loại vi sinh vật có ích phát triển nhờ đó sẽ kiềm hãm được những vi
sinh vật và nấm có hại
Khoai lang là cây lấy củ là chủ yếu nên khi các loại bệnh tấn công trên củ thì biện
pháp để trừ bệnh gặp rất nhiều khó khăn vì củ nằm trong đất nên thuốc BVTV khó có
thể tiếp xúc với củ. Để ngăn ngừa bệnh thì khâu chọn giống sạch bệnh, xử lý giống
trước khi trồng, làm đất kỹ,…là vô cùng quan trọng bởi có như thế thì mới hạn chế
được nguồn bệnh. Ngoài ra cần chú ý phòng trừ các loại côn trùng môi giới truyền
bệnh như rệp, bọ phấn,…khi mật số nhiều, những chỗ bị bệnh nên mạnh dạn nhổ bỏ
để loại nguồn bệnh ra khỏi đồng ruộng
VI.Kiến nghị:
Áp dụng kết quả nghiên cứu trên và việc bảo quản khoai lang tím ở Đồng Bẳng Sông
Cửu Long ,phục vụ tiêu dùng và xuấ khẩu.

You might also like